Tiểu luận cuối kỳ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP

GVHD: TRẦN THÁI SƠN


NHÓM 11

HỌ VÀ TÊN MSSV
NGUYỄN HOÀNG ANH 19145339
TRẦN CƠ NGHĨA 19145428
TRẦN GIA KHÁNH 19145404
VŨ MINH KHANG 17143208
NGUYỄN THANH CHÂU 19145346

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 25 tháng 10 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN CUỐI KÌ

BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP

GVHD: TRẦN THÁI SƠN


NHÓM 11

HỌ VÀ TÊN MSSV
NGUYỄN HOÀNG ANH 19145339
TRẦN CƠ NGHĨA 19145428
TRẦN GIA KHÁNH 19145404
VŨ MINH KHANG 17143208
NGUYỄN THANH CHÂU 19145346

Thành phố Hồ Chí Minh,ngày 25 tháng 10 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC


_______________

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tên tiểu luận: BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
Họ và tên Sinh viên: NGUYỄN HOÀNG ANH MSSV: 19145339
TRẦN CƠ NGHĨA MSSV: 19145428
TRẦN GIA KHÁNH MSSV: 19145404
VŨ MINH KHANG MSSV: 17143208
NGUYỄN THANH CHÂU MSSV: 19145346

I. NHẬN XÉT
1. Về hình thức trình bày & tính hợp lý của cấu trúc tiểu luận:
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
2. Về nội dung (đánh giá chất lượng tiểu luận, ưu/khuyết điểm và giá trị thực tiễn)
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
II. NHỮNG NỘI DUNG CẦN ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
III. ĐỀ NGHỊ VÀ ĐÁNH GIÁ
Điểm đánh giá (theo thang điểm 10): .........................................................................................
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2021
Giảng viên hướng dẫn

TRẦN THÁI SƠN


LỜI CẢM ƠN
Hiện nay ngành may mặc đang đòi hỏi phát triển với tốc độ cao về năng suất
và chất lượng để đáp ứng cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng trong nước. Vì vậy
ngoài yêu cầu nâng cao trình độ của kỹ thuật viên và nâng cao tay nghề của người
công nhân chúng ta cần sử dụng hiệu quả các trang thiết bị và đầu tư những trang
thiết bị tiên tiến hơn vào quá trình sản xuất. Theo thời gian, chất lượng của các máy
công nghiệp cũng giảm dần. Nếu chỉ sản xuất và không thực hiện công tác bảo
dưỡng, sửa chữa, phục hồi kịp thời, đúng kỹ thuật có thể sẽ xuất hiện sự cố máy,
làm cho thiết bị mất khả năng làm việc, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình sản xuất,
an toàn cho người lao động. Do vậy nhóm chúng em quyết định chọn đề tài: “Bảo
trì bảo dưỡng máy may” để làm đề tài cuối kỳ môn Bảo Trì Và Bảo Dưỡng Công
Nghiệp.
Được sự hướng dẫn tận tình và xuyên suốt của thầy Trần Thái Sơn cùng sự cố
gắng làm việc của nhóm đã hoàn thành được đề tài của mình. Tuy nhiên, do kiến
thức, kinh nghiêm, thời gian và điều kiện có hạn, nên đề tài của nhóm em còn nhiều
điều thiếu sót và còn một số vấn đề chưa giải quyết triệt để. Vì vậy, nhóm rất mong
nhận được sự chỉ bảo của thầy để nhóm có thể hoàn thành tốt hơn nữa đề tài của
mình.
Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cám ơn chân thành và chúc sức khỏe đến thầy
giáo hướng dẫn Trần Thái Sơn đã giúp đỡ nhóm trong quá trình thực hiện đề tài này.

1
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... 1


MỤC LỤC ........................................................................................................................... 2
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................ 5
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY MAY CÔNG NGHIỆP (MÁY KHÂU) .......... 7
1.1 Lịch sử ra đời của máy may công nghiệp....................................................................... 7

1.2 Sự phát triển của chiếc máy khâu ................................................................................. 10

1.2.1 Máy may công nghiệp ............................................................................................... 11

1.2.2 Máy may bán công nghiệp ........................................................................................ 11

1.2.3 Máy may công nghiệp điện tử ................................................................................... 12

CHƯƠNG 2: CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÀ SỰ VẬN HÀNH CỦA MÁY MAY CÔNG
NGHIỆP ............................................................................................................................ 13
2.1 Các bộ phận chính của máy may công nghiệp ............................................................. 13

2.1.1 Đầu máy ..................................................................................................................... 13

2.1.2 Bàn máy ..................................................................................................................... 14

2.1.3 Chân máy ................................................................................................................... 14

2.2 Sự vận hành của máy may công nghiệp ....................................................................... 15

2.2.1 Chuẩn bị ..................................................................................................................... 15

2.2.2 Tiến hành vận hành máy may công nghiệp ............................................................... 15

CHƯƠNG 3: CÁC LỖI HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN MÁY MAY CÔNG
NGHIỆP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ............................................................................... 17
3.1 Lỗi chỉ, vải .................................................................................................................... 17

2
3.1.1 Vải bị chạy lệch khi may: .......................................................................................... 17

3.1.2 Lỗi chỉ trên bị lỏng .................................................................................................... 17

3.1.3 Chỉ bị tuội khỏi kim khi bắt đầu may, máy may bị chạy chỉ..................................... 17

3.1.4 Đường chỉ trên quá chặt ............................................................................................ 18

3.1.5 Máy may không lại mũi ............................................................................................. 18

3.1.6 Chỉ rối hoặc vải không ăn chỉ .................................................................................... 18

3.2Lỗi phụ tùng .................................................................................................................. 19

3.2.1 Máy may không đánh suốt được ............................................................................... 19

3.2.2 Lệch ổ máy may ........................................................................................................ 19

3.2.3 Gãy mũi kim .............................................................................................................. 19

3.3Lỗi vận hành .................................................................................................................. 19

3.3.1 Máy may không vào điện .......................................................................................... 19

3.3.2 Máy may không chạy ................................................................................................ 20

3.3.3 Máy may có mùi khét ................................................................................................ 20

CHƯƠNG 4: BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP ....................... 21
4.1 Khái niệm bảo trì bảo dưỡng: ....................................................................................... 21

4.1.1 Bảo trì định kỳ ........................................................................................................... 21

4.1.2 Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng .................................................................... 21

4.1.3 Bảo trì theo tình trạng máy ........................................................................................ 21

4.2 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp .................................................... 22

4.2.1 Bảy bước quy trình bảo trì máy may ngành may mặc, xưởng sản xuất .................... 22

4.2.2 Bảo dưỡng máy may công nghiệp ............................................................................. 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 32

3
DANH MỤC BẢNG

4
DANH MỤC HÌNH
CHƯƠNG 1
Hình 1.1 Nhà sáng chế người Mỹ Elias Howe ............................................................ 7
Hình 1.2 Máy may của Elias Howe ............................................................................. 8
Hình 1.3 Walter Hunt................................................................................................... 9
Hình 1.4 Isaac Singer và chiếc máy may singer ........................................................ 10
Hình 1.5 Máy may công nghiệp ................................................................................ 11
Hình 1.6 Máy may bán công nghiệp .......................................................................... 11
Hình 1.7 Máy may công nghiệp điện tử .................................................................... 12
CHƯƠNG 2
Hình 2.1 Máy may công nghiệp ................................................................................ 13
Hình 2.2 Thợ may ...................................................................................................... 15
CHƯƠNG 4
Hình 4.1 Loại bỏ lông và bụi ..................................................................................... 23
Hình 4.2 Kiểm tra ống chỉ ......................................................................................... 24
Hình 4.3 Bôi trơn ổ máy ............................................................................................ 25
Hình 4.4 Kiểm tra độ căng ......................................................................................... 26
Hình 4.5 Kiểm tra điện .............................................................................................. 27
Hình 4.6 Kiểm tra thời gian ....................................................................................... 28
Hình 4.7 Tháo các bộ phận máy ................................................................................ 29
Hình 4.8 Lắp hoàn chỉnh máy.................................................................................... 31

5
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÁY MAY CÔNG NGHIỆP (MÁY KHÂU)
1.1 Lịch sử ra đời của máy may công nghiệp
Năm 1845, máy may công nghiệp đầu tiên của ông Elias Howe (1819-1867), một
kỹ sư chế tạo máy người Mỹ, đã ra đời và tạo ra một bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực này
với năng suất cao hơn nhiều so với phương pháp may thủ công trước đó.

Hình 1.1 Nhà sáng chế người Mỹ Elias Howe

Cùng bất ngờ về cơ duyên nào đã đưa đến cho ông ý tưởng phát mình ra chiếc máy
may công nghiệp: Từ năm 1840, ông Elias đã tốn nhiều công sức nghiên cứu về vấn đề này
nhưng chưa tìm ra “lời giải cho bài toán khó”. Sáng chế được hình thành trong một giấc
mơ, khi ông bị một nhóm người man rợ chém đầu và cho vào nồi để nấu ăn. Ông liều mạng

7
bò ra khỏi nồi, nhưng lại bị họ dùng ngọn giáo dài dọa đâm chết, lúc này ông nhìn thấy trên
đầu nhọn của ngọn giáo có đục một lỗ hổng. Chính giấc mơ này đã khiến Elias Howe quyết
định từ bỏ nguyên lý may thủ công. Thiết kế một loại kim cong với lỗ kim để luồn chỉ may
được khoan ở đầu nhọn, phối hợp với con suốt chỉ, tạo nên đường may. Vào những năm
1800, hầu hết quần áo đều được may thủ công và tiêu tốn rất nhiều thời gian. Không lâu
sau, chiếc máy may công nghiệp đầu tiên do ông Elias Howe sáng chế đã ra đời, mở ra một
thời kỳ phát triển cho công nghiệp dệt may. Đặc biệt máy may này sử dụng nguyên lý hoàn
toàn mới là dùng hai sợi chỉ, một qua lỗ kim và xuyên qua vải rồi tạo một vòng ở bên dưới
để một con thoi luồn sợi chỉ thứ hai qua vòng đó tạo thành một mũi khâu. Cuối cùng, ông
Howe đã hoàn thành phát minh vĩ đại của mình nên mọi người coi Elias Howe là “ông tổ
của máy may công nghiệp”.

Hình 1.2 Máy may của Elias Howe

Lịch sử cho thấy con người đã biết may áo quần bằng tay từ hàng nghìn năm trước
công nguyên. Các kim may đầu tiên làm bằng xương hay sừng và sợi chỉ là gân súc vật.
Kim sắt được phát minh vào thế kỷ 14 và kim có lỗ bắt đầu xuất hiện vào thế kỷ 15. Nhiều
sáng chế phát minh máy may xuất hiện từ năm 1755 nhưng không có máy may nào hoạt

8
động hiệu quả. Máy may cơ khí đầu tiên hoạt động được là do Barthelemy Thimonnier,
một thợ may người Pháp sáng chế năm 1830. Máy may dùng một sợi chỉ và một kim móc
tạo ra một mũi khâu y như thêu. Một đám thợ may người Pháp sợ phát minh này sẽ làm cho
họ bị thất nghiệp nên đã giận dữ đốt xưởng may của ông Thimonnier và suýt giết chết nhà
phát minh này. Trước đó, ông Walter Hunt chế tạo thành công chiếc máy may thủ công đầu
tiên ở Mỹ vào năm 1834, nhưng không đăng ký bản quyền sáng chế phát minh vì cho rằng
phát minh này sẽ làm cho nhiều người thất nghiệp.

Hình 1.3 Walter Hunt

Vào thập niên 1850, Isaac Singer chế tạo thành công hàng loạt máy may thương
mại với bàn đạp chân, nhưng thua kiện và phải trả tiền bản quyền cho Elias Howe. Năm
1873, ông Helen Augusta Blanchard đăng ký bản quyền sáng chế máy may mang tên zig-
9
zag và nhiều sáng chế cải tiến máy may khác. Đến năm 1905, máy may chạy bằng động cơ
điện được sử dụng rộng rãi và cũng tạo ra bước ngoặt mới cho ngành công nghiệp nhiều lợi
nhuận này. Hiện nay có rất nhiều loại máy may công nghiệp chuyên dụng được sáng chế
và sử dụng.

Hình 1.4 Isaac Singer và chiếc máy may singer

1.2 Sự phát triển của chiếc máy khâu


Ngày nay, ngành công nghiệp may mặc bị tác động mạnh mẽ bởi dòng phát triển
hiện đại và đã có sự thay đổi chóng mặt từ thủ công sang công nghiệp.

Với hàng loạt sự cải tiến, đã xuất hiện với những sản phẩm với tính năng hiện đại
như, máy may tự động, máy may điện tử, ... càng đa dạng và phong phú kể cả chủng loại
và chất lượng.

10
1.2.1 Máy may công nghiệp

Máy may công nghiệp 1 kim có một công dụng duy nhất đó là may đường thẳng.

Hình 1.5 Máy may công nghiệp

1.2.2 Máy may bán công nghiệp

May đường thẳng, máy khỏe ngang với dòng máy may công nghiệp, nhỏ gọn.

Hình 1.6 Máy may bán công nghiệp


11
1.2.3 Máy may công nghiệp điện tử

Là loại máy may 1 kim, máy may đường thẳng có chức năng lại mũi và cứt chỉ tự
động.

Hình 1.7 Máy may công nghiệp điện tử

12
CHƯƠNG 2: CÁC BỘ PHẬN CHÍNH VÀ SỰ VẬN HÀNH CỦA MÁY MAY
CÔNG NGHIỆP

2.1 Các bộ phận chính của máy may công nghiệp


Máy may công nghiệp cũng giống như nhiều loại máy may khác đều là thiết bị
dùng để kết nối các bộ phận trong mỗi bộ quần áo, trang phục, … với nhau. Mỗi chiếc máy
may đều có hệ thống chỉ trên, chỉ dưới. Chỉ trên là phần chỉ của kim, còn chỉ dưới là phần
chỉ của suốt.

Nhìn chung, mỗi loại máy may công nghiệp đều gồm có 3 bộ phận chính là đầu
máy, bàn máy và chân máy

Hình 2.1 Máy may công nghiệp

2.1.1 Đầu máy

Đầu máy là bộ phận vô cùng quan trọng và có chức năng đảm bảo yêu cầu công
nghệ cụ thể. Phần đầu máy bao gồm rất nhiều các bộ phận khác như: gồm 2 phần chính là
phần thân máy và phần đế máy. Phần thân máy thường đặt nổi, bên trong cấu tạo gồm cơ
13
cấu trục chính, trục kim, cần giật chỉ và hệ thống phân phối chuyển động đến các khu vực
khác.

Bộ trục chính: có chức năng để tiếp nhận và phân phối chuyển động tới các cơ cấu
chấp hành.

Bộ phận trụ kim: là cần giật chỉ nhằm cung cấp và làm cho chỉ chuyển động lên
xuống. Ở cơ cấu chuyển động tịnh tiến lên xuống thì trụ kim có dạng trụ thẳng, tiết diện
tròn, chuyển động trong bạc dẫn hướng hoặc trong khung trụ kim.

Phần đế máy là vị trí thao tác công nghệ, bao gồm các bộ phận như: trục, ổ, cơ cấu
đẩy máy.

Bộ chuyển đẩy là bộ phận để tạo chiều dài bước may.

Ổ thoi có chức năng phối hợp với kim để tạo thành mũi may, là chi tiết rất quan
trọng, nó chứa chỉ dưới có nhiệm vụ bắt lấy vòng chỉ kim và làm cho chỉ kim liên kết với
chỉ trong ổ.

Bên trong thân máy sẽ có trục chính, cơ cấu ép, cơ cấu trục kim, cam nâng hạ, đẩy
nguyên liệu. Chúng sẽ có nhiệm vụ giúp máy chuyển động. Bên ngoài thân máy có cụm
đồng tiền, chi tiết điều chỉnh và cọc điều chỉnh. Phần bệ máy thường gắn liền với phần thân
máy may, phía dưới có cơ cấu nâng hạ, đẩy nguyên liệu và trục.

2.1.2 Bàn máy

Bàn máy có nhiệm vụ đỡ đầu máy đồng thời là nơi để người thợ may thực hiện
công việc của mình. Bàn máy thường được làm bằng gỗ.

2.1.3 Chân máy

Chân máy có nhiệm vụ nâng đỡ cho hai bộ phận là bàn máy, đầu máy. Chân máy
cho phép chúng ta điều chỉnh để phù hợp với chiều cao của người thợ may. Người ta sử
dụng gang hoặc thép để làm chân máy may công nghiệp.

14
2.2 Sự vận hành của máy may công nghiệp

Hình 2.2 Thợ may

2.2.1 Chuẩn bị

Để vận hành máy may, đầu tiên bạn phải thực hiện các thao tác chuẩn bị gồm vệ
sinh sạch sẽ phần đầu máy và phần bàn máy. Tiếp theo hãy cuốn chỉ vào phần suốt, suốt
lắp vào thoi, còn thoi thì lắp vào cùng với ổ móc. Cuối cùng, bạn cân lắp chỉ trên và chỉ
dưới rồi may thử để kiểm tra xem mũi may có chuẩn hay không.

2.2.2 Tiến hành vận hành máy may công nghiệp

Khi vận hành máy may, người thợ may cần ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi về phía
trước sao cho sống mũi và mũi kim máy may thẳng với nhau. Sau khi đã có tư thế ngồi
chuẩn xác, người thợ may chỉ cần bật công tắc điện, nhấn ga. Ban đầu bạn nên nhấn ga ở
tốc độ chậm rồi mới cho nhanh dần chứ không nên một phát đã nhấn ga nhanh.

Để đảm bảo an toàn cũng như đạt được năng suất may cao nhất, trong quá trình
vận hành máy may công nghiệp, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Khi chân vịt hạ xuống nhưng chưa có nguyên liệu may ở giữa thì tuyệt đối không
chạy máy.

Chỉ vận hành máy khi đã xác định được vị trí ở đường may.

15
Khi may, chỉ trên, chỉ dưới phải có vị trí phía dưới và phía sau của chân vịt.

Vận hành máy may không khó. Chỉ cần các bạn thực hiện đúng theo quy trình đồng
thời không quên các lưu ý bên trên thì có thể sử dụng được thiết bị này thành thạo trong
thời gian ngắn.

16
CHƯƠNG 3: CÁC LỖI HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP TRÊN MÁY MAY CÔNG
NGHIỆP VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
3.1 Lỗi chỉ, vải

3.1.1 Vải bị chạy lệch khi may:

Nguyên nhân: Miếng vải không được nằm yên hoặc chạy lệch hướng mong muốn
của bạn do máy may của bạn có thể chưa lắp chân vịt hoặc đã lắp nhưng chưa hạ chân vịt
xuống.

Cách khắc phục: Hạ chân vịt xuống sau khi đã đặt vải vào vị trí may. Bạn cần kiểm
tra kĩ chân vịt trước khi may và luôn luôn lựa chọn loại chân vịt phù hợp với máy may.

3.1.2 Lỗi chỉ trên bị lỏng

Nguyên nhân: Đường may trở nên lỏng lẻo và không được đẹp mắt. Có 3 nguyên
nhân dẫn đến việc này. Nguyên nhân đầu tiên là do ốc điều chỉnh sức căng của chỉ quá lỏng,
làm cho chỉ căng không đều. Nguyên nhân thứ hai là do cách lắp suốt vào hộp đựng suốt
của bạn không đúng cách, và một nguyên nhân cuối cùng là do ốc ở hộp đựng chỉ bị lỏng.

Cách khắc phục: Đối với lỗi do nguyên nhân thứ nhất, bạn nên điều chỉnh lại sức
căng của chỉ bằng cách vặn ốc hoặc ấn nút nếu đó là máy may mini. Đối với nguyên nhân
lắp suốt không đúng cách bạn nên tham khảo nhưng video hướng dẫn cách lắp suốt vào
máy may và phải chắc chắn rằng chỉ phải được xỏ vào lỗ nhỏ trên hộp đựng chỉ.

Nếu ốc ở hộp đựng chỉ bị lỏng, hãy kiểm tra hộp đựng chỉ và chỉnh ốc lại là có thể
khắc phục được nguyên nhân này. Một nguyên nhân khác là do con ốc ở hộp đựng chỉ bị
lỏng. Bạn hãy thử kiểm tra hộp đựng chỉ và vặn lại ốc để khắc phục.

3.1.3 Chỉ bị tuội khỏi kim khi bắt đầu may, máy may bị chạy chỉ

17
Nguyên nhân: Chỉ dưới và chỉ trên không móc lại với nhau mà bị tuột ra khỏi kim
may do bạn chưa lấy chỉ dưới lên trên hoặc để đầu chỉ trên quá ngắn, dẫn đến khi đưa kim
xuống ổ máy, chị bị tuột ra khỏi kim. Hoặc có thể do các bạn mắc chỉ vào kim không đúng.

Cách khắc phục: Đơn giản là bạn chỉ cần kéo đầu chỉ trên dài ra và lấy chỉ dưới khi
may nếu lỗi do nguyên nhân thứ nhất. Đối với nguyên nhân thứ hai, bạn cần lưu ý rằng luôn
luôn mắc chỉ qua khoen kim loại ở vị trí trên cùng của máy.

3.1.4 Đường chỉ trên quá chặt

Nguyên nhân: Chỉ trên bị căng quá chặt làm cho miếng vải bị nhăn nhúm không
đẹp có thể do ốc điều chỉnh quá chặt.

Cách khắc phục: Làm giảm sức căng của chỉ thông qua việc vặn ốc và bấm út điều
chỉnh với máy may mini.

3.1.5 Máy may không lại mũi

Nguyên nhân: Bạn thường gặp lỗi này khi cần may mũi đầu và mũi cuối để trang
phục may không bị sổ chỉ nhưng máy may lại không lại mũi.

Cách khắc phục: Bạn có thể kiểm tra lại bằng cách ấn cần lại mũi dưới núm số bên
tay phải, muốn lại bao nhiêu mũi chỉ cần xử lý bằng cần lại mũi.

3.1.6 Chỉ rối hoặc vải không ăn chỉ

Nguyên nhân: Chỉ trên đi lên mà không kéo theo chỉ dưới làm cho đường may bị
bỏ mũi, hoặc chỉ trên chỉ dưới mắc vào nhau gây rối ở dưới ổ máy và không thể nào đưa
lên do kim bị cong, gãy hoặc bạn đã lắp sai kim. Nguyên nhân thứ 2 có thể do lắp suốt chỉ
bị sai chiều và một nguyên nhân nhỏ mà bạn hay bỏ qua đó là quên đưa chỉ dưới và chỉ trên
kéo về phía sau chân vịt.

Cách khắc phục: Nếu nguyên nhân do kim bạn cần thay kim để giải quyết tình trạng
này. Nếu lỗi xuất phát từ việc lắp suốt sai chiều thì bạn cần kiểm tra và chỉnh lại.

18
3.2 Lỗi phụ tùng

3.2.1 Máy may không đánh suốt được

Nguyên nhân: Đánh suốt là giai đoạn vô cùng quan trọng, nếu không làm đúng
cách chỉ sẽ dễ chạy ra khỏi ống chỉ. Nguyên nhân xảy ra thường do bạn chưa làm đúng quy
trình đánh suốt.

Cách khắc phục: Nếu gặp lỗi máy may không đánh suốt được, bạn cần nhanh chóng
kiểm tra lại mình đã làm đúng quy trình đánh suốt chưa. Hiện nay, trên các máy may đều
có những chấm gạch để đánh suốt chỉ giúp bạn dễ dàng đánh suốt theo thứ tự đã được
hướng dẫn sẵn.

3.2.2 Lệch ổ máy may

Nguyên nhân: Lỗi lệch ổ máy có thể dẫn đến một số hậu quả như vải không ăn chỉ,
quay vô lăng bị cứng, ... Do đó mà cần phải điều chỉnh ngay để tránh những lỗi nghiêm
trọng hơn.

Cách khắc phục: Bạn cần mở ốc trên mặt nguyệt, đặt lại ổ máy theo đúng quy cách.
Ngoài ra thì tốt nhất nên đem đến cửa hàng mà bạn đã mua để kiểm tra.

3.2.3 Gãy mũi kim

Nguyên nhân: Lỗi gãy mũi kim xảy ra do nguyên nhân kim cong, thời điểm đẩy
răng cưa so với kim chưa đúng, do bàn ép đặt không đúng, độ căng của chỉ quá lớn hoặc
do kim quá to.

Cách khắc phục: Để khắc phục thì bạn cần thay kim mới phù hợp, đồng thời kiểm
tra vị trí đặt kim đảm bảo khớp với răng cưa.

3.3 Lỗi vận hành

3.3.1 Máy may không vào điện

19
Nguyên nhân: Để máy may hoạt động cần phải cắm vào nguồn điện có hiệu điện
thế 110V hoặc 220V theo đúng hướng dẫn.

Cách khắc phục: Nếu đã cắm đúng nguồn điện yêu cầu nhưng vẫn không vào điện,
bạn cần nhờ nhân viên bảo trì đến kiểm tra máy.

3.3.2 Máy may không chạy

Nguyên nhân: Lỗi máy không chạy có khả năng do lỗi quá tải mô tơ, do đó cần
kiểm tra xem chỉ có bị vướng vào bu li của mô tơ hay không, kết nối đầu dây có bị lỏng
không hoặc quay thử mô tơ bằng tay xem có bị bó cứng không.

Cách khắc phục: Khi xác định được nguyên nhân nào thì cần khắc phục ngay tức
khắc, nếu không được thì bạn cần mang máy đến cửa hàng để kiểm tra.

3.3.3 Máy may có mùi khét

Nguyên nhân: Nếu máy may có mùi khét thì nguyên nhân có thể do động cơ bị quá
tải hoặc do động cơ bám nhiều bụi bẩn.

Cách khắc phục: Nếu gặp trường hợp này, bạn cần ngay lập tức rút điện ra, kiểm
tra lại các bộ phận của máy may. Nếu có mùi khét kết hợp với máy bốc khói, hãy lập tức
đem máy đến cửa hàng kiểm tra nhé.

20
CHƯƠNG 4: BẢO TRÌ BẢO DƯỠNG MÁY MAY CÔNG NGHIỆP
4.1 Khái niệm bảo trì bảo dưỡng:
Bảo trì và bảo dưỡng là hoạt động chăm sóc kỹ thuật, điều chỉnh, sửa chữa hoặc
thay thế một vài chi tiết của máy móc, thiết bị nhằm duy trì hoặc khôi phục thông số hoạt
động, đảm bảo sự hoạt động bình thường của máy móc, thiết bị.

Các phương pháp bảo trì và bảo dưỡng thiết bị:

4.1.1 Bảo trì định kỳ

Dựa theo thông số kỹ thuật của nhà chế tạo thiệt bị và tình trạng sử dụng. Thay thế
bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định.

Đây là phương pháp bảo trì tiêu chuẩn, áp dụng trong các xí nghiệp có xưởng bảo
trì.

Sử dụng phần mềm vi tính quản trị bảo trì: Computerized maintenance management
systems (CMMS).

4.1.2 Sửa chữa, bảo dưỡng sau khi máy hỏng

Sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ
và sửa chữa, tân trang lại máy sau khi hỏng.

Thường áp dụng trong những cơ sở sản xuất nhỏ.

Đây là phương pháp bảo trì tốn kém về lâu dài.

4.1.3 Bảo trì theo tình trạng máy

Kiểm soát thường trực hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy. Chỉ lên kế hoạch
dừng máy để xử lý dung sai, hoặc thay thế và sửa chữa sau khi chuẩn đoán chính xác tình
trạng máy trước khi máy hỏng.

Sử dụng phần mềm quản trị bảo trì CMMS.

21
Có các công ty độc lập chuyên trách về theo dõi và xử lý chống rung động.

Đây là phương pháp tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính
an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24 như hóa chất, điện lực, xi măng.

4.2 Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp

4.2.1 Bảy bước quy trình bảo trì máy may ngành may mặc, xưởng sản xuất

- Loại bỏ lông và bụi

Bước đầu tiên trong quy trình bảo trì máy may chính là loại bỏ toàn bộ lông và bụi
bám trên máy may. Tháo kim, chân và tấm kim để làm sạch dễ dàng. Tấm kim là một tấm
bên dưới chân có các đường cắt mà qua đó các bộ phận nạp liệu nhô ra, thường được giữ
chặt bằng một hoặc hai vít.

Nếu bụi và lông bám nhiều trên máy, có thể dùng ghim hoặc kim để lấy ra. Hoặc
sử dụng bàn chải và dụng máy hút bụi để làm sạch bụi và lông ở từng kẽ hở.

Ngoài ra sử dụng lon khí nén hoặc thổi, tuy nhiên nếu thổi rất có thể lông và bụi sẽ
đi sâu hơn vào cơ chế hoạt động của máy may. Ngoài ra, hãy kiểm tra và loại bỏ bất kỳ bụi,
lông tơ hoặc các mảnh chỉ đứt đoạn giữa các đĩa của bộ điều chỉnh.

Chỉ chất lượng cao sẽ ít rụng lông hơn so với các thương hiệu chỉ giá rẻ. Kiểm tra
kim trước khi lắp lại. Mọi vết nhám trên máy có thể được loại bỏ bằng đá nhám mịn, và
nên thay đổi đá nhám sau từ 6-8 giờ sử dụng. Người dùng cần thay thế các kim bị cong,
tránh gây các lỗi hoặc sự cố đáng tiếc.

22
Hình 4.1 Loại bỏ lông và bụi

- Kiểm tra ống chỉ


Bước thứ 2 trong quy trình bảo trì máy may chính là kiểm tra ống chỉ. Trong máy
may cổ điển, ống chỉ thường được tiếp xúc bằng cách trượt khỏi tấm bên cạnh tấm kim.
Đối với máy may hiện đại, ống chỉ được tiếp cận từ phía trước của máy.

Trong các máy nạp hàng đầu hiện đại, ống chỉ rơi theo chiều ngang vào cơ cấu phía
trước tấm kim. Nhiều dòng máy cũ có ống chỉ theo cơ chế hoàn toàn khác, được lắp vào
một con thoi hình viên đạn đi qua một vòng trong chỉ trên để may từng mũi.

Tháo ống chỉ ra khỏi hộp ống chỉ, thổi sạch bụi. Hộp ống chỉ được lắp vào giá đựng
ống chỉ và giá đỡ của ống chỉ xoay theo hoạt động của máy. Ống chỉ được thiết kế khá dễ
dàng khi tháo, chẳng hạn như bằng cách nới lỏng một cặp kẹp trên vòng cố định. Giá đỡ

23
hộp ống chỉ có một đầu nhọn gọi là móc, được thiết kế để giữ chỉ trên, gắn nó với chỉ dưới
và may.

Hình 4.2 Kiểm tra ống chỉ

- Bôi dầu bôi trơn


Bước tiếp theo của quy trình bảo trì máy may đó là bôi trơn bộ phận. Đối với các
dòng máy cũ việc bôi trơn có thể dễ dàng thực hiện. Cơ chế máy được đặt phía dưới có thể
thực hiện bằng cách xoay sang một bên cạnh để thực hiện tra dầu bôi trơn. Với cơ chế máy
đặt trên, có thể thực hiện bằng cách tháo một vài con vít giữ chặt nắp để mở ổ máy.

Trên các máy nhựa hiện đại, cần phải tháo một số ốc vít, sau đó nới lỏng loạt kẹp
giữa hai nửa của vỏ nhựa với nhau. Sử dụng thìa mỏng hoặc dao mỏng để phát hiện các vết
nứt giữa chúng để xác định vị trí của kẹp.

Sau khi mở được ở máy phía trên và dưới, xoay bánh xe điều khiển để xem các bit
nào di chuyển. Bất cứ bộ phận gì chuyển động đều cần được tra dầu vào các ổ trục, khớp
nối hoặc bề mặt trượt của nó, ngoại trừ các bánh răng, bánh xe hoặc cam bằng nylon. Chỉ
sử dụng dầu dành cho máy khâu và nhỏ không quá một giọt dầu vào mỗi ổ trục hoặc mối
nối.
24
Hình 4.3 Bôi trơn ổ máy

- Kiểm tra độ căng

Bước bảo trì máy may tiếp theo chính là kiểm tra độ căng của cuộn chỉ, vì nếu xảy
ra sai sót có thể khiến chỉ bị đứt hoặc rối. Đặt cuộn chỉ vào hộp cuộn chỉ và luồn dưới lò xo
căng, tạm dừng nó qua mạch. Nếu lực căng chỉ đủ để đỡ trọng lượng của cuộn chỉ và vỏ thì
độ căng là chính xác. Lắc nhẹ sẽ làm lỏng sợi chỉ hơn. Sử dụng các vít trong lò xo căng để
điều chỉnh.

25
Hình 4.4 Kiểm tra độ căng

- Kiểm tra cây cuốn chỉ


Kiểm tra cuộn dây là bước không thể thiếu trong quy trình bảo trì máy may. Bước
này thường được thực hiện với tay quay thông qua bánh xe có lốp cao su. Nếu lốp bị mòn,
nứt hoặc hư hỏng, hãy thay thế lốp mới. Phụ tùng thay thế thường dễ kiếm.

Kiểm tra bộ phận đánh suốt. Điều này thường xảy ra với bánh xe tay do bánh xe có
lốp cao su. Nếu lốp bị mòn hoặc bị nứt hoặc bị hỏng, hãy thay thế lốp mới. Phụ tùng nói
chung là dễ kiếm. Thử quấn cuộn chỉ. Độ căng của chỉ phải đủ để tạo ra một cọc gọn gàng
và chặt chẽ (nhưng không quá chặt).

- Kiểm tra điện


Bước tiếp theo quan trọng không kém trong quy trình bảo trì máy may đó là kiểm
tra điện. Trước khi tiến hành kiểm tra bất kỳ nguồn điện nào, hãy kiểm tra kỹ để đảm bảo
rằng máy may chưa được cắm điện.

Hoạt động trơn tru của bàn đạp là điều cần thiết, nếu không máy sẽ trở nên khó
may. Trên các máy may cổ điển, bàn đạp sẽ chứa một biến trở, là một biến trở mắc nối tiếp
26
với động cơ. Các loại máy may hiện đại thường có điều khiển tốc độ điện tử tương tự như
công tắc điều chỉnh độ sáng.

Người dùng cần kiểm tra bàn đạp chân để xác định cách tháo lắp. Không sử dụng
dầu máy may, có thể dùng dầu hoặc mỡ bôi trơn nhẹ trên các bộ phận trượt, và giữ dầu mỡ
tránh xa tất cả các điểm tiếp xúc điện. Ngoài ra, hãy kiểm tra độ căng của dây curoa động
cơ. Nếu vòng bi của động cơ cần bôi trơn, nên sử dụng loại mỡ dành riêng cho động cơ
theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Bóng đèn thay thế dễ dàng lắp đặt trên máy cũ, nhưng không dễ thay thế trên máy
may mới. Người dùng có thể cân nhắc thay thế bóng đèn dây tóc bằng đèn LED với bóng
dây tóc để máy mát hơn. Tuy nhiên, nếu bóng đèn cần phát ra ánh sáng chủ yếu hướng
xuống, nhưng các đèn LED trong bóng đèn LED lại hướng sang một bên thì có thể không
phù hợp.

Hình 4.5 Kiểm tra điện

27
- Kiểm tra thời gian
Nếu máy may gặp sự cố ngắt kết nối đột ngột, có thể là thời gian cần được điều
chỉnh. Điều này đôi khi nằm ngoài phạm vi có thể xử lý và tốt nhất nên liên hệ các chuyên
gia kỹ thuật.

Người dùng có thể nhìn thấy kim và đầu móc nơi móc câu chỉ trên. Sau khi luồn
kim, quay tay quay cho đến khi móc đi qua kim trong khi giữ đầu tự do của chỉ. Đầu của
móc phải đi qua kim ngay khi kim xuống điểm thấp nhất. Nói ngắn gọn, kim sẽ tăng 3/16
inch (1/10 inch, hoặc 2,5 mm). Lúc này, kim trồi lên làm cho sợi chỉ bị chùng xuống và tạo
thành vòng dây bị mắc vào móc câu.

Cần đảm bảo rằng điểm thấp nhất của kim đưa mắt về đúng mức bên dưới móc.
Các cài đặt này và cách điều chỉnh nên được đưa ra trong sổ tay bảo dưỡng máy để mọi
người có thể nắm được cách thực hiện.

Hình 4.6 Kiểm tra thời gian

28
4.2.2 Bảo dưỡng máy may công nghiệp

Máy may làm việc lâu ngày cũng sẽ hư hỏng và cần phải kiểm tra, bảo dưỡng để
máy có thể vận hành được tốt. Việc bảo dưỡng cũng cần phải thực hiện những bước đúng
quy trình.

- Bước 1: Ngắt nguồn điện của máy may trước khi tiến hành vệ sinh

Phải đảm bảo tuyệt đối rằng máy may đã được ngắt với nguồn trước khi thực hiện
vệ sinh. Việc vệ sinh máy trong khi vẫn còn cắm nguồn điện sẽ rất nguy hiểm vì máy may
có rất nhiều chi tiết được làm bằng kim loại nên có thể nguy hiểm cho người thực hiện việc
vệ sinh.

- Bước 2: Lần lượt tháo hết các bộ phận trên máy may ra theo đúng trình tự sau.

Tháo chân vịt của máy: Sau khi đã ngắt nguồn điện của máy thì nâng cần điều chỉnh
của chân vịt lên. Sau đó nâng tấm kim lên bằng cách xoay bánh đà ngược theo chiều kim
đồng hồ sao cho đường đánh dấu trên bánh đà hướng lên phía trên. Tháo chân vịt bằng cách
kéo thẳng xuống là được.

Hình 4.7 Tháo các bộ phận máy

29
Tháo kim may ra: Tay trái giữ lấy kim, tay phải dùng tua vít để mở con ốc cố định
kim theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để tháo kim ra ngoài.

Tháo tấm kim và lấy ổ chao ra: Tháo tấm kim ra bên ngoài trước sau đó tháo ốc
trên máy bằng các tua vít. Nhẹ nhàng lấy ổ chao ra để không làm ảnh hưởng các chi tiết
khác của máy.

- Bước 3: Vệ sinh cho máy may

Dùng bàn chải lông mềm để phủi bụi vải cho ổ chao, phần đĩa ở bên dưới ổ chao
và các chi tiết máy khác nữa. Không nên dùng bàn chải cứng vì có thể làm xước, làm hỏng
các chi tiết khác trong máy.

- Bước 4: Tra dầu bôi trơn cho máy may công nghiệp

Sau khi thực hiện vệ sinh xong thì tra dầu vào các chi tiết cần thiết và bấm nút để
cho máy vận hành trong một thời gian ngắn giúp dầu có thể tới được hết các bộ phận khác
và máy hoạt động được trơn tru hơn.

- Bước 5: Lắp tất cả các bộ phận đã tháo vào

30
Lắp lại tất cả các bộ phận đã tháo ra theo đúng thứ tự đã tháo ở bước 2. Lưu ý là
cần phải kiểm tra kỹ trước khi mở máy lên lại vì có thể xảy ra tình trạng máy bị lật cổ và
rối chỉ dẫn đến làm hư ổ chao.

Hình Hình
4.8 Lắp
4.8lại
Lắphoàn
hoàn
chỉnh
chỉnh
cácmáy
bộ phận

- Bước 6: Làm sạch giường máy và khu vực làm việc xung quanh

Làm sạch giường máy và khu vực làm việc bằng vải mềm sạch. Không được sử
dụng lại vải đã dùng ở các bước trước đó, phải sử dụng loại vải ít có xơ vải để tránh xơ vải
bị mắc lại trên máy trong lúc vệ sinh máy may.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quy trình bảo trì máy may công nghiệp ngành may mặc, Speedmaint, Được truy
cập tại: https://bit.ly/2XJPll2

2. Mô tả công việc nhân viên bảo trì máy may, Viec lam nha may, Được truy cập tại :
https://bit.ly/3CbhX5r
3. Bảo trì máy may công nghiệp(6/2021), Maygiattham.vn, Được truy cập tại:
https://maygiattham.com/bao-duong-may-may-cong-nghiep/
4. Giáo trình thiết bị may công nghiệp, Xemtailieutuoi.com, Được truy cập tại:
https://bit.ly/3vEFDNo
5. Máy may công nghiệp có cần bảo trì thường xuyên không, Công ty may TM&DV
Hạ Long, Được truy cập tại: https://bit.ly/2ZgR1mz

32

You might also like