Tràng sáng hôm sau - Liên hệ Chí Phèo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

A.

Mở bài:
- Theo Tố Hữu: “Văn học thực chất là cuộc đời. Văn học sẽ không là gì cả nếu không
vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học”. Và
Kim Lân, một nhà văn hiện thực có thể coi là con đẻ của đồng ruộng, đã chứng minh
điều đó qua những mẩu truyện ngắn viết về nông thôn và người nông dân Việt Nam
của mình. Trong số đó, tác phẩm “Vợ nhặt” như đóa bạch trà nở rộ một cách đặc biệt
nhất, rực rỡ nhưng đầy tinh khôi với khả năng tái tạo thực tế và đúc kết từ đó tinh hoa
của phẩm giá con người. Tác phẩm là vẻ đẹp của tình người và niềm hi vọng vào
cuộc sống của những người nông dân nghèo. Mà nổi bật trong tuyến nhân vật ấy là
anh cu Tràng trong buổi sáng hôm sau
- Trích: “Sáng hôm sau…dự phần tu sửa lại căn nhà”

B. Thân bài:
1. Khái quát chung:
- Lấy bối cảnh nạn đói năm 1945
- Xuất xứ: Rút từ tập “Con chó xấu xí”, tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”
- Nhan đề:
• Nghĩa đen: Nhặt được vợ  Tạo ấn tượng, kích thích sự chú ý của người đọc vì cái
giá của con người quá rẻ rúng
• Phản ánh tình cảnh thê thảm trong nạn đói năm 1945; sự đen tối, bế tắc của xh VN
trước CMT8
- Nội dung chính:
• Không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm trong năm 1945 mà còn thể hiện bản chất tốt
đẹp và sức sống diệu kỳ của con người
• Đoạn trích trên thể hiện diễn biến tâm lý của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm
sau sau khi nhặt được vợ

2. Phân tích:
a. Nhân vật Tràng:
- Lai lịch: Là dân ngụ cư, dân ăn nhờ, ở đậu, đẩy xe bò thuê
- Sống với mẹ già trong một căn nhà xiêu vẹo trên bãi đất hoang mọc lổm chổm những
búi cỏ dại
- Anh Tràng vừa nghèo vừa xấu lại là dân ngụ cư thế mà lấy được vợ ngay giữa lúc đói
khát, có được hạnh phúc trong tư thế của một người cưu mang người khác  Tình
huống truyện “có vấn đề”. Vượt lên hiện thực đói khát, con người khát khao được
sống và hạnh phúc

b. Tâm trạng của Tràng trong buổi sáng hôm sau:


- Thấy mình như bước ra từ một giấc mơ, trong người “êm ái, lửng lơ”, “vẫn còn ngỡ
ngàng” không tin mình đã có vợ
- Trước mặt anh mọi thứ đều thay đổi: “Nhà cửa, sân vườn hôm nay đều được quét
tước, thu dọn sạch sẽ gọn gàng. Mấy chiếc quần áo rách như tổ đỉa vẫn vắt khươm
mươi niên ở một góc nhà đã thấy đem ra sân hong. Hai cái ang nước vẫn để khô cong
ở dưới gốc ổi đã kín nước đầy ăm ắp. Đống rác mùn tung hoành ngay lối đi đã hót
sạch”  “thị” đã đem lại cho ngôi nhà những đổi thay đầu tiên mở ra cho Tràng ý
thức về cuộc sống và trách nhiệm với nó
- Từ buổi sáng đó, Tràng thấy cuộc đời mình bỗng nhiên thay đổi hẳn: “Thấy thương
yêu gắn bó với cái nhà của hắn”, “một nguồn vui sướng, phẩn chẩn đột ngột tràn ngập
trong lòng”, “bây giờ hắn mới thấy hắn nên người”  Nguồn vui ấy như ánh bình
minh đem sinh khí đến cho cuộc sống đầy chết chóc của cái đói
- Tràng thấy “có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này”: Anh nghĩ đến tương lai,
đến sự sinh sôi nảy nở của hạnh phúc, “muốn làm một việc gì để tu sửa lại căn nhà”
 Giàu khát vọng hạnh phúc, sống có trách nhiệm
 Từ cảm xúc  Nhận thức  Hành động: Tràng ý thức được trách nhiệm của bản
thân với gia đình, muốn hành động để thay đổi cuộc đời tăm tối
 Chính cuộc sống gia đình, tình yêu thương và sự gắn bó giữa con người đã làm cho
Tràng thay đổi
 Đại diện cho những người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng lại có một tấm lòng
nhân hậu, giàu tình yêu thương cũng như khát vọng hạnh phúc

3. Nghệ thuật:
- Tình huống truyện độc đáo
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đặc biệt là ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế
- Lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật giữa hoàn cảnh và tính cách của nhân vật
- Ngôn ngữ, hình ảnh bình dị, đời thường nhưng chắt lọc kỹ lượng, có sức gợi
- Câu văn ngắn, cô đọng nhưng giàu sức gợi

4. Liên hệ:
“Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”. Ta
có thể thấy nhân vật Chí Phèo và nhân vật Tràng đều là những nhân vật tiêu biểu
cho số phận của người nông dân nghèo trước Cách mạng, cả hai đều có những
thay đổi kỳ diệu nhờ sự khao khát hạnh phúc và tình yêu. Tràng bắt đầu nên
người, ý thức trách nhiệm của bản thân với gia đình. Còn Chí Phèo sau đêm trăng
với Thị Nở, hắn từ một con quỷ của làng Vũ Đại nay lại muốn làm người lương
thiện, hắn lần đầu tỉnh rượu, tỉnh ngộ để nhận thức về cuộc đời mình trong quá
khứ, hiện tại, tương lai. Cả hai nhà văn dù ở hai thời kì cách mạng khác nhau
nhưng đều có chung tư tưởng nhân đạo, đều khát vọng hạnh phúc, nâng niu trân
trọng vaf ca ngợi vẻ đẹp của tâm hồn con người
C. Kết bài:
- Đọc những dòng văn và tình huống mà Kim Lân xây dựng về nhân vật này, mỗi độc
giả như được lắng nghe một dòng chảy, khơi nguồn từ thượng lưu Đức Hạnh đến với
hạ lưu Đạo Đức, ta thấu cảm được những giằng xé nội tâm của con người trên hành
trình đến với sự toàn thiện, toàn mỹ. Khẳng định rằng ngay trên bờ vực cái chết, con
người vẫn hướng về sự sống, tin tưởng ở tương lai, khát khao tổ ấm gia đình và yêu
thương
- Có thái độ sống lạc quan, hướng về tương lai; sống biết sẻ chia, đùm bọc

You might also like