Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Chúng tôi phản đối nhà nước cấm hoạt động

bán hàng rong:


Chúng tôi phản đối nhà nước cấm hoạt động bán hàng rong.

Dù ở thành thị hay nông thôn, miền xuôi hay miền ngược, ta đều bắt gặp những
gánh hàng rong đi về trên các con phố, cung đường. Nó như một sự hiện diện
quen thuộc, một hình ảnh không thể thiếu, một nét đẹp của phố phường Việt
Nam. Đường phố Việt không còn bóng dáng những gánh hàng nhỏ bé thân
thương, khác gì nền văn hoá Việt mất đi một phần linh hồn. Vì thế chúng tôi
phản đối nhà nước cấm các hoạt động bán hàng rong.

Bán hàng rong là hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định, với những
đôi quang gánh, thúng tre hay chiếc xe đạp thồ hàng hoá làm phương tiện.
Những người bán hàng rong hầu hết đều là dân nghèo: một số ít tại địa phương,
và phần lớn là dân nhập cư không có điều kiện đăng kí, hoạt động kinh doanh.
Họ phải gánh hoặc đẩy những gánh hàng rong trên các con đường không quản
nắng mưa vì miếng cơm, manh áo nuôi sống gia đình. Nếu nhà nước cấm các
hoạt động bán hàng rong thì nhiều hệ quả đáng buồn sẽ xảy ra.

Thử hỏi sẽ ra sao nếu những người bán hàng rong không được bám trụ nghề
của mình nữa? Họ mất đi kế sinh nhai, mất đi mấy đồng bạc lẻ cố dành dụm,
chắt chiu để lo cho con cái ăn học, lo cho người thân đau ốm... Khốn khổ hơn,
nếu gánh hàng rong là cả gia tài, là nguồn thu nhập chính thì khi nhà nước cấm
rồi những người lao động nghèo kia biết lấy gì để mưu sinh, trang trải cho cuộc
sống? Họ sẽ sống bị động, phụ thuộc vào gói an sinh, tiền trợ cấp của nhà nước,
những món quà của các nhà hảo tâm, của bà con lối xóm; hay lại loay hoay tìm
một công việc mới giữa dòng đời xô đẩy, bon chen? Nếu có đi tìm việc làm mới
thì họ cũng chỉ kiếm được những công việc vất vả, nặng nhọc thậm chí nguy
hiểm mà thu nhập hạn chế như phụ hồ, bốc vác, dọn dẹp... May ra thì kiếm được
việc làm, có đồng ra đồng vào, nhưng nếu không có thì sao? Từ trụ cột kinh tế
lại thất nghiệp, không thể lo được cho gia đình, họ sẽ vô cùng áp lực, đau khổ,
suy sụp tinh thần, thậm chí trầm cảm, bế tắc,... một loạt hệ luỵ đau lòng! Ngay
trong đợt bùng phát đại dịch vừa qua, hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Phấn bán
rong ở quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh đã phải nghỉ bán vì lệnh giãn
cách xã hôi. Giờ gánh nặng đè lên vai hai vợ chồng là các khoản tiền trọ, thực
phẩm tăng giá, nợ tiền hàng, tiền gửi về quê nuôi ba đứa con. Không có thu nhập
mà bao nhiêu tiền phải lo, may ra có tiền trợ cấp của chính phủ giúp anh chị
gắng gượng trong khoảng thời gian này. Cuộc đời của họ, tương lai của họ chưa
biết chừng lại bấp bênh, trắc trở như chiếc đòn gánh nhấp nhô trên vai. Một gia
đình bán hàng rong sẽ tổn thất như thế, vậy nhiều gia đình, tất cả các gia đình
bán hàng rong thì sao? Liệu những người đứng đầu nhà nước có thể giải quyết
vấn đề ấy ổn thoả nếu thi hành lệnh cấm này không?

Người bán đã thế, vậy người mua thì sao? Những gánh hàng rong không bán
những gì to tát, đắt đỏ, chỉ bán những món hàng giản dị, đơn sơ. Thiếu vắng
những gánh hàng rong, người mua có thể tìm đến chợ, siêu thị, hàng quán, cuộc
sống của chúng ta vẫn tiếp diễn, vẫn trôi qua như nước chảy dưới cầu mà không
gián đoạn, nhưng đời sống tinh thần của ta sẽ trở nên thiếu vắng, trống trải biết
nhường nào! Tuổi thơ ai không thèm khát cốc tào phớ, li nước chanh, que kem,
gói bim bim, bỏng ngô, ô mai cổng trường? Người Hà Nội sao quên “cái đòn
gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” thoang thoảng hương thơm
của cốm làng Vòng, sao quên những gánh xôi, gánh phở nóng hôi hổi chiều mưa
phùn. Người Sài Gòn quên sao những chiếc xe hủ tiếu gõ, bánh tráng trộn, mì
dân tổ lách cách từ sáng sớm đến đêm thâu. Người miền Tây sao nỡ xa những
hàng chè hàng xoài hàng cóc. Những món ăn, thức quà thô sơ, giản dị nhưng lại
là niềm ước ao của con trẻ, là kí ức của người trưởng thành, là những hình ảnh
thân thương, gắn bó với bao thế hệ, bao lớp người, mà mất chúng cũng là đánh
mất đi một phần của tâm hồn. Thiếu thốn vật chất nhà nước có thể quan tâm,
giúp đỡ được; nhưng thiếu vắng trong tâm hồn thì rất khó bù đắp, sẻ chia, nhất
là đó không chỉ là vấn đề của một người, một nhà, mà là của mỗi nguời, mỗi
nhà. Đây là kết quả đáng buồn nếu nhà nước vẫn cấm hàng rong.

Những gánh hàng rong không còn, đồng nghĩa với một nét đẹp đường phố
Việt, một thứ “hồn Việt” không còn. Như tôi đã nói ở trên, những gánh hàng
rong chỉ bán những mặt hàng bé nhỏ, bình dân, lặng lẽ bên lề đường như một
nốt nhạc trầm, thế nhưng lại là “một mắt xích mà thời gian lưu giữ lại những nét
văn hoá xưa cũ với hiện tại”. Những gánh hàng rong với tiếng rao lanh lảnh
cùng những món hàng truyền thống như cốm xanh, phở gánh, xôi xéo, nón lá,
cúc hoạ mị,…; xen kẽ những gánh hàng có loa thu sẵn hoặc phát nhạc, bán hàng
hoá hiện đại hơn như ví da, móc khoá, dây sạc, những món ăn vặt du nhập từ
nước ngoài theo thị hiếu giới trẻ,… làm nên sắc màu riêng của phố phường Việt
Nam. Có một điểm đặc biệt chính là những hàng quán bán rong, những quán trà
chanh, cà phê vỉa hè, những quán ăn dân dã mới là điểm thu hút khách du lịch ở
các đô thị như Hà Nội, Sài Gòn, chứ không phải những siêu thị, trung tâm
thương mại sang trọng, xịn xò. Cho nên, cấm hàng rong phải chăng cũng là
chấm dứt sự tồn tại hàng thế kỉ của một nét đẹp văn hoá quê hương, của một
điểm nhấn níu chân khách phương xa?

Bên cạnh ảnh hưởng trên phương diện văn hoá, việc cấm bán hàng rong cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế nước ta. Chuyên gia tài chính Lê Hồng
Giang cho rằng kinh tế hàng rong là "một phần tất yếu trong quá trình phát triển
kinh tế ở các nước nghèo". Đây là những hoạt động kinh tế thuộc khu vực kinh
tế cá thể (chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP), tạo ra công ăn việc làm, góp phần
xoá đói giảm nghèo cho các tầng lớp dưới cùng của xã hội. Khi cấm bán hàng
rong, nhà nước không chỉ mất nguồn đóng góp cả trực tiếp lẫn gián tiếp không
nhỏ trong GDP, mà còn phải bỏ ra số tiền lớn để chi trả bảo hiểm thất nghiệp,
gói an sinh, tiền trợ cấp cho các gia đình, phải đối mặt và giải quyết tình trạng
không có việc làm hàng loạt, thậm chí là vấn đề tội phạm. Đây đều là những
chuyện nan giải, những bài toán căng não không thể giải quyết ngày một ngày
hai với các nhà lãnh đạo. Chưa kể, họ còn phải đối mặt với sự phản đối của bộ
phận lớn người dân nếu ban hành lệnh cấm này.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần nhìn nhận khách quan một số mặt tiêu cực của
hàng rong như hàng hoá không rõ nguồn gốc, thức ăn, nước uống không đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng, lấn chiếm
vỉa hè, lòng đường gây tắc nghẽn giao thông, mất mĩ quan đô thị, xả rác bừa bãi
gây ô nhiễm môi trường... Cùng với nền kinh tế phát triển, nhiều người muốn
"đường thông hè thoáng", muốn một đô thị với những toà cao ốc, hàng quán
sang trọng, hè phố khang trang, chứ không phải những gánh hàng la liệt, khách
khứa tụ tập, ngồi xổm bên vỉa hè. Có lẽ đó chính là lí do mà không ít người
muốn nhà nuớc cấm bán hàng rong. Nhìn một cách khác khi so sánh giữa được
và mất khi cấm hàng rong thì rõ ràng là mất nhiều hơn đuợc. Ta sẽ được không
gian quang đãng, vẻ ngoài đô thị khang trang, nhưng chưa chắc phố đã sạch
bóng rác thải, các quán ăn, nhà hàng đã đảm bảo 100% thức ăn sạch sẽ, vệ sinh;
trong khi thứ chúng ta mất đi lại vô cùng nhiều như tôi đã nói ở trên. Trong khi
chưa có giải pháp xử lí triệt để thì một số phương án tạm thời khả thi đã được áp
dụng và bước đầu thành công như: không bán hàng cấm, hàng lậu, hàng giả,
hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, không bán
rong tại các khu di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh, khu vực cơ quan
nhà nước, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, không bán hàng rong khi giãn
cách xã hội trong mùa dịch, tận dụng lợi thế hàng rong phát triển văn hoá đường
phố, phát triển du lịch... Trên hết là mỗi người bán, người mua hàng rong hãy
chung tay để gìn giữ nét đẹp văn hoá hàng trăm năm tuổi này.

Bán hàng rong là một mảnh ghép quan trọng trong văn hoá truyền thống của
người Việt. Chính phủ không nên cấm việc bán hàng rong nhưng cũng không vì
thế mà một số người lợi dụng việc này để kiếm chác cho mình mà làm những
điều đáng trách. Mọi người phải có ý thức thì vẻ đẹp này mới thực sự xứng đáng
được bảo tồn và trân trọng.

You might also like