tiểu luận 1

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BÀI TIỂU LUẬN

THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ


Đề tài : máy tự động chuyển hàng lên băng tải
Nội dung :
1. Giới thiệu chung về hệ thống
2. Bản vẽ phác thảo mô tả sản phẩm + thuyết minh
3. Bản vẽ phác thảo mô tả chi tiết + thuyết minh
4. Bản vẽ sơ đồ điện
5. Bản vẽ sơ đồ khí (nếu có)
6. Bảng danh mục vật tư
7. Kết Luận
1.
Giới thiệu chung về hệ thống
Hệ thống máy tự động chuyển hàng lên băng tải là một ứng dụng đột phá
trong ngành công nghiệp và quản lý sản xuất. Được thiết kế để tối ưu hóa quá trình
vận chuyển và xử lý hàng hóa, hệ thống này đại diện cho sự tiến bộ và hiệu quả
trong việc tối ưu hóa các quy trình sản xuất và chuỗi cung ứng.
Bằng cách kết hợp cơ học, điều khiển tự động, và các công nghệ điện tử tiên
tiến, hệ thống máy tự động này có khả năng tự động hoá việc chuyển đổi, xử lý và
vận chuyển hàng hóa từ một địa điểm này đến địa điểm khác. Băng tải chính là
hình ảnh tượng trưng của hệ thống này, nơi mà hàng hóa được đặt lên và di chuyển
thông qua các trạm làm việc hoặc các bước sản xuất khác.
Lợi ích của hệ thống máy tự động chuyển hàng lên băng tải là vô cùng đa
dạng. Đầu tiên, nó tạo ra sự hiệu quả và tăng năng suất bằng cách giảm thiểu thời
gian và sức lao động cần thiết để di chuyển và xử lý hàng hóa. Hệ thống này còn
tăng cường tính chính xác và đồng nhất trong sản xuất, đảm bảo chất lượng sản
phẩm cuối cùng. Nó giúp giảm thiểu tải công việc và nguy cơ sai sót do con người,
đồng thời cải thiện điều kiện làm việc an toàn.
Hệ thống máy tự động chuyển hàng lên băng tải không chỉ giới hạn trong lĩnh
vực sản xuất, mà còn có ứng dụng rộng rãi trong vận tải, logistics, và quản lý kho
bãi. Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, hệ thống này trở nên ngày càng
linh hoạt và thông minh, giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hoạt động của họ, tiết kiệm
chi phí, và nâng cao hiệu suất.
* Xác định nhu cầu thiết kế:
- Máy tự động chuyển hàng lên băng tải
- Vận chuyển các sản phẩm kích thước khoảng 80x80x80 nặng 200g
- Năng xuất: 1000sp/h
- Hệ thống làm việc trong nhà xưởng
- Khu vực đặt máy không bị ảnh hưởng
- Môi trường làm việc trong điều kiện bình thường
- Hệ thống tự động dừng khi gập vật cản
2.
- Có nút dừng khẩn cấp

Bản vẽ phác thảo mô tả tổng thể sản phẩm + thuyết minh:


Thuyết minh:
- Khi cấp điện vào hệ thống , bật cầu dao thì nguồn điện sẽ được cấp cho hệ
thống hoạt động.
- Bấm nút start để khỏi động máy.
- Khi sản phẩm được chuyển đến khu vực đặt sản phẩm thì cảm biến trên cụm
hút sản phẩm nhận diện ra có sản phẩm trên đế đặt sản phẩm ,cảm biến truyền tín
hiệu về PLC ,PLC truyền tín hiệu để điều khiển tay hút di chuyển đến vị trí đặt sản
phẩm nhờ hệ thống ray trượt.
- Khi đã di chuyển cụm hút sản phẩm đến nơi đặt sản phẩm, ti hút sẽ hút giữ
vật cố định và di chuyển tới vị trí băng tải
- khi đến vị trí băng tải ,trên băng tải có cảm biến nhận ra có sản phẩm trên
băng tải, cảm biến truyền tín hiệu về plc và điều khiển băng tải hoạt động đưa sản
phẩm đến nơi cần thiết.
3.

Hình 1: Phác thảo mô tả tổng thể của sản phẩm


Các bản vẽ phác thảo chi tiết + thuyết minh
1. Đế máy
- Là một bộ phận cơ khí có nhiệm vụ định vị vị trí,giới hạn không gian hệ
thống và đặt các thiết bị trong hệ thống
4.

Hình 2: mô phỏng đế máy


2.
-
Thanh trượt
Thanh trượt là bộ phận cơ khí có hình dạng là khối hộp vai trò định vị
hướng di chuyển của bộ phận hút sản phẩm

Hình 3: mô phỏng thanh trượt


3.
-
Tấm đế trượt
Là bộ phận cơ khí hình hộp có rãnh có kích thức phù hợp với thanh trượt có
nhiệm vụ kết nối giữa khung trượt và thanh trượt tạo ra chuyển động cho khung trượt

Hình 4: Mô phỏng đế trượt

Khung trượt (N1-KT-04)


4.
-
Là bộ phận cơ khí có vai trò là một khung giá để giữ bộ phận hút vật và cụm
chuyển động trượt ngang

Hình 5: Mô phỏng khung trượt


5. Cụ
-
m chuyển động trượt
Là bộ phận cơ khí cấu tạo trục vít me khi kết hợp với động cơ tạo ra chuyển
động tịnh tiến cho khung trượt tiếp cận gần vật
- Cơ cấu này bao gồm một vít me và một trục vít có ren chặn ,khi vận hành
động cơ được điều khiển xoay làm xoay vít me sẽ tạo ra chuyển động quay và làm
cho trục vít tiến lên hay lùi lại

Hình 6: Mô phỏng trục vít me tịnh tiến


6. Cụ
-
m chuyển trượt ngang(?)
Là bộ phận cơ khí được cấu tạo bởi bộ truyền trục vít me và động cơ
encorder
- Cơ cấu này bao gồm một vít me và một trục vít có ren chặn ,khi vận hành
động cơ được điều khiển xoay làm xoay vít me sẽ tạo ra chuyển động quay và làm
cho trục vít tiến trái hay tiến phải tạo ra chuyển động ngang giúp bộ phận hút vật
tiếp cận vật
7. Cụ
-
Hình 7: Mô phỏng trục vít me trượt ngang

m hút vật
Được cấu tạo bởi một xi lanh khí nén thực hiện nhiệm vụ nâng hạ đầu ti hút
vật
- Đầu ti hoạt động nhờ hút khí chân không để giữ chặt sản phẩm khi ở đế đặt
sản phẩm và đẩy khí để nhả sản phẩm ở băng tải
8. Cụ
-

Hình 8: Mô phỏng xi lanh nâng hạ


9.
-
Đầu nối
Là một bộ phận cơ khí để nối và truyền momen xoắn giữa hai thành phần
chuyển động, khớp nối trục rất bền bỉ trong những chuyển động không liên tục
hoặc tải nặng, dùng nối giữa trục động cơ và trục vít me của cụm chuyển động
trượt

Hình 9: Mô phỏng khớp nối

Động cơ
(Động cơ bước) Là một thiết bị điện có điều khiển biến đổi năng lượng điện
tạo ra cơ năng cung cấp chuyển động tịnh tiến chính xác cho khung trượt qua ray
trượt
10.
-

Hình 10: động cơ bước


- (Động cơ DC) Là một thiết bị điện có điều khiển biến đổi năng lượng điện
tạo ra cơ năng cung cấp chuyển động cho băng tải di chuyển sản phẩm thông qua
bộ truyền xích (vì không yêu cầu độ chính xác cao nên sử dụng động cơ DC chi phí
thấp dễ điều khiển )

Hình 11: động cơ DC


Cụm băng tải và động cơ (N1-BT-12)
11.
-
Khi vật được đưa từ đế đặt vật đến băng tải cảm biến nhận ra vật đưa tín hiệu
về bộ xử lí ,đưa tín hiệu đến động cơ hoạt động làm băng tải chạy đưa vật ra ngoài

Hình 12 : Mô phỏng cụm băng tải và động cơ


4. Bản vẽ sơ đồ điện

6. Bảng danh mục vật tư


1. Bảng danh mục vật tư
mua sẵn
BẢNG VẬT TƯ MUA SẴN
T Ghi chú
T Tên chi tiết Số lượng
1 Động cơ DC 1
2 Động cơ bước 2
3 Nhôm định hình
4 Vítme 2
5 Xilanh 1
6 Khớp nối Đ/C 2
7 PLC 1
8 Cảm biến 1
9 Rơle 4
10 Nút ĐK 4
11 Van khí nén 1

2. Bảng danh mục vật tư chế


tạo
BẢNG VẬT TƯ CHẾ TẠO

TT Mã bản vẽ Tên chi tiết Số lượng Ghi chú

1 N1-TD-01 Đế máy tự động 01

2 N1-BT-12-06 Giá gắn cảm biến 01

3 N1-BT-12-03 Giá đỡ 04

4 N1-DT-03 Đế trượt 01

5 N1-KT-04 Khung trượt 01

6 N1-TT-02 Thanh trượt 01

7 N1-XL-09 Mặt chặn xilanh 01


7. Kết luận
Trong bài tiểu luận về "Thiết kế Máy Tự Động Chuyển Hàng Lên Băng Tải",
chúng ta đã tìm hiểu và phân tích về quy trình và thiết kế của một hệ thống tự động
này. Chúng ta đã thấy rõ những lợi ích mà nó mang lại, từ việc tăng năng suất đến
giảm nguy cơ lỗi do sự can thiệp của con người. Máy tự động chuyển hàng lên
băng tải không chỉ giúp tối ưu hóa hiệu suất sản xuất mà còn đồng thời giảm bớt
chi phí và tăng tính an toàn trong quá trình làm việc.
Việc tích hợp các cảm biến, logic điều khiển và các thành phần khác nhau
trong hệ thống đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự linh hoạt và hiệu
quả của máy tự động.
Ta thấy việc nghiên cứu và thiết kế máy tự động chuyển hàng lên băng tải
không chỉ là một bước tiến quan trọng trong ngành công nghiệp mà còn là một
đóng góp lớn đối với sự phát triển của công nghệ tự động hóa. Sự tự động hóa này
không chỉ mang lại hiệu suất cao mà còn mở ra những cơ hội mới và đưa chúng ta
gần hơn đến tương lai công nghiệp thông minh và hiệu quả.

You might also like