Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 288

LÒNG DŨNG-CẢM PHI-THƯỜNG:

TRẬN-ĐÁNH ĐỒI CHARLIE Ở VIỆT-NAM

Nguyên-tác
EXTRAORDINARY VALOR:
THE FIGHT FOR CHARLIE HILL IN VIETNAM

Tác-giả
WILLIAM REEDER JR.
(Cựu Đại-tá Không-lực Lục-quân Hoa-Kỳ)

Ấn-hành
LYONS PRESS
June 15, 2022


Việt-dịch và chú
Ý-ANH
April 30, 2023
An imprint of Globe Pequot, the trade division of
The Rowman & Littlefield Publishing Group, Inc.
4501 Forbes Blvd., Ste. 200
Lanham, MD 20706
www.rowman.com

Distributed by NATIONAL BOOK NETWORK

Copyright © 2022 by William Reeder, Jr.

All rights reserved. No part of this book may be reproduced in any form or by any
electronic or mechanical means, including information storage and retrieval systems,
without written permission from the publisher, except by a reviewer who may quote
passages in a review.

British Library Cataloguing in Publication Information available

Library of Congress Cataloging-in-Publication Data


Names: Reeder, William, Jr., author.
Title: Extraordinary valor: the fight for Charlie Hill in Vietnam/William Reeder, Jr.
Description: Guilford, Connecticut: Lyons Press, [2022] | Includes bibliographical
references and index.
Identifiers: LCCN 2021050988 (print) | LCCN 2021050989 (ebook) | ISBN
9781493063673 (cloth) | ISBN 9781493063680 (epub)
Subjects: LCSH: Duffy, J. J. (John J.) | Lê, Văn Mễ. | Easter Offensive, 1972. | Vietnam
War, 1961-1975-United States. Classification: LCC DS557.8.E23 R44 2022 (print) |
LCC DS557.8.E23 (ebook) | DDC 959.704/3373-dc23/ eng/20211028
LC record available at https://lccn.loc.gov/2021050988
LC ebook record available at https://lccn.loc.gov/2021050989

The paper used in this publication meets the minimum requirements of American
National Standard for Information Sciences Permanence of Paper for Printed Library
Materials, ANSI/NISO Z39.48-1992.
Người ở lại Charlie*

Anh
Hỡi anh ở lại Charlie
Anh
Hỡi anh giã từ vũ-khí
Vâng, chính anh là ngôi sao mới
Một lần này chợt sáng trưng
Là cánh dù đan bằng tiếc-thương vô-cùng.

* Bài hát “Người ở lại Charlie” (Those Who Stayed at Charlie) được nhạc-sĩ Trần-
Thiện-Thanh sáng-tác vào năm 1972. Bài hát được rất nhiều người biết đến dưới
thời Việt-Nam Cộng-Hòa, và cho đến tận ngày nay đối với nhiều người Việt-Nam,
đặc-biệt là cộng-đồng người Việt ở quốc-ngoại.
Dành tặng Thiếu-tá John Joseph Duffy (Lục-quân Hoa-Kỳ, hồi-hưu),

Trung-tá Lê-Văn-Mễ (Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa), Thiếu-tá

Đoàn-Phương-Hải (Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa), và tất cả các

chiến-binh nhảy-dù anh-dũng của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, Quân-lực

Việt-Nam Cộng-Hòa.
MỤC-LỤC

LỜI THƯA CỦA TÁC-GIẢ............................................................................................. 4


LỜI-THƯA CỦA NGƯỜI DỊCH VÀ CHÚ..................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CUỐI ĐƯỜNG........................................................................................... 1
CHƯƠNG 2: CẬU BÉ CHĂN TRÂU ............................................................................. 3
CHƯƠNG 3: NỮU-ƯỚC, NỮU-ƯỚC .......................................................................... 20
CHƯƠNG 4: VIỆT-NAM – CHẶN DỪNG TIẾP THEO ............................................. 36
CHƯƠNG 5: NHẢY-DÙ CỐ-GẮNG ............................................................................ 56
CHƯƠNG 6: HUYNH-ĐỆ CHI-BINH .......................................................................... 74
CHƯƠNG 7: KON-TUM ............................................................................................... 89
CHƯƠNG 8: HỎA-TIỄN-SAN.................................................................................... 100
CHƯƠNG 9: MỞ-MÀN ............................................................................................... 114
CHƯƠNG 10: CHUYỂN-TIẾP.................................................................................... 132
CHƯƠNG 11: THỨ-BA ............................................................................................... 136
CHƯƠNG 12: THỨ-TƯ ............................................................................................... 142
CHƯƠNG 13: THỨ-NĂM ........................................................................................... 152
CHƯƠNG 14: THỨ-SÁU ............................................................................................ 162
CHƯƠNG 15: THỨ-BẢY ............................................................................................ 183
CHƯƠNG 16: HỆ-QUẢ ............................................................................................... 196
HẬU-LUẬN ................................................................................................................. 216
PHỤ-CHÚ 1: BÀI HỌC KINH-NGHIỆM ................................................................... 231
PHỤ-CHÚ 2: NHÂN-SỰ THEN CHỐT ...................................................................... 232
PHỤ-CHÚ 3: CÁC BẢN-ĐỒ BỔ-TÚC ....................................................................... 234
PHỤ-CHÚ 4: MỘT SỐ HÌNH-ẢNH............................................................................ 237
PHỤ-CHÚ 5: LƯỢC-SỬ SƯ-ĐOÀN NHẢY-DÙ ....................................................... 256
THƯ-MỤC THAM-KHẢO .......................................................................................... 269
VỀ TÁC-GIẢ ................................................................................................................ 276
LỜI THƯA CỦA TÁC-GIẢ

Đây là câu chuyện có thật về Trận-đánh Đồi Charlie. Đây là một bản tường-
trình về các sự-kiện thực-tế đã diễn ra và với những anh-hùng thực-sự đã chiến-đấu
tại đó. Lời thoại được dùng kể lại câu chuyện được rút từ hồi-ức của những người có
liên-hệ đến trận-đánh. Các cuộc trò chuyện được tái hiện trung-thực từ hồi-ức của
họ. Đây là câu chuyện của họ.
Để vinh-danh lòng dũng-cảm phi-thường của John Duffy trong trận-đánh ở Đồi
Charlie, Tổng-thống Hợp Chủng-quốc Hoa-Kỳ, Joe Biden, đã trao tặng Danh-dự Bội-
tinh (Medal of Hornor) cho Jonh Duffy trong một buổi lễ tổ-chức tại Tòa Bạch-Ốc vào
ngày 5 tháng Bảy năm 2022.

Tổng-thống Joe Biden đang gắn Danh-dự Bội-tinh cho John Duffy
Nguồn: Ảnh của Bộ Lục-quân Hoa-Kỳ (Department of the Army photo)

Thiếu-tá Duffy từng được đề-nghị ân-thưởng Danh-dự Bội-tinh ngay sau trận-
đánh ở Đồi Charlie. Thượng-cấp của anh sau đó đã rút xuống thành Lục-quân Huân-
chương (Lục-quân Huân-chương tương-đương với Không-lực Huân-chương và Hải-
lực Huân-chương). Vào năm 2012, Trung-tá Lục-quân hồi-hưu Peter Kama, sĩ-quan
cấp trên trực-tiếp của Duffy lúc diễn ra trận-đánh ở Đồi Charlie, đã tái đệ-trình đề-nghị
ân-thưởng Danh-dự Bội-tinh cho Duffy và kèm theo các bằng-chứng bổ-sung. Nhiều
năm sau, Lục-quân triệu-tập một hội-đồng các sĩ-quan để cứu-xét trường-hợp của
Duffy. Hội-đồng đã đề-nghị ân-thưởng Danh-dự Bội-tinh cho John Duffy. Lễ trao Danh-
dự Bội-tinh đã diễn ra vào năm 2022 - năm mươi năm sau các hành-động anh-hùng
của John Duffy ở Đồi Charlie.
***
Đây là câu chuyện kể về một trong những trận-đánh lẫy lừng nhất trong Chiến-
tranh Việt-Nam và về các chiến-binh dũng-cảm đã chiến-đấu tại đó. Câu chuyện hoàn-
toàn có thật dựa trên việc sưu-tra các tài-liệu nguyên-bản và vô số tài-liệu tham-chiếu
khác, cũng như kinh-nghiệm của bản thân tôi khi điều-khiển trực-thăng tấn-công Cobra
yểm-trợ cho Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù vào ngày cuối cùng của trận-đánh. Nghiên-cứu
cũng bao gồm nhiều giờ phỏng-vấn diễn ra trong nhiều năm với những người đã tham-
gia trận-đánh. Cuộc đối-thoại đã được tái-hiện theo hồi-ức khả-dĩ nhất của những
người có liên-hệ. Nội-dung đối-thoại trung-thực với các cuộc đối-thoại thực-sự diễn
ra. Câu chuyện hoàn-toàn theo sát với các sự-kiện thực-tế diễn ra nhiều nhất có thể.
Mặc dù vậy, chắc chắn sẽ tồn-tại các nhược điểm. Tôi xin được nhận trách-nhiệm về
các nhược điểm và mọi lời chỉ trích, góp ý, trên tinh-thần để sửa chữa cho các ấn-bản
trong tương-lai.
Tôi rất biết ơn John Duffy, Lê-Văn-Mễ, và Đoàn-Phương-Hải vì đã chia sẻ
những chi- tiết về cuộc đời và cuộc chiến của họ tại Căn-cứ hỏa-lực Charlie. Tôi đã
dành hàng giờ để đọc đi đọc lại bài thơ của John Duffy vốn dĩ đã lột tả được cảm-xúc
về trận-đánh. Những câu thơ hấp dẫn của anh ấy được đăng tải trực-tuyến và nên
đọc đối với bất kỳ ai thực sự muốn cảm nhận trận-đánh này từ trong tim của họ
(www.e-poetryworld.com).
Tôi cũng phải nói lên lòng biết ơn của mình với Tom McKenna và Jack Heslin vì
đã tạo-lập bối-cảnh lịch-sử sâu rộng hơn về Trận-đánh ở Căn-cứ hỏa-lực Charlie của
Tom trong quyển sách Kontum: Trận-đánh đã cứu Nam Việt-Nam (Kontum: The Battle
to Save South Vietnam), và Jack vì website tuyệt vời của anh ấy, trong đó trình bày
một bộ sưu-tập các những tường-thuật trực-tiếp đầy ấn-tượng về các trận-đánh đã
tạo nên quyển Trận-đánh Kontum (Battle of Kontum) với phạm-vi rộng lớn hơn
(www.thebattleofkontum.com).
LỜI-THƯA CỦA NGƯỜI DỊCH VÀ CHÚ

Chiến-tranh Việt-Nam (1945-1975) đã kết-thúc gần nửa thế-kỷ. Từ đó đến nay


đã có nhiều tài-liệu xếp loại kín, lưu-trữ trong các văn-khố, đã được giải mật, và vô số
hồi-ký, tự-truyện, chuyên-khảo, nghiên-cứu, bình-luận, bài báo, v.v… của các bên có
liên-quan đã được công-bố trên các phương-tiện truyền-thông. Trong đó có quyển
“Extraodinary Valor: The Fight for Charlie Hill in Vietnam” của cựu Đại-tá Không-lực
Lục-quân William Reeder, Jr., được Lyons Press ấn-hành vào năm 2022. Và chúng tôi
quyết-định thông-dịch nội-dung quyển sách sang Việt-ngữ với tựa-đề: “Lòng dũng-
cảm phi-thường: Trận-đánh Đồi Charlie ở Việt-Nam.” Sở dĩ chúng tôi chọn dịch là vì:
Thứ nhất, trận-đánh Đồi Charlie được xem là một trong những trận-đánh khốc-
liệt và đẫm máu nhất trong Chiến-tranh Việt-Nam. Lần đầu tiên một tiểu-đoàn nhảy-dù
thiện-chiến của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa gần như tan-hàng và không thâu hồi
được xác các tử-sĩ sau trận-đánh, và trong số 471 chiến-binh được trực-thăng-vận
vào Charlie, chưa đầy 100 người trở về.
Thứ nhì, trận-đánh Đồi Charlie rất phổ-thông trong văn-hóa đại-chúng ở Nam
Việt-Nam, có lẽ một phần thông qua bài hát “Người ở lại Charlie” của nhạc-sĩ Trần-
Thiện-Thanh, viết tưởng-niệm Trung-tá Nguyễn-Đình-Bảo đã tử-trận ở Đồi Charlie, và
hiện vẫn còn được nhiều người Việt nghe lại thường xuyên, đặc-biệt là cộng-đồng
người Việt ở quốc-ngoại.
Thứ ba, cho đến hiện-nay, với sự phổ-dụng của mạng điện-toán toàn-cầu
Internet, vẫn có rất ít tài-liệu về khả-tín về trận-đánh Đồi Charlie được phổ-biến, và
quyển sách này là quyển đầu tiên, và cũng là duy-nhất mô-tả một cách toàn-diện về
trận-đánh và các nhân-vật đã tham-dự. Hơn nữa, tác-giả William Reeder Jr,. có điều-
kiện tiếp-cận các tài-liệu nguyên-bản về trận-đánh như nhật-ký hành-quân, báo-cáo
sau trận-đánh, băng ghi-âm các cuộc hội-thoại của các trực-thăng triệt-xuất, phỏng-
vấn trực-tiếp các nhân-vật giữ vai-trò then chốt và có liên-hệ trực-tiếp đến trận đánh,
và chính tác-giả cũng đã tham-gia vào trận-đánh, cùng với một số tài-liệu thứ-cấp khác,
đã làm cho quyển sách gần như là một sử-liệu về Trận-đánh Đồi Charlie, và là một
quyển-sách cần-phải-đọc (must-read) cho những người quan-tâm đến lịch-sử chiến-
tranh Việt-Nam.
***
Về phàm-lệ dịch và chú, chúng tôi cố-gắng thực-hiện theo sát nguyên-bản Anh-
ngữ. Đối với phần Việt-ngữ, chúng tôi sử-dụng các từ-ngữ và lối viết chánh-tả thông-
dụng ở Nam Việt-Nam trước năm 1975, ngõ hầu gần hơn bối-cảnh và hội-thoại đã
được các nhân-vật sử-dụng vào thời-điểm diễn ra trận-đánh. Ngoài ra, chúng tôi có
bổ-túc một số phụ-bản và phụ-chú (có đánh dấu “(N.D)” vào cuối mỗi phụ-chú) bên
cạnh các phụ-chú của tác-giả ngõ hầu giúp thuận-tiện cho việc đọc sách.
Chúng tôi hiểu rằng việc chuyển ngữ một quyển sách với nhiều từ-ngữ chuyên-
môn về phương-diện quân-sự là điều không hề dễ dàng, và việc tồn tại các nhược
điểm trong bản dịch là khó tránh khỏi. Chúng tôi xin được nhận lỗi về tất các các nhược
điểm trong bản dịch về mình, và mong quý bạn lượng-thứ, và hoan-hỉ giúp bổ-túc các
góp-ý để bản dịch sau được kiện-toàn hơn!
Chúng tôi hy-vọng bản dịch này sẽ bổ-túc vào danh-mục tài-liệu tham-khảo Việt-
ngữ hữu-ích dưới góc nhìn đa-chiều cho những người quan-tâm lịch-sử Chiến-tranh
Việt-Nam (1945-1975), ngõ hầu góp phần vào việc tìm hiểu, phân-tích, đánh-giá các
sự-kiện trong quá-khứ một cách khách-quan nhất có thể, với cứu-cánh có thể tìm ra
được những bài học lịch-sử hữu-dụng cho hiện-tại, và tương-lai.
Chương 1: Cuối đường 1

CHƯƠNG 1: CUỐI ĐƯỜNG

Tiếng nổ khiến họ bị chấn động và ù-tai trong đêm. Trong khoảnh-khắc,


đạn pháo thắp sáng những khuôn mặt lấm lem máu, bùn đất, và đôi mắt trũng
sâu hoắm của họ cho thấy một sự quyết-tâm vô-vọng. Một vài quả đạn pháo
nữa rơi xuống xung quanh họ, nhưng không quả nào gần bằng quả đầu tiên.
Từng luồng ánh sáng chói lòa soi rọi lên các tử-thi nằm rải-rác trên chiến-địa,
bằng-chứng kinh-hoàng của các cuộc giao-tranh khốc-liệt diễn ra trong những
ngày vừa qua.
Hàng trăm người đã nằm lại ở tiền đồn trên đỉnh đồi - các tử-thi của các
chiến-binh nhảy-dù Nam Việt-Nam nằm lẫn lộn với các tử-thi của các bộ-đội
Bắc-Việt đầy quyết-tâm. Trận-đánh diễn ra khốc-liệt khiến cho các chiến-binh
nhảy-dù không thể thâu hồi được hết các tử-thi của những đồng-đội đã tử-trận.
Các tử-thi thâu hồi được bó trong các poncho và đặt ngay ngắn trong các giao-
thông-hào. Đó là khoảng thời-gian trước đây, khi mà cuộc chiến chỉ mới tiên
khởi, khi còn đủ thời-gian để thể-hiện các nghi-thức tôn-trọng. Sau đó, họ xếp
các tử-thi khác thành các hàng nếu có thể. Tuy nhiên, hầu hết những người tử-
trận đã nằm lại tại nơi họ đã ngã xuống vào những giờ phút sau cùng của trận-
đánh – do bom đạn xuyên thủng, bị bắn nát, bị cắt và bị xé thành nhiều mảnh;
những hình ảnh kỳ-quặc về những khoảnh-khắc cuối cùng của cuộc sống đầy
bạo-lực.
Các tiếng nổ đã ngừng, và màn đêm đã trở lại. Chỉ còn tiếng rên-rỉ của
những người bị thương trong sự im lặng của trời đêm. Mùi hôi thối bốc lên từ
các tử-thi tràn ngập mũi của hai chiến-binh cuối cùng. Khói bụi làm nghẹt
buồng phổi. Họ chờ đợi trong sự đợi chờ. Họ nghe thấy những tiếng hét truyền
lệnh từ phía bên kia trận địa. Họ cảm-nhận được sự làn sóng chuyển-động của
một đợt tấn-công khác đang càn-quét về phía họ.
Cố-vấn Hoa-Kỳ nghiêng người vào sát người đồng-cấp Việt-Nam và kêu
lên: “Chết tiệt. Họ lại đến đây.”
Chương 1: Cuối đường 2

Câu trả lời đứt quãng, nhưng bằng thứ Anh-ngữ thông-thạo, rất kiên-
quyết: “Tôi hiểu. Chúng ta chiến-đấu. Chúng ta chiến-đấu tiếp.”
Địch quân một lần nữa trỗi dậy từ bóng tối, xé toạc màn đêm, tiến về phía
họ trong những hình thù mơ-hồ, hò hét và tác-xạ, ném lựu đạn khi tiến đến gần
hơn, và gần hơn nữa. Cả John Duffy và Lê-Văn-Mễ đều biết đây là lần tấn-công
cuối cùng. Nhiều tiếng đạn rít về phía họ. Một quả lựu-đạn phát nổ làm thủng
một lỗ trên ngực Mễ, làm anh thở hổn-hển.
Duffy, đã bị thương vài lần trước đó, nhìn về phía vai trái của mình. Anh
gật đầu tỏ vẻ hài lòng khi thấy một đơn-vị đã bị tổn-thất nặng nề - tất cả những
gì còn lại của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù dũng-mãnh một thời - đang vượt thoát
xuống sườn đồi. John và Mễ là tất cả những gì còn lại của tiểu-đoàn còn lại trên
đỉnh đồi.
Họ đã cạn kiệt thức ăn từ nhiều ngày nay. Bi-đông của họ đã hết nước.
Đạn dược cũng không còn. Nhưng người Hoa-Kỳ và bằng-hữu Nam Việt-Nam
vẫn chiến-đấu, và địch quân thì vẫn cứ tiến. Không tồn-tại ý-nghĩ đầu hàng.
Không nghĩ-ngợi gì ngoài việc tiêu diệt quân địch nhiều nhất có thể trước khi
chính họ bị tiêu diệt tại nơi họ đang ngồi ở vòng đai của tuyến phòng-thủ đã
được rút bỏ.
Lê-Văn-Mễ thì-thào trong mệt-mỏi: “Chiến-đấu, Duffy. Chiến-đấu.”
Họ chiến-đấu với tất cả những gì còn lại trong trái tim và linh-hồn của
họ, nhưng đoạn cuối con đường của họ chỉ còn vài phút nữa. Họ biết họ sắp sửa
đối-diện với thần chết.
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 3

CHƯƠNG 2: CẬU BÉ CHĂN TRÂU

Hai mươi năm trước, có một cậu bé ngồi trên một con trâu nước và dẫn
theo những con khác. Những con vật đang nhàn-nhã gặm cỏ trên một cánh đồng
nhỏ đầy bùn, gần một ngôi nhà nhỏ của một gia-đình ở xã Mậu-Tài, một vùng
thôn quê cách cố-đô Huế khoảng sáu dặm. Mặt trời như thiêu-đốt trên đầu. Một
ngày nóng điển hình, với không-khí ngột-ngạt và độ ẩm cao. Cậu bé mặc chiếc
quần đùi cotton tối màu và không mặc áo sơ-mi. Chân để trần. Một chiếc mũ
rơm rộng che trên đầu. Một tay cậu cầm một cái thanh điều-khiển trâu bằng gỗ.
Cậu lặng lẽ ngồi trên lưng trâu, đầu óc miên-man theo những giấc mơ phiêu-
lưu kỳ-thú.
Thỉnh thoảng, cậu điều-khiển các con vật đến bãi cỏ mới bằng cách bật
kéo thanh gỗ, hét và đá vào hông, và kéo dây cương duy nhất chạy từ một dây
cương kiểu thô sơ quấn quanh đầu con vật và xuyên qua sợi dây cương màu
đen, to lớn của lỗ mũi. Con vật khịt mũi, miễn cưỡng làm theo lệnh của cậu bé,
kéo theo những con còn lại. “Mễ! Mễ!” - tiếng thân-mẫu của cậu hét lớn từ xa
- “Về ăn cơm!”
“Con về đây mẹ!” - cậu hét lên. Cậu kéo dây quay đầu trâu và thúc nó về
nhà, vừa xoay người nửa vòng ra phía sau và kéo sợi dây dắt theo con trâu đi
phía sau.
Khi gần đến chuồng trâu, cậu nhảy xuống đất và dẫn hai con vật ra ngoài
một cái chuồng nhỏ, bốn mặt để trống, phía trên lợp tranh ở cạnh nhà. Ở đó,
cậu đã lấy nước từ một bể chứa bằng bê-tông. Cậu đổ xô nước lên lưng trâu và
dùng bàn chải chà sạch lớp bùn-đất bám trên da chúng. Sau đó, cậu dẫn chúng
vào chuồng và buộc dây để giữ chúng qua đêm. Cậu tự tắm rửa sạch-sẽ trước
khi đi ăn cơm.
Lê-Văn-Mễ là một cậu bé ngoan, chăm chỉ, và lễ phép. Anh chào đời năm
1942, là con thứ hai trong gia-đình có chín người con, với người lớn nhất là
bào-tỉ của anh. Điều đó mang đến cho anh nhiều trách-nhiệm hơn với tư-cách
là huynh-trưởng trong một đại gia-đình. Anh thường-xuyên trợ giúp phụ-thân
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 4

trong các công việc đồng áng, các việc lặt vặt như nuôi gà và lợn, chăm sóc
vườn cây, và sử-dụng bầy trâu để cày mảnh ruộng nhỏ của gia-đình. Anh cũng
chăm nom phần lớn công việc của các bào-đệ và bào-muội, và giúp đỡ họ khi
cần. Trong thời-gian đó, anh đến trường và học hành rất chăm-chỉ.
Anh tốt-nghiệp Trường Trung-học Quốc-Học Huế - một trong những
ngôi trường trung-học hàng đầu của quốc-gia. Trường Quốc-Học thu hút các
học-sinh từ các giai tầng ưu-tú trong xã-hội Việt-Nam. Mễ không thuộc giai
tầng đó. Anh sanh-trưởng trong một gia-đình nghèo, cuộc sống khá khó khăn
với mảnh ruộng và khu vườn nhỏ tự-cung tự-cấp. Nhưng Mễ một học-sinh xuất-
sắc và rất được thầy-cô quan-tâm. Sau khi đạt điểm cao ở các kỳ khảo-thí khó
nhọc, các viên-chức giáo-dục mời anh theo học tại Trường Trung-học Nguyễn-
Tri-Phương và Trường Trung-học Quốc-Học, và anh là người duy nhất trong
làng của anh có được vinh-dự này.
Mễ tiếp-tục giúp phụ-thân trong việc đồng áng, chăn trâu, và làm vô-số
việc lặt-vặt. Gia-đình của anh không đủ tiền mua sách vở nên Mễ đi làm thêm
vào dịp hè để kiếm tiền trang-trải việc học và phụ giúp gia-đình. Anh nhận bất
cứ công việc gì có được, thường là những công việc lao-động nặng nhọc.
Sau khi hoàn thành kỳ-thi Tú-tài I (Baccalauréat I) ở trường trung-học
vào năm 1961, anh tham-gia một số kỳ khảo-thí rất khó nhọc để học lên cao
hơn. Anh đạt điểm cao và vượt qua được kỳ khảo-thí vào Trường Võ-bị Quốc-
gia Việt-Nam (National Military Academy). Anh vào trường Võ-bị trong khi
vẫn chưa hoàn thành kỳ-thi Tú-tài II (Baccalauréat II).1
Trường Võ-bị Quốc-gia Việt-Nam được thiết-trí tại thị-xã Đà-Lạt, một
thị-trấn nghỉ mát tuyệt đẹp, và là một trung-tâm nông-nghiệp, nổi tiếng về các
loại cà-phê thượng-hạng, trái cây, rau, và các loài hoa. Đà-Lạt nằm bên bờ một
hồ nước đẹp như tranh vẽ trên một cao-nguyên có cao-độ gần 5.000 bộ, trong

1
Loạt bài trắc-nghiệm thành-tích học-tập phổ-thông theo mô-hình giáo-dục của Pháp.
[Từ Khóa 14, tức năm 1957, trở về sau, ứng-viên phải có bằng Tú-tài II của ban Toán haу
Khoa-học, hoặc ᴠăn-bằng ngoại-quốc tương-đương mới được tham-gia chương-trình
khảo-thí tuyển-chọn sinh-viên sĩ-quan của Trường Võ-bị Quốc-gia Việt-Nam. Tham-
khảo thêm lược-sử trường Võ-bị tại địa-chỉ https://tvbqgvn.org (N.D)].
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 5

vùng cao-nguyên phía nam của quốc-gia. Khí-hậu ở đây luôn ôn hòa, và những
ngày như mùa xuân chiếm phần nhiều trong cả năm.
Chánh-phủ đã rút ngắn chương-trình thụ-huấn ở Trường Võ-bị Quốc-gia
từ bốn năm xuống còn hai năm vì nhu-cầu sĩ-quan trên chiến-trường.2 Mễ mãn
khóa vào tháng Mười-Một năm 1963, cùng ngày Lee Harvey Oswald ám-sát
Tổng-thống Kennedy tại thành-phố Dallas, bang Texas. Đài vô-tuyến loan tin
về vụ ám-sát trong khi Mễ đang tham-dự lễ mãn-khóa và chọn lựa đơn-vị phục-
vụ. Tin-tức khiến anh hồi-tưởng lại những kỷ-niệm từ thời học-sinh của anh. Ở
trường trung-học, anh dành hàng giờ để nghiên-cứu trong Thư-viện Quốc-gia
tại thị-xã Huế. Anh đã đọc rất nhiều về thượng-nghị-sĩ Hoa-Kỳ và sau này là
tổng-thống Kennedy, đã truyền cảm-hứng cho anh, khiến anh vô cùng kính-
trọng và ngưỡng-mộ Kennedy. Tin-tức về cái chết của Kennedy khiến anh
bàng-hoàng và đau buồn, làm giảm đi niềm vui của anh trong ngày lễ mãn-khóa
đặc-biệt đó, nhưng cũng càng làm gia-tăng ý-chí phục-vụ quốc-gia của anh.
Mễ mãn-khóa với cấp bậc thiếu-úy bộ-binh hiện-dịch. Anh muốn được
về đơn-vị tác-chiến. Anh muốn gia-nhập Lữ-đoàn Nhảy-Dù - binh-chủng ưu-tú
nhất của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.3 Thay vào đó, anh được phân định về
Sư-đoàn 7 Bộ-binh, trách-nhiệm ở vùng Châu-thổ Cửu-Long của Nam Việt-
Nam. Mặc dầu đó không phải là lựa chọn ưu-tiên một của anh, nhưng anh vẫn
được tham-gia tác-chiến. Anh nhận sự-vụ-lệnh bổ-nhiệm đầu tiên của mình một
cách hào-hứng.
Mễ đến trình-diện bộ tư-lệnh sư-đoàn ở Mỹ-Tho, một thị-xã cách đô-
thành Sài-Gòn của Nam Việt-Nam hơn bốn mươi dặm về phía tây-nam. Mỹ-
Tho là trung-tâm thương-mại, cửa ngõ của vùng Châu-thổ Cửu-Long. Mỹ-Tho
từng là chìa khóa cho sự cai-trị của thực-dân Pháp trong vùng. Tầm quan-trọng

2
. Lê-Văn-Mễ thụ-huấn Khóa 18 (khóa Bùi-Ngươn-Ngãi) với thời-gian thụ-huấn 24 tháng
(23-11-1961 đến 23-11-1963), ngắn hơn mười hai tháng so với các khóa liền kề trước đó
(từ Khóa 14 đến Khóa 17); các khóa từ Khóa 13 trở về trước dao-động trong khoảng từ 6
đến 12 tháng. Bắt đầu từ Khóa 22B (06-12-1965 đến 12-12-1969) về sau, thời-gian thụ-
huấn thống-nhất là 48 tháng, trừ các Khóa 28, 29 phải mãn-khóa sớm, và Khóa 30, 31
phải ngưng giữa chừng do biến-cố tháng 04-1975 (N.D).
3
Phía Hoa-Kỳ thường sử-dụng ARVN (Army of the Republic of Vietnam) vừa để chỉ Lục-
quân Viêt-Nam Cộng-Hòa cũng như Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa (thay cho RVNAF –
Republic of Vietnam Armed Forces). Trong bản dịch này chúng tôi dịch ARVN là Lục-
quân Việt-Nam Cộng-Hoa hoặc Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tùy theo ngữ-cảnh (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 6

của Mỹ-Tho đã không mất đi với chánh-phủ Việt-Nam Cộng-Hòa khi đã cam-
kết các nguồn tài-nguyên đáng kể để giữ an-ninh cho thị-xã này.
Sư-đoàn 7 Bộ-binh phân-định tân Thiếu-úy Lê-Văn-Mễ về Tiểu-đoàn 3,
Trung-đoàn 12 Bộ-binh. Tại đây, Mễ đã đạt được ước nguyện của mình. Sau
vài tuần gắn bó với Đại-đội Chỉ-huy (Headquarters Company) để tìm hiểu các
cách-thức tổ-chức và lề-lối quân-vụ, anh được giao chỉ-huy Trung-đội 2, Đại-
đội 1, một vị-trí cho phép anh tham-gia trực-tiếp các cuộc hành-quân tác-chiến.
Đơn-vị của anh đã truy-kích Việt-Cộng4 ẩn náu trong vùng đầm lầy và rừng
rậm, khủng-bố các ngôi làng và phục-kích các toán tuần-tiễu, rồi biến mất như
những bóng ma vào mê cung rối-rắm, âm-u của rừng rậm.
Mễ được nếm thử mùi-vị chiến-đấu tiên khởi vào tháng Hai năm 1964.
Anh dẫn trung-đội truy-kích quân địch trong một vùng đầm lầy của tỉnh Bến-
Tre5, ngay bên kia sông Cửu-Long, nhìn từ phía Mỹ-Tho. Trung-đội của anh đã
phát-hiện được địch, tấn-công bất ngờ, và tiêu diệt một số quân địch.
Tiểu-đoàn 3 của anh được các giang-đỉnh chuyển-vận xuyên qua một khu
phức-hợp sông rạch đến một vị-trí nằm bên rìa một khu-vực được sử-dụng như
một căn-cứ-địa của Việt-Cộng. Chánh-quyền sở-tại đã phát-hiện được các hoạt-
động của địch trong vùng từ vài tháng qua. Việt-Cộng đang tích-lũy vũ-khí, đạn
dược và lúa gạo để chuẩn-bị cho các hoạt-động khuynh-đảo. Một loạt các cuộc
không-kích đã được tiến-hành vào khu-vực này nhưng không đạt được sự hữu-
hiệu cần-thiết trong việc ngăn chặn các hoạt-động của Việt-Cộng. Tình-hình
đòi hỏi phải sử-dụng các cuộc hành-quân tảo-thanh trên bộ. Sáng sớm hôm sau,
tiểu-đoàn lên đường thi-hành các nhiệm-vụ tìm-kiếm và tiêu diệt (search-and-
destroy). Truy tìm và tiêu diệt địch quân. Tịch thâu vũ-khí và đạn dược, và phá
hủy nguồn tiếp-liệu của Việt-Cộng.
Đại-đội 1 được chỉ-định làm mũi nhọn của Tiểu-đoàn 3. Trung-đội 2 của
Mễ ở bên cánh trái và Trung-đội 3 ở bên cánh phải hình-thành mũi nhọn. Trung-
đội 1 trừ-bị phía sau, sẵn sàng tăng-viện cho hai trung-đội đi đầu.

4
Việt-Cộng hay Việt-Nam Cộng-sản. Họ là những chiến-binh nổi dậy của Mặt-trận Dân-
tộc Giải-phóng (National Liberation Front - NLF), một thành-phần của chính-quyền và
các lực-lượng vũ-trang Bắc Việt-Nam để thực-hiện chiến-tranh du-kích ở Nam Việt-Nam.
5
Tỉnh Bến-Tre lúc này còn mang tên tỉnh Kiến-Hòa và thị-xã là Trúc-Giang (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 7

Địa-hình trong vùng rất phức tạp khiến việc di-chuyển rất khó khăn. Các
con sông và kinh uốn lượn giữa các bãi cỏ và lùm cây trong vùng đầm lầy.
Những cánh đồng lúa bao bọc vài cụm dân-cư thưa thớt. Những cây dừa thẳng
đứng mọc lên rất nhiều. Vô số hình dạng và kích cỡ của cây cỏ và bụi dây leo
lan ra khắp nơi. Trung-đội của Mễ dò-dẫm từng bước trong bùn và cát ướt, đôi
khi trườn lê-lết trong làn nước đen đến thắt lưng, đôi khi tìm được chỗ tạm dừng
chân trên một bãi đất khô. Khi len lỏi qua những bụi cây, Mễ bị những chiếc lá
ướt sũng chà-xát vào mặt đến khó chịu.
Chạm địch! Hỏa-lực dày đặc của địch đã chặn bước tiến của họ.
Tiếng xè-xè phát ra từ máy truyền-tin của trung-đội bên cạnh: “1-2, 1-2,
đây 1-3. Hết.”
Mễ giật lấy ống liên-hợp từ âm-thoại-viên của anh: “1-3, đây 1-2. Hết.”
“1-2, chúng tôi đang bị kẹp chặt ở đây. Hỏa-lực rất nặng. Rất nhiều VC.
Có thể là một đại-đội.”
“Đáp nhận, 1-3. Tôi sẽ cố tiến lên và giải-tỏa áp-lực cho anh.”
Các binh-sĩ của Mễ đã dừng bước. Anh cần họ băng qua một khoảng
trống để tiến lên. Nỗi lo lớn nhất của anh về vai-trò của mình trên chiến-trường
không phải là lo sợ cho mạng sống của mình, mà là liệu các thuộc cấp có tuân
theo mệnh-lệnh của anh hay không. Anh biết điều gì đang chờ đợi anh ở phía
trước. Anh lo lắng mình có thể không đến kịp.
Anh nhìn thấy có hai binh-sĩ đang đứng gần đó mà anh cảm nhận có thể
là chìa khóa cho kế-hoạch mới chớm nở của mình. Một người mang khẩu trung-
liên tự-động Browning cỡ nòng 7,62 ly, thường gọi là trung-liên B-A-R. Người
kia cầm khẩu tiểu-liên Thompson cỡ nòng 11, 4 ly. Cả hai loại này đã có từ Đệ-
nhất Thế-chiến. Mễ tự-hào về loại vũ-khí tối-tân hơn của mình, khẩu carbine
M-1 Garand, cũng đã từng phục-vụ từ Đệ-nhị Thế-chiến.
“Đi đi với tôi” - anh gọi cả hai - “Tiến gần hơn.”
Mễ quay về phía trung-đội, khoát tay hô lớn: “Theo tôi!”
Trung-đội tiến về phía trước, vòng sang trái, rồi qua bên phải của địch.
Mễ dẫn đầu và tác-xạ bằng khẩu carbine M-1. Toán xung-kích hai người của
anh đã sử-dụng loại vũ-khí tự-động của họ rất hữu-hiệu. Phần còn lại của trung-
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 8

đội kịp di-chuyển theo sau và tác-xạ hữu-hiệu trong lúc tiến lên. Họ đã có tổn-
thất; vài người người ngã xuống, bị thương, một số rên la trong đau đớn. Tuy
nhiên, các binh-sĩ vẫn tiếp-tục vừa tác-xạ và vừa di-chuyển theo sau sự dẫn đầu
của Mễ cho đến khi anh đưa họ đến vị-trí tấn-công trực-tiếp vào cạnh sườn địch.
Mễ dẫn đầu một cuộc tấn-công dữ dội. Nhiều địch quân gục xuống - chết và bị
thương. Đội-hình của địch bị tan vỡ và phải rút chạy. Trung-đội 2 truy-kích
theo cho đến khi Mễ gọi về củng-cố vị-trí vừa chiếm được. Anh chúc mừng
thắng-lợi của họ. Họ nhìn anh với sự kính-trọng và ngưỡng mộ những gì mà
anh đã thực-hiện.
Mễ đã thể hiện khả-năng chỉ-huy phi-thường trong nhiệm-vụ tiên khởi
này. Vài ngày sau, anh được thăng-cấp trung-úy và được giao quyền chỉ-huy
Đại-đội 1 - thường là đại-đội xung-kích trong các cuộc hành-quân của tiểu-
đoàn. Hành-động này đã tạo ra danh-tiếng cho anh như một cấp chỉ-huy tác-
chiến được kính nể.
Sư-đoàn 7 Bộ-binh tiếp-tục tham-gia các cuộc hành-quân tác-chiến suốt
năm 1964. Nhịp độ chiến-tranh gia-tăng vào mùa xuân năm sau. Trong một trận
đánh ở quận Chợ-Gạo, tỉnh Gò-Công, đại-đội của Mễ giao-tranh với một tiểu-
đoàn Việt-Cộng trong thế bất lợi với năm chọi một. Trong cuộc hành-quân
Tiền-Giang 54, đại-đội đã tấn-công vào một cứ-điểm của Việt-Cộng, đánh đuổi
địch và kiểm-soát được vị-trí này. Địch đã tái tổ-chức đội-hình và cố-gắng giành
lại vị-trí. Trong lúc chiến-đấu hăng say, Mễ kéo xác xạ-thủ đại-liên qua một
bên, tự mình điều-khiển vũ-khí, thổi những luồng đạn chết người về phía địch,
tiêu diệt được lực-lượng phản-công. Đại-đội giữ vững vị-trí, kiểm-soát được
chiến-địa, và giành được thắng-lợi. Anh tiếp-tục cho thấy sự mạnh mẽ trong
vai-trò một cấp chỉ-huy trên chiến-địa.
Vào tháng Bảy năm 1965, Mễ tạm rời hoạt-động tác-chiến một thời-gian
ngắn khi được thượng-cấp gửi đi thụ-huấn khóa tác-chiến rừng-rậm trong thời-
gian hai tháng tại Trường Huấn-luyện Chiến-tranh Rừng-rậm (Jungle-Warfare
Training School) của Lục-quân Anh-Cát-Lợi tại Kota Tinggi, Mã-Lai-Á. Tại
đó, anh được học các kỹ-thuật di-chuyển trong rừng rậm, phục-kích, lập doanh-
trại và giữ an-ninh - tất cả bài học của người Anh-Cát-Lợi đều được rút tỉa từ
những kinh-nghiệm phản-du-kích của chính họ ở Mã-Lai-Á. Mễ không bao giờ
quên những kiến-thức đó, và sẽ áp-dụng vào những năm tháng chiến-đấu cam
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 9

go trong tương-lai. Sau khi hoàn tất khóa thụ-huấn ở Mã-Lai-Á, Mễ về Sài-Gòn
nghỉ phép một ngày trước khi về lại đơn-vị ở Sư-đoàn 7 Bộ-binh. Anh đi với
hai chiến-hữu cùng tham-gia khóa huấn-luyện tác-chiến rừng-rậm là Nguyễn-
Lô và Nguyễn-Đức-Tâm. Họ đã có với nhau một khoảng thời-gian vui vẻ.
Tâm dẫn bọn họ đi loanh-quanh ở trung-tâm đô-thành một lúc, rồi đưa
bọn họ xuống một con đường hẹp, ngang qua những dãy nhà quét vôi từ một
đến ba tầng, có nhà lợp ngói đất sét tỉ-mỉ, có nhà lợp tôn, hoặc một loại vật liệu
lợp nhẹ nào đó. Những cánh cửa chớp đóng chặt và những cánh cửa khóa kín
đã giúp giữ gìn sự cách biệt của không-gian gia-đình với bên ngoài. Tuy nhiên,
con đường nhỏ phía trước vẫn sôi động với nhiều người đi lại có mục-đích và
bận-rộn với công việc kinh-doanh thường-nhật của họ. Tâm dừng lại trước một
ngôi nhà. Anh quay sang Mễ, mỉm cười khi gõ cửa và lên tiếng: “Xin chào!”
“Nhà thúc-phụ của tôi” - anh nói, vừa mở cửa - “Vào đi.”
Vào trong nhà, Tâm giới thiệu Mễ với hai đường-huynh-đệ của mình.
Sau khi trò chuyện một lúc, họ cùng chơi bài Tứ-sắc. Họ lao vào cuộc chơi,
người thắng vui mừng và chọc quê người thua sau mỗi hiệp.
Một thiếu-nữ xinh đẹp đi ngang qua phòng. Cô bắt gặp ánh nhìn của Mễ.
Anh không thốt lên được lời nào. Xấu hổ, anh quay lại nhìn vào các quân bài
của mình, rồi lại nhìn cô, rồi lại nhìn những quân bài. Cô liếc nhanh và nở một
nụ cười nhẹ nhàng khi bước ra khỏi phòng.
“Ai vậy?” - Mễ hỏi.
Một trong hai đường-huynh-đệ của Tâm trả lời: “Đại-tỉ. Chị Sen.”
“Cô ấy thật dễ thương!” - Mễ thầm nghĩ, và tiếc mình đã không lên tiếng
chào hỏi.
Trò chơi bài tiếp-tục. Mễ thấy tim mình đập thình-thịch và mỉm cười.
Mễ qua đêm tại nhà của một bằng-hữu gần đó. Buổi sáng hôm sau, trước
khi về đơn-vị ở Mỹ-Tho, Tâm rủ Mễ đi ăn điểm-tâm với món Bún Bò Huế của
tiệm Quốc-Việt cách đó không xa. Anh rất vui khi thấy Sen cũng hiện-diện ở
đó với các đường-huynh-đệ của cô. Sau khi được giới-thiệu với nhau, họ nói
chuyện và nói nhiều hơn. Mễ như bị cuốn hút vào cô, và cô cũng bị cuốn hút
vào anh. Nhìn vào mắt anh, cô thấy anh là chàng trai bảnh-bao nhất mà cô từng
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 10

biết. Với chiều cao năm bộ chín, Mễ cao hơn hầu hết người Việt-Nam cùng lứa
tuổi. Anh đẹp trai, có vẻ tự-tin xen lẫn một chút huyền-bí. Và anh đang diện bộ
quân-phục ủi hồ láng bóng của một trung-úy bộ-binh.
Mễ nhận thấy Nguyễn-Thị-Sen là một thiếu-nữ hai mươi tuổi rất duyên-
dáng. Cô làm việc cho bộ-phận tiếp-thị của Công-ty Dầu-mỏ CALTEX của
Hoa-Kỳ ở trung-tâm Sài-Gòn. Cô vừa trở về từ Đà-Lạt, nơi cô đã dành một tuần
để tham-khảo các đường-tỉ-muội và các bằng-hữu về việc liệu cô có nên chấp
nhận lời cầu hôn của một vị giáo-sư trung-học6, một cuộc mai-mối do song-
thân của cô sắp đặt. Và bây giờ cô gặp Mễ.
Mễ yêu cô một cách tuyệt vọng ngay trong lần gặp đầu tiên. Trong
khoảnh khắc đó, với lời giới-thiệu đó, cuộc đời của Mễ đã thay đổi mãi-mãi.
Sen thật duyên-dáng và đáng yêu. Không thể làm khác, Mễ trì-hoãn việc trở lại
đơn-vị, tự ý kéo dài thời-hạn nghỉ phép từ một ngày thành hai tuần lễ để có thời-
gian ở bên cô. Vào ngày cuối cùng của Mễ ở Sài-Gòn, họ đi ăn tối ở quán Cà-
phê Mỹ-Cảnh (Mỹ Cảnh Café), một nhà-hàng-nổi sang-trọng trên sông Sài-
Gòn. Buổi tối đó đã trở thành một buổi tối mà họ sẽ không bao giờ quên. Ngày
hôm sau, Mễ lên đường về đơn-vị, và nhận không ít phiền-phức vì đã tự ý kéo
dài thời-hạn nghỉ phép.
Kệ, cũng đáng, đáng từng li từng tí mà! - Mễ tự nhủ và mỉm cười.
***
Sen quyết-định hủy hôn-ước đã được gia-đình sắp đặt với một giáo-sư
trung-học, và từ chối lời cầu hôn của anh ta. Sen đã nhận ra, rằng Mễ mới thực-
sự là người bạn-đời của cô. Phụ-thân của cô rất tức giận. Ông muốn ái-nữ của
mình có được địa-vị tốt khi kết-hôn với một giáo-sư trung-học đáng kính, xuất-
thân từ một gia-đình danh-giá, chứ không phải chịu đựng những cái nhìn thiếu
thiện-cảm khi trở thành phu-nhân của một quân-nhân xuất-thân từ một gia-đình
nông-dân nghèo, không đủ điều-kiện gửi anh ta đến một giảng-đường thích-
hợp.7 Và chiến-tranh đang bước vào giai-đoạn bành-trướng mạnh mẽ. Mễ sẽ

6
Giáo-viên giảng-dạy bậc trung-học ở miền Nam trước năm 1975 được gọi là “giáo-sư”,
không phải là một học-hàm/danh-hiệu như đang sử-dụng ở Việt-Nam hiện nay (N.D).
7
Tâm-lý của một số người cho rằng có nhiều người vào Trường Võ-bị vì gia-cảnh kinh-
tế khó khăn không thể theo học ở các đại-học-đường khác. Quả là nhiều sinh-viên sĩ-quan
Võ-bị có xuất-thân từ gia-đình nghèo, nhưng không hẳn hoàn-toàn vì kinh-tế mà họ vào
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 11

phải luôn đối mặt với hiểm-nguy. Sen sẽ phải luôn chịu đựng sự lo lắng khi trở
thành nội-tướng của một quân-nhân.
Cô nói với phụ-thân: “Con không thể lấy người con không yêu.”
Rồi, cô tự-nhủ: Đúng, mình đang yêu, nhưng cuộc sống từ giờ chắc sẽ
khó khăn hơn!
Trong những tháng tiếp theo, họ viết cho nhau những lá thư dài và ngập
tràn cảm-xúc. Mễ thường lên Sài-Gòn ngay khi có thể. Thỉnh thoảng Sen cũng
đánh liều đi xe đò xuống Mỹ-Tho thăm Mễ khi tan sở.
Mễ vẫn cảm thấy như thiếu một thứ gì đó trong thời-gian tại ngũ của
mình. Trách-vụ của anh ở Sư-đoàn 7 cũng rất thú vị, nhưng anh khao-khát một
điều gì đó khác hơn.
Quân-đội sẽ có nhiều thứ cho mình làm hơn thế này - Anh nghĩ.
Anh cần một thử-thách mới. Anh biết rằng anh có thể cống hiến được
nhiều hơn những gì anh đang thực-hiện ở bộ-binh. Thời-cơ đã đến với anh vào
tháng Mười-Một năm 1965. Lữ-đoàn Nhảy-Dù đang bành-trướng lên thành Sư-
đoàn Nhảy-Dù. Họ cần có thêm các sĩ-quan. Khi mãn-khóa Trường Võ-bị
Quốc-gia hai năm trước, Mễ đã không may mắn được phân-định về nhảy-dù.
Anh đã về bộ-binh tác-chiến. Bây giờ anh đã có cơ-hội biến ước-mơ của mình
thành hiện thực. Anh nộp đơn tình-nguyện và được nhận về phục-vụ trong Sư-
đoàn Nhảy-Dù. Anh đến trung-tâm huấn-luyện nhảy-dù ở Sài-Gòn để học cách
trở thành một chiến-binh nhảy-dù.
Huấn-luyện nhảy-dù hóa ra là thứ khó khăn nhất mà anh từng làm trong
đời. Cần có sự gắng sức rất nhiều về thể-chất. Cán-bộ hướng-dẫn liên-tục la hét
yêu-cầu các khóa-sinh phải thực-hiện hoàn-bị các thao-tác.
“Làm lại đi, đồ khốn bụng phệ!”
Các khóa-sinh nhảy-dù lặp đi lặp lại các thao-diễn về thể-chất và thực-
hành cho đến khi thuần-thục như đã ấn-định. Điều này quả là khó khăn. Những
người đã vượt qua tuần lễ đầu tiên phải chịu đau đớn về thể-xác và bị quấy rối
bằng lời nói khó nghe để tiếp-tục thụ-huấn các kỹ-năng nhảy-dù cần-thiết và

trường Võ-bị, vì nơi này chỉ nhận những người tình-nguyện, có tinh-thần phục-vụ quốc-
gia khi chọn binh-nghiệp làm sự-nghiệp (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 12

cuối cùng cho thấy khả-năng thông-thạo trong một loạt các cú nhảy vào tuần lễ
cuối cùng của chương-trình thụ-huấn.8 Mễ đứng thẳng, nghiêm trang - đầu
ngẩng cao, cằm cúi xuống, vai ưỡn ra sau và ưỡn ngực - khi một cấp chỉ-huy
quân-trường gắn huy-hiệu đôi cánh nhảy-dù lên bộ quân-phục của Mễ trong lễ
mãn-khóa.9 Từ bây giờ, Mễ gia-nhập vào tình huynh-đệ chi-binh rất đỗi tự hào
của các Thiên-Thần Mũ-Đỏ (Angels in Red Hats), hay Mũ-Đỏ, biệt-danh mà
dân-chúng Nam Việt-Nam gọi các chiến-binh, thiên-sứ, đầu đội mũ-đỏ và nhảy-
dù từ không-trung xuống mặt đất để đối đầu với địch quân. Sư-đoàn Nhảy-Dù
là đơn-vị ưu-tú nhất trong Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Chính tại đây, Mễ
đã tìm thấy chỗ đứng của mình. Anh thuộc về nơi này.
Mễ cũng có thêm nhiều thuận-lợi khi gia-nhập nhảy-dù. Tất cả hậu-cứ
các đơn-vị nhảy-dù Nam Việt-Nam được phối-trí xung quanh đô-thành Sài-
Gòn.10 Sư-đoàn Nhảy-Dù được sử-dụng làm lực-lượng trừ-bị chiến-lược của
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Các đơn-vị nhảy-dù thường chỉ triển-khai trong
thời-gian ngắn để giải quyết chiến-trường hoặc các cuộc xung-đột cần đến trợ
giúp của họ, và sau đó trở lại hậu-cứ ở Sài-Gòn. Sen đang sống ở Sài-Gòn. Mễ
giờ đây thấy mình gần với Sen hơn. Mối quan-hệ của họ càng thắm-thiết. Họ
bắt đầu nói về hôn-nhân, nhưng chiến-tranh luôn là thứ ngăn cản họ. Mễ cảm
thấy hoài nghi về việc đưa Sen vào một cuộc hôn-nhân có thể vỡ tan ngay lập
tức khi anh tử-trận trên chiến-trường, hoặc tệ hơn cho Sen, anh trở thành
thương-phế-binh và cô phải gánh lấy trách-nhiệm chăm sóc anh.
Tuy nhiên, sự lãng-mạn vẫn tiếp-tục, và tình yêu của họ ngày một lớn
hơn thêm. Họ trân-trọng từng khoảnh-khắc bên nhau. Nhưng chiến-tranh vẫn

8
Khóa nhảy-dù kéo dài ba tuần, chưa tính hai ngày trắc nghiệm sức khỏe với 8 môn thể
dục (8 món ăn chơi): Tuần thứ nhất: học các thao tác căn-bản dưới mặt đất; Tuần thứ nhì:
thực-tập đi dây và nhảy xuống đất từ các đài nhảy (cao 4, 11 và 12 thước) ; và Tuần thứ
ba: nhảy-dù thật từ phi-cơ ở độ cao 400 thước ở Đồng-Dù (Củ-Chi), với 6 lần nhảy (sault)
ban ngày (1 lần mang trang-bị như khi hành-quân thật) và 1 lần nhảy ban đêm (N.D).
9
Những quân-nhân có bằng nhảy-dù này được phép may huy-hiệu bằng Nhảy-Dù lên
ngực áo và hàng tháng được lãnh một khoản phụ-cấp bằng Nhảy-Dù tượng trưng (N.D).
10
Hậu-cứ của Tiểu-đoàn 5 là trại Ngô-Xuân-Soạn, và Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù là trại Phan-
Đình-Phùng cùng ở xã Tam-Hiệp, quận Đức-Tu, tỉnh Biên-Hòa. Hậu-cứ Tiểu-đoàn 11
Nhảy-Dù là trại Nguyễn-Huệ ở đồi Long-Bình, quận Thủ-Đức, tỉnh Gia-Định. Hậu-cứ
Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù ở thị-xã Vũng-Tàu. Các tiểu-đoàn nhảy-dù tác-chiến còn lại có
hậu-cứ ở và xung quanh trại Hoàng-Hoa-Thám của Sư-đoàn Nhảy-Dù, và đường Lê-Văn-
Duyệt, đô-thành Sài-Gòn (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 13

tiếp-diễn, và bóng ma của chiến-tranh thì vẫn ám-ảnh họ, và những ước mơ về
tương-lai của họ.
Sau khi hoàn tất khóa huấn-luyện nhảy-dù, Mễ được phân-định về Đại-
đội 33 thuộc Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù. Là một thiếu-úy, cấp-bậc của Mễ đủ tiêu-
chuẩn để anh làm trung-đội-trưởng, trách-nhiệm chỉ-huy bốn mươi chiến-binh
nhảy-dù. Tuy nhiên, Đại-đội-trưởng của Mễ tiên khởi muốn trắc-nghiệm khả-
năng tác-chiến của anh. Mễ được chỉ-định đi tiền đồn đêm tại một vị-trí bên
ngoài phòng-tuyến của đơn-vị. Khi tiểu-đội tiền đồn trở lại vào sáng hôm sau,
một binh-sĩ canh gác phòng-tuyến đã nổ súng nhầm.
Mễ chồm tới hét lớn: “Ngừng bắn! Quân bạn. Quân bạn. Đừng bắn.”
Tiếng súng ngưng lại. Nhưng một viên đạn đã trúng Mễ làm anh gục
xuống. Anh cảm thấy ẩm-ướt bên hông. Anh đứng dậy để xem-xét vết thương.
Viên đạn đã trúng bi-đông nước của anh và không xuyên qua được dây thắt
lưng đeo súng ngắn của anh. Điều này đã cứu mạng anh. Anh đã ổn. Đó không
phải là một tình-huống dễ dàng, nhưng anh giữ được bình tĩnh, và phản ứng
theo cách một cấp chỉ-huy nên làm. Đại-đại-trưởng lập tức đưa anh về làm
Trung-đội-trưởng.
Vài tuần lễ sau, Mễ dẫn trung-đội giao-tranh một đơn-vị Việt-Cộng ở tỉnh
Bình-Định, trong một vùng đầy rẫy quân địch ở duyên-hải trung-phần Nam
Việt-Nam. Một lần nữa, anh dẫn đầu trung-đội xung-phong. Anh bị bắn vào
ngực, sống-sót một cách kỳ diệu, và được đưa về quân-y-viện ở Sài-Gòn chữa-
trị suốt ba tháng.11 Sen đến thăm anh hàng ngày, dành từng phút có thể có được
ở bên anh, giúp đỡ và chăm sóc anh. Khi Mễ bình phục và trở lại tiểu-đoàn, anh
được phân-định làm Đại-đội-trưởng của Đại-đội 33 của Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù.
Vào tháng Mười-Một năm 1966, tiểu-đoàn của Mễ trở lại Bình-Định
tham-gia Hành-quân Đại Bàng 800 (Operation Eagle 800). Mễ gác lại kinh-
nghiệm cận-tử và tích cực chỉ-huy đại-đội nhảy-dù của anh tham-gia vào các
cuộc hành-quân hỗn-hợp với các đơn-vị của Sư-đoàn Đệ-nhất Không-Kỵ Hoa-
Kỳ (U.S. 1st Cavalry Division, Airmobile) và Sư-đoàn Mãnh-Hổ của Lục-quân
Đại-Hàn (Korean Army Tiger Division), nhằm loại trừ các lực-lượng Việt-

11
Các nhảy-dù mũ-đỏ hay gọi đùa là VC ký phép thường-niên dùm (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 14

Cộng ở Thung-lũng Bình-Định. Liên-quân đã đánh tan Sư-đoàn 3 Sao-Vàng


(Yellow Star Division) của địch và các lực-lượng nổi dậy địa-phương khác.
Mễ thăng-tiến nhanh trong chiến-đấu, tính cách tự-tin, nhiệt-huyết đã
giúp ích cho anh – trừ một ngoại lệ. Vào dịp tân-niên, Mễ có một chút bất-đồng
cá-nhân với vị tiểu-đoàn-trưởng. Điều đó chỉ có thể kết-thúc theo một cách. Mễ
phải ra đi.12 Anh được thuyên-chuyển từ Tiểu-đoàn 3 về Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù.
Tại đây, anh nhanh chóng có được sự nể trọng của vị chỉ-huy mới, người đã
phân-định anh làm Đại-đội-Trưởng Đại-đội 91.13 Anh tiếp-tục cho thấy khả-
năng xuất-sắc trong vai-trò một chỉ-huy tác-chiến.
Đến mùa xuân năm 1967, Việt-Cộng đã lớn mạnh hơn ở vùng cực bắc
của Nam Việt-Nam, thuộc khu-vực trách-nhiệm quân-sự của Quân-đoàn I. Các
đơn-vị Thủy-quân Lục-chiến của Hoa-Kỳ đã tham-gia vào các trận đánh-đẫm
máu tại tiền đồn Cồn-Tiên ở cận nam vùng Phi Quân-sự (DMZ), phân chia hai
miền Bắc và Nam Việt-Nam. Đáp lại, tiểu-đoàn của Mễ được gửi đến tham-
chiến cùng các đơn-vị khác của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và Thủy-quân
Lục-chiến Hoa-Kỳ trong Chiến-dịch Lam-Sơn 54 (phía Hoa-Kỳ gọi là Chiến-
dịch Hickory).
Danh-hiệu hành-quân Lam-Sơn có ý nghĩa đặc-biệt đối với người Việt-
Nam. Họ chỉ dành danh-hiệu này cho những cuộc tấn-công quan-trọng nhất của
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Danh-hiệu này tiên khởi có từ cuộc khởi-nghĩa
Lam-Sơn (1418-1427). Lê-Lợi, một điền-chủ giàu có ở vùng Lam-Sơn, đã lãnh-
đạo cuộc khởi-nghĩa chống lại ách cai-trị bạo-tàn của Đế-chế Minh-triều từ
Trung-Hoa. Phải mất gần mười năm, nhưng lực-lượng của ông đã lớn mạnh và
cuối cùng đã đánh đuổi được quân Minh ra khỏi đất nước và giành được bốn
thế-kỷ độc-lập, và chỉ bị mất khi người Pháp từ năm 1858. Lê-Lợi trở thành

12
Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù lúc này không ai khác là Thiếu-tá Trần-Quốc-
Lịch. Câu chuyện cá-nhân rồi cũng nhanh chóng qua đi. Sau này, Mễ về làm Trưởng Ban
3 của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, một vị-trí được xem tin cậy và gần gũi với Lữ-đoàn-Trưởng,
mà người đó không ai khác là Đại-tá Lịch. Ông cũng tỏ ra giận dữ khi Trung-tá Tĩnh đã
“qua mặt” ông khi trình lên Sư-đoàn cho Mễ về làm Tiểu-đoàn-phó Tiểu-đoàn 11 trong
khi Mễ đang làm Trưởng Ban 3 của ông (xem ở phần sau) (N.D).
13
Tiểu-đoàn-trưởng là Thiếu-tá Lê-Văn-Huệ, là tiểu-đoàn-trưởng đầu tiên của Tiểu-đoàn
9 Nhảy-Dù, thành-lập vào ngày 01-12-1965. Thiếu-tá Lê-Văn-Huệ tử-trận vào ngày 18-
05-1967 gần vùng Phi Quân-sự trong cuộc Hành-quân Lam-Sơn 54 (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 15

hoàng-đế và được xem là một trong những anh-hùng vĩ-đại nhất của quốc-gia.
Vì vậy, danh-hiệu “Lam-Sơn” có một ý-nghĩa rất đặc-biệt.14
Trong thời-gian diễn ra hành-quân Lam-Sơn 54, đơn-vị của Mễ đã giao-
chiến với các đơn-vị chủ lực của Quân-đội Bắc-Việt, với các trung-đoàn 31 và
812 của Bắc-Việt, và gây cho địch tổn-thất nặng nề.15 Trong cuộc hành-quân
Lam-Sơn 60 tiếp theo, Đại-đội 91 của Mễ di-chuyển về phía đông-bắc Huế.
Đại-đội đã anh-dũng chiến-đấu và mang lại thắng-lợi lớn cho Tiểu-đoàn 9
Nhảy-Dù. Ngay sau đó, ngày 6 tháng Sáu năm 1967, đích-thân phó tổng-thống
Việt-Nam Cộng-Hòa16 gắn lon đại-úy cho Mễ trong một buổi lễ được tổ-chức
tại thị-xã Huế - quê hương của Mễ. Mễ rất tự-hào được chiến-đấu bảo-vệ quê
hương của anh.
***
Mọi thứ trở nên xáo trộn vào tân-niên với cuộc tấn-công Tết Mậu-Thân
1968 (1968 Tết Offensive). Chiến-tranh bất ngờ bùng nổ dữ-dội làm chấn động
cả nước và làm đảo lộn cuộc sống của Mễ và Sen. Tân-niên mở màn với việc
các lực-lượng Bắc-Việt đe-dọa các vùng biên-giới xa-xôi và bao vây căn-cứ của
Hoa-Kỳ tại Khe-Sanh, phía tây-bắc của Việt-Nam Cộng-Hòa. Sự chú-ý của
quân Đồng-minh tập-trung vào nổ-lực bảo-vệ căn-cứ Khe-Sanh. Cuộc vây-hãm
ở Khe-Sanh như là một phần của sự chuyển hướng thành-công. Hoa-Kỳ tăng-
cường các lực-lượng vào vùng. Bộ Tổng-tham-mưu Quân-lực Việt-Nam Cộng-
Hòa cũng tăng-phái một chiến-đoàn nhảy-dù cho Quân-đoàn I, với các Tiểu-
đoàn 2, 7 và 9 Nhảy-dù. Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù của Mễ đánh chiếm các vị-trí

14
Ben Kiernan, Việt-Nam: Lịch-sử từ Thượng-cổ đến Hiện-tại (Viet Nam: A History from
Earliest Times to the Present) (Nữu-Ước: Nhà xuất-bản Đại-học Oxford, 2017), 194-97,
291.
15
Hugh Connelly, Chiến-dịch Khúc-côn-cầu lần thứ nhất (The First Operation Hickory
(Operation Hickory - Belt Tight - Beau Charger – Lam-Sơn 54)). Tổng-hợp từ nguồn
tài-liệu, 1967. Truy cập tại http://www.amtract.org/pdf_files/1atbn/OpHick01.pdf, ngày
06-06-2018; Tiểu-đoàn 1 và 4 Thủy-quân Lục-chiến, "Chiến-dịch Lam-Sơn 54.” Truy
cập tại http://1stbn4thmarines.net/operations/history-folder/lam_son_54.htm, truy-cập
06-06-2018.
16
Thiếu-tướng Nguyễn-Cao-Kỳ lúc này còn là Chủ-tịch Ủy-ban Hành-pháp Trung-ương
(tương-đương với Thủ-tướng). Đến ngày 03-09-1967, liên-doanh của Trung-tướng
Nguyễn-Văn-Thiệu và Thiếu-tướng Nguyễn-Cao-Kỳ đắc-cử Tổng-thống và Phó Tổng-
thống nền Đệ-nhị Cộng-Hòa. Và đến 31-10-1967, cựu Thiếu-tướng Nguyễn-Cao-Kỳ
chính-thức nhậm chức Phó Tổng-thống Việt-Nam Cộng-Hòa (Đệ-nhị Cộng-Hòa) (N.D).
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 16

xung quanh thị-xã Quảng-Trị, tỉnh lỵ cực bắc của Nam Việt-Nam. Đại-đội của
anh hoạt-động như một lực-lượng phòng-thủ ở phía nam thị-xã.17
Vào ngày 30 tháng Một, các du-kích-quân cộng-sản Việt-Cộng, với sự
yểm-trợ của Quân-đội Bắc-Việt, đã nổi dậy ở các thị-trấn và làng mạc trên khắp
Nam Việt-Nam với hy-vọng châm ngòi cho một cuộc nổi dậy của quần-chúng
để áp đảo quân-đội, lật đổ chánh-quyền, và đưa Mặt-trận Dân-tộc Giải-phóng
của cộng-sản lên nắm quyền ở Sài-Gòn. Những người cộng-sản đã tổ-chức cuộc
tổng tấn-công vào các ngày Tết sau khi một thỏa-thuận hưu-chiến được hai bên
đồng-ý xác-nhận cho kỳ nghỉ Tết Nguyên-đán hàng năm. Cuộc tổng tấn-công
đã bị đánh bại, nhưng không phải chỉ trong vài ngày, và trong một số trường
hợp, là hàng tuần chiến-đấu cam go. Đơn-vị nhảy-dù của Mễ đã tham-gia một
số trận đánh ác-liệt nhất của cuộc tổng tấn-công Tết Mậu-Thân 1968.18
Vào thời-khắc tiên khởi của cuộc tấn-công, Quân-đội Bắc-Việt đã phát-
động một cuộc tấn-công trả đũa vào Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù. Địch tấn-công theo
hai hướng từ phía bắc và từ phía nam. Ở phía bắc thị-xã Quảng-Trị, địch đánh
mạnh vào Đại-đội 94 của Tiểu-đoàn 9. Giao-tranh đã cướp đi sanh mạng của
Đại-úy Thừa, Đại-đội-Trưởng, cố-vấn Hoa-Kỳ, và Trung-sĩ-nhất John Church
- một cựu-binh trong Chiến-tranh Triều-Tiên. Và hầu hết các quân-nhân của
Đại-đội 94 đều tử-trận hoặc bị thương.
Ở phía nam, địch nhằm thẳng vào Đại-đội 91 của Mễ. Các chiến-binh
nhảy-dù của Mễ đã chiến-đấu rất can-trường. Mễ tận-dụng pháo-binh khả-dụng
trong khi cố-vấn của anh, Thượng-sĩ Mike Smith, hướng-dẫn các cuộc không-
kích của Hoa-Kỳ, và phối-hợp tản-thương đến các bệnh-viện-hạm của Đệ-thất
Hạm-đội Hoa-Kỳ (U.S. 7th Fleet) ở ngoài khơi Đông-Hải. Đại-đội 91 đã ngăn
chặn được cuộc tấn-công, và rồi chuyển sang phản-công, và đẩy lùi các đợt tấn-
công của các tiểu-đoàn địch. Thắng-lợi giành được khiến đại-đội phải đánh đổi
bằng một giá rất đắt. Các tổn-thất đã kéo cấp-số của đại-đội từ bốn trung-đội
xuống còn hai. Tuy nhiên, đại-đội vẫn giữ vững các vị-trí giành được. Sau ba

17
James Willbanks, Tấn-công Tết Mậu-Thân: Lược-sử (The Tet Offensive: A Concise
History) (Nữu-Ước: Nhà xuất-bản Đại-học Columbia (Columbia University Press),
2006), 15-18.
18
Sđd., 30.
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 17

ngày chiến-đấu, Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù đã đánh lui quân địch và bảo-vệ được
thị-xã Quảng-Trị
Và cũng vào đợt Tết này, trên khắp Nam Việt-Nam, các lực-lượng của
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và Hoa-Kỳ đã dập tắt cuộc nổi dậy ở khắp mọi
nơi một cách nhanh-chóng và dứt-khoát, ngoại trừ cố-đô Huế. Tại đây, các đơn-
vị chủ-lực của Bắc-Việt đã cố thủ ở các vị-trí hầm hố kiên-cố bên trong tòa
thành lịch-sử trong hơn một tháng, khiến cuộc chiến ở đây trở thành một trong
những trận-đánh dài nhất và tổn-thất nhiều nhất trong Chiến-tranh Việt-Nam
cho cả Hoa-Kỳ và Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.19
Trực-thăng bốc Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù từ Quảng-Trị đến Huế vào ngày 3
tháng Hai năm 1968. Tại đây, Tiểu-đoàn 9 cùng với Sư-đoàn 1 Bộ-binh và các
Tiểu-đoàn 2 và Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù, phối-hợp tác-chiến với các đơn-vị Thủy-
quân Lục-chiến Hoa-Kỳ trong thị-xã Huế. Đại-đội của Mễ, đi cặp với Đại-đội
92 cùng tiểu-đoàn, lên đường ngay trong đêm đó, dẫn đầu một cuộc tấn-công
tái chiếm Cổng Chánh-Tây (Chánh-Tây Gate), một đường xâm-nhập quan-yếu
xuyên qua bức tường phía tây hùng-vĩ cao hai mươi bộ của cổ-thành.
Hai đại-đội di-chuyển im lặng trong bóng đêm đến các vị-trí gần cổng.
Đến rạng sáng, cả hai tấn-công với Đại-đội 91 của Mễ dẫn đầu. Một trận-đánh
khốc-liệt, kéo dài hai ngày sau đó. Nhảy-Dù đã chiếm được cổng với tổn-thất
vừa phải. Họ tiên khởi hoàn tất nhiệm-vụ then chốt trong loạt trận-đánh đẫm-
máu ở thị-xã Huế.
Đại-đội của Mễ tiếp-tục chiến-đấu và hứng chịu tổn-thất trong hơn hai
tuần lễ tiếp theo. Quân-số của đại-đội chỉ còn một phần tư cấp-số. Đại-đội
không còn khả-năng tác-chiến hữu-hiệu. Thượng-cấp chỉ-thị cho Đại-đội 91,
cùng với phần còn lại của Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù, trở về hậu-cứ ở Sài-Gòn để
tái bổ-sung và chỉnh-trang cho các nhiệm-vụ tiếp theo. Mễ cảm thấy tiếc khi
phải rời Huế trong lúc các cuộc giao-tranh vẫn còn tiếp diễn dữ-dội, nhưng đơn-
vị của anh đã không còn đủ khả-năng tác-chiến.
***

19
Sđd, 43-52.
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 18

Khi Mễ trở về Sài-Gòn sau Tết, mọi trở ngại đã tan biến. Anh và Sen sẽ
về sống chung mái nhà. Không gì có thể cản trở. Hôn-lễ của họ được tổ-chức
vào ngày 17 tháng Ba năm 1968, trước khi khói lửa của các trận-đánh Tết Mậu-
Thân 1968 hoàn-toàn lắng xuống.
Các kiếm-soát an-ninh sau Tết đã giới-hạn việc lựa chọn địa-điểm tổ-
chức hôn-lễ. Hai người quyết-định tổ-chức một buổi lễ đơn giản tại tư-gia của
Sen với sự hiện-diện của song-thân, huynh, tỉ, muội, một vài bằng-hữu thân-
thiết, và hai tòng huynh-đệ. Họ diện trang phục theo phong-cách Tây-phương.
Mễ với bộ com-lê sẫm màu, và Sen thì mặc váy cưới trắng muốt với khăn voan
che mặt, đôi bông tai, với sợi dây chuyền vàng mới thân-mẫu của cô tặng làm
quà cưới. Họ đến bàn thờ gia-tiên đã được chuẩn-bị cho buổi lễ. Tại đó, họ thắp
hương và nến. Trước tiên, họ quý lạy trước song-thân của Sen và sau đó là các
tổ-tiên trên bàn thờ để chứng-giám cho cuộc hôn-nhân của họ. Họ trao nhẫn
cho nhau, cùng nói lời thề nguyện, và hôn nhau. Mắt họ nhìn nhau, với nụ cười
tươi nhất mà họ từng có.
“Chúng ta làm được rồi” - Mễ nói, nụ cười nở rộng - “Anh yêu em.”
Sen trông rạng rỡ: “Dạ, chúng ta đã làm được. Em yêu anh.”
Sau buổi lễ, họ chọn nhà hàng Quốc-tế ở trung-tâm đô-thành Sài-Gòn để
chiêu đãi quan-khách. Song-thân, huynh-tỉ, muội, bằng-hữu và các thành-viên
khác trong gia-đình của Sen đã tham-dự. Gia-đình của Mễ không thể thực-hiện
cuộc hành-trình từ Huế đến dự hôn-lễ, nhưng anh được đại-diện bởi các chiến-
hữu trong bộ quân-phục của Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù, gồm cả cố-vấn Hoa-Kỳ của
anh là Mike Smith. Mike mang đến các chai rượu cognac Martell, và những
chiếc ly được rót đầy khắp phòng tiệc.
Có người lớn tiếng hỏi: “VSOP là viết tắt của chữ gì?”
Tất nhiên, VSOP là những chữ cái trên nhãn rượu cognac chất-lượng.
VSOP là viết tắt của Very Superior Old Pale. Tuy nhiên, các chiến-binh của
lực-lượng ưu-tú nhất trong quân-đội Việt-Nam đã có một màn trình-diễn khác.
Các sĩ-quan nhảy-dù có mặt đều đồng thanh hét lên: “Thật là quyến rũ,
anh lính dù già!”
Mọi người cùng cười.
Chương 2: Cậu bé chăn trâu 19

Sau hôn-lễ, Mễ và Sen bay lên Đà-Lạt hưởng tuần trăng mật. Họ đã dành
một tuần lễ ở đó. Mễ biết rõ vùng này từ những ngày thụ-huấn ở Trường Võ-bị
Quốc-gia tại Đà-Lạt. Sen đã từng đến đây vào kỳ nghỉ. Bây giờ họ cùng nhau
đến xứ sở thần tiên, Mễ chỉ cho cô dâu mới của mình những cảnh đẹp trong và
xung quanh thị-xã. Họ ăn tối tại nhà hàng nổi trên hồ Xuân-Hương. Họ đi bộ
trên những con đường xuyên rừng đến thác Prenn và Cam-Ly đẹp như tranh vẽ.
Mễ đưa Sen đến quán Cà-phê Tùng nổi tiếng, nơi anh thường lui tới những ngày
cuối tuần khi còn là một sinh-viên sĩ-quan. Bây giờ quán cà-phê đã trở thành
một nơi lãng mạn để ngồi nói chuyện, và khám phá hai tâm-hồn của nhau. Đó
là một thời-gian huyền-diệu ở một nơi yên-bình, và trôi qua rất nhanh.
Sen và Mễ bay về Sài-Gòn và sẵn sàng trở lại công việc và chiến-đấu. Họ
yêu nhau say đắm và mơ ước về cuộc sống gia-đình. Điều đó còn phải chờ.
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 20

CHƯƠNG 3: NỮU-ƯỚC, NỮU-ƯỚC

Không có câu hỏi về Joseph John Duff đến từ đâu. Anh được sinh ra ở
Manhattan, chuyển đến Queens lúc niên thiếu, và sau đó là Brooklyn. Anh
không bao giờ thay đổi giọng nói - hay những từ-ngữ đường phố mà anh học
được ở các trường công-lập và trên các con đường của thành-phố.
Đệ-nhị Thế-chiến mở màn vào những năm đầu đời của anh, và kết-thúc
khi anh được bảy tuổi. Anh còn nhớ rất rõ. Phụ-thân của anh, một người Ái-
Nhĩ-Lan nhập-cư, làm việc tại Hải-quân Công-xưởng Brooklyn (Brooklyn
Navy Yard), ngay bên kia bờ Đông-Hà nhìn từ Hạ Mã-Nhật-Tân. Gia-đình anh
xem công việc này như một món quà của Thượng-đế sau khi phải vật-lộn trong
thời kỳ Suy-thoái (Depression). John được tham-quan Hải-quân Công-xưởng
vào các dịp mở cửa thường-niên. Những chiến-hạm làm anh bị mê hoặc, cũng
như các thủy-thủ-đoàn, các thủy-quân lục-chiến, và những sĩ-quan trong bộ
đồng-phục mà anh đã gặp.
Duffy là con út của một gia đình có hai người con. Anh kính trọng bào-
huynh của mình là Tom, lớn hơn anh năm tuổi. Tuy nhiên, với sự chênh-lệch
tuổi tác lớn như vậy, John thường trở thành một người khó hòa-hợp. Anh dành
nhiều thời-gian cho bản thân, và những lúc đó, anh để trí óc và tưởng-tượng của
mình tư-do hoạt-động. Anh tỏ ra là một đứa trẻ thông-minh và có năng-khiếu
bẩm-sinh với các con số. Anh xuất-sắc trong môn toán, nhưng anh thấy tốc-độ
học ở trường thật nhàm chán. Anh lướt qua các bài tập trong lớp, sau đó mơ-
mộng về những cuộc phiêu-lưu tuyệt vời cho đến khi cả lớp bắt kịp và chuyển
sang bài tập tiếp theo.
John thường giữ nếp sinh-hoạt lành-mạnh, nhưng anh bắt đầu vượt qua
giới-hạn vào năm lớp bảy. Hành-động của anh trong giờ toán học là một thí-dụ.
Giáo-sư dạy toán của anh, cô Kent, giao bài-tập cho học-sinh vào cuối mỗi
ngày: “Cả lớp. Cô đã viết bài tập về nhà môn toán của các em lên bảng. Hãy
chép lại và làm tối nay.”
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 21

John cặm cụi giải bài toán trên tờ giấy của mình và viết nguệch ngoạc
thêm những con số lên tờ giấy. Trên đường ra khỏi lớp, anh đưa bài cho cô giáo:
Cô hỏi: “Cái cái gì?”
“Bài tập về nhà của em.”
“Tôi muốn em làm bài tập này vào tối nay, ở nhà.”
“Em đã làm rồi. Xong rồi.”
“John Duffy, em thật ngớ ngẩn. Không thể làm được. Chỉ đủ thời-gian
để viết ra các vấn-đề.”
“Xem đi. Em đã hoàn thành trong lớp rồi.”
“Em không thể làm điều đó. Em phải làm các bài toán ở nhà. Đó là bài
tập về nhà.”
Sau một thời-gian, cô nhìn nhận và tôn-trọng John và đánh-giá cao khả-
năng của anh với những con số. Khi anh hoàn thành bài-tập của mình trước
những người khác, cô giáo Kent bảo anh đến văn-phòng phụ giúp cô. Sau đó
anh thường không trở lại lớp mà thay vào đó anh đến thư-viện và đọc sách. Anh
thích đọc sách.
Ở trường trung-học, John thường bỏ lớp và đi bộ đến thư-viện công-cộng
trên đường Saint Edwards, cách đó vài dãy nhà. Lộ trình này đưa anh qua
Khám-đường Phố Raymond (Raymond Street Jail). Anh nhìn vào pháo-đài
quân-sự hùng-vĩ lúc anh vội vã đi qua, những viên gạch khổng lồ, sẫm màu
quái-dị của nó trông giống như một thứ gì đó ở Thời-kỳ Tối-tăm (Dark Ages).
Thật là một nơi khủng-khiếp. Những ô cửa sổ nhỏ, ngay sát lề đường, ẩn giấu
những bí mật đáng sợ đằng sau ba thanh sắt dọc và ba thanh ngang. Anh cảm-
thấy một luồng gió lạnh kinh hãi chạy dọc gáy khi anh tự nói với mình: Mình
hy-vọng mình sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì để bị nhốt ở nơi đó - trong
khi vẫn cố ý trốn học. Tuy nhiên, anh thích thú với cuộc nổi loạn nhỏ nhặt của
mình. Ám-ảnh về khám-đường chỉ làm tăng thêm hứng-thú cho cuộc tìm-kiếm
của anh. Tại thư-viện, anh lùng-sục các giá sách, khám-phá sự hiếu-kỳ của
mình. Anh ngồi đọc hàng giờ liền.
John chủ-yếu đóng vai một người cô-độc, có cuộc sống nội-tâm sâu-sắc,
nhưng anh đã thể hiện một mức-độ dũng-cảm nhất định trong các hoạt-động
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 22

giao-tiếp xã-hội. Một buổi chiều thứ bảy, anh tình cờ gặp một nhóm bạn trong
khu dân-cư chủ-yếu là người Sicilia (Ý-Đại-Lợi). Khi đến gần, John hét lên:
“Này, Tony. Gina thế nào?”
Tony gắt lại: “Tránh xa em gái tôi ra, medigan!1 - “Mẹ kiếp. Chơi bài thì
sao?”
“Briscola?”
“Không. Gin Rummy.”
“Không, trước tiên hãy chơi trò Briscola, sau đó chúng ta có thể chơi Gin
Rummy... Này các bạn, ở đây. Chơi với Duffy.”
Những người hàng xóm của anh chơi Briscola, một trò chơi bài của Ý-
Đại-Lợi. John chơi khá giỏi, nhưng anh giỏi Gin Rummy hơn. Anh có một khả-
năng kỳ-lạ là nhớ được các lá bài đã được chơi và biến điều đó thành một chiến-
lược. Như thường lệ, anh thắng và bỏ túi vài Mỹ-kim. Các trò chơi bài khiến
anh có tiền tiêu vặt.
Tuy nhiên, sự nhàm chán với trường học vẫn tiếp-tục. Anh đã bị lạc lối.
Không có phương hướng trong cuộc sống. Không có động-lực. Không có nơi
nào cho những giấc mơ của anh ngoài các kệ sách của Thư-viện Phố Saint
Edwards. Anh khao khát một điều gì đó, nhưng anh không biết đó là gì.
Khi anh mười sáu tuổi, một người hàng xóm, một chiến-binh nhảy-dù
trong Toán Tác-chiến Trung-đoàn 187 Nhảy-Dù, đã đến thăm gia-đình John.
Anh ta vừa trở về từ Chiến-tranh Triều-Tiên. Chiến-tranh đã kết thúc vài tháng
trước đó, nhưng các quân-nhân chỉ vừa mới được hồi hương. Anh ta đứng trong
phòng khách của gia-đình, quân-phục chỉnh tề, quần được nhét trong đôi bốt
(boot de sault) da cao cổ và sáng bóng. John rất ấn-tượng. Những câu chuyện
về chiến-tranh đã gây thêm ấn-tượng với John. Bộ quân-phục hoàn-hảo với phù-
hiệu và huy-chương đã cuốn hút cho John. Nhưng đôi giày bốt sáng là thứ John
mê mẫn nhất, đôi giày bốt mà chỉ những chiến-binh nhảy-dù mới được mang
cùng với quân-phục binh-chủng “Hạng A” của họ. Đôi bốt màu nâu bóng loáng
đó đã thu hút sự chú-ý - và trí tưởng-tượng của anh. John đã bị cuốn hút ngay
lúc đó.

1
“Medigan” là có ý xúc-phạm, có nghĩa là không phải người Ý-Đại-Lợi (non-Italian).
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 23

“Vâng, lính nhảy-dù. Đó là những gì tôi muốn trở thành!”


Ngay khi bước sang tuổi mười bảy, anh được song-thân cho phép nhập
ngũ. Anh vào quân-đội với tư-cách một binh-nhì chỉ hai ngày sau ngày sinh-
nhật của anh - trước khi kết-thúc năm học trung-học phổ-thông.
Anh dễ-dàng vượt qua khóa huấn-luyện bộ-binh căn-bản. Trường Nhảy-
Dù tại Fort Campbell, tiểu-bang Kentucky, mang đến nhiều thách-thức hơn.
John đã chịu đựng những lời la mắng và hành-xác, vắt kiệt sức cho đến khi nhận
được huy-hiệu đôi cánh nhảy-dù trên ngực áo mà anh thèm muốn vào tuổi mười
bảy rưỡi. Lục-quân đã phân-định anh về Sư-đoàn 11 Nhảy-Dù (11th Airborne
Division) đang đồn-trú ở Đức-quốc.
Anh đến doanh-trại quân-đội gần Munich vào mùa thu năm 1955. Anh
thoải mái hòa nhập vào đời sống của quân-đội. Nếp sống đó được duy-trì cho
đến cuối một buổi tối tháng Mười năm sau. Trung-sĩ của anh xông vào khoang
trung-đội hét lên:
“Các nhảy-dù! Chuẩn-bị trang-bị tác-chiến của các anh. Chúng ta sắp di-
chuyển.”
Sự thúc-bách trong giọng nói của viên trung-sĩ rất rõ ràng. John mặc
quân-phục vào và chộp lấy chiếc túi đã chuẩn-bị sẵn của mình. Anh rút khẩu
súng trường M-1 từ phòng chứa vũ-khí và đi ra cổng doanh-trại. Anh leo lên
phía sau một chiếc quân-xa lớn của quân-đội đang chạy rầm-rập đến phi-trường.
Nhân-viên tiếp-liệu cung-cấp đạn thật. John ngồi trên phi-đạo với các đồng-đội
của mình, chờ lệnh “Đi”, mà không biết chuyện gì đang xảy ra.
Họ ngồi đó trong ba ngày, sẵn sàng nhảy vào trận-đánh, trong lúc phi-cơ
của họ cũng đã sẵn sàng ở phi-đạo bên cạnh. Đạn dược được cung-cấp và thâu
hồi trở lại, chỉ để tái cung-cấp trở lại. Sau đó, mọi người biết rằng cảnh-báo tiên
khởi là về khả-năng can thiệp quân-sự của Hoa-Kỳ vào Cách-mạng Hung-Gia-
Lợi năm 1956. Thứ hai, vào cuộc khủng-hoảng Suez, để phản-đối sự can thiệp
của Anh-Cát-Lợi, Phú-Lang-Sa, và Do-Thái vào cuộc khủng-hoảng. Cuối cùng,
Hoa-Kỳ cũng không can thiệp bằng quân-sự và các chiến-binh nhảy-dù được
trở về hậu-cứ. Nga-Sô đã cho phép hàng chục nghìn người Hung-Gia-Lợi đào
thoát sang phương Tây trốn tránh sự áp-bức của cộng-sản. Cuộc khủng-hoảng
Suez kết-thúc khi người Anh-Cát-Lợi, Phú-Lang-Sa, và Do-Thái đã triệt-thoái
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 24

sau khi Tổng-thống Eisenhower khuyên họ rằng Quốc-hội Hoa-Kỳ sẽ không


phê-chuẩn hàng trăm triệu Mỹ-kim viện-trợ quân-sự cho họ nếu nhất-quyết
chiếm đóng Ai-Cập. Nhưng trong ba ngày đó, John và các chiến-hữu nhảy-dù
của anh là mũi nhọn cho mọi phản-ứng tiềm-tàng của Hoa-Kỳ.2
John thấy thời-gian còn lại của chuyến công-tác của mình trần-tục hơn.
Thượng-cấp đã chọn anh làm Sĩ-quan Huấn-luyện Báo-chí (Information
Education Officer). Vì vậy, anh có trách-vụ thông báo cho các quân-nhân của
đơn-vị về phong-tục của Đức-quốc, và cách cư-xử thích-hợp với những cô gái
trẻ xung quanh căn-cứ, nhấn mạnh sự nguy-hiểm của việc quan-hệ tình-dục
không an-toàn. Thỉnh thoảng, anh đánh bạc với một số binh-sĩ nhảy-dù khác,
thắng đủ để mua một chiếc xe thể-thao Austin Healey mới. Với chiếc xe mới
của mình, hầu hết các ngày cuối tuần, anh đều lái xe khám phá vùng nông-thôn
của Đức-quốc. Mùa đông năm đó, anh học trượt tuyết, nhanh chóng thông-thạo
môn thể-thao này.
Năm 1958, John từ Đức-quốc trở về Hoa-Kỳ khi kết-thúc thời-hạn phục-
vụ trong quân-ngũ và được giải-ngũ. Anh rất thích thời-gian phục-vụ trong
quân-đội. Anh đã từng là một quân-nhân. Anh đã kiếm được tín-chỉ ở trường
trung-học, nhận được bắng tốt-nghiệp. Anh cũng đã học được một chút tiếng
Đức. Tuy nhiên, anh vẫn khao-khát những cuộc phiêu-lưu khác, những thứ mà
anh muốn khám-phá. Trở lại Hoa-Kỳ với đời sống dân-sự, anh lái chiếc Austin
Healey của mình và dạo chơi, tham-quan khắp liên-bang. Anh đã có đủ tiền tiết-
kiệm để tồn tại trong vài tháng. Anh đến thăm các bằng-hữu ở Tennessee,
Florida, và California. Anh đến Detroit để làm phù-rể cho hôn-lễ của bào-huynh
của anh. Khi ở đó, anh lái xe ngang qua một studio khiêu-vũ của Arthur Murray.
Một tấm biển trên cửa sổ có nội dung: TUYỂN-DỤNG HUẤN-LUYỆN-VIÊN
CÓ KINH-NGHIỆM.
Tôi muốn học khiêu-vũ - anh nghĩ, và bước vào trong để nộp đơn ứng-
tuyển. Món quà gab của anh đã mang theo cả ngày. Anh đã được tuyển-dụng.
Anh có vẻ tự-nhiên, nhanh chóng nắm bắt các phong-cách nhảy khác nhau. Anh

2
Để biết thêm về hai cuộc khủng-hoảng này, xem Alex von Tunzelann, Máu & Cát: Suez,
Hung-Gia-Lợi và Mười sáu ngày khủng-hoảng đã thay đổi Thế-giới (Blood & Sand: Suez,
Hungary, and Sixteen Days of Crisis That Changed the World) (New York: Simon &
Schuster, 2001).
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 25

đã trở thành nhân-viên bán hàng ngôi sao của studio. Sự tự-tin, đĩnh-đạc và sự
quyến rũ mà anh phát-triển khi còn là một huấn-luyện-viên khiêu-vũ đã luôn
tồn-tại trong anh.
Ba tháng sau, anh lại lên đường - lần này là để kiếm một gia-tài ở Las
Vegas. Anh đã chơi bài nhiều lần trong đời. Anh luôn luôn thắng. Anh không
nghi-ngờ khả-năng đó sẽ mang lại cho anh một gia-tài từ các máy đánh bạc ở
Thành-phố Tội-lỗi (Sin City). Anh sớm thua hết tiền và cả chiếc xe của mình.
Vỡ mộng, John nghĩ đến đến nhà tuyển-mộ quân-đội. Anh tái-đăng vào
ngày 10 tháng Ba năm 1960, và nhận ra rằng từ đây anh sẽ theo đuổi con đường
binh-nghiệp. Lục-quân đã gửi anh đến Fort Ord, bang California, để tái huấn-
luyện, sau đó quay trở lại Đức-quốc. Thế là lại tung xúc-xắc.
Nhờ đạt điểm toán cao, Lục-quân phân-định anh làm thư-ký tài-chánh
trong Sư-đoàn 24 Bộ-binh (24th Infantry Division) ở Munich. Và cũng nhờ
thỏa-mãn được các tiêu-chuẩn về nhảy-dù, John sớm tự đề-nghị được thuyên-
chuyển đến Liên-đoàn Lực-lượng Đặc-biệt số 10 (10th Special Forces Group)
ở Bad Tolz. Bộ chỉ-huy đồn-trú trong trường huấn-luyện sĩ-quan Waffen-SS
thời Đệ-nhị Thế-chiến, nằm cạnh một thị-trấn nhỏ nép mình ở chân đồi của dãy
núi Bavarian Alps của Đức-quốc. Điều này đã mở ra một chương hoàn-toàn
mới trong cuộc đời của John Duffy - một chương đã đưa phần còn lại của đời
binh-nghiệp của anh về phục-vụ trong binh-chủng Lực-lượng Đặc-biệt của Lục-
quân Hoa-Kỳ (U.S. Army Special Forces).
Trước khi chuyển đến Bad Tolz, John gặp một thiếu-nữ trẻ làm việc trong
một cửa hàng sữa ở Munich. Cửa hàng bán pho-mát và sữa. John cũng không
quan-tâm đến điều đó, nhưng anh thấy mình thường-xuyên lui tới cửa hàng.
Thiếu-nữ làm việc phía sau quầy thu-hút sự chú-ý của anh. Cô ấy cao và mảnh
khảnh. Vẻ đẹp của cô đã hớp hồn John.
Sau một vài lần ghé thăm, anh quyết-định đưa cuộc trò chuyện đi xa hơn
là chỉ cảm ơn cô về số tiền lẻ mà cô đưa cho anh khi mua hàng xong. Anh hít
một hơi thật sâu và lấy lại tinh-thần. Anh đã học được một ít tiếng Đức. Bằng
tất cả những gì có thể, John nói: “Anh thấy em làm việc ở đây thường-xuyên.
Em có sống gần đây không?”
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 26

Cô ấy nhìn đi chỗ khác, mỉm cười bẽn-lẽn và trả lời bằng thứ Anh-ngữ
tốt nhưng có trọng âm mạnh: “Vâng. Chỉ cách đây vài dãy nhà. Với bạn bè.”
John hỏi tiếp bằng tiếng Đức: “Em tên gì?”
Mắt cô quay lại bắt gặp mắt anh. “Inge. Còn anh tên gì?.” John, cảm thấy
mạnh dạn hơn một chút, chuyển sang tiếng Anh và đi thẳng vào câu chuyện:
“Anh là John. Em có bao giờ cân nhắc uống một tách cà phê với anh không?”
Cô nở nụ cười rộng mở: “Vâng, tại sao lại không. Điều đó thật tuyệt.”
Với tách cà phê đầu tiên đó, họ bắt đầu hẹn hò. Sau khi chuyển đến Bad Tolz,
anh thường-xuyên quay lại Munich để gặp cô. Họ kết hôn vào năm sau. John
biết nếu anh ấy được thăng-cấp trung-sĩ, họ sẽ đủ điều-kiện được chánh-phủ
cấp nhà ở cho gia-đình. Anh tình-nguyện thụ-huấn ở Học-viện Hạ-sĩ-quan
(Non-Commissioned Officer Academy) để có thêm cơ-hội thăng-tiến binh-
nghiệp. Tại đó, anh đã nhận được bằng khen về khả-năng chỉ-huy và cũng là
khóa-sinh mãn-khóa hạng danh-dự. Những sự khác biệt đó đã giúp anh được
thăng-cấp lên trung-sĩ thực-thụ ngay khi mãn-khóa. Inge cùng anh dọn đến sống
ở ngôi nhà đầu tiên của họ với tư-cách phu-thê ở căn-cứ Bad Tolz.
John và Inge tận hưởng cuộc sống ở Bad Tolz. Căn hộ gần cầu thang của
họ rất thoải mái, cộng-đồng thân-thiện, và những ngọn núi xung quanh trong
thật ngoạn-mục. Họ còn trẻ và đang yêu nhau. Lãng-mạn vẫy gọi. Tuy nhiên,
quân-đội chiếm dụng phần lớn thời-gian của John. Anh yêu phu-nhân, nhưng
anh cũng yêu trách-vụ quân-sự. Các quân-trường và các chương-trình huấn-
luyện bắt buộc thường-xuyên khiến anh phải xa nhà. Sau khi tham-gia khóa
thụ-huấn kéo dài năm tuần về chiến-tranh phá hoại và mìn bẫy, Liên-đoàn 10
phân-định Duffy về làm chuyên-gia phá hoại trong một Toán A Lực-lượng Đặc-
biệt gồm mười hai người. Đó chính là mũi kiếm của Lực-lượng Đặc-biệt. Anh
đã đến đích. Anh đã hạ cánh tại nơi mà anh thuộc về.
John đã hoàn thành xuất sắc trách-vụ và cho thấy khả-năng tiềm-ẩn còn
hơn thế nữa. Cấp chỉ-huy của anh đã giới-thiệu anh đến thụ-huấn ở Trường Sĩ-
quan Trừ-bị Lục-quân (Officer Candidate School - OCS)3, với điều-kiện anh
phải đăng-ký vào các khóa buổi tối trong chương-trình khoa-học quân-sự tại

3
Một cách mường tượng, OCS với West Point cũng như Trường Sĩ-quan Trừ-bị Thủ-
Đức với Trường Võ-bị Quốc-Gia tại Đà-Lạt vậy (N.D).
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 27

cơ-sở của Đại-học Maryland. Anh đã thực-hiện theo và chờ sự-vụ-lệnh để về


OCS. Chỉ-huy của anh cũng nhận thấy khả-năng trượt tuyết của anh trong khóa
huấn-luyện trượt tuyết mùa đông ở thị-trấn Berchtesgaden của Bavaria, gần
biên-giới với Áo-Địa-Lợi. Họ chỉ-định anh làm huấn-luyện-viên trượt tuyết
quân-sự trong thời-gian anh chờ theo thụ-huấn khóa sĩ-quan.
Trong thời-gian còn lại của mùa trượt tuyết, Duffy sống trong một ngôi
nhà gỗ nhỏ từng được toán an-ninh SS (Schutzstaffel) của Hitler sử-dụng trong
Đệ-nhị Thế-chiến. Anh có thể nhìn xuống khu dinh-thự cũ ở Berghof của vị
Quốc-Trưởng (Fuhrer) cách đó vài thước. Anh tận hưởng nhiệm-vụ của mình ở
đó. Anh yêu thích nơi này. Anh thích trượt tuyết. Tuy nhiên, trong lúc phấn
khích trên đường trượt, anh đã bị ngã gãy tay trái. Đó là một vết gãy tồi tệ của
humerus, xương cánh tay trên. Việc thụ-huấn ở OCS phải dời lại.
John mất bốn tháng để hồi phục. Trong thời-gian đó, anh theo học ở
trường ngôn-ngữ Đức tại Oberammergau, một ngôi làng đẹp như tranh vẽ ở
Bavaria. Kết-quả trắc-nghiệm mãn-khóa của anh đạt đến cấp-độ “thông-thạo
chuyên-nghiệp.” Các huấn-luyện-viên nói với John rằng anh có năng-khiếu về
ngôn-ngữ.
Khi John quay lại nhiệm-sở, Liên-đoàn 10 chỉ-định anh về lại
Berchtesgaden để trợ giúp các hoạt-động chuẩn-bị cho cuộc thi leo núi quân-sự
năm 1962. Đó là một cuộc thi lớn dưới sự bảo-trợ của Hội-đồng Thể-thao Quân-
sự Quốc-tế (International Military Sports Council - CISM). Cánh tay của anh
ta vẫn còn bị bó bột, và có chỉ-thị của thượng-cấp giới-hạn anh vào các nhiệm-
vụ nhẹ-nhàng. Tuy nhiên, John đã giúp chuẩn-bị sườn núi cho các sự-kiện.
Trong khi cố-gắng thiết-lập lộ-trình leo núi bằng cánh tay phải còn lành-lặn của
mình, anh đã ngã xuống từ một vách đá và bị gãy tay trái tại chỗ cùng với một
số vết thương khác. Anh trở lại bệnh-viện với khuôn bó bột bị vỡ để đặt lại cánh
tay và bắt đầu một giai-đoạn hàn gắn khác. Bác-sĩ của anh, tiến-sĩ McLeod,
không hài lòng. Việc thụ-huấn ở OCS sẽ chờ thêm một thời-gian nữa.
Trong lần chờ hồi phục sức khỏe này, anh được huấn-luyện chéo các
nhóm kỹ-năng khác của Lực-lượng Đặc-biệt. Anh đã hoàn thành các khóa huấn-
luyện bắt-buộc về truyền-tin/mã Morse, cứu thương, vũ-khí, và tình-báo. Bây
giờ anh đã thỏa mãn tất-cả các tiêu-chuẩn thành-viên của Lực-lượng Đặc-biệt,
và được phép đội chiếc Mũ Nồi-xanh thèm muốn khi được phê-chuẩn thành-
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 28

viên vào tháng Chín vừa rồi. Anh cảm thấy hài lòng với những gì đã hoàn thành,
nhưng anh rất nóng lòng được quay trở lại với nhiệm-vụ không có giới-hạn.
Kết-quả chụp quang-tuyến X vào tháng Tám có vẻ ổn, vì vậy tiến-sĩ
McLeod đã cho tháo băng bó bột của John và cho phép anh trở lại làm việc bình
thường, và xác-nhận rằng anh có thể ra đi. Trên đường trở lại Toán A, John
dừng lại nhà để hôn phu-nhân đang có thai bảy tháng và báo tin vui cho cô ấy.
Các thành-viên trong toán của anh chào mừng anh trở lại và chúc anh khỏe
mạnh, biết rằng anh sẽ sớm bắt đầu tham-gia khóa huấn-luyện sĩ-quan.
Anh đến phi-trường vào buổi tối hôm đó, chụp lấy một chiếc dù và ghi
tên mình vào bảng danh-sách của đợt nhảy tiếp theo. Khi đến gần khu-vực thả
dù, theo lệnh của người chỉ-huy nhảy-dù, John đứng dậy và móc dây nối dù của
mình vào sợi cáp ngay trên vai chạy dọc theo chiều dài của phi-cơ. Anh kiểm-
tra đường dây cố định và thiết-bị của mình. Anh cảm thấy phấn-khích vì được
nhảy dù trở lại sau một thời-gian dài. Anh tiến về phía cửa. Anh vừa đi vừa
đếm, Một nghìn, hai nghìn, ba nghìn.4 Máng trượt của anh mở ra, nhưng một
trong những thanh kéo đã vướng vào cánh tay anh. Anh nghe mà cảm thấy chột
dạ. Cơn đau xé toạc bên dưới vai trái của anh. John từ-từ sử-dụng bàn tay phải
của mình để tìm và thấy nhẹ nhõm khi thấy cánh tay trái của mình vẫn còn dính
vào. Nó chỉ bị gãy - một lần nữa.
John Duffy trở lại bệnh-viện, và nghĩ: Ôi chết tiệt, mình lại phải đối mặt
với Bác-sĩ. Cùng một cánh tay, bị gãy lần thứ ba. Không tốt.
Tiến-sĩ McLeod gầm lên: “Tôi cho anh trở lại làm nhiệm-vụ sau khi anh
bị gãy tay hai lần, và ngay trong ngày hôm đó anh đã ném cái mông ngu ngốc
của mình vào một cuộc nhảy-dù ban đêm! Anh đang nghĩ gì vậy?”
John nhìn anh và mỉm cười chết lặng cho qua cơn đau.
Lần này vị bác-sĩ tốt bụng đã gắn một thanh thép vào cánh tay của John.
Ông không muốn gặp lại John với một lần gãy xương nào nữa. Sự cố này đã
trì-hoãn việc đến OCS cho đến khi viết thương của Duffy lành lại.
***

4
Đếm từ một đến bốn nhằm giúp người nhảy-dù có thời-gian bảo-đảm rằng dù chính đã
mở. Nếu đến "bốn" mà dù chính không mở thì lập tức bung dù dự-phòng nhỏ trước ngực.
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 29

John ngủ ngon lành bên cạnh Inge vào một đêm tháng Bảy ấm áp. Đó là
thứ Tư, ngày 25. Chỉ sau nửa đêm, cô đánh thức anh dậy.
“John. John. Anh yêu. Dậy đi. Em bị vỡ ối.”
John, vẫn còn trong trạng-thái nửa mê nửa tỉnh, lầm bầm: “Gì vậy?”
“Em bị vỡ nước ối. Đã đến lúc. Chúng ta sắp có em bé.”
John lảo đảo tỉnh giấc, ngồi dậy, nhìn cô và nói: “Đi thôi!”
Anh nhảy ra khỏi giường và mặc quần áo trong khi Inge mặc quần áo và
nhặt chiếc túi nhỏ cô đã chuẩn bị sẵn. John đã giúp cô ấy ra ngoài và vào trong
chiếc VW Bug nhỏ của họ. Họ phải lái xe trong một giờ để đến bệnh-viện ở
Munich. Những cơn co thắt của Inge mỗi lúc một gần hơn. John vẫn còn bó bột
trên cánh tay bị gãy của mình. Anh đã được huấn-luyện về y-tế của Lực-lượng
Đặc-biệt, nhưng anh vẫn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi phải đỡ đứa bé này
bằng một tay, ngồi trong chiếc Volkswagen Beetle đậu bên một con đường núi
trong bóng tối? Anh nắm tay lái chặt hơn và tiếp-tục lái xe.
Họ đã đến bệnh-viện kịp thời. Bên trong, một y-tá đặt Inge trên băng-ca
trong phòng Chăm-sóc và Sinh-nở (Labor and Delivery) và bảo John đi thư-
giãn. Thời-gian sinh nở kéo dài một vài giờ. John đi ngang qua phòng chờ của
những người bố và đi vào thị-trấn để kiếm chút gì uống. Anh quay lại sau hai
giờ và biết rằng trưởng-nam của mình đã chào đời hai mươi phút sau khi anh
rời đi. Họ đặt tên cho con là John Eric Duffy, sinh ngày 26 tháng Bảy năm 1962.
***
John Joseph Duffy cuối cùng đến trình-diện Trường Sĩ-quan Trừ-bị Lục-
quân tại Fort Benning, Georgia, vào tháng Ba năm 1963. Inge ở lại Đức-quốc
với trưởng-nam mới sinh của họ, chuyển về ngôi làng nhỏ ở với song-thân của
cô. Cô có một chiếc ô tô và cảm thấy thoải mái trong khi John đang tham-gia
khóa huấn-luyện sĩ-quan kéo dài năm tháng rất nghiêm-ngặt.
Sau nhiều tháng bó bột, chỉ mới được tháo ra gần đây, cánh tay trái của
John đã bị teo. Nó trông giống như một cây chổi. Anh đã làm việc chăm-chỉ để
lấy lại sức, nhưng anh đã phải vật-lộn trong nhiều tuần trước khi có thể chống
đẩy tốt trở lại. Anh đã vượt qua sự xét-nét của các sĩ-quan chiến-thuật bằng
thành-tích xuất-sắc trong học tập và quân-sự. Quá-trình huấn-luyện Lực-lượng
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 30

Đặc-biệt của anh đã giúp anh vượt xa các ứng-viên sĩ-quan khác. Điểm số trong
lớp của anh - và quân-phục, giày, vàc giường được sắp-xếp gọn gẽ - luôn đứng
trong số những sinh-viên sĩ-quan xuất-sắc nhất. Anh mãn-khóa với quân hàm
thiếu-úy bộ-binh vào ngày 11 tháng Chín năm 1963, hơn hai tháng trước khi
Tổng-thống Kennedy bị ám-sát.5
Lục-quân phân-định tân trung-úy John đến Fort Bragg, North Carolina,
cái nôi của Lực-lượng Đặc-biệt. Inge bay đến Hoa-Kỳ cùng với John Eric và ở
cùng John tại đó. Họ sống trong một ngôi nhà xinh-xắn ở thị-trấn Fayetteville,
ngay cạnh một đồn quân-sự. Tòa nhà được thiết-kế có không-gian cho một cây
óc chó giữa nhà và ga-ra. Họ yêu cái cây này bất-chấp những quả óc chó đập
vào mái nhà bất cứ lúc nào. Thời-gian ở Fort Bragg là một khoảng thời-gian
hạnh-phúc, đặc-biệt là đối với John, vì anh được làm việc trong Toán A một lần
nữa, lần này với tư cách là toán phó, và là người chịu trách-nhiệm số hai.
Toán A của Lực-lượng Đặc-biệt gồm có mười hai Mũ Nồi-xanh. Một đại-
úy chỉ-huy, phụ-tá là một toán-phó cấp trung-úy. Mười hạ sĩ-quan nằm trong
phần còn lại của toán, mỗi người được huấn-luyện kỹ-lưỡng về một trong năm
chuyên-môn: vũ-khí, công-binh/phá-dỡ, thông-tin liên-lạc, tình-báo, hoặc y-tế.
Mọi thành-viên trong toán cũng được huấn-luyện chéo về ít nhất một trong các
chuyên-môn khác để bảo-đảm khả-năng uyển-chuyển tối-đa. Tất cả đều có khả-
năng về ngôn-ngữ ở một cấp-độ nào đó. John đã từng là chuyên-viên công-
binh/phá-dỡ ở Đức-quốc. Anh cũng đã được huấn-luyện về các chuyên-môn
khác. Anh đủ tiêu-chuẩn trở thành một cấp chỉ-huy nhảy-dù. Anh rất thích-hợp
với trách-vụ toán-phó.

5
Có một sự trùng-hợp là cùng thời-gian này, cách John nửa vòng trái đất, tại Việt-Nam,
Lê-Văn-Mễ cũng vừa mãn-khóa Trường Võ-bị Đà-Lạt và thành tân thiếu-úy của Quân-
đội Việt-Nam Cộng-Hòa. So với Duffy, chặn đường của Mễ theo thông-lệ, từ phổ-thông
vào trường Võ-bị và ra thiếu-úy hiện-dịch. Còn Duffy đi theo đướng vòng, đang học phổ-
thông thì tình-nguyện đi nhảy-dù, hoàn thành chương-trình phổ-thông, tái ngũ, đi học hạ-
sĩ-quan, rồi sau đó mới học sĩ-quan.
Trường hợp của Duffy làm chúng ta nhớ đến trường tương-tự của Trung-tá Lê-Hồng trong
binh-chủng Nhảy-Dù. Lê-Hồng vào quân-ngũ khi còn là chú bé, chính-thức trở thành một
anh binh-nhì của Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù khi vừa đủ tuổi nhập ngũ, rồi mày-mò tự học để
lấy bằng Trung-học Đệ-nhất Cấp, rồi vào Trường Hạ-sĩ-quan Đồng-Đế, tự học lấy bằng
Tú-tài I, rồi theo học khóa Sĩ-quan Đặc-biệt ở Nha-Trang, ra trường với cấp-bậc Chuẩn-
úy, cuối cùng lên tới Trung-tá Lữ-đoàn-phó Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù (N.D).
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 31

Toán được triển-khai vào một nhiệm-vụ huấn-luyện tới Y-Tác-Bí-Á


trong thời-gian chín mươi ngày, từ tháng Tư năm 1964. Duffy cố-gắng học một
ít ngôn-ngữ Amharic được sử-dụng ở đó. Khi đến nơi, cả toán đã gặp Haile
Selassie, vị hoàng-đế lâu năm của quốc-gia này. Toán của Selassie đã thể hiện
kỹ-năng nhảy dây, đi ra ngoài cửa sổ trên tầng hai của cung-điện. Các Mũ Nồi-
xanh nhanh chóng leo trở lại khi họ nhìn thấy những gì bên dưới, rất xấu hổ.
Thành-phần giữ an-ninh cung-điện bao gồm một phi-đoàn báo-gấm ở mặt đất.
Khi nhìn thấy người lạ trượt xuống dây, những con vật tập-trung bên dưới, chờ
đợi để đối phó với mối hiểm-họa đã nhận-diện. Các quân-nhân trong toán vội
vàng leo ngược dây thừng lên tầng hai.
Tại đó, John trợ giúp huấn-luyện chiến-thuật cho một toán sĩ-quan người
Y-Tác-Bí-Á. Họ được triển-khai vào trận-đánh chống lại một lực-lượng nổi dậy
lớn. John đã nhấn mạnh sự cần-thiết phải tác-xạ và cơ-động, tác-xạ và di-chuyển
để giành được vị-trí thuận-lợi trước địch, thường là xung quanh một bên cạnh
sườn. Thay vào đó, John nhận thấy rằng các khóa-sinh của mình đã dẫn các
đơn-vị của họ tiến thẳng vào trung-tâm vị-trí của địch. Họ bị tàn-sát, tổn-thất
80%, và thua trận.
Sau trận-đánh, Duffy hỏi những người sống sót: “Tại sao các anh không
tác-xạ và di-chuyển?”
Họ kiên-nhẫn giải-thích: “Những câu chuyện anh kể rất thú-vị. Tuy
nhiên, nếu chúng tôi không tấn-công trực diện vào chúng, điều đó có nghĩa là
chúng tôi sợ chúng. Đó là sự hèn nhát trong văn-hóa của chúng tôi. Chúng tôi
không thể làm như vậy.”
John đã ghi nhớ một bài học quan-trọng trong tâm-trí: Những chuẩn-mực
và kỳ-vọng về văn-hóa của người khác rất quan-trọng. Cần học hỏi.
Vào tháng Bảy năm 1964, John trở lại Fort Bragg, và Liên-đoàn Lực-
lượng Đặc-biệt số 6 (6th Special Forces Group) thuyên-chuyển anh về vị-trí
tham-mưu như một phần trong quá-trình thăng-tiến trong binh-nghiệp của anh.
Jonh làm việc ở Biệt-đoàn Tình-báo Lục-quân 801 (801st Military Intelligence
Detachment) với tư cách là sĩ-quan thẩm-vấn và phân-tích chống nổi dậy. Là
một sĩ-quan thẩm-vấn, anh đã học được rất nhiều về tâm-lý và bản-chất con
người. Công việc chống nổi dậy đã giúp anh tiếp-cận được thông-tin về tình-
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 32

hình đang sôi sục ở một nơi xa xôi gọi là Việt-Nam. Anh biết có một vài cố-
vấn Hoa-Kỳ từng ở đó; bây giờ anh đã học được nhiều hơn nữa.
Khi ở 801, anh gặp Trung-tá Robert Fleet, người sẽ trở thành cố-vấn tin
cậy nhất của anh. Fleet đã vươn lên từ cấp Trung-sĩ-nhất trong Đệ-nhị Thế-
chiến. Fleet dành thời-gian khi còn là một chuẩn-úy trước khi vươn đến cấp bậc
hiện tại. Anh am-hiểu về quân-đội. Anh có thể đối phó với mọi tình huống.
Fleet đã giúp John vạch ra đường hướng trở thành sĩ-quan chuyên-nghiệp từ
việc rút tỉa kinh-nghiệm của anh. Duffy luôn đánh giá cao những nền-tảng mang
lại cho anh khi nhập-ngũ, và đánh giá cao sự tôn trọng mà anh biết rằng mọi
con người đều phải có.
John và Inge có thêm người con thứ hai là một nữ-nhi tại Fort Bragg vào
ngày 30 tháng Tư năm 1964. Họ đặt tên cho ái-nữ là Natalie Katherine. Họ thích
cái tên Natalie, còn Katherine là tên của mẫu-thân John.
Ngày 4 tháng Tám, John xem báo buổi sáng trước khi đến sở làm và thấy
tiêu-đề: “HOA-THỊNH-ĐỐN – Vụ tấn-công ở Vịnh Bắc-Bộ” (WASHINGTON
– Attack in the Gulf of Tonkin). Anh tiếp-tục đọc: “Tàu tuần-tiễu (PT) của Bắc-
Việt tối hôm nay (ngày 4 tháng Tám) đã tiến-hành một “cuộc tấn-công có chủ-
đích” vào các khu-trục-hạm Maddox, và C. Turner Joy của Hoa-Kỳ ở Vịnh Bắc-
Bộ, và hai tàu của Cộng-sản được cho là đã bị đánh chìm - Bộ Quốc-phòng
tuyên-bố.” John đã theo dõi tình-hình căng-thẳng đang gia-tăng ở Vịnh Bắc-Bộ
trong vài ngày. Điều này đã khép lại cơ-hội trở về. Tình-hình ở Việt-Nam đã
bùng nổ và trở thành tâm-điểm quốc-gia.6
Duffy theo dõi các hoạt-động ở Việt-Nam trong lúc tiếp-tục thi-hành
nhiệm-vụ của mình với toán tình-báo. Anh theo dõi các cuộc không-kích tiên
khởi của Hoa-Kỳ, sự hiện-diện của Hải-quân ngày một nhiều hơn, số lượng cố-
vấn gia-tăng, và việc triển-khai các lực-lượng chính-quy với cuộc đổ bộ của
Thủy-quân Lục-chiến Hoa-Kỳ vào Đà-Nẵng vào ngày 8 tháng Ba năm 1965.
Lực-lượng Đặc-biệt đang giữ vai-trò nòng cốt trong cuộc chiến chống nổi dậy
tại đó. John muốn tham-gia. Anh nhớ đã từng nghe vị Tham-mưu-trưởng Lục-

6
Thí-dụ, Thời-báo Nữu-Ước, ngày 04 và 05-08-1964 (Nữu-Ước: Time Publishing, 1,
tại https://timesmachine.nytimes.com/timesmachine/1964/08/05/issue.html, truy-cập
ngày 28-01-2021.
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 33

quân (Army Chief of Staff) bình-luận rằng chiến-tranh sẽ kết-thúc vào Giáng-
sinh. Anh không thể ngồi ở Fort Bragg lâu hơn được nữa. Vài tuần sau khi được
thăng-cấp trung-úy vào tháng Chín năm 1965, anh gọi điện-thoại viễn-liên cho
sĩ-quan quân-lực của anh ở Hoa-Thịnh-Đốn:
“Tôi yêu-cầu được phân-định đến Việt-Nam.”
“Nhưng anh là một nhà ngôn-ngữ Đức. Chúng tôi cần các nhà ngôn-ngữ
Đức ở Đức-quốc.”
“Tôi cũng là một sĩ-quan Lực-lượng Đặc-biệt, có kỹ-năng về chiến-tranh
chống nổi dậy. Chúng ta đang chiến-đấu trong cuộc chiến chống nổi dậy ở Việt-
Nam, và có thể sẽ sớm kết-thúc. Đó là nơi tôi cần phải có mặt.”
“Hiểu rồi. Tôi sẽ xem mình có thể làm được gì cho anh.”
Một tháng sau, John nhận được sự-vụ-lệnh - đến Đức-quốc.
Anh để Inge và bọn trẻ ở lại Fort Bragg cho đến khi anh có thể ổn định ở
ngoại-quốc và để gia-đình có thể đoàn-tụ với anh sau này. Trên đường đến
nhiệm-sở mới, Lục-quân đã gửi anh tham-gia khóa huấn-luyện sĩ-quan bảo-trì
phương-tiện kéo dài mười tuần tại Fort Knox, Kentucky. Anh đến Đức-quốc
vào ngày 3 tháng Ba năm 1966, được chỉ-định làm sĩ-quan lưu-động trong Lữ-
đoàn Bá-Linh (Berlin Brigade) - một đơn-vị ưu-tú có nhiệm-vụ ứng phó bất kỳ
động-thái nào của Nga-Sô nhằm chống lại Tây Bá-Linh.
Một số trung-úy sớm nhận sự-vụ-lệnh khởi-hành đến Việt-Nam. Điều đó
mở ra cơ-hội và đòi hỏi nhiều hơn từ số sĩ-quan đang ít hơn. John nhanh chóng
thăng-tiến trở thành đại-đội-phó của đại-đội chỉ-huy và công-vụ. Với sự ra đi
của người chỉ-huy, anh nắm quyền chỉ-huy đại-đội vào ngày 18 tháng Tư, một
sự gia-tăng trách-nhiệm rất nhanh ở một đơn-vị có các nhiệm-vụ quan-trọng.
Nhiệm-vụ của đại-đội rất tổng-quát, từ yểm-trợ cho Lữ-đoàn Bá-Linh,
đến tuần-tra phía Đông Bá-Linh (thi-hành quyền tiếp-cận của Hoa-Kỳ), đến
canh giữ ba tù nhân cao-cấp cuối cùng còn lại của Đức-Quốc-Xã từ Đệ-nhị Thế-
chiến: Albert Speer, Baldur von Schirach, và Rudolf Hess. Speer và von
Schirach được trả tự-do vào cuối tháng Chín năm 1966, ngay sau khi John được
thăng-cấp đại-úy. Trong thời-gian còn lại của Duffy ở Bá-Linh, chỉ còn lại Hess
- người duy nhất còn lại ở khám-đường Spandau.
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 34

Hess, thủ-lĩnh số hai của triều-đại Hitler, đã bị bắt trong chiến-tranh sau
một chuyến bay hiếu-kỳ đến Tô-Cách-Lan để tìm-kiếm hòa-bình với Anh-Cát-
Lợi. Bản án sau chiến-tranh dành cho Hess tại Nuremburg đã đưa ông vào
khám-đường Spandau ở Bá-Linh, nơi ông đã phải ở lại ngay cả sau khi những
tội phạm chiến-tranh cao-cấp khác của Đức-quốc-Xã đã được trả tự-do. Trách-
vụ giữ an-ninh tại khám-đường luân phiên giữa bốn cường-quốc chiếm đóng
vào cuối Đệ-nhị Thế-chiến - Phú-Lang-Sa, Anh-Cát-Lợi, Hoa-Kỳ, và Nga-Sô.
Các trách-vụ này vẫn tiếp tục chừng nào Hess vẫn còn sống.7
Khi đến phiên giữa an-ninh Spandau của Hoa-Kỳ, đại-đội của John đã
cung-cấp nhân-viên an-ninh. Một trong số trung-úy của anh đóng vai-trò là “sĩ-
quan bảo-vệ.” Lúc đi kiểm-tra các quân-nhân của mình, John quan-sát thấy
Hess, lúc đó chẳng khác gì một ông già cô đơn, đang làm vườn trong một mảnh
đất nhỏ tràn ngập ánh nắng chiếu vào sân trong xám xịt của khám-đường.
***
Inge đến cùng với lũ trẻ vào tháng Sáu năm 1966. Quân-đội phân-định
cho John một căn hộ ba phòng ngủ do chánh-phủ cấp trong một khu phức-hợp
sáu tầng lớn ở rìa một công-viên xinh xắn. Nhiệm-vụ của John khiến anh vắng
nhà phần lớn thời-gian. Nhưng Inge đã học cách chịu đựng điều đó. Cô rất thích
được trở lại Đức-quốc và hồi hộp chờ đợi vật-dụng gia-đình của họ đến, tất cả
tài-sản cá-nhân của họ được chuyển đến từ Fort Bragg. John gọi điện vào một
buổi chiều tháng Mười năm đó và nói với cô rằng anh sẽ về nhà kịp bữa tối và
có vài điều cần thảo-luận với cô. Anh đến và thấy Inge đang dọn bàn.
Cô chào anh khi anh đi qua cửa: “Chào anh yêu. Tối nay em đã chuẩn-bị
một bữa ăn ngon.”
John bước vào và thấy cô ấy đã làm một bữa tối thịnh soạn và có một
chai rượu vang Spätlese của Đức-quốc đã mở sẵn trên bàn. Anh ôm cô rồi lùi
lại, đặt tay lên vai cô. Anh nhìn xuống một lúc, rồi nhìn vào mắt cô:
“Anh có tin tốt và tin xấu.”

7
Để biết thêm về Rudolf Hess và khám-đường Spandau, xem Eugene K. Bird, Người đàn
ông cô-đơn nhất thế-gian (Loneliest Man in the World) (Luân-Đôn: Martin Secker và
Warburg, 1974).
Chương 3: Nữu-Ước, Nữu-Ước 35

Lông mày cô nhướng lên.


“Tin tốt là hàng gia-dụng đã về” - cô ấy hỏi - “Tin xấu là gì?.”
“Hôm nay anh đã nhận được sự-vụ-lệnh.”
“Nhưng anh ở đây chưa được một năm. Còn em thì mới đến.”
Cô tò-mò nhìn anh: “Lục-quân gửi chúng ta đi đâu?”
Mặt John đanh lại: “Anh sắp đến Việt-Nam.”
Anh cố không biểu lộ ra ngoài dù trong lòng mừng rỡ. Anh có gắng kìm
nén nụ cười: Anh ra trận và trở lại Lực-lượng Đặc-biệt.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 36

CHƯƠNG 4: VIỆT-NAM – CHẶN DỪNG TIẾP THEO

Inge quyết-định cùng bọn trẻ trở về quê nhà của cô ở Bindlach, bang
Bavaria, Đức-quốc. Lục-quân đã trợ giúp chuyển-vận đồ gia-dụng của cô đến
chỗ mới. John nhận được sự-vụ-lệnh đến Fort Sherman (Panama) để thụ-huấn
tại Trường Chiến-tranh Rừng-rậm (Jungle Warfare School) trước khi được phép
tiếp-tục đến Việt-Nam - đây không phải là trạm trung-chuyển bất thường đối
với một số người đến Đông-Nam-Á.
Trung-tâm Huấn-luyện Hành-quân Rừng-rậm của Lục-quân Hoa-Kỳ
(U.S. Army Jungle Operations Training Center) huấn-luyện các kỹ-thuật tác-
chiến trong rừng rậm dành riêng cho các khóa-sinh được tuyển-chọn. Chương-
trình huấn-luyện bao gồm các bài học về mưu sinh rừng rậm, mìn và bẫy, xác-
định phương-hướng trong rừng, vượt chướng ngại vật dưới nước, hành-quân
chiến-thuật, và cứu thương. Khóa huấn-luyện kết-thúc bằng một chương-trình
thực-tập huấn-luyện dã-chiến kéo dài một tuần nhằm trắc-nghiệm các kỹ-năng
thuần-thục về rừng rậm của các khóa-sinh. Chương-trình huấn-luyện rất nặng-
nhọc và đòi hỏi nỗ-lực rất nhiều từ các khóa-sinh tham-dự.
Lục-quân Hoa-Kỳ đã chọn Fort Sherman của Panama, nằm ở duyên-hải
Đại-Tây-Dương vì nhiều lý do. Panama là một tiểu-quốc xinh đẹp với những
bãi biển cát trắng nổi bật, nước biển trong vắt, những ngọn núi đẹp như tranh
vẽ, những dòng sông tuyệt đẹp, những khu rừng nhiệt-đới xanh tốt, những hòn
đảo ven biển đầy mê-hoặc, và sự pha-trộn văn-hóa của những con người tuyệt
vời - tất cả đều là người Panama với sự đa-dạng và phong-phú. Tiểu-quốc này
cũng có khí hậu nóng và ẩm, với khỉ, đười ươi, cự đà, vẹt, chim toucan, cá sấu,
rắn độc, ếch độc, muỗi và bất kỳ sinh vật bay, bò và trườn nào khác. Vào mùa
mưa (từ tháng Năm đến tháng Mười-Hai), lượng mưa trên 130 inch. Con số này
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 37

gấp ba lần so với thành-phố Tây-Nhã-Đồ và gần gấp năm lần so với thành-phố
Nữu-Ước.1 Vận-may đã đưa John đến đây vào tháng Mười-Một năm 1966.
Duffy chạy, ngã và bò lê trong rừng rậm để tránh lực-lượng tấn-công và
hoàn tất mọi nhiệm-vụ được giao phó. Anh thành-công và được nhận bằng
Chuyên-gia Rừng-rậm (Jungle Expert) đáng mơ ước khi mãn-khóa. Tuy nhiên,
anh cảm thấy rất mệt nhọc trong thời-gian tham-gia thụ-huấn. Trời mưa suốt
hai mươi trong hai mươi mốt ngày anh lê-lết trong rừng rậm. Muỗi rừng đã
hành-hạ anh liên-tục.
John Duffy trở lại Đức-quốc với thời-gian hai tuần nghỉ phép cùng gia-
đình trước khi sang Việt-Nam. Anh cảm thấy không được khỏe trong suốt
chuyến bay trở về nhà. Anh bị đau, và mệt mỏi và đau bụng. Ngày hôm sau,
phát ban xuất hiện, anh bị đau đầu, và những cơn nôn mửa bắt đầu hành-hạ anh.
May mắn thay, có một căn-cứ của Hoa-Kỳ tại Bindlach. John miễn-cưỡng đến
gặp bác-sĩ ở đó vào đêm Lễ Tạ-ơn (Thanksgiving Eve). Bác-sĩ đã yêu-cầu tản-
thương lập tức bằng trực-thăng đến bệnh-viện quân-đội ở Nuremburg, chuyến
bay kéo dài một giờ trong đêm dưới cơn bão tuyết.
John nghĩ rằng anh bị cúm. Các xét-nghiệm y-tế đã xác-nhận bệnh sốt-
xuất-huyết, một căn bệnh đôi khi có thể gây tử-vong. Anh bị sốt lên đến 105 độ
F trong ba ngày liên tiếp. Các bác-sĩ ngâm anh trong bồn nước đá. Cơn sốt dịu
đi trong vài ngày rồi trở lại. Thêm đá. Anh sụt mất hai mươi cân (pounds) trong
mười ngày. Anh hồi-phục sau hai tuần, xuất viện, và kết-thúc kỳ nghỉ với Inge
và lũ trẻ. Cuối cùng, anh đã đến và tham-chiến tại Việt-Nam.
Duffy đến đơn-vị bổ-sung của Lục-quân Hoa-Kỳ tại Long-Bình, ngoại ô
Sài-Gòn, vào ngày 15 tháng Một năm 1967. Do anh là Mũ Nồi-xanh nên họ gửi
anh thẳng đến bộ chỉ-huy Liên-đoàn 5 Lực-lượng Đặc-biệt (5th Special Forces
Group) tại Nha-Trang. Tại đó, một sĩ-quan quân-lực đã hỏi Jonh: “Anh đã có
ưu tiên chọn nhiệm-sở ở đâu chưa?”

1
Tác-giả William Reeder Jr. hẳn là rất quen thuộc với tiểu-quốc Ba-Nà-Mã. Trước khi
hồi-hưu, Reeder là Tham-mưu-Phó (Deputy Chief of Staff), thực-tế là Tham-mưu-
Trưởng (de facto Chief of Staff), trong Bộ Tư-lệnh Hỗn-hợp Phương-Nam của Hoa-Kỳ
đồn-trú tại Ba-Nà-Mã (United States Southern Command in Panama) (N.D).
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 38

John ngồi thẳng hơn, giọng nói cương-quyết, cử chỉ hoạt-bát: “Vâng,
thưa ngài. Không có sình lầy! Chỉ cần cho tôi cách xa vùng Châu-thổ2, càng xa
càng tốt.”
“Chúng ta có thể làm được việc này.”
Một cuộc điện-đàm với một trong số các chỉ-huy vùng của Liên-đoàn đã
xác-nhận nhiệm-sở của John. Anh sẽ đến Khe-Sanh, ở cực tây-bắc của Việt-
Nam, đúng như yêu-cầu càng xa vùng Châu-thổ càng tốt. Anh được phân-định
chỉ-huy một Toán A Lực-lượng Đặc-biệt hay Biệt-đội A-101 (Special Forces
A-Team, Detachment A-101).3 Khi đáp xuống Khe-Sanh, anh thấy có rất nhiều
Thủy-quân Lục-chiến Hoa-Kỳ trong căn-cứ mà không thấy bóng một Mũ Nồi-
xanh nào trong tầm mắt. Lát sau, anh tìm được hai trung-sĩ Lực-lượng Đặc-biệt:
“Tôi là Đại-úy Duffy, tân chỉ-huy A-101. Trại của chúng ta ở đâu?”
Hai người nhìn nhau rồi quay lại với John. Một trung-sĩ trả lời: “Biệt-đội
đã di-chuyển về Làng-Vei. Không còn ở đây nữa. Chúng tôi là thành-phần cuối
cùng của đợt di-chuyển. Mọi thứ đã bàn giao lại cho Thủy-quân Lục-chiến ở
Khe-Sanh. Rất vui được đưa anh về trại mới.” 4

2
Đồng-bằng Cửu-Long là một mê cung của các con sông, đầm lầy ngập mặn, và các đảo
trải dài khắp Nam Việt Nam. Phần lớn diện-tích được bao phủ bởi những cánh đồng lúa
nước. Người Hoa-Kỳ gọi khu-vực này đơn giản là “The Delta” (Đồng-bằng). John đã có
đủ trải-nghiệm đầm-lầy lúc thụ-huấn khóa Rừng-rậm ở Mã-Lai-Á và thấy ngán với vùng
đầm lầy tương tự ở Việt-Nam.
3
John Duffy là Trưởng-toán A-101 của Lực-lượng Đặc-biệt Hoa-Kỳ với trách-nhiệm cố-
vấn, yểm-trợ tài-chánh và tiếp-liệu cho Toán A Lực-lượng Đặc-biệt Việt-Nam Cộng-Hòa
và các Biệt-Kích-Quân Dân-sự Chiến-đấu ở Trại Làng-Vei. Trưởng-toán A, Lực-lượng
Đặc-biệt Việt-Nam Cộng-Hòa kiêm Trưởng-trại Làng-Vei là Trung-úy Phạm-Duy-Quân,
Toán-phó kiêm Phó-trại là Thiếu-úy Lê-Văn-Quốc, cùng mười hạ-sĩ-quan chuyên-viên
Lực-lượng Đặ-biệt Việt-Nam (Tham-khảo: Phan-Bá-Kỳ, Lực-lượng Đặc-biệt giữa những
tổ-chức chiến-tranh không-quy-ước Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa (California: Nhà
xuất-bản Nam-Văn, 2008), 190) (N.D).
4
Đây là di-dời thứ ba của Trại Làng-Vei. Tiên-khởi Trại Làng-Vei được thành-lập ngày
08-08-1962, với Toán A-113, đồn-trú ở một căn-cứ bỏ hoang của người Pháp, gọi là Đồn-
Tây (French Fort), sát Đường 9, gần làng Khe-Sanh (tọa-độ XD 852-418). Tháng 11-
1964, trại được di-dời đến sát phi-trường Khe-Sanh. Tháng 12-1966, Trại Làng-Vei dời
về vị-trí sau cùng ở cách trại cũ ở Đồn-Tây khoảng 800 thước, và cải-danh Toán A 101,
cho đến khi đóng cửa vào ngày 07-02-1969, thành-phần còn lại được chuyển về trại Mai-
Lộc, và đến ngày 20-08-1970 thì trại Mai-Lộc đóng cửa [Tham-khảo thêm: Francis J.
Kelly, Lực-lượng Đặc-biệt Lục-quân Hoa-Kỳ 1961-1972 (U.S Army Special Forces
1961-1971) (Hoa-Thịnh-Đốn: Bộ Lục-quân Hoa-Kỳ, 2004) 183] (N.D).
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 39

“Có lẽ việc này đã khiến tôi đã trở thành chỉ-huy Lực-lượng Đặc-biệt sau
cùng ở Khe-Sanh. Chào tạm-biệt căn-cứ cũ.”
Nói xong, John ra lệnh: “Chúng ta đi thôi.”
Họ nhảy lên một chiếc xe jeep và lái sáu dặm qua làng Khe-Sanh và đi
về phía tây trên Đường 9 cũ đến vị-trí mới, gần biên-giới Ai-Lao hơn. Trại nằm
trên nền một tiền-đồn cũ của người Pháp đã bỏ hoang hai mươi năm trước, phía
bên kia đường từ ngôi-làng của dân bản-địa có tên Làng-Vei.
Duffy ghi-chú các nhược điểm về phương-diện chiến-thuật của trại trên
đường đi. Trại nằm trên một ngọn đồi ở phía nam của con đường, có tầm quan-
sát rộng theo mọi hướng. Tuy nhiên, ngôi làng của người bản-địa rộng lớn và
những khu rừng xung quanh đã giới-hạn tầm quan-sát của họ. Tầm nhìn về phía
tây, dọc theo Đường 9, đã không còn khi cách trại một đoạn ngắn ở vị-trí con
đường đột-ngột quay sang phải chín mươi độ quanh một khúc cua mù. Tuy
nhiên, John cũng cảm thấy hài lòng khi nhìn thấy những hàng rào kẽm gai
concertina cuộn tròn mới tinh bao quanh trại khi họ đến trại.
Xe jeep dừng lại, và một trong các trung-sĩ nhảy xuống, rồi nhanh chóng
trở lại cùng với sĩ-quan toán-phó A-101 là Trung-úy Franklin Delano Stallings.
Trung-úy Stallings đã làm việc ở biệt-đội trong vài tháng qua và nhanh chóng
giúp John tăng-tốc công việc.
“Chào mừng Đại-úy đến với Làng-Vei. Chúng ta đang tạm ổn định,
nhưng chúng ta vẫn còn nhiều việc cần phải làm. Chúng ta đã xây-dựng hàng
rào kẽm gai concertina cuộn tròn mới. Dây kẽm gai cũ của người Pháp đã không
còn sử-dụng được. Chúng đã bị rỉ-sét và bị phân-rã. Có một bãi mìn cũ, nhưng
không được đánh dấu vị-trí.5 Tin vui là dân làng rất hài lòng với sự hiện-diện
của chúng ta ở đây. Họ là những người thuộc sắc-tộc Bru.”
Trung-úy Stallings bắt đầu giải-thích thêm, nhưng John xen vào. Anh đã
đọc rất nhiều sách về Việt-Nam, bao gồm cả về người dân bản-địa.
“Vâng, tôi hiểu người Bru là một trong các nhóm sắc-tộc sống ở các vùng
sơn-cước. Tôi được đọc rằng người Việt đã đưa họ đến đây từ những ngày đầu

5
Bãi mìn này rộng đến 180 thước, và sau này chính Duffy thuê người Bru để khai-hoang
(N.D).
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 40

tiên họ di-cư từ Trung-Hoa. Người Pháp gọi họ là Montagnards (người


Thượng). Tôi nghĩ rằng tên gọi đó được chuyển-ngữ từ “mountain people” (sơn-
cước-nhân). Người Việt gọi họ là người Mọi. Điều đó có nghĩa là “man-rợ.”
Tôi không nghĩ rằng đã từng có nhiều sự cảm-thông giữa người Bru và người
Việt. Hầu hết các sắc-tộc miền sơn-cước, bao gồm cả người Bru, được cho là
rất vui-lòng khi chiến-đấu cho Hoa-Kỳ. Họ xem Quân-đội Bắc-Việt và du-kích
Việt-Cộng là những kẻ xâm-nhập có ý-định làm hại họ.”
Đôi mắt của trung-úy mở to: “Thật ngạc nhiên, thưa Đại-úy. Đại-úy đã
hoàn thành bài tập về nhà rồi.”
John lạnh lùng trả lời: “Tôi thích đọc sách.”
Theo thói quen, John hỏi trung-úy Stallings với những câu hỏi về cá-nhân
của anh. Trong khi Stallings chia-sẻ các điểm lưu-ý về các sự-kiện đã đưa anh
đến nơi này đúng lúc, Duffy nhìn anh trong sự tán thưởng, nở một nụ cười nhẹ,
và gật đầu. Frank Stallings đã gây ấn-tượng với John với tư-cách là một sĩ-quan
trẻ, sắc-sảo mà John thấy thích ngay lập tức.
“Nói cho tôi biết thêm về tình-hình của chúng ta ở đây.”
“Vâng, Đại-úy. Chúng ta có chín người được phân-định cộng với hai sĩ-
quan, giờ có thêm ngài ở đây.6 Chúng ta đang thiếu một sĩ-quan-tâm-lý-chiến
(PSYOP)7, một hạ sĩ-quan tình-báo, và một trung-sĩ về phá-hoại (chất nổ).
Chúng ta đã có được tin-tức về một trung-sĩ tình-báo sẽ tới trong vài tuần nữa,
nhưng không có tin gì về anh chàng phá-hoại. Thỉnh thoảng chúng ta nhận được

6
Mỗi Toán-A tiêu-chuẩn của Lực-lượng Đặc-biệt Việt-Nam Cộng-Hòa được tổ-chức
tương-tự (đối đối-ứng) như của Hoa-Kỳ, gồm mười hai người, trong đó có một Đại-úy
Trưởng-toán (kiêm Trưởng-trại đối với phía Việt-Nam), một Trung-úy hoặc Thiếu-úy
Toán-phó (kiêm Phó-trại đối với phía Việt-Nam), một hạ-sĩ-quan hành-quân cấp Thượng-
sĩ, một hạ-sĩ-quan Vũ-khí-nặng cấp Trung-sĩ, một hạ-sĩ-quan Vũ-khí-nhẹ cấp Trung-sĩ,
một hạ-sĩ-quan Tình-báo cấp Trung-sĩ, một hạ-sĩ-quan Y-tế cấp Trung-sĩ, một hạ-sĩ-quan
Trưởng-đài Truyền-tin cấp Trung-sĩ, một hạ-sĩ-quan phá-hoại cấp Trung-sĩ, một hạ-sĩ-
quan truyền-tin cấp Trung-sĩ-phó, một hạ-sĩ-quan chuyên-viên phá-hoại cấp Trung-sĩ-
phó (Tham-khảo: Phan-Bá-Kỳ, Lực-lượng Đặc-biệt, 94) (N.D).
7
PSYOP (Psychological Operations): Hoạt-động tâm-lý-chiến tại Việt-Nam, nhiều toán
Lực-lượng Đặc-biệt có một sĩ-quan hoạt-động dân-sự/tâm-lý-chiến để yểm-trợ và làm
bạn với dân-chúng, và tiến-hành các chiến-dịch tâm-lý hiệu-quả để làm suy-yếu kẻ địch.
Toán A của Việt-Nam không có thêm nhân-sự bổ-sung cho vị-trí này như Toán A của
Hoa-Kỳ.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 41

yểm-trợ về tâm-lý-chiến từ Liên-đoàn, nhưng chúng ta chưa có nhân-sự được


biệt-phái dài hạn kể từ khi tôi đến đây.”
John gật đầu: “Tôi hiểu.”
“Nhiệm-vụ của chúng ta là quan-sát đường biên-giới với Ai-Lao và tìm-
kiếm những kẻ xấu có ý-định vượt qua đó. Chúng ta điều-hành các hoạt-động
trinh-sát kéo dài từ phía nam vùng Phi Quân-sự đến ngay phần phía bắc của
Thung-lũng A Shau, và chiều ngang từ Khe-Sanh kéo dài về phía tây đến biên-
giới Ai-Lao. Các cao-độ địa-dư kéo dài từ một nghìn bộ ở đây trong trại đến
hơn ba nghìn bộ ở một số ngọn núi.”
Stallings rùng mình: “Lúc này đang vào mùa lạnh của năm. Tuần trước
chúng tôi đã thấy tuyết rơi trên đỉnh núi. Thật tuyệt vời. Ai có thể nghĩ rằng có
tuyết rơi ở Việt-Nam?”
Anh ta tiếp-tục: “Chúng ta tuyển-mộ những người thuộc sắc-tộc Bru ở
địa-phương để hướng-đạo và hình-thành các đơn-vị chiến-đấu địa-phương.
Hoạt-động này nằm trong chương-trình này có tên là Lực-lượng Dân-sự Chiến-
đấu (CIDG).8 Lực-lượng này bao gồm những chiến-binh khá xuất-sắc, nhưng
họ cũng cần được huấn-luyện bổ-túc.”
Trung-úy Stallings dẫn Đại-úy Duffy đi một vòng quanh trại, giới-thiệu
với các thành-viên trong toán. Duffy nói chuyện rất lâu với từng người. Anh
hỏi về nhu-cầu và mong muốn của họ và đề-nghị họ cho các khuyến-nghị. Anh
biết rằng trong Lực-lượng Đặc-biệt, các đại-úy có thể chỉ-huy, nhưng các hạ-
sĩ-quan mới là bộ não của tổ-chức.

8
Lực-lượng Dân-sự Chiến-đấu (Civilian Irregular Defense Groups - CIDG) là Lực-lượng
Bán Quân-sự (Para-Military Force) do Lực-lượng Đặc-Biệt Việt-Nam chỉ-huy điều hành,
và do Lực-lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ cố-vấn, yểm-trợ tài-chánh và tiếp-liệu. Các thành-
viên CIDG đến từ các sắc-dân thiểu số, còn gọi là Biệt-Kích-Quân Dân-sự Chiến-đấu.
Đến cuối năm 1970, theo chương-trình triệt-thoái của Hoa-Kỳ và việc giải-tán Lực-lượng
Đặc-Biệt Việt-Nam, các trại CIDG ở vùng biên-giới được cải-huấn thành các trại Biệt-
Động-Quân Biên-phòng và các Biệt-Kích-Quân cũng được cải-tuyển thành Biệt-Động-
Quân, riêng các trại nằm sâu trong nội-địa được cải-tuyển thành Địa-Phương-Quân, một
số trại được đóng cửa. Tham-khảo thêm: Francis J. Kelly, Lực-lượng Đặc-biệt Lục-quân
Hoa-Kỳ 1961-1972 (U.S Army Special Forces 1961-1971) (Hoa-Thịnh-Đốn: Bộ Lục-
quân (Department of the Army), 2004), 19 (N.D).
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 42

John Duffy đã phục-vụ trong quân-ngũ gần mười hai năm và chưa bao
giờ trực-tiếp tham-gia chiến-đấu. Anh đã tình-nguyện đến Việt-Nam hai năm
trước đó. Bây giờ, cuối cùng, anh đã có mặt ở đây, lo lắng trắc-nghiệm lòng
can-đảm và chứng-minh cho bản thân thấy anh có thể làm được gì. Cơ-hội sẽ
sớm đến với anh.
Một trung-sĩ trong toán đưa ra lời đề-nghị: “Này, Đại-úy. Chúng ta có
một chuyến tuần-tiễu bên ngoài vào ngày mai. Muốn đi cùng không?”
“Chắc chắn rồi.”
Mười hai người thuộc sắc-tộc Bru và hai trung-sĩ Lực-lượng Đặc-biệt
Hoa-Kỳ lập thành một toán tuần-tiễu. Duffy tháp tùng theo toán. Việc này hoàn
toàn là công-việc nguy hiểm và chết người. Toán không chạm trán với địch,
nhưng nhiệm-vụ đánh dấu bước tiên khởi trong quá-trình tìm hiểu Việt-Nam
của John. Sau đó, anh thường-xuyên tham-gia tuần-tiễu, trau dồi kỹ-năng và
những hiểu biết về môi-trường xung quanh. Toán đã nhận-diện được các chỉ-
dấu cho thấy sự hiện-diện của địch quân, nhưng chưa bao giờ chạm súng. John
vẫn lo lắng về một vụ chạm súng. Anh muốn hành-động.
Tin-tức tình-báo cho biết có một lực-lượng du-kích Việt-Cộng đang hoạt-
động ở phía nam Làng-Vei. Duffy lên kế-hoạch trực-thăng-vận một lực-lượng
gồm một trăm người Bru theo hướng mười hai dặm về phía nam, dọc theo bờ
sông Xepon. Anh và bốn Mũ Nồi-xanh khác cùng tham-gia. Lướt trên trên các
ngọn cây, tiếng cánh quạt trực-thăng đều-đều khuấy động mọi cảm-xúc. Các
trực-thăng rung lắc trở lại, bùng lên để bắt đầu giảm tốc nhanh chóng và lao
xuống đất. Mọi con mắt đổ dồn vào bãi đáp để tìm-kiếm dấu-hiệu hiện-diện của
địch. Sự tập-trung của John trở nên rõ ràng hơn. Các giác-quan của anh như
dựng đứng lên.
Các trực-thăng đáp lơ-lửng cách mặt đất vài bộ. Các chiến-binh Bru và
các cố-vấn Lực-lượng Đặc-biệt nhảy xuống mặt đất. Sau đó, các trực-thăng
nhanh chóng cất lên cao và bay về hướng đông. Tiếng cánh quạt nhỏ dần.
Không-gian yên-lặng trở lại. Duffy ở gần một chỉ-huy người Bru. Họ rời bãi
đáp và lên đường. Họ lùng sục khu-vực xung quanh trước khi bắt đầu cuộc càn
quét kéo dài ba ngày về phía bắc, hướng trở về trại Làng-Vei.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 43

Họ không có cuộc chạm súng nào trong ngày đầu tiên. Nhưng vào sáng
hôm sau, họ lọt vào một ổ phục-kích của Việt-Cộng.
Rata-tat-tat. Địch khai-hỏa về phía họ. Các chỉ-huy bán-quân-sự người
Bru hét to ra lệnh. Một chỉ-huy quay sang Duffy, chỉ về phía trước ở bên trái
của anh: “VC. Hướng mười giờ. Có thể cấp trung-đội. Có thể hơn.”
Cả toán Dân-sự Chiến-đấu tản ra và bắn trả. Âm thanh của cuộc đọ súng
ngày càng dữ dội. Các viên đạn lướt sát chỗ John. Nhiều người ngã xuống, bị
thương, một số đã chết. Một quả lựu đạn nổ gần, mảnh đạn găm vào đầu gối
trái của Duffy - vết thương này giúp cho anh nhận được huy-chương Trái-tim
Tím (Purple Heart) đầu tiên. Một quả lựu đạn khác lăn vào giữa hai chân anh.
Anh nín thở:
Ôi, Chúa ơi, tôi chết mất.
Nhưng lựu đạn đã không phát nổ. Tim anh đập thình-thịch. Anh mất một
lúc để băng bó đầu gối bị thương của mình. Sau đó, một sự bình-tĩnh đã bao
trùm trở lại. Anh bắt đầu duyệt-xét tình-hình một cách bài-bản, cố-gắng tìm
hiểu địch đang làm gì, cứu-xét chiến-thuật của các chiến-binh của mình, đánh-
giá diễn-tiến của trận-đánh. Anh quay sang chỉ-huy người Bru và ra lệnh dứt
khoát: “Phản-công. Phản-công ngay bây giờ.”
Trước cuộc phản-công trực-diện của người Bru, Việt-Cộng rút lui, và
mang theo các thương-binh. Lực-lượng của Duffy lần theo vết máu một lúc thì
mất dấu, và địch quân đã biến mất. Đoàn quân tiếp-tục càn quét về phía bắc
Làng-Vei, và không còn xảy ra lần chạm súng nào nữa.
John Duffy đã chứng kiến trận đánh đầu tiên trong đời. Anh đã phản-ứng
như anh mong đợi, thực-hiện được những gì mà anh được huấn-luyện để thi-
hành, giữ được sự sáng suốt của chính mình. Anh ngẫm nghĩ: Đáng sợ, nhưng
tốt hơn mong đợi. Đây là số-mệnh của mình.
***
Ngày 2 tháng Ba năm 1967, một ngày đẹp trời, hai khu-trục phản-lực
siêu-thanh màu bạc gầm thét trên Đường 9, bay thấp từ phía đông. Nhiều người
trong trại Lực-lượng Đặc-biệt giơ tay vẫy chào. Hai chiếc khu-trục nghiêng
cánh, quay đầu, và thả bom xuống Làng-Vei, một vài quả rơi trúng trại Lực-
lượng Đặc-biệt. Các cuộc liên-lạc bằng vô-tuyến được thực-hiện trong vô-vọng.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 44

Không thể liên-lạc với các khu-trục. Hai khu-trục tiếp-tục trở lại thực-hiện một
đợt không-kích khác, lần này với các đại-bác 20 ly. Trại bèn nổ súng bắn trả vì
nghĩ rằng các khu-trục phản-lực là của địch. Nhưng không phải vậy. Họ là
người Hoa-Kỳ. Họ đã có sự nhầm lẫn. Đây có thể là một tai-nạn không-kích
nhầm vào quân bạn trong chiến-tranh, đã làm cho 112 dân làng Bru chết và 213
người bị thương.9
Các Mũ Nồi-xanh của Duffy tiến vào ngôi làng. Quang cảnh bị tàn-phá
khiến họ cảm-thấy kinh-hoàng. Họ lao qua ngọn lửa đang cháy và bom vẫn còn
nổ để kéo các gia-đình bị thương ra khỏi các ngôi nhà đang cháy. Mạo hiểm
tính mạng hết lần này đến lần khác, toán của Duffy đã cứu được những người
sống sót. Nhiều người vẫn trốn trong hầm trú ẩm. John và toán của anh chui
vào nhiều chỗ, thuyết-phục những người dưới hầm rời đi. Một số đã làm theo.
Những người khác thì không. Những người còn lại dưới hầm đã kinh-hoàng
đến mức căng-cứng tại chỗ. John đi tìm trưởng làng. Khi họ trở về đến hầm đầu
tiên thì đã quá muộn. Mọi người trong hầm đều chết. Lửa và khói biến không-
khí trở thành hơi ngạt, làm người trong hầm chết ngạt.
Những người Hoa-Kỳ chữa trị cho những người bị thương trong khi các
dân làng đi thâu hồi các tử-thi của những người đã chết. Các thành-viên trong
toán đã sớm sử-dụng hết hầu hết các vật-dụng y-tế mang theo. Khi hết chỉ khâu
thích-hợp, họ chuyển sang sử-dụng kim-băng.
John giúp một cô gái trẻ đang mang thai. Khi anh dán phần bụng bị rạn
của cô lại trong lúc cô vẫn tiếp tục nói chuyện với anh. Một trong các thông-
dịch-viên của toán đến trợ giúp: “Cô ấy nói: “Ngón chân của tôi bị ngứa do máu
khô đọng lại trên đó”.”
“Được, cào cho cô ấy.”
Anh ta đã làm, và cô ấy đã mỉm cười. Cô gái đã sống sót và sinh được
một bé trai khỏe mạnh vài tuần sau đó.
Toán trợ giúp chôn cất những người chết và thu-xếp tản thương cho
những người bị thương. Duffy đã yêu-cầu sự trợ giúp thông qua các kênh bổ-

9
John Prados và Ray W. Stubbe, Thung-lũng Quyết-định: Cuộc vây-hãm Khe-Sanh
(Valley of Decision: The Siege of Khe Sanh) (Nữu-Ước: Houghton Mifflin, 1991), 55,
73-75
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 45

sung, càng nhiều càng tốt. Các chuyến bay khẩn-cấp mang đến thực phẩm,
thuốc men, quần áo và vật-liệu xây-dựng. Các kỹ-sư công-binh Ong-Biển
(Seabee) của Hải-quân Hoa-Kỳ đã đến với một chiếc máy xúc. Những người
dân trong làng, các Mũ Nồi-xanh, và các Ong-Biển đã cùng nhau kiến-tạo một
Làng-Vei mới cách ngôi làng cũ một quãng ngắn. Vị tộc-trưởng người Bru yêu-
cầu rời bỏ làng cũ. Ông tuyên-bố rằng người dân đã xem làng cũ đã bị ô-nhiễm
linh-hồn ma-quỷ và số phận khủng-khiếp đã xảy ra. Duffy đã tận-dụng tình-thế
để kiến-tạo một phi-đạo liền kề với trại Lực-lượng Đặc-biệt.
John chỉ-huy Toán A-101 tại Làng-Vei được hơn ba tháng thì nhận được
sự-vụ-lệnh thuyên-chuyển về làm toán-phó của Toán A-113 - một lực-lượng
xung-kích lưu-động của Lực-lượng Đặc-biệt có quy mô lớn hơn nhiều, với
phạm-vi hoạt-động bao trùm cả Quân-đoàn I - vùng chiến-thuật cực bắc của
Nam Việt-Nam. Lực-lượng này được đặt tên là Mike Force - Mike là thuật-ngữ
rút gọn của Mobile Strike - Xung-kích Lưu-động. Đơn-vị của John giữ vai-trò
là lực-lượng xung-kích tiếp-ứng gồm ba trăm người, sẵn sàng giải tỏa áp-lực
của địch tấn-công vào các trại Lực-lượng Đặc-biệt trong lãnh-thổ Vùng 1
Chiến-thuật, chẳng hạn như ở trại Làng-Vei.10
Lục-quân Hoa-Kỳ vẫn xem Mike Force là một toán hỗn-hợp Lực-lượng
Đặc-biệt Hoa-Kỳ và Úc-Đại-Lợi. Trên thực-tế, đó là một đơn-vị SAS11 của Úc-
Đại-Lợi do một đại-úy SAS người Úc-Đại-Lợi chỉ-huy cùng với một sĩ-quan
toán-phó Hoa-Kỳ. Mike Force với ba đại-đội gồm các chiến-binh bản-địa (hai
đại-đội gồm các sắc-tộc miền núi là Rhade và Koho, cùng với một đại-đội thuộc
sắc-tộc Nùng gốc Trung-Hoa). Bộ tư-lệnh muốn một người Hoa-Kỳ có khả-
năng để làm sĩ-quan toán-phó. Họ đã chọn John Duffy.
Đại-úy William Crenshaw, người thay thế Duffy tại Làng-Vei, đến trại
vào cuối tháng Tư. John đã chuẩn-bị một buổi định-hướng ba-ngày cho anh ấy.

10
Vào thời-gian này, Vùng 1 Chiến-thuật có hai toán Mike Force có cấp số tương-đương
tiểu-đoàn là A-111 và A-113. Hai toán này hoàn-toàn nằm dưới sự chỉ-huy và điều-khiển
của Lực-lượng Đặc-Biệt Hoa-Kỳ để tiếp-viện cho các Toán A và các Toán Thám-sát của
Hành-quân Omega ở Vùng 1. Vì do Hoa-Kỳ trực-tiếp chỉ-huy nên các Dân-sự Chiến-đấu
Tiếp-ứng Mike Force thường được gọi là “Biệt-kích Mỹ” (N.D).
11
SAS (Special Air Services): Binh-chủng Không-lực Đặc-biệt hoặc Trung-đoàn Không-
lực Đặc-biệt (Special Air Services Regiment) của Úc-Đại-Lợi, tương-tự với Lực-lượng
Đặc-biệt của Lục-quân Hoa Kỳ.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 46

Crenshaw cảm ơn John vì nỗ-lực của John, nhưng nói rằng anh ấy đã có mọi
thứ trong tay và không muốn giữ John ở lại vì còn nhiều thứ đang chờ John ở
nhiệm-vụ mới. John chúc anh may mắn, chào tạm biệt các thành-viên trong
toán, và theo trực-thăng đến Đà-Nẵng. Tại đó, John hoàn tất các thủ-tục xử-lý
cần-thiết thông qua bộ chỉ-huy của mình, Biệt-đội C-1 (Detachment C-1), trước
khi trình-diện đơn-vị Mike Force ở khu doanh-trại liền kề.
Năm ngày sau, Bắc-Việt tấn-công Làng-Vei. Không còn thời-gian để gửi
lực-lượng Mike Force đến tiếp cứu.12 Cuộc chiến-đấu chỉ diễn ra trong một
thời-gian ngắn trước khi địch rút lui. Con số tổn-thất khiến John bị sốc. Hai
mươi chiến binh Dân-sự Chiến-đấu bản-địa tử trận và ba mươi chín người khác
bị thương. Cuộc tấn-công cũng giết chết hai lính Mũ Nồi-xanh - Đại-úy
Crenshaw, người thay thế John, và Trung-úy Stallings. John đau buồn khi nghe
tin Frank Stallings đã tử-trận. Hai người đã trở nên thân-thiết trong nhiệm-kỳ
chỉ-huy của John, và Stallings chỉ còn một tuần lễ nữa là kết-thúc chuyến công-
tác và trở về quê nhà với gia-đình.13
Duffy tập-trung vào công việc mới ở Mike Force một cách nghiêm-túc.
Nhiệm-vụ then chốt của anh là tập-trung vào các ảnh-hưởng về sự liên-kết giữa
toán và các phần-tử yểm-trợ của Lục-quân Hoa-Kỳ, cũng như cung-cấp tin-tức
tình-báo cho các nhiệm-vụ của lực-lượng xung-kích lưu-động. Anh nhận thấy
những người Úc-Đại-Lợi chuyên-nghiệp và tận-tâm với trách-vụ. Anh đã tổ-
chức một hệ-thống chức-năng tiếp-liệu, bao gồm khả-năng tiếp-cận được các
nguồn thực-phẩm và các trang-bị đặc-biệt. Anh mở các kênh để có thể nhận
được không-trợ cận-phòng nhanh chóng. Anh cũng xây-dựng các kế-hoạch tấn-
kích cho Mike Force để nhảy vào từng trại Lực-lượng Đặc-biệt xa-xôi ở Quân-
đoàn I trong tình-huống trại bị tấn-công. Thất bại duy nhất của John là không
thể theo kịp những người Úc-Đại-Lợi tại quán bar.

12
Rút kinh-nghiệm tăng-viện trong lần bị tấn-công lần hai vào rạng sáng ngày 07-02-
1968. Bộ Chỉ-huy C Lực-ượng Đặc-biệt Vùng 1 ở Đà-Nẵng, từ những tin-tức tình-báo
thâu được, đã sớm gửi tăng-viện Đại-đội 12 Mike Force với khoảng 160 người thuộc sắc-
tộc Thượng, dưới quyền chỉ-huy của Trung-úy Paul R. Longgrear, từ Đà-Nẵng đến tăng-
cường phòng-thủ Trại Làng-Vei, nâng tổng-số quân trú-phòng gần 500 người, từ cuối
tháng 12-1967 (N.D).
13
Sđd, 94-98.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 47

Vào lúc Duffy cảm thấy tự-tin rằng đã kết-hợp hữu-hiệu những người
Úc-Đại-Lợi vào các hệ-thống tác-chiến của Hoa-Kỳ, anh lại nhận được lệnh
thuyên-chuyển, lần này là đến bộ chỉ-huy Liên-đoàn 5 Lực-lượng Đặc-biệt ở
Nha-Trang để rồi tiếp-tục được chỉ-định đến Sài-Gòn, thủ-đô của Nam Việt-
Nam. Anh làm việc trực-tiếp dưới quyền vị chỉ-huy phòng tình-báo của Liên-
đoàn 5 ở Nha-Trang với tư-cách là sĩ-quan liên-lạc với các cơ-quan tình-báo
quân-sự và dân-sự ở Sài-Gòn. John thất vọng khi rời khỏi SAS, nhưng cũng rất
hào-hứng đối mặt với các thử-thách mới.
Anh bắt đầu công việc của mình ở Sài-Gòn vào trung tuần tháng Bảy năm
1967. Anh được tiếp xúc với năm mươi mốt tổ-chức tình-báo, tham-dự các cuộc
họp giao-ban, ghi chép cẩn thận, và truy-nhập vào được hàng loạt tin-tức tình-
báo tuyệt-mật. Anh đã gửi các tin-tức cụ-thể thích-hợp nhất từ những gì anh
thâu thập được hàng ngày đến bộ chỉ-huy Liên-đoàn của mình. Các nỗ-lực của
anh đã mang đến cho các chỉ-huy Lực-lượng Đặc-biệt lợi thế trong việc tìm ra
địch và chống lại những nỗ-lực nổi dậy của đối-phương.
Chuyến công-tác của anh tại Việt-Nam kết thúc vào ngày 17 tháng Một
năm 1968, ngay trước cuộc Tổng tấn-công Tết Mậu Thân 1968. Lục-quân chỉ-
định anh tham-gia thụ-huấn Khóa Sĩ-quan Bộ-binh Cao-cấp (Infantry Officers’
Advanced Course) tại Fort Benning, bang Georgia. Khóa thụ-huấn kéo dài sáu
tháng đã cung-cấp các kỹ-năng chỉ-huy và tham-mưu cần-thiết cho các sĩ-quan
tiếp-tục sự-nghiệp quân-ngũ với mức-độ trách-vụ ngày càng tăng. Khóa thụ-
huấn cũng mang đến một khoảng thời-gian nghỉ-ngơi thú vị giữa các đợt tham-
gia tác-chiến.
John rời Việt-Nam, chọn một chiếc xe ga Chrysler mới ở Cựu-Kim-Sơn,
và lái xe khắp liên-bang. Anh gặp Inge và lũ trẻ ở thành-phố Nữu-Ước, sau đó
đưa họ đến Columbus, bang Georgia, nơi họ tạm-cư trong một ngôi nhà gạch
đỏ ngay bên ngoài pháo-đài. Khi trình-diện để nhận nhiệm-vụ, anh được biết
khóa thụ-huấn của mình bắt đầu từ cuối tháng Tư. Không hài lòng với việc lãng
phí thời-gian của mình để làm những dự-án mà anh nhận thấy không có nhiều
giá-trị, anh đến bộ chỉ-huy lữ-đoàn và yêu-cầu nhận một vị-trí chỉ-huy. Sau một
cuộc trò chuyện ngắn, John kết-thúc ngày hôm đó với tư-cách là tân chỉ-huy
một đại-đội huấn-luyện nhảy-dù, chịu trách-nhiệm đưa các tình-nguyện-viên
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 48

trẻ tuổi tham-gia trường huấn-luyện nhảy-dù quân-đội kéo dài ba tuần, và gắn
cho họ đôi cánh nhảy-dù đáng thèm muốn lên ngực áo khi mãn-khóa.
Duffy rời bỏ công việc tạm thời này vào thứ Sáu, ngày 19 tháng Tư và
bắt đầu khóa thụ-huấn vào thứ Hai tuần sau. Anh hoan nghênh tạm dừng việc
thụ-huấn, nhưng anh cũng băn-khoăn về một chuyến công-tác trở lại Việt-Nam.
Tuy nhiên, điều đó bị trì-hoãn vài tháng. Lục-quân chọn anh để hoàn tất văn-
bằng tại Đại-học Nebraska (University of Nebraska) ở thành-phố Omaha. Anh
đã tích-lũy được một số tín-chỉ đại-học. Sau một học kỳ và một học kỳ mùa hè,
anh lấy được bằng cử-nhân kinh-tế với chuyên ngành địa-lý.
Thật đáng tiếc, lần đoàn-tụ gia-đình tại Fort Benning là một chặng đường
gập-ghềnh. John và Inge đã xa nhau quá lâu và thường-xuyên. Yêu-cầu công-
việc của John và sự xa cách đã tạo ra những hệ-quả nghiêm trọng. Ý-nghĩ về
đợt công-tác sắp tới ở Việt-Nam đã cho thấy rõ điều này. Vào thời điểm John
chuẩn-bị mãn-khóa, họ biết rằng hôn-nhân của họ đã kết-thúc. Inge trở về Đức-
quốc với lũ trẻ. Họ ly hôn một thời-gian ngắn sau đó.
Đại-úy Duffy đáp xuống Căn-cứ Không-quân Biên-Hòa ở Việt-Nam để
tham-gia chuyến công-tác lần thứ hai vào ngày 18 tháng Tám năm 1969. Anh
nhận được sự-vụ-lệnh tham-gia Chương-trình Phụng-Hoàng (Phoenix
Program). Anh cảm thấy không vui. Chương-trình này của CIA nhằm thâu-thập
tin-tức tình-báo về Việt-Cộng qua thẩm-vấn, và tấn-công hạ-tầng cơ-sở chánh-
trị của Việt-Cộng thông qua ám-sát. John cảm thấy mình không có đủ khả-năng
ngôn-ngữ cần-thiết. Quan-trọng hơn, anh đặt câu hỏi về phương-diện đạo-đức
và pháp-lý của chương-trình theo Công-ước Geneva.14
Anh cầm hồ-sơ, mượn một xe jeep, đội mũ Nồi-xanh thật chắc trên đầu
rồi lái xe vào Sài-Gòn. Anh đến một tòa nhà lớn năm tầng trên đường Pasteur.
Một lớp tường cao bao quanh khu nhà. Anh đi qua cổng được canh gác, để ý
thấy một tấm biển có nội-dung vô-thưởng vô-phạt: BỘ TƯ-LỆNH VIỆN-TRỢ
QUÂN-SỰ HOA-KỲ TẠI VIỆT-NAM – LIÊN-ĐOÀN NGHIÊN-CỨU VÀ
QUAN-SÁT (MILITARY ASSISTANCE COMMAND VIETNAM -

14
Để biết và hiểu về Chương-trình Phụng-Hoàng, xem Mark Moyar, Phụng-Hoàng và
Bầy chim Săn mồi: Chiến-dịch bí mật của CIA để tiêu diệt Việt-Cộng (Phoenix and the
Birds of Prey: The CIA's Secret Campaign to Destroy the Viet Cong) (Anapolis, MD:
Naval Institute Press, 1997).
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 49

STUDIES AND OBSERVATION GROUP (MACV-SOG)). Đó là một mặt-


trận. Ám-danh được cho là để ngụy trang cho nhiệm-vụ của tổ-chức tối-mật
nằm bên trong. Hầu hết đã không bị lừa. Đối với hầu hết mọi người, MACV-
SOG có nghĩa là “Liên-đoàn Hành-quân Đặc-biệt” (Special Operations Group),
và mặc dù ít người biết họ làm gì, vẫn có rất nhiều lời đồn-đoán về nghệ-thuật
hắc-ám được thực-hiện đằng sau những cánh cửa đó.
Duffy đã biết về Liên-đoàn Nghiên-cứu và Quan-sát (MACV-SOG)
trong chuyến công-tác trước đó; anh biết tổ-chức gồm hầu hết là Lực-lượng
Đặc-biệt của Lục-quân (Army Special Forces), nhưng cũng bao gồm Lực-lượng
Đặc-nhiệm Hải-quân (SEALS), Lực-lượng Đặc-nhiệm Không-quân (Air Force
Special Operations), Lực-lượng Thám-sát Thủy-quân Lục-chiến (Marine Force
Recon), và các nhân-viên CIA. Anh hiểu rằng họ thi-hành một loạt các nhiệm-
vụ tối-mật bên ngoài biên-giới Nam Việt-Nam, bao gồm viễn-thám, đột-kích,
bắt tù binh, và cấp-cứu phi-công bị bắn rơi. Anh muốn trở thành một phần của
đơn-vị này.
John tìm thấy văn-phòng mà anh đang tìm kiếm, bước vào và thông báo:
“Tôi đến đây để gặp chỉ-huy SOG.”
Người nhân-viên văn-phòng trẻ tuổi ngước lên: “Tôi xin lỗi, thưa ngài.
Hôm nay ông ấy không có ở đây.”
Một đại-tá đi ngang qua hỏi: “Tôi có thể giúp gì cho anh không, Đại-
úy?.” “Vâng, thưa Đại-tá. Tôi có vấn-đề về phân-định nhiệm-vụ. Tôi được
phân-định về Phụng-Hoàng, và tôi muốn rời bỏ công việc này.”
Đại-tá tiếp tục bước đi và nói lớn: “Theo tôi.” Họ đi dọc hành lang và đi
vào một văn phòng khác. Đại-tá quay lại và đưa tay ra bắt: “Tôi là Đại-tá Isler,
chỉ-huy-trưởng Hành-Quân 35 (OP-35). Chúng tôi là những gã đã thực-hiện tất
cả các hoạt-động bí mật xuyên biên-giới của SOG. Tôi có thể giúp gì cho anh?”
John giải-thích tình-trạng của mình. Đại-tá Isler ngồi xuống sau bàn làm
việc và xem qua hồ-sơ quân-bạ của John. Họ trò chuyện một lúc. Đại-tá gọi
điện-thoại cho ai đó. Sau đó, đại-tá ngả người ra sau ghế và nói: “Anh không
còn được phân-định vào Chương-trình Phụng-Hoàng nữa. Bây giờ anh là thành-
viên của SOG. Chào mừng anh gia-nhập. Tôi muốn anh cắt bỏ mọi phù-hiệu
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 50

trên quân-phục của anh và trình-diện tại đây lúc 07:00 sáng ngày mai với tất cả
mọi thứ cần-thiết của anh.”
Duffy lớn tiếng đáp lại: “Vâng, thưa Đại-tá.”
Sáng hôm sau, hai đặc-vụ SOG chở John đến một khúc cua hẻo-lánh
trong Căn-cứ Không-quân Tân-Sơn-Nhứt. Họ dừng lại gần một vận-tải-cơ đã
khởi-động sẵn. John để ý phi-cơ được sơn màu đen và không có dấu-hiệu nhận-
dạng. Anh leo lên phi-cơ. Anh là hành khách duy nhất. Khi thắt dây an-toàn vào
một trong những chiếc ghế dành cho quân-nhân, anh nghe các phi-công nói
tiếng Trung-Quốc. Khoang phi-cơ được đóng lại, và phi-cơ lăn bánh vào phi-
đạo để cất cánh. John tự hỏi: Mình đã dính vào cái gì vậy?
Phi-cơ bay trong vài giờ trước khi bắt đầu hạ cánh. Một quân-nhân Mũ
Nồi-xanh còn trẻ, vóc dáng cao to, đón John khi anh bước xuống phi-cơ:
“Chào mừng anh đến với Nakhon Phanom, Thái-Lan. Chúng tôi gọi nó
là NKP.” Chỉ qua vai, anh nhanh chóng hướng-dẫn: “Chúng ta ở gần biên-giới.
Thị-trấn cách đó chín dặm, nằm bên sông Mekong. Ai-Lao ở ngay phía bên kia.
Đó là nơi chúng ta điều-hành các chiến-dịch, tập-trung vào Đường-mòn Hồ-
Chí-Minh.”
Anh ta tiếp-tục: “Anh thấy đấy, chúng ta có rất nhiều phi-cơ ở đây. Tất
cả đều bay bằng cánh quạt. Anh có thể nghĩ rằng một vài trong số đó đã biến
mất từ lâu.”
John nhìn quanh và thấy các khu-trục cánh-quạt cận-yểm A-1 Skyraider
to lớn hùng-dũng và T-28 Trojan nhỏ bé, cũng như các oanh-tạc-cơ tấn-công
A-26 Invader - tất cả phi-cơ đều là những cựu-binh từ Chiến-tranh Triều-Tiên.
Anh cũng nhận ra các quan-sát-cơ điều-không tiền-tuyến O-2 Skymaster và
OV-10 Bronco, cùng một số vận-tải-cơ, và đủ loại trực-thăng.
“Phi-cơ thực-thi các nhiệm-vụ trinh-sát, oanh-tạc đường mòn, và tấn-
công quân nổi dậy trong cuộc nội-chiến Ai-Lao ở phía bắc. Họ giải cứu các phi-
hành-đoàn bị bắn hạ và yểm-trợ chúng ta. Chúng ta là Toán Phát-xuất Lưu-
động 3 (Mobile Launch Team Three), gọi tắt là MLT-3, mật-danh là “Heavy
Hook.” Chúng ta thi-hành các nhiệm-vụ được MACV-SOG giao phó trên
Đường-mòn, giống như các địa-điểm phát-xuất ở Nam Việt-Nam, nhưng chúng
ta dự-phòng cho họ lúc thời-tiết xấu. Mỗi toán SOG gồm ba người Hoa-Kỳ và
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 51

thường có từ tám đến mười người bản-địa, không có người Việt-Nam. Phần lớn
chúng ta làm việc với toán gồm hai người Hoa-Kỳ và bốn người bản-địa do hạn
chế về số lượng trực-thăng khả-dụng.”
John hỏi: “Chính xác thì họ làm gì?”
“Chủ-yếu là thám-sát phía sau phòng-tuyến của địch, theo dõi dấu-vết
đường mòn, thâu thập tin-tức tình-báo, và đôi khi chỉ-điểm các cuộc không-
kích vào các đoàn xe hoặc kho nhiên-liệu và tiếp-liệu của địch. Chúng ta sẽ
khai-thác các tuyến đường giao-thông được phát-hiện. Chúng ta cũng thi-hành
các cuộc đột-kích trên bộ để phá-hủy các kho tiếp-liệu và quân-dụng. Thỉnh
thoảng chúng ta gài mìn trên đường và cũng như bắt cóc tù-binh.”
Anh nhìn thẳng vào John: “Tất cả đều được xếp loại tối-mật. Chúng ta
vô-hình. Chúng ta không ở đây.” Vẻ mặt anh trở nên căng-thẳng: “Cũng thật
nguy-hiểm. Chúng ta đã bị mất một số toán.”15
Anh quay lại và ra hiệu cho John: “Chúng ta đi gặp chỉ-huy và để anh ổn
định chỗ ở.”
Thiếu-tá Bill Shelton, trưởng toán MLT 3, chỉ-định Đại-úy Duffy làm sĩ-
quan phụ-tá (toán phó), giám-sát hành-quân và các hoạt-động tình-báo. Đồng
thời, Duffy kiêm vai-trò là sĩ-quan thả-toán, chịu trách-nhiệm điều-phối nhiệm-
vụ của từng toán SOG. Anh cũng bay thường-trực từ ghế sau của quan-sát-cơ
OV-10 Broncos với tư-cách là quan-sát-viên SOG. Các phi-công ngồi ghế trước
của Không-lực Hoa-Kỳ đều là các sĩ-quan điều-không tiền-tuyến ((Forward Air
Controllers - FACs)) có đủ phẩm-chất cần thiết. Phi-cơ cung-cấp khả-năng sẵn
sàng có hiện-diện ngay lập tức trên vùng để yểm-trợ đồng-bộ theo thời-gian
thực trong lúc mỗi toán thi-hành nhiệm-vụ được chỉ-định ở sâu trong lãnh-thổ
do đối phương kiểm-soát.
Một yếu-tố quan-trọng trong việc yểm-trợ là yêu-cầu John phải làm việc
với phi-công để điều-khiển các cuộc không-kích và chỉ-dẫn các trực-thăng triệt-
xuất khi toán xâm nhập gặp vấn-đề - một tình-huống xảy ra quá thường-xuyên.

15
John L. Plaster, Liên-đoàn Nghiên-cứu và Quan-sát: Những cuộc chiến bí mật của Biệt-
kích Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (SOG: The Secret Wars of America's Commandos in Vietnam)
(Nữu-Ước: Simon & Schuster, 1997), cung-cấp một bản mô-tả đầy đủ về MACV-SOG
và các hoạt-động bí mật xuyên biên-giới.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 52

Các phi-công sử-dụng danh-hiệu “Nail”, còn các quan-sát-viên ngồi ở ghế sau
là “Fat Capper.” Hầu hết các quan-sát-viên của SOG đã học cách điều-khiển
phi-cơ để phòng tình-huống phi-công bị thương. John Duffy đã có nhiều thời-
gian tham-dự và trở nên thông-thạo trong việc điều-khiển quan-sát-cơ OV-10.
Duffy thường-xuyên bay cùng Đại-úy phi-công William “Wild Bill”
Sanders. Tuy nhiên, trong lúc John đang nghỉ phép giữa chuyến công tác
R&R16, lịch-trình-viên đã xếp Trung-sĩ nhất Albert Mosiello bay quan-sát-viên
cùng Sanders. Vào ngày 30 tháng Sáu năm 1970, khi John trở lại nhiệm-sở sau
kỳ nghỉ, anh nghe thấy các cuộc gọi cầp-cứu trên hệ-thống truyền-tin. Quan-
sát-cơ của Đại-úy Sanders đã bị bắn hạ.
Đơn-vị của anh luôn xếp đặt một quan-sát-cơ OV-10 túc-trực hành-quân
dành cho các tình-huống khẩn-cấp. John kéo thiết-bị bay của mình và hét lên
rằng anh sẽ ngồi ở ghế sau. Anh leo lên quan-sát-cơ trong lúc hoa-tiêu của
Không-quân đã sẵn sàng khởi-động động-cơ. Họ lao nhanh đến hiện-trường.
Họ chỉ nhìn thấy một chiếc dù chứ không phải hai chiếc như kỳ-vọng. Chiếc dù
đó đã đáp xuống giữa nơi mà họ nghi-ngờ đang có sự hiện-diện của một trung-
đoàn Quân-đội Bắc-Việt với quân-số khoảng năm ngàn người. Chiếc OV-10
của Duffy bị địch bắn lên dữ-dội.
John nghe thấy tiếng bíp của đèn hiệu cứu nạn trên tần-số khẩn-cấp. Anh
nhấn nút micro của mình: “Bíp, bíp, lên tiếng. Đây Fat Capper 0-5. Nail 4-4,
đây Fat Capper 0-5, hết.”
Tiếng hồi-đáp không phải từ Sanders, mà từ Mosiello, người đã nhấn
thiết-bị sinh-tồn của mình và nói một cách bình-tĩnh: “Fat Capper 0-5, đây Fat
Capper 0-8. Tôi ổn. Chỉ vài vết thương nhẹ. Nail 4-4 không bung dù ra được.
Anh ấy đã bị giết khi chúng tôi bị trúng đạn. Anh ấy không nhảy dù được.”
John gõ mic của mình: “Đáp nhận.”
Mosiello nói thêm: “Hãy cẩn thận. Tôi có thể thấy Quân-đội Bắc-Việt đặt
súng cách đó khoảng năm mươi thước. Họ sẽ bắn tung bất cứ thứ gì cố-gắng
vào đây.”

16
R&R (Recuperation Rest and Recuperation): Nghỉ-ngơi và Hồi-phục, một kỳ nghỉ kéo
dài một tuần tự chọn tại một trong số các địa-điểm hấp-dẫn, bao gồm Úc-Đại-Lợi, Hương-
Cảng, Tân-Gia-Ba, và Hạ-Uy-Di.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 53

John duy-trì liên-lạc với Al Mosiello và dội vào vùng bằng các cuộc
không-kích nhằm tiêu diệt các đại-liên phòng-không. Một trực-thăng cấp cứu
HH-53 của Không-quân từ Udorn, Thái-Lan, danh-hiệu “Jolly Green”, đã vào
vùng để bốc. Hỏa-lực địch đã xé-nát phần đầu trực-thăng. Gần như không thể
bay được, phi-công từ bỏ nỗ-lực cấp cứu và bay khập khiễng trở về căn-cứ.
Trực-thăng cấp cứu thứ hai bay đến từ Udorn. Khi còn đang lơ-lửng ở độ
cao 150 bộ, một địch quân đã bắn một quả phóng-lựu RPG (Rocket-Propelled
Grenade). Quả đạn chạm vào đầu phi-cơ và phát nổ. Các cánh quạt tách ra. Lửa
táp vào trực-thăng bị lật ngửa và đập xuống đất, tan thành một quả cầu lửa.
Chiếc OV-10 của Duffy sà xuống thấp để tìm những người sống sót. Nhưng
không còn ai.
Mosiello gọi: “Tất cả địch đang bắn vào anh. Hãy rời khỏi.”
John nhìn thấy những đường đạn bay trên nóc chiếc quan-sát-cơ của
mình. Chiếc OV-10 cố-gắng leo lên độ cao an-toàn hơn.
Thêm nhiều cuộc không-kích đã vùi dập địch quân. John đã nhận-diện
được các khẩu súng đang tác-xạ đã bị đánh. Cuộc bắn phá không chỉ tìm cách
giải cứu Trung-sĩ Mosiello mà còn để trả đũa cho những người cấp cứu đã chết
tan xác từ trên không. Duffy chỉ-dẫn thực-hiện ba mươi tám phi-vụ bằng cả
khu-trục cánh quạt và khu-trục phản-lực.17

17
Trong bản dịch này, chúng tôi sử-dụng các thuật-ngữ phi-cơ thống-nhất như sau:
• Khu-trục (Attack/Fighter Aircraft): Chỉ chung các loại phi-cơ có chức năng: (1)
Attack: Tấn-công, yểm-trợ tầm gần trên mặt đất, và/hoặc (2) Fighter: Chiến-đấu,
nghênh-cản các phi-cơ của địch trên không.
• Khu-trục cánh-quạt (Propeller Attack Aircraft): Khu-trục tân-công sử-dụng động-
cơ cánh quạt gồm A-1 Skyraider (Thiên-Kích) của Không-lực Việt-Nam.
• Khu-trục phản-lực (Jet Attack Aircraft): Khu-trục tấn-công cỡ nhỏ được trang-bị
động-cơ phản-lực như A-37 Dragonfly của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
• Khu-trục phản-lực siêu-thanh (Jet Fighter-Bomber Aircraft): Các khu-trục được
trang-bị động-cơ phản-lực siêu-thanh với nhiệm-vụ chính là chiến-đấu, nghênh
cản trên không, và phụ là tấn-công, yểm-trợ mặt đất bằng các loại bom và hỏa-
tiễn, như F-4 Phantom của Hoa-Kỳ, và F-5 của Không-lực Việt-Nam.
• Oanh-tạc-cơ (Bomber Aircraft): Các phi-cơ được thiết-kế để dội bom, như B-52.
• Vận-tải-cơ võ-trang (Fixed-wing Gunship): Các vận-tải-cơ được biến-cải thành
các phương-tiện yểm-trợ mặt đất như khu-trục, gồm AC-130 Spectre của Không-
lực Hoa-Kỳ, AC-47 Spooky của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 54

Lần thử thứ ba thì hỏa-lực của địch đã yếu hơn. Một trực-thăng H-3 đến
từ Đà-Nẵng đã thành-công khi lượn vòng trên đầu, đưa một thành-viên phi-
hành-đoàn trên một chiếc cần trục xuyên qua tán rừng rậm rạp, và bốc được Al
Mosiello. Nhiệm-vụ đã hoàn thành.
John Duffy tham-gia rất nhiều hoạt-động trong thời-gian ở Nakhon
Phanom. Anh được ân-thưởng năm Không-lực Huân-chương (Air Medal) vì sự
dũng-cảm trong lúc thi-hành nhiệm-vụ. Sau một năm phục-vụ đầy thử thách và
vinh quang, chuyến công-tác thứ hai của anh kết-thúc, và anh nhận lệnh trở lại
Hoa-Kỳ.
Đại-úy Duffy đến trình-diện và nhận trách-vụ sĩ-quan tham-mưu Hành-
quân Đặc-biệt tại Bộ tư-lệnh Đệ-ngũ Lộ-quân của Lục-quân Hoa-Kỳ (5th
United States Army) tại Fort Sheridan, bang Illinois, vào tháng Tám năm 1970.
Anh giám-sát công-tác huấn-luyện cho tất cả các đơn-vị Trừ-bị Lục-quân và
Lực-lượng Đặc-biệt Vệ-binh Quốc-gia, Biệt-Động-Quân, và Nhảy-Dù trong
một khu-vực gồm mười sáu bang.
John, không hâm-mộ cái mà anh gọi là “Huấn-luyện Disneyland”
(Disneyland Training) dành cho các sĩ-quan hành-quân đặc-biệt, nhấn mạnh
vào việc thông-thạo các kỹ-năng căn-bản. Anh loại bỏ các hạng-mục nhảy tàu
ngầm, nhảy từ các cao ốc và các cuộc trượt tuyết phiêu-lưu cho đến khi từng
đơn-vị trở nên thông-thạo trong việc liên-lạc và sử-dụng hỏa-lực. John nhận
thấy kỹ-năng thiết-yếu nhất đối với các sĩ-quan hành-quân đặc-biệt là khả-năng
bắt tay với các lực-lượng địa-phương, để liên-lạc, và tận-dụng hỏa-lực (ngoài
vũ-khí cơ-hữu của họ mang theo). Hỏa-lực đó bao gồm các khu-trục-cơ và các
oanh-tạc-cơ của Không-quân và Hải-quân, trực-thăng tấn-công của Lục-quân,
và hải-pháo.
Các chỉ-huy đơn-vị đã phàn-nàn, nhưng vị tướng tư-lệnh Đệ-ngũ Lộ-
Quân về tổng-quát đã ủng-hộ Duffy. Sau chín tháng, anh cảm thấy hài lòng vì

• Trực-thăng võ-trang (Gunship/Attack Helicopter): Các trực-thăng được thiết-kế


và trang-bị để tấn-công và yểm-trợ tầm gần mặt đất, gồm AH-1 Cobra của Hoa-
Kỳ, và UH-1B/C của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.
• Trực-thăng tiếp-tế/tản-thương (Slick/Medevac Helicopter): Gồm các trực-thăng
sử-dụng vào trực-thăng-vận và tiếp-tế như UH-1D (Slick), và trực-thăng tản-
thương như UH-1H (ND).
Chương 4: Việt-Nam – Chặn dừng tiếp theo 55

các đơn-vị đặc-biệt ở mười sáu bang đã được thụ-huấn đầy-đủ và sẵn sàng
chiến-đấu. Anh đã ghi dấu ấn của mình trong một bộ phận quan-trọng của các
lực-lượng hành-quân đặc-biệt của Lục-quân Hoa-Kỳ.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 56

CHƯƠNG 5: NHẢY-DÙ CỐ-GẮNG

Lê-Văn-Mễ chứng kiến vô-số hoạt-động sau đợt tấn-công Tết Mậu-Thân
1968. Sau hôn-lễ của anh vào tháng Ba, bộ tư-lệnh sư-đoàn tái phân-định Mễ
về Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù có hậu-cứ tại thị-xã nghỉ mát duyên-hải Vũng-Tàu.1
Tại đây, anh được phân-định chỉ-huy Đại-đội 62. Vào đầu tháng Tư, đơn-vị của
anh được lệnh ra phía bắc tham-gia Hành-quân Thiên-Mã (Operation Pegasu).
Mục-đích của cuộc hành-quân nhằm giải-tỏa áp-lực cho Căn-cứ Tác-chiến Khe-
Sanh (Khe Sanh Combat Base) và đánh đuổi địch ra khỏi các vùng xung quanh.
Tiểu-đoàn 6 tham-dự cùng với Tiểu-đoàn 3 và Tiểu-đoàn 8 Nhảy-Dù dưới sự
điều-khiển của Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù. Họ tham-gia chiến-đấu cùng với các đơn-
vị của Thủy-quân Lục-chiến và Sư-đoàn Đệ-nhất Không-Kỵ của Hoa-Kỳ, và
hai tiểu-đoàn Biệt-Động-Quân của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Các thẩm-
quyền Nam Việt-Nam đặt tên cho cuộc hành-quân này là Lam-Sơn 207A.2
Kế-hoạch hành-quân sử-dụng các lực-lượng Hoa-Kỳ vào các cuộc tấn-
công nhằm giải-tỏa quốc-lộ và bảo-vệ căn-cứ Khe-Sanh. Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù
của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa được triển-khai ở phía tây Khe-Sanh, gần
Làng-Vei, để chặt đứt mọi nỗ-lực triệt-thoái của Bắc-Quân sang Ai-Lao. Trước
đó vào ngày 7 tháng Hai, Quân-đội Bắc-Việt đã tràn ngập trại Lực-lượng Đặc-
biệt Hoa-Kỳ tại Làng-Vei. Cuộc tấn-công này đã gây ra các tổn-thất nặng nề về
số quân-nhân tử-trận, bị bắt và bị thương, trước khi lực-lượng tiếp-ứng triệt-

1
Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù lúc này là Thiếu-tá Trương-Vĩnh-Phước, sau
cùng là Đại-tá Tư-lệnh-phó Sư-đoàn Nhảy-Dù (N.D).
2
Gordon L. Rottman, Khe-Sanh 1967-1968: Các trận-đánh của Thủy-quân Lục-chiến ở
căn-cứ trên đỉnh đồi trọng-yếu của Việt Nam (Khe Sanh 1967-1968: Marines battle for
Vietnam's vital hilltop base) (Nữu-Ước: Osprey Publishing, 2005), 85-89. Jack
Shulimson et alll., Thủy-quân Lục-chiến Hoa-Kỳ ở Việt-Nam: Năm quyết-định 1968 (U.S.
Marines in Vietnam: The Defining Year 1968) (Hoa-Thịnh-Đốn: Bộ Tư-lệnh Binh-chủng
Thủy-quân Lục-chiến (Headquarters U.S. Marine Corps), 1997), 283-90.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 57

xuất được các quân-nhân phòng-thủ Hoa-Kỳ và Nam Việt-Nam còn sống sót,
và bỏ ngỏ trại Làng-Vei cho địch kiểm-soát.3
Ngày 4 tháng Tư, trực-thăng bốc Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù của Mễ vào bãi
đáp Snake (LZ Snake), khoảng hai ngàn thước về phía tây-nam của phi-trường
Khe-Sanh. Tiểu-đoàn 6 chiến-đấu bên cạnh các Tiểu-đoàn 3 và 8 Nhảy-Dù,
dưới quyền chỉ-huy của Đại-tá Nguyễn-Khoa-Nam.4 Tình-báo kỹ-thuật đã nghe
lén được mật-điện của địch chỉ-thị một đơn-vị địch chiếm giữ một ngọn đồi
trọng-yếu nhằm giành lợi-thế quan-sát chiến-trường. Tiểu-đoàn 6 ngay lập tức
được điều-động đến vị-trí đó trước. Bắc-Quân cũng đã di-chuyển. Cuộc chạy
đua bắt đầu. Đại-đội 62 của Mễ dẫn đầu cuộc tấn-công leo dốc của tiểu-đoàn.
Về đích trước đối thủ vài phút, họ dừng lại để thở, lồng ngực phập-phồng trong
bộ quân-phục ướt đẫm mồ hôi. Thành-phần còn lại của tiểu-đoàn lao lên đồi
phía sau đại-đội của Mễ. Pháo-binh và bích-kích-pháo của địch rót xuống liên-
tục để ngăn chặn trong lúc các chiến-binh nhảy-dù nhanh chóng đào hầm hố
trú-ẩn. Rồi chiến-trường bỗng im bặt. Những tiếng nổ ngưng lại.
“Chuẩn-bị sẵn sàng” - Mễ ra lệnh cho các thuộc cấp.
Những tiếng la hét vọng lên từ bên dưới. Bộ-đội Bắc-Việt tấn-công, tác-
xạ bằng súng trường, phóng lựu, và đại-liên. Các chiến-binh nhảy-dù đã giữ
được vị-trí. Mễ ra lệnh phản-công và tự mình dẫn đầu. Các chiến-binh nhảy-dù
đã chiến-đấu hết mình. Họ đã ngăn chặn được đợt tấn-công của địch và đẩy lùi
địch trở lại vị-trí xuất phát. Họ đã giữ được an-ninh cho vị-trí của đại-đội trên
đỉnh đồi. Gần đó, Tiểu-đoàn 3 trước đây của Mễ, cũng đang giao-tranh dữ-dội,
và Đại-úy Nguyễn-Đức-Cần đã tử trận. Cần vừa mới thay Mễ chỉ-huy Đại-đội
33. Ôi, mỗi người đều có số vậy - Mễ thầm nghĩ.

3
Sđd. Chi-tiết về trận-đánh tại Làng-Vei, xem William R. Philips, Đêm của những Ngôi-
sao Bạc: Trận-đánh Làng-Vei (Night of the Silver Stars: The Battle of Lang Vei)
(Annapolis, MD: Nhà xuất-bản Học-viện Hải-quân (Naval Institute Press), 1997). Sở-dĩ
gọi là Đêm Ngôi-sao Bạc vì tất cả 24 quân-nhân Hoa-Kỳ tham-gia trận-đánh đều được
ân-thưởng huy-chương, trong đó có đến 19 Ngôi-sao Bạc và 1 Danh-dự Bội-tinh.
4
Đại-tá Nguyễn-Khoa-Nam, từ Chiến-đoàn-Trưởng Chiến-đoàn 3 Nhảy-Dù lên làm Phụ-
tá Tư-lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù, đến đầu năm 1971 rời binh-chủng Nhảy-Dù về làm Tư-
lệnh Sư-đoàn 7 Bộ-binh, và cuối năm 1974 là Thiếu-tướng Tư-lệnh Quân-đoàn IV/Quân-
khu 4. Thiếu-tướng Nguyễn-Khoa-Nam đã tuẫn-tiết vào khuya ngày 30-04-1975 tại Bộ
Tư-lệnh Quân-đoàn IV/Quân-khu 4 ở thị-xã Cần-Thơ (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 58

Hành-quân Thiên-Mã hay Lam Sơn 207A kết-thúc sau khi thành-công
trong việc giải-tỏa áp-lực địch lên Khe-Sanh và đánh tan các lực-lượng địch
trong vùng. Cái giá phải trả là 93 quân-nhân Hoa-Kỳ và 51 quân-nhân Nam
Việt-Nam tử-trận, 667 người bị thương. Những người chiến-thắng đã đếm được
1.304 tử-thi của bộ-đội Bắc-Việt với ước-tính con số quân địch tử-trận từ 3.500
đến 5.000 người, cao nhất có thể lên tới 15.000 người.5
Cuối tháng đó, Mễ tham-gia các cuộc hành-quân ở Thung-lũng A Shau,
chỉ cách vùng hành-quân trước đó một quãng ngắn về phía nam. Thung-lũng đã
nằm dưới sự kiểm-soát của địch từ nhiều năm trước. Sau cuộc tấn-công Tết, các
thẩm-quyền của Hoa-Kỳ và Nam Việt-Nam đã đồng-ý rằng tình-thế đến lúc
phải hành-động. Đại-đội của Mễ, cùng với phần còn lại của Tiểu-đoàn 6 Nhảy-
Dù, được trực-thăng-vận vào chiến-đấu bên cạnh Sư-đoàn Đệ-nhất Không-Kỵ
và Sư-đoàn 101 Nhảy-Dù của Hoa-Kỳ với Hành-quân Delaware hay Lam-Sơn
216, trong một nỗ-lực nhằm quét sạch các lực-lượng cộng-sản ra khỏi khu-vực
đã trở thành một pháo-đài chiến-lược để phát-động các cuộc tấn-công và
chuyển-vận nhân-lực và vật-lực quân-sự di-chuyển từ Đường-mòn Hồ-Chí-
Minh vào Nam Việt-Nam. Cuộc hành-quân diễn ra với nhiều tốn-kém về nhân-
lực và trang-bị, nhưng được xem là thành-công. Các đơn-vị tham-dự đã phá hủy
một khối-lượng lớn vũ-khí, đạn dược, xe cộ, và lúa gạo. Hành-quân Lam-Sơn
216 kết-thúc vào ngày 17 tháng Năm với việc triệt-thoái toàn bộ các đơn-vị
quân bạn ra khỏi khu-vực hành-quân. Quân-đội Bắc-Việt đã không chờ đợi lâu
trước khi quay trở lại thung-lũng.6
Kết-thúc hành-quân ở A Shau, Mễ bay về Sài-Gòn nhận nhiệm-vụ mới.
Anh được đặc-biêt chỉ-định thành-lập một đơn-vị mới là Đại-đội Trinh-sát 1
Nhảy-Dù (1st Reconnaissance Company), đặt dưới quyền điều-động trực-tiếp

5
David Burns Sigler, Niên-biểu Trận-đánh ở Việt-Nam: Chiến-dịch của Lục-quân và
Thủy-quân Lục-chiến Hoa-Kỳ, 1965-1973 (Vietnam Battle Chronicles: U.S. Army and
Marine Corps Combat Operations, 1965-1973) (Jefferson, NC: McFarland & Company,
1992), 72. Spencer Tucker, ed., Bách-khoa-thư về Chiến-tranh Việt-Nam: Lịch-sử Chính-
trị, Xã-hội và Quân-sự, Tập 1 (Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and
Military History, Vol 1 (Santa Barbara, CA: ABC-CLIO, 1998), 340. Rottman, 88.
6
Willard Pearson, Chiến-tranh ở các tỉnh phía Bắc, 1966-1968 (The War in the Northern
Provinces 1966-1968) (Hoa-Thịnh-Đốn: Bộ Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Department of the
Army), 1991), 89-92.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 59

của Tư-lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù.7 Đây là một vinh-dự. Mễ đã làm việc chăm chỉ
trong nhiều tháng trời trong việc quản-trị, trang-bị, và huấn-luyện cho đơn-vị
tân lập đặc-biệt này.
Trách-vụ ở Sài-Gòn cũng mang đến cho Mễ nhiều thuận-lợi. Mễ thích
được về nhà vào cuối mỗi ngày và dành thời-gian ở bên Sen. Một khoảng thời-
gian siêu-thực theo cách tuyệt vời nhất. Một thói quen thoải-mái thay thế sự
hỗn-loạn của những trận-đánh. Tình-cảm ngọt ngào của họ đã đưa anh rời xa
sự bạo-tàn và chết-chóc của chiến-tranh. Họ cười vui vẻ và họ yêu nhau, cùng
tận hưởng từng khoảnh-khắc bên nhau.8
Sau khi thành-lập đại-đội trinh-sát, tạm rời xa hành-quân tác-chiến được
bốn tháng, Mễ quay trở lại tác-chiến. Anh nhận trách-nhiệm chỉ-huy Đại-đội 51
của Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù có hậu-cứ ở ngã ba Tam-Hiệp, Biên-Hòa, cách đô-
thành Sài-Gòn hai mươi dặm về phía đông-bắc. Anh ở không xa Sen lắm, nhưng
ít khi được về thăm vì đơn-vị của anh phải thường-xuyên tham-dự các hành-
quân, mà nhiều nhất trong thời-gian này là ở tỉnh Tây-Ninh đầy biến động giáp
biên với lân-quốc Cao-Miên.
Năm mới đến mang theo những biến chuyển đáng kể về tình-hình ở Việt-
Nam. Richard Nixon trở thành tổng-thống Hoa-Kỳ vào ngày 20 tháng Một năm
1969. Sau khi nhậm chức, tổng-thống đã đưa ra một quan-niệm mới về chiến-
tranh, với ba trụ-cột: bình-định, Việt-Nam-hóa, và rút quân. Bình-định cần có
sự kiến-tạo về an-ninh và cung-cấp các dịch-vụ cần-thiết cho dân-chúng. Việt-
Nam-hóa kêu gọi chuyển giao hầu hết các trách-nhiệm tác-chiến cho Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa theo các khoảng thời-gian được ấn-định. Rút quân có

7
Đại-đội tiên khởi mang tên Đại-đội Trinh-sát Nhảy-Dù (Airborne Reconnaissance
Company), thành-lập ngày 16-08-1968 tại trại Hoàng-Hoa-Thám. Đến tháng 08-1970,
Đại-đội Trinh-sát Nhảy-Dù được cải-danh thành Đại-đội 1 Trính-sát Nhảy-Dù (1st
Reconnaissance Company) để phân-biệt với các Đại-đội 2 và 3 Trinh-sát Nhảy-Dù mới
thành-lập. Đại-đội 2 Trinh-sát Nhảy-Dù được cải-huấn từ Đại-đội 5 Xung-kích, và Đại-
đội 3 Trinh-sát Nhảy-Dù được cải-huấn từ Đại-đội 6 Xung-kích của Tiểu-đoàn 81 Biệt-
Cách-Dù thuộc Lực-lượng Đặc-biệt (N.D).
8
Có thể làm chúng ta gợi nhớ đến những ca-từ liêu-trai trong bài hát “Hai mươi bốn giờ
phép” của nhạc-sĩ Trúc-Phương (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 60

nghĩa là đưa các quân-nhân Hoa-Kỳ trở lại quê nhà Việc rút quân của Hoa-Kỳ
tại Việt-Nam sẽ sớm bắt đầu.9
Đối với Mễ, chiến-tranh vẫn tiếp-diễn mà không có bất kỳ sự thay đổi
nào rõ-rệt. Ảnh-hưởng của quan-niệm mới của Nixon sẽ chỉ được nhìn thấy một
khoảng thời-gian sau đó. Vào tháng Ba năm 1969, Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù cùng
với các đơn-vị chủ-lực của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và các thành-phần
khác của Sư-đoàn Nhảy-Dù tham-gia vào cuộc hành-quân ở phía tây-nam của
thị-xã Tây-Ninh nhằm giải tỏa áp-lực của Công-trường 7 dọc theo biên-giới
Cao-Miên và Việt-Nam. Đại-đội 51 của Mễ nhận lãnh trách-nhiệm nặng nề ở
vị-trí biệt-lập cách xa với phần còn lại của tiểu-đoàn. Một đơn-vị của Việt-Cộng
đang quyết-tâm tiêu diệt đại-đội của Mễ.
Vào chiều thứ Ba, ngày 25 tháng Ba, cường độ giao-tranh giảm dần, tạo
cơ-hội cho đại-đội tiến-hành một cuộc truy lùng các phần-tử du-kích đã giao-
chiến với đại-đội vào buổi sáng hôm đó trước khi biến mất rừng rậm. Cho đến
chiều hôm đó, Đại-đội không còn chạm súng với địch. Mễ ra lệnh dừng lại và
cho các trung-đội trưởng phối-trí đại-đội thành một vòng đai bảo-vệ. Anh nghĩ
cần để thuộc cấp của mình được nghỉ-ngơi. Các chiến-binh nhảy-dù đã tận dụng
thời-gian để thư giãn và ăn uống.
Âm thanh từ máy truyền-tin vang lên. Âm-thoại-viên hét lớn: “Đại-úy
Mễ! Có người cần gặp.”
“Hỏi họ cần gì” - Mễ hét lại.
“Không. Họ muốn nói chuyện với anh. Chỉ mình anh thôi. Thông-tin
chuyển tiếp từ thẩm-quyển ở trên. Chỉ dành cho anh.”
Bực mình, Mễ sải mấy bước đến bên máy truyền-tin, cầm ống liên-hợp,
và nói: “Đây 5-5-1, hết.” “Có phải là Đại-đội-trưởng không?”
Mễ trả lời bằng bạch-văn: “Vâng, Đại-úy Mễ đây. Có gì không?”

9
Henry Kissinger, Kết-thúc Chiến-tranh Việt-Nam: Lịch-sử Can thiệp và Triệt-xuất của
Hoa-Kỳ trong Chiến-tranh Việt-Nam (Ending the Vietnam War: A History of America's
Involvement in and Extraction from the Vietnam War) (Nữu-Ước: Simon & Schuster,
2003), 81-82. Richard Nixon, Báo-cáo Đệ-nhất Thường-niên cho Quốc-Hội về Chính-
sách Ngoại-giao của Hoa-Kỳ trong thập-niên 1970 (First Annual Report to the Congress
on United States Foreign Policy for the 1970s), ngày 18-02-1970, 68-76.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 61

“Đại-úy Mễ, chúc mừng. Anh đã trở thành một người cha. Phu-nhân của
anh, Sen, đã hạ sinh một trưởng-nam khỏe mạnh sáng nay. Cả hai đều ổn.”
Khuôn mặt Mễ ánh lên vẻ thích-thú. Nước mắt anh trào ra. Anh quay
sang những người xung quanh và hét lên: “Tôi đã có con trai. Tôi đã có con
trai. Chúng tôi đã quyết-định đặt tên cho nó. Nó là Vũ. Lê-Huy-Vũ. Con trai
của tôi.”
Mễ không thể chờ đợi cuộc hành-quân kết-thúc để được về nhà bế con,
và ôm Sen. Lúc này Mễ nhớ hai mẹ con biết bao. Trong khoảnh-khắc đó, anh
khao-khát gia-đình của mình, đồng thời cảm thấy tình yêu đất nước của mình
mạnh mẽ hơn bao giờ hết và quyết lòng bảo-vệ - cho dù hy-sinh tánh mạng.
Anh ban ra một lệnh khác: “Chuẩn-bị vị-trí. Đào hầm hố sâu. Chúng ta
sẽ đóng quân ở đây tối nay.”
Các chiến-binh nhảy-dù của anh bắt tay vào công việc. Các hạ sĩ-quan
đôn-đốc thi-hành quân-lệnh, mặc dù không cần hướng-dẫn nhiều. Các chàng
trai đã quen thuộc với công việc này. Mễ ngã người ra sau, hai tay ôm sau đầu,
ngửa mặt lên trời và mỉm cười.
Đêm đó, một phần ba đại-đội thức trắng và theo dõi báo động. Hai phần
ba đã ngủ. Nhiệm-vụ canh gác luân phiên suốt đêm để mọi người có thể nghỉ-
ngơi. Nhiều chiến-binh nhảy-dù đã kiệt sức và ngủ ngon lành. Mễ thì ngủ gật.
Một tiếng hút trầm không lẫn vào đâu được xuyên qua không-gian tĩnh-
mịch của bóng đêm.
“Pháo tới!” - ai đó hét lên.
Pháo-binh của địch giã vào vị-trí đóng quân. Lúc đó là bốn giờ sáng.
Mễ giật mình tỉnh giấc. Những tiếng nổ cũng đã đánh thức các chiến-
binh nhảy-dù. Các trung-sĩ hét lớn ra lệnh, các trung-đội-trưởng liên-lạc báo-
cáo cho Mễ. Anh lượng-định tình-hình một cách bình-tĩnh theo thói quen nhưng
mạnh-mẽ.
Anh chỉ-thị: “Chuẩn-bị ứng-chiến.”
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 62

Địch quân đã đến. Các cán-binh thuộc Công-trường 7 - một lực-lượng


hỗn-hợp Việt-Cộng và Quân-đội Bắc-Việt.10 Họ lao vào tấn-công một đại-đội
nhảy-dù, nhưng họ đã bị hãm bớt đà tiến và sau đó bị ngăn chặn bởi hỏa-lực
mạnh mẽ của súng trường và đại-liên, bởi mìn Claymore của quân phòng-thủ,
và bích-kích-pháo rót xuống hữu-hiệu từ các hỏa-tập tiên-liệu.
Theo thói quen, Mễ ra lệnh phản-công. Cuộc truy-kích kéo dài hai giờ
đồng hồ, cho đến khi quân địch cuối cùng khập khiễng vượt qua biên-giới vào
thánh-địa Cao-Miên. Đại-đội 51 trở về vị-trí thu dọn đồ đạc chuẩn-bị cho cuộc
hành-quân trong ngày. Trên đường đi, họ tìm thấy một số tử-thi, đại-liên, ống
phóng hỏa-tiễn, và nhiều quân-trang bỏ lại trên chiến-địa. Đại-đội 51 đã phải
trả giá bằng sinh mạng của một trung-sĩ nhất, là hạ sĩ-quan cao-cấp nhất trong
đại-đội, thư-ký đại-đội, âm-thoại-viên của Mễ, và nửa tá chiến-binh nhảy-dù trẻ
tuổi. Tuy nhiên, Mễ hài lòng với chiến-thắng này để bảo-vệ đất nước của mình,
Việt-Nam Cộng-Hòa, và bảo-vệ gia-đình, phu-nhân của anh, Sen, và trưởng-
nam mới chào đời là Vũ.
Thiếu-tá Nguyễn-Chí-Hiếu, tân tiểu-đoàn-trưởng, đến nhận nhiệm-sở
ngày 16 tháng Mười năm 196911, cùng lúc Mễ được thuyên-chuyển sang làm
sĩ-quan hành-quân, theo cách nói của quân-đội là Trưởng Ban 3 của Tiểu-đoàn
(S-3). Tiểu-đoàn đã trải qua một thời-gian huấn-luyện trước khi trở lại chu-kỳ
tác-chiến vào mùa xuân năm 1970.
Ngày 30 tháng Tư năm 1970, Tổng-thống Nixon ra lệnh cho các lực-
lượng Hoa-Kỳ tấn-công các căn-cứ-địa của cộng-sản nằm sâu trong nội-địa
Cao-Miên. Trong bài phát-biểu trên truyền-hình toàn-quốc, Nixon cho biết việc
này là để “bảo-vệ những người chàng trai của chúng ta đang ở Việt-Nam và
bảo-đảm sự thành-công liên-tục của các chương-trình rút quân và Việt-Nam-

10
Công-trường 7 (Sư-đoàn 7) là một trong ba sư-đoàn bộ-binh chủ-lực của Mặt-trận B-
2, với thành-phần hầu hết là bộ-đội xâm-nhập từ miền Bắc từ các trung-đoàn 141, 165 và
209 của Sư-đoàn 312 Quân-đội Bắc-Việt, có những thời điểm được tăng-cương, hoán-
chuyển một số trung-đoàn khác từ miền Bắc. Tài-liệu của Hoa-Kỳ phân biệt giữa Việt-
Cộng/VC là những người cộng-sản có gốc ở Nam Việt-Nam, và Quân-đội Bắc-việt/Bắc-
Quân/NVA là những người cộng-sản gốc ở Bắc Việt-Nam (N.D).
11
Thiếu-tá Nguyễn-Chí-Hiếu về thay cho Thiếu-tá Nguyễn-Vỹ. Trước đó Thiếu-tá Vỹ từ
tiểu-đoàn-phó lên làm tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù thay cho Trung-tá
Nguyễn-Khoa-Nam lên làm Chiến-đoàn-trưởng Chiến-đoàn 3 Nhảy-Dù tân-lập (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 63

hóa của chúng ta.”12 Cả hai phía Hoa-Kỳ và Nam Việt-Nam tiến vào Cao-Miên
với mục-tiêu tấn-công các lực-lượng chính-quy của Bắc-Việt và Việt-Cộng, phá
hủy nơi đặt các căn-cứ chỉ-huy, và thâu giữ hoặc phá hủy một lượng lớn vũ-
khí, đạn dược, xe cộ, và các thiết-bị quân-sự khác của địch.13
Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù của Mễ chiến-đấu bên cạnh các đơn-vị Hoa-Kỳ và
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa trong suốt chiến-dịch ngoại-biên ở Cao-Miên,
hành-quân trong các vùng Mỏ-Vẹt và Lưỡi-Câu cho đến khi kết-thúc cuộc
hành-quân vào tháng Bảy năm 1970. Tiểu-đoàn 5 đã tham-gia vào các cuộc
hành-quân, phối-hợp với Sư-đoàn Đệ-nhất Không-Kỵ và Trung-đoàn 11 Thiết-
giáp (11th Armored Cavalry Regiment) của Hoa-Kỳ, và Thiết-đoàn 1 Kỵ-Binh
của Thiết-giáp-Binh Việt-Nam Cộng-Hòa cũng như các đơn-vị khác của Lữ-
đoàn 3 Nhảy-Dù. Thẩm-quyền Nam Việt-Nam đặt tên cuộc hành-quân là Hành-
quân Toàn-Thắng là “Thắng-lợi Toàn-diện” (Total Victory). Và phía Hoa-Kỳ
gọi là “Máy nghiền đá” (Rock Crusher).14
Ở quê nhà, dân-chúng Hoa-Kỳ biểu tình trên đường phố ở khắp các đô-
thị lớn của Hoa-Kỳ, chống lại điều mà họ cho là bành-trướng chiến-tranh của
Nixon. Tuy nhiên, chiến-dịch đã tiến xa so với các mục-tiêu đề ra và khiến địch
quân phải trả giá đắt: 22.000 vũ-khí, 1.800 tấn đạn dược, 8.000 tấn gạo, 29 tấn
thiết-bị liên-lạc, 431 xe cộ, và 55 tấn vật-tư y-tế. Cuộc hành-quân đã giết chết
hơn 12.000 cán-binh Bắc-Việt và Việt-Cộng. Tuy nhiên, phía Đồng-minh đã
phải trả một cái giá với 809 quân-nhân Việt-Nam Cộng-Hòa và 434 quân-nhân
Hoa-Kỳ tử-trận.15
***
Sau sáu tháng phục-vụ trong vai-trò Trưởng Ban 3 của Tiểu-đoàn 5
Nhảy-Dù, Mễ được thăng-cấp thiếu-tá. Sau đó là một khoảng thời-gian tạm
dừng tham-gia tác-chiến khi anh tham-gia thụ-huấn khóa bộ-binh cao-cấp ở

12
“Diễn-từ của Tổng-thống Nixon về Cao-Miên” (President Nixon's Speech on
Cambodia) được phát trên đài truyền-hình quốc-gia Hoa-Kỳ vào ngày 30-04-1970.
13
Sđd. John M. Shaw, Chiến-dịch Cao-Miên: Cuộc tấn công năm 1970 và Chiến-tranh
Việt-Nam (The Cambodian Campaign: The 1970 Offensive and the Vietnam War)
(Lawrence, KS: Nhà xuất bản Đại học Kansas, 2005), 58-60, 158.
14
Shaw, 63-79.
15
Sđd, 158, 162.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 64

Trường Chỉ-huy và Tham-mưu tại Đà-Lạt.16 Mễ khoan-khoái trở về với sự yên


bình của phố núi cao-nguyên. Trong suốt ba tháng, anh học hành chăm-chỉ vào
các ngày trong tuần và thư-giãn vào các ngày cuối tuần. Anh suy-ngẫm và tái-
tạo tinh-thần của mình. Anh cũng thỉnh-thoảng về Sài-Gòn để thăm Sen và các
con – trưởng-nam tên Vũ, và trưởng-nữ mới sinh tên Quyên. Đôi khi anh đi
bằng đường hàng không. Đôi khi anh mạo-hiểm trên chuyến xe bus trên quãng
đường dài hai trăm dặm với một chiến-hữu cùng khóa võ-bị và cũng là bằng-
hữu vong-niên là Nguyễn-Lô.17 Cả hai gặp lại khi cùng tham-gia khóa thụ-huấn.
Bất chấp mọi sự xao-lãng, Mễ vẫn xếp hạng nhì trong số một trăm người khi
mãn-khóa.
Trở về từ Đà-Lạt, Mễ được phân-định sang làm Trưởng Ban 3 của Lữ-
đoàn 2 Nhảy-Dù. Anh nhận trách-vụ được vài tuần thì toàn bộ Sư-đoàn Nhảy-
Dù được triển-khai đến Khe-Sanh để tham-gia Hành-quân Lam-Sơn 719
(Operation Lam Sơn 719) - cuộc hành-quân lớn nhất và nổi tiếng nhất trong số
các cuộc hành-quân có tên Lam-Sơn.
Quan-niệm hành-quân được thiết-kế một cách vội-vàng, chỉ vài tuần lễ
trước khi được thi-hành.18 Yếu-tố giới-hạn về thời-gian ấn-định đã không cho
phép lập kế-hoạch hoặc chuẩn-bị một các thích-hợp. Chiến-dịch Lam-Sơn 719
kêu gọi các lực-lượng Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tiến sâu vào Ai-Lao từ
vùng sát phía nam Phi Quân-sự. Nhiệm-vụ: Cắt đứt Đường-mòn Hồ-Chí-Minh,
phá hủy nguồn tiếp-liệu và làm suy giảm khả-năng của Bắc-Việt trong việc tiến-
hành các chiến-dịch tấn-công, sau đó rút về Việt-Nam. Tuy nhiên, đây sẽ là
cuộc hành-quân đại quy-mô đầu tiên trong Chiến-tranh Việt-Nam mà không có
sự tham gia của bộ-binh Hoa-Kỳ. Sau cuộc xâm-lăng Cao-Miên vào năm trước,
Quốc-hội Hoa-Kỳ đã thông qua Tu-chính-án Cooper-Church (Cooper-Church
Amendment), theo đó nghiêm cấm bộ-binh Hoa-Kỳ tham-gia các hoạt-động

16
Đến năm 1971, Trường Chỉ-huy và Tham-mưu tại Đà-Lạt được di-chuyển về Long-
Bình, và cung-cấp các khóa chỉ-huy và tham-mưu cao-cấp cho mọi quân, binh-chủng
trong Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa (N.D).
17
Mũ-đỏ Nguyễn-Lô rất nổi-danh trong binh-chủng Nhảy-Dù, còn có biệt-danh Lô Lọ-
Rượu do có tửu-lượng rất cao, sau cùng là Thiếu-tá Tiểu-đoàn-Trưởng cuối cùng của
Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù (N.D).
18
Có thể tham-khảo phân-tích chi-tiết ở sách: Nguyễn-Kỳ-Phong, Hành-quân Lam-Sơm
719 – Đường về Tchepone, (Califonia: Tự-Lực xuất-bản, 2013) (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 65

trên mặt đất ở ngoài biên-giới Nam Việt-Nam. Điều đó có nghĩa là Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa sẽ hành-động đơn-độc, ít nhất là trên mặt đất. Hoa-Kỳ vẫn
sẽ yểm-trợ bằng pháo-binh tầm xa, không-kích, và trực-thăng-vận. Hoa-Kỳ
cũng sẽ cung-cấp yểm-trợ an-ninh và tiếp-vận cho đến biên-giới. Trực-thăng
của Hoa-Kỳ có thể bay sang Ai-Lao, nhưng tất cả lực-lượng mặt đất của Hoa-
Kỳ sẽ ở lại Nam Việt-Nam.19
Mễ làm việc rất nghiêm-túc khi soạn-thảo phần kế-hoạch hành-quân của
Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù (OPLAN). Lữ-đoàn sẽ là thành-phần nòng-cốt của cuộc
tấn-công, là mũi nhọn tiến chiếm mục-tiêu cuối cùng của cuộc hành-quân.
Kế-hoạch tổng-thể của chiến-dịch Lam-Sơn 719 phác-họa một cuộc tấn-
công về phía tây dọc theo Đường 9 bởi một lực-lượng hỗn-hợp Nhảy-Dù và
Thiết-Kỵ. Bảo-vệ hai bên sườn của trục tiến quân là các lực-lượng của Sư-đoàn
1 Bộ-binh phía nam và Liên-đoàn 1 Biệt-Động-Quân ở phía bắc. Lữ-đoàn 1 Kỵ-
Binh phối thuộc Quân-đoàn I tiến quân dọc theo trục Đường 9, trong khi Lữ-
đoàn 1 Nhảy-Dù tiến-hành một loạt các cuộc tấn-công bằng trực-thăng-vận vào
các mục-tiêu dọc theo trục Đường 9.20 Các lực-lượng tấn-công của Nam Việt-
Nam chiếm giữ và tiêu diệt các căn-cứ-địa của địch trên đường tiến quân. Mục-
tiêu tối-hậu của chiến-dịch là phá hủy hệ-thống giao-thông và tiếp-vận của địch
trong vùng hành-quân tại nơi từng là thị-trấn Tchepone. Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù
của Mễ được dành cho cuộc tấn-công cuối cùng. Những nỗ-lực lập kế-hoạch
của anh là chìa khóa nếu muốn đạt được thành-công, và kế-hoạch của anh được
xem là hợp-lý.21
Chiến-dịch Lam-Sơn 719 được khai-diễn vào ngày 8 tháng Hai năm
1971. Tuy nhiên, chiến-dịch đã không diễn ra theo như kế-hoạch trù-liệu. Các

19
James W. Willbanks, Cuộc đột-kích quá xa: Hành-quân Lam-Sơn 719 và Việt-Nam-
hóa tại Ai-Lao (A Raid Too Far: Operation Lam Son 719 and Vietnamization in Laos),
(College Station: Texas A&M University Press, 2014), 27, 28-29, 35.
20
Lữ-đoàn 1 Kỵ-Binh (các Thiết-đoàn 7, 11, 17) và Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù (các Tiểu-đoàn
1, 8, 9 cơ-hữu), hợp thành Chiến-đoàn Đặc-nhiệm tiến quân theo trục Đường 9 từ Lao-
Bảo đến Tchepone. Riêng Tiểu-đoàn 9 được trực-thăng-vận vào Bản-Đông thể thiết lập
căn-cứ hỏa-lực, trong khi Tiểu-đoàn 8 và một nửa Tiểu-đoàn 1 tùng-thiết với Lữ-đoàn 1
Kỵ-Binh. Cùng thời-gian đó, Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù (các Tiểu-đoàn 2, 3, 6 cơ-hữu) được
trực-thăng-vận vào các ngọn đồi phía bắc Đường 9 để lập các căn-cứ hỏa-lực mặt bắc làm
lớp khiên thứ hai bảo-vệ trụ tiếp quân, dưới lớp khiên đầu của Biệt-Động-Quân (N.D).
21
Sđd., 36-51.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 66

phương-tiện truyền-thông đã rò-rỉ tin-tức về các hoạt-động chuẩn-bị. Địch đã


tung ra nhiều lực-lượng hơn trù-liệu và tiếp-viện-quân được gửi đến hàng ngày.
Địch quân cũng chiến-đấu mạnh-mẽ hơn dự-tính. Hỏa-lực phòng-không dữ-dội
và có ở khắp nơi. Thời-tiết trở nên xấu hơn. Đường 9 gần như không còn sử-
dụng được. Cuộc tấn-công về phía tây bị sa-lầy trong khi số tổn-thất của Quân-
lực Việt-Nam Cộng-Hòa và trực-thăng của Hoa-Kỳ tăng lên. Kế-hoạch hành-
quân sau đó có sự điều-chỉnh. Sư-đoàn 1 Bộ-binh nhảy vào vào Tchepone thay
cho Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù.22 Ngay sau khi mục-tiêu cuối cùng được tiến chiếm

22
A. Kế-hoạch nguyên-thủy:
Kế-hoạch nguyên-thủy về trách-nhiệm của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù trong Kế hoạch Hành-
quân Lam-Sơn 719 của Sư-đoàn Nhảy-Dù (Hành-quân Đại-bàng 2-71):
1. Giai-đoạn 1: Di-chuyển đến căn-cứ Hàm-Nghi (Khe-Sanh).
2. Giai-đoạn 2:
• Trực-thăng-vận vào chiếm mục-tiêu ASHAU (ngụy-danh của Tchepone), giao
tiếp với Chiến-đoàn Đặc-nhiệm tại ASHAU, lập căn-cứ hoả-lực.
• Trực-thăng-vận chiếm các mục-tiêu 21-22 để lập các căn-cứ hoả-lực 21, 22.
• Sẵn sàng tiếp nhận một tiểu-đoàn do Chiến-đoàn Đặc-nhiệm tăng-phái khi có lệnh.
3. Giai-đoạn 3:
• Tiếp nhận công-binh tăng-phái để sửa-chữa phi-đạo tại ASHAU hầu có thể tiếp-
tế không-vận (C.123 hoặc C.130).
• Mở rộng hành-quân lục-soát tiêu diệt địch, khám phá và triệt-hạ tối đa các kho
tàng của địch. Tổ-chức các đợt hoạt-động ngăn chặn địch bằng cách sử-dụng đơn-
vị cấp nhỏ lưu-động và triệt để phá hoại các trục lộ 21 và 548 nhằm cô-lập-hóa
khu-vực ASHAU.
4. Giai-đoạn 4: Đoạn lệnh hành-quân sẽ ban-hành sau.
B. Kế-hoạch được điều-chỉnh:
Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù trách-nhiệm giữ an-ninh lộ-trình dọc theo Đường 9 từ nội-địa Lao-
Bảo đến Bản-Đông, với:
• Bộ chỉ-huy Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù đặt ở Lao-Bảo.
• Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù trách-nhiệm giữ an-ninh từ Lao-Bảo đến căn-cứ Bravo.
• Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù trách-nhiệm giữ an-ninh từ Bravo đế căn-cứ Alpha.
• Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù trách-nhiệm lưu-động phía bắc Đường 9 từ Alpha đến Bản-
Đông đón các đơn-vị triệt-thoái về Việt-Nam.
(Nguồn: Kế-hoạch Hành-quân Lam-Sơn 719 hay Hành-quân Đại-bàng 2-71 của Sư-đoàn
Nhảy-Dù, Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa).
Kế-hoạch được điều-chỉnh có thể là sự may mắn với Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù. Các đơn-vị của
Sư-đoàn 1 Bộ-binh thay thế để nhảy vào Tchepone đã tổn-thất rất nặng khi triệt-thoái.
Hai tiểu-đoàn 2 và 4 của Trung-đoàn 2 là nổ-lực chính tiến chiếm Tchepone, sau khi triệt-
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 67

hoàn tất, vị tư-lệnh chiến-trường, sau khi nhận được chỉ-thị của tổng-thống Nam
Việt-Nam, ra lệnh triệt-thoái các lực-lượng Nam Việt-Nam khỏi Ai-Lao, bắt
đầu từ ngày 9 tháng Ba năm 1971. Quân-đội Bắc-Việt đã phục-kích và tắm máu
các đơn-vị đang rút lui, biến cuộc rút lui thành một cuộc rút chạy hỗn-loạn để
sinh tồn. Vào giai-đoạn cuối, lữ-đoàn của Mễ đã đứng chân như một lực-lượng
trừ-bị sẵn sàng ở biên-giới cho đến khi được giao nhiệm-vụ giữ an-ninh cho các
lực-lượng Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa triệt-thoái ồ-ạt về Nam Việt-Nam.
Mọi chuyện kết-thúc vào ngày 25 tháng Ba năm 1971. Mễ tự hỏi chuyện gì sẽ
xảy ra tiếp theo.23
***
Đại-tá Lịch, Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, quát lớn: “Mễ, vào
văn-phòng của tôi!”
Mễ đi nhanh nhẹn, vừa đi vừa kéo vạt áo xuống để bộ quân-phục trông
nghiêm-túc nhất có thể. Anh đứng thẳng và ưỡn ngực trước mặt người chỉ-huy,
giơ tay phải lên chào: “Trình Đại-tá, tôi có mặt.”
Đại-tá nhìn anh một chốc, rồi nói: “Chúng ta có một số thay đổi. Anh sắp
về Tiểu-đoàn 11. Trung-tá Tỉnh đã yêu-cầu đích-danh anh.”
Mễ nhìn tỏ vẻ khó hiểu.
Đại-tá Lịch tiếp-tục: “Anh cũng biết tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 1 đã tử-
trận ở Ai-Lao. Sư-đoàn đã đưa tiểu-đoàn-phó của Tỉnh về nắm Tiểu-đoàn 1.
Tỉnh cần một tiểu-đoàn-phó mới. Anh ta muốn có anh. Sư-đoàn đã đồng-ý với
yêu-cầu của Tĩnh. Anh sẽ là tân tiểu-đoàn-phó của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù.” 24
Lịch đưa sự-vụ-lệnh cho Mễ rồi ra lệnh: “Ra khỏi đây.”

thoái về phía nam đã bị tấn-công biển người và gần như tan rã hoàn-toàn, cả tiểu-đoàn-
trưởng và phó của hai tiểu-đoàn đều tử-trận hoặc bị bắt (N.D).
23
Sđd., 73-74, 93, 96, 118-19.
24
Thiếu-tá Nguyễn-Xuân-Phan, Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 1 Nhảy-Dù, tử-thương
ngày 21-03-1971 do bị phục-kích ở đoạn Đồi-Ma - Suối-Máu gần biên-giới khi Tiểu-
đoàn 1 Nhảy-Dù trong thành-phần Chiến-đoàn Đặc-nhiệm di-tản từ A-Lưới về nước, vài
ngày trước đó Thiếu-tá tiểu-đoàn-phó Nguyễn-Quang-Sáng cũng bị thương do đạn pháo
ở căn-cứ A-Lưới. Thiếu-tá La-Trịnh-Tường, tiểu-đoàn-phó Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, được
thuyên-chuyển về thay vị-trí Thiếu-tá Phan. Do đó, Tiểu-đoàn 11 bị khuyết vị-trí tiểu-
đoàn-phó, và Thiếu-tá Mễ được Trung-tá Tỉnh đề-nghị thay thế lên thượng-cấp (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 68

Mễ cười rạng-rỡ: Tôi rời bộ tham-mưu lữ-đoàn. Xuống tiểu-đoàn hành-


quân. Đó mới là nơi tôi thuộc về!
Anh rời đi với bước chân nhẹ nhàng, thu dọn đồ đạc, nhanh chóng chia
tay mọi người và đón xe về bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Tiểu-đoàn 11
vừa di-chuyển đến thị-xã Quảng-Trị, khoảng bốn mươi dặm về phía đông. Mễ
đến trình-diện Trung-tá Tiểu-đoàn-trưởng Ngô-Lê-Tỉnh. Tỉnh giới-thiệu Mễ
với các chỉ-huy và ban tham-mưu của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Hai sĩ-quan trong
ban tham-mưu hiện-diện lúc đó là Đại-úy Đoàn-Phương-Hải là trưởng ban ba,
và bác-sĩ Tô-Phạm-Liệu là y-sĩ-trưởng của tiểu-đoàn.
Mễ nhìn Hải trong thoáng chốc. Hải là một sĩ-quan trẻ, vạm vỡ, cao, gầy,
và cân đối. Vài phút trò chuyện chứng tỏ Hải là người thông-minh và năng-
động. Hải cho thấy sự nhiệt-tình “hùng-hổ” thường thấy ở các chiến-binh nhảy-
dù, nhưng Mễ cũng nhận thấy khả-năng tập-trung, nghiêm-túc khiến Hải khác
biệt với những người khác.
Bác-sĩ Liệu đến gần. Anh bắt tay Mễ thật mạnh. Nở nụ cười rộng mở,
anh nói: “Chào ông. Tôi là Liệu, bác-sĩ của tiểu-đoàn.”
Mễ nhận-xét Liệu là một người vui-vẻ và hoạt-ngôn. Nhưng có một cái
gì đó ở Liệu, một cái gì đó đặc-biệt, một cái nhìn trong mắt anh cho thấy sự
cống-hiến của anh không chỉ cho y-học, mà còn cho đất nước của anh, cho các
chiến-binh Mũ-Đỏ, và cho tiểu-đoàn này. Mễ sớm nhận ra Liệu rất có khiếu hài
hước, hay bông đùa. Tuy nhiên, mọi thành-viên trong tiểu-đoàn hoàn-toàn tin
tưởng giao phó sanh-mệnh của mình cho anh. Liệu xuất-sắc về chuyên-môn và
chăm-chỉ trong trách-vụ. Ngoài thời-gian đó, anh cũng rất biết cách thư giãn.
Anh được mọi người yêu mến và sẽ sớm chiếm được một vị-trí quan-trọng trong
trái tim của Mễ.
Vài ngày sau, tiểu-đoàn được không-vận bằng các vận-tải-cơ C-130 của
Không-quân Hoa-Kỳ rời Phi-trường Quảng-Trị. Các chiến-binh nhảy-dù nghĩ
rằng họ đang trở về Sài-Gòn, nhưng thay vào đó là đáp xuống Kon-Tum ở Cao-
Nguyên trung-phần. Tại đây, Tiểu-đoàn 11 cùng với các Tiểu-đoàn 5 và 6
Nhảy-Dù, được tăng-phái cho Sư-đoàn 22 Bộ-binh, tham-dự vào một loạt các
trận-đánh ở các ngọn đồi xung quanh Kon-Tum để giải tỏa áp lực của địch ngày
càng gia-tăng. Họ phải đương-đầu với ba trung-đoàn Bắc-Việt - 28, 66 và 31-
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 69

đang vây hãm các Căn-cứ Hỏa-lực 5 (FSB 5) và Căn-cứ Hỏa-lực 6 (FSB 6),
trên một dãy núi dài hai mươi lăm dặm ở phía tây-bắc Kon-Tum.25
Mễ cảm thấy thoải mái trong vai-trò mới là nhân-vật số hai của Tiểu-
đoàn 11 Nhảy-Dù. Cùng với người đồng-cấp Hoa-Kỳ, Cố-vấn-phó Tiểu-đoàn
Đại-úy Skip Lavine, anh trợ giúp điều-phối hữu-hiệu không-yểm và pháo-yểm
cần thiết để bảo-đảm thắng-lợi của tiểu-đoàn. Cuộc hành-quân kết-thúc vào
ngày 17 tháng Tư năm 1971, và tiểu-đoàn trở về hậu-cứ Đồi Mũ-Đỏ (Red Hat
Hill) nằm ở ngoại-ô đô-thành Sài-Gòn.
Mễ lần đầu tiên về hậu-cứ tiểu-đoàn. Hậu-cứ nằm trong căn-cứ của lữ-
đoàn, gần phía tây-nam của cụm căn-cứ khổng-lồ của Bộ Tư-lệnh Lục-quân
Hoa-Kỳ tại Việt-Nam ở Long-Bình. Căn-cứ rộng chừng nửa dặm vuông và là
nơi đặt Bộ chỉ-huy Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, hậu-cứ các Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù,
Tiểu-đoàn 2 Pháo-binh Nhảy-Dù, và Đại-đội Trinh-sát 2 Nhảy-Dù, và một khu
nhà nhỏ dành cho các cố-vấn Hoa-Kỳ. Doanh-trại dài, có hai tầng bằng gỗ với
mái kim loại đứng xung quanh một sân diễn-hành ở trung-tâm. Tòa nhà dùng
làm bộ chỉ-huy được xây-dựng bằng bê-tông nhỏ hơn và các tòa nhà của các
đơn-vị yểm-trợ nép mình gần đó. Một hàng rào cao với ba vòng dây thép gai
bao quanh căn-cứ. Các binh-sĩ mũ-đỏ trách-nhiệm bảo-vệ các cổng ra-vào trông
rất ngầu. Mặc dù vậy, tầm nhìn từ ngọn đồi, đặc-biệt là từ ban chỉ-huy Tiểu-
đoàn 11 Nhảy-Dù, thật tuyệt vời. Ở đó có thể nhìn về phía đông, qua sông Đồng-
Nai xinh đẹp, qua các trang-trại và khu gia-binh. Mễ cũng thường nhìn về hướng
tây-nam, hướng về Sài-Gòn xa-xăm, suy-nghĩ miên-man vì nhớ nhà.26

25
Trung-đoàn 28, 66 là các trung-đoàn biệt-lập của Mặt-trận Tây-Nguyên (B-3). Trung
đoàn 31 thuộc Sư-đoàn 2 (tư-lệnh Nguyễn-Chơn, chính-ủy Lê-Đình-Yên) của Quân-khu
5 được tăng cường cho B-3. Trung-đoàn 31, tiền thân là Trung-đoàn 64 Sư-đoàn 320A,
vào chiến trường Khu- 5 từ tháng 01-1966, nay thuộc Sư-đoàn 309, Quân-đoàn 4.
Các trung-đoàn bộ-binh biệt-lập của B-3 vào năm 1972 gồm: Trung-đoàn 24B (Trung-
đoàn-trưởng Hoàng-Minh, Chính-ủy Nguyễn-Quang-Thoan), Trung-đoàn 28 (Trung-
đoàn-trưởng Nguyễn-Quốc-Thước, Chính-ủy Nguyễn-Bàng), Trung-đoàn 66 (Trung-
đoàn-trưởng Phùng-Bá-Thưởng, Chính-ủy Lưu-Quý-Ngũ), Trung-đoàn 95 (Trung-đoàn-
trưởng Huỳnh-Nghỉ, Chính-ủy Lê-Quang-Mỹ). Đến tháng 09-1972, các trung-đoàn 24,
28, 66, và 95 biệt-lập được hợp thành Sư-đoàn 10 Bộ-binh cơ-hữu của B-3, sau đó Trung-
đoàn 95 được tách ra biệt-lập (N.D).
26
Vị-trí này nằm trên một ngọn đồi, gần Chùa Bửu-Long, Quận 9, Sài-Gòn (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 70

(Tham-khảo thêm Bản-đồ 3-3 ở Phụ-chú 3)


Ngày 28 tháng Năm năm 1971, Trung-tá Nguyễn Đình Bảo về thay
Trung-tá Ngô-Lê-Tỉnh làm tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Trung-tá
Bảo cứng rắn nhưng giàu lòng nhân-ái. Mễ đã biết Bảo từ nhiều năm nay. Anh
rất kính-trọng Bảo. Trung-tá Bảo rất nổi-danh trong binh-chủng Nhảy-Dù như
là một cấp chỉ-huy thiện-chiến, thông-thạo chiến-trường, và biết cách động-viên
thuộc cấp. Biệt-danh “Hùm-Xám” (Grey Tiger) của Bảo cũng phát-xuất từ sự
gan dạ và khả-năng chiến-đấu của anh.
Bảo sinh ra trong cảnh nghèo khó ở Bắc-Việt. Gia-đình anh di-cư vào
miền Nam năm 1954, sau khi người Pháp bị đánh bại và quốc-gia bị chia cắt
thành miền Bắc cộng-sản và miền Nam Việt-Nam phi cộng-sản. Anh không bao
giờ đánh mất con người bình thường của mình khi trở thành một chiến-binh
được đánh giá cao nhờ sự gan dạ và lòng dũng-cảm. Anh căm thù cộng-sản và
yêu mến tổ-quốc của mình bất chấp những sai lầm và sự chưa hoàn-hảo của nó,
và sẵn sàng hy-sinh cho tổ-quốc hay cho các thuộc cấp của anh.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 71

Bảo tình-nguyện về binh-chủng nhảy-dù sau khi mãn-khóa Trường Võ-


bị Quốc-gia Việt-Nam.27 Tại đó, anh đã trao dồi khả-năng chỉ-huy, thăng-cấp
nhờ thành-tích xuất-sắc từ trận-đánh này đến trận-đánh khác - đồng thời cho
thấy sự quan-tâm của anh đối với các thuộc cấp. Anh tôn-trọng các thuộc cấp
của mình và cảm-nhận được nỗi đau về sự hy-sinh của họ trong trận-đánh. Đổi
lại, họ yêu quý anh như là người anh trong gia-đình. Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù
nhanh chóng gọi anh là Anh-Năm28 - Đại-ca.29
Sau khi Bảo về nắm quyền chỉ-huy, Mễ và Hải tiếp-tục thi-hành trách-vụ
như trước - Mễ là Sĩ-quan Phụ-tá hay Tiểu-đoàn-Phó (XO), và Hải là Sĩ-quan
Hành-quân hay Trưởng Ban Ba (S-3). Bảo thấy mình có được một bộ ba thân-
thiết. Anh thích sự mạnh mẽ của Mễ, và anh cảm-thấy có sự thân-thiết với Hải,
vì Hải cũng như anh, sanh trưởng ở miền Bắc, gia-đình di-cư sau khi đất nước
chia cắt vào cuối thời Pháp thuộc. Bộ chỉ-huy mới chuẩn-bị tổ-chức huấn-luyện
trong vòng hai tháng tiếp theo khi tiểu-đoàn được tái bổ-sung quân-số đầy đủ,
và Trung-tá Bảo đặt tiểu-đoàn vào một chế-độ tái huấn-luyện nghiêm-ngặt.
Quá-trình huấn-luyện bao gồm một số buổi tập dược và huấn-luyện sử-dụng
các loại vũ-khí, cùng với các buổi thực-tập nhảy-dù. Anh cần bảo-đảm rằng
tiểu-đoàn luôn ở tình-trạng sẵn sàng cho các thử-thách chiến-đấu tiếp theo.
Trong khi Bảo trui-rèn năng-lực chiến-thuật của tiểu-đoàn, anh cảm-thấy
điều cốt-yếu là phải nâng cao tinh-thần và đồng thời gia-cố mối liên-kết trong
tiểu-đoàn. Anh làm việc chăm-chỉ với các thuộc-cấp để giúp nâng cao tinh-thần
và hiểu biết về truyền-thống tiểu-đoàn, đề-xướng các thắng-lợi đáng tự hào trên
chiến-trường và sự hy-sinh quên mình của những tiền-nhân của tiểu-đoàn. Anh
cũng khuyến-khích mọi người tham-gia các môn thể-thao, đặc-biệt là túc-cầu
và đấu vật.

27
Trung-tá Nguyễn-Đình-Bảo xuất thân Khóa 14, Trường Võ-bị Quốc-gia Việt-Nam tại
Đà-Lạt (từ 07-02-1957 đến 01-01-1960). Sau khi Trung-tá Nguyễn-Đình-Bảo tử-trận ở
đồi Charlie vào ngày 12-04-1972, tên của ông được đặt cho Khóa 28 Võ-bị - Khóa
Nguyễn-Đình-Bảo - thụ-huấn từ 24-12-1971 đến 21-04-1975 (mãn-khóa sớm) (N.D).
28
Gọi là Anh Năm (Brother Five) vì cấp bậc của Bảo là trung-tá, đứng thứ năm trong cấp
bậc sĩ-quan [thiếu-úy (2nd lieutenant), trung-úy (1st lieutenant), đại-úy (captain), thiếu-
tá (major), và trung-tá (lieutenant colonel)].
29
Phan-Nhật-Nam, Hậu chiến-tranh Việt-Nam: Tâm-sự của người lính Phan-Nhật-Nam
(A Vietnam War Epilogue: Phan Nhat Nam's Voice as a Soldier) (Westminster, CA: Thư-
viện Việt-Nam Toàn-cầu xuất-bản, 2013), 57-60.
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 72

Anh cũng cho xây-dựng một câu-lạc-bộ dành cho Tiểu-đoàn 11 Nhảy-
Dù trên Đồi Mũ-Đỏ. Câu-lạc-bộ được thiết-kế khá giản đơn, với một gian phòng
lớn có một quầy bar ở một bên và không-gian cho một số bàn ghế được thiết-
trí cho các cuộc họp tham-mưu hoặc ăn uống, hoặc tiệc liên hoan của đơn-vị.
Một ô cửa ở đầu kia dẫn vào một căn phòng nhỏ hơn có nhà bếp, và một cánh
cửa khác dẫn vào nhà vệ-sinh cần-thiết. Câu-lạc-bộ có những bức tường gạch
đỏ với mái che bằng kim loại. Câu-lạc-bộ cũng chia-sẻ một góc nhìn giống như
ban chỉ-huy tiểu-đoàn, với hướng đông nhìn ra sông Đồng-Nai, và hướng tây-
bắc nhìn ra Nghĩa-trang Quân-đội Biên-Hòa - nơi an-nghỉ của biết bao đồng-
đội nhảy-dù mũ-đỏ của họ.30
Câu-lạc-bộ trở thành nơi sanh-hoạt chung của nhiều sĩ-quan của tiểu-
đoàn, quây-quần như một gia-đình. Ở đó, họ sẽ tụ tập để họp mặt, tham-gia các
sự-kiện xã-hội, và thỉnh thoảng ăn tối. Những câu chuyện về chiến-tranh, vốn
luôn được đưa vào cuộc trò chuyện thông thường, giúp truyền bá những bài học
kinh-nghiệm từ những trận-đánh cam go. Tình bằng-hữu tại câu-lạc-bộ, đôi khi
được làm phong-phú thêm bởi rượu cognac Martell và các loại đồ uống khác,
đã giúp tạo nên tình bằng-hữu gắn bó với nhau cho đến cuối đời. Tại đây, họ đã
xây-dựng những mối liên-hệ tình-cảm sẽ gắn kết họ với nhau ở mọi thứ trong
tương-lai.
Cuộc thử lửa đầu tiên của tiểu-đoàn với vị tân tiểu-đoàn-trưởng diễn ra
vào tháng Tám năm 1971. Bảo dẫn tiểu-đoàn đi giải tỏa áp-lực của địch ở Căn-
cứ hỏa-lực Hưng-Đạo, nằm dọc theo Quốc-lộ 22, nối thị-xã Tây-Ninh với lân-
quốc Cao-Miên. Căn-cứ thường-xuyên hứng chịu các cuộc tấn-công trên bộ và
pháo-kích hàng ngày. Trực-thăng bốc tiểu-đoàn vào bãi đáp ở phía nam căn-cứ

30
Nghĩa-trang Quân-đội Biên-Hòa được đưa vào sử-dụng từ năm 1965 để thay thế cho
Nghĩa-trang Quân-đội Gò-Vấp đang quá tải, dự trù-thiết kế làm nơi an-nghỉ cho 30 ngàn
tử-sĩ Việt-Nam Cộng-Hòa, đến khi chấm dứt chiến-tranh có khoảng 16 ngàn ngôi mộ.
Sau ngày 30-04-1975, Nghĩa-trang Quân-đội Biên-Hòa nằm dưới sự kiểm-soát của quân-
đội, và mãi đến năm 2008 mới được dân-sự-hóa, chính-thức cho phép dân-chúng được
đến thăm viếng thân-nhân, và cải-danh thành Nghĩa-trang Bình-An. Nghĩa-trang Quân-
đội Gò-Vấp, nằm trên đường Quang-Trung, Hạnh-Thông-Tây, quận Gò-Vấp, tỉnh Gia-
Định, sau ngày 30-04-1975, bị giải-tỏa, nay là khuôn viên hãng xe Mercedes (N.D).
Chương 5: Nhảy-Dù cố-gắng 73

hỏa-lực. Mễ cùng cố-vấn Hoa-Kỳ dẫn hai đại-đội đi theo một cánh, còn Bảo và
Hải đưa phần còn lại của tiểu-đoàn đi ở cánh còn lại.31
Mễ phải liên-tục nhắc người cố-vấn cao sáu bộ rưỡi của mình: “Để ý cái
đầu, cúi đầu xuống” - vì có những tiếng súng bắn tỉa rời-rạc ở quá gần, quá
thường-xuyên, nhằm hạ gục viên cố-vấn Hoa-Kỳ cao lớn.
Chỉ trong một thời-gian ngắn, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đã đánh tan hai
tiểu-đoàn địch và giải-tỏa được áp-lực cho căn-cứ hỏa-lực lần đầu tiên sau nhiều
tháng trời bị vây hãm. Các chiến-binh nhảy-dù trở về Đồi Mũ-Đỏ trong chiến-
thắng và tràn đầy tự-tin, khẳng định niềm tin của họ đối với vị tân-chỉ-huy.
Đáng buồn thay, đây cũng là thời-điểm toán cố-vấn Hoa-Kỳ của tiểu-đoàn đã
mãn-nhiệm và phải hồi hương theo lịch-trình đã định. Mễ chào tạm-biệt bằng-
hữu của mình, Đại-úy Skip Lavine, sau đó Skip đã mời bộ chỉ-huy tiểu-đoàn dự
một bữa ăn tối với bít-tết tại câu-lạc-bộ sĩ-quan trong căn-cứ Lục-quân Hoa-Kỳ
ở Long-Bình nằm gần đó. Mễ đã từng ăn bò bít-tết, nhưng đêm nay Mễ đã ăn
miếng xương chữ T đầu tiên, một kỷ-niệm không bao giờ quên.

31
Thông thường tiểu-đoàn chia làm hai cánh khi di-hành: Cánh B (Bravo) gồm hai đại-
đội do tiểu-đoàn-phó chỉ-huy, và Cánh A (Alpha) gồm thành-phần còn lại của tiểu-đoàn
do tiểu-đoàn-trưởng chỉ-huy, tiến song-song, yểm-trợ đến mục-tiêu được chỉ-định (N.D).
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 74

CHƯƠNG 6: HUYNH-ĐỆ CHI-BINH

John Duffy đã tạo ra được sự khác-biệt ở Fort Sheridan, nhưng anh vẫn
cảm thấy buồn chán. Anh muốn trở lại Việt-Nam. Anh đã tham-gia vào một
phần nhiệm-vụ tối-mật của MACV-SOG trong chuyến công-tác sau cùng ở
Việt-Nam. Anh muốn làm nhiều hơn nữa. Anh gọi cho sĩ-quan quân-lực của
anh ở thủ-đô Hoa-Thịnh-Đốn:
“Xin chào, tôi muốn trở lại Việt-Nam.”
“Anh đã phục-vụ ở đó hai lần rồi, không cần đi nữa.”
“Tôi biết, nhưng tôi muốn trở lại. Tôi sẽ tình nguyện trở lại lần thứ ba
nếu anh có thể phân-định tôi về MACV-SOG.”
“Đó là một chương-trình được xếp-loại đặc-biệt...” – Sĩ-quan quân-lực
bắt đầu.
John ngắt lời anh ta: “Tôi biết điều đó. Tôi đã từng thi-hành nhiệm-vụ tại
đó. Đó là nơi tôi muốn đến.”
Viên sĩ-quan ngưng lại: “Tôi sẽ liên-lạc với anh sau.”
Anh ta gọi lại cho John vào tuần lễ sau đó: “Thẩm-quyền đã chấp thuận
để anh đi. Nhưng tất cả những gì tôi có thể làm là gửi anh đến bộ chỉ-huy SOG
ở Sài-Gòn. Sau đó thế nào thì tùy thuộc vào anh.”
John trở lại Việt-Nam vào ngày 29 tháng Năm năm 1971, khi mới được
thăng-cấp thiếu-tá. Anh tìm đường đến bộ chỉ-huy SOG ở Sài-Gòn. Đó là ngày
thứ bảy. Các bộ chỉ-huy quân-sự ở đô-thành chỉ duy-trì cấp-số nhân-lực ở mức
tối-thiểu vào những ngày cuối tuần. Riêng với MACV-SOG thì khác. Các văn-
phòng vẫn náo nhiệt với công việc. John tự giới-thiệu mình với phòng quản-trị,
và đến trình-diện Đại-tá John Sadler - Tham-mưu-trưởng SOG.
Đại-tá Sadler nói: “Thiếu-tá Duffy, tôi phân-định anh về OP-35, Phòng
Nghiên-cứu Mặt-đất (Ground Studies Branch).”
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 75

John cười rạng rỡ: “Thật tuyệt, thưa Đại-tá. Được trở lại nhiệm-vụ xuyên
biên-giới. Tiền-doanh hành-quân ở đâu? Khi nào bắt đầu?”
Đại-tá Sadler cau mày dập tắt sự nhiệt-tình của John: “Anh sẽ không đi
đâu cả. Anh ở ngay đây để làm việc trong ban tham-mưu. Anh sẽ là phụ-tá sĩ-
quan hành-quân cho OP-35. Cấp bậc của anh quá cao so với các vị-trí đang
khuyết. Và dù sao thì mọi thứ cũng đang thu hẹp lại.”
“Cái gì?” - John kêu lên.
“Không biết anh đã nghe chưa. Lực-lượng Đặc-biệt đã chính thức rời
Việt-Nam về nước vào tháng rồi. Chúng ta không còn ở đây nữa.” Đại-tá Sadler
nháy mắt và nói thêm một cách mỉa-mai: “Chính thức.”
Đại-tá dừng lại một chút trước khi giải-thích: “Tất nhiên, SOG vẫn ở đây.
Chỉ là không còn Mũ Nồi-xanh nữa. Chỉ còn những mũ bóng chày màu đen tại
các tiền-doanh hành-quân. Chúng ta vẫn tồn tại, nhưng chúng ta đang huấn-
luyện Lực-lượng Đặc-biệt của Việt-Nam để ghánh vác nhiệm-vụ thay chúng ta.
Tất cả là một phần của chương-trình Việt-Nam-hóa. Hoa-Kỳ đang rút quân. Các
lực-lượng Hoa-Kỳ đã giảm xuống chỉ còn hơn hai trăm ngàn so với hơn năm
trăm ba mươi nghìn của hai năm trước. Chiến-tranh sắp kết-thúc với chúng ta.”
John bắt tay vào làm việc cho OP-35. Cấp trên của anh, Đại-tá Roger
Pezzelle, một trong những Mũ Nồi-xanh đầu tiên của Lục-quân, đã đưa mọi thứ
vào guồng máy tốt nhất có thể. Tuy nhiên, John vẫn thấy nhàm chán. Anh lao
vào công việc hết sức có thể, nhưng anh ngày càng thất vọng hơn khi thời-gian
cứ trôi qua. Anh thấy không hào hứng khi ở trong vùng tác-chiến mà không có
tác-chiến. Anh không muốn tham-gia phần còn lại của cuộc chiến chỉ từ phía
sau bàn giấy.
Sau bốn tháng, anh xin thuyên-chuyển khỏi SOG đến Toán Cố-vấn 162
(MACV Advisory Team 162), thuộc Bộ Tư-lệnh Viện-trợ Quân-sự Hoa-Kỳ tại
Việt-Nam (Military Assistance Command, Vietnam – MACV). Toán 162 có
trách-nhiệm cố-vấn cho các đơn-vị nhảy-dù của Nam Việt-Nam. Có rất nhiều
hoạt-động ở đó, và John biết điều đó.
Đại-tá Pezzelle rất cáu kỉnh khi nghe yêu-cầu thuyên-chuyển của John:
“Anh sẽ bị giết, đồ khốn ngu-ngốc.”
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 76

“Cứ như vậy đi” - John ném lại.


Pezzelle phê-chuẩn yêu-cầu thuyên-chuyển của John. Tuy nhiên, Toán
Cố-vấn 162 có những yêu-cầu nghiêm ngặt, và do đó, tuyển chọn nhân-sự rất
kỹ-lưỡng. John dễ dàng vượt qua được các yêu-cầu này. Ngày 13 tháng Chín,
anh đến bộ tư-lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù, Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cạnh
Căn-cứ Không-quân Tân-Sơn-Nhứt, tìm đến tòa nhà của Toán Cố-vấn 162 ở
liền kề, và trình-diện. Chỉ-huy toán, Đại-tá Jim Vaught, đã gây ấn-tượng với
John như một sĩ-quan xuất-sắc và là một quý ông. Vaught đã phục-vụ từ Đệ-
nhị Thế-chiến và từng tham-gia các hoạt-động ở Đại-Hàn cũng như các chuyến
công-tác chiến-đấu trước đó ở Việt-Nam. Sự anh-dũng của Vaught đã được
tưởng thưởng hai Ngôi-sao Bạc (Silver Star) và Trái-tim Tím (Purple Heart) khi
bị thương. Vaught cứng rắn và khắt-khe, nhưng công bằng và nhân-ái. Vaught
phân-định John làm cố-vấn trưởng cho Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù của Việt-Nam.
Thời-điểm này thật thích-hợp. Tiểu-đoàn 11 vừa trở lại hậu-cứ sau khi giành
thắng-lợi đầu tiên dưới quyền vị tân tiểu-đoàn-trưởng.
Ngày hôm sau, John lấy một chiếc xe jeep và lái hai mươi dặm đến Đồi
Mũ-Đỏ. Anh thông báo sự hiện-diện của mình ở khu nhà dành cho cố-vấn Hoa-
Kỳ và đến chỗ tập-hợp của Tiểu-đoàn 11. Tiểu-đoàn vừa kết thúc một ngày
huấn-luyện đặc-biệt mệt nhọc. Trung-tá Bảo tập-hợp các chỉ-huy đại-đội và ban
tham-mưu tại câu-lạc-bộ của tiểu-đoàn để họp định-kỳ hàng tuần.
Khi buổi họp kết-thúc, một người Hoa-Kỳ vạm vỡ cao sáu bộ ba sải bước
qua cửa, vẻ mặt căng-thẳng, với cử-động có chủ-ý. Anh mặc bộ quân-phục
nhảy-dù có hoa-văn rằn-ri mới toanh và đội chiếc Mũ-Đỏ của Việt-Nam. Anh
nhìn quanh phòng và thấy sĩ-quan cao-cấp nhất là Trung-tá Bảo. Anh bước đến
chỗ Bảo. Hai người nói chuyện với nhau. Bảo nhìn anh một lượt trước khi quay
sang mọi người:
“Đây là tân cố-vấn-trưởng của chúng ta, Thiếu-tá John Duffy. Anh ấy là
sĩ-quan Lực-lượng Đặc-biệt Hoa-Kỳ.”
Mọi con mắt đều đổ dồn vào John.
Sau một thoáng ngập-ngừng, Bảo tiếp-tục: “Thiếu-tá Duffy, sao anh
không kể cho chúng tôi nghe một chút về anh.”
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 77

John tường-thuật ngắn gọn các chuyến công-tác trước đây của anh tại
Việt-Nam, nhấn mạnh về các kinh-nghiệm chiến-đấu. Khi kết-thúc, anh nói:
“Tôi rất vui khi được ở đây.” Sự chân-thành của anh đã gây ấn-tượng tốt với
mọi người.
Tất cả mọi người chào đón John, từng người và theo nhóm nhỏ. Mễ chỉ
nhìn chằm-chằm một lúc. Anh nhận ra sự thật rằng John xuất-thân từ Lực-lượng
Đặc-biệt. Anh biết công việc của họ tiến-hành ở vùng biên-giới và đã nghe các
câu chuyện về hoạt-động bí mật của họ. Anh đã từng xem một bộ phim John
Wayne tại một rạp hát ở Sài-Gòn. Giai-điệu bản nhạc nền “Điệu ballad của các
Mũ Nồi-xanh” (Ballad of the Green Berets) của Barry Sadler vang lên trong
đầu anh. Cuối cùng, anh bước về phía trước.
Bằng tiếng Anh tốt nhất của mình, anh nói: “Xin chào. Tôi là Thiếu-tá
Mễ, Tiểu-đoàn-Phó (XO).”
John nhìn Mễ, mỉm cười và nói bằng tiếng Việt tốt nhất của mình: “Tôi
là Thiếu-tá Duffy. John. Tôi rất mong được làm việc với anh.”
Mễ cười thật tươi. Anh muốn học tất cả những gì có thể từ người Hoa-
Kỳ này.
Với tư-cách là cố-vấn-trưởng, và về phương-diện thủ-tục, John làm việc
chủ-yếu với tiểu-đoàn-trưởng là Trung-tá Bảo. Thông thường, sự tiếp xúc của
anh với tiểu-đoàn-phó như Mễ sẽ rất ít. Vị-trí tiểu-đoàn-phó sẽ làm việc với
người phụ-tá của cố-vấn-trưởng. Nhưng ngay từ tiên khởi đã cho thấy đây
không phải là mối quan-hệ thông thường. John không có phụ-tá. Chính anh
cũng là người phụ-tá đó. Hiện-tình thiếu hụt nhân-lực khiến cho một toán cố-
vấn tiêu-chuẩn gồm ba người nay chỉ còn một người. Ngay lúc tiên khởi, anh
chàng Hoa-Kỳ vạm vỡ đã thu-hút Mễ, và John Duffy nhìn thấy điều gì đó ở Mễ
khiến anh có ấn-tượng ngay lập tức. Sau đó, Mễ tận-dụng mọi cơ-hội để trò
chuyện với John trong giờ giải-lao lúc huấn-luyện và sau các buổi họp đơn-vị.
Mễ rút ra được kinh-nghiệm từ Mũ-nồi Xanh của John trong khi John học tất
cả những gì có thể về các thủ-tục trong Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa, và quan-
trọng nhất, là hiểu biết nhiều hơn về văn-hóa Việt-Nam.
Hai tuần sau khi Duffy đến, tiểu-đoàn trở lại tham-gia tác-chiến trong
một loạt các cuộc giao-tranh ở tỉnh Tây-Ninh. Vị tân cố-vấn-trưởng đã nhanh
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 78

chóng chứng tỏ giá-trị, mặc dầu giá-trị của anh không được chứng-minh nhiều
với tư-cách một cố-vấn (mentor), mà hơn thế nữa là một phù-thủy (wizard),
trong việc điều-hợp các phi-đội không-kích và pháo-binh của Hoa-Kỳ. Anh
cũng cho thấy mình là một người thông-thạo trách-vụ và sẵn sàng trợ giúp người
khác bằng mọi cách khi có thể.
Ngay lập tức, John nhận thấy Tiểu-đoàn 11 là một cỗ máy chiến-đấu tử-
thần được điều-khiển bởi những bậc thầy đầy kinh-nghiệm. Anh có thể thỉnh-
thoảng đưa ra nhận-xét dựa theo kinh-nghiệm của anh về Lực-lượng Đặc-biệt,
nhưng về việc điều-động và chiến-đấu với các lực-lượng khinh-chiến thì Trung-
tá Bảo, ban tham-mưu, và các chỉ-huy của Bảo rất thông-thạo. Họ biết rõ lực-
lượng của họ, và là bậc thầy trong việc sử-dụng lực-lượng một cách mạnh-mẽ
cho trận-đánh. Họ không cần đến sự trợ giúp của John về phương-diện này.
Nhưng John có thể liên-lạc với các điều-không tiền-tuyến của Không-quân
Hoa-Kỳ. John có thể yêu-cầu và điều-hợp các cuộc không-kích và pháo-binh
Hoa-Kỳ chính xác vào những nơi cần đến. John cũng có thể gọi trực-thăng tấn-
công Cobra của Lục-quân Hoa-Kỳ. Và anh cũng rất mạnh-mẽ và can đảm. Anh
sẵn sàng làm mọi điều cần-thiết để trợ giúp tiểu-đoàn. John Duffy sớm cho thấy
anh là một thành-viên có giá-trị và không thể thiếu của tiểu-đoàn1.
***
Ngày 30 tháng Chín năm 1971, các trực-thăng bốc tiểu-đoàn đổ xuống
một bãi đáp nhỏ trong một khu rừng nguyên-sinh ở phía bắc thị-xã Tây-Ninh,
gần biên-giới Cao-Miên. Các chiến-binh nhảy-dù tham-dự vào một cuộc hành-
quân quy-mô của Sư-đoàn Nhảy-Dù nhằm đánh bại một lực-lượng đáng kể của
Quân-đội Bắc-Việt có ý-định tràn ngập các đơn-vị bạn đang bị cô-lập và khóa
chặt Quốc-lộ 22, tuyến đường huyết mạch cho các lực-lượng của Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa đang được triển-khai trong nội-địa Cao-Miên. Các thẩm-
quyền Nam Việt-Nam đặt tên cho cuộc hành-quân là Toàn-Thắng 2/71.

1
Có thể do phát-xuất từ ý-nghĩa tự-thân của chữ “cố-vấn” mà trong thực-tế đã có nhiều
ngộ-nhận về vai-trò của cố-vấn Hoa-Kỳ tháp-tùng các đơn-vị tác-chiến của Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa. Về nguyên-tắc, các cố-vấn Hoa-Kỳ không được can thiệp vào việc
chỉ-huy và điều-khiển chiến-thuật/quân-sự của các sĩ-quan chỉ-huy Quân-lực Việt-Nam.
Các cố-vấn chỉ thực-hiện vai-trò chính của mình thông qua hoạt-động gọi pháo-yểm,
không-yểm, và tản-thương từ chính các tài-nguyên của của Hoa-Kỳ (N.D).
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 79

Công-trường 5 và Công-trường 72 của Mặt-trận B-2 đã chiếm giữ các vị-


trí phòng-thủ được chuẩn bị kỹ lưỡng và đã thiết-lập một mạng lưới địa-đạo
rộng lớn nằm sâu dưới lòng đất, rất khó để phát-hiện dưới tán rừng già rậm rạp.
Quân-đội Bắc-Việt cũng đã sử-dụng nhiều loại vũ-khí phòng-không, cũng như
các loại pháo-binh tầm ngắn, tầm trung, và tầm xa. Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù chỉ
có trách-nhiệm tìm-kiếm và tiêu-diệt địch quân. Không ai biết nhiệm-vụ đáng
sợ đó sẽ được thi-hành như thế nào.3
Tiểu-đoàn 11 tiến-hành các hoạt-động tìm-kiếm trong ba ngày mà không
mang lại kết-quả. Nhưng đêm thứ ba, Quân-đội Bắc-Việt đã tấn-công thăm dò
vị-trí đóng quân dã-chiến của tiểu-đoàn. Trong tích tắc, địch đã xông vào giữa
đội-hình tiểu-đoàn, bắn phá rồi biến mất. Các chiến-binh nhảy-dù bị tác-xạ và
đã có tổn-thất, không có nhiều thời-gian để phản ứng. Họ thấy các bóng đen di
chuyển trong bóng đêm, tác-xạ và biến mất dưới các bụi cây. Các bóng ma biến
mất hóa ra là quân địch, trồi lên từ các địa-đạo hành-động trong tích-tắc, rồi rút
lui. Các chiến-binh nhảy-dù tìm thấy một số bụi cây đã che giấu một số lối vào
các địa-đạo. Những gì tưởng chừng như những bóng ma ở thế-giới khác hóa ra
không gì khác hơn là những kẻ địch xảo quyệt trên trần thế.
Một trung-đoàn Bắc-Việt đã bao vây và gây áp-lực nặng nề lên phòng-
tuyến của tiểu-đoàn. Trong những ngày tiếp theo, địch bắn từng loạt đạn AK-
47 và bắn bích-kích-pháo và hỏa-tiễn B-40 vào vị-trí tiểu-đoàn. Vào ban đêm,
địch xâm-nhập từ các địa-đạo và gây ra sự hỗn-loạn.
Rạng sáng ngày 5 tháng Mười năm 1971, Bắc-Quân tấn-công quyết liệt.
Một lực-lượng hơn một nghìn bộ-đội đánh vào tiểu-đoàn. Bích-kích-pháo và
hỏa-tiễn dội xuống vị-trí của tiểu-đoàn. John giật mình thức giấc. Các sĩ-quan
và hạ-sĩ-quan hét lớn để ra lệnh, duy-trì kỷ-luật trước sự hỗn-loạn bao trùm
xung quanh họ.

2
Chúng tôi dịch là “Công-trường” thay cho “Sư-đoàn” theo đúng tên đã được họ sử-dụng,
và tránh nhầm lẫn với các Sư-đoàn 5 và 7 Bộ-binh của Việt-Nam Cộng-Hòa (N.D).
3
Đề-nghị tưởng thưởng Bằng Đơn-vị Anh-dũng (Valorous Unit Award) cho Sư-đoàn
Nhảy-Dù Việt-Nam (Vietnamese Airbone Division) và Toán Yểm-trợ Sư-đoàn Nhảy-Dù
(Airbone Division Assistance Team) cho những hành-động trong giai-đoạn từ 28-09-
1971 đến 08-11-1971 (Long Binh, Republic of Vietnam, July 8, 1972; Vietnam Service
Awards, Record Group 472-TTXVN-MACV, Hộp 29; Tòa nhà Lưu-trữ Quốc-gia, Hoa-
Thịnh-Đốn).
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 80

John tìm đường đến chỗ Bảo. Hải đã ở đó. Mễ chạy đến trong tích-tắc.
Bảo bình-tĩnh ban-lệnh thông qua các âm-thoại-viên.
Khi thấy toán của mình có mặt đầy đủ, Bảo nói: “Chắc chắn sẽ có tấn-
công bằng bộ-binh. Hải, gọi Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.4 Gọi pháo bắn
chặn xung quanh phòng-tuyến. Mễ, đến các đại-đội. Phối-hợp phản-công.
Duffy. Không-kích thì sao? Nhanh, và thật gần.” Bảo tiếp-tục nói bằng tiếng
Việt một lúc, chỉ-thị thêm cho các sĩ-quan hành-quân và phụ-tá của anh.
Tiếng kèn, tiếng huýt sáo và tiếng la hét tràn ngập không-gian. Hỏa-lực
vũ-khí cá-nhân bắn không ngớt. Cuộc tấn-công trên bộ đã bắt đầu.
“Đi” - Bảo ra lệnh.
Mỗi người lo thi-hành nhiệm-vụ theo chỉ-thị của Bảo. John di-chuyển
một đoạn ngắn đến một vị-trí được bảo-vệ và dùng máy truyền-tin của mình cố-
gắng bắt liên-lạc với sĩ-quan điều-không tiền-tuyến của Hoa-Kỳ đang bay trên
một chiếc quan-sát-cơ cánh quạt nhỏ xíu.
“FACs, FACs. Đây Dusty Cyanide, cố-vấn của một tiểu-đoàn nhảy-dù
Việt-Nam. Đang bị tấn-công. Cần không-yểm khẩn-cấp. FACs, FACs.”
“Trung-tâm đang gọi cho FAC, đây Chico 1-2.”
“Đáp nhận, 1-2. Đây Dusty Cyanide. Đang bị tác-xạ dữ đội. Tấn-công
mặt đất xảy diễn ra. Có nhiều tiểu-đoàn của địch. Chúng tôi cố-gắng hết sức,
nhưng cần không-yểm.”
“Hiểu rồi, Dusty. Sẽ có khu-trục phản-lực cho anh ngay. Xin cho biết các
vị-trí của quân bạn và của địch?”
John chuyển thông-tin chi tiết về cuộc tấn-công cho sĩ-quan điều-không
tiền-tuyến. Bảo đến gần anh. Trong lúc họ thảo-luận về các lựa-chọn cho trận-
chiến, một trái hỏa-tiễn phát nổ gần văng mảnh tung tóe. Các mảnh vỡ găm vào
mặt trái của John và sượt vào mắt phải của Bảo. Vết thương trông thật tệ - đen
đúa và đẫm máu. Họ lau vết thương và tiếp-tục chiến-đấu. Bảo đi về hướng có
tiếng súng nổ dữ dội nhất.

4
Từ năm 1965, Không-quân Việt-Nam Cộng-Hòa được cải-danh thành Không-lực Việt-
Nam Cộng-Hòa, và chúng tôi sử-dụng từ “Không-lực” cho bản dịch này (N.D).
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 81

Duffy nhìn quanh và thấy một số người bị thương nặng gần đó. Không
để ý đến vết thương của bản thân, anh rời khỏi vị-trí an-toàn của mình, phơi
mình trước hỏa-lực của địch để trợ giúp những người bị thương. John nhìn thấy
bác-sĩ của tiểu-đoàn, Bác-sĩ Liệu, cũng đang làm như vậy, trong bộ quân-phục
rách nát và bẩn thỉu, đẫm máu vì các vết thương của chính anh ta. Khi các khu-
trục phản-lực đến, John di-chuyển đến những nơi cần-thiết để hướng-dẫn các
cuộc không-kích một cách hữu-hiệu nhất, giữ bình tĩnh và tập-trung, không để
ý đến những tiếng đạn réo xung quanh.
Ngày hôm đó, John Duffy đã sử-dụng hơn bốn mươi phi-xuất khu-trục
phản-lực. Nhờ các đợt không-kích đó, cùng với sự chiến-đấu dũng-cảm của các
chiến-binh nhảy-dù, đã giúp tiểu-đoàn tránh được bị địch quân tràn ngập. Mễ
tổ-chức một đợt phản-công thắng-lợi với Đại-đội 114 là nổ-lực dẫn đầu. Giữa
cuộc giao-chiến, Duffy đã tranh-thủ thời-gian để trông nom việc thiết-lập bãi
đáp trực-thăng tản thương để các trực-thăng của Không-lực Việt-Nam có thể
vào bốc thương-binh. Quân-đội Bắc-Việt đã giết chết mười và làm bị thương
bảy mươi tư chiến-binh mũ-đỏ của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù.5
Khi mọi chuyện kết-thúc, Duffy, Bảo, Mễ, và Hải đứng nhìn nhau, quân-
phục và mặt mũi lấm lem bùn đất và máu, đôi mắt đỏ hoe vì kiệt-sức. Bảo nhìn
mọi người, mỉm cười, và gật đầu tán thưởng. Mễ nhìn nét căng thẳng trên gương
mặt John Duffy. John liếc nhìn lại, vẻ mặt dịu lại và nháy mắt với chiến-hữu
của mình.
Tình-trạng tồi tệ-nhất dường như đã kết-thúc. Tiểu-đoàn 11 đã dự-trù sẽ
có lệnh đóng quân tại chỗ. Thay vào đó, Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù
chỉ-thị cho Tiểu-đoàn 11 tiến về phía bắc dọc theo Quốc-lộ 22 đến Căn-cứ hỏa-
lực Pace (Pace Firebase) của Hoa-Kỳ nằm cách biên giới Cao-Miên chưa đầy
nửa dặm. Tiểu-đoàn 11 có nhiệm-vụ quét sạch quân địch còn sót lại trên đường
tiến quân. Bảo gửi các chiến-binh nhảy-dù thương nặng về Sài-Gòn và tiếp nhận
một số tân binh bổ-sung. Anh từ chối tản thương cho mình, mặc dù một bên
mắt của đã bị rách, và không còn nhìn được. Anh để cho bác-sĩ Liệu băng bó
lại rồi trở lại công việc. Bảo sẽ không bao giờ có lại được thị-lực như trước nữa.

5
Sđd. Bộ Tư-lệnh MACV, Chỉ-thị Tổng-quát (General Order) #532, ngày 19-02-1972.
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 82

Tại căn-cứ hỏa-lực Pace, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù cùng với Thiết-đoàn 18


Kỵ-Binh của Thiết-giáp-Binh Việt-Nam Cộng-Hòa hình-thành một chiến-đoàn
hỗn-hợp. Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù nắm quyền điều-khiển chiến-đoàn. Lữ-đoàn đặt
Bảo giữ quyền chỉ-huy tổng-quát chiến-đoàn đặc-nhiệm. Lúc này, Bảo cho các
chiến-binh nhảy-dù của mình tùng thiết trên chiến-xa và các xe bánh xích khác
của thiết-đoàn.6
Ngày 7 tháng Mười-Một năm 1971, Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù tham-gia cuộc
hành-quân ngoại-biên sang Cao-Miên với chiến-đoàn do Tiểu-đoàn 11 dẫn đầu.
Tuy nhiên, John Duffy phải ở lại trong nội-địa Việt-Nam. Quốc-hội Hoa-Kỳ đã
thông qua Tu-chánh-án Cooper-Church vào năm 1970, theo đó nghiêm cấm các
lực-lượng Hoa-Kỳ hoạt-động ở Ai-Lao hoặc Cao-Miên.7 Đạo luật này cũng
được áp-dụng cho cả các cố-vấn Hoa-Kỳ. Duffy rất tức giận nhưng vẫn phải
tuân-thủ mệnh-lệnh. Anh quay lại Sài-Gòn.
Đội-hình của Lữ-đoàn bao vùng trên mặt đất và gặp rất ít sự chống trả
của địch quân. Khi đến ngã tư giao-điểm của Quốc-lộ 7 và Quốc-lộ 72, Mễ ở
lại cùng Đại-đội 114 và một chi-đội thiết-vận-xa để giữ an-ninh cho ngã-tư
quan-yếu này, và căn-cứ hỏa-lực Hồng-Hà nằm gần đó. Phần còn lại của chiến-
đoàn đặc-nhiệm tiếp-tục đi về phía bắc gần hai mươi dặm để vào thung-lũng
Dambae - một thành-trì của Công-trường 7 của Quân-đội Bắc-Việt. Trung-tá
Bảo ngồi trên nóc một chiến-xa của Thiết-đoàn 18 Kỵ-Binh khi tiến đến mục-
tiêu cuối cùng của cuộc tiến quân là thị-trấn Dambae.
Tin-tức tình-báo cho biết có hai trung-đoàn Quân-đội Bắc-Việt hiện-diện
trong vùng, tuy nhiên các cuộc chạm súng diễn ra nhẹ nhàng thật kinh ngạc. Họ

6
Các chiến-xa M-41 hạng nhẹ và thiết-vận-xa/thiết-quân-vận M-113 (APCs). [Người
dịch sửa lại từ M-48 Patton thành M-41].
[Thiết-đoàn 18 Kỵ-binh cơ-hữu của Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh với thành-phần gồm một chi-
đoàn chiến-xa M-41 và hai chi-đoàn thiết-kỵ được trang-bị thiết-vận-xa M-113. Đầu năm
1972, Lữ-đoàn 3 Kỵ-binh thành-lập thêm Thiết-đoàn 22 Chiến-xa với thành-phần gồm
ba chi-đoàn chiến-xa được trang-bị toàn các chiến-xa M-48 Patton mới được chuyển-giao
từ Hoa-Kỳ. Thiết-đoàn chỉ gồm các chiến-xa (tank) M-48 được gọi là thiết-đoàn chiến-
xa (tank brigade), còn thiết-đoàn trang-bị chiến-xa M41 và thiết-vận-xa M-113 thì gọi là
thiết-đoàn kỵ-binh (cavalry brigade) (N.D)].
7
Tu-chánh-án Cooper-Church (Cooper-Church Amendment), Luật 91-652 (Public Law),
được Lưỡng-viện Quốc-hội Hoa-Kỳ thông qua vào ngày 22-12-1970, và được Tổng-
thống Hoa-Kỳ ký ban-hành thành luật vào ngày 05-01-1971.
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 83

ít khi chạm địch. Tuy nhiên, tâm-trạng thật kỳ lạ, gần như bị ám-ảnh. Vào hồi
đầu năm, Tiểu-đoàn 30 Biệt-Động-Quân của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa
tùng-thiết theo một đơn-vị thiết-giáp, đã bị phục-kích trong thung-lũng. Cả hai
bên đều hứng chịu tổn-thất nặng nề.8 Đất đá bị xới tung, các chiến-xa bị thiêu
cháy, vũ-khí bị bỏ lại, và các xe cộ bị biến dạng vẫn còn nằm ngang dọc.9
***
John Duffy, không phải là người thích lê-gót lâu trong thành-phố, bèn đi
làm công việc tạm thời với Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù. Tiểu-đoàn này đã chiến-đấu
bên cạnh Tiểu-đoàn 11 trong trận-đánh ở rừng Tây-Ninh vài tuần trước. Tiểu-
đoàn 5 đã chịu tổn-thất nặng nề, đang được tái bổ-sung và chuẩn-bị thi-hành
các nhiệm-vụ tác-chiến mới. Cố-vấn của tiểu-đoàn đã về nước trong kỳ nghỉ
giữa chuyến công-tác. Tiểu-đoàn 5 cần một người thay thế. Trung-tá Tiểu-đoàn-
trưởng Nguyễn-Chí-Hiếu đã đề-nghị John Duffy. Rõ ràng, John đã tạo ra được
danh-tiếng cho mình. Anh rất vui khi biết điều đó. Anh càng vui hơn khi được
biết trung-tá phu-nhân rất xinh đẹp và thê-muội cũng xinh đẹp không kém, và
cũng là một minh-tinh màn-bạc của Việt-Nam. Đời thật đẹp!
John một mình lái xe jeep cùng Tiểu-đoàn 5 tham-gia hành-quân trên Núi
Bà-Đen (Black Lady Mountain), ngay phía đông-bắc thị-xã Tây-Ninh. Người
Hoa-Kỳ gọi nó là Black Virgin Mountain (Núi Trinh-nữ Đen/Hắc-Trinh-Nữ
Sơn). Đây là cao-địa duy nhất trong hàng dặm, hình nón núi lửa của nó cao hơn
ba nghìn bộ so với vùng nông-thôn tương đối bằng phẳng ở xung quanh. Nó là
một phần quan-trọng của vùng địa-dư nổi lên giữa đồng-bằng. Các lực-lượng
quân bạn đã tái chiếm phần quan-trọng của trạm phát-sóng trên đỉnh núi, nhưng
Việt-Cộng và Bắc-Việt đã chiếm giữ phần còn lại của ngọn núi với hệ-thống
phòng-thủ được chuẩn-bị kỹ-lưỡng, bao gồm cả một tổ-hợp các đường hầm
dưới lòng đất chằng-chịt như tổ ong. Tiểu-đoàn 5 tấn-công lên căn-cứ, leo lên
đỉnh, tiêu diệt địch quân, và tiếp-tế cho quân bạn.

8
Thiếu-tá Phan-Văn-Sành (Khóa 17 Võ-bị), Tiểu-đoàn-Trưởng Tiểu-đoàn 30, Liên-đoàn
5 (Liên-đoàn 32 sau này) Biệt-Động-Quân đã tử-trận trong trận phục-kích này (N.D).
9
Hà-Mai-Việt, Thép và Máu: Thiết-Giáp Nam Việt-Nam và Chiến-tranh ở Đông-Nam-Á
(Steel and Blood: South Vietnamese Armor and the War for Southeast Asia) (Annapolis,
MD: Nhà xuất-bản Học-viện Hải-quân, 2008), trg 56-67.
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 84

Bắc-Quân đã đào hầm hố sâu và ẩn mình. Tiểu-đoàn gặp phải một chút
kháng cự khi họ leo lên núi. Các cuộc giao-tranh lẻ-tẻ và việc leo núi đã làm
chậm tốc độ hành-quân, nhưng họ đã lên đến đỉnh núi trong một tuần và tuyên-
bố thắng-lợi. Trong lúc tiến xuống, địch chui ra khỏi hầm hố để phục-kích, quấy
rối. Tổn-thất gia-tăng, nhưng tiểu-đoàn đã rút lui thành-công và tuyên-bố đã
hoàn thành nhiệm-vụ. Tiểu-đoàn trở về hậu-cứ ở phi-trường Biên-Hòa, cách
Long-Bình không xa. John chào tạm biệt Trung-tá Hiếu và đi thẳng đến Đồi-
Mũ-Đỏ để chờ Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù của anh trở về.
***
Ở Cao-Miên, Bảo, Mễ, và Hải cảm thấy mọi việc diễn ra tốt đẹp như kỳ-
vọng. Các tuyến quốc-lộ đã được khai-thông cho việc tiếp-tế. Tiểu-đoàn đã
giành ưu thế trong các cuộc giao-tranh lẻ-tẻ. Mễ và toán hỗn-hợp Nhảy-Dù và
Thiết-giáp của anh tại Hồng-Hà đã nhanh chóng tổ-chức và phản-công đẩy lùi
một cuộc tấn-công duy nhất của địch vào vị-trí của anh - một lực-lượng địch
hàng trăm bộ-đội đang cố-gắng phá hủy các khẩu pháo tại căn-cứ hỏa-lực. Mọi
hiểm-họa đã bị vô-hiệu-hóa. Tình-hình trong vùng trở lại yên-tĩnh.
Tiểu-đoàn nhận được lệnh triệt-thoái khi nhiệm-vụ hoàn tất. Tiểu-đoàn
đã trù-liệu kế-hoạch thận trọng, nhưng lịch-sử sắp lặp lại. Bắc-Việt đã nằm chờ,
sẵn sàng phát-động một cuộc phục-kích lớn trong lúc chiến-đoàn đặc-nhiệm
triệt-thoái. Cuộc chiến trở nên căng thẳng và trở thành một trận-đánh của chiến-
xa. Tổn-thất đã xảy ra cho cả đôi bên. Một tiếng nổ đã giết chết Đại-đội-Trưởng
Đại-đội 111, Đại-úy Nguyễn-Đức-Dũng. Dũng là một sĩ-quan đầy triển-vọng
vừa mới được thuyên-chuyển từ Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù. Anh đã anh-dũng chỉ-
huy đại-đội trong các cuộc phản-công giành chủ-động để chiến-đoàn đặc-nhiệm
của tiểu-đoàn triệt-thoái thành-công – với cái giá phải trả là chính sanh mạng
của anh.
Cuộc hành-quân ngoại-biên ở Cao-Miên của Tiểu-đoàn 11 đã vô-hiệu-
hóa một trung-đoàn của Công-trường 7 của Bắc-Việt. Nhưng cũng đã lấy đi
sanh mạng của ba mươi chiến-binh nhảy-dù và thiết-giáp, nhiều người bị
thương, và gần một chục chiến-xa và thiết-vận-xa bị phá hủy. Chiến-đoàn đặc-
nhiệm khập-khiễng băng qua biên-giới trở lại Nam Việt-Nam.
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 85

Tiếng âm-thanh trực-thăng xé gió trên không. Những người bị thương sẽ


sớm được đưa về bệnh-viện, những người tử-trận được an-táng, và những người
còn lại trở về Đồi Mũ-Đỏ để tái trang-bị và sẵn sàng nhập cuộc trở lại.
***
Tiểu-đoàn tiếp-tục hàn gắn vết thương, tiếp nhận tân binh bổ-sung, và tái
huấn-luyện. Mọi người nhanh chóng trở lại với các sinh-hoạt quen thuộc ở hậu-
cứ, mặc dù họ biết việc này sẽ không kéo dài. Tuy nhiên, có một vấn-đề cần
được xử-lý ngay. Đại-úy Dũng đã tử-trận và Đại-đội 111 cần một tân-chỉ-huy.
Trung-tá Bảo đồng-ý chỉ-định Trung-úy Nguyễn-Văn-Thinh thay thế Đại-úy
Dũng trước sự đề-nghị nhiệt-tình của Mễ,. Trung-úy Thinh là một sĩ-quan trừ-
bị trẻ đã có kinh-nghiệm từ Lực-lượng Đặc-biệt.10 Anh chưa vươn đến cấp bậc
đại-úy, một yêu-cầu thông thường đối với một cấp chỉ-huy đại-đội trong Sư-
đoàn Nhảy-Dù. Đó dường như là một sự lựa chọn ngạc nhiên đối với nhiều
người. Nhưng Mễ rất ấn-tượng với sự thông-minh, óc phán-đoán, và đặc-biệt là
khả-năng chỉ-huy của Thinh. Đề-nghị bổ-nhiệm cho Thinh đã thực-hiện ngay
trong ngày.
Khi các tân binh đến để thay thế cho những người tử-trận và bị thương
trong cuộc hành-quân ngoại-biên ở Cao-Miên, tiểu-đoàn đã tổ-chức một
chương-trình huấn-luyện định-hướng để hình-thành các kỹ-năng chiến-đấu cần
thiết. Họ đã dành nhiều thời-gian để thâu-nhận các kỹ-thuật thao-diễn cấp tiểu-
đội và trung-đội và mài-giũa tài xạ-kích trên thao-trường. Từng đại-đội phải sẵn
sàng đảm-nhận nhiệm-vụ tác-chiến nhanh nhất có thể.
Nhiệm-vụ tiếp theo của tiểu-đoàn đã đến sớm. Cuối tháng Mười-Hai, Sư-
đoàn Nhảy-Dù chỉ-thị cho Tiểu-đoàn 11 di-chuyển về Vườn Tao-Đàn ở ngay
trung-tâm đô-thành Sài-Gòn. Tiểu-đoàn di-quân một cách nhanh chóng và
thuận-lợi. Khu công-viên rộng ba mươi mẫu giống như một giấc mơ đối với các
chiến-binh nhảy-dù từng trải trận mạc và các tân binh của tiểu-đoàn. Những con
đường lát đá uốn lượn một cách kỳ diệu dưới bóng cây Kapok khổng lồ, qua
những cây dương xỉ, bụi rậm, và những luống hoa đầy màu sắc. Những bãi cỏ

10
Trung-úy Nguyễn-Văn-Thinh từng là Đại-đội-Phó Đại-đội 5 Xung-kích của Tiểu-đoàn
81 Biệt-Cách-Dù (81st Airborne Ranger Battalion) thuộc binh-chủng Lực-lượng Đặc-
Biệt. Vào tháng 10-1970, Đại-đội 5 Xung-kích được cải-huấn thành Đại-đội Trinh-sát 2
Nhảy-Dù với Đại-úy Đại-đội-Trưởng Trương-Văn-Út (Út-Bạch-Lan) (N.D).
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 86

rộng lớn vẫy gọi. Các tác-phẩm điêu-khắc và đền thờ hiện-diện dọc trên mọi lối
đi. Mễ nhớ đến các cuộc dạo chơi lãng mạn với Sen ở nơi này. Bây giờ anh là
một phần của một nhiệm-vụ quan-trọng trong trách-vụ bảo-vệ đô-thành Sài-
Gòn. Các chiến-binh của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù dựng lều bạt trong vườn và
thi-hành các trách-vụ bảo-vệ Dinh Tổng-thống ở liền kề, cầu Sài-Gòn, và một
số trạm kiểm-soát quan-trọng nhằm kiểm-soát an-ninh ra vào đô-thành.
Đây là một khoảng thời-gian dễ chịu. Mọi người chào đón năm mới 1972
vào ngày 1 tháng Một. Tết Nguyên-Đán diễn ra sau đó vài tuần. Tết luôn là một
lễ hội ở Việt-Nam, và năm đó cũng không ngoại lệ. Tình-hình ở Sài-Gòn có vẻ
thanh-bình, nhưng tin-tức tình-báo cho thấy quân địch đang gia-tăng các hoạt-
động ở biên-giới Cao-Miên, Ai-Lao, và qua vùng Phi Quân-sự phía nội-địa Bắc-
Việt. Bước qua năm Canh-Tý, một số người lo sợ rằng năm mới sẽ phủ bóng
đen đáng quan ngại.11
Các chiến-binh nhảy-dù thi-hành các trách-vụ bảo-vệ Sài-Gòn một cách
nghiêm-ngặt. Trách-vụ này không phải là hoạt-động thông thường của tiểu-
đoàn, nhưng rất cần-thiết, khi đặt tiểu-đoàn vào một vị-trí giữ an-ninh cùng với
nhiều thời-gian nghĩ ngơi. Họ tận hưởng thời-gian rảnh rỗi, không biết sẽ kéo
dài bao lâu hoặc những thử thách chiến-đấu nào có thể ở phía trước. Một số
nằm xung quanh khu vườn, nghỉ-ngơi trong sự yên tĩnh hoặc tham-gia các cuộc
thi thể-thao thân-thiện. Những người khác thích vào các quán bar gần đó.
Những người có thân-nhân ở Sài-Gòn dành nhiều thời-gian ở với gia-đình nhiều
nhất có thể.
Mễ rất vui khi gia-đình đến thăm anh, Sen và ba con: trưởng-nam Vũ (2
tuổi rưỡi), trưởng-nữ Quyên (1 tuổi rưỡi) và Phương (3 tháng). John Duffy thì
đọc sách và làm thơ - một sự-kiện sớm lan nhanh khắp tiểu-đoàn. Anh cũng
khám phá các địa-điểm văn-hóa của đô-thành, đặc-biệt là các cơ-sở giải-trí dọc
theo đường Tự-Do (Liberty) – một đại-lộ nằm dọc về phía tây-nam của khu
vườn. Người Pháp đã kiến-thiết đại-lộ rộng lớn này từ buổi đầu cai-trị thuộc-
địa. Họ đặt tên cho con đường là Rue Catinat và ví như đại-lộ Champs Élysées
của Sài-Gòn. Sau khi người Pháp rời đi, người Việt cải danh thành đường Tự-

11
Xem tóm-tắt báo-cáo tình-báo về xây-dựng cơ-sở của đối-phương, Tường-trình
Thường-niên 1971 (1971 Command History), Bộ Tư-lệnh MACV, Volume II (25-4-1972
đến 03-1973), Volume II (15-7-1973) J1, K1.
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 87

Do (Liberty). Với sự hiện-diện của các lực-lượng Hoa-Kỳ vào thập-niên 1960,
các khu phố trên đường đã trở thành nơi lui tới khét tiếng của các quân-nhân
Hoa-Kỳ đáo-hạn nhiệm-vụ (off-duty GIs12). Các quân-nhân Hoa-Kỳ hầu hết đã
rời đi nhưng danh-tiếng của con đường vẫn còn ở lại.
Thỉnh thoảng, Mễ cùng John đi ăn tối ở một quán bar gần đó mà các sĩ-
quan Tiểu-đoàn 11 đặc-biệt ưa thích, đó là quán bar Thanh-Long. Quán nằm
đối diện với Tự-Do và chỉ cách nơi Mễ và Sen tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng
Quốc-tế một dãy nhà. Âm-nhạc hay và những cô gái dễ thương đã thu hút các
sĩ-quan nhảy-dù trẻ tuổi hơn. John và Mễ tận hưởng tình huynh-đệ chi-binh và
thời-gian nhàn rỗi với nhau ngoài trách-vụ.
Các quân-nhân Việt-Nam và cố-vấn Hoa-Kỳ đã học hỏi qua lại nhiều
điều tại quán bar Thanh-Long trong các buổi trò chuyện lúc ăn tối và uống rượu.
Một đêm nọ, một chai rượu cognac Martell “rất cũ, rất quyến rũ” xuất-hiện. Khi
họ uống rượu, Duffy bị thu hút bởi sự thông-minh và nhiệt-tình của Mễ. Mễ
cho John xem ảnh vợ con của mình. Anh đã chia sẻ với John những ước mơ và
khát vọng của mình. Cùng kiểu lính nhảy-dù như mình - John nghĩ - Một người
lãng-mạn và dũng-cảm!
Vài ngày sau đó, Trung-tá Bảo tháp tùng theo ngoại-giao-đoàn đến Đài-
Bắc trong hai tuần với tư-cách là khách mời danh-dự của quân-đội Đài-Loan để
vinh-danh thành-tích trong chiến-đấu của anh. Mễ đảm-nhận trách-vụ xử-lý
thường-vụ tiểu-đoàn-trưởng trong thời-gian Bảo vắng mặt. Điều đó cho phép
anh gần gũi hơn với John trong trách-vụ, như một phần trong vai-trò chỉ-huy
chính-thức của anh. Sự tương-tác đó vẫn tiếp-tục sau khi Bảo trở về. Bảo, chưa
bao giờ thực sự thoải mái khi làm việc với người Hoa-Kỳ, đã rất hài lòng khi
thấy cố-vấn-trưởng và tiểu-đoàn-phó của anh cùng phối-hợp làm việc ăn-ý.
Tiểu-đoàn không có phụ-tá cố-vấn tại thời-gian này. Một mình John là toàn bộ
toán cố-vấn của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Thế là Mễ trở thành đối-tác Việt-Nam
của John. Họ là một toán. Họ thực-sự trở thành huynh-đệ chi-binh.
***

12
G.I hoặc GI (Government Issue hoặc General Issue) thuật-ngữ ám chỉ quân-nhân Hoa-
Kỳ hoặc các vật-dụng do quân-đội Hoa-Kỳ cung cấp (N.D).
Chương 6: Huynh-đệ chi-binh 88

Thứ bảy, ngày 25 tháng Ba, một ngày bắt đầu như những ngày khác ở
Vườn Tao-Đàn. Mặt trời chiếu xuyên qua những tán cây, chim hót và các quân-
nhân bắt đầu thực-hiện trách-vụ của mình. Những người không được phân-công
nhiệm-vụ thì gia-nhập vào các trò tiêu-khiển. Một vài người chơi túc-cầu trên
bãi cỏ. Những người khác đi dạo trong vườn hoặc ngồi trầm-ngâm trong yên
lặng. Ngay bên cạnh bộ chỉ-huy, Duffy thử vận may của mình trong trò chơi
Mạt-chược (Mahjong/麻將) với ba sĩ-quan trẻ. Anh bắt đầu học trò tiêu-khiển
mới này, nhưng gặp khó-khăn.
Anh nài nỉ bạn mình: “Thiếu-tá Mễ, đến giúp tôi với!”
Mễ ngừng xáo trộn giấy tờ và bước tới. Nhìn những quân cờ domino
mập-mạp của Duffy, anh lắc đầu:
“Anh định thử làm gì?”
Như mọi đấu thủ, John trả lời: “Thắng. Còn gì nữa?”
Mễ cúi xuống giúp John sắp xếp những viên gạch của mình theo thứ tự.
Anh cân nhắc một chiến-lược. Đây sẽ không phải là một bàn tay chiến-thắng.
Hải lao ra khỏi lều chỉ-huy. Thấy Mễ và Duffy, anh hỏi: “Có thấy Anh
Năm không?”
Mễ chỉ vào Bảo, đang nói chuyện với một nhóm cách đó hai chục thước.
Bảo đeo kính râm để che đi mảng đen trên con mắt phải bị mờ của mình. Hải
đi đến chỗ Bảo. Họ nói chuyện. Sau đó, Hải và Trung-tá Bảo đi về phía ban chỉ-
huy, vừa ra hiệu cho Mễ và Duffy cùng đi.
Bảo thông báo khi mọi người đã vào lều: “Chúng ta có lệnh. Chúng ta đi
Kon-Tum.”
Chương 7: Kon-Tum 89

CHƯƠNG 7: KON-TUM

Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù khởi hành đi Kon-Tum vào ngày 31 tháng Ba


năm 1972. Tình-hình mỗi ngày một thêm khẩn-cấp. Trong nhiều tháng qua, các
báo-cáo tình-báo liên-tục cảnh-báo về việc Bắc-Việt đang chuẩn-bị phát động
một cuộc tấn-công lớn. Hai trực-thăng võ-trang Cobra của Đại-đội Không-vận
Võ-trang 361 (361st Aerial Weapons Company) của Lục-quân Hoa-Kỳ đã phát-
hiện được dấu vết chiến-xa của địch vào cuối tháng giêng. Sau đó, các trực-
thăng khác của Hoa-Kỳ và Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa cũng đã tiếp-tục có
các phát-hiện tương tự. Các cuộc tuần-tiễu trên bộ của Lục-quân Việt-Nam
Cộng-Hòa đã xảy ra chạm súng với các đơn-vị của Quân-đội Bắc-Việt với cấp-
độ ngày một lớn hơn trong các tuần lễ vừa qua. Cung-từ của tù binh và các tài-
liệu tịch thâu được trong tháng Hai đã xác-nhận sự hiện-diện từ mười đến hai
mươi nghìn bộ-đội Bắc-Việt, cùng với chiến-xa, pháo-binh, và một số lượng
lớn vũ-khí phòng-không - tất cả đều đã sẵn sàng trong vùng Tam-biên (Tri-
Border) ở phía tây tỉnh Kon-Tum.1 Các phân-tích-gia đã xác-định được sự hiện-
diện của Sư-đoàn 320 “Thép” với các Trung-đoàn Bộ-binh 48, 52 và 64.2 Ngoài
ra, các thành-phần yểm-trợ bao gồm Trung-đoàn 54 Pháo-binh được trang-bị
hỏa-tiễn 122 ly và đại-bác 130 ly có thể bắn xa đến mười bảy dặm. Tin-tức tình-

1
Đây là phần đất Cao-Nguyên (Tây-Nguyên) của Việt-Nam trong vùng lân-cận của ngã
ba biên-giới (tri-border) của Việt-Nam, Ai-Lao, và Cao-Miên.
2
Sư-đoàn 320(A) sau chiến-dịch Lam-Sơn 719 ở Hạ-Lào rút về dưỡng quân ở huyện Kỳ-
Anh, tỉnh Hà-Tĩnh. Trung-tuần tháng 9-1971, Đại-tá Sư-đoàn-trưởng Nguyễn-Kim-Tuấn
và Đại-tá Chính-ủy Phí-Triệu-Hàm được triệu-tập về Hà-Nội nhận lệnh. Sáng ngày 07-
12-1972, Sư-đoàn 320 lên đường vào Nam. Ngày 28-01-1972, sau gần hai tháng di-quân,
Sư-đoàn 320 đã hiện-diện ở mặt-trận Tây-Nguyên (Nguồn: Phí-Triệu-hàm et all, Sư-đoàn
Đồng-Bằng - Binh-đoàn Tây-Nguyên - Tập 3 (The Delta Division, Tay-Nguyen Corps,
Volume 3), (Hà-Nội: Nhà xuất-bản Quân-đội Nhân-dân, 1984), 154-160).
Lưu-ý là từ năm 1965, Quân-đội Bắc-Việt có hai sư-đoàn bộ-binh cùng mang tên Sư-
đoàn 320, từ gốc là Đại-đoàn/Sư-đoàn Đồng-bằng 320. Vào năm 1972, Sư-đoàn 320A
(F320A) được tăng-cường cho mặt-trận B-3; Sư-đoàn 320B (F320B) tăng-cường cho
mặt-trận Quảng-Trị (Trung-đoàn 48 của Sư-đoàn 320B cùng với Trung-đoàn Triệu-Hải
trách-nhiệm tử-thủ trong Cổ-thành Quảng-Trị), đến năm 1973 thì Sư-đoàn 320B cải-danh
thành Sư-đoàn 390 thuộc Quân-đoàn 1 (N.D).
Chương 7: Kon-Tum 90

báo cũng xác-định vị-trí của Sư-đoàn 2 của Quân-đội Bắc-Việt đang ở phía bắc.
Lữ-đoàn 203 Tăng-Thiết-giáp thuộc Bộ Tổng Tư-lệnh Tối-cao ở Hà-Nội
(Hanoi’s High Command) được tăng-cường cho cả hai sư-đoàn.3
Tình-hình khiến chánh-phủ Nam Việt-Nam quan ngại. Họ phải duyệt-xét
lại các kế-hoạch phòng-thủ Cao-Nguyên và điều-chỉnh bản-đồ trận-liệt thích-
hợp. Các thẩm-quyền quân-sự Hoa-Kỳ cũng đã nhận thấy và đã yểm-trợ các
nỗ-lực này bằng tám mươi phi-vụ oanh-tạc B-52 trong vùng chỉ trong ba tuần
đầu tiên của tháng Hai. Các phi-vụ oanh-tạc B-52 được tiến-hành tiếp-tục trong
suốt tháng Ba. Trung-tướng Ngô-Dzu, Tư-lệnh Quân-đoàn II4, đã chỉ-thị cho
Sư-đoàn 22 Bộ-binh Lục-quân Việt-Nam Cộng-Hòa thiết-lập bộ tư-lệnh tiền-
phương ở căn-cứ Tân-Cảnh, và cùng với Trung-đoàn 47 Bộ-binh đến Tân-Cảnh
để phối-hợp hoạt-động với Trung-đoàn 42 Bộ-binh và Thiết-đoàn 14 Kỵ-Binh
đã hiện-diện tại đó. Trung-tướng Ngô-Dzu cũng ra lệnh tăng-phái một số đơn-
vị của Thiết-đoàn 19 Kỵ-Binh cho Thiết-đoàn 14 Kỵ.-Binh.5
Trung-tướng Ngô-Dzu còn yêu-cầu yểm-trợ bổ-sung từ Sài-Gòn. Bộ
Tổng-tham-mưu Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã thõa-mãn yêu-cầu khi gửi
đi một phần lực-lượng trừ-bị chiến-lược khả-dụng là Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù. Bộ
chỉ-huy lữ-đoàn và một số tiểu-đoàn nhảy-dù đã được triển-khai đến Cao-
Nguyên trước khi Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù rời Sài-Gòn.6

3
Tường-trình thường-niên của MACV, năm 1972-1973, tập II, phụ-chú K, “Kontum:
Quân-đội Bắc-Việt chuẩn-bị (MACV Command History, 1972-1973, Volume II, Annex
K, "Kontum: The NVA Buildup" (Saigon: Military Assistant Command, Vietnam, 15
July 1973), K2-K4. Peter A. Liebchen, Kontum: Trận-đánh ở Cao-Nguyên Trung-phần,
từ ngày 30-04 đến ngày 10-06-1972, (Kontum: Battle for the Central Highlands, 30
March - 10 June 1972), Các báo-cáo Dự-án CHECO (Project CHECO Reports) (Hickam
AFB, HI, Bộ Tư-lệnh, Không-lực Thái-Bình-Dương Hoa-Kỳ, tháng 10-1972), 1-6. Lynn
Carlson, Phỏng-vấn tác-giả, Scottsdale, AZ, ngày 29-04-2019.
4
Việt-Nam Cộng-Hòa về phương-diện lãnh-thổ thành bốn quân-khu (military region) và
về phương-diện quân-sự thành bốn quân-đoàn (corps) tương-ứng với lãnh-thổ bốn quân-
khu, gồm Quân-đoàn I/Quân-khu 1 ở phía bắc, Quân-đoàn III/Quân-khu 3 xung quanh
Sài-Gòn và Quân-đoàn IV/Quân-khu 4 ở Đồng-bằng Châu-thổ. Mười hai tỉnh duyên-hải
và cao-nguyên trung-phần hợp thành Quân-đoàn II/Quân-đoàn 2, trong đó Kon-Tum là
tỉnh xa nhất về phía tây-bắc. Tham-khảo thêm Sắc-lệnh 614b/TT-SL ngày 01-07-1970
của Tổng-thống Việt-Nam Cộng-Hòa về tái phối-trí lãnh-thổ quân-sự quốc-gia.
5
Tường-trình thường-niên của MACV (MACV Command History), trích dẫn.
6
Sđd.
Chương 7: Kon-Tum 91

Ngày 31 tháng Ba năm 1972, các chiến-binh Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù


được không-vận bằng vận-tải-cơ C-123 của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa từ
Căn-cứ Không-quân Tân-Sơn-Nhứt ở Sài-Gòn đến phi-trường Cù-Hanh ở
Pleiku. Các chiến-binh ngồi trên các băng ghế dành cho quân-nhân xếp dọc hai
bên khoang chở hàng. Các pallet chứa thiết-bị được xếp ở giữa. Các chiến-binh
đã được khích-lệ tinh-thần, và sẵn sàng chiến-đấu. Tiểu-đoàn sẽ tham-gia với
các tiểu-đoàn nhảy-dù huynh-đệ đang chiến-đấu ở tỉnh Kon-Tum. Tiểu-đoàn
được không-vận chặng đầu tiên đến Pleiku - thị-xã và căn-cứ Không-quân lớn
nhất ở Cao-Nguyên. Duffy ngồi cạnh Mễ trong chuyến bay kéo dài hai tiếng
đồng hồ, đắm chìm trong suy-tư trong lúc tiếng rền-rĩ từ động-cơ-đôi của vận-
tải-cơ khiến việc trò chuyện trở nên khó-khăn.
Sau khi hạ cánh, các chiến-binh nhảy-dù vào tạm-trú trong các phòng của
doanh-trại quân-sự trong căn-cứ không-quân. Mễ ở lại phi-đạo với sĩ-quan tiếp-
liệu của tiểu-đoàn. Họ theo dõi việc bốc-dỡ hàng từ vận-tải-cơ và bảo-đảm rằng
tất cả đã sẵn sàng cho đoàn quân-xa khởi hành bằng đường bộ vào sáng hôm
sau để đến Kon-Tum.
Tối hôm đó, các hỏa-đầu-quân của tiểu-đoàn dựng các bếp dã-chiến và
chuẩn-bị nấu nướng. Sau đó, một số sĩ-quan nhảy-dù đến câu-lạc-bộ Không-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa. Tại đó, họ gặp các phi-công thuộc Phi-đoàn Khu-trục 530
của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa, có danh-hiệu là Phi-đoàn Thái-Dương
(Jupiters).7 Các phi-công này điều-khiển các khu-trục cánh quạt A-1 Thiên-
Kích đã có từ thời Chiến-tranh Triều-Tiên. Tuy nhiên, khu-trục A-1 Thiên-Kích
vẫn đang là phương-tiện không-trợ tốt nhất ở Đông-Nam-Á. Cả phía Không-
quân Hoa-Kỳ và Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đều đang sử-dụng loại khu-

7
Phi-đoàn 530 Thái-Dương đồn-trú tại Pleiku, thuộc Không-đoàn 72 Chiến-thuật, Sư-
đoàn 6 Không-quân. Phi-đoàn Thái-Dương được thành-lập vào cuối năm 1970, và cũng
là phi-đoàn khu-trục cuối cùng được trang-bị A-1 Thiên-Kich, với hầu hết các khu-trục
tiếp nhận từ các Phi-đoàn 22 Đặc-Nhiệm Zorro (22nd Special Operations Squadron) và
Phi-đoàn 602 Đặc-Nhiệm Sandy (602nd Special Operations Squadron) của Không-lực
Hoa-Kỳ đồn-trú tại phi-trường Nakhon Phanom, Thái-Lan. Tuy là phi-đoàn khu-trục em-
út trong gia-đình khu-trục, nhưng Phi-đoàn Thái-Dương tiên khởi tiếp nhận nhiều hoa-
tiêu/phi-công dày dặn kinh-nghiệm từ các Phi-đoàn 514 Phương-Hoàng và Phi-đoàn 518
Phi-Long, nên rất nổi danh và chiến-đấu rất can-trường. Phi-đoàn Thái-Dương cũng là
đơn-vị cung cấp không-yểm chủ-yếu của phía Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa cho Tiểu-
đoàn 11 Nhảy-Dù trong trận đánh ở Đồi Charlie vào trung-tuần tháng 4-1972 (N.D).
Chương 7: Kon-Tum 92

trục này một cách hữu-hiệu vào các hoạt-động yểm-trợ các lực-lượng mặt đất
và tiếp cứu các phi-hành-đoàn bị bắn hạ.8

Một trong các phi-công của Thái-Dương tiến lại gần: “Điều gì đưa các
anh đến Pleiku?”
Hải quay mặt về phía anh ta: “Chúng tôi đang đến đến Kon-Tum để tăng
cường phòng-thủ tại đó.”
“Chào mừng các anh đã đến đây. Mọi thứ đang trở nên xấu đi. Anh có
nghe nói Quân-đội Bắc-Việt đã xâm chiếm vùng Phi Quân-sự ngày hôm qua
không? Các sư-đoàn quân chính-quy. Họ đang tấn-công Quân-đoàn I.”

8
Byron E. Hukee, Các đơn vị Khu-trục A-1 Thiên-Kích của Không-lực Hoa-Kỳ và Không-
lực Việt-Nam Cộng-Hòa trong Chiến-tranh Việt-Nam (USAF and VNAF A-1 Skyraider
Units of Vietnam War) (Oxford, UK: Osprey 2013), 8-12.
Chương 7: Kon-Tum 93

“Vâng. Chúng tôi sẽ giữ phòng-tuyến ở đây” - Hải trả lời - “Bây giờ các
anh thấy các Mũ-Đỏ đã hiện-diện ở thị-xã.”
“Tôi biết. Một số mũ-đỏ nhảy-dù đã đến đây vào các tuần trước trên
đường di-quân đến Kon-Tum. Chúng tôi đã thấy rất nhiều hoạt-động của địch
trên đó.”
Một số phi-công A-1 khác tụ-tập xung quanh và tham-gia cuộc trò chuyện
với các sĩ-quan Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Họ vừa uống và tán gẫu, và uống nhiều
hơn. Tính hài hước của bác-sĩ Liệu thuộc dạng hiếm có. Anh mang đến niềm
vui cho mọi người. Tình bằng-hữu của họ đã hình-thành. Họ trao đổi thông-tin
liên-lạc và chia sẻ những câu chuyện với nhau. Những người tốt, tập hợp lại,
yêu cuộc sống sôi-động chỉ có thể có trong sự điên-rồ của chiến-tranh.
Người phi-công đang nói chuyện với Hải nhìn đồng hồ: “Đã muộn, đến
giờ đi rồi.”
Hải gật đầu: “Ừ, muộn rồi. Ngày mai là ngày trọng đại.”
Người phi-công mỉm cười. “Chúc may mắn đến với anh. Chúng tôi có
thể sẽ bay yểm-trợ cho các anh trên đó.
Hải bắt tay anh ta: “Rất vui vì điều đó. Chúc anh ngủ ngon.”
Sau buổi điểm-tâm sáng ngày 31 tháng Ba năm 1972, các chiến-binh
nhảy-dù lên quân-xa tiến về Kon-Tum. Bảo ngồi cùng xe với người chỉ-huy
đoàn quân-xa, một sĩ-quan hướng-đạo-viên địa-phương thông-thạo lộ-trình. Họ
ngồi trên xe jeep đi ở gần đầu đoàn quân-xa, ngay phía sau thành-phần an-ninh
dẫn đầu. Duffy và Hải ngồi trên xe jeep tiếp theo. Các chiến-binh cùng với
quân-trang của Tiểu-đoàn 11 đã lắp đầy trên đoàn quân-xa tiếp sau. Mễ với tư-
cách là tiểu-đoàn-phó, đi gần cuối đoàn quân-xa. Một chiếc L-19 Bird Dog, loại
trinh-sát-cơ có một động-cơ nhẹ, bay quan-sát ở trên đầu theo trục tiến quân,
sẵn sàng gọi pháo-binh yểm-trợ nếu đoàn quân-xa bị phục-kích.
Đoàn quân-xa bắt đầu rời khỏi căn-cứ không-quân ở Pleiku, băng qua
đầu phía bắc hỗn-độn của thị-xã, lăn bánh qua những ngôi nhà đơn sơ và những
túp lều lụp-xụp trước khi tiến vào vùng nông-thôn dọc theo Quốc-lộ 14. Họ
tăng tốc khi di-chuyển về phía những ngọn núi phía xa, những chiếc quân-xa
băng qua những ổ-gà dọc theo con đường nhấp nhô. Họ đi qua những trang-trại
Chương 7: Kon-Tum 94

nhỏ với các khu vườn, vườn cây ăn quả và những cánh đồng đã thu-hoạch với
nhiều dấu vết chiến-tranh để lại. Những người nông-dân lo lắng, với nổi sợ
Việt-Cộng chỉ hơn một chút so với sự kinh-hoàng do hệ-lụy từ các cuộc hành-
quân của chánh-phủ, đã làm việc cật lực để thu hoạch xong mùa vụ để nuôi
sống gia-đình họ và hy-vọng mang lại một chút tiền mặt ở chợ.
Các quân-xa vòng qua một khúc cua lớn và lao ầm ầm qua cây cầu đã bị
hỏng bắc qua sông Ia Ro’al nhỏ bé. Từ đó, họ đến ngọn đồi đầu tiên trong hành-
trình. Các quân-xa giảm số và tiếng động cơ diesel kêu rầm-rĩ khi leo lên đoạn
đường ngắn. Ở phía trên, âm thanh lại giảm xuống mức khàn-khàn khi chuyển
sang số cao hơn. Đoàn quân-xa tiếp-tục lăn bánh dọc theo con đường về phía
một đường đèo cách tám dặm về phía trước.
Các quân-xa lại một lần nữa gồng-minh leo lên ở đoạn cuối cùng. Các
chiến-binh nhảy-dù ngồi trong tư-thế cảnh-giác. Các sườn đồi ép sát vào đường.
Cây cối trong rừng hiện ra lờ-mờ như những gã khổng-lồ, những cành tối màu
và những cành khẳng-khiu của chúng vươn ra đầy đe-dọa. Nguy-hiểm là có thật
vì Việt-Cộng thường hay phục-kích ở đây. Một đỉnh núi hiện ra lờ-mờ bên trái
khi họ băng qua đỉnh núi. Họ vượt qua đèo Chu-Pao9 và tiến vào địa-phận tỉnh
Kon-Tum.
Đoàn quân-xa đi xuống một thung lũng-rộng lớn xanh tươi, xen kẻ với
những ngôi làng của bộ-tộc, mỗi ngôi làng có một ngôi nhà rông mái cao nằm
ở trung-tâm, xung quanh là những ngôi nhà sàn của các gia-đình. Hải, đã quen
thuộc với vùng này từ các cuộc hành-quân trước đây, giải-thích với Duffy: “Xứ
này của người Thượng, vùng đất của các bộ-tộc.”
Duffy gật đầu: “Tôi biết một chút. Tôi đã đọc một ít, và từng làm việc
với các chiến binh Bru và Rhadé (Ê-đê) trong chuyến công-tác đầu tiên của tôi
ở Quân-đoàn I. Anh biết gì về những người ở đây?”
“Cái tên Kon-Tum bắt nguồn từ hai từ bản-địa, có nghĩa là “hồ của các
làng” (pool of villages). Ở đây có nhiều người Thượng hơn bất kỳ nơi nào khác
ở Việt-Nam. Chín bộ-tộc ở Cao-Nguyên. Họ sinh sống bên rìa rừng rậm. Với

9
Những người Hoa-Kỳ thường gọi là Kontum Pass (Đèo Kon-Tum).
Chương 7: Kon-Tum 95

các khu vườn nhỏ và các hoạt-động câu cá và săn bắn. Nhưng có quá nhiều vấn-
đề. Hiện có quá nhiều VC.”
Hải dừng lại một chút trước khi tiếp-tục: “Bộ-tộc Rhadé quan-trọng,
nhưng chỉ ở phía nam Cao-nguyên. Người Jarai sống xung-quanh Pleiku. Ở
Kon-Tum, chủ-yếu là các làng của người Bahnar và Sedang. Họ thích người
Hoa-Kỳ. Tiếc là các anh đã rời đi.”
John quan-sát các dân làng bản-địa sống dọc đường, một số người mặc
quần áo rách nát, những người khác mặc trang-phục dân-tộc sặc sỡ với những
chiếc mũ đội đầu rất cuốn hút. Họ nhìn lại anh chằm-chằm. Cuộc chiến này hẳn
đã thay đổi cuộc sống của họ - anh nghĩ - Điều gì sẽ xảy ra với họ khi cuộc
chiến kết-thúc?10
Hai trực-thăng tấn-công Cobra bay thấp trên đầu, đáp xuống một doanh-
trại quân-sự nhỏ nằm sát bên đường. John nghĩ đó hẳn là Tiền-doanh Hành-
quân 2 (Forward Operating Base 2 - FOB-2), nơi đặt Trung-tâm Chỉ-huy và
Điều-khiển (Command and Control Central - CCC), một trong những địa-điểm
phát-xuất các nhiệm-vụ xuyên biên-giới sang Cao-Miên và Ai-Lao của MACV-
SOG. Lực-lượng Đặc-biệt của Nam Việt-Nam hiện đã ghánh vác trọng trách
này thay SOG, và các Mũ Nồi-xanh còn lại của Hoa-Kỳ chủ-yếu gồm các huấn-
luyện-viên. Tuy nhiên, đó là một hoạt-động tuyệt-mật. John chỉ gật đầu và mỉm
cười khi xe của ngang qua doanh-trại.
“Thị-xã Kon-Tum” – một người điều-khiển quân-xa kêu lên khi họ đến
gần cây cầu bắc qua sông Đăk Bla.
“Thị-xã Kon-Tum” - Hải thông-dịch lại cho Duffy - “Đó là tỉnh-lỵ của
tỉnh Kon-Tum. Thị-xã có thể có đến ba mươi ngàn dân, có khu doanh-trại của
MACV, phi-trường, nhà-thờ Công-giáo, quân-y-viện. Và một bệnh-viện dân-

10
Để biết thêm thông-tin về các bộ-tộc bản-địa rất hấp dẫn này, xem Gerald Cannon
Hickey, Những đứa con của Núi và Tự-do trong Rừng (Sons of the Mountains and Free
in the Forest) (New Haven, CT: Nhà xuất-bản Đại-học Yale, 1982), Oscar Salemink,
Dân-tộc-học Cao-Nguyên Trung-phần Việt-Nam (The Ethnography of Vietnam's Central
Highlanders) (Honolulu: Nhà xuất-bản Đại-học Hạ-Uy-Di, 2003), và Howard Sochurek,
Người Thượng ở Việt-Nam: Bị kẹt trong gọng kềm Chiến-tranh (Vietnam's Montagnards:
Caught in the Jaws of a War), Tập-san Địa-lý Quốc-gia (National Geographic), 133, Số
4 (tháng 04-1968), 443-87.
Chương 7: Kon-Tum 96

sự do một phụ-nữ Hoa-Kỳ là bác-sĩ Pat Smith điều-hành. Bác-sĩ Pat nhận chữa-
trị cho tất cả mọi người, đặc-biệt là những người Thượng.”
Anh chỉ tay về phía trước: “Chúng ta đi thêm mười lăm cây số về phía
bắc để đến Võ-Định. Chúng ta sẽ trình-diện với bộ chỉ-huy lữ-đoàn tại đó.”
Đoàn quân-xa lăn bánh xuyên qua thị-trấn Võ-Định11 bé nhỏ rồi rẽ vào
một cánh đồng rộng lớn cách thị-trấn nửa dặm. Các quân-xa dừng lại bên cạnh
các hầm trú ẩn được xây cất rất kiên-cố. Bánh xe của các quân-xa đến trước đã
ép lên làm mặt khô cứng. Tuy nhiên, có những đám mây bụi bốc lên xung quanh
họ khi dừng lại. Các hầm trú ấn lớn được làm bằng các thanh gỗ được gia-cố
bằng các tấm vỉ-sắt thường được sử-dụng lót trên bề mặt của phi-đạo dã-chiến.
Các quân-nhân đã chất nhiều lớp bao cát lên bên trong và bên ngoài các bức
tường bằng vỉ-sắt và xếp chồng trên nóc hầm. Các hầm trú ẩn nhỏ hơn đã được
làm từ các thùng chứa hàng bằng kim-loại được phủ bằng các lớp bao cát tương
tự. Dây điện kéo từ các cột điện gần đó, nhưng máy phát điện dự-phòng cũng
được chuẩn-bị sẵn sàng trong các hầm nhỏ bằng bao cát. Hầm lớn nhất được
dùng làm bộ chỉ-huy.
Đại-tá Trần-Quốc-Lịch, Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, đứng chờ
ngoài hầm chỉ-huy chào đón bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Đại-tá Lịch
từng là thượng-cấp của Mễ trong cuộc Hành-quân Lam-Sơn 719, và hiện vẫn
đang nắm quyền chỉ-huy lữ-đoàn.12 Đứng bên cạnh Đại-tá Lịch là cố-vấn-
trưởng của phía Hoa-Kỳ cho Lữ-đoàn 2, Thiếu-tá Peter Kama, một người gốc
Hạ-Uy-Di cao lớn, vai rộng, vừa đến lữ-đoàn sau một thời-gian phục-vụ trong
vai-trò sĩ-quan tùy-viên cho Đại-tướng Frederick Weyand, Tư-lệnh-Phó Bộ Tư-
lệnh MACV ở Sài-Gòn.13

11
Thị-trấn Võ-Định nay được cải-danh thành thị-trấn Đắk-Hà, thuộc huyện Đắc-Hà, tỉnh
Kon-Tum (N.D).
12
Hạ-tuần tháng 08-1972, Đại-tá Lịch xin từ-nhiệm Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-
Dù vì lý-do sức-khỏe. Sau đó ông được bổ-nhiệm làm Tham-mưu-Trưởng kiêm Trưởng
Phòng Ba Sư-đoàn Nhảy-Dù một thời-gian ngắn trước khi về làm Tư-lệnh Sư-đoàn 5 Bộ-
binh, và được thăng Chuẩn-tướng. Chức-vụ cuối cùng của ông là Chánh thanh-tra Quân-
đoàn IV/Quân-khu 4. Sau sự-kiện 30-04-1975, ông trải qua mười ba năm trong tù cải-tạo
trước khi cùng gia-đình đến định-cư ở Hoa-Kỳ theo diện H.O (N.D).
13
Thiếu-tá Peter Kama là sĩ-quan tùy-viên (Aide de Camp) của Đại-tướng Frederick
Weyand (Tư-lệnh-Phó đặc-trách Hành-quân MACV) từ tháng 11-1970 đến tháng 12-
Chương 7: Kon-Tum 97

John đã nghe danh-tiếng của Kama. Kama đang tham-gia chuyến công-
tác thứ ba của anh tại Việt-Nam. Anh từng tham-gia chiến-đấu ở tất-cả cấp-độ,
từ trung-đội-trưởng bộ-binh đến đại-đội-trưởng và tham-mưu-trưởng tiểu-đoàn.
Lục-quân mới đây đã đưa anh vào danh-sách đệ-trình thăng-cấp trung-tá, nhưng
hiện anh vẫn còn mang lon thiếu-tá. Anh đã tinh-nguyện đi tham-gia tác-chiến.
Anh là một sĩ-quan rất mạnh-mẽ và nguyên-tắc.
Bảo giơ tay chào Lịch, và được ông tiếp đón niềm nở. Đại-tá Lịch chào
Mễ, Hải, và Duffy trước khi dẫn Bảo và mọi người vào hầm chỉ-huy. Duffy đến
phía sau, trò chuyện với Peter Kama. Ngay trước khi bước vào trong, Duffy
nhìn ra xa, có ấn-tượng với dãy núi với nhiều đỉnh cao ở phía tây. Thành-phần
còn lại của tiểu-đoàn đang bận-rộn bốc hàng từ các quân-xa và dựng lều trại.
Bộ tham-mưu lữ-đoàn bắt đầu thuyết-trình tóm-tắt tình-hình và cho thấy
không được khả quan. Mỗi nhận-xét được đưa ra bằng Anh-ngữ, sau đó là phần
thuyết-giải chi-tiết bằng tiếng Việt nhằm bảo-đảm mọi người thấu-triệt các ý-
định và kế-hoạch. Thuyết-trình-viên nhấn mạnh về quân-số của địch đang gia-
tăng hàng ngày, tràn vào từ các căn-cứ-địa ở phía bên kia biên-giới Ai-Lao và
Cao-Miên. Nhịp độ các cuộc hành-quân của Quân-đội Bắc-Việt trong nội-địa
Nam Việt-Nam đã tăng lên. Bắc-Việt đã nã pháo vào các tiền đồn quân-sự và
thậm chí cả các căn-cứ quan-yếu, trong đó gồm cả phi-trường trọng-yếu ở thị-
xã Kon-Tum. Bắc-Việt mang đến một số lượng lớn đại-liên phòng-không và
bắn vào mọi phi-cơ ở trong tầm tác-xạ. Họ dường như đang có dự-định làm
điều gì đó lớn ở đây.
Đại-tá Lịch đứng dậy đưa ra nhận-xét cá-nhân bằng Anh-ngữ: “Địch sẽ
từ Ai-Lao, theo Đường 512, tiến về phía đông Tân-Cảnh. Họ cũng đến từ Cao-
Miên theo con đường mới xây dọc theo con lộ cũ của người Pháp. Điều đó cho
thấy họ dự-định tấn-công vào thị-xã Kon-Tum từ cả phía tây và phía bắc. Sau
khi chiếm Kon-Tum, họ tiến về Pleiku, rồi chuyển sang về phía đông và tấn-
công qua An-Khê để ra vùng duyên-hải. Họ sẽ cắt đôi nước ta, giống như họ đã
từng làm với người Pháp vào năm 1954.”
John nhìn Mễ thắc mắc:

1971. Sau đó, Thiếu-tá Kama tình-nguyên xin đi tác-chiến, và được chỉ-định là cố-vấn-
trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù (N.D).
Chương 7: Kon-Tum 98

“Tôi sẽ giải-thích cụ thể với anh sau” - Mễ thì thầm.


Đại-tá Lịch đúc-kết: “Sư-đoàn 22 phòng-thủ tại đây, phía bắc Tân-Cảnh
(ZB 051-217), với hai trung-đoàn bộ-binh và được tăng-phái một thiết-đoàn kỵ-
kinh. Tiểu-đoàn 62 Biệt-Động-Quân giữ Trại Bạch-Hổ (YB 873-257) ở ngay
vùng Tam-biên, và Tiểu-đoàn 95 Biệt-Động-Quân giữ Trại Lệ-Khánh (ZA 028-
937) ở phía tây Kon-Tum, để chống giữ cho cả hai nơi này. Các tiểu-đoàn nhảy-
dù đóng ở các căn-cứ hỏa-lực dọc theo các đỉnh của dãy núi ngay phía tây. Tiểu-
đoàn 2 Nhảy-Dù tại Căn-cứ hỏa-lực Delta (ZB 022-075, Đỉnh 1049). Tiểu-đoàn
7 Nhảy-Dù tại Căn-cứ hỏa-lực Hotel (ZB 033-039). Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù tại
Căn-cứ hỏa-lực 5 (YB 988-153, Đỉnh 1338), với một đại-đội nhảy-dù trách-
nhiệm bảo-vệ cho một pháo-đội tại Căn-cứ hỏa-lực Yankee (YB 998-130, Đỉnh
1349). Đại-đội Trinh-sát 2 Nhảy-Dù của chúng ta hoạt-động như “tai-mắt”
trong vùng để thâu thập tin-tức tình-báo.14
Đại-tá Lịch nhìn thẳng vào mọi người đang đứng trước mặt, và với vẻ
mặt đanh lại: “Tình-hình khẩn-cấp. Một trực-thăng vận-tải hạng nặng, Chinook
CH-47, của Hoa-Kỳ đã bị bắn hạ vào ngày hôm qua tại Delta. Phi-hành-đoàn
sống sót và đã vào được bên trong Delta. Một trực-thăng khác đến để bốc phi-
hành-đoàn, nhưng không thể đáp xuống vì có quá nhiều VC. Không có phi-cơ
nào có thể đáp xuống Delta. Có quá nhiều đại-liên phòng-không.”
Cuối cùng, Đại-tá Lịch ban lệnh: “Tiểu-đoàn 11 của các anh đến Căn-cứ
hỏa-lực Charlie (ZB 009-108), ngay phía bắc Delta vào ngày mai. Bảo, tiểu-
đoàn của anh là xuất-sắc nhất. Tôi biết anh chỉ có năm mươi sáu phần trăm
quân-số khiển-dụng. Lẽ ra anh phải có tám trăm ba mươi sáu sĩ-quan, hạ-sĩ-
quan và binh-sĩ. Anh đang chỉ có bốn trăm bảy mươi mốt người. Tuy nhiên, các
anh là tiểu-đoàn tốt nhất của tôi. Tôi đặt các anh vào vị-trí khẩn-cấp nhất.

14
Các tọa-độ của các căn-cứ hỏa-lực đặt trong dấu ngoặc đơn do người dịch têm vào để
tiện tra-cứu. Ngoài ra, ở phía bắc và đông-bắc vùng Tam-biên, dọc theo Quốc-lộ 14, cách
Trại Bạch-Hổ (Ben Het Camp) khoảng 16 cây số là Trại Dak Seang (YB 902-409), tức
Trại Lực-lượng Đặc-Biệt A-245 cũ của Hoa-Kỳ, do Tiểu-đoàn 90 Biệt-Động-Quân trấn
giữ, và cách 40 cây số là Trại Đức-Phong (YB 945-684), tức Trại Lực-lượng Đặc-biệt A-
242 Dak Pek cũ, do Tiểu-đoàn 95 Biệt-Động-Quân trấn-giữ. Phía nam Bạch-Hổ và phía
tây-bắc Căn-cứ hỏa-lực 5 là Căn-cứ hỏa lực 6 (YB 934-187) do một tiểu-đoàn bộ-binh
của Sư-đoàn 22 Bộ-binh luân-phiên trấn đóng bảo-vệ một pháo-đội 105 ly (N.D).
Chương 7: Kon-Tum 99

Nhiệm-vụ của anh: Chiếm giữ các vị-trí trên căn-cứ hỏa-lực cũ và bảo-vệ chúng
- bằng mọi giá.”
Peter Kama quay sang John: “Chuỗi các căn-cứ hỏa-lực trên các đỉnh đồi
đó được gọi là Hỏa-Tiễn-San (Rocket Ridge). Nó là chìa-khóa để phòng-thủ
cho Kon-Tum và cũng như cho toàn bộ trung-phần Việt-Nam.”
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 100

CHƯƠNG 8: HỎA-TIỄN-SAN

Sau buổi thuyết-trình, Kama và Duffy nói chuyện ở bên ngoài. John hỏi:
“Tại sao người ta gọi là Hỏa-Tiễn-San?”
Peter giải-thích: “Những người Hoa-Kỳ đã đặt tên Hỏa-Tiễn-San từ nhiều
năm trước. Địch thường bắn hỏa-tiễn 122 ly từ trên các cao-điểm của dãy núi
xuống quốc-lộ và các làng mạc ở bên dưới. Lục-quân Hoa-Kỳ đã cho xây-dựng
một chuỗi các căn-cứ hỏa-lực để kiểm-soát các cao-điểm của dãy núi, ngăn chặn
sự xâm-nhập của Quân-đội Bắc-Việt. Bây giờ những người cộng-sản muốn
quay trở lại. Họ cần nơi này này cho các kế-hoạch thôn-tín của họ.”
Peter tiếp-tục: “Hôm nay là ngày Cá Tháng-Tư, nhưng chuyện này không
phải đùa đâu. Hỏa-Tiễn-San vốn hàm chứa nhược điểm. Điều không may là
toàn bộ khu-vực đã có nhược điểm. Chúng ta đang đương-đầu với các thành-
phần tốt hơn của hai sư-đoàn Quân-đội Bắc-Việt cùng với các lực-lượng tăng-
viện. Các lực-lượng quân bạn đông đảo hơn. Mười bảy cây số về phía bắc là
Sư-đoàn 22 bộ-binh của Nam Việt-Nam không được đánh-giá cao. Vị tân chỉ-
huy là Đại-tá Lê-Đức-Đạt không có được danh-tiếng tốt, và không được xem là
một lãnh-đạo hữu-hiệu. Mười bảy cây số về phía tây-nam, không thể biết được
Biệt-Động-Quân tại Polei Kleng có thể cầm cự được bao lâu trước một cuộc
tấn-công lớn? 1 Khoảng hơn hai mươi cây số ở giữa thuộc về Hỏa-Tiễn-San. Và
tôi biết những gã xấu muốn có được nó. Pháo-binh của Quân-lực Việt-Nam
Cộng-Hòa được phối-trí dọc trên dãy núi đã ngăn cản việc điều-động của địch

1
Trại Polei Kleng, hay Kleng, theo cách gọi Việt-ngữ là Lệ-Khánh, nguyên-thủy là trại
Dân-sự Chiến-đấu A-241 do Lực-lượng Đặc-biệt Hoa-Kỳ thành-lập vào tháng 06-1966,
cách thị-xã Kon-Tum khoảng 22km về phía tây, án ngữ con đường độc đạo 511 vào thị-
xã Kon-Tum. Đến ngày 31-08-1970, trại Polei Kleng được chuyển-giao cho Biệt- Động-
Quân với khoảng 403 dân-sự chiến-đấu mà phần đông thuộc sắc-tộc Thượng để thành-
lập Tiểu-đoàn 62 Biệt-Động-Quân Biên-phòng. Vào ngày 04-05-1972, trại Lệ-Khánh bị
tấn-công bởi Trung-đoàn 52 (từng thất-bại khi đánh Căn-cứ hỏa-lực Delta vào ngày 03-
04-1972), Sư-đoàn 320 của Quân-đội Bắc-Việt, với sự yểm-trợ của chiến-xa và pháo-
binh. Đến ngày 09-05-1972, Tiểu-đoàn 62 phải di tản về Kon-Tum. Thiếu-tá Tiểu-đoàn-
trưởng Bửu-Chuyển và nhiều thuộc cấp đã tử-trận trên đường đi. Chỉ còn 190 trong số
hơn 400 quân-nhân của trại về đến thị-xã Kon-Tum chiều ngày 09-05-1972 (N.D).
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 101

để tấn-công vào Tân-Cảnh, và sẽ làm gián đoạn mọi cuộc chuyển quân về phía
nam dọc theo Quốc-lộ 14 về hướng Kon-Tum. Các căn-cứ hỏa-lực này cũng
ngăn chặn hướng di-chuyển trực tiếp của địch sang phía đông nếu địch chọn
cách vượt qua những ngọn đồi đó. Hướng vượt sang phía đông của cuộc tấn-
công như vậy có thể sẽ đi ngay trên đầu của Charlie.”
“Hiểu rồi” - Duffy nói.
Kama tiếp-tục: “Các sư-đoàn Quân-đội Bắc-Việt đã vượt qua vùng Phi-
Quân-sự từ hai ngày trước. Có vẻ như họ đang lên kế-hoạch cho một cái gì đó
lớn ở đây. Tin-tức tình-báo cảnh-báo về một cuộc tấn-công xuất-phát từ Cao-
Miên về hướng Sài-Gòn cũng có thể xảy ra. Chúng ta đang xem-xét một cuộc
xâm-lăng tổng-lực của Bắc-Việt vào Nam Việt-nam. Và chúng ta không còn
các quân-nhân Hoa-Kỳ ở Cao-Nguyên. Chúng ta đã triệt-thoái hết các đơn-vị
của chúng ta khỏi Việt-Nam. Tại đây, trong ranh giới Quân-đoàn II, chúng ta
không còn các lực-lượng bộ-chiến của Hoa-Kỳ. Tất cả đã triệt-thoái về nước.
Chúng ta chỉ có một số ít đại-đội trực-thăng của Lục-quân Hoa-Kỳ và một ít
phi-cơ chiến-thuật của Không-quân Hoa-Kỳ ở trong tình-trạng khả-dụng - và
các oanh-tạc-cơ B-52 đến từ Guam hoặc Thái-Lan khi chúng ta cần họ. Đó là
những gì chúng ta có. Thắng-lợi của trận-đánh trên mặt đất hiện đang phụ-thuộc
vào Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.”
Lông mày của Peter hạ xuống: “Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù là lực-lượng trừ-bị
chiến-lược của quốc-gia. Bây giờ lữ-đoàn đã được gửi đến đây. Tiểu-đoàn 11
là thành-phần trừ-bị của lữ-đoàn. Bây giờ các anh đang được gửi đến đây. Điều
đó nghĩa là không còn lực-lượng trừ-bị. Không còn ai khác. Không còn ai theo
sau các anh. Không có tiếp-viện-quân. Các anh chính là tiếp-viện-quân.2 Các

2
Quả thật là Bộ Tổng-tham-mưu không còn lực-lượng tổng trừ-bị để tăng-phái cho Quân-
đoàn II. Sư-đoàn Nhảy-Dù chỉ còn lại hai lữ-đoàn thì Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù phòng-thủ bên
trong thị-xã An-Lộc, còn Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù thì đang cùng Sư-đoàn 21 Bộ-binh đánh
giải-tỏa cho thị-xã An-Lộc từ phía nam dọc theo Quốc-lộ 13 (sau đó cả hai lữ-đoàn cùng
ra Quảng-Trị); Liên-đoàn 81 Biệt-Cách-Dù, một đơn-vị tổng trừ-bị cấp Lữ-đoàn, cũng đã
vào phòng-thủ thị-xã An-Lộc cùng với Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù và sau đó cũng ra Quảng-Trị.
Sư-đoàn Thủy-quân Lục-chiến thì Lữ-đoàn 147 đã tổn-thất ở các căn-cứ tại Quảng-Trị
trong giai-đoạn đầu và đang tái bổ-sung tại Huế, Lữ-đoàn 258 và Lữ-đoàn 369 trách-
nhiệm phòng-thủ bờ nam sông Mỹ-Chánh. Biệt-Động-Quân thì toàn bộ các Liên-đoàn
tổng trừ-bị (Liên-đoàn 1, 4, 5, 6, và 7) đều được tăng-phái cho Quân-đoàn I.
Đến ngày 20-04-1972, Liên-đoàn 6 Biệt-Động-Quân (các tiểu-đoàn 33, 35, và 51), đã
được tăng-phái cho Quân-đoàn I từ ngày 04-04-1972, mới được rút về tăng-phái cho
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 102

anh phải giữ Charlie và ngăn chặn Quân-đội Bắc-Việt vượt qua Hỏa-Tiễn-San.
Bắc-Quân không thể chiếm các cao-địa đó và tiến xuống dọc theo Quốc-lộ 14
vào thẳng Kon-Tum và sau đó là Pleiku.”
Kama hứa hẹn: “Tôi sẽ cung-cấp mọi không-yểm cho các anh trong tất
khả-năng có thể của tôi. Tôi sẽ tập hợp mọi đầu mối có thể. John Paul Vann là
cố-vấn-trưởng Hoa-Kỳ tại Quân-đoàn II. Anh ấy có một số ảnh-hưởng nhất
định. Nhưng cũng cần thấu-triệt rằng nơi này là mặt trận thứ hai trong số hai
mặt trận, và có thể sẽ có thêm một mặt trận thứ ba.3 Có thể có chút khó khăn để
có được mọi thứ chúng ta cần.”
Peter Kama quan-sát John và lưu-ý thêm: “Anh là cố-vấn duy nhất của
tiểu-đoàn. Trong khi toán cố-vấn thông thường gồm ba người với hai sĩ-quan
và một hạ sĩ-quan. Anh cần có người thay thế trong tình huống bị thương. Chỉ
có người Hoa-Kỳ mới có thể yêu-cầu không-yểm và trực-thăng của Hoa-Kỳ, kể
cả trực-thăng tản-thương. Tôi có một trung-úy Lực-lượng Đặc-biệt, tôi sẽ giao
anh ta cho anh. Hiện tại anh ta đang đi nghỉ phép, nhưng anh ta sẽ quay lại sau
vài ngày nữa. Anh ta có thể tham-gia cùng anh sau đó.”
John suy-nghĩ một lúc: “Không, cám ơn. Tôi đã hiểu. Tôi không có ý-
định bị thương. Và tôi đã đơn-thân làm việc với các chiến-hữu này được một
thời-gian rồi. Không thành vấn-đề.”
“Đồng ý. Nhưng nếu anh đổi ý, hãy cho tôi biết.”
Đánh-giá của Kama về Duffy? Anh ấy nghĩ Duffy bị điên. Nhưng anh
cũng đã làm cho Duffy thấy sự tự tin và can cảm, nắm vững trách-vụ trong tầm
tay. Peter sẽ làm tất cả những gì có thể để có được sự yểm-trợ mà anh biết rằng
Duffy sẽ cần cho việc phòng-thủ Charlie.

Quân-đoàn II, nhưng là để thay thế cho Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù rút về Sài-Gòn để tái chỉnh-
trang để ra Quảng-Trị. Quân-đoàn II ngoài được tăng-phái Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù ra, chỉ có
thể xoay xở bằng lực-lượng cơ-hữu (Sư-đoàn 22 và 23 Bộ-binh, Địa-phương-quân và
Nghĩa-quân) và các đơn-vị phối-thuộc (các Liên-đoàn Biệt-Động-Quân trừ-bị và biên-
phòng ở Quân-đoàn I, và Lữ-đoàn 2 Kỵ-Binh) (N.D).
3
Cuối cùng có đến bốn mặt-trận trong cuộc Tấn-công Phục-Sinh 1972: Mặt-trận Quảng-
Trị - Huế ở Quân-đoàn I/Quân-khu 1, mặt-trận Kon-tum ở Quân-đoàn II/Quân-khu 2,
mặt-trận Bình-Long - An-Lộc ở Quân-đoàn III/Quân-khu 3, và mặt-trận biên-giới Cao-
Miên ở Quân-đoàn/Quân-khu 4. Như một câu khẩu-hiệu rất phổ-thông vào mùa hè đỏ lửa
1972 là Bình-Long anh-dũng - Kon-Tum kiêu-hùng – Trị-Thiên vùng-dậy (N.D).
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 103

Dường như chợt nghĩ ra điều gì, Kama nói thêm: “Ngày mai là ngày Chủ-
nhật Phục-Sinh. Chúa sẽ ở bên anh.”
Duffy mỉm cười: “Cảm ơn. Chúc mừng Phục-Sinh!”4
Các chỉ-huy của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù hoạch-định kế-hoạch hành-quân
ngay trong đêm đó. Sau khi nghiên-cứu kỹ-lưỡng bản-đồ hành-quân và thảo-
luận với các sĩ-quan Lục-quân Việt-Nam ở địa-phương, Trung-tá Bảo đã hình-
dung được kế-hoạch trong đầu. Sáng sớm hôm sau, Bảo cho tập hợp tiểu-đoàn
và nói chuyện với các sĩ-quan tham-mưu và các chỉ-huy đại-đội:
“Bãi đáp chỉ có thể lên xuống từng trực-thăng một. Đại-đội 112 sẽ vào
trước, mang theo toán đề-lô để gọi yểm-trợ hỏa-lực khi cần. Đại-đội 113 nhảy
đợt tiếp theo, kế đến là 111, và 114. Các vị chỉ-huy đi trên trực-thăng dẫn đầu
của mỗi đại-đội. Tôi sẽ theo trực-thăng đầu tiên. Đại-úy Hải và Thiếu-tá Duffy
theo chiếc thứ hai. Thiếu-tá Mễ đi với Đại-đội 113. Thành-phần thuộc đại-đội
chỉ-huy chia ra đi với hai đại-đội bao chót.”
“Đại-đội Trinh-sát 2 của Lữ-đoàn đã vào vùng được đôi tuần nay, và cho
chúng ta cảm-giác an-ninh trong vùng. Bãi đáp (landing zone) dự-trù sẽ an-
ninh, nhưng cũng cần được chuẩn-bị. Quân-đội Bắc-Việt đang di-chuyển về
hướng đông từ Cao-Miên. Đồi 1020 là chỗ vượt lý-tưởng nhất. Đó sẽ là nơi
chúng ta sẽ đến. Họ không thể được vượt qua dãy núi đó.”
“Thời-gian của mỗi líp bay là mười phút. Việc đổ quân sẽ phải hoàn tất
trong vòng ba giờ. Lên tàu, nhảy xuống, và chuẩn-bị phòng-thủ. Dự-kiến có
địch ở bãi bốc. Cần phải chuẩn-bị.”
“Có ai thắc-mắc gì không?”
Anh dừng một chút: “Nếu không, hãy kiểm-tra người của các anh, thông-
tin liên-lạc, và xếp toán bốc. Sẵn sàng để di-chuyển vào buổi trưa. Chúng ta sẽ
vào trận-chiến. Hãy chiến-đấu như một chiến-binh nhảy-dù!”5

4
Điều thú vị là Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù được trực-thăng-vận vào Căn-cứ hỏa-lực Charlie
đúng vào ngày Chủ-nhật Phục-Sinh, ngày 02-04-1972. Chiến-dịch tổng-lực của Bắc-Việt,
mà trận-đánh ở Charlie chỉ là một phần, được gọi là cuộc Tấn-công Phục-Sinh năm 1972
(1972 Easter Offensive) - cuộc tấn-công lớn nhất của đối phương trong chiến-tranh.
5
Được ghi nhận vào thời-điểm đó bởi Thiếu-tá Duffy và sau đó được viết lại, đăng trên
website của John Duffy, E-Poetry World, tại www.epoetryworld.com.
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 104

Mễ tóm-lược bằng Anh-ngữ cho Duffy về các chỉ-thị của Trung-tá Bảo.
Các chỉ-huy về đại-đội và hoàn tất các công-tác chuẩn-bị cho đợt trực-
thăng-vận. Mễ thi-hành trách-vụ của một tiểu-đoàn-phó, tái kiểm-soát các hoạt-
động chuẩn-bị của các đại-đội và bảo-đảm các toán bốc được cắt đặt đúng vị-
trí, sẵn sàng phát-xuất. Hải xác-nhận rằng anh đã có đủ các phương-tiện truyền-
tin cần-thiết và mang theo một tấm bản-đồ hành-quân của khu-vực được bọc
lớp nhựa trong suốt ở mặt ngoài.6
Mỗi chiến-binh nhảy-dù mang theo một súng trường M-16 với cấp-số
bảy băng đạn, một số lựu đạn, một xẻng nhỏ, một bi-đông nước, và các khẩu-
phần lương-khô của cả Việt-Nam và Hoa-Kỳ. Các sĩ-quan mang theo súng lục
Colt 45. Mỗi đại-đội mang theo hai đại-liên M-60, chín phóng lựu M-79, và
một số hỏa-tiễn chống chiến-xa hạng nhẹ LAW, một số mìn Claymore, và bích-
kích-pháo 60 ly. Trung-đội vũ-khí thuộc đại-đội chỉ-huy mang các bích-kích-
pháo 81 ly và các đại-bác không giật 90 ly.7 Hàng đống đạn dược, ống dựng
nước uống và thuốc men, cùng với thực phẩm đã sẵn sàng không-vận vào
Charlie ở các chuyến trực-thăng tiếp sau khi các chiến-binh nhảy-dù vào được
Charlie.
Duffy mang theo nhiều thứ được cho là trên mức cần-thiết, nhưng anh
không nghĩ như vậy. Anh có một khẩu carbine và máy truyền-tin quân-sự tiêu-
chuẩn, gọi một cách thân-quen là Prick 25 (tên chính-thức là máy truyền-tin
PRC-25, sóng FM). Anh được phân-định một quân-nhân để giúp mang máy, và
cũng là âm-thoại-viên (RTO). Ba-lô của Duffy có một ăng-ten cần dài của máy
truyền tin có thể xếp lại được, ba cục pin dự phòng, và một máy AM/FM siêu-
tần-số để theo dõi các chương-trình tin-tức của Đài Quân-đội Hoa-Kỳ tại Việt-
Nam (American Forces Vietnam Network - AFVN). Anh chất đầy khoảng trống
còn lại trong ba-lô bằng các khẩu phần LRP, một vài hộp trái cây khẩu-phần C,
thêm vài đôi vớ, một poncho, bốn lựu-đạn thường, và bốn lựu đạn khói.8

6
Bản-đồ Dak Tô, tờ 6538-II, tỉ-lệ 1:50,000, series L7014, tham-khảo số-hóa của bản-đồ
tại đây: http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_to-6538-2.pdf (N.D).
7
Thông thường trung-đội vũ-khí ở đại-đội chỉ-huy của tiểu-đoàn mang theo bốn bích-
kích-pháo 81 ly, và hai đại-bác không-giật 90 ly; trung-đội vũ-khí ở đại-đội tác-chiến có
hai bích-kích-pháo 60 ly (N.D).
8
Khẩu-phần LRP (LRP Ration): Khẩu-phần thực-phẩm đông-lạnh-khô cho các hoạt-
động/tuần-tiễu Viễn-Thám (Long-Range Patrol). Khẩu-phần C (C-Ration): Các loại thực-
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 105

Anh cũng nhét đầy vật-dụng trong các túi của bộ quân-phục. Anh nhét
đầy bốn túi áo sơ-mi rộng và túi quần với hai bảng tấm pa-nô, địa-bàn, gương
chiếu, đèn chớp, đèn pin nhỏ, dao găm, đồ khui hộp P-38, bản-đồ, sổ-tay bọc
nhựa, các cây viết, cùng với bút-chì mỡ để vẽ trên bản-đồ. Trên thắt lưng và
dây ba-chạc, anh buộc chặt tám băng đạn loại hai mươi viên, bốn lựu đạn khói,
hai lựu đạn nổ, các hỏa-châu, các móc khóa, một con dao sắc nhọn, hai bình
nước và một bộ dụng-cụ cứu-thương bao gồm băng gạc, miếng dán, garô,
morphin, và thuốc tăng thể tích máu tự tiêm. Anh cũng đã mang theo hai máy
truyền-tin sinh-tồn dành cho các phi-hành-đoàn cấp cứu khẩn-cấp (AN/URC-
10), thường được trang-bị cho các toán Lực-lượng Đặc-biệt Hoa-Kỳ.
Quá trưa một chút, tám trực-thăng UH-1 Huey của Không-lực Việt-Nam
Cộng-Hòa đáp xuống cạnh các chiến-binh nhảy-dù đang tập-hợp, và tắt máy.
Hải chào đón các thành-viên phi-hành-đoàn, và thuyết-trình với họ về kế-hoạch
trực-thăng-vận.
Đại-úy Hoàng-Ngọc-Hùng, Đại-đội-Trưởng Đại-đội 112, đưa các chiến-
binh nhảy-dù đầu tiên của anh lên bốn chiếc Huey. Số còn lại sẽ lên bốn trực-
thăng tiếp theo sau vài phút. Tất cả ghế ngồi, trừ ghế của hoa-tiêu và các xạ-thủ
đại-liên ở hai bên cửa, đã được dỡ bỏ, vì vậy các chiến-binh nhảy-dù ngồi lên
sàn trực-thăng. Đại-úy Hùng lên chiếc dẫn đầu, để dành một chỗ cho Trung-tá
Bảo. Anh có biệt-danh là Hùng “Móm” để phân biệt với Đại-úy khác cùng tên
là Phạm-Đức-Hùng, Đại-đội-Trưởng Đại-đội 113, có biệt-danh là Hùng “Mập.”
Khi Bảo, Hải, và Duffy đến gần, các phi-công khởi-động máy. Tiếng
động-cơ khởi-động kêu ầm ỉ, âm thanh tăng dần cho đến khi một làn khói đen
bốc ra từ ống xả lúc các cánh quạt bắt đầu quay. Tiếng ồn-ào lúc khởi động
nhường chỗ cho âm thanh vù-vù của các cánh quạt khi trực-thăng tăng tốc và
động-cơ bắt đầu vận-hành trong tiếng vo-ve đều đặn của tua-bin. Mùi khí thải
hâm-hấp từ động-cơ tràn ngập hơi thở của các chiến-binh nhảy-dù. Khi Bảo lên
trực-thăng dẫn đầu, Hải và Duffy đã an-toàn trong trực-thăng số hai, các phi-
công tăng-tốc cánh quạt và điều-khiển động-cơ từ buồng lái, kéo những con
ngựa thồ rời khỏi mặt đất. Đợt bốc quân đầu tiên đã lên vùng.

phẩm đóng hộp, khẩu-phần quân-đội tiêu-chuẩn vào thời điểm đó. "Poncho liner" là một
loại chăn/mền quân-đội nhẹ được làm bằng nylon bông với polyester.
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 106

Bảo nhìn các chiến-binh nhảy-dù của mình. Sự quyết tâm như in lên
gương mặt các chiến-binh kỳ cựu. Các tân-binh thì có vẻ lo lắng. Trung-tá Bảo
liếc nhìn như trấn-an trước khi quay trở lại với suy-nghĩ của mình, nhìn theo
tán rừng xanh chạy đua bên dưới những chiếc trực-thăng đang tăng tốc. Khi
vượt sông Krông Poko, anh ngước mắt nhìn quang cảnh Cao-Nguyên mở ra
trước mắt. Đẹp! - anh nghĩ - Đây là một vùng đất xinh đẹp. Bọn cộng-sản chết
tiệt. Chúng phải dừng lại.
Anh cảm nhận được các phi-công kéo cần ga khi trực-thăng hướng lên
đỉnh của dãy núi. Anh hình dung dãy núi như một con voi khổng lồ, bị rừng
rậm bao bọc tứ phía, nổi bật lên là các đỉnh núi cao, hiểm trở ở phía tây-bắc và
một dãy núi nhỏ hơn ở phía đông-nam. Bảo thấy đầu voi như một ngọn đồi bên
phải, thân bên trái là một trảng cỏ lớn hơn. Họ vào giữa hai bên. Họ sẽ hạ cánh
trên phần gáy của con voi cổ ngắn.
Địch không xuất hiện ở bãi đáp. Pháo-binh Hoa-Kỳ từng sử-dụng nơi này
làm căn-cứ yểm-trợ hỏa-lực trong một thời-gian dài, nay đã bỏ phế. Pháo-binh
không còn gầm rú và cũng như không còn binh-sĩ đồn-trú nữa. Các giao-thông-
hào đã hoang phế từ lâu và như bị nuốt chửng vào trong lòng đất. Chỉ còn lại
cỏ cao, lùm bụi, và rừng rậm.
Bốn chiếc trực-thăng đầu tiên tản ra. Chiếc Huey dẫn đầu từ-từ hạ cánh
và đáp lơ-lửng ở độ cao chừng một bộ. Bảo nhảy xuống trước.9 Những người
còn lại nhảy theo phía sau. Trực-thăng cất cánh. Chiếc kế tiếp xà xuống cùng
vị-trí trên bãi đáp nhỏ. Phút chốc, hàng tá chiến-binh nhảy-dù từ bốn trực-thăng
đầu tiên đã tràn ngập bãi đáp. Họ nhanh chóng tiến-hành một cuộc tập dược
thực-hành tác-chiến bài-bản, tỏa ra hình-thành một vòng-đai phòng-thủ. Đại-
đội-trưởng Đại-đội 112 theo sát Bảo. Hải và Duffy sớm đến gia-nhập cùng họ.
Bảo lượng-định tình-hình, xác-nhận lại viễn-kiến của anh về cách thức
Tiểu-đoàn 11 có thể chiếm giữ địa-thế. Anh nói với ba sĩ-quan đứng bên cạnh:
“Phải giải quyết bằng những gì chúng ta đang có, không phải bằng những gì
chúng ta muốn có. Tôi không thích địa-hình ở đây. Nhưng chúng ta phải ở đây.
Chúng ta phải thích-ứng.”

9
Theo truyền-thống thì khi trực-thăng xuống bãi đáp thì chỉ-huy xuống trước, và khi bốc
lên thì chỉ-huy là người cuối cùng lên trực-thăng (N.D).
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 107

Bảo nói với Hùng Móm: “Cho thành-phần đại-đội của anh đã xuống tăng
cường phòng-thủ ở đây, xung quanh bãi đáp. Tôi sẽ cho các đại-đội khác băng
qua tuyến của anh để vào các vị-trí xung quanh căn-cứ hỏa-lực.”
Anh quay sang Duffy và Hải: “Làm việc với đề-lô.10 Giữ liên-lạc. Pháo-
yểm và không-yểm phải sẵn sàng nếu Bắc-Quân tấn-công.”
John Duffy lượng-định địa-thế, cố-gắng đặt mình vào vị-trí của địch để
hình-dung xem chỉ-huy của địch sẽ hành-động như thế nào. Kế-hoạch tác-chiến
của anh ta là gì? Anh ta sẽ sử-dụng những lối tiếp-cận nào để tiến quân? Anh ta
sẽ đặt các trạm quan-sát để điều-chỉnh pháo-binh ở đâu? Làm thế nào anh ta sẽ
phối-trí vũ-khí phòng-không? Duffy phải hiểu những gì Quân-đội Bắc-Việt có
thể làm để lên kế-hoạch cho các cuộc không-kích cần-thiết nhằm ngăn chặn.
Chuyến bay tiếp theo của các Hueys đến trong vài phút, tiếng vo-ve đặc-
biệt của các cánh quạt như phá toang không-khí buổi chiều khi chúng đến gần.
Một thứ âm thanh không thể nhầm lẫn cho cả quân bạn lẫn quân địch. Các trực-
thăng tiếp-tục bốc các chiến-binh nhảy-dù từ Võ-Định và thả xuống bãi đáp, cứ
khoảng mười đến mười lăm phút lại có một phi-đội bốn trực-thăng bay đến.
Khi Hùng Mập đáp xuống trong chuyến bay kế tiếp cùng với Đại-đội
113, Bảo chỉ vào các ngọn đồi cao ở phía tây và địa-thế cao dần về phía tây-
bắc: “Tôi lo ngại vùng cao-địa đó khống chế vị-trí này. Anh tùy nghi di-chuyển
trên dãy núi theo hướng tây-bắc. Tôi thấy một nơi có thể đặt vị-trí phòng-thủ
cách đây khoảng năm trăm thước. Tại đó có thể quan-sát tổng-quát khá tốt phần
còn lại của Charlie.”
Mễ và bác-sĩ Liệu đáp xuống từ trực-thăng kế tiếp sau trực-thăng chở
Hùng Mập. Họ tìm đến Hải và Duffy, hình-thành bộ chỉ-huy tiểu-đoàn lưu-
động, nối liên-lạc với các đại-đội khi họ đến, và với Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù tại
Võ-Định. Tình-hình xung quanh bãi đáp vẫn yên tĩnh.
Đại-đội 111 đến trong đợt trực-thăng-vận tiếp theo. Bảo chỉ-thị cho Đại-
đội 111 đến Đồi 960, ở đỉnh đầu voi, nhìn ra bãi đáp từ phía tây-bắc: “Thiết-lập
phòng-tuyến. Phối-hợp hỏa-lực với Đại-đội 112. Cả hai đại-đội cùng giữ an-

10
FO (Artillery forward observer): Sĩ-quan tiền-sát pháo-binh, gọi tắt là đề-lô pháo-binh.
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 108

ninh bãi đáp. Liên-lạc và bảo-đảm hai Đại-đội 111 và Đại-đội 113 biết đích-xác
các vị-trí đóng quân hỗ-tương.”

(Tham-khảo thêm Bản-đồ 3-1 & 3-2 ở Phụ-chú 3)


Xoẹt, xẹt! Xoẹt, xẹt! Những quả đạn tiên khởi của địch được khai-hỏa,
một vài trái hỏa-tiễn rơi xuống đỉnh đồi. Không có thiệt hại hay tổn-thất. Đó có
thể là đợt thăm dò của địch đối với cuộc trực-thăng-vận của Tiểu-đoàn 11 vào
Charlie.
Ba giờ chiều hôm đó, Đại-đội 114 đến và hoàn tất cuộc trực-thăng-vận
của tiểu-đoàn, mang theo những người cuối cùng thuộc Đại-đội Chỉ-huy.11 Khi
đó quân-số của cả tiểu-đoàn hiện-diện ở Charlie là 471 người. Bảo cho chuyển
Đại-đội 114 ra phía xa Đồi 1020, ở chỗ lưng voi, ngay phía đông-nam của bãi
đáp. Anh kéo Đại-đội 112 ra khỏi bãi đáp và hướng một chút về phía đỉnh đồi.

11
Đại-đội Chỉ-huy hay Đại-đội 110 do Đại-úy Nguyễn-Tấn-Nho chỉ-huy.
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 109

Cả hai Đại-đội 112 và Đại-đội 114 cùng bắt tay hình-thành một vòng-đai phòng-
thủ bao quanh đỉnh đồi, nơi đó Bảo đặt bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù.
Tiểu-đoàn dành phần thời-gian còn lại của buổi chiều để tiếp-tục đào hầm
hố và giao-thông-hào. Các chiến-binh nhảy-dù đào sâu vào lòng đất xung quanh
phòng-tuyến ở các vị-trí của các đại-đội. Các chiến-binh thuộc đại-đội chỉ-huy
làm việc cần mẫn để xây-dựng hầm hành-quân cho bộ chỉ-huy tiểu-đoàn và các
hầm bảo-vệ khác cho các chỉ-huy và nhân-sự then chốt của tiểu-đoàn. Họ bắt
đầu làm các nóc hầm thô sơ bằng những khúc gỗ mà họ sẽ chất các lớp bao cát
lên đó vào những ngày tiếp theo.12 Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đã đặt dấu chân lên
Căn-cứ Hỏa-lực Charlie. Họ sẽ giữ được vị-trí này.
Trung-tá Bảo vẽ các vòng tròn xung quanh vị-trí của các đại-đội trên bản-
đồ. Đại-đội 111 ở Đồi 960 (ZB 007-110) được đặt tên Charlie 1. Charlie 2 là
Đồi 1020 (ZB 009-108) với các Đại-đội 112, Đại-đội 114, và Đại-đội Chỉ-huy.
Anh đánh dấu vị-trí biệt-lập của Đại-đội 113 ở Đồi 1000 là Charlie 3 (ZB 005-
112).13 Anh ra lệnh cho Hải: “Thông báo việc này cho các đại-đội-trưởng.”
Các chuyến trực-thăng tiếp theo mang đến các xẻng, bao tải, đạn dược
bổ-sung, nước uống và thực phẩm, cũng như thuốc men, thiết-bị của bộ chỉ-
huy, và một số vật-dụng cá-nhân. Duffy nhanh chóng lấy chiếc ghế xếp bằng
nhôm của anh từ bãi đáp. Đó là một sự xa-hoa nho-nhỏ mà anh lấy làm hãnh-
diện. Các chiến-binh nhảy-dù đã vui-vẻ trêu đùa khi anh mang đồ lên đồi. Và
sau đó là chiếc đệm hơi mà anh nhét vào ba-lô. Trận-đánh tại đây có thể diễn

12
Thí-dụ theo hồi-ức của Trung-úy Nguyễn-Văn-Lập, sĩ-quan đề-lô Đại-đội 114, trong
bài “Charlie – Ngọn đồi quyết tử”, hầm chỉ-huy của Đại-úy Phan-Cảnh-Cho, Đại-đội-
Trưởng Đại-đội 114, được chất các lớp bao cát dày đến hơn một thước với khung sườn là
các thanh đà bằng gỗ lớn. Nhờ đó mà chịu đựng được pháo khủng-khiếp của địch (N.D).
13
Tọa-độ trong dấu ngoặc là do người dịch bổ-túc để độc-giả tiện khảo-tra, sử-dụng bản-
đồ Dak-To, sheet 6538-2, series L7014, là loại bản-đồ hành-quân tiêu-chuẩn được Tiểu-
đoàn 11 Nhảy-Dù sử-dụng trong trận Đồi Charlie.
Tài-liệu của Quân-đội Bắc-Việt ghi lại danh-xưng các mỏm đồi ở Charlie sau: Mỏm 51
(tương ứng với Charlie 3), Mỏm 52 (tương ứng với Charlie 1), và Mỏm 53 (tương ứng
với Charlie 2). Mỏm 53 tiếp-tục chia làm ba điểm nhỏ: Điểm M11 (tương ứng vị-trí Đại-
đội 110 và bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù), Điểm M12 (vị-trí đại-đội 112), và Điểm
M13 (vị-trí Đại-đội 114). (Tham-khảo thêm: Phí-Triệu-hàm et all, Sư-đoàn Đồng-Bằng,
168-169) (N.D).
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 110

ra khốc-liệt, nhưng John Duffy vẫn có ý-định vẫn tạo ra các tiện-nghi thoải mái
nhất có thể trong lúc chiến-đấu.

(Tham-khảo thêm Bản-đồ 3-1 & 3-2 ở Phụ-chú 3)


Khi cả tiểu-đoàn đã vào các vị-trí được chỉ-định, việc đào hầm hố và
giao-thông-hào được tiếp-tục. Bảo nắm được quyền chỉ-huy khi Hải đưa hệ-
thống truyền-tin vào hoạt-động ở một khu đất được dựng lên căn hầm mà bây
giờ dùng làm nơi đặt bộ chỉ-huy tiểu-đoàn. Hải thiết-lập hệ-thống liên-lạc gồm
ba máy truyền-tin với mỗi máy có một âm-thoại-viên biệt-lập. Một máy liên-
lạc hàng ngang với các đại-đội, một máy liên-lạc với lữ-đoàn, và máy còn lại
liên-lạc với không-yểm.
Bảo tiếp-tục lượng-định địa-thế. Anh không thấy thoải-mái với địa-thế
này. Anh thấy lo ngại với các ngọn đồi cao hơn ở phía bắc và tây-bắc. Bây giờ
mắt anh dừng lại ở của một vùng cao-địa có hình dạng như một ngón tay mảnh-
khảnh (slender finger) đang trỏ vào vị-trí của anh từ phía đông-nam. Anh chỉ
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 111

vào ba mỏm đồi (knoll) nằm dọc theo vùng ngón tay trông như các đốt ngón
tay (knuckles) trên bản-đồ: Chúng ta cần chiếm các ngọn đồi đó vào ngày mai
trước khi địch làm điều đó, hoặc đẩy lùi địch nếu chúng đã hiện-diện tại đó.
Mễ lựa chọn vị-trí đặt trạm cứu thương và chỉ-thị phân-phối tiếp-liệu cho
sĩ-quan tiếp-liệu của tiểu-đoàn. Anh một vòng quanh phòng-tuyến, kiểm-tra các
chiến-binh nhảy-dù và xem-xét vị-trí phòng-thủ của họ. Anh cần bảo-đảm rằng
các đại-đội đã nối được liên-lạc với các trung-đội trực thuộc và các máy truyền-
tin đang hoạt-động hữu-hiệu. Hệ-thống liên-lạc của tiểu-đoàn đã sẵn sàng từ
tiểu-đoàn-trưởng, xuống các đại-đội, trung-đội, đến các tiểu-đội chiến-đấu, sẵn
sàng ứng-phó với mọi hiểm-họa từ địch quân.
Khi màn đêm phủ xuống Hỏa-Tiễn-San, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đã giữ
được Căn-cứ Hỏa-lực Charlie, sẵn sàng cho bất cứ điều gì xảy đến trong bóng
đêm. Một số chiến-binh lo canh gác trong khi những người khác ngủ. Trách-vụ
canh gác được thực-hiện luân-phiên suốt đêm.14
Mỗi chỉ-huy được xây-dựng một căn hầm được đào sâu trên đỉnh đồi.
Bảo cũng chọn một chỗ nghỉ qua đêm. Anh hồi-tưởng về cuộc đời mình,
về tất cả những gì đã đưa anh đến hiện tại. Anh cảm thấy áp-lực lớn trong vai-
trò chỉ-huy, trách-nhiệm đối với thuộc cấp và với nhiệm-vụ này. Anh sẽ chịu
áp-lực như anh đã thường phải chịu. Dù sao thì anh cũng là một tiểu-đoàn
trưởng, một cấp chỉ-huy xuất-sắc, một trong những chỉ-huy xuất-sắc của lực-
lượng nhảy-dù ưu-tú của Việt-Nam. Anh đã sẵn sàng dẫn dắt thuộc cấp của anh
lao vào trận-đánh một lần nữa.
Hải vẫn ở trong căn hầm được sử-dụng làm bộ chỉ-huy (command post).
Anh xem-xét các bản-đồ và các nhật-ký hành-quân. Anh tái kiểm-tra các âm-
thoại-viên thiết-lập chính-xác các tần-số liên-lạc. Sau khi nói chuyện với trung-
sĩ hành-quân, anh trải tấm poncho của mình vào một góc, nằm xuống và kéo
tấm lót poncho lên trên vai. Những suy-nghĩ quay cuồng trong đầu anh khi anh
tiên-liệu những tình-huống bất ngờ có thể đến trong đêm và tự hỏi những thách
thức nào sẽ đến trong ngày hôm sau.

14
Thời-gian của mỗi ca gác thường là hai giờ rồi luân-phiên người khác (N.D).
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 112

Mễ và Duffy mỗi người chọn một vị-trí biệt-lập, cách đó vài thước. Bảo
muốn phân-tán bộ chỉ-huy tiểu-đoàn để tránh hiểm-họa các chỉ-huy có thể bị
tử-trận cùng lúc khi ở cùng một chỗ.
Mễ ngồi trong căn hầm của mình, loay hoay với cái nón sắt. Anh cảm
thấy quai nón như siết chặt cả ngày. Khi xoay nó trong tay, anh nhìn vào biểu-
tượng thiếu-tá vẽ ở mặt trước và ngẫm nghĩ xem anh đã đi được chặng đường
bao xa so với cậu bé ngồi trên lưng trâu chăm sóc thửa ruộng bé nhỏ của gia
đình. Anh nới lỏng chiếc quai-nón một chút, để ý thấy tên mình được ghi bên
trong. Anh đội lại mũ sắt. Như vậy sẽ tốt hơn nhiều. Anh nghĩ đến Sen và ba
đứa con, anh nhớ chúng nhiều biết bao!
Trong căn hầm của mình, John Duffy lấy khẩu phần lương khô trong ba-
lô, ngồi trên chiếc ghế xếp và ăn tối. Anh nghỉ-ngơi sớm với chiếc đệm hơi của
mình. Anh nằm đó, mắt mở, nhìn chằm-chằm vào đâu đó trong bóng đêm với
những ý-nghĩ về việc bảo-vệ Charlie quay cuồng trong đầu, máy truyền-tin và
vũ-khí được đặt bên cạnh. Anh thích khẩu CAR-15 tự động của mình. Khi đặt
tay lên dây súng, anh hồi-tưởng về việc làm thế nào mà khẩu súng này lại trở
thành của anh.
Vài tháng trước, khi đang làm việc tại Bộ Chỉ-huy MACV-SOG ở Sài-
Gòn, Duffy gặp lại một chiến-hữu vong-niên ở Lực-lượng Đặc-biệt, Đại-úy Jim
Butler. Jim đến Sài-Gòn sau khi chỉ-huy một trong những toán thám-sát ưu-tú
của SOG là RT Python. Jim đã tham-dự vào một cuộc giao-tranh khốc-liệt. Một
cuộc giao-tranh giữa toán hành-quân đặc-biệt với mười bốn người của anh
nhằm chống lại một trung-đoàn Bắc-Việt ở Thung-lũng A Shau. Toán của anh
phải thi-hành các hoạt-động quấy rối trung-đoàn địch như một phần của chiến-
dịch đánh lừa được thiết-kế nhằm đánh lạc hướng lực-lượng của địch khỏi cuộc
hành-quân Lam-Sơn 719 của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa sang Ai-Lao. Kế-
hoạch đã thành-công khi trung-đoàn với hai nghìn người tạm dừng để gửi các
cuộc tấn-công cấp tiểu-đoàn vào toán của Butler. Toán đã chiến-đấu ác-liệt
trong hai ngày cho đến khi được trực-thăng triệt-xuất, với một số người bị
thương, nhưng không ai thiệt mạng. Khẩu CAR-15 đã được sử-dụng, giúp cứu
mạng Jim và các thành-viên của toán.15 Khi Duffy rời MACV-SOG để nhận

15
Để biết thêm về Đại-úy James Butler và các hoạt-động của anh với Toán RT Pathon,
xem bài thơ “Lá cờ của Đại-úy Butler” (Camtain Butler's Flag) của John Duffy tại E-
Chương 8: Hỏa-Tiễn-San 113

trách-vụ cố-vấn cho Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, Jim Butler đã tặng anh khẩu CAR-
15 yêu quý của mình.
“Anh có thể sử dụng thứ này” - Jim nói khi đưa khẩu súng cho Duffy.
“Vâng, tôi sẽ dùng nó. Cảm ơn anh.”
“Chỉ cần chắc-chắn rằng anh sẽ chuyển nó cho một chiến-binh dũng-
cảm khác khi anh không còn sử-dựng nó.”
“Chắc chắn rồi. Trước khi chuyển cho người khác, tôi sẽ chăm sóc nó
thật tốt và giữ nó bên cạnh.”
Với những hồi-ức đó, đôi mắt của John nhắm lại, và những giấc mơ hình-
thành trong tâm-trí anh khi anh chìm vào giấc ngủ ngon.

Poetry World, và bài “Khi Toán Thám-sát Con-Trăn cai-trị Thung-lũng Tử-thần" (When
Recon Team Python Ruled the Valley of Death) của Mike Perry, ngày 22-06-2014, tại
trang Lực-lượng Đặc-biệt: https://specialoperations.com/29027/recon-team-python-
ruled-vallley-death/
Chương 9: Mở-màn 114

CHƯƠNG 9: MỞ-MÀN

Tín-hiệu máy truyền-tin trở lại lúc bình-minh. Âm-thanh xè-xè đã đánh
thức Mễ. Anh đeo dây ba-chạc và đến hầm chỉ-huy. Anh thấy Bảo đã ở đó, đang
chăm-chú nghe các máy truyền-tin với Hải. Duffy cũng nhanh chóng cúi người
qua cửa hầm dưới lớp bao cát gia-nhập với họ. Căn-cứ hỏa-lực Delta cách
Charlie hai dặm về phía nam bị tấn-công. Hôm đó là thứ Hai, ngày 3 tháng Tư
năm 1972, một ngày sau lễ Phục-Sinh.
Ít nhất hai tiểu-đoàn Bắc-Việt đã phát-động các cuộc tấn-công biển người
vào Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù đang trấn giữ Căn-cứ hỏa-lực Delta.1 Điều này có
thể giải-thích về việc địch đã không có phản-ứng với cuộc trực-thăng-vận của
Tiểu-đoàn 11 vào Charlie ở ngày hôm qua. Địch đã chuẩn-bị sẵn sàng để tấn-
công Delta. Sự xuất-hiện của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù là một bất ngờ, nhưng
Quân-đội Bắc-Việt không để điều đó ảnh-hưởng đến kế-hoạch tấn-công chớp
nhoáng vào Delta vào ngày hôm sau. Tuy nhiên, tình-hình sẽ thay đổi.2
Ba ngày trước đó, một trực-thăng Chinook chở tiếp-tế của Lục-quân Hoa-
Kỳ đã bị bắn hạ tại Delta. Phi-hành-đoàn sống sót và đã vào được bên trong
căn-cứ hỏa-lực Delta. Đại-tá Lịch đã lưu-ý biến-cố này trong buổi thuyết-trình
với bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù tại Võ-Định. Địch đã ngăn chặn được
mọi nỗ-lực của các trực-thăng đáp xuống căn-cứ Delta để bốc phi-hành-đoàn.
Bộ chỉ-huy Không-lực Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army Aviation) tại Căn-cứ
Holloway, gần Pleiku, đã phối-hợp lên kế-hoạch bốc phi-hành-đoàn ngay từ
buổi sáng đầu tiên của ngày thứ ba. Lực-lượng tham-gia bao gồm tất-cả trực-

1
Trung-đoàn 52 Bộ-binh dưới quyền chỉ-huy của Thiếu-tá Trung-đoàn-trưởng Hồ-Hải-
Nam và Chính-ủy Đặng-Ngọc-Truy, sử-dụng hai tiểu-đoàn 5 và 6 cơ-hữu vào đợt tấn-
công này. Sau khi tấn-công không thành, Trung-đoàn 52 tiếp-tục sử-dụng Tiểu-đoàn 4
cơ-hữu và Tiểu-đoàn 19 đặc-công của Sư-đoàn 320 tăng-cường thực-hành bao vây căn-
cứ hỏa-lực Delta (Phí-Triệu-Hàm et all, Sư-đoàn Đồng-Bằng, 167-168). Thiếu-tá Hồ-
Hải-Nam tử-nạn vào tháng 10-1972 tại Ba-Tơ do vướng mìn khi đi địa-hình (N.D).
2
Phỏng-vấn của Lynn Carlson với Dan Jones. Trung-ương Tình-báo CIA (Central
Intelligence Agency) giải-mật “Bản ghi nhớ tình-báo” (Intelligence Memorandum) của
ngày 04-04-1972 (LOC-HAK-559-30-13-4), 2-3
Chương 9: Mở-màn 115

thăng tấn-công Cobra đang trong tình-trạng khả-dụng ở Cao-Nguyên. Đại-úy


Lynn Carlson thuộc Đại-đội Không-vận Võ-trang 361 của Lục-quân dẫn đầu
nhiệm-vụ.3
Ngay khi địch mở cuộc tấn-công, các trực-thăng võ-trang Cobra đã có
mặt tại trong vùng. Cố-vấn-trưởng của Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù, Đại-úy O'Brien,
đã điều-chỉnh hỏa-lực của Cobra với sức công phá rất hữu-hiệu. Các phi-hành-
đoàn Cobra tấn-công, xé toạc đội hình địch bằng hỏa-lực hủy-diệt. Các đợt tấn-
công của Cobra liên-hợp với pháo-binh được phối-trí hữu-hiệu của Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa đã ngăn chặn được cuộc tấn-công dữ-dội và buộc địch
quân phải rút lui. Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù có hai mươi chiến-binh tử-thương và
năm mươi tư bị thương. Tuy nhiên, đối thủ của họ đã bị đánh tan. Quân phòng-
thủ đếm được ba trăm tử-thi ở vòng đai phòng-thủ khi kết-thúc trận-đánh, và
một con số thương-vong không thể kiểm-chứng được mang đi khỏi chiến-địa,
ước-lượng có hàng ngàn bộ-đội Bắc-Quân đã tham-gia trận-đánh. Căn-cứ hỏa-
lực Delta được bảo-đảm an-ninh và phi-hành-đoàn CH-47 sau đó đã được bốc
đi. Tuy nhiên, cuộc tấn-công đã thu hút sự chú-ý của đơn-vị huynh-đệ của Tiểu-
đoàn 2 tại Charlie.4
Bảo quay sang Mễ: “Lập một lực-lượng đặc-nhiệm với các Đại-đội 112
và 114. Để bộ chỉ-huy và Đại-đội 110 ở lại bảo-vệ Charlie 2. Dẫn lực-lượng
đặc-nhiệm đi dọc trên dãy đồi hình ngón tay về phía đông-nam. Nếu địch ở đó,
đẩy chúng ra và tiêu diệt. Dãy đồi đó có ba mỏm nhìn giống như các đốt ngón
tay. Tiến đến đốt thứ ba và giữ an-ninh tại đó. Chúng ta cần kiểm-soát vùng
cao-địa đó. Nó cũng giúp giảm bớt áp-lực cho Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù ở Delta.”
Mễ gật đầu đáp với giọng điệu tích-cực thường thấy: “Vâng, Trung-tá.”
Anh đã đề-nghị thêm: “Tôi có thể đưa Thiếu-tá Duffy đi cùng không?”
“Không được. Chúng ta chỉ có một cố-vấn duy nhất. Tôi phải để anh ấy
bên cạnh tôi. Anh có thể gọi không-kích của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.

3
Sđd. Về tường-thuật chi-tiết trận-đánh này, xem phần “Căn-cứ hỏa-lực Delta” của Jack
Heslin trong Trận-đánh Kontum (The Battle of Kontum) ở website:
https://www.thebattleofkontum.com/memories/54.html
4
Sđd.
Chương 9: Mở-màn 116

Và pháo-binh cũng đã sẵn sàng. Duffy có thể phối-hợp Không-quân Hoa-Kỳ


tại đây.”
Thiếu-tá Mễ xuất-phát cùng với 150 người vào lúc chín giờ sáng hôm đó.
Phần đầu của dãy ngón tay hướng vào những người tấn-công đang tập-hợp đội
hình như muốn đe-dọa: “Các ngươi dám thử không.” Mễ vung cánh tay phải
qua đầu thành một vòng cung lớn và hét: “Đi thôi!” Anh tiến lên phía trước,
dẫn đầu cuộc tấn-công xuống đồi, và băng qua một yên ngựa rộng, trước khi di
chuyển lên con dốc lên đốt ngón tay đầu tiên. Nơi rắc rối sẽ bắt đầu.
Địch quân đã đến trong đêm và đang hiện-diện tại đó. Lực-lượng này có
thể đã được triển-khai để đối phó với việc Tiểu-đoàn 11 đổ bộ lên Charlie một
ngày trước đó. Địch cũng có thể đã có ý-định ngăn chặn bất kỳ sự can thiệp
tiềm-tàng nào từ phía Charlie vào cuộc tấn-công lúc rạng sáng của họ đã được
lên kế-hoạch nhằm vào Căn-cứ Hỏa-lực Delta.5 Hơn nữa, địch chiếm giữ cao-
địa, sẵn sàng ngăn chặn bất cứ điều gì mà Tiểu-đoàn 11 sẽ mang đến.
Mễ đặt một trung-đội của Đại-đội 112 dẫn đầu đợt tấn-công trong khi
đứng bên cạnh Đại-đội trưởng 112 là Đại-úy Hùng Móm. Địch khai hỏa khi
trung-đội bắt đầu tiến lên đồi. Ba chiến-binh mũ-đỏ ngã xuống, một người chết,
hai người bị thương.
Hùng hét lớn ra lệnh: “Trung-đội 1 trở lại đại-đội. Trung-đội 2 và 3, bắn
yểm-trợ. Trung-đội Vũ-khí bắn súng cối vào mỏm đồi đó.”
Trong lúc đó, Mễ gọi vô-tuyến cho Đại-úy Cho, Đại-đội-Trưởng Đại-đội
114: “Vòng sang cánh trái của 112. Chúng ta sẽ cố-gắng đánh bại những tên
khốn này. Sử-dụng súng cối của anh nếu cần. Tôi đã yêu-cầu tiền-sát pháo-binh
gọi pháo yểm-trợ.”
Trung-úy Nguyễn-Văn-Lập, trong vai-trò sĩ-quan tiền-sát pháo-binh của
lực-lượng đặc-nhiệm, đã gọi bích-kích-pháo và pháo-binh giã vào sườn đồi. Mễ
ra lệnh hai đại-đội phối-hợp tấn-công. Họ di-chuyển lên đồi, vừa bắn và vừa

5
Ngày 30-03-1972, Trung-đoàn 64 (thiếu tiểu-đoàn 7) và các đơn-vị phối-thuộc cũng
được lệnh vào chiếm lĩnh khu-vực điểm cao 1015 với nhiệm-vụ đánh quân ứng cứu từ
phía bắc xuống, hỗ-trợ cho Trung-đoàn 52 vây ép điểm cao 1049 (Đồi Delta), sẵn sàng
đánh quân đổ bộ đường không xuống điểm cao này (Phí-Triệu-Hàm et all, Sư-đoàn Đồng-
Bằng, 167). Điểm-cao 1015 ám chỉ khu-vực Đồi Charlie (Đồi 1020) theo cách dùng của
Bắc-Việt chứ không phải Đồi 1015 (ZB008119) được đánh dấu trên bản-đồ (N.D).
Chương 9: Mở-màn 117

cơ-động để giành lợi thế trước địch. Họ đến đủ gần để thấy những hầm hố của
địch mới được đào vội vã có mái che ở trên. Mễ gọi các khu-trục cánh quạt A-
1 Thiên-Kích của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đến không-kích. Các khu-
trục này mang theo một lượng vũ-khí đáng sợ, bao gồm các hỏa-tiễn, bom nổ,
bom napalm (xăng-đặc), và các đại-bác 20 ly.
Trước khi khói bụi mù-mịt kịp lắng xuống, Mễ ra lệnh cho Đại-đội 114
tiếp-tục một đợt tấn-công mới. Đại-úy Cho dẫn đầu cùng với một trung-đội
tăng-cường. Họ tràn qua được các hầm hố của địch với tổn-thất gồm một binh-
sĩ tử-trận và một người khác bị thương. Bốn bội-đội Bắc-Việt nằm chết tại chỗ.
Phần còn lại của một khẩu đại-liên 12,7 ly còn nằm gần đó.
Mễ tập-hợp lực-lượng đặc-nhiệm quanh vị-trí chiếm được và chuẩn-bị
tiếp-tục tấn-công lên đỉnh đồi. Quân-đội Bắc-Việt đã không cho anh thời-gian.
Họ nã đại-bác không giật 75 ly. Họ tràn xuống từ trên cao, vừa tác-xạ và vừa la
hét. Nhiều chiến-binh mũ đỏ ngã xuống, nhưng phòng-tuyến vẫn được giữ
vững. Mễ tổ-chức phản-công và nhanh chóng đẩy lùi quân địch ngược lên đồi,
nhưng lực-lượng đặc-nhiệm cũng đã kiệt sức vì gặp phải sự kháng cự quyết-liệt
của địch. Trận-đánh diễn ra suốt từ sáng đến chiều mới tạm ngưng tiếng súng.
Bảo, Hải, và John theo-dõi trận-đánh từ Charlie 2, nhưng sau 13 giờ chiều
một chút, họ nghe thấy điều gì đó kéo sự chú-ý của họ về phía bắc. Bam-bam.
Một phút sau, Bam-bam. Sau đó một lần nữa.
Các xạ-thủ Quân-đội Bắc-Việt đang điều-chỉnh tác-xạ pháo-binh của họ
lên Đỉnh 1314, đỉnh cao phía đông-nam của Căn-cứ hỏa-lực Yankee. Khi đã
điều-chỉnh được các mục-tiêu tác-xạ chính xác, họ sẽ chuyển làn tác-xạ vài loạt
đạn sang ngọn đồi hạt tiêu Charlie 1 và 2. Họ đã làm như vậy, bắn trúng vào
các thùng đạn và tác-xạ khá tốt.
Duffy hoài nghi Quân-đội Bắc-Việt đã đặt các tiền-sát-viên pháo-binh ở
các điểm cao chiến-lược của các dãy núi. Anh lập tức bắt tay xác-định các vị-
trí có khả-năng nhất, mặc dù anh phải mất một thời-gian để có thể có được các
cuộc không-kích của Hoa-Kỳ vì hỏa-lực đang dành ưu tiên cho trận-đánh ác liệt
tại Căn-cứ hỏa-lực Delta. Cuối cùng, anh thuyết-phục được Covey 532, một
điều-không tiền-tuyến của Không-quân Hoa-Kỳ, đưa đến hai cặp khu-trục
phản-lực siêu-thanh F-4 Phantoms và một cặp khu-trục phản-lực A-37
Chương 9: Mở-màn 118

Dragonfly. Covey bay trên quan-sát-cơ Cessna O-2 nhỏ, sẵn sàng chỉ-điểm cho
các khu-trục phản-lực của Không-quân Hoa-Kỳ tấn-công vào bất cứ nơi nào mà
Duffy yêu-cầu. Duffy cũng hướng-dẫn một toán trực-thăng võ-trang Cobra của
Lục-quân Hoa-Kỳ6 đến yểm-trợ cho lực-lượng đặc-nhiệm của Mễ cách đó sáu
trăm thước.
Mễ đang cố-gắng chu-toàn trách-vụ được giao phó. Cho đến lúc này, anh
mới chỉ di-chuyển được một đoạn lên mỏm đồi đầu tiên trong số ba mỏm đồi
và chiếm được một số hầm hố của địch. Anh đã chặn đứng các cuộc phản-công
của địch và tung ra một số cuộc phản-công bằng lực-lượng đang có. Nhưng anh
không thể đẩy địch ra khỏi mục-tiêu đầu tiên, chứ đừng nói đến việc chuyển
sang mục-tiêu thứ hai và thứ ba. Đơn giản là lực-lượng Quân-đội Bắc-Việt quá
đông để hai đại-đội của anh có thể chiếm ưu thế.
Ngay trước khi mặt trời lặn, địch tung một đại-đội bộ-binh mới toanh vào
trận-đánh. Họ đánh vào sườn phía tây của các chiến-binh nhảy-dù, chiếm được
vài vị-trí nhưng không phá vỡ được phòng-tuyến. Lực-lượng của Mễ vẫn giữ
vững nhưng không tiến thêm được ngày hôm đó. Kết-quả có được đến lúc này
đã phải đánh đổi bằng tổn-thất hàng chục người vừa chết vừa bị thương.
Trung-tá Bảo phải đối-diện với quyết-định: Để lực-lượng đặc-nhiệm tại
chỗ với hy-vọng ít nhất chiếm được mỏm đồi đầu tiên vào ngày hôm sau, hoặc
đưa họ trở lại Charlie 2. Tiểu-đoàn đang bị thiếu hụt quân số do đã dàn mỏng
lực-lượng còn lại ở khắp Căn-cứ hỏa-lực Charlie, với ba vị-trí phòng-thủ biệt-
lập dọc trên các đỉnh đồi, từ vị-trí đầu đến cuối dài hơn nửa dặm. Bảo tiếp-tục
triển-khai phần lớn lực-lượng đến vị-trí gần nửa dặm về phía đông-nam để
giành thêm lợi thế trong giao-tranh ngày một thêm tổn-thất. Đến lúc hoàng-hôn,
tất cả những gì Trung-tá Bảo còn lại để bảo-vệ Charlie 2 là Đại-đội 110 với các
thành-phần thuộc bộ chỉ-huy tiểu-đoàn và trung-đội vũ-khí nặng.
Bảo ban lệnh sau khi trời tối: “Lực-lượng đặc-nhiệm của Mễ rút về, mang
theo những người chết và bị thương về Charlie 2.”

6
Các trực-thăng vũ-trang Cobra là tài-sản cơ-hữu của Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army) và
không thuộc quyền kiểm-soát của Không-quân Hoa-Kỳ (U.S Air Force). Trực-thăng
Cobra không được phía Hoa-Kỳ chuyển giao lại cho Việt-Nam Cộng-Hòa (N.D).
Chương 9: Mở-màn 119

Với sự rút quân được thi-hành trong im lặng nhiều nhất có thể, Mễ đã
đưa lực-lượng của mình rời khỏi mỏm đồi và băng qua một dãy yên ngựa rộng.
Anh dẫn các chiến-binh đã kiệt sức của mình về đến Charlie 2 khoảng sau chín
giờ đêm một chút. Hai đại-đội 112 và 114 về lại vị-trí cũ trong phòng-tuyến.
Gần như ngay lập tức, khu-vực trách-nhiệm của Đại-đội 114 bị tấn-công từ phía
đông-nam. Địch đã phát-hiện ra cuộc rút lui và bám theo sau với một lực-lượng
cỡ trung-đội, và tấn-công thăm dò phòng-tuyến bằng hỏa-lực vũ-khí cá-nhân và
các phóng lựu B-40. Các chiến-binh nhảy-dù khai hỏa đáp trả và phóng một số
bích-kích-pháo về phía lực-lượng xâm nhập. Địch nhanh chóng rút lui Nhưng
trận-đánh ở căn-cứ hỏa-lực Charlie đã bắt đầu.
Đêm đó, Mễ cặm cụi viết thư cho Sen, dưới ánh sáng của ngọn nến nhỏ
leo-lét. Anh hy-vọng sẽ gửi được thư ở chuyến trực-thăng tiếp-tế tiếp theo.
Đây có thể là lá thư cuối cùng của anh trong thời-gian sắp tới. Tình-hình
đang đến lúc khẩn-cấp. Trung-tá đang làm tất cả những gì có thể. Quân-đội
Bắc-Việt chắc chắn sẽ tiến lên và chúng ta sẽ chiến-đấu. Anh có thể phải sớm
chiến-đấu trong một trận-đánh khốc-liệt. Các chỉ-huy và các chiến-binh nhảy-
dù đã sẵn sàng. Có lẽ, tất cả sẽ không trở về sau trận-đánh này. Đó là số-phận
của các chiến-binh phụng-sự cho tổ-quốc của họ.
Tâm-trí của anh sẽ luôn ở bên em. Trái tim anh sẽ luôn thuộc về em. Sức
mạnh của anh đến từ tình-yêu của em. Các con là minh-chứng cho tình-yêu của
chúng ta. Đừng lo lắng khi nghe các tin-tức về trận-đánh. Anh đã sẵn sàng và
biết cách sống sót trong chiến-đấu. Anh sẽ trở về với em, tình-yêu vô-giá của
anh. Anh sẽ chiến-đấu như những con rồng và trở về trong vòng tay của em.7
***
John Duffy dậy sớm ở ngày thứ tư, tính từ lúc nhảy vào Charlie, với ý-
định không-kích vào các vị-trí của địch ở phía đông-nam. Anh đã yêu-cầu sử-
dụng bom nặng mà khi nổ có thể tạo ra hố sâu. Anh biết chắc rằng Quân-đội
Bắc-Việt đã đào hầm hố rất sâu. Đó là thói quen của họ. Đó là cách để họ có
thể tồn tại trước các cuộc không-kích và pháo-kích càn quét của Hoa-Kỳ và
Nam Việt-Nam. Họ cần có nơi trú ẩn sâu dưới lòng đất, hoặc họ đến gần đối
phương đến mức đối phương không thể sử dụng hỏa-lực mà không gây nguy-

7
Bản-văn của lá thư này có trên E-Poetry World của Duffy ở www.epoetryworld.com
Chương 9: Mở-màn 120

hiểm cho chính quân bạn cần được bảo-vệ.8 John hiểu điều này và hy-vọng
những quả bom nặng, thay vì bom nổ hoặc bom napalm, sẽ chui được vào các
hầm hố đào sâu dưới mặt đất. Tuy nhiên, anh cũng biết có những giới hạn. Hầm
hố và hang động luôn là những mục-tiêu khó hủy-diệt.
Khi ánh mặt trời chiếu lên Căn-cứ hỏa-lực Charlie thì màn sương mù dày
đặc vẫn đang bao phủ Hỏa-Tiễn-San. Không-yểm cần thêm một thời-gian nữa
mới có thể thực-hiện cho đến khi sương mù tan. John sẽ phải chờ. Điều đó đòi
hỏi sự kiên nhẫn và John Duffy không thuộc tuýp người như vậy. Điều đó khiến
anh có tâm trạng cáu kỉnh khi sải bước từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi khác, các
mục-tiêu địch đã lên kế-hoạch của anh ta quay cuồng trong đầu, sẵn sàng bắt
tay vào làm những gì anh đã làm tốt nhất cho tiểu-đoàn của mình, mang đến
các cuộc tấn-công tàn khốc từ trên không.
Mễ, đừ người và mệt mỏi vì trận đánh hôm qua, vẫn di-chuyển giữa các
đại-đội, nhằm chu-toàn các trách-nhiệm phòng-thủ Charlie 1 và Charlie 2 như
Bảo đã chỉ-thị. Đại-đội 113 đóng tại Charlie 3 thì quá xa để mạo hiểm di-chuyển
tới đó một mình. Mễ không thể nhìn thấy vị-trí của Đại-đội 113 qua màn sương
mù. Anh biết vị-trí của Charlie 3 có tầm quan-sát tốt hơn phần còn lại của tiểu-
đoàn - khi họ không bị che khuất trong màn sương dày đặc. Tuy nhiên, anh vẫn
lo lắng về vị-trí biệt-lập của Đại-đội 113.
Bảo cũng lo ngại. Tuy nhiên, mối lo ngại của anh đã vượt ra khỏi vấn-đề
sương mù buổi sáng. Anh thấy không vui với nhiệm-vụ này khi phải đóng quân
cố định một chỗ. Các chiến-binh nhảy-dù dũng mãnh, quen với việc hành-quân
chiến-đấu, giao-chiến trực-diện với địch quân, nay nhận được chỉ-thị phải đào
hầm hố và bảo-vệ một vị-trí cố-định trước sự tấn-công áp đảo của địch. Một
cảm giác sợ hãi len-lỏi trong huyết-quản của người chỉ-huy nhảy-dù anh-dũng
nhất của Nam Việt-Nam. Bảo nhớ lại số phận của người Pháp và các đồng-minh
Việt-Nam trung-thành tại Điện-Biên-Phủ năm 1954, khi Việt-Minh Cộng-sản
chiếm được cao-địa xung quanh, làm choáng váng một đối thủ lớn hơn nhiều,
đánh bại một lực-lượng đồng-minh tổng cộng gần mười lăm nghìn người và
cuối cùng buộc người Pháp phải từ bỏ thuộc-địa giá-trị của họ.9 Thảm-họa cận

8
Bắc-Việt gọi chiến-thuật này là “nắm thắt-lưng địch mà đánh” (N.D).
9
Xem Bernard B. Fall, Một góc Địa-ngục: Vòng vây Điện-Biên-Phủ (Hell in a Very Small
Place: The Siege of Dien Bien Phu) (Nữu-Ước: Harper & Row, 1967). [Quyển sách này
Chương 9: Mở-màn 121

kề vào ngày hôm qua tại Căn-cứ hỏa-lực Delta10, cũng như việc Mễ không đủ
khả-năng đẩy lùi địch khỏi vùng ngón tay phía đông-nam, đã làm tăng thêm
mối lo ngại của anh. Trung-tá Bảo ngồi tại đây, với chưa đến năm trăm người
để phòng-thủ Charlie, chống lại các thành-phần của hai sư-đoàn Bắc-Quân, với
sự yểm-trợ của chiến-xa, pháo-binh, và phòng-không.
Vào khoảng 9 giờ sáng, sương mù bắt đầu tan dần. Một lát sau, John
Duffy nhận được cuộc gọi từ Đại-úy Rod Lennard - một sĩ-quan FAC.
“Dusty Cyanide, đây Convey 537.”
“Đáp nhận, Covey. Đây Dusty Cyanide.”
“Đây 537. Tôi đang ở trên vùng. Tôi có thể làm gì cho anh?”
“Covey, đây Dusty Cyanide. Có một số mục-tiêu cho anh sáng nay. Có
nhiều hầm hố của địch với quân số ước-tính cấp tiểu-đoàn, được đào rất sâu,
cách vị-trí của tôi trên đỉnh Charlie khoảng năm trăm thước về phía đông-nam.
Anh sẽ thấy một dãy đồi giống như ngón tay trỏ vào Charlie với ba mỏm đồi
trông như các đốt ngón tay.”
“Đáp nhận, Dusty. Tôi hiểu rồi.”
“Đánh vào đốt ngón tay đầu tiên, đốt ngón tay cực bắc.”
“Wilco. Tôi có một cặp F-4 với bom nặng, như anh yêu-cầu.”
“Đáp nhận. Cảm ơn.”
Mười phút sau, John thấy chiếc quan-sát-cơ nhỏ xíu của Covey lắc cánh
đảo vòng sang một bên, mũi chúi xuống đất, và FAC bắn một cặp hỏa-tiễn khói
vào mỏm đồi để đánh dấu mục-tiêu không-kích. Vài giây sau, các chiến-binh
nhảy-dù nghe thấy tiếng rít của các khu-trục phản-lực siêu-thanh lao xuống từ
trên không, từng chiếc nối đuôi nhau trút bom. Mỏm đồi như vỡ ra trong những
tiếng nổ dữ dội. Hai chiếc khu-trục rướn lên cao, quay lại và lặp lại động tác
thả bom vừa rồi. John mỉm cười: Nhận đi, bọn khốn.

được dịch sang tiếng Việt và xuất-bản ở Việt-Nam dưới tựa đề “Điện-Biên-Phủ - Một góc
địa-ngục”, Nhà xuất-bản Công-an Nhân-dân, 2004 (N.D)].
10
Căn-cứ hỏa-lực Delta đã bị chiếm một phần trong cuộc tấn công đêm, đến sáng hôm
sau Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù mới tái-chiếm được toàn bộ (N.D).
Chương 9: Mở-màn 122

Các chiến-binh nhảy-dù trên đỉnh đồi Charlie vỗ tay reo hò. Mễ cười rạng
rỡ khi đứng bên cạnh Trung-úy Cho, ngầm hiểu rằng đó là cái giá phải trả cho
những ai cản bước chiến-đoàn đặc-nhiệm của anh hôm trước. Tinh-thần của
Bảo phấn-chấn hẳn lên. Dù sao Đại-úy Hải cũng chỉ tìm thấy niềm vui tạm thời
khi hướng mắt về hướng tây. Đôi mắt anh nhìn xuyên qua màn sương mỏng. Ở
đó, anh nhìn thấy một con đường cách đây nhiều cây số về phía xa của Thung-
lũng Đak Sir. Anh nhìn qua ống nhòm của mình. Màu đất đỏ tươi cho thấy đó
là đường mới, có thể là tuyến quốc-lộ cũ của người Pháp xuất-phát từ Cao-Miên
mới được duy-tu. Dù sao đi nữa, giờ đây con đường như đứng xuyên giữa khu
rừng rộng lớn hướng thẳng đến Hỏa-Tiễn-San.
Hải kể lại cảnh-tượng vừa nhìn thấy, và thực-tại đã trở về với mọi người.
Đợt oanh-tạc của cặp F-4 cũng không làm thay đổi đáng kể hiện-tình của họ -
khi một nhóm chiến-binh nhảy-dù nhỏ bé phải đương-đầu trước sức tấn-công
dữ dội của một đội-hình đáng gờm của Quân-đội Bắc-Việt.
Duffy nhìn thấy một tia sáng lóe lên trên một sườn đồi xa ở phía nam của
con đường mới được phát hiện. Hai mươi giây sau, một tiếng nổ lớn làm Charlie
rung chuyển.
Duffy thốt lên với chính mình: Ôi, chết tiệt. Đại-bác 130 ly.
Đại-bác 130 ly của Nga-Sô là một loại vũ-khí đáng sợ. Tầm bắn xa đến
mười bảy dặm, gấp đôi mọi loại pháo-binh của Hoa-Kỳ còn lại ở Cao-Nguyên.11
Đại-bác 130 ly có thể bắn vào các vị-trí của Nam Việt-Nam với hỏa-lực tàn-
khốc trong khi ngoài tầm phản pháo. Các đại-bác này chưa từng hiện-diện ở
vùng này. Duffy sẽ phải làm một số việc để thuyết-phục thượng-cấp của anh tin
rằng loại đại-bác này đã hiện-diện tại đây.
Trung-úy Lập, sĩ-quan tiền-sát pháo-binh của Đại-đội 114, đang vận-
dụng kiến-thức chuyên-môn về pháo-binh của mình. Anh quan-sát các hố pháo
để lại. May mắn không có ai bị thương. Anh định-hướng vị-trí đặt súng và tìm
được một mảnh vỡ của vỏ đạn cho thấy là đạn 130 ly do Nga-Sô sản-xuất. Anh

11
Đại-bác tự-hành 175 ly (M107 Self-Propelled Gun) của Hoa-Kỳ chuyển giao lại cho
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa có tầm bắn tối-đa lên tới hai mươi lăm dặm, xa hơn so với
đại-bác 130 ly của Nga-Sô cung-cấp cho Quân-đội Bắc-Việt (N.D).
Chương 9: Mở-màn 123

sẽ gửi đến bộ chỉ-huy lữ-đoàn để làm bằng chứng rằng các đại-bác này này đã
hiện-diện ở đây.
“Dusty Cyanide, this is Covey Five Three Seven. I've got some guys and
what appears to be a camouflaged tank a little over a click to your east, northeast.
Do you have any friendlies out there? Do you want me to hit it?”
“Dusty Cyanide, đây Covey 537. Tôi thấy một số người và dường như là
một chiến-xa được ngụy trang về phía đông, đông-bắc của anh một chút. Anh
có quân bạn ở đó không? Anh có muốn tôi đánh vào chỗ đó không?”
“Covey, đây Dusty Cyanide. Không phải người của chúng tôi. Chúng ta
không có quân bạn ở đó. Nếu anh có thêm phương-tiện, thổi bay chúng xuống
địa ngục.” Sau một lúc im lặng, John nói thêm: “Tôi thấy một vị-trí đại-bác 130
ly có thể nằm ở ô-vuông 93-0612, ngay phía tây-bắc của Big Mama.13 Hãy để
mắt tới nó.”
Kết-quả của cuộc không-kích: một chiến-xa của địch bị phá hủy và một
số bộ-đội bị tiêu diệt. Giống như đại-bác 130 ly, phải mất một thời-gian trước
khi các thẩm-quyền cao-cấp tin rằng Quân-đội Bắc-Việt đã mang được các
chiến-xa vào tận Nam Việt-Nam.
Suốt buổi chiều, Mễ làm việc với các khu-trục cánh quạt A-1 Skyraider
trong khi Hải cùng với các sĩ-quan tiền-sát pháo-binh để hướng-dẫn pháo-binh
bắn chặn vào các vị-trí quân địch đã được nhận-diện và các vị-trí nghi ngờ xung
quanh Charlie. John Duffy quay lại làm việc để tìm-kiếm các mục-tiêu tiềm-
năng hơn. Điều đó bao gồm việc xác-định chính xác hơn vị-trí của đại-bác 130
ly tầm xa. Tâm-trí anh xao-động: Chúng có lẽ đã được che giấu rất kỹ. Thậm
chí có thể được giấu trong các đường hầm hoặc hang động có đường ray để di-
chuyển khi tác-xạ. Khó khăn thật, nhưng tôi phải làm được.
Đêm đó, hàng trăm địch quân tấn-công vào phòng-tuyến Charlie 2. Quân-
đội Bắc-Việt đã tạo áp-lực mạnh. Một mảnh đạn nhỏ ghim vào má của John
làm máu chảy đầy mặt trái của anh. Tiểu-đoàn 11 phản-công bằng hỏa-lực vũ-

12
Tọa-độ YB 930-060, bản-đồ Dak-Mop-Lop, sheet 6538-3, serie L7410, truy-cập bản-
đồ số-hóa tại www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_mot_lop-6538-3.pdf (N.D).
13
Chư Mom Ray, hay “Big Mana” theo cách gọi của người Hoa-Kỳ. Ngọn núi cao nhất
trong vùng nằm cách Charlie gần mười dặm về phía tây-nam và cao chót vót so với địa-
hình xung quanh ở độ cao gần 6.000 bộ.
Chương 9: Mở-màn 124

khí cá-nhân, bích-kích-pháo, và pháo-binh. Một vận-tải-cơ võ-trang AC-47


“Spooky” của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đến tác-xạ vào lúc địch rút lui.14
Các chiến-binh nhảy-dù thích thú với màn phóng hỏa-châu và xả đại-bác sáu
nòng xoay như ánh-sáng của pháo hoa, nhìn rõ hơn đòn giáng trả về phía địch.
Toàn bộ thời-gian không-kích kéo dài chưa đầy một giờ.
Trung-tá Bảo đúc-kết đây là một cuộc tấn-công thăm dò: “Địch đang
kiểm-tra chúng ta, thăm dò phản ứng của các chiến-binh nhảy-dù của chúng ta,
xác-định quân-số và vị-trí của chúng ta trên ngọn đồi này. Ngày mai, chúng ta
phải bắt đầu khiến họ phải trả giá đắt hơn.”
Buổi sáng hôm đó, Mễ, Hải, và Duffy thâu gom mọi tài-nguyên yểm-trợ
hỏa-lực khả-dụng và đồn về phía địch. Bình-minh vừa dứt, John Duffy đã điều-
động Covey 531 để hướng-dẫn cho ba chiếc khu-trục phản-lực siêu-thanh vào
không-kích. Mễ chỉ-dẫn cho các cuộc không-kích của Không-lực Việt-Nam
Cộng-Hòa bằng khu-trục cánh quạt A-1 Skyraider và khu-trục phản-lực A-37
Dragonfly cỡ nhỏ nhưng hữu-hiệu. Hải phối-hợp các hỏa-lực pháo-binh và cũng
như làm việc với các khu-trục A-1 và A-37 để hướng-dẫn các đợt không-kích.
Một cái gì đó đã thu hút sự chú-ý của Hải xa xa về phía tây. Những cột
bụi bốc lên từ con đường mà anh đã phát hiện ra ngày hôm trước. Anh đưa ống
nhòm lên rồi gọi Mễ và Duffy ra. Anh lần lượt đưa ống nhòm cho từng người:
“Nhìn kìa. Nhìn kìa. Hôm qua tôi thấy trên đường. Anh thấy xe tải không? Xe
tải của Nga-Sô sản-xuất. Họ lái xe từ Cao-Miên. Kể cả ban ngày. Rất liều lĩnh.
Đưa tiếp-tế. Đưa thêm quân.”
Không phải là một điềm tốt - Duffy nghĩ thầm. Không thốt lên thành
tiếng, anh biết những người khác cũng cảm thấy như vậy.
Hải nói thêm: “Tôi sẽ đánh bom với Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa.”15

14
Vận-tải-cơ võ-trang AC-47 Spooky thuộc Phi-đoàn 817 Hỏa-Long, Không-đoàn 62
Chiến-thuật, Sư-đoàn 2 Không-quân, đồn-trú ở phi-trường Nha-Trang. Phi-đoàn 817
Hỏa-Long là phi-đoàn AC-47 duy nhất hoạt-động trên chiến-trường Việt-Nam, với các
biệt-đội được tăng-phái cho các quân-đoàn, được xem là phương-tiện yểm-trợ chiến-thuật
rất hữu-hiệu về đêm cho các tiền đồn bị địch tấn-công nhờ hỏa-lực khủng-khiếp và chính
xác từ ba khẩu M134 mini-gun sáu nòng xoay và 32 hỏa-châu soi sáng (N.D).
15
Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa cung-cấp không-yểm cho Charlie hầu hết đến từ các
Phi-đoàn của Không-đoàn 72 Chiến-thuật, Sư-đoàn 6 Không-quân đồn-trú ở Pleiku.
Chương 9: Mở-màn 125

John biết họ sẽ cần nhiều không-yểm hơn nữa. Anh mở máy truyền-tin
và bắt đầu gửi yêu-cầu yểm-trợ B-52 “Arc Light” cho cấp trên của mình, Peter
Kama, Cố-vấn-trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù. Anh biết cơ-hội rất mong-manh với
mọi thứ đang diễn ra trước các cuộc tấn-công ngày càng gia-tăng của quân Bắc-
Việt. Tuy nhiên, anh vẫn kiên trì. John Duffy chưa bao giờ là người chùn bước
trước mọi việc khi có lý-do chánh đáng.
Một lời yêu-cầu trợ giúp đã chuyển sự chú-ý sang một hướng khác. Đại-
đội Trinh-sát 2 của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù đang hoạt-động ở phía đông-bắc
Charlie, và đã chạm súng với địch ngay trước buổi trưa. Mễ chuyển hướng các
khu-trục A-1 Thiên-Kích đến yểm-trợ. Các khu-trục bị bắn lên từ hỏa-lực đại-
liên phòng-không 12,7 ly. Đại-đội Trinh-sát 2 vừa chiến-đấu vừa di tản trong
suốt buổi chiều, và chỉ có thể cắt đứt đuôi của địch sau khi Duffy gửi toán trực-
thăng tấn-công Cobra đến không-kích vào quân địch. Các trực-thăng Cobra
cũng đã hứng chịu hỏa-lực nặng nề từ các đại-liên phòng-không 12,7 ly. Vào
cuối ngày, Đại-đội Trinh-sát 2 đã di tản an-toàn vào Charlie 2.
John nghe thấy tiếng hét lớn khi những vị khách đi qua tuyến phòng-thủ.
Những giọng nói, lúc đầu nghiêm khắc ra lệnh, chuyển sang chào đón vui vẻ.
John bắt đầu xuống đồi để tìm hiểu sự việc.
John quan-sát thấy Đại-đội-Trưởng Trinh-sát 2 đang trò chuyện rất sôi-
nổi với Hùng Móm.16 Cố-vấn của đại-đội, một trung-úy Lục-quân Hoa-Kỳ, khi
nhìn thấy Duffy, bèn đi lên đồi để gặp Duffy. Một người trông rất kỳ quặc chạy
vụt ra phía sau. Một trung-úy mặc bộ quân-phục rằn-ri của nhảy-dù Việt-Nam
giống như John. Người đàn ông còn lại, một người Âu cao lớn trong bộ đồ dân-

• Về khu-trục có Phi-đoàn 530 Thái-Dương với các khu-trục cánh quạt A-1
Skyraider, và Phi-đoàn 532 Gấu-Đen với khu-trục phản-lực A-37 Dragonfly.
• Về trực-thăng võ-trang (UH-1B/C), trực-thăng chuyển-vận và tiếp-tế (UH-1D hay
Slick) đến từ Phi-đoàn 229 Lạc-Long và Phi-đoàn 235 Sơn-Dương, và trực-thăng
tản-thương (UH-1H) từ Biệt-đội 259B. UH-1H là trực-thăng đa-dụng.
• Về quan-sát, điều-không tiền-tuyến đến từ Phi-đoàn Liên-lạc 118 Bắc-Đẩu
Ngoài ra còn có vận-tải-cơ võ-trang AC-47 Spooky từ Phi-đoàn 817 Hỏa-Long, Không-
đoàn 62 Chiến-thuật, Sư-đoàn 2 Không-quân, đồn-trú ở phi-trường Nha-Trang (N.D).
16
Đại-đội-Trưởng Đại-đội Trinh-sát 2 Nhảy-Dù là Đại-úy Trương-Văn-Út (Út-Bạch-
Lan), là bạn cùng Khóa 20 Võ-bị với Đại-đội-Trưởng Đại-đội 112 là Đại-úy Hoàng-
Ngọc-Hùng (Hùng Móm) (N.D).
Chương 9: Mở-màn 126

sự - quần kaki có nhiều túi lớn, và áo sơ-mi ngắn tay thường ngày - đeo kính
đen và đội một chiếc nón mềm kiểu quân-đội “boonie.” Mồ hôi ướt đẫm quần
áo anh, và những giọt mồ hôi chảy dài trên mặt anh. Một máy ảnh 35 ly thòng
trên dây quấn quanh cổ anh ta.
Trung-úy cố-vấn cởi nón sắt và chào Duffy: “Thiếu-tá Duffy? Chào buổi
sáng, thưa Thiếu-tá. Tôi là Trung-úy Mitchell ở Đại-đội Trinh-sát 2 của Lữ-
đoàn 2 Nhảy-Dù.”
“Chào buổi sáng, Trung-úy. Anh đang làm cái quái gì ở đây, còn người
kia là ai?”
“Anh ấy là một ký-giả người Phú-Lang-Sa. Anh ấy muốn thực-hiện một
cuộc phỏng-vấn.”
“Chà, tôi sẽ bị nguyền rủa thôi.”
John nói chuyện với anh chàng trong vài phút. Anh ký-giả người Phú-
Lang-Sa ghi âm cuộc phỏng-vấn vào một chiếc máy ghi âm nhỏ chạy bằng pin,
ghi chép một cách sốt sắng, và chụp vài tấm ảnh rồi rời đi.
Các trinh-sát nhảy-dù băng bó vết thương, ngủ vài tiếng đồng hồ, rồi lẩn
vào rừng trong bóng đêm tiếp-tục thi-hành nhiệm-vụ. Duffy hy-vọng rằng các
trinh-sát sẽ tránh được địch quân và an-toàn về đến phòng-tuyến quân bạn. Anh
không bao giờ biết được số phận của các chiến-binh này hay thông-tin về bài
báo có liên-quan đến họ. Toàn bộ sự việc xảy ra làm anh cảm thấy rất kỳ lạ.
Thứ Năm, ngày 6 tháng Tư, Charlie một lần nữa bị sương mù bao phủ.
Một sự kỳ lạ đang bao trùm lên đỉnh đồi. Mọi người tự hỏi địch đang có âm
mưu gì đằng sau màn sương. Họ chỉ có thể tưởng-tượng.
Anh Năm (“Đại-ca”), Trung-tá Bảo, tập-hợp các sĩ-quan và ban tham-
mưu tiểu-đoàn để bàn định việc tiếp cứu Hùng Mập, vì Đại đội 113 đang nằm
cách xa với phần còn lại của tiểu-đoàn. Anh tóm-tắt hiện-tình và ra lệnh chuyển
tiếp cho Hùng qua vô-tuyến: “Bắc-Quân đang bao vây chúng ta. Chúng chiếm
giữ các đỉnh núi. Chúng đã đặt súng để bắn hạ trực-thăng. Ở đây chúng ta phải
chiến-đấu. Chính ở đây chúng ta phải làm chúng phải tốn xương máu. Không
để chúng chiếm được các vị-trí của chúng ta. Trận-đánh này là đến cùng. Hãy
nói với các chiến-binh nhảy-dù cố-gắng. Nói với họ sử-dụng đạn dược hữu-hiệu
Chương 9: Mở-màn 127

và tiết-kiệm, vì chúng ta có thể không còn nhận được tiếp-tế. Đào hầm hố sâu
thêm và sẵn sàng chiến-đấu. Nếu có bằng-hữu nào chưa cảm thấy sẵn sàng
chiến-đấu, hãy để người đó được xuống núi. Tôi sẽ không để các bằng-hữu đó
chết vì chúng ta. Tôi cũng sẽ không để những bằng-hữu đó chia sẻ vinh-quang
của chúng ta.”17
Mễ thông-dịch lại cho Duffy. Thời-tiết sáng hôm đó khiến John không
thể thực-hiện bất kỳ cuộc không-kích nào, vì vậy sau cuộc họp, anh bật đài
AM/FM để nghe tin-tức. Anh đã theo dõi các diễn-tiến đang xấu đi ở Quân-
đoàn I trong những ngày qua. Quân-đội Bắc-Việt đã đạt được nhiều thắng-lợi
nhanh chóng, tràn ngập căn-cứ trọng-yếu tại Trại Tân-Lâm (Carroll Camp)18,
và giành quyền kiểm-soát phần lớn phía tây tỉnh Quảng-Trị. John nghe thêm tin
xấu vào sáng nay. Những người cộng-sản đã phát động mũi nhọn thứ ba đáng
sợ trong Chiến-dịch Xuân-Hè của họ.19 Họ tấn-công từ Cao-Miên, nhằm vào
đô-thành Sài-Gòn của Nam Việt-Nam. Giao-tranh diễn ra dữ-dội ở Lộc-Ninh,
một thị-trấn nhỏ ở sát biên-giới. An-Lộc, thủ-phủ của tỉnh Bình-Long20, có thể
sẽ là nơi tiếp theo, và sẽ mở cửa ngõ vào đô-thành Sài-Gòn. John biết từ giờ sẽ
khó nhận được không-yểm hơn, và cơ-hội có được một phi-vụ oanh-tạc của B-
52 có lẽ đã không còn. “Đúng cái thứ mà chúng ta cần” - anh thì-thầm một cách
mỉa-mai với chính mình.21

17
Được ghi nhận vào thời-điểm đó bởi Thiếu tá Duffy và sau đó được viết lại, một phần
được đăng tải ở E-Poetry World tại www.epoetryworld.com.
18
Trung-đoàn 56 bộ-binh thuộc Sư-đoàn 3 Bộ-binh tân-lập, trách-nhiệm phòng-thủ Căn-
cứ Tân-Lâm (Caroll Camp), dưới quyền chỉ-huy của Trung-tá Phạm-Văn-Đính, từng là
người-hùng của Đại-đội Hắc-Báo, Sư-đoàn 1 Bộ-binh, đã kéo cờ trắng đầu hàng vào ngày
02-04-1972, được xem là một sự-kiện chấn-động trong chiến-tranh Việt-Nam (N.D).
19
Bên phía Bắc-Việt gọi chung là Chiến-dịch Xuân-Hè 1972, phía Việt-Nam Cộng-Hòa
gọi là Mùa-hè Đỏ-lửa 1972, và phía Hoa-Kỳ gọi là Tấn-công Phục-Sinh 1972 (Ester
Offensive 1972) (N.D).
20
Phần đất của tỉnh Bình-Long nay thuộc tỉnh Bình-Phước (N.D).
21
Trong cuộc Tấn-công Phục-sinh 1972, Bộ Tư-lệnh Không-quân Chiến-lược (SAC)
trung-bình mỗi ngày phân-bổ 72 phi-xuất (sorties) B-52 (khoảng 25 boxes) chia đều cho
ba Quân-đoàn I, II và III (riêng Quân-đoàn IV được dành 12 phi-xuất, nhưng ít sử-dụng).
Các quân-đoàn có thể hoán-chuyển sử-dụng phần phi-xuất trong ngày của các Quân-đoàn
khác khi cần, như lúc cao-điểm ở mặt-trận thị-xã Kon-tum tháng 5-1972 có trên 50 phi-
xuất B-52 được sứ-dụng mỗi ngày.
Dựa vào số-liệu thống-kê về số phi-xuất B-52 đã được sử-dụng cho Quân-đoàn II từ tháng
3 đến tháng 6-1972, chúng ta thấy Quân-đoàn II không thiếu B-52. Nếu tính thời-gian
Chương 9: Mở-màn 128

Sương mù tan ngay trước buổi trưa. Duffy quay trở lại công việc hướng-
dẫn các cuộc không-kích. Anh phối-hợp với Mễ và Hải để đưa tất cả các hỏa-
lực yểm-trợ khả-dụng vào các mục-tiêu có giá-trị cao nhất. Với sự ưu-tiên phân-
bổ không-yểm nhằm chống lại các cuộc tấn-công của Quân-đội Bắc-Việt ở phía
bắc và phía nam của Việt-Nam Cộng-Hòa, một ít có thể được dành cho
Charlie.22 John đã phát-triển một kỹ-thuật liên-lạc liên-tục với các FACs để
chuyển-hướng các cuộc không-kích không thể đánh vào mục-tiêu được chỉ-định
do điều-kiện thời-tiết hoặc khi tình-huống đã thay đổi. Anh đã nhận được một
số phi-vụ không-yểm rất cần-thiết theo cách này.
Sau giờ trưa, Hùng Mập gửi đi một toán tuần-tiểu gồm mười hai người
thuộc Đại-đội 113. Giống như những chiến-binh nhảy-dù khác, anh không thích
bị động ở thế phòng-thủ chờ đợi địch tấn-công. Toán tuần-tiễu thám-sát về phía
đông-nam của Charlie 3 mà không chạm súng. Ngay trước khi mặt trời lặn, khi

diễn ra trận Charlie, từ ngày 02-04-1972 đến ngày 15-04-1972, Quân-đoàn II đã sử-dụng
tổng-cộng 245 phi-xuất B-52 (Bảng-1), trong khi Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù ở Charlie chỉ
nhận được chưa tới 10 phi-xuất B-52 cho hai lần yểm-trợ trực-tiếp:
• Lần thứ nhất vào tối ngày 11-04-1972 vào các mỏm đồi sát phía đông-nam Charlie
2, có thể là 1 – 2 boxes với 3 - 6 phi-xuất.
• Lần thứ hai vào tối ngày 14-04-1972 trên đồi Charlie 2 khoảng 30 phút sau khi
Tiểu-đoàn 11 rời khỏi đồi, có thể là 1 box với 3 phi-xuất vì mục-tiêu nhỏ.
Rõ ràng số phi-xuất B-52 sử-dụng cho Charlie quá ít so với số lượng đã cấp cho Quân-
đoàn II. Có nhiều lời đồn đoán rằng cố-vấn-trưởng John Paul Vann muốn dụ đối phương
tập trung xung quanh Charlie để hủy-diệt bằng B-52 nên giai-đoạn đầu đã không sử-dụng
B-52 cho Charlie!? Việc này đến nay vẫn chưa có lời giải-thích thỏa-đáng!?
Bảng-1: Số phi-xuất B-52 cho Quân-đoàn II, từ 29-03-1972 đến 19-04-1972

Nguồn: Peter A.W. Liebchen, Kontum: Trận-đánh ở Cao-nguyên Trung-phần, từ 30-04-


1972 – 10-06-1972 (Kontum: Battle for the Central Highlands 30 March - 10 June 1972),
Project CHECO South Asia Report (Bộ Tư-lệnh Không-lực Thái-Bình-Dương, ngày 27-
10-1972), 90. Dữ-liệu do Đệ-thất Không-lực (7th Air Force) cung cấp (N.D).
22
Sự ưu-tiên phân-bổ này chỉ áp-dụng với Không-lực Hoa-Kỳ. Về phía Không-lực Việt-
Nam Cộng-Hòa cho Quân-đoàn II nói chung và cho Charlie nói riêng không bị tác-động.
Quân-đoàn II có đến hai sư-đoàn không-quân chiến-đấu là Sư-đoàn 2 Không-quân đồn-
trú ở Nha-Trang trách-nhiệm vùng duyên-hải, và Sư-đoàn 6 Không-quân đồn-trú ở Pleiku
trách-nhiệm Cao-Nguyên. Vào thời-gian này, hai sư-đoàn cũng không phải gửi các đơn-
vị trực-thuộc để tăng-phái cho quân-đoàn khác như các Sư-đoàn 3, 4 Không-quân (N.D).
Chương 9: Mở-màn 129

toán quay trở lại tuyến phòng-thủ của đại-đội thì chạm súng với một toán
khoảng ba mươi địch quân. Bích-kích-pháo của đại-đội đã giúp toán phá vỡ
vòng vây và trở vào được phòng-tuyến của đại-đội. Toán bị một số tổn-thất,
nhưng đã xác-nhận được sự hiện-diện của địch xung quanh Charlie 3.
Sáng hôm sau, bình minh ló dạng mà không bị sương mù bao phủ. Thay
vào đó là anh sáng mặt trời chiếu lấp lánh trên những đám mây mỏng, mềm
mại, thấp, trôi nhẹ nhàng trong các thung-lũng bên dưới. Những mảng rừng rậm
lộ ra màu xanh thẳm màn không-khí có hơi sương. Dòng sông Krông Poko uốn
lượn như một dãy băng nhỏ bạc xa về phía đông. Bầu trời không có gì ngoài
màu xanh. Các chiến-binh nhảy-dù dừng lại trước vẻ đẹp xung quanh họ. Sau
đó Mễ, Hải, và Duffy bắt tay vào việc, tận-dụng thời-tiết tốt để sử-dụng tất cả
pháo-yểm và không-yểm khả-dụng mà họ nhận được. Thật là một ngày bận rộn.
Ngày hôm sau, thứ Bảy, tức ngày thứ tám vào Charlie, cũng được bắt đầu
như vậy. Các cuộc không-kích tiên khởi đã đánh trúng sườn núi ở phía tây-bắc
và đường thông-thủ dưới chân căn-cứ. Kết-quả kèm theo nhiều tiếng nổ phụ
làm Trung-tá Bảo hài lòng. Điều đó cho thấy các cuộc tấn-công đã đánh trúng
một số vị-trí đại-liên, bích-kích-pháo và hỏa-tiễn, và có khả-năng là cả một số
bộ-đội Bắc-Việt. Tuy nhiên, Trung-tá Bảo vẫn lo ngại về cao-địa hình ngón tay
ở phía đông-nam và chỉ-thị tập-trung các đợt không-kích vào đó.
Trong phần thời-gian còn lại của ngày, Duffy làm việc với các điều-
không tiền-tuyến Covey 507, 531, và 546 để đưa các khu-trục phản-lực F-4
Phantoms của Không-quân Hoa-Kỳ và A-7 Corsairs của Hải-quân Hoa-Kỳ
đánh vào vùng ngón tay.23 Mễ và Hải đưa thêm vào các khu-trục cánh quạt A-

23
Không-quân Hoa-Kỳ yểm-trợ cho Charlie theo chúng tôi ghi nhận được gồm:
• Không-quân chiến-lược của Bộ Tư-lệnh Không-quân Chiến-lược SAC, với các
oanh-tạc-cơ B-52 đến từ phi-trường Andersen (Guam) và Utapao (Thái-Lan).
• Không-quân chiến-thuật thuộc Đệ-thất Không-lực (7th Air Force) với khu-trục
phản-lực siêu-thanh F-4 Phantom, vận-tải-cơ võ-trang AC-130 Spectre, và các
trinh-sát-cơ L-19/O-1 Bird Dog, O-2 Skymaster, và OV-10 Bronco.
• Không-quân chiến-thuật của Hải-quân Hoa-Kỳ (U.S. Navy) với khu-trục phản-
lực siêu-thanh A-7 Corsairs.
• Trực-thăng võ-trang/tấn-công với AH-1G Cobra, và tiếp-tế với CH-47 Chinook
của Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army) tại Việt-Nam
Chương 9: Mở-màn 130

1 Skyraider và phản-lực A-37 Dragonfly của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa,


xen kẽ cùng với pháo-binh càn quét. Nỗ-lực này đã tạo ra các hiệu-ứng tốt trong
việc phá hủy các hầm hố và các bích-kích-pháo cùng với hàng chục tiếng nổ
phụ. Họ đã gây được tổn-thất về phía địch.
Giữa trưa, Mễ gọi vô-tuyến xin tiếp-tế, và Duffy bổ-túc yêu-cầu gửi đến
sự-vụ-lệnh về tái phân-định vị-trí cố-vấn của anh. Anh chỉ còn thời hạn chưa
đầy một tháng cho chuyến công tác lần thứ ba này tại Việt-Nam và nóng lòng
muốn nhận được một bản-sao của sự-vụ-lệnh bổ-nhiệm để xem anh được
thuyên-chuyển đi đâu. Một chiếc Huey bay đến khoảng một giờ sau đó. Phi-
công đáp xuống trong làn mưa đạn của địch. Phi-hành-đoàn đã đưa xuống toàn
bộ đạn dược, nước uống và khẩu phần ăn, đồng thời đưa lên một số người bị
thương. Trực-thăng cất cánh, quay đầu, và biến mất. Vẫn chưa có sự-vụ-lệnh
cho John.
Thời tiết êm đẹp trong ngày không còn nữa. Những đám mây cuồn cuộn
bao quanh Charlie, và các cuộc không-kích đã ngừng trong ngày. Các chiến-
binh nhảy-dù đối diện với buổi tối với cảm-giác đáng ngại rằng địch quân đang
chuẩn-bị cho một trận đánh lớn vào Charlie.
Các cuộc gọi vô-tuyến báo-động lúc tám giờ tối hôm đó đã xác-nhận sự
nghi ngờ đó. John nhận được thông-điệp bằng Anh-ngữ qua kênh cố-vấn của
anh cùng lúc với Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù gửi tin bằng Việt-ngữ qua hệ-thống
truyền-tin của Lục-quân Việt-Nam Cộng-Hòa: “Tin-tức tình-báo cho biết
Quân-đội Bắc-Việt có kế-hoạch tràn ngập Charlie. Lặp lại, tin-tức tình-báo tin
rằng Quân-đội Bắc-Việt có ý-định tràn ngập các vị-trí của anh.”
Bảo giật ống liên-hợp của Hải: “Đây Hổ-Xám. Yêu-cầu cho phép điều-
động hành-quân tấn-công để chiến-đấu với địch. Tôi không muốn ngồi một chỗ
trên Charlie và chờ đợi một cuộc tấn-công do địch thiết-kế. Nhảy-Dù không
ngồi và chờ đợi. Nhảy-Dù phải tấn-công. Tôi sẽ tập-hợp cả tiểu-đoàn lại, chỉ để
một đại-đội trên Charlie 2 và phát-động một cuộc tấn-công với phần còn lại của
tiểu-đoàn.”

Khi cuộc Tấn-công Phục-sinh bùng-nổ và mở màn chiến-dịch Linebacker, Không-quân


Hoa-Kỳ đã đưa sáu hàng-không mẫu-hạm đến Đông-Hải, mang theo trên 300 phi-cơ
chiến-thuật, và SAC đưa thêm nhiều oanh-tạc-cơ B-52 đến Guam và Utapao (N.D).
Chương 9: Mở-màn 131

Tiếng trả lời ngay lập tức từ chính Lữ-đoàn-Trưởng, Đại-tá Lịch: “Không
được. Phòng-thủ tại chỗ. Khóa chặt mọi khả-năng vượt qua dãy núi của địch.
Giữ vị-trí tại Charlie bằng mọi giá. Đó là lệnh cho anh. Chiến-đấu đến người
cuối cùng.”
Bảo chỉ có thể tin rằng Đại-tá Lịch đã thi-hành lệnh này từ thượng-cấp.
Chương 10: Chuyển-tiếp 132

CHƯƠNG 10: CHUYỂN-TIẾP

Chủ nhật, ngày 9 tháng Tư, đánh dấu một tuần từ ngày Tiểu-đoàn 11
Nhảy-Dù được trực-thăng-vận vào Charlie. Nó cũng đánh dấu một niềm tin mới
ở các chiến-binh nhảy-dù. Một ranh-giới mà nếu địch quân muốn vượt qua sẽ
phải gặp rắc-rối. Các chiến-binh nhảy-dù sẽ chiến-đấu cho đến khi giành thắng-
lợi hoặc đến hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, cho đến lúc này vẫn chưa có các
hoạt-động của địch - không có pháo-kích và cũng như các cuộc tấn-công trên
bộ vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, quân trú-phòng vẫn làm việc chăm chỉ để cải-
tiến hệ-thống phòng-thủ. Mễ, Hải, và Duffy làm việc cả ngày với các cuộc
không-kích và pháo-kích vào các vị-trí nghi ngờ địch tập-trung để tấn-công, nơi
đặt bộ chỉ-huy, các điểm quan-sát, và các vị-trí đại-liên phòng-không mà họ
xét-đoán từ những gì quan-sát được trong những ngày vừa qua. Họ biết địch
đang chuẩn-bị cho một cuộc tấn-công tổng-lực vào Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Các
cuộc không-kích đã có kèm theo nhiều tiếng nổ phụ, nhưng không có phản-ứng
từ phía địch quân.
Thứ Hai, ngày 10 tháng Tư, tình-hình vẫn tiếp-tục im ắng một cách kỳ
lạ. Những đám mây thấp bay dọc theo các đỉnh dãy núi đã cản trở mọi cuộc
không-yểm. John vặn sang tần-số vô-tuyến của Đài Quân-đội Hoa-Kỳ tại Việt-
Nam (Armed Forces Vietnam Network) để nghe tin-tức. Anh được tin Quân-
đội Bắc-Việt tiếp-tục giành thắng-lợi phía nam vùng Phi Quân-sự thuộc khu-
vực trách-nhiệm của Quân-đoàn I. Bắc-Quân cũng đã tiến quân rất nhanh từ
hướng tấn-công phía nam từ Cao-Miên, giờ đây bắt đầu chiếm giữ các trục
đường xung quanh An-Lộc, chuẩn-bị bao-vây và có vẻ sẽ tấn-công thị-xã này
trước khi tiến về Sài-Gòn. Chánh-phủ Nam Việt-Nam đã tăng-viện cho lực-
lượng phòng-thủ An-Lộc bằng các đơn-vị ưu-tú nhất với Liên-đoàn 81 Biệt-
Cách-Dù (81st Airbone Ranger Group) và Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù1, cùng với nỗ-

1
Khoảng 16h chiều ngày 14-04-1972, Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù (với các Tiểu-đoàn 5, 6, 8,
Tiểu-đoàn 3 pháo-binh, Đại-đội Trinh-sát 3, và các đơn-vị yểm-trợ) từ bãi bốc ở phía nam
Chơn-Thành được trực-thăng-vận vào phía đông thị-xã An-Lộc, gần khu-vực Đồi 169
(XT801870). Đến ngày 16-04-1972, Liên-đoàn 81 Biệt-Cách-Dù với khoảng 450 chiến-
Chương 10: Chuyển-tiếp 133

lực tấn-công địch bằng các cuộc oanh-tạc khủng-khiếp từ các oanh-tạc-cơ B-
52, vận-tải-cơ võ-trang AC-130, và tất cả các khu-trục phản-lực và tấn-công
khả-dụng của quân đồng-minh. Cuộc chiến tại đó đã sớm trở nên khốc-liệt.2
Trung-tá Bảo, cảm thấy thất-vọng vì thời-tiết xấu và không tiên-lượng
được ý-định của địch, bèn cho Đại-đội 114 tuần-tiễu về phía đông-nam, và Đại-
đội 112 đi về phía tây-bắc Charlie 2. Anh chỉ-thị cho từng đại-đội: “Cho một
tiểu-đội thăm dò tìm vị-trí của địch. Tránh chạm súng. Đánh-giá tổn-thất của
địch do các cuộc không-kích, và trở về báo-cáo kết-quả thu được.”
Tin-tức từ các toán tuần-tiễu xác-nhận địch đã di-chuyển đến các vị-trí
chỉ cách phòng-tuyến của Charlie 2 chừng vài trăm thước. Các cuộc không-kích
đã gây ra thiệt hại có thể nhìn thấy, nhưng không tìm được thấy tử-thi nào bị bỏ
lại. Tin-tức thu được cũng đã có ảnh-hưởng đến các quyết-định về kế-hoạch
không-kích và pháo-kích vào buổi chiều.
Thời-tiết đã trở nên sáng sủa vào buổi trưa. Các trực-thăng tiếp-tế đến
mang theo đạn dược, nước uống và khẩu phần ăn nhiều hơn, bao gồm cả một
số con gà còn sống để quay. Họ cũng mang đến thư-tín, trước sự vui mừng của
các chiến-binh nhảy-dù đang trong vòng vây. Peter Kama thậm chí còn gửi một
số thanh kẹo cho John. Anh đã chia sẻ chúng với mọi người.
Các chiếc trực-thăng tiếp-tế đã không bị địch bắn. Địch cũng không tấn-
công Charlie bằng bích-kích-pháo, hỏa-tiễn, hay pháo-binh. Cũng không có bất
kỳ cuộc tấn-công nào trên mặt đất. Tất cả đều yên tĩnh lạ thường - giống như
sự im lặng thường thấy trước cơn giông bão. Tuy vậy, quân phòng-thủ vẫn tiếp-
tục cải-tiến các vị-trí phòng-thủ, đào giao-thông-hào sâu hơn. Và họ vẫn tiến-

binh được trực-thăng-vận phía đông-nam An-Lộc gần Đồi 169 rồi tiến vào phòng-thủ thị-
xã An-Lộc… (Nguồn: Ltc Arthur E. Taylor Jr., Combat Operations After Action Report,
1st Airborne Brigade from 7 April - 25 June 1972, Hq 1st Airborne Brigade Combat
Assistance Team, 22 Jule 1972). Hai đơn-vị tổng trừ-bị này đã vào phòng-thủ thị-xã An-
Lộc kịp lúc khi tinh-thần quân trú-phòng đang xuống và một phần phía bắc thị-xã đã bị
chiếm sau đợt tấn-công lần thứ nhất vào ngày 13-04-1972. Hai đơn-vị đến mang theo sự
hồi-sinh cho An-Lộc, Liên-đoàn 81 tái-chiếm và giữ vững khu-vực phía đông-bắc thị-xã
cho đến khi được triệt-thoái, còn Nhảy-Dù nới rộng vòng đai và thiết lập được bãi đáp
trực-thăng ở phía nam An-Lộc giúp cho việc tiếp-tế và tản-thương được thực-hiện dễ hơn,
… (N.D).
2
Để biết thêm chi-tiết về hướng tấn-công phía nam, xem thêm ở James H. Willbanks,
Trận-đánh An-Lộc (The Battle of An Loc) (Bloomington: Indiana University Press, 2005).
Chương 10: Chuyển-tiếp 134

hành thêm các cuộc không-kích và pháo-kích, hy-vọng ngăn chặn được cuộc
tấn-công đã được tiên-liệu từ phía cộng-quân.
Máy truyền-tin của Duffy kêu xè-xè khi có cuộc gọi đến. John nhận ra
giọng nói của Peter Kama: “Dusty Cyanide, đây Cellar 51. Cho tôi một mục-
tiêu B-52. Tôi có thể có một phi-vụ cho anh. Hết.”
“Chết tiệt. Anh đã làm được. Bằng cách nào vậy?”
“Đã kéo được vài đầu mối ở MACV. Tôi có các mối liên-hệ ở đó. Cho
tôi một mục-tiêu. Tôi cần có sớm. Hết.”
Thiếu-tá trẻ Duffy thử đặt mình vào vị-trí của vị chỉ-huy cao-cấp của
Quân-đội Bắc-Việt đang trực-diện với Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Anh cố-gắng
hình dung xem kế-hoạch tấn-công của đối phương sẽ diễn ra như thế nào. Tất
cả các lối tiếp-cận vào các vị-trí phòng-thủ của Charlie đều khó khăn và phải
leo lên đồi - ngoại trừ một cách. Có một dãy đất hình ngón tay dài dẫn vào vị-
trí chính từ phía đông-nam. Chỗ đó có địa-thế cao hơn, kéo dài ít nhất năm
trăm thước, tương đối bằng phẳng và đủ rộng để tập-hợp được nhiều tiểu-đoàn
chuẩn-bị cho một cuộc tấn-công. Nếu tôi là một cấp chỉ-huy Quân-đội Bắc-
Việt, và nếu tôi có một trung-đoàn đầy đủ, tôi sẽ dùng một tiểu-đoàn để tấn-
công từ đường thông-thủy ở phía tây-bắc Charlie để làm mồi nhử, khiến nhảy-
dù phải hoán chuyển các lực-lượng của họ đến vị-trí phòng-thủ đang bị tấn
công để ngăn chặn sự xâm-nhập. Khoảng ba mươi phút sau, tôi sẽ tung đòn
tấn-công chủ-lực với hai tiểu-đoàn còn lại theo đường ngón tay. Tôi sẽ bắt đầu
cuộc hành-quân bằng hỏa-lực pháo-binh hạng nặng từ bốn mươi lăm phút
trước. Tôi sẽ dùng bích-kích-pháo, đại-bác không giật và hỏa-tiễn B-40 vào
khoảng mười phút khi tiến-hành đòn tấn-công chủ-lực.
Duffy đã có được mục-tiêu. Anh đã tham-khảo ý-kiến của Hải, Mễ, và
Bảo khi lựa chọn mục-tiêu. Anh gọi cho Peter Kama: “Cellar 51, đây Dusty
Cyanide. Ô-vuông mục-tiêu như sau: Zulu Bravo 0-1-1-5, 1-0-4-0.3 Bắt đầu tại
đó và kéo dài về phía đông-nam của dãy núi xa nhất có thể. Tốt hơn nên báo
trước cho các chàng trai của chúng ta ở Delta.4 Hết.”

3
Zulu Bravo ám chỉ ZB, tọa-độ ZB 0115–1040, bản-đồ Dak-To, sheet 6538-II, serie
L7014, tại: http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_to-6538-2.pdf (N.D).
4
Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù đã thay thế Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù ở Delta từ 07-04-1972 (N.D).
Chương 10: Chuyển-tiếp 135

“Mục-tiêu cách chỗ anh năm trăm thước không? Hết.”


John tặc-lưỡi: “Chỗ đó cách chúng tôi năm trăm thước. Vừa đủ. Chúng
tôi sẽ cúi xuống và giữ chặt nón sắt của mình. Chúng tôi biết nguyên-tắc an-
toàn. Hết.”5
“Đáp nhận. Nhắc mọi người cùng làm theo. Hết.”
***
Sen ngồi trong nhà ở Sài-Gòn, nghe các tin-tức về trận-đánh khốc-liệt ở
Cao-Nguyên và những tổn-thất nặng nề ở nhiều nơi của Nam Việt-Nam. Cô là
một phu-nhân kiên-cường của một chiến-binh anh-ddũng. Bây giờ, lần đầu tiên,
cô cảm thấy sợ hãi hơn cả nỗi sợ hãi thường-trực mà cô luôn dành cho phu-
quân mình.

5
Quy-định khoảng cách an-toàn tối thiểu cho quân bạn đối với mục-tiêu B-52 là 500 –
1,000 thước, nhưng thực tế nhiều phi-vụ chỉ cách 300 thước, như ở Đồi Charlie (N.D).
Chương 12: Thứ-tư 136

CHƯƠNG 11: THỨ-BA

Ngày 11 tháng Tư năm 1972


Ngày này, địa ngục trút cơn thịnh nộ vào một nơi gọi là Charlie.
Vào lúc nửa đêm, máy truyền-tin của John Duffy bắt đầu có tín-hiệu:
“Dusty Cyanide, đây Covey 555. Tin được chuyển tiếp từ Blue Chip qua Carbon
Outlaw.1 Arc Light đã được gửi đến vị-trí mục-tiêu theo yêu-cầu của anh. Ước-
tính thả bom trong vòng ba mươi phút nữa.”
John đánh thức Bảo và Hải trong hầm hành-quân. Mễ cũng đến tham-gia
cùng họ ở đó. Hải báo-động cho các đại-đội. Các chỉ-huy tiếp-tục báo-động cho
các chiến-binh nhảy-dù của họ. Khi sắp đến giờ thả bom, mọi người cúi xuống
trong hố cá-nhân, giao-thông-hào hoặc hầm trú-ẩn bằng bao cát, trùm nón sắt
lên đầu, và há miệng, bịt tai, để giảm sức ép của bom nổ rất gần.
Tiếng rít chết-chóc đến từ không trung. Hàng trăm quả bom 500 và 750
cân trút xuống từ các oanh-tạc-cơ B-52 đang bay rất cao. Loạt bom gần nhất nổ
chỉ cách phòng-tuyến của Đại-đội 114 khoảng ba trăm thước, thổi tung mỏm
đồi gần nhất của dãy ngón tay, nổ tung phần đất lồi ra, và phá tan vùng đất
hoang dọc theo dãy núi về phía đông-nam. Mặt đất như bị chấn động. Sức tàn
phá và hủy diệt thật khủng-khiếp. Các mảnh vỡ, cây cối, đất đá rơi xuống cả vị-
trí phòng-thủ của quân bạn ở gần đó.

1
“Carbon Outlaw” là danh-hiệu của Trung-tâm Không-yểm Trực-tiếp (Air Force Direct
Air Support Center - DASC), đồn-trú cùng căn-cứ với Bộ Tư-lệnh Quân-đoàn II của Lục-
quân Việt-Nam Cộng-Hòa tại Pleiku, nhằm liên-lạc với cả cố-vấn-trưởng Hoa-Kỳ, John
Paul Vann, và Bộ Chỉ-huy Đệ-thất Không-lực (7th Air Force command post) “Blue Chip”
tại Căn-cứ Không-quân Tân-Sơn-Nhất ở Sài-Gòn, nơi có sĩ-quan liên-lạc của Bộ Tư-lệnh
Không-quân Chiến-lược (Strategic Air Command). Hệ-thống tạo điều-kiện thuận-lợi cho
việc chuyển hướng các phi-vụ B-52 đang trên đường bay tới các mục-tiêu có cơ-hội oanh-
tạc vào các mục-tiêu khác có hiệu-quả hơn, sử-dụng các vị-trí radar mặt đất, được gọi là
Combat Skypot, để hướng-dẫn các phi-vụ Arc Lights vào các vị-trí mục-tiêu với độ chính-
xác cao trong mọi loại thời-tiết, ngày hay đêm. Xem Elizabeth H. Hartsook và Stuart
Slade, Chiến-tranh Không-quân: Các Chiến-địch và Hoạch-định ở Việt-Nam, 1969-1975
(Air War: Vietnam Plans and Operations, 1969-1975) (Fort Pierce, FL: Defense Lion
Publication, 2013), 241-80.
Chương 12: Thứ-tư 137

Quân-đội Bắc-Việt đáp trả bằng nhiều loạt pháo-binh, bích-kích-pháo và


đại-bác không giật càn quét trong khi gậm-nhấm vết thương và tái xem-xét các
kế-hoạch tấn-công.2 Nhiều quả đạn pháo nổ tung trên đồi, nhưng không gây
tổn-thất đáng kể cho các chiến-binh nhảy-dù vẫn còn đang ẩn mình dưới giao-
thông-hào sau phi-vụ oanh-tạc của B-52. Đạn pháo của địch tiếp-tục rót xuống,
lẻ-tẻ suốt đêm. Mặc dầu vậy, những người không có trách-vụ canh gác vẫn có
thể tiếp-tục ngủ được chút ít để nghỉ-ngơi.
Không ai nhìn thấy ánh mặt-trời lên. Bình-minh chỉ đến như một vầng
sáng lờ-mờ ở phía đông. Một thứ ánh sáng bị lọc qua các lớp bụi thuốc nổ, bụi
và các mảnh vụn trôi nổi che khuất không-gian. Mọi thứ xuất hiện với tông màu
xám-xịt, vô-sắc và mờ ảo: quân-phục phủ đầy đất và tro bụi, các chiến-binh
nhảy-dù hít thở thứ không khí đặc quánh khó chịu, lỗ mũi của họ chứa đầy mùi
khét của vụ nổ còn sót lại trong bầu khí quyển. Pháo-kích lẻ-tẻ làm văng thêm
nhiều khối đất xung quanh nơi này, bây giờ trông giống như một bức ảnh có
tông màu nâu-đỏ cổ-kính.
Cắt bom! Cắt bom!
Nhiều tiếng nổ lớn ập xuống Charlie. Mặt đất rung chuyển. John Duffy
biết chính xác đó là gì. Những khẩu đại-bác 130 ly chết tiệt. Ta phải tiêu diệt
chúng. Chúng sẽ giết tất cả chúng ta. Chúng sẽ thổi chúng ta xuống địa-ngục.
Khi anh lê bước xuống giao-thông-hào đi về phía hầm chỉ-huy, một quả
đạn pháo nổ gần đó. John vẫn ổn, nhưng anh nhìn lại và thấy các mảnh đạn
pháo đã xé toạc tấm nệm hơi của anh, và khiến nó bất-khiển-dụng.
Anh đến trễ trong buổi họp chỉ-huy vào buổi sáng của Bảo. Mễ nhận ra
vẻ mặt buồn bã của John và nhìn anh với ánh mắt cảm thông. John khoa-trương
tuyên-bố: “Chết tiệt, các anh. Bọn khốn đã lấy được đệm hơi của tôi.”
Âm-thanh của động-cơ cánh quạt trực-thăng đến giúp nâng cao tinh-thần
của mọi người. Họ ra khỏi hầm. Nhìn về phía đông, họ thấy một hợp-đoàn bốn
chiếc Huey tiếp-tế bay đến mang theo thức ăn, nước uống, và đạn-dược rất cần

2
Đặng-Vũ-Hiệp, Ký-ức Tây-Nguyên (Highland Memories) (Hà-Nội: Nhà xuất-bản Quân-
đội Nhân-dân, 2012), 238, 237-39.
Chương 12: Thứ-tư 138

thiết. Mễ cho mang các thương-binh từ trạm cứu thương của tiểu-đoàn ra bãi
đáp, sẵn sàng tản thương về bệnh-viện Kon-Tum.
Hỏa-lực của các loại vũ-khí nhỏ và đại-liên phòng-không bắn vào trực-
thăng dẫn đầu khi vào bãi đáp. Tuy nhiên, trực-thăng vẫn hạ cánh, nhanh chóng
đẩy hàng tiếp-tế xuống và bốc các chiến-binh bị thương trước khi cất cánh, quay
đầu và lướt xuống sườn núi. Đạn bích-kích-pháo đã dàn chào trực-thăng thứ
hai, và hỏa-lực càng lúc trở nên dữ dội đến mức hai trực-thăng đến sau bị trúng
nhiều đạn và không thể vào bãi đáp. Một hoa-tiêu trực-thăng cố gắng vào lại
bãi đáp, nhưng bị trúng nhiều đạn hơn, phải khập khiễng bay đi, và đã rớt trên
đường về Võ-Định làm phi-hành-đoàn thiệt mạng.
Hơn hai mươi quả đại-bác 130 ly nữa đội vào Charlie vào buổi sáng hôm
đó. Những tiếng nổ lớn tạo ra các hố pháo lớn. Năm chiến-binh nhảy-dù bị
thương nặng. Quân-đội Bắc-Việt đã giã pháo vào Tiểu-đoàn 11 trong lúc tái tổ-
chức các đơn-vị. Đại-đội 114 báo-cáo địch di-chuyển ở phía đông-nam. Địch
dường như đang thu dọn các tử-thi do B-52 oanh-tạc và thay thế bằng các đơn-
vị bộ-đội khác. Hải chỉ-thị cho Trung-úy Lập bắn chặn một loạt ba trăm tràng
pháo-binh vào vị-trí địch đang di-chuyển.
Các báo-cáo tiếp theo cho biết đã có thêm bộ-đội Bắc-Việt đang ở cách
vài trăm thước về phía tây-nam. John làm việc với Convey 533 và một phi-đội
F-4 Phantoms để không-kích. Bất chấp hiểm-họa từ đại-liên phòng-không, sĩ-
quan điều-không tiền-tuyến đã rất gan dạ khi bay thật thấp để có thể quan-sát
mục-tiêu rõ hơn sau đợt không-kích.
“Dusty Cyanide, đây Covey 533. Có rất nhiều tử-thi của địch dưới đó.
Ước-lượng khoảng một trăm bị giết do không-kích.”
Thêm nhiều trực-thăng mang tiếp-tế cho Tiểu-đoàn 11 đang bị bao vây,
có cả của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và Không-quân Hoa-Kỳ. Các đại-
liên phòng-không 12,7 ly của địch bắn lên không ngừng. Một số trực-thăng can
đảm lao vào bãi đáp nhưng rồi phải trở ngược lên dưới làn mưa đạn. Không một
ai có thể vượt qua bức tường đạn chết chóc đó. Các đại-liên phòng-không của
Chương 12: Thứ-tư 139

Quân-đội Bắc-Việt bắn vào mọi trực-thăng khi lọt vào tầm tác-xạ. Ít nhất mười
ổ đại-liên phòng-không 12,7 ly bao quanh Charlie.3
Duffy quay sang Mễ: “Những cây đại-liên ở ngoài đó là để giết người.
Chúng đang làm công việc của chúng. Làm rất tốt.”
“Phải. Đó là vấn-đề lớn cho chúng ta. Vấn-đề tiếp-tế và tản thương.”
John gật đầu: “Tôi lo hỏa-lực quá nặng thì trực-thăng không thể vào được.
Tất cả những gì chúng ta đang làm sẽ có thêm trực-thăng bị hạ. Tôi đang đóng
bãi đáp. Hãy cho tôi biết nếu anh hoặc Trung-tá Bảo có vấn-đề gì với việc này.”
Duffy lấy ống liên-hợp từ âm-thoại-viên của anh: “Cellar 51, đây Dusty
Cyanide. Tôi đang đóng bãi đáp trực-thăng Huey tiếp-tế và tản hương. Họ sẽ
không sống sót dưới làn đạn bắn ra từ các đỉnh núi. Tôi nhắc lại, bãi đáp bị
đóng. Không có lý-do gì để thử điều bất-khả. Tôi phải loại trừ các đại-liên
phòng-không 12,7 ly trước khi chúng ta có thể đưa trực-thăng trở lại đây.”
Anh gọi thêm các khu-trục phản-lực F-4 đến không-kích các vị-trí đặt
đại-liên và yêu-cầu Covey hướng-dẫn tấn-công các vị-trí nghi ngờ có đặt đại-
bác 130 ly bằng tất cả tài-nguyên khả-dụng mà Convey đang có. John Duffy
đang đối-diện với hai vấn-đề cần giải quyết để Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù có thể
sống sót: Triệt-tiêu các ổ đại-liên phòng-không và loại trừ đại-bác 130 ly.
Chiều hôm đó, Duffy hỏi Mễ: “Anh có nhớ lúc ở Võ-Định, lữ-đoàn-
trưởng có nói về việc Quân-đội Bắc-Việt cắt đôi Nam Việt-Nam, giống như họ
đã làm với người Pháp năm 1954 không? Anh đã hứa sẽ kể cho tôi nghe sau.
Chuyện gì đã xảy ra?”

3
Tiểu-đoàn 8 được tăng-cường một trung-đội phòng-không 12,7 ly và Tiểu-đoàn 9 được
tăng-cường Đại-đội 2, Tiểu-đoàn 16 phòng-không 12,7 ly (Phí-Triệu-Hàm et all, Sư-đoàn
Đồng-Bằng, 169, 177). Với biên-chế mỗi đại-đội có mười hai khẩu 12,7 ly, chỉ riêng số
đại-liên phòng-không 12,7 ly được tăng-cường cho hai tiểu-đoàn 8 và 9 là mười sáu khẩu.
Ngoài số này ra không rõ còn có phòng-không nào khác ở Charlie hay không. Sư-đoàn
320 có Tiểu-đoàn 16 (Mai-Đà) cơ-hữu trang bị đại-liên phòng-không 12,7 ly, trong đó
Đại-đội 1 (Đại-đội-trưởng Đỗ-Văn-Bảy) tham-gia trận Delta, Đại-đội 2 (Đại-đội-trưởng
Khuất-Đình-Nuôi) và một trung-đội của Đại-đội 3 tham-gia trận Charlie; được tăng-
cường một đại-đội cao-xạ 37 ly. Mặt-trận B-3 lúc này có bốn tiểu-đoàn phòng-không (ba
tiểu-đoàn cao-xạ 37 ly và một tiểu-đoàn đại-liên 14,5 ly). Trong bài viết “Tiểu-đoàn 2
Nhảy-Dù tại Căn-cứ hỏa-lực Delta”, Đại-úy Đặng-Hy-Sinh (mũ-đỏ Mây-Hồng), Đại-
đội-trưởng Đại-đội 21, Tiểu-đoàn 2 Nhảy-Dù, ghi nhận đơn-vị của ông tịch-thâu được
một đại-liên phòng-không 14,5 ly ở Delta (N.D).
Chương 12: Thứ-tư 140

Mễ nhướng mày: “Năm 1954, người Pháp gặp vấn-đề ở Việt-Nam, và


trên toàn Đông-Dương. Hồ-Chí-Minh và những người cộng-sản của ông ta, gọi
là Việt-Minh, chống lại người Pháp. Pháp chiến-đấu để duy-trì thuộc-địa của
họ, nhưng đã thảm-bại ở Điện-Biên-Phủ, một vị-trí xa xôi ở vùng tây-bắc Việt-
Nam. Sau trận-đánh, người Pháp vẫn giành quyền kiểm-soát phần lớn lãnh-thổ.
Để giành thắng-lợi quyết-định, Việt Minh tập-trung vào Cao-Nguyên. Họ tấn-
công, tấn-công, tấn-công vào Cao-Nguyên. Họ cố-gắng cắt đôi Nam Việt-Nam,
từ vùng sơn-cước ra đến duyên hải. Người Pháp quyết-định rút quân về Pleiku.”
Anh nhìn Duffy: “Đó là nơi mà chúng ta vừa xuống khi bay từ Sài-Gòn.”
John gật đầu. Mễ nói tiếp: “Liên-đoàn Lưu-động số 100 (French Group
Mobile One Hundred) của Pháp triệt-thoái khỏi An-Khê, cách Pleiku năm mươi
dặm về hướng đông. Quân Pháp có lực-lượng rất mạnh với hơn ba ngàn quân-
nhân. Trong đó gồm các cựu-binh ở Triều-Tiên, Cao-Miên và các quân-nhân
Việt-Nam trung-thành, cùng với thiết-giáp, pháo-binh, và không-yểm. Họ đã
tử-trận khi bị phục-kích gần Đèo Mang-Yang, giữa An-Khê và Pleiku. Việt
Minh đã tấn-công. Giao tranh diễn ra ác-liệt trong nhiều ngày. Người Pháp chịu
tổn-thất hơn hai nghìn người, mất toàn bộ xe cộ và pháo-binh, cùng hầu hết vũ-
khí và trang-bị. Việt-Minh đã tiêu diệt được Liên-đoàn Lưu-động số 100. Và
cộng-sản đã cắt đôi Nam Việt-Nam.
“Người Pháp rời khỏi Việt-Nam. Hiệp-ước Genève phân chia quốc-gia
thành hai miền Bắc và Nam. Bây giờ xem như cộng-sản cố-gắng tái-hiện kịch-
bản cũ. Quân-đội Bắc-Việt đang tấn-công Cao-Nguyên. Cố chiếm Kon-Tum và
Pleiku rồi tiến quân ra vùng duyên-hải. Trước tiên, cố-gắng vượt qua Hỏa-Tiễn-
San. Chúng ta sẽ ngăn chặn chúng. Chúng ta ngăn chặn chúng tại đây, trên Đồi
Charlie.”4
***

4
Trận-đánh bi-thảm này được Bernard B. Fall trình-bày chi-tiết trong cuốn sách của ông
có tên Đại-lộ buồn thiu (Street Without Joy) (Mechanicsburg, PA: Stackpole Books,
1964). Xem thêm Kirk A. Luedeke, Tử-thần trên Quốc-lộ: Sự hủy-diệt Liên-đoàn Lưu-
động 100 (Death on the Highway: The Destruction of Groupement Mobil 100), Tạp-chí
Thiết-giáp (Armor Magazine) (từ tháng 01 đến tháng 02-2001), 22-29.
Chương 12: Thứ-tư 141

Vào lúc chạng vạng, Đại-đội 114 gửi đi một toán tuần-tiễu hai mươi
người lục-soát về hướng tây-nam nhằm đánh-giá hiệu-quả của các đợt không-
kích và pháo-kích trong ngày ngay trước phòng-tuyến của họ.
John Duffy nhai khẩu-phần lương khô quân-đội và buồn bã nhìn chiếc
đệm bị xì-hơi của mình. Anh chỉnh tần-số đài AM/FM của mình để theo dõi
tin-tức, bắt kịp những diễn-tiến cuộc chiến tại các nơi khác. Anh được biết, ở
phía Bắc, địch đã chiếm gần hết các tỉnh phía Bắc của Nam Việt-Nam và gần
như bao vây thị-xã Quảng-Trị. Tuy nhiên, quân Đồng-Minh đã phối-hợp để
phát-triển một chiến-lược phản-công. John biết rằng điều đó sẽ kéo thêm không-
yểm về phía bắc, càng cách xa với anh. Ở phía nam, anh được biết giao tranh
ác-liệt vẫn tiếp diễn xung quanh thị-xã An-Lộc, với một cuộc tấn-công của
Quân-đội Bắc-Việt vào thẳng thị-xã được xem là sắp xảy ra. Chánh-phủ Nam
Việt-Nam đã gửi thêm tiếp-viện-quân đến đó. Cao-Nguyên vẫn là ưu tiên thứ
ba trong cuộc tổng tấn-công lớn nhất của Bắc-Việt trong toàn bộ cuộc chiến.5

5
Một số người cho rằng Tết Mậu-Thân 1968 là chiến-dịch lớn nhất của đối phương trong
chiến-tranh. Điều này không phải như vậy. Cuộc tấn-công Phục-Sinh năm 1972 lớn hơn
nhiều cả về quy-mô và phạm-vi. Thomas P. McKenna ghi nhận trong cuốn sách của ông
Kontum: Trận-đánh để giải-cứu Nam Việt-Nam (Kontum: The Battle to Save South
Vietnam) (Lexington: University Press of Kentucky, 2011): “Không giống như các cuộc
tấn-công của Cộng-sản vào Tết Mậu-Thân 1968, một cuộc nổi dậy do Việt-Cộng được
trang-bị nhẹ dẫn đầu, với cuộc Tấn-công Phục-Sinh đầu năm 1972, Bắc-Việt có 15 sư-
đoàn chính-quy, bao gồm 2 sư đoàn VC chủ-yếu do Bắc-Việt chỉ-huy. Họ chỉ để lại một
sư-đoàn ở lại Bắc-Việt để bảo-vệ miền Bắc và làm lực-lượng trừ-bị, 14 sư-đoàn còn lại
được triển-khai bên ngoài Bắc-Việt. Hai sư đoàn đã hiện-diện ở Ai-Lao và Cao-Miên, và
12 sư-đoàn khác với quân-số khoảng 150.000 người sẵn sàng tấn-công Nam Việt-Nam.
Đây là cuộc tấn-công quân-sự và xâm-lăng xuyên biên-giới lớn nhất trên thế-giới kể từ
mùa thu năm 1950, khi Quân Giải-phóng Nhân-dân Trung-Quốc Cộng-sản (Communist
Chinese People's Liberation Army) vượt sông Áp-Lục (Yalu River) đánh vào Nam Triều-
Tiên” (tr.60). Xem thêm ở website của John G. Heslin, Trận-đánh Kontum (The Battle of
Kontum), http://www.thebattleofkontum.com.
Chương 12: Thứ-tư 142

CHƯƠNG 12: THỨ-TƯ

Ngày 12 tháng Tư năm 1972


Những tiếng nổ của đạn pháo đã đánh thức các chiến-binh mũ-đỏ của
Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Đại-đội 111 đang hứng chịu pháo nặng nhất. Pháo-binh
hạng nặng, bích-kích-pháo, hỏa-tiễn, và đại-bác không giật trút xuống Đồi 960
hay Charlie 1 của Đại-đội 111. Bảy mươi lăm quả đại-bác 130 ly đã dội xuống
đỉnh đồi. Trung-úy Nguyễn-Văn-Thinh và các chiến-binh nhảy-dù của anh cúi
thấp trong các giao-thông-hào, khá vững tâm vì đã được đào sâu hơn mỗi ngày.
Tuy nhiên, vẫn có người tử-trận.
Trung-tá Khuất-Duy-Tiến, Trung-đoàn-Trưởng Trung-đoàn 64, Sư-đoàn
320 của Quân-đội Bắc-Việt, vào sáng hôm đó đã phối-trí lực-lượng để tràn ngập
Charlie và chiến-thắng-lợi vẻ vang. Trung-tá Tiến đã ra lệnh cho các tiểu-đoàn
7, 8 và 9 tham-chiến.1 Tiểu-đoàn 9 đánh chiếm Đồi 960. Một loạt pháo-binh
bắn dồn-dập theo bài-bản chiến-thuật tiền-pháo, hậu-xung dọn đường cho cuộc
tấn-công của bộ-đội Bắc-Việt.2

1
Tiểu-đoàn 7 không trực-tiếp tham-gia trận-đánh Đồi Charlie, do trước đó được phân-
công cùng với Đại-đội 1 của Tiểu-đoàn 17 Công-binh, trách-nhiệm khai-thông con lộ
70B. Trung-đoàn 64 tấn-công Charlie với các hành-phần cơ-hữu và tăng-cường sau:
• Tiểu-đoàn 8 bộ-binh: Cánh thứ-yếu, đánh theo trục tây-bắc vào Mỏm 51 (Charlie
3) và Mỏm 52 (Charlie 1). Được tăng-cường một trung-đội phòng-không 12,7 ly,
một trung-đội cối 82 ly và DKZ 75 ly, một tiểu-đội công-binh và một tổ hỏa-lực.
• Tiểu-đoàn 9 bộ-binh: Cánh chủ-yếu, đánh theo trục đông-nam vào Mỏm 53
(Charlie 2). Được tăng-cường một đại-đội phòng-không 12,7 ly, một đại-độ cối
82 ly và DKZ 75 ly, hai tiểu-đội công-binh và một tổ hỏa-lực.
• Tiểu-đoàn 3, Trung-đoàn 48: Tăng-cường làm trừ-bị cho Trung-đoàn 64, phục sẵn
ở tây-bắc Mỏm 51 (Charlie 3) để phòng ngừa tiếp-viện-quân từ Đỉnh 1314 (căn-
cứ hỏa-lực Yankee) xuống Charlie, sau đó phối-hợp với Tiểu-đoàn 9 đánh vào
Mỏm 53 (Charlie 2).
Ngoài ra, Tiểu-đoàn 2, Trung-đoàn 48, trách-nhiệm phục-kích đón lõng hướng Tiểu-đoàn
11 Nhảy-Dù triệt-xuất về phía đông-bắc của Mỏm 53 (Charlie 2). (Nguồn: Phí-Triệu-
Hàm et all, Sư-đoàn Đồng-Bằng, 164, 167-170) (N.D).
2
Đặng-Vũ-Hiệp, Ký-ức Tây-Nguyên (Highland Memories) (Hà-Nội: Nhà-xuất-bản
Quân-đội Nhân-dân, 2012), 237.
Chương 12: Thứ-tư 143

Pháo-binh vừa dứt, đại-đội đầu tiên của Bắc-Việt tiến lên từ đường thông-
thủy cách chưa đầy một trăm thước về phía tây giao-thông-hào của Charlie 1.
Rất nhiều bộ-đội xung-phong lên phía trước. Trận-đánh được mở màn.
Các chiến-binh mũ-đỏ của Đại-đội 111 đã phản-ứng trước cuộc tấn-công
của địch như trong một cuộc tập dược thực-hành tác-chiến thông-thạo. Trung-
úy Thinh, Đại-đội-Trưởng, nhanh chóng lượng-định tình-hình. Các quả mìn
Claymore đã triệt hạ được các phần-tử dẫn đầu cuộc tấn-công. Các chiến-binh
của anh đã làm tiêu-hao hàng ngũ địch quân đang tiến lên bằng hỏa-lực súng
tiểu-liên có kỷ-luật và chính xác. Họ bắt đầu ném lựu-đạn khi cận-chiến. Thinh
tái phối-trí một số đại-liên, súng phóng lựu, và đại-bác không giật. Anh chuyển
một trung-đội súng trường đến củng-cố giao-thông-hào phía tây. Anh ra lệnh
tác-xạ cho bích-kích-pháo của đại-đội trong khi tiền-sát-viên pháo-binh đang
điều-chỉnh pháo-binh yểm-trợ tầm xa. Thinh báo-cáo tình-hình với Hải. Đến
lượt Hải báo-cáo về Lữ-đoàn 2. Thinh tiếp-tục gửi các báo-cáo định kỳ. Bích-
kích-pháo của tiểu-đoàn đã tham-gia yểm-trợ trong khi Hải và Duffy bắt đầu
làm việc với các khu-trục đang lên vùng.
Một phi-đội của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa liên-lạc với Hải: “Tiểu-
đoàn 11, đây Thái-Dương 21. Tôi có một phi-đội với ba khu-trục A-1E
Skyraider cho các anh. Chúng tôi có các hỏa-tiễn và bom napalm. Các anh muốn
chúng tôi đánh vào đâu?”
Hải trả lời: “Thái-Dương, đây 006. Địch tấn-công từ đường thông-thủy ở
phía tây Đồi 960. Đánh hỏa-tiễn và bom napalm vào đó. Cẩn thận với quân bạn.
Họ đang gần trong tầm nguy-hiểm. Có nhiều đại-liên phòng-không của VC.3
Hãy cẩn thận.”
Chiếc khu-trục cánh quạt Thiên-Kích đầu tiên lao xuống từ phía nam,
tiếng gầm thét của động-cơ Wright Cyclone hướng tâm lớn và cánh quạt xoáy
rất khác với tiếng rít the-thé của khu-trục phản-lực lao xuống từ trên cao. Thinh
nhìn chiếc khu-trục A-1 đang tấn-công quân cộng-sản bằng một loạt hỏa-tiễn.

3
VC hay Việt-Cộng (Vietname Communist). Thuật ngữ chỉ các lực-lượng du-kích và
chủ-lực địa-phương có gốc dân ở Nam Việt Nam. Tuy nhiên, Quân-lực Việt-Nam Cộng-
Hòa thường sử-dụng thuật-ngữ này theo một cách tổng-quát để chỉ các lực-lượng Quân-
đội Bắc-Việt chính-quy cũng như các du-kích-quân.
Chương 12: Thứ-tư 144

Đại-liên phòng-không của địch bắn lên từ dãy núi, âm thanh rata-tat-tat trầm
của chúng có thể nghe rõ hơn cả âm-thanh của trận-đánh.
Khu-trục Skyraider tiếp theo vào vị-trí. Bất chấp hỏa-lực của địch, phi-
công lao xuống sát đầu trên ngọn cây và thả hai quả bom napalm. Thinh nhìn
hai quả bom bổ nhào, chuyển động như cuộn phim chiếu chậm, trước khi chạm
đất và phát nổ tạo ra những quả cầu lửa màu cam và đỏ bùng lên, thiêu rụi khu-
vực đường thông-thủy. Một cột khói đen dày đặc bốc lên từ đợt không-kích.
Không gì có thể sống sót trong hỏa-ngục đó. Khu-trục A-1 thứ ba lao đến phóng
các hỏa-tiễn. Các khu-trục tiếp-tục vòng lại đánh đợt thứ hai, rồi bay đi.
Mễ và Duffy theo dõi từ Đồi 1020. Trận-đánh có vẻ căng-thẳng.
Duffy hỏi: “Anh thấy Trung-úy Thinh cầm cự thế nào? Đây là một cuộc
chiến khó khăn đối với một sĩ-quan trẻ.”
Mễ đáp không ngần ngại: “Thinh là chiến-binh rất cứng cỏi, nhạy bén,
dũng-cảm trong trận-đánh. Anh ấy nhận lãnh trách-nhiệm phòng-thủ Charlie
với niềm tự hào. Niềm tự hào lớn lao cũng giống như tôi. Anh ấy là một trong
những chỉ-huy xuất-sắc nhất của chúng ta trong trận-đánh này.”
Thêm nhiều phi-đội A-1 Thiên-Kích bay đến đánh vào quân địch. Duffy
mang đến các khu-trục phản-lực và trực-thăng tấn-công Cobra. Đại-đội 111 đã
giữ vững phòng-tuyến, và trận-đánh ngừng lại.
Một cuộc gọi vô-tuyến từ FAC đã chuyển sự chú-ý của John Duffy sang
hướng tây-nam: “Dusty Cyanide, đây Covey 580. Tôi thấy những tia chớp từ
nòng đại-bác phía tây tây-nam của Big Mama.”
“Covey 580, đây Dusty Cyanide. Đáp nhận. Đó là những cây đại-bác 130
ly chết tiệt. Thổi bay chúng đi. Lặp lại, thổi bay chúng đi.”
“Đáp nhận, Dusty. Tôi đã gửi sáu phi-vụ không-kích. Chúng ta sẽ tóm
được chúng. Sẽ thổi bay chúng.”
“Đáp nhận, Covey. Tôi thích anh.”
Duffy nhìn điệu nhảy ở khoảng cách xa với niềm hân-hoan. Từng phi-đội
khu-trục phản-lực lao vào thả bom xuống sườn đồi phía xa-xa, nơi anh đã nhìn
thấy nòng của những khẩu đại-bác nhoáng lửa. Thế là tóm được chúng - anh
mỉm cười tự nhủ.
Chương 12: Thứ-tư 145

John Duffy cũng làm việc với các FACs để hướng-dẫn một số khu-trục
phản-lực F-4 Phantoms để tấn-công vào các lực-lượng đang chiếm đóng dãy
đồi hình ngón tay phía đông-nam, nơi đã bị tàn phá từ đợt oanh-tạc của B-52
vào nửa đêm hôm qua. Mặc dù đã gây ra được nhiều tổn thất nhưng vẫn không
ngăn chặn được Quân-đội Bắc-Việt tiếp-tục chiếm giữ lối tiếp-cận tự-nhiên vào
Charlie.
Duffy tiếp-tục sử-dụng các cuộc không-kích dọc theo dãy núi ở phía tây-
bắc và các mục-tiêu khác ở phía nam, đông và tây. Anh đã hướng-dẫn rất nhiều
phi-vụ không-kích vào buổi sáng hôm đó. Không-lực đã phá hủy các điểm
quan-sát của địch, cùng với các vị-trí đại-bác không giật và đại-liên phòng-
không. Các đợt không-kích cũng đã tạo ra hàng tá vụ nổ thứ cấp, hầu-hết là do
đánh trúng các vị-trí chứa tiếp-liệu đạn dược.
Hành-động tại Charlie 1 hóa ra chỉ là màn dạo-đầu của một ngày pháo-
kích và tấn-công trên bộ. Quân-đội Bắc-Việt chuyển làn pháo sang Charlie 2
vào cuối buổi sáng. Các đợt pháo-kích có sự tham-gia của một số đại-bác.
Ka-boom! Ka-boom! Duffy đã rất tức giận. Vẫn là những đại-bác 130
chết tiệt đó. Cái quái gì thế? Không giết được lũ khốn đó.
Trung-tá Bảo đi quan-sát trận-địa. Không hài lòng với tình-hình ngày một
xấu đi của Charlie, anh sải bước trở lại hầm, vai anh khom xuống một cách khác
thường.4 Hổ-Xám dũng-mãnh đang di-chuyển như một con mèo lớn bị thương,
cảm nhận được mức độ tàn-phá xung quanh mình, và sự tuyệt-vọng mà các
chiến-binh nhảy-dù của anh phải đối mặt. Hải đi theo một chút và cố-gắng làm
Bảo vui lên nhưng vô ích. Mễ hét lên phía sau: “Chúng ta sẽ chiếm ưu thế!”
Bảo không quay lại nhìn họ.
Một đợt pháo-binh hạng nặng càn quét vào Charlie 2 vào lúc 11 giờ rưỡi.
Nhiền trái đạn pháo 130 ly dội xuống đồi. Một trái rớt trúng hầm chỉ-huy của
Bảo kèm theo một tiếng nổ dữ-dội, và biến căn hầm trở thành đống đổ nát.
Những thanh gỗ gãy và bao cát vỡ vụn vùi lấp người chỉ-huy.
Hải có mặt sớm nhất. Anh chỉ ở cách đó vài thước. Mễ đến trong vài giây
sau đó. Họ bắt đầu kéo các mảnh vỡ ra khỏi Anh Năm của họ. Họ gọi Bác-sĩ

4
Nhiều người quen của Trung-tá Bảo nói rằng ông có dáng đi khom lưng rất xấu, và điều
đó có ảnh-hưởng đến đời binh-nghiệp của ông!? (N.D).
Chương 12: Thứ-tư 146

Liệu đang chạy đến cùng với Duffy theo sát phía sau. Với sự trợ giúp của các
chiến-binh nhảy-dù gần đó, họ đã đưa được Bảo ra ngoài. Bác-sĩ Liệu bắt tay
vào việc, nhưng lập tức ngẩng lên và lắc đầu. Người chỉ-huy yêu quý của họ đã
ra đi. Hải là người thấy đau khổ nhất. Mễ không có thời-gian để đau buồn. Bây
giờ anh là người chỉ-huy. Mọi trách-nhiệm dồn lên vai anh.
John Duffy nhìn thi-thể nằm bất-động của Bảo mà xót xa khi Bảo ra đi
chưa kịp nói lời trăn trối. Một cảm-giác tràn ngập John. Anh cảm-nhận được ý
nghĩ cuối cùng của Trung-tá Bảo. Anh không còn nghi-ngờ gì nữa. Anh đã chia
sẻ cảm-nghỉ của mình với những người khác: “Tôi biết trung-tá Bảo muốn nói
gì trước khi ra đi. Tôi nghe thấy tiếng nói của anh ấy trong trái tim tôi.”
Nói với hiền-thê của tôi rằng tôi yêu cô ấy thật lòng.
Nói với các con tôi hãy nhớ đến tôi.
Nói với những chiến-binh nhảy-dù của tôi không bao giờ đầu hàng.
Gửi tới các bằng-hữu, các sĩ-quan của tôi, lời chào vĩnh-biệt.5
Mắt mọi người đều ngấn lệ. Hải chăm sóc người mất theo truyền-thống
Phật-giáo. Anh lau chùi thi-thể Bảo hết sức cẩn-thận trong điều-kiện có thể.
Anh và Bác-sĩ Liệu đã trịnh-trọng bọc Anh Năm vào chiếc poncho và cung-kính
đặt anh vào giao-thông-hào gần căn hầm chỉ-huy của anh đã bị phá-hủy. Họ sẽ
gửi anh về nhà khi trực-thăng trở lại.6
Ánh mắt của Mễ bắt gặp ánh mắt của John trong cái nhìn tin cậy và tôn-
trọng nhau. John, môi mím chặt trong một nụ cười nhỏ trấn-an, gật đầu tự-tin.
Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ lập tức nắm quyền xử-lý thường-vụ tiểu-đoàn-trưởng.
Anh chỉ-thị Hải dời bộ chỉ-huy ra xa hầm của tiểu-đoàn-trưởng. Hải cho các
âm-thoại-viên di-chuyển ra xa hai trăm thước ở cùng vị-trí với Đại-đội 110, tức
Đại-đội chỉ-huy. Hải sẽ điều-hợp tại đó khi anh không ra ngoài và trong lúc
phối-hợp pháo-binh hoặc điều-khiển các cuộc không-kích.
Pháo-binh hạng nặng của của địch dội xuống liên-tục cả ngày.

5
John Duffy nhớ lại nguyên-văn và có đưa vào bài thơ An-táng người chỉ-huy (The
Commander's Burial), xem tại trang thơ của Duffy: http://www.epoetryworld.com.
6
Phan-Nhật-Nam, Kết-thúc Chiến-tranh Việt-Nam (A Vietnam War Epologue)
(Westminster, CA: Thư-viện Việt-Nam Toàn-cầu xuất-bản, 2013), 39-42.
Chương 12: Thứ-tư 147

Một phi-đội khu-trục cánh quạt A-1 của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa
vào vùng. Mễ hướng-dẫn phi-đội đánh về phía tây-bắc, phá-hủy các vị-trí đặt
bích-kích-pháo, và tiêu diệt thêm nhiều bộ-đội Bắc-Việt đang gây áp-lực lên
phòng-tuyến của Đại-đội 111.
Thiếu-tá Duffy cũng quay lại với trách-vụ. Anh yêu-cầu Covey 565 đưa
thêm các khu-trục phản-lực về phía đông-nam. Dải đồi hình ngón tay trỏ vào
Charlie dường như vẫn là con đường khả-dĩ nhất cho các cuộc tấn-công lớn của
địch. John tiếp-tục không-kích vào khu-vực này. Các chỉ-huy Bắc-Việt sau này
đã thừa nhận các cuộc không-kích đã phá nát Tiểu-đoàn 8 của Trung-đoàn 64.
Một quả bom rơi trúng hầm bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 8 làm thiệt-mạng tiểu-đoàn-
trưởng Đàm-Vũ-Hiệp và chính-trị-viên Nguyễn-Văn-The. Một cán-bộ tiểu-
đoàn-phó Trung-đoàn 647 được điều-động xuống nắm quyền chỉ-huy tiểu-đoàn.
Anh ta lại bị thương nặng vào cuối ngày.8 Duffy tiếp-tục đánh vào khu-vực này
bằng các khu-trục phản-lực và trực-thăng tấn-công suốt buổi chiều.
Covey mang đến một phi-đội A-7 Corsairs từ hàng-không mẫu-hạm
Coral Sea.9 Loạt bom đầu tiên dội vào phòng-tuyến phía nam đã có sai-sót. Phi-
công đã thả nhầm mục-tiêu. Loạt bom dội xuống các giao-thông-hào của Đại-
đội 114 làm ba người thiệt mạng và bảy người bị thương. Thất vọng và tức giận,
John chuyển hướng cuộc không-kích về phía tây-nam, nơi các phi-công có thể
sử-dụng hết số vũ-khí mang theo trước khi trở lại hàng-không mẫu-hạm. Anh
nhắm vào các vị-trí đặt các đại-bác không giật 75 ly và các đại-liên phòng-
không của địch.
Duffy cũng phối-hợp với các FACs để hướng-dẫn tiếp-tục không-kích
vào các vị-trí đặt đại-bác 130 ly ở các ngọn đồi cách xa về phía tây-nam. Anh
tin rằng các đại-bác đó được đặt trên đường ray có thể kéo ra các hang động sau
khi tác-xạ. Anh cho rằng đó là cách địch sống sót sau tất cả các cuộc không-

7
Thiếu-tá Thoán, tham-mưu-phó Trung-đoàn 64 (không phải trung-đoàn-phó), sau cùng
là Đại-tá, Khoa Chiến-lược, Học viện Quốc phòng (N.D).
8
Hiệp, 238. Nguyễn-Trọng-Luân, Trận Đồi Charlie (The Battle of Charlie),
http://chientruongvietnam.com/2018/08/02/tham-lai-cao-diem-1015-doi-sac-ly-tran-doi-
charlie/, truy cập ngày 2 tháng Tám năm 2018.
9
Norman Birzer and Peter Mersky, Các đơn-vị A-7 Corsair của Hải-quân Hoa-Kỳ trong
Chiến-tranh Việt-Nam (U.S. Navy A-7 Corsair II Units in the Vietnam War) (Oxford, UK:
Osprey Publishing, 2004), 83.
Chương 12: Thứ-tư 148

kích. Điều đó khiến các đại-bác trở thành những mục-tiêu khó khăn, nhưng phải
bị loại trừ. Với ý-nghĩ đó, anh đi về hầm của mình để báo-cáo với cố-vấn Hoa-
Kỳ của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù. Âm-thoại-viên mang máy truyền-tin của John luôn
ở bên cạnh anh. Họ thấy năm chàng chiến-binh nhảy-dù trẻ tuổi đang tạm-trú
trong hầm của anh dưới làn mưa pháo trên đỉnh đồi.
Vào lúc 16 giờ chiều, một viên đạn đại-bác130 ly rớt trúng lối vào hầm
của Duffy khiến anh bị bất tỉnh. Anh định thần lại, nhưng cảm thấy máu ướt,
ấm ở đầu và ngực. Lưng anh cũng bị đau, nơi nhiều mảnh đạn văng trúng vào
da thịt của anh. Tai anh ù đi. Anh ấy không thể nghe thấy gì. Đầu anh đau nhói
vì bị chấn động khủng-khiếp. Đất đá và các tử-thi nằm la-liệt xung quanh anh.
John xô vào người gần nhất và nói: “Đứng lên. Đi thôi.”
Anh ta vẫn nằm im. Anh ta không cử động. Anh ta đã chết. John không
thể tin được. Tất cả bọn họ đã chết, trừ âm-thoại-viên của anh. John vẫn còn
sống. Làm thế nào có thể xảy ra như vậy được? Làm sao trong cùng một khoảng
không-gian và thời-gian mà năm chiến-binh đã tử-trận còn anh thì sống? Anh
nhìn chằm-chằm vào cuộc tàn-sát trong sự kinh-ngạc. Cuối cùng, anh chộp lấy
khẩu CAR-15 và lê bước ra khỏi đống đổ nát, không để ý đến các vết thương
trên người của anh.
Âm-thoại-viên của John đi theo sau, vẫn còn bị choáng-váng, và không
còn mang máy truyền-tin. Anh ta bị nhiều vết thương và bị choáng nặng. Anh
ta đi lang-thang, bước đi loạng choạng và miệng lảm-nhảm những từ vô-nghĩa.
John gọi với theo anh ta. Rồi John bắt đầu chạy theo anh ta - thực ra là tập-tểnh
chạy theo. John cũng chỉ mới đi được vài bước thì viên đạn pháo nổ gần đó, xé
nát người thanh-niên mang máy rất trung-thành của John.
Không còn thời-gian để đau buồn, Thiếu-tá Duffy trở lại căn hầm đổ nát
của anh để lấy máy truyền-tin. Thật ngạc nhiên, máy PRC-25 vẫn còn sau vụ
nổ, mặc dù bị va đập mạnh nhưng vẫn còn hoạt-động được. Ơn Chúa. Kênh
AM/FM thương-mại của anh không còn bắt được tín-hiệu. Chết tiệt. Không còn
cập nhật tin-tức được nữa. Anh đeo máy truyền-tin PRC-25 lên lưng, chộp lấy
ba-lô của mình, và hướng theo giao-thông-hào về phía bắc.
“Cellar 51, đây Dusty Cyanide. Chúng tôi đang bị nghiền nát bởi pháo
hạng nặng. Tôi cần một phi-vụ B-52 khác để loại bỏ các đại-bác đó. Hết.”
Chương 12: Thứ-tư 149

“Dusty, đây Cellar 51. Tôi sẽ xem mình có thể làm gì. Hãy gửi tọa-độ
mục-tiêu, hết.”
“Đáp nhận, Cellar. Ngoài ra, tôi cũng bị thương chút ít. Hầm của tôi bị
đánh sập. Đang tái phối-trí tuyến giao-thông-hào. Sẽ phải di-chuyển thường-
xuyên.”
Peter Kama hỏi thăm John về vết thương của anh. John cung-cấp một số
chi-tiết. Kama muốn John được tản thương.
“Dusty, tôi sẽ đưa anh ra khỏi đó. Nếu tôi không thể gọi trực-thăng vào,
tôi sẽ gọi Đại-đội Trinh-sát tới đón anh ra ngoài.”
“Không, Cellar. Tôi vẫn ở lại. Những người còn lại sẽ chết nếu không có
tôi. Mối liên-hệ của tôi với không-yểm Hoa-Kỳ là cơ-hội duy nhất mà chúng ta
có. Tôi sẽ không di-tản. Đó là điều không tốt.”
“Đáp nhận, hết.”
Thiếu-tá Mễ lượng định tình-hình của Đồi 960. Đại-đội 111 đang cầm cự
dưới áp-lực nặng nề. Họ đã bị tổn-thất nặng vào buổi sáng hôm đó. Địch tiếp-
tục tạo thêm áp-lực vào phòng-tuyến. Anh biết họ không thể cầm cự lâu hơn
được nữa. Anh quyết-định rút bỏ Charlie 1.
Mễ truyền lệnh qua vô-tuyến cho Trung-úy Thinh: “401. Đây 007. Hãy
về với Papa. Mang theo gia-đình và về sum họp với gia-đình ở nhà chúng ta.”
Thinh rút lui, trong khi vẫn còn chạm súng nặng, mang về được những
người bị thương và các tử-thi. Những người ở Charlie 2 đã giúp bọc các tử-thi
và đặt thành hàng với các tử-thi được phủ poncho của những người đã tử-trận
trên Đồi 1020. Thinh gộp các chiến-binh nhảy-dù của anh còn khả-năng chiến-
đấu vào tuyến phòng-thủ của Charlie 2.
Quân-đội Bắc-Việt cũng đã truy-kích theo Đại-đội 111, nhanh chóng tràn
ngập vùng yên ngựa, và chiếm giữ bãi đáp. Đại-úy Hải bực mình cầm khẩu
phóng lựu M-79 và phóng vài trái phóng-lựu 40 ly. Anh đã giết một vài bộ-đội
Bắc-Việt và cảm thấy tốt hơn hơn vì điều đó. Sau đó, anh chuyển năng-lượng
sang nhiệm-vụ hữu-hiệu hơn là phối-hợp các tác-xạ pháo-binh với sĩ-quan liên-
Chương 12: Thứ-tư 150

lạc pháo-binh của tiểu-đoàn là Trung-úy Lưu-Văn-Đúng.10 Trong vài giây, đạn
pháo đã nổ tung trên vùng yên ngựa, và kìm chân địch ở đó. Mễ tham-gia với
một phi-vụ khu-trục cánh quạt A-1, và Duffy gọi thêm trực-thăng võ-trang
Cobra vào cuộc.
Ngay sau đó, Trung-đoàn 64 phát-động một cuộc tấn-công lớn trên bộ từ
cả hướng tây-nam và đông-nam với Tiểu-đoàn 7 vượt từ đường thông-thủy và
Tiểu-đoàn 8 tràn qua vùng ngón tay. Đại-đội 114 phải đương-đầu cùng lúc với
hai tiểu-đoàn của Quân-đội Bắc-Việt. Hải dành ưu tiên hỏa-lực cho đại-đội và
chuyển làn pháo-binh lên phía trước mặt đại-đội. Thiếu-tá Duffy làm việc chăm
chỉ, vết máu bẩn, khô và đóng thành cục trên đầu, lưng và ngực của anh giống
như một lớp sương kỳ cục. Trong chốc lát, Covey 531 hướng-dẫn cho các khu-
trục phản-lực trên vùng đánh vào mỏm đồi đầu tiên, vào dưới chân của dãy
ngón tay, và đường thông-thủy. Cougar 36 thông báo có một phi-đội với ba
trực-thăng Cobras vào vùng. John hướng-dẫn các trực-thăng đánh vào quân
địch đang tràn ra từ vùng ngón tay. Mễ cũng đưa thêm các phi-xuất A-1 Thiên-
Kích vào đó. Hỏa-lực khủng-khiếp đã giúp lật ngược tình thế. Các tiểu-đoàn
của Quân-đội Bắc-Việt đã phải rút lui mặc dù có lúc họ tiến đến sát giao-thông-
hào của Đại-đội 112.11
Trong khi đó, địch quân ở phía bắc đã tái chiếm vùng yên ngựa, và quấy
rối phòng-tuyến của Đại-đội 112 bằng hỏa-lực cá-nhân với AK-47, và thỉnh
thoảng là các hỏa-tiễn B-40. Đại-úy Dennis Trigg, dẫn đầu một toán Cobra từ
Đại-đội Không-vận Võ-trang 361, thực-hiện một số đường bay ở tầm thấp, tác-
xạ vào địch quân, cùng lúc hứng chịu hỏa-lực đại-liên 12,7 ly của địch bắn ra
từ các dãy núi. Các trực-thăng Cobra đã giết ít nhất hai mươi lăm quân địch và
đẩy quân địch còn lại ra khỏi vùng yên ngựa một lần nữa.

10
Trung-úy Nguyễn-Văn-Lập trong bài viết “Charlie - Ngọn đồi quyết-tử” ghi nhận trong
trận Đồi Charlie, sĩ-quan liên-lạc pháo-binh (đề-lô chúa) của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù là
Trung-úy Lưu-Văn-Đúng. Các sĩ-quan tiền-sát pháo-binh (đề-lô) ở các đại-đội gồm: Đại-
đội 111 là Trung-úy Nguyễn-Văn-Khánh (tử-trận ngay sau khi thay thế Trung-úy
Nguyễn-Văn-Thinh); Đại-đội 112 là Chuẩn-úy Sơn (tử-trận ngay đợt tấn-công đầu tiên);
Đại-đội 113 là Chuẩn-úy Trưng (bị địch bắt và sau đó trốn thoát); Đại-đội 114 là Trung-
úy Nguyễn-Văn-Lập - đã dẫn theo được một toán nhảy-dù thất lạc gồm 26 người về được
đến Diên-Bình vài ngày sau khi Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù rút khỏi Charlie (N.D).
11
Phía đông-nam và tây-nam Charlie 2 thuộc phòng-tuyến của Đại-đội 114 (N.D).
Chương 12: Thứ-tư 151

Khi bóng đêm đến gần, Duffy nảy ra một ý-tưởng. Anh đề-nghị Mễ cho
dựng một ăng-ten truyền-tin cao trên nóc của một trong những căn hầm không
còn được sử-dụng của tiểu-đoàn.
“Ăng-ten sẽ làm mồi nhử để các tiền-sát-viên của địch tin rằng các chỉ-
huy chủ-chốt vẫn còn hiện-diện tại đó.”
John hy-vọng vị-trí đó sẽ thu hút được nhiều pháo của địch. Điều đó thực-
tế đã xảy ra. Những người cộng-sản đã nã pháo vào Đồi Charlie suốt đêm, nhưng
phần lớn rớt vô hại vào vào mục-tiêu bỏ trống đó.
John nằm trên mặt của một bao cát, tay vẫn còn cầm ống liên-hợp, vẫn
đang còn liên-lạc, và thiếp đi.
***
Nhưng về phần Đại-đội 113, hiện đang còn bị cô-lập cách xa khỏi phần
còn lại của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, giờ càng bị cô-lập hơn bao giờ hết?
Chương 13: Thứ-năm 152

CHƯƠNG 13: THỨ-NĂM

Ngày 13 tháng Tư năm 1972


Hải đánh thức John Duffy vào lúc nửa đêm: “VC đang bao vây Đại-đội
113. Họ đang tấn-công. Hùng Mập cần trợ giúp.”
John chống khuỷu tay đứng dậy. Đầu anh vẫn còn lâng-lâng do chấn
động. Anh cảm thấy lảo-đảo và mất phương hướng, tâm-trí của anh vẫn chưa
hoàn-toàn rõ-ràng. Anh cảm nhận cơn đau trải khắp thân mình. Cần tập-trung.
Hải tiếp-tục: “Hùng nghe tiếng hàng trăm quân địch di-chuyển trong
bóng đêm. Sau đó thì tấn-công. Anh ta nghĩ là tấn-công lớn. Có thể cả tiểu-
đoàn.”
Duffy hỏi: “Mấy giờ rồi?”
“Một giờ.”
“Chúa ơi! Một giờ sáng chết tiệt. Anh có thực-sự nghĩ rằng họ sẽ tấn-
công anh ta bằng một cuộc tấn-công lớn vào lúc nửa đêm không?”
“Chúng ta đã gây ra thương tích cho họ vào ngày hôm qua. Có lẽ tối nay
họ thử cách khác. Có thể như vậy.”
“Được rồi, để tôi xem tôi có thể làm được gì. Anh có thể yêu-cầu pháo-
binh chiếu sáng sẵn sàng để trong trường-hợp tôi có thể yêu-cầu được một ít
không-quân chiến-thuật không?”
John gọi máy vô-tuyến của anh: “Covey, Covey, đây Dusty Cyanide. Cần
trợ giúp. Covey, Covey.”
Anh kinh ngạc khi nhận được phản-hồi ngay lập tức: “Xin chào, Dusty
Cyanide, đây Covey 521.”
“Đáp nhận, 521. Thành-phần phía bắc của chúng tôi đang bị bao vây và
đang bị tấn-công. Các binh-sĩ đang chạm địch. Có thể là cả một tiểu-đoàn Quân-
đội Bắc-Việt. Yêu-cầu nhận được mọi không-yểm khả-dụng.”
Chương 13: Thứ-năm 153

“Không có khu-trục phản-lực, Dusty. Thời-tiết thật tệ-hại (Detal Sierra).1


Tôi biết có vận-tải-cơ võ-trang AC-130 Spectre đang hoạt-động cách đó vài
dặm về phía tây-bắc. Để tôi kiểm-tra tình-trạng của họ. Nhưng mây mù bao phủ
ở đây có thể là yếu-tố cản trở không-yểm.”
Duffy, luôn tự tin, trả lời ngay: “Anh bảo họ bay trên đầu, và tôi sẽ hướng-
dẫn tác-xạ. Thời-tiết đang quang đãng. Có vẻ như có một khoảng trống không
có mây ở ngay vị-trí cần yểm-trợ. Đưa họ đến vị-trí đó, và tôi sẽ chỉ-dẫn tại đó.”
John lau vết máu khô và bùn trên mắt và lắc nhẹ đầu để xóa đi vết máu.
Điều đó chỉ làm cho cơn đau trở nên tồi-tệ hơn. Một vận-tải-cơ võ-trang AC-
130 Spectre xuất-hiện trên tần-số của anh.
“Dusty Cyanide, đây Spectre. Anh có việc cho tôi chứ?”
“Đáp nhận, Spectre. Quân bạn đang bị bao vây và bị tấn-công. Rất nhiều
hỏa-lực phòng-không. Cần anh tưới nước dập lửa. Hãy thử tác-xạ qua một
khoảng trống của đám mây, và tôi sẽ điều-chỉnh tác-xạ của anh từ vị-trí đó.”
“Đáp nhận. Tôi đang ở trên một khoảng trống vừa vặn của đám mây. Tôi
sẽ tác-xạ từ phía tây của khoảng trống này.”
“Đã thấy đạn của anh, Spectre. Quân bạn ở ngay phía đông khoảng hai
trăm thước.”
“Đáp nhận, Dusty. Chúng tôi đã nhận-diện được vị-trí quân bạn của các
anh trong các hệ-thống. Chúng tôi sẽ tác-xạ vào những gì đang di-chuyển xung
quanh họ. Sẵn sàng chứ?”
“Đáp nhận, xác-nhận tiếp-tục tác-xạ. Bắn vào mọi thứ xung quanh những
gã đó. Các vị-trí khác của quân bạn cách đó hai cây số về phía bắc và năm trăm
thước về phía nam. Phía đông hoặc phía tây không có quân bạn.” 2
“Đáp nhận. Bắt đầu nào.”
Chiếc vận-tải-cơ võ-trang AC-130 Spectre khổng-lồ, khai-hỏa bằng các
đại-liên dọc theo hông trái. Tiếng hú như bò rống của đại-liên Gatling sáu nòng

1
Delta Sierra tiếng lóng quân-sự là “tệ-hại” (dog shit) - trường-hợp này là thời-tiết tệ-hại.
2
Cách hai ngàn thước về phía bắc là Căn-cứ hỏa-lực Yankee. Cách năm trăm thước về
phía nam là vị-trí của Charlie 2 (N.D).
Chương 13: Thứ-năm 154

xoay xen lẫn với tiếng cánh quạt động-cơ phản-lực. Chiếc AC-130 Spectre
lượn vòng quanh Đại-đội 113 trong nửa giờ, thả trái sáng và thổi các luồng đại-
bác 20 ly, đại-liên sáu nòng xoay 7,62 ly, và đại-bác 40 ly về phía Quân-đội
Bắc-Việt.3 Khi mây mù tan đi, John cũng chuyển hướng vận-tải-cơ võ-trang
tác-xạ vào các mục-tiêu khác xung quanh Charlie 2.
“Dusty, đây Spectre. Đếm được hai mươi lăm tử-thi, xác-nhận đã bị giết.
Chắc chắn còn nhiều hơn nữa. Chúng tôi đang trở về căn-cứ. Chúc các anh may
mắn.”
Covey 521 ở lại vùng, thả trái sáng, và bắn hỏa-tiễn trước khi trở về căn-
cứ. John nhắm mắt lại, nhưng anh không ngủ được.
Pháo-binh của địch tiếp-tục bắn cầm-canh suốt đêm. Không ai trong tiểu-
đoàn chợp mắt được. Khát khô miệng. Khói bụi làm nghẹt cổ họng. Môi nứt nẻ
chảy máu. Cái đói gặm nhấm các chiến-binh nhảy-dù. Đôi mắt đỏ rực trong hốc
mắt khô khốc. Bùn đất bám đầy những bộ quân-phục ướt sũng, và bốc mùi. Họ
không biết điều gì sẽ đến tiếp theo. Mùi hôi thối từ các tử-thi làm không-khí
thêm ngột-ngạt. Tệ hơn nữa, đạn dược hiện đã cạn kiệt một cách nguy-hiểm.
Những người đàn ông tuyệt-vời này đang đối mặt với tử-thần. Họ sẽ chiến-đấu.
Họ là những chiến-binh. Nhưng họ cần được tiếp-tế, và họ rất cần được tiếp-tế.
Một lần nữa, mặt trời lên rất chậm chạp. Không-gian tĩnh-lặng đặc quánh
khói mù-mịt từ các đợt pháo-kích của địch, lớp bụi bẩn như bị khuấy động bởi
hàng nghìn viên đạn thổi xuống từ AC-130 Spectre, và những ánh hỏa-châu soi
sáng liên-tục bay lơ-lửng dưới những cánh dù. Bình-minh chỉ đến như một vệt
sáng màu vàng chiếu xuyên qua làn hơi độc đang làm Charlie ngạt thở.

3
AC-130 Spectre được trang-bị vũ-khí khác nhau tùy phiên-bản. Trang-bị của ba phiên-
bản chính được sử-dụng trong thời-gian chiến-tranh Việt-Nam gồm:
• AC-130A Spectre (Project Gunship II): 4 x7.62 ly GAU mini-gun sáu nòng xoay
và 4 x 20 mm M61 Vulcan sáu nòng xoay.
• AC-130A Spectre (Surprise Package): 2 x 7.62 ly GAU mini-gun sáu nòng xoay,
2 x 20 ly M61 Vulcan sáu nòng xoay, và 2 x 40 ly Bofors.
• AC-130E Spectre (Pave Aegis): 2 x 20 ly M61 Vulcan sáu nòng xoay, 1 x 40 ly
Bofors, 1 x 105 ly lựu-pháo M102 howitzer
AC-130 Spectre không được Hoa-Kỳ chuyển giao cho Việt-Nam Cộng-Hòa, thay vào đó
là các vận-tải-cơ võ-trang AC-47 Spooky (Phi-đoàn Hỏa-Long 817), AC-119G Shadow
(Phi-đoàn 819 Hắc-Long) và AC-119K Stinger (Phi-đoàn 821 Tinh-Long) (N.D).
Chương 13: Thứ-năm 155

Mọi người chờ đợi một cuộc tấn-công lớn vào sáng hôm đó. Những đã
không xảy ra. Quân-đội Bắc-Việt chỉ dội pháo một cách không thương tiếc vào
ngọn đồi suốt cả ngày.
Mễ cần ưu-tiên giải quyết một vấn-đề sanh-tử. Anh gọi cho Hùng Móm
và ra lệnh: “Để lại một toán nhỏ giữ phòng-tuyến. Đưa phần còn lại của Đại-
đội 112 ra khai-thông bãi đáp. Hôm nay chúng ta phải đưa được các trực-thăng
vào đây. Phải giữ được an-ninh bãi đáp!”
Đại-úy Hùng chào và về chuẩn-bị cho đại-đội thực-hiện tấn-công. Mễ
cầm ống liên-hợp của anh và gọi cho Hùng Mập ở Charlie 3:
“403, đây 007. Gửi một toán xuống chỗ yên ngựa ngay bên dưới vị-trí
của anh. Giữ an-ninh cho bãi đáp để tiếp-tế và tản-thương cho các anh. Chúng
ta chuẩn-bị đưa các trực-thăng vào trong hôm nay.”
Đại-đội 113 vẫn còn loạng choạng khi suýt bị tràn ngập trong đợt tấn-
công ở vài giờ trước. Nhiệm-vụ tái chiếm bãi đáp được thi-hành đã không kéo
dài lâu. Hùng Mập gọi vô-tuyến báo tin xấu. Anh gọi cho Hải, trưởng ban ba,
chứ không phải chỉ-huy tiểu-đoàn:
“006, 006, đây 403. Nhiệm-vụ bị hủy bỏ. Chúng tôi đã chạm địch và rút
lui. Chúng tôi đã trở lại phòng-tuyến. Chúng tôi không thể thiết-lập bãi đáp.
Nhắc lại. Chúng tôi không thể thiết-lập bãi đáp.”
Mễ rất tức giận.
Trong khi đó, Duffy đang nghe máy vô-tuyến của anh. Một khi Đại-đội
112 tái-chiếm được bãi đáp ở yên ngựa, điều thượng-khẩn là Duffy phải giảm
bớt hiểm-họa từ các đại-liên phòng-không để trực-thăng có thể vào bãi đáp.
“Covey, Covey, đây Dusty Cyanide ở Căn-cứ hỏa-lực Charlie. Chúng tôi
cần không-yểm sáng nay. Tình-hình xấu. Covey, Covey.”
“Đáp nhận, Dusty. Đây Covey 518. Tôi sẽ đưa khu-trục phản-lực siêu-
thanh đến chỗ anh ngay.”
“Đáp nhận, Covey. Xung quanh tôi đều có các đại-liên phòng-không 12,7
ly. Cần phải hạ chúng để có thể đưa các trực-thăng vào đây. Rất cần tiếp-tế và
tản-thương. Rất cám ơn sự trợ giúp của các anh.”
“Đáp nhận, Dusty. Sắp có một phi-đội F-4.”
Chương 13: Thứ-năm 156

Các khu-trục phản-lực đến và đang tìm-kiếm vị-trí không-kích. John


Duffy không thể hướng-dẫn cho các khu-trục từ vị-trí đang trú-ẩn. Anh không
thể nhìn thấy các đại-liên phòng-không. Anh phải lên trên mặt đất. Phải di-
chuyển. Đỉnh đồi nổ tung khi đạn pháo của địch chà xát tới lui, liên-tục. Tuy
nhiên, Duffy nhấc mình ra khỏi giao-thông-hào và băng qua các vùng lửa đạn.
Tâm-trí anh quên hết mọi thứ, trừ nhiệm-vụ hiện-tại – xác-định các vị-trí đại-
liên phòng-không của địch và chuyển cho Covey để tiêu diệt.
Duffy di-chuyển trên đỉnh đồi mà nhiều người cho là sự liều-lĩnh. Cần
ăng-ten truyền-tin đong-đưa trên đầu khiến anh dễ trở thành mục-tiêu tác-xạ
của địch-quân. Tuy nhiên, đối với Thiếu-tá John Joseph Duffy, đây là lúc đang
thi-hành nhiệm-vụ. Anh có mục-đích sống rõ-ràng, và đó là hướng-dẫn các cuộc
không-kích, cố-gắng cứu lấy tiểu-đoàn này, tiểu-đoàn của anh. Đó là nhiệm-vụ
của anh, và là bổn-phận của anh. Chuyện khác không quan-trọng.
Anh nhảy vào một giao-thông-hào, tìm-kiếm mục-tiêu, quan-sát các khu-
trục phản-lực lao vào và thả bom, sau đó mang máy truyền-tin và chạy sang
một giao-thông-hào khác để nhìn rõ hơn mục-tiêu tiếp theo. Các xạ-thủ của địch
đã tiên-liệu được chiến-thuật của anh và tác-xạ vào anh mỗi khi anh di-chuyển,
nhiều tiếng đạn nổ xung quanh anh.
“Covey 518, đây Dusty Cyanide. Đánh vào dãy núi cách bốn trăm thước
về phía tây và kéo về phía bắc. Tôi thấy đại-liên 12,7 ly tại đó tác-xạ mỗi ngày.”
Khu-trục phản-lực đầu tiên lao vào và thả hai quả bom nặng năm trăm
cân. Các đại-liên gần đó khai-hỏa khi phi-công kéo cần lái và tăng độ cao.
John gọi Covey: “Vẫn còn các đại-liên dọc theo dãy núi. Có hai đại-liên
12,7 ly đang bắn theo. Anh có thể nhìn thấy đường đạn đạo. Đánh vào chúng.”
John vượt qua các hố pháo để đến một vị-trí thuận-lợi khác, đạn pháo vẫn
rơi xuống rất gần. Anh tiếp-tục hướng-dẫn cho Covey. Một quả đạn bay tới phát
nổ gần sát bên, mảnh đạn văng trúng anh, và sớt một miếng thịt từ vai trái của
anh. John nhổm người dậy, tay vẫn nắm chặt ống liên-hợp, và liếc nhìn qua vai:
“Không chảy máu nhiều. Tốt.”
“Covey 518....”. Và cứ thế cả buổi sáng trôi qua. John, bị trúng mảnh
pháo vào ngày hôm trước, lại bị trúng pháo và bị thương vào sáng nay, vẫn tiếp-
tục liên-lạc với các phi-đội khu-trục phản-lực, tận-dụng mọi Covey đang hiện-
Chương 13: Thứ-năm 157

diện trong vùng. Xem kẻ vào đó, anh còn hướng-dẫn các toán trực-thăng võ-
trang Cobra. Trong lúc đó, Hải sử-dụng một số pháo-binh hạn-chế của Lục-
quân Việt-Nam Cộng-Hòa4, và cùng với Mễ, hướng-dẫn các khu-trục cánh quạt
A-1 của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và đôi khi là các khu-trục phản-lực
A-37, cố-gắng loại-trừ các hiểm-họa phòng-không xung quanh Charlie. Tất cả
đều hồi hộp chờ tin của Hùng Móm rằng anh ta đã giữ được an-ninh bãi đáp và
chuẩn-bị sẵn sàng cho cho các trực-thăng đáp xuống.
Ngoài các đại-liên phòng-không, các mục-tiêu khác cũng thu-hút sự chú-
ý. Vào đầu giờ chiều, Đại-đội 114 báo-cáo có chừng một trăm bộ-đội Bắc-Việt
đang di-chuyển khơi khơi ở phía nam. Những tên khốn liều mạng - John nghĩ.
Anh gọi thêm không-quân để thanh-toán chúng. Bộ tam duy-trì áp-lực suốt cả
ngày với mọi nguồn không-kích và pháo-kích càn quét khả-dụng. Họ ném mọi
thứ có thể vào mọi điểm nghi-ngờ có quân địch, có các vị-trí đặt pháo-binh và
đại-liên phòng-không. John Duffy cũng yêu-cầu một phi-vụ B-52 khác để hủy-
diệt các đại-bác 130 ly vẫn đang giã vào Charlie từ các vị-trí được bảo-vệ cách
nhiều dặm về phía tây-nam.
Đại-úy Hùng Móm có một trận-đánh khó khăn ở vùng yên ngựa. Anh đã
đưa được hai trung-đội vào bãi đáp trước sự kháng cự quyết liệt địch. Một lực-
lượng địch lớn hơn đã ra khỏi đường thông-thủy để chặn đánh. Đại-đội 112 cố-
gắng cầm cự nhưng dần-dần phải rút lui. Khoảng hơn 14 giờ chiều một chút,
Quân-đội Bắc-Việt di-chuyển vòng sang đánh vào cạnh sườn, buộc Hùng phải
rút lui vào bên trong Charlie 2. Không thể tái-chiếm bãi đáp. Mễ chộp lấy ống
liên-hợp và chuyển hai khu-trục Skyraider không-kích vào vùng yên ngựa.
Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ còn một ý-tưởng cuối cùng để cứu-vãn tình-huống
sanh-tử. Anh gọi Trung-úy Thinh:
“Trung-úy Thinh. Tôi cần anh đưa Đại-đội 111 về phía đông. Chọn
những người còn khả-năng chiến-đấu. Tôi biết quân số của anh còn ít, nhưng
chúng ta phải làm việc này. Tìm một địa-điểm tốt. Giữ an-ninh. Thiết lập một

4
Trung-úy Nguyễn-Văn-Lập, sĩ-quan đề-lô của Đại-đội 114, trong bài viết “Charlie -
Ngọn đồi quyết-tử” ghi nhận pháo-binh yểm-trợ cho Charlie đến từ các Căn-cứ hỏa-lực
6, 5, Yankee, Hotel và Võ-Định đã bị pháo-binh của địch bắn cấm-chỉ, không thể yểm-
trợ hữu-hiệu như lúc đầu (N.D).
Chương 13: Thứ-năm 158

bãi đáp mới. Chúng ta cạn kiệt đạn dược. Chúng ta cần nước uống. Chúng ta
cần thực-phẩm. Chúng ta cần thuốc men. Chúng ta cần phải tản thương.”
Thinh cho thấy sự nhiệt-tình của một chiến-binh nhảy-dù như mọi khi:
“Vâng, thưa Thiếu-tá. Chúng ta sẽ làm được việc đó!.”
Thinh là một chỉ-huy trẻ xuất-sắc của tiểu-đoàn. Mễ đã nhận ra tiềm-năng
của Thinh. Thinh cũng là một trong những người yêu thích của Mễ. Đó là lý-
do tại sao Mễ đã cố-gắng thuyết-phục Bảo phân-định Thinh làm đại-đội-trưởng
thay cho Nguyễn-Đức-Dũng đã tử-trận trong cuộc hành-quân Dambae ở Cao-
Miên. Thinh chưa đủ tiêu-chuẩn về cấp bậc, nhưng anh là sự lựa chọn của Mễ.
Đại-đội-trưởng Nhảy-Dù thướng có cấp bậc đại-úy. Thinh chỉ mới ở cấp trung-
úy. Điều đó hiện giờ không quan-trọng. Mễ cảm thấy an-tâm khi giao cho Thinh
dẫn dắt Đại-đội 111 thi-hành nhiệm-vụ sanh-tử này.
Khi Thịnh quay người đi, Mễ nói thêm: “Bắc-Quân hầu hết đến từ phía
bắc, phía tây và phía nam để tấn-công chúng ta. Chúng bám sát vào Đại-đội 113
ở phía bắc. Chúng ta bị đã đánh tứ phía. Em nên đi về hướng đông thì tốt hơn.
Hãy cố-gắng hết sức. Tại đó sẽ có một số vị-trí mà trực-thăng có thể hạ cánh.
Giữ an-ninh để trực-thăng có thể vào.”
Thinh tập hợp đại-đội, và đi về phía đông vào lúc 14 giờ 45 chiều. Hai
mươi phút sau, Đại-đội 111 chạm địch.
Duffy gọi thêm khu-trục phản-lực và trực-thăng võ-trang Cobra bao vùng
xung quanh Charlie và để yểm-trợ cho Thinh. Mễ và Hải làm việc với không-
quân và pháo-binh Việt-Nam. Pháo-binh của địch tiếp-tục dội vào. Đồi Charlie
như nằm trong cơn địa chấn.
Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đã lượng-định thấp quân-số của địch ở phía đông.
Thinh thấy mình đang gặp rắc-rối nghiêm-trọng. Một lực-lượng địch đông đảo
đã hạ gục anh bằng hỏa-lực mạnh từ vũ-khí cá-nhân, đại-liên, và đại-bác không
giật. Một loạt tiểu-liên bắn trúng đầu làm Thinh chết ngay tức khắc. Trung-đội-
trưởng Ba lao đến cứu Thinh. Nhưng loạt súng thứ hai đã hạ gục Ba.
Âm-thoại-viên của Thinh gọi cho Mễ: “007, đây 401 Alpha. 401 đã KIA.
Anh Ba cũng KIA. Một số người đã KIA và những người khác bị thương. Hết.”
Mễ sửng-sốt hỏi: “Còn sĩ-quan nào không?”
Chương 13: Thứ-năm 159

Tiền-sát-viên pháo-binh cầm ống liên-hợp và nói: “Còn tôi, Trung-úy


Nguyễn-Văn-Khánh, tiền-sát-viên pháo-binh.”
Mễ ra lệnh: “Anh nắm quyền chỉ-huy và mang đại-đội trở về. Tôi sẽ gửi
tiếp-viện-quân đến trợ giúp.”
Khánh tập hợp đại-đội và người sống sót để di-chuyển về phía Charlie 2,
mang theo những người bị thương và một số tử-thị. Họ để lại một số tử-thi khác
trên chiến-địa vì không thể tiếp-cận để mang về.
Trong khi đó, Mễ chỉ-thị Hải đưa một trung-đội của Đại-đội 114 ra bắt
tay và yểm-trợ cho Đại-đội 111.
Vào cuối buổi chiều, một đại-liên phòng-không 12,7 ly đã bắn trúng một
khu-trục A-1. Phi-công cố đưa khu-trục bị tê liệt về phía đông trong tình trạng
chao-đảo, hạ cao-độ trong lửa khói. Anh bay được khoảng ba dặm trước khi
bung dù thoát ra. Chiếc khu-trục bị mất kiểm-soát và rơi xuống đất. Sau đó Mễ
được biết là phi-công đã được cứu thoát.
Covey radioed. “Dusty, if able, look to your southwest in ten minutes.”
Covey gọi vô-tuyến: “Dusty, nếu có thể, hãy nhìn về phía tây-nam của
anh trong mười phút nữa.”
John Duffy đã như vậy. Anh thấy một trong số đại-bác 130 lý đang chớp
ánh sáng từ phía xa. Thằng chó đẻ. Ngay sau đó, trên mặt đất nổ ra một loạt vụ
nổ lớn. Chết tiệt. Ăn B-52 đi!
Hải làm việc với các phi-đội khu-trục A-1 suốt ngày. Anh hướng-dẫn cho
họ không-kích vào vị-trí dọc đường thông-thủy. Kinh-nghiệm của Hùng Móm
trên yên ngựa cho thấy bộ-đội Bắc-Việt vẫn còn hiện-diện ở đó. Hải muốn
chúng biến đi. Chiếc số 1 vào vị trí oanh-kích bằng các hỏa-tiễn. Hỏa-lực
phòng-không bắn lên dữ dội để chào đón anh ta. Trung-úy Không-lực Việt-
Nam Cộng-Hòa là Dương-Huỳnh-Kỳ vào đợt đánh kế tiếp bằng bom napalm.
Anh điều-khiển chiếc Thiên-Kích của mình ở tầm thấp để có thể thả bom vào
mục-tiêu một cách hữu-hiệu nhất. Nhiều đạn đại-liên 12,7 ly đã xé toạc khu-
trục của anh và đập vào buồng lái. Cánh phải của khu-trục đã va-chạm vào cành
cây, làm khu-trục lật ngửa và đập xuống đất phát ra một tiếng va chạm lớn. Lửa
phun ra, khói đen bốc lên cuồn-cuộn. Không có cánh dù nào được bung ra.
Không còn đủ thời-gian.
Chương 13: Thứ-năm 160

Hải sững người trong sự kinh hãi: Chúng tôi biết các bằng-hữu đó. Chúng
tôi đã từng đối-ẩm với họ ở Pleiku. Họ bay đến mỗi ngày để cứu chúng tôi. Tôi
chào anh, người phi-công anh-dũng. Chào vĩnh-biệt người đã hy-sinh mạng
sống của mình cho chúng tôi, sự hy-sinh của của anh để cứu chúng tôi.
Vào lúc chạng-vạng, Hải thấy toán binh-sĩ nhảy-dù trở về từ phía đông.
Anh lao về phía đầu giao-thông-hào và chờ toán tiến lại gần. Anh nhìn thấy các
binh-sĩ của Đại-đội 114 xen lẫn với một toán nhỏ những người còn sống sót của
Đại-đội 111. Tất cả đều có vẻ mệt-mỏi nhưng trật tự, mang về những người bị
thương và tử trận. Mễ đến chỗ Hải. Họ tìm Trung-úy Khánh. Họ không thấy
anh ta. Họ không nhìn thấy bất kỳ sĩ-quan hay hạ-sĩ-quan nào của Đại-đội 111.
Mễ nhìn các tử-thi. Nhìn kỹ một trong số đó, anh rùng mình. Đó là Trung-úy
Thinh. Trung-úy Thinh thân yêu của anh.
Với giọng nói đầy xúc động, một trong số các chiến-binh nhảy-dù báo-
cáo với Mễ: “Bắc-Quân rất đông. Chúng tôi đã chiến-đấu và tìm được một bãi
đáp tốt, sau đó bọn chúng đánh mạnh vào chúng tôi. Đại-liên, bích-kích-pháo,
và đại-bác không giật. Có hơn một trăm địch-quân. Chúng tôi đã chiến-đấu hết
mình nhưng không thể cầm cự được. Bắc-Quân đã bắn trúng đầu Trung-úy
Thinh. Anh ấy chết rồi. Họ giết anh Ba, Trung-úy Khánh và Trung-sĩ Lung.
Những người khác cũng chết. Nhiều người bị thương.”
Đại-đội 111 đã tan-hàng sau các trận-đánh. Ở trận-đánh trên Đồi 960
ngày hôm trước và trong trận-đánh khi tìm-kiếm bãi đáp mới vừa rồi, địch đã
loại khỏi vòng chiến tất cả các sĩ-quan và hạ-sĩ-quan của đại-đội, chỉ còn một ít
binh-sĩ còn khả-năng tác-chiến.
Mễ đưa số binh-sĩ còn lại của Đại-đội 111 trám vào phòng-tuyến của Đại-
đội Chỉ-huy. Các binh-sĩ xếp các tử-thi thành hàng ngày một càng nhiều hơn,
và mang những người bị thương nặng đến trạm cứu thương, nơi họ được Bác-
sĩ Liệu chăm sóc mọi khả-năng có thể. Thuốc men đã cạn kiệt. Những người bị
thương nặng nằm đó, bất lực và thất vọng, đối mặt với sự đau đớn và bất-lực
tột cùng khi mình trở thành bất-khiển-dụng cho trận-đánh.
Hải và Mễ tìm thấy Duffy vẫn đang làm việc với không-kích.
Mễ nói với John: “Chưa có bãi đáp mới. Đại-đội 111 chạm nặng. Tổn-
thất nhiều. Trung-úy Thinh tử-trận. Tất cả sĩ-quan và hạ-sĩ-quan tử-trận hết.”
Chương 13: Thứ-năm 161

Tin này khiến Duffy bị sốc, nhưng anh vẫn mạnh-mẽ:


“Được rồi, vậy thì chúng ta chiến-đấu bằng những gì chúng ta có. Tôi sẽ
không-kích xuống lũ khốn đó. Hải, anh sẽ làm như vậy với pháo-binh và
Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa chứ?”
“Vâng, Duffy.”
“Tốt. Bắt đầu nào. Chúng ta còn phải chiến-đấu nhiều nữa.”
Mễ vượt qua đám mây u-ám và tìm thấy thêm sức mạnh nội tại. Các
chiến-binh nhảy-dù thuộc cấp của anh vẫn chiến-đấu. Anh sẽ dẫn dắt họ. Và
Duffy sẽ mang địa-ngục từ trên trời xuống để khiến địch phải trả giá đắt cho
mọi hành-động mà họ cố-gắng thực-hiện ở Charlie.
Chương 14: Thứ-sáu 162

CHƯƠNG 14: THỨ-SÁU

Ngày 14 tháng Tư năm 1972


Trận-chiến diễn ra liên-tục suốt đêm. Hỏa-châu từ pháo-binh quân-bạn
được bắn từng đợt liên-tục trên bầu trời đêm, đung đưa bên dưới những chiếc
dù nhỏ, soi sáng các vùng giao-tranh bên dưới. Ánh sáng hỏa-châu giúp nhìn rõ
các chuyển-động trên mặt đất. Các chiến-binh nhảy-dù rất thận-trọng. Họ chỉ
khai-hỏa khi mục-tiêu chắc-chắn trong tầm bắn. Từng người một quan-sát cẩn
thận, nín thở và bóp cò với một cú ăn chắc. Đạn dược đã trở nên khan hiếm một
cách đáng sợ. Bắc-Việt đã bắn nhiều hơn. Họ có đạn. Họ đang được tiếp-tế.
Còn các chiến-binh nhảy-dù thì không.
Pháo-binh của địch-quân lại dội lên đồi từng đợt cầm chừng trong đêm.
Các toán tuần-tiểu của địch đang thăm-dò các phòng-tuyến. Các toán này lần
lượt bị chặn đứng. Một toán bộ-đội Bắc-Việt đã lọt vào được bên trong giao-
thông-hào của Tiểu-đoàn 11. Một đợt phản-công mạnh mẽ của nhảy-dù nhanh
chóng loại trừ toán xâm-nhập này.
Không ai ngủ được trừ những người bị thương nặng và sắp chết. Tiểu-
đoàn 11 Nhảy-Dù chờ đợi ngày mới với tâm-trạng căn-thẳng, sẵn sàng chiến-
đấu tiếp. Pháo-kích đã im bặt cho đến rạng sáng. Ngày mới đang đến gần như
trêu chọc tâm-lý của các chiến-binh nhảy-dù, lên từ-từ, chậm chạp, từ phía
đông. Một màu xám xịt dừng lại một cách ngoan cố như muốn đứng mãi, cuối
cùng nhường chỗ cho ánh sáng mặt trời lên.
Ngày mới bắt đầu khá im lắng. Pháo đã im tiếng, và một sự im lặng kỳ
lạ bao trùm cả vùng đất. Chiến-trường vẫn âm-ỉ lửa khói. Mùi của thuốc súng
và thân cây gỗ bị cháy tràn ngập không-gian. Những đôi mắt đỏ ngầu, bám bụi
bẩn, nhìn xuyên trong im lặng, chờ đợi các cuộc tấn-công chắc-chắn sẽ đến.
Các chiến-binh nhảy-dù ở Charlie cảm-nhận được hôm nay là ngày mà một bên
sẽ tiêu diệt bên còn lại. Họ đã chuẩn-bị sẵn sàng, như quân-lệnh từ cấp chỉ-huy,
chiến-đấu đến hơi thở cuối cùng.
Chương 14: Thứ-sáu 163

Một loạt đạn pháo hạng nặng bắn dọn đường của địch đã phá tan sự yên
lặng của buổi sáng. Cơn mưa tiếng nổ không ngớt từ pháo-binh, bích-kích-pháo,
hỏa-tiễn, và đại-bác không giật. Trận-đánh ở Charlie đã diễn ra đến ngày thứ
mười hai.
Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ trong vai-trò chỉ-huy tiểu-đoàn vẫn hiên ngang,
vững chải, mà nhờ đó các chiến-binh nhảy-dù trên Charlie đã giữ được sức-
mạnh và tinh-thần chiến-đấu. Mặc dầu tình-hình rất tồi-tệ, Mễ vẫn tự tin di-
chuyển giữa các vị-trí phòng-thủ, phơi mình trước hỏa-lực của địch, và là một
dấu-hiệu rõ ràng về lòng dũng-cảm và niềm hy-vọng cho tất cả mọi người. Anh
đưa ra các quân-lệnh và hướng-dẫn các cuộc oanh-kích của pháo-binh và
không-kích của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa cùng với cấp phó của anh là
Đại-úy Đoàn-Phương-Hải.
Thiếu-tá John Joseph Duffy khá bận rộn. Cũng như trách-vụ thường-nhật,
anh thâu-thập mọi không-yểm khả-dụng từ tất cả FACs đang hiện-diện trong
vùng. John nghe thấy một giọng nói quen thuộc khi Rod Lennard, Covey 537,
hướng-dẫn cho hai phi-đội F-4 đầu tiên tiến-hành không-kích vào sáng hôm đó.
Các khu-trục phản-lực đã phải hứng chịu hỏa-lực đại-liên phòng-không hạng
nặng như nhiều ngày trước đó. Điều đó khiến các phi-công phải thả bom cao
hơn và lạng lách nhiều hơn để tránh đạn. Phòng-không cũng làm các khu-trục
của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa thậm chí chậm hơn. Không tốt. John đã
cố-gắng đưa các cuộc không-kích đến gần các vị-trí quân bạn. Địch đang ở ngay
tại đó, sẵn sàng tấn-công để quét sạch nhảy-dù khỏi ngọn đồi. Hỏa-lực phòng-
không dữ dội đã cản trở không-kích hữu-hiệu ở cự ly gần.
John chuyển sự tập-trung trở lại vào các đại-liên phòng-không. Anh phải
hạ chúng càng nhiều càng tốt để có thể kéo các cuộc không-kích chính xác vào
ngay sát vị-trí trước phòng-tuyến quân bạn, nhằm gây thiệt hại nặng cho Quân-
đội Bắc-Việt từ các cuộc không-kích này.
Như đã thực-hiện nhiều lần trong trận-đánh, John Duffy rời khỏi giao-
thông-hào và bất chấp đạn pháo đang nổ để quan sát các vị-trí đặt súng của địch.
Anh di-chuyển đến sát vòng-đai phòng-thủ, với máy vô-tuyến đeo trên lưng có
ăng-ten cao qua đầu. Hỏa-lực địch nổ cận kề. Anh lại tiếp-tục di-chuyển. Thêm
nhiều hỏa-lực hơn. Anh lại di-chuyển. Một quả đại-bác không giật của Bắc-Việt
nổ trên mặt đất ngay bên cạnh anh. Những mảnh đạn vỡ xé toạc cánh tay trái
Chương 14: Thứ-sáu 164

của anh. Anh băng bó vết thương để cầm máu và sau đó chộp lấy ống liên-hợp
khi nghe tiếng gọi từ trực-thăng tấn-công AH-1 Cobra của Lục-quân Hoa-Kỳ:
“Dusty Cyanide, đây Cougar 38.”
“Cougar 38. Rất vui khi anh đã lên vùng. Tôi thấy địch di-chuyển dọc
theo vùng ngón tay ở phía nam, đông-nam của Charlie. Hãy đánh vào đó. Có
nhiều đại-liên phòng-không 12,7 ly tại đó. Nếu anh liên-lạc được với quân bạn
thì yêu-cầu họ cùng tham-chiến.”
Một toán gồm ba trực-thăng võ-trang Cobra lượn vòng tới lui và tác-xạ
hết vũ-khí mang theo vào vùng ngón tay. Họ bay về Kon-Tum để lấy thêm
nhiên-liệu và đạn dược. Duffy nhìn theo khi họ đi. Thật là một cỗ máy giết
người ghê sợ - anh nghĩ. Mỗi trực-thăng võ-trang Cobra được trang-bị với năm
mươi hai hỏa-tiễn ở hai bên cánh, cùng với bốn ngàn viên đạn đại-liên và ba
trăm đạn phóng lựu trong ống phóng ở đầu (dưới bụng) có thể xoay vòng được.
Một số còn được trang-bị đại-bác Vulcan Gatling 20 ly sáu nòng xoay tử-thần
với cấp số chín trăm năm mươi đầu đạn nổ mạnh.1
Cougar gọi lại trước khi rời vùng: “Chúng tôi sẽ trở lại, Dusty.”
Một chiếc Covey khác, 534, đã lên vùng và hướng-dẫn các cuộc không-
kích vào các vị-trí đặt súng phòng-không mà John đã nhận-diện được. Rắc rối
là, khi các khu-trục phản-lực thả bom cỡ lớn gần các vị-trí đặt súng, các khẩu
súng im lặng trong một thời-gian. Khi các khu-trục rời vùng, các vị-trí đặt súng
phòng-không đã sớm hoạt-động trở lại. Chỉ có thể không-kích trực-tiếp vào vị-
trí đặt súng thì mới tiêu diệt được. John đúc-kết rằng trực-thăng Cobra là biện-

1
Trang-bị vũ-khí thông thường cho các trực-thăng võ-trang AH-1G Cobra gồm:
• Hai bên cánh: 2 x 70 ly XM-200/159 (159 tháo lắp) ống phóng với cấp số 19 hỏa-
tiễn mỗi ống, và 2 x 70 ly XM-157/158 (158 tháo lắp) ống phóng với cấp số 7
hỏa-tiễn mỗi ống - thường được lắp hỏa-tiễn chống biển người (flechette rockets).
• Hai bên cánh: 2 x 7,62 ly M-134 Mini-gun sáu nòng xoay hai bên cánh, hoặc 2 x
20 ly M-61 Vucan sáu nòng xoay ở hai bên cánh, hoặc mỗi bên cánh gắn một M-
134 Mini-gun (cấp số 2,000 viên) và một M-61 Vucan (cấp số 950 viên). Có khi
không gắn M-134 và M-61 mà thay bằng hai ống phóng XM-159.
•Phía trước, dưới bụng, có thể xoay: 1 x 40 ly M-129 phóng lựu tự-động (cấp số
300 viên), hoặc 1 x 7,62 ly M134 Mini-gun sáu nòng xoay.
Tham khảo thêm: Jonathan Bernstein và Jim Laurier, U.S. Army AH-1 Cobra Units in
Vietnam (Combat Aircraft) (Osprey Publishing, 2003) (N.D).
Chương 14: Thứ-sáu 165

pháp hữu-hiệu nhất để đánh chính-xác vào các vị-trí đặt súng và làm chúng câm
lặng vĩnh-viễn.
Khi Covey phát-hiện tia sáng lóe lên từ đại-bác hạng nặng bắn ra từ vài
dặm về phía tây, John khuyến khích Covey không-kích vào các vị-trí đó. Pháo-
binh của địch nã dồn-dập đã gây thiệt hại về nhân mạng và áp chế tinh-thần
quân phòng-thủ. Không ai biết quả đạn tiếp theo sẽ đánh vào đâu.
Covey 537 quay trở lại trận-đánh để hướng-dẫn các cuộc không-kích cận
phòng, hầu hết là ở phía tây-nam. Trong lúc đó, Hải và Mễ hướng-dẫn các khu-
trục cánh quạt A-1 của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tấn-công vào các đội
hình Quân-đội Bắc-Việt đang di-chuyển trong vùng ngón tay, và các khẩu đại-
liên đang tác-xạ mà họ nhận-diện được. Hải tiếp-tục cùng với các tiền-sát-viên
pháo-binh sử-dụng pháo-binh dã-chiến của Lục-quân Việt-Nam Cộng-Hòa xen
kẽ vào giữa các đợt không-kích.
Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù dự-trù một kế-hoạch tiếp-tế khẩn-cấp cho Charlie.
Một trực-thăng Huey đáp xuống Charlie theo chiều thẳng đứng. Trực-thăng bay
cao để giám thiểu hiểm-họa từ các đại-liên phòng-không. Các chiến-binh nhảy-
dù dán mắt với cái nhìn đầy hy-vọng vào màn trình-diễn trên không. Sau khi
trực-thăng vượt qua Charlie, những dòng người tiếp tục theo dõi về hướng trực-
thăng. Phi-hành-đoàn mang theo các kiện hàng thực phẩm, đạn dược và thuốc
men được đóng gói cẩn thận. Họ thả nhầm mục-tiêu được đánh dấu, kiện-hàng
rớt ngoài phòng-tuyến. Địch quân nhà đến lấy kiện hàng trong nháy mắt.
Bực mình, Mễ chạy đến một khẩu đại-bác không giật và bắn vài phát đạn
vào chỗ kiện hàng tiếp-tế rớt ngoài phòng-tuyến. Anh liếc sang bên phải và thấy
Bác-sĩ Liệu cũng đang quỳ một gối, bắn súng lục Colt 45 về cùng một hướng:
“Anh đang làm gì vậy, Bác-sĩ?”
Liệu quay đầu về phía Mễ, nở nụ cười phá tan lớp bụi bẩn trên mặt; quân-
phục, bàn tay và cánh tay của anh ta nhuốm máu đặc và khô: “Tôi là bác-sĩ,
không phải giáo-sĩ. Tôi không còn thuốc men. Bọn khốn đó đang lấy đồ của
chúng ta. Mẹ kiếp.”
Xen lẫn vào đó, một con gà chạy loạn trong cuộc hỗn chiến. Nó là một
trong số nhiều con đã được gửi đến để bổ-sung thức ăn. Cuộc chiến ở Charlie
Chương 14: Thứ-sáu 166

không bao giờ cho các chiến-binh sắp chết đói cơ-hội xẻ thịt và ăn thịt bất kỳ
con gà nào trong số gà được trực-thăng thả xuống.
Bác-sĩ Liệu xả hết đạn trong súng và quay lại chăm-sóc các bệnh-nhân.
Đầu giờ chiều, một phi-đội Cobras khác vào vùng. Chuẩn-úy Dan Jones
bay dẫn đầu. Tôi lái chiếc Cobra thứ hai, bay phía trên anh ta.2
“Căn-cứ hỏa-lực Charlie, đây Panther 13.”
“Panther Lead, đây Dusty Cyanide. Tôi có nhiều mục-tiêu cho anh. Tất
cả là đại-liên phòng-không 12,7 ly.”
Các phi-hành-đoàn đã nhận biết hiểm-họa. Đại-liên phòng-không 12,7 ly
dường như được thiết-kế đặc-biệt để bắn hạ các trực-thăng. Chúng đã gây rất
nhiều thiệt hại trong các tuần lễ vừa qua.
Panther 13 bình thản: “Đáp nhận, Dusty Cyanide. Chúng tôi đang vào
vùng. Hãy cho chúng tôi các vị-trí mục-tiêu khi chúng tôi đến.”
Các trực-thăng Cobra đã thực-hiện một vài đợt tấn-công vào các vị-trí đặt
súng của địch. Các viên đạn xuyên qua buồng lái của họ khi các xạ-thủ Bắc-
Quân cố-gắng hạ gục các trực-thăng. Các phi-công trực-thăng tấn-công biết
rằng việc lao vào các ổ phòng-không 12,7 ly luôn rất nguy-hiểm. Đường đạn
dẫn đường vào chỗ họ và trượt vài bước bộ. Các phi-công đã cố-gắng phóng
hỏa-tiễn vào các ổ đại-liên trước khi phòng-không của địch kịp bắn đạn nổ trên
bầu trời. Các phi-công giữ ổn định, tập-trung vào việc điều khiển trực-thăng,
điều chỉnh các đường ngắm và tác-xạ. Toán võ-trang của Panther 13 đã bị bắn
lên bằng vũ-khí cá-nhân, nhưng vẫn tiếp-tục lao vào mục-tiêu hết lần này đến
lần khác.
John Duffy quan-sát cuộc đấu súng, ghi nhận tất cả, và tự nhận-xét: Họ
sắp ra khỏi mặt trời, đối diện với các họng súng phòng-không. Tốt đấy. Chết
tiệt! Những đường đạn dẫn đường màu xanh lá cây và màu đỏ phóng lên trước

2
Chuẩn-úy (Chief Warrrant Officer - CW2) Dan Jones, điều-khiển Cobra đi đầu, danh-
hiệu “Panther 13”. Tôi là “Panther 36”. Tôi bay với anh ta. Tôi chỉ-huy Trung-đội 3 thuộc
Đại-đội Không-vận Võ-trang 361 gần Trại Holloway ở Pleiku. Danh-hiệu của chúng tôi
là “Pink Panther”. Dan, hoa-tiêu dày dạn kinh-nghiệm nhất trong trung-đội của tôi, chỉ
còn vài tuần nữa là sẽ về nước. Anh dẫn đầu phi-đội. Chúng tôi đã nghe thấy một cuộc
gọi khẩn-cấp để yểm-trợ cho Căn-cứ hỏa-lực Charlie. Dan hướng chuyến bay của chúng
tôi về phía Hỏa-Tiễn-Sơn, và chúng tôi cố-gắng bay ở tốc-độ tối-đa của các Cobras.
Chương 14: Thứ-sáu 167

mặt họ. Họ đang hứng lửa từ khắp mọi nơi. Tại đó, họ bắn ra một loạt hỏa-tiễn.
Trúng mục-tiêu. Các xạ-thủ phòng-không chắc-chắn đã bị tan xác trong vụ nổ
đó. Wingman lăn vào khẩu súng thứ hai. Họ đang giữ nó. Đó là điệu nhảy của
cái chết. Tôi yêu những chàng trai đó. Các phi-công của Badass Cobra, rất
vững vàng dưới hỏa-lực dày-đặc như vậy. Chúa ơi, tôi mừng vì mình đang ở
trên mặt đất.
Trưởng-toán Panther gọi vô-tuyến: “Dusty Cyanide, Panther 13. Chú-ý,
sắp hết nhiên-liệu. Hết đạn. Chúng tôi sẽ rời vùng để tái bổ-sung nhiên-liệu và
đạn-dược.”
“Đáp nhận, 13. Bốn toán pháo-thủ đã bị tiêu diệt, bốn đại-bác đã đi đời.
Làm tốt lắm. Nhanh chóng trở lại!”
Quân-đội Bắc-Việt nã pháo dồn-dập vào buổi chiều. John đếm sơ bộ và
ước-lượng có khoảng ba trăm quả bắn đi trong đợt càn quét vào khoảng ba giờ
chiều. Thêm vào đó là đại-bác không giật và bích-kích-pháo 82 ly. Một lúc sau,
nhiều loạt pháo khác được dội xuống tiếp - ít nhất thêm bốn trăm quả đạn nữa.
Không còn nghi ngờ nữa, địch đang chuẩn bị cho một cuộc tấn-công lớn.
Mễ cần phải tập-hợp toàn bộ tiểu-đoàn về cùng một vị-trí. Đó là hy-vọng
duy nhất của anh để giữ được Charlie. Anh gọi cho Hùng Mập: “403. Đây 007.
Rút khỏi Charlie 3. Di-chuyển về Charlie 2. Thi-hành ngay. Tôi lặp lại, rút về
Charlie 2 ngay. Ngay lập tức.”
“Đáp nhận, Mê-Linh. Chúng tôi sẽ cố-gắng.”
Duffy di-chuyển nhanh nhẹn xung quanh đỉnh đồi, chỉ-dẫn cho các khu-
trục phản-lực siêu-thanh và các trực-thăng tấn-công Cobra tử-thần. Lúc nào
cũng vậy, cần ăng-ten dài của máy truyền-tin trên lưng anh luôn đong đưa trên
đầu. Mỗi khi địch phát-hiện ra anh, họ lại tác-xạ vào anh. Anh chạy băng qua
đỉnh đồi như một con thỏ rừng đang phóng đi, kéo tử-thần lao theo phía sau,
nhưng bằng cách nào đó anh đã vượt lên trước để không bị bắt kịp. Các chiến-
binh nhảy-dù nhìn theo với vẻ kinh ngạc.
Hải hét lớn liên-tục: “Duffy, cúi xuống! Anh bị giết, chúng ta càng khó
khăn hơn. Chúng ta sẽ chết hết.”
Những người khác cũng hét to: “Duffy, cúi xuống! Duffy, cúi xuống!”
Chương 14: Thứ-sáu 168

John không nghe thấy. Anh đang tập-trung vào nhiệm-vụ của mình. Chỉ-
dẫn các cuộc không-kích vào các mục-tiêu, tiêu diệt các khẩu đại-liên. Mang
sự chết-chóc và hủy-diệt về phía địch. Địch đang ở rất gần phía trước quân
nhảy-dù. Vị-trí của hai bên đã quá gần nhau.
Anh chạy đến chỗ Mễ: “Đề-nghị anh cho pháo sẵn sàng. Ngay khi các
khu-trục rời vùng, anh có thể pháo lên đầu các vị-trí đại-liên 12,7 ly đang tác-
xạ. Sử-dụng đầu đạn VT.3 Hạ gục chúng bằng mưa mảnh đạn trong khi chúng
vẫn đang đứng trước họng súng.”
Pháo-binh của quân bạn đã nhanh chóng tác-xạ ngay sau đợt không-kích.
Những tiếng nổ phía trên mặt đất đã mang lại hy vọng. Niềm hy vọng đó cũng
nhanh chóng lụi tàn, vụt tắt khi phi-cơ tiếp theo đến. Địch bắn theo sau khi dứt
đợt oanh-tạc, các toán tác-xạ mới xuất-hiện từ các hầm kiên-cố được đào sâu
dưới lòng đất. Họ đã kéo những xạ-thủ đã chết ra ngoài và thế chỗ.
Các cuộc không-kích vẫn tiếp-tục. Các toán Cobra khác vẫn làm việc.
Các khu-trục cánh quạt A-1 Skyraider của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa và
các khu-trục phản lực siêu-thanh của Hoa-Kỳ tiếp-tục thả bom napalm và bom
nổ mạnh vào quân địch đang tiến tới. Mặc dầu vậy, Quân-đội Bắc-Việt vẫn tiếp-
tục tấn-công dồn-dập, tạo áp-lực lên quân phòng-thủ của Nam Việt-Nam. Địch
đã tràn ngập các tiền đồn án ngữ vòng đai an-ninh bên ngoài, và đang tràn vào
tuyến phòng-thủ chính của Charlie 2.
Từng đợt biển người của bộ-đội Bắc-Việt xông tới, hò hét: “Hàng-sống,
Chống-chết!” Nhưng các chiến-binh nhảy-dù đã chiến-đấu gan lì, nhằm vào
những mục-tiêu gần nhất, nhắm, bắn.
“Giữ vững giao-thông-hào!”
“Không lùi lại!”
“Bắn! Bắn mấy thằng đằng kia.”4

3
VT (variable time fuse): Đầu đạn pháo“nổ cao” hay “nổ chụp”, đạn phát nổ ở phía trên
cao theo trục thẳng đứng của mục-tiêu vài bộ và văng ra nhiều mãnh đạn, khiến các mục
tiêu lộ diện có thể hứng những mảnh đạn chết người.
4
Trích dẫn thông-tin của tác-giả Phan-Nhật-Nam trong quyển Mùa hè đỏ lửa (The Red
Flames of Summer) (Do V Trading Corporation, 2015). Sách dựa trên các cuộc phỏng-
vấn của tác-giả với những người sống sót ngay sau Trận-đánh Căn-cứ hỏa-lực Charlie.
Chương 14: Thứ-sáu 169

Sự hỗn-loạn lan khắp mặt-trận. Chiến-địa đã trở thành địa ngục của khói,
bụi, lửa, và tiếng súng. Mặt đất rung chuyển theo cao trào của tiếng nổ chát-
chúa của đại-bác, tiếng nổ điếc tai của pháo-binh, tiếng gầm-rú của khu-trục
tấn-công, tiếng bom nổ vang rền, và tiếng rít xé-gió lao xuống của bom napalm.
Các chiến-binh nhảy-dù đã chiến-đấu bằng tất cả những gì đang có. Họ đã
chiến-đấu bằng sự gan dạ và quyết tâm. Họ đã chiến-đấu vì bằng-hữu và niềm
hãnh-diện của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Họ chiến-đấu với nguồn cảm-hứng từ
những chiến-binh nhảy-dù Việt-Nam đi trước, những người đã xả thân trong
những trận đánh đã đi vào quân-sử của Nhảy-Dù. Họ chiến-đấu đến viên đạn
cuối cùng. Sau đó, họ chuyển sang sử-dụng dao găm và lựu đạn. Nhiều người
đã ngã xuống khi súng của họ đã rỗng đạn và được trở đầu sử-dụng như những
cây dùi-cui.5
Các chiến-binh nhảy-dù dũng-cảm đã chống chọi với cuộc tấn-công dữ-
dội với quyết-tâm cao độ. Tuy nhiên, địch vẫn tiến lên mạnh-mẽ, chiếm từng
tấc đất, và trả giá đắt cho từng vị-trí chiếm được. Cuối cùng, Quân-đội Bắc-
Việt đã tràn ngập phòng-tuyến phía tây-nam của Charlie. Họ đã chiếm phần lớn
các vị-trí phòng-thủ của Đại-đội 114 và tạm dừng lại để lấy sức giữa các tử-thi
nằm lẫn lộn của cả hai phía.
Duffy gọi vô-tuyến cho Thiếu-tá Peter Kama ở Lữ-đoàn 2: “Cellar 51,
Cellar 51. Đây Dusty Cyanide. Prairie Fire, Prairie Fire, Prairie Fire. Tôi tuyên-
bố tình-trạng khẩn-cấp Prairie Fire. Chúng tôi đang bị tràn ngập.”
John sử-dụng theo quán-tính một cụm từ quen thuộc với anh lúc còn ở
Lực-lượng Đặc-biệt khi xâm-nhập vào các vị-trí của địch ở Ai-Lao. “Prairie
Fire” có nghĩa là một toán Hành-quân Đặc-biệt sắp sửa bị tràn ngập và tất cả
các tài-nguyên khả-dụng trong vùng được ưu tiên chuyển hướng yểm-trợ khẩn-
cấp. Peter Kama hiểu những gì John nói và thông-dịch thành những từ ngữ mà
các lực-lượng quân-sự thông thường dễ hiểu hơn. Kama thông báo tình-trạng
khẩn-cấp chiến-thuật (tactical emergency), hay TAC-E, trong phạm-vi toàn
Quân-đoàn II. Điều này có nghĩa là mọi tài-nguyên khả-dụng phải được chuyển
hướng để yểm-trợ cho các chiến-binh nhảy-dù ở Căn-cứ hỏa-lực Charlie. Từ
bây giờ, John Duffy nhận được mọi yểm-trợ khả-dụng trên không-phận Trung-

5
Sđd.
Chương 14: Thứ-sáu 170

phần của Nam Việt-Nam. John, Mễ, và Hải bận rộn hơn bao giờ hết, làm việc
hết phi-đội yểm-trợ này đến phi-đội yểm-trợ khác.
Trong lúc đó, một toán Pink Panther khác phát-xuất từ Căn-cứ Holloway
cũng đã đáp ứng lời kêu gọi TAC-E. Họ đã được thông báo về tình-trạng đang
xấu đi ở Charlie. Họ biết các hiểm-họa từ phòng-không của địch. Tuy nhiên, họ
vẫn điều-khiển trực-thăng nhanh trực-thăng tới Charlie để mang đến mọi sự
yểm-trợ có thể. Phi-đội-trưởng, Đại-úy Bob Gamber, dẫn đầu phi-đội. Đại-úy
John Mayes, sĩ-quan hành-quân đại-đội, ngồi ở ghế trước với vai-trò phi-công
phụ kiêm xạ-thủ. Trung-úy Ron Lewis bên cạnh Bob, và Trung-úy Dave Messa
ngồi ở ghế trước.
“Căn-cứ hỏa-lực Charlie, Panther 26, đang trên vùng với một phi-đội hai
trực-thăng. Chúng tôi có thể giúp gì cho anh?”
“Panther, đây Dusty Cyanide. Phòng-tuyến tây-nam của chúng tôi đã bị
tràn ngập. Có thêm quân Bắc-Việt ở sườn núi phía tây của chúng tôi. Đánh vào
cả hai nơi. Đánh mạnh vào chúng.”
“Đáp nhận, Dusty. Chúng tôi còn cách năm phút nữa.”
“Đáp nhận. Cẩn thận, có phòng-không ở xung quanh. Tôi sẽ chỉ các vị-
trí đại-liên phòng-không đó cho anh. Đánh chúng luôn.”
Như đã thực-hiện cả ngày, John Duffy di-chuyển quanh đỉnh đồi, lượng-
định tình-hình, và sử-dụng Cobra vào các mục-tiêu bị áp-lực nặng nhất, điều-
chỉnh hướng tác-xạ, và xác-định các vị-trí đặt đại-liên phòng-không đang hoạt-
động trở lại. Anh hướng-dẫn các cuộc tấn-công vào các vị-trí đặt súng này trong
nhiều ngày. Các vị-trí đã bị trúng đòn, đôi khi là trúng đòn trực-tiếp, rõ ràng là
đã bị tiêu diệt. Tuy nhiên, sau vài phút, các đại-liên lại tiếp-tục phun lửa vào
các khu-trục tấn-công. Hoàn toàn không thể tin được! Duffy nghĩ.
Trong phi-vụ đầu tiên, Panther 26 Cobras không-kích vào địch quân ở
ngoài vòng đai phía tây-nam của Charlie. Họ tiếp-tục quay trở lại, lần này theo
đường thẵng của dãy núi. Bob Gamber phóng hết các hỏa-tiễn còn lại. John
Mayes xả đại-liên sáu nòng xoay, và phóng-lựu 40 ly vào các địch quân dường
như đang điều-động cho một cuộc tấn-công khác. Ron Lewis, đến ngay phía
sau, điều-chỉnh đường bay theo hướng phát ra luồng đại-liên 12,7 ly từ phía tây
Chương 14: Thứ-sáu 171

của dãy núi. Dave Messa cúi xuống vị-trí giá ba chân ở ghế trước của Ron,
chăm chú sử-dụng tháp pháo của mình.
Ầm! Chiếc trực-thăng bị chao-đảo. Một viên đạn đại-liên 12,7 ly xé toạc
phía đầu, trượt sát vai phải của Dave, xuyên qua lưng ghế bọc thép của anh, và
xé toạc buồng lái phía sau. Nếu như Dave không nghiêng về phía trước trên vị-
trí tháp súng, viên đạn sẽ trúng vào mặt anh, và giết chết anh ngay lập tức.
Ron gọi vào hệ-thống liên-lạc nội-bộ: “Tôi bị trúng đạn. Tôi bị trúng đạn!
Địch đã bắn trúng tàu.”
Dave nắm cần điều-khiển và quay trực-thăng về hướng đông:
“26, 24. Chúng tôi bị trúng đạn. Băng ghế sau trúng đạn. Hướng về Võ-
Định. Cần tản-thương.”
“Đáp nhận, 24. Sẽ bay theo anh. Đang gọi tản-thương.”
Hai chiếc Cobra đáp trên nóc hầm hành-quân đắp bằng bao cát của Lữ-
đoàn 2 Nhảy-Dù tại Võ-Định. Bob Gamber khóa nhiên-liệu và tắt động-cơ trực-
thăng của mình. Anh trườn ra khỏi buồng lái trong khi cánh quạt vẫn còn đang
quay, chạy đến chiếc trực-thăng của Ron, và kéo anh ta ra khỏi ghế sau. Bob
đặt anh ta xuống và chăm sóc vết thương cho anh ta. Mảnh đạn đã xé toạc chân
phải của Ron. Anh đã mất một ít máu.
Một trực-thăng tản-thương UH-1 bay đến. Phi-hành-đoàn đặt Ron lên
cáng. Họ đề-nghị Dave đi cùng.
“Không, cảm ơn. Tôi sẽ ở lại với con chim của tôi cho đến khi nó có thể
được di tản.”
Chiếc Huey cất cánh và hướng đến Bệnh-viện Dã-chiến 67 ở Pleiku. Bob
và John nhìn Dave khi họ quay trở lại chiếc Cobra của mình:
“Anh có chắc là ở lại đây không? Chúng tôi phải quay lại Holloway. Trời
sắp tối rồi.”
“Chắc chắn rồi, tôi ổn.”
Dave ở lại qua đêm cho đến khi anh và trực-thăng của anh được di-tản
vào ngày hôm sau. Anh được ăn khẩu-phần của Lục-quân Việt-Nam và ngủ
trong hầm ở Võ-Định. Một trải-nghiệm lạ-lẫm đối với một phi-công Hoa-Kỳ,
Chương 14: Thứ-sáu 172

nhưng không là gì so với những gì mà các chiến-binh nhảy-dù đang phải chịu
đựng trên đỉnh Căn-cứ hỏa-lực Charlie.
Tại Charlie, tình-hình trở nên tồi-tệ hơn ngay khi Panther 26 rời vùng.
Vào cuối buổi chiều, Quân-đội Bắc-Việt đã đưa một tiểu-đoàn mới toanh vào
trận-đánh cho một cuộc tấn-công biển người khác.6 Địch một lần nữa tiến lên
từ phía tây-nam và cũng đồng thời từ sườn đồi phía tây tiến lên, leo lên từ đường
thông-thủy với quân số lớn, xông thẳng vào bên sườn quân phòng thủ. Charlie
bắt đầu của sự sụp đổ.
Hải tiếp-tục làm việc với các khu-trục cánh quạt A-1 Thiên-Kích của
Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Một trong các đợt không-kích đã làm chậm
bước tiến của địch trong một thời-gian ngắn. Ba khu-trục cánh quạt Skyraider
của Phi-đoàn Khu-trục Thái-Dương đã sẵn sàng không-kích. Đại-úy Bạch-
Diễn-Sơn7 dẫn đầu, khu-trục của anh được trang-bị dàn hỏa-tiễn. Trung-úy
Nguyễn-Đình-Xanh mang theo bốn quả bom napalm dưới cánh bay. Đại-úy Vũ-
Văn-Thanh bay thứ ba được trang-bị nhiều hỏa-tiễn hơn.
Đại-úy Sơn lao vào, bắn dọc đỉnh dãy núi. Trung-úy Xanh đẩy mạnh cần
lái sang một bên và mặt đất như vụt qua phía sau anh. Thành theo sau, phóng
hỏa-tiễn vào hai bên sườn của Xanh. Xanh bổ nhào xuống gần mặt đất. Anh cần
một đường bay thấp để có thể thả bom napalm chính-xác. Anh thả hai quả bom
và vọt lên, kéo ga hết cỡ lao vút lên không trung.
Hải chứng kiến hỗn-hợp xăng-đặc của bom napalm bốc cháy như hai quả
cầu lửa khổng lồ, thiêu rụi mọi thứ chúng chạm vào: “Thái-Dương 31, đánh tốt
lắm. Lặp lại lần nữa. Giống như thế, nhưng cách hai trăm mét về phía đông-
nam của loạt bom vừa rồi. Góc tây-nam của đỉnh đồi. Một tiểu-đoàn của Bắc-
Việt đang tự-do di-chuyển tại đó.”
Ba khu-trục cánh quạt A-1 Thiên-Kích tiếp-tục thực-hiện một đợt tấn-
công tiếp theo. Khi khu-trục vào vị-trí, Sơn lại phóng hỏa-tiễn để trấn-áp địch

6
Tiểu-đoàn 3 của Trung-đoàn 48 được tăng cường cho Trung-đoàn 64, tiên khởi nằm trừ-
bị ở phía tây-bắc của Charlie 3 để ngăn-ngừa tiếp-viện-quân từ phía bắc xuống Charlie,
vào giai-đoạn sau phối-hợp với cùng Tiểu-đoàn 9 để tấn-công Charlie 2 (N.D).
7
Đại-úy Bạch-Diễn-Sơn, sau đó lên Thiếu-tá và là Phi-đoàn-trưởng cuối cùng của Phi-
đoàn 530 Thái-Dương, Không-đoàn 72 Chiến-thuật, Sư-đoàn 6 Không-quân (N.D).
Chương 14: Thứ-sáu 173

quân. Xanh lao xuống phía sau Sơn, khu-trục của Xanh chỉ cách mặt đất chừng
hai trăm bộ, và thả hai quả bom napalm cuối cùng trúng ngay mục-tiêu.
Xanh hầu như không nhìn thấy đường đạn bắn lên. Tuy nhiên, anh cảm
nhận có những đường đạn. Anh cảm thấy những viên đạn 12,7 ly đập vào cánh
phải khu-trục như một cái búa khoan. Anh nhìn ra ngoài và thấy khói và chất
lỏng thủy lực phun ra từ những đường dây bị đứt. Anh quay về hướng đông.
“Thái-Dương 31, đây 32, tôi bị trúng đạn. Vào cánh phải. Đang hướng
về Kon-Tum.”
Xanh bay lên cao rất khó khăn, cần điều-khiển đã bị kẹt. Anh hướng chiếc
khu-trục cánh quạt Skyraider bị thương về phi-trường Kon-Tum. Sơn và Thanh
bay theo sau, mỗi người một bên. Hai trực-thăng Huey của Lục-quân Hoa-Kỳ
bay về phía họ. Xanh đã có quân-bạn hộ-tống.
Ơn Chúa, Xanh nghĩ khi thấy phi-trường từ xa: Mình đã làm được.
Mọi thứ bất thình lình biến chuyển. Khói bốc lên từ cánh của khu-trục.
Ngọn lửa bùng lên, lan nhanh về phía buồng lái, và nhấn chìm động-cơ. Xanh
đã bị mất kiểm-soát. Không còn thời-gian. Không còn thời-gian. Xanh thò tay
vào giữa hai chân và nắm lấy tay cầm của hệ-thống phóng Yankee. Hỏa-tiễn
triệt-xuất được kích-hoạt, phóng ra và kéo anh lên cao khỏi chiếc khu-trục đang
tan rã trước khi cánh dù của anh được bung ra. Một trong số trực-thăng của
Hoa-Kỳ đáp xuống, và phi-hành-đoàn đã chờ sẵn trước khi Xanh chạm đất.
Nguyễn-Đình-Xanh một lần nữa đã thoát nạn.8
***
Địch trì-hoãn-chiến chỉ trong một khoảng thời-gian ngắn trước khi trở lại
và tiếp-tục tấn-công. Họ đang sắp tràn ngập Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù.
“Dusty Cyanide, đây Cougar 38. Đang trên vùng.”

8
Ba tuần rưỡi sau, Trung-úy Nguyễn-Đình-Xanh lại bị bắn hạ một lần nữa trong một
cuộc không-kích khác cách Charlie khoảng mười một dặm về phía nam. Anh bị quân địch
bắt sau khi chạm đất. Cũng trong ngày hôm đó, ngày 09-05-1972, trực-thăng Cobra của
tôi bị bắn hạ cách Charlie mười hai dặm về phía tây-bắc, và tôi bị bắt sau ba ngày lẩn
tránh địch. Xanh và tôi gặp nhau ở cùng một trại tù-binh trong rừng rậm và trải qua thời-
gian cùng nhau bị ép đi bộ trên Đường-mòn Hồ-Chí-Minh để ra Bắc-Việt. Xem thêm ở
quyển sách của tôi Xuyên qua Thung-lũng: Nơi tôi bị giam giữ ở Việt-Nam (Through the
Valley: My Captivity in Vietnam) để biết thêm chi-tiết.
Chương 14: Thứ-sáu 174

“Chào mừng trở lại, 38. Địch đang tiến nhanh từ phía tây và tây-nam.
Quân-số cấp tiểu-đoàn. Nặng nhất từ tây-nam. Đánh vào đội hình chúng.”
“Đáp nhận, Dusty. Sẽ đưa chúng đến địa-ngục.”
Cougar 38 hướng-dẫn toán võ-trang hạng nặng gồm ba chiếc Cobras bay
vào từ phía đông-bắc. Họ đã thu hút hỏa-lực phòng-không dữ dội của địch, phải
bay thấp trên những ngọn cây để giảm khả-năng bị phát-hiện. Họ lướt qua chỗ
Duffy và Mễ, rồi tiếp-tục vào vị-trí tấn-công.
Duffy nhận-xét: “Mấy gã này gan dạ đến cùng mình. Chưa từng thấy ai
dám làm như vậy. Ngay trên boong tàu. Mấy gã điên rồ này hành-động tự-sát
để cứu chúng ta. Chúa ơi, những anh-hùng.”
Các trực-thăng tác-xạ hết đạn chỉ trong một lượt đánh. Các phi-công
phóng các cặp hỏa-tiễn nhanh nhất có thể khi ngón tay của họ có thể nhấn nút
khai-hỏa, các xạ-thủ ngồi phía trước không ngừng điều-khiển vũ-khí ở tháp
pháo, cơn mưa chết chóc và hủy diệt. Họ phá tan đội hình tấn-công đang dàn
hàng ngang của địch. Nhiều quân địch lảo đảo. Té ngã. Ngã. Rồi quay lại, tái
tập-hợp một lần nữa. Sự gan lì của ba phi-hành-đoàn Cobra đã chặn đứng được
đợt tấn-công của Quân-đội Bắc-Việt – ngay lúc này. Không còn nghi ngờ gì,
địch quyết-tâm sẽ trở lại.
Mễ cần đại-đội còn lại của mình. Anh đã ra lệnh cho tái-hợp từ nhiều giờ
trước. Giờ họ đã ở đâu?
Anh gọi cho Đại-đội 113 lần nữa: “403. Cho biết tình-hình của anh?”
Hùng Mập trả lời: “Chúng tôi đang cố-gắng. Có nhiều địch xung quanh
chúng tôi.”
Mễ nghiêm giọng ra lệnh: “Phá vây và trở về đây. Thi-hành ngay. Chúng
ta cần gom cả tiểu-đoàn lại.”
“Đáp nhận.”
Mễ cau mày bực bội.
Hải tận dụng thời-gian tạm lắng để di-chuyển xung quanh và lượng-định
tình-hình. Anh chạy nhanh giữa các chiến-binh phòng-thủ, sau đó kéo họ về
vòng đai phòng-thủ mới nhỏ hơn nhiều. Tiểu-đoàn chỉ còn khoảng hơn một
trăm chiến-binh còn khả-năng chiến-đấu trong số 471 người khi vào vùng. Hải
Chương 14: Thứ-sáu 175

di-chuyển hết vị-trí này đến vị-trí khác, tận-dụng tối đa các giao-thông-hào,
nhưng cũng có lúc lao mình vào khoảng trống, từ hố cá-nhân này sang hố cá-
nhân khác. Anh dành vài phút để nói chuyện với từng chỉ-huy và với các chiến-
binh nhảy-dù trên đường di-chuyển, khích-lệ tinh-thần chiến-đấu của họ với tất
cả những còn lại.
Hải đi một vòng xong thì trở lại hầm chỉ-huy với Mễ. Hoàng hôn buông
xuống. Mễ gọi Duffy đến cùng tham-gia. Máu rỉ ra từ vết rạch trên vai phải của
John. Anh lại bị trúng một mảnh đạn khác. Hải lắc đầu và bắt đầu báo-cáo:
“Chúng ta đang trong tình-trạng nguy-hiểm. Nhiều người chết. Nhiều
người bị thương hơn. Tôi chỉ đếm được chừng hơn một trăm người còn có thể
chiến-đấu. Hầu hết họ đều bị thương. Không còn nhiều đạn dược. Một số không
còn đạn, kể cả sau khi đã lấy từ các tử-thi. Không có cách nào để ngăn chặn đợt
tấn-công tiếp theo. Đợt tấn-công này sẽ kết-liễu Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù.”
Mễ nhìn thẳng vào mắt Hải một lúc, dò xét, chờ tiêu-hóa những gì Hải
vừa nói. Anh quay sang Duffy, định nói, nhưng dừng lại. Tâm-trí cả hai quay
cuồng giữa các quyết-định.
Hải lại lên tiếng: “Tổn-thất cao. Đạn dược quá mỏng. Không thể ngăn
Việt-Cộng. Hầu hết tiểu-đoàn đã tử-trận. Chúng ta ở lại thêm nữa thì cũng chết
hết. Nên rút.”
Anh ghé sát Mễ và nói bằng tiếng Việt: “Phải đưa tiểu-đoàn ra khỏi ngọn
đồi chết tiệt này trước khi địch tấn-công lần nữa.”
Mễ gật đầu và trả lời bằng tiếng Anh: “Được. Chúng ta ra lệnh rút.”
Duffy đã có kế-hoạch. Anh sẽ mạo-hiểm mạng sống của mình để cố-gắng
cứu những gì còn lại của tiểu-đoàn. Nghe có vẻ điên rồ, nhưng hoàn-toàn có ý-
nghĩa với anh: “Tôi sẽ ở lại và cố-gắng trì-hoãn-chiến Quân-đội Bắc-Việt. Có
lẽ chúng ta sẽ có thêm chút thời-gian để tạo nên sự khác biệt.”
Mễ nài-nỉ: “Tôi ở lại với anh. Chúng ta là một toán. Người Hoa-Kỳ và
người Việt-Nam. Chúng ta cùng sát-cánh chiến-đấu.”
John gật đầu, lòng tràn đầy quyết tâm. John Duffy và Lê-Văn-Mễ sẽ tạo-
thành một toán hậu-quân hai-người để thành-phần còn lại của tiểu-đoàn phá vây
và thoát đi. Hai người chống lại hai tiểu-đoàn của địch. Mễ nhìn thẳng vào mặt
Chương 14: Thứ-sáu 176

người sĩ-quan hành-quân của mình với một ánh nhìn như ra lệnh: “Hải, dẫn
tiểu-đoàn rời khỏi Charlie. Thiếu-tá Duffy và tôi ở lại trì-hoãn-chiến càng lâu
càng tốt. Chúng tôi là hậu-quân của các anh. Đi khoảng tám trăm thước về phía
đông-bắc và chờ bắt tay Đại-đội 113. Tôi sẽ nói với Hùng Mập di-chuyển về
phía đông cho đến khi tìm thấy anh. Đại-đội 113 còn trong tình-trạng tốt. Họ
còn đạn dược và chỉ có một ít tổn-thất. Các anh sẽ ổn thôi.”
Hải giơ tay chào, đáp lại nhẹ nhàng: “Vâng, thưa Thiếu-tá. Chúng tôi đi.”
Anh tập-hợp các chiến-binh nhảy-dù còn sống sót. Những người có thể đi bộ
trợ giúp những người không thể tự đi. Hải dẫn đầu đoàn quân rời khỏi đỉnh đồi
hướng xuống nơi ẩn-náo trong rừng rậm bên dưới.
Mễ gọi lại cho Hùng Mập, với chỉ-thị mới:
“403. Nhiệm-vụ thay đổi. Không đến Charlie 2. Thay vào đó, di-chuyển
một cây số về phía đông, một ngàn thước về phía đông, và chúng ta sẽ bắt-tay
tại đó. Bây giờ chúng tôi đang rời khỏi Charlie. Chúng tôi sẽ gặp anh ở một
ngàn thước về phía đông của Charlie 3.”
“Đáp nhận, Mê-Linh. Đã hiểu.”
Khi hoàng hôn chuyển sang bóng đêm, một sự im lặng lạ lùng mang đến
cảm-giác ớn lạnh. Cứ như thể Mễ và Duffy đang ở trong tâm bão. Địch đã lùi
lại trong giây lát. Pháo-binh và bích-kích-pháo vẫn im lặng. Tiểu-đoàn đã rời
khỏi đỉnh đồi. Im lặng vô-tuyến. Không có âm thanh nào trên đỉnh đồi, trừ tiếng
thoi-thóp của những người sắp lìa trần.
Hai người ngồi cô đơn bên vòng đai của nơi từng là Căn-cứ hỏa-lực
Charlie, thận-trọng chờ đợi hành-động tiếp theo của địch, không chút nghi ngờ
địch sẽ tấn-công. Trời đã tối. Đột nhiên sự im lặng bị phá vỡ. Tiếng đề-pa của
đạn pháo rít trong không-khí. Pháo-binh địch rót xuống nổ tung khắp đỉnh đồi.
Một quả đạn nổ ở khoảng cách gần trước mặt của hai người.
Tiếng nổ khiến họ bị chấn động và ù-tai trong đêm. Trong khoảnh-khắc,
đạn pháo thắp sáng những khuôn mặt lấm lem máu, bùn đất, và đôi mắt trũng
sâu hoắm của họ cho thấy một sự quyết-tâm vô-vọng. Một vài quả đạn pháo
nữa rơi xuống xung quanh họ, nhưng không quả nào gần bằng quả đầu tiên.
Từng luồng ánh sáng chói lòa soi rọi lên các tử-thi nằm rải-rác trên chiến-địa,
Chương 14: Thứ-sáu 177

bằng-chứng kinh-hoàng của các cuộc giao-tranh khốc-liệt diễn ra trong những
ngày vừa qua.
Hàng trăm người đã nằm lại ở tiền đồn trên đỉnh đồi - các tử-thi của các
chiến-binh nhảy-dù Nam Việt-Nam nằm lẫn lộn với các tử-thi của các bộ-đội
Bắc-Việt đầy quyết-tâm. Trận-đánh diễn ra khốc-liệt khiến cho các chiến-binh
nhảy-dù không thể thâu hồi được hết các tử-thi của những đồng-đội đã tử-trận.
Các tử-thi thâu hồi được bó trong các poncho và đặt ngay ngắn trong các giao-
thông-hào. Đó là khoảng thời-gian trước đây, khi mà cuộc chiến chỉ mới tiên
khởi, khi còn đủ thời-gian để thể-hiện các nghi-thức tôn-trọng. Sau đó, họ xếp
các tử-thi khác thành các hàng nếu có thể. Tuy nhiên, hầu hết những người tử-
trận đã nằm lại tại nơi họ đã ngã xuống vào những giờ phút sau cùng của trận-
đánh – do bom đạn xuyên thủng, bị bắn nát, bị cắt và bị xé thành nhiều mảnh;
những hình ảnh kỳ-quặc về những khoảnh-khắc cuối cùng của cuộc sống đầy
bạo-lực.
Các tiếng nổ đã ngừng, và màn đêm đã trở lại. Chỉ còn tiếng rên-rỉ của
những người bị thương trong sự im lặng của trời đêm. Mùi hôi thối bốc lên từ
các tử-thi tràn ngập mũi của hai chiến-binh cuối cùng. Khói bụi làm nghẹt
buồng phổi. Họ chờ đợi trong sự đợi chờ. Họ nghe thấy những tiếng hét truyền
lệnh từ phía bên kia trận địa. Họ cảm-nhận được sự làn sóng chuyển-động của
một đợt tấn-công khác đang càn-quét về phía họ.
Cố-vấn Hoa-Kỳ nghiêng người vào sát người đồng-cấp Việt-Nam và kêu
lên: “Chết tiệt. Họ lại đến đây.”
Câu trả lời đứt quãng, nhưng bằng thứ Anh-ngữ thông-thạo, rất kiên-
quyết: “Tôi hiểu. Chúng ta chiến-đấu. Chúng ta chiến-đấu tiếp.”
Địch quân một lần nữa trỗi dậy từ bóng tối, xé toạc màn đêm, tiến về phía
họ trong những hình thù mơ-hồ, hò hét và tác-xạ, ném lựu đạn khi tiến đến gần
hơn, và gần hơn nữa. Cả John Duffy và Lê-Văn-Mễ đều biết đây là lần tấn-công
cuối cùng. Nhiều tiếng đạn rít về phía họ. Một quả lựu-đạn phát nổ làm thủng
một lỗ trên ngực Mễ, làm anh thở hổn-hển.
Duffy, đã bị thương vài lần trước đó, nhìn về phía vai trái của mình. Anh
gật đầu tỏ vẻ hài lòng khi thấy một đơn-vị đã bị tổn-thất nặng nề - tất cả những
gì còn lại của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù dũng-mãnh một thời - đang vượt thoát
Chương 14: Thứ-sáu 178

xuống sườn đồi. John và Mễ là tất cả những gì còn lại của tiểu-đoàn còn lại trên
đỉnh đồi.
Họ đã cạn kiệt thức ăn từ nhiều ngày nay. Bi-đông của họ đã hết nước.
Đạn dược cũng không còn. Nhưng người Hoa-Kỳ và bằng-hữu Nam Việt-Nam
vẫn chiến-đấu, và địch quân thì vẫn cứ tiến. Không tồn-tại ý-nghĩ đầu hàng.
Không nghĩ-ngợi gì ngoài việc tiêu diệt quân địch nhiều nhất có thể trước khi
chính họ bị tiêu diệt tại nơi họ đang ngồi ở vòng đai của tuyến phòng-thủ đã
được rút bỏ.
Lê-Văn-Mễ thì-thào trong mệt-mỏi: “Chiến-đấu, Duffy. Chiến-đấu.”
Họ chiến-đấu với tất cả những gì còn lại trong trái tim và linh-hồn của
họ, nhưng đoạn cuối con đường của họ chỉ còn vài phút nữa. Họ biết họ sắp sửa
đối-diện với thần chết.
John Duffy cảm-nhận được cái chết của mình vào lúc những từ-ngữ tuôn
trào trong tâm-hồn anh:
Khoảnh-khắc của cái chết cận kề,
Tôi có thể cảm thấy ngọn lửa của nó.
Chẳng mấy chốc nó sẽ ở đây,
Có vẻ như không còn lạ nữa.9
Máy vô-tuyến của Duffy kêu xè-xè: “Dusty Cyanide, đây Panther 13. Trở
lại với anh.”
Duffy nhìn vào Mễ: “Chết tiệt, hay quá!”
Anh chộp lấy ống liên-hợp: “Đáp nhận, Panther. Chào mừng trở lại.”
“Dusty, chúng tôi vào vùng với hỏa-tiễn, phóng lựu 40 ly, và đại-bác sáu
nòng. Tôi nghĩ anh có thể cần thêm một chút trợ giúp.”
Xuyên qua bóng đêm, các phi-hành-đoàn Cobra nhìn thấy những đám lửa
cháy và sự hỗn-độn trên Charlie. Họ chỉ có thể hình-dung ra tình-hình tuyệt
vọng dưới mặt đất. Thế-giới của họ vẫn rất khác với thế-giới của John. Khi họ

9
John J. Duffy, Hơi thở tử-thần (Death's Breath), truy-cập tại E-Poetry World,
https://epoetryworld.com/page.php?groupingID=miscellaneous5.
Chương 14: Thứ-sáu 179

đến gần, tất cả đều im lặng trong buồng lái, ngoại trừ âm thanh đều-đều của
những cánh quạt chém trong không-khí ban đêm, và tiếng rền đều đặn của động-
cơ tua-bin Lycoming điều-khiển các cánh quạt. Họ chỉ nghe thấy âm thanh ớn
lạnh của trận-đánh từ máy truyền-tin, khi Duffy gõ ống liên-hợp để nói chuyện.
Hải dẫn những người còn sống sót rời khỏi đỉnh đồi. Âm thanh dần nhỏ
hơn khi anh rời xa tiếng ồn ào của trận-đánh đang diễn ra sau lưng họ. Anh biết
có những hy-sinh đang diễn ra tại đó. Anh nghĩ rằng anh sẽ không bao giờ gặp
lại Mễ và Duffy.
Duffy liên-lạc vô-tuyến cho các trực-thăng Cobra: “Địch phá đã vỡ
phòng-tuyến phía tây-nam. Charlie đã bị tràn ngập. Có ba đám lửa trên đỉnh
đồi, một lớn và hai nhỏ. Đám lửa lớn ở phía tây-nam của căn-cứ. Anh thấy một
đám lửa nhỏ ở một khoảng cách ngắn về phía bắc, và một đám lửa khác cách
khoảng một trăm thước về phía đông. Chúng tôi đang ở ngay sát phía bắc của
đám lửa phía đông đó. Cần anh bắn ngay trước mặt chúng tôi, ngay phía tây của
chúng tôi - thật gần vào.”
“Đáp nhận, Dusty. Chúng tôi đã thấy mục-tiêu.”
Các trực-thăng võ-trang Cobra lao vào tấn-kích.
Duffy điều-chỉnh tác-xạ của các Cobra lại gần hơn. Đợt tấn-công của địch
sắp tràn qua đầu anh. Anh đã bắn hạ nhiều quân địch bằng khẩu CAR-15 của
mình. Mễ cũng làm như vậy với khẩu M-16, nhưng không làm cho quân địch
chậm bước. Địch vẫn đang tấn-công, chỉ cách họ vài bước chân khi Pink
Panthers bắt đầu một đợt tác-xạ khác. Một quân địch bị trúng một quả phóng
lựu 40 ly10 vào đầu từ một trong những chiếc Cobra. Phản-xạ tự-nhiên của anh
ta giữ cho chân anh ta di-chuyển thêm được một hoặc hai bước trước khi anh ta
gục xuống đất ở gần đến nỗi máu, óc văng tung-tóe vào người Duffy và Mễ.
“Trúng rồi, Panther. Tiếp-tục như vậy.”

10
Hệ-thống phóng lựu tự-động M129 (grenade launcher) gắn trên các trực-thăng võ-trang
AH-1G Cobra có thể phóng đến 400 quả phóng lựu 40 ly một phút, ở tầm phóng hiệu-
quả hiệu-quả 1,870 thước. Với bán kính sát thương khoảng 5 thước (như với lựu đạn ném
tay), Cobra có thể rải đạn để tạo ra một vùng sát thương khủng-khiếp, đặc-biệt khi chống
bộ-binh tấn-công biển người (N.D).
Chương 14: Thứ-sáu 180

Các trực-thăng Cobra tiếp-tục duy-trì nhịp độ tác-xạ. Duffy thích thú nhìn
các vỏ đạn nóng hổi từ trên không rơi xuống như mưa sa. Sau một vài đợt tấn-
công, Duffy gọi: “Panther Lead, đây Dusty Cyanide. Anh đã đánh tan đợt tấn-
công hiện tại của địch. Có hàng trăm tử-thi trên chiến-địa - có thể là một nghìn.
Nhưng chúng tôi cũng không thể giữ được phòng-tuyến.”
Anh tiếp-tục sau một hơi thở ngắn: “Chúng tôi đang rời khỏi Căn-cứ hỏa-
lực Charlie, ngay bây giờ. Hãy tác-xạ ngăn chặn địch đuổi theo. Bất kể điều gì
xảy ra. Hãy tác-xạ mọi thứ anh có vào đỉnh đồi ngay bây giờ.”
Cả hai cùng chạy bán mạng, Mễ trước, Duffy theo sau. Thiếu-tá Lực-
lượng Đặc-biệt Lục-quân Hoa-Kỳ John Joseph Duffy là người cuối cùng rời
khỏi Căn-cứ hỏa-lực Charlie.
Một phi-đội Cobra khác được gọi đến hợp-sức với toán với Trung-úy
Forrest Snyder đang ngồi ở ghế trước. Điều đó đã mang lại cho Panther 13 một
toán hạng nặng với bốn trực-thăng. Forrest là xạ thủ giỏi nhất mà Panthers có.
Cả toán tác-xạ bằng mọi thứ họ đang có vào ngọn đồi từng là Căn-cứ hỏa-lực
Charlie. Xong họ quay về căn-cứ. Họ bay qua những ngọn núi và các thung-
lũng bên dưới lớp mây ngày một dầy hơn trong bóng đêm tối đen như mực.
Những chiến-binh còn sống sót của Tiểu-đoàn Dù 11 đang di-chuyển về nơi
trú-ẩn của thung-lũng bên dưới.
John và Mễ cũng di-chuyển nhanh nhẹn mặc dù vết thương gây đau đớn,
thỉnh-thoảng bị vấp và ngã trong bóng đêm. Khi Bắc-Quân chiếm được ngọn
đồi, họ tạm ngừng tiến quân tiếp - chính những người tấn-công cũng đã kiệt sức
để tiếp-tục. Hôm nay các trực-thăng võ-trang Cobra đã cứu được nhảy-dù.
Quân-đội Bắc-Việt lục-soát khắp đỉnh đồi để tìm cố-vấn Hoa-Kỳ. Họ
muốn bắt anh ta, vì biết anh là đầu mối liên-lạc không-yểm tử-thần của Không-
quân Hoa-Kỳ. Họ đã không tìm thấy anh. Nhưng đến rìa ngọn đồi, họ tìm thấy
một chiếc nón sắt có gắn dấu-hiệu thiếu-tá và chữ Lê-Văn-Mễ viết nguệch ngoạc
bên trong nón sắt.
Thật ngạc nhiên, Duffy và Mễ vẫn còn sống. Họ di-chuyển nhanh nhất
có thể mà cơ thể rách-nát của họ cho phép. Sau chừng hai trăm thước, họ dừng
lại và nhìn nhau, cảm-xúc dâng trào đột-ngột, họ cười như không tin vào vận
may của mình. Sau đó, họ dừng lại để lượng-định tình-trạng của họ, Mễ với
Chương 14: Thứ-sáu 181

một vết thương trên ngực, và Duffy với nhiều vết thương từ những ngày qua,
cánh tay trái vẫn còn chảy máu, đầu vẫn còn ong-ong vì chấn-động trước đó.
Mễ sờ soạng lên nón sắt của mình. Nó đã biến mất, rớt lại đâu đó trên Charlie.
Họ lại cười khúc-khích, tiếng cười của Mễ chợt tắt lịm vì một cơn đau buốt.
Anh nhăn mặt.
Họ bắt đầu lại lần nữa, Duffy thực-hiện một cuộc gọi khẩn-cấp khi đang
di-chuyển: “Covey, Covey. Đây Dusty Cyanide. Chúng tôi đang rút khỏi
Charlie. Hai tiểu-đoàn Bắc-Việt đã di-chuyển tự-do trên đỉnh đồi. Yêu-cầu
chuyển hướng B-52 Arc Light ngay lập tức vào Charlie.”
“Đây Covey 531. Xin chờ, Dusty.”
Chỉ vài phút sau, Covey thông báo: “Dusty, xác-nhận, “Carbon Outlaw”
đã chuyển hướng B-52 Arc Light vào mục-tiêu của anh. Thời-gian thả bom ước-
lượng trong hai mươi phút nữa.11 Anh cần ở cách mục-tiêu năm trăm thước.
Chuẩn bị tinh-thần. Há miệng ra và cúi đầu xuống.”
Duffy biết anh chỉ cách đỉnh đồi chừng hai trăm thước. Nhưng anh cần
tiêu diệt địch quân trước khi họ có thể tái tập-hợp và truy-kích.
“Đáp nhận, Covey. Chúng tôi chắn-chắn sẽ cách hơn năm trăm thước.
Hãy thả bom.”
Họ di-chuyển nhanh chóng, và sớm bắt kịp với thành-phần còn lại của
tiểu-đoàn. Hải và bác-sĩ Liệu kinh ngạc khi thấy cải hai vẫn còn sống. Họ không
bao giờ nghĩ sẽ gặp lại hai người. Mệt mỏi, kiệt sức và dẫn theo những người
bị thương, tiểu-đoàn chỉ tiến thêm được một quãng ngắn, thêm khoảng một trăm
thước trước khi họ nghe thấy tiếng rít chết chóc của bom rơi từ không trung.

11
Thông thường, cần ít nhất 24 giờ từ lúc yêu-cầu cho đến lúc B-52 thả bom xuống mục-
tiêu. Nguyên do vì quy-trình và các cấp phê duyệt phức tạp, bản thân MACV tại Việt-
Nam cũng không có thẩm-quyền phê-duyệt yêu-cầu B-52 mà chỉ đề-nghị mục-tiêu, thứ
đến cần thời-gian thuyết-trình và các bước chuẩn-bị cho oanh-tạc-cơ cất cánh, và quan-
trọng là thời-gian để B-52 bay từ Guam đến Việt-Nam mất trung-bình sáu giờ, phải tiếp
nhiên-liệu giữa chừng ở Phi-Luật-Tân. Phần lớn B-52 thả bom trong nội-địa Việt-Nam là
đến từ phi-trường Andersen ở Guam, trong khi các B-52 ở phi-trường Utapao (Thái-Lan)
được ưu-tiên cho các mục-tiêu trên đường mòn Hồ-Chí-Minh, và nếu từ Utapao bay sang
Việt-Nam cũng mất ít nhất hai giờ. Do đó, các phi-vụ oanh-tạc B-52 được được chuyển-
hướng (diverted) mục-tiêu từ Carbon Outlaw là rất quan-trọng trong việc thỏa-mãn được
các yêu-cầu có tính khẩn-cấp, như trường hợp B-52 thả bom xuống Charlie trong vòng
20 phút từ lúc yêu-cầu là một thí-dụ (N.D).
Chương 14: Thứ-sáu 182

Hàng trăm quả bom 500 và 750 cân đã phá nát các lực-lượng Quân-đội Bắc-
Việt trên đồi Charlie.12
Các chiến-binh nhảy-dù chống tay xuống đất. Duffy và Mễ nằm sấp dưới
gốc cây đang rung-rinh như một con cún quẩy đuôi khi bị ướt nước, cây lá phủ
lên họ khi mặt đất rung chuyển dữ-dội. Nhiều mảnh vỡ rơi rớt gần đó. Sức ép
của những tiếng nổ tạo ra chấn động làm đất đá trồi xuống xung quanh họ. Gần.
Rất gần, nhưng rất cần-thiết. Khả-năng xảy ra tổn-thất do bom rơi, khi đối-sánh
với rủi-ro từ phía địch quân, khiến họ chỉ còn một lựa chọn, và họ đã chọn.
Một đám khói đen bốc lên từ khung cảnh tàn sát trên Charlie. John thở
dốc: Không gì có thể sống sót. Trận đánh kéo dài hai tuần kết-thúc bằng một
giàn thiêu Quân-đội Bắc-Việt. Quân-đoàn ngồi như những người chiến thắng
trên đống giải thưởng của họ.
Bác-sĩ Liệu băng bó vết thương ở ngực cho Mễ. Mễ bắt đầu khạc ra máu.
Anh quay về phía Duffy, cất tiếng nói trong sự đau đớn: “Duffy, bây giờ anh là
chỉ-huy. Phải nắm quyền chỉ-huy tiểu-đoàn. Anh dẫn dắt trận-chiến. Cứu các
huynh-đệ nhảy-dù.”13
John, mạnh mẽ và tự tin mặc dù đang bị thương và mệt mỏi, trấn-an Mễ:
“Tôi sẽ đưa chúng ta ra khỏi đây. Anh sẽ không sao đâu. Vài ngày nữa chúng
ta sẽ trở lại Sài-Gòn, uống cognac VSOP ở bar Thanh-Long. Bắc-Quân đã chết.
Họ không thể đuổi theo chúng ta.”
Và như vậy, một người Hoa-Kỳ cao lớn đã dẫn đầu Tiểu-đoàn 11 Nhảy-
Dù của Nam Việt-Nam tiến vào khu rừng tối đen, và đi xuống chân Hỏa-Tiễn-
San.

12
Mỗi chiếc B-52D thường mang 62 quả bom trọng-lượng 500 cân trong khoang và 24
quả trọng-lượng 750 cân hai bên cánh. Một box B-52 tiêu-chuẩn gồm ba phi-xuất B-52
dàn hàng ngang thả 186 quả bom 500 cân và 72 quả bom 750 cân trong mục-tiêu có kích-
thước 1 x 3 km. Hầu như không có sinh-vật nào có thể sống sót trong mục-tiêu (N.D).
13
Một tiền-lệ chưa từng xảy ra trước đó trong Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 183

CHƯƠNG 15: THỨ-BẢY

Ngày 15 tháng Tư năm 1972


Trong bóng đêm, các chiến-binh nhảy-dù theo chân Thiếu-tá Duffy đi
xuống sườn núi. Họ mang theo những người bị thương không thể tự đi được.
Họ chật vật vượt qua khu rừng đã bị bom đạn cài xới. Sức lực cạn kiệt làm tê-
liệt cảm-giác của họ. Dù vậy, họ vẫn cảm nhận được cơn đau hành hạ cơ thể.
Cơn đau từ các vết thương bị nhiễm trùng như muốn bật thành tiếng rên-rỉ theo
từng bước chân. Mặc dầu rất mệt nhọc, nhưng hy-vọng cũng đã ngập tràn trong
họ khi cảnh hoang tàn của Đồi Charlie ngày một xa dần phía sau.
Âm-thanh ồn ào đến từ vận-tải-cơ võ-trang AC-130 khổng lồ đang bay
trên đầu. Các khẩu đại-liên Gatling sáu nòng xoay từ vận-tải-cơ võ-trang xé
toạc đỉnh đồi đã bị tàn phá trước đó. Các chiến-binh quay sang nhìn nhau, mỉm
cười, biết rằng tiếng rít xé gió của bom từ các B-52 sẽ kết-liễu số phận của địch
quân. Sẽ không có quân đuổi theo. Những hình-ảnh về thức ăn, đồ uống, phòng
tắm và gia-đình bắt đầu nhảy múa trong đầu họ. Họ đang trên đường về nhà.
Bom! Bom! Bom!
Đang… đến…
Mọi người nằm rạp xuống đất. Những tiếng đạn pháo nổ tung trên đầu
họ. Đạn đến từ phía đông. Pháo-binh của quân bạn.1 Kẻ chết tiệt nào đã gọi
pháo-binh quân bạn bắn lên đầu họ? Những tiếng nổ cũng đã hạ gục Duffy. Anh
đứng dậy. Một vài người chết và bị thương nằm ngay sau anh. Anh gọi bằng
máy vô-tuyến đeo sau lưng: “Cellar, Cellar, đây Dusty Cyanide. Ngưng bắn.
Ngưng bắn. Ngay lập tức. Pháo đang bắn vào chúng tôi. Nghi ngờ là hỏa-lực
quân bạn. Ngưng bắn.”
Tiếng đạn pháo ngừng lại. Duffy đùng-đùng nổi giận:

1
Phía đông dọc theo Quốc-lộ 14 vẫn do phía Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa kiểm-soát.
Pháo-binh phía đông chủ-yếu từ Võ-Định. Đợt pháo nhầm này được cho là nhằm yểm-
trợ cho Đại-đội 113 của Đại-úy Hùng Mập (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 184

“Cellar, đây Dusty Cyanide. Ai gọi đợt pháo-kích đó? Ai cho phép bắn?”
“Dusty, đây Cellar. Chưa có thôn- tin. Sẽ kiểm-tra. Hết.”
Duffy quát trong ống liên-hợp: “Chấm dứt ngay. Tôi có ba người chết và
bảy người bị thương. Hãy nói lữ-đoàn báo cho tôi biết trước mọi yêu-cầu tác-
xạ trong khu-vực này.”
“Đáp nhận, Dusty. Sẽ báo. Còn gì nữa không?”
“Không, trừ việc thổi bay bộ não của anh. Dusty Cyanide, hết.”
Họ để lại những người đã chết và mang những người vừa mới bị thương
tiếp-tục cuộc hành-trình về hướng tự-do. Họ di-chuyển như những bóng ma
trong đêm.
Họ vượt qua quãng đường dốc và khu rừng, đến một cánh đồng đầy cỏ
cao và lau sậy, cũng là lúc bình-minh vừa ló dạng. Tiếng chim hót ríu-rít trong
ánh bình-minh. Tiếng hót đã mang đến một giai-điệu an-lành. John cho tạm
dừng quân. Họ nghỉ bên rìa của một thung-lũng nhỏ. Anh quay trở lại phía sau
gặp Mễ. Bác-sĩ Liệu nhẹ nhàng băng bó phần ngực của Mễ. Mễ đã có thể tự đi
được mà không cần trợ giúp. Cơn đau vẫn nhói lên theo từng hơi thở, nhưng
Mễ cảm thấy khá hơn, và đầu óc anh đã tỉnh táo:
“Duffy, bây giờ tôi nhận lại quyền chỉ-huy. Cảm ơn anh đã đưa mọi người
đến đây.”
“Không có gì, thưa ngài. Quyền chỉ-huy là của ngài.”
John thuật lại cho Mễ mọi diễn-tiễn xảy ra trong đêm và kèm theo nhận-
xét về hiện-tình. Mễ dẫn tiểu-đoàn hướng đến điểm bắt tay với Đại-đội 113.
Đại-đội đã không có mặt tại đó.
Điểm bắt tay nằm cạnh con suối nhỏ, đủ làm bãi đáp khá tốt cho vài chiếc
trực-thăng. Mễ cắt đặt các chiến-binh nhảy-dù lập vòng đai phòng-thủ theo hình
vòng tròn. Các chỉ-huy cắt đặt từng toán binh-sĩ luân phiên từng toán suối lấy
nước. Họ hớp nước qua đôi môi khô-khốc và đổ đầy các bi-đông nước. John
rửa chân, và kiểm-tra vũ-khí và máy truyền-tin. Anh nghĩ đến thức ăn. Đói quá.
Chúa ơi, sẽ tốt hơn nếu ra được khỏi nơi này.
Mễ gọi máy liên-lạc với Đại-đội 113, kiểm-tra diễn tiến đến điểm bắt tay
của họ. Kết-quả không như mong đợi. Duffy đến cạnh Mễ ngay khi anh cau
Chương 15: Thứ-bảy 185

mày buông ống liên-hợp: “Tôi nói chuyện với Hùng Mập. Anh ta nói đang di-
chuyển, nhưng địch quân quá đông. Tôi ra lệnh cho anh ta phá vòng vây. Chúng
ta hãy chờ xem điều gì sẽ xảy ra.”
Duffy chỉ thốt được một từ: “Chết tiệt.”
Hải không bắt liên-lạc được với Võ-Định suốt đêm qua. Bây giờ anh mới
có thời-gian để lắp một cần ăng-ten dài cho máy vô-tuyến của anh. Đã thành-
công. Anh đã nối được liên-lạc với bộ chỉ-huy Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù.
“Hồng-Hà, đây 006. Chúng tôi đã rời khỏi đỉnh núi, về phía đông-bắc từ
nhà cũ của chúng tôi. Ở dưới chân của dãy núi. Tôi có khoảng một trăm năm
mươi người2. Nhiều người đã bị thương. Yêu-cầu trực-thăng triệt-xuất. Hết.”
“006, đây Hồng-Hà. Rất tiếc. Không có trực-thăng khả-dụng. Cố-gắng đi
bộ. Hết.”
“Đây 006. Đáp nhận, hết.”
Duffy thấy Hải đang giận dữ. “Có chuyện gì vậy?” - anh hỏi.
“Không có trực-thăng. Chúng ta đi bộ.”
Mễ thấy lo lắng. Các chiến-binh nhảy-dù đã kiệt sức và đói lã, nhiều
người đã bị thương. Họ chỉ còn vài băng đạn. Sẽ vô cùng khó khăn, nhưng sau
những gì họ đã trải qua, họ có thể quyết tâm vượt qua bộ-trình dài năm dặm
tiếp theo. Tuy nhiên, trước tiên, anh tính đến việc liệu cố-vấn của mình có thể
trợ giúp được gì không:
“Duffy, anh có thể gọi trực-thăng của Hoa-Kỳ cho chúng ta không?”
John gật đầu: “Tôi sẽ cố-gắng.”
Trước khi Duffy có thể liên-lạc, địch đã tấn-công. Ratta-tat-tat. Rắc, rắc.
Bùm! Bùm!
“Phục-kích!”
Đại-liên và súng trường bắn rát xung quanh họ. Đạn bích-kích-pháo rơi
xuống khắp nơi. Địch tấn-công từ hướng có nhiều cây cối. Nhiều người ngã

2
Thành-phần này gồm một ít của Đại-đội 111 rút về từ Đồi 960, còn lại là của các Đại-
đội 110, 112, 114 ở Charlie 2, riêng phần Đại-đội 113 ở Charlie 3 không băt tay được với
tiểu-đoàn (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 186

xuống, bị thương và chết. Một số tân-binh nhảy-dù còn trẻ, thiếu kinh-nghiệm,
cạn kiệt đạn dược và mất tin-thần, đã vụt bỏ chạy khỏi vị-trí phòng-thủ, và gục
ngã trên đường. Sư-đoàn-Trưởng Sư-đoàn 320 của Quân-đội Bắc-Việt đã cắt
đặt một lực-lượng mới toanh ở phía đông Charlie để chặt đứt mọi cuộc triệt-
thoái. Tiểu-đoàn 2 thuộc Trung-đoàn 48 đã nằm chờ sẵn ở các vị-trí phục-kích.
Họ tấn-công mãnh liệt vào các chiến-binh nhảy-dù.3
John Duffy giơ súng lên cao và hét lớn: “Mê-Linh. Chúng ta cần phá vây
ra khỏi đây. Tập hợp mọi người có thể. Tôi sẽ dẫn đầu. Anh yểm-trợ cho tôi và
theo sau.”
“Okay, Duffy. Chúng ta không đầu hàng. Chúng ta chiến-đấu đến chết.”
John nâng khẩu CAR-15, và bắn vài loạt đạn về hướng có địch, dẫn đầu
một cuộc phản-công liều-lĩnh. Thật đáng kinh ngạc, họ vượt qua được vị-trí của
địch và tìm được nơi trú ẩn cách đó chừng hai trăm thước về phía bắc dưới
những tán cây dọc theo con suối.
Duffy thở hổn-hển: “Chúng ta đã làm được. Chúng ta còn bao nhiêu
người?”
Mễ đếm: “Ba mươi sáu. Cộng với anh. Tổng cộng ba mươi bảy. Chúng
ta có Đại-úy Hải và Bác-sĩ Liệu và những người khác.”
Mễ chỉ-thị cho Hải: “Lập vòng-đai phòng-thủ. Phân-chia lại đạn dược để
mỗi quân-nhân đều có được một ít. Chúng ta sẽ đứng chân tại đây.”
Một ý-nghĩ tức thời đến với Duffy: Chúng ta cần không-yểm. Cần ngay
bây giờ. Anh chộp lấy ống liên-hợp để gọi. Không có tín-hiệu.
“Chết tiệt.”
Mễ nhìn về sau lưng anh: “Duffy, máy truyền-tin của anh đã trúng đạn
rồi. Một lỗ hổng lớn. Nó đã đi đời. Anh ổn chứ?”
Duffy - đã vài lần bị thương, đẫm máu, bụi bẩn, mệt mỏi, đầu ong-ong,
thâm thể đầy đau đớn - trả lời: “Ừ, tôi ổn.” Anh tháo máy truyền-tin ra khỏi
lưng và thả xuống đất. Anh chộp lấy một trong hai chiếc máy truyền-tin sinh-

3
Đặng-Vũ-Hiệp. Ký-ức Tây-Nguyên (Highland Memories) (Hà-Nội: Nhà xuất-bản Quân-
đội Nhân-dân, 2012), 239.
Chương 15: Thứ-bảy 187

tồn nhỏ của phi-hành-đoàn mà anh đã kẹp vào dây ba-chạc, bật lên, và phát tín-
hiệu trên tần-số khẩn cấp mà tất cả các phi-cơ trong vùng đều có theo dõi.
“Phi-cơ, phi-cơ, đây Dusty Cyanide. Tình huống khẩn-cấp chiến-thuật.”
Đại-úy Không-quân Hoa-Kỳ Jim Higgins, một sĩ-quan điều-không tiền-
tuyến, đang trên đường trở về Pleiku sau khi yểm-trợ cho một chiến-dịch đặc-
biệt gần biên-giới Cao-Miên, đã nghe được cuộc gọi. Phi-cơ của anh sắp hết
nhiên-liệu, nhưng anh vẫn trả lời: “Dusty Cyanide, đây Covey 555.”
“Covey, Dusty Cyanide. Chúng tôi đã di-tản khỏi Charlie tối hôm qua.
Tôi đang ở ở phía đông-bắc của ngọn đồi, trong một thung lũng nhỏ. Vừa bị
phục-kích. Nhiều người đã bị giết. Chúng tôi đã phá vòng vây. Cần trực-thăng
triệt-xuất. Tôi có ba mươi bảy người. Một số đã bị thương. Cần bốn trực-thăng.”
“Đáp nhận, Dusty. Xin chờ. Tôi sẽ liên-lạc xin trợ giúp.”
Mễ kéo tay áo bên phải John và chỉ xuống thung-lũng. Cách đó khoảng
một trăm thước, chừng hai chục bộ-đội Bắc-Việt tiến về phía họ, chậm chạp
lục-soát từng đám lau sậy.
John thì-thầm với Mễ: “Họ biết chúng ta đã trốn thoát. Họ đang tìm chúng
ta. Một số đang tiến lên theo lòng lòng suối. Họ sẽ sớm thấy chúng ta. Ra lệnh
đừng bắn cho đến khi họ ở trên đầu chúng ta. Tôi sẽ gọi không-yểm.”
Duffy nhấc máy truyền-tin sinh tồn nhỏ đưa lên môi một lần nữa: “Covey,
đây Dusty Cyanide. Khoảng một đại-đội địch đang tiến về phía chúng tôi. Còn
chưa đầy một trăm thước từ phía nam và đang áp sát. Cần không-yểm. Không
cần phản-lực. Quá gần. Yêu-cầu Hổ-Mang hoặc Thiên-Kích.”
“Đáp nhận. Tôi đang có một phi-đội Skyraider của Hoa-Kỳ. Tôi sẽ đưa
đến đây ngay. Hãy nhìn lên trên. Chắc tôi đang ở đâu đó trên đầu anh. Nếu anh
thấy tôi, hãy nháy mắt.”
John rút chiếc kính chiếu từ trong túi và giữ để ánh sáng mặt trời chiếu
về hướng về phía chiếc quan-sát-cơ nhỏ xíu.
“Dusty. Tôi đã thấy tín-hiệu của anh. Đã xác-định được vị-trí của anh.”
Chương 15: Thứ-bảy 188

“Đáp nhận, Covey. Tôi đang ở rìa phía nam của quân bạn.4 Đánh cách
chỗ một trăm thước về phía nam. Sẽ điều-chỉnh.”
Duffy nói thêm: “Có các quân bạn khác ở xa hơn về phía nam, có thể
đang lẫn lộn với địch. Hãy cẩn thận.”
“Dusty, tôi đã nhận-diện được Quân-đội Bắc-Việt ở phía nam của anh.
Tôi sẽ đánh vào đó.”
Đại-úy Higgins lao tới và phóng một trái hỏa-tiễn phốt-pho màu trắng.
“Đúng rồi, Covey. Willie Pete của anh rất chính-xác.”
Higgins đưa vào một cặp Skyraider của Hoa-Kỳ đến từ căn-cứ Nakhon
Phanom ở Thái-Lan. Anh đã cùng họ thi-hành một nhiệm-vụ hành-quân đặc-
biệt, và giờ họ còn đủ nhiên-liệu và vũ-khí để yểm-trợ chốc lát trước khi trở về
căn-cứ. Anh hướng-dẫn đợt không-kích tiếp theo bằng một cặp A-1 Skyraider
của Phi-đoàn Thái-Dương của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Bắn phá, đánh
bom, và napalm đã ngăn chặn được địch quân.
“Dusty, có rất nhiều tử-thi của địch. Địch không còn di-chuyển nữa. Có
vẻ như chúng ta đã chặn được họ. Chúng tôi bị đại-liên và hỏa-tiễn B-40 bắn
lên từ những ngọn đồi ở phía đông của anh. Sẽ đánh vào đó. Tôi có một phi-đội
trừ-bị khác của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đang đến, và tôi đang làm việc
với trực-thăng để bốc các anh.”
***
Thiếu-tá Mike Gibbs chỉ-huy Phi-đội B, Phi-đoàn Kỵ-Binh 7/17 đồn-trú
tại Căn-cứ Holloway. Sáng hôm đó, anh điều-khiển một trực-thăng UH-1 Huey,
dẫn đầu một toán thi-hành nhiệm-vụ của phi-đoàn ở phía bắc Kon-Tum. Anh
nghe thấy tiếng kêu cứu trên tần-số khẩn-cấp (guard frequency). Âm-thanh đã
thu hút sự chú-ý của toàn bộ phi-hành-đoàn của anh.
Dallas Nihsen là chuyên-viên xạ-thủ đại-liên M-60 bên cửa trái. Nihsen
giành được được một chỗ trên con chim sắt chỉ-huy nhờ đạt được thành-tích
nhân-viên phi-hành trực-thăng xuất-sắc nhất của phi-đội. Anh là một thanh-niên

4
Có thể là rìa phía bắc của quân bạn vì họ từ chỗ phục-kích chạy lên phía bắc, nhiều
người trong toán vẫn còn chiến-đấu ở vị-trí cũ, trong khi đó đại-đội 113 của Đại-úy Hùng
Mập vẫn còn ở xung quanh Charlie 3 (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 189

trẻ, cao lớn, nhiệt-tình và luôn hăng-hái trong các nhiệm-vụ tác-chiến. Một
quân-nhân khác là xạ-thủ đại-liên ở cửa bên phải5.
Nihsen liên-lạc trong hệ-thống nội bộ: “Thưa ngài, chúng ta cần phải đi
giúp những người đó.”
Gibbs ấn ống liên-hợp và liếc sang bên phải, bắt gặp ánh mắt của phi-
công-phụ, 21 tuổi, Chuấn-úy (WO1) Dennis Watson, khi anh ta gọi:
“Covey 555, đây Embalmer 6. Tôi có các Hueys và Cobras. Chúng tôi có
thể giúp được gì không?”
“Embalmer 6, đây Covey Triple Nickel. Chắc-chắn rồi. Tôi có ba mươi
bảy quân bạn cần triệt-xuất ở dưới chân Hỏa-Tiễn-San. Căn-cứ hỏa-lực Charlie
của họ đã bị tràn ngập tối hôm qua. Một cố-vấn Hoa-Kỳ và ba mươi sáu chiến-
binh Việt-Nam Cộng-Hòa. Bãi bốc có thể có quân địch.”
“Đáp nhận. Tôi có bốn Huey triệt-xuất và hai võ-trang Cobras yểm-trợ.
Danh-hiệu của Hueys là “Pallbearer.” Còn của Cobras là “Undertaker”.”
“Cảm ơn, Embalmer. Tôi đang làm việc với một phi-đội khu-trục A-1.
Sẽ sẵn sàng khi anh đến. Hãy thư giãn. Pallbearer Lead, đây Triple Nickel.”
“Roger. We're headed off the red ball [Route 14] toward your location.”
“Đáp nhận. Chúng tôi đang rời quả bóng đỏ [Đường 14] hướng về vị-trí
của anh.”
“Dusty Cyanide đang hứng chịu áp-lực, và anh có ba mươi bảy người,
hầu hết đều bị thương. Hỏa-lực trên mặt đất bủa vây xung quanh anh ta. Các
anh sẽ phải tự quyết-định. Tôi không biết liệu các anh có muốn đi vào đó hay
không. Chúng ta đang bay trên các dãy núi quanh đây. Chúng ta đã bị bắn bởi
B-40 và hỏa-lực cỡ nhỏ.”
“Đáp nhận. Nghe này, các Undertakers của tôi cũng nên tham-gia vào vụ
này. Anh có thể cho họ biết những kẻ xấu đang ở đâu không.”

5
The radio calls that follow are derived from extracts of an audio recording of the mission
made by Dennis Watson. A transcript of that recording is available on the "Battle of
Kontum" website at https://www.thebattleofkontum.com/audio/WatsonDuffy.html
Các cuộc gọi vô-tuyến được trích từ băng ghi-âm do Dennis Watson ghi lại lúc triệt-xuất.
Bản sao tại https://www.thebattleofkontum.com/audio/WatsonDuffy.html
Chương 15: Thứ-bảy 190

Covey liên-lạc với Undertaker 22 là Chuẩn-úy (CWO) Richard Barron.


Do sắp hết nhiên-liệu, Covey phải chuyển nhiệm-vụ sang cho Barron sau khi
cung-cấp cho anh ta các đặc-tả chi-tiết hiện-tình cũng như các vị-trí của quân
bạn và quân địch.
Barron gọi cho Duffy trên tần-số không-lực khẩn-cấp: “Dusty Cyanide,
đây Undertaker 22. Đang đến chỗ của anh. Sẽ cần anh nháy mắt khi đến nơi.
Tôi có bốn Huey để triệt-xuất. Cần anh đưa toán đầu tiên vào bãi bốc.”
“Undertaker, đây Dusty. Tôi đã xếp toán xong. Tôi chưa cần triệt-xuất.
Tôi sẽ không theo toán đầu tiên. Tôi sẽ ở lại với toán sau cùng. Những người bị
thương nặng của tôi sẽ đi trước.”
Barron đến ngay khi đợt không-kích cuối cùng của Không-lực Việt-Nam
Cộng-Hòa chất dứt. Trong lúc trở về, một trong những chiếc Skyraider bốc lên
phía trước chiếc Cobra của anh ta, đủ gần để Richard nhìn thấy phi-công đang
cười nhe răng trong buồng lái. Anh xác-nhận vị-trí của Duffy và chuẩn-bị cho
cuộc giải-cứu.
“Dusty, đây Undertaker 22.”
“Undertaker 22, đây Dusty, hết.”
“I got my slicks out here. They're setting up for single ships. When I get
them around, pop smoke.”
“Tôi đang đưa các trực-thăng triệt-xuất vào đây. Họ đang chuẩn-bị vào
từng chiếc một. Khi họ bay vào, hãy thả trái khói để đánh dấu vị-trí.”
Các trực-thăng võ-trang Cobra tác-xạ vào các mục-tiêu theo chỉ-dẫn của
Duffy. Chiếc của Barron là một trong số ít Cobra được võ-trang đại-bác Vulcan
20 ly sáu nòng xoay ở một bên cánh với hỏa-lực thật khủng-khiếp.6 Duffy chỉ-
dẫn cho các Hueys vào từng chiếc một, từ bắc xuống nam. Trong lúc từng trực-
thăng triệt-xuất đáp xuống thì hai Cobra bay gặp theo hai bên, tác-xạ liên-tục
về phía địch. Người dẫn đầu Pallbearer xuống trước. Duffy ném một trái khói
và tiếp nhận quyền điều-khiến việc bốc toán.

6
Đại-bác 20 ly M61 Vulcan sáu nòng xoay có thể tác-xạ 6 ngàn viên một phút, ở tầm
hiệu-quả 600 thước, uy-lực khủng-khiếp đạn đạn dễ làm đối phương mất tinh-thần (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 191

“Đã nhìn thấy anh. Khoảng ba trăm bộ, ba trăm bộ. Xuống, xuống, xuống.
Okay, các chiến-binh của tôi đang di-chuyển ra ngoài, các chiến-binh đang di-
chuyển ra ngoài.”
Khi chiếc Huey bốc lên, vị-trí của Duffy bị hỏa-lực tác-xạ từ phía địch,
và họ nghe tiếng một thành-phần khác của địch đang tiến đến từ phía nam. John
hướng-dẫn một cuộc tấn-công tử-thần của Cobras trong lúc cùng với Mễ dẫn
những người còn lại hướng về phía bắc để tránh xa địch quân đang truy-kích.
Đạn bắn tỉa bắn nổ xung quanh họ. Vài phút sau, chiếc Huey thứ nhì đáp xuống;
tiếp sau vài phút, đến chiếc thứ ba. Quá-trình bốc theo thông-lệ: thả trái khói,
xác-định vị-trí, chỉ-dẫn đáp xuống, Cobra tác-xạ yểm-trợ, lên tàu, và cất cánh.
John và Mễ tiếp-tục dẫn toán nhảy-dù còn lại đi xa hơn về phía bắc đến một
thung lũng nhỏ để chờ đợt bốc cuối cùng.
Embalmer 6, trực-thăng cuối cùng trong toán triệt-xuất gồm bốn trực-
thăng, trờ đến. Gibbs đáp xuống trong khi địch quân đang áp-sát vào toán nhảy-
dù còn lại. Có tiếng Bắc-Quân hét to. Mễ thông-dịch lại: “Hàng sống, chống
chết. Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ, hãy đầu hàng.”
Mễ lắc đầu với vẻ đăm-chiêu: “Có thể chúng tìm được nón sắt tôi trên
Charlie và nói lại cho những gã này. Hoặc chúng bắt được các anh em nhảy-dù
và khảo ra tên tôi.”
Duffy gọi vô-tuyến: “Cobra, Cobra. Địch cách hai mươi lăm mét. Chúng
đang ở trong hàng cây đó. Hạ chúng đi.”
“Đáp nhận, Dusty. Chúng tôi đang vào. Hãy cúi thấp đầu xuống.”
Các trực-thăng võ-trang Cobra đã không lãng phí thời-gian. Embalmer 6
lại vào lần bốc sau chót. Địch khai-hỏa bằng vũ-khí cá-nhân và đại-liên. Một
trái hỏa-tiễn B-40 lao vụt qua. Chiếc Huey của Embalmer 6 khựng lại và ngoặt
gấp sang trái, và cất lên. Xạ-thủ đại-liên ở cửa bên phải báo súng của anh bị kẹt
đạn. Anh không còn tác-xạ được nữa. Không còn hỏa-lực bảo-vệ sườn phải.
Thêm nhiều địch quân đến tạo áp-lực, Duffy và Mễ phải di-chuyển toán
còn lại nhanh nhất có thể. Undertaker 22 vẫn theo dõi họ:
“Dusty, anh còn ở bãi bốc hay đã rời đi?”
“We're moving to the November.”
Chương 15: Thứ-bảy 192

“Chúng tôi đang di-chuyển đến Tháng Mười-Một.”7


“Đáp nhận, tôi sẽ theo bằng đại-bác 20 ly.”
“Vẫn còn bị bắn từ vũ-khí cá-nhân. Chúng tôi đã di-chuyển thêm một
trăm thước. Chúng tôi sẽ dừng lại ở đây. Chúng tôi còn lại năm người. Hết.”
Embalmer 6 lại bắt đầu lần đáp xuống khác. Duffy thả trái khói cuối cùng.
Gibbs thông báo: “Tôi thấy khói màu vàng.”
Duffy cảnh-báo: “Vẫn có hỏa-lực cá-nhân. Vẫn còn hỏa-lực cá-nhân.
Súng trường tự-động.”
Undertaker bổ-sung: “Vẫn còn vũ-khí cá-nhân bắn lên hàng cây ở dưới
đó. Băng qua lùm cây hướng mười hai (giờ) của anh là các quân bạn và những
kẻ xấu đang ở dưới lùm cây.”
Embalmer 6 tiếp-tục vào. Duffy hướng-dẫn anh ta hạ cánh xuống đất.
Năm thành-viên cuối cùng của Tiểu-đoàn Dù 11 vội-vã phóng lên trực-thăng.
“Đi! Đi!.” Duffy hét lên.
Jonh đứng trên càng trực-thăng, tác-xạ bằng khẩu CAR-15 và giúp những
người khác lên sàn tàu. Một bộ-đội Bắc-Việt chạy về phía trực-thăng, cánh tay
vung lên, sẵn sàng ném lựu đạn. Duffy lập tức bắn hạ anh ta. Trung-úy Long
leo lên, theo sau là Hạ-sĩ Long, Đại-úy Hải, và Thiếu-tá Mễ.
Crack! A round blasted through the cockpit. Crack! Another passed just
behind Dennis Watson's head. It hit Dallas Nihsen in the back as he fired his door
gun, protecting the crew. He pushed his intercom button. “Hey, hit.” Watson
looked back. Their eyes held for a moment, then Nihsen's closed.
Crack! Một viên đạn xuyên qua buồng lái. Crack! Một viên khác lướt
qua ngay sau đầu của Dennis Watson và trúng lưng Dallas Nihsen trong lúc anh
đang tác-xạ đại-liên bên cửa để bảo-vệ phi-hành-đoàn. Nihsen nhấn nút liên-lạc
nội-bộ: “Này, trúng đạn.” Watson quay lại. Mắt của họ nhìn nhau trong khoảnh
khắc, rồi mắt của Nihsen nhắm lại.

7
November hay Victor November, viết tắt của VN, ám-chỉ đi về hướng có quân bạn
người Nam Việt-Nam. Tham-khảo thêm nội-dung băng ghi-âm của Dennis Watson lúc
triệt-xuất (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 193

Khi mọi người đã lên được sàn tàu, Duffy giơ ngón tay cái ra dấu với xạ-
thủ ở cửa bên kia, và anh ta hét lên trên hệ-thống liên-lạc nội-bộ, “Đi! Đi! Đi!
Đi khỏi đây!”
Trực-thăng bị bắn xuyên thủng nhiều viên đạn khi đang cất cánh. Ở cao-
độ một trăm bộ, một viên găm vào bàn chân phải của Hải làm anh ngã ngửa ra
khỏi trực-thăng. John Duffy, vẫn đứng trên càng trực-thăng, đã nắm được dây
ba-chạc của Hải ngay khi anh ta trượt qua, ngăn chặn được cú té và cái chết
chắc chắn của Hải. Với sự trợ giúp của Mễ, John kéo được Hải trở lại. Mễ giúp
băng bó cho Hải. Duffy nhìn qua trực-thăng và thấy Dallas Nihsen đang lơ-lửng
ở phía bên kia, được giữ bằng dây an-toàn.
John trèo vào và di-chuyển đến chỗ Dallas, kéo anh ta trở lại bên trong.
Anh băng vết thương trên lưng Nihsen bằng miếng dán cá-nhân và băng-dính.
Anh lật người Dallas lại và thấy một lỗ thủng lớn hơn nơi đầu đạn thoát ra khỏi
lồng ngực. Thật tệ. Vết thương sủi bọt. Đạn đã trúng phổi của Dallas. John bắt
đầu vá và bịt kín lỗ đạn khi hết bong-bóng. Dallas đã ngừng thở. John cố-gắng
làm hô-hấp nhân-tạo. Không có kết-quả. Dallas Nihsen đã chết trong vòng tay
của John Duffy.
Mike Gibbs bay thẳng đến trạm cứu thương ở Kon-Tum, hạ cánh xuống
bãi đáp trực-thăng của MACV. Dennis Watson bước ra và giúp đặt Dallas lên
băng-ca chờ sẵn. Anh đi một cách nghiêm trang bên cạnh Dallas vào trạm cứu
thương, nơi một nhân-viên y-tế chính-thức xác-nhận Dennis đã chết do vết
thương quá nặng.
Các nhân-viên y-tế cũng đưa Đoàn-Phương-Hải vào bên trong, nơi bắt
đầu quá-trình điều trị và thời-gian hồi phục kéo dài của anh. Duffy từ chối lời
đề-nghị chăm sóc y-tế. Dennis quay trở lại trực-thăng, rõ ràng là rất xúc-động.
Thiếu-tá Gibbs đặt Dennis vào ghế trước của một chiếc Cobra để về Căn-cứ
Holloway. Một hoa-tiêu khác từ Cobra vào thế chỗ của Watson trên chiếc Huey,
và Gibbs thực-hiện một đường bay ngắn về phía bắc đến Võ-Định để đưa những
người còn lại về Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù.
John quan-sát Mễ trong lúc bay. Anh nghĩ về những gì họ đã cùng nếm
trải trong những tháng vừa qua, về các trận đánh, về thử-thách tuyệt-vọng ở
Charlie, về các chiến-binh đã mất tích, và về những gì tất cả họ đã chịu đựng
Chương 15: Thứ-bảy 194

khi cầm chân địch quân trong suốt hai tuần lễ. Mễ đã tạo được ấn-tượng với
John như một chỉ-huy dũng-cảm, một người nguyên-tắc, và như một người bạn.
John nhìn khẩu CAR-15 của mình và nhớ lại lời của Jim Butler khi đưa khẩu-
súng cho anh: Chỉ cần bảo-đảm rằng anh chuyển khẩu súng này cho một chiến-
binh dũng-cảm khác khi anh không còn sử-dụng nó nữa. John rướn người đưa
khẩu súng cho Mễ:
“Chỉ có một chiến-binh mới đủ tư-cách sử-dụng khẩu súng này. Tôi trao
nó lại cho anh.”
Mắt Mễ rưng lệ. Anh ta cầm khẩu súng và nói: “Tôi trân-trọng khẩu súng
này khi làm một chiến-binh. Tôi sẽ chiến-đấu cho tổ-quốc thân yêu của tôi. Sẽ
chiến-đấu với lòng dũng-cảm và bây giờ với khẩu súng anh-hùng.”8
Trực-thăng đáp xuống Võ-Định. Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù,
Đại-tá Lịch ra đón họ. Thiếu-tá Peter Kama tháp tùng Đại-tá Lịch. Trung-úy
“Buddha” Griswold ở ngay phía sau. Bốn chiến-binh nhảy-dù với vẻ hốc hác,
bẩn thỉu, bê bết máu bước xuống từ trực-thăng Huey.9 Mễ và John theo Đại-tá
Lịch và Thiếu-tá Kama vào hầm chỉ-huy. Trung-úy Griswold ở lại. Anh đứng
một mình. Anh đứng im không chút động đậy. Anh nhìn chằm chằm vào chiếc
trực-thăng, sững-sờ trước những gì anh nhìn thấy, kinh-hoàng trước những vết
máu vương vãi trên ghế, sàn, vách ngăn, thanh chống và thanh trượt. Lỗ đạn có
ở khắp mọi nơi. “Chúa ơi. Nó trông giống như một lò mổ” - anh lẩm bẩm với
chính mình, trước khi quay lại và đi theo những người khác vào bên trong hầm
chỉ-huy.
***
Năm ngày đã trôi qua kể từ khi địch bắt đầu cuộc tổng tấn-công cuối cùng
vào Charlie. Năm ngày của các trận-chiến khốc liệt nhất từng xảy ra. Năm ngày
trong địa-ngục, đối diện với tử-thần, nhưng kiên-cường chiến-đấu anh-dũng đến
cùng. Thật vậy, chưa đầy hai tuần kể từ khi Tiểu-đoàn 11, mới nhận nhiệm-vụ
ở Sài-Gòn, đã đến Căn-cứ hỏa-lực Charlie vào Chủ-nhật Phục-Sinh. Nhưng đó

8
John Duffy hồi-tưởng lại nguyên-văn và đưa vào trong bài thơ “Khẩu súng của người
chiến-binh (Warrior's Gun), xem trực-tuyến tại http://www.epoetryworld.com.
9
Đại-úy Hải còn ở lại trạm cứu-thương ở thị-xã Kon-Tum, bốn chiến-binh nhảy-dù còn
lại trong số năm người được triệt-xuất sau cùng gồm Thiếu-tá Mễ, Thiếu-tá Duffy, Trung-
úy Long (Trưởng Ban 2), và Hạ-sĩ Long cận-vệ (N.D).
Chương 15: Thứ-bảy 195

là chuyện của kiếp trước. Thế-giới của họ giờ đã thay đổi. Nó đã khác so với
trước đây, và nó sẽ không bao giờ giống như vậy, đối với bất kỳ ai trong số họ,
mãi mãi.
Chương 16: Hệ-quả 196

CHƯƠNG 16: HỆ-QUẢ

Sen ngồi trong nhà ở Sài-Gòn nghe máy thu-thanh. Tin-tức trên các đài
thương-mại rất tệ; các tuyên-bố trên các đài vô-tuyến thân-cộng Hà-Nội còn tệ
hơn. Cô đã nghe thông-cáo về những cuộc tiến-công của địch từ nhiều ngày
nay. Bây giờ cô nghe nói về các cuộc giao-tranh đẫm máu ở cao-nguyên và sự
thất-thủ các căn-cứ nằm dọc trên dãy núi phía tây-bắc thị-xã Kon-Tum. Đài vô-
tuyến nặng chất tuyên-truyền của Bắc-Việt tuyên-bố đã tiêu diệt Tiểu-đoàn 11
Nhảy-Dù ác-ôn của Nam Việt-Nam trên Đồi Charlie, giết chết và bắt sống toàn
bộ. Lòng Sen chùng xuống. Nước mắt làm nhòe lá thư cô cầm trên tay, lá thư
mà cô mới nhận được của Mễ từ mấy ngày trước, hứa sẽ bình-an trở về bên cô,
trong vòng tay của cô.
***
Trong hầm chỉ-huy của lữ-đoàn ở Võ-Định, có người đưa cho Mễ một
bi-đông nước. Anh uống vài ngụm rồi đưa cho John. Họ chuyền đi chuyền lại
uống cho thỏa cơn khát cồn-cào. Máu rỉ ra từ miếng băng trên ngực Mễ. Anh
vẫn thấy đau khi thở. Nhưng anh muốn thuyết-trình xong trước khi được điều
trị. John cũng nghĩ tương tự. Những vết thương làm anh rất đau, nhưng không
gây nguy hiểm đến tính mạng của anh. Anh đã tự mình băng bó gần hết. Bác-sĩ
Liệu cũng đã chăm sóc anh trong lúc giao-tranh. Việc điều-trị kỹ lưỡng hơn có
thể được tiến-hành sau. Peter mời anh uống cà-phê. Anh nhận lấy và ngồi
xuống, cầm chiếc cốc bằng cả hai tay, nhấp từng ngụm ấm và tường-thuật lại
mọi diễn-tiến đã xảy ra trong lúc Peter và Buddha ghi chép cẩn thận. Mễ cũng
làm tương tự với Đại-tá Lịch và bộ tham-mưu lữ-đoàn. Trung-tướng Ngô-Dzu,
Tư-lệnh Quân-đoàn II cũng đã nhanh chóng đến tham-dự. Buổi thuyết-trình
căng-thẳng bắt đầu.
***
Sen nghe tiếng gõ cửa lớn. Cô đi chậm rãi, kéo chốt và thận trọng mở
cửa. Một sĩ-quan trong quân-phục nhảy-dù đứng trước mặt cô, như khẳng định
Chương 16: Hệ-quả 197

nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của cô, chắc-chắn là để báo tin về cái chết của phu-quân.
Biểu hiện của cô đầy sợ hãi. Cô nhìn như tìm kiếm gì đó trong mắt anh.
Anh ta mỉm cười: “Anh ấy không sao. Mễ không sao. Anh ấy còn sống.”
Sen bật khóc trong sự nhẹ nhõm. Cô đến bên những đứa con của mình,
ôm chặt chúng, và cảm ơn tất cả đấng thiêng-liêng.
***
Mễ và John bị chất-vấn từ mọi cấp chỉ-huy. Lục-quân Việt-Nam Cộng-
Hòa cố trỏ tay buộc tội về phía Mễ, một cấp chỉ-huy đã bị đánh bại ở Căn-cứ
hỏa-lực Charlie. John thì không. Anh khen ngợi Mễ là một người hùng trận
mạc, đảm nhận trách-vụ sau cái chết của Trung-tá Bảo, gây cho địch tổn-thất
nặng nề, trong khi đạn dược cạn kiệt, phối-hợp với cố-vấn Hoa-Kỳ làm hậu-
quân, cho phép triệt-thoái các thành-viên còn sống sót của tiểu-đoàn. Sau cùng,
Hoa-Kỳ đã tưởng thưởng huy-chương Ngôi-Sao Bạc (Silver Star) cho Mễ vì
những hành-động dũng-cảm của anh ở Charlie, và phía Nam Việt-Nam chính-
thức bổ-nhiệm Mễ làm tiểu-đoàn của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, và vinh-danh anh
bằng huy-chương cao quý nhất của Việt-Nam Cộng-Hòa cho lòng dũng-cảm là
Anh-dũng Bội-tinh với Nhành Dương-liễu (Cross of Gallantry with Palm) và
được tuyên-dương công-trạng trước Quân-lực.
Sau khi thuyết-trình cho Peter Kama, Duffy đáp trực-thăng đến Pleiku.
Anh chỉ mới được giải-thoát khỏi rừng rậm vào buổi sáng hôm đó. Thế-giới của
anh đã thay đổi đột ngột. Anh đã được đưa ra khỏi địa-ngục. Duffy tìm một căn
phòng có giường, cởi giầy và vớ, nằm xuống, dùng vớ che mắt lại, ngủ hàng
chục giờ đồng hồ. Một tiếng gõ cửa đánh thức anh vào sáng sớm hôm sau.
“Thiếu-tá Duffy, chuẩn-bị và gặp Chuẩn-tướng Wear để ăn sáng ở câu-
lạc-bộ sĩ-quan.”
John đi tắm và phủi sạch bộ quân phục rách rưới của mình hết mức có
thể trước khi đi ăn sáng với Chuẩn-tướng George Wear. Wear từng là chỉ-huy
quân-sự cao-cấp của Hoa-Kỳ ở Quân-đoàn II, và đang là cấp phó của vị cố-vấn-
trưởng dân-sự của Quân-đoàn II/Quân-khu 2 là John Paul Vann.1

1
Theo thông-lệ, Tư-lệnh Quân-đoàn hoặc Lực-lượng Dã-chiến của Hoa-Kỳ trong phạm-
vi Quân-khu tương ứng của phía Việt-Nam Cộng-Hòa sẽ kiêm-nhiệm luôn vai-trò cố-vấn
Chương 16: Hệ-quả 198

Duffy thuyết-trình cho Chuẩn-tướng Wear trong buổi ăn. Cuộc trò
chuyện của họ tiếp tục rất lâu sau bữa sáng, đến vài giờ. John nhận thấy mối
quan-tâm sâu sắc nhất của vị tướng này là các phi-vụ oanh-tạc B-52 mà ông đã
gọi đến, có thể gần với vị-trí quân bạn hơn bao giờ hết, và việc địch sử-dụng
đại-bác 130 ly. Duffy đã dành thời-gian để ngợi khen các trực-thăng tấn-công
Cobra đã cứu được anh, ca ngợi Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa không hề run
sợ trong các phi-vụ tấn-kích của họ, và viện dẫn lòng dũng-cảm của các trực-
thăng cấp cứu đã đưa những người sống sót ra khỏi khu rừng dưới làn mưa đạn.
Anh cũng nhờ chuyển lời cảm ơn đến các phi-hành-đoàn B-52 nếu có thể.
Các sĩ-quan tham-mưu của Bộ Tư-lệnh Viện-trợ Địa-phương (Regional
Assistance Group) ngồi quanh bàn trố mắt nhìn John.
“Có chuyện gì vậy?” - anh hỏi.
Một trong số họ nói: “Xin lỗi anh. Câu chuyện giống như nhìn thấy một
con ma. Chúng tôi nghĩ rằng anh đã chết. Các báo-cáo về trận-đánh khiến chúng
tôi không nghi ngờ gì rằng anh sẽ bị giết. Không ai nghĩa anh còn sống sót.”
Chuẩn-tướng Wear ra lệnh cho John đến trạm cứu thương, nơi anh nhận
được các chăm sóc y-tế thích-hợp. Các nhân-viên y-tế đã lau sạch vết thương
của anh, khâu kín một số vết thương, và dán băng sát-trùng. Tuy nhiên, những
mảnh vỡ đạn pháo còn lại chỉ có thể lấy ra ở nơi có đủ phương-tiện hơn như
Bệnh-viện Dã-chiến 3 (3rd Field Hospital) ở Sài-Gòn.2
Thiếu-tá Duffy ở lại Pleiku thêm ngày thứ hai để cung-cấp thêm các chi-
tiết thuyết-trình cho sĩ-quan tình-báo của Bộ Tư-lệnh Viện-trợ Địa-phương và
các sĩ-quan liên-lạc của Không-quân. Duffy nhấn mạnh tầm quan-trọng của
không-yểm như là yếu-tố then chốt giúp các nhảy-dù có thể cầm chân một lực-
lượng địch quân đông gấp mười lần trong thời-gian dài nhất có thể.

quân-sự cho Tư-lệnh Quân-đoàn/Quân-khu. Đối với John Paul Vann, do ông là thẩm-
quyền dân-sự nên người đứng đầu quân-sự của Hoa-Kỳ giữ vai-trò cố-vấn-phó (N.D).
2
Vị-trí này nay là Cơ-sở 3 của Bệnh-viện Đại-học Y-Dược TP.HCM ở góc đường Hoàng-
Văn-Thụ và Phạm-Văn-Hai, Quận Phú-Nhuận, Sài-Gòn (N.D).
Chương 16: Hệ-quả 199

Trong ngày hôm đó, Duffy đáp chuyến bay trên vận-tải-cơ C-130 đến
Phi-trường Tân-Sơn-Nhứt ở Sài-Gòn. Anh bắt ta-xi đến BOQ3 của mình, cách
cổng căn-cứ một đoạn ngắn. Anh đã giữ căn phòng này ở Sài-Gòn trong suốt
chuyến công-tác này. Anh tắm rửa sạch sẽ, lấy một bộ quân-phục tươm-tất trong
tủ quần áo, đi xuống phòng ăn, ăn một bữa tối bít tết, uống một cốc bia, trở về
phòng và ngã vật ra giường.
Peter Kama đã yêu-cầu anh thuyết-trình cho Đại-tướng Fred Weyand,
thượng-cấp cũ của Peter và hiện là tổng tư-lệnh của tất cả các lực-lượng Hoa-
Kỳ tại Việt-Nam. John đến văn-phòng của đại-tướng thì được tin ông đang đi
thị-sát bên ngoài. Duffy chuẩn-bị một bản tóm-tắt kinh-nghiệm và các đề-nghị
của mình với sự trợ giúp của sĩ-quan quản-trị của Đại-tướng Weyand. Anh nhấn
mạnh các điểm tương tự mà anh đã từng trình-bày cho Chuẩn-tướng Wear.
Anh để lại bản báo-cáo để trình cho đại-tướng tư-lệnh và đến Bệnh-viện
3 Dã-chiến - được xem là cơ-sở y-tế có khả-năng nhất ở Việt-Nam. Một y-tá
cân lại trọng lượng anh. Anh đã mất mười hai cân (pounds) trong hai tuần ở Đồi
Charlie. Cô chuyển anh đến phòng điều trị. Các bác-sĩ đã làm sạch và băng bó
tất cả các vết thương cho anh. Họ lấy mảnh đạn pháo găm sâu vào bên trái
khuôn mặt của anh. Họ để lại những mảnh nhỏ hơn trên da đầu của anh, và nói
rằng sẽ lấy ra trong vài tuần nữa. Họ đã làm sau đó.
Trong những ngày tiếp theo, Duffy đã soạn-thảo và đệ-trình thượng-cấp
tưởng thưởng cho những người mà anh cảm thấy xứng đáng nhận huy-chương
vì hành-động dũng-cảm của họ ở Charlie. Trong đó bao gồm cả các chiến-binh
nhảy-dù cũng như những người đã can-đảm thực-hiện không-yểm. Anh cũng
đánh máy bản báo-cáo chính-thức sau trận đánh (after-action report) của mình
và đệ-trình lên tân cố-vấn-trưởng của Hoa-Kỳ tại Sư-đoàn Nhảy-Dù của Quân-
lực Việt-Nam Cộng-Hòa, Đại-tá Robert Hyatt, người hiện đang cố-vấn nỗ-lực
chiến-tranh từ văn-phòng ở Tân-Sơn-Nhứt.
Do thời-gian của nhiệm-kỳ chính-thức đã hết, Duffy dành thời-gian đọc
sách, thư giãn, đồng thời dành phần lớn thời-gian tìm hiểu văn-hóa Sài-Gòn
trong khi chờ sự-vụ-lệnh trở về Hoa-Kỳ. Anh cũng bắt tay vào làm thơ trở lại.

3
Khu Cư-xá Sĩ-quan Độc thân (Bachelor Officers' Quarters – BOQ): Dành riêng cho sĩ-
quan độc-thân, hoặc có các thành-viên khác trong gia-đình sĩ-quan.
Chương 16: Hệ-quả 200

Anh đã làm một bài thơ về sự hy-sinh của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù tại Căn-cứ
hỏa-lực Charlie. Đó sẽ là bài tiên khởi trong một loạt bài thơ sẽ ám ảnh anh
trong suốt phần đời còn lại.4
Peter Kama đệ-trình lên thượng-cấp đề-nghị tưởng-thưởng Danh-dự Bội-
tinh (Medal of Hornor) cho Thiếu-tá Duffy vì lòng dũng-cảm phi-thường của
anh ở Đồi Charlie đã vượt lên trên các yêu-cầu trách-vụ. Lục-quân hạ xuống
cấp thứ hai thành Lục-quân Huân-chương (Distinguished Service Cross). Đó
dường như là một hành-động thích-hợp cho một nghĩa-vụ quân-sự đang được
thực-hiện với việc nhanh chóng rút lui khỏi một cuộc chiến lâu dài và không
chính-nghĩa.5
Đại-đội Quân-y của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù tại Võ-Định đã chữa trị các vết
thương của Mễ trước khi anh đưa các chiến-binh nhảy-dù sống sót của Tiểu-
đoàn 11 trở về Sài-Gòn và hậu-cứ của họ ở Đồi Mũ-Đỏ. Tại đó, họ bắt tay vào
công việc chuẩn-bị cho các nhiệm-vụ tiếp theo. Những người bị thương được
điều-trị y-tế và nhanh chóng trở lại làm nhiệm-vụ. Những người bị thương nặng
hơn phải nằm viện hàng tuần hoặc hàng tháng trước khi hồi phục. Một số cuối
cùng đã trở lại đời quân ngũ. Một số người khác trở thành thương-phế-binh và
chỉ còn có thể hoài-niệm đời chiến-binh.
Các bác-sĩ không làm được gì nhiều cho Đại-úy Đoàn-Phương-Hải tại
trạm cấp cứu ở Kon-Tum, mơi trực-thăng cấp cứu đã đưa anh đến. Một viên
đạn đã găm vào bàn chân và mắt cá chân phải của anh đã làm gãy nhiều xương.
Các bác-sĩ chỉ có thể tạm giữ ổn định vết thương của anh. Ngày hôm sau, 16
tháng Tư, một phi-cơ đưa anh về Sài-Gòn, và đến Quân-y-viện Đỗ-Vinh - một
bệnh-viện có sức chứa hơn một trăm giường dành điều-trị riêng cho các thương-
binh nhảy-dù Việt-Nam.6 Sau bảy tháng và sau nhiều cuộc phẫu thuật, vết

4
Xem bộ sưu-tập trang thơ trực-tuyến của John Duffy tại www.epoetryworld.com.

5
Lục-quân đã không ủng-hộ mọi đề-nghị ân-thưởng Danh-dự Bộ-tinh trong thời-gian
diễn ra cuộc Tấn-công Phục-Sinh năm 1972 - trận-đánh khốc liệt nhất trong Chiến-tranh
Việt-Nam. Danh-dự Bộ-tinh sau cùng của được ân-thưởng cho một quân-nhân thuộc Lục-
quân Hoa-Kỳ cho các hành-động dũng-cảm là vào ngày 07-08-1971, gần tám tháng trước
khi bắt đầu cuộc tấn-công xuân-hè của Bắc-Việt.
6
Quân-y-viện Đỗ-Vinh nằm trong trại Hoàng-Hoa-Thám của Sư-đoàn Nhảy-Dù, được
đặt theo tên của Bác-sĩ Đỗ-Vinh – Y-sĩ-Trưởng của Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù, và là bác-sĩ
Chương 16: Hệ-quả 201

thương của anh đã lành phần nào, và Hải trở lại làm nhiệm-vụ không trực-tiếp
tác-chiến tại bộ tư-lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù. Bàn chân và mắt cá chân của anh
không bao giờ trở lại như cũ. Anh sẽ phải đi khập khiễng suốt đời. Anh đã trải
qua thời-gian còn lại của cuộc chiến trong vai-trò một sĩ-quan tham-mưu văn-
phòng tại Sài-Gòn và được thăng-cấp thiếu-tá.
***
Sau khi hạ cánh xuống Căn-cứ Không-quân Tân-Sơn-Nhứt ở Sài-Gòn,
Mễ về thẳng nhà để nghỉ-ngơi một ngày trước khi trở lại nhiệm-vụ tái-thiết tiểu-
đoàn. Anh đến gần ngôi nhà của mình, vừa phấn-khích vừa lo-lắng. Anh chỉ có
thể tưởng-tượng sự đau khổ mà anh đã khiến gia-đình phải trải qua.
Anh mở cửa và gọi to: “Xin chào! Anh về rồi.”
Sen chạy đến, mừng rỡ reo lên. Bọn trẻ chạy theo hò reo thích thú. Tất cả
họ ôm chầm lấy nhau.
“Đừng đi nữa. Đừng bao giờ đi nữa” - Sen nài nỉ, mặc dù cô cũng biết
yêu-cầu của cô là bất-khả-thi.
“Anh không thể.”
Mễ, Sen, và các con đã có một buổi chiều và tối đặc-biệt bên nhau, cảm-
giác gần nhau hơn bao giờ hết. Sáng hôm sau, Mễ trở lại Đồi Mũ-Đỏ lo việc tái
bổ-sung quân-số, tái trang-bị, và huấn-luyện. Anh hiếm khi được về nhà trong
thời-gian tiếp theo. Anh có quá nhiều việc phải làm.
Những ngày tiếp theo, Mễ nghe tin buồn về Đại-úy Hùng Mập và gần
như toàn bộ Đại-đội 113 đã lọt vào tay địch (in toto). Rõ ràng là Đại-đội 113
của Đại-úy Hùng Mập đã không thể tiến xa hơn khỏi vị-trí phòng-thủ vào tối
Thứ Sáu đó khi đụng độ với một lực-lượng áp đảo của địch. Anh cũng nghe tin
Đại-úy Nguyễn-Tấn-Nho, Đại-đội-Trưởng Đại-đội 110, cũng đã bị bắt cùng với
một số thuộc cấp của anh trong đại-đội chỉ-huy của tiểu-đoàn.7

đầu tiên của Lữ-đoàn Nhảy-Dù tử-trận, vào ngày 31-03-1965 tại mặt-trận Quảng-Tín
trong khi đang chăm-sóc thương-binh (N.D).
7
Đại-úy Hùng Mập được trao trả tù-binh sau Hiệp-định Ba-Lê năm 1973, còn Đại-úy
Nguyễn-Tấn-Nho thì không rõ thông-tin (N.D).
Chương 16: Hệ-quả 202

Nhưng cũng có những tin-tức tốt lành. Thì ra một số chiến-binh nhảy-dù
khác đã vượt thoát vòng vây ở căn-cứ Charlie mà không bị lọt vào tay địch. Mễ
được biết rằng trong lúc anh, Hải, và Duffy tập-hợp một số quân-nhân xung
quanh vượt thoát khỏi trận-địa phục-kích của Quân-đội Bắc-Việt thì Trung-úy
Nguyễn-Văn-Lập, sĩ-quan tiền-sát pháo-binh của Đại-đội 114, đã dẫn một toán
chiến-binh nhảy-dù liều lĩnh băng qua trận địa để vào rừng. Khi toán của Lập
trốn tránh địch, anh gặp thêm các toán nhỏ thất lạc gia-nhập cùng toán của anh.
Tất cả họ đều thề sẽ vượt thoát hoặc chết chứ không đầu hàng. Nếu chạm địch,
họ sẽ chiến-đấu đến người cuối cùng. Họ đã không bị bắt. Ba ngày sau, Lập và
toán hai mươi sáu người của anh đến được Diên-Bình, phía bắc Võ-Định, dọc
theo Quốc-lộ 14. Nhiều người đã bị thương. Các nữ-tu ở một tu-viện Công-giáo
gần đó đã chăm sóc, chữa trị vết thương cho họ trước khi quân-xa đến đón họ
đến Pleiku để tiếp tục không-vận về Sài-Gòn. Tậi đó, họ được điều-trị kỹ lưỡng
hơn. Những người còn đủ khả-năng tác-chiến đã về lại tiểu-đoàn đang tái bổ-
sung ở Đồi Mũ-Đỏ.
Một số toán nhỏ khác cũng đã thoát khỏi cuộc tàn-sát, tránh được bị bắt,
và tìm đường đến các phòng-tuyến của quân bạn. Trong đó có Đại-úy Hùng
Móm, Đại-đội Trưởng 112, Đại-úy Phan-Cảnh-Cho, Đại-đội Trưởng 114, và
Trung-úy Đinh-Viết-Trinh, một trung-đội trưởng của Đại-đội 112, mà sau này
sẽ thay thế cho đại-đội-trưởng của anh đã vĩnh-viễn ở lại Đồi Charlie.
Ngày 27 tháng Tư, Bộ Tổng-tham-mưu Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa
đã rút Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù khỏi Cao-Nguyên. Lữ-đoàn trở lại hậu-cứ ở Sài-Gòn
để tái bổ-sung và chỉnh-trang cho đợt hành-quân kế tiếp nhằm yểm-trợ cho
Quân-đoàn I trong những trận-đánh khốc liệt sẽ diễn ra ngay gần vùng Phi
Quân-sự. Chiến cuộc ở Cao-Nguyên trung-phần vẫn tiếp-tục diễn ra mà không
có họ. Nhưng họ đã hoàn thành trách-vụ được giao-phó.
Trận-đánh tại Charlie đã ngăn chận đà tiến quân nhanh chóng của Bắc-
Quân vào thị-xã Kon-Tum. Họ đã phải dừng lại đến hai tuần. Trận-đánh đã cản
trở đường tiến của Bắc-Quân từ phía tây và quyền tự-do tiếp cận Quốc-lộ 14 từ
phía bắc. Các cuộc giao-tranh đã gây ra các tổn-thất nghiêm-trọng cho Sư-đoàn
320 danh-tiếng của Quân-đội Bắc-Việt về nhân mạng, đạn dược, và các chỉ-huy
Chương 16: Hệ-quả 203

then chốt. Con số tổn-thất thật khủng-khiếp, ít nhất hai tiểu-đoàn tác-chiến bị
tiêu diệt và các tiểu-đoàn khác hứng chịu bị tổn-thất nặng-nề.8
Quân-đội Bắc-Việt đã phải mất một thời-gian để khắc phục được các tổn-
thất và tái tổ-chức lại các đơn-vị, và nhờ thời-gian đó mà Nam Việt-Nam có thể
tận-dụng để gia-cố trận-liệt phòng-thủ, điều-động thêm một sư-đoàn bộ-binh và
chuẩn-bị cho một trong những trận đại-chiến đẩm máu nhất trong Chiến-tranh
Việt-Nam là trận mùa hè đỏ lửa 1972 ở thị-xã Kon-Tum.9 Do Tiểu-đoàn 11
Nhảy-Dù trấn đóng tại Căn-cứ hỏa-lực Charlie, Quân-đội Bắc-Việt phải thay
đổi kế-hoạch và trì hoãn cuộc tiến quân của họ. Mặc dù nhiều phần đất hơn sẽ
lọt vào tay đối phương trong các tuần tới - bao gồm các căn-cứ còn lại trên Hỏa-
Tiễn-San, và các căn-cứ của Bộ Tư-lệnh Tiền-phương Sư-đoàn 22 Bộ-binh tại
Tân-Cảnh/Đắk Tô10 – nên Nam Việt-Nam đã có được thời-gian cần-thiết để
chuẩn-bị phòng-thủ thị-xã Kon-Tum. Cuối cùng Nam Việt-Nam sẽ giành chiến-
thắng trong trận-đánh quyết-định để cứu chính họ, và xoay chuyển cục-diện
cuộc Tấn-công Phục-Sinh của Bắc-Việt ở trung-phần của Nam Việt-Nam.11

8
Thomas P. McKenna, Kontum – Trận-đánh để cứu Nam Việt-Nam (Kontum: The Battle
to Save South Vietnam) (Lexington: The University Press of Kentucky, 2011), trang 116.
Nguyễn-Trọng-Luận, “Trận-đánh Đồi Charlie” (“The Battle of Charlie), http://www.
chientruongvietnam.com/2018/08/02/tham-lai-cao-diem-1015-doi-sac-ly-tran-doi-
charlie/, truy-cập ngày 02-08-2018.
9
Lực-lượng bảo-vệ thị-xã Kon-Tum tiên khởi chỉ có hai tiểu-đoàn Địa-Phương-Quân
dưới quyền điều-khiển tổng-quát của Đại-tá Nguyễn-Bá-Long, tỉnh-trưởng kiêm tiểu-
khu-trưởng Kon-Tum. Trung-tướng Ngô-Dzu, tư-lệnh Quân-đoàn II/Quân-khu 2, chỉ
mong phía Bắc-Việt tiến đánh thị-xã Kon-Tum sau năm ngày từ khi Tân-Cảnh thất-thủ
để ông có đủ thời-gian chuẩn-bị phòng-thủ thị-xã Kon-Tum. Nhưng thực-tế, đến hai nươi
ngày sau thì Quân-đội Bắc-Việt mới tấn-công vào thị-xã Kon-Tum. Tận-dung thời-gian
này, Quân-đoàn II đã kịp đưa vào thị-xã Kon-Tum toàn bộ Sư-đoàn 23 bộ-binh gồm các
Trung-đoàn 44, 45 và 53 dưới quyền tư-lệnh của Đại-tá Lý-Tòng-Bá, kiêm tư-lệnh mặt-
trận Kon-Tum (N.D).
10
Dak-To/Tân-Cảnh là hai căn-cứ biệt-lập nằm gần nhau. Căn-cứ Tân-Cảnh hay Căn-cứ
42 (ZB 051-217), là nơi đặt Bộ Tư-lệnh tiền-phương của Sư-đoàn 22 Bộ-binh và Bộ chỉ-
huy của Trung-đoàn 42 bộ-binh. Căn-cứ Dak-to hay còn gọi là Dakto II (ZB 001-214)
cách Tân-Cảnh khoảng năm cây số về phía đông theo Đường 512, được xem là căn-cứ
tiền-phương án ngữ bảo-vệ Tân-Cảnh, do Trung-đoàn 47 bộ-binh trấn-giữ, có Tiền-doanh
Hành-quân 1 (FOB-1) của MACV-SOG cũ và phi-trường Phượng-Hoàng (N.D).
11
Sđd. Ngô-Quang-Trưởng, Tấn-công Phục-Sinh 1972 (The Easter Offensive of 1972),
trong bộ Chuyên-khảo về Đông-Dương (Indochia Monographs) (Hoa-Thịnh-Đốn: Trung-
tâm Quân-Sử Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army Center of Military History), 1980), 85.
Phỏng-vấn Peter Kama, ngày 13-01-2018.
Chương 16: Hệ-quả 204

Những tổn-thất, hy-sinh trong trận-đánh đồi Charlie đã truyền cảm-hứng


cho người dân Nam Việt-Nam. Các đài vô-tuyến và truyền-hình đã phát đi phát
lại câu chuyện trong nhiều tháng. Cố Đại-tá Nguyễn-Đình-Bảo, Tiểu-đoàn-
Trưởng Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, được vinh-danh như một anh-hùng. Trung-tá
Bảo được truy-thăng Đại-tá sau khi tử-trận vào ngày 12 tháng Tư năm 1972.
Những tấm băng-rôn khổng lồ có hình ông được treo ở Sài-Gòn. Nhiều quân-
nhân và dân-chúng đã tham-gia vào các cuộc diễn-hành để vinh-danh cố Đại-tá
Bảo. Quyển sách Mùa Hè Đỏ Lửa, tường-thuật chi-tiết diễn-tiến trận-đánh, đã
trở thành sách bán chạy nhất Việt-Nam, và bài hát về cuộc trận-đánh của tiểu-
đoàn Người ở lại Charlie nhanh chóng trở thành một trong những bài hát phổ-
biến nhất ở Nam Việt-Nam. Bài hát này vẫn còn phổ-biến trong các cộng-đồng
người Việt ở hải-ngoại cho đến bây giờ.12
Trước khi John Duffy trở về Hoa-Kỳ vào ngày 30 tháng Tư, anh lái xe
đến Đồi Mũ-Đỏ và thăm Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đang trong thời-gian huấn-
luyện. Khi đứng với Mễ, hai người trông giống như hai đấu-sĩ già, bị vùi dập
trong những trận đấu của họ, nhưng cứng cỏi – kiêu-hãnh và kiên-quyết và sẵn
sàng tiếp-tục chiến-đấu. Đêm đó, Duffy tổ chức một buổi dạ-tiệc với các sĩ-
quan tại nơi yêu thích của họ, quán bar Thanh-Long lừng danh ở Sài-Gòn. Họ
cùng uống và cùng hồi-tưởng. John gọi những chai rượu cognac Martell cho
đến tối muộn. Anh rót đầy ly của anh và Mễ, rồi chuyền chai đi cho mọi người.
Khi mọi người đã rót một ít, John nâng ly của mình lên cao và hét lên:
“VSOP nghĩa là gì?”
Một loạt giọng nói hét lại: “Thật là quyến rũ, anh lính dù già!”
***
Ngày 8 tháng Năm năm 1972, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, sau khi được tái
bổ-sung và chỉnh-trang, được không-vận ra phía bắc thị-xã Huế. Tiểu-đoàn đáp
xuống phi-trường Phú-Bài ở ngoại-vi và lên quân-xa vào thị-xã Huế. Tại đây,
Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, cùng với các thành-phần còn lại của Lữ-đoàn 2 Nhảy-

12
Phan-Nhật-Nam, Mùa hè đỏ lửa (Fiery Red Summer) (Westminster, CA: Nhà xuất-bản
Sống, 2015 [ấn-bản đầu tiên ở Việt-Nam vào năm 1972]). Bài hát “Người ở lại Charlie”
("Those Who Stayed at Charlie"), sáng-tác bởi Trần-Thiện-Thanh, 1972.
Chương 16: Hệ-quả 205

Dù, được chuẩn-bị tăng-phái cho Quân-đoàn I để ngăn chặn các sư-đoàn Quân-
đội Bắc-Việt đang càn quét trong vùng13. Tiểu-đoàn 11 trong thành-phần có
nhiều tân-binh bổ-sung. Mặc dù vậy, Mễ đã làm việc chăm-chỉ, tái chỉnh-trang
tiểu-đoàn dựa trên những di-sản nhảy-dù đáng tự hào và danh-tiếng anh-dũng
của Tiểu-đoàn 11, để huấn-luyện các thuộc cấp trở thành một lực-lượng chiến-
đấu mạnh mẽ. Anh đã hoàn thành các công việc sau hơn hai tuần. Tiểu-đoàn 11
đã sẵn sàng tham-gia tác-chiến trở lại, lần này với một tân cố-vấn Hoa-Kỳ, Đại-
úy Gail Woodrow “Woody” Furrow, cũng một sĩ-quan gốc Lực-lượng Đặc-biệt
của Hoa-Kỳ. 14
Tình-hình tại Quân-đoàn I đang thật ảm đạm. Cuộc xâm-lăng của Bắc-
Việt đã khởi đầu bằng loạt pháo-kích vào ngày 30 tháng Ba. Một cuộc tấn-công
trên bộ diễn ra vào sáng hôm sau. Địch đến từ phía bắc và phía tây, tấn-công
với hai sư-đoàn qua vùng Phi Quân-sự, và một sư-đoàn khác từ phía biên-giới

13
Toàn bộ Sư-đoàn Nhảy-Dù được tăng-phái cho Quân-đoàn I trong cuộc Hành-quân
Lam-Sơn 72 tái-chiếm Quảng-Trị. Bộ Tư-lệnh Sư-đoàn dưới quyền Trung-tướng Tư-lệnh
Dư-Quốc-Đống đóng tại căn-cứ Hiệp-Khánh (căn-cứ Sally cũ) gần cây số 17, phía bắc
thi-xã Huế, từ ngày 22-05-1972.
• Ngày 08-05-1972, Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, với các Tiểu-đoàn 7, 9, 11 Nhảy-Dù,
Tiểu-đoàn 1 Pháo-binh Nhảy-Dù, Đại-đội Trinh-sát 2 và các đơn-vị yểm-trợ là
các đơn-vị tiền-tiêu của Sư-đoàn Nhảy-Dù được không-vận ra Huế, khi vừa trở
về Sài-Gòn từ Kon-Tum vào ngày 20-04-1972.
• Ngày 22-05-1972, Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù với các Tiểu-đoàn 1, 2 Nhảy-Dù, Tiểu-
đoàn 2 Pháo-binh Nhảy-Dù, Đại-đội Trinh-sát 3 và các đơn-vị yểm-trợ không-vận
ra Huế, khi vừa trở về Sài-Gòn từ mặt trận phía nam An-Lộc vào ngày 18-05-
1972. Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù đã được không-vận ra trước vào ngày 20-05-1972.
• Ngày 20-06-1972, Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù với các Tiểu-đoàn 5, 8 Nhảy-Dù, Tiểu-
đoàn 3 Pháo-binh Nhảy-Dù, Đại-đội Trinh-sát 1 và các đơn-vị yểm-trợ được
không-vận ra Huế, khi vừa trở về Sài-Gòn từ vị-trí phòng-thủ thị-xã An-Lộc vào
ngày 18-06-1972. Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù được không-vận vào ngày 25-06-1972.
14
Có giai-thoại rằng khi Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù lên đường ra Huế, Ðại-tá Trần-Quốc-
Lịch, Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, đã lưu-ý Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ - tân tiểu-
đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù: “Chắc chắn Cộng-sản Bắc-Việt sẽ tấn-công anh tới
cùng vì theo kinh-nghiệm về chiến-thuật cộng-sản nếu đã đụng mạnh một đơn-vị nào của
ta một lần rồi khi ra quân lại bọn chúng sẽ tìm cách triệt hạ bằng mọi giá. Nếu anh cảm
thấy chưa đủ sức tôi sẽ cho thằng khác đi thay anh.” Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ tỏ ra rất tự tin
và xin tiếp-tục nhiệm-vụ, và Bắc-Quân đã thật sự dàn chào Thiếu-tá Mễ một cách tận tình
(Nguồn: Võ-Trung-Tín và Nguyễn-Hữu-Viên Binh-chủng Nhảy-Dù: Hai mươi Năm
Chiến-sự (Paratroopers in 20 Years of War) (Tác-giả xuất-bản, 2000) (N.D).
Chương 16: Hệ-quả 206

Ai-Lao. Trong vòng vài ngày, thêm hai sư-đoàn địch từ phía bắc và một sư-
đoàn nữa từ phía tây.15
Quân-đội Bắc-Việt ngay lập tức đè bẹp quân phòng-thủ Nam Việt-Nam,
nhanh chóng chiếm được lãnh-thổ. Các thường-dân tị-nạn đổ về phía nam, tìm
kiếm nơi ẩn náu trước “những người giải phóng” cộng-sản của họ. Ngày 29
tháng Tư, Quân-đội Bắc-Việt pháo-kích vào đoàn xe di tản về hướng Huế dọc
theo Quốc-lộ 1. Các cuộc pháo-kích đã tàn-sát hàng ngàn người, đại đa-số là
các thường-dân. Rất nhiều tử-thi, chủ-yếu là người già, phụ-nữ, và trẻ em, nằm
đến thối rữa tại nơi bị trúng đạn pháo kích, ở trên đường, trên cánh đồng, hoặc
ở trên xe mà vẫn không thể trốn thoát.16
Đến những ngày đầu tháng Năm, Bắc-Việt đã chiếm được thị-xã Quảng-
Trị và kiểm-soát toàn bộ tỉnh Quảng-Trị ở cực bắc của Nam Việt-Nam. Họ
chuẩn-bị đánh chiếm Huế nhằm giáng một đòn chí mạng vào Nam Việt-Nam.
Trung-tướng Ngô-Quang-Trưởng, tân tư-lệnh Quân-đoàn I17, đã thay thế các
cấp chỉ-huy yếu kém, nhanh chóng tái tổ-chức, và tái phối-trí các lực-lượng.
Trung-tướng Trưởng cũng yêu-cầu trợ giúp từ trung-ương. Đáp lại, Bộ Tổng
tham-mưu gửi đến Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù. Lữ-đoàn đã đến vừa kịp lúc.18
Trung-tướng Trưởng ngay lập tức điều-động lữ-đoàn nhảy-dù mới đến
tăng-cường cho tuyến phòng-thủ ở sông Mỹ-Chánh, cách thị-xã Huế khoảng

15
Dale Andrade, Thử-nghiệm bằng Hỏa-lực: Tấn-công Phục-Sinh 1972, Trận-đánh cuối
cùng của Hoa-Kỳ (Trial by Fire: The 1972 Easter Offensive, American's Last Vietnam
Battle) (Nữu-Ước: Hippocrene Books, 1995), 45-176, 222.
16
Van Nguyen-Marshall, Xoa dịu các linh-hồn dọc theo “Đại-lộ kinh-hoàng”: Đời sống
dân-sự thời-chiến ở Việt-Nam Cộng-Hòa (Appeasing the Spirits Along the "Highway of
Horror": Civic Life in Wartime Republic of Vietnam), Chiến tranh & Xã hội (War &
Society), số 20 (Tháng 04-2018): 6-9. Phỏng-vấn Peter Kama, ngày 13-02-2018.
17
Ngày 03-05-1972, Trung-tướng Ngô-Quang-Trưởng đương nhiệm Tư-lệnh Quân-đoàn
IV/Quân-khu 4 được chỉ-định thay thế Trung-tướng Hoàng-Xuân-Lãm ở vị-trí Tư-lệnh
Quân-đoàn I/Quân-khu 1. Tướng Trưởng có một thời-gian dài phục-vụ trong binh-chủng
Nhảy-Dù từ lúc mới ra trường cho đến vị-trí Tư-lệnh-Phó Sư-đoàn Nhảy-Dù, trước khi
chuyển sang làm Tư-lệnh Sư-đoàn 1 Bộ-binh, rồi Tư-lệnh Quân-đoàn IV, rồi đến Quân-
đoàn I. Do đó cũng không có gì ngạc nhiên khi ông yêu-cầu Bộ Tổng-tham-mưu tăng-
phái Sư-đoàn Nhảy-Dù cho ông để tái-chiếm Quảng-Trị (N.D).
18
Andrade, Thử-nghiệm Hỏa-lực, 168-89. Trưởng, 50-57.
Chương 16: Hệ-quả 207

hai mươi dặm về phía tây-bắc19. Trong lúc chờ nhập cuộc, Mễ và tân tiểu-đoàn-
phó, Thiếu-tá Nguyễn-Văn-Thành, cùng tân trưởng-ban hành-quân (Ban 3/S-
3), Đại-úy Nguyễn-Đức-Tâm20, đã nghĩ ra danh-hiệu cho tiểu-đoàn: “Song-
Kiếm Trấn-Ải” (Dual Swords Regaining the Frontier). Danh-hiệu đã giúp khích
lệ tinh-thần các chiến-binh nhảy-dù, vốn đã háo-hức chờ cơ-hội phục-hận cho
các tử-sĩ trong trận-đánh ở Đồi Charlie.21
Bốn ngày sau, được tăng-phái một chi-đội thiết-vận-xa M-113, Mễ dẫn
Tiểu-đoàn 11 thi-hành nhiệm-vụ tìm-và-diệt, từ Quốc-lộ 1 tiến về phía tây, dọc
theo bờ nam sông Mỹ-Chánh. Tiểu-đoàn đã chạm súng với địch quân, vô-số

19
Khu-vực trách-nhiệm của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù ở khoảng giữa sông Ô-Lâu (phía nam)
và sông Mỹ Chánh (phía bắc) và cách Quốc-lộ 1 về phía tây khoảng 4km:
• Bộ chỉ-huy Lữ-đoàn 2 và Tiểu-đoàn 1 Pháo-binh Nhảy-Dù đóng tại căn-cứ Hòa-
Mỹ (căn-cứ Evans cũ của Sư-đoàn Đệ-Nhất Không-Kỵ Hoa-Kỳ) (YD535312).
• Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù của Thiếu-tá Trần-Đăng-Khôi đóng tại khu vực núi Yên-
Bầu (YD475341) phía tây-bắc khe An-Thôn và trách nhiệm hướng tây và nam.
• Tiểu-đoàn 9 Nhảy-Dù của Trung-tá Trần-Hữu-Phú đóng tại khu-vực dẫy đồi phía
bắc một nhánh của sông Ô-Lâu (YD455360) và trách-nhiệm hướng núi Hổ-Lầy.
• Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù (-) của Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ đóng tại một khu đồi ở hướng
đông-bắc đồi Trần Văn Lý khoảng 1.5 cây số (YD441378), riêng Đại-đội 111 và
Đại-đội 112 đóng dọc bờ nam sông Mỹ-Chánh.
(Tham khảo thêm: Tú-Quyên (Bùi-Quyền), Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù tại Tri-Bưu – Mùa
hẻ đỏ lửa 1972, Đặc-san Đa-hiệu, số 111 & 112, 2017.
20
Nguyễn-Đức-Tâm, người đã giới-thiệu Mễ và Sen ở Sài-Gòn mười năm trước. Cấp bậc
và chức-vụ sau cùng Nguyễn-Đức-Tâm là Thiếu-tá, Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 16, Lữ-
đoàn 5 Nhảy-Dù, đang trong quá-trình thành-lập thì xảy ra sự-kiện 30-04-1975.
21
Các sĩ-quan chỉ-huy và tham-mưu của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù lúc này như sau:
• Tiểu-đoàn-Trưởng: Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ.
• Tiểu-đoàn-Phó: Thiếu-tá Nguyễn-Văn-Thành.
• Trưởng Ban 3: Đại-úy Nguyễn-Đức Tâm (thay Đại-úy Đoàn-Phương-Hải đã bị
thương trong trận Charlie).
• Y-sĩ-trưởng: Bác-sĩ Đại-úy Tô-Phạm-Liệu.
• Đại-đội-Trưởng Đại-đội Chỉ-huy: Không rõ (Đại-úy Nho đã bị bắt ở Charlie).
• Đại-đội-Trưởng Đại-đội 111 (Ba-Búa): Trung-úy Đinh-Viết-Trinh (thay Trung-
úy Nguyễn-Văn-Thinh đã tử-trận ở Charlie ngày 13-04-1972).
• Đại-đội-Trưởng Đại-đội 112: Đại-úy Hoàng-Ngọc-Hùng (Hùng Mập).
• Đại-đội-Trưởng Đại-đội 113: Đại-úy Điền-Minh-Xuyến (thay Đại-úy Phạm-Đức-
Hùng (Hùng Mập) đã bị bắt ở trận Charlie).
• Đại-đội-Trưởng Đại-đội 114: Đại-úy Phan-Cảnh-Cho.
Chương 16: Hệ-quả 208

quân địch. Tiểu-đoàn đã giao-chiến với các đơn-vị thuộc Sư-đoàn 325 Quân-
đội Bắc-Việt đang ngăn chặn các cuộc tấn-công của tiểu-đoàn bằng các đợt
pháo-kích hạng nặng, bao gồm cả đại-bác 130 ly. Tiểu-đoàn 11 phải đối đầu
các cuộc tấn-công trên bộ, hỏa-lực từ vũ-khí cá-nhân, và đại-liên. Tiểu-đoàn
còn bị tấn-công bởi ba chiến-xa của địch. Các chiến-binh nhảy-dù đã đẩy lùi
địch quân trở lại vị-trí xuất phát.22
Với sự yểm-trợ hữu-hiệu của pháo-binh và không-quân, cùng tinh-thần
chiến-đấu dũng mãnh của các chiến-binh nhảy-dù, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đã
giành được ưu thế, đánh bại quân địch trên đường tiến quân. Tiểu-đoàn 2 và 7
Nhảy-Dù theo sau để phòng-thủ ở bờ nam Mỹ-Chánh. Tiểu-đoàn 11 dừng quân
ở chân đồi, trấn-giữ khu-vực phía tây của phòng-tuyến. Trong lúc giao-chiến,
các mảnh đạn phóng lựu B-40 văng trúng Mễ. Quân-y của tiểu-đoàn chuyển
anh về hậu-cứ, rồi xe cứu-thương chuyển anh về quân-y-viện Phú-Bài để điều-
trị. Anh đã không ở lại lâu. Anh lê bước khỏi bệnh-viện chỉ sau vài ngày và trở
lại nắm quyền chỉ-huy, không để ý đến các vết thương trên mình.
Bộ Tổng-tham-mưu nhanh chóng tăng cường sức-mạnh tác-chiến cho
Quân-đoàn I. Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù được gửi đến vào ngày 22 tháng Năm, cùng
với bộ tư-lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù. Riêng với Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù, mãi đến
ngày 25 tháng Sáu mới hiện-diện để hoàn tất việc triển-khai toàn bộ Sư-đoàn
Nhảy-Dù cho Quân-đoàn I.23
Trong lúc đó, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù đã chiến-đấu ở mũi nhọn của một
trong những trận đánh quyết định nhất của chiến-dịch phía bắc. Tin-tức tình-
báo cho biết địch đang chuẩn-bị tấn-công trực tiếp vào chánh-diện của tiểu-
đoàn. Đại-tá Trần-Quốc-Lịch, Lữ-đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, đã thành-
lập một chiến-đoàn đặc-nhiệm với Tiểu-đoàn 11 là nòng cốt. Đại-tá Lịch đã sử-
dụng đại-đội 113 của Tiểu-đoàn 11 để giữ an-ninh các đơn-vị pháo-binh của lữ-

22
Võ-Trung-Tín và Nguyễn-Hữu-Viên, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù: Trận đánh chiến-xa ở
sông Mỹ-Chánh (11th Airbone Battalion: My Chanh River Tank Battle), trích và dịch từ
Binh-chủng Nhảy-Dù: Hai mươi Năm Chiến-sự (Paratroopers in 20 Years of War) (Tác-
giả xuất-bản, 2000), 2-3, ISBN 9781629881669.
23
Trưởng 60. John D. Howard, Đến trước, Về sau: Nhảy-Dù ở Việt-Nam với Sư-đoàn
101 Nhảy-Dù của Hoa-Kỳ và Sư-đoàn Nhảy-Dù của Việt-Nam Cộng-Hòa (First In, Last
Out: An American Paratrooper in Vietnam with the 101st and Vietnamese Airbone)
(Guilford, CT: Stackpole Book, 2017), 166.
Chương 16: Hệ-quả 209

đoàn. Thay vào đó, ông tăng-phái cho Mễ với hai đại-đội thuộc Tiểu-đoàn 3
Nhảy-Dù vừa đến từ mặt-trận An-Lộc. Đại-tá Lịch cũng tăng-phái Mễ một
thành-phần thiết-giáp từ Thiết-đoàn 17 Kỵ-Binh của Thiết-giáp-Binh Việt-Nam
Cộng-Hòa. Thiết-đoàn 17 Kỵ-Binh đã gửi cho Mễ hai mươi chiến-xa M-41 và
một chi-đội gồm bốn thiết-vận-xa M-113. Ngoài ra, Mễ còn nhận được một hệ-
thống hỏa-tiễn chống chiến-xa TOW tối-tân mới được đưa vào thử-nghiệm trên
chiến-trường Việt-Nam.24
Trận-đánh bắt đầu vào sáng sớm ngày 2 tháng Sáu. Pháo-binh hạng nặng
của địch rót xuống như mưa. Các chiến-binh nhảy-dù nghe tiếng chiến-xa của
Quân-đội Bắc-Việt đang tiến đến. Các tiền-sát-viên pháo-binh của lực-lượng
đặc-nhiệm đã bắt tay vào việc, tung ra các đợt pháo-kích từ pháo-binh cơ-hữu
của Sư-đoàn Nhảy-Dù vào các vị-trí quân cộng-sản trong tầm bắn và nã đạn
vào các chiến-xa đang tiến lên.
Mễ thực-hiện các điều-chỉnh cần thiết khi trận-đánh diễn ra, tạo ra các
ảnh hưởng tốt nhất đến cuộc chiến và ra lệnh điều động lực-lượng của mình
chống lại địch một cách hữu-hiệu nhất. Đại-úy Furrow đã sử-dụng hỏa-lực cơ-
hữu của Không-quân và Hải-quân Hoa-Kỳ để yểm-trợ cho kế-hoạch của Mễ.
Tuy nhiên, một toán gồm năm chiến-xa của Quân-đội Bắc-Việt đã vượt sông,
tiến thẳng về phía chính-diện của tiểu-đoàn. Đại-đội 111 cùng với hai đại-đội
của Tiểu-đoàn 3 đã phản-công rất hữu-hiệu bằng hỏa-lực pháo-binh và vũ-khí
chống chiến-xa, đã phá-hủy được ba chiến-xa và bắt sống chiếc thứ tư. Một đợt
không-kích tiếp-theo đã phá-hủy luôn chiến-xa thứ năm còn lại.
Mễ nghi-ngờ địch chỉ đánh thăm-dò phản-ứng và nhằm xác-định vị-trí
của tiểu-đoàn. Anh chờ đợi địch sẽ tấn-công nhiều hơn nữa. Đúng như anh tiên-
liệu, vào rạng sáng ngày hôm sau, Quân-đội Bắc-Việt phát-động đợt tấn-công
tổng-lực có sự tham-gia của Trung-đoàn 204 chiến-xa. Các chiến-xa T-54 và
các thiết-giáp-xa PT-76 lăn bánh tiến lên trước. Hàng nhiều trăm bộ-đội tùng-

24
TOW: Hỏa-tiễn được phóng đi bằng ống phóng có dây dẫn đường. TOW mới được đưa
vào thử-nghiệm trong Chiến-tranh Việt-Nam. Và sau đó được triển-khai nhanh chóng để
đối phó với việc Bắc-Việt sử-dụng chiến-xa trong chiến-dịch Tấn-công Phục-Sinh. Thiếu-
tá Peter Kama, đương-nhiệm cố-vấn-trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, đã lập-luận mạnh-mẽ
rằng các quân-nhân Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa phải được huấn-luyện sử dụng phiên-
bản trên mặt đất của hệ-thống. Các phi-hành-đoàn trực-thăng UH-1B của Hoa-Kỳ cũng
chỉ mới được trang-bị hỏa-tiễn TOW chỉ vài ngày trước đó.
Chương 16: Hệ-quả 210

thiết theo sau. Đội-hình của địch tấn-công vào lực-lượng đặc-nhiệm và tình-
trạng lộn-xộn xảy ra sau đó.
Các hỏa-tiễn dẫn-đường TOW đã hạ gục các chiến-xa dẫn đầu của địch.25
Các chiến-xa tăng-phái cho Mễ cũng nhắm đại-bác cẩn thận và tiêu diệt các
chiếc khác của địch. Các chiến-binh nhảy-dù đã tác-xạ bằng hỏa-tiễn chống
chiến-xa LAW vác vai để kết-liễu bất kỳ chiến-xa nào đến gần hơn. Một chiến-
xa của địch phát nổ, hất tung tháp pháo lên không trung. Các chiến-binh nhảy-
dù reo hò vang dội. Sự phấn khích bùng lên trong lúc trận-đánh đang diễn ra.
Các thuộc cấp của Mễ đã tiêu diệt và vô-hiệu-hóa được nhiều chiến-xa liên tiếp.
Hỏa-lực yểm-trợ của phía Hoa-Kỳ và các khu-trục cánh quạt A-1 Thiên-Kích
của Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa, cùng với pháo-binh, một lần nữa yểm-trợ
cho chiến-đoàn đặc-nhiệm một cách hữu-hiệu. Giữ chặt khẩu CAR-15 mà John
Duffy đã tặng trong tay, Mễ tiến ra phía trước và ra lệnh phản-công, chặn đứng
bộ-binh địch đang tiến lên và dồn chúng vào thế phải tháo chạy.
Trận-đánh kết-thúc vào trưa ngày 3 tháng Sáu với việc địch rút lui về
phía bắc qua Mỹ-Chánh. Trận-chiến kéo dài hai ngày đã làm phía Bắc-Việt tổn-
thất hai mươi bốn chiến-xa và một tiểu-đoàn bộ-binh (sáu đến bảy trăm bộ-đội
tử-trận). Lực-lượng đặc-nhiệm của Tiểu-đoàn 11 bị tổn-thất hai chiến-xa, mười
hai chiến-binh nhảy-dù tử trận, và hai mươi người bị thương. Bộ Tổng-tham-
mưu đã biểu-dương Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù là đơn-vị tiêu diệt nhiều chiến-xa
Bắc-Việt nhất trong cuộc Tấn-công Phục-Sinh 1972. Tiểu-đoàn đã ngăn chặn
hiểm-họa của Bắc-Việt đối với Huế và tạo điều-kiện để tái-chiếm Quảng-Trị.26
Với khả-năng chỉ-huy và sự dũng-cảm trong trận-đánh, Mễ lần thứ nhì
được ân-thưởng Anh-dũng Bội-tinh với Nhành Dương-liễu (Cross of Gallantry
with Palm) - phần thưởng cao quý nhất của quốc-gia cho các quân-nhân có
hành-động dũng-cảm.

25
Hoa-Kỳ chỉ cung-cấp một số ít hỏa-tiễn chống chiến-xa BGM-71 TOW phiên-bản mặt
đất cho Việt-Nam, còn hệ-thống gắn trên các trực-thăng không được chuyển-giao (N.D).
26
Võ-Trung-Tín và Nguyễn-Hữu-Viên, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù: Trận đánh chiến-xa ở
sông Mỹ-Chánh (11th Airbone Battalion: My Chanh River Tank Battle), trích và dịch từ
Binh-chủng Nhảy-Dù: Hai mươi Năm Chiến-sự (Paratroopers in 20 Years of War) (Tác-
giả xuất-bản, 2000), ISBN 9781629881669.
Chương 16: Hệ-quả 211

Đại-đội Trinh-sát của Lữ-đoàn 2 sau đó đếm được 119 chiến-xa của địch
bị tiêu diệt ở mặt-trận của lữ-đoàn. Trận đánh chiến-xa ở Mỹ-Chánh trở thành
sự-kiện dẫn-đầu trong chiến-dịch. Cuộc tấn-công của địch khi đó lên đến đỉnh
điểm. Họ đã đánh mất lợi thế. Từ chỗ tấn-công đã phải lùi lại để phòng-thủ.27
Ngày 28 tháng Sáu năm 1972, Quân-đoàn I phát-động Chiến-dịch Lam-
Sơn 72 để tái-chiếm Quảng-Trị, đồng thời với việc giữ an-ninh ở hai hướng tấn-
công phía tây và phía nam của Huế. Sư-đoàn Nhảy-Dù vượt sông Mỹ-Chánh
và tấn-công lên phía bắc dọc theo phía tây của Quốc-lộ 1, con đường huyết
mạch từ bắc xuống nam của Việt-Nam. Cùng lúc đó, Sư-đoàn Thủy-quân Lục-
chiến tiến song-song dọc theo phía đông của Quốc-lộ 1 ra đến duyên hải.
Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù trách-nhiệm đánh chiếm đầu cầu phía bắc Mỹ-
Chánh. Vào ngày 2 tháng Bảy, Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù phát-động tấn-công tổng-
lực, Tiểu-đoàn 9 và 11 Nhảy-Dù được trực-thăng-vận vào vị-trí cách thị-xã
Quảng Trị sáu dặm về phía nam, và Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù thì tiến quân theo
trục đường bộ. Đại-tá Lịch đặt Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù tiến quân ở trục giữa của
lữ-đoàn, kẹp hai bên là Tiểu-đoàn 7 và 9 Nhảy-Dù. Đại-tá Lịch cũng tăng-phái
cho Mễ một chi-đội chiến-xa M-48 Patton, một chi-đội thiết-vận-xa M-113, hai
đại-đội Lực-lượng Đặc-biệt28, và một tiểu-đoàn Địa-Phương-Quân. Lực-lượng
hỗn-hợp tấn-công lên phía bắc về hướng Vương-cung Thánh-đường La-Vang
(La Vang Basilica), cách trung-tâm thị-xã Quảng-Trị hơn một dặm về phía nam.
Sư-đoàn Thủy-quân Lục-chiến tiếp-tục tấn-công dọc theo phía đông
Quốc-lộ 1. Sư-đoàn 1 Bộ-binh trách-nhiệm các cuộc hành-quân về phía tây Huế
để trấn-áp các lực-lượng Bắc-Việt ở đó. Liên-đoàn 1 Biệt-Động-Quân tiến-hành
các cuộc hành-quân yểm-trợ theo yêu-cầu của Quân-đoàn I. Ba sư-đoàn Nam
Việt-Nam đã chiến-đấu với sáu sư-đoàn từ miền Bắc. Tuy nhiên, Nam Việt-

27
Phỏng-vấn Peter Kama vào ngày 13-01-2018.
28
Lúc này danh-xưng Lực-lượng Đặc-biệt không còn được sử-dụng, vì binh-chủng này
giải-thể vào tháng 08-1970, và hậu-thân là Liên-đoàn 81 Biệt-Cách-Dù (81st Airbone
Ranger Group) theo sự liên-hợp của Tiểu-đoàn 81 Biệt-Cách-Dù và Trung-tâm Hành-
quân DELTA. Hai đại-đội tăng phái cho Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù gồm Đại-đội 1 Xung-
kích của Đại-úy Nguyễn-Ích-Đoan và Đại-đội 4 Xung-kích của Trung-úy Lê-Đắc-Lực,
và là nổ-lực chính tái-chiếm Vương-cung Thánh-đường La-Vang. Xem thêm hồi-ký Tàn
cơn binh lửa của Đại-úy Biệt-Cách-Dù Lê-Đăc-Lực được phổ-biến trên Internet (N.D).
Chương 16: Hệ-quả 212

Nam đã tiến lên phía trước với sự kiên-cường, dũng-cảm, và sự yểm-trợ hỏa-
lực hùng-hậu của Không-quân và Hải-quân Hoa-Kỳ.29
Ngày 4 tháng Bảy năm 1972, khi chiến-dịch tái-chiếm lãnh-thổ và đe-
dọa siết chặt xung quanh thị-xã Quảng-Trị đang diễn ra, Quân-đội Bắc-Việt đã
tập-trung lực-lượng lớn để phản-công. Thiếu-tá Peter Kama, vẫn là cố-vấn-
trưởng của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù, đã đối đầu trực-diện với một lực-lượng lớn của
địch ngay trước mặt-trận của lữ-đoàn. Anh phải dùng chiến-thuật tắm máu địch.
Anh sử-dụng các mối liên-lạc trực-tiếp của mình với Đại-tướng Weyand để
yêu-cầu chuyển hướng các phi-vụ oanh-tạch B-52.30 Một cú điện-đàm từ Đại-
tướng đến Tư-lệnh Đệ-thất Không-lực (7th Air Force) đã được xác-nhận.31 Tin-
tức báo về Kama là các phi-vụ B-52 sẽ đến trong vòng bốn giờ nữa.
Thiếu-tá Kama sắp-xếp một chiếc bàn với khăn trải bàn màu trắng và các
tấm kính. Đại-tá Lịch, bộ tham-mưu của ông và các cố-vấn Hoa-Kỳ của lữ-đoàn
tập-hợp quanh bàn ăn trưa. Peter khui lon Coca-Cola và vài chai VSOP cùng
với một số viên nước đá. Các oanh-tạc-cơ B-52 thả bom chính-xác vào buổi
trưa. Mặt đất rung chuyển, dồn dập về phía Quân-đội Bắc-Việt. Với cognac và
coca, tất cả cùng nâng ly khi Peter Kama nâng ly:
“Cuộc chiến vĩ-đại của các anh sắp giành chiến-thắng. Chúc mừng ngày
4 tháng Bảy!”

29
Trưởng, 64-66.
30
Đại-tướng Weyand đang là Tư-lệnh-Phó đặc trách Hành-quân MACV trở thành Tư-
lệnh MACV vào ngày 30-06-1972, thay thế cho Đại-tướng Creighton W. Abrams trở về
Hoa-Kỳ giữ chức Tham-mưu-Trưởng Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army, Chief of Staff).
31
Đệ-thất Không-lực (7th Air Force), thuộc Không-lực Thái-Bình-Dương (Pacific Air
Forces - PACAF)), trách-nhiệm toàn bộ không-lực chiến-thuật (TACAIR) của Hoa-Kỳ ở
chiến-trường Nam Việt-Nam, và nằm dưới quyền kiếm-soát hành-quân của MACV. Đối
với không-quân chiến-lược B-52 ở Nam Việt-Nam, MACV có thể đề-xuất mục-tiêu
(nominate target), nhưng quyền chỉ-huy và điều-khiển (command & control) đối với B-
52 thuộc về Bộ Tư-lệnh Không-quân Chiến-lược (SAC). Về phương-diện liên-lạc, một
đơn-vị liên-lạc (liaison unit) thuộc Bộ Tư-lệnh Không-quân Chiến-lược Tiền-phương
(Strategic Air Command Advanced Echelon - SACADVON) được đặt ở cạnh MACV
gần phi-trường Tân-Sơn-Nhất làm đầu mối liên-lạc cho các phi-vụ B-52 ở Nam Việt-
Nam. Về trách-nhiệm tiến-hành oanh-tạc thuộc 43rd Strategic Wing (43th Strategic
Wing) ở Căn-cứ không-quân Andersen (Guam) và Không-đoàn Chiến-lược 307 (307th
Strategic Wing) ở Utapao (Thái-Lan) (N.D).
Chương 16: Hệ-quả 213

Chiến-trận giằng-co vẫn tiếp-tục. Lữ-đoàn đã tạo được áp-lực về phía


trước với Tiểu-đoàn 11 vẫn là nỗ-lực đi đầu. Họ đã đánh bại các lực-lượng
Quân-đội Bắc-Việt và tái-chiếm Vương-cung Thánh-đường La-Vang vào ngày
6 tháng Bảy năm 1972. Các chiến-binh nhảy-dù đã kiểm-soát và đẩy lùi quân
địch đến vòng đai thị-xã. Hai bên tiếp-tục các cuộc giao-tranh dữ dội ở khu-vực
trung-tâm, trong một chiến-dịch đẩm máu, giành giật từng ngôi nhà một cách
chậm chạp.
Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù trách-nhiệm tấn-công về hướng tây để chiếm giữ
cây cầu bắc qua sông Thạch-Hãn nhằm chặn đường tăng-viện của Quân-đội
Bắc-Việt vào thị-xã Quảng-Trị. Mễ đưa Đại-đội 112 của Đại-đội-trưởng
Hoàng-Ngọc-Hùng làm nỗ-lực đi đầu. Một cuộc giao-tranh lớn đã xảy ra sau
đó. Vào ngày 22 tháng Bảy, Đại-úy Hùng, tức Hùng Móm, người chiến-binh
sống sót sau trận-đánh trên Đồi Charlie, đã tử-trận tại nơi chỉ cách ngôi nhà của
gia-đình anh ở thị-xã Quảng-Trị, nơi anh sinh ra chỉ một trăm thước.32

32
Đại-úy Hoàng-Đức-Hùng (Hùng Móm) là bào-đệ của nhà văn Tuệ-Chương Hoàng-
Long-Hải, cựu Đại-úy Cảnh-sát-Trưởng quận Kiên-Tân, tỉnh Kiên-Giang. Dưới đây là
một đoạn trích của nhà văn viết về bào-đệ của mình:
“Ngày 14 tháng Bảy năm 1972, Hùng Móm tử-trận, gia-đình làm đám ở An-Cựu, thị-xã
Huế. Một trung-sĩ Nhảy-Dù dưới quyền theo quan tài Hùng Móm về nhà, kể: “Trước khi
“Ông Thầy” (chỉ Hùng Móm, vì lính thường gọi sĩ-quan của mình bằng “Ông Thầy) chết,
cả đại-đội đuổi theo Việt-Cộng bắn xe tăng, vui muốn chết”.
- Mẹ tôi nói: “Đánh giặc mà vui cái chi!”
Anh trung-sĩ giải-thích: “Vui lắm “mệ”! Tụi Việt-Cộng không biết đánh xe tăng, chạy
ngời-ngời trên đường, không có lính theo bảo-vệ. Thấy xe đồng bọn bị cháy, tụi nó cũng
chạy luôn. “Ông Thầy” với bọn con quăng M-16 cho khỏi vướng, cầm M-72 chạy theo,
núp bắn. Bắn ngay vào máy hay bình xăng, chắc ăn mười chiếc như một. Trúng đạn, xe
tăng tụi nó cháy bùng lên, coi đã mắt…
“Ông Thầy nói với tiểu-đoàn, “ổng” là dân Quảng-Trị, tình-nguyện đi đầu. Trong “ba-lô”
ông, sau khi “ổng” chết, còn một lá cờ, một chai “xâm-banh”. Hễ chiếm xong thị-xã, ông
về tới nhà, “treo cờ trên nhà mình, mở “xâm-banh” uống chơi.
Trên đường La-Vang, hai bên là doanh-trại cũ của mình. Hồi trước, mình ở trong đồn, tụi
nó muốn đánh phải chờ đêm tối mới dám vô. Bây giờ ngược lại, tụi nó ở trong đồn, mình
ở ngoài đánh vô. “Ông Thầy” xin với tiểu-đoàn cho đánh đêm. Ngày nghỉ, chờ trời tối,
mình tấn-công. Tụi nó có cái dở là xe tăng tụi nó ở ngoài đồn, lính tụi nó ở trong đồn.
Chờ tối, tụi tui ôm M-72, bò tới gần, bắn cháy, mười chiếc như một. Xe tăng cháy, tụi nó
trong đồn sợ hãi bỏ chạy luôn, nên từ Nhà Thờ đánh tới Quốc-1ộ 1 cũng dễ. Tới Ga xe
lửa thì tụi tui khựng lại.
Chỗ nhà Ga xe lửa là tiền đồn của Cổ-Thành. Đánh hai ngày không thủng. Ngày 14, “Ông
Thầy” ngồi nghỉ trong một cái quán “bi-da” bên cạnh Cầu Lòn. Tụi nó pháo quấy rối thôi
Chương 16: Hệ-quả 214

Cuộc tấn-công vào Cổ-thành kiên-cố của thị-xã Quảng-Trị đã gợi lại
những ký-ức về trận đánh ở cố-đô Huế trong đợt Tết 1968. Giao-tranh ác-liệt
đã diễn ra, nhưng các lực-lượng nhảy-dù, được tăng-viện từ các thành-phần của
Liên-đoàn 1 Biệt-Động-Quân, đã thắng thế. Họ đã vào đến sát Cổ-thành vào
ngày 23 tháng Bảy năm 1972 với tổn-thất cao. Mễ gửi Đại-đội 111 của tiểu-
đoàn, dưới quyền tân đại-đội-trưởng Trung-úy Đinh-Viết-Trinh, một cựu-binh
khác ở trận Đồi Charlie, đến tăng-cường cho Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù cho cuộc
tấn-công vào Cổ-thành. Phần còn lại của Tiểu-đoàn 11, cùng với các Tiểu-đoàn
6 và 9 Nhảy-Dù, tiếp-tục chiến-đấu ở phía nam thị-xã Quảng-Trị, yểm-trợ cho
cuộc hành-quân Cổ-thành bằng cách tiêu diệt các lực-lượng Quân-đội Bắc-Việt
tăng-viện và ở các vùng xung quanh đó.
Một sự nhầm lẫn từ quân bạn đã hủy hoại nỗ-lực của ngày hôm đó. Một
quả bom 500 cân đã thả nhầm vào vị-trí quân bạn làm thiệt-mạng bốn mươi lăm
chiến-binh nhảy-dù và bị thương gần một trăm người. Một cuộc phản-công kịp
thời của địch đã lấy đi phần đất bị mất. Một góc Cổ-thành vừa mới chiếm được
một cách khó khăn đã nhanh chóng bị đánh mất. Lực-lượng nhảy-dù tham-gia
tấn-công phải lùi lại, và gần như tan hàng.33 Sư-đoàn Thủy-quân Lục-chiến

mà mảnh đạn trúng ổng. Ổng chết ngay tại chỗ. Có một ông mới đậu luật-sư, bên Pháp
về, xin đi theo đơn-vị tiền-phương. Ông nầy bị mảnh đạn vào mắt. Khi tụi em khiêng
“Ông Thầy” ra trực-thăng, tay “Ông Thầy” còn giựt giựt, tóc quăn ông bay bay theo gió.
Ổng chết rồi. Tụi em khóc dữ. Em xin tiểu-đoàn cho em đi theo “Ông Thầy” về bệnh-
viện Nguyễn-Tri-Phương…” (Nguồn: Về nước, thấy gì, nghĩ gì? Bài 29: Chuyện 30 tháng
Tư, nhà văn Tuệ-Chương Hoàng-Long-Hải) (N.D).
33
Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù dưới quyền chỉ-huy của Trung-tá Nguyễn-Chí-Hiếu (Minh-
Hiếu), là nỗ-lực chính tấn-công vào Cổ-thành từ phía đông. Tóm tắt diễn-tiến như sau:
• Trưa ngày 11-07-1972, cánh tiên-phong do Thiếu-tá Tiểu-đoàn-phó Bùi-Quyền (Tố-
Quyên) chỉ-huy gồm Đại-đội 51 (Đại-úy Đại-đội-trưởng Trương-Đăng-Sĩ) và Đại-đội
52 (Trung-úy Đại-đội-trưởng Hồ-Tường) xuất-phát từ Quy-Thiện tiến vào chiếm lang
Trí-Bưu để làm bàn đạp tấn-công vào Cổ-thành.
• Sáng sớm ngày 15-07-1972, cánh tiên-phong được tăng phái Đại-đội 54 (Trung-úy
Đại-đội-trưởng Nguyễn Vũ-Dương).
• Khuya ngày 17-07-1972, tăng-phái Đại-đội Trinh-sát 2 Nhảy-Dù (Đại-úy Đại-đội-
trưởng Trương-Văn-Út). Đại-đội 54 về trừ-bị, giữ an-ninh lộ-trình tản-thương và tiếp-
tế từ Trí-Bưu về Quy-Thiện – nơi đặt bộ chỉ-huy Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù cùng các Đại-
đội 50 và 53 làm trừ-bị cho cánh tiên-phong.
• Tối ngày 22-07-1972, tăng-phái Đại-đội 111 Nhảy-Dù (Trung-úy Đại-đội-trưởng
Đinh-Viết-Trinh) của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù. Trung-úy Trinh (Tú-Trinh) từng là một
trung-đội-trưởng dưới quyền của Đại-úy Sỹ (Sỹ-Biên) khi còn Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù
Chương 16: Hệ-quả 215

được chỉ-định thay thế Sư-đoàn Nhảy-Dù tái chiếm cổ-thành từ ngày 26 tháng
Bảy, và họ sẽ phải hứng chịu nhiều tổn-thất trong thời-gian sắp tới.34
Giao-tranh ác-liệt vẫn tiếp-tục diễn ra trong gần hai tháng nữa.
Vào ngày 16 tháng Chín, sau hơn mười một tuần chiến-đấu, các Thủy-
quân Lục-chiến cuối cùng đã đánh đuổi quân Quân-đội Bắc-Việt ra khỏi Cổ-
thành và giương cao quốc-kỳ Việt-Nam Cộng-Hòa trên Cổ-thành. Thiếu-tá Lê-
Văn-Mễ quay sang cố-vấn Hoa-Kỳ nở nụ cười thật tươi. Đại-úy Woody Furrow
nhìn anh và tuyên-bố: “Anh đã đến được. Anh đã thắng rồi. Anh đã thắng cuộc
chiến!”

nên rất quen lối đánh của tiểu-đoàn này. Đại-đội 111 vào thay Đại-đội Trinh-sát 2 của
Đại-úy Út-Bạch-Lan về làm trừ-bị, giữ đầu cầu với hậu-tuyến cùng với Đại-đội 54.
Lúc này cánh tiên-phong của ba đại-đội chỉ còn cách Cổ-thành khoảng 60 thước, ở
vị-trí ngã ba đường Duy-Tân, Lê-Văn-Duyệt và Hương-lộ 555.
• Sáng sớm ngày 24-07-1972, tăng-phái hai đại-đội của Chiến-đoàn 3 Xung-kích, Liên-
đoàn 81 Biệt-Cách-Dù, dưới quyền chỉ-huy của Thiếu-tá Chiến-đoàn-trưởng Phạm-
Châu-Tài với Đại-đội 3 Xung-kích (Trung-úy Đại-đội-trưởng Dương-Thường-Ngộ)
và Đại-đội 4 Xung-kích (Trung-úy Đại-đội-trưởng Lê-Đắc-Lực).
• Ngày 24-07-1972, cánh tiên-phong kiểm-soát được toàn bộ làng Trí-Bưu và chuẩn-bị
tấn-công vào Cổ-thành.
• Khuya ngay 24 đến rạng sáng 25-07-1972, toán “Quyết-Tử” gồm 8 người của Đại-
đội 51 đi thám-sát tình-hình và trèo qua tường Cổ-thành cắm cờ, rồi bị tiêu-diệt.
• 8 giờ sáng ngày 26-07-1972, Không-quân Hoa-Kỳ sử-dụng Smart-Bomber đánh sập
một mảng tường thành ở phía đông-bắc để hai Đại-đội 51 và 52 xung-phong vào Cổ-
thành. Trong lúc đó, Đại-đội 111 bắn xối xả lên tường thành phía Duy-Tân để thu hút
và kềm chân địch, rồi theo Đại-đội 51 và 52 vào thành; hai Đại-đội Xung-kích Biệt-
Cách-Dù cũng thực-hiện tương-tự ở phía đường Lê-Văn-Duyệt.
• Sau khi Đại-đội 51 và 52 vào được Cổ-thành và đánh đến cột cờ Bộ chỉ-huy Tiểu-khu
thì bị Không-quân Hoa-Kỳ thả bom lầm làm thiệt-hai hơn nửa quân-số tham chiến.
Nguyên-nhân được cho là do khói vàng đánh dấu vị-trí thả bom bị gió từ phía sông
Thạch-Hãn thổi về trùm lên vị-trí hai Đại-đội 51 và 51 đang đánh ở vị-trí cột-cờ khiến
phi-công Hoa-Kỳ nhận-diện nhầm mục-tiêu.
Đến đây thì Sư-đoàn Nhảy-Dù được lệnh dừng lại, rút ra để nhường lại cho Sư-đoàn
Thủy-quân Lục-chiến.
Tham khảo: Tú-Quyên (Bùi-Quyền), Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù tại Tri-Bưu – Mùa hẻ đỏ lửa
1972, Đặc-san Đa-hiệu, số 111 & 112, 2017. Và các hồi-ký, bài viết đã được phổ-biến
trên mạng điện-toán Internet của những người trực-tiếp tham-gia đợt tấn-công này vào
Cổ-thành như Đại-úy Trương-Đăng-Sỹ (Đại-đội 51), Trung-úy Hồ-Khang (Đại-đội 52),
Đại-úy Trương-Văn-Út (Đại-đội Trinh-sát 2), Thiếu-tá Phạm-Châu-Tài (Chiến-đoàn 3
Xung-kích), Trung-úy Lê-Đắc-Lực (Đại-đội 4 Xung-kích), v.v… (N.D).
34
Trưởng, 67-70. Howard, 180.
Hậu-luận 216

HẬU-LUẬN

Chiến-thắng Quảng-Trị đã đem mang đến một thời khắc huy-hoàng nhất
cho Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa. Họ đã tiếp nhận toàn bộ gánh nặng của
cuộc chiến trên bộ từ phía đồng-minh Hoa-Kỳ và đánh bại được đối-thủ Bắc-
Việt trong chiến-dịch tấn-công lớn nhất từ trước đến nay trong suốt cuộc chiến
– cũng phải nhìn nhận một phần nhờ vào không-yểm mạnh-mẽ của Hoa-Kỳ.
Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã đánh bại Quân-đội Bắc-Việt ở cả ba mặt-trận
trong cuộc Tấn-công Phục-Sinh: An-Lộc, Kon-Tum, và bây giờ là Quảng-Trị.
Đối với Lê-Văn-Mễ, thắng-lợi này đánh dấu đỉnh cao trong đời binh-
nghiệp của anh. Thắng-lợi mang đến niềm hãnh-diện lớn lao cho Tiểu-đoàn 11
Nhảy-Dù. Thắng-lợi cũng cho các chiến-binh nhảy-dù được nếm trải một cuộc
phục-hận ngọt-ngào. Dưới quyền chỉ-huy của Mễ, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù từ
chỗ gần như bị tan hàng ở Đồi Charlie, một lần nữa vùng dậy như một cỗ máy
chiến-đấu mạnh-mẽ, giữ một vai-trò then chốt trong thắng-lợi huy-hoàng sau
cùng của Nam Việt-Nam trong chiến-tranh. Quân-đội đã tưởng thưởng cho Mễ
khi thăng-cấp trung-tá đặc-cách tại mặt-trận, và phân-định anh làm Trưởng
Phòng 3 (G-3, Hành-quân và Huấn-luyện) trong bộ tham-mưu Sư-đoàn Nhảy-
Dù ở Sài-Gòn. Anh đã ở đỉnh cao danh-vọng: giành chiến-thắng, được thăng
thưởng lên vị-trí tham-mưu cao-cấp, và tận hưởng sự xa-hoa là thời-gian được
ở gần gia-đình.
Tình-hình tương đối yên ổn giữa các lực-lượng đối kháng trong khoảng
thời-gian. Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã đẩy địch quân ra khỏi tất cả các
đô-thị lớn, nhưng địch vẫn còn kiểm-soát được các vùng nông-thôn rộng lớn.
Các vị-trí thay đổi rất ít trong những tháng tới. Vào ngày 27 tháng Một năm
1973, các bên tham-chiến đã ký Hiệp-ước Hòa-bình Ba-Lê (Paris Peace
Accords) với những hy-vọng ngây thơ về một tương-lai bền-vững. Rồi thế-giới
của Nam Việt-Nam bắt đầu sụp đổ.1

1
Ngô-Quang-Trưởng, Tấn-công Phục-Sinh 1972 (The Easter Offensive of 1972) (Hoa-
Thịnh-Đốn: Trung-tâm Quân-Sử Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army Center of Military
Hậu-luận 217

Vụ scandal Watergate đã phá-hủy chánh-quyền Nixon. Điều đó đã mở ra


cơ-hội để Quốc-Hội Hoa-Kỳ thông qua Tu-chính Case-Church (Case-Church
Amendment) vào tháng Sáu năm 1973, chấm dứt sự can thiệp của Hoa-Kỳ vào
Chiến-tranh Việt-Nam. Tuy nhiên, phía hành-pháp vẫn được phép tiếp-tục viện-
trợ trang-bị quân-sự, đạn dược, nhiên liệu và kinh-tế. Nixon từ chức vào tháng
Tám và chuyển giao chức-vụ tổng-thống cho Gerald Ford. Dân-chúng Hoa-Kỳ
đã quá mệt-mỏi với cuộc chiến kéo dài. Các chính-trị-gia được bầu từ dân-
chúng đại-diện cho quan-điểm đó. Khi những người cộng-sản vi phạm trắng-
trợn các điều-khoản của hiệp-ước hòa-bình đã được các bên ký kết, và Nam
Việt-Nam trông chờ vào sự trợ giúp từ phía Hoa-Kỳ, Quốc-Hội Hoa-Kỳ đã cắt
ngân-sách viện-trợ cho Nam Việt-Nam.2
Bắc-Việt đã nhận ra tín-hiệu để phát-động một chiến-dịch tổng-lực vào
năm 1975 vì biết Hoa-Kỳ đã bỏ rơi đồng-minh lâu năm là Nam Việt-Nam.
Chiến-dịch đã diễn ra nhanh chóng. Nam Việt-Nam bị cạn kiệt ngân-quỹ, thiếu
hụt linh-kiện thay thế, nhiên liệu và đạn dược. Tinh-thần sa sút. Các lực-lượng
đã thất thủ trước các sư-đoàn Quân-đội Bắc-Việt được trang-bị và tiếp-vận đầy
đủ. Không-lực Việt-Nam Cộng-Hòa đã bỏ lại các khu-trục chiến-đấu còn sử-
dụng được khi di-tản các căn-cứ không-quân chỉ vì không còn đủ nhiên-liệu.3
Các tiểu-đoàn pháo-binh thì thiếu-hụt đạn dược. Tình-hình nhanh chóng trở nên
không thể vãn-hồi cho đến khi Sài-Gòn cuối cùng rơi vào tay cộng-sản vào ngày
30 tháng Tư năm 1975.4

History), 1980) 74-75. Henry Kissinger, Kết-thúc Chiến-tranh Việt-Nam: Lịch-sử Can
thiệp và Triệt-xuất của Hoa-Kỳ trong Chiến-tranh Việt-Nam (Ending the Vietnam War:
A History of America's Involvement in and Extraction from the Vietnam War) (Nữu-Ước:
Simon & Schuster, 2003), 429-30.
2
Kissinger, 486-87, 505-13. James H. Willbanks, Bỏ rơi Việt-Nam: Làm thế nào Hoa-Kỳ
ra đi và Nam Việt-Nam đã đánh mất cuộc chiến của họ (Abandoning Vietnam: How
America Left and South Vietnam Lost Its War) (Lawrence: Nhà xuất-bản Đại-học Kansas
(University Press of Kansas), 2004), 217-18, 229-31.
3
Riêng với Phi-đoàn Khu-trục 530 Thái-Dương ở Pleiku, đơn-vị đã thực-hiện các phi-vụ
không-yểm cảm-tử cho trận-đánh ở Đồi Charlie, gần như toàn bộ các khu-trục Thiên-
Kich đã phải ngưng hoạt-động do thiếu thốn nhiên-liệu và phụ-kiện thay thế (N.D).
4
Cao-Văn-Viên, Lần sụp-đổ sau cùng (The Final Collapse) (Hoa-Thịnh-Đốn: Trung-tâm
Quân-Sử Lục-quân Hoa-Kỳ (U.S. Army Center for Military History), 1985), 46-55. [Nhà
nghiên-cứu Nguyễn-Kỳ-Phong chuyển ngữ quyển The Final Collapse sang tiếng Việt,
với sự bổ-túc của Đại-tướng Cao-Văn-Viên, với tựa-đề “Những ngày cuối cùng của Việt-
Nam Cộng-Hòa”, do Albatros ấn-hành năm 2003 (N.D)].
Hậu-luận 218

Hoa-Kỳ đã phải trả một cái giá đắt khi chiến-đấu để bảo-vệ tự-do của
Việt-Nam Cộng-Hòa: 58.328 người Hoa-Kỳ đã tử-trận, hơn 300.000 người bị
thương, nhiều người trong số họ bị thương tật cả về thể-chất và tinh-thần, và
hơn 1.500 người vẫn còn được xem là mất tích (MIA) trong chiến-tranh. Việt-
Nam cũng ghánh chịu tổn-thất nặng nề. Các số-liệu khác nhau giữa các nguồn,
nhưng hầu hết đều đưa ra con số tổn-thất của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa là
hơn 250.000 người đã tử-trận. Cả quốc-gia Việt-Nam chứng-kiến hơn hai triệu
quân-nhân và thường-dân đã thiệt-mạng, và hàng triệu người bị thương.5
Nhưng còn về những người đã từng chiến-đấu tại Căn-cứ hỏa-lực Charlie
thì sao? Điều gì đã xảy ra với các chiến-binh anh-dũng, những người đã tận-lực
phòng-thủ Đồi Charlie, những người đã thể hiện lòng dũng-cảm phi-thường như
vậy, rồi chiến-thắng của họ bị lãng-phí, và cuối cùng tổ-quốc của họ đã rơi vào
tay của đối phương?
John Duffy đáp chuyến bay từ Việt-Nam về Hoa-Kỳ vào ngày 30 tháng
Tám năm 1972. Anh làm việc ở Fort Devens, tiểu-bang Massachusetts, với tư-
cách cố-vấn cho một đại-đội thuộc Lực-lượng Đặc-biệt Trừ-bị Lục-quân (Army
Reserve Special Forces). Ngoài ra, anh còn là cố-vấn thường-trực cho một tiểu-
đoàn và một lữ-đoàn thuộc thành-phần trừ-bị. Anh tình-nguyện trở lại phục-vụ
chuyến công-tác lần thứ tư ở Đông-Nam-Á vào tháng Sáu năm 1973. Lục-quân
đã phân-định anh về Liên-đoàn Hoạt-động Yểm-trợ Hoa-Kỳ (U.S. Support
Activities Group), hậu-cứ tại Căn-cứ Không-quân Hoàng-gia Thái-Lan ở
Nakhon Phanom, Thái-Lan. Tại đây, anh tham-gia trong toán cố-vấn cho các
lực-lượng võ-trang Cao-Miên trong cuộc chiến chống quân nổi dậy cộng-sản
và giúp điều-phối các chiến-dịch không-quân của Hoa-Kỳ vẫn còn tiếp-tục ở
Ai-Lao và Cao-Miên.
Khi nhiệm-vụ kết-thúc vào tháng Tám, Duffy đã xoay-sở để được thuyên-
chuyển đến Trung-tâm Giải quyết Tổn-thất Liên-hợp (Joint Casualty Resolution
Center - JCRC), nằm ở cùng căn-cứ. Trung-tâm được hình-thành từ các tài-

5
Thí-dụ, xem Charles Hirschman et all., Tổn-thất nhân-mạng của Việt-Nam trong chiến-
tranh: Một ước-lượng mới (Vietnamese Casualties during the War: A New Estimate),
Tạp-chí Dân-số và Phát-triển, 21, số 4 (tháng 12-1995): 783-812, và Rudolf J. Rummel,
Nhà-nước Chiến-tranh Việt-Nam (The Vietnamese War State), chương 6 trong Diệt-
chủng và Thảm-sát hàng loạt từ năm 1900 (Genocide and Mass Murder Since 1900)
(Nữu-Ước: LIT Verlag), 1998.
Hậu-luận 219

nguyên của MACV-SOG sau khi giải thể. Các toán JCRC đã lùng-sục các địa-
điểm trong rừng rậm để tìm-kiếm hài-cốt, kiểm-tra tình-trạng của các quân-
nhân Hoa-Kỳ được liệt-kê là mất tích lúc thi-hành nhiệm-vụ (KIA), một nỗ-lực
được phát-triển qua nhiều năm và tiếp-tục cho đến ngày nay, trên phạm-vi toàn-
cầu, với tư-cách là Cơ-quan Kiểm-kê Tù-binh/Mất-tích (POW/MIA
Accounting Agency) thuộc Bộ Quốc-phòng. John Duffy đã chỉ-huy một trong
các toán với các trách-vụ sang Ai-Lao, Cao-Miên, và trở lại Nam Việt-Nam.
Cấp trên trực-tiếp của anh và chỉ-huy căn-cứ phát-xuất là Trung-tá Charlie
Beckwith, người mà sau này sẽ thành-lập Lực-lượng Delta (Delta Force) của
Hoa-Kỳ. Thiếu-tá John Duffy đáp chuyến bay cuối cùng từ Đông-Nam-Á trở
lại quê nhà vào ngày 28 tháng Năm năm 1974.
Sau khi giải-ngũ năm 1976, Duffy trở thành chủ-tịch của một công-ty
xuất-bản và sau đó là sáng-lập-viên kiêm chủ-tịch của một công-ty về đầu-tư.
Trong suốt thời-gian đó, anh tiếp-tục đọc sách và làm thơ. Anh đã tạo ra một
website dành đăng các bài thơ của mình6 và đã viết sáu tập thơ, trong đó có
Trận-đánh ở Charlie (The Battle for Charlie). Thật vậy, John Duffy đã được
các chiến-hữu Việt-Nam đặt cho biệt-danh là “Đỗ-Phủ” (Du Fu) trong trận-
đánh ở Charlie. Đỗ-Phủ là một thi-sĩ-chiến-binh lừng-danh của Trung-Quốc, và
biệt-danh này gần giống với cách phát âm tiếng Việt của từ “Duffy.”
Thiếu-tá Duffy là một trong số các sĩ-quan được tưởng thưởng nhiều huy-
chương nhất trong Chiến-tranh Việt-Nam. Thiếu-tá Peter Kama, sĩ-quan cấp
trên của anh trong trận-đánh ở Đồi Charlie, đã đệ-trình lên thượng-cấp tưởng
thưởng Danh-dự Bội-tinh cho các hành-động dũng-cảm phi-thường của anh ở
Đồi Charlie. Lục-quân đã rút xuống thành Lục-quân Huân-chương
(Distinguished Service Cross) - huy-chương xếp hàng thứ hai của quốc-gia
dành cho các hành-động dũng-cảm phi-thường trong Quân-lực. Trung-tá Kama
không bao giờ từ bỏ niềm tin rằng Duffy xứng đáng được ân-thưởng Danh-dự
Bội-tinh. Kama đã gửi lại đệ-trình vào năm 2012. Sau nhiều năm trì-hoãn trong
sự quan-liêu, Bộ Lục-quân đã triệu tập một hội-đồng các sĩ-quan để tái xem-xét
vào năm 2017. John Duffy đang chờ quyết-định.7

6
Xem thêm tại www.epoetryworld.com
7
Hồ-sơ đệ-trình ân-thưởng Danh-dự Bội-tinh cho thiếu-tá cố-vấn John Duffy đăng trực-
tuyến tại https://epoetryworld.com/3/miscellaneous11.htm. Tiếc là cựu Trung-tá Peter
Hậu-luận 220

Các huy-chương và ân thưởng khác của Duffy bao gồm Chiến-sĩ Bội-
tinh (Soldier's Medal), bốn Ngôi-sao Đồng (Bronze Stars) với một huy-hiệu chữ
V (Valo device)”, tám Trái-tim Tím (Purple Heart) cho các lần bị thương trong
tác-chiến, bảy Không-quân Bội-tinh (Air Medals) với sáu huy-hiệu chữ V, ba
Lục-quân Bội-tinh (Army Commendation Medals) với huy-hiệu chữ V, và
tưởng thưởng cao nhất về lòng dũng cảm của Việt-Nam Cộng-Hòa là Anh-dũng
Bội-tinh với Nhành Dương-liễu (Cross of Gallantry with Palm), cùng hai phần
thưởng khác với Ngôi-Sao Bạc (Silver Stars). Các tuyên-công đơn-vị cho các
đơn-vị anh anh đã phục-vụ bao gồm bốn Tuyên-công Đơn-vị Tổng-thống
(Presidential Unit Citations), Tuyên-công Đơn-vị Anh-dũng (Valorous Unit
Award), Bằng-khen Đơn-vị Vinh-Công (Meritorious Unit Commendation), và
Tuyên-công Đơn-vị Anh-dũng Bội-tinh Việt-Nam (Vietnamese Gallantry
Cross Unit Citation). Anh cũng nhận được Huy-hiệu Chiến-binh Bộ-binh
(Combat Infantryman Badge) và Huy-hiệu Chuyên-gia Nhảy-dù (Master
Parachutist Badge).
Ngày nay, John Duffy tận hưởng sống hạnh-phúc sau khi hồi-hưu với
tình-yêu của đời anh, Mary, trong một cộng-đồng ở duyên-hải Santa Cruz, bang
California, cách thành-phố San Jose khoảng ba mươi dặm về phía nam.
Me-Van-Le (Lê-Văn-Mễ) đứng ở trung-tâm hành-quân Sư-đoàn Nhảy-
Dù, một tay cầm micro, một tay cầm ống liên-hợp, một ngày trước khi Sài-Gòn
sụp đổ. Trung-tá Mễ chỉ-thị các cuộc phản-công chống lại địch đang tiến lên
một cách quyết-liệt, như anh đã làm trong nhiều ngày trước đó gần như không
ngủ. Khi quốc-gia sắp sụp đổ, và bộ tư-lệnh gần như bị bỏ trống, Mễ có một
quyết-định dứt khoát. Anh phóng lên chiếc xe jeep quân-sự của mình và về nhà
ăn trưa. Tại cổng an-ninh, một đại-tá cho anh biết tư-lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù đã
rời nhiệm-sở. Anh ta khuyên Mễ nên đi thẳng đến Cảng Sài-Gòn (Saigon
Harbor) và thoát khỏi Việt-Nam trước khi quá muộn. Mễ tức tốc về nhà, đón
phu-nhân đang mang thai bảy tháng và các con cùng với thê-huynh và tẩu-tẩu
ra quân-cảng với hy vọng tìm được tàu di tản. Sen chỉ kịp tìm được một chiếc

Kama đã về Vùng 5 Chiến-thuật một năm trước khi các nỗ-lực của ông đi đến kết-quả
vào ngày 05-07-2022 - ngày John chính-thức nhận Danh-dự Bội-tinh (N.D).
Hậu-luận 221

vali màu đỏ, nhanh chóng chất đầy quần áo, giấy tờ và tiền bạc - đồng tiền của
Việt-Nam Cộng-Hòa sẽ sớm trở thành vô giá-trị.
Song-thân và bốn bào-muội của Mễ đã sống với gia-đình ở Sài-Gòn kể
từ khi ngôi làng của họ gần Huế rơi vào tay Quân-đội Bắc-Việt.8 Đó là ngôi nhà
mà tổ-tiên của họ đã sống qua năm thế hệ. Họ yêu Việt-Nam. Họ không muốn
rời đi. Họ chọn ở lại và chịu đựng với bất cứ điều gì có thể xảy ra. Mễ không
còn lựa chọn nào khác. Anh không thể ở lại. Anh sẽ bị giết và gia-đình anh bị
sát hại hoặc khủng-bố. Phụ-thân anh chia tay đầy nước mắt với những người
con mà ông sẽ không bao giờ gặp lại. Sen không bao giờ có cơ-hội nói lời tạm-
biệt với song-thân, bào-huynh hay ba tiểu-bào-muội của cô. Họ cũng đã ở lại
Việt-Nam.
Mễ phóng xe qua đám đông hỗn loạn, với khẩu CAR-15 trong tay, súng
ngắn đeo bên hông, súng phóng lựa đặt trong tầm tay. Sự hoảng loạn bao trùm
thành-phố. Mọi người tràn ra đường, một số di chuyển có mục-đích, những
người khác đông cứng vì sợ hãi. Sự hỗn loạn ngự-trị. Những thường dân khiếp
sợ với lấy chiếc xe jeep băng qua đám đông. Tim của Mễ đau xót trước những
việc đã đến cho tổ quốc mình.
Gia-đình đến bến cảng thì thấy hoang vắng. Tất cả tàu đã đi. Mễ quay xe
jeep hướng về căn-cứ hải-quân. Khi màn đêm buông xuống, những vụ nổ làm
rung chuyển màn đêm. Mễ lái qua cơn cuồng phong, đến nơi thấy một con tàu
bị hư đang đậu ở cầu tàu, và thủy-thủ-đoàn đang hối-hả sửa-chữa.
Nhiều người tuyệt vọng xô đẩy trên cầu tàu. Gần như không thể vượt qua.
Mễ nhìn các thủy-thủ trên boong tàu. Anh giới-thiệu mình là một sĩ-quan nhảy-
dù. Với một cái gật đầu, họ ném lưới chở hàng xuống. Với sự giúp đỡ của bào-
huynh, Đào, đã đưa Sen và tẩu-tẩu của mình, Mạch, cả hai đều đang mang thai,
leo lên những tấm lưới lắc-lư đầy nguy-hiểm cùng các gia-đình quân-nhân khác
đã có mặt trên tàu. Mễ theo sau với trưởng-nam sáu tuổi tên Vũ bám sau lưng.
Anh lặp lại kỳ-tích với trưởng-nữ tên Quyên mới bốn tuổi, và thứ-nữ tên
Phương ba tuổi. Trong lúc đó, anh nghe thấy tiếng la hét của những người khác

8
Mễ có bốn bào-muội còn sống khi chiến-tranh kết-thúc. Trong số tám đệ, tỉ, muội thì
hai bào-đệ đã mất khi còn nhỏ, và bào-tỉ của Mễ cũng đã qua đời vào năm 1970.
Hậu-luận 222

bị rơi xuống, một số rơi xuống bến tàu, một số văng xuống nước khi tàu rút dây,
di chuyển khỏi cầu tàu. Với gánh nặng của trần thế, họ chìm xuống đáy sông.
Sau khi gia-đình Mễ lên được tàu, các thủy-thủ đã hoàn tất đợt sửa-chữa
sơ-khởi để con tàu có thể khởi-hành chỉ với một động-cơ. Họ thận trọng luồn
lách xuôi theo sông Sài-Gòn để ra biển. Sáng hôm sau, ngày 30 tháng Tư năm
1975, đài vô-tuyến loan-tin Nam Việt-Nam đã đầu hàng. Bắc-Việt đã chiếm
thủ-đô Sài-Gòn vào cuối ngày hôm đó, chấm dứt chiến-tranh đã kéo dài nhiều
thập-kỷ, nhưng không chấm dứt sự đau khổ của những người Nam Việt-Nam
yêu chuộng tự-do.
Các điều-kiện sinh-hoạt trên đại-dương trở nên tuyệt-vọng. Những người
di tản đã sử-dụng hết thức ăn và nước uống mang theo. Họ đã trải qua chuyến
hải-trình nhiều ngày, và tử-thần ngày một cận kề, cho đến khi họ được một tàu
Hải-quân thuộc Đệ-thất Hạm-đội Hoa-Kỳ (U.S. Seventh Fleet) tìm thấy và
cung-cấp lương-thực.
Sau chuyến hải-trình nhiều ngày trên đại-dương, họ đến Vịnh Subic của
Phi-Luật-Tân. Trước khi rời tàu, hải-quân ra lệnh cho những người tị-nạn giao
nộp vũ-khí và thay quân-phục bằng thường-phục. Tất cả đều kiêu-hãnh đứng
trên boong tàu và hát quốc-ca Việt-Nam Cộng-Hòa. Mễ cởi bỏ bộ quân-phục
nhảy-dù để mặc thường-phục. Anh cầm khẩu CAR-15 yêu quý, một món quà
từ John Duffy. Khi anh cầm khẩu súng, rất nhiều suy-nghĩ, nhiều ký-ức và
những trận-đánh hiện lên trong tâm-trí anh. Anh đã chiến-đấu hết mình, nhưng
anh cũng đã đánh mất quê hương của mình. Nước mắt chực trào ra, nhưng anh
cố nén cảm-xúc và ném khẩu súng xuống biển xa nhất có thể, nhìn nó làm nước
bắn tung tóe và biến mất. Mễ bước xuống tàu cùng gia-đình, và không biết
tương-lai sẽ như thế nào.
Hải-quân đưa các hành-khách trực-tiếp lên một vận-tải-hạm dân-sự có
tên Greenleaf. Họ được đưa đến đảo Guam và là ngôi nhà đầu tiên của họ bên
ngoài biên-giới Việt-Nam - một trại tị-nạn được xây-dựng vội vàng. Ở đó, họ
nhận được thức ăn, quần áo, chỗ ở và tắm vòi sen trong khi chờ được xử-lý hồ-
sơ để di-chuyển tiếp. Quản-trị-viên đã đóng dấu hồ-sơ của Mễ để tái-định-cư
tại Hoa-Kỳ. Nhân-viên cấp giấy tờ tùy-thân cho mọi người. Một nhân-vật mới
xuất hiện. Lê-Văn-Mễ trở thành Me Van Le, theo phiên-âm Tây-hóa của tên
của anh. Trung-tá Mễ đã trở thành Mr. Le trong tích tắc.
Hậu-luận 223

Khi đến Hoa-Kỳ, gia-đình anh đã trải qua một thời-gian trong trại tị-nạn
ở Fort Chaffee, bang Arkansas, trước khi tìm được sự bảo-trợ của nhà thờ và
định-cư ở Warsaw, tiểu-bang Missouri. Khi ở Fort Chaffee, Sen sinh một thứ-
nam, họ đặt tên là Ozark để ghi nhớ Dãy núi Ozark gần đó.
Tại thành-phố Warsaw, Mễ làm công việc lao-công bán thời-gian và cũng
tham-gia các lớp đại-học về điện-tử. Anh đi nhờ xe hai mươi lăm dặm để đến
trường hoặc nhờ giáo-dân trong nhà thờ hoặc bạn học chở đi khi có thể. Bà Sen
dốc sức nuôi dạy bốn người con nên người. Cả hai đều muốn nhiều hơn nữa.
Sau khi tiết kiệm từng xu trong mười một tháng, họ đã đổi một chiếc Barracuda
đã qua sử dụng được tặng để lấy một chiếc xe ga Chevy Vega đã qua sử dụng,
chất đầy những đứa trẻ và ít tài-sản, rồi đi về phía tây với 400 Mỹ-kim và hai
mươi bốn can dầu Valvoline.
Gia-đình Lê đến thành-phố San Jose (Thánh-Hà-Tây), bang California,
ban đầu cắm trại ở với một người bạn trong căn hộ của anh ấy. Sau khi có ba
mươi bốn học-trình đại-học về điện-tử, Mễ tìm việc làm. Anh tìm được một
được công việc với Memorex, với tư-cách là một kỹ-thuật-viên nghiên-cứu và
phát-triển. Gia-đình anh chuyển đến một căn hộ một phòng ngủ. Mễ đăng-ký
các khóa học buổi tối tại trường Đại-học Thành-phố San Jose (San Jose City
College) để hoàn thành bằng cử-nhân khoa-học (AS). Anh tiếp-tục theo đuổi
việc học buổi tối, cuối cùng nhận được bằng kỹ-sư khoa-học về kỹ-thuật-điện
(BSEE) từ Đại-học Bách-khoa Tây-Bắc (Northwestern Polytechnic
University).
Sen tham-gia các lớp học kế-toán trong một chương-trình do chánh-phủ
bảo-trợ theo Đạo-luật Huấn-luyện và Công-việc Toàn-diện (Comprehensive
Employment and Training Act - CETA) và nhận được một công-việc tại Cục
Đăng-kiểm Tiền-tệ Quốc-gia (National Cash Register - NCR) trong bộ-phận
kế-toán. Cô tiếp-tục theo học các lớp buổi tối tại Đại-học Cộng-đồng San Jose
(San Jose Community College). Họ tiết-kiệm tiền. Tháng sau họ chuyển đến
một căn hộ chung-cư. Trong hai năm, họ mua được một căn nhà có ba phòng
ngủ dành cho gia-đình ở North Valley của San Jose.
Những năm sau đó, Mễ và gia-đình dần thịnh-vượng, cùng với cộng-đồng
người Việt đang phát-triển ở San Jose. Tất cả họ đều trở thành công-dân Hoa-
Kỳ. Mễ giữ một số chức-vụ tại nhiều công-ty công-nghệ cao khác nhau ở
Hậu-luận 224

Thung-lũng Silicon. Anh hồi-hưu với tư-cách là quản-lý cao-cấp về nghiên-cứu


và phát-triển cho Samsung Information Systems ở Hoa-Kỳ. Suốt hai mươi tám
năm trong sự-nghiệp chuyên-nghiệp của mình tại Hoa-Kỳ, anh đã có đóng góp
đáng kể trong lĩnh-vực của mình. Anh có bảy bằng sáng-chế của Hoa-Kỳ liên-
quan đến thiết-kế và phát-triển ổ cứng máy điện-toán.
Con cháu họ Lê cũng rất thành đạt. Trưởng-nam là Vũ, có bằng kỹ-sư
cơ-khí tại Đại-học San Jose State (San Jose State University) và làm việc cho
một công-ty công-nghệ cao ở Thung-lũng Silicon. Trưởng-nữ là Quyên đã có
bằng cử-nhân nghệ-thuật tại Đại-học California, Berkeley (UC Berkeley), bằng
thạc-sĩ nghệ-thuật công-tác xã-hội tại Đại-học Columbia (Columbia University)
và bằng luật tại Đại-học California, Davis (UC Davis, UCD). Cô là giám-đốc
dữ-liệu và đo-lường tại Trung-tâm Thanh-niên Á-Châu Đông-Vịnh (East Bay
Asian Youth Center - EBAYC) ở Oakland, California. Thứ nữ tên Phương đã
có bằng cử-nhân nghệ-thuật tại Đại-học California, Los Angeles (UCLA) và
bằng thạc-sĩ nghệ-thuật tại Đại-học Michigan (University of Michigan). Cô trở
thành phóng-viên của hãng thông-tấn AP (Associated Press), và sống ở Seattle,
tiểu-bang Hoa-Thịnh-Đốn. Ozark lấy bằng cử-nhân nghệ-thuật tại Đại-học
California, San Diego (UCSD), và bằng thạc-sĩ nghệ-thuật truyền-thông tại Đại-
học San Jose State. Anh là quản-trị-viên của tổ-chức nhượng-quyền thương-
mại San Jose Holiday Inn. Tất cả tiếp-tục thành-công trong nghề-nghiệp và
chăm sóc gia-đình.
Hiện nay, Mễ và Sen tận hưởng thời-gian hồi hưu và thường-xuyên đón
các con cháu đến thăm.9
Hai-Doan (Đoàn-Phương-Hải) vẫn là sĩ-quan tham-mưu trong Bộ Tư-
lệnh Sư-đoàn Nhảy-Dù đến khi Sài-Gòn thất thủ. Khi thành-phố sụp đổ, Hải lái
xe về nhà và chở phu-nhân là Qui, trưởng-nữ mới năm tuổi, và trưởng-nam ba
tuổi lên chiếc xe jeep của mình. Anh đi thẳng đến căn-cứ hải-quân, len lỏi qua
đám đông người tràn ngập đường phố. Anh đến căn-cứ và chạy về phía con tàu
gần nhất mà anh nhìn thấy. Anh lên tàu cùng gia-đình chỉ để thấy con tàu không

9
Tường-thuật chi-tiết về việc Gia-đình họ Lê thoát khỏi Việt-Nam và tái định-cư tại Hoa-
Kỳ, xem thêm ở Phuong Le, Hành-trình của một cô-gái: Một hành-khách gia-đình từ Việt-
Nam (A Daughter's Journey: One Familiy's Passage from Vietnam), Seattle Post-
Intelligencer, từ ngày 06 đến 09-03-2000.
Hậu-luận 225

thể hoạt động. Một sĩ-quan hải-quân còn mặc quân-phục nói với anh rằng công
việc sửa chữa đang được tiến-hành và đừng lo-lắng, tàu sẽ sớm khởi hành. Hải
đưa gia-đình xuống tàu và tìm chỗ trong một căn phòng nhỏ đông nghẹt những
người tị-nạn khác. Khi động-cơ bằng đầu khởi động, và họ cảm nhận được
chuyển động, cả gia-đình chìm vào giấc ngủ say.
Ngày hôm sau, khi đang đi trên boong khi con tàu đã ở ngoài khơi, Hải
nhìn thấy một khuôn mặt thân quen. Anh bước đi nhanh nhất có thể cho phép
đôi chân chưa đủ sức đi biển của mình.
“Mễ! Mễ! Là anh đó sao?”
Hai chiến-hữu đoàn-tụ trong cái ôm đầy nước mắt. Họ ở cùng nhau trên
đường đến Phi-Luật-Tân, rồi cùng trên một con tàu đến Guam. Tại đó, họ đã
chia tay, Mễ đến thành-phố Fort Chaffee, bang Arkansas, còn Hải đến thành-
phố Dallas, bang Texas, nơi anh tìm được một công việc ở Công-ty DuPont.
Năm 1978, Hải đưa gia-đình đến thành-phố San Jose, bang California,
cùng với bằng-hữu Mễ tham-gia vào cộng-đồng người Việt đang phát-triển
nhanh-chóng tại đó. Sau khi mãn-khóa ở Học-viện Kỹ-thuật Bay Valley (Bay
Valley Technical Institute), Hải làm việc cho một số công-ty điện tử trong vùng,
thăng tiến qua các vị-trí kỹ-thuật-viên, kỹ-sư và quản-lý. Trong suốt thời-gian
đó, anh thích đọc và thường viết bài cho các tạp-chí Việt-ngữ. Anh hồi-hưu vào
năm 2004 và chuyển đến thành-phố Sunnyvale, bang California, để sống gần
gũi với hai người con và bốn đứa cháu của mình. Anh đã ấn-hành hai cuốn sách
gồm Góc biển chân trời (Horizon of the Sea), và Hồi-ức người lính già
(Remember the Old Soldier), và từng có thời-gian làm chủ-bút (editor) cho Đặc-
san Đa-Hiệu (Đa Hiệu magazine).10
Phu-nhân của Hải, Qui, làm việc cho hãng điện-toán Apple trong hai
mươi chín năm ở bộ-phận xuất-nhập-khẩu, và hồi-hưu vào năm 2015. Ái-nữ
của anh, Katherine, tiếp-tục theo học tại Đại-học Texas (University of Texas)
và lấy bằng MBA. Trưởng-nam của anh, Tony, đã có bằng cử-nhân khoa-học
tại Đại-học San Jose State.

Đặc-san Đa-Hiệu là Cơ-quan ngôn-luận của Tổng-Hội cựu Sinh-viên Sĩ-quan Trường
10

Võ-bị Quốc-gia Việt-Nam ở hải-ngoại (N.D).


Hậu-luận 226

Lieu To (Bác-sĩ Tô-Phạm-Liệu) tiếp-tục làm bác-sĩ giải-phẫu cho Tiểu-


đoàn 11 Nhảy-Dù sau trận đánh tại Căn-cứ hỏa-lực Charlie, cho đến chiến-dịch
tái-chiếm Quảng Trị. Anh thậm chí còn bị thương một lần nữa. Sau chiến-thắng
của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa, anh thuyên-chuyển về Đại-đội 2 Quân-y
của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù. Sau đó, anh trở về phục-vụ tại Quân-y-viện Đỗ-Vinh
của Sư-đoàn Nhảy-Dù tại Sài-Gòn.
Khi chiến-sự ở Nam Việt-Nam bùng nổ vào đầu năm 1975, Liệu tình cờ
gặp lại bào-huynh, Thái, một sĩ-quan của Sư-đoàn 18 Bộ-binh. Họ gặp nhau tại
nhà của thân-mẫu ở ngoại-ô thành-phố. Hai người sớm bắt đầu nói về việc ra đi
nếu Nam Việt-Nam sụp đổ. Liệu không đưa gia-đình vào kế-hoạch. Anh và
phu-nhân đã ly-thân vài tháng trước đó và cô không muốn ra đi cùng anh cũng
như không cho phép anh mang hai ái-nữ và trưởng-nam theo cùng.
Ngày 29 tháng Tư, hai huynh-đệ gặp nhau tại nhà của thân-mẫu. Họ đã
có quyết-định của mình. Lúc 7 giờ tối đêm hôm đó, Thái nhảy lên mô-tô, với
Liệu theo sát phía sau trên một chiếc xe jeep của quân-đội. Họ lái xe đến bộ-tư-
lệnh Hải-quân, nơi họ tìm thấy hai con tàu trông rất thê-thảm vẫn còn đang neo
vào cầu tàu. Họ chen vào đám đông ở lối đi cố-gắng lên tàu. Hai huynh-đệ bị
thất-lạc nhau trong tình-trạng lộn-xộn. Liệu lên được tàu, chỉ để biết rằng động-
cơ của tàu chưa thể hoạt-động.
Anh quay trở lại cầu tàu hét lên với bào-huynh: “Tàu đã bị hư. Hãy sang
chiếc khác.”
Trước khi anh có thể vượt qua đám đông để xuống cầu tàu, một thủy-thủ-
đoàn đầy hy-vọng đã nói với anh ta rằng việc sửa-chữa vẫn đang được tiến-
hành. Anh quyết-định ở lại. Trong vài giờ, họ đã xuôi dòng sông. Sáng hôm
sau, anh nghe đài vô-tuyến loan-tin Nam Việt-Nam đã đầu hàng. Tin-tức loan
đi làm suy-sụp tinh-thần tất cả mọi người. Ngay cả bác-sĩ Liệu hào-hoa cũng
không cầm nước mắt, biết rằng những năm tháng đổ máu và hy-sinh của dân-
tộc mình đã trở nên vô ích. Tuy nhiên, anh đã sớm tìm thấy thứ gì đó để nâng-
cao tinh-thần của mình. Anh tình cờ gặp lại hai chiến-hữu Mễ và Hải trên tàu.
Họ đã đi thoát được cùng gia-đình. Liệu thì đi một mình. Tuy nhiên, anh vẫn
cười nói vui-vẻ.
Hậu-luận 227

Khi đến Vịnh Subic của Phi-Luật-Tân, những người tị-nạn được chuyển
qua thương-thuyền Greenleaf quá-cảnh đến đảo Guam. Liệu rất vui mừng khi
gặp lại bào-huynh Thái cũng đã lên tàu. Trong trại tị-nạn trên đảo Guam, danh-
tính của bác-sĩ Tô-Phạm-Liệu đã đổi thành Mr. Lieu To cho phù-hợp với thứ-
tự tên kiểu Tây-phương.
Liệu đã bay đến Hoa-Kỳ vào ngày 10 tháng Năm, hơn một tuần trước
bào-huynh của anh. Anh được thụ-lý hồ-sơ đến Trại Pendleton, bang California,
nơi anh nhanh chóng tìm được công việc tại một cơ-sở y-tế trợ giúp cho người
tị-nạn. Anh được tuyển-dụng như bác-sĩ có tiềm-năng ở tiểu-bang Nam Dakota.
Chánh-quyền bảo-trợ cho anh chuyển đến thị-trấn Pierre, nơi anh làm việc cho
Bộ Y-khoa của bang. Ở đó, anh ấy đã xuất-sắc vượt qua các kỳ xác-hạch cần-
thiết để được cấp phép hành nghề bác-sĩ y-khoa tại Hoa-Kỳ.
Anh hành nghề y-khoa ở bang Nam Dakota trong vài năm, nhưng mùa
đông ở đây rất khắc nghiệt nên anh chuyển đến thành-phố Wichita, bang Kansas
vào năm 1981, và vài năm sau đó chuyển đến thành-phố Denver, bang
Colorado. Khí-hậu ở đây đã tốt hơn, nhưng vẫn còn quá lạnh. Anh lại chuyển
xuống thành-phố Houston, bang Texas, với một công việc tại Bệnh-viện Quản-
trị Cựu-binh (Veterans Administration Hospital). Vào năm 1987, anh chuyển
đến Bệnh-viện VA ở thành-phố Alexandria, bang Louisiana. Anh thấy thích
chỗ này. Cuối cùng thì anh cũng đã tìm thấy một nơi mà anh có thể gọi là nhà.
Liệu bảo-lãnh cho phu-nhân và ba con sang Hoa-Kỳ. Họ định-cư ở thành-
phố San Diego và sống với thân-mẫu. Hai người chính-thức ly-dị ngay sau đó.
Liệu thường-xuyên đến California để dành thời-gian cho bọn trẻ và tổ-chức các
chuyến thăm tới Louisiana cho chúng. Anh đã gặp kế-thất, Thủy, ngay sau khi
đến Alexandria. Họ đã một đời sống hôn-nhân hạnh-phúc và có ba người con.
Giống như rất nhiều người tị-nạn Chiến-tranh Việt-Nam, Tô-Phạm-Liệu
và gia-đình đã thành-công ở Hoa-Kỳ nhờ học-hành và làm việc chăm-chỉ. Các
con của Liệu đều hoàn tất chương-trình đại-học và thành-đạt trong sự-nghiệp.
Một số theo nối-tiếp phụ-thân khi theo nghiệp y-khoa. Trong số sáu người con
của anh, một người đã hoàn thành bằng thạc-sĩ và hai người lấy bằng tiến-sĩ.
Hai ái-nữ cũng trở thành bác-sĩ y-khoa, một chuyên về nội-khoa và một về
nhãn-khoa.
Hậu-luận 228

Buồn thay, Liệu đã từ-trần vì bệnh ung-thư gan vào ngày 29 tháng Chín
năm 1997, hưởng thọ năm mươi sáu tuổi. Gia-đình anh đã hỏa táng và rải tro-
cốt của anh ở ngoài khơi duyên-hải California, nơi nước biển của Thái-Bình-
Dương cũng có thể đưa anh trở lại quê nhà ở duyên-hải Việt-Nam.
Lap Nguyen (Nguyễn-Văn-Lập), một sĩ-quan tiền-sát pháo-binh rất
quan-trọng trong trận-đánh Charlie, có hoàn cảnh tồi-tệ hơn nhiều so với những
người có thể rời khỏi Việt-Nam khi Sài-Gòn thất-thủ. Anh đã chiến-đấu trong
các trận-đánh sau cùng của chiến-tranh với tư-cách là sĩ-quan yểm-trợ hỏa-lực
của Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù để điều-phối kế-hoạch tác-xạ pháo-binh cho lữ-đoàn.
Những ngày cuối cùng, anh chỉ-huy một đơn-vị pháo-binh được phối-trí ở vận-
động-trường Cộng-Hòa, gần trung-tâm Sài-Gòn.11 Anh đã bỏ lỡ các cuộc di tản
vào các ngày 29 và 30 tháng Tư. Anh đã nghiêm túc đứng bên cạnh các khẩu
pháo, sẵn sàng tác-xạ yểm-trợ cho đến khi nhận được lệnh rằng Nam Việt-Nam
đã đầu hàng. Anh trở về nhà và chờ đợi số phận của mình.
Chánh-phủ mới ra lệnh cho tất-cả những người từng là quân-nhân Quân-
lực Việt-Nam Cộng-Hòa phải đăng-ký trình-diện trong vòng ba ngày. Lập đã
làm như vậy. Một tháng sau, chánh-phủ mới ra thông-cáo là các sĩ-quan chế độ
cũ phải chuẩn-bị đi học-tập chính-sách mới trong thời-gian mười ngày. Anh
cũng đã làm như vậy. Anh đã trải qua sáu năm tiếp theo trong các trại cải-tạo
khét tiếng của cộng-sản Việt-Nam.
Trong thực-tế, các trại này xây cất rất thô-sơ, thường ở những vùng rừng
rậm hoang vui. Những “nhà giáo-dục” của Lập đã đánh đập, tra khảo, và nhồi
sọ anh. Anh đã phải trải qua nhiều giờ lao-động cưỡng-bức đến mức kiệt-sức.
Khi bị bệnh và ốm yếu, anh bị buộc phải viết lời thú-nhận về tội-ác chiến-tranh.
Anh bị giam giữ trong một khu nhà được bao quanh bởi một bức tường làm
bằng gỗ và tre. Ở đó, anh ngủ trong một trong những túp lều nhỏ, chật chội với
những người bị giam giữ khác.

11
Trung-úy Nguyễn-Văn-Lập vừa trở về từ mặt-trận Khánh-Dương, được chỉ-định tái-
thiết một pháo-đội của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù ở Đồi Mũ-Đỏ. Vào những ngày cuối cùng
của chiến-tranh, Trung-úy Lập được lệnh mang pháo-đội vào đóng ở Vận-động-trường
Cộng-Hòa, rồi tan hàng tại đó khi có lệnh đầu hàng. Sau ngày 30-04-1975, Vận-động-
trường Cộng-Hòa được cải-danh thành Sân vận-động Thống-Nhất (N.D).
Hậu-luận 229

Sau thời-gian anh đi cải-tạo, vợ anh, Trọng, chuyển về sống ở quê nhà tại
Long-Khánh, cách Sài-Gòn bốn mươi lăm dặm về phía đông. Cô phải vật lộn
với cuộc sống để tồn tại, nuôi nấng ba ái-nữ còn nhỏ mà không có mặt người
cha. Trong suốt thời-gian đó, cô bị chánh-quyền cộng-sản địa-phương phân-
biệt đối-xử vì là phu-nhân của một sĩ-quan trong quân-đội Nam Việt-Nam bị
đánh bại. Có năm thuận tiện, cứ ba tháng cô được phép vào thăm Lập một lần,
mang theo ít thức ăn và một ít thuốc men. Đó là trong năm thuận-lợi. Thông
thường, thời-gian giữa các lần gặp gỡ vượt quá khoảng thời-gian đó rất nhiều.
Trong khi đó, nhiều cải-tạo-viên bị bệnh và nhiều người đã chết. Lập đối mặt
với tử-thần hết lần này đến lần khác, nhưng bằng cách nào đó anh đã sống sót.12
Chánh-quyền trả tự-do cho Lập vào năm 1981. Anh về nhà và ngay lập
tức tìm mọi cách để vượt biên. Anh không còn lựa chọn nào tốt hơn và phải vật
lộn trong những năm sau đó. Anh làm công việc đồng áng trong khi Trọng buôn
bán hàng hóa ở chợ địa-phương, cố-gắng kiếm tiền nuôi gia-đình. Anh phải
trình-diện với công-an địa-phương mỗi tuần một lần và giải-trình về các hoạt-
động của mình. Anh không thể rời khỏi địa-phương, thậm chí không thể đến
thăm mẹ anh ở Sài-Gòn, mà không có sự cho phép của viên-chức địa-phương.
Gia-đình phải đối mặt với những thời-điểm khó khăn và đôi khi tuyệt-vọng.
Vẫn hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp hơn phía trước, Trọng sinh được
trưởng-nam vào năm 1986.
Cuối cùng, khi Hợp Chủng-quốc Hoa-Kỳ và Cộng-hòa Xã-hội Chủ-nghĩa
Việt-Nam khởi-động Chương-trình HO (Humanitarian Operation), và đạt được
đồng-thuận vào năm 1989, Lập đã nộp đơn. Chương-trình thực-hiện tái-định-
cư tại Hoa-Kỳ cho các tù-nhân cải-tạo. Bốn năm sau, vào tháng Mười-Hai năm
1993, anh đưa gia-đình đến Nam California. Chỉ hơn một năm sau, Trọng sinh
đứa con thứ năm, một ái-nữ mà họ đặt tên là Jane, và mặc-nhiên nhận được
quốc-tịch Hoa-Kỳ.
Mr. Lap Nguyen theo học sáu năm tại Đại-học Santa Anna (Santa Anna
College) và Đại-học Tây-Kim (Golden West College) trong khi làm thợ hàn và

12
Để xem tường-thuật chi-tiết, trực-tiếp về cuộc sống của tù-nhân trong các trại cải-tạo
(reeducation camps) của cộng-sản, xem thêm Trương-Minh-Hòa, Hành-trình Tối-tăm:
Bên trong các Trại Cải-tạo của Việt-Cộng (The Darke Journey: Inside the Reeducation
Camps of Vietcong) (Durham, CT: Eloquent Book, 2010).
Hậu-luận 230

kỹ-thuật-viên sửa xe hơi. Sau đó anh ký-giả cho một cơ-quan truyền-thông Việt-
ngữ địa-phương. Năm 2003, anh đưa gia-đình đến thành-phố Dallas, bang
Texas để có cơ-hội theo đuổi nghề báo-chí ở đó. Cả năm người con của anh đều
theo học đại-học ở Hoa-Kỳ, lấy bằng cử-nhân và khởi-tạo sự-nghiệp thành-công
ở vùng Dallas rộng lớn. Lập hiện đã hồi-hưu và đang sống hạnh-phúc với phu-
nhân và tận hưởng thời-gian bên con cháu, thỉnh thoảng vẫn làm ký-giả bán
thời-gian. Cuộc sống thật tốt đẹp nhưng vẫn còn nỗi đau trong tim anh dành cho
quê hương Việt-Nam mà anh đã từng sống và đã từng xả thân để bảo-vệ.
SUM HỌP
Kể từ khi Nam Việt-Nam sụp đổ, John Duffy tự hỏi điều gì đã xảy ra với
Mễ và gia-đình của Mễ. Anh đã tự hỏi, nhưng luôn đi vào ngõ cụt. Anh nghĩ
rằng Mễ có lẽ đã tử-trận ở một trong những trận-đánh cuối cùng của chiến-
tranh, hoặc Mễ đã bị cộng-sản bắt và hành-quyết sau chiến-thắng.
Thỉnh thoảng, John kể lại câu chuyện khó tin về trận-đánh trên Đồi
Charlie. Anh kể về sự liên-hệ đặc-biệt của anh với một sĩ-quan nhảy-dù người
Việt-Nam tên là Mễ. Anh đã kể câu chuyện cho một bằng-hữu sống ở thị-trấn
Los Gatos, California gần đó. Đầu năm 1981, bằng-hữu đó chia sẻ thông-tin với
một chủ tiệm người Việt trong thị-trấn.
“Không thể tin được!” - cô ta kêu lên - “Mễ còn sống! Anh ấy là hàng
xóm của tôi. Gia-đình anh ấy sống ở cùng khu phức-hợp chung-cư với tôi ở San
Jose. Tôi biết hiện giờ anh ấy đang ở đâu.”
Ngày hôm sau, John Duffy xuất hiện tại nhà của Mễ với một chai rượu
cognac Martell VSOP. Khoảnh-khắc đó đã không thể diễn-đạt được bằng ngôn-
từ khi họ giang rộng vòng tay và ôm lấy nhau. Nụ cười rộng mở qua những giọt
nước mắt. Tình bạn của họ bền-chặt kể từ đó, và gia-đình của họ ngày càng
thân-thiết. Số thành-viên của họ tăng lên sau khi Mễ nói với Duffy rằng Đoàn-
Phương-Hải cũng sống ở San Jose. Thế là từ đó bộ-tam gặp nhau thường-xuyên,
và luôn luôn vào ngày 4 tháng Bảy (Fourth of July). Tại đó, những người Hoa-
Kỳ trân-trọng, dùm bọc nhau trong tình huynh-đệ khỏi bóng ma chiến-tranh,
chia-sẻ sự biết ơn và tình yêu cuộc sống mà ít người biết được.
Phụ-chú 1: Bài học kinh-nghiệm 231

PHỤ-CHÚ 1: BÀI HỌC KINH-NGHIỆM


NHỮNG BÀI HỌC KINH-NGHIỆM TỪ CHARLIE

Các quân-nhân Việt-Nam, được huấn-luyện hoàn-bị và chỉ-huy thích-


hợp, là những chiến-binh hữu-hiệu. Thủy-quân Lục-chiến (Marine) và Biệt-
Động-Quân (Ranger) của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa nằm trong số các lực-
lượng tốt nhất trên thế giới, và lực-lượng Nhảy-Dù (Airbone) của Quân-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa được xếp ngang hàng với đơn-vị nhảy-dù xuất-sắc nhất
trong số các đơn-vị nhảy-dù xuất-sắc.
Các phi-vụ B-52 đã mang đến không-yểm cận-phòng hết sức hữu-hiệu,
ở khoảng cách ba trăm thước với quân bạn.1
Các cố-vấn Hoa-Kỳ đóng-góp một cách hữu-hiệu nhất cho trận-đánh
bằng cách mang đến yểm-trợ hỏa-lực chính xác, kịp thời và có sức công phá
lớn (từ không-quân chiến-thuật, trực-thăng võ-trang, và pháo-binh của Hoa-Kỳ)
– chứ không phải bằng cách giáo-huấn cho các chỉ-huy đã có kinh-nghiệm tác-
chiến làm thế nào để chiến-đấu.
Pháo-binh quân bạn phải có tầm tác-xạ tương xứng với tầm tác-xạ của
pháo-binh đối phương.2
Nhảy-Dù và các lực-lượng khinh-binh ưu-tú khác nên được sử-dụng vào
các cuộc hành-quân tấn-công, và không thích-hợp cho các nhiệm-vụ đào hầm
hố, giao-thông-hào và bảo-vệ một địa-thế cố-định.
Các hệ-thống liên-lạc hữu-hiệu là rất cần-thiết.

1
B-52 đóng vai-trò không-quân chiến-lược (STRAIR), nhưng trên chiến-trường Việt-
Nam được sử-dụng ở vai-trò không-quân chiến-thuật (TACAIR) rất hữu-hiệu (N.D).
2
Trận-đánh ở Charlie cho thấy các lựu-pháo 105 ly và 155 ly của Pháo-binh Việt-Nam
Cộng-Hòa yểm-trợ trực-tiếp cho Căn-cứ hỏa-lực Charlie đến từ các căn-cứ hỏa-lực Võ-
Định, Diên-Bình, FSB 5, 6, Yankee, Hotel,… có tầm tác-xạ tối-đa mười lăm cây số, trong
khi đại-bác 130 ly của Quân-đội Bắc-Việt có thể bắn xa đến hai mươi bảy cây số (N.D).
Phụ-chú 2: Nhân-sự then chốt 232

PHỤ-CHÚ 2: NHÂN-SỰ THEN CHỐT

Position Rank/Name Nickname Call Sign


Vị-trí Cấp bậc/Họ & tên Biệt-danh Danh-hiệu
11TH AIRBONE BATTALION (TIỂU-ĐOÀN 11 NHẢY-DÙ)

Trung-tá Hùm-Xám/
Tiểu-đoàn-Trưởng 008
Nguyễn-Đình-Bảo Anh Năm

Cố-vấn-Trưởng Hoa-Kỳ Thiếu-tá John Duffy Đỗ-Phủ (Do Fu) Dusty Cyanide

Tiểu-đoàn-Phó Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ Mê-Linh 007

Trưởng Ban 3 Đại-úy


Hải Khều 006
Hành-quân Đoàn-Phương-Hải

Y-sĩ-Trưởng Đại-úy Tô-Phạm-Liệu Bác-sĩ

Đại-đội-Trưởng Đại-úy
405
Đại-đội Chỉ-huy Nguyễn-Tấn-Nho

Đại-đội-Trưởng Trung-úy
401
Đại-đội 111 Nguyễn-Văn-Thinh

Đại-đội-Trưởng Đại-úy
Hùng Móm 402
Đại-đội 112 Hoàng-Ngọc-Hùng

Đại-đội-Trưởng Đại-úy
Hùng Mập 403
Đại-đội 113 Phạm-Đức-Hùng

Đại-đội-Trưởng Đại-úy
404
Đại-đội 114 Phan-Cảnh-Cho

Sĩ-quan Tiền-sát Trung-úy


314
Pháo-binh Nguyễn-Văn-Lập
Phụ-chú 2: Nhân-sự then chốt 233

Position Rank/Name Nickname Call Sign


Vị-trí Cấp bậc/Họ & tên Biệt-danh Danh-hiệu
LỮ-ĐOÀN 2 NHẢY-DÙ (2ND AIRBONE BRIGADE)

Lữ-đoàn-Trưởng Đại-tá Trần-Quốc-Lịch Long-Phụng

Cố-vấn-Trưởng Lữ-đoàn Thiếu-tá Peter Kama Cellar 51

Trung-úy Terry
Cố-vấn-Phó Lữ-đoàn Cellar 55
Grisworld

QUÂN-ĐOÀN II (II CORPS)

Tư-lệnh Quân-đoàn Trung-tướng Ngô-Dzu

Cố-vấn-Trưởng
John Paul Vann Rogue’s Gallery
Quân-đoàn

Cố-vấn-Phó Quân-đoàn/
Chuẩn-tướng George
Tư-lệnh Lực-lượng Dã- Wear
chiến 1 Hoa-Kỳ
Phụ-chú 3: Các bản-đồ bổ-túc 234

PHỤ-CHÚ 3: CÁC BẢN-ĐỒ BỔ-TÚC

Phụ-chú Bản-đồ 3-1


Bản-đồ địa-hình thể hiện một số vị-trí trong trận-đánh Đồi Charlie

(Nguồn: Bản-đồ gốc lấy từ Dak-to Map, sheet 6538-2, serie L7014, truy-cập tháng 04-2023,
http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/dak_to-6538-2.pdf).
Đây là loại bản-đồ được Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù sử-dụng trong trận Charlie.
[Bản-đồ do người dịch bổ-túc ngoài sách gốc]
Phụ-chú 3: Các bản-đồ bổ-túc 235

Phụ-chú Bản-đồ 3-2


Bản-đồ không-ảnh một số vị-trí trong trận-đánh Đồi Charlie

(Nguồn: Không-ảnh của Google Map, truy-cập tháng 4-2023.


Các ghi-chú vị-trí do người dịch chèn vào trên nền dữ-liệu địa-lý của Google)
[Bản-đồ do người dịch bổ-túc ngoài sách gốc]
Phụ-chú 3: Các bản-đồ bổ-túc 236

Phụ-chú Bản-đồ 3-3


Bản-đồ địa-hình vị-trí Đồi Mũ-Đỏ (Red Hat Hill) - Hậu-cứ Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù
(gần tổ-đình Bửu-Long hiện nay)

(Nguồn: Bản-đồ gốc lấy từ Bien-Hoa Map, sheet 6330-1, series L7014, truy-cập tháng 04-2023,
http://www.lib.utexas.edu/maps/topo/vietnam/txu-pclmaps-oclc-21713238-6330-1.jpg).
[Bản-đồ do người dịch bổ-túc ngoài sách gốc]
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 237

PHỤ-CHÚ 4: MỘT SỐ HÌNH-ẢNH

John Duffy (hình trên) và Lê-Văn-Mễ (hình dưới) - hai thanh-niên xuất-thân từ hai thế-
giới trái ngược nhau. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của John Duffy và Lê-Văn-Mễ.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 238

Cậu bé trên lưng trâu. Nguồn: Getty Images/ Ittipon Nampochai.

Thiếu-úy Duffy, trong lễ mãn-khóa Trường Sĩ-quan Trừ-bị (Officer Candinate School),
ngày 11 tháng Mười-Một năm 1963. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Duffy.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 239

Trung-úy Duffy (đang đi, đội mũ) trước hàng quân. Lữ-đoàn Bá-Linh, tháng Năm
năm 1966. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Duffy.

Tấn-công Tết Mậu-thân 1968, Trận-đánh ở Cổ-thành Huế, cố-đô của Việt-Nam. Nguồn:
Hình-ảnh của AP/Eddie Adams.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 240

Duyên-dáng Nguyễn-Thị-Sen. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Lê-Văn-Mễ.

Ngày cưới, 17 tháng Ba năm 1968. Nguồn: Sưu-tập ảnh của Lê-Văn-Mễ.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 241

Đại-úy Duffy, Toán-trưởng Toán A-101, Lực-lượng Đặc-biệt, tại Làng-Vei, Việt-Nam –
Tháng Hai năm 1967. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Duffy.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 242

Chuyến công-tác thứ hai. Toán Phát-xuất Lưu-động 3 (Mobile Launch Team), Nakhon
Phanom, Thái-Lan, tháng Tám năm 1969. Duffy (quỳ thứ ba từ bên phải). Bên phải anh
là Thiếu-tá Bill Shelton, trưởng-toán MLT3. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Duffy.

Trung-tá Nguyễn-Đình-Bảo, Tiểu-đoàn-Trưởng Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù – Tháng Mười-


Một năm 1971. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Lê-Văn-Mễ.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 243

Thiếu-tá Duffy ở Võ-Định – Ngày 01 tháng Tư năm 1972. Vào đêm trước ngày trực-
thăng-vận vào Đồi Charlie. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Duffy.

Khu-trục A-1 Thiên-Kích do Trung-úy phi-công Phạm-Minh-Xuân điều-khiển, Phi-đoàn


530 Thái-Dương, Không-đoàn 72 Chiến-thuật, Sư-đoàn 6 Không-quân, Không-lực
Việt-Nam Cộng-Hòa. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Trung-Nguyên
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 244

Trực-thăng tấn-công AH-1G của Lục-quân Hoa-Kỳ. Nguồn: Trực-thăng Tấn-công AH-1G
ở Việt-Nam, hình vẽ của Ron Cole, roncole.net

Không-lực Hoa-Kỳ yểm-trợ cho trận-đánh ở Đồi Charlie. Từ trên xuống: Quan-sát-cơ
Điều-không tiền-tuyến “Convey” O-2, khu-trục/oanh-tạc-cơ F-4 Phantom, vận-tải-cơ
võ-trang AC-130 Spectre, siêu oanh-tạc-cơ B-52. Nguồn: Không-lực Hoa-Kỳ.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 245

Thiếu-úy Phi-công khu-trục A-1 Dương-Huỳnh-Kỳ, Phi-đoàn 530 Thái-Dương, đã gãy-


cánh trên vùng trời Charlie, ngày 13 tháng Tư năm 1972. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh
của Trung-Nguyên.

Thiếu-tá Phi-công khu-trục A-1 Phạm-Văn-Thặng (Thặng Fulro), Phi-đoàn 530 Thái-
Dương, đã gãy cánh trên vùng trời thị-xã Kon-Tum ngày 26 tháng Năm năm 1972.
Nguồn: Bộ sưu-tập hình-ảnh của Trung-Nguyên.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 246

Trung-úy Phi-công khu-trục A-1 Nguyễn-Đình-Xanh, Phi-đoàn 530 Thái-Dương, bị bắn


hạ lần đầu trên vùng trời Charlie ngày 14 tháng Tư năm 1972; và bị bắn hạ lần thứ
hai vào ngày 9 tháng Năm năm 1972, ở vùng trời Lệ-Khánh (Polei Kleng) và bị
bắt làm tù-binh. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Trung-Nguyên.

Các phi-công khu-trục A-1 Thiên-Kích của Phi-đoàn 530 Thái-Dương, Không-lực Việt-
Nam Cộng-Hòa Cộng-Hòa, đã bay các phi-vụ cảm-tử để yểm-trợ ở Charlie.
Hàng đứng: Phạm-Minh-Xuân, Nguyễn-Hữu-Hiếu, Phan-Đắc-Huế, Nguyễn-Văn-Mười,
Nguyễn-Văn-Bá, Nguyễn-Văn-Hai, Lê-Binh-Liêu, Hoàng-Mạnh-Dũng, Nguyễn-Văn-Đệ.
Hàng ngồi: Trần-Kim-Long, Nguyễn-Hữu-Lạc, Vĩnh-Thuận, Trương-Minh-Ẩn, Nguyễn-
Thành-Trung, Đinh-Bá-Hùng, Nguyễn-Quang-Hải. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Trung-
Nguyên.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 247

Đoàn-Phương-Hải được thăng-cấp thiếu-tá sau trận-đánh ở Đồi Charlie. Nguồn: Sưu-
tập hình-ảnh của Đoàn-Phương-Hải.

Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ trở lại chiến-trường Quảng-Trị. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Lê-
Văn-Mễ.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 248

Trung-úy Dave Messa, phi-công trực-thăng võ-trang Cobra, một ngày sau trận Đồi
Charlie, bên cạnh tấm chắn với các vết đạn phòng-không 12,7 ly. Nguồn: Sưu-tập hình-
ảnh của David Messa.

Chuẩn-úy Dan Jones và tác-giả bên cạnh chiếc trực-thăng võ-trang của họ bị trúng
nhiều vết đạn, tháng 04-1972. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của tác-giả.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 249

Tổng-thống Việt-Nam Cộng-Hòa đến thị-sát chiến-trường Quảng-Trị vào tháng 07-
1972. Thiếu-tá Mễ ở bìa trái, kế tiếp là Chuẩn-tướng Lê-Quang-Lưỡng (Tư-lệnh Sư-
đoàn Nhảy-Dù), Tổng-thống Nguyễn-Văn-Thiệu, và Trung-tá Lê-Văn-Ngọc (Lữ-đoàn-
trưởng Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù). Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Lê-Văn-Mễ.

Ban chỉ-huy Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù trên chiến-trường Quảng-Trị. Từ trái: Thiếu-tá John
Howard, Đại-tá Barrow (Bộ Tham-mưu MACV), Đại-úy Dickson (Toán Cố-vấn 162), và
Thiếu-tá Mễ. Thiếu-tá Howard sẽ thay thế Đại-úy Furrow trong vai-trò cố-vấn-trưởng
Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù từ ngày 19-09-1972. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Lê-Văn-Mễ.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 250

Y-sĩ Đại-úy Tô-Phạm-Liệu, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù, hình chụp lúc ở trường quân-y.
Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của Tô-Phạm-Thái

Bác-sĩ Liệu an-toàn ở trại định-cư Hoa-Kỳ. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh Tô-Phạm-Thái.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 251

Trung-úy Nguyễn-Văn-Lập, tiền-sát-viên pháo-binh (đề-lô), hình chụp trong thời-gian


thụ-huấn 1968. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh Nguyễn-Văn-Lập

Lập trong dịp Hội-ngộ Đại-hội Mũ-Đỏ vào năm 2005 tại Hoa-Thịnh-Đốn. Nguồn: Sưu-
tập hình-ảnh của Nguyễn-Văn-Lập
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 252

Trung-úy Nguyễn-Văn-Thinh (Đại-đội-trưởng Đại-đội 111, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù) đã ở


lại Charlie vào ngày 13-04-1972. Nguồn: Sưu-tầm trên Internet, không rõ tác-giả
[Hình do người dịch bổ-túc ngoài sách gốc]

Thiếu-tá Nguyễn-Đức-Tâm (Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 16 Nhảy-Dù) bên phải, và


Trung-tá Lê-Minh-Ngọc (Lữ-đoàn-trưởng Lữ-đoàn 4 Nhảy-Dù, tiền-nhiệm Trưởng
phòng 3 Sư-đoàn Nhảy-Dù trước Trung-tá Mễ) bên trái, không rõ thời điểm chụp
ảnh. Nguồn: Sưu-tầm trên Internet, không rõ tác-giả.
[Hình do người dịch bổ-túc ngoài sách gốc]
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 253

Gia-đình Lê-Văn-Mễ vào năm 1979. Bắt đầu cuộc sống mới tại Hợp Chủng-quốc Hoa-
Kỳ. Mễ, Sen, rồi Phương, Quyên, Vũ. Ozark phía trước. Nguồn: Sưu-tập hình-ảnh của
Lê-Văn-Mễ

Thiếu-tá Lục-quân Hoa-Kỳ John John Joseph Duffy, 1979, hồi-hưu. Nguồn: Sưu-tập
hình-ảnh của John Duffy.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 254

Bộ tam: Mễ, Duffy, và Hải, năm 2016. Nguồn: Charlie Witmer.

Bia tưởng-niệm Nhảy-Dù Nam Việt-Nam và các cố-vấn Hoa-Kỳ của họ ở Nghĩa-trang
Quốc-gia Ái-Linh-Tân, phân-khu 47. Nguồn: Tim, 1965, Wikimedia Commons.
Phụ-chú 4: Một số hình ảnh 255

DEDICATED TO THE MEMORY


DÀNH TƯỞNG-NIỆM
OF THE / VỀ
PARATROOPERS (MŨ ĐỎ) OF THE VIETNAMESE AIRBORNE
DIVISION (SƯ ĐOÀN NHẢY DÙ) AND THEIR ADVISORS (CỐ VẤN),
THE RED HATS AND RED MARKERS
CÁC NHẢY-DÙ MŨ-ĐỎ CỦA SƯ-ĐOÀN NHẢY-DÙ VIỆT-NAM VÀ CÁC
CỐ-VẤN VÀ CÁC ĐIỀU-KHÔNG TIỀN-TUYẾN MŨ-ĐỎ
OF / CỦA
ADVISORY TEAM 162, MILITARY ASSISTANCE COMMAND,
VIETNAM (MAC-V) WHO FOUGHT FOR FREEDOM AND
DEMOCRACY
TOÁN CỐ-VẤN 162, BỘ TƯ-LỆNH VIỆN-TRỢ QUÂN-SỰ HOA-KỲ, TẠI
VIỆT-NAM (MAC-V), NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHIẾN-ĐẤU CHO TỰ-DO VÀ
DÂN-CHỦ
IN VIETNAM / TẠI VIỆT-NAM
1960 - 1975
“AIRBORNE AL THE WAY”
“NHẢY-DÙ CỐ-GẮNG”
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 256

PHỤ-CHÚ 5: LƯỢC-SỬ SƯ-ĐOÀN NHẢY-DÙ


CỦA QUÂN-LỰC VIỆT-NAM CỘNG-HÒA

Trong phần bình-luận về hiệu-quả hoạt-động quân-sự của Việt-Nam


trong chiến-tranh, hầu như người ta không nghe nói gì về một binh-chủng nhảy-
dù của Nam Việt-Nam đã bị lãng quên. Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa tổng-
quát nhận được nhiều đánh-giá trái chiều. Nhiều đơn-vị hoạt-động tồi-tệ do
lãnh-đạo yếu kém và tình-trạng tham-nhũng. Chỉ một số ít được đánh giá cao
như là các đơn-vị có ý-thức trách-vụ và chiến-đấu anh-dũng. Tuy nhiên, một
điều chắc-chắn là các đơn-vị nhảy-dù của Việt-Nam Cộng-Hòa đã chiến-đấu
quên mình, anh-dũng và kiên-cường, trong suốt chiến-tranh, và họ dễ dàng được
xếp vào nhóm các lực-lượng thiện-chiến nhất thế-giới.1
Câu chuyện về trận-đánh của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù trên Đồi Charlie
được đặt trong một bối-cảnh rộng lớn hơn về những di-sản nhảy-dù đáng tự hào
của Nam Việt-Nam. Tiểu-đoàn 11 là một trong nhiều tiểu-đoàn đã hình-thành
nên Sư-đoàn Nhảy-Dù của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa - một lực-lượng tổng
trừ-bị chiến-lược, và cũng là lực-lượng ưu-tú nhất của quốc-gia. Tất cả chiến-
binh nhảy-dù đều là các tình-nguyện-viên, và mỗi người đều có tinh-thần phục-
vụ vượt lên chính mình, một niềm tự-hào tột bực, được sống trong tình huynh-
đệ chi-binh để phục-vụ cho lý-tưởng “chết vinh hơn sống nhục” (death before
dishonor).2 Niềm tin đó có nguồn gốc Pháp-quốc. Di-sản của họ, tình huynh-đệ
chi-binh của họ, tinh-thần chiến-đấu của họ - tất cả đều kế thừa trực-tiếp từ

1
Barry R. McCaffrey, Có một binh-chủng Nhảy-Dù Nam Việt-Nam bị lãng quên (The
Forgotten South Vietnamese Airbone), Thời-báo Nữu-Ước (New York Times), ngày 08-
08-2017.
2
Những chiến-binh Nhảy-Dù năm xưa còn sống sót cho đến bây giờ vẫn còn nhắc lại
những hình ảnh của quân-bạn và dân chúng bị kẹt lại trong vùng giao tranh vui mừng hò
reo khi họ đến tiếp-cứu: “Linh Dù đến rồi, lính Dù đến rồi, chúng ta được cứu rồi, chúng
ta không bị bỏ rơi!...” (N.D).
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 257

người Pháp, từ các đơn-vị nhảy-dù của người Pháp được biệt-phái đến Việt-
Nam sau Đệ-nhị Thế-chiến.3
Trong thời-gian chiến-tranh, các lực-lượng Nhật-Bổn đã chiếm đóng
Đông-Dương thuộc Pháp, bao gồm các quốc-gia hiện là Ai-Lao, Cao-Miên, và
Việt-Nam. Người Nhật-Bổn bị thất trận và bị hất cẳng khỏi khu-vực khi chiến-
tranh kết-thúc, và người Pháp đã tìm cách giành lại quyền cai-trị thuộc-địa ở
Đông-Nam-Á. Thách thức tiên khởi là giành quyền kiểm-soát từ Hồ-Chí-Minh
và các chiến-binh Việt-Minh của ông ta, những người đã tuyên-bố thành-lập
một quốc-gia Việt-Nam độc-lập với tên gọi Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hòa
(Democratic Republic of Vietnam). Người Pháp đã triển-khai các lực-lượng
quân-sự vào cuối năm 1945 và đầu năm 1946 để giành lại chính-quyền và sau
đó dập tắt cuộc nổi dậy của cộng-sản đang gia-tăng. Năm 1946, sự hiện-diện
của hai tiểu-đoàn nhảy-dù của Pháp đã giúp họ gia-tăng sự uyển chuyển trong
các cuộc hành-quân chiến-đấu. Các tiểu-đoàn nhảy-dù khác cũng đã tham-gia
sau đó. Các chỉ-huy người Pháp đã sớm nhận ra rằng việc bổ-sung các chiến-
binh nhảy-dù người bản-địa vào các tiểu-đoàn của Pháp sẽ nâng cao hơn nữa
khả-năng xung-kích cơ-động. Đến năm 1947, người Pháp tiên khởi tiến-hành
huấn-luyện các thành-viên người Việt-Nam được tuyển chọn nhằm tạo ra các
thành-phần nòng-cốt cho lực-lượng nhảy-dù người bản-địa để tăng cường cho
lực-lượng nhảy-dù của Pháp.4
Các khóa-sinh mãn-khóa chương-trình tiên khởi đã hình-thành nên Đại-
đội 1 Nhảy-Dù Đông-Dương (1er Compagnie Indochinoise Parachutiste - CIP)
vào ngày 1 tháng Một năm 1948. Đại-đội được liên-hợp với bộ chỉ-huy nhảy-
dù của Pháp với tư-cách đơn-vị tăng-phái về mặt hành-quân, sử-dụng quân-
phục đặc-biệt của các chiến-binh nhảy-dù người Pháp, và đội mũ-đỏ. Các đại-
đội nhảy-dù khác của Việt-Nam đã được hình-thành vào các tháng tiếp theo.
Quân-đoàn Lê-Dương Phú-Lang-Sa (French Foreign Legion - FFL) cũng đã
thành-lập riêng cho họ hai Đại-đội Nhảy-Dù Lê-Dương gồm những người bản-

3
Sđd. Micheal Martin, ed., Thiên-thần Mũ-đỏ: Nhảy-Dù trong Chiến-tranh Đông-Dương
lần thứ hai (Angels in Red Hats: Paratroopers of the Second Indochina War) (Louisville,
KY: Harmony House, 1995), 11, 23.

4
Bernard B. Fall, Đại-lộ buồn thiu (Street Without Joy) (Mechanicsburg, PA: Stackpole
Book, 1964), 26-28. Martin, Thiên-thần, 24.
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 258

xứ (Compagnie Indochinoise Parachutiste Légion Étrangère - CIPLE). Tuy


nhiên, trong mọi trường-hợp, các thành-phần chỉ-huy các đại-đội đều là các sĩ-
quan và hạ-sĩ-quan người Pháp. Họ chỉ-huy các đơn-vị và làm gương cho các
khóa-sinh Việt-Nam. Các đại-đội nhanh-chóng tham-gia tác-chiến như một
thành-phần thiết-yếu của các tiểu-đoàn nhảy-dù thuộc-địa của Pháp. Ngày 13
tháng Tám năm 1948, một đại-đội nhảy-dù Việt-Nam đã thực-hiện lần nhảy-dù
tác-chiến đầu tiên trong lúc tham-dự một cuộc hành-quân xung-kích. Sau cùng,
mười bốn đại-đội nhảy-dù Việt-Nam đã được hình-thành.5
Lực-lượng nhảy-dù còn non trẻ của Việt-Nam đã chiến-đấu dũng-cảm
trong suốt những năm còn lại nằm dưới sự kiểm-soát của người Pháp, thường
hứng chịu tổn-thất nặng, nhưng luôn thể-hiện sự dũng-cảm tuyệt vời. Năm
1949, người Pháp thành-lập Quốc-Gia Việt-Nam (State of Vietnam) trong
thành-phần Liên-Hiệp Pháp (French Union) với tư-cách là một “quốc-gia liên-
kết” (Associated State), nhưng vẫn nằm dưới sự kiểm-soát chặt-chẽ của người
Pháp.6 Trong quá-trình kiến-thiết quốc-gia, Quân-đội Quốc-Gia Việt-Nam
(Vietnamese National Army) được chính-thức thành-lập vào năm 1951. Và như
là một phần của nỗ-lực đó, Tiểu-đoàn 1 Nhảy-Dù Việt-Nam (1er Bataillon de
Parachutistes Vietnamiens – 1er BPVN) đã được hình-thành7. Đến năm 1953,
Việt-Nam hãnh-diện có được bốn tiểu-đoàn nhảy-dù. Cũng như các đại-đội
nhảy-dù trước đó, các tiểu-đoàn cũng được chỉ-huy bởi các sĩ-quan và hạ-sĩ-
quan người Pháp – cho đến khi thành-lập thêm một tiểu-đoàn nhảy-dù nữa vào
năm 1954. Tiểu-đoàn này được chỉ-huy bởi các sĩ-quan xuất-sắc nhất, được
tuyển lựa đặc-biệt trong số các sĩ-quan nhảy-dù người Việt-Nam.8 Các đơn-vị

5
Martin, Thiên-thần, 24. Gordon Rottman, Nhảy-Dù Việt-Nam (Vietnam Airbone) (Luân-
Đôn: Osprey Publishing, 1990), 23.
6
Theo nội-dung của Hiệp-ước Élysée (Accords de l'Elysée) vào ngày 08-03-1949 (N.D).
7
Tiểu-đoàn 1 Nhảy-Dù Việt-Nam được thành-lập vào ngày 01-05-1951 tại Sài-Gòn với
thành-phần lấy từ Đại-đội 1 Nhảy-Dù Đông-Dương, Đại-đội 1 Nhảy-Dù Liên-đoàn
Phòng-vệ Nam-Việt (1er Escadron Parachutiste Garde du Việt Nam Sud - EPGVNS) và
các quân-nhân tình-nguyện từ các Tiểu-đoàn Nhảy-Dù Xung-kích Thuộc-địa (Bataillon
Colonial de Commandos Parachutistes - BCCP) (N.D).
8
Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù được thành-lập vào ngày 01-03-1954 với thành-phần hoàn-toàn
là người Việt-Nam, mà nòng-cốt được tuyển chọn từ Tiểu-đoàn 19 Khinh-quân ở Cà-
Mau. Tiểu-đoàn-trưởng đầu tiên của Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù, cũng là sĩ-quan người Việt-
Nam đầu tiên nắm giữ vị-trí tiểu-đoàn-trưởng của một tiểu-đoàn nhảy-dù, là Thiếu-tá Đỗ-
Cao-Trí (N.D).
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 259

nhảy-dù Việt-Nam, với nhiều mức-độ khác nhau, đã tham-gia tám mươi sáu đợt
nhảy-dù chiến-đấu từ năm 1948 đến năm 1954.9
Nhảy-Dù người Việt-Nam đã giữ một vai-trò quan-trọng trong trận-đánh
quyết-định ở Điện-Biên-Phủ. Trận-đánh đã đưa đến thất-bại lớn cho các lực-
lượng Pháp và trực-tiếp dẫn đến việc họ phải triệt-thoái khỏi Việt-Nam. Tuy
nhiên, lực-lượng nhảy-dù người Việt-Nam đã chiến-đấu rất dũng-cảm và củng-
cố được danh-tiếng là lực-lượng ưu-tú trên mặt đất. Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù của
Việt-Nam (5d BPVN) tiên khởi nhảy-dù xuống thung-lũng Điện-Biên-Phủ vào
ngày 22 tháng Mười-Một năm 1953, như một phần của Chiến-dịch Hải-Ly
(Operation Castor), trong một chiến-dịch nhảy-dù lớn được xem nhất kể từ sau
Đệ-nhị Thế-chiến. Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù tham-chiến cùng với năm tiểu-đoàn
nhảy-dù của Pháp đã nhảy-dù xuống Điện-Biên-Phủ từ hai ngày trước đó.
Thành-phần cơ-hữu trong mỗi tiểu-đoàn của Pháp đó đều có một đại-đội nhảy-
dù người Việt-Nam bản-địa.10 Lực-lượng này đương-đầu với một loạt các cuộc
giao-tranh cam-go để giữ an-ninh phi-trường và các vị-trí xung quanh, nơi sẽ
hình-thành một căn-cứ quân-sự lớn của người Pháp.11
Sau khi hoàn thành nhiệm-vụ, Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù Việt-Nam đã trở về
hậu-cứ ngay sau lễ Giáng-sinh, chỉ quay trở lại khi quân cộng-sản siết chặt vòng
vây Điện-Biên-Phủ và đe dọa tiêu diệt các đơn-vị phòng-thủ. Vào lúc 2 giờ 45
phút chiều, ngày 14 tháng Ba năm 1954, Tiểu-đoàn 5 đã thực-hiện lần nhảy-dù
thứ hai vào Điện-Biên-Phủ từ cao-độ 600 bộ nhằm giảm thiểu ảnh-hưởng từ

9
Martin, Thiên-thần, 23. Rottman, Nhảy-Dù, 23.
10
Năm tiểu-đoàn bao gồm: Tiểu-đoàn 1 Nhảy-Dù Thuộc-địa (1er Bataillon de
Parachutistes Coloniaux - 1er BPC), Tiểu-đoàn 6 Nhảy-Dù Thuộc-địa (6ème Bataillon de
Parachutistes Coloniaux - 6e BPC), Tiểu-đoàn 1 Nhảy-Dù Lê-dương (1er Bataillon
Etranger de Parachutistes - 1er BEP), Tiểu-đoàn 8 Nhảy-Dù Xung-kích (8e Bataillon de
Parachutistes de Choc - 8e BPC), Tiểu-đoàn 2, Trung đoàn 1 Nhảy-Dù Khinh-chiến
(2ème Bataillon, 1er Régiment de Chasseurs Parachutistes - 2/1er RCP). Theo tài-liệu của
Bernard B. Fall, ngoài Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù gồm toàn người Việt-Nam (trừ các cấp chỉ-
huy), số quân-nhân người Việt-Nam bản-địa thực-tế chiếm hơn một nửa quân-số của mỗi
tiểu-đoàn nhảy-dù còn lại (N.D).
11
Bernard B. Fall, Một góc Địa-ngục: Vòng vây Điện-Biên-Phủ (Hell in a Very Small
Place: The Siege of Dien Bien Phu) (Nữu-Ước: Harper & Row, 1964), 17. Martin
Windrow, Thung-lũng Cuối cùng: Điện-Biên-Phủ và Người Pháp bị đánh bại ở Việt-Nam
(The Last Valley: Dien Bien Phu and the French Defeat in Vietnam) (Boston, MA: Da
Capo Press, 2004), 248-49.
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 260

hỏa-lực tác-xạ dữ-dội của địch. Tiếu-đoàn ngay lập-tức chạm súng với địch khi
vừa chạm đất. Tiểu-đoàn đã chiến-đấu anh-dũng trong suốt nhiều tuần lễ nhưng
rồi bị tan hàng trong những ngày cuối cùng khi Việt-Minh cộng-sản tràn ngập
quân phòng-thủ và kết-thúc trận-đánh vào ngày 7 tháng Năm năm 1954. Sáu
đại-đội nhảy-dù người Việt-Nam chiến-đấu trong thành-phần các tiểu-đoàn
nhảy-dù của người Pháp cũng đã bị tan-rã.12
Sự hy-sinh tại Điện-Biên-Phủ và cùng với những năm tháng chiến-đấu
cam-go trước đó, đã khiến các chiến-binh nhảy-dù Việt-Nam nổi lên như những
chiến-binh huyền-thoại, lòng dũng-cảm và sự kiên-cường của họ trong chiến
trận đã được ngợi ca khắp đất nước. Sau trận Điện-Biên-Phủ, và trong lúc các
cuộc đàm-phán hòa-bình đã diễn ra ở Geneva (Thụy-Sĩ), một số ít chiến-binh
nhảy-dù sống sót sau trận-đánh đã di tản về Sài-Gòn, nơi họ hồi-sinh Tiểu-đoàn
5 Nhảy-Dù của Việt-Nam. Các tiểu-đoàn nhảy-dù Việt-Nam còn lại đã liên-hợp
cùng Tiểu-đoàn 5 để hình-thành Liên-đoàn Nhảy-Dù Việt-Nam (Vietnamese
Airbone Group)13, sẵn sàng phục-vụ quốc-gia trong mọi tình-huống.14
Hội-nghị Geneva 1954 khai-mạc tại Thụy-Sĩ vào tháng Tư để giải quyết
các cuộc xung-đột ở Triều-Tiên và Đông-Dương. Các cuộc đàm-phán chuyển
sang đề-tài Việt-Nam vào ngày 8 tháng Năm, một ngày sau khi trận-đánh ở
Điện-Biên-Phủ kết-thúc. Các cuộc đàm-phán đi đến ký-kết Hiệp-ước Genève
1954 vào ngày 21 tháng Bảy. Một trong số các điều-khoản quy-định chia cắt
Việt-Nam thành hai miền biệt-lập với đường ranh giới là vĩ-tuyến 17. Hiệp-ước
đã trao cho Hồ-Chí-Minh và Việt-Minh cộng-sản quyền cai-trị miền bắc, và
Quốc-Gia Việt-Nam hiện-tại kiểm-soát miền nam. Một cuộc tổng-tuyển-cử
nhằm thống-nhất hai miền thành một quốc-gia sẽ được tổ-chức trong hai năm
tiếp theo. Những điều đó đã không bao giờ xảy ra.15

12
Fall, Một góc Địa-ngục, 150-51. Windrow, Thung-lũng Cuối-cùng, 327, 393, 536.
Martin, Thiên-thần, 34-36. Rottman, Nhảy-Dù, 23-24.
13
Liên-đoàn Nhảy-Dù Việt-Nam được thành-lập vào ngày 01-05-1954 với bốn tiểu-đoàn
tác-chiến 1, 3, 5, 6 Nhảy-Dù và các đơn-vị yểm-trợ (riêng Tiểu-đoàn 4 và 7 Nhảy-Dù do
bị tổn-thất nhiều trong các trận đánh trước đó nên bị giải thể để bổ-sung quân-số cho các
đơn-vị khác của Liên-đoàn). Thiếu-tá Đỗ-Cao-Trí đang là Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-đoàn 6
được chỉ-định làm Chỉ-huy-trưởng Liên-đoàn Nhảy-Dù (N.D).
14
Martin, Thiên-thần, 23,39.
15
Frederik Logevall, Tro tàn của Chiến-tranh: Sự Sụp-đổ của một Triều-đại và Hành-
động của Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (Embers of War: The Fall of an Empire and the Making
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 261

Những người cộng-sản một lần nữa tuyên-cáo một nhà-nước Việt-Nam
Dân-Chủ Cộng-Hòa, lần này chỉ ở nửa ở phía bắc. Ở miền nam, Quốc-Gia Việt-
Nam được cải-danh Việt-Nam Cộng-Hòa (Republic of Vietnam). Lúc này có
hai quốc-gia hiện-diện ở Việt-Nam: miền Bắc cộng-sản, và miền Nam dân-chủ
chưa hoàn-hảo. Hàng trăm ngàn người tị-nạn chạy khỏi miền Bắc, tìm kiếm tự-
do ở miền Nam, nơi một chánh-phủ chống cộng mạnh mẽ đang nắm quyền.
Quân-đội Quốc-Gia Việt-Nam cũng được cải-danh thành Quân-đội Việt-Nam
Cộng-Hòa (Republic of Vietnam Armed Forces - RVNAF).16 Ngày 26 tháng
Mười năm 1959, Liên-đoàn Nhảy-Dù (Airborne Group) của Việt-Nam được
nâng-cấp thành Lữ-đoàn Nhảy-Dù (Airborne Brigade), và bành-trướng lên Sư-
đoàn Nhảy-Dù (Airborne Division) vào ngày 1 tháng Mười-Hai năm 1965.
Hoa-Kỳ, đã tham-gia sâu rộng ngay cả trước khi người Pháp rời đi, bắt đầu
oanh-tạc Bắc-Việt sau khi hai khu-trục-hạm của Hoa-Kỳ được báo-cáo là bị đối
phương tấn-công ở Vịnh Bắc-Bộ (Tonkin Gulf) vào đầu tháng Tám năm 1964.
Thủy-quân Lục-chiến của Hoa-Kỳ đã đổ bộ lên bờ biển Đà-Nẵng vào ngày 8
tháng Ba năm 1965. Các lực-lượng Hoa-Kỳ đã lao vào cuộc chiến đang leo
thang ở Việt-Nam.17
Sư-đoàn Nhảy-Dù với thành-phần gồm tám tiểu-đoàn bộ-binh nhảy-dù,
ba tiểu-đoàn pháo-binh nhảy-dù, và ba đại-đội trinh-sát được tổ-chức thành ba
bộ chỉ-huy lữ-đoàn. Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù được thành-lập vào ngày 1 tháng
Mười-Hai năm 1967, nâng tổng số sư-đoàn lên chín tiểu-đoàn bộ-binh nhảy-
dù. Sư-đoàn Nhảy-Dù còn có các đơn-vị yểm-trợ là tiểu-đoàn yểm-trợ, tiểu-
đoàn truyền-tin, tiểu-đoàn quân-y, và tiểu-đoàn công-binh, cũng như Trung-tâm

of America's Vietnam) (Nữu-Ước: Random House, 2013), 599-607, 653-57. Stanley


Karnow, Việt-Nam: Một thiên-sử (Vietnam: A History) (Nữu-Ước: Penguin Books,
1983), 204.
16
Danh-xưng Quân-đội/Quân-lực được sử-dụng theo thời-gian sau: Quân-đội Quốc-Gia
Việt-Nam từ 1948-1954; Quân-đội Việt-Nam Cộng-Hòa từ 1954-1964; Quân-lực Việt-
Nam Cộng-Hòa từ cuối 1964 về sau (N.D).
17
Rottman, Nhảy-Dù, 24-25. Martin, Thiên-thần, 35. John Prados, Trò-chơi con-số: Bao
nhiêu người Việt-Nam đã thoát vào Nam năm 1954 (The Numbers Game: How Many
Vietnamese Fled the South in 1954), VVA Veteran, Jan/Feb 2005. Karnow, Vietnam, 366-
72, 415-19.
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 262

Huấn-luyện Nhảy-Dù (Airborne Training Center) tại Căn-cứ Không-quân Tân-


Sơn-Nhứt ở Sài-Gòn. Sự sắp xếp tiểu-đoàn theo thói quen18 như sau:

SƯ-ĐOÀN NHẢY-DÙ VIỆT-NAM CỘNG-HÒA*

Lữ-đoàn 1 Lữ-đoàn 2 Lữ-đoàn 3 Đơn-vị Yểm-trợ


Nhảy-Dù Nhảy-Dù Nhảy-Dù của Sư-đoàn

Tiểu-đoàn 1 Tiểu-đoàn 5 Tiểu-đoàn 2 Tiểu-đoàn


Nhảy-Dù Nhảy-Dù Nhảy-Dù Truyền-tin*

Tiểu-đoàn 8 Tiểu-đoàn 7 Tiểu-đoàn 3 Tiểu-đoàn


Nhảy-Dù Nhảy-Dù Nhảy-Dù Yểm-trợ*

Tiểu-đoàn 9 Tiểu-đoàn 11 Tiểu-đoàn 6 Tiểu-đoàn


Nhảy-Dù Nhảy-Dù Nhảy-Dù Quân-Y*

Tiểu-đoàn 1 Tiểu-đoàn 2 Tiểu-đoàn 3 Tiểu-đoàn


Pháo-binh Nhảy-Dù Pháo-binh Nhảy-Dù Pháo-binh Nhảy-Dù Công-binh*

Đại-đội 1 Đại-đội 2 Đại-đội 2 Trung-tâm Huấn-


Trinh-sát Nhảy-Dù Trinh-sát Nhảy-Dù Trinh-sát Nhảy-Dù luyện Nhảy-Dù

* Thường-xuyên đặt một đại-đội đặt dưới quyền kiểm-soát hành-quân


(operational control) của mỗi lữ-đoàn.
Sư-đoàn Nhảy-Dù với thành-phần là các tình-nguyện-viên đã chiến-đấu
anh-dũng trong suốt “Chiến-tranh Đông-Dương lần thứ hai” (Second Indochina
War) hay “Chiến-tranh Việt-Nam” (Vietnam War) theo cách gọi của phía Hoa-
Kỳ. Một phần của những hành-động anh-dũng đó được ghi lại trong lời kể của

18
Sự sắp-xếp này cho biết các tiểu-đoàn cơ-hữu của từng Lữ-đoàn. Trừ các cuộc hành-
quân lớn được hoạch-định từ trước, thông thường các tiểu-đoàn thường được tăng-phái
hay đặt dưới quyền kiểm-soát hành-quân (opcon) của các Lữ-đoàn khác nhau tùy theo
nhu-cầu hành-quân và chu-kỳ nghĩ dưỡng-quân của mỗi tiểu-đoàn. Thí-dụ, Lữ-đoàn 1
Nhảy-Dù được tăng-phái cho Quân-đoàn III ở mặt-trận An-Lộc vào tháng 04-1972 với
ba Tiểu-đoàn 5, 6, 8, Đại-đội Trinh-sát 3, thay vì ba Tiểu-đoàn cơ-hữu 1, 8, 9 và Đại-đội
Trinh-sát 1 (N.D).
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 263

John Duffy, Lê-Văn-Mễ, và những người khác được mô-tả trong cuốn sách này.
Các chiến-binh nhảy-dù tiếp-tục trách-vụ nhảy-dù tác-chiến. Tám trong số chín
tiểu-đoàn nhảy-dù của Sư-đoàn Nhảy-Dù được Tưởng-thưởng Đơn-vị của
Tổng-thống Hoa-Kỳ (U.S. Presidential Unit Citation) mà rất nhiều đơn-vị đều
thèm muốn, cả ba lữ-đoàn nhảy-dù cũng nhận được tương-tự. Tưởng-thưởng
Đơn-vị của Tổng-thống Hợp Chủng-quốc Hoa-Kỳ được trao tặng cho một vài
đơn-vị được chọn lựa khắt-khe của Hoa-Kỳ vì hành-động dũng-cảm phi-thường
trong chiến-đấu, và hiếm khi được trao, đặc-biệt cho các quốc-gia đồng-minh
của Hoa-Kỳ.19
Sư-đoàn Nhảy-Dù của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa giữ vai-trò then
chốt trong tất cả các cuộc hành-quân tác-chiến nòng-cốt cho đến khi chiến-tranh
kết-thúc, bao gồm Tổng tấn-công Tết Mậu-Thân 1968, Hành-quân Cao-Miên
1970, Hành-quân Lam-Sơn 719, và ba trận-đánh quyết-định trong cuộc Tấn-
công Phục-Sinh 1972 ở An-Lộc, Kon-Tum, và Quảng-Trị. Sư-đoàn Nhảy-Dù
đã chiến-đấu can-trường trong những ngày cuối cùng khi Nam Việt-Nam sụp
đổ vào năm 1975, biết bao xương-trắng máu-đào của các chiến-binh nhảy-dù
đã thấm đẩm trên quê hương của họ. Một số tiểu-đoàn nhảy-dù, mặc dầu đã bị
tổn-thất quân-số đến mức chỉ còn hai mươi phần trăm, vẫn giữ vững phòng-
tuyến, và là những người cuối cùng ở lại đương-đầu các cuộc tấn-công dữ-dội
của Bắc-Quân. Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù chiến-đấu trong thành-phần của Lữ-
đoàn 2 Nhảy-Dù được không-vận từ Sài-Gòn ra thay thế Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù
nhận lãnh trách-nhiệm bảo-vệ phòng-tuyến Phan-Rang, cách Sài-Gòn một 160
dặm theo tuyến quốc-lộ dọc duyên-hải trung-phần.20 Tiểu-đoàn-trưởng Tiểu-

19
Martin, Thiên-thần, 39-40.
20
Tóm tắt diễn-tiến có liên-hệ đến Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù tại mặt-trận Phan-Rang:
• Ngày 04-04-1975, Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù với các Tiểu-đoàn 7, 11, tiểu-đoàn 1 Pháo-
binh, Đại-đội Trinh-sát 2 và các đơn-vị yểm-trợ được không-vận từ Sài-Gòn đến
Phan-Rang thay thế cho Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù. Tiểu-đoàn 5 Nhảy-Dù cơ-hữu của Lữ-
đoàn 2 đã có mặt ở Phan-Rang từ trước trong thành-phần Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù khi rút
về từ mặt-trận Khánh-Dương, đến ngày 09-04-1975 được không-vận về hậu-cứ Biên-
Hòa, và được thay thế bằng Tiểu-đoàn 3 Nhảy-Dù đếb trước đó vào ngày 02-04-1975.
Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù được chỉ-định đến giữ trục-lộ Ba-Ngòi - Du-Long.
• Ngày 12-04-1975, Quân-đoàn III nhận được lệnh hoàn trả Lữ-đoàn 2 về Sài-Gòn và
thay thế bằng Liên-đoàn 31 Biệt-Động-Quân (các Tiểu-đoàn 31, 36, 52) và Sư-đoàn
2 Bộ binh (các Trung-đoàn 5, 6 Bộ-binh) vào ngày 13-04-1975. Lữ-đoàn 2 dự-trù
hoàn thành không-vận toàn bộ về hậu-cứ trong ngày 14-04-1975, trừ Tiểu-đoàn 1
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 264

đoàn 11 Nhảy-Dù là Thiếu-tá Nguyễn-Văn-Thành, thay thế Trung-tá Lê-Văn-


Mễ thuyên-chuyển làm Trưởng Ban 3 Sư-đoàn Nhảy-Dù.21 Tiểu-đoàn 11 Nhảy-

Pháo-binh còn ở lại yểm-trợ thêm vài ngày. Nhưng tình-hình biến-chuyển quá nhanh,
chỉ còn kịp không-vận Tiểu-đoàn 7 Nhảy-Dù cùng với thành-phần trang-bị nặng của
Lữ-đoàn về hậu-cứ vào chiều 13-04-1975. Các đơn-vị còn lại tiếp-tục chiến-đấu tại
mặt-trận Phan-Rang.
• Chiều ngày 13-04-1975, Thiếu-tá Tiểu-đoàn-trưởng Nguyễn-Văn-Thành cùng với các
Đại-đội 113, 114 và Đại-đội Chỉ-huy từ Du-Long bàn giao vị-trí và rút về phi-trường
Phan-Rang. Ngày 14-04-1975, các đơn-vị của Tiểu-đoàn 11 rút về phi-trường bắt đầu
chạm súng với địch quân ở vòng đai phi-trường.
• Chiều ngày 15-04-1972, Thiếu-tá Tiểu-đoàn phó Nguyễn Văn-Giới chỉ-huy hai Đại-
đội 111 và 112, sau khi bàn giao khu-vực trách-nhiệm cho Tiểu-đoàn 36 Biệt-Động-
Quân, thì rút khỏi Du-Long, xuôi Nam, đến cảng Ninh-Chữ, sau vài đợt chạm-súng
và có tổn-thất, đến chiều ngày 16-05-1975, được trực-thăng bốc về an-toàn ở thôn
Phú-Quý phía nam cảng Ninh-Chữ.
• Sáng ngày 16-04-1975, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù (-) đang ở phi-trường được điều-động
mở đường và hộ-tống Bộ Tư-lệnh Tiền-phương Quân-đoàn II cùng với Bộ Chỉ-huy
Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù rút khỏi phi-trường di-tản về Cà-Ná để lập tuyến phòng-thủ mới.
Đại-đội 114 của Trung-úy Long (Khủng-Long) đi đầu mở đường, Đại-đội 113 của
Trung-úy Phạm-Đức-Loan đi đoạn-hậu, Đại-đội Công-binh và Đại-đội Trinh-sát 2
Lữ-đoàn cầm chân địch quân.
• Khuya ngày 16-04-1975, đoàn quân triệt thoái chạm súng nặng ở khu-vực Thôn Mỹ-
Đức làm Trung-úy Loan tử-thương, Thiếu-tá Thành bị thương nhẹ. Sau đó, thiếu-tá
Thành bị thất-lạc cùng vài quân-nhân trong cuộc chạm súng lớn ở gần sông Dinh.
• Ngày 19-04-1975, thiếu-tá Nguyễn-Văn-Thành và một ít thuộc cấp bị bắt khi di-
chuyển ra đến bãi biển để chờ trực-thăng bốc.
Như vậy, Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù sau khi rút khỏi mặt-trận Phan-Rang, cánh hai đại-đội
của Thiếu-tá Giới được trực-thăng bốc về gần hết, trong khi cánh ba đại-đội của Thiếu-tá
Thành, trừ một số ít được bốc trong toán 200 người theo Đại-tá Nguyễn-Thu-Lương, Lữ-
đoàn-Trưởng Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù (Đại-tá Lương ở lại tìm Trung-tướng Tư-lệnh Tiền-
phương Quân-đoàn II Nguyễn-Vĩnh-Nghi và Chuẩn-tướng Tư-lệnh Sư-đoàn 6 Không-
quân đang bị thất-lạc khi chạm địch trong lúc di-tản, và bị bắt), còn lại đều tử-trận hoặc
bị bắt. (Tham-khảo: Võ-Trung-Tín và Nguyễn-Hữu-Viên, Binh-chủng Nhảy-Dù: Hai
mươi Năm Chiến-sự (Paratroopers in 20 Years of War) (Tác-giả xuất-bản, 2000) (N.D).
21
Các tiểu-đoàn-trưởng của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù từ lúc thành-lập cho đến ngày 30-04-
1975 gồm: Thiếu-tá Nguyễn-Viết-Cần (01-12-1967 đến 16-07-1969); Trung-tá Ngô-Lê-
Tỉnh (16-07-1969 đến 28-05-1971), Trung-tá Nguyễn-Đình-Bảo (28-05-1971 đến 12-04-
1972); Thiếu-tá Lê-Văn-Mễ (12-04-1972 đến 11-11-1974); Thiếu-tá Nguyễn-Văn-Thành
(11-11-1974 đến 19-04-1975); Thiếu-tá Lê-Văn-Phương (19-04-1975 đến 30-04-1975)
(Tham-khảo: Võ-Trung-Tín và Nguyễn-Hữu-Viên, Binh-chủng Nhảy-Dù: Hai mươi Năm
Chiến-sự (Paratroopers in 20 Years of War), (Tác-giả xuất-bản, 2000).
Tiểu-đoàn-trưởng đầu tiên của Tiểu-đoàn 11 Nhảy-Dù là Thiếu-tá Nguyễn-Viết-Cần,
bào-đệ của Thiếu-tướng Tư-lệnh Quân-đoàn IV/Quân-khu 4 Nguyễn-Viết-Thanh. Thiếu-
tá Cần rời binh-chủng Nhảy-Dù về Sư-đoàn 21 Bộ-binh sau biến-cố bắn chết một quân-
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 265

Dù bị tấn-công dữ dội vào ngày 17 tháng Tư và hứng chịu tổn-thất nặng nề, và
Thiếu-tá Thành bị bắt. Rất ít người sống sót, và một số ít hơn có thể đã vượt
thoát được khi trải qua một chuyến hành-trình gian khổ để trở lại Đồi Mũ-Đỏ.
Tại đó, tiểu-đoàn đã làm việc cần mẫn để tái lập đơn-vị vào những ngày cuối
cùng của chiến-tranh.22
Vào thời-gian sau cùng của chiến-tranh, các chiến-binh còn lại của Lữ-
đoàn 1 Nhảy-Dù đã cùng với Sư-đoàn 18 Bộ-binh, và các đơn-vị khác tại Xuân-
Lộc, đã tham-gia vào trận-đánh lớn cuối cùng trong Chiến-tranh Việt-Nam23 -
cách Sài-Gòn chưa đầy năm mươi dặm về phía đông-bắc. Quân trú-phòng đã
chiến-đấu anh-dũng và kiên-cường nhất trong cả cuộc chiến, nhưng cuối cùng
đã bị nghiền nát bởi các lực-lượng áp đảo của đối phương. Khi thị-xã bị bỏ ngõ
vào ngày 21 tháng Tư, các lực-lượng nhảy-dù trong vai-trò đoạn-hậu đã chiến-
đấu để kềm-chân của Quân-đội Bắc-Việt, giúp các đơn-vị Quân-lực Việt-Nam
Cộng-Hòa còn lại triệt-thoái về Sài-Gòn và Vũng-Tàu. Các cuộc giao-tranh lẻ-
tẻ vẫn tiếp-tục diễn ra cho đến khi Sài-Gòn rơi vào tay quân cộng-sản hơn một
tuần sau đó - ngày 30 tháng Tư năm 1975. Mọi chuyện đã kết-thúc.24

cảnh Hoa-Kỳ. Thiếu-tá Cần tử-trận do đạn pháo-kích khi đang là Trung-tá Trung-đoàn-
Trưởng Trung-đoàn 33, Sư-đoàn 21 Bộ-binh ở mặt-trận An-Lộc tháng 06-1972 (N.D).
22
Martin, Thiên-thần, 40-43. Trò-truyện với Lê-Văn-Mễ.
23
Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù với ba tiểu-đoàn tác-chiến cơ-hữu là 1, 8, 9, Đại-đội 1 Trinh-sát
Nhảy-Dù, và Tiểu-đoàn 3 Pháo-binh Nhảy-Dù được tăng-phái cho Sư-đoàn 18 Bộ-binh
ở mặt trận Xuân-Lộc từ ngày 12-04-1975 đến khi nhận lãnh trách-nhiệm đoạn-hậu cho
cuộc triệt-thoái về tỉnh Phước-Tuy ngày 25-05-1975. Chiều ngày 30-04-1975, Lữ-đoàn 1
Nhảy-Dù rời Vũng-Tàu đến cảng Vàm-Láng, tiểu-khu Gò-Công. Khuya ngày 30-04-
1975, trừ những người chọn ở lại Việt-Nam, còn lại trên 100 người của Tiểu-đoàn 1, trên
400 người của Tiểu-đoàn 9, không rõ số người của Tiểu-đoàn 8 và các đơn-vị khác của
Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù, lên tàu vượt biển và đến được Đệ-thất Hạm-đội của Hoa-Kỳ, trong
một chuyến vượt biển vô tiền khoán hậu (Tham-chiếu: Nguyễn-Bá-Toản, Tiểu-đoàn 1
Nhảy-Dù tiến vào mặt-trận Long-Khánh, và Cuộc vượt biển có một không hai của Lữ-
đoàn 1 Nhảy-Dù, Website Gia-đình Mũ-đỏ Việt-Nam, https://nhaydu.com (N.D).
24
Martin, Thiên-thần, 43. James H. Willbanks, Bỏ rơi Việt-Nam: Làm thế nào Hoa-Kỳ
ra đi và Nam Việt-Nam đã đánh mất cuộc chiến của họ (Abandoning Vietnam: How
America Left and South Vietnam Lost Its War) (Lawrence: Nhà xuất-bản Đại-học Kansas
(University Press of Kansas), 2004), 264-67. George J. Veith and Merle L. Pribbenow,
Nghệ-thuật Tác-chiến: Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa phòng thủ ở Xuân-Lộc, từ ngày 09
đến 12-04-1975 (Fighting Is an Art: The Army of Vietnam's Defense of Xuan Loc, 9-21
April 1975), Tạp-chí Lịch-sử Quân-sự (Journal of Military History), 68, Số 1, tháng 01-
2004, 163-213.
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 266

***
Barry McCaffrey, đại-tướng bốn-sao hồi-hưu, từng là tư-lệnh của một sư-
đoàn trong Chiến-tranh Vùng-vịnh (Gulf War) vào năm 1991, là Tư-lệnh Bộ
Tư-lệnh Phương-Nam của Hoa-Kỳ (U.S. Southern Command) tại Ba-Nà-Mã
(Panama), và sau cùng là Giám-đốc Văn-phòng Chánh-sách Kiểm-soát Ma-túy
Quốc-gia (Office of National Drug Control Policy), một “Ông-Hoàng Ma-túy”
(Drug Czar) của Hoa-Kỳ. Ông được xem là một phân-tích-gia về an-ninh quốc-
gia danh-tiếng và hiện-diện thường-xuyên trên kênh NBC News. Từ năm 1966
và 1967, ông là một trung-úy nhảy-dù trẻ tuổi tại Việt-Nam, thuộc Toán Cố-
vấn 162, phục-vụ trong vai-trò phụ-tá cố-vấn tiểu-đoàn cho Sư-đoàn Nhảy-Dù
của Nam Việt-Nam. Dưới đây là một đoạn hồi-ức của ông vào năm 2017:
“Lực-lượng Nhảy-Dù Việt-Nam đã phục-vụ trong suốt Chiến-tranh Việt-
Nam với vai-trò Lực-lượng Trừ-bị Chiến-lược Quốc-gia (National Strategic
Reserve). Vào năm 1967, ở thời điểm quân-số đến mức cao nhất, hơn 13.000
chiến-binh nhảy-dù hình-thành nên chín tiểu-đoàn bộ-binh tác-chiến, ba tiểu-
đoàn pháo-binh và các thành-phần yểm-trợ của sư-đoàn.25 Các đơn-vị tác-chiến
cấp tiểu-đoàn được tổ-chức tấn-công theo thể-thức nhảy-dù từ các vận-tải-cơ
(parachute assault) hoặc đổ bộ bằng trực-thăng theo chiến-thuật trực-thăng-vận
(airborne assault) từ Căn-cứ Không-quân Tân-Sơn-Nhứt ở Sài-Gòn khi được
tăng-viện đến các chiến-trường. Trong cuộc chiến-tranh bất tận, lực-lượng
nhảy-dù liên-tục được gửi đi chiến-đấu tại bất cứ nơi nào gặp hiểm nguy nhất
cần đến sự có mặt của nhảy-dù.
Những năm dài đầy máu lửa đã mang đến những tổn-thất nặng nề cho
các quân-nhân anh-dũng cảm này. Trong các cuộc giao-tranh tuyệt-vọng cuối
cùng vào năm 1975, Sư-đoàn Nhảy-Dù đã bị tiêu-hao và tổn-thất nhiều xương
máu trong các trận đánh kinh-hoàng tại tỉnh Phước-Tuy, Cao-Nguyên và Xuân-
Lộc.26 Các chiến-binh nhảy-dù anh-dũng của Việt-Nam đã chiến-đấu đến giây

25
Đến tháng 01-1975, thành-lập thêm Lữ-đoàn 4 Nhảy-Dù (các tiểu-đoàn 12, 14, 15), và
đang trong quá-trình thành-lập Lữ-đoàn 5 Nhảy-Dù (các tiểu-đoàn 16, 17, 18), Sư-đoàn
Nhảy-Dù đạt đến quân-số thực-hiện (assigned strength) cao nhất là 13,244 người, đạt mức
80% so với cấp số lý-thuyết (authorized strength) là 16,609 người (Tham-chiếu: Defense
Attach Office (DAO), RVNAF Final Assessment, 1 January thru 25 April 1975, DAO's
RVNAF Quartely Assessement, (San Francisco: 15 June 1975), 5-1) (N.D).
26
Trận-đánh khốc liệt của Lữ-đoàn 1 Nhảy-Dù cùng với Sư-đoàn 18 Bộ-binh ở phòng-
tuyến Xuân-Lộc vào cuối tháng 4-1975; của Lữ-đoàn 3 Nhảy-Dù ở phòng-tuyến Khánh-
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 267

phút cuối cùng. Tinh-thần và truyền-thống của họ vẫn còn sống mãi sau chiến-
tranh. Trong nhiều năm sau khi chánh-quyền Sài-Gòn sụp đổ, những người tị-
nạn vẫn còn nói về các toán nhảy-dù của Quân-lực Việt-Nam Cộng-Hòa sống
sót vẫn tiếp-tục chiến-đấu trong cuộc chiến du-kích mà không có sự yểm-trợ ở
các vùng rừng núi ở Cao-Nguyên.
Sự dũng-mãnh của các chiến-binh nhảy-dù Việt-Nam cũng đã phản-ánh
sự can-đảm và chuyên-nghiệp tương-ứng của Toán Cố-vấn 162 của Hoa-Kỳ
(U.S. Advisory Team 162) và các Điều-không Tiền-tuyến của Không-lực Mũ-
Đỏ Hoa-Kỳ (Red Hat USAF FACs), những người đã phục-vụ cùng với các đối-
tác Việt-Nam với tư-cách là các sĩ-quan liên-lạc, các điều-phối-viên yểm-trợ
hỏa-lực, các huấn-luyện-viên, quân bạn, và đôi khi là các cố-vấn.
Các cố-vấn Mũ-Đỏ của Hoa-Kỳ này bao gồm các thành-viên ưu-tú được
tuyển-chọn từ các sĩ-quan và hạ-sĩ-quan nhảy-dù Hoa-Kỳ tình-nguyện phục-vụ
trong Sư-đoàn Nhảy-Dù của Việt-Nam. Hầu hết các cố-vấn đều là các trung-sĩ
và đại-úy Hoa-Kỳ còn trẻ nhưng nhiều kinh-nghiệm với bốn tháng huấn-luyện
bổ-túc Việt-ngữ và khóa Ft. Bragg MATA tại Học-viện Huấn-luyện Cố-vấn
Quân-sự (Military Advisor Training Academy). Họ có một chút khác biệt so
với các chiến-binh nhảy-dù khác của Hoa-Kỳ - một chút lãng-mạn, và lắng nghe
bài thơ về đời quân-ngũ của Rudyard Kipling, và cảm-giác phiêu-lưu khiến họ
tình-nguyện sống và chiến-đấu trong một đơn-vị tác-chiến ở hải-ngoại gồm các
chiến-binh ưu-tú. Nhiều cố-vấn Hoa-Kỳ tình-nguyện đã phải trả giá bằng chính
sanh mạng của mình. Tỷ-lệ tổn-thất về các cố-vấn Mũ-Đỏ là rất lớn trong tổng
số cố-vấn Hoa-Kỳ đã tử-trận và bị thương. Nhiều người trong số những người
sống sót sau đó tiếp-tục giữ các vị-trí then chốt trong Lục-quân Hoa-Kỳ. Thiếu-
tướng Herb Lloyd, một huyền-thoại trong Chiến-tranh Việt-Nam; Đại-tá Jack
Jacobs (Danh-dự Bội-tinh), Thiếu-tướng Mike Davison, Thiếu-tướng John
Herrling, Thiếu-tướng Joe Kinzer, Thiếu-tướng Guy Meloy, Thiếu-tướng Leroy
Suddath, Thiếu-tướng Bern Loeffki, Thiếu-tướng John LeMoyne, Thiếu-tướng
Arvid West; Đại-tướng Jim Lindsay, hồi-hưu với tư-cách tư-lệnh Bộ Tư-lệnh
Hành-quân Đặc-biệt (U.S. Special Operations Command); và Đại-tướng

Dương thuộc Cao-Nguyên trung-phần vào cuối tháng 3-1975; của Lữ-đoàn 2 Nhảy-Dù ở
phòng-tuyến Phan-Rang vào cuối tháng 4-1975, và các trận-đánh sau cùng Lữ-đoàn 4 và
5 Nhảy-Dù ở các khu-vực xung quanh đô-thành Sài-Gòn vào cuối tháng 4-1975 (N.D).
Phụ-chú 5: Lược-sử Sư-đoàn Nhảy-Dù 268

Norman Schwarzkopf, Tư-lệnh của Hoa-Kỳ trong chiến-dịch Bão-táp Sa-mạc


(Desert Storm), là những thí-dụ về các cố-vấn anh-dũng và tận-tụy đã từng sát-
cánh với người Việt-Nam [trong các đơn-vị nhảy-dù của Việt-Nam].”27

27
Martin, Thiên-thần, 11-12.
Thư-mục tham-khảo 269

THƯ-MỤC THAM-KHẢO
SOURCES

PRIMARY SOURCES /THƯ-MỤC GỐC


Interviews/Phỏng-vấn
Archambault, Raoul, 57th Aviation Company
Barron, Richard, B Troop, 7/17 Cavalry Squadron
Carlson, Lynn, 361st Aviation Company
Doan, Hai Phuong, ARVN 11th Airborne Battalion
Duffy, John Joseph, MACV Advisory Team 162, U.S. advisor to the ARVN 11th
Airborne Battalion
Gamber, Robert, 361st Aviation Company
Higgins, Jim, 20th Tactical Air Support Squadron
Jones, Daniel, 361st Aviation Company
Kama, Peter J., MACV Advisory Team 162, U.S. Advisor to the ARVN 2nd
Airborne Brigade
Le, Me Van, ARVN 11th Airborne Battalion
Lennard, William, 20th Tactical Air Support Squadron
Mayes, John, 361st Aviation Company
Messa, David, 361st Aviation Company
Nguyen, Lap Van, ARVN 11th Airborne Battalion
Nguyen, Xanh Dinh, VNAF 530th Fighter Squadron
Rogers, Curtis, TDY to MACV Advisory Team 162, U.S. advisor at Firebase
Yankee
Smith, Jim, Stars & Stripes reporter
Snyder, Forrest, 361st Aviation Company
To, Dung Thai, ARVN 18th Division (brother of Dr. Lieu Pham To, 11th
Airborne Bn)
Thư-mục tham-khảo 270

Truong, An Minh, VNAF 530th Fighter Squadron


Watson, Dennis, B Troop, 7/17th Cavalry
Documents/Hồ-sơ
Central Intelligence Agency. “Intelligence Memorandum,” 4 April 1972
(LOCHAK-559-30-13-4), accessed at:
https://www.cia.gov/readingroom/docs/LOC-HAK-559-30-13-4.pdf.
Duffy, John Joseph. Logbook kept by Major Duffy during the battle.
Books and Articles/Sách và bài báo
Duffy, John Joseph. The Battle for “Charlie. Create Space, 2014.
Heslin, Jack. “Firebase Delta,” The Battle of Kontum, website,
https://www.thebattleofkontum.com/memories/54.html.
Hiep, Dang Vu. Ký ức Tây Nguyên (Highland Memories). Hanoi: People's Army
Press, 2012.
Le, Phuong. “A Daughter's Journey: One Family's Passage from Vietnam,”
Seattle Post-Intelligencer, March 6-9, 2000.
Luan, Nguyen Trong. “Trận Đồi Charlie” (“The Battle of Charlie”), accessed
August 2, 1018, http://chientruongvietnam.com/2018/08/02/tham-lai-cao-diem-
1015-doi-sac-ly-tran-doi-charlie/
Nixon, Richard. First Annual Report to the Congress on United States Foreign
Policy for the 1970s, February 18, 1970.
Nixon, Richard. “President Nixon's Speech on Cambodia,” delivered on national
television on April 30, 1970.
Truong, Hoa Minh. The Dark Journey: Inside the Reeducation Camps of
Vietcong. Durham, CT: Eloquent Books, 2010.
U.S. Military Assistance Command Vietnam (MACV). 1971 Command History,
Volume II. April 25, 1972.
U.S. Military Assistance Command Vietnam (MACV). Command History,
January 1972-March 1973, Volume II, July 15, 1973.
U.S. Military Assistance Command Vietnam (MACV). “Recommendation for
awarding the Valorous Unit Award to the Vietnamese Airborne Division and the
Airborne Division Assistance Team for actions during the period September 28-
November 8, 1971,” Long Binh, Re- public of Vietnam, July 8, 1972; Vietnam
Service Awards, Record Group 472-VNA-MACV, Box 29; National Archives
Building, College Park, MD.
Thư-mục tham-khảo 271

Audio/Băng ghi-âm
Watson, Dennis and Mike Gibbs. Cockpit voice recording during extraction of
11th Air borne Battalion survivors, April 15, 1972, accessed January 24, 2018,
https://www.thebattleofkontum.com/audio/index.html
Video/Video
Doan, Hai Phuong. “Máu và lửa Charlie” (Blood and Fire on Charlie).
Autobiographical documentary video. Paris: Red Hat Lam San 719, 2015.
Websites
Duffy, John Joseph. E-Poetry World. The battle described through the poetry of
the American advisor on the ground, along with a collection of related witness
statements and other primary source documents. www.epoetryworld.com.
Heslin, Jack. The Battle of Kontum. A collection of firsthand accounts by battle
participants. www.thebattleofkontum.com.

SECONDARY SOURCES/THƯ-MỤC THỨ-CẤP


1st Battalion, 4th Marines, “Operation Lam Son 54,” accessed June 6, 2018,
http://1stbn4thmarines.net/operations/history-folder/lam_son_54.htm
“1972 Vietnam Counteroffensive,” Chapter 7, RB 100-2, vol. 1, Selected
Readings in Tactics. Fort Leavenworth, KS: US Army Command and General
Staff College, 1974.
Andrade, Dale. Trial by Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last
Vietnam Battle. New York: Hippocrene Books, 1995.
Bird, Eugene K. Loneliest Man in the World. London: Martin Secker and
Warburg, 1974.
Birzer, Norman and Peter Mersky. US Navy A-7 Corsair II Units in the Vietnam
War. Oxford, UK: Osprey Publishing, 2004. Conboy, Kenneth and Kenneth
Bowra. The NVA and Viet Cong. London, UK: Osprey Publishing, 1991.
Connelly, Hugh. “The First Operation Hickory (Operation Hickory-Belt Tight-
Beau Charger-Lam Son 54).” Summarized from source materials. 1967, accessed
June 6, 2018, http://www.amtrac.org/pdf_files/1atbn/OpHick01.pdf. Correll,
John T. “Arc Light,” Air Force Magazine, January 2009.
Fall, Bernard B. Hell in a Very Small Place: The Siege of Dien Bien Phu. New
York: Harper & Row, 1967.
Fall, Bernard B. Street Without Joy. Mechanicsburg, PA: Stackpole Books, 1964.
Thư-mục tham-khảo 272

Hartsook, Elizabeth H. and Stuart Slade, Air War: Vietnam Plans and
Operations, 1969-1975. Fort Pierce, FL: Defense Lion Publications, 2013.
Hastings, Max. Vietnam: An Epic Tragedy, 1945-1975. New York:
HarperCollins, 2018.
Hickey, Gerald Cannon. Free in the Forest. New Haven, CT: Yale University
Press, 1982.
Hickey, Gerald Cannon. Sons of the Mountains. New Haven, CT: Yale
University Press, 1982.
Hirschman, Charles et al. “Vietnamese Casualties During the War: A New
Estimate,” Population and Development Review, 21, no. 4 (December 1995):
783-812, accessed November 21, 2019,
https://faculty.washington.edu/charles/new%20PUBS/A77.pdf.
Howard, John D. First In, Last Out: An American Paratrooper in Vietnam with
the 101st and Vietnamese Airborne. Guilford, CT: Stackpole Books, 2017.
Hukee, Byron E. USAF and VNAF A-1 Skyraider Units of the Vietnam War.
Oxford, UK: Osprey, 2013.
Karnow, Stanley. Vietnam: A History. New York: Penguin Books,1983.
Kiernan, Ben. Viet Nam: A History from the Earliest Times to the Present. New
York: Oxford University Press, 2017.
King, Seth S. “Malayan Jungle Schools Fighters,” New York Times, May 3, 1964,
accessed June 6, 2018, http:// www.nytimes.com/1964/05/03/malayan-jungle-
schools-fighters.html.
Kissinger, Henry. Ending the Vietnam War: A History of America's Involvement
in and Extraction from the Vietnam War. New York: Simon & Schuster, 2003.
Liebchen, Peter A. “Kontum: Battle for the Central Highlands, 30 March-10 June
1972,” Project CHECO Reports. Hickam AFB, HI: Headquarters, U.S. Pacific
Air Force, October 1972, accessed October 7, 2017, https://apps.dtic.mil/
dtic/tr/fulltext/u2/a487009.pdf.
Logevall, Frederik. Embers of War: The Fall of an Empire and the Making of
America's Vietnam. New York: Random House, 2013.
Luedeke, Kirk A. “Death on the Highway: The Destruction of Groupement
Mobile 100,” Armor Magazine, January-February 2001, 22-29.
Martin, Michael, ed. Angels in Red Hats: Paratroopers of the Second Indochina
War. Prospect, KY: Harmony House, 1995.
Thư-mục tham-khảo 273

McCaffrey, Barry R. “The Forgotten South Vietnamese Airborne,” New York


Times, August 8, 2017, accessed March 15, 2020,
https://www.nytimes.com/2017/08/08/opinion/south-vietnam-
airborne.html#story-continues-3.
McKenna, Thomas P. Kontum: The Battle to Save South Vietnam. Lexington:
University Press of Kentucky, 2011.
Moyar, Mark. Phoenix and the Birds of Prey: The CIA's Secret Campaign to
Destroy the Viet Cong. Annapolis, MD: Naval Institute Press, 1997.
Nam, Phan Nhat. Mùa Hè Đỏ Lửa (Red Flames of Summer). Westminster, CA:
Nhà Xuất Bản Sống, 2015.
Nam, Phan Nhat. A Vietnam War Epilogue. Westminster, CA: Thu Vien Viet
Nam Toan Cau Publishing, 2013.
Nguyen-Marshall, Van. “Appeasing the Spirits Along the 'Highway of Horror':
Civic Life in Wartime Republic of Vietnam,” War & Society, 20, no. 20 (April
2018): 1-17, accessed November 20, 2019, http://www.viet-studies.net/
kinhte/HighwayofHorror_W&S.pdf.
Pacific Stars and Stripes, 28, nos. 113, 114, April 17 and 24, 1972, accessed
March 3, 2018, https:// www.thebattleofkontum.com/stars/.
Pearson, William. The War in the Northern Provinces 1966-1968. Washington,
D.C.: Department of the Army, 1991.
Perry, Mike. “When Recon Team Python Ruled the Valley of Death,” 22 June
2014, Special Operations webpage, accessed June 28, 2018, https://
specialoperations.com/29027/recon-team-python-ruled-valley-death.
Phillips, William R. Night of the Silver Stars: The Battle of Lang Vei. Annapolis,
MD: Naval Institute Press, 1997.
Plaster, John L. SOG: The Secret Wars of America's Commandos in Vietnam.
New York: Simon & Schuster, 1997.
Prados, John. “The Numbers Game: How Many Vietnamese Fled the South in
1954,” The VVA Veteran, January/February 2005, accessed March 20, 2020,
https://web.archive.org/ web/20060527190340/http://www.vva.org/
TheVeteran/2005_01/feature_numbersGame.htm.
Prados, John and Ray W. Stubbe. Valley of Decision: The Siege of Khe Sanh.
New York:Houghton Mifflin, 1991.
Thư-mục tham-khảo 274

Rottman, Gordon L. Army of the Republic of Vietnam, 1955– 1975. Oxford, UK:
Osprey Publishing, 2010.
Rottman, Gordon L. Khe Sanh 1967-1968: Marines battle for Vietnam's vital
hilltop base. New York:Osprey Publishing, 2005.
Rottman, Gordon L. Vietnam Airborne. London: Osprey Publishing, 1990.
Rummel, Rudolf J. “The Vietnamese War State.” Chapter 6 in Statistics of
Democide: Genocide and Mass Murder Since 1900. New York: LIT Verlag,
1998, accessed November 21, 2019, https://www.hawaii.edu/powerkills/
SOD.CHAP6.HTM.
Salemink, Oscar. The Ethnography of Vietnam's Central Highlanders. Honolulu:
University of Hawaii Press, 2003.
Shaw, John M. The Cambodian Campaign: The 1970 Offensive and the Vietnam
War. Lawrence: University of Kansas Press, 2005.
Shulimson, Jack et al. U.S. Marines in Vietnam: The Defining Year 1968.
Washington, D.C.: Headquarters U.S. Marine Corps, 1997.
Sigler, David Burns. Vietnam Battle Chronology: U.S. Army and Marine Corps
Combat Operations, 1965-1973. Jefferson, NC: McFarland & Company, 1992.
Sochurek, Howard. “Viet Nam's Montagnards: Caught in the Jaws of a War,”
National Geographic, 133, no. 4, April 1968.
Truong, Ngo Quang. “The Easter Offensive of 1972,” Indochina Monographs.
Washington, D.C.: U.S. Army Center of Military History, 1980.
Tucker, Spencer, ed., Encyclopedia of the Vietnam War: A Political, Social, and
Military History, Vol. 1. Santa Barbara, CA: ABC-CLIO, 1998.
Von Tunzelann, Alex. Blood & Sand: Suez, Hungary, and Sixteen Days of Crisis
That Changed the World. New York: Simon & Schuster, 2001.
Veith, George J. and Merle L. Pribbenow. “Fighting Is an Art: The Army of
Vietnam's Defense of Xuan Loc, 9-21 April 1975,” Journal of Military History,
68, no. 1, January 2004.
Vien, Cao Van. The Final Collapse. Washington, D.C.: U.S. Army Center for
Military History, 1985.
Viet, Ha Mai. Steel and Blood: South Vietnamese Armor and the War for
Southeast Asia. Annapolis, MD: Naval Institute Press, 2008.
Vo, Tin Trong, and Huu Vien Nguyen. “11th Airborne Battalion: My Chanh
River Tank Battle,” extracted and translated from Binh-Chủng Nhảy-Dù 20 năm
Thư-mục tham-khảo 275

Chiến-Sự (Paratroopers in 20 Years of War). Published by the authors, 2000.


ISBN 978-1629881669.
Willbanks, James. Abandoning Vietnam: How America Left and South Vietnam
Lost Its War. Lawrence: University Press of Kansas, 2004.
Willbanks, James. The Battle of An Loc. Bloomington, IN: Indiana University
Press, 2005.
Willbanks, James. A Raid Too Far: Operation Lam Son 719 and Vietnamization
in Laos. College Station, TX: Texas A&M University Press, 2014.
Willbanks, James. The Tet Offensive: A Concise History. New York: Columbia
University Press, 2006.
Windrow, Martin. The Last Valley: Dien Bien Phu and the French Defeat in
Vietnam. Boston, MA: De Capo Press, 2004.
Về tác-giả 276

VỀ TÁC-GIẢ

William Reeder là một tư-vấn-gia về huấn-luyện và phát-triển lãnh-đạo, cư-ngụ


ở Pacific Northwest. Ông dành nhiều thời-gian hàng năm để huấn-luyện Lực-lượng
Hoạt-động Đặc-biệt của NATO (NATO Special Operations Forces) tại nhiều địa-điểm
khác nhau ở Âu-châu. Ông từng là phó giáo-sư (associate professor) về khoa-học xã-
hội và là phó giám-đốc Trường Nghiên-cứu Quân-sự Cao-cấp của Lục-quân Hoa-Kỳ
(U.S. Army School of Advanced Military Studies) tại Fort Leavenworth, Kansas. Ông
giải-ngũ từ Lục-quân Hoa-Kỳ vào năm 1995 ở cấp đại-tá, và sau đó lấy bằng tiến-sĩ về
lịch-sử và nhân-chủng-học tại Kansas State University. Ông từng phục-vụ trong các
binh-chủng pháo-binh, kỵ-binh, và không-lực của Lục-quân. Ông đã có rất nhiều kinh-
nghiệm chiến-đấu.
Reeder từng phục-vụ ba mươi năm trong Lục-quân với hai chuyến công-tác
(tour of duty) tại Việt Nam, từng là phi-công điều-khiển trinh-sát-cơ võ-trang OV-1
Mohawk và trực-thăng tấn-công AH-1 Cobra. Ông đã tham-gia vào các hoạt-động trinh-
sát và giám-sát sâu rộng ở khắp Đông-Nam-Á và yểm-trợ cho các nhiệm-vụ hành-quân
đặc-biệt của Liên-đoàn Nghiên-cứu và Quan-sát thuộc Bộ Tư-lệnh Viện-trợ Quân-sự
Hoa-Kỳ tại Việt-Nam (Military Assistance Command Vietnam, Studies and Observations
Group - MACV-SOG). Ông có hơn ba nghìn giờ bay, trong đó có hơn một nghìn giờ
bay chiến-đấu. Trong chuyến công-tác lần thứ nhì sang Việt-Nam, trực-thăng vũ-trang
Cobra của ông bị bắn hạ phía tây-bắc Kon-Tum, và ông bị bắt và giam giữ trong trại
tù-binh cộng-sản Bắc-Việt gần một năm khi trao trả theo Hiệp-định Ba-Lê năm 1973.
Các trách-vụ quân-sự tiếp theo của ông bao gồm nhiều vị-trí chỉ-huy và tham-
mưu của Lục-quân và một thời-gian làm việc tại Học-viện Không-lực Hoa Kỳ (U.S. Air
Force Academy). Ông từng tham-gia chỉ-huy ở tất cả các cấp, từ trung-đội đến lữ-đoàn
(trong đó bao gồm phi-đoàn-trưởng của một phi-đoàn trực-thăng tấn-công AH-64
Apache). Trách-vụ sau cùng của ông trước khi hồi-hưu vào năm 1995 là tham-mưu-
Về tác-giả 277

phó, thực-tế là tham-mưu-trưởng (de facto chief of staff), Bộ Tư-lệnh Phương-Nam


của Hoa Kỳ tại Ba-Nà-Mã (United States Southern Command in Panama).1
Ông được tưởng thưởng nhiều huy chương và khen thưởng trong quân-đội
như Ngôi-sao Bạc cho lòng dũng-cảm (Silver Star for gallantry), Bằng-khen Đơn-vị Anh-
dũng (Valorous Unit Award), Quốc-vụ Bội-tinh (Defense Superior Service Medal), Bắc-
đẩu Bội-tinh (Legion of Merit), hai Phi-dũng Bội-tinh (Distinguished Flying Crosses), và
ba Bội-tinh với Ngôi-sao Đồng (Bronze Star Medals), ba Trái-tim Tím (Purple Hearts)
do bị thương tích lúc thi-hành công-vụ, Tù-chiến Bội-tinh (POW Medal), Anh-dũng Bội-
tinh của Việt-Nam với Ngôi-sao Đồng (Vietnamese Cross of Gallantry with Bronze Star),
và các Không-vụ Bội-tinh (Air Medals) trong đó một huy-chương có dấu-hiệu “V.” Vào
năm 1977, ông được vinh-danh là Phi-công Lục-quân của Năm (Army Aviator of the
Year), và tên của ông được ghi-danh vào Đại-sảnh Danh-vọng Không-lực Lục-quân
Hoa-Kỳ (U.S. Army Aviation Hall of Fame) vào năm 2014. Ông từng được giới-thiệu
trong bộ phim tài-liệu của đài PBS về Các hoa-tiêu trực-thăng ở Việt-Nam (The
Helicopter Pilots of Vietnam), cũng như tập phim "Trực-thăng Tấn-công" (Attack
Helicopters) trong Công-nghệ Tử-thần (Deadliest Tech) trên Kênh Quân-sự (Military
Channel). Ông còn là bình-luận-gia về quân-sự trên các kênh CNN và Discovery.
Reeder kết-hôn với Melanie Lineker ở Westminster, bang Maryland, cũng là một
đại-tá Lục-quân hồi-hưu, và mới đây vừa hồi-hưu từ công-việc sau đời binh-nghiệp là
giám-đốc quân-lực (N-1) của Quân-khu Tây-bắc Hải-quân Hoa-Kỳ (U.S. Navy
Northwest Region), với bộ tư-lệnh đồn-trú ở Căn-cứ Tiềm thủy-đỉnh Bangor (Bangor
Submarine Base), thủ-đô Hoa-Thịnh-Đốn. Họ có bốn người con và một người cháu.

1
Bộ Tư-lệnh Phương-Nam là một trong bảy Bộ Tư-lệnh Hỗn-hợp (Unified Combatant
Command) về phương-diện địa-lý của Hoa-Kỳ, chỉ-huy và điều-khiển toàn bộ các quân,
binh-chủng Hoa-Kỳ được phối-thuộc ở khu-vực trách-nhiệm Mỹ La-tin. Đến tháng 9-
1997, Bộ Tư-lệnh Phương-Nam di-chuyển về thành-phố Miami, bang Floria, Hoa-Kỳ và
khu-vực trách-nhiệm được thu hẹp (N.D).

You might also like