Bài cuối kì QTH - Nguyễn Ngọc Trâm Anh

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP .HCM


KHOA QUẢN TRỊ

--------***--------

TIỂU LUẬN KHÔNG THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng
trong quản trị? Trình bày nội dung thuyết thang bậc
nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa thực
tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh
nghiệp và phân tích cụ thể? Giải quyết tình huống.

MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC


MÃ LHP: 23C1MAN50200128
GIẢNG VIÊN: LÊ TRƯƠNG THẢO NGUYÊN
SINH VIÊN: NGUYỄN NGỌC TRÂM ANH
MSSV: 31221026745

TP.HCM, ngày 19 tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC
Phụ lục:................................................................................................................................2
Đề Bài:.................................................................................................................................3
A. MỞ ĐẦU.......................................................................................................................4
B. NỘI DUNG...................................................................................................................5
1. Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?.........................................5
1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong tổ chức:.....................................................5
2. Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa
thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể? ......7
2.1. Khái niệm tháp nhu cầu Maslow:............................................................................7
2.2. Nội dung tháp nhu cầu của Maslow:.......................................................................8
2.3. Đặc điểm của tháp nhu cầu Maslow:.....................................................................10
2.4. Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và
phân tích cụ thể:................................................................................................................. 10
3. Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần An Tâm. Trong tháng tới ông phải
thực hiện một chuyến công tác ra nước ngoài 2 tháng. Vì thế, ông phải thực hiện việc uỷ
quyền điều hành doanh nghiệp của mình cho cấp dưới. Song, ông An rất băn khoăn là sẽ
quyết định giao quyền điều hành doanh nghiệp cho ai. Ông Quyết là phó tổng giám đốc,
phụ trách tài chính rất tài ba trong công việc liên quan tới tài chính, nhưng là người ngại
va chạm. Bà Lan là giám đốc nhân sự, có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với nhân
viên, nhưng ít kinh nghiệm trong công việc Marketing và tài chính; anh Hùng là giám
đốc bộ phận Marketing, đã từng là trợ lý cho ông An. Anh rất năng nổ, tháo vát trong
công việc nhưng nóng tính, hay đốp chát nên dễ gây hiểu lầm cho mọi người. Em hãy
dùng kiến thức về chức năng tổ chức của quản trị học để tư vấn giúp ông An giải quyết
tình huống này. ...................................................................................................................... 12
C. KẾT LUẬN:.................................................................................................................17

2
Phụ lục:

DANH MỤC HÌNH

Hình Nội dung Trang


1.1 Mối quan hệ giữa các chức năng trong tổ chức 6
1.2 Tháp nhu cầu của Abraham Maslow 8
1.3 Mô hình lãnh đạo 15
1.4 Các phong cách lãnh đạo 15

3
Đề Bài:
1. Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?
2. Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý nghĩa
thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân tích cụ thể?
3. Giải quyết tình huống.

4
A. MỞ ĐẦU
Quản trị là một kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật. Khía cạnh khoa học của quản trị
giúp chúng ta hiểu cách áp dụng lý thuyết vào thực tế để giải quyết các vấn đề khách
quan, tránh sự tác động của quan điểm cá nhân và cảm xúc. Sự nghệ thuật của quản trị
liên quan đến khả năng của các nhà quản trị sáng tạo và linh hoạt trong việc áp dụng lý
thuyết vào thực tế. Nó bao gồm khả năng tận dụng cơ hội, thích nghi với thay đổi và sử
dụng kinh nghiệm. Các nhà quản trị thành công thường kết hợp trực giác cá nhân với kiến
thức khoa học để đưa ra các quyết định và giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả.
Trong quá trình làm bài tiểu luận, em đã sử dụng nền tảng lý thuyết từ Giáo trình
Quản trị học của Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại Học Kinh Tế Thành Phố Hồ
Chí Minh, cùng những tài liệu tham khảo về thực tiễn hoạt động quản trị. Đồng thời em
cũng xin được dành những lời cảm ơn trân thành nhất cho cô Lê Trương Thảo Nguyên đã
tận tâm chỉ dạy và giúp đỡ em trong suốt thời gian học bộ môn Quản trị học này. Nhưng
sau tất cả, em nhận thức rằng với lượng kiến thức ít ỏi của bản thân, chắc chắn bài luận sẽ
khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong cô thông cảm và góp ý để em ngày càng hoàn
thiện hơn. Mến chúc cô dồi dào sức khoẻ và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống!

5
B. NỘI DUNG
1. Giải thích mối quan hệ giữa các chức năng trong quản trị?
Trong quản trị tổ chức, chức năng quản trị đóng vai trò quan trọng. Quản lý sử dụng các
chức năng quản trị để đạt được các mục tiêu của tổ chức. Mặc dù có nhiều quan điểm
khác nhau về cách chia chức năng quản trị, nhưng nói chung, sự phân biệt giữa các chức
năng này thường phản ánh sự khác biệt trong quản lý nhân sự. Trong bài tiểu luận này,
chúng ta sẽ xem xét bốn chức năng quản trị cơ bản là lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát.
Hoạch định (Planning): Chức năng này đề cập đến việc xác lập mục tiêu phát triển của
doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh để thực hiện mục tiêu và lập ra những kế
hoạch để hành động phục vụ đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp. Hoạch định
không những vạch ra những con đường để đi tới mục tiêu mà nó còn giúp chỉ ra những
giải pháp để giảm thiểu các rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của một tổ chức. Và
mục tiêu – nền tảng của hoạch định đó chính là: sứ mạng, tầm nhìn và mục tiêu của doanh
nghiệp.
Tổ chức (Organizing): Chính là việc phân công công việc, sắp xếp các nguồn lực, điều
phối các hoạt động, xác lập sơ đồ tổ chức, mô tả nhiệm vụ của từng bộ phận, thiết lập các
mối quan hệ phối hợp ngang, dọc phân chia quyền hạn và xây dựng quy chế giúp tổ chức
có hoạt động một cách hiệu quả nhất để hoàn thành các mục tiêu.
Lãnh đạo (Leading): là quá trình tạo cảm hứng cho nhân viên, cho người khác để họ có
động lực làm việc, thiết lập thông tin có hiệu quả và xử lí các xung đột trong nội bộ tổ
chức. Hay còn được hiểu là tìm cách ảnh hưởng đến người khác để đạt được các mục tiêu
của tổ chức.
Kiểm soát (Controlling): là quá trình đo lường hiệu suất, so sánh với mục tiêu hoặc kế
hoạch đã định và thực hiện các điều chỉnh hoặc sửa chữa cần thiết để đảm bảo rằng mục
tiêu được đạt đúng theo kế hoạch hoặc quyết định ban đầu.. Những công cụ kiểm soát
trong quản trị là những tỷ lệ, tiêu chuẩn, con số thống kê,…
1.1. Mối quan hệ giữa các chức năng trong tổ chức:

6
Bốn chức năng quản trị này có một liên kết mật thiết với nhau, tạo nên một hệ thống hoàn
chỉnh trong quá trình quản lý và không thể tách rời hoặc loại bỏ bất kỳ phần nào. Điều
này có thể được minh họa bằng hình dưới đây:

Như chúng ta đã thấy ở hình trên, việc quản trị phải được thực hiện đầy đủ ở bốn chức
năng thì mới đạt được kết quả. Tất cả các chức năng quản trị đều là một phần của quy
trình quản trị và không thể độc lập với nhau. Hoạch định chính là chức năng đầu tiên của
chuỗi quản trị này, bởi vì bất kì một quy trình nào trước hết ta cần phải đặt ra những mục
tiêu nhất định. Không có kế hoạch rõ ràng, tổ chức và lãnh đạo sẽ không biết làm gì và
khó đạt được những mục tiêu.
Và hoạt động thường đi sau hoạch định chính là tổ chức, nó tạo ra sự phối hợp trong
các hoạt động tổ chức giúp hoàn thành kế hoạch đề ra. Hơn thế nữa, sẽ giúp có các nhà
quản trị sẽ nắm rõ được nhân sự phụ trách các nhiệm vụ cụ thể và theo dõi tiến độ dễ
dàng hơn. Cũng như vậy, lãnh đạo chính là việc sử dụng tầm ảnh hưởng để khuyến khích,
động viên tạo động lực giúp cho nhân viên thực hiện công việc tốt đạt được các mục tiêu
của tổ chức. Nếu không thực hiện tốt các công việc thì kế hoạch có tốt đến đâu hay tổ
chức có thật sự hiệu quả cũng trở nên vô ích.
Kiểm soát, là bước cuối cùng trong chuỗi quản trị, đóng vai trò quyết định để đảm bảo
rằng mục tiêu đã đề ra được thực hiện một cách hiệu quả. Dù kết quả cuối cùng là đạt
được mục tiêu hoặc không, vòng lặp quản trị vẫn tiếp tục, bắt đầu bằng chức năng hoạch
định ở giai đoạn đầu. Trong trường hợp không đạt được các mục tiêu, quản lý cần xem

7
xét lại từng bước đầu tiên để điều chỉnh và phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của
tổ chức.
Nếu mục tiêu ban đầu được đạt, quy trình hoạch định sẽ tiếp tục với việc đặt ra các
mục tiêu mới cho tương lai. Ngoài việc đảm bảo thực hiện kế hoạch, chức năng kiểm soát
cũng cung cấp thông tin quan trọng cho việc cải thiện kế hoạch và tổ chức trong tương lai,
giúp tổ chức phát triển và thích nghi với thay đổi trong môi trường và thị trường.
- Quan hệ giữa các chức năng quản trị với quy mô doanh nghiệp:
Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị và quy mô của một doanh nghiệp có sự
tương đồng và khác biệt. Dù quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ, các chức năng quản trị cơ
bản vẫn tồn tại. Tuy nhiên, cách thực hiện chúng có thể khác nhau, tùy thuộc vào quy mô
của doanh nghiệp. Ở các doanh nghiệp nhỏ, cấp quản trị cấp có thể tham gia trực tiếp vào
việc điều hành và quản lý các công việc ở cấp dưới. Điều này có thể xuất phát từ sự linh
hoạt và tương tác trực tiếp trong môi trường nhỏ hơn. Tuy nhiên, ở quy mô lớn hơn, chức
năng quản trị thường được phân chia rõ ràng và được tổ chức theo cấp bậc. Các cấp quản
trị cao nhất tập trung vào các quyết định chiến lược và chỉ can thiệp khi cần thiết, trong
khi cấp quản trị dưới tập trung vào triển khai và điều hành hàng ngày.
- Quan hệ giữa chức năng quản trị với các cấp quản trị:
Mối quan hệ giữa các chức năng quản trị và các cấp quản trị thường được phân
chia theo mức độ trách nhiệm và quyền hạn. Chức năng hoạch định và tổ chức thường
nằm ở cấp quản trị cao hơn, trong khi chức năng lãnh đạo nổi bật ở cấp quản trị thấp hơn,
nơi quyết định hàng ngày được đưa ra và thực hiện.
Như vậy, mối quan hệ của các chức năng trong quản trị này tạo nên một chu trình liên
tục, tuần hoàn trong đó mỗi chức năng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo sự thành công
của tổ chức.
2. Trình bày nội dung thuyết thang bậc nhu cầu của Abraham Maslow và nêu ý
nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và phân
tích cụ thể?
2.1. Khái niệm tháp nhu cầu Maslow:

8
Tháp nhu cầu Maslow là một lý thuyết do nhà tâm lý học cùng tên – Abraham
Maslowkhởi xướng ra vào năm 1943. Tháp nhu cầu của Maslow (hay Maslow’s
hierarchy of needs) là lý thuyết động lực trong tâm lý học và quản trị, gồm một mô
hình 5 tầng của kim tự tháp thể hiện nhu cầu tự nhiên của con người phát triển từ nhu
cầu cơ bản đến các nhu cầu tinh thần cao cấp:
- Sinh lý (physiological)
- An toàn (safety)
- Quan hệ xã hội (love/belonging)
- Tôn trọng (esteem)
- Thể hiện bản thân (self – actualization)
2.2. Nội dung tháp nhu cầu của Maslow:
- Những nhu cầu về sinh lý (Physiological needs):
+) Đây là các yêu cầu cơ bản liên quan đến tồn tại và sự sống của con người. Lý
thuyết này cho rằng, trước khi có thể đáp ứng các nhu cầu cao cấp hơn, con người phải
ưu tiên thỏa mãn những nhu cầu sinh lý này trước. Nếu những nhu cầu cơ bản này
không được đáp ứng, có thể dẫn đến tăng cường cảm giác không hài lòng cá nhân.
Điều này xảy ra khi một người phải đối mặt với khó khăn trong việc đáp ứng các nhu
cầu sinh lý, họ thường không có khả năng theo đuổi các mục tiêu về an toàn, xã hội,
lòng tự trọng và tự thể hiện.
+) Và những nhu cầu về sinh lý bao gồm: ăn uống, ngủ, nghỉ, sức khoẻ, …
- Những nhu cầu về an toàn (Safety needs):
+) Là những nhu cầu an toàn về thân thể và sự ổn định trong đời sống tránh khỏi
những đe doạ, đau đớn và bệnh tật. Được thể hiện trong cả thể chất và tinh thần. Bản
chất của con người là luôn mong muốn có sự bảo vệ cho sự tồn tại của bản thân tránh
khỏi các nguy hiểm.
+) Một khi các nhu cầu về sinh lý đã được đáp ứng tương đối, nhu cầu an toàn của họ
được tác giải cho là ưu tiên tiếp theo và nó tác động trực tiếp đến việc chi phối hành
vi. Ví dụ như việc nhu cầu an toàn sẽ trở thành động cơ hoạt động của con người trong
trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng như chiến tranh, thiên tai,…

9
- Những nhu cầu về giao tiếp xã hội (Love and belongingness needs):
+) Theo Maslow, sau khi đã thoả mãn các nhu cầu về sinh lý và an toàn, con người
thường có xu hướng tìm kiếm nhu cầu tình cảm, mong muốn cảm giác thuộc về và
được chấp nhận trong một nhóm xã hội, dù đó là một cộng đồng lớn hoặc một nhóm
nhỏ. Con người cảm thấy cần được yêu và yêu người khác. Việc thiếu tình yêu hoặc
khả năng cảm nhận sự thuộc về có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, xa lánh xã hội và
trầm cảm. Những nhu cầu tinh thần này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống
của con người.
+) Nhu cầu xã hội bao gồm: tình bạn, sự thân mật, tình cảm gia đình,…
- Những nhu cầu được tôn trọng (Esteem needs):
+) Theo Abraham Maslow, hầu hết mọi người có nhu cầu về tự tôn và lòng tự trọng ổn
định. Maslow cũng nhấn mạnh sự tồn tại của hai phiên bản khác nhau về nhu cầu tôn
trọng: một phiên bản "thấp hơn" và một phiên bản "cao hơn". Trong phiên bản "thấp
hơn" của lòng tự trọng, nhu cầu tôn trọng của cá nhân xuất phát từ việc muốn được
xem xét và đánh giá tích cực bởi người khác, bao gồm sự đánh giá về sự công nhận,
danh tiếng, và địa vị xã hội. Trong khi đó, trong phiên bản "cao hơn," nhu cầu tự tôn
xuất phát từ bên trong, bao gồm mong muốn phát triển sức mạnh, năng lực, và tự tin
cá nhân. Esteem, thể hiện sự mong muốn tự đặt ra cho bản thân mình mục tiêu và
được người khác công nhận và coi trọng dựa trên thành tựu cá nhân và giá trị riêng
của mỗi người.
+) Nhu cầu về lòng tự trọng thường liên quan đến mong muốn về địa vị và sự tôn
trọng trong xã hội. Điều này thúc đẩy con người khao khát đạt được một vị trí cao hơn
để được sự tôn trọng từ người khác. Để thỏa mãn nhu cầu này, người ta thường phải
đối mặt và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Nó thúc đẩy sự đổ lực và nỗ
lực để tận dụng cơ hội, phát triển bản thân mạnh mẽ hơn, và khẳng định khả năng và
giá trị của họ trong xã hội.
- Những nhu cầu thể hiện bản thân (self – actualization):
+) Đây là những nhu cầu về chân, thiện, mỹ hay những mong muốn giúp phát triển
về mặt trí tuệ và thể lực,… Theo Maslow, mỗi người có thể có những cách riêng biệt

10
trong việc nhận thức và thể hiện nhu cầu của họ. Để thấu hiểu nhu cầu này, người đó
cần không chỉ đạt thành công ở các cấp độ niêm yết trước trong tháp nhu cầu, mà còn
phải có khả năng nhận biết và kiểm soát những nhu cầu đó.
+) Tự thể hiện được hiểu gần như là mục tiêu – một động lực rõ ràng. Và những mức
nhu cầu trước đó được coi như là những bước đệm giúp đạt được đỉnh cao nhất của
toà tháp – tự thể hiện bản thân. Hay nói cách khác nhu cầu này gắn bó mật thiết với sự
phát triển, sự tự phát huy những khả năng tiềm ẩn bên trong của bản thân.
+) Tự thể hiện bản thân có thể bao gồm: theo đuổi mục tiêu, tìm kiếm cộng sự,…
Và việc sắp xếp nhu cầu của con người theo thang bậc từ thấp đến cao như vậy đã
giúp ta phần nào có thể thấy được mức độ ích kỉ của con người giảm dần nhưng độ
văn minh của con người thì ngược lại ngày càng được tăng lên.
2.3. Đặc điểm của tháp nhu cầu Maslow:
- Một nhu cầu khi đã được thỏa mãn thì sẽ không còn là động lực nữa.
- Một nhu cầu không thể là một động lực trước khi các nhu cầu đứng trước trong
sơđồ phân cấp được thỏa mãn.
- Nếu không đạt được sự thỏa mãn thì nhu cầu ở phân cấp thấp hơn sẽ lại trở
thànhđộng lực.
- Khao khát bẩm sinh của con người là leo cao trên sơ đồ phân cấp.
2.4. Ý nghĩa thực tiễn của việc ứng dụng lý thuyết này trong 1 doanh nghiệp và
phân tích cụ thể:
- Với bên ngoài:
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, với đầy sự cạnh tranh và sự thay đổi chóng
mặt của công nghệ, việc áp dụng tháp nhu cầu của Maslow trong chiến lược kinh
doanh cũng như trong việc quản lí, đào tạo và phát triển nhân sự là một điều rất quan
trọng, đòi hỏi các tổ chức phải liên tục cải tiến và có những thay đổi tích cự để tối ưu
hoá nhu cầu của khách hàng.
Dù là lĩnh vực hoạt động nào thì việc chú trọng đến mong muốn của khách hàng tiềm
năng là một điều hết sức quan trọng. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh tronhg lĩnh vực ẩm
thực, không chỉ phải nghiên cứu để đáp ứng nhu cầu cơ bản như cung cấp các món ăn

11
ngo, trình bày hấp dẫn, mà còn phải quan tâm đến an toàn thực phẩm, nhu cầu xã hội,
… Điều này giúp đảm bảo rằng bạn đang cung cấp những giá trị toàn diện và đáp ứng
những yêu cầu của khách hàng, từ cơ bản đến cao cấp hơn.
- Với bên trong:
Lý thuyết nhu cầu Maslow rất có ý nghĩa đối với việc quản lý nhân sự của doanh
nghiệp, nó hỗ trợ các nhà quản lí có thể hiểu rỗ hơn nhu cầu của nhân viên, rõ ràng hơn
chính là trong việc quản lí, đào tạo và phát triển nhân sự một cách hiệu quả nhất, được thể
hiện rõ hơn ở:
- Thiết kế môi trường làm việc: các doanh nghiệp có thể áp dụng lý thuyết Maslow
để tạo dựng một môi trường sao cho đáp ứng được các nhu cầu của nhân viên.
Chẳng hạn như là cung cấp cho nhân viên của mình một môi trường làm việc tích
cực hơn, ổn định đáp ứng thoả mãn các nhu cầu an toàn và xã hội tạo điều kiện
cho nhân viên phát triển và cống hiến cho doanh nghiệp của mình. Ví dụ: Tạo cơ
hội cho nhân viên có giờ giấc đi làm linh hoạt để đảm bảo rằng họ có thời gian
phục vụ vho các nhu cầu cá nhân của mình như là nghỉ trưa, làm việc từ xa,...hay
là việc cung cấp bảo hiểm sức khoẻ cho nhân viên, tạo sự tin tưởng và ổn định
trong công việc và chế độ lương bổng.
- Xây dựng những chính sách khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên: Dựa vào
lý thuyết của Maslow các doanh nghiệp có thể tạo ra các chính sách khuyến khích
nhằm tăng hiệu suất và động viên nhân viên đạt được các nhu cầu tự trọng và tự
thực hiện. Ví dụ như là: Tạo cơ hội thăng tiến trong công ty, công nhận và khen
ngợi nhân viên khi họ đạt được những kết quả tốt, tạo điều kiện cho nhân viên của
mình có cơ hội được thể hiện bản thân và đóng góp ý kiến của mình. Hoặc là cách
các nhà quản lí hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhân viên phát triển các kĩ năng, tôn trọng
sự đóng góp ý kiến của nhân viên vào các dự án quan trọng hay các quyết định của
công ty.
- Tạo điều kiện làm việc tốt hơn cho nhân viên: Doanh nghiệp có thể áp dụng lý
thuyết thang bậc nhu cầu để tạo môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên. Điều
này bao gồm đảm bảo nhân viên có đủ lương để đáp ứng nhu cầu cơ bản, môi

12
trường làm việc an toàn và ổn định. Hơn thế nữa đó là việc tạo cơ hội cho mọi
nhân viên có cơ hội trao đổi, giao tiếp và hợp tác để tạo nên môi trường làm việc
hiệu quả nhất giữa các phòng ban, cũng có thể là việc tổ chức các sự kiện xã hội
của công ty như đi du lịch thường niên, các buổi gặp gỡ đầu năm cuối năm của
công ty,…
- Điều chỉnh các chính sách và phát triển nguồn nhân lực: Thang bậc nhu cầu của
Maslow có thể được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng và nhu cầu của nhân
viên trong doanh nghiệp. Dựa vào đánh giá này, giúp cho doanh nghiệp có những
điều chỉnh chính sách tiền lương, phúc lợi, và các chương trình phát triển nhân
viên để tối ưu hóa hiệu suất và tạo sự hài lòng trong công việc, tạo một môi trường
làm việc thoải mái hiệu quả nhất cho nhân viên.
Lý thuyết thang bậc nhu cầu Maslow không chỉ giúp quản lý nhận biết nhu cầu của
nhân viên mà còn giúp họ tạo ra các chiến lược quản lý hiệu quả để thúc đẩy tinh thần
làm việc và đạt được mục tiêu công ty thông qua việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân.
3. Ông An là tổng giám đốc của công ty cổ phần An Tâm. Trong tháng tới ông
phải thực hiện một chuyến công tác ra nước ngoài 2 tháng. Vì thế, ông phải
thực hiện việc uỷ quyền điều hành doanh nghiệp của mình cho cấp dưới.
Song, ông An rất băn khoăn là sẽ quyết định giao quyền điều hành doanh
nghiệp cho ai. Ông Quyết là phó tổng giám đốc, phụ trách tài chính rất tài ba
trong công việc liên quan tới tài chính, nhưng là người ngại va chạm. Bà Lan
là giám đốc nhân sự, có nhiều kinh nghiệm trong quan hệ với nhân viên,
nhưng ít kinh nghiệm trong công việc Marketing và tài chính; anh Hùng là
giám đốc bộ phận Marketing, đã từng là trợ lý cho ông An. Anh rất năng nổ,
tháo vát trong công việc nhưng nóng tính, hay đốp chát nên dễ gây hiểu lầm
cho mọi người. Em hãy dùng kiến thức về chức năng tổ chức của quản trị học
để tư vấn giúp ông An giải quyết tình huống này.

Phân tích cơ cấu tổ chức:

13
Dựa vào thông tin có trong tình huống, ta thấy được Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp là
cơ cấu theo trực tuyến - tham mưu:
Trong kiểu cơ cấu tổ chức này, doanh nghiệp vẫn giữ được những đặc điểm của dạng cơ
cấu theo trực tuyến cụ thể:
 Các nhà quản trị trong mô hình tổ chức này là những người có vai trò ra quyết định
và trực tiếp giám sát công việc đối với cấp dưới của mình và ngược lại, mỗi người
nhân viên thuộc cấp chỉ nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trước một người quản
lý cấp trên trực tiếp, nhờ đó tạo sự liền mạch, thống nhất trong hoạt động của
doanh nghiệp.
Nhưng được bổ sung, giảm thiểu những nhược điểm của cơ cấu theo trực tuyến:
 Đòi hỏi công ty phải có các chuyên gia trong từng lĩnh vực hoạt động của công ty,
qua đó cũng đòi hỏi nhà quản trị phải có kiến thức toàn diện về tất cả các bộ phận,
phòng ban chuyên môn.
Thông qua việc cung cấp bộ phận tham mưu với vai trò hỗ trợ giảm bớt sự phức tạp vốn
có trong việc quản lý tổ chức dựa trên sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia ở bộ phận
tham mưu (ví dụ: Trợ lý Tổng giám đốc)
Xét hành vi lãnh đạo dựa vào mô hình lãnh đạo Quản trị dạng lưới:
Mô hình Quản trị dạng lưới:
Trong đó:
Lãnh đạo yếu: Những lãnh đạo ít quan tâm đến cả kết quả hoạt động của nhân viên lẫn
mối quan hệ với nhân viên không tốt, họ hoạt động độc lập, không có có sự cam kết về
mức độ hoàn thành công việc hay sự gắn bó với công việc.
Lãnh đạo câu lạc bộ: Những nhà lãnh đạo này có mức độ quan tâm tới kết quả hoạt động
của nhân viên thấp nhưng lại xây dựng được mối quan hệ tốt đối với cấp dưới của họ.
Những nhà lãnh đạo này sẽ chủ yếu sử dụng sự khích lệ để nhân viên hoàn thành công
việc của họ, không có nhiều hình phạt hay sự ràng buộc về trách nhiệm
Lãnh đạo độc tài: Là những nhà lãnh đạo đặt nặng về kết quả hoạt động của nhân viên
trong khi mối quan hệ với các nhân viên là thấp.

14
Lãnh đạo nhóm: Là những nhà lãnh đạo tuy cũng đặt nặng vấn đề kết quả hoạt động của
nhân viên nhưng lại có được những mối quan hệ tốt với họ.
Phân loại hành vi lãnh đạo:
Dựa vào tình huống, ta dễ dàng phân loại được hành vi lãnh đạo của từng người:
 Ông Quyết: Là một người được cho là tài ba trong công việc của mình, do đó thể
hiện khả năng hoàn thành công việc của ông là cao, có trách nhiệm đối với công
việc. Như vậy, Ông Quyết có thể là 1 trong 2 kiểu hành vi lãnh đạo độc tài hoặc
nhóm, nhưng dữ liệu tình huống cho biết thêm: ông là người ngại va chạm, nên ta
có thể kết luận Ông quyết phù hợp với kiểu hành vi lãnh đạo độc tài.
 Bà Lan: Là một người có kinh nghiệm trong các mối quan hệ với nhân viên, do đó
Bà Lan có thể thuộc 1 trong 2 kiểu hành vi lãnh đạo là: Lãnh đạo câu lạc bộ hoặc
lãnh đạo nhóm. Ngoài ra, việc xây dựng các mối quan hệ với nhân viên liên quan
trực tiếp tới vị trí mà bà Lan đang nắm giữ, tuy nhiên vẫn chưa đủ dữ liệu để kết
luận cụ thể kiểu hành vi lãnh đạo của Bà Lan.
 Anh Hùng: Là một người rất năng nổ, tháo vát trong công việc cho thấy anh là
người sáng tạo và chủ động trong các công việc chung, mặc dù nóng tính, hay đốp
chát dễ gây hiểu lầm cho mọi người nhưng anh vẫn được xếp vào kiểu hành vi lãnh
đạo có nhiều mối quan tâm đến con người, ngoài ra, anh cũng được coi là quan tâm
đến kết quả khi luôn tìm cách hoàn thành tốt những công việc được giao nhờ vào
sự tháo vát của mình. Do đó, có thể kết luận được Anh Hùng là kiểu hành vi lãnh
đạo nhóm.
Xét năng lực nhân viên theo mô hình lãnh đạo tình huống:

15
 Nhân viên cấp dưới của vị trí được ủy quyền là: Các giám đốc chuyên môn, những
người vốn có kinh nghiệm trong vị trí công việc cụ thể, với cơ cấu tổ chức trực

tuyến - tham mưu, các giám đốc chuyên môn cũng là những bộ phận tham mưu
cho Tổng giám đốc, do đó họ có thể thống nhất hướng đi cho từng bộ phận riêng lẻ
từ đó cảm thấy thoải mái và sẵn sàng nhận nhiệm vụ hay đặc điểm và thái độ của
nhân viên thuộc loại D4 trong mô hình:
D1: Nhân viên thiếu các kỹ năng cần thiết, không thể, và không sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
D2: Nhân viên sẵn sàng nhận nhiệm vụ, nhưng không thể hoàn thành kỹ năng vẫn chưa
đủ.
D3: Nhân viên đã dần có kinh nghiệm, nhưng thiếu tự tin, dám nhận nhiệm vụ, nhưng
chưa dám nhận trách nhiệm.
D4: Nhân viên đã có kinh nghiệm với công việc cụ thể, cảm thấy thoải mái mà sẵn sàng
nhận nhiệm vụ lẫn trách nhiệm.

16
Như vậy, với đặc điểm nhân viên thuộc D4, phong cách lãnh đạo nên được sử dụng là
phong cách ủy quyền, nhà lãnh đạo sẽ thực hiện giao nhiệm vụ cho nhân viên của mình và
để họ làm việc độc lập, chỉ thỉnh thoảng kiểm tra để đảm bảo mọi thứ đang đi đúng
hướng.
Tổng hợp và kết luận:
Theo dữ liệu tình huống, ông An, tổng giám đốc của công ty muốn ủy quyền điều hành
doanh nghiệp của mình trong 2 tháng để thực hiện công tác ra nước ngoài, mục tiêu chính
là để duy trì và đảm bảo hoạt động trong doanh nghiệp, do đó người được bổ nhiệm phải
là người có kỷ luật cao, sự tín nhiệm và đồng thuận với phương hướng hoạt động của
công ty, đồng thời cũng có được sự giám sát và báo cáo thường xuyên tiến độ hoạt động
của doanh nghiệp.
Dựa vào kết quả phân tích 2 mô hình lãnh đạo: Mô hình lãnh đạo Quản trị dạng lưới và
Mô hình lãnh đạo tình huống. Ta thấy được, nhân viên thuộc nhóm D4: Có kinh nghiệm
và sự tự tin nhất định đối với công việc đó phù hợp với phong cách lãnh đạo ủy quyền
trong mô hình tình huống có sự tương đồng với kiểu hành vi lãnh đạo độc tài trong mô
hình Quản trị dạng lưới từ đó đưa ra kết luận ông An nên ủy quyền điều hành doanh
nghiệp cho ông Quyết.
Ngoài ra, để đảm bảo tính khoa học theo các nguyên tắc trong ủy nhiệm, ủy quyền: Người
được ủy quyền phải là người cấp dưới trực tiếp làm những công việc đó. Theo cơ cấu tổ
chức của công ty như đã phân tích ở trên, người được đề xuất quyền điều hành nên được
giao cho Ông Quyết là phó tổng giám đốc của công ty.
Như vậy, ông Quyết - phó tổng giám đốc là người thích hợp nhất cho quyết định ủy quyền
điều hành doanh nghiệp trong 2 tháng của ông An.

17
C. KẾT LUẬN:

Tổng hợp lý thuyết về các chức năng quản trị cùng với lý thuyết về nhu cầu của con
người của Abraham Maslow đã giúp tôi hiểu rõ hơn về lĩnh vực Quản trị học và cung cấp
cho tôi một cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về các hoạt động quản trị.

18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản trị học – Khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh.
2. Sách Kỷ Nguyên Mới Của Quản Trị : Tác giả: Richard L. Daft, Dịch giả: Nguyễn
Hùng Phong, Năm xuất bản: 2016, Nhà xuất bản: Hồng Đức.
3. Lý thuyết Tháp nhu cầu của Maslow – Wikipedia tiếng việt.

19

You might also like