Bài tập và Đáp án về Lợi suất và Rủi

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 14

BÀI TẬP VỀ LỢI SUẤT VÀ RỦI RO

Câu 1: Nhà đầu tư đang cân nhắc một khoản đầu tư vào cổ phiếu của công ty A. Dựa vào dữ liệu
thu thập được trong quá khứ, lợi suất thu được từ cổ phiếu này có phân bổ xác suất theo từng trạng
thái của thị trường như sau:
Trạng thái thị trường Lợi suất Xác suất

1 -10% 0.10

2 5% 0.20

3 15% 0.40

4 25% 0.20

5 30% 0.10

Xác định độ lệch chuẩn của khoản đầu tư này.

Câu 2: Một nhà đầu tư muốn xác định lợi suất kỳ vọng và độ lệch chuẩn của lợi suất đối với danh
mục đầu tư XY, bao gồm 2 chứng khoán X và Y với tỷ trọng bằng nhau. Biết lợi suất dự tính của
chứng khoán X và Y trong 5 năm (2022–2026) được cung cấp trong bảng dưới đây.

Lợi suất dự tính


Năm
Chứng khoán X Chứng khoán Y

2022 8% 16%

2023 10% 14%

2024 12% 12%

2025 14% 10%

2026 16% 8%

Câu 3: Thông tin về lợi suất dự tính của ba tài sản khác nhau (A, B, và C) trong 5 năm tới được
cung cấp trong bảng sau.

Lợi suất dự tính


Năm
Tài sản C Tài sản B Tài sản C
2022 8% 6% 9%

2023 10% 10% 10%

2024 12% 14% 11%

2025 14% 18% 12%

2026 16% 22% 13%

Nhà đầu tư muốn xây dựng một danh mục gồm 2 tài sản có tỷ trọng như nhau. Bạn hãy giúp nhà
đầu tư lựa chọn một danh mục có rủi ro thấp nhất từ 3 tài sản trên.

Biết hệ số tương quan giữa các tài sản như sau:

Hệ số tương quan

A và B 1.0

A và C 0.6

B và C 0.2

Câu 4: Dữ liệu giá cổ phiếu PepsiCo và chỉ số S&P500 trong 12 tháng được cung cấp trong bảng
sau:

Ngày PepsiCo ($) S&P500 ($)

14/05/2017 88.33 1,924

14/06/2017 89.34 1,96

14/07/2017 88.10 1,931

14/08/2017 92.49 2,003

14/09/2017 93.09 1,972

14/10/2017 96.17 2,018

14/11/2017 100.10 2,068

14/12/2017 94.56 2,059

14/01/2018 93.78 1,995


14/02/2018 98.98 2,105

14/03/2018 95.62 2,068

14/04/2018 95.12 2,086

14/05/2018 97.20 2,128

Hãy so sánh lợi suất và sự biến động của lợi suất cổ phiếu PepsiCo, sau đó ước tính mối
quan hệ của lợi suất đầu tư cổ phiếu PepsiCo và chỉ số S&P500.

Câu 5: Giả sử xác suất xảy ra một trong bốn trạng thái thị trường trong năm tới là bằng nhau. Tỷ
suất lợi nhuận của hai cổ phiếu MBB và VPB tương ứng với mỗi trạng thái thị trường như sau:

Trạng thái thị trường Cổ phiếu MBB Cổ phiếu VPB

1 10% 12%

2 12% 13%

3 14% 16%

4 10% 18%

a. Lợi suất kỳ vọng của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu?


b. Độ lệch chuẩn lợi suất của mỗi cổ phiếu là bao nhiêu?

Câu 6: Với lợi suất thời kỳ nắm giữ hàng tháng được cho như sau, hãy tính lợi suất trung bình và
độ lệch chuẩn cho công ty cổ phần ABI và cho toàn bộ thị trường.

Tháng Công ty ABI Thị trường

1 4% 2%

2 6% 3%

3 0% 1%

4 2% -1%
Câu 7: Một nhà đầu tư dự định sẽ đầu tư vào thị trường chứng khoán Anh. Với các thông tin về
hai công ty thu thập được từ Sở giao dịch chứng khoán London, bạn sẽ khuyên nhà đầu tư này lựa
chọn cổ phiếu nào? Giả sử biết phân phối xác suất cho các trạng thái kinh tế tại Anh như sau.

Lợi suất dự tính (%)


Trạng thái nền kinh tế Xác suất
British American Tobacco BP

Suy thoái 0.20 -3 -4

Ổn định 0.50 8 11

Tăng trưởng 0.30 15 14

Câu 8: Nhà đầu tư Samuel đang xem xét các cổ phiếu để đưa vào danh mục đầu tư của mình. Cổ
phiếu mà anh muốn phân tích là Danhaus Industries, Inc. (DII), một công ty sản xuất các sản phẩm
dành cho thú cưng. Một trong những mối quan tâm chính của nhà đầu tư này là rủi ro; và nguyên
tắc là anh sẽ chỉ đầu tư vào các cổ phiếu có hệ số biến thiên dưới 0.75. Dữ liệu về giá và cổ tức
cho DII trong 3 năm (2019–2021) được thu thập dưới bảng sau, giả định lợi suất hàng năm có xác
suất xảy ra như nhau.

Giá cổ phiếu ($)


Năm Cổ tức ($)
Đầu năm Cuối năm

2019 35.0 36.5 3.5

2020 36.5 34.5 3.5

2021 34.5 35.0 4.0

Câu 9: Cổ tức dự kiến của công ty Estate Lancaster là £0.17 trên một cổ phiếu trong 1 năm. Giả
sử bạn nắm giữ cổ phiếu này trong một năm. Tính lợi tức thời kỳ nắm giữ và lợi suất của cổ phiếu
này nếu giá hiện tại của nó là £4.4 và dự kiến giá sẽ tăng lên £6.2 vào cuối năm.
Câu 10: Công ty Mike có các mức lợi suất được dự tính cùng xác suất xảy ra như sau, hãy xác
định độ lệch chuẩn của lợi suất công ty.

Xác suất Lợi suất dự tính


0.40 7%

0.15 4%

0.25 18%

0.20 10%

Câu 11: Một nhà đầu tư đang cân nhắc một trong hai danh mục đầu tư – một danh mục gồm tài
sản A và B và một danh mục đầu tư gồm tài sản A và C – với tỷ lệ đầu tư vào mỗi tài sản bằng
nhau (50%). Biết các thông tin về lợi suất dự tính của mỗi tài sản trong giai đoạn 2016-2018 như
sau:

Lợi suất dự tính


Năm
Tài sản A Tài sản B Tài sản C

2016 12% 11% 9%

2017 14% 12% 18%

2018 16% 15% 12%

a. Tính lợi suất kỳ vọng cho mỗi tài sản trong thời gian 3 năm.

b. Tính độ lệch chuẩn của lợi suất mỗi tài sản.

c. Tính lợi suất kỳ vọng và độ lệch chuẩn cho mỗi danh mục đầu tư. Biết hệ số tương quan giữa
các tài sản như sau:

Hệ số tương quan

A và B 0.8

A và C 0.2

B và C 0.5

d. Nhà đầu tư nên lựa chọn danh mục nào? Giải thích tại sao.

Câu 12: Lợi nhuận hàng năm dự kiến là 15% đối với khoản đầu tư A và 12% đối với khoản đầu
tư B. Độ lệch chuẩn của lợi suất khoản đầu tư đầu tiên là 10%; của khoản đầu tư thứ hai là 8.5%.
Khoản đầu tư nào ít rủi ro hơn nếu chỉ dựa trên độ lệch chuẩn? Khoản đầu tư nào ít rủi ro hơn dựa
trên hệ số biến thiên? Theo bạn, phương pháp nào tốt hơn để đánh giá rủi ro nếu lợi suất kỳ vọng
của hai khoản đầu tư khác nhau?
Câu 13: Giả sử Michael đang quản lý một danh mục đầu tư có ba loại tài sản như sau: tín phiếu
chính phủ chiếm 25% danh mục đầu tư, cổ phiếu các công ty lớn chiếm 50% và cổ phiếu các công
ty nhỏ chiếm 25% còn lại. Nếu lợi suất kỳ vọng lần lượt là 4.8% đối với tín phiếu, 15.2% đối với
cổ phiếu công ty lớn và 23.4% đối với cổ phiếu công ty nhỏ, Michael có nên giữ danh mục này
không nếu lợi suất yêu cầu từ danh mục đầu tư của anh là 16%?
Câu 14: Một nhà phân tích tài chính muốn so sánh hai khoản đầu tư có rủi ro tương tự, X và Y.
Một năm trước, khoản đầu tư X và khoản đầu tư Y có giá trị thị trường lần lượt là $ 63,000 và $
35,000. Trong năm, khoản đầu tư X tạo ra dòng tiền là 6,100 đô la và khoản đầu tư Y tạo ra dòng
tiền là 2,800 đô la. Giá trị thị trường hiện tại của các khoản đầu tư X và Y lần lượt là $ 71,000 và
$ 42,000.
a. Tính lợi suất kỳ vọng của các khoản đầu tư X và Y.
b. Giả sử rằng hai khoản đầu tư có rủi ro như nhau, nhà phân tích nên đề xuất khoản đầu tư
nào? Giải thích tại sao?
Câu 15: Nixxie, Inc., đang xem xét việc mua một trong hai nhà máy sản xuất dụng cụ thể thao, X
và Y. Khoản đầu tư ban đầu cho mỗi nhà máy là 400,000 đô la. Ban quản lý đã xây dựng bảng ước
tính lợi suất và xác suất kèm theo cho các trường hợp nền kinh tế tăng trưởng, ổn định, và suy
thoái như sau:

Nhà máy X Nhà máy Y

Tình trạng nền kinh tế Xác suất Lợi suất dự tính Xác suất Lợi suất dự tính

Suy thoái 25% 20% 20% 15%

Ổn định 50% 25% 55% 25%

Tăng trưởng 25% 30% 25% 35%

a. Xác định lợi suất kỳ vọng trung bình mà mỗi nhà máy mang lại.
b. Việc đầu tư vào nhà máy nào mang lại rủi ro cao hơn? Giải thích tại sao?
Câu 16: Hãy đánh giá rủi ro và khả năng sinh lợi liên quan đến các kết hợp khác nhau của tài sản
R và S với ba mức độ tương quan: tương quan dương tuyệt đối, không tương quan và tương quan
âm tuyệt đối. Lợi suất kỳ vọng và độ lệch chuẩn được ước tính cho từng tài sản được cung cấp
trong bảng sau.

Tài sản Lợi suất kỳ vọng Độ lệch chuẩn

R 8% 5%

S 13% 10%

a. Tỷ trọng của các tài sản là: 30% R, 70% S.


b. Tỷ trọng của các tài sản là: 50% R, 50% S.
c. Tỷ trọng của các tài sản là: 70% R, 30% S.
Câu 17: Một công ty thiết kế đồ thể thao đang xem xét đưa ra một dòng áo tập thiết kế riêng cho
mùa hè. Hiện tại, công ty đang đàm phán với hai nhà thiết kế khác nhau. Sau khi nghiên cứu thị
trường, công ty đã xây dựng lợi suất kỳ vọng hàng năm được thể hiện trong bảng sau:

Mức độ chấp nhận Lợi suất dự tính hàng năm


Xác suất
của thị trường
Thiết kế thứ nhất Thiết kế thứ hai

Rất không tốt 0.050 0.0075 0.010

Không tốt 0.150 0.0125 0.025

Bình thường 0.600 0.0850 0.080

Tốt 0.150 0.1475 0.135

Rất tốt 0.050 0.1625 0.150

a. Tính lợi suất kỳ vọng cho mỗi dòng thiết kế.


b. Đánh giá mức độ rủi ro đối với từng dòng thiết kế.

Câu 18: Các thông tin về 3 cổ phiếu A, B, và C được biết như sau:

Lợi suất dự tính


Trạng thái nền kinh tế Xác suất
Cổ phiếu A Cổ phiếu B Cổ phiếu C

Suy thoái 40% 0.24 0.36 0.55


Ổn định 40% 0.17 0.13 0.09

Tăng trưởng 20% 0.00 -0.28 -0.45

a. Nếu danh mục đầu tư của bạn được đầu tư 40% vào cổ phiếu A, 40% vào cổ phiếu B, và
20% vào C, lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư là bao nhiêu? Phương sai và độ lệch
chuẩn của danh mục là bao nhiêu?
b. Nếu lợi suất tín phiếu kỳ vọng là 3.80%, phần bù rủi ro dự tính của danh mục đầu tư là bao
nhiêu?
ĐÁP ÁN BÀI TẬP VỀ LỢI SUẤT VÀ RỦI RO

Câu 1:

Trạng thái thị trường Lợi suất Xác suất Bước 1 Bước 2 Bước 3

A B C D=B*C E = (B - 𝑟)2 F=E*C

1 -10% 10% -1% 576% 57.6%

2 5% 20% 1% 81% 16.2%

3 15% 40% 6% 1% 0.40%

4 25% 20% 5% 121% 24.2%

5 30% 10% 3% 256% 25.6%

Tổng 100% 14% 124%

Độ lệch chuẩn của khoản đầu tư:

𝜎 = √124% = 11.14%

Câu 2:

Lợi suất dự tính Lợi suất kỳ vọng của danh


Năm
mục hàng năm
Chứng khoán X Chứng khoán Y

2022 8% 16% 50%*8%+50%*16% = 12%

2023 10% 14% 50%*10%+50%*14% = 12%

2024 12% 12% 50%*12%+50%*12% = 12%

2025 14% 10% 50%*14%+50%*10% = 12%

2026 16% 8% 50%*16%+50%*8% = 12%

Lợi suất kỳ vọng của danh mục đầu tư XY trong giai đoạn 2022-2026 là:

12% + 12% + 12% + 12% + 12%


𝑟!" = = 12%
5
Độ lệch chuẩn của lợi suất kỳ vọng cho danh mục đầu tư XY là:
(12% − 12%)# + (12% − 12%)# + (12% − 12%)# + (12% − 12%)# + (12% − 12%)#
𝜎!" = #
5−1
𝜎!" = 0%

Câu 3:

Bước 1. Xác định lợi suất kỳ vọng của từng tài sản.

8% + 10% + 12% + 14% + 16%


𝐿ợ𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ỳ 𝑣ọ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐴 = = 12%
5
6% + 10% + 14% + 18% + 22%
𝐿ợ𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ỳ 𝑣ọ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐵 = = 14%
5
9% + 10% + 11% + 12% + 13%
𝐿ợ𝑖 𝑠𝑢ấ𝑡 𝑘ỳ 𝑣ọ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶 = = 11%
5
Bước 2. Xác định độ lệch chuẩn của từng tài sản.

Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐴


(8% − 12%)# + (10% − 12%)# + (12% − 12%)# + (14% − 12%)# + (16% − 12%)#
= N
5−1
𝜎$ = 3.16%
Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐵
(6% − 14%)# + (10% − 14%)# + (14% − 14%)# + (18% − 14%)# + (22% − 14%)#
= N
5−1
𝜎% = 6.32%
Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑇à𝑖 𝑠ả𝑛 𝐶
(9% − 11%)# + (10% − 11%)# + (11% − 11%)# + (12% − 11%)# + (13% − 11%)#
= N
5−1
𝜎& = 1.58%
Bước 3. Xác định độ lệch chuẩn của các danh mục đầu tư có 2 tài sản.

Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑚ụ𝑐 𝐴𝐵


= U(50% × 3.16%)# + (50% × 6.32%)# + 2 × 50% × 50% × 3.16 × 6.32 × 1.0
𝜎$% = 4.74%
Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑚ụ𝑐 𝐵𝐶
= U(50% × 6.32%)# + (50% × 1.58%)# + 2 × 50% × 50% × 6.32 × 1.58 × 0.6
𝜎%& = 3.41%
Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑐ủ𝑎 𝑑𝑎𝑛ℎ 𝑚ụ𝑐 𝐶𝐴
= U(50% × 1.58%)# + (50% × 3.16%)# + 2 × 50% × 50% × 1.58 × 3.16 × 0.2
𝜎&$ = 2.15%
Câu 4:

Lợi suất Pepsico Lợi suất S&P500

Lợi suất trung


0.85% 0.87%
bình

Độ lệch chuẩn 3.38% 2.57%

Câu 5:
a. Lợi suất kỳ vọng của MBB là 11.50% và VPB là 14.75%.
b. Độ lệch chuẩn lợi suất của MBB là 1.66% và VPB là 2.38%.

Câu 6:

Lợi suất trung bình: Công ty ABI: 3%; Thị trường: 1%

Độ lệch chuẩn: Công ty ABI: 2.58%; Thị trường: 1.71%

Câu 7:

Lợi suất kỳ vọng của 2 cổ phiếu lần lượt là:

𝑟%$' = 7.9%
𝑟%( = 8.9%
Độ lệch chuẩn lợi suất của 2 cổ phiếu lần lượt là:

𝜎%$' = 6.24%
𝜎%( = 6.58%
Do lợi suất kỳ vọng trung bình khác nhau, chúng ta cần tính hệ số biến thiên (Coviance) của 2
công ty. Kết quả như sau:

𝐶𝑜𝑣%$' = 0.79
𝐶𝑜𝑣%( = 0.74
Mặc dù kết quả gần như nhau, nhưng bạn có thể khuyên nhà đầu tư lựa chọn đầu tư vào cổ phiếu
BP với mức rủi ro trên một đồng lợi nhuận thấp hơn.

Câu 8:

Lợi suất trung bình của cổ phiếu DII giai đoạn 2019-2021: 𝑟#)*+,#)#* = 10.5%
Độ lệch chuẩn lợi suất của cổ phiếu DII giai đoạn 2019-2021: 𝜎#)*+,#)#* = 5.6%

Hệ số biến thiên của lợi suất cổ phiếu DII: 𝐶𝑉 = 0.53 < 0.75

Do vậy, cổ phiếu DII có thể được đưa vào danh mục đầu tư của nhà đầu tư này.

Câu 9:

Lợi tức thời kỳ nắm giữ = £1.97; Lợi suất = 0.447 hay 44.7%

Câu 10:

Độ lệch chuẩn = 4.99%

Câu 11:

a. Lợi suất kỳ vọng của Tài sản A = 14%, B = 12.67%, C = 13%;

b. Độ lệch chuẩn của lợi suất mỗi tài sản: A = 2%, B = 2.08%, C = 4.58%;

c. Lợi suất của mỗi danh mục đầu tư: AB = 13.33%, BC = 12.83%, C = 13.5%;

Độ lệch chuẩn của mỗi danh mục đầu tư: AB = 1.94%, BC = 2.95%, AC = 2.68%;

d. Nhà đầu tư nên chọn danh mục AB

Cov(AB) = 14.52%, Cov(BC) = 23.01%, Cov (AC) = 19.83%.

Câu 12:

Dựa trên độ lệch chuẩn, B ít rủi ro hơn; dựa trên hệ số biến thiên, A ít rủi ro hơn. Phương pháp tốt
hơn để đánh giá rủi ro nếu lợi suất kỳ vọng của các khoản đầu tư khác nhau là sử dụng hệ số biến
thiên.

Câu 13:

Lợi suất kỳ vọng trung bình của khoản đầu tư là 14.65% nhỏ hơn lợi suất yêu cầu của nhà đầu tư
--> không nên giữ danh mục này.

Câu 14:

Lợi suất kỳ vọng của X = 14,100; lợi suất kỳ vọng của Y = 9,800

--> nên lựa chọn X nếu mức độ rủi ro 2 khoản đầu tư như nhau

Câu 15:
a. Lợi suất kỳ vọng trung bình của mỗi nhà máy là:

X = 25%; Y =25.5%

b. Đầu tư vào nhà máy X mang lại rủi ro cao hơn.

Hệ số biến thiên X = 1.01; Y = 0.86

Câu 16:

Lợi suất kỳ vọng của danh mục với các kết hợp khác nhau của tài sản lần lượt là:

(30%,70%) E(R) = 12%

(50%,50%) E(R) = 11%

(70%,30%) E(R) = 10%

Độ lệch chuẩn đối mới danh mục 30% R; 70% S:

+ Tương quan dương tuyệt đối: 31.67%

+ Không tương quan: 31.34%

+ Tương quan âm tuyệt đối: 31.00%

Độ lệch chuẩn đối mới danh mục 50% R; 50% S:

+ Tương quan dương tuyệt đối: 23.05%

+ Không tương quan: 22.50%

+ Tương quan âm tuyệt đối: 21.94%

Độ lệch chuẩn đối mới danh mục 70% R; 30% S:

+ Tương quan dương tuyệt đối: 14.60%

+ Không tương quan: 13.86%

+ Tương quan âm tuyệt đối: 13.09%

Câu 17:

a. Lợi suất kỳ vọng của thiết kế thứ nhất = 8.35%; của thiết kế thứ hai = 8.00%
b. Hệ số biến thiên của lợi suất thiết kế thứ nhất = 0.532; của thiết kế thứ hai = 0.467 --> thiết kế
thứ hai ít rủi ro hơn.

Câu 18:

a. Lợi suất kỳ vọng = 11.44%; phương sai = 0.165%; độ lệch chuẩn = 4.06%

b. Phần bù rủi ro = 7.64%

You might also like