Anh chị phân tích định nghĩa vật chất của Mac Lênin

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Anh chị phân tích định nghĩa vật chất của Mac Lê-nin.

Từ định nghĩa rút


ra nguyên tắc gì và các bạn vận dụng nguyên tắc này vào cuộc sống như
thế nào?

Bài làm

1.V.I.Lênin đã đưa ra định nghĩa về vật chất như sau: “Vật chất là một phạm trù triết

học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác,

được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào

cảm giác” . Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay được các nhà

khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển.

Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:

• Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan - cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý

thức và không lệ thuộc vào ý thức.

Khi nói vật chất là một phạm trù triết học là muốn nói phạm trù này là sản phẩm của sự

trừu tượng hoá, không có sự tồn tại cảm tính. Khẳng định trên đây có ý nghĩa rất quan

trọng trong việc phê phán thế giới quan duy tâm vật lý học, giải phóng khoa học tự nhiên

khỏi cuộc khủng hoảng thế giới quan, khuyến khích các nhà khoa học đi sâu tìm hiểu thế

giới vật chất, khám phá ra những thuộc tính mới, kết cấu mới của vật chất, không ngừng

làm phong phú tri thức của con người về thế giới.

• Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem

lại cho con người cảm giác.

Trái với quan niệm “khách quan” mang tính chất duy tâm về sự tồn tại của vật chất,

V.I.Lênin khẳng định rằng, vật chất luôn biểu hiện đặc tính hiện thực khách quan của

mình thông qua sự tồn tại không lệ thuộc vào ý thức của các sự vật, hiện tượng cụ thể,
tức là luôn biểu hiện sự tồn tại hiện thực của mình dưới dạng các thực thể. Chủ nghĩa duy

vật biện chứng không bàn đến vật chất một cách chung chung, mà bàn đến nó trong mối

quan hệ với ý thức của con người. Trong đó, xét trên phương diện nhận thức luận thì vật

chất là cái có trước, là tính thứ nhất, là cội nguồn của cảm giác (ý thức); còn cảm giác (ý

thức) là cái có sau, là tính thứ hai, là cái phụ thuộc vào vật chất.

• Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó. Chỉ có

một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.

Trong thế giới ấy, theo quy luật vốn có của nó mà đến một thời điểm nhất định sẽ cùng

một lúc tồn tại hai hiện tượng - hiện tượng vật chất và hiện tượng tinh thần. Các hiện

tượng vật chất luôn tồn tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Còn

các hiện tượng tinh thần (cảm giác, tư duy, ý thức...), lại luôn luôn có nguồn gốc từ các

hiện tượng vật chất và những gì có được trong các hiện tượng tinh thần ấy. Như vậy, cảm

giác là cơ sở duy nhất của mọi sự hiểu biết, song bản thân nó lại không ngừng chép lại,

chụp lại, phản ánh hiện thực khách quan, nên về nguyên tắc, con người có thể nhận thức

được thế giới vật chất.

2.Từ định nghĩa vật chất của Mac Lê-nin rút ra nguyên tắc thế giới quan và

phương pháp luận khoa học để đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, thuyết không thể

biết, chủ nghĩa duy vật siêu hình và mọi biểu hiện của chúng trong triết học tư sản hiện

đại về phạm trù này. Trong nhận thức và thực tiễn, đòi hỏi con người phải quán triệt

nguyên tắc khách quan – xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng khách quan, nhận

thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách quan...

3.Vận dụng nguyên tắc này vào cuộc sống

- Trước tiên, trong nhận thức sinh viên phải phản ánh trung thực nội dung bản chất

của sự vật, hiện tượng. Không được lấy ý kiến chủ quan, định kiến của mình áp đặt
cho sự vật, hiện tượng:

• Chấp hành nghiêm chỉnh nội quy nhà trường vì nội quy giành cho sinh viên

trong nhà trường là tiêu chuẩn đánh giá về tác phong, đạo đức mà mỗi người sinh

viên phải có. Không nên có tư tưởng cá nhân là nội quy nhà trường rườm rà, làm

ảnh hưởng không tốt đến việc học, đến thời gian cá nhân mà không thực hiện theo

thì sẽ dẫn đến hậu quả không tốt.

• Khi đề bạt, tranh cử ban cán sự lớp phải đảm bảo tính công bằng, đánh giá

trung thực năng lực của từng cá nhân để bổ nhiệm vào vị trí phù hợp dẫn dắt tập

thể lớp đi lên. Không nên vì định kiến cá nhân mà đánh giá không trung thực thì sẽ

ảnh hưởng đến sự đoàn kết, thi đua của tập thể.

• Khi đánh giá điểm rèn luyện của các bạn trong lớp nên thực hiện công khai,

khách quan, tránh đánh giá theo cảm tính cá nhân. Như thế sẽ tạo ra mâu thuẫn nội

bộ, không kích thích được sự thi đua, phấn đấu của mọi người trong lớp.

• Sinh viên phải trung thực trong các kì kiểm tra, thi hết môn. Sinh viên phải

tích cực ôn luyện và làm bài bằng kiến thức của mình. Không nên có hành vi quay

cóp, chép bài của bạn vì dù điểm cao đó cũng không phải số điểm bạn đạt được,

không phản ánh đúng lượng kiến thức bạn có. Bên cạnh đó, sinh viên phải lấy hiện

thực khách quan làm cơ sở để đưa ra đường lối, chủ trương, kế hoạch, mục tiêu

cho phù hợp.

• Khi đưa ra phương pháp học tập cho bản thân, mỗi sinh viên phải xem xét

phương pháp học tập đó có phù hợp với thể trạng, sức khỏe, tâm lý và đặc điểm cá

nhân thì mới đưa ra một phương pháp học tập phù hợp, đúng đắn, đem lại hiệu quả

cao. Không nên áp dụng rập khuôn phương pháp học tập của bạn cho bản thân

mình sẽ không đem lại kết quả như mong muốn.


• Khi đưa ra kế hoạch học tập cho thời gian tới, sinh viên phải xét đến điều

kiện thực tế như: Thời gian, sức khỏe, tài chính...để đưa ra một kế hoạch phù hợp,

có khả năng thực hiện. Chẳng hạn để có thể nâng cao trình độ tin học, ngoại ngữ

sinh viên cần phải xét thời gian nào phù hợp có thể học, trường nào có mức học phí

phù hợp với điều kiện tài chính của bản thân, phương tiện đi học có phù hợp với

địa điểm học...

• Khi đưa ra mục tiêu phấn đấu, sinh viên phải đánh giá đúng khả năng của

bản thân cũng như những điều kiện liên quan để đưa ra mục tiêu phù hợp với bản

thân.Tránh đưa ra mục tiêu quá thấp sẽ không kích thích được sự cố gắng, không

cải thiện được sự hiểu biết. Cũng không nên đưa ra mục tiêu quá cao, không có khả

năng thực hiện sẽ dễ gây tâm lý chán nản. Ngoài ra, sinh viên còn phải biết sử

dụng lực lượng vật chất để thực hiện đường lối, chính sách, kế hoạch, mục

tiêu...đã đề ra vì vật chất là cơ sở để hiện thực hóa ý thức.

• Để có thể ra trường đúng hạn ngoài sự nỗ lực trong học tập thôi chưa đủ sinh

viên còn phải đóng tiền học phí đúng hạn.

• Để có thể học tập, nghiên cứu sinh viên phải có sách, vở, tài liệu, bút,

phương tiện đi lại...

• Để có thể tồn tại sinh viên phải được đáp ứng các nhu cầu cơ bản như: ăn,

mặc, nhà ở...


CÂU 1: ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT
Khái niệm vật chất
‘’Vật chất là một phạm trù triết học dung để chỉ thực tại khách quan được đem lại
cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác’’.

PHÂN TÍCH ĐỊNH NGHĨA VẬT CHẤT MÁC LÊ NIN


Định nghĩa vật chất được nêu trên của Lênin là kết quả của việc tổng kết từ những
thành tựu tự nhiên của khoa học, phê phán những quan niệm duy tâm, siêu hình về
phạm trù vật chất. Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy có những nội dung được
đề cập như sau:
Thứ nhất: Vật chất là phạm trù triết học
Thông thường chúng ta nhắc đến và hình dung về vật chất như một vật dụng, một
tài sản của con người… Tuy nhiên, vật chất trong định nghĩa vật chất của Lênin là
kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa những thuộc tính, những mối liên hệ
vốn có của các sự vật, hiện tượng nên nó phản ánh cái chung, vô hạn, vô tận,
không sinh ra, không mất đi; do đó không thể đồng nhất vật chất với một hay một
số dạng biểu hiện cụ thể của vật chất.
Thứ hai: Vật chất dùng để chỉ thực tại khách quan
Vật chất tồn tại khách quan trong hiện thực, nằm bên ngoài ý thức và không phụ
thuộc vào ý thức của con người. “Tồn tại khách quan” là thuộc tính cơ bản của vật
chất, là tiêu chuẩn để phân biệt cái gì là vật chất, cái gì không phải là vật chất. Con
người có nhận thức được hay không nhận thức được vật chất thì vật chất vẫn tồn
tại.
Thứ ba: Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác
của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm
giác
Có thể hiểu rằng vật chất là cái có thể gây nên cảm giác ở con người khi nó trực
tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con người; ý thức của con người là
sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được ý thức phản ánh
 Từ định nghĩa của Mác Lê Nin ta rút ra được nguyên tắc khách quan
NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN
Nguyên tắc khách quan yêu cầu con người trong nhận thức và hoạt động thực tiễn
cần phản ánh trung thực sự vật với tất cả những bản chất vốn có của nó, tôn trọng
những quy luật khách quan của hiện thực đồng thời đòi hỏi con người không được
lấy ý chí áp đặt cho thực tế; không được lấy ý muốn chủ quan, nguyện vọng, tình
cảm cá nhân bất chấp điều kiện thực tế làm xuất phát điểm, không rơi vào chủ
quan duy ý chí. Nếu thực hiện không đúng hoặc đi ngược lại những yêu cầu này, sẽ
rơi vào sai lầm khác nhau, mà điển hình là chủ nghĩa chủ quan duy ý chí trong
nhận thức và hành động, gây ra những hậu quả to lớn cho dù hoạt động ở bất cứ
lĩnh vực nào
VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC KHÁCH QUAN VÀO CUỘC SỐNG
Từ “định nghĩa vật chất của Lê Nin” ta có thể tự tin thực hiện những hành động, có
thể bỏ qua quan điểm của chủ nghĩ duy tâm, bác bỏ thuyết không thể biết để tiến
hành thực hiện những hoạt động trong cuộc sống với suy nghĩ vấn đề đều có câu
trả lời ở các mốc thời gian khác nhau. Từ mỗi cá nhân có thể đưa ra những lý giải
của bản thân mình, tự tin hơn trong cuộc sống . Trong hoạt động thực tiễn và lý
luận nếu áp dụng” Định nghĩa vật chất Lê Nin” sẽ
giúp có sự gắn bó chặt chẽ với nhau. Lý luận phải gắn bó với thực tiễn lý luận
không gắn bó thực tiễn sẽ trở thành lý luận xuông giáo điều. Còn hoạt động thực
tiễn cũng phải gắn bó với lý luận. Nếu hoạt động thực tiễn không gắn bó với lý
luận thì sẽ rơi vào trạng thái mò mẫn, mù quáng
Ý nghĩa PPL
Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin đã giải quyết hai mặt vấn đề cơ bản của triết học
trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong nhận thức và thực tiễn,
đòi hỏi con người phải quán triệt nguyên tắc khách quan – xuất phát từ hiện thực
khách quan, tôn trọng khách quan, nhận thức và vận dụng đúng đắn quy luật khách
quan... Định nghĩa vật chất của V.I.Lênin là cơ sở khoa học cho việc xác định vật
chất trong lĩnh vực xã hội – đó là các điều kiện sinh hoạt vật chất và các quan hệ
vật chất xã hội

You might also like