4 CHUYÊN ĐỀ VIỆT BẮC

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 158

VIỆT BẮC (TỐ HỮU)

1. Kiến thức chung về tác giả, tác phẩm:


1.1.Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. Các chặng
đường thơ của Tố Hữu gần như song hành với các giai đoạn đấu tranh cách mạng
của đất nước khiến thơ ông mang tính biên niên sử với nội dung trữ tình - chính trị
đậm nét.
* Phong cách nghệ thuật
- Thơ TH là thơ trữ tình chính trị, đó là nguyên nhân của khuynh hướng
sử thi và cảm hứng lãng mạn rất đậm nét trong thơ ông.
Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi. Cảm hứng lớn nhất trong thơ Tố Hữu
là cảm hứng lịch sử dân tộc, những vấn đề được nhà thơ quan tâm và phàn ánh
trong thơ luôn là những vấn đề lớn lao của vận mệnh cộng đồng. Những sự kiện
lịch sử, những vấn đề chính trị quan trọng có tác động lớn đến vận mệnh dân
tộc, thông qua trái tim nhạy cảm của nhà thơ đều có thể trở thành đề tài và cảm
hứng nghệ thuật thực sự (Huế tháng Tám, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Bài ca
mùa xuân 1961, Việt Nam máu và hoa...).
Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ (Từ
ấy), càng về sau càng xác định là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng
dân tộc (Ta đi tới). Có lẽ đó là nguyên nhân khiến thơ ông ít thể hiện những tình
cảm riêng tư mà thường hướng tới những tình cảm lớn, lẽ sống lớn của cách
mạng và con người cách mạng (Cá nước, Sáng tháng Năm, Có thể nào yên, Vui
thế, hôm nay...). Nhân vật trữ tình trong thơ TH cũng vì thế thường là con người
đại diện cho vẻ đẹp, sức mạnh, phẩm chất và khát vọng cộng đồng, mang tầm
vóc lịch sử và thời đại (Lượm, Mẹ Tơm, Người con gái Việt Nam, Hãy nhớ lấy
lời tôi...).
Thơ Tố Hữu luôn tràn đầy cảm hứng lãng mạn, luôn hướng người đọc
đến một tương lai tươi sáng, khơi gợi niềm vui, lòng tin tưởng, niềm say mê với

1
con đường cách mạng, ca ngại nghĩa tình cách mạng và vẻ đẹp lí tưởng của con
người cách mạng (Tiếng hát sông Hưomg, Ta đi tới, Việt Bắc...). Khuynh hướng
cảm hứng ấy càng có tác động mạnh mẽ, thấm thía tới tâm hồn, tình càm con
người khi được thể hiện trong những bài thơ mang giọng điệu tâm tình ngọt
ngào, tha thiết. Giọng điệu đặc biệt này không chỉ thừa hưởng từ điệu hồn của
con người xứ Huế mà còn xuất phát từ quan niệm của Tố Hữu về thơ: “Thơ là
chuyện đồng điệu, nó là tiếng nói của một người đến với những người nào đó có
sự cảm thông...”, sự cảm thông thường có trong những tâm tình, nhắn nhủ chân
thành.
- Thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và hình thức thể
hiện.
Về nội dung, hiện thực của đời sống cách mạng, những tình cảm chính trị,
đạo lí cách mạng qua cảm nhận của Tố Hữu đã hoà nhập, gắn bó với truyền thống
tinh thần, tình cảm, đạo lí của dân tộc và làm phong phú hơn truyền thống ấy.
Về nghệ thuật, thơ Tố Hữu nghiêng về tính truyền thống hơn là khuynh
hưóng hiện đại, đổi mới. Tố Hữu đặc biệt thành công trong các thể thơ dân tộc
như lục bát, ngũ ngôn, thất ngôn... (Lượm, Việt Bắc, Nước non ngàn dặm...). Tố
Hữu thường sử dụng những lối nói, cách diễn đạt, những phương thức chuyển
nghĩa quen thuộc của thơ ca dân gian (Mình đi mình lại nhớ mình - Nguồn bao
nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...); thơ ông thường xuất hiện những ngôn từ
giản dị, những thi liệu truyền thống (Ai về mua vại Hương Canh - Ai lên mình
gửi cho anh với nàng...); Tổ Hữu có biệt tài sử dụng từ láy, phối hợp âm thanh,
vần...tạo ra nhạc tính thể hiện cảm xúc dân tộc, tâm hồn dân tộc (Gió lộng xôn
xao, sóng biển đu đưa -Mát rượi lòng ta ngân nga tiếng hát...).
1.2. Tác phẩm:
Với sự thể hiện những nét tiêu biểu nhất trong phong cách nghệ thuật thơ
Tố Hữu, Việt Bắc không chỉ là đỉnh cao của thơ Tố Hữu mà còn là một trong
những thành công xuất sắc của thơ ca thời kì kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc

2
được coi là khúc hùng ca và bản tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và
con người kháng chiến.
*Hoàn cảnh sáng tác:
Việt Bắc là căn cứ địa vững chắc của cách mạng Việt Nam từ đầu những
năm 40 tới khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp. Nơi đây, người dân Việt
Bắc đã từng che chở, đùm bọc và đã sát cánh bên bộ đội, cán bộ kháng chiến để
giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, cuộc kháng chiến chống Pháp kết
thúc thắng lợi, tháng 10/1954 các cơ quan Trung ương cùa Đảng và Chính phủ
từ biệt căn cứ địa cách mạng Việt Bẳc trở về Hà Nội. Một loạt những vấn đề đặt
ra trong đời sống tình cảm của dân tộc: liệu những người chiến thắng có giữ
được tấm lòng thuỷ chung với đồng bào Việt Bắc và quê hương cách mạng? có
nhớ những tháng ngày gian khổ hào hùng và sâu nặng nghĩa tình trong kháng
chiến? Việt Bắc sẽ có vị trí như thế nào trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước thời kì mới?...
Nhân sự kiện lịch sử trọng đại ấy của dân tộc, Tố Hữu sáng tác bài thơ
Việt Bắc. Bài thơ gồm có hai phần: phần đầu tái hiện những kỉ niệm của cách
mạng và kháng chiến ở Việt Bắc; phần sau gợi ra viễn cảnh tươi sáng của đất
nước và ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ đối với dân tộc.
2. Phân tích tác phẩm
2.1. Hai mươi bốn câu thơ đầu:
“Mình về mình có nhớ ta
….
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…”
NỘI DUNG: Nỗi niềm tâm trạng người ở lại trong sự thấu hiểu, đồng
cảm, đồng vọng của người ra đi, qua đó nhà thơ đã khẳng định tình cảm son sắt
của người dân Việt Bắc với kháng chiến cũng như sự thuỷ chung của những
người kháng chiến với quê hương cách mạng.

3
a.Bốn câu thơ đầu : niềm trăn trở nhớ thương của người ở lại với người
ra đi
- Nội dung chủ yếu của hai cặp câu lục bát này chính là những nỗi niềm
da diết được thể hiện trong hai câu hỏi:
Mình về mình có nhớ ta
... Mình về mình có nhớ không
- Mình và ta là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là
cách xưng hô bình dị, thương mến vô cùng của tình yêu đôi lứa. Hai câu hỏi
trong đoạn mở đầu đã gợi nhắc tới những câu ca dao nói về cảnh chia tay bịn rịn
nhớ nhung của lứa đôi: mình về có nhớ ta chăng - ta về ta nhớ hàm răng mình
cười, hay Mình về ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ; Mình về ta
dặn câu này - Dặn dăm câu nhớ, dặn vài câu thương; Mình về có nhớ ta chăng -
Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình... Tố Hữu đã mượn một hình thức ngôn
từ quen thuộc của văn hoá dân gian để gửi gắm những nội dung tình cảm lớn lao
của thời đại mới; những câu ca ngọt ngào của tình yêu đã trở thành những câu
hỏi xao xuyến của nghĩa tình cách mạng, thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại
với người về xuôi.
- Đoạn thơ sử dụng phép lặp quen thuộc trong ca dao xưa khiến nỗi nhớ
trở nên miên man, da diết, không thể nguôi ngoai; cũng đồng thời tạo nên âm
hưởng day dứt, trăn trở góp phần thể hiện một trong những cảm hứng chủ đạo
của bài thơ: liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng chung thuỷ, có
mãi nhớ tất cả những gì đã góp phần làm nên chiến thắng?
- Hai câu thơ lục bát có tới 4 chữ mình và chỉ có một chữ ta. Tương quan
ngôn từ ấy đã đem lại cảm giác hình ảnh người ra đi tràn ngập không gian, đầy
ắp trong nỗi nhớ của người ở lại, cũng đồng thời gợi một chút đơn côi, lặng
thầm cho hình ảnh người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu...
- Nỗi niềm người ở lại được thể hiện trước hết trong câu hỏi hướng về
thời gian:

4
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
+ Trong tiếng Việt, đại từ ấy luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng
trước nó bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm, trở thành khoảng thời gian gợi nỗi
nhớ thương, ngậm ngùi, tiếc nuối. Trong câu thơ của Việt Bắc, mười lăm năm ấy
là khoảng thời gian từ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh (1941 - 1945), và sau
đó là những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), là khoảng thời
gian Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng, trở thành Thủ đô gió ngàn, đó
là thời gian mà ta và mình từng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nhiêu tình
sâu nghĩa nặng, biết bao nhiêu “thiết tha mặn nồng”. Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh nhận xét rằng “Câu thơ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” mang
dáng dấp một câu Kiều “ Những là rày ước mai ao/ Mười lăm năm ấy biết bao
nhiêu tình”.
+ Nếu câu hỏi thứ nhất Mình về mình có nhớ ta? làm xao xuyến lòng
người khi phảng phất bỏng dáng những câu ca về tình yêu thì câu hỏi thứ hai
Mình về mình có nhớ không? lại khiến người nghe trăn trở suy ngẫm vì sự tha
thiết, nghiêm nghị trong giọng điệu thơ. Câu hỏi này hướng tới không gian:
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như cây,
sông và miền núi như núi, nguồn. Hoàn cảnh chia xa, nỗi nhớ và sự gắn bó
khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hoà quyện của ngôn từ.
Nhìn cây, nhìn sông là những hình ảnh nhắc

5
tới một thực tế chắc chắn trong tương lai khi người kháng chiến đã về

xuôi, đã sống với quê hương, với đồng bằng, vì thế cũng có thể coi là biểu
tượng cho việc trở về của người kháng chiến với chốn đô hội phồn hoa; còn nhớ
núi, nhớ nguồn là để tâm hồn trở về với quá khứ, với Việt Bắc, điều này có xảy
ra hay không còn tuỳ thuộc vào sự thuỷ chung của người ra đi. Câu thơ thể hiện
mối tương quan giữa thực tế và mong đợi khiến những vế câu như tiềm ẩn một
chữ “có” đầy trăn trở: nhìn cây có nhớ núi, nhìn sông có nhớ nguồn, về xuôi rồi
có còn nhớ Việt Bắc...? Trong câu hỏi thứ hai, bên cạnh nỗi nhớ nhung, niềm
trăn trở của người ở lại, ý thơ còn đem đến những suy ngẫm sâu xa về nghĩa
tình, đạo lí, về cội nguồn chung thuỷ, về nét đẹp trong đời sống tinh thần của
một dân tộc luôn nhắc nhau: uống nước nhớ nguồn. Đây cũng là một lẽ sống cao
cả, một tình cảm lớn đã nhiều lần xuất hiện trong thơ Tố Hữu (Ngọt bùi nhớ lúc
đắng cay - Ra sông nhớ suối, có ngày nhớ đêm).
b. Bốn câu tiếp : cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ
nhung của người đi kẻ ở.
- Câu thơ đầu nhắc tới Tiếng ai tha thiết bên cồn cho thấy những nhớ
nhung xao xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được người
ra đi thấu hiểu, cảm nhận. Ai chính là người ở lại, nhưng tính chất phiếm chỉ đã
đem lại cảm giác những câu hỏi tha thiết ở 4 câu đầu là tiếng của ai đó chưa
nhìn rõ mặt, mới chỉ như những âm thanh vọng từ cỏ cây, núi rừng Việt Bắc, là
tiếng lòng của người ở lại, tuy nhiên, sự tri âm tri kỉ, đồng thanh tương ứng đã
khiến họ thấu hiểu lòng nhau, người ở lại thiết tha, người ra đi tha thiết, hô ứng,
đồng cảm, đồng vọng.
- Những âm thanh ấy cứ quấn quít, vương vấn theo từng bước chân khiến
người đi:

6
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Sự đăng đối trong hai vế câu thơ đã góp phần thể hiện sự đăng đối đồng
điệu trong cảm xúc con người. Bâng khuâng là từ láy gợi ra những trạng thái
cảm xúc mơ hồ khó tả bởi sự đan xen buồn vui, luyến tiếc, nhớ nhung khiến con
người như ngơ ngẩn. Bồn chồn là tâm trạng thấp thỏm nôn nao khiến con người
không yên, tuy cũng là từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc nhưng bồn chồn nhiều
khi không dừng lại ở những nỗi niềm trong tâm tưởng mà còn có thể ngoại hiện
trong ánh mắt, dáng vẻ, hành động... Vì thế, câu thơ không chỉ thể hiện nỗi bịn
rịn, nhớ nhung trong lòng mà còn gợi tả cả những bước chân ngập ngừng, lưu
luyến của người đi.
-Trong giờ phút chia li, nếu tiếng ai là những âm thanh mơ hồ vì thực ra nó là
tiếng lòng người ở lại, là tiếng vọng từ trong tâm tưởng, trong cảm nhận của
người ra đi thì hình ảnh chiếc áo chàm lại cụ thể đến nao lòng:
Áo chàm đưa buổi phân li
Đây là biểu tượng đơn sơ mà xúc động về những người dân Việt Bắc
nghèo khổ, nghĩa tình, sắc áo chàm có thể nhoà mờ trong khói sương rừng núi
nhưng sẽ vĩnh viễn in đậm trong nỗi nhớ thương của người về xuôi. Hình ảnh
hoán dụ về chiếc áo chàm vừa gợi ra trang phục đặc trưng của người Việt Bắc
vừa khắc hoạ tính cách mộc mạc, tấm lòng son sắt của họ với cách mạng, với
kháng chiến. Câu thơ đồng thời cho thấy sự xót xa và niềm cảm phục, thương
mến của người đi với những người Việt Bắc.
-Những nỗi niềm lưu luyến trong cảnh chia tay được thể hiện rõ nét trong cử chỉ
cầm tay nhau chứa chan ân tình xúc động; trong sự lặng im vì biết nỗi gì hôm
nay, khi mọi lời nói đều bất lực, đều không thể diễn tả những nỗi niềm đang dâng
trào mãnh liệt; sự ngập ngừng đặc biệt hiện ra trong nhịp thơ 3/3/2 bồn chồn day
dứt thay thế cho nhịp chẵn êm đềm thông thường của thể thơ lục bát:
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay
Đoạn thơ đã miêu tả cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với những

7
người kháng chiến từ nỗi bâng khuâng trong tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi bước
chân đi, cử chỉ cầm tay nhau thân thương, trìu mến cho đến cả sự im lặng không
lời đầy xúc động... Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về
xuôi với người ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa
tình trong ngày chiến thắng.
- TH đã có đóng góp lớn cho thơ ca viết về sự chia li- một đề tài phổ biến
của thơ ca xưa
+ Lí bạch viết về cuộc chia ly cách đây 5 thế kỉ
Chia phôi khác cả mối lòng
Người như mây nổi kẻ trông bóng tà
+ Nguyễn Bính có những vần thơ mộc mạc như cac dao mà tài hoa
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
+ Nguyễn Mỹ có cả “cuộc chia ly màu đỏ” rất hiện đại mà không kém phần da
diết
Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ


Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

Chiếc áo đỏ rực như than lửa

8
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời
 nếu Lí Bạch cổ điển, NB dân gian, Nguyễn Mỹ hiện đại thì TH là cầu nối
giữa ba điều ấy nên thơ TH vừa truyền thống vừa HĐ bởi nói đến những điều
mới mẻ, thân thuộc về CM về quê hương bằng giọng thơ từ ngàn xưa tha thiết,
dằm thăm. Hơn nữa, Th đã tạo 1 sắc thái mới cho thơ ca chia li. Nếu thơ ca chia
ly trong văn học cổ điển chất chứa nỗi sầu
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Sau phút chia li - Trích Chinh phụ ngâm khúc)

Thì thơ TH dù da diết quyến luyến song tràn ngập lòng yêu đời, yêu thiên nhiên
con người, chia tay để rồi gặp lại, cả người đi và kẻ ở đều hướng về tương lai
tươi sáng
c. Mười hai câu tiếp theo: Những nỗi niềm băn khoăn trăn trở của người
ở lại tiếp tục thể hiện trong 6 câu hỏi của đoạn thơ tiếp theo:
- Khái quát: Nếu hai câu hỏi ở phần đầu mới chỉ gợi ra hình ảnh khái quát
của quá khứ mười lăm năm ấy với những gắn bó thiết tha của chiến khu Việt Bắc
với núi với nguồn thân thuộc thì những câu hỏi trong đoạn thơ sau đã hướng tới
những kỉ niệm thật cụ thể, xúc động. Đoạn thơ gồm 6 câu hỏi của người ở lại với
người ra đi, những câu hỏi dồn dập, gấp gáp bởi nỗi nhớ trào dâng khi giờ phút
chia tay đang đến gần. Sự đắp đổi nhịp nhàng trong điệp ngữ ở các câu 6 mình đi

9
có nhớ... mình về có nhớ ...; sự đăng đối trong hai vế của các câu 8 với nhịp 4/4 ,
đó là những yếu tố tạo nên nhạc điệu ngân nga, dìu dặt ngọt ngào cho đoạn thơ.
Nhịp điệu trữ tình ấy đã góp phần thể hiện tính tế nỗi vấn vương xao xuyến giăng
mắc trong lòng kẻ ở lẫn người đi để từ đó, quá khứ đầy ắp kỉ niệm ào ạt trở về.
-Trong những lời nhắc nhở da diết của người ở lại với người ra đi, Việt
Bắc hiện lên thật sống động từ những khắc nghiệt của thiên nhiên với mưa
nguồn, suối lũ, lau xám, mây mù... tới cuộc sống kháng chiến gian khổ, thiếu
thốn với miếng cơm chấm muối, từ những trang sử hào hùng khi kháng Nhật,
thuở còn Việt Minh tới những sự kiện trọng đại của cách mạng và kháng chiến
nơi Tân Trào, Hồng Thái...
- Những câu hỏi tha thiết của người ở lại đã làm rõ cội nguồn tạo nên sự
gắn bó sâu nặng giữa mình và ta, giữa đồng bào Việt Bắc và những người kháng
chiến. Họ đã cùng nhau chia sẻ từ những gian khổ thiếu thốn khi nhường nhau
miếng cơm chấm muối đến những tâm tư nỗi niềm khi chung nhau mối thù nặng
vai; họ đã sát cánh bên nhau trong những năm tháng ác liệt hào hùng từ thời Mặt
trận Việt minh tới 9 năm kháng chiến chống Pháp... Sự chia sẻ trong quá khứ tạo
nên sự gắn bó trong hiện tại và nghĩa tình thuỷ chung trong tương lai. Gian truân
vất vả chỉ càng làm ngời lên vẻ đẹp trong tâm hồn của những người dân Việt
Bắc nghèo khổ mà sắt son, trung hậu, nghĩa tình, một lòng với cách mạng và
kháng chiến.
- Những gắn bó ân tình suốt 15 năm ấy đã làm tăng thêm nỗi nhớ nhung
và cảm giác trống vắng cho núi rừng khi chia biệt:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Câu 6 vẫn mang hình thức của một câu hỏi nhưng không dùng để hỏi
người đi mà chỉ để thể hiện nỗi lòng người ở lại. Rừng núi là hoán dụ cho người
dân Việt Bắc ở lại nơi rừng xanh núi đỏ heo hút, hoang sơ, ai chính là mình,
người ra đi. Nỗi nhớ nhung và một chút mặc cảm ngậm ngùi được bộc lộ gián

10
tiếp qua cách nói tránh và cấu trúc câu nghi vấn khiến ý thơ càng thêm xao
xuyến. Tính chất phiếm chỉ khiến hình ảnh người đi càng trở nên xa xôi hơn
trong ánh mắt nhớ nhung của những người dân Việt Bắc mộc mạc, chân thành.
Câu 8 gồm hai vế đối xứng nhắc đến trám bùi và măng mai là những sản vật
quen thuộc và quí giá của núi rừng. Phép điệp trong cấu trúc để rụng... để già
gợi lên hình ảnh cuộc sống như ngưng trệ, núi rừng như hoang phế sau lưng
người đi cùng cảm giác buồn bã, hẫng hụt, trống trải trong lòng người ở lại.
Dường như sau khi người ra đi, trám bùi trên cây không ai hái, rụng xuống đất
không ai nhặt, măng mai để già hoang phí giữa rừng sâu - người ra đi đã để lại
một khoảng trống mênh mông trong lòng người Việt Bắc giữa heo hút núi rừng.
- Sự gắn bó khiến họ thêm hiểu nhau, thêm thương cảm và trân trọng. Câu
hỏi:
Mình đi có nhớ những nhà
Hẳt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Là một lời nhắc nhở cảm động với người ra đi: xin đừng bao giờ quên
những con người nghèo khổ mà son sắt kiên trung, một lòng đi theo cách mạng
và kháng chiến. Phép tương phản trong hai tiểu đối của câu 8 đã trở thành những
nét khắc hoạ đặc trưng nhất cho cuộc sống và con người Việt Bắc. Hắt hiu lau
xám vừa là hình ảnh thực gợi tả không gian hoang vắng, tiêu sơ, buồn bã của núi
rừng, vừa mang ý nghĩa ẩn dụ cho cuộc sống nghèo khổ của người dân nơi đây,
Nhà là hoán dụ cho con người, đậm đà lòng son là hình ảnh ẩn dụ ca ngợi tấm
lòng trung hậu, nghĩa tình của những người dân Việt Bắc nghèo khổ. Và có lẽ
chính màu lau xám hắt hiu của núi rừng càng làm đậm thêm những tấm lòng son
sắt, thuỷ chung.
-Câu thơ Mình đi, mình có nhớ mình có nhiều cách hiểu căn cứ vào những nét
nghĩa khác nhau của từ mình ở cuối câu thơ. Có thể hiểu chữ mình ấy là ta-
người ở lại, khi ấy, câụ hỏi sẽ xao xuyến một nỗi nhớ nhung, day dứt một niềm
trăn trở: mình về, mình có nhớ ta - mình đi, mình có còn nhớ đến ta không, đây

11
cũng là nỗi niềm da diết trong suốt bài thơ. Cách hiểu này cho thấỵ sự hoà nhập
gắn kết thật đằm thắm giữa ta và mình, tuy hai mà một, không thể chia xa, không
thể tách rời. Lại cũng có thể hiểu mình là người ra đi. Và khi ấy, câu hỏi sẽ là một
lời nhắc nhở tha thiết, sâu xa và nghiêm nghị: mình đi, mình có nhớ và có giữ
được mãi là con người mình ngày xưa ấy, con người mà ta đã yêu mến, trân trọng,
nhớ thương; có mãi còn là con người bất khuất, nghĩa tình thuỷ chung nhân hậu
đã sát cánh bên ta trong kháng chiến, đã cùng ta chia ngọt sẻ bùi trong suốt mười
lăm năm ấy? Câu hỏi vì thế cũng trở thành lời nhắc: đừng đánh mất chính con
người mình trong cuộc sống phồn hoa đô hội, đừng bao giờ quên mảnh trăng giữa
rừng khi đã trở về với ánh đèn thành phố, đừng bao giờ quên những năm tháng
kháng chiến gian khổ, hào hùng khi trở về với cuộc sống hoà bình!
-Sau câu hỏi Mình đi, mình có nhớ mình, câu 8 khẳng định lại một lần nữa
tấm lòng gắn bó sắt son của Việt Bắc với cách mạng và kháng chiến, lí do cùa
tình yêu, nỗi nhớ và đạo lí thuỷ chung trong lòng người đi:
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa
Câu thơ đã được nhà thơ gửi gắm những tầng nghĩa sâu sắc khi Mái đình
Hồng Thái, cây đa Tân Trào được tách ra trong hai vế với những tập họp ngôn
từ mới mẻ. Vế thứ nhất là hai danh từ riêng: Tân Trào, Hồng Thái, đó là những
địa danh gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng của dân tộc và kháng
chiến: đình Hồng Thái là nơi họp Quốc dân Đại hội 8/1945, thành lập Uỷ ban
dân tộc giải phóng và phát lệnh Tổng khởi nghĩa; bên gốc đa Tân Trào, đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân đã làm lễ xuất phát chuẩn bị cho tổng khởi
nghĩa, vế sau là hai danh từ chung trong đó mái đình cây đa chính là những hình
ảnh bình dị, quen thuộc cùa làng quê Việt Nam, là nơi tụ họp, hẹn hò, là không
gian gần gũi thân yêu với cả cộng đồng và đôi lứa. Hai tiểu đổi trong câu thơ đã
thể hiện sự gắn bó sâu sắc của người dân với cách mạng và kháng chiến: khi
Việt Bắc trở thành quê hương cách mạng, khi người dân Việt Bắc một lòng đi

12
theo cách mạng thì những sự kiện lớn lao của cách mạng sẽ trở thành sự quan
tâm sâu sắc, thiêng liêng, thành những tâm tư sâu nặng trong lòng người; những
địa danh gắn với các sự kiện quan trọng của cách mạng và kháng chiến cũng trở
nên gần gũi như cây đa, bến nước, con đò, tình cảm của người dân Việt Bắc
dành cho những người kháng chiến cũng trở nên thân yêu như tình làng nghĩa
xóm hay tình yêu lứa đôi...
d. Bốn câu cuối của đoạn thơ: Tiếp tục khẳng định nỗi nhớ, sự thuỷ
chung son sắt của người ra đi khi từ biệt quê hương cách mạng về xuôi
- Câu thơ đầu gồm hai tiểu đối trong đó nhà thơ sử dựng phép lặp đan xen
giữa ta - mình cùng từ với như một thứ keo gắn kết Ta với mình, mình với ta.
Kết cấu ngôn ngữ đặc sắc ấy đã gợi tả sự quấn quít, giao hoà giữa người đi, kẻ ở
khăng khít không thể tách rời.
- Sau câu thơ thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa mình và ta là một lời
khẳng định sắt son của người ra đi:
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
Nghĩa tiếng Hán của cụm từ sau trước chính là thủy chung, sống có trước
có sau là đạo lí thuỷ chung truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay.
Nhưng với những ý nghĩa của cụm từ sau trước, ý thơ không chỉ khẳng định sự
thuỷ chung mà còn lí giải sự thuỷ chung một cách sâu xa, thuyết phục. Sau
trước còn gợi một khoảng thời gian dài từ trước đến sau, từ quá khứ qua hiện tại
đến tương lai, thức lâu mới biết đêm dài, thời gian khiến con người thêm hiểu
lòng nhau. Khi đã có những năm tháng gắn bó trong quá khứ, khi cùng nhau
chung vai gánh vác những khó khăn gian khổ, cùng nhau chia sẻ những tâm
tình, tình cảm giữa họ thêm mặn mà, đằm thắm; đinh ninh là chắc chắn, là
không quên, không đổi, tình cảm đã mặn mà trong quá khứ sẽ mãi bền chặt theo
thời gian, không bao giờ nhạt phai, thay đổi.
- Hai câu cuối như một lời thề chung thuỷ:
Mình đi, mình lại nhớ mình

13
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu
Nếu người ở lại băn khoăn, trăn trở trong một câu hỏi hàm chứa bao ý
nghĩa sâu xa: mình đi, mình có nhớ mình thì người đi cũng trả lời trong một sự
hô ứng, đồng vọng, đồng cảm: mình đi mình lại nhớ mình. Vẫn là cách sử dụng
tinh tế đại từ mình ở cuối câu thơ với nhiều nét nghĩa: nếu hiểu mình là người ở
lại, câu trả lời của người đi thể hiện nỗi nhớ nhung tha thiết của những con
người có sự gắn bó, hoà nhập sâu sắc bởi ta với mình tuy một mà hai; nếu hiểu
mình là người đi, câu thơ sẽ là lời khẳng định: ánh đèn thành phố và cuộc sống
hoà bình sẽ không bao giờ có thể khiến người trở về quên vầng trăng tình nghĩa,
không bao giờ quên quá khứ đẹp đẽ, nghĩa tình, càng không bao giờ đánh mất
chính mình, không bao giờ phụ tình yêu thương của Việt Bắc. Câu 8 xuất hiện
một hình ảnh so sánh phảng phất phong vị ca dao đình bao nhiêu ngói thương
mình bấy nhiêu. Hình ảnh Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu trước
hết đã nhấn mạnh sắc thái và mức độ của nỗi nhớ. Nỗi nhớ vốn là một khái niệm
trừu tượng, nay được cụ thể hoá, được định lượng, hiện hữu như nước trong
nguồn, đầy ắp, lặng thầm và vô tận; sau nữa, hình ảnh nước trong nguồn còn gợi
những suy ngẫm sâu xa về nguồn cội, về đạo lí thuỷ chung tình nghĩa uống
nước nhớ nguồn. Hình ảnh so sánh trong câu thơ còn như thầm đáp lại sự trăn
trở của Việt Bắc: mình về mình có nhớ không - nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ
nguồn?
2.2. Phân tích đoạn thơ từ câu 25 đến câu 42: Nỗi nhớ sâu sắc của người
ra đi với thiên nhiên, con người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng
chiến.

“Nhớ gì như nhớ người yêu


…..
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
a. Sáu câu thơ đầu (25 - 30): nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của

14
người ra đi với những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc.
- Cả 3 cặp câu lục bát đều bắt đầu bằng một chữ nhớ thật tha thiết, sắc
thái và mức độ của nỗi nhớ được miêu tả qua một so sánh ngọt ngào, thấm thía:
Nhớ gì như nhớ người yêu.
Nhớ người yêu là nỗi nhớ ám ảnh, thường trực, không thể nguôi ngoai,
vơi cạn, một nỗi nhớ nhiều khi mãnh liệt đến phi lí như cảm nhận của Xuân
Diệu: “Uống xong lại khát là tình - Gặp rồi lại nhớ là mình với ta", đó là nỗi
nhớ từng khiến chính Tố Hữu đã ngạc nhiên: “Lạ chưa, vẫn ở bên em- Mà anh
vẫn nhớ, vẫn thèm gặp em". Có thể coi đây là một so sánh thể hiện sắc thái đặc
biệt nhất và mức độ cao nhất cho nỗi nhớ của con người. Qua so sánh ấy, Tố
Hữu đã bộc lộ sự gắn bó sâu nặng và nỗi nhớ thương của người về xuôi với
mảnh đất và con người Việt Bắc.
- Và có lẽ chính sự liên tưởng ngọt ngào tới tình yêu đã khiến những hình
ảnh sau đó của thiên nhiên Việt Bắc cũng thấm đẫm hương vị tình yêu. Từng
cảnh vật của Việt Bắc trong mọi thời gian và không gian đã liên tiếp, dồn dập
hiện ra trong nỗi nhớ của người đi: Việt Bắc khi thơ mộng vói ánh trăng bàng
bạc thấp thoáng nơi đầu núi, khi ấm áp nhạt nhoà trong ánh nắng chiều lưng
nương, lúc lại mơ hồ huyền ảo giữa những bản khói cùng sương, và nhất là luôn
nồng đượm ân tình bởi sự quấn quít với hình ảnh con người khi sớm khuya bếp
lửa người thương đi về... Nếu trong câu thơ đầu, người Việt Bắc mới chỉ hiện lên
trong so sánh với nỗi nhớ người yêu thì tới câu thơ này, họ đã thực sự trở thành
người thương trong lòng người về xuôi. Những cành vật ở Việt Bắc dù có tên
như ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê hay không tên như bờ tre, rừng nứa..., tất cả
đều in đậm trong nỗi nhớ của người ra đi, đó là nỗi nhớ không thể nguôi ngoai,
vơi cạn dù nước suối sông có lúc vơi đầy. Từ nhớ và cụm từ nhớ từng điệp lại
nhiều lần trong đoạn thơ cho thấy nỗi nhớ da diết sâu đậm của người đi không
chỉ với những cảnh vật cụ thể, thân thuộc mà còn là nỗi rnhớ bao trùm, toàn vẹn
với tất cả những gì thuộc về Việt Bắc.

15
b.Từ câu 31 đến câu 42: Hình ảnh con người Việt Bắc đã xuất hiện qua
những hoài niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến.
- Như để trả lời câu hỏi tha thiết của người dân Việt Bắc: “Mình đi có nhớ
những ngày”, người đi đã khẳng định: “Ta đi, ta nhớ những ngày”, và ngay sau
đó là sự lí giải thấm thìa, chân tình cho nỗi nhớ: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt
bùi - họ đã từng bên nhau trong suốt mười lăm năm ấy, từ khi kháng Nhật, thuở
Việt Minh cho đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, đã từng chung vai
sát cánh, đã từng chia sẻ với nhau bao cay đắng, ngọt bùi từ mưa nguồn suối lũ,
lau xám, mây mù cho đến bát cơm chấm muối, mối thù nặng vai, cùng nhau viết
nên những trang sử hào hùng oanh liệt nơi Tân Trào, Hồng Thái... những ngày
tháng ấy đã làm nên sự gắn bó, thấu hiểu, nghĩa tình. Và đó cũng là nguyên nhân
làm nên nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với người ở lại.
- Mở đầu cả đoạn thơ nói về nỗi nhớ là một chữ thương xót lòng, sau đó,
quá khứ đã hiện ra với cả gian truân và tình nghĩa:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Sắn lùi... bát cơm sẻ nửa ... chăn sui... là những hình ảnh cụ thể và chân
thực cho thấy cuộc sống kháng chiến gian khổ và thiếu thốn vô cùng. Đối diện
với người kháng chiến không chỉ có kẻ thù mà còn cả cái đói, cái rét, họ đã cùng
đồng bào Việt Bắc vượt qua những khó khăn, thử thách không chỉ bằng sức
mạnh của lòng dũng cảm mà còn bằng sức mạnh của tình thương. Những động
từ chia ...sẻ ... đắp cùng đã thể hiện nghĩa tình cảm động giữa những người dân
Việt Bắc và bộ đội, cán bộ, họ đã chia sẻ với nhau từ miếng ăn ngày đói đến hơi
ấm trong đêm lạnh. Tình thương đã đem đến cho họ sức mạnh để chiến đấu và
chiến thắng, tình thương cũng là cội nguồn sâu xa nhất của nỗi nhớ nhung và
tình nghĩa thuỷ chung.
-Hình ảnh cuộc sống gian khổ, đói nghèo và sự vất vả, cực nhọc của người dân
Việt Bắc trong những công việc thầm lặng hàng ngày góp phần phục vụ cách

16
mạng và kháng chiến đã trở thành nỗi nhớ xót xa trong lòng người đi:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp
ngô
Câu thơ miêu tả một hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày của người dân Việt Bắc: những người mẹ địu con cùng đi làm rẫy, làm
nương. Hai thanh sắc liên tiếp trong cụm từ nắng cháy cùng hàm nghĩa ẩn dụ
không chỉ gợi ra cả một vạt nương ngập nắng, gợi ra những tia nắng gay gắt chói
chang làm cháy rát lưng người mà còn khiến câu thơ như nhói lên niềm thương
cảm. Câu thơ sau có tới 3 động từ: địu ... lên ... bẻ như muốn thể hiện công việc
vất vả, cơ cực của người mẹ Việt Bắc, nhưng đổi lại thành quả lao động lại chỉ là
từng bắp ngô nhỏ nhoi, ít ỏi. Không gian làm việc khắc nghiệt cùng sự tương
phản giữa công việc và thành quả cho thấy sự cực nhọc của con người trong
cuộc sống lao động phục vụ kháng chiến, làm tăng thêm cả nỗi xót thương lẫn
niềm cảm phục trong trái tim người đi.
-Người ra đi không chỉ nhớ những hình ảnh của cuộc sống đói nghèo hay gian
nan vất vả, tâm trí họ còn in đậm những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương, những nếp
sống yên bình thơ mộng của cuộc sống núi rừng thời kháng chiến. Nỗi nhớ
hướng đến những lớp học i tờ - hình ảnh cảm động của phong trào Bình dân học
vụ, xoá nạn mù chữ ngày đầu kháng chiến; hình ảnh gợi tới những tiếng đánh
vần ngọng nghịu, những nét chữ viết vụng về, những say mê, háo hức của người
dân miền núi khi được học con chữ của cách mạng, của Bác Hồ trong những lớp
học tranh thủ ngoài thời gian lao động và chiến đấu:
Nhớ sao lớp học i tờ
-Nỗi nhớ còn hướng tới những đêm liên hoan đầm ấm giữa người dân Việt Bắc
với cán bộ kháng chiến, nhớ từ âm thanh tha thiết của tiếng ca vang núi đèo tới
những lung linh, náo nức của đồng khuya đuốc sáng:
Nhớ sao ngày tháng cơ quan

17
Gian nan đời vẫn ca vang núi
đèo.
Những cảnh tượng bình dị, thân thuộc của cuộc sống nơi núi rừng còn
hiện ra trong những âm thanh rất gợi cảm của tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày
đêm nện cối, tiếng suối thoảng xa vời vợi..., những âm thanh vừa gợi cảm giác
êm đềm yên ả, vừa phảng phất chút hoang vắng tiêu sơ, cho thấy tình cảm thắm
thiết, nỗi nhớ thương sâu đậm, nỗi xao xuyến bùi ngùi của người ra đi với cuộc
sống và con người nơi chiến khu Việt Bắc.
2.3. Phân tích đoạn thơ tứ bình (Từ câu 43 đến câu 52)
“Ta về, mình có nhớ ta

Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.”
Đây là đoạn thơ đặc sắc nhất thể hiện sinh động và thấm thía nỗi nhớ
nhung tha thiết của người ra đi với cảnh và người Việt Bắc. Trong đoạn thơ,
thiên nhiên và con người Việt Bắc đã hiện lên với những sắc màu, dáng vẻ thân
thuộc, đẹp đẽ và bình dị, thấm đượm tình thương nỗi nhớ của người đi.
a.Mở đầu đoạn tứ bình là hai câu chủ đề:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng
người
-Đây là câu hỏi đầu tiên từ phía người đi, một câu hỏi ngọt ngào, phảng
phất hương vị của tình yêu; có thể thấy người ra đi hỏi mà không chờ lời đáp,
không có sự băn khoăn, trăn trở, hỏi chỉ để bộc lộ nỗi bồi hồi xao xuyến phút
chia xa. Và có lẽ cũng vì thế nên ngay sau câu hỏi đã là lời khẳng định: Ta về, ta
nhớ những hoa cùng người. Hai câu thơ đầy ắp những ta và mình, những mình
nhớ, ta nhớ... Yếu tố điệp của ngôn từ cho thấy hình ảnh họ đầy ắp trong lòng
nhau và nỗi lưu luyến nhớ thương cứ giăng mắc như tơ vương quấn quít.
-Nỗi nhớ của người đi hướng tới hoa cùng người. Hoa có thể hiểu theo

18
nghĩa cụ thể với hoa chuối ãỏ tươi hay hoa mơ nở trắng rừng...; nhưng cũng có
thể hiểu hoa là hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc. Khi về
xuôi, người kháng chiến da diết nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc, hai
đối tượng ấy thực ra không thể tách rời mà luôn hoà quyện, gắn bó, sự gắn bó
được thể hiện ngay trong các từ những, cùng kết nối, quấn quít giữa hoa và
người. Để làm rõ hơn điều đó, trong 8 câu thơ sau, cứ một câu nói về nỗi nhớ
với thiên nhiên lại tiếp đến một câu bộc lộ nỗi nhớ với con người. Kết cấu này
khiến đoạn thơ mang bóng dáng thể hứng trong ca dao (Trên trời có đám mây
xanh...), nhưng nếu trong ca dao, cảnh chủ yếu để tạo cảm hứng cho tình - tức
cảnh sinh tình, thì trong đoạn thơ của Việt Bắc, cảnh vừa là nền cho con người
xuất hiện, vừa là một phần trong nỗi nhớ của người ra đi bên cạnh nỗi nhớ sâu
đậm với con người.
b.Tám câu sau: là bức tranh thiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ
của người ra đi.
- Có thể coi 8 câu thơ này là một bộ tứ bình đặc sắc của núi rừng Việt
Bắc. Tuy nhiên, khác những bộ tứ bình truyền thống tả cảnh theo trình tự: xuân
hạ, thu, đông, bốn mùa của Việt Bắc hiện ra trong hai thời điểm của quá khứ và
hiện tại. Mùa đông, mùa xuân, mùa hạ là những cảnh sắc hiện lên trong hoài
niệm về quá khứ khi thời gian đã sàng lọc để kí ức người ra đi chỉ lưu giữ lại
những ấn tượng sâu sắc, đẹp đẽ nhất về thiên nhiên và con người Việt Bắc. Mùa
thu là bức tranh cuối cùng trong bộ tứ bình, cảnh thu không chỉ là cảnh sắc thơ
mộng của thiên nhiên mà còn là mùa thu hoà bình trong hiện tại, là mùa thu chia
li với bao vấn vương, lưu luyến. Tranh tứ bình truyền thống vốn hướng tới miêu
tả ngoại cảnh, với điệp từ nhớ trong đoạn thơ, Tố Hữu đã cho thấy trong nỗi nhớ
của người ra đi, đây là những bức tranh tâm cảnh. Thiên nhiên Việt Bắc hiện lên
rất bỉnh dị, gần gũi, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng. Màu sắc trong bộ tứ bình khi
rực rỡ chói chang, khi thơ mộng, dịu mát; cảnh tượng trong bộ tứ bình lúc tươi
tắn, rộn ràng, lúc lại trống vắng, hắt hiu; thiên nhiên trong bộ tứ bình có cành

19
ngày với nắng vàng, với hoa mơ trắng..., lại có cả cảnh đêm với ánh trăng
thu...Và đặc biệt nhất là trong bộ tứ bình tuyệt đẹp của Việt Bắc, thiên nhiên
luôn hoà quyện, quấn quít, gắn bó với con người.

* Bức tranh Việt Bắc giữa mùa đông qua sự phác hoạ tinh tế cả về hình
khối, màu sắc và ánh sáng :
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
-Thiên nhiên được cảm nhận trên hai bình diện sắc màu: Màu xanh
thẫm của những cánh rừng bạt ngàn trầm tĩnh và màu đỏ tươi của những
bông hoa chuối rừng bung nở rực rỡ.
+ Hai câu thơ vừa mở rộng không gian nghệ thuật với chiều rộng mênh
mông của rừng xanh, vừa đưa không gian ấy lên chiều cao ngút ngàn của đèo
núi, chiều cao vời vợi của bầu trời.
+ Trên nền xanh thăm thẳm, hùng vĩ của rừng đại ngàn là sắc đỏ tươi của
hoa chuối. Màu đỏ tươi nổi bật trên nền xanh vừa tạo cảm giác chói chang, ấm
áp, mỗi bông hoa như một ngọn lửa thắp sáng và xua đi cái lạnh lẽo cùa núi
rừng mùa đông, vừa cồn cào như những ánh mắt dõi theo, như những bàn tay
vẫy gọi đầy lưu luyến níu bước người ra đi.
+ Ánh nắng trên đèo cao càng làm khu rừng sáng và ấm hơn, bức tranh
thiên nhiên cũng vì thế mà được mở rộng phóng khoáng hơn.
+ Sự phối hợp khéo léo giữa ánh sáng và màu sắc khiến bức tranh mùa
đông càng trở nên rực rỡ: màu xanh thăm thẳm của rừng sâu, màu đỏ tươi tắn
của hoa chuối, màu vàng ấm áp của nắng mùa đông, và đặc biệt là ánh phản
quang của nắng trên nước thép sáng loáng của con dao người đi rừng. Trong nỗi
nhớ nhung của người về xuôi, sự khắc nghiệt của mùa đông nơi núi rừng Việt
Bắc đã hoàn toàn được thay thế bằng vẻ đẹp thơ mộng đầy sức níu kéo.
+ Bức tranh mùa đông còn thể hiện thế giới quan của nhà thơ CM luôn

20
hướng về sự sống ánh sáng. Sau này Nguyễn MỸ trong “Cuộc chia ly màu đỏ”
cũng viết về hình ảnh hoa chuối đỏ tươi như 1 biểu tượng của niềm tin của tình
người trên con đường ra trận của người lính:
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét...
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly...

- Trên nền thiên nhiên khoáng đạt ấy là hình ảnh con người với dao gài
thắt lưng, sự xuất hiện của con người càng làm tăng thêm vẻ đẹp ấm áp, thơ
mộng cho mùa đông Việt Bắc.
+ Người dân Việt Bắc hiện ra qua một nét vẽ phác đơn sơ mà đầy ấn
tượng của bút pháp chấm phá trong hội hoạ, đó là hình ảnh dao gài thắt lưng.
Đặt sau cụm từ nắng ánh ở trạng thái động, câu thơ như một góc bất ngờ của
nghệ thuật nhiếp ảnh kì thú, tạo hình con người trong tư thế làm chủ, toả sáng từ
trên cao. Với con dao đi rừng lấp loá gài ngang lưng, vói vóc dáng lồng lộng
trên đèo cao đầy nắng, tầm vóc con người như lớn lao, mạnh mẽ, rắn rỏi hơn
giữa núi rừng hùng vĩ, làm tăng thêm sự cảm phục, ngưỡng mộ và yêu mến vô
cùng trong lòng người đi.
+ vẻ đẹp con người sánh tựa đất trời, mang tàm vóc sử thi. Trong bài “lên
Tây Bắc” TH cũng từng khắc họa;
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo
* Việt Bắc khi mùa xuân tới tiếp tục hiện ra trong nỗi nhớ của người đi:

21
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi
giang
+ Nếu mùa đông Việt Bắc có những lúc chói chang, ấm áp trong ánh nắng
vàng thì thiên nhiên mùa xuân lại được miêu tả trong những gam màu dịu mát,
trẻ trung.
+ Phép đảo ngữ trong cụm từ trắng rừng đem lại ấn tượng về những khu
rừng Việt Bắc mênh mông, trắng xoá sắc hoa mơ; động từ nở cho thấy sức sống
sinh sôi, tràn trề của núi rừng mùa xuân. Đây cũng là đặc trưng của Việt Bắc
khi mùa xuân về:
Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ

+ Màu trắng của bạt ngàn hoa mơ không chỉ làm nổi bật linh hồn của mùa
xuân mà còn gợi ra tâm trạng bâng khuâng xao xác trong lòng người. Nghệ thuật
phối màu tinh tế của nhà thơ đã thể hiện rõ nét khi toàn bộ bức tranh mùa xuân
Việt Bắc là những màu trắng: trên nền trắng thanh khiết của hoa mơ là sắc trắng
lấp loá của nón, màu trắng ngà óng chuốt của những sợi giang.
- Con người được miêu tả trong công việc đan nón.
+ Động tác chuốt từng sợi giang cho thấy rõ hơn vẻ đẹp của những người
lao động cần mẫn, tinh tế và khéo léo nơi núi rừng. Đó cũng là những nét đáng
yêủ, đáng nhớ của Việt Bắc mãi in đậm trong lòng người ra đi.
+ ý thơ còn thấm đẫm ân tình CM: người VB đan lên những chiêc nón,
chiếc mũ gửi tặng bộ đội kháng chiến. Đây là hình ảnh 1 thời gian khổ mà hào
hùng “ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
* Mùa hè của Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ tràn đầy cả âm thanh
và màu sắc :
22
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
-Câu 6 miêu tả âm thanh của tiếng ve kêu và màu vàng của rừng phách.
Tiếng ve vang lên báo hiệu mùa hè đã tới gọi ra cái náo nức của thời gian qua
một tín hiệu rộn rã của không gian. Phách là một loại cây gỗ lim ở rừng Việt
Bắc, loại cây này nở hoa tím nhạt vào mùa hè, trước lúc nở hoa, cả rừng cây
đồng loạt thay lá, chuyển từ màu xanh sang màu vàng chỉ trong vài ngày.
+ Động từ “đổ” miêu tả sự chuyển màu đột ngột, nhanh chóng của bức
tranh thiên nhiên, đưa đến cảm giác ngỡngàng, choáng ngợp trong lòng người.
+ Thực tế, màu vàng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve chỉ
là hai hiện tượng thiên nhiên xuất hiện trong cùng một thời điểm của mùa hè mà
hoàn toàn không có quan hệ gì với nhau. Câu thơ của Tố Hữu đã đem đến cho
chúng một tương quan kì diệu khiến cảnh vật như có linh hồn và sự giao cảm:
tưởng như sau sự giục giã của tiếng ve, có một sự náo nức kì lạ của thiên nhiên,
cả một dòng thác vàng đổ oà từ trời cao xuống rừng phách khiến khu rừng phút
chốc được khoác tấm áo vàng lộng lẫy; cũng có thể hiểu chính vì sắc vàng kiêu
sa, rực rỡ của rừng phách mà bầy ve rừng không thể cầm lòng, phải náo nức cất
lên tiếng gọi hè về.
+ Và bức thứ ba trong bộ tứ bình của Việt Bắc vẫn tiếp tục được người
nghệ sĩ tài hoa phối màu thật hài hoà, ấn tượng giữa sắc vàng của rừng phách
mênh mông với sắc vàng của những đọt măng thầm lặng.
- Cũng như người đi rừng, người đan nón trong hai bức tranh của mùa
đông và mùa xuân, người dân Việt Bắc trong bức tranh mùa hạ cũng được miêu
tả trong cảnh lao động, đó là cô em gái hái măng một mình
+ Em gái là cách gọi thân thương trìu mến trong quan hệ gia đình; động
tác hái măng gợi dáng vẻ cắm cúi, thầm lặng khiến cô gái như càng nhỏ bé hơn
giữa mênh mông rừng núi; hai chữ một mình đem lại cảm giác cô đơn, sự cô đơn
trống trải sau lưng người ra đi.

23
+ Cùng với tiếng ve kêu trong rừng vắng, hình ảnh cô em gái hái măng
một mình đã đem lại sự hiu hắt đượm buồn cho cảnh sắc núi rừng. Cảnh phảng
phất buồn nhưng vẫn đẹp, một vẻ đẹp tĩnh vắng và trong sáng - cả vẻ đẹp và nỗi
buồn đều làm lưu luyến bước chân người ra đi.
*Hình ảnh Việt Bắc khi mùa thu tới:
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
-Mùa thu kết thúc đoạn tứ bình cũng là thời điểm kết thúc cuộc kháng chiến gian
nan, oanh liệt, thời điểm chia li giữa Việt Bắc và những người kháng chiến. Bức
tranh mùa thu được phác hoạ trong gam màu dịu mát của ánh trăng thanh bình.
+ Thông thường, vầng trăng từ trên trời cao sẽ toả ánh sáng chan hoà xuống
không gian mênh mông của mặt đất. Trong bức tranh của Tố Hữu, đó lại là
trăng rọi xuống rừng thu. Rọi là động từ miêu tả nguồn ánh sáng tập trung soi
chiếu xuống một điểm hẹp trong không gian. Cách dùng từ này không chỉ giúp
nhà thơ miêu tả chính xác ánh trăng lọt qua vòm cây, kẽ lá của núi rừng mà còn
thể hiện tinh tế những cảm xúc của con người: đêm nay, trăng sao cũng như thấu
hiểu lòng người, trong giờ phút chia li như muốn dành riêng cho Việt Bắc, muốn
tập trung soi chiếu hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ
thương tha thiết của người ra đi.
- Mùa thu càng ngọt ngào hơn với tiếng hát ân tình thuỷ chung, ánh trăng
đã là hình ảnh của cuộc sống hoà bình, tiếng hát vang lên giữa rừng sâu, dưới
ánh trăng thanh càng làm đậm hơn cảm giác tươi vui, thanh bình và sự hồi sinh
sau chiến tranh. + Có thể nhận ra sự thay đổi trong cảm xúc của người ra đi và
hình ảnh người ở lại. Nếu ở những bức tranh mùa đông, mùa xuân, mùa hạ, nhà
thơ hướng nỗi nhớ tới những người lao động cụ thể: người đi rừng, người đan
nón, người hái măng... thì ở bức tranh cuối cùng của bộ tứ bình Việt Bắc, tính
chất phiếm chỉ trong cụm từ nhớ ai khiến hình ảnh con người như nhoà đi, nỗi
nhớ trở nên sâu đậm, ám ảnh hơn; khi thời khắc chia lí đến gần, đối tượng của

24
nỗi nhớ bây giờ không còn là một vài hình ảnh riêng lẻ, cụ thể mà là tất cả
những người dân Việt Bắc nghèo khổ, trung hậu, nghĩa tình; âm thanh của tiếng
hát rộn vang trong đêm trăng cũng cho thấy đó là tiếng hát của đám đông, của
tập thể, của những người ờ lại đang trào dâng nỗi nhớ nhung, của những người
ra đi đang da diết niềm lưu luyến.
+ Hoà bình là sự kiện lớn lao đem lại niềm vui cho cả dân tộc, nhưng hoà
bình cũng là thời điểm chia tay đầy bâng khuâng lưu luyến giữa Việt Bắc với
những người kháng chiến. Miêu tả tiếng hát gợi ân tình của người ở lại, nhắc sự
thuỷ chung của người ra đi trên nền ánh trăng hoà bình có lẽ là dụng ý nghệ
thuật sâu sắc của nhà thơ khiến cặp lục bát kết đoạn tứ bình hàm chứa một tâm
nguyện đinh ninh: những đổi thay trong cuộc sống hoà bình sẽ không bao giờ có
thể làm người đi thay lòng đổi dạ; người về xuôi sẽ không bao giờ lãng quên ánh
trăng ân tình giữa rừng sâu Việt Bắc, và xin Việt Bắc hãy mãi tin vào tấm lòng
thuỷ chung của người đi.
c.Nhận xét
- Cái hay của đoạn thơ là ở chỗ TH đã tạo ra sự hô ứng thú vị. Mở đầu
đoạn thơ là câu hỏi “Ta về mình có nhớ ta”, kết thúc cũng là 1 câu hỏi nhưng
hàm nghĩa trả lời. Cả ta và mình cùng chung nỗi nhớ, cùng 1 tấm lòng sắc son,
lắng đọng
- Kết thúc bức tranh tứ bình bằng 1 hình ảnh đầy nhân hậu, lạc quan. Ta
có thể thấy cảnh VB chuyển từ quá khứ sang hiện tại, từ gian khổ sang hòa bình.
Qua đó, người đọc có thể nhận thấy ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: Vì sao không
kết cấu bức tranh tứ bình thành 4 mùa: xuân hạ thu đông để rồi cuối bức tranh là
mùa đông . Có lẽ bởi vì mùa thu là thời điểm nhà thơ giã từ VB (10/1954), LÀ
KỈ NIỆM SAU CÙNG, LÀ MÙA CỦA HÒA BÌNH.

2.4.Phân tích đoạn thơ từ câu 53 đến câu 90


“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

25
….
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”
Sau những hoài niệm về thiên nhiên và con người Việt Bắc, đoạn thơ dẫn
vào khung cảnh Việt Bắc kháng chiến với những cảnh tượng rộng lớn, những
hoạt động sôi nổi, những chiến thắng hào hùng...Đoạn thơ đã chuyển từ nhịp ru
dìu dặt, ngọt ngào, tha thiết của bản tình ca ân nghĩa đậm chất trữ tình sang nhịp
điệu sôi nổi, dồn dập, mạnh mẽ của khúc anh hùng ca hào tráng đậm chất sử thi
khi thể hiện nỗi nhớ về những kỉ niệm của cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng.
a.10 câu đầu
- Mở đầu bằng chữ “nhớ”, kỉ niệm về cuộc kháng chiến oanh liệt hào hùng đã
được nhà thơ tái hiện qua những bức tranh rộng lớn và kì vĩ của những ngày
Việt Bắc cùng rừng núi và đất trời đánh giặc:
Nhớ khi giặc đến giặc lùng
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dầy
Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Đất trời ta cả chiến khu một lòng
-Đến đoạn thơ này, đại từ ta mang nghĩa chúng ta, bao hàm cả người dân Việt
Bắc và bộ đội, cán bộ kháng chiến, thậm chí ta bao hàm cả con người với thiên
nhiên, trời đất - nét nghĩa này vừa thể hiện sự đoàn kết, gắn bó, vừa làm tăng
thêm tầm vóc sử thi cho hình tượng nghệ thuật trong đoạn thơ.
- Có thể nhận ra sự trùng điệp cùa ngôn từ đã tái hiện sinh động sự trùng điệp
cùa địa hình rừng núi - hình ảnh rừng núi giăng kín trong các chủ ngữ của đoạn
thơ từ rừng cây núi đá... đến núi giăng... rừng che ... rừng vây... tất cả lại được
bao phủ trong mênh mông bốn mặt sương mù của trời đất khiến người đọc cảm
nhận được sự hiểm trở như thiên la địa võng của chiến trường Việt Bắc. Những
vị ngữ đánh ... giăng ... che ... vây ... đem đến sắc thái nhân hoá cho rừng núi,

26
tạo ra cảm giác như rừng núi cũng góp sức vào cuộc kháng chiến, rừng núi cùng
con người tạo thành sức mạnh to lớn, bền vững ngăn chặn và vây hãm kẻ thù.
Đoạn câu thơ gợi nhắc sự kiện chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 khi quân dân
ta dựa vào địa hình hiểm trở của núi rừng đã anh dũng chiến đấu, đập tan cuộc
tấn công lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Như vậy, cuộc kháng chiến
chính nghĩa của chúng ta đã có được những yếu tố thuận lợi nhất của thiên thời,
địa lợi, nhân hoà khi con người đồng lòng, thiên nhiên chung sức.
- Trong 4 câu thơ tiếp theo, sau câu hỏi gợi nhớ: Ai về ai có nhớ không? là lời
khẳng định quen thuộc: Ta về ta nhớ...
Ai về ai có nhớ không?
Ta về ta nhớ Phủ Thông, Đèo Giàng
Nhớ Sông Lô, nhớ Phố Ràng
Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà...
Những từ nhớ liên tiếp điệp lại trong các dòng thơ cho thấy nỗi nhớ hoà
quyện với niềm phấn khích của chiến thắng đang ào ạt trào dâng trong dòng hoài
niệm. Một loạt các địa danh liên tiếp như: Phủ Thông, đèo Giàng, sông Lô, Cao
- Lạng ... khiến đoạn thơ phảng phất bóng dáng những bài ca dao xưa (Chiếu
Nga Som, gạch Bát Tràng - Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông); đó cũng
đồng thời là những địa danh gắn với các trận đánh, các chiến dịch lịch sử; nhịp
thơ dồn dập như mô phỏng khí thế thần tốc, hào hùng của quân dân ta trong các
chiến thắng oanh liệt, vang dội ngày kháng chiến - hình thức xưa cũ của ca dao
đã giúp thể hiện những chiến thắng hào hùng nhất của cuộc chiến tranh nhân
dân thời hiện đại.
b. Những câu còn lại
Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến còn được nhà thơ tập trung
miêu tả qua dòng hoài niệm về hình ảnh những con đường Việt Bắc ban đêm (63
-74).
-Câu 1,2: miêu tả Hình ảnh những con đường được nhắc đến trong niềm tự hào

27
sâu sắc:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
+ hai cau thơ gợi không khí thời đại chống Pháp. Từ mọi miền của tổ quốc
những đoàn quân và dân công hướng về mặt trận với không khí sôi động của
ngày tổng tiến công.
+ Cụm từ “những đường VB” vừa gợi ra 1 không gian rộng lớn khắc họa những
con đường cụ thể trải khắp núi rừng, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng cho con
đướng CM như TH từng ngợi ca “ Đường CM dài theo năm tháng”
+ Hình ảnh những con đường VBs gắn liền với hai chữ “của ta” khăc họa tư thế
làm chủ, tự tin , vững mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến. Cảm hứng
này đã nhiều lần xuất hiện trong thơ ca cách mạng, trong các cụm từ ngữ mang
tính chất sở hữu như câu thơ Mây của ta, trời thắm của ta - Nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà (Ta đi tới - Tố Hữu), hoặc câu Trời xanh đây là của chúng ta -
Núi rừng đây là của chúng ta ... Những ngả đường bát ngát... (Nguyễn Đình
Thi).
+ Hình ảnh con đường ra trận được đặc tả trong thời gian “đêm đêm”. Từ láy
toàn phần này diễn tả thời gian liên tục gợi hình ảnh đàon quân nối tiếp bền bỉ,
bất tận
+ hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh vừa gợi hình ảnh, diễn tả không khí náo
nức, sôi động, khân rtruwowng của những ngày kháng chiến
+ Câu tgow sử dụng nt so snahs kết hợp với động từ mạnh, âm hưởng thơ tưng
bừng, rộn rã khiến ta có cảm giác cả núi rừng như đang rung chuyển bằng sức
mạnh của con người. Ở đây sức mạnh của con người được đo bằng thước đo
sông núi.
-Câu 3,4: Miêu tả hình ảnh đoàn quân
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan

28
+ hai câu thơ sử dụng Từ láy giàu giá trị tạo hình và biểu cảm: tiếng điệp
điệp trùng trùng trong câu thơ tiếp theo đã làm hiện lên cảnh những đoàn quân
ra trận vừa đông đảo, vừa mạnh mẽ, hào hùng và dài vô tận như núi rừng trùng
điệp.
+ Cũng như hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, ánh sao đầu súng là
một hình ảnh thực mang vẻ đẹp lãng mạn khi người lính hành quân trong đêm,
những ngôi sao lấp lánh như treo trên đầu mũi súng. Trăng sao luôn là ngươi
bạn đồng hành với các chiến sĩ trong những đêm hành quân gian khổ. Nguyễn
Đình Thi đã viết: “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh - Soi sáng đường chiến sĩ
giữa hàng quân”. Câu thơ là sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và cảm hứng
lãng mạn khi ánh sao lấp lánh trên trời cao treo trên đầu súng và làm bạn cùng
vành mũ nan quen thuộc của anh vệ quốc - vành mũ từng xuất hiện trong một
bài thơ khác của Tố Hữu: vẫn đôi dép lội chiến trường - vẫn vành mũ lá coi
thường hiểm nguy. Vẻ đẹp của lí tưởng cao cả, của ý chí bất khuất kiên cường đã
được Tố Hữu thể hiện một cách thật lãng mạn ngay trong hình ảnh bình dị, chân
thực của người chiến sĩ trên đường hành quân.
-câu 5,6: Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc, con
đường ra trận không chỉ có những đoàn quân vệ quốc mà còn có:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay
+ hai câu thơ khắc hạo hình ảnh đoàn dân công sẻ núi san rừng, tải lương
thực quân nhu ra chiến trường. Đây là cảnh tượng hoành tráng của cuộc chiến
tranh nhân dân. Sau này trong kháng chiến chống Mĩ, TH từng ngợi ca
Xuân hãy xem
Cuộc diễu binh của ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tát cả thành chiến sĩ

29
+ Phép đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong các cụm từ đỏ đuốc, nát
đá đã đem đến những ấn tượng kì diệu về sự đông đảo, về sức mạnh, niềm vui
và ánh sáng. Những đoàn dân công tiếp vận, chuyển lương phục vụ chiến trường
cùng bước đi trong đêm, những ánh đuốc soi đường đỏ rực nối tiếp nhau; dân
công ào ạt tiến về phía trước, gió thổi những tàn lửa bay tạt lại phía sau như nối
dài thêm dòng người - dòng ánh sáng tạo ra một cảnh tượng hùng tráng, tưng
bừng, gợi không khí vui tươi, náo nức của ngày hội.
+ Nếu từ láy rầm rập và hình ảnh so sánh như là đất rung miêu tả đoàn
quân vệ quốc bước đều mạnh mẽ thì nghệ thuật thậm xưng trong hình ảnh bước
chân nát đá lại ca ngợi sức mạnh phi thường của những đoàn dân công đông
đảo nối tiếp nhau ngày đêm tải lương, tải đạn ra chiến trường, phục vụ cách
chiến dịch, trực tiếp góp phần vào chiến thắng. Cách nói này còn gợi liên tưởng
tới thành ngữ chân cứng đá mềm trong dân gian, qua đó, nhà thơ đã khắc hoạ
sinh động sức mạnh và ý chí kiên cường của những con người dũng cảm có thể
vượt lên trên mọi khó khăn, có thể chiến thắng mọi gian khổ, thử thách.
-Câu 7,8: Ở đoạn thơ trên, Tố Hữu đã đưa tới một cảm nhận lớn lao về cuộc
kháng chiến khi cả thiên nhiên, rừng núi, đất trời cùng con người đánh giặc, khi
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây, và khi Đất trời ta cả chiến khu một lòng thì
tới đoạn này, nhà thơ lại ca ngợi sức mạnh kì diệu của con người khi những
bước chân rầm rập của đoàn quân, bước chân nát đá của dân công đã khiến cho
mặt đất như rung chuyển; nhà thơ còn ca ngợi khí thế hào hùng của quân dân
Việt Bắc qua những từ ngữ chỉ số lượng đông đảo: điệp điệp trùng trùng, từng
đoàn, muôn... Cảnh tượng còn hùng vĩ, tráng lệ hơn bởi con người luôn bước đi
trong một không gian chan hoà ánh sáng: ánh sáng lung linh của sao trên đầu
súng, ánh sáng rực rỡ của những ngọn đuốc soi đường, ánh sáng lấp lánh huyền
ảo của muôn tàn lửa bay, và đặc biệt là ánh sáng chói loà từ những ngọn đèn pha
của những đoàn xe ra trận giữa thăm thẳm sương dày:
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

30
+ Câu thơ có hai thanh trắc liền nhau giữa 6 thanh bằng đem lại ấn tượng
về ánh sáng chói lóa đột ngột trong đêm. Câu thơ bắt nguồn từ cảm xúc hiện
thực, đó là hình ảnh những đoàn xe ô tô tiếp lương chở đạn ra chiến trường, ánh
đèn pha bật sáng xé tan màn đêm dày đặc của núi rừng.Từ cảm xúc hiện thực
này, Th còn ca ngợi sức mạnh của lực lượng quân đội ta, mới ngày nào còn yếu
thế “Rừng che bộ đội…thù” trong những ngày tháng gian khó “mênh mông bốn
mặt….mù” .Vậy mà giờ đây ánh đèn pha bật sáng đầy sức mạnh.
+ Hình ảnh so sánh ở vế sau của câu thơ trước hết miêu tả độ sáng của
đèn pha như ánh sáng ban ngày; nhưng hình ảnh ngày mai lên còn có thể là ẩn
dụ cho ánh bình minh ngày mới tươi sáng, tràn đầy niềm tin và hi vọng - khuynh
hướng sử thi đã gắn kết sâu sắc với cảm hứng lãng mạn làm tăng thêm sức mạnh
cho những con người đang chiến đấu ngay trong gian khổ, nguy nan.
+ Với âm hưởng lãng mạn, khỏe khoắn, hai câu thơ đã dựng lên bức
tượng đài đất nước VN từ máu lửa đau thương đến quật khởi anh hùng. Hình
ảnh này ta cũng từng cảm nhận trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi

Súng nổ rung trời giận dữ


Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
- 4 câu tiếp :Kết quả của những đêm dài gian truân, vất vả ấy là:
Tin vui chiến thẳng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
+ Cũng như đoạn thơ trên, những dòng thơ này mang đậm chất diễn ca
lịch sử, ghi lại những địa danh như Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên..., nơi diễn ra
những trận đánh oanh liệt, đặc biệt ghi lại những chiến dịch lớn trong giai đoạn

31
cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Nhịp thơ nhanh dồn dập, sảng khoái, những từ vui điệp lại trong cả bốn
dòng thơ cùng sự nối tiếp các cụm từ: vui về... vui từ... vui lên ...; những địa
danh liên tiếp hiện ra theo bước đi dồn dập của chiến thắng ... - đó là những yếu
tố ngôn từ đặc sắc thể hiện sinh động không khí náo nức, say mê cùa quân dân
Việt Bắc ngày chiến thắng.
-Đoạn cuối là hoài niệm giản dị mà trang trọng về cuộc họp của Chính phủ
trong hang núi:
Ai về ai có nhớ không
Ngọn cờ đỏ thắm gió lồng cửa hang
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương Chính phủ luận bàn việc công
Không gian của cuộc họp là hang núi chật hẹp, vậy mà vẫn lồng lộng gió
núi, vẫn rực rỡ cờ đỏ sao vàng, vẫn chan hoà ánh nắng... Cảnh đẹp trang nghiêm
và phóng khoáng trong ngọn gió thời đại mới; con đường của cách mạng Việt
Nam đã thực sự chuyển từ đêm tối gian lao sang ngày mai tươi sáng. Tính chất
diễn ca lịch sử lại xuất hiện rất đậm trong đoạn thơ sau đó. Nhằm thể hiện những
nhiệm vụ vừa lớn lao, thiêng liêng, vừa cụ thể, thiết thực của cách mạng, từ điều
quân chiến dịch cho tới phòng hạn, giữ đê... Kết thúc đoạn thơ lại là hình ảnh
Việt Bắc, Thủ đô kháng chiến, nơi có Đảng và Bác Hồ, nơi qui tụ niềm tin và hi
vọng của người Việt Nam từ mọi miền đất nước, đặc biệt là những nơi còn u ám
quân thù. Nỗi nhớ Việt Bắc đã được lí giải thấm thía hơn không chỉ vì sự thiêng
liêng của quê hương cách mạng dựng nên cộng hoà mà còn vì sự gần gũi thân
yêu của mái đình cây đa, vì những kỉ niệm sâu nặng ân tình giữa mình và ta -
giữa đồng bào Việt Bắc và những người kháng chiến - đoạn thơ kết lại bằng sự
đồng vọng xao xuyến khi người về xuôi mượn lời người ở lại để lòng mình ngân
nga những tiếng lòng nhớ nhung ân tình của Việt Bắc:
Mình về mình lại nhớ ta

32
Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân
Trào
3. Tổng kết:
Đoạn thơ thể hiện sinh động phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu cũng như
đặc điểm chung của văn học 1945 - 1975, đó là khuynh hướng sử thi và cảm
hứng lãng mạn đậm nét trong cấu tứ, giọng điệu, ngôn từ, bút pháp nghệ thụât
và hình tượng thơ; là tính dân tộc đậm nét trong cả nội dung và hình thức nghệ
thuật, là giọng điệu tâm tình ngọt ngào, thương mến... Qua đó, đoạn trích đã thể
hiện sâu sắc cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ, đó là nỗi nhớ thương lưu luyến
trong giờ phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quê hương cách
mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã trở thành kỉ niệm
khiến niềm vui trong hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm
tin ở tương lai. Bài thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt Nam
trong kháng chiến mà bề sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lí thuỷ
chung của dân tộc.
4. Nghệ thuật
- Thể thơ lục bát,
- Kết cấu đối đáp và lối xưng hô “mình – ta”, lối nói so sánh ví von giàu
hình ảnh,…
- Ngôn ngữ mang đậm sắc thái dân gian, phát huy cao độ tính nhạc
- Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức gợi.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và chính trị.
5. Những ý kiến nhận xét về Việt Bắc và thơ Tố Hữu
5.1. Thơ là đi giữa nhạc và ý. Rơi vào cái vực ý, thì thơ sẽ sâu, nhưng rất
dễ khô khan. Rơi vào cái vực nhạc, thì thơ dễ làm đắm say người, nhưng cũng
dễ nông cạn. Tố Hữu đã giữ được thế quân bình giữa hai vực thu hút ấy. Thơ
của anh vừa ru người trong nhạc, vừa thức người bằng ý.

33
(Chế Lan Viên-"Lời nói đầu tuyển tập thơ Tố Hữu")
5.2. Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên.
(Xuân Diệu-"Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu")
5.3. Lịch trình tiến triển về thơ của Tố Hữu đi song song với lịch trình
tiến triển về tư tưởng và trình độ giác ngộ, về sức hoạt động của Tố Hữu. Thơ
Tố Hữu không phải là một trò tiêu khiển mà là một khí cụ đấu tranh, một công
tác vận động của người cách mạng. Người Tố Hữu là một thi sĩ, một chiến sĩ
nhưng chúng ta đừng quên cốt cách của nó là thi sĩ.
(Lời giới thiệu tập Thơ của Tố Hữu,Văn hóa Cứu quốc Việt Nam
xuất bản, 1946)
5.4. Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào
nhoáng, giả tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện lên từ bản chất giai
cấp, từ đời sống thực. Người bộ đội chiếm một địa vị quan trọng trong tập thơ
Việt Bắc, chính là người nông dân nghèo khổ.
(Chặng đường mới của chúng ta, 1961, Hoàng Trung Thông)
5.5.. Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc
và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ ca.
(Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)
5.6. Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn
làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì
cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại
mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó. Phong cách dân tộc ở Tố Hữu
thể hiện ở chỗ thơ anh giàu chất nhạc, anh nắm rất vững cái âm điệu, vần điệu
của dân tộc.… Thơ anh là lối thơ lấy cái đường đi toàn đời, lấy cái hơi toàn tập,
lấy cái tứ toàn bài là chính… Anh là một con chim vụ ở đường bay hơn là bộ
lông, bộ cánh, tuy vẫn là lông cánh đẹp.
(Lời nói đầu cho tuyển tập 1938 – 1963 của Tố Hữu, Văn học,
34
1964, Chế Lan Viên)
5.7. Nhà thi sĩ ấy tự muốn mình là tiếng nói của dân tộc mình. Vậy thì dân
tộc ấy có năng khiếu thơ thông qua nhà thi sĩ. Các dân tộc hiện đại, đã công
nghiệp hóa rồi, đã bị san phẳng bởi những phương tiện tuyên truyền, không còn
có một năng khiếu về hình tượng như thế nữa; không còn suối nguồn ở bản thân
mình nữa. Nhưng Tố Hữu đắm mình trong dân tộc của mình, đồng thời là một
thi sĩ độc đáo, một nhà sáng tạo ra các hình thể. Người ta càng cảm thấy điều
đó rõ hơn khi anh nói một cách rất hay về thơ.
(Lời tựa tập thơ Máu và hoa, xuất bản ở Pháp, năm 1975, Pierre
Emmanuel)
5.8. Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như
thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể chúng tôi, nhưng là thứ lãng mạn
khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng
thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng
cho người lao khổ.
(Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)
5.9. Một tiếng nói yêu thương luôn luôn chan hòa ánh sáng, tự nó cũng là
ánh sáng, lại hết sức linh hoạt và uyển chuyển, mỗi lúc một khác, mỗi nơi một
khác, kể cả những lúc chỉ là sự im lặng giữa các dòng thơ. Phải chăng đây
chính là bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.
(Chuyện thơ, 1978, Hoài Thanh)
5.10. Thơ Tố Hữu bao giờ cũng mới, càng ngày càng mới, vì nó thể hiện
thế giới quan cách mạng của chủ nghĩa Mác, hệ tư tưởng vô sản, đạo đức cộng
sản chủ nghĩa là những tư tưởng càng ngày càng trở thành cách nhìn, nếp sống
phổ biến của những con người mới của thời đại.
(Bình luận văn học, 1964, Như Phong)
5.11. Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt

35
Bắc ở trong tôi.
(Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)

II. LUYỆN ĐỀ
A. ĐỀ PHÂN TÍCH, CẢM NHẬN ĐOẠN THƠ

Đề số 1: Cảm nhận đoạn thơ sau. Từ đó hận xét về tính dân tộc trong
đoạn thơ.
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Việt Bắc– Tố Hữu, Ngữ văn
12, tập 1)

1. Giới thiệu chung


- Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông luôn theo sát những chặng
đường lịch sử cách mạng dân tộc. Dù viết về đề tài gì thì đều mang đậm tính dân
tộc cả trong nội dung lẫn hình thức.. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc
biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch
sử giữa người về xuôi với Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954.
- Nổi bật trong đoạn trích là những câu thơ khắc họa bức tranh tứ bình của
núi rừng Việt Bắc - một bức tranh thiên nhiên phong phú, rực rỡ, tươi thắm
36
tượng trưng cho vẻ đẹp của bốn mùa, gắn liền với hình ảnh con người lao động
bình dị mà cao đẹp (Trích dẫn đoạn thơ).
2. Cảm nhận đoạn thơ
2.1. Khái quát đoạn thơ
– Khái quát về vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ trên là bức tranh được dệt bằng ngôn từ
nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực
với tấm lòng của nhà thơ cách mạng. Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn
gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình
đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.

– Khái quát giá trị nổi bật của đoạn thơ: Đoạn thơ được coi là bức tứ bình khắc
họa thiên nhiên và con người Việt Bắc trong bốn mùa. Ngòi bút Tố Hữu đã gợi
tả thật tinh tế vẻ đẹp đặc trưng của cảnh và người vùng đất này.

2.2. Phân tích


a.Mở đầu đoạn tứ bình là hai câu chủ đề:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng
người
- Điệp từ « nhớ « diễn tả nỗi nhớ sâu săc, thấm thía trong lòng
người ra đi.
-Nỗi nhớ của người đi hướng tới hoa cùng người. Hoa có thể hiểu theo nghĩa cụ
thể với hoa chuối ãỏ tươi hay hoa mơ nở trắng rừng...; nhưng cũng có thể hiểu
hoa là hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh sắc. Hai câu thơ đã cụ
thể hóa đối tượng gửi thương, gửi nhớ đó là thiên nhiên vfa con người VB
- Thiên nhiên và con người Việt Bắc luôn hoà quyện, gắn bó, được thể hiện ngay
trong các từ những, cùng. Cảnh vừa là một phần trong nỗi nhớ vừa là nền cho
con người xuất hiện.
b.Tám câu sau: bức tranh tứ bình về cảnh sắc 4 mùa Việt Bắc.
37
*Khái quát :
- 8 câu thơ có kết cấu đặc biệt với 4 cặp lục bát. Cứ 1 câu lục nói về thiên nhiên
xen kẽ 1 câu bát nói về con người tạo nên bộ tứu bình về cảnh sắc 4 mùa VB
- Tuy nhiên, khác những bộ tứ bình truyền thống tả cảnh theo trình tự: xuân hạ,
thu, đông, bốn mùa của Việt Bắc hiện ra trong hai thời điểm của quá khứ và
hiện tại. Mùa đông, mùa xuân, mùa hạ là những cảnh sắc hiện lên trong hoài
niệm về quá khứ. Mùa thu là bức tranh cuối cùng trong bộ tứ bình, cảnh thu
không chỉ là cảnh sắc thơ mộng của thiên nhiên mà còn là mùa thu hoà bình
trong hiện tại, là mùa thu chia li với bao vấn vương, lưu luyến.
* Bức tranh Việt Bắc giữa mùa đông qua sự phác hoạ tinh tế cả về màu sắc và
ánh sáng :
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
- Hai câu thơ vừa mở rộng không gian nghệ thuật với chiều rộng mênh mông
của rừng xanh, vừa đưa không gian ấy lên chiều cao ngút ngàn của đèo núi,
chiều cao vời vợi của bầu trời. Ánh nắng trên đèo cao càng làm khu rừng sáng
và ấm hơn, bức tranh thiên nhiên cũng vì thế mà được mở rộng phóng khoáng
hơn.
-Thiên nhiên được cảm nhận trên hai bình diện sắc màu: Màu xanh thẫm
của những cánh rừng bạt ngàn trầm tĩnh và màu đỏ tươi của những bông
hoa chuối rừng bung nở rực rỡ như những ngọn đuốc bập bùng giữa đại
ngàn, làm cho mùa đông trở nên ấm áp.
- Sự phối hợp khéo léo giữa ánh sáng và màu sắc khiến bức tranh mùa đông
càng trở nên rực rỡ. Bức tranh mùa đông còn thể hiện thế giới quan của nhà thơ
CM luôn hướng về sự sống ánh sáng. Sau này Nguyễn Mỹ trong “Cuộc chia ly
màu đỏ” cũng viết về hình ảnh hoa chuối đỏ tươi như 1 biểu tượng của niềm tin
của tình người trên con đường ra trận của người lính:
Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi

38
Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
Một làng xa giữa đêm gió rét...
Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
Như không hề có cuộc chia ly...
-Con người
+ Được khắc họa với tư thế vững chãi, tự tin, làm chủ núi rừng. Con người đứng
trên đỉnh đèo, ánh nắng chiếu vào lưỡi dao gài thắt lưng làm lóe snags, tạo nên 2
mựt trời sóng đôi thật đẹp, mặt trời của thiên nhiên trên cao, mặt trời con người
trên mặt đất
+ Vẻ đẹp con người sánh tựa đất trời, mang tầm vóc sử thi. Trong bài “lên Tây
Bắc” TH cũng từng khắc họa;
Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều
Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo
Núi không đè nổi vai vươn tới
Lá nguỵ trang reo với gió đèo
* Bức tranh mùa xuân : Nếu mùa đông Việt Bắc có những lúc chói chang, ấm
áp trong ánh nắng vàng thì thiên nhiên mùa xuân lại được miêu tả trong những
gam màu dịu mát, trẻ trung
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
-. Mùa xuân ở Việt Bắc ngập tràn sắc trắng của hoa mơ. Phép đảo ngữ trong
cụm từ trắng rừng đem lại ấn tượng về những khu rừng Việt Bắc mênh mông,
trắng xoá sắc hoa mơ; động từ nở cho thấy sức sống sinh sôi, tràn trề của núi
rừng mùa xuân.
- Đây cũng là đặc trưng của Việt Bắc khi mùa xuân về:
Ôi! Sáng xuân nay, xuân 41
Trắng rừng biên giới nở hoa mơ

39
Bác về... Im lặng. Con chim hót
Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ

- Con người Việt bắc chăm chỉ, tài hoa, là nghệ sĩ trong lao động. Động tác
chuốt từng sợi giang cho thấy rõ hơn vẻ đẹp của những người lao động cần mẫn,
tinh tế và khéo léo đan lên những chiếc nón giản dị, duyên dáng thấm đẫm màu
sắc văn hóa VN.
.+ Ý thơ còn thấm đẫm ân tình CM: người VB đan lên những chiêc nón, chiếc
mũ gửi tặng bộ đội kháng chiến. Đây là hình ảnh 1 thời gian khổ mà hào hùng “
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”
* Mùa hè của Việt Bắc được tái hiện trong nỗi nhớ tràn đầy cả âm thanh và màu
sắc :
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
- Thiên nhiên : rực rỡ sống động với màu vàng của rừng phách và tiếng ve kêu
rộn rã.
Gv : Phách là một loại cây gỗ lim ở rừng Việt Bắc, loại cây này nở hoa tím nhạt
vào mùa hè, trước lúc nở hoa, cả rừng cây đồng loạt thay lá, chuyển từ màu
xanh sang màu vàng chỉ trong vài ngày.
+ Động từ “đổ” miêu tả sự chuyển màu đột ngột, nhanh chóng của bức tranh
thiên nhiên, đưa đến cảm giác ngỡ ngàng, choáng ngợp trong lòng người.
+ Thực tế, màu vàng của rừng phách và âm thanh rộn rã của tiếng ve chỉ là hai
hiện tượng thiên nhiên xuất hiện trong cùng một thời điểm của mùa hè mà hoàn
toàn không có quan hệ gì với nhau. Nhưng Tố Hữu đã đem đến cho chúng một
tương quan kì diệu khiến cảnh vật như có linh hồn và sự giao cảm: tưởng như
sau sự giục giã của tiếng ve, có một sự náo nức kì lạ của thiên nhiên, cả một
dòng thác vàng đổ oà từ trời cao xuống rừng phách khiến khu rừng phút chốc
được khoác tấm áo vàng lộng lẫy; cũng có thể hiểu chính vì sắc vàng kiêu sa,
rực rỡ của rừng phách mà bầy ve rừng không thể cầm lòng, phải náo nức cất lên
40
tiếng gọi hè về.
-Con người : Cũng như người đi rừng, người đan nón trong hai bức tranh của
mùa đông và mùa xuân, người dân Việt Bắc trong bức tranh mùa hạ được miêu
tả trong cảnh lao động, đó là cô em gái hái măng một mình chăm chỉ, chịu
thương, chịu khó.
+ Em gái là cách gọi thân thương trìu mến trong quan hệ gia đình; động tác hái
măng gợi dáng vẻ cắm cúi, thầm lặng khiến cô gái như càng nhỏ bé hơn giữa
mênh mông rừng núi rừng.
*Bức tranh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung
-Thiên nhiên:
+ không gian thu tràn ngập ánh trăng gợi vẻ thanh bình, huyền ảo, mộng mơ của
núi rừng. Vẻ đẹp này từng được cảm nhận trong thơ của Bác : « Tiếng suối
trong như tiếng hát xa…hoa »
+ Cụm từ trăng rọi (Rọi là động từ miêu tả nguồn ánh sáng tập trung soi chiếu
xuống một điểm hẹp trong không gian.) không chỉ giúp nhà thơ miêu tả chính
xác ánh trăng lọt qua vòm cây, kẽ lá của núi rừng mà còn thể hiện tinh tế những
cảm xúc của con người: đêm nay, trăng sao cũng như thấu hiểu lòng người,
trong giờ phút chia li như muốn dành riêng cho Việt Bắc, muốn tập trung soi
chiếu hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong nỗi nhớ thương tha thiết
của người ra đi.
-Con người :
+ đại từ “ai” mang tính phiếm chỉ và âm thanh tiếng hát ân tình, thủy chung,
Tạo cảm giác bâng khuâng lưu luyến trong nỗi nhớ.

+ Không xuất hiện trực tiếp mà chỉ qua tiếng hát ân tình thuỷ chung. Đó là
tiếng hát gợi ân tình của người ở lại, nhắc sự thuỷ chung của người ra đi. Có
lẽ đây là dụng ý nghệ thuật sâu sắc của nhà thơ khiến cặp lục bát kết đoạn tứ
41
bình hàm chứa một tâm nguyện đinh ninh: những đổi thay trong cuộc sống
hoà bình sẽ không bao giờ có thể làm người đi thay lòng đổi dạ; người về
xuôi sẽ không bao giờ lãng quên ánh trăng ân tình giữa rừng sâu Việt Bắc,
và xin Việt Bắc hãy mãi tin vào tấm lòng thuỷ chung của người đi.
c. Tiểu kết
-Cái hay của đoạn thơ là ở chố TH đã tạo ra sự hô ứng thú vị. Mở đầu đoạn thơ
là câu hỏi “Ta về mình có nhớ ta”, kết thúc cũng là 1 câu hỏi nhưng hàm nghĩa
trả lời. Cả ta và mình cùng chung nỗi nhớ, cùng 1 tấm lòng sắc son, lắng đọng.
- Kết thúc bức tranh tứ bình bằng 1 hình ảnh đầy nhân hậu, lạc quan. Ta có thể
thấy cảnh VB chuyển từ quá khứ sang hiện tại, từ gian khổ sang hòa bình. Qua
đó, người đọc có thể nhận thấy ý đồ nghệ thuật của nhà thơ: Vì sao không kết
cấu bức tranh tứ bình thành 4 mùa: xuân hạ thu đông để rồi cuối bức tranh là
mùa đông . Có lẽ bởi vì mùa thu là thời điểm nhà thơ giã từ VB (10/1954), LÀ
KỈ NIỆM SAU CÙNG, LÀ MÙA CỦA HÒA BÌNH.
d. Tiểu kết:
- Nội dung: Đoạn thơ như một bức họa cổ điển mà hiện đại ghi lại vẻ đẹp gợi
cảm, nên thơ của hình tượng thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp kì diệu với
vẻ đẹp cần cù, tài hoa trong lao động cùng vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, tình
nghĩa của hình tượng con người Việt Bắc. Mượn hình thức trữ tình giàu tính dân
tộc, Tố Hữu đã thể hiện thật thấm thía những tâm tình chung của con người Việt
Nam trong thời đại cách mạng. Đó là lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn –
nội dung trữ tình bao trùm các sáng tác của Tố Hữu.
- Nghệ thuật:
+ đại từ “mình – ta” được sử dụng tài tình, linh hoat
+ giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của điệu thơ lục
bát đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống hình ảnh đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát.
+ Biện pháp tu từ: điệp, đối…

42
4. Nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ
– Về phương diện nội dung:

+ Vẽ lên bức tranh thiên nhiên, cuộc sống Việt Bắc mang nét đặc trưng của một
miền quê đất nước.

+Làm hiện lên hình ảnh những con người Việt Nam với những vẻ đẹp truyền
thống từ ngàn đời: cần cù, tài hoa, thủy chung, tình nghĩa

+ Khẳng định nghĩa tình gắn bó thắm thiết của con người. Đó là ân tình cách
mạng mà chiều sau là truyền thống đạo lí thủy chung của dân tộc.

– Về phương diện nghệ thuật:

+ Sử dụng thành công thể thơ lục bát- thể thơ truyền thống dân tộc.

+ Vận dụng hiệu quả lời ăn, tiếng nói giản dị của nhân dân trong đời sống và ca
dao (tiêu biểu là đại từ ta- mình).

+ Giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết.

+ Ngôn ngữ giàu hình ảnh và nhạc điệu.

Đề 2 : Trình bày cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp thiên và con người Việt
Bắc trong đoạn thơ sau:

Ta về, mình có nhớ ta

…Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung.

Cách làm: Phân tích như đề 1 rồi khái quát như sau:

-Vẻ đẹp thiên nhiên: bức tranh bốn mùa vừa mang nét đặc trưng riêng biệt, vừa
mang nét chung của vùng Việt Bắc thân thương

43
-Vẻ đẹp con người: là trung tâm của cảnh, mang vẻ đẹp giản dị, khỏe khoắn của
người lao động, mang vẻ gần gũi thân thương.

*Nghệ thuật tả cảnh tả người: mang những nét vừa cổ điển, vừa hiện đại

*Đánh giá khái quát về giá trị của đoạn thơ, về phong cách tác giả thể hiện trọng
đoạn trích.

Đề 3
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
Những đường Việt Bắc của ta
Ðêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miềm
Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về
Vui từ Ðồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.
Từ đó nhận xét về khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn được thể
hiện qua đoạn thơ ?

1.Khái quát đoạn thơ


- Vị trí: Nằm trong phần đầu của tác phẩm , là lời của người ra đi nhớ về CS
kháng chiến VB

44
- Nội dung
+ Khung cảnh sôi động của cuộc kháng chiến còn được nhà thơ tập trung miêu
tả qua dòng hoài niệm về hình ảnh những con đường Việt Bắc ban đê. Qua đó,
Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ca ngợi cuộc kháng chiến chống
Pháp oanh liệt của dân tộc ta.
2. Phân tích
-Câu 1,2: miêu tả Hình ảnh những con đường được nhắc đến trong niềm tự hào
sâu sắc:
Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
+ Hai câu thơ gợi không khí thời đại chống Pháp. Từ mọi miền của tổ quốc
những đoàn quân và dân công hướng về mặt trận với không khí sôi động của
ngày tổng tiến công.
+ Cụm từ “những đường VB” vừa gợi ra 1 không gian rộng lớn khắc họa những
con đường cụ thể trải khắp núi rừng, đồng thời mang ý nghĩa biểu tượng cho con
đướng cM như TH từng ngợi ca “ Đường CM dài theo năm tháng”
+ Hình nahr những con đường Vb gắn liền với hai chữ “của ta” khăc shoaj tư thê
làm chủ, tự tin , vững mạnh của quân và dân ta trong kháng chiến. Cảm hứng
này đã nhiều lần xuất hiện trong thơ ca cách mạng, trong các cụm từ ngữ mang
tính chất sở hữu như câu thơ Mây của ta, trời thắm của ta - Nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà (Ta đi tới - Tố Hữu), hoặc câu Trời xanh đây là của chúng ta -
Núi rừng đây là của chúng ta ... Những ngả đường bát ngát... (Nguyễn Đình
Thi).
+ Hình ảnh con đường ra trận được đặc tả trong thời gian “đêm đêm”. Từ láy
toàn phần này diễn tả thời gian liên tục gợi hình ảnh đàon quân nối tiếp bền bỉ,
bất tận
+ hai chữ “rầm rập” vừa gợi âm thanh vừa gợi hình ảnh, diễn tả không khí náo
nức, sôi động, khẩn trương của những ngày kháng chiến
45
+ Câu thơ sử dụng nt so snahs kết hợp với động từ mạnh, âm hưởng thơ tưng
bừng, rộn rã khiến ta có cảm giác cả núi rừng như đang rung chuyển bằng sức
mạnh của con người. Ở đây sức mạnh của con người được đo bằng thước đo
sông núi.
-Câu 3,4: Miêu tả hình ảnh đoàn quân
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan

+ Hai câu thơ sử dụng từ láy giàu giá trị tạo hình và biểu cảm: tiếng điệp điệp
trùng trùng trong câu thơ tiếp theo đã làm hiện lên cảnh những đoàn quân ra
trận vừa đông đảo, vừa mạnh mẽ, hào hùng và dài vô tận như núi rừng trùng
điệp.
+ Cũng như hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, ánh sao đầu súng là
một hình ảnh thực mang vẻ đẹp lãng mạn khi người lính hành quân trong đêm,
những ngôi sao lấp lánh như treo trên đầu mũi súng. Trăng sao luôn là ngươi
bạn đồng hành với các chiến sĩ trong những đêm hành quân gian khổ. Nguyễn
Đình Thi đã viết: “Ngôi sao nhớ ai mà sao lấp lánh - Soi sáng đường chiến sĩ
giữa hàng quân”. Câu thơ là sự kết hợp hài hoà giữa hiện thực và cảm hứng
lãng mạn khi ảnh sao lấp lánh trên trời cao treo trên đầu súng và làm bạn cùng
vành mũ nan quen thuộc của anh vệ quốc - vành mũ từng xuất hiện trong một
bài thơ khác của Tố Hữu: vẫn đôi dép lội chiến trường - vẫn vành mũ lá coi
thường hiểm nguy. Vẻ đẹp của lí tưởng cao cả, của ý chí bất khuất kiên cường đã
được Tố Hữu thể hiện một cách thật lãng mạn ngay trong hình ảnh bình dị, chân
thực của người chiến sĩ trên đường hành quân.
-Câu 5,6: Trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc, con đường ra
trận không chỉ có những đoàn quân vệ quốc mà còn có:
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

46
+ hai câu thơ khắc hạo hình ảnh đoàn dân công sẻ núi san rừng, tải lương
thực quân nhu ra chiến trường. Đây là cảnh tượng hoành tráng của cuộc chiến
tranh nhân dân. Sau này trong kháng chiến chống Mĩ, TH từng ngợi ca
Xuân hãy xem
Cuộc diễu binh của ba mươi mốt triệu nhân dân
Tất cả hành quân
Tát cả thành chiến sĩ
+ Phép đảo ngữ và hai thanh trắc liên tiếp trong các cụm từ đỏ đuốc, nát
đá đã đem đến những ấn tượng kì diệu về sự đông đảo, về sức mạnh, niềm vui
và ánh sáng. Những đoàn dân công tiếp vận, chuyển lương phục vụ chiến hường
cùng bước đi trong đêm, những ánh đuốc soi đường đỏ rực nối tiếp nhau; dân
công ào ạt tiến về phía trước, gió thổi những tàn lửa bay tạt lại phía sau như nối
dài thêm dòng người - dòng ánh sáng tạo ra một cảnh tượng hùng tráng, tưng
bừng, gợi không khí vui tươi, náo nức của ngày hội.
+ Nếu từ láy rầm rập và hình ảnh so sánh như là đất rung miêu tả đoàn
quân vệ quốc bước đều mạnh mẽ thì nghệ thuật thậm xưng trong hình ảnh bước
chân nát đá lại ca ngợi sức mạnh phi thường của những đoàn dân công đông
đảo nối tiếp nhau ngày đêm tải lương, tải đạn ra chiến trường, phục vụ cách
chiến dịch, trực tiếp góp phần vào chiến thắng. Cách nói này còn gợi liên tưởng
tới thành ngữ chân cứng đá mềm trong dân gian, qua đó, nhà thơ đã khắc hoạ
sinh động sức mạnh và ý chí kiên cường của những con người dũng cảm có thể
vượt lên trên mọi khó khăn, có thể chiến thắng mọi gian khổ, thử thách.
-Câu 7,8: Ở đoạn thơ trên, Tố Hữu đã đưa tới một cảm nhận lớn lao về cuộc
kháng chiến khi cả thiên nhiên, rừng núi, đất trời cùng con người đánh giặc, khi
Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây, và khi Đất trời ta cả chiến khu một lòng thì
tới đoạn này, nhà thơ lại ca ngợi sức mạnh kì diệu của con người khi những
bước chân rầm rập của đoàn quân, bước chân nát đá của dân công đã khiến cho
mặt đất như rung chuyển; nhà thơ còn ca ngợi khí thế hào hùng của quân dân

47
Việt Bắc qua những từ ngữ chỉ số lượng đông đảo: điệp điệp trùng trùng, từng
đoàn, muôn... Cảnh tượng còn hùng vĩ, tráng lệ hơn bởi con người luôn bước đi
trong một không gian chan hoà ánh sáng: ánh sáng lung linh của sao trên đầu
súng, ánh sáng rực rỡ của những ngọn đuốc soi đường, ánh sáng lấp lánh huyền
ảo của muôn tàn lửa bay, và đặc biệt là ánh sáng chói loà từ những ngọn đèn pha
của những đoàn xe ra trận giữa thăm thẳm sương dày:
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên
+ Câu thơ có hai thanh trắc liền nhau giữa 6 thanh bằng đem lại ấn tượng về ánh
sáng chói lóa đột ngột trong đêm. Câu thơ bắt nguồn từ cảm xúc hiện thực, đó là
hình ảnh những đoàn xe ô tô tiếp lương chở đạn ra chiến trường, ánh đèn pha bật
sáng xé tan màn đêm dày đặc của núi rừng.Từ cảm xúc hiện thực này, Th còn ca
ngợi sức mạnh của lực lượng quân đội ta, mới ngày nào còn yếu thế “Rừng che
bộ đội…thù” trong những ngày tháng gian khó “mênh mông bốn
mặt….mù” .Vậy mà giờ đây ánh đèn pha bật sáng đầy sức mạnh.
+ Hình ảnh so sánh ở vế sau của câu thơ trước hết miêu tả độ sáng của đèn pha
như ánh sáng ban ngày; nhưng hình ảnh ngày mai lên còn có thể là ẩn dụ cho
ánh bình minh ngày mới tươi sáng, tràn đầy niềm tin và hi vọng - khuynh hướng
sử thi đã gắn kết sâu sắc với cảm hứng lãng mạn làm tăng thêm sức mạnh cho
những con người đang chiến đấu ngay trong gian khổ, nguy nan.
+ Với âm hưởng lãng mạn, khỏe khoắn, hai câu thơ đã dựng lên bức tượng đài
đất nước VN từ máu lửa đau thương đến quật khởi anh hùng. Hình ảnh này ta
cũng từng cảm nhận trong bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
-4 câu tiếp :Kết quả của những đêm dài gian truân, vất vả ấy là:
Tin vui chiến thẳng trăm miền

48
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng
+ Cũng như đoạn thơ trên, những dòng thơ này mang đậm chất diễn ca lịch sử,
ghi lại những địa danh như Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên..., nơi diễn ra những
trận đánh oanh liệt, đặc biệt ghi lại những chiến dịch lớn trong giai đoạn cuối
cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Nhịp thơ nhanh dồn dập, sảng khoái, những từ vui điệp lại trong cả bốn dòng
thơ cùng sự nối tiếp các cụm từ: vui về... vui từ... vui lên ...; những địa danh liên
tiếp hiện ra theo bước đi dồn dập của chiến thắng ... - đó là những yếu tố ngôn từ
đặc sắc thể hiện sinh động không khí náo nức, say mê cùa quân dân Việt Bắc
ngày chiến thắng.
- Nghệ thuật
- Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, giọng thơ sôi nổi, hào hùng, lựa
chọn hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
3. Nhận xét
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng thể hiện đầy đủ phong cách nghệ thuật thơ Tố
Hữu mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Đề tài: phản ánh
cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân vật trữ tình là con người kháng chiến. Tiêu
biểu cho con người Việt nam trong chiến tranh đồng lòng, đồng sức, đoàn kết,
nhất trí để giải phóng đất nước.Nhịp thơ nhanh, chắc gợi không khí khẩn trương,
sôi sục, cũng như những chiến thắng càng ngày càng lớn, càng ngày càng mạnh.
Ngôn ngữ thơ giàu chất nhạc, giàu chất họa. Bên cạnh đó, Tố Hữu còn sử dụng
các biện pháp nghệ thuật: liệt kê (Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên,…); nhân hóa
(rừng che, rừng vây,…); nói quá (bước chân nát đá); sử dụng từ láy (rầm rập,…)
… Những thành công nghệ thuật nói trên đã giúp Tố Hữu làm sống lại một
mảng hiện thực đã qua của cuộc kháng chiến chống Pháp. Cuộc hành quân
mang tính lịch sử của dân tộc lại được nhìn bằng đôi mắt thi sĩ lãng mạn, cảm
49
quan lạc quan hướng về tương lai của người chiến sĩ. Qua không gian rộng lớn,
thời gian đằng đẵng, khí thế hào hùng ở Việt Bắc có thể thấy rõ cuộc kháng
chiến chống Pháp là trường kỳ, gian khổ những dân tộc Việt Nam không nhụt
chí, trái lại vẫn vững vàng, kiên cường, chung sức chung lòng đưa cuộc kháng
chiến tới thắng lợi.

Đề 4: Trong đoạn trích “Việt Bắc”, Tố Hữu viết:

“Những đường Việt Bắc của ta

….

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”.

Trình bày cảm nhận của anh/ chị về cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc
ta trong đoạn thơ trên.

– Nhận xét chung về cuộc kháng chiến:

+ Thể hiện khí thế hào hùng, sức mạnh vô địch của cuộc kháng chiến.

+ Bộc lộ niềm vui to lớn trước những thắng lợi vĩ đại.

+ Khẳng định vai trò to lớn của VB trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Những đặc sắc nghệ thuật: Nhịp thơ đanh gọn, khí thế, hào hùng; hình ảnh bay
bổng, lãng mạng đậm chất sử thi; giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ.

ĐỀ 5
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không?
50
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.

- Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
Từ đó nhận xét về màu sắc dân tộc được thể hiện qua hình thức nghệ
thuật đoạn thơ?
Bài làm
a. Mở bài:
Tố Hữu được coi là tiếng thơ trữ tình chính trị lớn nhất trong nền thơ ca
Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu hấp dẫn người đọc bởi giọng điệu tâm tình, tha
thiết và tính dân tộc đậm đà. “Việt Bắc” được xem là đỉnh cao của thơ Tố Hữu
và là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Khám phá bài thơ
này, có những câu thơ đã để lại trong lòng người đọc những cảm xúc khó quên
bởi màu sắc dân tộc đậm đà trong hình thức nghệ thuật :
“Mình về minh có nhớ ta
.....
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”.
b. Thân bài
b1. (hoàn cảnh sáng tác, kết cấu, cách xưng hô ta – mình, vị trí đoạn thơ).
Năm 1954, đó là thời điểm giao thời của lịch sử, giao thời của lòng người:
Hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, miền Bắc
được giải phóng, Đảng và Chính Phủ rời Việt Bắc về Hà Nội. Nhân những sự
kiện mang tính thời sự ấy, Tố Hữu viết bài thơ “Việt Bắc”. Để bộc lộ cảm xúc,
Tố Hữu sáng tạo ra một kết cấu đặc biệt, đó là cuộc chia tay giữa hai nhân vật
“mình” và “ta”. Sự kiện chính trị trọng đại ảnh hưởng tới đời sống toàn dân tộc
được thể hiện dưới hình thức “tiễn dặn người yêu” của một đôi trai gái, Tố Hữu

51
đã riêng tư hóa được những vấn đề chung khiến yếu tố chính trị mờ đi nhường
chỗ cho cảm xúc. Đây được xem là ma lực riêng của thơ Tố Hữu. Phù hợp với
lối kết cấu ấy là cách xưng hô “ta mình”, là lời của lứa đôi, lời của vợ chồng
khiến lời thơ ngọt ngào, chao liệng như lời ru. Đoạn thơ trên thuộc phần mở
đầu, tái hiện khung cảnh chia tay giữa người đi và kẻ ở.
b2. Cảm nhận đoạn thơ
a.Bốn câu thơ đầu : niềm trăn trở nhớ thương của người ở lại với người ra đi
- Nội dung chủ yếu của hai cặp câu lục bát này chính là những nỗi niềm da diết
được thể hiện trong hai câu hỏi:
Mình về mình có nhớ ta
... Mình về mình có nhớ không
- Mình và ta là những đại từ nhân xưng quen thuộc trong ca dao xưa, là cách
xưng hô bình dị, thương mến vô cùng của tình yêu đôi lứa. Hai câu hỏi trong
đoạn mở đầu đã gợi nhắc tới những câu ca dao nói về cảnh chia tay bịn rịn nhớ
nhung của lứa đôi: mình về có nhớ ta chăng - ta về ta nhớ hàm răng mình cười,
hay Mình về ta chẳng cho về - Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ; Mình về ta dặn câu
này - Dặn dăm câu nhớ, dặn vài câu thương; Mình về có nhớ ta chăng - Ta như
lạt buộc khăng khăng nhớ mình... Tố Hữu đã mượn một hình thức ngôn từ quen
thuộc của văn hoá dân gian để gửi gắm những nội dung tình cảm lớn lao của
thời đại mới; những câu ca ngọt ngào của tình yêu đã trở thành những câu hỏi
xao xuyến của nghĩa tình cách mạng, thể hiện nỗi nhớ nhung của người ở lại với
người về xuôi.
- Đoạn thơ sử dụng phép lặp quen thuộc trong ca dao xưa khiến nỗi nhớ trở nên
miên man, da diết, không thể nguôi ngoai; cũng đồng thời tạo nên âm hưởng day
dứt, trăn trở góp phần thể hiện một trong những cảm hứng chủ đạo của bài thơ:
liệu những người chiến thắng có giữ được tấm lòng chung thuỷ, có mãi nhớ tất
cả những gì đã góp phần làm nên chiến thắng?
- Hai câu thơ lục bát có tới 4 chữ mình và chỉ có một chữ ta. Tương quan ngôn

52
từ ấy đã đem lại cảm giác hình ảnh người ra đi tràn ngập không gian, đầy ắp
trong nỗi nhớ của người ở lại, cũng đồng thời gợi một chút đơn côi, lặng thầm
cho hình ảnh người ở lại nơi núi rừng hoang vắng, hắt hiu...
- Nỗi niềm người ở lại được thể hiện trước hết trong câu hỏi hướng về thời gian:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
+ Trong tiếng Việt, đại từ ấy luôn khiến những danh từ chỉ thời gian đứng trước
nó bị đẩy về một quá khứ thật xa xăm, trở thành khoảng thời gian gợi nỗi nhớ
thương, ngậm ngùi, tiếc nuối. Trong câu thơ của Việt Bắc, mười lăm năm ấy là
khoảng thời gian từ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh (1941 - 1945), và sau
đó là những năm tháng kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), là khoảng thời
gian Việt Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng, trở thành Thủ đô gió ngàn, đó
là thời gian mà ta và mình từng gắn bó, chia ngọt sẻ bùi với biết bao nhiêu tình
sâu nghĩa nặng, biết bao nhiêu “thiết tha mặn nồng”. Giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh nhận xét rằng “Câu thơ “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” mang
dáng dấp một câu Kiều “ Những là rày ước mai ao/ Mười lăm năm ấy biết bao
nhiêu tình”.
+ Nếu câu hỏi thứ nhất Mình về mình có nhớ ta? làm xao xuyến lòng người khi
phảng phất bỏng dáng những câu ca về tình yêu thì câu hỏi thứ hai Mình về
mình có nhớ không? lại khiến người nghe trăn trở suy ngẫm vì sự tha thiết,
nghiêm nghị trong giọng điệu thơ. Câu hỏi này hướng tới không gian:
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
Hai vế của câu thơ đan xen những hình ảnh của cả miền xuôi như cây,
sông và miền núi như núi, nguồn. Hoàn cảnh chia xa, nỗi nhớ và sự gắn bó
khăng khít đã hiện ngay trong cả chia tách và đan xen hoà quyện của ngôn từ.
Nhìn cây, nhìn sông là những hình ảnh nhắc tới một thực tế chắc chắn trong
tương lai khi người kháng chiến đã về xuôi, đã sống với quê hương, với đồng

53
bằng, vì thế cũng có thể coi là biểu tượng cho việc trở về của người kháng chiến
với chốn đô hội phồn hoa; còn nhớ núi, nhớ nguồn là để tâm hồn trở về với quá
khứ, với Việt Bắc, điều này có xảy ra hay không còn tuỳ thuộc vào sự thuỷ
chung của người ra đi. Câu thơ thể hiện mối tương quan giữa thực tế và mong
đợi khiến những vế câu như tiềm ẩn một chữ “có” đầy trăn trở: nhìn cây có nhớ
núi, nhìn sông có nhớ nguồn, về xuôi rồi có còn nhớ Việt Bắc...? Trong câu hỏi
thứ hai, bên cạnh nỗi nhớ nhung, niềm trăn trở của người ở lại, ý thơ còn đem
đến những suy ngẫm sâu xa về nghĩa tình, đạo lí, về cội nguồn chung thuỷ, về
nét đẹp trong đời sống tinh thần của một dân tộc luôn nhắc nhau: uống nước
nhớ nguồn. Đây cũng là một lẽ sống cao cả, một tình cảm lớn đã nhiều lần xuất
hiện trong thơ Tố Hữu (Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay - Ra sông nhớ suối, có ngày
nhớ đêm).
b. Bốn câu tiếp : cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến nhớ nhung của
người đi kẻ ở.
- Câu thơ đầu nhắc tới Tiếng ai tha thiết bên cồn cho thấy những nhớ nhung xao
xuyến, những day dứt trăn trở trong lòng người ở lại đã được người ra đi thấu
hiểu, cảm nhận. Ai chính là người ở lại, nhưng tính chất phiếm chỉ đã đem lại
cảm giác những câu hỏi tha thiết ở 4 câu đầu là tiếng của ai đó chưa nhìn rõ mặt,
mới chỉ như những âm thanh vọng từ cỏ cây, núi rừng Việt Bắc, là tiếng lòng
của người ở lại, tuy nhiên, sự tri âm tri kỉ, đồng thanh tương ứng đã khiến họ
thấu hiểu lòng nhau, người ở lại thiết tha, người ra đi tha thiết, hô ứng, đồng
cảm, đồng vọng.
- Những âm thanh ấy cứ quấn quít, vương vấn theo từng bước chân khiến người
đi:
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Sự đăng đối trong hai vế câu thơ đã góp phần thể hiện sự đăng đối đồng điệu
trong cảm xúc con người. Bâng khuâng là từ láy gợi ra những trạng thái cảm xúc
mơ hồ khó tả bởi sự đan xen buồn vui, luyến tiếc, nhớ nhung khiến con người

54
như ngơ ngẩn. Bồn chồn là tâm trạng thấp thỏm nôn nao khiến con người không
yên, tuy cũng là từ láy miêu tả trạng thái cảm xúc nhưng bồn chồn nhiều khi
không dừng lại ở những nỗi niềm trong tâm tưởng mà còn có thể ngoại hiện
trong ánh mắt, dáng vẻ, hành động... Vì thế, câu thơ không chỉ thể hiện nỗi bịn
rịn, nhớ nhung trong lòng mà còn gợi tả cả những bước chân ngập ngừng, lưu
luyến của người đi.
-Trong giờ phút chia li, nếu tiếng ai là những âm thanh mơ hồ vì thực ra nó là
tiếng lòng người ở lại, là tiếng vọng từ trong tâm tưởng, trong cảm nhận của
người ra đi thì hình ảnh chiếc áo chàm lại cụ thể đến nao lòng:
Áo chàm đưa buổi phân li
Đây là biểu tượng đơn sơ mà xúc động về những người dân Việt Bắc
nghèo khổ, nghĩa tình, sắc áo chàm có thể nhoà mờ trong khói sương rừng núi
nhưng sẽ vĩnh viễn in đậm trong nỗi nhớ thương của người về xuôi. Hình ảnh
hoán dụ về chiếc áo chàm vừa gợi ra trang phục đặc trưng của người Việt Bắc
vừa khắc hoạ tính cách mộc mạc, tấm lòng son sắt của họ với cách mạng, với
kháng chiến. Câu thơ đồng thời cho thấy sự xót xa và niềm cảm phục, thương
mến của người đi với những người Việt Bắc.
-Những nỗi niềm lưu luyến trong cảnh chia tay được thể hiện rõ nét trong cử chỉ
cầm tay nhau chứa chan ân tình xúc động; trong sự lặng im vì biết nỗi gì hôm
nay, khi mọi lời nói đều bất lực, đều không thể diễn tả những nỗi niềm đang dâng
trào mãnh liệt; sự ngập ngừng đặc biệt hiện ra trong nhịp thơ 3/3/2 bồn chồn day
dứt thay thế cho nhịp chẵn êm đềm thông thường của thể thơ lục bát:
Cầm tay nhau, biết nói gì hôm nay
Đây là hình ảnh đôi bàn tay trong thơ Chính Hữu:
“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
Đây là hình ảnh bày tay trong thơ Lê Anh Xuân:
“Ta run run nắm lấy bàn tay
Thương nhớ dồn trong tay ta nóng bỏng”.

55
Đoạn thơ đã miêu tả cảnh chia tay giữa người dân Việt Bắc với những người
kháng chiến từ nỗi bâng khuâng trong tâm trạng, sự ngập ngừng mỗi bước chân
đi, cử chỉ cầm tay nhau thân thương, trìu mến cho đến cả sự im lặng không lời
đầy xúc động... Bốn câu thơ vừa là sự đồng vọng, nhớ nhung của người về xuôi
với người ở lại, vừa tái hiện cảnh tiễn đưa bịn rịn, lưu luyến sâu nặng nghĩa tình
trong ngày chiến thắng.
c.Nhận xét : TH đã có đóng góp lớn cho thơ ca viết về sự chia li- một đè tài
phổ biến của thơ ca xưa
+ Lí bạch viết về cuộc chia ly cách đây 5 thế kỉ
Chia phôi khác cả mối lòng
Người như mây nổi kẻ trông bóng tà
+ Nguyễn Bính có những vần thơ mộc mạc như cac dao mà tài hoa
Hôm nay dưới bến xuôi đò
Thương nhau qua cửa tò vò nhìn nhau
Anh đi đấy, anh về đâu?
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm...
+ Nguyễn Mỹ có cả “cuộc chia ly màu đỏ” rất hiện địa mà không kém phần da
diết
Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai hồng
Trưa một ngày sắp ngả sang đông
Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ


Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
Chồng của cô sắp sửa đi xa
Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

56
Chiếc áo đỏ rực như than lửa
Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
Không che được nước mắt cô đã chảy
Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời
 nếu Lí Bạch cổ điển, NB dân gian, Nguyễn Mỹ hiện đại thì TH là cầu nối
giwuax ba điều ấy nên thgow TH vừa truyền thống vừa HĐ bởi nói đến những
điều mới mẻ, thân thuộc về CM về quê hương bằng giọng thơ từ ngàn xưa tha
thiết, dằm thăm. Hơn nữa, Th đã tạo 1 sắc thái mới cho thơ ca chia li. Nếu thơ ca
chia ly trong văn học cổ điển chất chứa nỗi sầu
Cùng trông lại mà cũng chẳng thấy

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

Ngàn dâu xanh ngắt một màu

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?

(Sau phút chia li - Trích Chinh phụ ngâm khúc)

Thì thơ TH dù da diết quyến luyến song tràn ngập lòng yêu đời, yêu thiên nhiên
con người, chia tay để rồi gặp lại, cả người đi và kẻ ở đều hướng về tương lai
tươi sáng
b3: Nhận xét màu sắc dân tộc được thể hiện qua hình thức nghệ thuật đoạn
thơ?
Tố Hữu là nhà thơ dân tộc trong cái ý nghĩa đầy đủ và tự hào của khái
niệm này. Kế tục truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian và thơ cổ
điển, thơ Tố Hữu nói chung và bài thơ Việt Bắc nói riêng đậm đà tính dân tộc
trong cả nội dung và hình thức biểu hiện.Tính dân tộc của thơ Tố Hữu được thể

57
hiện xuyên thấm trong Việt Bắc: Về nội dung (phản ánh và thể hiện được đời
sống tinh thần, đời sống tâm hồn, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của dân tộc).
Hình thức (có ngôn ngữ nghệ thuật, thể thơ và nhạc điệu mang đậm màu sắc dân
tộc góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt). Tuy nhiên đề chỉ yêu cầu
làm sáng tỏ tính dân tộc trong hình thức. Cụ thể:
- Thể thơ: Tố Hữu đã sử dụng thể thơ truyền thống của dân tộc: lục bát.
Thi sĩ đã sử dụng rất nhuần nhuyễn thể thơ này và có những biến hóa ,sáng tạo
cho phù hợp với nội dung, tình ý câu thơ.
- Kết cấu: Kết cấu theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao
dân ca là kết cấu mang đậm tính dân tộc,và nhờ hình thức kết cấu này mà bài
thơ có thể đi suốt 150 câu lục bát không bị nhàm chán.
- Hình ảnh: Tố Hữu có tài sử dụng hình ảnh dân tộc một cách tự nhiên và
sáng tạo trong bài thơ: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn; mưa nguồn suối
lũ;
- Ngôn ngữ và các biệp pháp tu từ: Tính dân tộc được thể hiện rõ nhất
trong cặp đại từ nhân xưng'' ta - mình, mình - ta'' quấn quýt với nhau và đại từ
phiếm chỉ ''ai'' (dẫn chứng). Đây là một sáng tạo độc đáo và cũng là một thành
công trong ngôn ngữ thơ ca của Tố Hữu. Các biện pháp tu tù quen thuộc: sử
dụng từ láy, điệp từ, so sánh, nhân hoá...
- Nhạc điệu: Trong bài thơ là nhạc điệu dân tộc từ thể thơ lục bát: nhịp
nhàng tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến hóa, sáng tạo, không đơn điệu
Bởi thế, 8 câu thơ đầu đã diễn tả thật xúc động những quyến luyến thiết
tha, những băn khoăn trăn trở của người ở lại. Trong cuộc chia tay đặc biệt này,
họ chưa chia xa mà đã nhớ thương vời vợi, chưa cách biệt mà đã khao khát
mong chờ. Tình nghĩa thủy chung, sự gắn bó giữa đồng bào Việt Bắc với người
cán bộ kháng chiến phản ánh truyền thống đạo lí từ ngàn đời của dân tộc. Nói
đến ân nghĩa thủy chung, Tố Hữu nói lên được niềm tự hào về truyền thống
nhân ái của dân tộc. Hiện thực Cách mạng được Tố Hữu phản ánh một cách

58
chân thực, gợi cảm phù hợp với tình cảm của dân tộc. Đoạn thơ là nỗi nhớ
thương, lưu luyến trong giây phút chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc,
quê hương Cách mạng, với đất nước và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã
thành kỉ niệm khiến niềm vui hiện tại luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ
và niềm tin ở tương lai. Đoạn thơ là khúc hát tâm tình chung của con người Việt
Nam trong kháng chiến mà bề sâu của nó là truyền thống ân nghĩa, là đạo lý
thủy chung của dân tộc. Đó là biểu hiện của tính dân tộc trong bài thơ “Việt
Bắc”.

Đề 6
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Trích Viết Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD)
Cảm nhận đoạn thơ trên trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu và chỉ ra
chất dân gian trong đoạn thơ.

3. Chỉ ra chất dân gian trong đoạn thơ


- Tám dòng thơ đầu là cuộc chia tay đầy lưu luyến, bịn rịn nhưng là cuộc
chia tay lớn mang tính chất chính trị trọng đại qua hình thức của cuộc chia tay
tình tứ của lứa đôi. Đoạn thơ đậm đà tính dân tộc, với thể thơ lục bát truyền
thống được sử dụng nhuần nhuyễn, kết cấu đối đáp, cách ví von thường thấy
trong ca dao được sử dụng sáng tạo, cặp đại từ nhân xưng mình – ta với sự biến

59
hóa linh hoạt, tác giả đã tạo dựng được hình tượng kẻ ở, người đi đại diện cho
tình cảm của cả cộng đồng.

Đề 7
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...

Nhớ gì như nhớ người yêu


Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia sông Ðáy, suối Lê vơi đầy
Ta đi, ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi...
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Ðịu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
Nhớ sao lớp học i tờ
Ðồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.

60
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa...

Từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện qua
đoạn thơ?
Bài làm
1. Khái quát vị trí
Nếu ở những khổ thơ trước là khung cảnh chia tay, là tâm tình của người
ở lại thì bây giờ đoạn thơ này là tâm tình của người ra đi.
2. Cảm nhận đoạn thơ
2.1 Bốn câu đầu
khẳng định nỗi nhớ, sự thuỷ chung son sắt của người ra đi khi từ biệt quê
hương cách mạng về xuôi
- Câu thơ đầu gồm hai tiểu đối trong đó nhà thơ sử dựng phép lặp đan xen
giữa ta - mình cùng từ với như một thứ keo gắn kết Ta với mình, mình với ta.
Kết cấu ngôn ngữ đặc sắc ấy đã gợi tả sự quấn quít, giao hoà giữa người đi, kẻ ở
khăng khít không thể tách rời.
- Sau câu thơ thể hiện sự gắn bó thân thiết giữa mình và ta là một lời
khẳng định sắt son của người ra đi:
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh.
Nghĩa tiếng Hán của cụm từ sau trước chính là thủy chung, sống có trước
có sau là đạo lí thuỷ chung truyền thống của người Việt Nam từ bao đời nay.
Nhưng với những ý nghĩa của cụm từ sau trước, ý thơ không chỉ khẳng định sự
thuỷ chung mà còn lí giải sự thuỷ chung một cách sâu xa, thuyết phục. Sau
trước còn gợi một khoảng thời gian dài từ trước đến sau, từ quá khứ qua hiện tại
đến tương lai, thức lâu mới biết đêm dài, thời gian khiến con người thêm hiểu
lòng nhau. Khi đã có những năm tháng gắn bó trong quá khứ, khi cùng nhau
chung vai gánh vác những khó khăn gian khổ, cùng nhau chia sẻ những tâm

61
tình, tình cảm giữa họ thêm mặn mà, đằm thắm; đinh ninh là chắc chắn, là
không quên, không đổi, tình cảm đã mặn mà trong quá khứ sẽ mãi bền chặt theo
thời gian, không bao giờ nhạt phai, thay đổi.
- Hai câu cuối như một lời thề chung thuỷ:
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy
nhiêu
Nếu người ở lại băn khoăn, trăn trở trong một câu hỏi hàm chứa bao ý
nghĩa sâu xa: mình đi, mình có nhớ mình thì người đi cũng trả lời trong một sự
hô ứng, đồng vọng, đồng cảm: mình đi mình lại nhớ mình. Vẫn là cách sử dụng
tinh tế đại từ mình ở cuối câu thơ với nhiều nét nghĩa: nếu hiểu mình là người ở
lại, câu trả lời của người đi thể hiện nỗi nhớ nhung tha thiết của những con
người có sự gắn bó, hoà nhập sâu sắc bởi ta với mình tuy một mà hai; nếu hiểu
mình là người đi, câu thơ sẽ là lời khẳng định: ánh đèn thành phố và cuộc sống
hoà bình sẽ không bao giờ có thể khiến người trở về quên vầng trăng tình nghĩa,
không bao giờ quên quá khứ đẹp đẽ, nghĩa tình, càng không bao giờ đánh mất
chính mình, không bao giờ phụ tình yêu thương của Việt Bắc. Câu 8 xuất hiện
một hình ảnh so sánh phảng phất phong vị ca dao đình bao nhiêu ngói thương
mình bấy nhiêu. Hình ảnh Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu trước
hết đã nhấn mạnh sắc thái và mức độ của nỗi nhớ. Nỗi nhớ vốn là một khái niệm
trừu tượng, nay được cụ thể hoá, được định lượng, hiện hữu như nước trong
nguồn, đầy ắp, lặng thầm và vô tận; sau nữa, hình ảnh nước trong nguồn còn gợi
những suy ngẫm sâu xa về nguồn cội, về đạo lí thuỷ chung tình nghĩa uống
nước nhớ nguồn. Hình ảnh so sánh trong câu thơ còn như thầm đáp lại sự trăn
trở của Việt Bắc: mình về mình có nhớ không - nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ
nguồn?
2.2. Mười tám câu tiếpNỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với thiên nhiên, con
người Việt Bắc, với cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến.

62
“Nhớ gì như nhớ người yêu
…..
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
a.Sáu câu đầu: nhà thơ đã thể hiện nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với
những vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Việt Bắc.
- Cả 3 cặp câu lục bát đều bắt đầu bằng một chữ nhớ thật tha thiết, sắc
thái và mức độ của nỗi nhớ được miêu tả qua một so sánh ngọt ngào, thấm thía:
Nhớ gì như nhớ người yêu.
Nhớ người yêu là nỗi nhớ ám ảnh, thường trực, không thể nguôi ngoai,
vơi cạn, một nỗi nhớ nhiều khi mãnh liệt đến phi lí như cảm nhận của Xuân
Diệu: “Uống xong lại khát là tình - Gặp rồi lại nhớ là mình với ta", đó là nỗi
nhớ từng khiến chính Tố Hữu đã ngạc nhiên: “Lạ chưa, vẫn ở bên em- Mà anh
vẫn nhớ, vẫn thèm gặp em". Có thể coi đây là một so sánh thể hiện sắc thái đặc
biệt nhất và mức độ cao nhất cho nỗi nhớ của con người. Qua so sánh ấy, Tố
Hữu đã bộc lộ sự gắn bó sâu nặng và nỗi nhớ thương của người về xuôi với
mảnh đất và con người Việt Bắc.
- Và có lẽ chính sự liên tưởng ngọt ngào tới tình yêu đã khiến những hình
ảnh sau đó của thiên nhiên Việt Bắc cũng thấm đẫm hương vị tình yêu. Từng
cảnh vật của Việt Bắc trong mọi thời gian và không gian đã liên tiếp, dồn dập
hiện ra trong nỗi nhớ của người đi: Việt Bắc khi thơ mộng vói ánh trăng bàng
bạc thấp thoáng nơi đầu núi, khi ấm áp nhạt nhoà trong ánh nắng chiều lưng
nương, lúc lại mơ hồ huyền ảo giữa những bản khói cùng sương, và nhất là luôn
nồng đượm ân tình bởi sự quấn quít với hình ảnh con người khi sớm khuya bếp
lửa người thương đi về... Nếu trong câu thơ đầu, người Việt Bắc mới chỉ hiện lên
trong so sánh với nỗi nhớ người yêu thì tới câu thơ này, họ đã thực sự trở thành
người thương trong lòng người về xuôi. Những cành vật ở Việt Bắc dù có tên
như ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê hay không tên như bờ tre, rừng nứa..., tất cả

63
đều in đậm trong nỗi nhớ của người ra đi, đó là nỗi nhớ không thể nguôi ngoai,
vơi cạn dù nước suối sông có lúc vơi đầy. Từ nhớ và cụm từ nhớ từng điệp lại
nhiều lần trong đoạn thơ cho thấy nỗi nhớ da diết sâu đậm của người đi không
chỉ với những cảnh vật cụ thể, thân thuộc mà còn là nỗi rnhớ bao trùm, toàn vẹn
với tất cả những gì thuộc về Việt Bắc.
b. 12 câu cuối: Hình ảnh con người Việt Bắc đã xuất hiện qua những hoài
niệm xúc động về cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến.
- Như để trả lời câu hỏi tha thiết của người dân Việt Bắc: “Mình đi có nhớ
những ngày”, người đi đã khẳng định: “Ta đi, ta nhớ những ngày”, và ngay sau
đó là sự lí giải thấm thìa, chân tình cho nỗi nhớ: Mình đây ta đó, đắng cay ngọt
bùi - họ đã từng bên nhau trong suốt mười lăm năm ấy, từ khi kháng Nhật, thuở
Việt Minh cho đến những năm tháng kháng chiến chống Pháp, đã từng chung vai
sát cánh, đã từng chia sẻ với nhau bao cay đắng, ngọt bùi từ mưa nguồn suối lũ,
lau xám, mây mù cho đến bát cơm chấm muối, mối thù nặng vai, cùng nhau viết
nên những trang sử hào hùng oanh liệt nơi Tân Trào, Hồng Thái... những ngày
tháng ấy đã làm nên sự gắn bó, thấu hiểu, nghĩa tình. Và đó cũng là nguyên nhân
làm nên nỗi nhớ sâu đậm của người ra đi với người ở lại.
- Mở đầu cả đoạn thơ nói về nỗi nhớ là một chữ thương xót lòng, sau đó,
quá khứ đã hiện ra với cả gian truân và tình nghĩa:
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Sắn lùi... bát cơm sẻ nửa ... chăn sui... là những hình ảnh cụ thể và chân
thực cho thấy cuộc sống kháng chiến gian khổ và thiếu thốn vô cùng. Đối diện
với người kháng chiến không chỉ có kẻ thù mà còn cả cái đói, cái rét, họ đã cùng
đồng bào Việt Bắc vượt qua những khó khăn, thử thách không chỉ bằng sức
mạnh của lòng dũng cảm mà còn bằng sức mạnh của tình thương. Những động
từ chia ...sẻ ... đắp cùng đã thể hiện nghĩa tình cảm động giữa những người dân
Việt Bắc và bộ đội, cán bộ, họ đã chia sẻ với nhau từ miếng ăn ngày đói đến hơi

64
ấm trong đêm lạnh. Tình thương đã đem đến cho họ sức mạnh để chiến đấu và
chiến thắng, tình thương cũng là cội nguồn sâu xa nhất của nỗi nhớ nhung và
tình nghĩa thuỷ chung.
GV: Đây là những hình ảnh chân thực cho thấy cuộc sống kháng chiến
gian khổ và thiếu thốn vô cùng. Cuộc kháng chiến chống Pháp bắt đầu với với
muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Ta gặp sự khó khăn thiếu thốn ấy trong những
câu thơ của Chính Hữu.

Áo anh rách vai


Quần tôi có vài mảnh vá
Và cũng khó khăn thiếu thốn ấy trong thơ Quang Dũng
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm”.
Trong bài thơ này, Tố Hữu không né tránh hiện thực ấy, nhưng thơ của Tố
Hữu không nghiêng về khó khăn, thiếu thốn mà nghiêng về sự sẻ chia, tình đồng
bào, đồng chí ấm áp thân thương như tình cảm gia đình ruột thịt. Đây là một đạo
lý tốt đẹp của con người Việt Nam, giúp đân tộc Việt Nam vượt qua bao thăng
trầm của lịch sử.
-Hình ảnh cuộc sống gian khổ, đói nghèo và sự vất vả, cực nhọc của người dân
Việt Bắc trong những công việc thầm lặng hàng ngày góp phần phục vụ cách
mạng và kháng chiến đã trở thành nỗi nhớ xót xa trong lòng người đi:
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp
ngô
Câu thơ miêu tả một hình ảnh cụ thể, quen thuộc trong cuộc sống hàng
ngày của người dân Việt Bắc: những người mẹ địu con cùng đi làm rẫy, làm
nương. Hai thanh sắc liên tiếp trong cụm từ nắng cháy cùng hàm nghĩa ẩn dụ
không chỉ gợi ra cả một vạt nương ngập nắng, gợi ra những tia nắng gay gắt chói

65
chang làm cháy rát lưng người mà còn khiến câu thơ như nhói lên niềm thương
cảm. Câu thơ sau có tới 3 động từ: địu ... lên ... bẻ như muốn thể hiện công việc
vất vả, cơ cực của người mẹ Việt Bắc, nhưng đổi lại thành quả lao động lại chỉ là
từng bắp ngô nhỏ nhoi, ít ỏi. Không gian làm việc khắc nghiệt cùng sự tương
phản giữa công việc và thành quả cho thấy sự cực nhọc của con người trong
cuộc sống lao động phục vụ kháng chiến, làm tăng thêm cả nỗi xót thương lẫn
niềm cảm phục trong trái tim người đi.
-Người ra đi không chỉ nhớ những hình ảnh của cuộc sống đói nghèo hay gian
nan vất vả, tâm trí họ còn in đậm những kỉ niệm đẹp đẽ, thân thương, những nếp
sống yên bình thơ mộng của cuộc sống núi rừng thời kháng chiến. Nỗi nhớ
hướng đến những lớp học i tờ - hình ảnh cảm động của phong trào Bình dân học
vụ, xoá nạn mù chữ ngày đầu kháng chiến; hình ảnh gợi tới những tiếng đánh
vần ngọng nghịu, những nét chữ viết vụng về, những say mê, háo hức của người
dân miền núi khi được học con chữ của cách mạng, của Bác Hồ trong những lớp
học tranh thủ ngoài thời gian lao động và chiến đấu:
Nhớ sao lớp học i tờ
-Nỗi nhớ còn hướng tới những đêm liên hoan đầm ấm giữa người dân Việt Bắc
với cán bộ kháng chiến, nhớ từ âm thanh tha thiết của tiếng ca vang núi đèo tới
những lung linh, náo nức của đồng khuya đuốc sáng:
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi
đèo.
Những cảnh tượng bình dị, thân thuộc của cuộc sống nơi núi rừng còn
hiện ra trong những âm thanh rất gợi cảm của tiếng mõ rừng chiều, tiếng chày
đêm nện cối, tiếng suối thoảng xa vời vợi..., những âm thanh vừa gợi cảm giác
êm đềm yên ả, vừa phảng phất chút hoang vắng tiêu sơ, cho thấy tình cảm thắm
thiết, nỗi nhớ thương sâu đậm, nỗi xao xuyến bùi ngùi của người ra đi với cuộc
sống và con người nơi chiến khu Việt Bắc.

66
3. Nhận xét phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
Đoạn thơ tuy ngắn nhưng thể hiện đầy đủ phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
- Tiếng thơ trữ tình – chính trị (sự kiện lịch sử năm 1954 trở thành cảm hứng )
- Tính dân tộc đậm đà
Bài thơ sử dụng thể thơ lục bát. Một thể thơ truyền thống của dân tộc phù
hợp với những vấn đề đạo lý và nghĩa tình. Nhịp thơ chậm, thể hiện tiếng lòng
của người ra đi lưu luyến, lâng khuâng, bin rịn. Ngôn ngữ thơ bình dị, dễ hiểu,
giàu hình ảnh, giàu chất nhạc. Bên cạnh đó Tố Hữu sử dụng rất nhiều biện pháp
nghệ thuật: lặp từ “nhớ, nhớ sao) nhân hóa, so sánh, sử dụng thành ngữ, …
những thành công nghệ thuật nói trên đã giúp cho Tố Hữu làm sống lại một
mảng hiện thực đã qua của cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà thơ đã khái quát
được cuộc sống sinh hoạt ở chiến khu Việt Bắc gian nan, nghèo khó mà nghĩa
tình, lạc quan. Điều quan trọng nhất đó là Tố Hữu gửi vào những lời thơ ấy ân
tình sâu nặng của người cán bộ với Việt Bắc - mảnh đất là cái nôi của cách
mạng.

Đề 8
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Việt Bắc
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

67
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
Từ đó nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn con người kháng chiến được thể hiện
qua đoạn thơ?

Bài làm
1.Vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ trên là khúc tâm tình của người ở lại.
2. Cảm nhận đoạn thơ
2.1. Khái quát cách sử dụng căp đại từ xưng hô “mình-ta”
-Mở đầu cho khúc tâm tình của người ở lại là cách xưng hô “ta - mình”. Kẻ ở
người đi đã chọn cặp đại từ xưng hô “ta - mình” vừa quen thuộc vừa thân thiết,
gắn bó. Quen thuộc vì nó gợi nhắc ta nhớ đến những khúc hát yêu thương, tình
nghĩa của ca dao, dân ca. Thân thiết, gắn bó vì lẽ người ta thường sử dụng cách
xưng hô “ta - mình” trong tình yêu đôi lứa, tình vợ chồng keo sơn bền chặt. Cặp
đại từ “mình - ta” trong kết cấu đối đáp đã đem lại màu sắc trữ tình cho tác
phẩm. Chuyện nghĩa tình Cách mạng, chuyện ăn quả nhớ kẻ trồng cây, chuyện
ân tình kháng chiến, uống nước nhớ nguồn đã hóa thành chuyện riêng tư mình -
ta, đôi lứa gửi trao khi tạm phải chia xa. Cứ thế lời thơ hòa quyện ngọt ngào đi
vào lòng người, nhắc nhở thấm thía bằng tiếng nói của tình thương mến.
- Có một điều thật lạ trong đoạn thơ này là cặp từ “đi-về” hoán đổi vị trí cho
nhau, nghĩa là, “ta” ra đi tức là “ta” ở lại, “mình” ở lại nghĩa là “mình” ra đi.
Trong “ta” có “mình”, trong “mình” có “ta”. Đây không phải chia tay mà chỉ là
sự xa cách tạm thời về không gian địa lý. Vì thế, có lưu luyến, nhớ thương, có
bâng khuâng, bồn chồn nhưng vẫn hy vọng về một ngày mai tươi sáng.
2.2. Bốn câu đầu: Người ở lại nhắn người ra đi hãy nhớ về buổi đầu kháng
chiến gian khổ nhưng nghĩa tình:
“Mình, đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù

68
Mình, về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.”
+ Người ở lại dự cảm sự đổi thay trong xa cách nên cất tiếng lòng nhắc nhở
người ra đó có nhớ cuộc sống sinh hoạt ở nới núi rừng Việt Bắc:
“Mình, đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”
Hình ảnh “Mưa nguồn suối lũ” kết hợp với cách nói tăng tiến “những”,
“cùng” gợi một Việt Bắc dữ dội, hoang sơ, bí hiểm. Mặt khác, từ hình ảnh thiên
nhiên khắc nghiệt, Tố Hữu gợi ra những khó khăn dồn dập liên tục trong buổi
đầu Cách mạng. Khi đó, người cán bộ cách mạng trèo đèo, lội suối đến với Việt
Bắc, cùng nhân dân lập căn cứ cách mạng. Như vậy, ngay từ buổi đầu, người đi-
kẻ ở đã đồng cam cộng khổ, gắn bó nghĩa tình.
+ Nhưng Việt Bắc không chỉ hoang sơ, dữ dội mà còn nghèo nàn, khó khăn,
thiếu thốn:
“Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai.”
+ Cuộc kháng chiến chống Pháp bước đầu với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn.
Điều này ta từng gặp trong thơ Chính Hữu:
“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”

Ta cũng từng gặp trong thơ Quang Dũng:


“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm.”
Tố Hữu không né tránh hiện thực này. Hình ảnh “miếng cơm chấm muối”
là hình ảnh chân thực được rút ra từ cuộc kháng chiến gian nan, thiếu thốn. Ở
đây, Tố Hữu dùng tiếu đối, tách câu thơ làm hai vế: Miếng cơm chấm muối/ Mối
thù nặng vai, để làm nổi bật một bên là cuộc sống thiếu thốn, gian khổ, bên kia

69
là lòng căm thù giặc. Cách nói của Tố Hữu thật giàu hình ảnh, mới mẻ, sâu xa.
Người đi kẻ ở đoàn kết một lòng vượt qua khó khăn, thiếu thốn. Đây là phẩm
chất cao đẹp của con người Việt Nam khi đất nước có chiến tranh. Xưa trong
“Bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi cũng đã từng viết:
“Nhân dân bốn cõi một nhà dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử hòa nước sông chén rượu ngọt ngào”.
2.3. Bốn câu tiếp: Không chỉ nhắn gửi người ra đi hãy nhớ về cảnh sắc núi rừng
Việt Bắc mà người ở lại còn nhắn gửi người ra đi hãy nhớ về cuộc sống nơi đây
nghèo khổ mà nghĩa tình:
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”
+ Ở đây, Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa và hoán dụ “Rừng núi” là cách
nói hoán dụ chỉ đồng bào Việt Bắc. “Rừng núi nhớ ai” là muốn nói đồng bào
Việt Bắc nhớ người cán bộ kháng chiến, một nỗi nhớ tràn ngập không gian. Vì
thế “trám bùi để rụng, măng mai để già”. Đây là ẩn dụ có tới hai nét nghĩa. Ta
có thể hiểu là đồng bào Việt Bắc muốn dành tặng những món ăn này cho người
chiến sĩ, mong ước ngày gặp lại. Nhưng người chiến sĩ đã về xuôi, vì thế “trám
bùi”, “măng mai” biết để cho ai, chắc là chỉ để “rụng”, để “già” mà thôi. Ta
cũng có thể hiểu theo nét nghĩa thứ hai: “Trám bùi” là một sản vật quý giá,
“măng mai” thể hiện sự tươi non vậy mà đang ở trạng thái "rụng”, “già”. Phải
chăng thể hiện sự trống trải, cô đơn trong lòng người ở lại.
+ Lời thơ còn khắc họa hình ảnh một Việt Bắc xa xôi nhưng ấm áp nghĩa tình:
“Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son.”
Đây là một câu thơ tuyệt hay. Cái hay của nó nằm ở sự chân thực và giản
dị: Những mái nhà tranh vách đất, những ngọn lau xám hắt hiu trước gió, bữa ăn

70
chỉ có sắn, khoai... Việt Bắc nghèo nhưng “đậm đà lòng son”, thủy chung nghĩa
tình. Ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng đảo ngữ, từ láy làm sáng lên tấm lòng
cao quý, đùm bọc chở che của nhân dân kháng chiến với cán bộ cách mạng, đó
chính là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của nhân dân Việt Bắc.
2.4: Bốn câu cuối: Đoạn thơ khép lại bằng lời nhắn gửi của người ở lại tới
người ra đi hãy coi Việt Bắc như quê hương của mình:
“Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?”
“Núi non” là hình ảnh hoán dụ để chỉ đồng bào Việt Bắc, đó là vẻ đẹp của
thiên nhiên, của con người biết bao ân tình, người ra đi làm sao có thể nguôi
quên. Người ở lại mong người ra đi hãy tự hào về những trang sử hào hùng,
những địa danh, tên đất, tên làng đã trở thành dấu son chói lọi của Việt Bắc:
Việt Bắc là nơi thành lập mặt trận Việt Minh (1941) để lãnh đạo toàn dân kháng
chiến chống Pháp “cây đa Tân Trào”, “mái đình Hồng Thái” là nơi họp quốc
dân đại hội, nơi làm lễ xuất quân của Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
Từ “mình” trong câu thơ “mình đi, mình có nhớ mình” xuất hiện ba lần có tính
đa nghĩa, nó vừa chỉ đồng bào Việt Bắc, vừa chỉ người cán bộ kháng chiến về
xuôi. Đồng bào Việt Bắc muốn nhắc nhở người ra đi đừng đánh mất mình trong
một hoàn cảnh mới. Câu thơ cuối có một sự đổi chỗ thật thú vị, lẽ ra phải viết
“Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào” thì ở đây Tố Hữu lại viết “Tân Trào,
Hồng Thái, mái đình, cây đa”. Nghĩa là Việt Bắc chính là quê hương yêu dấu, là
một phần đời, một phần kí ức không thể phai nhòa. Giống như Đỗ Trung Quân
đã từng viết:
“Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
3. Nhận xét về vẻ đẹp tâm hồn con người kháng chiến được thể hiện qua

71
đoạn thơ
Mười hai câu thơ đã diễn tả thật xúc động những quyến luyến, thiết tha,
những băn khoăn trăn trở của người ở lại. Trong cuộc chia tay đặc biệt này, họ
chưa chia xa mà đã nhớ thương vời vợi, chưa cách biệt mà đã khao khát mong
chờ. Tình nghĩa thủy chung, sự gắn bó giữa đồng bào Việt Bắc với người cán bộ
kháng chiến phản ánh truyền thống đạo lý từ ngàn đời của dân tộc. Nói đến ân
nghĩa, thủy chung, Tố Hữu nói lên được niềm tự hào về truyền thống nhân ái
của dân tộc. Hiện thực Cách mạng được Tố Hữu phản ánh một cách chân thực,
gợi cảm phù hợp với tính chất của dân tộc. Đó là biểu hiện của tính dân tộc
trong bài thơ “Việt Bắc”. Đoạn thơ là nỗi nhớ thương, lưu luyến trong giây phút
chia tay, là nghĩa tình thắm thiết với Việt Bắc, quan hệ cách mạng, với đất nước
và nhân dân, với cuộc kháng chiến nay đã thành kỉ niệm khiến niềm vui hiện tại
luôn gắn kết với nghĩa tình trong quá khứ và niềm tin ở tương lai. Đoạn thơ là
khúc hát tâm tình của đồng bào Việt Bắc mà bề sâu của nó là truyền thống ân
nghĩa, là đạo lý thủy chung của dân tộc. Đoạn thơ trên tuy ngắn nhưng cũng
giúp người đọc nhận ra ưu thế riêng của thơ Tố Hữu, đậm đà tính dân tộc, chất
trữ tình và chính trị kết hợp hài hòa. Tố Hữu đã sử dụng thể thơ lục bát - một thể
thơ truyền thống của dân tộc, sử dụng những hình ảnh quen thuộc (mái đình, cây
đa.), cách xưng hô “ta - mình” đem lại màu sắc trữ tình cho tác phẩm... Cách
liên tưởng so sánh trong bài thơ đã có tác dụng mở rộng về không gian của nỗi
nhớ, làm cho kỉ niệm cứ tuôn trào ra tầng tầng, lớp lớp. Tình cảm như thấm
đượm, trải rộng ra cảnh vật

Đề 9:

– Mình đi, có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?

Mình về, có nhớ chiến khu


72
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?

Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già

Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

– Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu…

(Việt Bắc – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12, tập Một)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ
trên. Từ đó, nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu.

1. Cảm nhận vẻ đẹp của tình cảm quân dân trong đoạn thơ:

– Đoạn thơ gồm lời hỏi và lời đáp của người ở lại (nhân dân Việt Bắc) và người
ra đi (người cán bộ cách mạng), thể hiện tình cảm sâu sắc, đậm đà, gắn bó.

– Tình cảm của người ở lại

73
+ Đoạn thơ đầu gồm mười hai dòng thơ thể hiện tình cảm đậm đà, đằm thắm của
người ở lại dành cho người ra đi. Đoạn thơ nhắc lại kỉ niệm của những ngày
Cách mạng còn non yếu, tuy tươi vui, lạc quan nhưng cũng lắm gian nan, cơ
cực. Càng gian khổ lại càng nghĩa tình tấm lòng của người dân đối với Cách
mạng, với kháng chiến thật “đậm đà lòng son”, thuỷ chung ân nghĩa, người cán
bộ về xuôi chỉ xa cách về không gian địa lý nhưng không có sự xa cách trong
tâm hồn; “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa” từ nay đã trở thành một phần
máu thịt của người đi…

+ Nghệ thuật: điệp từ “nhớ”, ngắt nhịp đều đặn, hình thức hỏi, vận dụng nghệ
thuật tiểu đối tài tình làm cho đoạn thơ có nhạc tính réo rắt ngân vang, ngôn ngữ
giản dị…

– Tình cảm của người ra đi:

+ Đoạn thơ thứ hai là lời đáp của người ra đi khẳng định tình cảm thuỷ chung
của mình, người cán bộ kháng chiến về thành phố nhưng không bao giờ quên
ngày tháng quá khứ (mặn mà, đinh ninh) mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt
Bắc, tình cảm không bao giờ phai nhạt (chảy mãi như nước nguồn)…

+ Nghệ thuật: phép tiểu đối, sử dụng từ láy, vận dụng lối ví von so sánh của ca
dao dân ca mang lại âm hưởng ngọt ngào da diết.

Tình cảm giữa nhân dân Việt Bắc và người cán bộ cách mạng trong đoạn thơ
mang ý nghĩa khẳng định, ngợi ca tình cảm quân dân cao đẹp, là nguồn gốc
thành công và là sức mạnh của kháng chiến.

*Nhận xét về tính chất trữ tình chính trị trong thơ Tố Hữu:

– Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc, thơ Tố Hữu nói chung đều thể hiện
tính chất trữ tình chính trị sâu sắc: nói đến sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa

74
lớn lao, nói đến những tình cảm lớn nhưng lại dùng lối đối đáp của một cuộc trò
chuyện tâm tình, giọng thơ thiết tha, sâu lắng…

– Tính chất trữ tình chính trị làm nên tầm vóc sử thi của thơ Tố Hữu, sự gắn bó
của thợ ông với vận mệnh của dân tộc, thể hiện lòng yêu nước và nhiệt huyết
cứu nước, quyết tâm dùng thơ ca làm vũ khí đấu tranh cách mạng của nhà thơ.

Đề 10

Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây.

Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhở từ Cao – Lạng, nhớ sang Nhị Hà.

( Trích Việt Bắc, Tố Hữu)

Cảm nhận của anh/ chị về nỗi nhớ trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét
chất trữ tình chính trị của thơ Tố Hữu.

1. Tác giả, tác phẩm, VĐNL

75
-Tố Hữu là một trong những nhà thơ lớn, tiêu biểu nhất của nền thi ca Việt Nam
hiện đại, là ngọn cờ đầu của thơ ca cách mạng, của lý tưởng cộng sản. Mọi sự
kiện chính trị qua trái tim nhạy cảm và cảm hứng nghệ thuật của ông đều kết
tinh thành những bài thơ đặc sắc. Trong số đó, tập thơ “Việt Bắc” được xem là
đỉnh cao của thơ kháng chống Pháp, mà bài thơ “Việt Bắc” là kết tinh sở trường
nghệ thuật ngòi bút Tố Hữu. Bài thơ là khúc hát ân tình của người kháng chiến
đối với quê hương, đất nước, nhân dân cách mạng được thể hiện bằng hình thức
nghệ thuật đậm đà tính dân tộc.

– Nêu vấn đề cần nghị luận: Đoạn thơ (…) diễn tả nỗi nhớ về những ngày kháng
chiến trong tâm trí của người về xuôi, thể hiện chất trữ tình chính trị độc đáo của
thơ Tố Hữu.

2. Cảm nhận đoạn thơ

a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:

-Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Miền Bắc được giải phóng. Tháng 10 năm
1954, các cơ quan Trung ương Đảng và Nhà nước chuyển từ Việt Bắc (Thủ đô
kháng chiến) về thủ đô Hà Nội. Sự lưu luyến giữa kẻ ở và người ra đi đã khơi
nguồn cảm xúc lớn cho nhà thơ sáng tác “Việt Bắc”.

-“Việt Bắc” được viết bằng thể thơ lục bát, dài 150 câu thơ, gồm hai
phần. Phần đầu bài thơ tái hiện một thời gian khổ mà oanh liệt của cách mạng và
kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng
trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi
trong một viễn cảnh hòa bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi
ca công ơn Bác Hồ và Đảng đối với dân tộc. Bài thơ có kết cấu đối đáp. Hai
nhân vật trữ tình “mình-ta” kẻ ở, người đi bộc lộ tâm trạng trong buổi chia tay
đầy lưu luyến, xúc động. Chuyện ân tình cách mạng được tác giả khéo léo thể
hiện như câu chuyện tình yêu đôi lứa. Nhà thơ hoá thân vào hai nhân vật trữ tình
76
để bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình, cũng là của những người tham gia kháng
chiến. Đoạn thơ gồm 10 câu đầu thuộc phần một của bài thơ.

b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật thể hiện nỗi nhớ trong đoạn thơ:

* Về nội dung: Nỗi nhớ của người cán bộ kháng chiến và niềm tự hào của tác
giả về Việt Bắc anh dũng, kiên cường:

– 6 dòng thơ đầu: Nỗi nhớ về thiên nhiên và con người Việt Bắc

+Trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ ở giai đoạn phòng ngự, bộ đội
phải dựa vào dân, dựa vào núi rừng Việt Bắc hiểm trở để đánh giặc.

+ Trước giờ khắc quyết định của lịch sử, không chỉ nhân dân mà cả núi rừng
cùng vùng lên, chung sức đánh Tây. Với cuộc kháng chiến gian khổ của quân và
dân Việt Bắc, núi rừng cũng trở nên có chí, có tình người, đã trở thành những
người đồng đội, những chiến sĩ anh hùng.

+ Trong 4 câu thơ, “rừng” và “núi” được lặp đi lặp lại đến năm lần, nó rải kín
câu thơ, rải kín đất Việt Bắc tạo lên thế hiểm của tường thành lũy thép vây bọc
quân thù.

+ Phép nhân hóa: Rừng cây núi đá “ta cùng đánh Tây”, “rừng” với “núi” trên
dưới một lòng cùng con người đánh đuổi quân xâm lược.

+Đồng thời thể hiện tình cảm giữa con người kháng chiến và thiên nhiên núi
rừng Việt Bắc đoàn kết, chung lòng.

Mênh mông bốn mặt sương mù

Đất trời ta cả chiến khu một lòng

Hình ảnh “bốn mặt sương mù ” thật giàu ý nghĩa, vừa là đặc trưng thiên nhiên
chiến khu Việt Bắc, vừa mang ý nghĩa biểu trưng cho khó khăn, thách thức của

77
buổi đầu kháng chiến.Với sự đồng lòng, đồng sức, tất cả thành một khối đại
đoàn kết vững chắc.

– 4 dòng thơ tiếp: Nỗi nhớ về những địa danh của Việt Bắc gắn liền với chiến
công vang dội của quân dân ta trong kháng chiến chống Pháp.

+ Sức mạnh của khối đại đoàn kết đã làm nên những chiến công vang dội, hàng
loạt địa danh vang lên, mỗi nơi đều gắn với một thắng lợi vẻ vang.

+ Câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời, thể hiện niềm vui to lớn trước
chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Sau đó, là câu trả lời: “Ta về ta nhớ… ” đồng thời cũng là câu nói khẳng định,
ẩn chứa biết bao niềm tự hào.

+ Bằng phép liệt kê các địa danh gắn liền với những sự kiện quan trọng là những
chiến công tiêu biểu góp phần quan trọng mang tính quyết định thắng lợi của
cuộc kháng chiến.

– Khái quát: Đoạn thơ khắc họa được hình ảnh thiên nhiên Việt Bắc trù phú, dữ
dội nhưng cũng rất lãng mạng và “bao la”, khắc họa được hình ảnh người cán bộ
về xuôi có tình cảm sâu nặng gắn bó với thiên nhiên, với cách mạng. Đồng thời
thể hiện niềm tin vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân ta và khẳng định
một điều: Việt Bắc chính là cái nôi, nuôi dưỡng cách mạng.

c.Về nghệ thuật:

-Thể thơ lục bát, âm điệu tha thiết, sâu lắng. Hình ảnh, từ ngữ chọn lọc, các phép
tu từ: nhân hoá, liệt kê, điệp từ.

– Giọng thơ thay đổi linh hoạt: Lúc trầm lắng, lúc mạnh mẽ, mãnh liệt trong
niềm vui, khiến độc giả như đang hòa mình vào niềm vui lớn của dân tộc, niềm
vui trọn vẹn khi đất nước giành chiến thắng.

78
3. Nhận xét chất trữ tình chính trị của đoạn thơ:

– Biểu hiện:

+Chất chính trị của đoạn thơ: Nhà thơ làm sống lại những năm tháng kháng
chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc ta. Thiên nhiên, trong đó có
rừng cây, núi đá đã cùng bộ đội ta đánh giặc. Việt Bắc như người mẹ yêu
thương che chở cho quân dân ta, đồng thời là mồ chôn dành cho thực dân Pháp.
Mặt khác, đoạn thơ còn ghi lại những địa danh, những trận đánh đi vào lịch sử
chiến thắng vinh quang của dân tộc.

+ Chất trữ tình của đoạn thơ: thể hiện qua nỗi nhớ, là tình cảm cách mạng trong
hoài niệm của người cán bộ về xuôi. Năm tháng đi qua nhưng kỉ niệm về kháng
chiến không phai mờ trong tâm trí của mọi người. Nhà thơ Tố Hữu đã hoá thân
vào cả hai nhân vật “mình,ta”để bộc lộ cảm xúc vui mừng, tự hào. Mừng vì cuộc
chiến tranh nhân dân đã thắng lợi nhờ đóng góp lớn lao của nhân dân và sự hi
sinh của bao chiến sĩ. Tự hào vì ta đã làm chủ đất trời, chiến trận.

-Ý nghĩa: Chất trữ tình chính trị trong đoạn thơ đã hoà quyện với nhau được
diễn đạt bằng thể thơ lục bát với âm điệu, giọng thơ vừa ngọt ngào vừa hào
hùng, tràn ngập cảm hứng lãng mạn cách mạng. Tất cả đã góp phần thể hiện tấm
lòng thuỷ chung cách mạng, ca ngợi và biết ơn nhân dân Việt Bắc trong nỗi nhớ
của người về xuôi, đem lại niềm tin vào cách mạng và kháng chiến trong cuộc
kháng chiến gian lao mà anh dũng của dân tộc.

Đề 11
Cảm nhận về phong vị dân gian trong đoạn thơ sau:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình

79
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Trích Viết Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD)

3. Phong vị dân gian trong đoạn thơ


- Khái niệm phong vị dân gian Phong vị dân gian: được hiểu là chất dân
gian, là màu sắc, hương vị dân gian.
- Phong vị dân gian trong bài thơ Việt Bắc được tạo nên từ cách vận dụng
nhuần nhuyễn những yếu tố nghệ thuật quen thuộc của văn học dân gian. Đoạn
trích nêu trên thể hiện rất rõ phong vị dân gian đó.
- Biểu hiện 1: Kết cấu đối đáp trong khung cảnh chia tay đầy lưu luyến -
đây là một mô típ quen thuộc trong ca dao, dân ca.
- Biểu hiện 2: Những từ "mình", "ta" và cấu trúc lời hỏi, lời đáp đối ứng,
gợi nhớ đến những câu ca dao về tình cảm lứa đôi.
- Biểu hiện 3: Nhiều hình ảnh ước lệ quen thuộc của ca dao, dân ca được
Tố Hữu sử dụng rất thích hợp với khung cảnh và tâm trạng trong bài thơ như
"Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu", “nhớ gì như như nhớ người
yêu”…
- Biểu hiện 4: Phong vị ấy còn thể hiện ở âm điệu thiết tha, quyến luyến
như những lời ru trong ca dao, dân ca.
- Biểu hiện 5: Không chỉ dừng ở những yếu tố hình thức, phong vị ca dao,
dân ca của bài "Việt Bắc" nói chung, đoạn trích nói riêng còn thấm sâu trong nội
dung tư tưởng - cảm xúc. Đó là sự trân trọng, thiết tha với mọi nghĩa tình, ân
tình, đề cao đạo lí thủy chung, son sắt vốn là những quan niệm đạo lí và cách

80
sống đã thành truyền thống của dân tộc và được thể hiện sâu đậm trong ca dao,
dân ca.
4. Đánh giá
- Nhờ thấm đượm phong vị ca dao dân ca mà bài thơ nói chung, đoạn trích nói
riêng đã được sự hòa quyện, thống nhất giữa nội dung mang tính cách mạng với
truyền thống tinh thần và thẩm mĩ của dân tộc, làm cho tư tưởng, tình cảm, hiện
thực của thời đại nhập vào nguồn mạch dân tộc một cách tự nhiên.

Đề 12

Đọc hai đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc (Tố Hữu):

Đoạn 1:

Nhớ gì như nhớ người yêu

Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương

Nhớ từng bản khói cùng sương

Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.

Đoạn 2:

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

81
(Trích Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD,
2016)

Anh/ chị hãy cảm nhận hai đoạn thơ để thấy được “Việt Bắc” vừa là bản
tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng
chiến. Từ đó nêu nhận xét về nội dung thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu.

1. Giải thích
– “Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến và
con người kháng chiến: Bài thơ thể hiện tình cảm lưu luyến giữa đồng bào Việt
Bắc và cán bộ cách mạng, ca ngợi lối sống ân nghĩa ân tình giữa nhân dân và
cách mạng. Đồng thời cũng ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của
dân tộc ta, những con người kháng chiến (nhân dân và cán bộ cách mạng) anh
hùng trong chiến đấu.

– Hai đoạn thơ tiêu biểu cho bản tình ca vừa là bản anh hùng ca về cuộc kháng
chiến và con người kháng chiến.

2. Việt Bắc là bản tình ca: Cảm nhận đoạn thơ “Nhớ gì như nhớ người yêu
(…) Sớm khuya bếp lửa người thương đi về”

– Đoạn thơ nằm trong mạch thơ ghi lại lời người về xuôi và thể hiện tình cảm
nhớ thương da diết sâu nặng của người về xuôi với người Việt Bắc. Điệp từ
“nhớ” thể hiện nỗi nhớ lan tỏa trong không gian, thời gian và đọng lại trong sâu
thẳm hồn người, nỗi nhớ Việt Bắc được cụ thể hóa qua nghệ thuật so sánh “nhớ
gì như nhớ người yêu”.

– Hình ảnh thiên nhiên và con người mang vừa thực vừa thơ mộng, trữ tình:

+ Hình ảnh thơ mộng, thi vị của thiên nhiên Việt Bắc: hình ảnh trăng – đầu núi,
nắng – lưng nương vừa thực, vừa có nét ảo, hài hòa; một Việt Bắc xa mờ trong
khói sương (bản khói cùng sương).
82
+ Hình ảnh con người (người thương, bếp lửa): gợi ra vẻ đẹp của con người cần
cù chịu thương chịu khó, ân nghĩa thủy chung, mềm mại, duyên dáng. Đồng thời
cũng gợi ra cuộc sống của con người Việt Bắc có nét hoang sơ nhưng không hề
hoang vắng, lạnh lẽo mà rất ấm áp, nghĩa tình; gợi được cả nhịp sống của con
người Việt Bắc, một nhịp sống bình yên ấm áp như tự ngàn đời.

3. Việt Bắc là bản anh hùng ca: Cảm nhận đoạn thơ “Quân đi điệp điệp trùng
trùng (…) Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan”

Đoạn thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca: Khí thế ra trận được miêu tả bằng ấn
tượng thị giác (từ láy điệp điệp, trùng trùng); Hình ảnh Ánh sao đầu súng bạn
cùng mũ nan: vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng; hình ảnh Dân
công đỏ đuốc từng đoàn/ Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay là những hình ảnh
giàu chất tạo hình, vừa thực vừa bay bổng.

– Khung cảnh hùng tráng đậm chất sử thi, cảm hứng lãng mạn thể hiện qua
giọng điệu dồn dập, âm hưởng hào hùng, từ ngữ diễn tả hoạt động sôi nổi, hình
ảnh ấn tượng.

=> Hai đoạn thơ tiêu biểu cho bài thơ Việt Bắc” vừa là bản tình ca vừa là bản
anh hùng ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến; cả hai đoạn thơ
được Tố Hữu thể hiện bằng những hình thức nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ và
sáng tạo.

4. Đoạn thơ, bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính trị của
Tố Hữu:

-Mọi sự kiện, hình ảnh của cách mạng và con người cách mạng (tình nghĩa giữa
cán bộ cách mạng về xuôi và người dân Việt Bắc; khí thế chiến đấu của cả dân
tộc), những tình cảm chính trị đều được thể hiện thành công qua đoạn thơ, bài
thơ.

83
– Hồn thơ Tố Hữu rất nhạy bén và dạt dào cảm hứng, kết tinh trong những đoạn
thơ, bài thơ đặc sắc.

5. Đánh giá
– Hai đoạn thơ đã thể hiện giá trị nội dung tư tưởng xuyên suốt của bài thơ Việt
Bắc – một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của thơ
ca Việt Nam.

– Hai đoạn thơ tiêu biểu cho bài thơ Việt Bắc, đã làm sống dậy một phần những
kỉ niệm ân nghĩa, ân tình của đười sống cách mạng và kháng chiến đồng thời tô
đậm khí thế hùng tráng của cả dân tộc trong thời đại máu lửa.

– Tố Hữu đã tạo cho mình một tiếng thơ riêng – thơ trữ tình chính trị, khẳng
định tài năng và phong cách thơ độc đáo của mình.

Đề 13

Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện những tháng ngày
kháng chiến gian khổ:

Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

Mình về có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai

và tái hiện những chiến thắng lịch sử hào hùng của quân dân Việt Bắc:

Tin vui chiến thắng trăm miền

Hòa Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về

Vui từ Đồng Tháp An Khê

84
Vui lên Việt Bắc đèo De núi Hồng.

( Việt Bắc, SGK Ngữ văn 12, tập một, trang 110, 112)

Anh (chị) hãy phân tích bức tranh Việt Bắc trong hai đoạn thơ trên, từ đó
làm nổi bật sự vận động của cảm xúc thơ Tố Hữu.

1.Vài nét về tác giả, tác phẩm


– Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại, là lá cờ đầu của thơ
ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu được coi là thi sử của cách mạng dân tộc

– Tập thơ Việt Bắc là đỉnh cao trong sự nghiệp thơ Tố Hữu. Trong đó “Việt
Bắc” là thành công xuất sắc. Tác phẩm là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9
năm gian lao mà anh dũng, là bản tình ca ân nghĩa thủy chung giữa cán bộ miền
xuôi và đồng bào Việt Bắc.

– Hai đoạn thơ trích dẫn dưới đây là đoạn đặc sắc, thể hiện rõ nét cảm xúc thơ,
phong cách thơ Tố Hữu

2. Cảm nhận về hai đoạn thơ


* Đoạn thơ thứ nhất:

– Tái hiện những tháng ngày kháng chiến thiếu thốn gian khổ nhưng vẫn ngời
sáng ý chí và tinh thần quyết tâm của quân dân Việt Bắc

+ Cặp đại từ “mình – ta” thể hiện tình cảm thương mến, ngọt ngào, tha thiết

+ Điệp từ “có nhớ” gợi sự hồi tưởng, gợi nhớ những tháng ngày kháng chiến
gian khổ đồng bào Việt Bắc và cán bộ miền xuôi cùng nhau chia sẻ

+ Hệ thống hình ảnh đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát: Hình ảnh gợi
nhớ thiên nhiên Việt Bắc khắc nghiệt, gợi sinh hoạt kháng chiến gian khổ, gợi ý
chí sắt đá, quyết tâm cao độ của quân dân Việt Bắc…

85
=> Nhà thơ bộc lộ tâm trạng bồi hồi xúc động, từ đó tri ân đồng bào Việt Bắc đã
đồng cam cộng khổ, hết lòng vì cách mạng, vì kháng chiến.

* Đoạn thơ thứ hai:

– Tái hiện những tháng ngày quân dân Việt Bắc quật khởi hào hùng, những
chiến thắng dồn dập dội về. Việt Bắc trở thành điểm hội tụ niềm vui muôn
phương.

+ Một loạt địa danh được gọi tên gợi nhớ những chiến công lừng lẫy của quân
và dân Việt Bắc dội về từ muôn nẻo đường.

+ Giọng điệu thơ nhanh, dồn dập thể hiện niềm vui sướng tự hào.

+ Nghệ thuật điệp linh hoạt biến hóa: Điệp từ “vui” được lặp đi lặp lại nhiều lần
gợi lên những đợt sóng tình cảm trào dâng cho thấy niềm vui bao trùm không
gian Việt Bắc và ngân nga trong lòng quân và dân cả nước.

=> Bộc lộ cảm xúc hân hoan phấn chấn tự hào. Tinh thần đoàn kết, đồng cam
cộng khổ, ý chí quyết tâm sắt đá đã tạo nên sức mạnh để quân dân Việt Bắc
chiến đấu và chiến thắng.

3. Nhận xét về sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu qua hai đoạn thơ
+ Qua hai đoạn thơ cảm xúc thơ có sự vận động rõ nét: từ trữ tình sâu lắng đến
hân hoan hào hùng, tự xúc động ngậm ngùi đến tươi vui rạng rỡ, từ cảm nhận
sự gian khổ đến niềm vui chiến thắng ngập tràn.

+ Từ đó độc giả hình dung được về sự vận động phát triển của cách mạng Việt
Nam, về các giai đoạn của cuộc kháng chiến, trân trọng sự đóng góp hi sinh của
đồng bào Việt Bắc cho kháng chiến

86
+ Từ sự vận động cảm xúc thơ Tố Hữu, độc giả nhận ra đặc điểm thơ Tố Hữu:
Lối thơ trữ tình – chính trị. Mọi cung bậc cảm xúc tâm trạng đều xuất phát từ
những vấn đề chính trị, cách mạng của dân tộc của thời đại

+ Nghệ thuật thể hiện: Bút pháp từ trữ tình sâu lắng đến sử thi hào hùng, giọng
điệu từ bồi hồi xúc động đến lạc quan tin tưởng, ngôn từ hình ảnh từ đặc tả biểu
tượng đến những địa danh được lịch sử hóa.

3. Đánh giá:
– Hai đoạn thơ đặc sắc góp phần tạo nên thành công của Việt Bắc, góp phần
sáng tỏ ý nghĩa hùng ca – tình ca của Việt Bắc

– Tố Hữu xứng đáng được vinh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt
Nam

ĐỀ 14: Anh/chị hiểu như thế nào về tính dân tộc của văn học? Hãy
làm sáng tỏ tính dân tộc trong trích đoạn “Việt Bắc” của Tố Hữu (SGK
Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD, 2008).
Hướng dẫn :
1. Giải thích
- Tính dân tộc là phẩm chất tư tưởng – thẩm mỹ độc đáo của sáng tác văn
học, thể hiện sự gắn bó giữa tác phẩm văn học với văn hóa và tinh thần dân tộc.
Mỗi dân tộc trên thế giới đều có cuộc sống, cách cảm thụ thế giới và hệ giá trị
riêng do truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, tâm lí và ngôn ngữ tạo
thành. Sự biểu hiện tập trung các phương diện ấy vào tác phẩm làm thành tính
dân tộc của văn học.
- Tính dân tộc trong tác phẩm văn học biểu hiện ở cả hai phương diện nội
dung và hình thức của tác phẩm văn học. Tính dân tộc tạo nên dấu ấn không lặp
lại của văn học một dân tộc so với văn học của các dân tộc khác, đồng thời góp

87
phần làm nên sự phong phú của văn học nhân loại.
2. Tính dân tộc trong “Việt Bắc”
a. Nội dung:
Tính dân tộc được thể hiện trên phương diện nội dung trong một tác
phẩm văn chương là khi tác phẩm ấy phản ánh được chân thật những nét chủ
yếu của thời đại trong hoàn cảnh cụ thể của dân tộc; phản ánh đúng đắn hiện
thực về con người Việt Nam với mọi truyền thống đạo đức dân tộc, mọi đặc
điểm tâm lí, cá tính, tập quán của dân tộc, nói rộng ra là mọi đặc điểm về con
người và cảnh vật của đất nước Việt Nam. Dựa trên những yêu cầu này ta thấy
đoạn trích Việt Bắc thấm nhuần tính dân tộc trên phương diện nội dung:
* Việt Bắc phản ánh chân thực sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc trong
cuộc kháng chiến chống Pháp.
* VB thể hiện tinh tế những nét đặc trưng cho tâm hồn, cốt cách của dân
tộc, của con người VN :
- Tình nghĩa của người cán bộ cách mạng với đồng bào Việt Bắc, tình nghĩa
của nhân dân với cách mạng, với Đảng và Bác Hồ là những tình cảm cao đẹp của
thời đaị mới. Những tình cảm ấy hòa nhập và tiếp nối vào mạch nguồn tình cảm
yêu nước, đạo lí ân tình thủy chung vốn là truyền thống sâu bền của dân tộc ta. Đó
là tình cảm tha thiết, gắn bó với cội nguồn, với quá khứ gian khổ nhưng nghĩa tình
đã làm nên chiến thắng vinh quang.
- Việt Bắc thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng, niềm vui sống, lòng
yêu đời, tinh thần đoàn kết. Đây cũng là niềm tự hào, kiêu hãnh của Tố Hữu về
vẻ đẹp tâm hồn của con người Việt Nam.(…)
- Hiện thân tiêu biểu nhất của con người Việt Nam trong kháng chiến
chính là hình ảnh Bác Hồ- Người trở thành biểu tượng cho những phẩm chất cao
quí, thiêng liêng và sức mạnh của cả dân tộc.(…)
- Việt Bắc tái hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng của quê
hương cách mạng. Đó cũng chính là vẻ đẹp của quê hương, đất nước

88
b. Nghệ thuật mang tính dân tộc:
- Tính dân tộc được thể hiện trên phương diện hình thức nghệ thuật trong
một tác phẩm văn chương là khi tác phẩm ấy có sự phát huy và nâng cao truyền
thống dân tộc về hình thức nghệ thuật thông qua việc sử dụng, phát triển và sáng
tạo những hình thức dân tộc trong sáng tác: ngôn ngữ dân tộc (tiếng nói và lối
nói của dân tộc), phong cách biểu hiện dân tộc (cách kết cấu, cách xây dựng
hình ảnh, nghệ thuật trữ tình, nghệ thuật trào phúng…), thể loại văn học.
- Với Việt Bắc, Tố Hữu đã sử dụng thành công thể thơ lục bát. Tố Hữu
đến với thể thơ lục bát ngay từ buổi đầu cầm bút sáng tác thơ. Trước khi viết
Việt Bắc ông có nhiều thành tựu về thể thơ lục bát nhưng có lẽ Việt Bắc là bài
thơ lục bát hay nhất của Tố Hữu đạt đến trình độ điêu luyện, mẫu mực.
- Về cấu tứ: Cấu tứ của bài thơ là cấu tứ của ca dao với hai nhân vật trữ
tình: ta- mình. Đây là cấu tứ thơ vừa truyền thống, vừa hiện đai. Tính chất
truyền thống của tứ thơ thể hiện ở chỗ Tố Hữu đã phỏng theo lối đối đáp của ca
dao xưa. Tính chất hiện đại ở chỗ nhà thơ sử dụng lối đối đáp giao duyên của
dân gian để diễn tả một nội dung tình cảm rất mới về quê hương, con người, Tổ
quốc và cách mạng.
- Hình ảnh thơ:
+ Chất liệu văn học dân gian được vận dụng phong phú, đa dạng đặc biệt
là ca dao trữ tình. Những lối nói giàu hình ảnh, cách cảm nghĩ truyền thống qua
các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ...được sử dụng thích
hợp tạo nên phong vị dân gian và chất cổ điển cho bài thơ.
+ Tố Hữu có biệt tài trong việc sáng tạo những hình ảnh thơ mang đậm
tính dân tộc, quen với cách cảm, cách nghĩ của con người dân tộc một cách tự
nhiên và sáng tạo.“ Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn”. Hay “mưa nguồn
suối lũ” “bước chân nát đá” (trông cho chân cứng đá mềm). Đặc biệt, có những
hình ảnh được chắt lọc từ cuộc sống hiện thực đậm đà tính dân tộc, đậm đà tình
giai cấp như: “Thương nhau...đắp cùng”

89
- Ngôn ngữ thơ:
+ TH sử dụng lời ăn, tiếng nói của nhân dân giản dị, mộc mạc nhưng rất
sinh động, giàu nhạc điệu, giàu chất thơ.
+ Sử dụng thành công đại từ “mình- ta”
Theo nhà thơ Tố Hữu, “mình – ta” ở dây đều là chủ thể. Tức là “mình”
ấy, “ta” ấy là một phần của đời sống thi sĩ đã trải qua nhiều năm ở Việt Bắc. Cái
phần đời này trò chuyện quyến luyến với phần đời kia. Cho nên, cuộc chia tay
không phải diễn ra bình thường mà nó diễn ra trong máu thịt, trong tâm hồn nhà
thơ. Sự chia ly của bản thân “mình” là một sự chia ly khó khăn nhất, thiết tha
nhất, đắm đuối nhất. Nhờ cuộc đối đáp độc đáo ấy mà bài thơ mang dáng dấp
một khúc hát giao duyên giã bạn đầy bâng khuâng, lưu luyến.
Đối đáp đã trở thành một thủ pháp để khơi gợi, bộc lộ tâm trạng của “ta”
và “mình” tạo ra một sự hô ứng đồng vọng của giai điệu tình cảm trong tình yêu
nam nữ. Hai đại từ “mình” và “ta” nói trên luôn luôn có sự đắp đổi, chuyển hoá
cho nhau, quấn quýt luyến láy trong từng câu, trong cả bài thơ tạo cho “Việt
Bắc” một âm hưởng vừa dịu dàng, êm ái, vừa gắn bó ngân vang.
+ Sử dụng nhuần nhuyễn phép trùng điệp của ngôn ngữ dân gian. Điệp từ
“nhớ” đi cùng với những hình thức diễn đạt: “còn nhớ, có nhớ” được điệp đi,
điệp lại như muốn nhắn gửi người đi, người ở những kỉ niệm sâu sắc không thể
nào quên, khiến cho nỗi nhớ trải dài triền miên, từ hiện thực đến tâm tưởng
trong mọi không gian và thời gian. Biệp pháp trùng điệp ấy còn tạo nên sự kết
dính giữa các dòng thơ nối liền mạch cảm xúc. Mặt khác, nhiều đoạn thơ còn có
sự láy lại của điệp khúc “Mình đi - Mình về”. Đi và về cùng chỉ một hướng về
xuôi nhưng được hoán đổi liên tiếp tạo nên sự nhịp nhàng, tha thiết như âm
hưởng của lời ru.
+ Tố Hữu sử dụng nhiều từ láy tượng thanh và tượng hình làm tăng thêm
nhạc tính cho thơ. Láy ở đây bao gồm láy hoàn toàn, láy âm, láy vần. Mỗi kiểu
láy biểu hiện một cảm xúc, một trạng thái khác nhau của nhân vật trữ tình.

90
Chẳng hạn thể hiện sự lưu luyến, bịn rịn nhà thơ viết: “Bâng khuâng.......bước
đi”. Để diễn tả khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận nhà thơ viết: “Quân đi
điệp điệp trùng trùng”.
+ Tố Hữu còn sử dụng phép đối tạo nên nhạc điệu và sự cân xứng cho lời
thơ.Ta gặp những câu thơ có tiểu đối rất tài hoa như “Hắt hiu lau xám đậm đà
lòng son”…
- Nhạc điệu thơ: Nhạc điệu mang tính dân tộc qua thể thơ lục bát nhịp
nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng có sự biến hóa, sáng tạo không đơn
điệu. Giọng điệu tâm tình, ngọt ngào của bài thơ là do TH có biệt tài về việc
phối vần, phối âm nhịp nhàng, trầm bổng; do có ảnh hưởng của những làn điệu
dân ca xứ Huế khiến cho thi phẩm Việt Bắc trở thành khúc hát ân tình, dễ nhớ,
dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.
3. Đánh giá
- Qua việc phân tích trên cho thấy “Việt Bắc” nói riêng và thơ Tố Hữu nói
chung giàu tính dân tộc. Đây là đặc điểm tiêu biểu trong sáng tác làm nên phong
cách nghệ thuật độc đáo của Tố Hữu. Điều này góp phần minh chứng Tố Hữu là
lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt nam.
- Đồng thời ta cũng thấy tính dân tộc là phẩm chất, là thuộc tính của tác
phẩm văn học chân chính. Tính dân tộc của văn học được hình thành và phát
triển mãi theo quá trình phát triển của dân tộc chứ không hề cố định. Điều đó
làm cho tính dân tộc ngày càng phong phú hơn.

ĐỀ 14: Phân tích tính nhạc trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu?
Hướng dẫn :

1. Một số biểu hiện ở phương diện hình thức thể hiện rõ tính nhạc:
Trong bài thơ Việt Bắc, biểu hiện của tính nhạc một cách rõ nét nhất là ở
phương diện tổ chức ngôn ngữ: ở thể thơ, cách dùng từ đặt câu, ở thanh điệu,

91
vần điệu, nhịp điệu, ở phép điệp, phép đối, phép luyến láy,v.v…Điều đó tạo nên
một hợp âm đa thanh mà ở câu thơ, đoạn thơ nào cũng được thể hiện rất phong
phú và sinh động. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Thơ Tố Hữu là thơ âm vang,
âm vang của giọng điệu hoà với âm vang của luyến láy”.
a) Sử dụng thể thơ lục bát:
Việt Bắc là bài thơ thể hiện rất nhuần nhị thể thơ lục bát. Đây là thể thơ
được sử dụng khá phổ biến trong ca dao, dân ca. Một thể thơ mà không người
dân Việt Nam nào trong cuộc đời mình lại không ngâm nga hay sang tác một đôi
câu để thể hiện tình cảm, cảm xúc của mình trước hiện thực cuộc sống. Một thể
thơ với cấu tạo khá đơn giản từ cách hiệp vần đến luật bằng trắc của nó. Câu thơ
nhịp nhàng trên sáu dưới tám với việc sử dụng ngôn từ hết sức bình dị nhưng
cũng rất điêu luyện đã tạo nên nhạc điệu du dương như lời ru của mẹ. Ta hãy
đọc một vài câu thơ để thấy rõ điều đó:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn
Rõ ràng, âm hưởng ca dao khiến chúng ta thấy thơ Tố Hữu có cái gì đó rất
gần đối với mỗi chúng ta, ai đó cũng có thể ngâm hoặc hát lên một đoạn nào đó
trong thơ ông. “Việt Bắc” lại càng như thế. Chính thể thơ dân tộc đã tạo nên âm
hưởng ấy. Nhạc điệu trong thơ dễ khiến chúng ta xao động tâm hồn
b) Việc sử dụng cặp từ “mình- ta”:
Ấn tượng nhất trong bài thơ là nhà thơ đã sử dụng cặp từ “mình-ta” là hai
đại từ được sử dụng nhiều trong thơ ca dân gian. “Mình” và “ta” là những đại từ
nhân xưng ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, nó chuyển hoá, hoán đổi cho nhau hết
sức linh hoạt và cũng thật nhuần nhị. Nó toát lên được cái hương vị nồng đượm
của thơ ca dân gian. Và đây là sự đối đáp của nhân vật trữ tình trong thơ:
- Mình đi, mình có nhớ mình

92
Tân Trào, Hồng Thái mái đình cây đa
- Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu
“Mình” ở đây là “ta” (ngôi thứ nhất) rồi chuyển sang “mình” (ngôi thứ
hai). Nó còn là từ để chỉ số nhiều,là đất nước và con người Việt Bắc trong cuộc
đối thoại giữa hai người. Như vậy, “mình” ở đây còn là ngôi thứ ba nữa. Nhiều
khi ta khó phân biệt đâu là “mình”, đâu là “ta”. “Mình” có thể là “mình” nhưng
cũng có thể là “ta”: “Ta với mình tuy hai mà một”. Đó chính là sự gắn bó keo
sơn khó tách rời, luôn song hành đi đôi với nhau trong mọi lúc, mọi nơi, mọi
hoàn cảnh, nghĩa là sướng khổ vui buồn cùng có nhau.
Cũng trong cách sử dụng từ như vậy với cặp từ “đi” và “về”. Đây là hai từ
có nghĩa biểu vật khác nhau nhưng xét trong hoàn cảnh ở bài thơ này thì nó lại
có cùng ý nghĩa, đó là biểu thị sự di chuyển từ chiến khu Việt Bắc trở về Thủ đô
Hà Nội. Và như vậy người cán bộ cách mạng “đi” cũng có nghĩa là “về”. Đọc
những câu thơ sau ta sẽ thấy được điều đó:
- Mình về mình có nhớ ta
- Mình đi có nhớ những ngày
- Mình về rừng núi nhớ ai
- Mình đi mình có nhớ mình
- Ta về mình có nhớ ta
c) Sử dụng điệp từ:
Một trong những thủ pháp mà Tố Hữu thường hay sử dụng nhằm tăng
hiệu quả của nhạc điệu là sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ. Điệp từ “nhớ” được
lặp lại rất nhiều lần để biểu đạt nỗi nhớ da diết của kẻ ở người đi.
Bên cạnh đó, từ “nhớ” thường đi cặp với “còn nhớ” hay “có nhớ” như
muốn nhắn gửi kẻ ở người đi hãy luôn giữ trong tiềm thức của mình những kỉ
niệm sâu sắc không thể tàn phai trong mười lăm năm ấy.
Đây là lời nhắn nhủ của người ở lại đối với người ra đi:

93
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
… Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Còn đây lại là lời của người ra đi đối với người ở lại :
- Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu…
Điều đó cho thấy nỗi nhớ ở đây được trải dài triền miên từ hiện thực đến
tâm tưởng trong mọi không gian và thời gian. Sự trùng điệp ấy còn tạo nên sự
kết dính giữa các dòng thơ nối liền mạch cảm xúc. Quả thực, cách dùng từ của
Tố Hữu tưởng như rất tự nhiên không hề cầu kì nhưng hiệu quả biểu đạt của nó
là rất rõ ràng. Thế mới thấy tài thơ của ông điêu luyện đến mức nào
d) Sử dụng phép luyến láy:
Không chỉ vậy, nhà thơ còn sử dụng nhiều từ luyến láy tượng thanh,
tượng hình, để làm tăng thêm nhạc tính cho thơ. Đó chính là những từ tạo nên
giá trị của nhạc điệu một cách cao nhất. Láy ở đây bao gồm láy hoàn toàn, láy
âm, láy vần. Mỗi kiểu láy biểu thị một trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân
vật trữ tình.
Để diễn tả sự lưu luyến bịn rịn, nhà thơ viết: Bâng khuâng trong dạ, bồn
chồn bước đi
Để diễn tả khí thế hào hùng của đoàn quân ra trận nhà thơ lại viết:
- Mênh mông bốn mặt sương mù
- Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
- Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu sung bạn cùng mũ nan

94
Các từ láy: mênh mông, thăm thẳm, rầm rập, điệp điệp, trùng trùng vừa
cho ta thấy được cái không gian bao la, cái heo hút nơi núi rừng nhưng những
người lính “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” vẫn hăng hái hành quân xông pha
giữa trận tiền. Đó chính là tình quân dân cá nước gắn bó keo sơn mà tạo nên sức
mạnh kì vĩ lớn lao. Có lẽ, điều đó đã tạo nên niềm vui của chiến thắng.
e) Sử dụng phép đối:
Tố Hữu cũng rất quan tâm đến sự cân đối trong thơ. Vì sự cân đối không
chỉ biểu đạt được ý tưởng một cách trọn vẹn mà còn tạo nên tính nhạc nhất định
cho thơ. Ngoài việc sử dụng thể thơ lục bát, nhịp thơ tương đối đều, hài hoà cân
xứng thì việc sử dụng hình thức đối đáp là một phương thức thể hiện mới mẻ tạo
cho thơ một giọng điệu gần gũi, bình dị mà đem lại hiệu quả nghệ thuật cao.
Hình thức đối đáp được thể hiện trong từng đoạn thơ và cả ở những câu thơ
Và đây là sự cân đối trong từng câu thơ:
- Trám bùi để rụng // măng mai để già
- Hắt hiu lau xám // đậm đà lòng son
- Tân Trào / Hồng Thái // mái đình / cây đa
Nhịp thơ 4/4 hoặc 2/2/2/2 đều đặn hết sức cân đối như là sự biểu hiện của
nhịp tâm hồn : sự thuỷ chung, trước sau như một, không bao giờ thay lòng đổi
dạ.
Nhịp thơ ở đây được thể hiện một cách linh hoạt như lời tâm sự thủ thỉ
thông thường , tạo nên “thơ trữ tình điệu nói”. Đó là nhịp của cuộc sống chiến
đấu, lao động sản xuất với sự phong phú đa dạng của hiện thực cuộc sống
Phối hợp với nhịp điệu, nhà thơ còn sử dụng vần điệu, thanh điệu trong
thơ một cách nhịp nhàng hài hoà để tạo nên sự trầm bổng cho thơ.
2. Một vài biểu hiện ở phương diện nội dung thể hiện tính nhạc:
Nhưng trên tất cả, nói đến nhạc điệu trong thơ trước hết phải nói đến nhạc
điệu tâm hồn nhà thơ. Nhạc điệu tâm hồn là thứ nhạc bên trong rất dễ nhận thức,
dễ cảm thụ nhưng lại khó nắm bắt và nói ra cho rõ ràng. Giáo sư Hà Minh Đức

95
nhận xét: “Thơ Tố Hữu phong phú nhạc điệu, một thứ nhạc giàu có tự bên trong
của tâm hồn hoà với nhạc điệu lôi cuốn của đời sống”. Hiện thực đời sống trong
bài thơ là hiện thực cách mạng, là cuộc chiến đấu gian nan và anh dũng của đất
nước, của dân tộc từ “Cao-Lạng” đến “Đồng Tháp”, trải dài trên cả đất nước
Việt Nam. Bằng tình cảm yêu mến, trân trọng đầy cảm phục, Tố Hữu đã ca ngợi
vẻ đẹp lung linh ngời sáng của cả đất nước và con người Việt Nam nói chung.
Đó là những lời trò chuyện tâm tình được phát ra từ một tấm lòng chân thành
nhất, mến yêu nhất, là điệu tâm hồn của nhà thơ. Vì vậy, giáo sư Trần Đình Sử
coi đó là những vần thơ “trữ tình điệu nói”. Đọc những vần thơ của Tố Hữu ta
có cảm giác âm nhạc đang ngân lên từ trong lòng người vậy. Đoạn thơ sau đây
thể hiện rất rõ điều đó:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
..........................................
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”
Có thể coi đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ. Đoạn thơ đã lột tả được
vẻ đẹp hoà quyện giữa thiên nhiên và con người Việt Bắc. Ở đó, bức tranh bốn
mùa được thể hiện một cách đặc trưng và rất sinh động. Hình ảnh “cô em gái”
được đặt trên cái nền cánh rừng Việt Bắc với vẻ đẹp mĩ lệ của sự hăng say lao
động và tình yêu tha thiết đối với quê hương đất nước. Ở đây, nhà thơ đã ca ngợi
mối tình thuỷ chung của con người Việt Bắc với mảnh đất chiến khu, với đồng
bào chiến sĩ và cán bộ cách mạng. Và, cái đọng lại sâu sắc nhất, lâu bền nhất và
có sức rung động sâu xa trong lòng người đọc có lẽ là tiếng hát “ân tình thuỷ
chung” ấy. Đó là tiếng hát có tính đa chiều , đa phương diện của những đối
tượng được thể hiện ttrong bài thơ: đồng bào Việt Bắc, người chiến sĩ cách
mạng, Đảng-Bác Hồ…Tiếng hát ân tình ấy cũng chính là tình cảm có trước có
sau “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”- một truyền thống quý báu của dân tộc Việt

96
Nam.Tình cảm ấy thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao. Tố Hữu cũng đã từng
nhận xét: “Bài thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn cảm
thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta thấy nó như là tiếng
ca từ trong lòng mình, như là của mình vậy”
Có thể nói, trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã sử dụng rất nhiều các thủ
pháp nghệ thuật để tạo nên tính nhạc cho thơ. Sự phong phú, đa dạng, hồn nhiên
của nhạc thơ Tố Hữu đã phản ánh sự phong phú, đa dạng, hồn nhiên trong hồn
thơ ông. Thơ Tố Hữu giàu nhạc điệu trước hết là do Tố Hữu giàu tâm hồn. Một
thứ nhạc như thế của thơ làm sao có thể không ngân rung mãi trong lòng người,
không quyến rũ lòng người, không đi thẳng vào trái tim của đông đảo quần
chúng nhân dân?

ĐỀ 15: Trong đoạn trích bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu đã vận dụng
những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc nào? Những phương tiện
đó phù hợp với việc diễn tả tình cảm gì của người cán bộ kháng chiến và
nhân dân Việt Bắc?
Hướng dẫn :
1.Những phương tiện nghệ thuật giàu tính dân tộc
a.Cấu tứ
Bài thơ sáng tạo ra một hoàn cảnh đặc biệt để bộ lộ tình cảm,cảm xúc dạt
dào. Đó là cuộc chia tay đầy lưu luyến,có kẻ ở, người đi bâng khuâng, bịn rịn
"cầm tay nhau biết nói gì hôm nay". Đây là cuộc chia tay của những người đã
từng sống gắn bó dài lâu, đầy tình nghĩa sâu nặng, mặn nồng, từng chia sẻ mọi
đắng cay, ngọt bùi. Nay trong phút chia tay, cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm đẹp
đẽ, cùng nhau cất lên nỗi niềm hoài niệm tha thiết về những tháng ngày qua,
khẳng định tình nghĩa bền chặt và hẹn ước về tương lai. Cách cấu tứ này trong
ca dao, dân ca dùng để diễn tả tâm trạng của tình yêu, tình nghĩa riêng tư đã
được Tố Hữu vận dụng sáng tạo trong việc thể hiện nghĩa tình cách mạng rộng

97
lớn.
b.Kết cấu
Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao dân ca. Nhưng đây
không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng. Lời đáp không chỉ
nhằm giải đáp cho những điều đặt ra của lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở
rộng, cụ thể và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, có khi trở thành lời
đồng vọng vang ngân những tình cảm chung. Thực ra, qua lớp đối thoại bên
ngoài, chính là lời độc thoại của tâm trạng đắm mình trong niềm hoài niệm ngọt
ngào hạnh phúc về quá khứ đẹp đẽ với nghĩa tình thắm thiết, nghĩa tình với nhân
dân, nghĩa tình cách mạng và kháng chiến, khát vọng hướng về tương lai tươi
sáng.
c.Ngôn ngữ
Ngôn ngữ thơ dân dã, mộc mạc gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân và
cũng thuộc về hệ thống từ ngữ diễn tả những tâm trạng của tình yêu như trong
ca dao, dân ca xưa : mình, ta, nhớ,tha thiết, bồn chồn, biết nói gì,... Đặc biệt,Tố
Hữu rất sáng tạo trong trong cách sử dụng đại từ “ mình, ta” của ca dao, dân ca.
Ta đã từng gặp nhiều cách xưng hô mình, ta trong kho tàng ca dao, dân ca của
dân tộc Việt:
"Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"

"Mình nhớ ta như cà nhớ muối


Ta nhớ mình như cuội nhớ trăng"
Trong tiếng Việt, mình chỉ bản thân (ngôi thứ nhất), nhưng cũng còn để
chỉ đối tượng giao tiếp thân thiết, gần gũi. Trong bài Việt Bắc, mình chủ yếu
được dùng theo nghĩa thứ hai này, điều đó phù hợp và tạo nên quan hệ gắn bó
giữa hai nhân vật đối đáp. Nhưng có lúc, mình lại chỉ ngôi thứ nhất, có lúc
chuyển hóa đa nghĩa, vừa là chủ thể, vừa là đối tượng hòa nhập làm một:

98
Mình đi mình có nhớ mình

Mình đi mình lại nhớ mình


Đại từ ta cũng có sự chuyển nghĩa. Trong bài thơ, ta là ngôi thứ nhất,
người phát ngôn, nhưng ta trong nhiều trường hợp chỉ chung hai người, chỉ
chúng ta:
Mình về mình lại nhớ ta

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
hay
Lòng ta ơn Bác đời đời
Hai nhân vật mình, ta thực chất chỉ là sự phân thân của một cái tôi trữ tình
thống nhất. Bằng cách đó, bài thơ dẫn dắt người đọc vào không khí ân tình,
nghĩa tình của hồi tưởng và hoài niệm, của ước vọng và tin tưởng. Chuyện nghĩa
tình cách mạng đã đến với người đọc bằng con đường của tình yêu. Đây chính là
bản sắc riêng của thơ Tố Hữu.
d.Thể thơ, bút pháp, hình ảnh
Việt Bắc được viết theo thể thơ lục bát, sử dụng các cách chuyển nghĩa
của thơ ca truyền thống (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, ví von...), các hình
ảnh thơ gần gũi thân thuộc, giọng thơ mang âm hưởng ngọt ngào của những câu
hát tình nghĩa trong dân gian cũng góp phần làm nên tính dân tộc của bài thơ.
Bằng một âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi, trở lại nhịp nhàng như lời ru, mọi
cảnh vật thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người cho đến các hoạt
động kháng chiến đều đậm đà ý vị tình nghĩa, bao bọc trong ánh hào quang của
kỉ niệm và nỗi nhớ thiết tha, tất cả tạo nên một không gian tâm tưởng cho bài
thơ.
2.Sự phù hợp của những phương tiện đó với việc diễn tả tình cảm
-Thể hiện tình cảm ân tình, thủy chung sâu sắc của người cán bộ kháng

99
chiến và nhân dân Việt Bắc gắn với đạo lí truyền thống của dân tộc.
-Thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ và nhân dân với
cách mạng ,với kháng chiến.

ĐỀ 16
Có ý kiến cho rằng: với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết
và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu
vẫn luôn dễ đi vào lòng người.
Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua 8 câu thơ đầu bài thơ Việt
Bắc (Tố Hữu).
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ
nguồn?

– Tiếng ai tha thiết bên cồn


Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu , Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD, 2010, Tr
109)

Hướng dẫn
1. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, dẫn dắt ý kiến
2.Giải thích ý kiến: Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ
thuật biểu hiện giàu tính dân tộc là hai đặc điểm nổi bật trong phong cách
nghệ thuật thơ Tố Hữu..

100
-Nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng lời của người
yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự, cảm xúc. Nó tạo nên âm hưởng trữ tình
sâu đậm của khúc hát ân tình.
- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc:
+ Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo.
+ Kết cấu: theo lối đốì đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân
ca
+ Ngôn ngữ ; dung dị, sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình – ta”
linh hoạt.
+ Hình ảnh: gần gũi, quen thuộc, tự nhiên : Nhìn cây nhớ núi, nhìn
sông nhớ nguồn; áo chàm đưa buổi phân li, cầm tay nhau…
+ Nhạc điệu: ngọt ngào, lắng sâu, da diết, được tạo bởi thể thơ lục
bát với cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh rất nhịp nhàng, hài hoà.
3. Phân tích đoạn thơ để chứng minh (tham khảo phần phân tích tác
phẩm)
4. Đánh giá : Bài thơ nói chung, đoạn thơ nói riêng viết về một sự
kiện chính trị có ý nghĩa trọng đại, viết về nghĩa tình cách mạng nhưng với
giọng thơ tâm tình ngọt ngào và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc ,Tố
Hữu đã viết nên những câu thơ không hề khô khan mà ngược lại rất dễ đi
vào lòng người, khơi dậy nhiều rung động sâu sắc cho độc giả. Cũng chính
nhờ đặc điểm này mà Việt Bắc không chỉ là một bản hùng ca tráng lệ, nó
còn là một bản tình ca tha thiết, sâu lắng, ngọt ngào góp phần làm nên sức
hấp dẫn đặc biệt cho loại thơ trữ tình chính trị.

ĐỀ 17
Về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu có ý kiến cho rằng “ Trong chiều
sâu những câu thơ Việt Bắc là đạo lí sống ân nghĩa, ân tình truyền thống của
dân tộc.”

101
Anh ( chị) hãy phân tích đoạn thơ sau để chứng minh cho nhận định
trên.
“ Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương.
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy.
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…”
( Việt Bắc- Tố Hữu, Ngữ văn 12 tập 1, tr110,111)
Hướng dẫn :
1.Giới thiệu chung về: Nhà thơ Tố Hữu, hoàn cảnh sáng tác bài thơ Việt
Bắc, nội dung đoạn thơ và ý kiến.
2. Chứng minh
2. 1. Ân nghĩa , ân tình thể hiện qua nỗi nhớ thiên nhiên Việt Bắc
- Thiên nhiên bình dị, gần gũi thân thuộc, không kém phần lãng mạn :
“trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng sương, rừng nứa , bờ

102
tre”
-Thiên nhiên gắn liền với những địa danh đi vào lịch sử của dân tộc : liệt
kê các địa danh “Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê” thể hiện niềm tự hào
2.2. Ân nghĩa , ân tình thể hiện qua nỗi nhớ những con người Việt Bắc
- Con người Việt Bắc nghèo khổ nhưng cần cù lao động: Sớm khuya bếp
lửa người thương đi về, Người mẹ nắng cháy lưng- địu con lên rẫy bẻ từng bắp
ngô”…
- Con người Việt Bắc giàu tình nghĩa và thủy chung son sắt với Cách
mạng : Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… Thương nhau chia củ sắn lùi / Bát
cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng…
2.3. Ân nghĩa , ân tình thể hiện qua nỗi nhớ những sinh hoạt bình dị ở
Việt Bắc
- Nhớ lớp học
- Nhớ những ngày tháng cơ quan gian khổ nhưng giàu tinh thần lạc quan
- Nhớ những âm thanh đặc trưng ở Việt Bắc : Tiếng mõ rừng chiều ,
tiếng chày đêm nện cối đều đều suối xa …
3. Nghệ thuật:
-Thể thơ lụt bát truyền thống, giọng thơ ngọt ngào, sâu lắng
- Cấu trúc đối đáp, lối xưng hô mình – ta
- Ngôn từ mộc mạc mà giàu sức gợi.
4 . Đánh giá
ĐỀ 18
: Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật là không lặp lại người
khác, không lặp lại chính mình. Phân tích hai đoạn thơ sau để thấy được sự
không lặp lại chính mình của nhà thơ Tố Hữu:
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương

103
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy”.

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng


Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây
Núi giăng thành luỹ sắt dày
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù
Mênh mông bốn mặt sương mù
Ðất trời ta cả chiến khu một lòng”.
( Trích “Việt Bắc” – Tố Hữu – SGK Ngữ văn 12 trang 109)
Hướng dẫn
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu và tác phẩm Việt Bắc, dẫn ý kiến
và 2 đoạn thơ
* Giải thích ý kiến: Ý kiến đã đề cập đến một trong những phẩm chất của
nghệ sĩ cũng như yêu cầu của lao động nghệ thuật là luôn phải sáng tạo. Sự sáng
tạo thể hiện trong cách cảm nhận khám phá đời sống mới mẻ phù hợp với nghệ
thuật biểu đạt không lặp lại của người khác, không lặp lại chính mình
* Phân tích 2 đoạn thơ:
Đoạn 1:
Nội dung:
+ Nỗi nhớ của người Cách mạng với đồng bào, với thiên nhiên Việt Bắc
được so sánh với nỗi nhớ người yêu: cồn cào, da diết, nồng nàn…Không phải là
nỗi nhớ của ý thức , của nghĩa vụ mà nhớ bằng cả trái tim yêu thương chân
thành và da diết…
+ Nhớ thiên nhiên thanh bình, yên ả, đơn sơ mà thơ mộng: những đêm
trăng sáng yên ả thanh bình, nhừng buổi chiều nắng trải vàng ấm áp trên nương.
Nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa bập bùng trong

104
mỗi đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về hôm sớm. Nhớ
cảnh rừng nứa, bờ tre, ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy. Ở đoạn này, bức
tranh thiên nhiên Việt Bắc không còn ảm đạm những mây cùng mù mà rộn ràng,
ấm áp, tươi vui.
Nghệ thuật
– Thể thơ: lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng đã làm cho
đoạn thơ mang âm điệu ngọt ngào, êm ái..
–Biện pháp tu từ: Điệp từ “nhớ” cùng lối so sánh đặc biệt đã bộc lộ một
cảm xúc thương nhớ dạt dào. Việc liệt kê một loạt những hình ảnh cùng địa
danh của Việt Bắc đã khắc họa thật sâu nỗi niềm thương nhớ của một người
chiến sĩ – thi sĩ đối với quê hương thứ hai của mình…
-Hình ảnh, ngôn ngữ: giản dị tự nhiên, gần gũi…
Đoạn 2: Nội dung:
- Đoạn thơ này thể hiện nỗi nhớ về thiên nhiên và trời đất khi “rừng cây
núi đá ta cùng đánh tây”, khi “đất trời ta cả chiến khu một lòng”. Nét nghĩa này
vừa thể hiện sự đoàn kết gắn bó, vừa làm dày thêm tầm vóc sử thi cho hình
tượng nghệ thuật trong đoạn thơ.
- Đoạn thơ đã tái hiện sinh động sự trùng điệp của địa hình rừng núi - hình ảnh
rừng núi “giăng” kín trong các chủ ngữ của đoạn thơ từ “rừng cây núi đá” đến
“núi giăng, rừng che, rừng vây…” tất cả lại được bao phủ trong “mênh mông
bốn mặt sương mù” của trời đất khiến người đọc cảm nhận được sự hiểm trở
như thiên la địa võng của địa hình chiến khu Việt Bắc
- Các câu thơ tạo cảm giác như núi rừng cũng góp sức vào cuộc kháng
chiến, núi rừng cùng con người tạo nên sức mạnh to lớn, bền vững, ngăn chặn
và vây hãm kẻ thù. Những câu thơ trên cũng gợi nhắc sự kiện Việt Bắc thu đông
1947 khi quân dân ta dựa vào địa hình hiểm trở của núi rừng Việt Bắc đã anh
dũng chiến đấu đập tan cuộc tấn công lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
Cuộc kháng chiến chính nghĩa của chúng ta đã có đượcc những yếu tố thuận lợi

105
nhất của thiên thời, địa lợi, nhân hòa khi con người đồng lòng, thiên nhiên
chung sức.
-> Đoạn thơ trong Việt Bắc thông qua nỗi nhớ để thể hiện cái tình, lòng
biết ơn sâu nặng của người cán bộ kháng chiến đối với đất và người Việt Bắc.
Nghệ thuật:
- Thể thơ: lục bát truyền thống với cách gieo vần đặc trưng, nhịp thơ
nhanh, mạnh, khẩn trương đã làm cho đoạn thơ mang âm điệu hùng tráng..
- Biện pháp tu từ: Điệp từ “núi”, “rừng” cùng nghệ thuật nhân hóa tác giả
đã cho thấy sức mạnh của thiên nhiên trong sự hòa hợp với con người.
-Hình ảnh, ngôn ngữ: nghiêng về ý nghĩa khái quát, tượng trưng.
* Sự không lặp lại người khác và không lặp lại chính mình:
- Trong nội dung (khám phá, cảm nhận): cả 2 đoạn thơ đều nói về nỗi nhớ
thiên nhiên và con người Việt Bắc của người ra đi nhưng mỗi đoạn Tố Hữu lại
khám phá ra một vẻ đẹp riêng: đoạn 1 thiên về vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình ở Việt
Bắc. Đoạn 2 đưa đến vẻ đẹp khác: vẻ đẹp hào hùng của Việt Bắc trong cuộc
chiến đấu.
- Trong nghệ thuật (cách thể hiện):
+ Về ngôn ngữ: đoạn 1 ngôn ngữ mềm mại uyển chuyển thì đoạn 2 ngôn
ngữ gân guốc, góc cạnh.
+ Về nhịp thơ: đoạn 1 nhịp chậm, thong thả thì đoạn 2 nhịp mạnh, chắc
khỏe
+ Về giọng thơ: đoạn 1 tha thiết, nhẹ nhàng mang âm hưởng tình ca còn
đoạn 2 giọng thơ hào hùng, mang chất tráng ca
ĐỀ 19
Nhận định về bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Bài
thơ Việt Bắc của Tố Hữu là khúc tình ca và cũng là khúc anh hùng ca về
cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”.Qua đoạn trích Việt Bắc trong
sách giáo khoa, anh (chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

106
Hướng dẫn
* Giải thích nhận định:
- Khúc hùng ca: Là khúc ca hào hùng, hùng tráng .“Việt Bắc” là khúc ca
hào hùng, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà oanh liệt của dân
tộc.
- Khúc tình ca: Là khúc ca ân tình thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết.
“Việt Bắc” là bài ca trữ tình, dạt dào yêu thương, chan chứa ân tình của
cái tôi trữ tình nhà thơ, của người kháng chiến, của nhân dân dành cho Đảng,
cho đất nước, dân tộc, cho Bác Hồ kính yêu.
=>Lời nhận định đã thâu tóm được nét đặc sắc về nội dung tư tưởng của
bài thơ “Việt Bắc” và một đặc điểm nổi bật của phong cách thơ Tố Hữu: Thơ trữ
tình - chính trị.
* Chứng minh:
-Việt Bắc” là bản anh hùng ca ca ngợi cuộc kháng chiến hào hùng của dân
tộc:
+Phản ánh những ngày đầu của cuộc kháng chiến gian khổ mà tự hào
+ Sức sống mạnh mẽ của thiên nhiên và con người Việt Bắc trong
kháng chiến.
+Hình ảnh Việt Bắc ra trận anh dũng, kỳ vĩ.
+Những kỳ tích, những chiến công vang dội.
+Việt Bắc trở thành quê hương cách mạng, là căn cứ địa vững chắc,
đầu não của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Nghệ thuật:
+ Hình ảnh, âm thanh hào hùng, sôi nổi dồn dập, náo nức.
+ Lời thơ tràn đầy âm hưởng anh hùng ca mang dáng vẻ của một sử thi
hiện đại, khẳng định sức mạnh thống nhất của một dân tộc.
_ Việt Bắc còn là bản tình ca về ân tình cách mạng của những con người
kháng chiến:

107
+ Thiên nhiên Việt Bắc vừa thực, vừa thơ mộng.
+ Người dân Việt Bắc bình dị, cần cù, chịu thương chịu khó.
+ Nghĩa tình của nhân dân với cán bộ cách mạng: đồng cam cộng khổ,
chia ngọt sẻ bùi, thủy chung son sắt…
- Nghệ thuật
+ Ngôn ngữ giản dị, thân thương.
+ Thể thơ lục bát tha thiết, êm ái như lời ru; kiểu kết cấu đối đáp mang
đậm sắc thái dân gian.
+ Giọng thơ ngọt ngào đậm chất trữ tình.
+ Các biện pháp tu từ nghệ thuật: Liệt kê, ẩn dụ, những so sánh ví von
truyền thống nhưng lại biểu hiện được nội dung mới của thời đại.

ĐỀ 20
Xuân Diệu cho rằng: “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình độ là
thơ rất đỗi trữ tình”. Bằng đoạn trích Việt Bắc trong SGK Ngữ văn 12, anh
(chị) hãy làm sáng tỏ ý kiến trên .
Hướng dẫn :
* Giải thích:
- Thơ chính trị: Là thơ trực tiếp đề cập đến những vấn đề chính trị, những
sự kiện chính trị nhằm mục đích tuyên tuyền, cổ động. Chính vì thế, thơ chính
trị thường có nguy cơ rơi vào khô khan, áp đặt.
- Ý kiến của Xuân Diệu: Tố Hữu đã “trữ tình hóa” thơ chính trị để thơ
chính trị thực sự là thơ, có sức rung cảm sâu xa, có sức hấp dẫn riêng . Đây là ý
kiến đánh giá rất cao về thơ Tố Hữu.
* Bình luận
- Ý kiến của Xuân Diệu rất xác đáng và tinh tế, đánh giá, ghi nhận đúng vị
trí đặc biệt và thành tựu lớn lao của đời thơ Tố Hữu.
- Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ Tố Hữu là những

108
vấn đề chính trị, hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn,
tình cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng .
- Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Tố Hữu đã đưa thơ trữ tình
chính trị lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong
thơ Tố Hữu đã được thực sự chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm
xúc rất mực tự nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm
tình, giọng của tình thương mến.
*. Chứng minh qua Việt Bắc
- Việt Bắc là thơ chính trị: (đề cập đến sự kiện lịch sử là cuộc chia tay
giữa những người kháng chiến với nhân dân Việt Bắc tháng 10 năm 1954, cảm
hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc
với Đảng, Bác Hồ, căn cứ địa cách mạng, nhân dân…).
- Nhưng Việt Bắc cũng rất đỗi trữ tình:
+ Nỗi nhớ đằm sâu, dâng trào, mênh mang, lan tỏa cả không gian và thời
gian của “ta” và “mình”, người đi và kẻ ở gắn liền với tình cảm sắt son chung
thủy , nỗi nhớ về cảnh và người, nỗi nhớ về những kỉ niệm… Bài thơ mang âm
điệu của một bản tình ca ngọt ngào, đằm thắm
+ Cùng với nỗi nhớ, cảnh và người Việt Bắc hiện lên với những chi tiết
vừa chân thực, giản dị, vừa lộng lẫy, tươi tắn, thơ mộng, giàu sức rung động
lòng người ( “Nhớ gì như nhớ người yêu…Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung).
+ Niềm vui hân hoan, âm điệu hùng tráng đậm chất sử thi (đoạn 2 – khúc
hùng ca).
+ Giọng điệu ngọt ngào, tâm tình với kết cấu đối đáp, cách xưng hô mình
– ta và thể thơ lục bát truyền thống, sở trường sử dụng từ láy và các hình ảnh so
sánh ví von đậm đà tính dân tộc.

ĐỀ 21
Bàn về thơ Tố Hữu, có ý kiến cho rằng: “Nghệ thuật trong thơ Thơ Tố

109
Hữu thể hiện tính dân tộc rất đậm đà”. Lại có ý kiến cho rằng: “Thơ Tố Hữu
mang màu sắc trữ tình – chính trị”. Hãy phân tích đoạn thơ dưới đây làm
sáng tỏ hai ý kiến trên:
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
– Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB
Giáo dục Việt Nam, 2017, trang 109)
Gợi ý:
A.MB:
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Dẫn 2 nhận định về thơ Tố Hữu: Bàn về thơ Tố Hữu, có ý kiến
cho rằng: Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu thể hiện tính dân tộc rất đậm đà. Lại có
ý kiến cho rằng: Thơ Tố Hữu mang màu sắc trữ tình – chính trị.
+ Trích dẫn đoạn thơ:
B. TB:
1. Khái quát chung về Tố Hữu và bài Việt Bắc
− Tố Hữu là nhà thơ lớn, cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt
Nam. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, phản ánh
những chặng đường đầy gian lao nhưng cũng rất hào hùng. Thơ ông đậm chất
trữ tính – chính trị (tức là nói về chính trị nhưng lại rất trữ tình, đi sâu vào hồn
người chứ không hề khô khan), giọng thơ tâm tình ngọt ngào mà tha thiết và thơ
ông cũng rất đậm đà tính dân tộc.

110
− Tác phẩm Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là thành tựu xuất sắc
của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ra đời nhân một sự kiện lịch sử
tháng 10 – l954, những người cán bộ kháng chiến rời căn cứ Việt Bắc trở về Thủ
đô. Từ điểm xuất phát ấy, bài thơ ngược về quá khứ để tưởng nhớ một thời cách
mạng và kháng chiến gian khổ mà anh hùng, để nói lên nghĩa tình gắn bó thắm
thiết với Việt Bắc, với Đảng và Bác Hồ, với đất nước và nhân dân – tất cả là
nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để dân tộc ta vững vàng bước tiếp trên con
đường cách mạng. Nội dung ấy được thể hiện bằng hình thức đậm tính dân tộc.
Bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
2. Giải thích hai nhận định về bài Việt Bắc
a. Tính dân tộc là một phạm trù mĩ học
− Tính dân tộc được biểu hiện ở cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đề
tài là những sự kiện xảy ra trong lịch sử dân tộc, những hiện tượng chính trị của
dân tộc; chủ đề ca ngợi lòng yêu nước, khẳng định ý thức, tinh thần dân tộc;
nhân vật là những con người điển hình, biểu hiện tập trung tâm lí, tính cách của
cả một dân tộc… đó chính là những yếu tố nội dung in đậm tính dân tộc trong
một tác phẩm văn học. Tác phẩm ấy còn phải biểu hiện được sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa truyền thống và cách tân, dân tộc và hiện đại khi sử dụng linh hoạt
những yếu tố hình thức như thể loại, ngôn ngữ, hình ảnh…
− Biểu hiện của tính dân tộc trong thơ Tố Hữu: đó là việc Tố Hữu vận dụng
sáng tạo thể thơ lục bát, lối đối đáp quen thuộc trong ca dao, đại từ nhân xưng
“mình – ta”, chất liệu văn hóa dân gian, hình ảnh, từ ngữ đậm đà phong vị dân
gian.
b. Màu sắc trữ tình – chính trị
− Thơ Tố Hữu đúng là thơ chính trị, bởi đề tài trong thơ Tố Hữu là những vấn
đề chính trị, hồn thơ Tố Hữu luôn hướng tới “cái ta” chung với lẽ sống lớn, tình
cảm lớn và niềm vui lớn của Đảng, dân tộc, cách mạng.
− Nhưng thơ Tố Hữu cũng rất đỗi trữ tình. Tố Hữu đã đưa thơ trữ tình chính trị

111
lên đến đỉnh cao. Có được điều ấy là nhờ những vấn đề chính trị trong thơ Tố
Hữu đã được chuyển hóa thành những vấn đề của tình cảm, cảm xúc rất mực tự
nhiên, chân thành, đằm thắm với một giọng thơ ngọt ngào, tâm tình, giọng của
tình thương mến.
3. Phân tích đoạn thơ làm sáng tỏ hai ý kiến
a. Nghệ thuật trong thơ Tố Hữu thể hiện tính dân tộc rất đậm đà:
− Đoạn thơ thể hiện ở việc vận dụng sáng tạo thể thơ lục bát quen thuộc trong ca
dao, dân ca của dân tộc tạo nên nhịp điệu nhịp nhàng, giọng điệu tha thiết:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tất cả gợi nhớ đến những câu dao, dân ca về tình yêu đôi lứa.
− Lối đối đáp “mình – ta” được vận dụng sáng tạo. Trong ca dao về tình yêu đôi
lứa, “mình – ta” thường là chàng trai hoặc cô gái. Còn trong thơ Tố Hữu, “mình
– ta” là cán bộ về xuôi và người dân Việt Bắc. Mục đích của việc sử dụng lối đối
đáp này nhằm thể hiện tình cảm gắn bó mật thiết giữa người đi (cán bộ) và
người ở (người dân Việt Bắc) sau “mười lăm năm” gắn bó.
− Tính dân tộc còn thể hiện ở việc thể hiện đạo lí uống nước nhớ nguồn qua câu
thơ:Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn.
− Đại từ phiếm chỉ “ai” quen thuộc trong ca dao được sử dụng trong câu: Tiếng
ai tha thiết bên cồn gợi bao nỗi niềm xao xuyến, lưu luyến của người đi.
− Hình ảnh ẩn dụ “áo chàm” trong câu thơ: Áo chàm đưa buổi phân li là trang
phục quen thuộc của đồng bào Việt Bắc. Chiếc “áo chàm” không chỉ gợi nhớ
đồng bào Việt Bắc mà còn gợi nhớ bao nghĩa tình, gắn bó giữa bộ đội và đồng
bào nơi đây.
b. Thơ Tố Hữu mang màu sắc trữ tình – chính trị
− Đoạn trích trên đây đề cập đến sự kiện lịch sử là cuộc chia tay giữa những

112
người cán bộ kháng chiến với nhân dân Việt Bắc tháng 10 – 1954, cảm hứng
chủ đạo của bài thơ là cảm hứng ân tình cách mạng, niềm biết ơn sâu sắc với
Đảng, Bác Hồ, căn cứ địa cách mạng, nhân dân trong suốt “mười lăm năm” gắn
bó.
− Đồng thời, cuộc chia tay trọng đại giữa người đi – kẻ ở diễn ra đầy lưu luyến,
bịn rịn sau “mười lăm năm” gắn bó. Cán bộ về xuôi, đồng bào Việt Bắc, kẻ ở,
người đi đã xưng hô một cách mộc mạc, giản dị thân thiết: “ta – mình”:
+ Cách xưng hô như vậy thắm thiết yêu thương gợi nhớ những khúc hát ca dao
của đôi lứa. Cuộc chia tay lớn mang ý nghĩa lịch sử trọng đại bỗng ùa về trong
dáng dấp của cuộc biệt li giữa những đôi lứa yêu nhau.
+ Âm điệu thơ, lời thơ vừa xao xuyến, bâng khuâng vừa da diết, khắc khoải.
Bao kỉ niệm, nghĩa tình suốt mười lăm năm gắn bó nén lại trong mấy chữ: “tha
thiết”, “mặn nồng”.
− Hàng loạt điệp từ, điệp cấu trúc đan kết vào nhau khiến điệu thơ da diết, quyến
luyến, hằn sâu một nỗi nhớ thương. Đặc biệt là từ “nhớ” điệp lại bốn lần. Đáp
lại lời nhắn nhủ tha thiết của đồng bào chiến khu là sự im lặng lắng nghe của
đồng bào miền xuôi. Im lặng mà cõi lòng bồi hồi xúc động: Tiếng ai tha thiết
bên cồn. Người ở lại gợi nhắc kỉ niệm tha thiết, mặn nồng, người ra đi lắng nghe
được tiếng ai tha thiết bên cồn. Kẻ ở, người đi thực sự tâm đầu, ý hợp, trái tim
có lẽ đã hòa chung một nhịp nên mới có sự hiểu thấu đồng điệu như vậy.
− Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi. Câu thơ tám chữ ngắt nhịp 4/4 chia
hai vế cân xứng. Một vế bộc lộ nội tâm, một vế bộc lộ dáng vẻ. Tất cả cùng
chung cảm xúc lưu luyến nhớ thương.
− Hình ảnh đồng bào Việt Bắc trong buổi chia li hiện lên qua cái nhìn của cán
bộ kháng chiến thật giản dị, gần gũi với màu “áo chàm” thân thương. Màu “áo
chàm” ấy ghi dấu truyền thống nghĩa tình thủy chung của đồng bào chiến khu.
− Câu thơ: Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay gợi cảnh chia tay đầy xúc động.
Đồng bào và cán bộ, kẻ ở −người đi, tay trong tay trao hơi ấm, yêu thương,

113
quyến luyến, bịn rịn không nỡ buông rời. Có khác nào nỗi biệt li của những lứa
đôi yêu nhau thắm thiết.
4. Bình luận hai ý kiến:
− Hai ý kiến trên tuy nhận xét về hai phương diện khác nhau: ý kiến thứ nhất
nhận xét về nghệ thuật biểu biệu trong thơ Tố Hữu; ý kiến thứ hai nhận xét về
phong cách thơ trữ tình – chính trị trong thơ ông. Nhưng cả hai ý kiến lại nhận
xét chính xác về nghệ thuật biểu hiện cũng như phong cách thơ của Tố Hữu.
− Hai ý kiến không trái ngược nhau, mà còn bổ sung cho nhau giúp người đọc
hiểu hơn về nghệ thuật biểu hiện và phong cách thơ thể hiện trong thơ Tố Hữu
cũng như về đoạn trích Việt Bắc.
C. Kết bài:
− Khái quát lại vấn đề nghị luận
+ Như vậy nhà thơ Tố Hữu đã thể hiện những tâm sự của mình nói riêng và của
tất cả những chiến sĩ và nhân dân Việt Bắc nói chung.
+ Mười lăm năm kháng chiến với biết bao nhiêu kỉ niệm và giờ đây khi phải xa
nhau thấy lòng mình thật muốn vỡ òa trong nức nở, chân không muốn rời xa.
Qua đây ta thấy được tình nghĩa đoàn kết keo sơn của con người Việt Nam mà
cụ thể đó là tình quân dân. Để đạt được những thắng lợi trên mặt trận ấy thì
không thể nào quên ơn những người dân Việt Bắc được.
− Cảm xúc của bản thân
+ Trong câu chuyện với một nhà nghiên cứu văn học người Pháp, Tố Hữu tâm
sự rằng: Mình phải lòng đất nước và nhân dân của mình. Nói về đất nước, nói
về nhân dân như nói về người mình yêu. Phải chăng, tâm sự đó là những lời mà
Tố Hữu nói về Việt Bắc, nói về những vần thơ chan chứa tình quân dân gắn bó,
tình yêu nước thiết tha. Những tình cảm thiêng liêng ấy cứ vấn vương mãi trong
lòng người đọc

Đề 22
Có ý kiến cho rằng: với giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và
114
nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu
vẫn luôn dễ đi vào lòng người.
Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên qua 8 câu thơ đầu bài thơ Việt
Bắc (Tố Hữu).
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
(Trích Viết Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12 Tập 1, NXB GD)

Gợi ý:
1. Giới thiệu khái quát
- Tố Hữu, một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam.
Thơ Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với các chặng đường cách mạng: gian khổ mà hào
hùng, vẻ ang của dân tộc.
- Việt Bắc là một trong những thành tựu xuất sắc, kết tinh vẻ đẹp hồn thơ
và phong cách nghệ thuật của Tố Hữu, viết về cuộc chia tay lịch sử giữa
những người cán bộ kháng chiến với quê hương cách mạng sau khi cuộc kháng
chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi. Bài thơ không chỉ chứa đựng nội dung sâu
sắc mà còn có giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết cùng nghệ thuật biểu hiện
giàu tính dân tộc, tạo nên một sức hấp dẫn rất riêng. Điều này đươc thể hiện rõ
nét ở 8 câu thơ đầu tiên của thi phẩm.
2. Giải thích ý kiến

115
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu
tính dân tộc là hai đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
Nó được thể hiện rất rõ trong 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc.
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết là giọng thủ thỉ tâm tình; giọng
của tình thương mến; đằm thắm, réo rắt, ngân nga, sâu lắng. Bài thơ nói chung,
thơ nói riêng, nói đến nghĩa tình cách mạng nhưng thi sĩ lại dùng giọng, lời
của người yêu để trò chuyện, giãi bày tâm sự, cảm xúc. Nó tạo nên âm hưởng
trữ tình sâu đậm của khúc hát ân tình.
- Nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc
+ Thể thơ: Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo.
+ Kết cấu: theo lối đối đáp giao duyên của nam nữ trong ca dao dân ca.
+ Ngôn ngữ; dung dị, sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình - ta” linh
hoạt.
+ Hình ảnh: gần gũi, quen thuộc, tự nhiên: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông
nhớ nguồn; áo chàm đưa buổi phân li, cầm tay nhau…
+ Nhạc điệu: ngọt ngào, lắng sâu, da diết, được tạo bởi thể thơ lục bát
với cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh rất nhịp nhàng, hài hoà.
3. Chứng minh
- Bốn câu đầu là lời ướm hỏi của Việt Bắc :
+ Hai câu hỏi được láy đi, láy lại “Mình về mình có nhớ ta?”, “Mình về
mình có nhớ không?” cho thời gian kháng chiến gian khổ, chiến khu Việt Bắc đã
cưu mang, đùm bọc, chở che cho cán bộ, là căn cứ địa vững chắc của cách
mạng. Hình ảnh “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” ngầm gợi đạo lí thuỷ
chung, truyền thống ân nghĩa. Đây không phải là những câu hỏi thông thường
mà là lời của tình sâu nghĩa nặng.
+Nhịp thơ lục bát đều đặn, hài hoà tạo nên âm hưởng da diết, lắng sâu,
xoáy vào lòng người đi.
116
Bốn câu sau là nỗi niềm, tâm trạng của người cán bộ kháng chiến về xuôi:
+ Trước nỗi niềm của kẻ ở, người đi im lặng trong trạng thái trữ tình sâu
lắng để tri âm “tiếng ai” ngân nga, đồng vọng trong lòng mình. Sự hô ứng ngôn
từ (“thiết tha”- “tha thiết”) đã tạo nên mạch ngầm đồng vọng của tiếng nói tri
âm. Hình ảnh “cầm tay nhau” hàm chứa nhiều cảm xúc.
+ Những từ láy “bâng khuâng”, “bồn chồn” đặt trong nhịp chẵn 4/4 và sự
đối xứng của hình ảnh thơ “bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”, diễn tả
cảm xúc day dứt trong lòng người đi.
+ Nhịp chẵn lục bát đang đều đặn 2/2/2, 4/4 bỗng đổi thành 3/3/2 ở câu
cuối đoạn thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…” rất phù hợp với việc diễn
tả sự bối rối trong lòng người.
+ Kết cấu đối đáp, cách xưng hô mình - ta khiến cho cuộc chia tay giữa Việt Bắc
và những người cán bộ kháng chiến giống như cuộc chia tay của một đôi bạn
tình có nhiều gắn bó sâu sắc, lưu luyến bịn rịn không nỡ rời xa.
+ Ngôn ngữ quen thuộc, hình ảnh thơ gần gũi, lối diễn đạt dung dị khiến
cho lời thơ như những lời thủ thỉ, tâm tình. Cách gieo vần, ngắt nhịp, hài thanh
hài hoà tạo nên nhạc điệu ngân nga, réo rắt, da diết, lắng sâu.
4. Bình luận
- Bài thơ nói chung, đoạn thơ nói riêng viết về một sự kiện chính trị có ý
nghĩa trọng đại, viết về nghĩa tình cách mạng nhưng với giọng thơ tâm tình ngọt
ngào và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc đã làm cho nó không hề khô khan
mà ngược lại rất dễ đi vào lòng người, khơi dậy nhiều rung động sâu sắc cho
độc giả. Cũng chính nhờ đặc điểm này mà Việt Bắc không chỉ là một bản hùng
ca tráng lệ, nó còn là một bản tình ca tha thiết, sâu lắng, ngọt ngào.
5. Đánh giá chung
- Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu
tính dân tộc là đặc điểm nổi bật trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Nó

117
không chỉ là giọng điệu riêng của thơ ông mà còn góp phần làm nên sức hấp
dẫn đặc biệt cho loại thơ trữ tình chính trị.
ĐỀ 23:
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hai đoạn thơ sau:
"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành"
("Tây Tiến" - Quang Dũng)
"Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đỏ muôn tàn lửa bay
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”
("Việt Bắc" - Tố Hữu)
Hướng dẫn
1. Giới thiệu về hai tác giả, hai tác phẩm và hai đoạn thơ
2 . Cảm nhận vẻ đẹp của hai đoạn thơ ( tham khảo phần phân tích tác
phẩm )
3 Nhận xét điểm tương đồng và khác biệt của hai đoạn thơ.
a/ Tương đồng:

118
- Đều khắc họa hai hình tượng tập thể con người kháng chiến với phẩm
chất anh hùng, dũng cảm ,với trái tim yêu nước nồng nàn , sẵn sàng hi sinh cho
lý tưởng , với tâm hồn lãng mạn bay bổng , lạc quan tin yêu. Khẳng định lẽ sống
cao đẹp sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân cho đất nước
- Cảm xúc tự hào ngợi ca.
- Bút pháp lãng mạn và mang âm hưởng sử thi
b/ Khác biệt:
- Tập thể anh hùng trong bài thơ Tây Tiến hội tụ sức mạnh của tuổi trẻ
Việt Nam và mang nét rất riêng của đoàn binh Tây Tiến mang vẻ đẹp của thanh
niên trí thức Hà Nội.Hình tượng người lính Tây Tiến được khắc họa trong mất
mát hi sinh nhưng vẫn đẹp, âm hưởng của đoạn thơ là âm hưởng bi tráng.
- Tập thể anh hùng trong đoạn thơ của bài Việt Bắc hội tụ sức mạnh của
cả dân tộc, sức mạnh của quá khứ, được khắc họa trong không khí ra trận,mang
âm hưởng anh hùng ca.
- Người lính Tây Tiến hiện lên rõ ràng, chân thực, có sự đối nghịch giữa
ngoại hình và tâm hồn khí phách. Tất cả thể hiện qua những câu thơ 7 tiếng
mang âm hưởng cổ điển, trang nghiêm.
- Con người kháng chiến trong Việt Bắc không hiện lên rõ ràng, cụ thể mà
thông qua những hành động bật lên sức mạnh phi thường, có sự thống nhất,
đoàn kết đồng lòng giữa quân và dân. Tất cả thể hiện qua những câu thơ lục bát
mang âm hưởng ca dao dân ca, âm hưởng mạnh mẽ, hào hùng.
4. Lí giải
- Có sự giống nhau vì: hai tác giả đều là những nhà thơ – chiến sĩ và đều
là người trong cuộc, đều tự hào và ca ngợi con người Việt Nam trong cuộc
kháng chiến chống Pháp vĩ đại.
- Có sự khác biệt vì: mỗi nhà thơ có một phong cách nghệ thuật riêng, đối
tượng phản ánh khác nhau, yêu cầu người sáng tác phải đem đến cái mới…
5. Đánh giá

119
- Xây dựng hình tượng tập thể anh hùng, hai đoạn thơ góp phần thể hiện
đặc điểm của thơ ca cách mạng, là khuynh hướng sử thi vẻ đẹp lãng mạn.
- Thể hiện lòng yêu nuớc, đề cao lí tưởng sống cao đẹp của con người.
- Góp phần khẳng định giá trị là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến
Đề 24:
Cảm nhận của anh (chị) về hai đoạn thơ sau:
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
( Việt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập
một)
“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả,
Củi một cành khô lạc mấy dòng”.
(Tràng giang – Huy Cận, SGK Ngữ văn 11, tập
hai)
Gợi ý:
A. MB: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích:
– Giới thiệu Tố Hữu và bài thơ “Việt Bắc”.
– Giới thiệu Huy Cận và bài thơ “Tràng giang” .

120
– Giới thiệu hai đoạn thơ và nêu vấn đề nghị luận. (chép đầy đủ, chính xác các
đoạn thơ).
B. TB:
1. Nghị luận về đoạn thơ của “Việt Bắc”:
* Khái quát về vị trí đoạn thơ: Đoạn thơ trên là bức tranh được dệt bằng ngôn từ
nghệ thuật toàn bích, có sự hoà quyện giữa cảnh và người, giữa cuộc đời thực
với tấm lòng của nhà thơ cách mạng. Mười câu thơ trên nằm trong trường đoạn
gồm 62 câu thơ diễn tả tâm tình của người cán bộ sắp sửa rời Việt Bắc, nơi mình
đã 15 năm gắn bó với bao tình cảm máu thịt.
* Nội dung: Đoạn thơ được coi là bức tứ bình khắc họa thiên nhiên và con người
Việt Bắc trong bốn mùa. Ngòi bút Tố Hữu đã gợi tả thật tinh tế vẻ đẹp đặc trưng
của cảnh và người vùng đất này.
– Cảm nhận về hình tượng thiên nhiên và hình tượng con người Việt Bắc trong
đoạn thơ:
+ Cấu trúc độc đáo của đoạn thơ:
++ Cặp lục bát mở đầu vừa như lời ướm hỏi ý nhị Ta về mình có nhớ ta lại vừa
như một lời khẳng định trìu mến Ta về ta nhớ những hoa cùng người: ta gắn bó
với mình bằng việc khắc ghi trong tâm khảm những gì đẹp nhất của Việt Bắc
là hoa và người.
++ Bốn cặp lục bát còn lại, mỗi cặp là một nét chấm phá, gợi tả chân thực, sống
động về cảnh và người Việt Bắc trong một mùa. Trong từng cặp, dòng lục là nét
đẹp về hoa, dòng bát là nét khắc chạm về người. Vẻ đẹp của cảnh làm phông,
nền để tôn lên vẻ đẹp của người – hình tượng trung tâm của Việt Bắc.
+ Vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên và con người Việt Bắc trong đoạn thơ:
++ Mùa đông Việt Bắc trong cái nhìn bao quát: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi/
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng:
+++ Thiên nhiên Việt Bắc dần hiện lên bởi sắc xanh mênh mông đặc trưng
của một vùng rừng núi. Trên nền xanh ấy thấp thoáng sắc đỏ tươi của hoa chuối.

121
Sắc hoa như làm sáng bừng, ấm áp một vùng không gian Việt Bắc.
+++ Hình ảnh con người xuất hiện với tư thế thật vững chãi, tự tin, tự chủ.
++ Bức tranh Việt Bắc vào xuân trong cặp lục bát tiếp theo Ngày xuân mơ nở
trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang:
+++ Dòng lục tả hoa xuân trong cái nhìn toàn cảnh kết hợp cái nhìn cận cảnh.
Nhịp chẵn truyền thống 2/2/2 của thơ lục bát như đang hòa điệu tài tình với nhịp
đi nhẹ nhàng của thời gian: mỗi nhịp thơ là một nhịp đi của thời gian, theo đó,
từng cánh hoa mơ nở dần làm cho sắc trắng thanh khiết, tinh khôi của hoa cứ lan
dần, mở rộng ra để rồi bất chợt phủ kín cả không gian núi rừng. Hai chữ trắng
rừngđể lại ấn tượng về vẻ đẹp thật thi vị đồng thời làm cho cảnh xuân thêm sinh
động.
+++ Hình ảnh con người Việt Bắc trong công việc bình dị, thầm lặng đan
nón. Hai chữ chuốt từng vừa gợi tả dáng điệu, tâm thế lao động cần mẫn vừa gợi
niềm khâm phục bàn tay tài hoa của những con người lao động.
++ Khung cảnh Việt Bắc sang hè được ghi lại trong cặp lục bát đặc sắc Ve kêu
rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình:
+++ Nhà thơ thấy vọng lên trong kí ức âm thanh rất đỗi quen thuộc Ve kêu
rừng phách đổ vàng.Tiếng ve ngân lên lập tức rừng phách chuyển sang màu
vàng. Cảnh hè Việt Bắc trở nên sôi động mà thật thơ mộng.
+++ Nhà thơ phác họa hình ảnh cô em gái hái măng một mình tần tảo – bản
tính truyền thống của người lao đông.
++ Mùa thu Việt Bắc hiện lên bằng nét vẽ Rừng thu trăng rọi hòa bình/ Nhớ
ai tiếng hát ân tình thủy chung:
+++ Thiên nhiên Việt Bắc khi đêm về thật nên thơ trong trẻo bởi ánh sáng
trăng thu.
+++ Con người Việt Bắc trong cảnh thu này được gợi tả với âm thanh đầy ý
nghĩa tiếng hát ân tình thủy chung. Đó là tình cảm gắn bó thủy chung cách mạng
của người Việt Bắc.

122
– Nghệ thuật: Điệp từ nhớ xuất hiện 5 lần đem đến cho đoạn thơ giọng hồi
tưởng sâu lắng, tha thiết, làm nổi bật cảm hứng chủ đạo của toàn bài. Cách xưng
hô mình- ta gia tăng chất giọng tâm tình ngọt ngào, thương mến khiến nỗi nhớ
trong lòng người đi càng bồi hồi, xao xuyến.
=> Tiểu kết:
+ Đoạn thơ như một bức họa cổ điển mà hiện đại ghi lại vẻ đẹp gợi cảm, nên thơ
của hình tượng thiên nhiên Việt Bắc trong sự hòa hợp kì diệu với vẻ đẹp cần cù,
tài hoa trong lao động cùng vẻ đẹp tâm hồn thủy chung, tình nghĩa của hình
tượng con người Việt Bắc.
+ Mượn hình thức trữ tình giàu tính dân tộc, Tố Hữu đã thể hiện thật thấm thía
những tâm tình chung của con người Việt Nam trong thời đại cách mạng. Đó là
lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn – nội dung trữ tình bao trùm các sáng tác
của Tố Hữu.
* Nghệ thuật: + đại từ “mình – ta” được sử dụng tài tình, linh hoat.
+ giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của ca dao, dân ca, của
điệu thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Hệ thống hình ảnh đa dạng, giàu ý nghĩa biểu tượng khái quát.
+ Biện pháp tu từ: điệp, đối…
2. Nghị luận về đoạn thơ của “Tràng giang”:
* Khái quát về bài thơ, đoạn thơ:
+Tràng giang là bài thơ kiệt tác của Huy Cận được sáng tác trước cách mạng
tháng Tám, in trong tập Lửa thiêng năm 1939. Thông qua bức tranh thiên nhiên
rợn ngợp ừong một buổi chiều buồn ở một vùng bến bãi sông nước mênh mông,
nhà thơ thể hiện nỗi buồn ảo não, cô đơn của mình trước cuộc đời, thiên nhiên
và vũ trụ
* Nội dung:
+ Ba câu đầu: hình ảnh tràng giang mang màu sắc cổ điển.
++ Câu 1: Hình ảnh “sóng”, cụm từ “gợn tràng giang”, từ láy “điệp điệp” diễn

123
tả những con sóng liên tiếp vỗ vào nhau, nối đuôi nhau, lan ra rộng dần, xa dần,
gợi nỗi buồn triền miên như những con sóng.
++ Câu 2: Hình ảnh “con thuyền xuôi mái”, từ láy “song song”: thuyền và
nước không đi liền với nhau mà “song song”, gợi cảm giác rời rạc, buồn tẻ.
++ Câu 3: Hình ảnh “thuyền về nước lại”, cụm từ “sầu trăm ngả” . Thuyền và
nước chia lìa, nỗi buồn tăng cấp thành nỗi sầu, nỗi sầu lan tỏa khắp không gian,
trăm ngả nước là trăm nỗi sầu. Cảnh tràng giang gợi cảm giác buồn, cô đơn, xa
vắng, chia lìa.
+ Câu cuối : mang màu sắc hiện đại. Phép đảo đưa hình ảnh “củi” lên đầu câu
gợi ấn tượng về sự nhỏ nhoi; phép đối giữa “một”cành củi khô với “mấy” dòng
nước nhấn mạnh sự cô đơn, lạc lõng, gợi liên tưởng đến thân phận những kiếp
người nhỏ bé, bơ vơ giữa dòng đời.
* Nghệ thuật: + NT cổ điển và hiện đại
+ Từ láy gợi hình gợi cảm
+ Phép đối
+Nhịp thơ chậm, buồn
+ Trong thơ có hoạ.
3. So sánh:
- Giống nhau: Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp
thiên nhiên và con người Việt Nam. Ngôn ngữ đậm chất dân tộc, gần gũi, thân
quen
- Khác nhau:
+ Thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Huy Cận đẹp nhưng thấm
thía nỗi buồn khi đất nước chìm trong nô lệ. Sông nước mênh mông đối lập với
con thuyền, cành củi khô lẻ loi, cô độc, lạc lõng gợi kiếp người trôi nổi, không
biết đi về đâu. Đó cũng chính là cái tôi lãng mạn, cô đơn của Huy Cận trước
cách mạng tháng Tám. Đoạn thơ nói riêng, bài thơ nói chung sử dụng thể thơ 7
tiếng, mang âm hưởng cổ điển và hiện đại;

124
+ Thiên nhiên và con người Việt Nam trong thơ Tố Hữu đẹp trong nỗi nhớ tha
thiết của người cán bộ kháng chiến khi về xuôi. Nhà thơ Tố Hữu đã mang đến
cho ta những vần thơ đẹp về thiên nhiên nhiên và con người Việt Bắc mà cũng
là cảnh trí, con người Việt Nam. Vẻ đẹp của bộ tranh tứ bình giúp ta cảm nhận
thấm thía hơn tình yêu thiên nhiên và con người lao động của tác giả, trong đó
cảnh hoà quyện với người, người làm chủ hoàn cảnh. Cái tôi của nhà thơ gắn
với cái ta chung, thể hiện phong cách thơ trữ tình chính trị, giọng thơ ngọt ngào
tha thiết. Thể thơ lục bát được sử dụng nhuần nhuyễn, hình ảnh thơ đậm đà tính
dân tộc.
– Nguyên nhân sự khác biệt :
+ Mỗi tác giả đều mang một cảm xúc riêng khi thể hiện hình ảnh thiên nhiên và
con người;
+ Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong
cảm xúc về thiên nhiên và con người của mỗi tác giả.
+ Thế giới quan và phong cách nghệ thuật của 2 nhà thơ khác nhau: Tố Hữu
phong cách thơ trữ tình cách mạng. Còn Huy Cận trước CM là hồn thơ chung
thành với cảm hứng vũ trụ, thể hiện cái tôi cô đơn đặc trưng của thơ Mới.
C. KB: Kết luận về vẻ đẹp của hình tượng thiên nhiên và con người ở hai đoạn
thơ. Cảm nghĩ của bản thân về hình tượng.
Đề 25
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
Nhớ từng rừng nứa bờ tre
Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy
( Việt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một)

125
Liên hệ với đoạn thơ sau trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh để thấy được cách
bộc lộ nội dung trữ tình của hai nhà thơ:
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.”
(Sóng – Xuân Quỳnh)
Gợi ý:
A. MB:
Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và đoạn thơ
B. TB:
1. Nghị luận về đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”:
* Về nội dung:
+ Nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh như “nhớ người yêu”. Một nỗi nhớ cháy bỏng,
tha thiết, mãnh liệt. Tình yêu là nỗi nhớ, nhất là phải xa nhau thì nỗi nhớ càng cồn cào,
da diết khôn nguôi. Dường như nỗi nhớ của người cách mạng với thiên nhiên, với đồng
bào Việt Bắc có lẽ cũng không kém phần tha thiết như thế. Vì vậy, cảnh và người phút
chốc lại trở về vơi đầy trong tâm trí của người ra đi.
+ Nỗi nhớ ấy vừa được so sánh với “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” ,
vừa gắn với không gian, thời gian đầy ắp kỉ niệm:
 “Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương” vừa là cảnh thật vừa mang
ý nghĩa biểu tượng. Trăng là ban đêm, nắng là ban ngày. Như vậy, nỗi nhớ ở
đây bao trùm khắp cả không gian và thời gian.

 Nỗi nhớ còn rộng lớn, bao phủ khắp không gian, “đầu núi”, “lưng
nương”, từ “rừng nứa”, “bờ tre” đến “ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê”. Nhớ
những đêm trăng sáng yên ả, thanh bình, những buổi chiều nắng trải vàng ấm
126
áp trên nương. Nhớ cảnh núi đèo, bản làng chìm trong sương khói, cảnh bếp lửa
bập bùng trong mỗi đêm đông và hình ảnh con người thân thương, tảo tần đi về
hôm sớm.

+ Điệp từ “nhớ” đặt đầu các câu thơ làm nổi bật lên nỗi nhớ ngày càng mênh mông,
bất tận. Ở đoạn thơ này, thiên nhiên Việt Bắc không còn ảm đạm “những mây cùng
mù” mà ấp áp, vui tươi. Thiên nhiên, cuộc sống hiện lên vừa thực vừa mộng, vừa đơn
sơ vừa thi vị, gợi rõ nét sự riêng biệt, độc đáo, khác hẳn với bao miền quê đất Việt. Chỉ
có những con người sống, gắn bó máu thịt với Việt Bắc mới có cái nhìn toàn diện, có
nỗi nhớ da diết và cảm nhận sâu sắc, thấm thía đến như thế
+ Con người Việt Bắc cần cù chăm chỉ, chịu thương chịu khó: sớm khuya bếp
lửa người thương đi về.
* Nghệ thuật:
– Thể thơ lục bát âm điệu ngọt ngào sâu lắng; sử dụng phép điệp từ, ngôn ngữ
bình dị
2. Liên hệ, so sánh:
* Giới thiệu vài nét về Xuân Quỳnh và bài thơ, đoạn thơ trong bài “Sóng”
* So sánh:
– Điểm tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều tập trung thể hiện nỗi nhớ của một tình
yêu tha thiết sâu đậm đối với con người, cuộc sống, quê hương, đất nước của hai
thi sĩ.
+ Nội dung cảm xúc: Cả hai đoạn thơ đều viết về nỗi nhớ, một trạng thái cảm
xúc nảy sinh trong cuộc chia ly với những con người đã từng gắn bó sâu nặng,
thắm thiết, những mảnh đất để lại dấu chân đi qua.
+ Nghệ thuật thể hiện: Hai đoạn thơ, các tác giả đều tập trung khắc họa những
cung bậc trạng thái phong phú, đa chiều của nỗi nhớ. Nỗi nhớ mênh mang được
đặt trong quan hệ với không gian thiên nhiên vô tận. Nỗi nhớ triền miên da diết
được đặt trong thời gian của đêm – ngày, sớm – chiều. Nỗi nhớ còn được so
sánh, thể hiện trong những điều sâu thẳm, mãnh liệt nhất (nhớ người yêu, cả
127
trong mơ còn thức). (Hai đoạn thơ đều sử dụng các biện pháp nghệ thuật như so
sánh, ẩn dụ, điệp từ để khéo léo diễn tả nỗi nhớ sâu đậm, giọng điệu da diết, khắc
khoải của con người khi phải chia ly.
– Điểm khác biệt:
+ Việt Bắc (Tố Hữu):
++Nội dung cảm xúc: nỗi nhớ trong thơ Tố Hữu thuộc về tình cảm lớn lao,
tình cảm chính trị, tình cảm cách mạng. Nỗi nhớ ấy gắn liền với cuộc chia ly của
người cán bộ cách mạng rời căn cứ địa kháng chiến để trở về thủ đô. Chủ thể của
nỗi nhớ là những con người kháng chiến nhớ những kỉ niệm với quê hương Việt
Bắc, đồng bào Việt bắc ân tình đùm bọc, cưu mang họ trong suốt những tháng
ngày gian khổ của cuộc kháng chiến.
++ Nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng thể thơ lục bát của dân tộc. Giọng điệu ngọt
ngào như một khúc trữ tình sâu lắng, da diết. Các điệp từ: nhớ gì, nhớ từng, nhớ
những cùng với nghệ thuật so sánh (như nhớ người yêu), ẩn dụ (ngòi Thia, sông
Đáy, suối Lê) và tiểu đối đã góp phần thể hiện thành công những cung bậc cảm
xúc phong phú của nỗi nhớ quê hương cách mạng.
+ Sóng (Xuân Quỳnh) :
++ Nỗi nhớ trong thơ Xuân Quỳnh thuộc về tình cảm riêng tư: tình yêu đôi
lứa. Cảm xúc của chủ thể trữ tình được thể hiện vừa gián tiếp, vừa trực tiếp.
“Sóng” là hóa thân mà cũng là phân thân của chủ thể trữ tình. “Sóng” là ẩn dụ để
diễn tả nỗi nhớ. Sắc thái của nỗi nhớ trong đoạn thơ (có nỗi nhớ cồn cào, cháy
bỏng, có nỗi nhớ triền miên, da diết, có nỗi thao thức, bồi hồi trăn trở, nỗi nhớ
còn lặn cả vào trong tiềm thức, trong giấc mơ).
++ Đoạn thơ sử dụng thể thơ năm chữ và ẩn dụ nghệ thuật sóng. Thể thơ và
nhịp điệu thơ đã gợi hình hài và nhịp điệu bất tận vào ra của những con sóng nỗi
nhớ tình yêu. Nhờ nghệ thuật ẩn dụ, nỗi lòng của người phụ nữ khi yêu được thể
hiện chân thành, nữ tính, duyên dáng mà không kém phần mãnh liệt sâu sắc.
Đoạn thơ có hình ảnh sáng tạo diễn tả nỗi nhớ trong mơ (Lòng em nhớ đến anh –

128
Cả trong mơ còn thức).
- Lí giải:
+ Hoàn cảnh sáng tác: cảnh ngộ riêng và hoàn cảnh thời đại để lại dấu ấn trong
cảm xúc về cuộc đời và con người của mỗi tác giả.
+ Thế giới quan và phong cách nghệ thuật của 2 nhà thơ khác nhau: Tố Hữu
phong cách thơ trữ tình cách mạng. Còn Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ với tâm hồn
đầy lòng trắc ẩn, chân thành đằm thắm và luôn da diết với trong khát vọng về
hạnh phúc bình dị đời thường.
C. KB: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ, đóng góp của Tố Hữu và tác phẩm
Việt Bắc đối với tiến trình phát triển của văn học, mở rộng liên hệ...
Đề 26
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve keo rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
( Việt Bắc- Tố Hữu, SGK Ngữ văn 12, tập một)
Từ đó liên hệ đến khổ cuối bài thơ “Từ ấy” của nhà thơ để nhận xét về cái tôi trữ
tình của Tố Hữu:
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ,

129
Không áo cơm, cù bất cù bơ”
(Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017)
Gợi ý:
A. MB: Giới thiệu về tác giả Tố Hữu và đoạn thơ trong bài “Việt Bắc” và
vấn đề nghị luận.
B. TB:
1. Nghị luận về đoạn thơ trong bài “Việt Bắc”: (Tham khảo đề 2 mục 3.1)
2. Liên hệ khổ cuối trong bài “Từ ấy”:
* Giới thiệu về bài thơ “Từ ấy”: là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu
nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Đoạn thơ cuối là sự chuyển biến sâu sắc trong
tình cảm của Tố Hữu. Nhà thơ tự nguyện làm một thành viên trong đại gia đình
của quần chúng lao khổ, tự nguyện gắn bó, yêu thương, cảm thông, chia sẻ, có
trách nhiệm đối với họ, đoàn kết họ cùng đấu tranh.
*Nhận xét về cái tôi trữ tình:
– Giống nhau:
+ Cả hai đoạn thơ đều lộ cái tôi trữ tình của nhà thơ.
+ Cả hai đoạn thơ đều bộc lộ tình cảm gắn bó, sâu nặng, thiết tha của nhà
thơ với đất nước, nhân dân.
– Khác nhau:
+ Cái tôi trong đoạn thơ bài “Từ ấy”: Cái tôi hạnh phúc, say mê mãnh liệt khi
bắt gặp lí tưởng cách mạng; cái tôi khát khao cống hiến cho lí tưởng cộng sản;
cái tôi chan hoà, gắn bó, có trách nhiệm với giai cấp cần lao; cái tôi trữ tình và
cái tôi cá nhân đồng nhất ngân vang, trẻ trung, sôi nổi, chân thành…
+ Cái tôi trong đoạn thơ bài “Việt Bắc”: Cái tôi đã trở thành cái ta quần chúng
cách mạng; cái tôi nhân danh kháng chiến, cách mạng, dân tộc; cái tôi thể hiện
sự gắn bó giữa nhân dân với cách mạng, mang tầm vóc lớn lao, cao đẹp; cái tôi
hài hoà gắn bó với thiên nhiên và con người…Tất cả đều thể hiện lòng biết ơn,

130
thuỷ chung son sắt, nhớ nhung của người cách mạng đối với Việt Bắc.
– Lí giải : Có sự vận động của cái tôi là do có sự chuyển biến trong tư tưởng,
nhận thức, tình cảm của nhà thơ trí thức tiểu tư sản từ buổi đầu giác ngộ lí tưởng
cộng sản chuyển sang tư tưởng cách mạng vì đất nước, nhân dân.
C. Kết bài: Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ, đóng góp của Tố Hữu và tác
phẩm Việt Bắc đối với tiến trình phát triển của văn học, mở rộng liên hệ...

Đề số 27
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Ta về mình có nhớ ta
… Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, tr.111 - NXB Giáo dục,
2017)
Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau để thấy được tình yêu quê hương đất nước
của hai nhà thơ
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
( Trích Tràng giang, Huy Cận, Ngữ văn11, Tập 2, tr.22 – NXB Giáo dục)

Gợi ý
1. Giới thiệu chung
Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, vị trí đoạn trích và phần liên
hệ để thấy được tình yêu quê hương đất nước.
2. Phân tích chứng minh
a. Cảm nhận về đoạn thơ Việt Bắc: Nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về

131
thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người- Bức tranh thiên nhiên bốn
mùa tươi tắn, mang vẻ đẹp riêng của núi rừng Việt Bắc, màu sắc, đường nét, âm
thanh hài hòa, tươi sáng, đầy sức sống.- Con người Việt Bắc bình dị, cần mẫn,
khỏe khoắn trong lao động, bằng những việc làm tưởng chừng nhỏ bé của mình,
họ đã góp phần tạo nên sức mạnh vĩ đại của cuộc kháng chiến; con người gần
gũi với thiên nhiên, bình dị như thiên nhiên -> cần cù trong lao động, thủy
chung trong tình nghĩa.
+ Tình yêu quê hương đất nước:
- Nỗi nhớ sâu nặng của nhân vật trữ tình dành cho quê hương cách mạng
nghĩa tình. - Yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên và con người Việt Bắc.
+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, sử dụng cặp đại từ mình - ta, giọng thơ ngọt
ngào tha thiết...
b. Liên hệ với đoạn thơ trong Tràng giang - Huy Cận
- Bức trang phong cảnh kì vĩ, nên thơ, thiên nhiên tuy buồn nhưng thật
tráng lệ; cảnh được gợi lên bởi bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh mây
trắng, cánh chim chiều và mang tâm trạng nhà thơ.
- Tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết.

-> Tình yêu thiên nhiên thấm, nỗi nhớ quê hương, lòng yêu nước thầm kín
của nhà thơ.
+ Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn trang nghiêm, cổ kính với cách
ngắt nhịp quen thuộc 4/3, thủ pháp tương phản, sử dụng từ láy, ...

c. Nhận xét: tình yêu quê hương đất nước


+ Điểm gặp gỡ: cả hai nhà thơ đều thể hiện tình yêu quê hương đất
nước ở sự gắn bó với thiên nhiên, con người; qua hình ảnh thiên nhiên thấy
132
được tình cảm, tâm trạng của con người.
+ Khác nhau
- Việt Bắc tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở sự cảm nhận một
bức tranh thiên nhiên ấp áp, hòa hợp với con người; sự gắn bó của nhân vật trữ
tình với mảnh đất thủy chung, tình nghĩa.
- Tràng giang tình yêu quê hương đất nước thể hiện ở nỗi nhớ quê
hương và lòng yêu nước thầm kín qua bức tranh thiên nhiên mênh mông, hoang
vắng, con người nhỏ bé, cô đơn.
+ Lí giải sự khác nhau: do hoàn cảnh sáng tác, thế giới quan và phong
cách sáng tạo nghệ thuật hai nhà thơ khác nhau. (Tố Hữu: nhà thơ cách mạng
theo khuynh hướng trữ tình - chính trị; Huy Cận: nhà thơ trong phong trào thơ
mới với nỗi sầu nhân thế, nỗi buồn thế hệ,...)
3. Tổng kết vấn đề

Đề số 28
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta
…Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay
( Trích Việt Bắc, Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)
Từ đó liên hệ với đoạn thơ sau và rút ra nhận xét về tình cảm cách mạng
của Tố Hữu
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ
(Trích Từ ấy, Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Khái quát chung


133
- Vài nét về tác giả, tác phẩm và xác định vấn đề nghị luận.
+ Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị .Việt Bắc là bài thơ xuất sắc trong tập thơ
cùng tên của ông. Đoạn thơ tám câu đầu đã thể hiện ân tình trong cuộc chia tay
lịch sử giữa cán bộ cách mạng về xuôi với Việt Bắc và những kỉ niệm kháng
chiến gian khổ mà hào hùng.
2. Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc
- Bốn câu đầu : Lời ướm hỏi và dặn dò của người ở lại.
+ Lời ướm hỏi ngọt ngào tình tứ của người ở lại
+ Khơi gợi kỉ niệm về thời gian: 15 năm- một thời kì hoạt động CM, gian
khổ , hào hùng nghĩa tình sâu nặng .
+ Khơi gợi kỷ niệm về không gian: cây, núi, sông, nguồn…
chỉ căn cứ cách mạng nơi giao lưu nghĩa tình quân dân.
=> Thể hiện tâm trạng của người ở lại lưu luyến, thông qua cặp đại từ :
Mình- Ta, điệp từ nhớ.Dặn dò, nhắn nhủ người ở lại đừng quên kỷ niệm gắn bó .
- Bốn câu còn lại: Tiếng lòng của người ra đi
+ Tâm trạng xao xuyến bâng khuâng bồn chồn…
+ Xúc động đến nghẹn ngào không nói nên lời, chỉ nhìn nhau bằng ánh
mắt và cái bắt tay đầy lưu luyến…
- Nghệ thuật
+Sử dụng thể thơ lục bát truyền thống.
+ Giọng thơ ngọt ngào tâm tình sâu lắng.
+ Sử dụng kết cấu đối đáp giao duyên trong ca dao, dân ca.
+ Sử dụng cặp đại từ Mình – Ta.
+ Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ …
- Đánh giá khái quát về đoạn thơ: Đoạn thơ khẳng định và ca ngợi vẻ đẹp
của tình quân dân gắn bó keo sơn trong một thời kháng chiến gian khổ mà hào

134
hùng, tình cảm ấy thắm thiết như tình yêu đôi lứa, thủy chung như nghĩa vợ
chồng son sắt trước sau như một.
3. Liên hệ với khổ thơ trong bài Từ ấy
- Về nội dung: Tố Hữu chuyển biến sâu săc trong tình cảm .nhà thơ gắn
bó và đã trở thành người thân thiết ruột thịt trong đại gia đình lao khổ đồng cảm,
chia sẻ với tất cả mọi người.
- Về nghệ thuật:
+ Thể thơ 7 chữ với cách xưng hô thân tình ruột thịt .
+ Dùng điệp từ đã là .
+ Dùng từ ước lệ chỉ số nhiều vạn nhà, vạn kiếp
4. Nhận xét tình cảm cách mạng của Tố Hữu qua hai đoạn thơ
- Giống nhau :
+Tình cảm cách mạng trong hai đoạn thơ đều thiết tha, sâu lắng, chân
thành; được thể hiện qua phong cách thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu
+Tình cảm cách mạng trong hai đoạn thơ đều xuất phát từ những con
người yêu nước, giác ngộ cách mạng, tự nguyện gắn bó với cách mạng, nhân
dân, sẵn sàng dấn thân vì đất nước.
- Khác nhau :
Việt Bắc:
+ Tình cảm cách mạng là tình cảm từ hai phía trong kháng chiến gian khổ
nhưng thật hào hùng. Tình cảm ấy đã được thể hiện thật xúc động trong cảnh
chia tay với tâm trạng lưu luyến bịn rịn và nỗi nhớ tha thiết của người đi – kẻ ở.

+ Tình cảm được gợi tả bằng thể thơ lục bát truyền thống và kết cấu theo
lối đáp giao duyên trong ca dao dân ca.
Từ ấy

135
+ Tình cảm cách mạng là tình cảm lớn của người thanh niên yêu nước
trong buổi đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng.
+ Tình cảm ấy được gợi tả bằng thể thơ thất ngôn với âm điệu tha thiết,
sâu lắng. Giọng thơ tự sự – người thanh niên yêu nước kể lại một kỉ niệm vui
sướng trong cuộc đời cách mạng của mình: ngày chính thức đến với lí tưởng
cách mạng, từ đó có sự chuyển biến lớn trong nhận thức và tình cảm.
5. Đánh giá chung:
Hai đoạn thơ ra đời trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng đã thể hiện thành
công tài năng nghệ thuật và tình cảm gắn bó với cách mạng của Tố Hữu ở mỗi
chặng đường cách mạng.

ĐỀ 29
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn lớp 11, Tập 2, NXBGD VN 2015)
Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về.
(Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn lớp 12, Tập 1, NXBGD VN 2015)
Cảm nhận của anh (chị ) về hai đoạn thơ trên. Từ đó, bình luận ngắn
gọn về sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu.

Dàn ý

136
a. Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
b. Thân bài:
b1. Đoạn thơ trong Từ ấy:
+ Nội dung: Khổ thơ đã diễn tả niềm vui, niềm hạnh phúc vô bờ khi gặp
lý tưởng cách mạng của Tố Hữu. Nếu mặt trời của tự nhiên là nguồn sống của
vạn vật, muôn loài thì lý tưởng của Đảng đem đến niềm tin, ánh sáng, sự sống,
tái sinh tâm hồn thi sĩ, giúp thi sĩ hướng tới những lẽ sống cao đẹp, lớn lao.
Niềm vui gặp lý tưởng cách mạng khiến tâm hồn người chiến sĩ cộng sản như
một “vườn hoa lá” xanh tươi tràn ngập sự sống, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm
thanh và ăm ắp hương vị.
+ Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn; chất trữ tình kết hợp với tự sự; nhịp thơ
nhanh; câu thơ mang hình thức vắt dòng; ngôn ngữ mang tính chất trữ tình điệu
nói; biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh được sử dụng nhuần nhuyễn, độc đáo … tạo
nên giọng điều tâm tình, gần gũi cho lời thơ; diễn tả thành công niềm vui như
tràn ra cùng tâm trạng lạc quan tin tưởng vào con đường các mạng của người
thanh niên trẻ tuổi.
b2. Đoạn thơ trong Việt Bắc:
+ Nội dung: Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ da diết của anh cán bộ kháng
chiến về cảnh sắc và con người quê hương cách mạng Việt Bắc: Nỗi nhớ Việt
Bắc như nỗi nhớ người yêu thiết tha, mặn nồng; nỗi nhớ cảnh sắc thơ mộng,
bình yên của Việt Bắc trong một không gian trữ tình với những khoảnh khắc
thời gian gợi thương, gợi nhớ về một đêm trăng thanh bình giữa núi rừng bát
ngát, một chiều nắng vàng rực rỡ trên nương; nỗi nhớ "bản khói cùng sương"
"bếp lửa", "người thương" gợi không gian bình dị, dân dã của quê hương cách
mạng, gợi sự sum họp, thấm đượm nghĩa tình. Việt Bắc là bản làng, là quê
hương, miền tâm hồn không thể quên của anh cán bộ về xuôi.
+ Nghệ thuật: Thể thơ lục bát đậm đà tính dân tộc; hình ảnh thơ bình dị,
gần gũi, gợi hình, gợi cảm; ngôn ngữ thơ mộc mạc, dễ đi vào lòng người; biện

137
pháp tu từ so sánh độc đáo; giọng điệu tha thiết… đã khiến đoạn thơ tựa như
một khúc hát thiết tha mang nỗi nhớ người thương, nhớ quê hương cách mạng.
b3. Bình luận ngắn gọn về sự vận động của cái tôi trữ tình trong thơ
Tố Hữu.
- Tương đồng: Cả hai đoạn thơ trong Từ ấy và Việt Bắc đều thể hiện cái
tôi trữ tình chính trị rất nhạy cảm với những sự kiện chính trị, tình cảm chính
trị. Điều này cho thấy Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản, nhà thơ của lẽ
sống lớn, niềm vui lớn, của ân tình cách mạng.
- Chuyển biến: Nếu trong Từ ấy là cái tôi của người chiến sĩ trẻ tuổi
mang nhiệt huyết sôi nổi, say mê trong buổi đầu giác ngộ lý tưởng cộng sản, thì
ở đoạn thơ trong Việt Bắc là cái tôi nhân danh cộng đồng, dân tộc, đất nước, cái
tôi nồng nàn, đằm thắm, gắn bó ân tình thủy chung với cách mạng và con người
kháng chiến.
c. Kết bài

Đề số 30: Cảm nhận đoạn thơ sau:


Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Ðèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
( Việt Bắc– Tố Hữu, Ngữ văn
12, tập 1)
138
Từ tình cảm của nhà thơ trong đoạn trích trên, anh chị suy nghĩ gì về
việc thể hiện truyền thống đạo lí “uống nước nhớ nguồn” trong cuộc sống
hôm nay?

1. Giới thiệu chung


- Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ ông luôn theo sát những chặng
đường lịch sử cách mạng dân tộc. Dù viết về đề tài gì thì đều mang đậm tính dân
tộc cả trong nội dung lẫn hình thức.. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công đặc
biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay lịch
sử giữa người về xuôi với Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954.
- Nổi bật trong đoạn trích là những câu thơ khắc họa bức tranh tứ bình của
núi rừng Việt Bắc - một bức tranh thiên nhiên phong phú, rực rỡ, tươi thắm
tượng trưng cho vẻ đẹp của bốn mùa, gắn liền với hình ảnh con người lao động
bình dị mà cao đẹp (Trích dẫn đoạn thơ).
2. Cảm nhận đoạn thơ
a. Nội dung
* Bức tranh mùa đông: Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
- Hình ảnh thiên nhiên: Mùa đông xuất hiện bằng màu sắc - màu xanh bạt
ngàn, mênh mông trải khắp rừng già tạo cho thiên nhiên Việt Bắc một vẻ thâm
u, trầm mặc. Màu xanh ấy như làm tăng thêm cái rét buốt của rừng đông. Bằng
bút pháp chấm phá, trên cái nền màu lạnh ấy, Tố Hữu đã điểm thêm một gam
màu nóng của “hoa chuối đỏ tươi” khiến cảnh rừng Việt Bắc trở nên ấp áp, tươi
sáng hơn. Thấp thoáng đây đó là những đốm nắng vàng nhạt, chỉ đủ sức ánh lên
ở lưỡi dao đi rừng của người Việt Bắc
→ Cảnh có sự hòa sắc tuyệt đẹp.
- Giữa khung nền ấy hình ảnh con người hiện lên với một dáng vẻ khỏe
khoắn, mạnh mẽ, tư thế hiên ngang trong lao động “ dao gài thắt lưng” dẫu đèo
139
cao, vực sâu. Con người đã làm chủ thiên nhiên, chế ngự thiên nhiên.
* Bức tranh mùa xuân:
Ngày xuân mơ nở trăng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
- Mùa xuân tràn ngập màu trắng của hoa mơ gợi sự dịu dàng, tinh khiết,
thanh cao và đầy chất thơ của tạo vật. Hai tiếng “trắng rừng” như làm cho khắp
núi rừng bừng sang hẳn lên. Đây là hình ảnh giàu tính hiện thực nhưng thấp
thoáng ý nghĩa tượng trưng : nó như gợi lên nét đẹp trong sáng trong tâm hồn
của con người Việt Bắc. Có thể nói, màu trắng của hoa mơ là màu sắc đặc trưng
của núi rừng nơi đây.
- Hình ảnh con người trong mùa xuân lại gắn với bàn tay dịu dàng, cần
mẫn của các cô gái “chuốt từng sợi giang” ( hình ảnh giống như cảnh phim quay
chậm, giúp người đọc thấy rõ đường nét, hình khối, động tác của người lao động
và cả sự thận trọng, tỉ mỉtrong từng động tác).
* Bức tranh mùa hè:
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
- Hiện lên trong nỗi nhớ người đi không chỉ có màu sắc, đường nét, ánh
sáng mà còn có cả âm thanh ngân vang của tiếng ve: “ve kêu rừng phách…” .
Ve kêu gọi hè, hè về lrừng phách chuyển màu .Sống ở Việt Bắc, con người
thường hay có cảm xúc bâng khuâng trước những hình ảnh kỳ lạ của rừng
phách : trong những ngày cuối xuân, nụ hoa vẫn náu kín trong những kẽ lá. Khi
tiếng ve cất lên thì chúng nhất loạt trổ hoa vàng. Cách dùng từ “đổ” thật tinh tế,
nhấn mạnh sự mau lẹ đột ngột của quá trình chuyển đổi của cây lá, nó diễn tả
sức mạnh của những trận mưa hoa vàng khi gió thổi, ve kêu gọi mùa.
- Hình ảnh Cô gái hái măng một mình trong mùa hạ vừa gợi sự cần cù,
chăm chỉ, kiên nhần lại vừa gợi cái không gian bao la, mênh mông của núi rừng
140
Việt Bắc.
* Bức tranh mùa thu:
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
- Đêm thu có ánh trăng rọi qua vòm lá tạo thành khung cảnh huyền ảo.
Cảnh tượng này thích hợp với việc bộc lộ tâm tư thầm kín dành cho thời điểm
kết thúc những cuộc hát giao duyên. Câu thơ gợi không gian thanh bình, yên ả,
báo hiệu sự bắt đầu cuộc sống yên vui. Câu thơ cũng gợi sự hoà hợp giữa thiên
nhiên (rừng thu) với vũ trụ (trăng) với cuộc sống thanh bình yên vui trong sự
hoà hợp của những tấm lòng nhân ái giữa người đi và người ở lại.
- Nhớ người Việt Bắc, người về còn nhớ cả “Tiếng hát ân tình thuỷ
chung” . Đó là tâm hồn, là tình cảm của những con người miệt mài, chăm chỉ
với công việc, lặng lẽ cưu mang trong mình những rung động, cảm xúc trước đất
trời, trước cuộc đời. Có thể nói đây cũng là bản hòa âm của hai tâm hồn đồng
điệu. Tiếng hát ân tình ấy vượt qua trập trùng núi rừng, băng qua mênh mông
biển cả của thời gian mà vướng vít bước chân người đi, nó vấn vương trong lòng
người đi kẻ ở, vấn vương trong cả tâm hồn người đọc.
b. Nghệ thuật
- Đậm đà tính dân tộc thể hiện ở:
+ Thể thơ lục bát.
+ Sử dụng ngôn ngữ thuần Việt, giản dị, dễ thuộc, dễ nhớ.
+ Hình ảnh thơ gần gũi, đời thường, nhiều sức gợi.
+ Giọng điệu thơ ngọt ngào, tha thiết giống như khúc hát giã bạn trong
dân ca.
3. Suy nghĩ về việc thể hiện truyền thống đạo lí ‘uống nước nhớ
nguồn” trong cuộc sống hôm nay.
- Nỗi nhớ và tình cảm của cán bộ kháng chiến dành cho thiên n hiên và
141
con người Việt Bác là biểu hiện của truyền thống đạo lí uống nước nhớ nhớ
nguồ của dân tộc.
- Truyền thống đạo lí đó vẫn được giữ gìn và phát huy trong cuộc sống
hôm nay: biết ơn cha mẹ thầy cô, các thế hệ cha anh… tuy nhiên vẫn còn một số
những biểu hiện lệch lạc trong các bạn trẻ.
- Liên hệ bản thân: đây là một nét đẹp trong tâm hồn người Việt mà mỗi
chúng ta cần tiếp tục phát huy.
4. Đánh giá chung
- Qua đoạn thơ, ta thấy rõ đặc điểm thơ và vẻ đẹp hồn thơ Tố Hữu, kết
tinh trong tình cảm lớn, lẽ sống lớn: tình cảm cách mạng, lẽ sống thủy chung với
cách mạng.

Đề số 31: Cảm nhận đoạn thơ: Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Từ đó trình bày suy nghĩ của mình về việc lên đường nhập ngũ của thanh
niên hiện nay.

Gợi ý:
1. Giới thiệu chung
2. Cảm nhận đoạn thơ
a. Nội dung
142
- Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ca ngợi cuộc kháng chiến
chống Pháp oanh liệt của dân tộc ta.
- Nhớ cảnh tượng hào hùng, sôi nổi, đầy khí thế của cuộc kháng chiến
toàn dân ở chiến khu Việt Bắc. Cảnh tượng đó được nhà thơ đặc tả sinh động
qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong những đêm kháng chiến, nổi bật là
sức mạnh và niềm lạc quan của lực lượng kháng chiến.
b. Nghệ thuật
- Sử dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát, giọng thơ sôi nổi, hào hùng, lựa
chọn hình ảnh, từ ngữ giàu sức gợi, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ.
3. Suy nghĩ về việc lên đường nhập ngũ của thanh niên hiện nay.
- Đại đa số chấp hành theo quy định của nhà nước lên đường nhập ngũ.
- Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận trong độ tuổi chống đối, giả bện tật, nhờ
vả..trốn tránh trách nhiệm.
-> Cần có thức tự nguyện.
- Liên hệ bản thân.

ĐỀ 32
Cảm nhận tám câu thơ đầu bài thơ “Việt Bắc”:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không?
Nhìn cây nhớ núi , nhìn sông nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Aó chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.
(Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo

143
dục Việt Nam, 2017, trang 109)
Từ đó anh (chị) có suy nghĩ gì về đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ
nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Gợi ý
A. MB:
– Tố Hữu là một nhà thơ tiêu biểu của thơ ca Cách mạng Việt Nam.
– “Việt Bắc” là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ “tống
biệt” của Tố Hữu.Mặc dù là đề tài cũ,nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi “Việt Bắc”
ra đời trong cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng
chiến vào tháng 10/1954.
– Ra đời trong hoàn cảnh ấy, bài thơ không mang cảnh trạng của một cuộc chia
ly với nỗi buồn đầy nước mắt, mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ
và nhân dân sâu đậm ân tình.
– Bài thơ là bản hùng ca kháng chiến mà cũng là khúc ca nghĩa tình cách mạng
giữa cán bộ và nhân dân. Nội dung nổi bật trong khúc ca ấy chính là đạo lý
“uống nước nhớ nguồn”. Đạo lí ấy được thể hiện sâu sắc trong 8 dòng thơ đầu
của bài thơ
B. TB:
1. Nghị luận về đoạn thơ: (Phần trọng tâm): Toàn đoạn thơ có 8 câu, được
viết theo thể thơ lục bát với âm điệu nhẹ nhàng tha thiết mang âm hưởng của ca
dao dân ca, là lời ướm hỏi và sự giãi bày nỗi niễm, cảm xúc của cả người đi lẫn
người ở lại.
* 4 câu đầu:Lời người ở lại:
+ Trước hết, mở đầu đoạn thơ là 4 câu thơ đầu là lời ướm hỏi chân thành của
Việt Bắc với cán bộ kháng chiến trong giây phút ban đầu của cuộc chia tay:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không?

144
Nhìn cây nhớ núi , nhìn sông nhớ nguồn
+ Gịong thơ như chảy ra từ trong nguồn mạch của ca dao.
+ Cách xưng hô “mình- ta” cứ như lời bày tỏ tình yêu đôi lứa trong dân
gian .Đại từ “mình” trong dân gian chỉ thể hiện ở cao trào của tình yêu khi hai
con người hoá thân thành một. Ở đây, tác giả lấy phép màu nhiệm của tình yêu
để cắt nghĩa, lý giải cho mối quan hệ gắn bó giữa các bộ với nhân dân.
+ Điệp ngữ và kết cấu câu hỏi tu từ “ mình về mình có nhớ”được láy lại 2 lần
như khơi vào trong kỷ niệm của người đi và người ở.
+ Cách dùng những từ ngữ gợi ý niệm về thời gian “mười lăm năm…” làm cho
nỗi nhớ càng như thăm thẳm .Con số mười lăm nămvừa mang nghĩa thực, vừa
mang nghĩa hư ảo : đó là mười lăm năm các mạng. mười lăm năm chiến khu
Việt Bắc nhưng đồng thời cũng là mười lăm năm gắn bó thuỷ chung giữa cán bộ
kháng chiến với nhân dân Việt Bắc ( như mối tình Kim- Kiều qua bao nhiêu
năm thử thách vẫn hướng về nhau).
+ Cách dùng hình ảnh gợi ý niệm về không gian “cây…núi”; “sông…nguồn”
làm cho nỗi nhớ bồng bềnh, thăm thẳm . Các cặp hình ảnh “ cây-núi”; “sông-
nguồn” cũng vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa ảo.–> gợi được không gian
núi rừng Việt Bắc với những nét riêng, đặc thù. Ngoài ra, nó còn gợi lên tình
cảm chung thuỷ trong mối quan hệ cội nguồn : Cán bộ từ dân mà ra. Nhớ về
nhân dân, như nhớ về cội nguồn
=> Cách liên tưởng so sánh trong bài thơ đã nới rộng về không gian của nỗi
nhớ, làm cho kỷ niệm cứ được tuôn ra tầng tầng lớp lớp.
* 4 câu sau : là sự thể hiện tâm trạng bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn của người
đi:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Aó chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay

145
– Giây phút chia li trong tưởng tượng diễn ra cực kỳ sâu sắc với những cảm xúc
ghìm nén trong tâm trạng của người đi :
+ Đại từ “ai” phiếm chỉ tạo nên một cõi mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ ( như
cách bày tỏ trong ca dao : Ai về ai có nhớ ai…).
+ Những từ láy “ tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” diễN tả chính xác con
sóng lòng đang dấy lên trong tâm hồn nhà thơ lúc phân ly.
+ Hình ảnh hoán dụ “Aó chàm” ( chỉ người Việt Bắc) đã thể hiện tình cảm gắn
bó của nhà thơ với những người dân Việt Bắc giản dị, nghèo khổ mà sâu đậm ân
tình.
+ Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối đoạn diễn tả mộc cách thân tình
cái ngập ngừng , bịn rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ của người đi kẻ ở.Kỷ vật
trao rồi mà mà lòng vẫn quyến luyến không thể rời xa.
=> Tóm lại:
– Có thể nói, đây là đoạn thơ hay nhất của bản tình ca Việt Bắc, bởi lẽ :
+ Nhà thơ đã miêu tả rất đúng quy luật nỗi nhớ trong tình cảm của con người ở
vào giờ phút chia li : nỗi nhớ nào cũng làm cho thời gian đằng đẵng và không
gian mênh mông. Nhớ nhau , người ta tính từng khoảng cách. Có điều ở đây,
chưa chia li mà đã nhớ. Người còn đấy, cảnh còn đây, mặt đối mặt mà lòng đã
bâng khuâng , lưu luyến.
+ Dù miêu tả tình cảm mang tính chất chính trị, nhưng đoạn thơ không khô
khan, trừu tượng bởi tác giả nắm vững quy luật của tình đời, tình người.
– Đoạn thơ nói riêng và bài thơ nói chung với mối tình cách mạng – nhân dân đã
cho ta thấm thía đạo lý truyền thống của dân tộc – đạo lý “uống nước nhớ
nguồn”. Tố Hữu cũng qua đó mang đến cho ta lời dạy sâu sắc về lòng biết ơn, về
lối sống nghĩa tình ở đời.
2. Nghị luận xã hội về đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” của dân
tộc Việt Nam ta.
* Giải thích: “Uống nước nhớ nguồn”.

146
– “Uống nước”: thừa hưởng hoặc sử dụng thành quả lao động, đấu tranh của
các thế hệ trước.
– “Nguồn”: chỗ xuất phát dòng nước. Nghĩa bóng: Nguyên nhân dẫn đến, con
người hoặc tập thể làm ra thành quả đó.
=>Ý nghĩa:Lời nhắc nhở khuyên nhủ của ông cha ta đối với con cháu phải biết
ơn, trân trọng những người đã làm ra thành quả cho ta hưởng đến ngày hôm nay.
* Bàn luận, chứng minh:
? Tại sao uống nước phải nhớ nguồn:
– Trong thiên nhiên và xã hội, không có một sự vật, một thành quả nào mà
không có nguồn gốc, không do công sức lao động tạo nên.
– Của cải vật chất các thứ do bàn tay người lao động làm ra. Đất nước giàu đẹp
do cha ông gầy dựng, gìn giữ tiếp truyền. Con cái là do các bậc cha mẹ sinh
thành dưỡng dục. Vì thế, nhớ nguồn là dạo lí tất yếu.
– Lòng biết ơn là tình cảm đẹp xuất phát từ lòng trân trọng công lao những
người “trồng cày”phục vụ cho biết bao người “ăn trái”.
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đẳng cay muôn phần.
Khi “bưng bát cơm đầy“, ta phải biết trân trọng, nhớ ơn những ai đã “một nắng
hai sương”, “muôn phẩn cay đắng” để làm nên “dẻo thơm một hạt”. Nói cách
khác, được thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình, no ấm ta phải khắc ghi công
lao các anh hùng liệt sĩ.
=>Uống nước nhớ nguồn là nền tảng vững chắc tạo nên một xã hội thân ái đoàn
kết. Lòng vô ơn, bội bạc sẽ khiến con người ích kỉ, ăn bám gia đình, xã hội.
? Phải làm gì để “nhớ nguồn“.
– Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra
sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.
– Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu cỏ
chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

147
– Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi
người.
*Bài học nhận thức và hành động:
– Nhớ nguồn trước hết là nhớ ơn cha mẹ, thầy cô những người đã sinh thành,
dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta thành người hữu dụng. Ngoài ra, còn phải nhớ ơn xã
hội đã giúp đỡ ta.
- Phải sống sao xứng đáng trọn nghĩa trọn tình theo đúng truyền thống đạo lí tốt
đẹp của cha ông.
KB:
Có thể nói, đoạn thơ tám câu đầu là khúc nhạc dạo đầu của bài thơ Việt Bắc
gợi bao nghĩa tình yêu thương gắn bó. Ấn tượng để lại trong lòng bạn đọc đó
chính là tình cảm giữa kẻ ở người đi được diễn tả bằng thể thơ lục bát đậm đà
tính dân tộc. Qua đó bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về tình cảm quân dân về nghĩa
tình cách mạng. Và cũng giúp ta hiểu rõ và sâu sắc hơn đạo lý ngàn đời của dân
tộc “Uống nước nhớ nguồn”.

Đề số 33.
Đánh giá về văn học Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 có ý kiến cho
rằng:
Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn đã làm cho văn học giai
đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời đáp ứng được những yêu
cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và phát triển cách
mạng.
(SGK Ngữ văn, Ban cơ bản, NXB giáo dục Việt Nam, 2010,
trang 14).
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ bằng
việc phân tích các tác phẩm Tây Tiến (Quang Dũng), Việt Bắc (Tố Hữu) và
Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng – Nguyễn Khoa Điềm).

148
Gợi ý
1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề.
2. Giải thích nhận định
- Khuynh hướng sử thi: Văn học đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch
sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại
diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, tiêu biểu cho lí
tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng của cá nhân. Con người chủ
yếu được khám phá bởi bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, ở lẽ sống
lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi cũng thường mang giọng điệu ngợi ca, trang
trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng.
- Cảm hứng lãng mạn là cảm hứng khẳng định cái tôi đầy tình cảm, cảm
xúc và hướng tới lí tưởng. Cảm hứng lãng mạn trong văn học từ năm 1945 đến
năm 1975 chủ yếu được thể hiện trong việc khẳng định phương diện lí tưởng
của cuộc sống mới và vẻ đẹp của con người mới, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng
cách mạng và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.
- Ý kiến đã khẳng định: Khuynh hướng sử thi kết hợp với cảm hứng lãng
mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan, đồng thời
đáp ứng được yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và
phát triển cách mạng. Tất cả yếu tố trên hòa hợp với nhau, tạo nên đặc điểm cơ
bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 và giúp văn học thời kì
này thực hiện tốt yêu cầu, nhiệm vụ mà lịch sử, thời đại đặt ra.
3. Phân tích, chứng minh.
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm:
- Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những tác giả tiêu biểu
của văn học giai đoạn 1945 – 1975.
- “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, Đất Nước” (Trích “Mặt đường khát vong”) là
ba tác phẩm mang đậm khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.

149
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 –
1975 thấm nhuần tinh thần lạc quan:
- Hiện thực kháng chiến chồng chất khó khan, gian khổ: thiếu thốn về vật
chất; chịu nhiều mất mát, hy sinh …
- Con người vẫn tràn đầy mơ ước, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của
dân tộc: lạc quan, lãng mạn, dí dỏm, yêu đời; xác định lí tưởng sống cao đẹp; tin
tưởng vào sức mạnh, chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước
hòa bình, tươi đẹp…
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn làm cho văn học 1945 –
1975 đáp ứng yêu cầu phản ánh hiện thực đời sống trong quá trình vận động và
phát triển cách mạng.
- Phản ánh được những vấn đề sống còn của dân tộc, những bức tranh hiện thực
rộng lớn: cả ba bài thơ đều tập trung thể hiện hình tượng Tổ Quốc; phản ánh quá
trình vận động cách mạng đi từ cuộc kháng chiến chống Pháp đến cuộc kháng
chiến chống Mĩ – cả dân tộc không chịu áp bức, nô lệ, chiến đấu hy sinh giành
độc lập tự do cho đất nước.
- Thể hiện lẽ sống lớn, tình cảm yêu nước, tình cảm cách mạng, tình quân
dân, tình đồng chí, đồng đội.
- Viết về những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất
và ý chí của cả dân tộc; tiêu biểu cho lí tưởng của cả cộng đồng: người lính,
người cán bộ cách mạng, quần chúng cách mạng, trong đó đặc biệt đề cao thế hệ
trẻ với trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc …
* Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn tạo nên giọng điệu ngợi
ca, trang trọng, tráng lệ, hào hùng: thể hiện qua cách sử dụng hình ảnh, ngôn
ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (đối lập, cường điệu…)…
(HS chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh)
4. Đánh giá chung

150
- Lí giải nghuyên nhân khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở
thành đặc điểm cơ bản của văn học giai đoạn 1945 – 1975: Văn học giai đoạn
này tồn tại và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong một hoàn cảnh lịch sử
đặc biệt- cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt kéo dài suốt 30
năm. Không khí cách mạng và kháng chiến đã khơi dậy mạnh mẽ tinh thần
chiến sĩ của người cầm bút.
- Khuynh hướng sử thi đòi hỏi người cầm bút cần nhìn con người và cuộc
đời không chỉ bằng con mắt cảu cá nhân mình mà chủ yếu là bằng con mắt có
tầm bao quát lịch sử dân tộc và thời đại.
- Người đọc cần đặt giai đoạn văn học này vào hoàn cảnh ra đời để đánh
giá đúng vai trò, giá trị của nó trong lịch sử văn học dân tộc.
- Tuy nhiên khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn cũng dẫn đến
những hạn chế nhất định của văn học giai đoạn này như cái nhìn một chiều và
một số tác phẩm thiếu tính nghệ thuật, thiên về sự minh họa giản đơn…

Đề số 34
Cổ nhân từng nói: “Thi trung hữu họa”, “Thi trung hữu nhạc”.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng sự hiểu biết của mình về
bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng) và Việt Bắc (Tố Hữu), hãy làm sáng tỏ.

Gợi ý
1. Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề
2. Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến:
- Thi: thơ. Thơ là một hình thức sáng tác văn học nghiêng về thể hiện cảm
xúc thông qua tổ chức ngôn từ đặc biệt, giàu nhạc tính, giàu hình ảnh và gợi
cảm.
- Thi trung hữu họa: Trong thơ có hoạ (có tranh, có cảnh). Thi trung hữu
nhạc: Trong thơ có nhạc.
151
=> Ý kiến trên của người xưa nói đến đặc trưng của thơ trữ tình là giàu
hình ảnh và nhạc điệu. Ý kiến của cổ nhân hoàn toàn đúng đắn và xác đáng.
* Lí giải ý kiến:
- Thơ - nhạc - hoạ đều là các loại hình nghệ thuật, song có sự khác biệt,
đặc biệt là về chất liệu xây dựng hình tượng nghệ thuật để phản ánh cuộc sống.
Nếu hoạ dùng đường nét, màu sắc, nhạc dùng giai điệu, âm thanh thì thơ cũng
như các tác phẩm văn chương lại sử dụng ngôn từ làm chất liệu. Ngôn từ có đặc
điểm riêng: đó là chất liệu phi vật thể, vì vậy, tác động nhận thức không trực tiếp
bằng các loại hình nghệ thuật khác song sức gợi mở của nó lại hết sức dồi dào,
mạnh mẽ. Nó tác động vào liên tưởng của con người và khơi dậy những cảm nhận
cụ thể về màu sắc, đường nét, hình khối, âm thanh, giai điệu.
- Thi trung hữu họa bởi vì: Văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, thơ ca
cũng không nằm ngoài quy luật đó. Thơ ca phản ánh cuộc sống qua hệ thống
ngôn từ giàu hình ảnh. Không ở thể loại văn học nào ta bắt gặp nhiều hình ảnh,
biểu tượng (hình ảnh có ngụ ý), hình tượng (hình ảnh có ngụ ý xuyên suốt tác
phẩm) nổi bật như thơ ca. Hình ảnh trong thơ là sự khách thể hóa những rung
cảm nội tâm bởi thế giới tinh thần vốn vô hình nên nhất thiết phải dựa vào
những điểm tựa tạo hình cụ thể để hữu hình hóa. Hình ảnh trong thơ nổi bật vì
còn mang màu sắc của cảm xúc mãnh liệt và trí tưởng tượng phong phú.
- Thi trung hữu nhạc bởi vì: Thơ ca là sự biểu hiện trực tiếp cảm xúc, tình
cảm của con người. Cảm xúc biểu lộ mạnh mẽ ở thanh điệu, nhịp điệu của lời
nói (ngôn từ). Tính nhạc là đặc thù cơ bản của việc phô diễn tình cảm của thơ
ca. Âm thanh và nhịp điệu làm tăng hàm nghĩa cho từ ngữ, gợi ra những điều từ
ngữ không thể nói hết. Nhạc điệu trong thơ thể hiện nhịp vận động của đời sống,
của nhịp đập trái tim, bước đi của tình cảm con người.
3. Chứng minh qua hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc
a. Thi trung hữu họa:

152
- Với trí tưởng tượng bay bổng, phong phú, kết hợp bút pháp miêu tả khái
quát và cận cảnh, thủ pháp đối lập tương phản... Bài thơ Tây Tiến đã vẽ lên
trước mắt người đọc:
+ Bức tranh chân thực về khung cảnh núi rừng miền Tây hiểm trở hùng vĩ
nhưng vô cùng trữ tình thơ mộng.
Bức chân dung về người lính Tây Tiến hào hùng nhưng cũng rất đỗi hào
hoa.
- Bằng lối nói giàu hình ảnh, các cách chuyển nghĩa truyền thống (so
sánh, ẩn dụ, tượng trưng, ước lệ…) được sử dụng thích hợp... Bài thơ Việt Bắc
đã tái hiện thành công:
+ Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc.
+ Bức tranh về cuộc sống con người trong kháng chiến, bức tranh Việt Bắc ra
quân hào hùng.
b. Thi trung hữu nhạc:
- Xuân Diệu nhận xét: Đọc bài thơ Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong
miệng. Tính nhạc trong Tây Tiến thể hiện ở:
+ Thể thơ thất ngôn mang âm hưởng trầm hùng phù hợp với việc biểu đạt
nội dung.
+ Phối hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng trắc, sự hiệp vần: ơi, biện
pháp điệp từ: nhớ, ngàn thước…
+ Sử dụng thành công hệ thống từ láy.
- Tính nhạc trong Việt Bắc thể hiện ở:
+ Thể thơ lục bát: Nhịp nhàng, tha thiết, ngọt ngào, sâu lắng nhưng biến
hóa sáng tạo không đơn điệu.
+ Sử dụng cặp đại từ: mình - ta.
+ Nghệ thuật đối: Được sử dụng với tần số cao, biểu đạt xúc động nỗi

153
lòng sâu kín của kẻ đi - người ở đồng thời tạo ra sự cân xứng về cấu trúc vẻ đẹp
nhịp nhàng của ngôn từ. Tất cả tạo nên nhạc điệu đầy quyến luyến, trầm bổng,
ngân nga. Việt Bắc ru người trong nhạc.
+ Biện pháp điệp: điệp từ: nhớ, có nhớ; điệp cấu trúc: mình đi - mình về;
câu hỏi tu từ… tạo nên nhịp ru cho bài thơ, diễn tả thành công nỗi lòng kẻ đi -
người ở.
+ Cách gieo vần và sử dụng từ láy cũng góp phần tạo nên nhạc điệu cho
bài thơ.
+ Việt Bắc có giọng điệu tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, là tiếng nói của tình
thương mến ngọt ngào, là khúc tình ca và bản hùng ca về kháng chiến và con người
kháng chiến... Thơ Tố Hữu phong phú nhạc điệu, một thứ nhạc giàu có tự bên
trong của tâm hồn hoà với nhạc điệu lôi cuốn của đời sống.
4. Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Khẳng định câu nói của cổ nhân là hoàn toàn đúng với thơ ca và được
minh chứng rõ qua hai bài thơ Tây Tiến và Việt Bắc.
- Hai bài thơ giàu chất nhạc, chất họa, thể hiện tài năng của hai nhà thơ
trong việc sử dụng ngôn từ nghệ thuật.
- Bài học cho người nghệ sĩ và người tiếp nhận.

Đề số 35
Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các nhà thơ Quang Dũng,
Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua bài thơ Tây Tiến, đoạn trích
Việt Bắc và Đất Nước?

Gợi ý
1. Giới thiệu thật ngắn gọn 3 tác giả, tác phẩm.

154
Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm là những nhà thơ tiêu biểu của
văn học Việt Nam 1945-1975 nên có gặp gỡ trong một số nét phong cách.
2. Nét chung trong phong cách nghệ thuật của 3 nhà thơ.
- Các tác phẩm của họ đều mang đặc điểm của văn học Việt Nam giai
đoạn 1945-1975 hay nói cách khác “phong cách văn học của thời đại chi phối
sự hình thành phong cách nghệ thuật của các nhà văn và ngược lại” (SGK Ngữ
văn 12 nâng cao trang 171).
+ Văn học phục vụ cách mạng, cổ vũ chiến đấu.
+ Văn học hướng về đại chúng.
+ Văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn.
- Biểu hiện cụ thể:
+ Về đề tài: Các tác giả thường viết về đề tài Tổ quốc, nhân dân, người
lính và đề cập đến những vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh của dân tộc
và cộng đồng.
+ Về nhân vật trung tâm: là nhân dân anh hùng (người lính trong Tây Tiến,
những người kháng chiến trong Việt Bắc, những con người bình dị vô danh làm
nên Đất Nước trong đoạn trích Đất Nước).
+ Giọng điệu, cảm hứng chính: là cảm hứng tự hào, ngợi ca – ca ngợi Tổ
quốc, ca ngợi nhân dân, ca ngợi những tình cảm lớn (đồng chí, tình yêu quê
hương đất nước, tình quân dân, tình cảm với người lính, tình yêu lãnh tụ); lạc
quan, tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc…
+ Về ngôn ngữ: trong sáng, dễ hiểu, sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu
từ truyền thống gần gũi, quen thuộc với đông đảo quần chúng nhân dân….
3. Lí giải vì sao có sự giống nhau
- Các tác giả đều là những người con ưu tú trực tiếp tham gia vào cuộc
chiến của dân tộc (nhà thơ-chiến sĩ).
- Cùng sáng tác dưới ánh sáng soi đường của Đảng, đề cương văn hoá của
155
Đảng.
- Cùng sáng tác trong 30 năm chiến tranh.
- Cùng có tình yêu Tổ quốc, nhân dân anh hùng,…
4. Đánh giá
- Nét chung trong phong cách nghệ thuật của các tác giả đã góp phần làm
nên diện mạo của văn học Việt Nam 30 năm chiến tranh và cổ vũ chiến đấu.
- Ngoài nét chung mỗi tác giả vẫn có nét riêng đáp ứng yêu cầu nghiêm
ngặt của sáng tạo nghệ thuật: không lặp lại người khác và không lặp lại chính
mình (nêu qua phong cách nghệ thuật của mỗi nhà thơ).
- Các tác giả và tác phẩm của họ sẽ sống mãi cùng độc giả mọi thời đại
bởi những đóng góp lớn lao cho nền văn học dân tộc và mỗi chúng ta tự hào về
họ

Đề số 36:
Phân tích những nét riêng trong cảm hứng về quê hương, đất nước
qua đoạn trích “Việt Bắc” của Tố Hữu và “Đất Nước” (chương V– trường ca
Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Gợi ý
1. Giới thiệu chung
- Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, thơ luôn theo sát những chặng đường
cách mạng của dân tộc. Dù viết về đề tài gì thơ Tố Hữu cũng đều mang đậm tính
dân tộc cả trong nội dung lẫn hình thức. Bài thơ “Việt Bắc” là một thành công
đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. Bài thơ viết về cuộc chia tay lớn - cuộc chia tay
lịch sử giữa người về xuôi với người dân Việt Bắc vào tháng 10 năm 1954.
- Nguyễn Khoa Điềm thuộc thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong kháng
chiến chống Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, cảm xúc dồn nén thể hiện tâm tư
người trí thức. Trường ca Mặt đường khát vọng được sáng tác năm 1971 tại
chiến khu Trị - Thiên, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô
156
thị miền Nam vùng tạm chiếm về non sông đất nước và ý thức đấu tranh giải
phóng dân tộc. Chương V là những khám phá, cảm nhận sâu sắc, mới mẻ của
nhà thơ về đất nước.
- Cả hai văn bản thể hiện những cảm hứng đặc biệt của các nhà thơ về quê
hương, đất nước.
2. Điểm khác biệt về cảm hứng về quê hương đất nước trong hai văn
bản:
a. Cảm hứng về quê hương đất nước trong "Việt Bắc" của Tố Hữu:
- Ca ngợi vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên Việt Bắc:
+ Thiên nhiên thơ mộng, đẹp đẽ, hữu tình: rừng xanh hoa chuối, mơ nở
trắng rừng, ve kêu rừng phách, trăng rọi hòa bình...
+ Thiên nhiên cũng là người bạn, người đồng chí của quân và dân trong
chiến đấu: "Núi giăng thành lũy sắt dày/ Rừng che bộ đội rừng vây quân thù",...
Ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Bắc:
+ Chăm chỉ, chịu thương chịu khó, yêu lao động và sống giản dị, chân
tình: "Người mẹ nắng cháy lưng/ Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô", "Nhớ người
đan nón chuốt từng sợi giang", "Nhớ cô em gái hái măng một mình",...
+ Hết vòng vì cách mạng, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với cán bộ kháng.
chiến, nuôi giấu, chở che cán bộ: miếng cơm chấm muối, bát cơm sẻ nửa
chăn sui đắ cùng, thương nhau chia củ sắn lùi,…
+ Những con người Việt Bắc sống ân tình, thủy chung:
Mình về rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng măng mai để già ...
- Ca ngợi cuộc kháng chiến vất vả mà hào hùng, oanh liệt cũng chính là
ngợi ca sức mạnh của con người Việt Nam - những con người dũng cảm, kiên
cường, giàu lòng yêu nước: Đêm đêm rầm rập, quân đi điệp điệp trùng trùng…

157
- Ca ngợi Bác - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
- Nghệ thuật thể hiện: vừa giàu tính dân tộc (thể thơ, kết cấu đối đáp,
xưng hô mình - ta, giọng điệu tâm tình, hình ảnh thân thuộc, gần gũi) vừa mang
tinh thần thời đại, gắn với sự kiện lịch sử nóng bỏng.
b. Cảm hứng về quê hương đất nước trong thơ Nguyễn Khoa Điềm
- Tác giả khám phá Đất Nước qua nhiều phương diện: địa lí, lịch sử,
phong tục tập quán, truyền thống văn hóa.
- Tác giả định nghĩa về Đất Nước theo cách của riêng mình: Đất Nước
của Nhân Dân, Đất Nước của ca dao thần thoại. Đó là triết lí sâu sắc của Nguyễn
Khoa Điềm khi khẳng định vai trò, sức mạnh nhân dân.
- Nghệ thuật thể hiện: "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm là sự kết hợp
chất chính luận và trữ tình, vận dụng phong phú chất liệu văn hóa và văn học
dân gian, thể thơ tự do với sự biến đổi linh hoạt về nhịp điệu.
c. Lí giải sự khác biệt:
- Do hoàn cảnh sáng tác khác nhau.
- Do đặc trưng phong cách riêng của mỗi nhà thơ.
3. Đánh giá chung:
- Khẳng định tình yêu quê hương, đất nước và tài năng nghệ thuật của hai
nhà thơ.
- Sự khác biệt này tạo nên sự đa dạng phong phú của thơ ca dân tộc ở
mảng đề tài quê hương đất nước.

158

You might also like