Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

3.9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.

Theo em hướng giải quyết trên là hoàn toàn hợp lý.

Trong phần xét thấy của Tòa án "Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao
nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp
đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000 đồng và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh
vay số tiền 150.000.000 đồng vào ngày 12/5/2005." Như vậy, Tòa án đã công nhận sự
chuyển giao nghĩa vụ của các bên là có căn cứ do bên có nghĩa vụ (bà Phượng) được bên
có quyền (bà Tú) đồng ý chuyển giao nghĩa vụ dân sự (trả nợ) cho người thế (bà Ngọc, bà
Loan và ông Thạnh) Căn cứ theo khoản 1 Điều 370 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định
về chuyển giao nghĩa vụ dân sự:

“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ
hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.”

Bên cạnh đó theo quy định khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở
thành bên có nghĩa vụ. Vậy nên việc chuyển giao nghĩa vụ của bà Phượng cho bà Ngọc,
bà Loan và ông Thạnh đã làm chấm dứt nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú. Mặc dù
ban đầu bà Phượng là người đứng ra đại diện xác lập các giao dịch với bà Tú nhưng sau
khi hoàn tất việc chuyển giao nghĩa vụ thì bà Phượng không còn nghĩa vụ nào đối với bà
Tú. Cụ thể trong Bản án “Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà
Ngọc, và Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng đối với bà Tú đã
chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo
hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán nợ
cho bà là không có căn cứ chấp nhận” và “Việc bà Tú giữ giấy chứng minh Hải quan của
bà Phượng theo thỏa thuận. Phía bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, buộc bà
Tú hoàn trả lại bà Phượng giấy chứng minh Hải quan”

Tòa án không chỉ bảo vệ quyền lợi cho bà Phượng mà thể hiện các giải quyết hợp tình,
hợp lý, sáng suốt trước những quy định chưa rõ ràng của pháp luật về chuyển giao nghĩa
vụ.

3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bão lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh của người
thứ ba thì khi được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh đó chấm dứt

Cơ sở pháp lý: Theo Điều 371 BLDS năm 2015 (Điều 317 BLDS năm 2005): “Trong
trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo
đẩm đó chám dứt, nếu không có thỏa thuận khác’’.

You might also like