Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Hẳn trong những ngày tháng giãn cách vừa qua, ai ai hằng ngày cũng đối diện

với bốn bức tường, tù túng và mệt mỏi. Lúc đấy chỉ muốn được thả hồn vào núi
rừng quê hương đất nước, tận hưởng làn gió mát bên những con sông đỏ đặng
phù sa và chan chứa tâm tình của biết bao thế hệ thi sĩ. Nếu vậy thì còn chần
chờ gì mà không đọc thi phẩm “Việt Bắc” của Tố Hữu ngay thôi. Ông đã đưa ta
vào cõi thương cõi nhớ về một Tây Bắc ân tình thủy chung của kháng chiến của
cách mạng, về những con người “áo chàm nghèo khó” mà vẫn “đậm đà lòng
son” khiến ai gặp một lần cũng phải bồi hồi, xao xuyến. Nỗi niềm thương nhớ
ấy được Tố Hữu khắc hoạ một cách chân thực thông qua sự hoà quyện giữa
người và cảnh ở bức tranh bốn mùa Việt Bắc, hay còn được gọi là “bức tứ bình”
của thiên nhiên Việt Bắc:
“Ta về mình có nhớ ta
....
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Tố Hữu có thể xem như lá cờ đầu, cánh chim đầu đàn của thơ ca cách mạng
Việt Nam. Thơ ông là thơ chính trị nhưng không hề khô khan mà thổi vào đó có
những nhịp điệu tâm hồn của một trái tim nhỏ bé lúc nào cũng thổn thức cho
vận mệnh đất nước. Vì vậy “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên trình độ là thơ rất
đỗi trữ tình”. Chặng đường sáng tác của Tố Hữu luôn song hành với lịch sử đất
nước, từ những chiến thắng vẻ vang đến gian khổ hi sinh. “Từ cuộc sống hiện
đại thơ anh cùng bắt nguồn trở lại về hồn thơ cổ điển của dân tộc”, thơ ông đậm
đà bản sắc dân tộc, thấm đẫm nét đẹp của quê hương đất nước
Tố Hữu từng nói “Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy”, chính
từ những cảm xúc đong đầy ấy đã tạo ra những rung động mạnh mẽ mãnh liệt
để rồi nảy nở thành hoa đọng lại trên trang giấy. Chính vì thế mà vào tháng
10/1945, nhân sự kiện lịch sử:
“Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng”
Trung ương Đảng rời chiến khu Việt Bắc trở lại thủ đô. Những cảm xúc dâng
trào vào khoảnh khắc ấy để kết tinh hội tụ lại thành một “Việt Bắc” với tình
cảm thiết tha, lưu luyến với cách mạng, với kháng chiến được khúc xạ qua lăng
kính lãng mạn của nhà thơ.
Tố Hữu từng tâm sự rằng “tôi đã phải lòng đất nước và nhân dân, tôi viết về đất
nước và nhân dân như viết về người đàn bà tôi yêu”. Thật vậy, bài thơ như một
bản tình ca thắm đượm nghĩa tình dành cho quê hương đất nước. Mở đầu là lối
đối đáp quen thuộc
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người”
Trong mạch cảm xúc của Việt Bắc, đại từ “mình-ta” được sử dụng linh hoạt. Nó
cho ta cảm giác như đây là cuộc đối đáp, trò chuyện giữa một cặp đôi, lãng mạn
vô cùng Dường như sau 15 năm gắn bó, cùng chung một kẻ thù, chung một
“mối thù nặng vai”, cả hai tuy hai mà một, hòa quyện vào nhau tạo thành một
bản thể thống nhất. Nỗi nhớ là cảm xúc chủ đạo của bài thơ, nhưng ở đây nỗi
nhớ được gọi tên cụ thể “nhớ những hoa cùng người”. Hoa hay chính là vẻ đẹp
thiên nhiên của chiến khu Việt Bắc. Nhớ đến hoa là nhớ đến con người, bởi con
người là là “hoa” của đất trời. Càng đi sâu vào bài thơ, người đọc được chiêm
ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc mà cụ thể là bức tranh tứ bình mà Tố
Hữu đã cất công vẽ lên.
Tố Hữu đã sử dụng những đặc trưng của núi rừng Tây Bắc nhằm tái hiện và gói
gọn bốn mùa xuân hạ thu đông trong những điều đẹp nhất, tinh túy nhất. Mỗi
bức tứ bình là một bức tranh gồm hai mảnh xa và gần, đồng thời sự hài hoà gắn
bó của “những hoa cùng người”. Mở đầu là bức tranh mùa đông với
“Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao ánh nắng dao gài thắt lưng”
Mùa đông thay vì vẻ cằn cỗi, điêu tàn như thường lệ nay lại được phủ lên mình
một màu xanh trầm tĩnh, lặng lẽ của núi rừng. Giữa bức phông nền xanh là hình
ảnh những bông hoa chuối đỏ tươi. Nét chấm phá ấy khiến không gian giờ đây
trở nên ấm áp lạ thường. Mùa đông lãnh lẹo, u tối như đêm trường cách mạng,
và bông hoa chuối giống như ngọn đuốc rọi sáng bước đường hành quân của
những người lính. Chúng dường như tiềm ẩn một sức sống mãnh liệt, xóa nhòa
đi cái hiu quạnh vốn có của thiên nhiên Tây Bắc. Tất cả những điều trên khiến
cho khung cảnh giờ đây không lạnh lẽo, xám xịt mà lại sống động và ấm lòng
người.
Khổ thơ có cách sắp xếp vô cùng độc đáo: một câu lục tả cảnh xen với một câu
bát tả người. Câu thơ xuất hiện hình ảnh đặc trưng của Tây Bắc “đèo cao”. Thế
nhưng “đèo cao” ấy lại không rợn ngơp, cô đơn bởi có sự hiện diện của người
lao động. Tố Hữu không khắc họa khuôn mặt hoặc thần thái mà chỉ chớp lấy
một khoảnh khắc rực sáng nhất: ánh mặt trời chớp loé trên lưỡi dao ngang thắt
lưng. Con người như một điểm tụ ánh sáng lung linh, đứng trên đỉnh cao với tư
thế chiếm lĩnh, chiếm lấy núi rừng và tự do. Đây là điểm hướng đến và động lực
của những người cán bộ ngày đêm chiến đấu. Cảm nhận đó gợi cho ta hai câu
thơ
“Núi rừng đây là của chúng ta
Trời xanh đây là của chúng ta”
Tạm biệt mùa Đông, Tố Hữu dắt tay chúng ta đến với cảnh sắc mùa Xuân tuyệt
đẹp:
“Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”
Nếu bức tranh mùa đông là sự hòa quyện của hai gam màu xanh đỏ, thì cảnh sắc
mùa xuân lại ngập tràn trong sắc trắng của hoa mơ. Những bông mơ nở trắng cả
một góc rừng, khiến cho mùa xuân như đang khoác lên mình một tấm áo mới
với sắc trắng dịu dàng, tinh khiết. Phép đảo ngữ “trắng rừng” nhấn mạnh vào
sắc trắng ấy: mơ màng, bâng khuâng. Động từ “nở” ở đặt ở giữa câu thơ khiến
cho mùa xuân tràn trề nhựa sống.
Con người lao động là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh mùa xuân.
Với động từ “chuốt”, con người hiện lên với vẻ cần mẫn, tỉ mẩn để tạo nên
những chiếc nón phục vụ kháng chiến, để các anh bộ đội có “ánh sao đấu súng
bạn cùng mũ nan”. Mỗi chiếc nón làm ra đong đầy tình cảm của người dân dành
cho anh cán bộ cụ Hồ, cho cách mạng. Hoàng Trung Thông từng nhận xét rằng
“Tố Hữu không tô vẽ lên nhân vật quần chúng những nét sơn hào nhoáng, giả
tạo. Tình cảm của nhân vật thơ anh biểu hiện từ bản chất giai cấp , từ đời sống
thực”. Hình ảnh người lao động ở cả hai bức tranh tuy dung dị nhưng càng
khiến ta yêu thêm những con người lao động
Mỗi mùa qua đi lại để lại trong lòng ta một gam màu đặc trưng. Với mùa hạ thì
đó là sắc vàng của
“Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình”
Nếu như hai bức tranh xuân và đông chỉ thỏa mãn ta về thị giác, thì bức tranh
mùa hạ còn chiêu đãi ta với âm thanh quen thuộc: tiếng ve kêu. “Đổ” là một
động từ tinh tế và chính xác, khiến cho tiếng ve kêu như một tín hiệu báo rằng
mùa hè đã đến. Chỉ một câu thơ mà ta thấy được cả sự biến chuyển sống động
của cả không gian lẫn thời gian: ve kêu là rừng “đổ” sang sắc vàng một cách
đồng loạt. Gói gọn mùa hè chỉ với hai hình ảnh, tài năng của Tố Hữu quả là
khiến người ta phải thán phục!
Không chỉ thỏa mãn ta về thị giác và thính giác, hai câu thơ còn khiến ta phải
xốn xang trước vẻ đẹp của “cô em gái hái măng một mình”. Nếu là thơ xưa thì
đây có lẽ là một cảnh vô cùng lẻ loi, buồn vắng. Thế nhưng lúc này đây bên
cạnh cô là thiên nhiên vô cùng sống động và rộn rã. Nhưng nguyên do quan
trọng nhất là vì cô đang lao động hăng say để đem thức ăn về nuôi bộ đội, phục
vụ cách mạng. “Cô em gái” là hiện thân của người dân Việt Bắc đang “hái
măng một mình”, đóng góp một cách thầm lặng phục vụ kháng chiến. Chính vì
thế mà câu thơ như là sự cảm kích của Tố Hữu cũng như các cán bộ về xuôi
dành cho người dân Việt Bắc trong suốt 15 năm vừa qua.
Chốt lại bức tứ bình là bức tranh mùa thu-mùa của thắng lợi:
“Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”
Động từ “rọi” thể hiện chính xác sự phản chiếu của ánh trăng: hiền hoà, nhẹ
nhàng mà từ trên cao rọi xuống, bao phủ lấy toàn bộ cánh rừng hoang này. Ánh
Trăng Hòa Bình giống như ánh đèn cuối đường hầm, dẫn lối những người lính
đến với thế giới bên kia đường hầm, một thế giới tự do, độc lập và hoà bình.
Hình ảnh “ánh trăng” cũng xuất hiện nhiều trong thơ ca cách mạng, ví dụ như
Hồ Chí Minh với:
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trong VB, hình ảnh ấy lại xuất hiện một lần nữa khiến ý thơ đẹp lung linh.
Trong cái không gian huyền ảo ấy vang lên tiếng hát ân tình thủy chung. Đại từ
phiếm chỉ “ai” ở đây là chỉ con người và núi rừng Việt Bắc. Dường như giọng
hát ngân nga ấy như bàn tay vỗ về người lính sau biết bao khó khăn gian khổ; là
lời cảm ơn từ tận đáy lòng của cả thiên nhiên và con người Việt Bắc với cách
mạng và các anh bộ đội cụ Hồ. Tiếng hát “ân tình ân nghĩa” đã khép lại bức
tranh tứ bình tuyệt mỹ về cảnh và người Việt Bắc, gợi cho người đi, người ở và
trong lòng độc giả hiện tại những rung động sâu sắc về tình yêu quê hương đất
nước, Tổ quốc
“Thơ là đi giữa vực nhạc và ý. Rơi vào vực ý, thì thơ sẽ rất sâu, nhưng sẽ rất dễ
khô khan. Rơi vào vực nhạc thì thơm rất dễ say đắm lòng người nhưng cũng dễ
nông cạn”. Vậy mà Tố Hữu lại trung hòa được hai vực ấy lại còn “vừa ru người
trong nhạc vừa thức người bằng ý”. Nói “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố
Hữu đã bước lên” quả không sai. Thể thơ lục bát đậm đà bản sắc dân tộc kết
hợp với giai điệu phong phú của bài thơ khiến tình cảm sâu đậm giữa nhân dân
Việt Bắc và người cán bộ về xuôi càng dễ dàng thấm sâu vào lòng người đọc

You might also like