Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG HÀ NỘI

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG


TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ANH KHOA

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đức Hùng


Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Lớp: D.08.21.04
Người hướng dẫn: ThS.Lưu Đức Tân

Hà Nội -2023

1
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài này là một công trình nghiên cứu độc lập
với toàn bộ nội dung và kết quả là sản phẩm mà em đã nỗ lực nghiên
cứu trong quá trình học tập tại trường cũng như thực tập tại Công Ty
TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa Trong quá trình viết bài có
sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng và đã được trích dẫn
đầy đủ.
Em xin cam đoan nếu có vấn đề gì em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm.

Sinh viên

Nguyễn Đức Hùng

2
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này, trước hết em xin gửi đến
các thầy, cô giáo trong khoa Tài chính Ngân hàng, trường Đại học Tài
chính Ngân hàng hà Nội lời cảm ơn chân thành vì đã quan tâm chỉ bảo
trong quá trình học tập và truyền đạt kiến thức.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo Lưu
Đức Tân người đã tận tình hướng dẫn, luôn định hướng và đưa ra
những lời khuyên đúng đắn nhất để giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá
luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn các cô, chú, anh chị tại Công Ty TNHH
Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa đã luôn quan tâm, nhiệt tình chỉ dẫn
và cung cấp các nguồn thông tin, tài liệu hữu ích cho em trong trong
quá trình thực tập tại Công ty cũng như thời gian thực hiện đề tài báo
cáo này.
Trong quá trình làm khoá luận tốt nghiệp, dù đã cố gắng nỗ lực để
hoàn thiện chuyên đề một cách tốt nhất nhưng vì kiến thức của bản thân
em, trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, cho
nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp và đánh giá từ thầy cô để kiến thức của em
trong lĩnh vực này được hoàn thiện và có giá trị thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................2

LỜI CẢM ƠN......................................................................................3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ...................................................5

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU................................................6

1.1 Bối cảnh nghiên cứu..................................................................6

1.2 Lý do chọn đề tài.....................................................................14

1.3 Mục tiêu nghiên cứu................................................................15

1.4 Nhiệm vụ của nghiên cứu.......................................................15

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................15

1.6 Phương pháp nghiên cứu.........................................................15

1.7. Kết cấu khoá luận...................................................................16

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN.....................................17

VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN....................................................17

2.1. Lý luận chung về Vốn lưu động trong doanh nghiệp..........17

2.2.Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp............................27

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI


CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ANH KHOA...........37

3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty TNHH Đầu Tư
Và Thương Mại Anh Khoa....................................................................37

3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đầu Tư
Và Thương Mại Anh Khoa....................................................................48

CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN VÀ


GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ANH KHOA...........56
4
4.1 Đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Đầu Tư
Và Thương Mại Anh Khoa....................................................................56

4.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH Đầu Tư Và


Thương Mại Anh Khoa..........................................................................59

4.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa.........................................60

CHƯƠNG V: TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............64

5.1. Tóm tắt....................................................................................64

5.2 Kết luận....................................................................................65

5.3 Kiến nghị..................................................................................65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................69

5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Bảng 1.1. Ngành nghề tổ chức kinh doanh của Công ty.......................9
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty..............................................11
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty..............................................12
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020-
2022.............................................................................................................14
Bảng 3.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2020-2022............39
Biểu đồ 3.1: Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2020-2022.......41
.............................................................................................................41
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty...........................................43
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2020-2022....45
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động.........................................46
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty.......................48
Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022..........................................50
Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty TNHH Đầu Tư
Và Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022.................................52
Bảng 3.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022..........................................53
Bảng 3.8. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022..........................................55

6
CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
1.1.1 Tầm quan trọng của đề tài
Trong thời điểm kinh tế hiện nay, để đạt được sự tồn tại và phát
triển bền vững, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức
đáng kể. Trong số đó, việc sử dụng nguồn vốn một cách hiệu quả là một
trong những mục tiêu chủ yếu để đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Để đứng vững trong thị trường cạnh tranh khốc liệt và phát triển
trong nền kinh tế, các doanh nghiệp phải tập trung vào việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn. Trong quá trình phân tích nguồn vốn, việc phân
tích báo cáo tài chính đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Báo cáo tài chính
cung cấp thông tin rõ ràng nhất về tình hình nguồn vốn, tình hình sử
dụng vốn, công nợ,... giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra quyết
định kinh doanh nhanh chóng và chính xác.
Sự thành công hoặc thất bại của một doanh nghiệp phụ thuộc nhiều
vào hiệu quả sử dụng vốn. Việc tìm hiểu và phân tích đúng đắn để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn là cực kỳ cần thiết. Điều này giúp các doanh
nghiệp phát hiện kịp thời các yếu tố thiếu sót và khắc phục chúng, từ đó
cải thiện tình hình vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là nhu cầu thiết yếu
đối với doanh nghiệp, nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Mặc dù vậy, tình trạng sử dụng vốn trong thực tế còn lãng phí, kém
hiệu quả đang diễn ra rất phổ biến. Việc tổ chức và sử dụng vốn không
hiệu quả sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Chính vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là vấn đề
được tất cả các doanh nghiệp quan tâm và là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp.
1.1.2 Tổng quan về Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh
Khoa
7
1.1.2.1. Quá trình hình thành phát triển
Tên của công ty: CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI
ANH KHOA
Tên Tiếng anh:
Trụ sở chính: Phố 1, Đường Vân Giang, Phường Vân Giang,
Thành phố Ninh Bình, Tỉnh Ninh Bình, Việt Nam
Mã số thuế: 2700590686
Người đại diện: Trần Đức Khoa
Ngày hoạt động: 9/12/2010
Quản lý bởi: Chi cục Thuế khu vực Ninh Bình - Hoa Lư
Vốn điều lệ: 16.000.000.000 đồng (Mười sáu tỷ đồng)
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa đã hoạt động
trong ngành kinh doanh bất động sản gần 13 năm kể từ ngày thành lập
vào ngày 9/12/2010. Với nhiều năm kinh nghiệm thi công các công
trình tại Ninh Bình và các khu vực lân cận, nhân viên của công ty đều
có am hiểu sâu sắc về luật pháp liên quan đến nhà đất và có khả năng tư
vấn cho khách hàng những giải pháp phù hợp và hiệu quả trong vấn đề
bất động sản.
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa luôn chủ động
giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch mua bán, cho
thuê nhà, đất, căn hộ và các loại bất động sản khác bằng nhiều giải
pháp tài chính linh hoạt. Với mục tiêu phấn đấu là sự hài lòng của
khách hàng, công ty đã duy trì và phát triển ngành nghề thông qua việc
mở rộng quy mô đầu tư kinh doanh ở các lĩnh vực như khu đô thị, dự án
chung cư cao tầng, dự án nhà ở cao cấp… Tất cả nhằm mang đến cho
khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
1.1.2.2. Tổ chức hoạt động kinh doanh
a. Tổ chức kinh doanh của công ty

8
Bảng 1.1. Ngành nghề tổ chức kinh doanh của Công ty

ngành Tên ngành nghề kinh doanh
1629 Sản xuất đồ gỗ dân dụng
2592 Gia công cơ khí; xử lý và tráng phủ kim loại
4101 Xây dựng nhà để ở
4102 Xây dựng nhà không để ở
4212 Xây dựng công trình đường bộ
4221 Xây dựng công trình điện
4222 Xây dựng công trình cấp, thoát nước
4223 Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc
4229 Xây dựng công trình công ích khác
4291 Xây dựng công trình thủy
4292 Xây dựng công trình khai khoáng
4293 Xây dựng công trình chế biến, chế tạo
4299 Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác
4311 Phá dỡ
4312 Chuẩn bị mặt bằng
4321 Lắp đặt hệ thống điện
4322 Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều
hoà không khí
4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4330 Hoàn thiện công trình xây dựng
4390 Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác
4511 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
4512 Bán lẻ ô tô con (loại 12 chỗ ngồi trở xuống)
4513 Đại lý ô tô và xe có động cơ khác
4520 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác

9
4530 Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe
có động cơ khác
4610 Đại lý, môi giới, đấu giá
4329 Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
4330 Hoàn thiện công trình xây dựng
4690 Bán buôn tổng hợp
4711 Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá,
thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng
kinh doanh tổng hợp
4722 Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
4723 Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh
4752 Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt
khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên
doanh
4773 Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng
chuyên doanh
6810 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc
chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê
4933 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
5225 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải
đường bộ
5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
5610 Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động
(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty)
Nhìn chung, công ty luôn luôn đa dạng hóa ngành nghề đảm bảo
duy trì hoạt động và phát triển kinh doanh trong giai đoạn 2020 – 2022,
trong giai đoạn này là khoảng thời gian dịch bệnh COVID 19 diễn biến
phức tạp. Làm kìm hãm sự phát triển kinh doanh và khủng hoảng kinh
10
tế. Tuy nhiên công ty vẫn kịp thời đa dạng ngành nghề để phù hợp với
điều kiện và hoàn cảnh.
b.Tổ chức nhân sự và bộ máy quản lý
* Nhân sự
Bảng 1.2. Cơ cấu lao động của Công ty
(ĐVT: Người)
So sánh So sánh
2021/2020 2022/2021
Chỉ Giá Giá
2020 2021 2022 % %
tiêu trị trị
tăng tăng
tăng tăng
(giảm) (giảm)
(giảm) (giảm)
I. Phân theo trình độ
Đại
11 14 15 3 27.27 1 7.14
học
Trên
4 4 5 0 - 1 25
đại học
II. Phân theo giới tính
Nữ 3 3 4 0 - 1 22.22
Nam 12 15 16 3 25 1 6.67
III. Độ tuổi
Từ 22-
10 12 14 2 20 2 16.67
35
> 35
5 5 6 0 - 1 20
tuổi
Tổng 15 18 20 3 20 2 11.31
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự)
Nhận xét: Số lao động của công ty TNHH Đầu tư và Thương mại
Anh Khoa hiện nay là 20 người tính đến 30/12/2022. Trong đó:
11
Nhân viên phân theo trình độ: Năm 2020 số lượng nhân viên có
trình độ Đại học là 11 người, sang đến năm 2021 đã tăng lên thành 14
người (tăng 27.27% so với 2020). Năm 2022 là 15 người (tăng 7.14%
so với 2021). Và nhân viên có trình độ trên đại học của Công ty năm
2020 là 4 người, đến năm 2021 không thay đổi, sang năm 2021 có sự
thay đổi nhẹ thành 5 người (tăng 25% so với năm 2021).
Cơ cấu lao động phân theo giới tính: Năm 2020 nhân viên nữ của
Công ty là 2 người và nam là 12 người, sang năm 2021 tăng là 3 người
và nam là 15 người (tăng 25% so với 2020). Năm 2022 nhân viên nữ là
4 (22.22 % năm 2021) và nam là 16 người (6.67% so với năm 2021).
Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi: Năm 2021 được phân theo độ
tuổi từ 22-35 tuổi là 12 người (tăng 20% so với 2020) và trên 35 tuổi là
3 người (không thay đổi). Năm 2022 độ tuổi từ 22-35 tuổi là 14 người
(tăng 16.67 % so với 2021) và từ trên 35 tuổi là 6 người (tăng 20% so
với 2021).
Tổ chức lao động công ty: Công ty đã bố trí, sắp xếp, sử dụng và
phát triển nguồn nhân sự một cách phù hợp nhất nhằm đảm bảo hoạt
động quản trị đem lại hiệu quả cao nhất cả về lượng và chất. Đảm bảo
lợi ích mang lại cho cả lao động cũng như doanh nghiệp góp phần nâng
cao hiệu quả kinh doanh cao.
* Bộ máy quản lý
Sơ đồ 1.1: Bộ máy quản lý của Công ty

(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

12
- Ban Giám đốc: là ban trực tiếp điều hành công việc, chịu trách
nhiệm về kết quả kinh doanh trước giám đốc và ban lãnh đạo của tổng
công ty, là người lập kế hoạch hoạt động cho công ty. Cũng như thay
mặt cho công ty đàm phán với đối tác.
- Phòng hành chính nhân sự: Thực hiện toàn bộ các công việc
trong quy trình quản trị nguồn nhân lực của công ty. Thực hiện những
công việc quản trị văn phòng của công ty.
- Phòng kế toán: Đây là bộ phận đảm nhiệm và thực hiện việc
thanh toán trả công cho nhân viên công ty. Tổ chức thực hiện các công
việc tài chính, kế toán của công ty như theo dõi ghi chép chỉ tiêu của
công ty theo đúng chỉ tiêu tài khoản và chế độ kế hoạch toán của nhà
nước. Theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn tài sản của công ty.
- Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về mức độ hoàn thành kế
hoạch kinh doanh của phòng khách đoàn được duyệt. Cố vấn cho ban
lãnh đạo về việc lựa chọn chiến lược mở rộng khách hàng và xây dựng
các giải pháp, hướng kinh doanh, chiến lược để hoàn thành kế hoạch
kinh doanh từng thời điểm cụ thể. Triển khai, xây dựng kế hoạch và
chiến lược kinh doanh các sản phẩm bán hàng của công ty theo từng thị
trường được phân công phụ trách.
- Ban quản lý dự án: Theo dõi tiến độ và chịu trách nhiệm các dự
án, tham mưu cho giám đốc về tình trạng thiết bị máy móc của công ty,
chịu trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị của các dự án và việc sửa
chữa khi bị hỏng hóc.
1.1.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2020
– 2022

13
Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn
2020-2022
(Đơn vị: 1000 đồng)
Chỉ Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022 2021/202 2022/202
tiêu 0 1
(%) (%)
1.
Doanh
21,429,968 22,939.111 27.550.146 7.0 20.1
thu
thuần
2. Lợi
nhuận
1.655.914 2.669.768 3.268.440 61.2 22.4
sau
thuế
3.
Thuế
và các
561.465 552.181 884.882 -1.7 60.3
khoản
nộp
NS
4.
Vốn 227,359,47 247,181,80 316,578,68
8.7 28.1
kinh 6 6 0
doanh
- Vốn
110,987,02 136,980,00
Cố 98,980,005 12.1 23.4
3 9
định
- Vốn
128,379,47 136,194,78 179,598,67
lưu 6.1 31.9
1 3 1
động
5. Số
lao 15 18 20 20 11,11
động
6. Thu
nhập
bình
9,199 12,360 13,618 34,4 10,2
quân
tháng/
người
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty)

14
Qua bảng 1.2, ta có thể quan sát được sự biến động của doanh thu
và lợi nhuận của Công ty. Năm 2020, lợi nhuận sau thuế đạt 1,655,914
nghìn đồng và năm 2021 tăng lên đến 61,2% so với năm trước đó.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2022 đạt 3,268,440 nghìn đồng,
tăng 22,4% so với năm 2021. Vốn kinh doanh của công ty trong cùng
giai đoạn cũng có sự tăng trưởng từ 227,359,476 nghìn đồng năm 2020
lên 316,578,680 nghìn đồng năm 2022, tăng 28,1% so với năm trước
đó. Bên cạnh đó, theo bảng thống kê, mức thu nhập bình quân đầu
người của công ty cũng tăng dần trong giai đoạn từ 2020 đến 2022.
Năm 2020, mức thu nhập bình quân đầu người một tháng của công ty là
9,199 nghìn đồng/người, tăng lên 12,360 nghìn đồng/người vào năm
2021, tăng 34,4% so với năm trước đó. Và vào năm 2022, mức thu nhập
bình quân đầu người của công ty là 13,618 nghìn đồng/người, tăng
10,3% so với năm trước đó. Tổng thể, trong giai đoạn từ 2020 đến
2022, Công ty hoạt động khá hiệu quả, cho thấy rằng các chiến lược
được thực hiện tốt.
1.2 Lý do chọn đề tài
Vốn là một điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất để doanh
nghiệp có thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh đầy cạnh
tranh hiện nay, việc sử dụng vốn một cách hiệu quả rất quan trọng để
giúp doanh nghiệp đứng vững và đạt được thành công.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc quản lý và sử dụng vốn còn nhiều bất
cập và hạn chế. Ví dụ như cơ cấu vốn chưa được lựa chọn hợp lý, việc
sử dụng vốn còn lãng phí hoặc không hiệu quả. Do đó, việc nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt đối với mỗi doanh nghiệp.
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa cũng gặp phải
vấn đề này, khi hiệu quả sử dụng vốn của công ty chưa đạt được kết
quả cao trong những năm gần đây, làm giảm hiệu quả kinh doanh và
khả năng cạnh tranh của công ty. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "
15
Nâng cao hiệu quả sd vốn tại công ty TNHH đầu tư và thương mại Anh
Khoa " để làm đề tài tốt nghiệp của mình.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu lý luận chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại đơn vị.
- Đề xuất một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn tại Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa
1.4 Nhiệm vụ của nghiên cứu
Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công
ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa.
- Phạm vi nghiên cứu: tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại
Anh Khoa từ năm 2020 đến năm 2022.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
1.6.1 Phương pháp thu thập thông tin
Dữ liệu được thu thập tại đơn vị, tại Công ty TNHH Đầu tư và
Thương mại Anh Khoa, các giáo trình, luận văn và các dữ liệu trên các
trang thông tin điện tử.
1.6.2 Phương pháp tổng hợp xử lý thông tin
Để thực hiện nghiên cứu của đề tài, các thông tin thu thập được sẽ
được phân loại và xử lý dựa trên từng nội dung cụ thể.
Một trong những phương pháp sử dụng là phương pháp tổng hợp số
liệu. Phương pháp này sẽ cung cấp cho nhà nghiên cứu một cái nhìn toàn
diện và đầy đủ về quá trình thu thập và xử lý số liệu liên quan đến báo
cáo tài chính của Công ty.
16
1.6.3 Phương pháp phân tích
Các số liệu thu thập từ các nguồn dữ liệu sẽ được sắp xếp vào bảng
biểu để tiến hành so sánh và phân tích. Bên cạnh đó, trong nghiên cứu
cũng sử dụng biểu đồ để minh họa các số liệu thu thập được. Đối với
các thông tin định tính, khóa luận sử dụng các sơ đồ mô tả mối quan hệ
giữa các thông tin.
Nghiên cứu của đề tài sẽ sử dụng các phương pháp tổng hợp như
thống kê, phân tích tổng hợp và đánh giá dựa trên cơ sở số liệu thực tế
thu nhập trong quá trình thực tập tại Công ty cùng với số liệu trong báo
cáo tài chính để đưa ra những suy luận và đánh giá cụ thể.
1.7. Kết cấu khoá luận
Nội dung như sau:
Chương 1: Vấn đề cần nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn
lưu động .
Chương 3: Thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn ở Công ty TNHH
Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa
Chương 4: Đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa
Chương 5: Tóm tắt, kết luận và kiến nghị

17
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN
VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
2.1. Lý luận chung về Vốn trong doanh nghiệp
2.1.1.Khái niệm và đặc điểm vốn của doanh nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm vốn
Vốn là số tiền vốn được huy động tập chung được sử dụng trong
quá trình tái sản xuất và duy trì mục đích phát triển, đây được xác định
là số tiền vốn được tích lũy của xã hội, của các tổ chức sản xuất kinh
doanh trong nước hoặc do nguồn tài trợ của các tổ chức, doanh nghiệp
nước ngoài.
Hay hiểu một cách đơn giản thì vốn chính là toàn bộ chi phí mà
một nhà đầu tư sẽ bỏ ra để tiến hành thực hiện các hoạt động đầu tư đã
được lên kế hoạch từ trước, được hình thành từ hai nguồn tài chính chủ
yếu là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn từ nước ngoài.
Ngoài ra tại Luật Đầu tư năm 2005 thì đưa ra định nghĩa về vốn là
tiền và các loại tài sản được pháp luật công nhận để thực hiện các hoạt
động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiế p.
Trước khi tiến hành thực hiện một dự án nhất định thì bắt buộc
phải có nguồn vốn để thực hiện được dự án đó, vốn dự án được xác
định chính là tổng nguồn góp vốn, gồm các khoản như: Vốn điều lệ của
công ty, vốn vay, nguồn vốn được huy động từ các cá nhân, tổ chức của
công ty được chuẩn bị trước khi triển khai thực hiện dự án.
2.1.1.2. Đặc điểm vốn
Vốn là một thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến trong những
nghiệp có vốn từ nước ngoài, nó sẽ có những đặc điểm như sau:
Điểm quan trọng nhất của nguồn vốn chính là đem lại khả năng
tìm kiếm và thu về khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư.
Các doanh nghiệp đầu tư bắt buộc phải góp đủ số vốn tối thiểu
trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ của công ty nhận đầu tư để có thể
18
thực hiện các quyền kiểm soát hoặc tham gia vào hoạt động kinh doanh
của công ty nhận đầu tư.
Đa số các nước nhận đầu tư đều đã và đang tạo ra hành lang pháp
lý nhằm thu hút vốn, từ đó đã tạo ra động lực để thúc đẩy nền kinh tế,
xã hội pháp triển một cách ổn định và đồng đều vì mục đích lâu dài.
Phần trăm góp vốn của các doanh nghiệp sẽ tương ứng với tỷ lệ
các quyền và nghĩa vụ mà các bên được hưởng, đồng thời là các rủi ro
từ hoạt động đầu tư mà các bên sẽ phải gánh chịu.
Khoản thu nhập mà các chủ đầu tư thu được từ hoạt động đầu tư
phụ thuộc vào kết quả kinh doanh, tuy nhiên nó mới chỉ mang tính chất
thu nhập kinh doanh chứ chưa phải lợi ích.
Toàn bộ hoạt động đầu tư được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện
nên các chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi từ hoạt động kinh
doanh.
2.1.2.Phân loại vốn của doanh nghiệp
2.1.2.1. Phân loại theo nguồn hình thành
Căn cứ vào nguồn hình thành, vốn của doanh nghiệp bao gồm:
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu thuộc sở hữu của doanh nghiệp nên doanh nghiệp
có đầy đủ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt, vốn chủ sở hữu của
doanh nghiệp được hình thành từ vốn góp của chủ sở hữu, nhà đầu tư,
vốn bố sung từ kết quả kinh doanh, phần vốn bổ sung từ quá trình hoạt
động, vốn từ phát hành cổ phiếu mới.
Vốn góp ban đầu
Khi doanh nghiệp được thành lập bao giờ chủ doanh nghiệp cũng
phải có một số vốn ban đầu nhất định do các chủ sở hữu đóng góp. Khi
nói đến nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao giờ cũng phải xem
xét hình thức sở hữu của doanh nghiệp đó, vì hình thức sở hữu sẽ quyết
định tính chất và hình thức tạo vốn của doanh nghiệp.
19
Lợi nhuận không chia
Quy mô số vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp là một yếu tố
quan trọng, tuy nhiên số vốn này cần được tăng theo quy mô phát ừiển
của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu
doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều
kiện thuận lợi để tăng trưởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi
nhuận không chia là bộ phận lợi nhuận được sử dụng tái đầu tư, mở
rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [10, tr.63].
Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia là một phương thức tạo
nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp vì
doanh nghiệp giảm được chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài.
Các doanh nghiệp rất coi trọng chính sách tái đầu tư từ lợi nhuận để lại
với mục tiêu phải có một khối lượng lợi nhuận để lại đủ lớn nhằm tự
đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng tăng [10, tr.64].
Phát hành cổ phiếu
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể tăng
vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành cổ phiếu mới.
Phát hành cổ phiếu để huy động vốn cho doanh nghiệp là một
nguồn tài chính dài hạn rất quan trọng, là hoạt động tài trợ dài hạn của
doanh nghiệp [10, tr.65].
Ngoài ra, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ
phần chênh lệch đánh giá lại tài sản cố định, chênh lệch tỷ giá.
Vốn vay
Đe bổ sung vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
có thể sử dụng vốn vay. Phần vốn này được hình thành từ việc đi vay,
đi chiếm dụng vốn của đơn vị, tổ chức, cá nhân để đáp ứng cho nguồn
vốn bị thiếu hụt. Đối với vốn vay, doanh nghiệp được quyền sử dụng
nhưng sau một khoảng thời gian nhất định, doanh nghiệp phải thực hiện

20
hoàn trả cả gốc và lãi cho người cho vay. Vốn vay bao gồm vốn vay
ngắn hạn và vốn vay dài hạn.
2.1.2.2. Phân loại theo đặc điểm chu chuyển vốn
Theo đặc điểm chu chuyển vốn, vốn kinh doanh bao gồm vốn cố
định và vốn lưu động.
Vốn cố định
Vốn cố định là phần vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên tài
sản cố định của doanh nghiệp. Đặc điểm của vốn cố định là giá trị
chuyển dịch từng phần trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Tài sản sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh được gọi là
tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:
- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tưcmg lai từ việc sử
dụng tài sản đó.
- Nguyên giá của tài sản cố định được xác định một cách đáng tin
cậy
- Thời gian sử dụng của tài sản trên một năm
- Giá trị của tài sản từ 30 triệu đồng trở lên
Quy mô của vốn cố định nhiều hay ít có tác động quyết định đến
quy mô của tài sản cố định đến trình độ trang bị vật chất, kỳ thuật, năng
lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, đặc điểm của tài
sản cố định chi phối đặc điểm chu chuyển vốn cố định. Căn cứ vào mối
liên hệ này, sự vận động của vốn cố định trong quá trình sản xuất kinh
doanh được khái quát như sau:
- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh mà
vẫn giữ nguyên được hình thái hiện vật ban đầu. Đặc điểm này được tạo
nên là vì tài sản cố định tham gia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp phát
huy tác dụng trong nhiều chu kỳ sản xuất, vốn cố định là biểu hiện bằng
tiền của tài sản cố định do đó cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất.

21
- Vốn cố định luân chuyển từng phần vào chu kỳ sản xuất. Khi
tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định không bị
thay đổi về hình thái hiện vật nhưng tính năng và công suất bị giảm
dần, bị hao mòn cùng với sự giảm dần về giá trị sử dụng, giá trị bị giảm
đi. vốn cố định gồm có hai bộ phận:
+ Bộ phận thứ nhất ứng với phần hao mòn của tài sản cố định, cấu
thành nên chi phí sản xuất sản phẩm dưới dạng chi phí khấu hao và tích
lũy lại thành quỹ khấu hao. Quỳ này sau đó được sử dụng để tái đầu tư
tài sản cố định với mục đích duy trì năng lực sản xuất của doanh
nghiệp.
+ Bộ phận thứ hai ứng với phần giá trị còn lại của vốn cố định đó
là giá trị còn lại của tài sản cố định. Phần giá trị này được cố định trong
tải sản cố định.
- Sau nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh thì vốn cố định hoàn thành
xong một vòng luân chuyển. Phần vốn cố định chuyển vào giá trị sản
phẩm tăng dần sau mỗi chu kỳ, ứng với phần vốn đầu tư vào tài sản cố
định ban đầu giảm xuống. Khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng, lúc
này giá trị của tài sản cố định được dịch chuyển hết vào giá trị sản
phẩm sản xuất, vốn cố định hoàn thành một vòng luân chuyển.
Đối với tất cả các doanh nghiệp, vốn cố định luôn là bộ phận quan
trọng, chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn đầu tư, vốn sản
xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Quy mô và trình độ quản lý, sử
dụng vốn cố định là nhân tố ảnh hưởng mang tính quyết định đến trình
độ trang bị kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh. Vai trò then
chốt và đặc điếm luân chuyển vốn cố định mang tính quy luật riêng, do
đó việc quản lý và sử dụng vốn cố định tác động trực tiếp đến hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Vốn lưu động

22
Vốn lưu động là phần vốn ứng ra để hình thành các tài sản lưu
động nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục.
Tài sản lưu động chính là những tài sản ngắn hạn, thường xuyên
luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bảng cân đối kế
toán, tài sản lưu động thể hiện dưới hình thức tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, chứng khoán thanh khoản cao, phải thu và dự trữ hàng tồn
kho.Việc quản lý và sử dụng các tài sản lưu động ảnh hưởng quan trọng
đên sự thành bại của doanh nghiệp.
Tiền và các chứng khoán thanh khoản cao
Tiền bao gồm các loại tiền mặt tại quỳ, tiền trên tài khoản thanh
toán của doanh nghiệp tại ngân hàng được sử dụng để thanh toán
nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân viên...Trong đó, tiền mặt là
loại tài sản không sinh lời do đó việc tối thiểu hóa lượng tiền mặt tại
doanh nghiệp là cần thiết song doanh nghiệp cũng cần đảm bảo giữ một
lượng nhất định để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chứng khoán có tính thanh khoản cao đóng một vai trò quan trọng
trong doanh nghiệp. Việc đầu tư vào loại chứng khoán này tạo ra tỷ
suất lợi nhuận cao hơn so với việc đem tiền gửi ngân hàng và cũng dễ
dàng chuyển sang tiền, tốn kém ít chi phí.
Các khoản phải thu
Các khoản phải thu bao gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ,
phải thu khác trong đó phải thu khách hàng thường chiếm tỷ trọng lớn
nhất. Hình thức
mua bán chịu được gọi cách khác là tín dụng thương mại. Hình
thức này có thể mang lại cho doanh nghiệp những thành công lớn
nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro là khoản phải thu không thu hồi được.
Hàng tồn kho

23
Việc tồn tại hàng tồn kho là điều cần thiết trong quá trình luân
chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp. Hàng tồn kho gồm nguyên liệu
thô dự trữ cho sản xuất kinh doanh, sản phẩm dở dang và thành phẩm.
Hàng tồn kho giữ vai trò quan trọng trong doanh nghiệp nếu dự trữ quá
ít sẽ làm gián đoạn hoạt động sản xuất kinh doanh gây ra hậu quả
nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và uy tín của doanh
nghiệp. Tuy nhiên, nếu dự trữ với lượng quá lớn gây tốn kém, ứ đọng
vốn do đó hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm xuống.
Để sử dụng hiệu quả tài sản lưu động, doanh nghiệp cần hiểu rõ
các đặc điểm của tài sản lưu động:
- Tài sản lưu động luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên vốn lưu động cũng không
ngừng vận động giữa các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình
này diễn ra liên tục và mang tính chu kỳ được gọi là quá trình tuần hoàn
chu chuyển vốn lưu động.
- Vốn lưu động luân chuyến hết giá trị trong một chu kỳ sản xuất
kinh doanh và thu hồi toàn bộ giá trị khi kết thúc quá trình tiêu thụ sản
phẩm và hoàn thành một vòng chu chuyến sau một chu kỳ sản xuất kinh
doanh. Qua từng giai đoạn, vốn lưu động lại có sự thay đổi hình thái
biểu hiện từ vốn tiền tệ ban đầu sang vốn vật tư hàng hóa dự trữ. Sau
đó, vật tư hàng hóa được chế tạo thành các loại bán thành phẩm, thành
phẩm khi được tiêu thụ lại quay trở lại hình thái xuất phát là vốn tiền
tệ.
Quá trình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp được diễn ra
thường xuyên và liên tục nên trong cùng một lúc vốn lưu động được
phân bổ ở khắp các giai đoạn luân chuyển và dưới nhiều hình thức khác
nhau. Đe quá trình sản xuất không bị gián đoạn đòi hỏi doanh nghiệp
phải có đủ lượng vốn lưu động đầu tư vào nhiều hình thái khác nhau

24
nhằm đảm bảo việc chuyển hóa vốn trong quá trình luân chuyến được
thuận lợi.
Trong quá trình quản lý và sử dụng vốn lưu động càn chú ý các
vấn đề sau:
- Xác định nhu cầu vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, đảm bảo đủ lượng vốn lưu động cần thiết.
- Tổ chức quản lý khai thác nguồn tài trợ vốn lưu động nhằm đáp
ứng đầy đủ, kịp thời vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh,
tổ chức sử dụng vốn lưu động hiệu quả, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển
nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất qua đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1.3.Sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp
Sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp là quá trình di chuyển các
khoản tiền trong và ngoài công ty để đầu tư vào các hoạt động khác
nhau. Các công ty thường có thể chuyển vốn để mở rộng kinh doanh,
tăng cường nghiên cứu và phát triển, mua lại hoặc sáp nhập với các
công ty khác, hoặc đầu tư vào các cơ hội kinh doanh mới.
Sự chu chuyển vốn được xem là một phần quan trọng của chiến
lược tài chính của một công ty. Nó có thể giúp tăng trưởng kinh doanh
và cải thiện khả năng cạnh tranh của công ty trong thị trường. Tuy
nhiên, sự chu chuyển vốn cũng có thể mang lại rủi ro và ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động của công ty nếu không được thực hiện đúng cách và
theo kế hoạch.
Sự chuyển động vốn của doanh nghiệp có thể có nhiều đặc điểm
khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề, quy mô và kế hoạch phát triển
của từng doanh nghiệp cụ thể. Dưới đây là một số đặc điểm chung:
- Thường xuyên: Sự chuyển động vốn là hoạt động thường xuyên
trong các doanh nghiệp, do những yếu tố như thị trường, cơ hội mới, rủi
ro, thay đổi trong chiến lược kinh doanh hay mục tiêu tài chính.

25
- Tính đa dạng: Chuyển động vốn của doanh nghiệp có thể được
thực hiện thông qua nhiều hình thức, bao gồm mua lại công ty, đầu tư
vào công ty con hoặc liên doanh, phát hành cổ phiếu, tăng vốn điều lệ,
thanh lý tài sản, trả cổ tức cho cổ đông, v.v.
- Ổn định: Sự chuyển động vốn của doanh nghiệp thường mang
tính ổn định, do các quyết định đầu tư thường được đưa ra sau khi đã
được xem xét kỹ lưỡng và đánh giá rủi ro.
- Tác động tới giá trị cổ phiếu: Sự chuyển động vốn của doanh
nghiệp có thể ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, nhất là khi có thông tin về
các quyết định đầu tư mới hay những thay đổi lớn trong chiến lược kinh
doanh.
- Phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp: Sự chuyển động vốn
của doanh nghiệp phản ánh sự phát triển của công ty và được sử dụng
để đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.4.Nguồn hình thành vốn của doanh nghiệp
Vốn của doanh nghiệp có thể được hình thành từ nhiều nguồn
chính, bao gồm:
Vốn chủ sở hữu
Đây là số tiền được đóng góp bởi chủ sở hữu doanh nghiệp, bao
gồm cả vốn góp ban đầu và các khoản tăng vốn sau này. Vốn chủ sở
hữu là nguồn vốn cố định của doanh nghiệp và thường không có lãi
suất.
Vốn vay
Doanh nghiệp có thể vay vốn từ các tổ chức tài chính như ngân
hàng, công ty tài chính hoặc các nhà đầu tư khác. Các khoản vay này
thường có lãi suất và phải được trả lại vào một ngày nhất định.
Lợi nhuận giữ lại
Đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp đã kiếm được sau khi trừ
đi tất cả các chi phí hoạt động và trả lãi vay (nếu có). Doanh nghiệp có
26
thể sử dụng lợi nhuận giữ lại này để tái đầu tư hoặc trả cổ tức cho cổ
đông.
Hợp đồng đầu tư
Doanh nghiệp có thể ký kết các hợp đồng đầu tư với các nhà đầu
tư khác để thu được các khoản đầu tư. Trong đó, hợp đồng này được
quy định rõ về mục đích đầu tư, cách thức hoạt động và phương thức
chia sẻ lợi nhuận.
Quỹ đầu tư
Doanh nghiệp có thể thành lập các quỹ đầu tư để huy động vốn từ
các nhà đầu tư khác. Các khoản đầu tư này được quản lý và đầu tư bởi
quỹ đầu tư và doanh nghiệp sẽ chia sẻ lợi nhuận với các nhà đầu tư theo
tỷ lệ đã thỏa thuận.
2.1.5.Nhu cầu vốn và các phương pháp xác định nhu cầu vốn của
doanh nghiệp.
Nhu cầu vốn của doanh nghiệp là số tiền cần thiết để thực hiện các
kế hoạch đầu tư và phát triển trong tương lai. Nhu cầu vốn có thể phân
thành hai loại chính: nhu cầu vốn cố định và nhu cầu vốn lưu động.
Nhu cầu vốn cố định là số tiền cần thiết để đầu tư vào các tài sản
cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng, đất đai, công trình... Nhu
cầu vốn cố định thường là số tiền lớn và có tính chất dài hạn.
Nhu cầu vốn lưu động là số tiền cần thiết để đáp ứng các nhu cầu
kinh doanh ngắn hạn của doanh nghiệp, chẳng hạn như mua nguyên
liệu, thanh toán cho nhà cung cấp, chi trả lương tháng cho nhân viên,
chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển, tiền thuê nhà... Nhu cầu vốn lưu
động thường là số tiền nhỏ và có tính chất ngắn hạn.
Để xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp, có thể áp
dụng các phương pháp sau đây:

27
- Phương pháp dự báo chi phí: Phương pháp này dựa trên dự báo
các chi phí phát sinh trong một thời gian nhất định và tính toán số tiền
cần để đáp ứng các chi phí này.
- Phương pháp quản lý vòng quay vốn: Phương pháp này tập trung
vào việc quản lý các quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo
rằng số tiền thu được từ hoạt động kinh doanh đủ để chi trả các khoản
nợ và đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phương pháp dựa trên tỷ lệ: Phương pháp này tính toán nhu cầu
vốn lưu động bằng cách sử dụng tỷ lệ giữa các khoản nợ và các khoản
phải thu của doanh nghiệp.
- Phương pháp quản lý dòng tiền: Phương pháp này tập trung vào
việc quản lý các dòng tiền đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp để đảm
bảo rằng số tiền đủ để đáp ứng các nhu cầu vốn lưu động.
2.2.Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
2.2.1.Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là mức độ đạt được của các kết quả kinh tế,
tài chính và phi tài chính mà doanh nghiệp thu được sau khi đầu tư một
khoản tiền vào các dự án, công trình, tài sản cố định, hoặc các hoạt
động sản xuất kinh doanh khác. Hiệu quả sử dụng vốn thường được đo
lường bằng các chỉ số tài chính như tỷ suất sinh lời, tỷ suất lợi nhuận,
tỷ suất thu hồi vốn, tỷ suất tái đầu tư, tỷ lệ giá trị gia tăng, tỷ lệ sinh lời,
tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn vay/ tổng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã
hội.
Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ tương quan giữa chi phí bỏ
ra và lợi nhuận thu về. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao khi lợi nhuận
thu được lớn hơn nhiều so với chi phí và tỷ suất sinh lời lớn hơn chi phí
huy động vốn trên thị trường.

28
Hiệu quả xã hội đo lường mức độ đóng góp trong việc thực hiện
các mục tiêu kinh tế xã hội thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
các loại hàng hoá, nâng cao văn hoá tiêu dùng, giải quyết công ăn việc
làm cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.
2.2.2.Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là rất quan trọng đối với một
doanh nghiệp, không chỉ giúp nó tăng trưởng và phát triển mà còn giúp
nó tăng cường năng lực cạnh tranh và định vị mình trên thị trường, bởi
vì:
Tăng cường năng lực cạnh tranh
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh góp phần làm tăng khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh nghiệp cần
đảm bảo vốn cho các yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến
công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm. Khi doanh nghiệp sử dụng vốn một
cách hiệu quả, nó có thể sản xuất ra các sản phẩm và dịch vụ với chất
lượng tốt hơn và giá thành thấp hơn, từ đó nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình trên thị trường.
Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Khi doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả, nó có thể tạo ra
nhiều giá trị hơn từ các hoạt động kinh doanh, tăng doanh thu và lợi
nhuận cho doanh nghiệp.
Tăng giá trị thương hiệu
Khi doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả, nó có thể cung
cấp các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao hơn, từ đó tăng giá trị
thương hiệu của doanh nghiệp.
Giảm chi phí
Việc sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng giúp giảm chi phí cho
doanh nghiệp. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí và tăng lợi
nhuận.
29
Tăng khả năng hấp thụ rủi ro
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn giúp doanh nghiệp đảm bảo an
toàn về mặt tài chính, điều này có tác động trực tiếp đến sự tồn tại và
phát triến của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đảm bảo đủ vốn và khả
năng thanh toán sẽ khắc phục và giảm bớt được các rủi ro trong kinh
doanh. Nếu doanh nghiệp sử dụng vốn một cách hiệu quả, nó có thể
tăng khả năng hấp thụ rủi ro trong quá trình kinh doanh và đảm bảo ổn
định tài chính cho doanh nghiệp.
2.2.3.Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
2.2.3.1.Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA):
Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là một loại chỉ số cho biết mỗi
đồng đầu tư vào tài sản cụ thể ttrong doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu
đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay, phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài
sản bình quân
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS):
Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là mỗi đồng doanh ở doanh
nghiệp trên thực tế thu thuần thực hiện trong kỳ thu được bao nhiêu
đồng lợi nhuận sau thuế, giúp phản ánh năng lực tạo sản phẩm có chi
phí thấp hoặc giá bán cao của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu
thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Loại chỉ tiêu này có đặc trưng đó là tiền đầu tư của vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập, giúp đánh giá khả
năng dảm bảo lợi nhuận cho đối tác góp vốn.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn
chủ sở hữu bình quân
30
2.2.3.2.Các chỉ tiêu hệ số hiệu suất hoạt động vốn
* Số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Tổng giá vốn hàng bán trong kỳ/
Tổng hàng tồn kho bình quân trong kỳ
Tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho đo lường khả năng của một công ty
trong việc quản lý hàng tồn kho của mình một cách hiệu quả. Đồng thời
cung cấp cái nhìn sâu sắc về doanh số bán hàng của một công ty. Chỉ số
này cho biết số lần một công ty đã bán và thay thế hàng tồn kho trong
một thời kỳ nhất định. Số vòng quay hàng tồn kho phụ thuộc rất lớn
vào đặc điểm của ngành kinh doanh, chính sách tồn kho của doanh
nghiệp.

Số vòng quay hàng tồn kho lớn hơn so với các doanh nghiệp cùng
ngành, thể hiện; việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt,
doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm lượng vốn bỏ vào
hàng tồn kho.
So vòng quay hàng tồn kho thấp, thể hiện: doanh nghiệp có thể dự
trữ vật tư quá mức, dẫn đến ứ động hàng tồn kho hoặc tình hình tiêu thụ
sản phẩm thấp.
* Số vòng quay nợ phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng/ Các
khoản phải thu bình quân
Hệ số này phản ánh: trong kỳ, nợ phải thu luân chuyển được bao
nhiêu vòng từ đó phản ánh tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp.
Kỳ thu tiền bình quân = 360/ Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh: kể từ lúc xuất giao hàng đến khi
thu được tiền bán hàng thì mất bao lâu Kỳ thu tiền bình quân của doanh
nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh toán của
doanh nghiệp.
31
* Số vòng quay vốn lưu động
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần/ Vốn lưu động
bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh: số vòng quay vốn lưu động trong một thời
kỳ nhất định, thường là 1 năm.
Vòng quay vốn lưu động càng lớn, thể hiện hiệu suất sử dụng vốn
lưu động càng cao.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360/ Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh: để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu đồng, cần
bao nhiêu thời gian?
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng
nhanh và ngược lại.
* Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần/ Vốn cố định
bình quân
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định trong
kỳ của doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Doanh thu thuần/ Nguyên
giá TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá mức độ sử dụng tài sản cố định
trong kỳ của doanh nghiệp.
Vòng quay tài sản (Vòng quay toàn bộ vốn)
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần/ Vốn kinh doanh
bình quân
Chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh
nghiệp Hệ số này chịu ảnh hưởng đặc điểm kinh doanh, chiến lược kinh
doanh và trình độ quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
2.2.3.3.Các hệ số về khả năng thanh toán

* Hệ số thanh toán tổng quát


32
“Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là chỉ tiêu phản ánh khả
năng thanh toán chung của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Chỉ tiêu này
cho biết doanh nghiệp có khả năng thanh toán được bao nhiêu lần nợ
phải trả bằng tổng tài sản.”
Công thức tính hệ số khả năng thanh toán tổng quát:
Tổng tài sản
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát =
Tổng nợ phải trả

“Nếu trị số hệ số khả năng thanh toán tổng quát của doanh nghiệp
lớn hơn 1 thì doanh nghiệp bảo đảm được khả năng thanh toán tổng
quát và ngược lại.”
* Tỷ số thanh toán hiện thời:
“Tỷ số thanh toán hiện thời – Current Ratio (hay tỷ số thanh toán
ngắn hạn) cho biết khả năng của một công ty trong việc dùng các tài
sản ngắn hạn như tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu để chi
trả cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.”
Tỷ số này được xác định như sau:
Tài sản ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện thời =
Nợ ngắn hạn

“Tỷ số thanh toán hiện thời biểu thị rằng cứ mỗi đồng nợ ngắn
hạn mà doanh nghiệp đang giữ thì có bấy nhiêu đồng tài sản ngắn hạn
để thanh toán. Nếu tỷ số thanh toán hiện thời của doanh nghiệp nhỏ hơn
1 thì có khả năng thanh toán thấp và tài sản lưu động không đủ để đảm
bảo trả nợ vay.Về mặt lý thuyết, tỷ lệ thanh khoản hiện thời càng cao,
công ty càng có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ ngắn hạn. Tuy
nhiên, khi tỷ lệ này nếu rất cao, có thể cho thấy công ty không sử dụng
tài sản ngắn hạn của mình một cách hiệu quả, hoặc không quản lý hợp
lý nguồn vốn lưu động.”
* Tỷ số thanh toán nhanh
“Tỷ số thanh toán nhanh – Quick Ratio cho biết liệu công ty có
đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần

33
phải bán hàng tồn kho hay không. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ
số thanh toán hiện hành.”
Công thức tính:
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho
Tỷ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn

“Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có khả


năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cẩn thận.
Ngoài ra, nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán hiện hành
thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phụ thuộc quá
nhiều vào hàng tồn kho.”
2.2.4.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn
2.2.4.1.Các nhân tố khách quan
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài thuộc về môi
trường kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố khách quan có ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm:
Sự ổn định và phát triến của nền kinh tế
Sự ổn định và phát triển của nền kinh tế tác động đến doanh thu
của doanh nghiệp thông qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu về vốn. Nen
kinh tế thiếu ổn định sẽ gây nên những rủi ro trong hoạt động kinh
doanh mà các nhà quản trị phải lường trước những rủi ro đó có tác động
tới các khoản chi phí về đầu tư, tiền thuê nhà xưởng, chi phí lãi vay,
máy móc thiết bị hay tìm nguồn tài trợ về vốn.
Khi nền kinh tế ổn định và tăng trưởng với một mức độ nhất định,
doanh nghiệp muốn duy trì và giữ vững vị trí của mình phải phấn đấu
để phát triển với nhịp độ tương đương. Doanh thu tăng dẫn đến sự gia
tăng khoản mục tài sản, các nguồn phải thu và các loại tài sản khác và
các nhà quản trị phải tìm nguồn vốn tài trợ để mở rộng sản xuất.
Chính sách pháp lý
Chính sách pháp lý là hệ thống các chế tài, các chính sách có liên
quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ sự
34
thay đổi nào trong chính sách hiện hành đều ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Các chính
sách pháp lý trong đó có các chính sách kinh tế là yếu tố để doanh
nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh, quyết định sử dụng vốn.
Thị trường tài chính
Thị trường tài chính và các tố chức tài chính trung gian là nhân tố
tác động đến hoạt động của doanh nghiệp trong đó có hoạt động tài
chính. Thị trường tài chính phát triển, doanh nghiệp mới dễ dàng tiếp
cận được nguồn vốn với chi phí rẻ đồng thời giúp doanh nghiệp có thể
đa dạng hình thức đầu tư.
Các nhân tố khác
+ Khoa học, công nghệ là nhân tố có tác động đến tất cả các lĩnh
vực, do đó hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hoạt động sử dụng
vốn bị ảnh hưởng bởi nhân tố này.
+ Những rủi ro bất thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sử
dụng vốn như thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh...Do đó, doanh nghiệp
nên phòng ngừa rủi ro bằng cách trích lập dự phòng hoặc mua bảo
hiếm.
2.2.4.2. Nhân tố chủ quan
Nhân tố con người
Nhân tố con người là nhân tố đầu tiên và quan trọng ảnh hưởng
đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Con người ở đây là toàn bộ lực
lượng lao động trong doanh nghiệp gồm nhà quản lý doanh nghiệp và
cán bộ công nhân viên. Trong quá trình hoạt động, nếu nhà quản lý
không có được phương án sản xuất kinh doanh hữu hiệu sẽ gây ra
những lãng phí về vốn, nhân lực, vật tư...làm giảm hiệu quả kinh doanh
và sử dụng vốn. Trong vấn đề về vốn, nhà quản lý cũng cần huy động
đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đảm bảo không thừa vốn, thiếu
vốn. Nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược, đội ngũ nhân viên, người lao
35
động trực tiếp có trình độ chuyên môn cao, đạt kỹ năng, kỹ xảo...sẽ là
điều kiện tiên quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Nhân tố cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa các quan hệ cấu thành nên vốn. Cơ cấu
vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, ảnh
hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn.
Cơ cấu vốn chịu tác động của các nhân tố
+ Đặc điếm kinh tế kỹ thuật của ngành: những doanh nghiệp thuộc
ngành dịch vụ, thương mại... vốn tài trợ từ các khoản vay thường chiếm
tỷ trọng cao và ngược lại những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh
dài, vòng quay vốn chậm thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao.
+ Cơ cấu tài sản: tài sản cố định có thời gian thu hồi dài cần phải
được đầu tư bằng nguồn vốn dài hạn, tài sản lưu động chủ yếu đầu tư từ
nguồn vốn ngắn hạn.
+ Doanh lợi vốn và lãi suất huy động vốn vay: doanh lợi vốn cao
hơn lãi suất huy động vốn vay thì doanh nghiệp sẽ lựa chọn tài trợ bằng
nguồn vốn đi vay. Trường hợp ngược lại, doanh lợi vốn nhỏ hơn lãi
suất huy động vốn vay lúc này cơ cấu vốn lại nghiêng về vốn chủ sở
hữu.
+ Mức độ chấp nhận rủi ro của nhà quản lý doanh nghiệp: trong
kinh doanh đôi khi phải chấp nhận rủi ro thì mới có cơ hội gia tăng lợi
nhuận. Tuy nhiên, tăng tỷ trọng vốn vay mức độ mạo hiểm cũng sẽ gia
tăng.
Cơ cấu vốn chủ yếu tác động gián tiếp nhưng rất quan trọng đến
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Cơ cấu vốn hợp lý thúc đẩy sự
vận động của đồng vốn, không bị ứ đọng và sử dụng sai mục đích.
Chi phí vốn

36
Chi phí vốn được hiếu là khoản chi phí nhất định mà doanh nghiệp
phải bỏ ra đế được sử dụng vốn. Chi phí vốn chính là chi phí cơ hội
phải trả khi huy động vốn như chi phí phát hành cổ phiếu, tiền lãi vay...
Chi phí vốn chịu ảnh hưởng từ cơ cấu vốn. Cơ cấu vốn hợp lý giúp
tiết kiệm chi phí vốn, nâng cao được hiệu quả trong việc sử dụng vốn.
Cơ cấu vốn không họp lý làm cho chi phí sử dụng vốn bị lãng phí.
Nhân tố tổ chức sản xuất kinh doanh
Đặc điểm về chu kỳ sản xuất, sản phẩm của các doanh nghiệp hoạt
động trong các lĩnh vực là khác nhau do đó hiệu quả trong việc sử dụng
vốn cũng khác nhau.
Ngành nghề kinh doanh tác động đến hiệu quả sử dụng vốn thông
qua quy mô, cơ cấu vốn kinh doanh. Quy mô, cơ cấu vốn khác biệt ảnh
hưởng đến phương pháp đầu tư, tốc độ luân chuyển vốn, thể thức trong
thanh toán từ đó tác động đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tính thời vụ trong sản xuất kinh doanh và chu kỳ sản xuất ảnh
hưởng thông qua nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất có tính thời vụ thì nhu
cầu vốn lưu động giữa các quý trong một năm thường biến động lớn,
doanh thu bán hàng không đồng đều dẫn đến tình hình thanh toán, chi
trả gặp khó khăn ảnh hưởng đến kỳ thu tiền, vòng quay vốn và hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung. Những doanh nghiệp có chu
kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu về vốn trong năm không có biến động
lớn, thêm vào đó doanh nghiệp lại thu được tiền bán hàng thường
xuyên, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp dễ dàng đảm bảo việc cân đối
thu chi bằng tiền, đảm bảo được nguồn vốn trong kinh doanh, vốn luân
chuyển nhiều vòng trong năm. Mặt khác, những doanh nghiệp sản xuất
ra các sản phẩm có chu kỳ sản xuất dài cần phải ứng ra lượng vốn lưu
động tương đối lớn, vốn quay vòng ít và thời gian thu hồi vốn chậm.

37
38
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ANH KHOA
3.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Công Ty TNHH Đầu Tư
Và Thương Mại Anh Khoa
3.1.1 Quy mô vốn và cơ cấu vốn của công ty
3.1.1.1 Quy mô nguồn vốn
Vốn điều lệ theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty
là 16,000,000,000 đồng. Nguồn vốn của công ty tính đến hết
31/12/2022 là 316,578,681,000 đồng. Nguồn vốn này được hình thành
từ các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cơ cấu giữa vốn chủ sở
hữu và vốn huy động cần phải họp lý và hiệu quả để vừa đảm bảo an
toàn về tài chính và phát huy được hiệu quả trong kinh doanh.
Với doanh nghiệp sản xuất, vốn thường bị ứ đọng trong nguyên vật
liệu sản xuất, giá trị dở dang...dẫn đến việc có thể gặp phải rủi ro về
vốn. Đồng thời, phải giảm chi phí sử dụng vốn ở mức thấp nhất để đảm
bảo hiệu quả. Việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn sẽ đánh giá
được tính họp lý trong việc sử dụng vốn tại công ty từ đó có thể đưa ra
các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

39
Bảng 3.1. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2020-2022
(Đơn vị: 1000 đồng)
Tỷ lệ Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2021 31/12/2022 2021/2020 2022/2021
(%) (%)
A, TÀI SẢN NGẮN HẠN 14,083,441 18,395,437 20,119,170 4,311,996 30.6 1,723,733 9.4
I, Tiền và các khoản tương
đương tiền 2,535,505 5,407,457 6,361,084 2,871,952 113.3 953,627 17.6
1, Tiền 1,535,505 3,407,457 4,361,084 1,871,952 121.9 953,627 28.0
III, Các khoản phải thu ngắn
hạn 11,438,582 12,944,233 13,484,754 1,505,651 13.2 540,521 4.2
1, Phải thu ngắn hạn của
khách hàng 11,032,913 13,239,240 14,614,519 2,206,327 20.0 1,375,279 10.4
2, trả trước ngắn cho người
bán ngắn hạn 1,551,797 744,513 614,941 -807,284 -52.0 -129,572 -17.4
3, Phải thu ngắn hạn khác 113,902 220,509 115,882 106,607 93.6 -104,627 -47.4
IV, Hàng tồn kho 74,193 43,746 77,708 -30,447 -41.0 33,962 77.6
1, Hàng tồn kho 74,193 43,746 77,708 -30,447 -41.0 33,962 77.6
B, TÀI SẢN DÀI HẠN 213,276,035 228,786,369 296,459,510 15,510,334 7.3 67,673,141 29.6
II, Tài sản cố định 74,880,250 89,218,408 114,779,459 14,338,158 19.1 25,561,051 28.6
1, Tài sản cố định hữu hình 74,880,250 89,218,408 114,779,459 14,338,158 19.1 25,561,051 28.6
Nguyên giá 120,317,651 139,134,838 170,114,931 18,817,187 15.6 30,980,093 22.3
Giá trị hao mòn lũy kế -45,437,401 -49,916,430 -55,335,472 -4,479,029 9.9 -5,419,042 10.9
IV, Tài sản dở dang dài hạn 40,086,088 53,869,171 68,608,829 13,783,083 34.4 14,739,658 27.4
1, Chi phí xây dựng cơ bản 40,086,088 53,869,171 68,608,829 13,783,083 34.4 14,739,658 27.4

40
dở dang
VI, Tài sản dài hạn khác 98,309,696 85,698,789 113,071,222 -12,610,907 -12.8 27,372,433 31.9
1, Chi phí trả trước dài hạn 98,309,696 85,698,789 113,071,222 -12,610,907 -12.8 27,372,433 31.9
TỔNG TÀI SẢN 227,359,477 247,181,806 316,578,681 19,822,329 8.7 69,396,875 28.1
(Nguồn: Cân đối kế toán Công ty)

41
Biểu đồ 3.1: Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2020-2022

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, tài sản ngắn hạn của
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa đã có xu hướng
tăng. Năm 2020, giá trị tài sản ngắn hạn đạt 14,083,441 nghìn đồng và
tăng lên đến 18,395,437 nghìn đồng vào năm 2021, tăng 30,6%. Năm
2022, tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty là 20,119,170 nghìn
đồng, tăng thêm 9,4% so với năm 2021. Nguyên nhân chính dẫn đến sự
tăng của giá trị tài sản ngắn hạn là do tiền và các khoản tương đương
tiền của công ty đã tăng đáng kể trong suốt cả giai đoạn từ năm 2020
đến năm 2022. Năm 2020, tiền và tương đương tiền của công ty đạt
2,535,505 nghìn đồng và tăng lên đến 6,361,084 nghìn đồng vào năm
2022, tăng 17,6% so với năm 2021. Sự tăng này cho thấy rằng Công ty
đang có dòng tiền mạnh mẽ, tính thanh khoản cao và sẵn sàng đối mặt
với những biến cố có thể xảy ra.
Các khoản phải thu ngắn hạn của công ty cũng đã tăng trong giai
đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, cho thấy công ty đang bán được nhiều
hàng hóa sản phẩm và đang có sự tăng trưởng tốt về doanh thu. Tuy
nhiên, để đáp ứng nhu cầu này, công ty đã phải đưa ra các chính sách
42
kéo dài thời gian thu hồi công nợ với các đối tác. Giá trị các khoản phải
thu ngắn hạn của công ty là 11,438,582 nghìn đồng vào năm 2020 và
tăng lên 13,484,754 nghìn đồng vào năm 2022, tăng 4,2% so với năm
2021.
Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là sở cở hạ tầng, đồ dùng văn
phòng, do đó, lượng tồn kho không lớn. Năm 2020, giá trị tồn kho đạt
74,193 nghìn đồng và giảm xuống 41% vào năm 2021. Tuy nhiên, năm
2022, giá trị hàng tồn kho của công ty đã tăng lên 77,6% so với năm
2021.
Tài sản dài hạn của công ty bao gồm tài sản cố định như TSCĐ vô
hình, TSCĐ hữu hình và TSCĐ cho thuê tài chính. Giá trị tài sản dài
hạn của Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa đã tăng
trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Sự tăng này cho thấy công
ty đang hoạt động ổn định và đang đầu tư vào các khoản TSCĐ có thể
tái tạo từ vốn chủ sở hữu. Năm 2020, giá trị tài sản dài hạn của công ty
là 213,276,035 nghìn đồng và tăng lên 7,3% vào năm 2021. Năm 2022,
giá trị tài sản dài hạn của công ty đạt 296,459,510 nghìn đồng, tăng
29,6% so với năm 2021.
Trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022, Công ty TNHH Đầu
Tư Và Thương Mại Anh Khoa tập trung đầu tư vào tài sản cố định, do
đó giá trị này đã tăng dần qua các năm. Năm 2020, giá trị tài sản cố
định của công ty là 74,880,250 nghìn đồng và tính đến cuối năm 2022,
đã tăng lên 114,779,459 nghìn đồng, tăng 28,6% so với năm 2021.
3.1.1.2. Cơ cấu vốn của công ty

43
Bảng 3.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty
Đơn vị: 1000 đồng
Tỷ
Tỷ lệ
Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2021 31/12/2022 2021/2020 2022/2021 lệ
(%)
(%)
NỢ PHẢI TRẢ 71,204,774 89,881,250 158,679,452 18,676,476 26.2 68,798,202 76.5
-
63,893,274 13,631,083 11,942,759 -50,262,191 -78.7 -1,688,324
I, Nợ ngắn hạn 12.4
1, Phải trả người bán ngắn 375.
40,882,143 707,968 3,369,211 -40,174,175 -98.3 2,661,243
hạn 9
3, Thuế và các khỏan phải -
556,298 1,050,804 392,866 494,506 88.9 -657,938
nộp nhà nước 62.6
4, Phải trả người lao động 504,595 881,240 1,648,231 376,645 74.6 766,991 87.0
5, Doanh thu chưa được -
18,047,233 4,641,875 3,698,604 -13,405,358 -74.3 -943,271
thực hiện ngắn hạn 20.3
-
1,426,323 3,563,342 206,885 2,137,019 149.8 -3,356,457
6, Phải trả ngắn hạn khác 94.2

44
7, Vay và nợ thuê tài chính -
2,450,000 2,500,000 2,200,000 50,000 2.0 -300,000
ngắn hạn 12.0
-
8, Quỹ khen thưởng phúc 26,679 285,851 259,172 971.4 -285,851 100.
lợi 0
II, Nợ dài hạn 7,311,500 76,250,167 146,736,693 68,938,667 942.9 70,486,526 92.4
4. Vay nợ thuê tài chính dài -
7,311,500 4,811,500 2,611,500 -2,500,000 -34.2 -2,200,000
hạn 45.7
VỐN CHỦ SỞ HỮU 156,154,702 157,300,556 157,899,228 1,145,854 0.7 598,672 0.4
I, Vốn chủ sở hữu 156,154,702 157,300,556 157,899,228 1,145,854 0.7 598,672 0.4
4, Lợi nhuận sau thuế chưa
1,655,914 2,669,768 3,268,440 1,013,854 61.2 598,672 22.4
phân phối
TỔNG NGUỒN VỐN 227,359,477 247,181,806 316,578,681 19,822,329 8.7 69,396,875 28.1
(Nguồn: Cân đối kế toán Công ty)

45
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2020-2022

Từ bảng 3.2 và biểu đồ 3.2, tổng vốn của công ty đạt 227,359,477
nghìn đồng vào năm 2020. Số tiền này tăng lên 8,7% vào năm 2021 và
đạt mức 316,578,681 nghìn đồng vào năm 2022, tăng thêm 28,1%. Vốn
chủ sở hữu chiếm hơn 49% tổng vốn của công ty trong cả ba năm, tuy
nhiên số tiền này chỉ tăng nhẹ từ năm 2020 đến năm 2022. Vào năm
2020, vốn chủ sở hữu là 156,154,702 nghìn đồng, năm 2021 tăng thêm
0,7% đạt 157,300,556 nghìn đồng và năm 2022 tăng thêm 0,4% đạt
157,899,228 nghìn đồng.
Nợ phải trả của Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa
có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Năm
2020, tổng số nợ phải trả của công ty là 71,204,774 nghìn đồng, tăng
thêm 26,2% lên 89,881,250 nghìn đồng vào năm 2021. Số tiền nợ phải
trả này tiếp tục tăng mạnh lên 158,679,452 nghìn đồng vào năm 2022,
tăng thêm 76,5% so với năm trước. Khoản nợ dài hạn của công ty là
nguyên nhân chính dẫn đến việc này. Năm 2020, khoản nợ dài hạn của
công ty là 7,311,500 nghìn đồng, tăng mạnh lên 76,250,167 nghìn đồng
vào năm 2021 và tiếp tục tăng lên 146,736,693 nghìn đồng vào năm
2022, tăng thêm 92,4% so với năm trước. Số tiền nợ dài hạn này thể

46
hiện khả năng chiếm dụng tài sản và tài chính của công ty, cũng như vị
thế và uy tín của công ty trên thị trường với đối tác và khách hàng.
Tình trạng tăng nợ dài hạn cho thấy công ty đang huy động nguồn
vốn để mở rộng đầu tư và tăng quy mô sản xuất kinh doanh. Việc tăng
các khoản nợ dài hạn cũng cho thấy tiềm năng phát triển dài hạn của
công ty trong tương lai.
3.1.2 Tình hình vốn chủ sở hữu
Từ bảng 3.2 ta thấy được nguồn vốn của công ty đa số là vốn chủ
sở hữu chiếm >49%. Trong đó năm 2020 vốn chủ sở hữu của công ty
chiếm 68,7% tổng vốn, nợ phải trả là 31,3%. Sang năm 2021 vốn chủ
sở hữu của công ty chiếm 63,6% và nợ phải trả tăng lên chiếm 36,4%
tổng nguồn vốn. Sang năm 2022 nợ phải chiếm trên 50% tổng vốn của
công ty.
3.1.3. Tình hình sử dụng vốn của Công ty
3.1.3.1. Tình hình sử dụng vốn lưu động
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng vốn lưu động
Đơn vị: 1000 đồng
Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022
Chỉ tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I. Tiền và
18,00 5.407.45 29,40
các khoản 2.535.505 6.361.084 31,62%
% 7 %
tương đương
II.
tiềnCác 11.438.58 81,22 12.944.2 70,37 13.484.75
khoản phải 67,02%
2 % 33 % 4
thu ngắn hạn
III. Hàng tồn 0,53
74.193 43.746 0,24% 77.708 0,39%
kho %

IV. TS ngắn 0,81


113.902 220.509 1,20% 115.882 0,58%
hạn khác %

47
Tài sàn 14.083.44 100 18.395.4 20.119.17
100% 100%
ngắn hạn 1 % 37 0

(Nguồn: Cân đối kế toán Công ty)


Dựa vào bảng phân tích cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản lưu động của
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa, tiền và các khoản
tương đương tiền năm 2020 là 2.535.505 nghìn đồng chiếm tỷ trọng
18,00% %, năm 2021 tăng lên là 5.407.457 nghìn đồng chiếm 29,40%
%, năm 2022 chỉ tiêu này chiếm 31,62% tương ứng với 6.361.084
nghìn đồng. Như vậy, chỉ tiêu này mặc dù có sự biến động nhưng luôn
ở ngưỡng hợp lý đảm bảo được các hoạt động chi thường xuyên phục
vụ sản xuất kinh doanh của công ty.
Trong suốt giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022 Công ty TNHH
Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa chủ yếu tiến hành đầu tư cho kinh
doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng
hoặc đi thuê không tiến hành đầu tư chứng khoán, đầu tư ngắn hạn.
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên vào năm 2021 và năm 2022
và giảm vào các năm 2020. Năm 2020 các khoản phải thu ngắn hạn là
11.438.582 nghìn đồng, năm 2021 là 12.944.233 nghìn đồng, năm 2022
là 13.484.754 nghìn đồng. Mức tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn
hạn trong tổng tài sản ngắn hạn từ năm 2020 đến năm 2022 lần lượt là
81,22%, 70,37%, 67,02%. Khoản phải thu chính là phần vốn của công
ty bị chiếm dụng, công ty nên lưu ý quản lý chặt chẽ với khoản mục
này.
Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản
ngắn hạn Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa. Năm
2020, hàng tồn kho ở mức 74.193 nghìn đồng chiếm 0,53%, năm 2020
hàng tồn kho giảm còn 43.746 nghìn đồng tương đương 0,24%, năm
2022, chỉ tiêu này tăng lên 77.708% tương ứng là 0,39%. Như vậy,
hàng tồn kho của công ty luôn chiếm từ gần 1% và số liệu này luôn ở
48
mức thấp. Điều này là do thị trường quạt điện hiện nay đã bão hòa. Như
vậy có thể thấy Công ty đáp ứng nhu cầu thị trường và tránh để vốn bị
ứ đọng, tăng hiệu quả sinh lời của đồng vốn.
Các tài sản ngắn hạn khác năm 2020 là 113.902 nghìn đồng tương
ứng chiếm tỷ trọng 0,81%, năm 2021 tài sản ngắn hạn là 220.509 nghìn
đồng tương ứng chiếm tỷ trọng 1,02%, đến năm 2022 là 115.882 tương
ứng chiếm 0,58%. Như vậy, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng
không đáng kể trong cơ cấu tài sản lưu động
3.1.3.2. Tình hình sử dụng vốn cố định
Bảng 3.4. Tình hình sử dụng vốn cố định của Công ty
Đơn vị: 1000 đồng

Chi Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022


tiêu
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.
Tài
114.779.45
sản 74.880.250 35,11 89.218.408 39,00 38,72
9
cố
định
n.
Tài
sản
113.071.22
dài 98.309.696 46,10 85.698.789 37,46 38,14
2
hạn
khá
c

Tài
sản 213.276.03 100,0 228.786.36 100,0 296.459.51 100,0
dài 5 0 9 0 0 0
hạn
(Nguồn: Cân đối kế toán Công ty
Căn cứ vào bảng phân tích cơ cấu vốn đầu tư vào tài sản dài hạn,
tài sản cố định chiếm trọng rất lớn. Năm 2020, tài sản cố định của Công
ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa là 74.880.250 nghìn đồng

49
chiếm 35,11%, năm 2021 số vốn công ty đầu tư vào tài sản cố định là
89.218.408 nghìn đồng tương ứng với 39%, năm 2022 tài sản cố định
tăng nhanh đạt 114.779.459 nghìn đồng tương ứng chiếm tỷ trọng
38.72%. Từ năm 2020 đến năm 2022, cơ cấu tài sản dài hạn chỉ bao
gồm tài sản cố định, số liệu trên cho thấy công ty đầu tư một lượng vốn
rất lớn vào tài sản cố định.
Giai đoạn 2020 - 2022, ngoài tài sản cố định thì tài sản cố định của
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa còn bao gồm các tài
sản dài hạn khác. Năm 2020 tài sản dài hạn khác là 98.309.696 nghìn
đồng chiếm tỷ trọng 46,1%, năm 2021 là 85.698.789 nghìn đồng chiếm
tỷ trọng 37,46%, năm 2022 tài sản dài hạn khác là 113.071.222 nghìn
đồng chiếm tỷ trọng 38,14%. Chỉ tiêu này chủ yếu là các chi phí trả
trước dài hạn dùng vào sản xuất kinh doanh của công ty.
Qua bảng trên cũng cho thấy Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương
Mại Anh Khoa không có các khoản phải thu dài hạn từ năm 2020 đến
năm 2022điều đó cho thấy các khoản nợ của công ty không kéo dài quá
12 tháng, vốn của công ty không bị chiếm dụng dài hạn.
3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa
3.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn

50
Bảng 3.5. Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ tiêu 2020 2021 2022

1. Doanh thu thuần 21.429.968 22.939.111 27.550.146


2. Giá vốn hàng bán 12.269.802 13.535.422 16.357.014
3. Lợi nhuận sau thuế 1.655.914 2.669.768 3.268.440
4. Tổng vốn bình quân 227.359.477 247.181.806 316.578.681
5. Vốn chủ sở hữu bình
156.154.702 157.300.556 157.899.228
quân
6. Tỷ suất lợi nhuận trên
0,73% 1,08% 1,03%
tổng vốn
7.Tỷ suất lơị nhuận vốn
1,06% 1,70% 2,07%
chủ sở hữu
8. Tỷ suất lợi nhuận
7,73% 11,64% 11,86%
doanh thu
9. Tỷ suất giá vốn bán 57,26% 59,01% 59,37%
hàng trên doanh thu
10. Hiệu suất sử dụng vốn 9,43% 9,28% 8,70%

Năm 2020 đến năm 2022 là giai đoạn ảnh hưởng của COVID19 và
nền kinh tế phục hồi nói chung và Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương
Mại Anh Khoa nói riêng. Từ bảng 3.5. ta nhận xét như sau:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân và tỷ
suất lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn bình quân cho thấy xu hướng tăng
dần trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn năm 2020 ở mức 0,73%,
năm 2021 tăng lên 1,08% và năm 2022 giảm nhẹ còn 1,3%.
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự tăng dần cùng
với giá trị lợi nhuận trên tổng vốn. Năm 2020, tỷ suất là 1,06%, năm
2021 là 1,7%, năm 2022 là 2,07%.

51
Thông qua bảng phân tích số liệu thì hiệu quả sử dụng vốn của
công ty là thấp và số liệu ngày càng tăng nhưng mức tăng không đáng
kể.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần có sự biến động ở mức tăng
dần. Năm 2020, chỉ tiêu này có giá trị là 7,73%, năm 2021 là 11,64%,
năm 2022 là 11,86%.
Chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần có sự biến động.
Năm 2020 là 57,26%, năm 2021 là 59,01%, năm 2022 tăng lên đến
59,37%. Chỉ tiêu này cho thấy để có được 1 đồng doanh thu thuần thì
năm 2020 doanh nghiệp phải bỏ ra 0,57 đồng giá vốn, năm 2021 là 0,59
đồng giá vốn, năm 2022 là 0,60 đồng giá vốn. Như vậy, hiệu quả trong
việc quản lý các khoản chi phí trong giá vốn chưa được đảm bảo, điều
này một phần là do ảnh hưởng của tỷ giá khi công ty tiến hành nhập
khẩu nguyên liệu và quạt điện Mitsubishi, tuy nhiên công ty cũng cần
xem xét việc tiết kiệm thêm chi phí để giảm tỷ suất giá vốn trên doanh
thu.
Hiệu suất sử dụng vốn cũng có sự giảm sút đáng kể, năm 2020 chỉ
tiêu này là 9,43%, năm 2021 là 9,28%, năm 2022 là 8,7% chứng tỏ một
đồng vốn tạo ra ngày càng ít thu nhập cho Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa.
3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Với Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa, vốn cố
định đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra doanh thu, là bộ
phận không thể thiếu của vốn kinh doanh, quyết định đến quy mô trang
bị tài sản cố định và thông qua đó tác động trực tiếp đến năng lực sản
xuất.

52
Bảng 3.6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định Công ty TNHH Đầu
Tư Và Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: 1000 đồng
2021/2 2022/2
Chỉ tiêu 2020 2021 2022 020 021
(%) (%)
1. Tài
sản cố
74.880.250 89.218.408 114.779.459 19.1 28.6
định hữu
hình

Nguyên 120.317.65
139.134.838 170.114.931 15.6 22.3
giá 1

Giá trị
-
hao mòn -49.916.430 -55.335.472 9.9 10.9
45.437.401
luỹ kế

Thông qua việc phân tích số liệu về tài sản cố định có thể nhận
thấy tài sản cố định của Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh
Khoa biến động mạnh trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2022. Năm
2020 số liệu về tài sản cố định hữu hình của công ty là 74.880.250
nghìn đồng, năm 2021 chỉ tiêu này tăng lên là 89.218.408 nghìn đồng
tăng 19,1% so với năm 2020. Đến năm 2022, tài sản cố định hữu hình
tăng nhanh lên mức 114.779.459 nghìn đồng là do trong năm 2022,
3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động giúp Công ty TNHH Đầu
Tư Và Thương Mại Anh Khoa đảm bảo an toàn về tài chính, huy động
được các nguồn tài trợ và hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty TNHH
Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa cần xem xét một số chỉ tiêu như
trong bảng số liệu sau:

53
Bảng 3.7. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 –
2022
Đơn vị: 1000 đồng
ĐV 2021/2020 2022/2021
STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022
tính +/- % +/- %
1 Doanh thu thuần 1000 đ 21.429.968 22.939.111 27.550.146 1.509.143 6,6 4.611.035 16,7

2 Lợi nhuận sau thuế 1000 đ 1.655.914 2.669.768 3.268.440 1.013.854 38,0 598.672 18,3
Vốn lưu động bình quân
3 1000 đ 10.698.289 11.349.565 14.966.556 651.276 5,7 3.616.991 24,2
trong kỳ
Số lần luân chuyển VLĐ
4 lần 2,003 2,021 1,841 0,018 0,9 -0,180 -9,8
(1/3)
Kỳ luân chuyển VLĐ
5 Ngày 179,7 178,1 195,6 -1,603 -0,9 17,452 8,9
(3*360/1)
Mức đảm nhiệm VLĐ
6 lần 0,499 0,495 0,543 -0,004 -0,9 0,048 8,9
(3/1)

7 Sức sinh lời VLĐ (2/3) lần 0,155 0,235 0,218 0,080 34,2 -0,017 -7,7

(Nguồn: Cân đối kế toán Công ty)

54
Qua bảng phân tích các chỉ tiêu khả năng thanh toán, có thế nhận
thấy rằng Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa đang có
khả năng thanh toán tốt, không gặp rủi ro trong thanh khoản. Cụ thể:
Dựa trên số liệu phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH
Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa trong giai đoạn từ 2020 đến năm
2022, chỉ tiêu số lần luân chuyển vốn lưu động tăng lên vào năm 2020
và năm 2021 với số liệu lần lượt là 2,003 lần và 2,021 lần và giảm
xuống vào năm 2022 xuống còn 1,841 lần. Điều này cho thấy hiệu quả
sử dụng vốn lưu động đạt cao nhất vào năm 2020 và 2021 và giảm vào
năm 2022.
Kỳ luân chuyển vốn lưu động trong các năm lần lượt là 179,7 ngày
năm 2020, 178,1 ngày năm 2021, 195,6 ngày năm 2022. Như vậy, năm
2022 thì kỳ luân chuyển vốn đang kéo dài hơn do vậy công ty cần lưu ý
đến việc quản lý chặt chẽ, tránh lãng phí vốn lưu động.
Mức độ đảm nhận vốn lưu động cũng có sự biến động với xu
hướng tăng nhẹ trong giai đoạn. Năm 2020, để tạo ra 1 đồng doanh thu
cần bỏ ra 0,499 đồng vốn lưu động. Năm 2021, để có được 1 đồng
doanh thu cần 0,495 đồng vốn lưu động, năm 2022 chỉ cần 0,543 đồng
vốn để có được 1 đồng doanh thu. Hệ số đảm nhận này cho thấy hiệu
quả sử dụng vốn lưu động đang tăng nhẹ nhưng mức tăng không đáng
kể.
Với chỉ tiêu sức sinh lời vốn lưu động, số liệu lại thể hiện xu
hướng tăng dần. Năm 2020, 1 đồng vốn lưu động tạo ra 0,155 đồng lợi
nhuận. Năm 2021 lợi nhuận được tạo ra từ 1 đồng vốn lưu động là
0,235 đồng. Năm 2022 sức sinh lời giảm chỉ còn 0,218 đồng cho thấy
hiệu quả khai thác vốn lưu động giảm.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cần đánh giá chi tiết
hiệu quả sử dụng đối với từng bộ phận của vốn lưu động mà trước hết

55
chính là khả năng thanh toán với số liệu phân tích trong các bảng sau
đây:

56
Bảng 3.8. Khả năng thanh toán của Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 2020 – 2022
Đơn vị: 1000 đồng
ĐV 2021/2020 2022/2021
STT Chỉ tiêu 2020 2021 2022
tính +/- % +/- %
1 Hàng tồn kho 1000 đ 74.193 43.746 77.708 -30.447 -0,696 33.962 0,437
69.396.87
2 Tổng tài sản 1000 đ 227.359.477 247.181.806 316.578.681 19.822.329 0,080 0,219
5
68.798.20
3 Nợ phải trả 1000 đ 71.204.774 89.881.250 158.679.452 18.676.476 0,208 0,434
2
Tài sản ngắn
4 1000 đ 14.083.441 18.395.437 20.119.170 4.311.996 0,234 1.723.733 0,086
hạn
-
5 Nợ ngắn hạn 1000 đ 63.893.274 13.631.083 11.942.759 -3,687 -1.688.324 -0,141
50.262.191
Hệ số thanh
6 toán tổng lần 3,19 2,75 2,00 0 -0,161 -1 -0,378
quát (2/3)
Hệ số thanh
7 toán nợ ngắn lần 4,54 0,74 0,59 -4 -5,122 0 -0,248
han (5/4)
Hệ số thanh
8 toán nhanh lần 4,53 0,74 0,59 -4 -5,135 0 -0,252
(5-1/4)
(Nguồn: Cân đối kế toán Công ty)

57
Hệ số thanh toán tổng quát năm 2020 là 3,19, năm 2021 là 2,75,
năm 2022 là 2,00. Chỉ tiêu này qua các năm đều ở mức cao chứng tỏ
khả năng tài chính của công ty rất mạnh, các khoản vay của Công ty
TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa đều có tài sản đảm bảo.
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa trong 3 năm gần đây đều có giá trị giảm hơn
chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn luôn được đảm bảo. Các
khoản nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng tài sản ngắn hạn, công ty không
gặp rủi ro với các khoản vay, khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số thanh toán nhanh xem xét về khả năng thanh toán các khoản
nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản lưu động có tính thanh khoản
cao, dễ chuyển đổi thành tiền. Hệ số này có giá trị từ 0,59 đến 4,53
chứng tỏ lượng hàng tồn kho khá lớn, vốn ngắn hạn bị ứ đọng nhưng
khả năng thanh toán nhanh vẫn được đảm bảo trong mức an toàn.
Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thường có một phần
vốn tồn đọng trong quá trình thanh toán được gọi là các khoản phải thu.
Thông thường, các khoản phải thu chiếm tỷ lệ từ 15% - 20% tài sản của
doanh nghiệp. Các khoản phải thu của Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa tính đến ngày 31/12/2022 là 13,484,754 nghìn
đồng chiếm 4,26% tổng tài sản. Như vậy, tỷ trọng phải thu trong tổng
tài sản của công ty ở mức phù hợp.

58
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN
VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NĂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN
CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG MẠI ANH KHOA
4.1 Đánh giá thực trạng sử dụng vốn của công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa
4.1.1 Những kết quả đạt được
Qua phân tích về hiệu quả kinh doanh giai đoạn 2020 – 2022, có
thể thấy công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa đã đạt được
một số kết quả như sau:
Một là, nguồn vốn của công ty ghi nhận sự tăng trưởng trong suốt
giai đoạn. Dù là một doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường và va
phải sự cạnh tranh gay gắt từ những hệ thống khác, công ty TNHH Đầu
Tư Và Thương Mại Anh Khoa vẫn đạt được tăng trưởng. Đây là sự cố
gắng rất lớn đến từ phía Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên của công
ty.
Hai là, nhóm các chỉ tiêu sinh lời của công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa đang có xu hướng diến biến khá tốt, chỉ trừ tỷ
suất lợi nhuận thuần giảm xuống vào năm 2021 do chi phí tăng, tuy
nhiên sau đó tỷ số này cũng đã tăng trở lại. Hiệu quả sinh lời của công
ty ở mức tương đối ổn định.
Ba là, công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa ứng dụng
công nghệ hiện đại đối với hoạt động ở các khâu quản lý, thực thi, giám
sát, ..., góp phần tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động của
công ty.
Bốn là, nhóm các chỉ tiêu thanh khoản ở mức cao, công ty hoàn
toàn đảm bảo khả năng trả nợ. Các chi tiêu đánh giá khả năng thanh
toán của công ty ở mức khá tốt với hệ số khả năng thanh toán tổng quát,
hệ sổ khá năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh.
59
Việc đảm bảo trong thanh toán giúp công ty xây dựng được tín nhiệm
trong quan hệ tín dụng các nhà cung cấp và với các ngân hàng.
Năm là, Công ty tiếp tục đầu tư về con người, tuyển dụng và đào
tạo mới đội ngũ nhân viên marketing, nhân viên bán hàng chuyên
nghiệp, có sự sàng lọc, đổi mới trong đội ngù đề nâng cao năng lực tiêu
thụ sản phẩm cùa công ty ra thị trường, đặc biệt là các thị trưởng mới
mở.
4.1.2 Hạn chế
Một là, cơ cấu nguồn vốn của công ty TNHH Đầu Tư Và Thương
Mại Anh Khoa chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Điều này phần lớn là do
công ty có thời gian hoạt động chưa dài nên mới chỉ tập trung vào
những hoạt động kinh doanh cơ bản nhất.
Hai là, cơ cấu chi phí phần lớn là giá vốn hàng bán và phụ thuộc
nhiều vào nhà cung cấp. Điều này khiến cho tổng chi phí có sự biến
động mạnh khi nền kinh tế gặp tác động.
Ba là, các hoạt động marketing chưa đem lại hiệu quả cao, không
đi theo một chiến dịch cụ thể và chưa có những chiến lược nhắm đến
các nhóm khách hàng riêng biệt.
Bốn là, hàng tồn kho của công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại
Anh Khoa đang chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu tài sản, chỉ tiêu vòng
quay hàng tồn kho của công ty ở mức vô cùng thấp cho thấy rằng lượng
hàng tồn kho của công ty đang được giải phóng rất chậm, ứ đọng nhiều.
4.1.3 Nguyên nhân của hạn chế
4.1.3.1 Nguyên nhân khách quan

“Chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu và bám sát thị trường mà chỉ
là những cán bộ thị trường văn phòng lâu năm dựa vào kinh nghiệm
thực tế để nhận biết, đánh giá thị trường nên công ty thường lúng túng
trong việc triển khai mặt hàng mới.”

60
“Nguồn vốn của công ty còn bị phân tán ở nhiều lĩnh vực nên chưa
tập trung nguồn lực cho việc sản xuất kinh doanh. Khiến cho hoạt động
kinh doanh còn manh mún, chưa cạnh tranh được so với các đối thủ
khác trên thị trường.”
“Năng lực ban lãnh đạo còn nhiều thiếu sót do chủ yếu chỉ có năng
lực về chuyên môn kỹ thuật do làm lâu năm nên được cất nhắc lên làm
lãnh đạo. Chưa có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.
Trình độ tay nghề của lực lượng lao động trực tiếp sản xuất chưa cao,
chủ yếu tốt nghiệp trung học phổ thông khiến cho chất lượng và tiến độ
chưa đáp ứng được yêu cầu. Số lượng lao động hàng năm không ổn
định, các chế độ đãi ngộ bị cắt giảm khiến tâm lý người lao động bị ảnh
hưởng, không chuyên tâm vào lao động, sản xuất.”
4.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan

“Công ty chưa đề ra được chiến lược phát triển nguồn nhân lực lâu
dài, không có chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút nhân tài. Vì thế, công
ty chưa tạo được động lực cho người lao động để họ gắn bó lâu dài gây
ra sự bất ổn về nhân sự. ảnh hưởng đến tâm lý và hiệu quả làm việc của
người lao động.”
Công tác dự báo thị trường của công ty còn nhiều hạn chế, việc dự
trữ hàng tồn kho quá nhiều không nhưng không đem lại hiệu quà mà
còn kéo theo nhiều chi phí không cần thiết như chi phí bào quàn, lưu
kho làm vốn lưu động bị ứ đọng dẫn đến làm giảm hiệu quả sử dụng
vốn lưu động của doanh nghiệp.
Công tác quàn lý, tiết kiệm chi phí vần chưa được quan tàm đúng
mức dần đến giám hiệu quá sinh lời của tài sản.
Một sổ cán bộ quản lý có năng lực hạn chế, trình độ chuyên môn
chưa cao, trình độ tay nghề cùa công nhân chưa được nâng lên.

61
4.2 Định hướng phát triển của công ty TNHH Đầu Tư Và Thương
Mại Anh Khoa
Theo chiến lược kinh doanh của công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa giai đoạn 20121 - 2025 và tầm nhìn đến năm
2030, công ty xác định các định hướng phát triển đến năm 2025 như
sau:
- Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa nỗ lực trở
thành một công ty vững mạnh, phấn đấu trở thành một trong những
doanh nghiệp lớn trong ngành về thị phần và lợi nhuận.
- Hoạt động hiệu quả về tài chính:
+ Xây dựng các chi nhánh có lợi nhuận dương và tăng trưởng dần
đều, lành mạnh về tài chính
+ Tập trung vào lợi nhuận để đảm bảo công ty tạo lập được các
đơn vị kinh doanh bền vững.
- “Thường xuyên quan tâm đào tạo nâng cao trình độ quản lý,
chuyên môn và tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên .”
- Xây dựng mô hình quản trị theo hướng hiện đại
- “Phương hướng cắt giảm chi phí kinh doanh: Yếu tố con người là
điều đầu tiên mà công ty nghĩ đến khi cắt giảm chi phí. Tuy nhiên, nếu
việc cắt giảm nhân sự không được tiến hành cẩn trọng dễ dẫn đến tình
trạng thiếu hụt lao động, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Vì vậy,
cần xác định cắt ở đâu, bỏ ai để từ đó có chính sách phù hợp. Giảm và
phân loại khách hàng trong kinh doanh, khách hàng là thứ duy trì hoạt
động và quyết định sự thành công của công ty, vì vậy cần cân nhắc khi
muốn giảm lượng khách hàng. Và thực hiện các thủ tục đánh giá và
đảm bảo hiệu quả để giảm chi phí không cần thiết.”
- “Phương hướng tăng doanh thu của công ty: Cần xác định đúng
khách hàng mục tiêu để tăng doanh thu hiệu quả bền vững. Công ty cần
tìm kiếm những khách hàng tiềm năng bằng cách tìm hiểu đối tượng
62
mục tiêu và khách hàng hiện tại. Ngoài ra còn đào tạo đội ngũ nhân
viên chuyên nghiệp vì nhân viên là người trực tiếp đem lại doanh thu
hiệu quả. Bên cạnh đó là phân tích đối thủ cạnh tranh song song với
việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng.”
- “Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng lao động: Nâng cao
hiệu quả sử dụng lao động đầu vào giúp nâng cao khả năng cạnh tranh
của công ty trên thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề
then chốt của các công ty, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện
nay.Nâng cao hiệu quả lao động dẫn đến sản xuất và hoạt động hiệu
quả hơn. Năng suất lao động tăng cao, nhanh là điều kiện tiên quyết để
tăng khối lượng và tốc độ tăng tổng sản phẩm quốc dân và thu nhập
quốc dân, tạo điều kiện giải quyết thuận lợi bài toán tích luỹ và tiêu
dùng. Khi năng suất lao động tăng thì sản lượng tăng và tổng giá trị sản
lượng tăng. Khi giá trị sản xuất tạo điều kiện tăng lợi nhuận thì doanh
nghiệp có thể tích luỹ đầu tư mở rộng sản xuất.”
- “Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Vốn là yếu tố
đảm bảo cho quá trình sản xuất của công ty được diễn ra thường xuyên
và liên tục. Vì vậy nếu không sử dụng vốn hiệu quả sẽ không thể tiến
hành sản xuất kinh doanh, thiếu vốn sẽ gây ra tình trạng khó khăn, cản
trở tính liên tục của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để tăng trưởng và phát triển không hoàn toàn chỉ phụ thuộc vào số
lượng vốn nhiều mà cơ bản là phụ thuộc vào việc quản lý và sử dụng
vốn như thế nào cho hiệu quả nhất. Mặt khác phải có một cơ cấu vốn
hợp lý, phù hợp với ñiều kiện cụ thể của doanh nghiệp cũng là một yếu
tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy việc
phân tích hiệu quả sử dụng vốn là vô cùng cần thiết cho sự tồn tại và
phát triển bền vững của các công ty nói chung và công ty TNHH Đầu
Tư Và Thương Mại Anh Khoa.”

63
4.3 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty
TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa
4.3.1. Phân tích cơ cấu vốn
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa nên phân tích
và đánh giá cơ cấu vốn để xác định tỷ lệ phù hợp giữa vốn chủ sở hữu
và vốn vay. Điều này đảm bảo rằng Công ty sử dụng vốn một cách cân
đối và giảm thiểu rủi ro tài chính. Cần xem xét các phương án tài trợ và
quản lý nợ một cách cẩn thận để đảm bảo lãi suất và điều kiện vay hợp
lý.
Phân tích cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản là một phần quan
trọng của cơ cấu vốn, Công ty nên phân tích cơ cấu của nguồn vốn để
hiểu rõ tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay. Điều này giúp xác định
mức độ nợ hợp lý và đảm bảo cân đối giữa việc sử dụng vốn tự có và
vốn vay. Phân tích về cơ cấu tài sản, công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa nên xem xét cơ cấu của tài sản để đảm bảo tài
sản được sử dụng hiệu quả. Phân tích cơ cấu tài sản có thể bao gồm
phân tích tỷ lệ giữa tài sản cố định và tài sản lưu động, cũng như phân
tích tỷ lệ giữa các loại tài sản như tiền mặt, hàng tồn kho và tài sản đầu
tư.
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa theo dõi và
phân tích tài chính định kỳ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hiệu quả
sử dụng vốn. Các chỉ số tài chính như ROE, ROA, ROI, tỷ lệ thanh toán
và chu kỳ tiền mặt nên được theo dõi và so sánh với các chuẩn mực
ngành và các năm trước đó. Điều này giúp xác định điểm mạnh và điểm
yếu trong việc sử dụng vốn và đưa ra các điều chỉnh cần thiết.
4.3.2. Quản lý vốn lưu động một cách chặt chẽ
Vốn lưu động là tài sản mà Công ty có thể nhanh chóng chuyển đổi
thành tiền mặt. Để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cần quản lý tốt
vốn lưu động bằng cách giảm thiểu các khoản phải thu quá hạn, kiểm
64
soát hàng tồn kho, tối ưu hóa chu kỳ tiền mặt và tăng cường quản lý các
khoản phải trả ngắn hạn.
Để quản lý vốn lưu động hiệu quả, Công ty TNHH Đầu Tư Và
Thương Mại Anh Khoa cần quản lý phải thu và công nợ. Đảm bảo rằng
các khoản phải thu được thu về đúng hạn và giảm thiểu các khoản phải
thu quá hạn. Điều này có thể được thực hiện bằng cách áp dụng chính
sách thu tiền nhanh, sử dụng hệ thống quản lý công nợ hiệu quả, kiểm
tra tín dụng của khách hàng và áp dụng các biện pháp khắc phục khi
gặp khó khăn trong việc thu hồi.
Bên cạnh đó việc kiểm soát hàng tồn kho và đảm bảo rằng hàng
tồn kho được quản lý và điều chỉnh một cách cẩn thận để tránh tình
trạng hàng tồn kho dư thừa hoặc quá hạn. Áp dụng các phương pháp
quản lý kho hiệu quả như kỹ thuật JIT (Just-in-Time), phân tích ABC
(quản lý ưu tiên theo giá trị) và sử dụng hệ thống quản lý kho phù hợp.
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa tối ưu hóa chu
kỳ tiền mặt, điều chỉnh và cải thiện chu kỳ tiền mặt của doanh nghiệp
bằng cách quản lý thời gian thu tiền từ khách hàng và thời gian thanh
toán cho nhà cung cấp. Điều này có thể đạt được bằng cách áp dụng các
chính sách thanh toán hợp lý, đàm phán điều kiện thanh toán với nhà
cung cấp và tăng cường quản lý dòng tiền.
Quản lý các khoản phải trả ngắn hạn, để đảm bảo rằng các khoản
phải trả ngắn hạn được quản lý một cách chặt chẽ và đảm bảo khả năng
thanh toán đúng hạn. Cần phân tích và lập kế hoạch tài chính để đảm
bảo sự phù hợp giữa nguồn vốn và các khoản phải trả, sử dụng kỹ thuật
quản lý dòng tiền và tối ưu hóa cơ cấu nợ ngắn hạn.
Công ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa có thể sử dụng
công nghệ và hệ thống quản lý thông minh, áp dụng các công nghệ và
hệ thống quản lý thông minh để tăng cường quản lý vốn lưu động. Các
công cụ và phần mềm quản lý tài chính, quản lý công nợ, quản lý
65
4.3.3. Tối ưu hoá cơ cấu vốn
Xác định mục tiêu cơ cấu vốn: Xác định mục tiêu cơ cấu vốn mà
doanh nghiệp muốn đạt được. Mục tiêu này có thể bao gồm việc tăng tỷ
lệ vốn chủ sở hữu để giảm rủi ro tài chính hoặc tối ưu hóa tỷ lệ giữa
vốn chủ sở hữu và vốn vay để tận dụng lợi thế về lãi suất.
Tăng cường vốn chủ sở hữu: Để tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu, có thể
xem xét các phương án như huy động thêm vốn từ cổ đông hiện tại,
tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu mới hoặc tích lũy lợi
nhuận để tái đầu tư.
Quản lý vốn vay: Đối với vốn vay, cần kiểm soát và quản lý nợ
một cách cẩn thận. Xem xét tối ưu hóa cơ cấu nợ bằng cách chọn các
khoản vay có lãi suất hợp lý và điều kiện vay linh hoạt. Đồng thời, duy
trì một mức nợ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán và giảm rủi ro
tài chính.
Tái cấu trúc cơ cấu vốn: Đôi khi, tái cấu trúc cơ cấu vốn là cần
thiết để tối ưu hóa sử dụng vốn. Điều này có thể bao gồm việc sáp
nhập, hợp nhất hoặc chuyển nhượng công ty con, tài sản không cần
thiết hoặc không hiệu quả để giải phóng vốn và tập trung vào lĩnh vực
kinh doanh chính mang lại lợi nhuận cao hơn.
Định kỳ đánh giá và điều chỉnh: Quản lý cơ cấu vốn là quá trình
định kỳ và liên tục. Đánh giá định kỳ các chỉ số tài chính, phân tích
kịch bản và điều chỉnh cơ cấu vốn dựa trên sự thay đổi của môi trường
kinh doanh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.

66
CHƯƠNG V: TÓM TẮT, KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Tóm tắt
Với đề tài nghiên cứu : “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công
ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa, Tác giả đã khái lược
được thực trạng sử dụng vốn của Công ty giai đoạn 2020 – 2022.
Chương 1 của khóa luận tổng quan vấn đề nghiên cứu bối cảnh nghiên
cứu, tổng quan về Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa
quá trình hình thành phát triển và tổ chức bộ máy quản lý, kết quả hoạt
động kinh doanh của công ty; sau đó bài khóa luận nêu khái quát mục
tiêu nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu của khóa luận.
Chương 2 bài khóa luận đưa ra cơ sở lý luận về vốn và hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp bao gồm các khái niệm vốn và nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, phân tích tình hình sử dụng
vốn, , bảng cân đối kế toán, đưa ra các phương pháp phân tích và phân
tích tình hình sử dụng vốn thông qua các tỷ số tài chính khả năng thanh
toán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời. Dựa trên cơ sở lý thuyết
chương 2, chương 3 tiến hành phân tích tình hình nguồn vốn của tại
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa giai đoạn 2020-2022.
Phân tích tình hình hiệu quả sử dụng vốn Công ty thông qua phân tích
sự biến động về cơ cấu nguồn vốn, doanh thu, lợi nhuận, chi phí và
phân tích các tỷ số hiệu quả sử dụng vốn. Đánh giá tình hình sử dụng
vốn của tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa Tổng
nguồn vốn giai đoạn 2020-2022 của công ty năm 2021 tăng 8.7% so với
năm 2020 tương đương với mức tăng 19,822,329 nghìn đồng và năm
2022 tổng nguồn vốn của công ty đạt 316,578,681 nghìn đồng mức tăng
69,396,875 nghìn đồng tăng 28.1% so với năm 2021. Chương 4 của bài
khóa luận đưa ra đánh giá những điểm hạn chế trong tài chính của công
ty. Chương 5 của bài khóa luận đưa ra một số giải pháp và kiến nghị
nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại
67
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa. Mong những ý kiến
đóng góp giải pháp sẽ giúp công ty ngày càng phát triển trong tương
lai.
5.2 Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về tình hình phân tích nguồn
vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa, tác giả đã
hoàn thành Khóa luận mang tựa đề "Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn
Tại Công Ty TNHH Đầu Tư Và Thương Mại Anh Khoa". Trong khóa
luận, đã đạt được một số kết quả quan trọng.
Thứ nhất, tác giả đã xây dựng và làm rõ cơ sở lý thuyết về vốn và
cải thiện hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. Điều này đã giúp hệ
thống hóa kiến thức và tăng cường sự hiểu biết chung về việc sử dụng
vốn trong doanh nghiệp.
Thứ hai, tác giả đã trình bày và phân tích tình hình nguồn vốn hiện
tại và hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại
Anh Khoa. Nhờ đó, đã đánh giá được những ưu điểm và hạn chế trong
việc sử dụng vốn tại công ty.
Thứ ba, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn tại Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa.
Hy vọng rằng những kết quả đạt được và các giải pháp kiến nghị
sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện công tác sử dụng vốn trong công ty, từ
đó nâng cao hiệu quả quản lý và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động
sản xuất kinh doanh. Tác giả đã ghi nhận sự hỗ trợ và đồng hành từ ban
lãnh đạo công ty và giáo viên hướng dẫn. Tất cả những nội dung và yêu
cầu nghiên cứu đã được thể hiện đầy đủ trong khóa luận. Tuy nhiên, do
ảnh hưởng của dịch bệnh, quá trình nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế
và thiếu sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp quý báu từ các thầy
cô để khóa luận hoàn thiện hơn.

68
5.3 Kiến nghị
5.3.1. Đối với Nhà nước
Tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi
Nhà nước cần tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, minh
bạch và không bị quá nhiều quy định phức tạp. Điều này bao gồm giảm
bớt thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp
nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, đồng thời cung cấp thông tin và hỗ trợ
về các chính sách, quy định tài chính.
Nâng cao khả năng tài chính của doanh nghiệp
Nhà nước có thể cung cấp các chương trình và chính sách hỗ trợ
tài chính để giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp,
điều chỉnh thời hạn và điều kiện vay. Đồng thời, tăng cường đào tạo và
tư vấn tài chính cho các doanh nghiệp để nâng cao khả năng quản lý và
sử dụng vốn hiệu quả.

Thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn


Nhà nước có thể đẩy mạnh phát triển thị trường vốn, bao gồm thị
trường chứng khoán và thị trường trái phiếu. Điều này tạo ra một nguồn
cung vốn đa dạng hơn cho các doanh nghiệp và tăng cường khả năng
huy động vốn từ công chúng. Cùng với đó, nhà nước cần đảm bảo quản
lý chặt chẽ và minh bạch để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.
Đẩy mạnh giáo dục tài chính và kinh doanh
Nhà nước có thể tăng cường giáo dục tài chính và kinh doanh
trong hệ thống giáo dục công cộng. Điều này giúp nâng cao nhận thức
và kiến thức tài chính của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó cải thiện khả
năng quản lý tài chính và sử dụng vốn của các doanh nghiệp.
Thúc đẩy hợp tác công tư và đầu tư nước ngoài
Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các doanh
nghiệp công tư và đầu tư nước ngoài để gia tăng nguồn vốn và kỹ thuật
69
vào các lĩnh vực quan trọng. Điều này có thể được đạt thông qua việc
cải thiện môi trường kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tăng
cường bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư và tạo ra các chính sách
khuyến khích đối với đầu tư nước ngoài.
Đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển công nghệ
Nhà nước cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ để
tăng cường sự đổi mới và nâng cao năng suất lao động trong các doanh
nghiệp. Điều này giúp cải thiện hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc áp
dụng công nghệ tiên tiến, tối ưu hóa quy trình sản xuất và gia tăng giá
trị gia tăng.
5.3.2. Đối với công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa
Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính chi tiết
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa cần lập kế hoạch
tài chính rõ ràng, bao gồm việc xác định mục tiêu tài chính, dự báo
nguồn thu, chi phí và lợi nhuận. Đồng thời, việc theo dõi và đánh giá
thường xuyên các chỉ số tài chính để điều chỉnh kế hoạch theo nhu cầu
và tình hình thị trường.
Tối ưu hóa quản lý nguồn vốn
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoacần xác định mức
độ rủi ro và lợi nhuận của từng nguồn vốn và phân bổ chúng một cách
hiệu quả. Việc tìm kiếm các nguồn vốn mới, đa dạng hóa cấu trúc vốn
và tối ưu hóa chi phí vốn sẽ giúp tăng cường khả năng tái đầu tư và
tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đánh giá lại quy trình và quy định quản lý vốn
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa nên xem xét và
cải thiện quy trình quản lý vốn hiện tại, từ việc thu thập thông tin, xác
định và đánh giá rủi ro, đến việc theo dõi và báo cáo về sử dụng vốn.
Đảm bảo rằng quy trình này được thực hiện một cách hiệu quả và minh

70
bạch, từ đó giảm thiểu lãng phí và tăng tính khả thi của các quyết định
đầu tư.
Đầu tư vào công nghệ và hệ thống thông tin
Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa áp dụng các
công nghệ tiên tiến và hệ thống thông tin hiện đại trong việc quản lý tài
chính và sử dụng vốn có thể giúp tăng cường tính chính xác và nhanh
chóng của dữ liệu, cải thiện quy trình làm việc và giảm thiểu sai sót.
Điều này sẽ cung cấp thông tin quan trọng cho việc ra quyết định và tối
ưu hóa sử dụng vốn.

71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Bá Khanh (2011), Giáo trình: Phân tích tài doanh
nghiệp, Nxb Đại học Tài chính – Ngân hàng.
2. Nguyễn Trọng Cơ - Nguyễn Thị Hà (2017), Giáo trình phân
tích tài chính, Nxb Tài chính- Học Viện Tài Chính.
3. Tài liệu Công ty TNHH Đầu tư và Thương mại Anh Khoa
2020,2021,2022.
4. Nguyễn Đình Kiệm và Bạch Đức Hiển (2012), “Giáo trình Tài
chính doanh nghiệp”, Nhà xuất bản Tài Chính.
5. Nguyễn Minh Kiều (2016), “Giáo trình phân tích tài chính”,
Nhà xuất bản thống kê.
6. Nguyễn Tuấn Hùng (2019), “Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh
nghiệp” NXB Trẻ
7 . Nguyễn Năng Phúc (2008), “Giáo trình phân tích báo cáo tài
chính”, Trường Đại học kinh tế quốc dân.
8. Nguyễn Quang Quynh (2013), “Giáo trình kế toán quản trị”,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
9. Nguyễn Thanh Liêm (2017), “Quản trị tài chính”, Nhà xuất bản
thống kê.

72

You might also like