Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA THƯƠNG MẠI




BÀI LUẬN GIỮA KỲ

QUẢN TRỊ RỦI RO

Lớp : 222_71MANA40083_02

Nhóm thực hiện : Nhóm 09

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Thị Dỵ Anh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 08 tháng 04 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA

ĐÁNH GIÁ THAM GIA


HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ SINH VIÊN
Bài tập nhóm Giữa kỳ
Lê Thị Thanh Trúc (0934057798) 2173401200148 100% 100%
Nguyễn Gia Hân 2173401200102 100% 100%
Đinh Phạm Minh Nhật 2173401210178 100% 100%
Võ Bích Như 2173401200038 100% 100%
Huỳnh Hoài Nhi 2173401210173 100% 100%
Nguyễn Ngọc Trà My 2173401210184 100% 100%
Bùi Hoàng Ngọc Trung 2173401210146 100% 100%
Trần Quốc Trường 2173401210152 100% 100%
Nguyễn Tú Uyên 2173401210124 100% 100%

Lời cảm ơn
Lời nói đầu tiên nhóm 09 chúng em xin chân thành cảm ơn đến bộ môn Quản trị
tổng hợp đã đưa bộ môn Quản trị rủi ro doanh nghiệp vào học phần của tụi em.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị
Dỵ Anh đã đồng hành cùng tụi em trong bộ môn này. Cô đã giúp chúng em hiểu
hơn về bộ môn và áp dụng thực tiễn qua bài tiểu luận này. Trong quá trình được
học với cô, nhóm chúng em đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích để áp dụng cho
công việc tương lai.
Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn
nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù nhóm chúng em đã cố gắng hết sức hoàn thành bài một cách
tốt nhất nhưng không thể tránh được sai sót và nhiều chỗ chưa chính xác. Kính
mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
(n.d.). From thuematbang: https://thuematbang.com.vn/tu-van-luat/nhung-rui-ro-se-gap-
phai-khi-di-thue-mat-bang-kinh-doanh.html
(2018, 11 05). From ipos.vn: https://ipos.vn/doi-thu-canh-tranh/
(2022, 11 27). From gosell: https://www.gosell.vn/blog/nhung-thuan-loi-va-kho-khan-
khi-kinh-doanh-do-an-vat/
Ha, T. (2022, 01 21). From suckhoedoisong: https://suckhoedoisong.vn/neu-ban-la-fan-
cua-thuc-an-nhanh-hay-tim-hieu-8-nguy-co-gay-benh-cua-mon-an-tien-loi-
169220120201015734.htm
Huy, N. T.-T. (2016, 11 04). From Tap chi khoa hoc so 24:
http://websrv2.dthu.edu.vn/tckh/images/2017/so24/104-109.pdf
Le, T. (2015, 03 16). From Vnbusiness: https://vnbusiness.vn/viet-nam/cung-ung-
nguyen-lieu-fastfood-cua-hep-cho-doanh-nghiep-viet-1043888.html
Uyen, T. (2015, 14 03). From zingnews: https://zingnews.vn/thi-truong-fast-food-nha-
cung-cap-noi-kho-chen-chan-post520713.html
Vu, N. D. (2022, 03 21). From simplepage: https://simplepage.vn/blog/moi-truong-vi-
mo-la-gi-vi-du-thuc-te/

Mục lục
1. Nhu Cầu Khách Hàng......................................................................................................1
2. Phân Tích Môi Trường:................................................................................................1
2.1. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ:.............................................................................................1
2.1.1. Môi Trường Dân Số:.......................................................................................1
2.1.2. Môi Trường Kinh Tế:......................................................................................1
2.1.3. Môi Trường Chính Trị Và Văn Hóa- Xã Hội:.................................................2
2.1.4. Môi Trường Công Nghệ:.................................................................................2
2.2. MÔI TRƯỜNG VI MÔ..............................................................................................2
2.2.1. Đối Thủ Cạnh Tranh Là Ai:............................................................................2
2.2.2. Khách Hàng Mục Tiêu Là Ai:.........................................................................2
2.2.3. Nguồn Cung Ứng Đến Từ Đâu:......................................................................3
3. Hoạch Định...................................................................................................................3
3.1. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH....................................................................................3
3.2. KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG NĂM ĐẦU TIÊN................................................6
4. Phân Tích Những Rủi Ro Chiến Lược..........................................................................7
4.1. NHỮNG RỦI RO CHIẾN LƯỢC.................................................................................7
4.1.1. Rủi Ro Văn Hóa:.............................................................................................7
4.1.2. Rủi Ro Thương Hiệu Và Uy Tín.....................................................................7
4.1.3. Rủi Ro Bảo Mật Và Công Nghệ......................................................................8
4.1.4. Rủi Ro Liên Quan Đến Đối Tác......................................................................8
4.2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO CHIẾN LƯỢC................................8
5. Những Rủi Ro Trong Hoạt Động Kinh Doanh.............................................................9
5.1. RỦI RO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH........................................................................9
5.1.1. Rủi Ro Về Mặt Bằng:......................................................................................9
5.1.2. Đối Thủ Cạnh Tranh:....................................................................................10
5.1.3. Tiếp Thị Và Quảng Cáo:...............................................................................10
5.1.4. Tìm Kiếm Nhiên Liệu Và Tính Toán Thu Chi:.............................................10
5.2. KẾ HOẠCH ĐỂ ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO HOẠT ĐỘNG :..........................................10
6. Kết Luận......................................................................................................................12
1. Nhu Cầu Khách Hàng
Thị trường ngành F&B có rất nhiều đối thủ từ các cửa tiệm nhỏ đến các “ông lớn” và thị
trường này dẫn bão hòa so với xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy chỉ trên một con
đường mà có rất nhiều hàng quán san sát nhau mọc lên như nấm. Đi kèm đó vấn đề về vệ
sinh an toàn thực phẩm trở nên nhức nhối hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, không thể phủ
nhận được, nhu cầu sử dụng của khách hàng ngày càng tăng, và xu hướng sử dụng thực
phẩm mang đi hay đồ ăn nhanh ngày càng trở thành xu thế. Khách hàng có xu hướng đặt
đồ ăn online nhiều hơn là chọn đến nhà hàng sử dụng dịch vụ trực tiếp, điều đó cũng
đồng nghĩa với việc nhiều nhà hàng chọn chuyển hướng sang hình thức kinh doanh
online để đáp ứng nhu cầu khách hàng Vì vậy, mô hình đặt giao đồ ăn tận nơi bỗng chốc
trở thành dịch vụ được ưu chuộng và đạt được con số tăng trưởng đáng ngạc nhiên.
2. Phân Tích Môi Trường:
2.1.Môi Trường Vĩ Mô:
2.1.1. Môi Trường Dân Số:
Việt Nam với hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35 và đang là
thị trường vô cùng hấp dẫn đối với các tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh. Một số cuộc
điều tra gần đây tại Việt Nam cho thấy 70% người dân Việt Nam đã thích đi ăn tại các
tiệm thức ăn nhanh. Lứa tuổi chủ yếu là giới trẻ từ 17-29 tuổi, các gia đinh có trẻ nhỏ sẽ
là nguồn khách hàng trọng điểm. Thu nhập : Những người có thu nhập khá, ổn định chính
là thị trường mà doanh nghiệp chú trọng. Với những người có thu nhập khác thì việc sử
dụng sản phẩm có thể thường xuyên song những người có thu nhập thấp cũng có thể trở
thành khách hàng tiềm năng nhưng mức độ sử dụng sản phẩm có thể không thường
xuyên.
Nghề Nghiệp : Việc chọn 2 thành phố chính là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì
fastfood có thể tiếp xúc một thị trường lớn là : Học sinh, sinh viên, các bạn trẻ làm việc ở
khu vực trung tâm Thành phố. Vì số lượng các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề... ở
đây rất nhiều. Và điều đó cũng phù hợp với định hướng của fastfood.
2.1.2. Môi Trường Kinh Tế:
Việt Nam là một nước đang phát triển với tốc độ tăng trưởng mạnh và cao. Từ năm 2018
đến 2022 tốc độ tăng trưởng nền kinh tăng đều qua các năm và luôn ở mức cao từ 7%-
8%/năm. Nhìn chung nền kinh tế trong những năm gần đây ở nước ta có tốc độ phát triển
kinh tế rất nhanh. Nhà nước từng bước cố gắng giảm lạm phát và đẩy mạnh quá trình hội
nhập với khu vực và quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài, tạo đà cho sự phát triển kinh tế.
Đời sống dân cư nhìn chung ổn định và được cải thiện. Mức thu nhập bình quân đầu
người trong các năm gia tăng đáng kể, năm sau cao hơn năm trước. Hiện nay, thu nhập
bình quân đầu người của Việt Nam ước tính khoảng 2200USD/năm. Thu nhập ngày càng
cao, mức chi tiêu cho đời sống của người dân tăng lên và nhu cầu chi tiêu cho thức ăn
nhanh của người tiêu dùng cũng tăng lên, họ chú trọng nhiều hơn đến những thực phẩm
đầy đủ chất bổ dưỡng, có chất lượng cao và được sản xuất nhanh không tốn nhiều thời
gian.

1|Page
2.1.3. Môi Trường Chính Trị Và Văn Hóa- Xã Hội:
Bằng sự phối hợp nhịp nhàng, Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quần
chúng và các tổ chức xã hội rộng lớn của nhân dân đã cùng nhau mang lại cho tình hình
chính trị Việt Nam một sự ổn định,bền vững. Việt Nam đang được các nhà đầu tư quốc tế
đánh giá rất cao ở khía cạnh này so với các nước khác trong khu vực. Với một nền chính
trị ổn định được các nhà đầu tư đánh giá rất cao trên thế giới thực sự là một yếu tố thu hút
các nhà đầu tư thâm nhập và phát triển thị trường tại Việt Nam ở tất cả các ngành hàng.
Nhờ có môi trường chính trị tốt, rất phù hợp để phát triển kinh doanh thức ăn nhanh
Có thể nhận thấy yếu tố văn hóa xã hội tại Việt Nam đã tác động không nhỏ tới chiến
lược marketing và hoạt động kinh doanh, Giới trẻ Việt Nam đang rất yêu thích những
KOL nổi tiếng từ Tiktok (hay gọi là tiktoker) nên việc marketing từ tiktok sẽ thu hút
được nhiều người. Chiến dịch marketing sẽ đạt được hiệu quả cao nếu biết ứng dụng các
mạng xã hội vào kinh doanh thức ăn nhanh.
2.1.4. Môi Trường Công Nghệ:
Môi trường công nghệ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược marketing, hiện nay mỗi
người đều sử dụng điện thoại di động, nên quảng bá sản phẩm thông qua các ứng dụng
trên mạng xã hội. Mọi hoạt động marketing sẽ dễ dàng hơn cho doanh nghiệp nếu liên kết
với một số ứng dụng giao hàng. Chiến dịch marketing sẽ đạt được hiệu quả cao nếu biết
ứng dụng các mạng xã hội vào kinh doanh thức ăn nhanh.
2.2.Môi Trường Vi Mô
2.2.1. Đối Thủ Cạnh Tranh Là Ai:
Về lĩnh vực F&B thì đối thủ cạnh tranh tương đối là nhiều, chia thành 2 nhóm:
 Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những cửa hàng quy mô nhỏ, những quầy bán vỉa hè,
giá rẻ và phù hợp với nhóm khách hàng mà chúng em tập trung. Họ cũng bán những
sản phẩm, cách phục vụ và cung ứng thị trường giống chúng em. Muốn cạnh tranh với
họ thì cần tập trung giá cả và chất lượng sản phẩm để thu hút và giữ chân khách hàng,
để có được những khách hàng trung thành.
 Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những ông lớn trong ngành fastfood, họ là những cửa
hàng lớn, có thương hiệu và độ nhận diện cao như Lotteria, McDonald’s, KFC,... Vì
vậy muốn cạnh tranh với họ thì rất khó.
2.2.2. Khách Hàng Mục Tiêu Là Ai:
Nhóm khách hàng tiềm năng thường từ 10-35 tuổi, được chia thành 3 nhóm chính:
 Nhóm từ 10-18 tuổi: Độ tuổi học sinh thường rất thích những món ăn nhanh nhiều
màu sắc, có hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, đối tượng này thường bị phụ thuộc vào
bố mẹ.
 Nhóm từ 18-25 tuổi: Đối tượng này chủ yếu thích những món ăn giòn, đậm đà
hơn, yêu thích vị cay,… Đặc biệt, họ thường tụ tập đi ăn theo nhóm để vừa ăn
nhưng cũng vừa có thể trò chuyện, giao lưu với nhau.
 Nhóm từ 25-35 tuổi: Độ tuổi của người đi làm và đã có khả năng tự lập về kinh tế.
Chúng ta cần lưu ý đến độ tuổi này nhiều hơn, vì nếu món ăn không khiến họ hài
lòng, họ sẽ chia sẻ với nhóm bạn làm việc hay nhóm bạn thân để rồi không ghé

2|Page
quán nữa.
Sau khi đã phân tích thì chúng em quyết định sẽ tập trung vào nhóm từ 18-25 tuổi hơn
các nhóm còn lại, vì họ là những người trẻ, họ có thể tự quyết về kinh tế và cũng như giới
thiệu bạn bè họ đến. Nếu tập trung vào họ, tạo cho họ ấn tượng về chất lượng sản phẩm
và cách phục vụ thì chắc chắn họ sẽ trở thành khách hàng thân thiết trong tương lai.
2.2.3. Nguồn Cung Ứng Đến Từ Đâu:
Tiêu chí xác định nguồn cung ứng phải đảm bảo các tiêu chí là chất lượng, chi phí tương
đối và đặc biệt là hiệu suất giao hàng phải ổn định. Khi mới starup thì quầy fastfood của
chúng em sẽ cố gắng tập trung song song giữa việc tối ưu chi phí và đảm bảo kiếm được
nguồn hàng chất lượng. Đây là việc rất khó, nhưng nếu chỉ tập trung vào chi phí, hàng
không chất lượng thì sẽ không đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm. Còn ngược lại
hàng chất lượng cao thì đi kèm theo đó là giá cả sẽ cao theo, khách hàng sẽ không sẵn
lòng bỏ số tiền cao trải nghiệm một dịch vụ mới mở. Theo tìm hiểu của nhóm chúng em
thì đa số các cửa hàng thức nhanh lớn hiện đang hoạt động tại Việt Nam thì nguồn cung
ứng của họ đa số là nhập từ nước ngoài. Đây là thử thách cho chúng em khi lựa chọn
nguyên liệu để phục vụ cho khách hàng. Vì nguồn cung ứng trong nước giá rẻ nhưng trở
ngại lớn là chưa có sự ổn định trong chất lượng và số lượng.
3. Hoạch Định
3.1.Chiến Lược Kinh Doanh
Strengths (Điểm mạnh)
 Sản phẩm đa dạng: kết hợp đồ ăn và đồ uống với nhiều món khác nên khách hàng có
thể lựa chọn những combo phù hợp với mình hoặc chọn combo có sẳn của cửa hàng.
 Địa điểm thuận lợi: Nằm trong những trung tâm mua sắm lớn dễ dàng tiếp cận được
với khách hàng tièm năng nhất là các bạn nhỏ và học sinh, sinh viên.
 Giá cả hợp lý: Phù hợp với học sinh sinh viên và nhân viên văn phòng , giá cả không
quá cao nên đáp ứng được nhu cầu của người có thu nhập trung bình thấp đến ngưới
có thu nhập cao.
 Nhân viên nhiệt tình vui vẻ hoạt bát: tạo sự thân thiện đến với khách hàng , tạo cho
khách hàng trải nghiệm tuyệt vời khi mua hàng. Đây cũng sẽ là yếu tố ghi điểm trong
lòng khách hàng.
 Nhiều khuyến mãi cho khách hàng mới, khách hàng thân thiết: tiền đề cho các chiến
dịch quảng cáo makerting, tiếp thị rộng rãi đến khách hàng.
Weaknesses (Điểm yếu)
 Cửa hàng mới thành lập vấn đề thiếu vốn là không thể tránh khỏi, chưa tiếp cận được
tệp khách hàng tiềm năng, chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết các tình huống
bất ngờ.
 Giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm thức ăn nhanh là một trong những lý do mà
khách hàng còn ngại vì thức ăn nhanh thường không cân đối về các chất dinh dưỡng,
chứa nhiều calo, nhiều đường, muối, chất béo không lành mạnh, thiếu vitamin và
khoáng chất. Nếu ăn nhiều và thường xuyên sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe đồ ăn
nhanh nên dẫn đến các bệnh như béo phì, tim mạch,…

3|Page
 Thiếu kinh nghiệm: Vì mới thành lập nên cửa hàng không thể tránh sai sót, đây là rủi
ro phải đối mặt khi mới thành lập. Tuy nhiên, có thể khắc phục bằng cách lắng nghe
đóng góp và sửa đổi để hoàn thiện nhất.
Opportunities (Cơ hội)
 Nhu cầu của khách hàng hiện nay: kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng đáp viên dùng thức
ăn nhanh từ 2 - 4 lần/tháng chiếm tỉ lệ cao nhất (41%) trong khi chỉ có 8% tiêu dùng
thức ăn nhanh trên 10 lần/tháng. Số lần dùng thức ăn nhanh ít hơn 2 lần/tháng và từ
5 - 10 lần/tháng gần như tương đương nhau, lần lượt là 27%và 25%.
 Nhu cầu mua đồ ship về nhà của khách hàng ngày càng lớn: Từ khi dịch Covid-19
bùng phát, nhu cầu mua sắm qua sàn thương mại điện tử đã tăng mạnh. Đến nay đã có
hơn 70% dân số Việt Nam tiếp cận internet, trong đó có gần 50% số người dùng Việt
Nam đã mua sắm online, dùng sử dụng ví điện tử, và thanh toán mua hàng qua mạng.
Điều này khiến dịch vụ giao hàng ngày càng phát triển.
 Có nhiều hình thức thanh toán: với thời đại hiện nay, Việt Nam đang hội nhập với
quốc tế, việc hạn chế sử dụng tiền mặt và thay bằng hình thức thanh toán online dần
trở nên phổ biến. Điều này là lợi thế đối với cửa hàng, giúp khách hàng dễ dàng mua
và thanh toán tiện lợi.
 Nhu cầu khách hàng ngày càng tăng: tuy mức độ cạnh tranh rất cao nhưng không thể
phủ nhận được lượt tiêu dùng cũng tăng theo. Điều này là một lợi thế đối với cửa
hàng, khi đã có được lòng tin của khách hàng là một thành công lớn đối với công ty.
Threats ( Thách thức)
 Nhiều đối thủ cạnh tranh: thị trường F&B là thị trường có nhiều đối thủ, từ những
hàng quán vỉa hè đến các của tiệm nhỏ và các của hàng lớn đến từ những thương hiệu
nổi tiếng. Vì nhu cầu sử dụng ngày càng tăng dẫn đến sự phát triển mất kiểm soát, có
thể nói số của tiệm hiện giờ còn nhiều hơn số khách hàng tiêu dùng.
 Nguồn vốn còn nhiều hạn chế: do công ty mới thành lập, còn bị hạn chế về nguồn
vốn. Để duy trì hoạt động và trả lương nhân viên là một nguồn tiền lớn. Cần phải tính
toán và cân nhắc kĩ mọi hoạt động chi tiêu trong cửa hàng.
 Tìm nguyên vật liệu chất lượng: việc tìm kiếm nhà cung ứng lâu dài và chất lượng là
vấn đề của mọi cửa tiệm. Với chỉ tiêu nguyên vật liệu chất lượng và vệ sinh an toàn
thực phẩm thì giá thành đi kèm sẽ cao. Còn nếu giá thành nguyên vật liệu thấp thì chất
lượng vật liệu sẽ không được đảm bảo. Đây là vấn đề quan trọng đối với công ty.
 Chi phí nguyên vật liệu không ổn định: với giá cả thị trường luôn biến động thì đảm
bảo nguồn chi phí nguyên vật liệu ổn định là điều khó có thể kiểm soát.

SWOT MIX.

SWOT MIX Opportunities Threats

O1: Nguồn nguyên liệu rõ ràng T1: Nhiều đối thủ cạnh tranh
O2: Nhu cầu mua đồ online T2: Nguồn vốn còn nhiều hạn
ngày càng lớn chế

4|Page
O3: Có nhiều phương thức T3: Tìm nguồn nguyên liệu
thanh toán chất lượng
O4: Nhu cầu về đồ ăn nhanh T4: Chi phí nguyên vật liệu
của khách hàng ngày càng cao không ổn định

Strengths Chiến lược SO Chiến lược ST


S2, S5+O3, O4 => Chiến lược S1,S2,S3+T1,T3 => Chiến
S1: Sản phẩm đa dạng định vị thương hiệu lược phát triển sản phẩm
S2: Địa điểm thuận lợi O1, O2 +S1, S3, S4 => Chiến S1, S3, S6+ T2,T4 => Chiến
S3: Giá cả hợp lý lược tạo sự khác biệt lược sự khác biệt
S4: Nhân viên nhiệt tình vui
vẻ hoạt bát
S5: Có nhiều khuyết mãi
cho khách hàng mới, khách
hàng thân thiết
S6: Không gian quán thư
giãn và thoải mái

Weakneses Chiến lược WO Chiến lược WT


W1,W2+O2, O3, O4 =>Chiến W1, W3, W4+T2,T3,T4 =>
W1: Cửa hàng mới thành lược tiếp thị Chiến lược lãnh đạo chi phí
lập chưa có được khách
hàng quen thuộc
W2: Chưa có nhiều kinh
nghiệm
W3: Mặt bằng thuê
W4: Giá trị dinh dưỡng thấp

Sau khi lập phân tích swot mix, chúng em quyết định chọn những phương án chiến lược
kinh doanh sau:
Chiến lược định vị thương hiệu:
Tuy mới thành lập, số lượng khách hàng vẫn chưa ổn định, chưa
có nguồn khách hàng nhất định. Công ty đã đề ra với những sự
khác biệt về chất lượng sản phẩm, trải nghiệm khách hàng và giá
trị sản phẩm sẽ là những điểm nhấn đối với khách hàng. Với
chiến lược dài hạn này, công ty cần thực hiện xuyên suốt trong
quá trình hoạt động. Chiến lược ban đầu sẽ gặp rất nhiều khó
khăn, nhưng đồng thời sau khi vượt qua giai đoạn này, công ty sẽ
có chỗ đứng vững trong lòng khách hàng.
Chiến lược phát triển sản phẩm:
Khi mới khai trương “nice-nine” đã đa dạng sản phẩm tới tay người tiêu dùng với thực
đơn tại cửa hàng. Tuy nhiên, trong quá hoạt động và phát triển, cửa hàng sẽ đưa ra thêm
5|Page
nhiều combo để tăng sự lựa chọn cho khách. Ngoài ra, sẽ phát triển món ăn đa dạng về
các loại sốt, nước uống,... Điều này sẽ giúp cho khách hàng không bị nhàm chán với sản
phẩm mà ngày càng yêu thích “nice-nine” hơn. Trong tương lai, công ty sẽ nghiên cứu
thêm những món ăn kèm dinh dương hơn như salad, cơm, canh. Để “nice-nine” sẽ là lựa
chọn phù hợp cho tất cả các thành viên trong gia đình.

Chiến lược tạo sự khác biệt:


Về không gian quán: Tuy chủ yếu là bán mang đi nhưng quán vẫn sẽ có chỗ ngồi cho
khách. Không gian bếp sẽ là bếp mở nhưng được cách qua lớp kính cường lực, và lối đi
riêng. Bên ngoài, sẽ có những chỗ ngồi được trang trí cho việc “sống ảo” của giới trẻ. Đối
với những gia đình khi đi ăn tại cửa hàng với hóa đơn từ 200.000 ngàn trở lên sẽ được
tặng những món đồ chơi đi kèm theo từng giá trị hóa đơn. “Nice-Nine” sẽ không đi theo
lối mòn cung cấp những thực phẩm ít dinh dưỡng mà sẽ kết hợp với bán những thực
phẩm có dinh dưỡng hơn nhằm giúp cải thiện chất lượng bữa ăn của khách hàng.
3.2.Kế Hoạch Kinh Doanh Trong Năm Đầu Tiên
Chiến lược sản phẩm(product):
- Cửa hàng phân ra làm hai loại: đồ ăn và đồ uống.
- Với sự phong phú của đồ ăn và đồ uống của mỗi loại thì khách hàng sẽ thoải mái lựa
chọn những đồ ăn đồ uống mà phù hợp với khách hàng.
- Sau khi đi vào hoạt động và có số lượng khách hàng nhất định, kinh phí tương đối sẽ
tiến hành phát triển sản phẩm
- Với đội ngũ nhân viên nhiệt tình hoà đồng vui vẻ thân thiện sẽ làm khách hàng sẽ
thấy hài lòng nhất.
Chiến lược về giá(price) và chiến lược phân
phối (Place):
- Cửa hàng cung cấp sản phẩm đa dạng về
thức ăn và đồ uống với mức giá trung bình
từ 15,000 VNĐ - 310,000VNĐ phù hợp
với học sinh sinh viên và nhân viên văn
phòng. Luôn có khuyến mãi và giảm giá
mỗi tuần thông báo trên fanpage
Faceboook.
- Sản phẩm sẽ được phân phối đầy đủ tại cửa
hàng, số lượng bán trong ngày sẽ được dự
báo cụ thể để tránh trường hợp thực phẩm
để qua ngày. Nguồn hàng khi bị đứt sẽ
nhanh chóng tìm kiếm và thay thế bởi
nguồn khác với sự chênh lệch chất lượng
không quá nhiều.
- Vì là cửa hàng đồ ăn nhanh mang đi nên cửa hàng tích hợp trên các app thương mại
điện tử như Beamin, Be, Grapfood, Gofood,…
Chiến lược truyền thông (Promotion).

6|Page
- Trong tuần đầu khai trương cửa hàng thì khách hàng sẽ được giẩm 10% ( Nếu
checking up bài tag tên cửa hàng sẽ giảm thêm 10%)
- Vào các ngày lễ như 14/2, Trung thu, Quốc khánh, Quốc tế phụ nữ,… thì cửa sẽ có
những chương trình đặt biệt để tri ân khách hàng bạn bè.
- Mời những KOL hoặc KOC giúp quảng bá qua các trang mạng sẽ giúp tiệm cận tới
khách hàng nhanh chóng.
- Các chương trình marketing đa dạng và tạo cảm giác có lợi cho khách hàng.
4. PHÂN TÍCH NHỮNG RỦI RO CHIẾN LƯỢC
4.1.Những Rủi Ro Chiến Lược
4.1.1. Rủi Ro Văn Hóa:
Rủi ro do môi trường văn hóa, xã hội có thể xảy ra khi doanh nghiệp thiếu hiểu biết về
các phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, có sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành
vi của con người, nghệ thuật, sự phát triển khoa học công nghệ … của từng vùng trong
đất nước hoặc của từng dân tộc (với hoạt động kinh doanh quốc tế) mà dẫn tới những
hành xứ không phù hợp, đưa ra những hướng đi không đúng đắn hay cách quản trị nhân
lực không phù hợp dẫn đến những thiệt hại, mất mát, mất cơ hội kinh doanh của doanh
nghiệp. Đây là bước đầu tiên và trước hết nếu bạn muốn bước chân vào kinh doanh bất kì
một mặt hàng nào. Khi mở cửa hàng ăn nhanh, khách hàng tiềm năng nhất là những
người từ 10-35 tuổi, trong khoảng này lại chia thành 3 tập con với đặc điểm hoàn toàn
khác nhau:
Nhóm từ 10-18 tuổi: Độ tuổi học sinh thường rất thích những món ăn nhanh nhiều màu
sắc, có hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, đối tượng này thường bị phụ thuộc vào bố mẹ, nên
bạn có thể thu hút sự quan tâm của phụ huynh bằng cách tặng kèm những món đồ chơi,
đồ dùng học tập, ...
Nhóm từ 18-25 tuổi: Đối tượng này chủ yếu thích những món ăn giòn, đậm đà hơn, yêu
thích vị cay... Đặc biệt, họ thường tụ tập đi ăn theo nhóm để vừa ăn nhưng cũng vừa có
thể trò chuyện, giao lưu với nhau. Đây là một lưu ý về thiết kế cửa hàng ăn nhanh để thu
hút đối tượng khách hàng này.
Nhóm từ 25- 35 tuổi: Đối tượng này hoàn toàn tự lập về kinh tế và cực kỳ khó tính trong
việc ăn uống, họ thường đặt món theo nhóm nên nếu chỉ 1 người không hài lòng là cả
nhóm sẽ bị ảnh hưởng theo. Người đặt món sẽ không gọi lại nữa. Vậy hãy đảm bảo món
ăn của bạn phải thật ngon, thực đơn phải đa dạng để họ đổi món thì bạn mới có thể giữ
chân khách hàng “khó tính” này.
4.1.2. Rủi Ro Thương Hiệu Và Uy Tín
Thương hiệu
Việc xác định vị trí kinh doanh không phù hợp với nhu cầu của thực khách cũng là rủi ro
trong kinh doanh nhà hàng. Vì nếu không có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này bạn sẽ
đối mặt với nguy cơ thua lỗ rất lớn.
Việc khẳng định được thương hiệu là một việc làm công phu và phải được đầu tư trực
tiếp qua tên nhà hàng, cách thức phục vụ của nhân viên, cách bày trí không gian, hương
vị của món ăn….
Bạn phải cạnh tranh với những thương hiệu ẩm thực lớn thì mới có chỗ đứng trong thị

7|Page
trường thức ăn nhanh này. Ngoài ra, bạn còn chấp nhận những rủi ro, và áp lực xâm nhập
thị trường từ những cửa hàng mới mọc lên khác. Vì vậy, bạn cần lập cho mình những
chiến lược và luôn tổ chức cửa hàng của mình một cách bài bản, kỉ luật, để tránh được rủi
ro, nâng cao chất lượng để có một lượng khách hàng trung thành cho riêng mình.
Uy tín
Trước khi bạn quyết định kinh doanh về một mặt hàng hay sản phẩm gì, cũng cần có kiến
thức chuyên môn thì mới đảm bảo thành công được.
Nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn, những người có kinh nghiệm kinh doanh
trong lĩnh vực kinh doanh đồ ăn nhanh
Khi thực hiện quy trình marketing cho cửa hàng, để chắc chắn bạn có thể thuê các chuyên
gia, các marketer
Thái độ phục vụ phải luôn niềm nở, tạo sự thân thiện cho khách hàng… tránh những
review xấu ảnh hưởng đến việc kinh doanh của bạn.
Bạn phải tuyệt đối thận trọng trong việc xử lý thực phẩm và chế biến hợp vệ sinh. Đảm
bảo nhà hàng thường xuyên được vệ sinh làm sạch và thiết bị như tủ lạnh hoặc phòng
lạnh được bảo dưỡng liên tục, đồng thời đảm bảo nguồn nguyên liệu có nguồn gốc rõ
ràng.
4.1.3. Rủi Ro Bảo Mật Và Công Nghệ
Có đến 70% nguồn nhân lực tại các cửa hàng kinh doanh đồ ăn nhanh hiện nay sử dụng
nhân sự ở độ tuổi từ 18 – 22 tuổi. Đặc điểm của đối tượng này là tìm kiếm những công
việc làm thêm ngoài giờ, có xu hướng tạm thời không dự định gắn bó lâu dài. Trường
hợp này cũng dẫn đến việc mất thời gian đào tạo, tuy nhiên khi các bạn đã học việc thành
thạo lại không muốn gắn bó với công việc thêm nữa. Từ đó có thể xảy ra nhiều rủi ro nếu
như họ chỉ vào làm một khoảng thời gian nhất định sau đó lấy công thức và bí kíp kinh
doanh của mình đem ra mở quán riêng. Bên cạnh đó, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có
những dữ liệu bí mật không thể công bố ra ngoài, thường sẽ liên quan đến công nghệ,
phương pháp, chiến lược… Những điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp và
cần được bảo mật ở cấp độ cao nhất.
4.1.4. Rủi Ro Liên Quan Đến Đối Tác
Trong quá trình làm ăn, giao dịch doanh nghiệp có thể vô tình ký kết các hợp đồng gây
bất lợi cho mình mà không hay biết. Những đơn hàng nhập nguyên vật liệu có thể bị tráo
thành sản phẩm kém chất lượng.
4.2.XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG PHÓ VỚI RỦI RO CHIẾN LƯỢC
Về rủi ro văn hóa: trước khi bắt đầu kinh doanh với bất kì thị trường nào, việc tìm hiểu
văn hóa tiêu dùng ở đó là một điều rất quan trọng và không thể thiếu. Điều này giúp cho
công ty không phạm phải những sai lầm cơ bản, và không phát triển được tại thị trường
đó. Chúng ta cần tiến hành khảo sát nơi sẽ mở cửa hàng, xem khách hàng quanh khu vực
chủ yếu là tầng lớp nào? Nhu cầu sử dụng đồ ăn nhanh có cao không? Phong tục, tập
quán, thói quen ở nơi đó như thế nào? Và nhiều điều khác để quyết định xem có nên đầu
tư và phát triển tại nơi đó không.
Về rủi ro thương hiệu và uy tín: chúng ta không thể tránh được trường hợp khách hàng
phàn nàn về nhân viên. Để khắc phục điều này, sau khâu tuyển dụng và nhận việc, nhân

8|Page
viên sẽ được đào tạo chuyên môn về thái độ phục vụ. Sau khi đào tạo sẽ có một bài kiểm
tra, qua bài sẽ được nhận chính thức, còn nếu rớt thì cho ứng viên lựa chọn ôn kiểm tra
lại vào ngày khác hoặc là không nhận việc. Bên cạnh vấn đề về nhân viên, còn có vấn đề
về thực phẩm. Có rất nhiều trường hợp ngoài ý muốn xảy ra, để hạn chế mức thiệt hại tối
thiểu, trong mỗi ca làm nhân viên sẽ lưu mẫu lại những thực phẩm trong ca. Nếu có
trường hợp khách hàng ngộ độc sẽ có mẫu lưu đi giám định. Về nguồn thực phẩm nhập
về sẽ có giấy chứng nhận tại nơi nhập hàng. Cứ định kì mỗi tháng, cửa hàng sẽ đầu tư
phun xịt côn trùng để tránh những rủi ro liên quan tới côn trùng xảy ra. Tất cả những kế
hoạch trên nhằm hạn chế và giảm thiệt hại do rủi ro thương hiệu và uy tín mang lại.
Rủi ro bảo mật và công nghệ: rủi ro này là điều khó tránh, các đối thủ hoặc những bạn
nhân viên muốn mở quán riêng có thể học cách làm món, học nguyên vật liệu và cách sơ
chế. Để giảm thiểu điều này, công ty đầu tư một nhà bếp với những nhân viên bếp chuyên
sơ chế và không được học chế biến, và các bạn chế biến sẽ k được học sơ chế. Đối với
nguyên vật liệu, công ty mỗi lần đưa vật liệu về sẽ bỏ sang đồ đựng khác để hạn chế
trường hợp nhân viên biết công thức. Điều này chỉ hạn chế được phần nào rủi ro, tuy
nhiên khi khách hàng chọn tới với nhà hàng, có lẽ trong họ đã có một điểm yêu thích nào
đó với nhà hàng, nên việc lấy đi khách hàng sẽ rất khó.
Rủi ro liên quan đến đối tác: đây là rủi ro ít xảy ra, nhưng khi xảy ra lại gây thiệt hại khá
lớn tới công ty. Để hạn chế được điều này, công ty cần tìm hiểu kĩ những đối tác chuẩn bị
kí hợp đồng. Đưa ra những chính sách phù hợp với từng đối tác để tạo lòng tin giữa các
bên nhằm hạn chế bị đối thủ chơi xấu.
5. Những rủi ro trong hoạt động kinh doanh
5.1.Rủi Ro Hoạt Động Kinh Doanh
5.1.1. Rủi Ro Về Mặt Bằng:
Mặt bằng là 1 trong những yếu tố quyết định đến sự thắng bại của chủ đầu tư. Để có được
một mặt bằng “ ngon”, không ít người đã” nhắm mắt nhắm mũi” kí vào bản hợp đồng khi
thuê mặt bằng kinh doanh mà không ngờ những hậu quả khôn lường sau này. Hãy chắc
chắn rằng , đối tác và bạn đã có những thỏa thuận chắc chắn về các vấn đề sau:
-Tiền đặt cọc:Thông thường, chủ nhà sẽ yêu cầu bạn đặt cọc từ 3 - 6 tháng cho tiền thuê
mặt bằng. Bạn hãy chắc chắn sẽ được hoàn lại số tiền trên khi kết thúc hợp đồng hay chủ
nhà đơn phương chấm dứt hợp đồng.
-Giá tiền thuê mỗi tháng:Nếu chủ nhà chẳng may dửng dưng tăng chi phí, vì số tiền thuê
hằng tháng không có trong hợp đồng, thì hoặc bạn sẽ mất tiền đi cọc vì không chấp nhận
bị “bóc lột”, hoặc bạn phải cắn răng vung tiền cho chủ nhà. Vì vậy bạn phải nhớ kỹ, thỏa
thuận tiền thuê hằng tháng có ghi trên hợp đồng hay không, ghi chú trong đó có bao gồm
tiền nước, wifi, …chưa?
-Chi phí giá tăng hằng năm:Thông thường, nếu thuê mặt bằng trong thời gian dài hạn
(trên 1 năm), chủ nhà có quyền tăng chi phí thuê mặt bằng theo giá thị trường. Bạn cần
thương lượng kĩ với chủ nhà khoản phí đó là bao nhiêu và ghi rõ trong hợp đồng.
-Tình trạng mặt bằng:Khi bàn giao với chủ nhà, rủi ro cao nhất chính là tình trạng mặt
bằng sau một thời gian bạn thuê để kinh doanh. Một vết nứt trên sàn nhà được chủ nhà
cho là bạn gây ra trong quá trình kinh doanh và phải bồi thường. Vậy nên hãy kiểm tra kĩ

9|Page
tất cả những vị trí bạn cho là có khả năng hao mòn trong quá trình sử dụng và ghi rõ
trong hợp đồng.
-Thời gian hoạt động , lối đi xe của chủ nhà:Rất nhiều chủ nhà sẽ không mấy quan tâm
tới vấn đề này, vì nếu bạn gặp những người khó tính họ nhất định sẽ không cho bạn mở
cửa sớm hay đóng cửa muộn so với thời gian hoạt động của bạn.Nếu như bạn đã bàn bạc
với chủ nhà rằng họ sẽ sử dụng lối đi và chỗ để xe riêng, điều này rất thuận lợi cho bạn vì
có nơi đậu xe cho khách và cũng không gây phản cảm nếu chủ nhà sinh hoạt ở một lối đi
riêng.
Phải tốn kém những chi phí từ mặt bằng, thuê nhân viên, điện nước các loại -Việc thuê
nhân viên sẽ ảnh hưởng tới khá nhiều tới doanh thu của quán vì bạn không thể thuê quá
nhiều nhân viên vì sẽ rất tốn kém. Nếu như nhân viên có năng lực, thái độ tốt sẽ giúp tăng
doanh thu quán và khách hàng sẽ có thiện cảm với quán nhiều hơn
5.1.2. Đối Thủ Cạnh Tranh:
Hiện nay có nhiều ông lớn về mảng fastfood như Jolibee,KFC,Burger King,Lotteria và cả
các loại kinh doanh nhỏ lên trên các app food hiện nay thì việc cạnh trạnh sẽ càng gay gắt
hơn.
5.1.3. Tiếp Thị Và Quảng Cáo:
Cách quảng cáo tốt nhất hiện nay là quảng cáo trên các trang mạng xã hội như tiktok,
facebook. Nhưng cũng phải trả 1 khoản phí không hề nhỏ và có những rủi ro như khách
bất mãn (antifan) sẽ có những comment tiêu cực. Với những tin tức xấu (Scandal) sẽ ảnh
hưởng không nhỏ đến hình ảnh của quán.
5.1.4. Tìm Kiếm Nhiên Liệu Và Tính Toán Thu Chi:
+Tính toán thu chi:Chi phí điện nước các loại,chi phí mặc bằng, lương của nhân viên
phải tính toán kỹ càng nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vốn của của hàng. Thời gian
đầu kinh doanh khó khăn và doanh thu thấp nên chi phí điện nước quá cao cũng là 1 khó
khăn trong hoạt động
+Việc tìm kiếm nguyên liệu rẻ, tốt cũng khá quan trọng. Việc đồ ăn ngon hay giữ được
lâu hay không phụ thuộc vào nguyên liệu. Việc quan trọng đầu tiên là phải làm khách
hàng hài lòng nên việc chọn nguyên liệu cần phải để ý và còn giúp giảm chi phí cho cửa
hàng
5.2.Kế Hoạch Để Ứng Phó Với Rủi Ro Hoạt Động :
Về mặt bằng :
Đối với những cửa hàng trực tiếp chúng ta cần lựa chọn một khu vực gần khu trung tâm
như chợ, trường học, khu dân cư, nơi có nhiều người qua lại để phù hợp và thuận lợi cho
cả quán và khách hàng. Tránh thuê mặt bằng nơi có ít người qua lại,đường một chiều,và
những khu vực thường xuyên kẹt xe,tình trạng ngập nước khi mưa lớn,... Vị trí, khu vực
thuê sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong kinh doanh nên cần xem xét kỹ.
Cẩn trọng trước khi ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh
Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh phải đảm bảo đầy đủ các thông tin như thông tin đầy
đủ của cả bên thuê và bên cho thuê, địa điểm, diện tích, tiền đặt cọc, thời gian thuê, giá
thuê, chu kỳ, kỳ hạn đóng tiền thuê tăng giá hàng năm hay cách tăng giá sau khi gia hạn,
ngày bàn giao mặt bằng cho thuê, hiện trạng nhà đất mặt bằng lúc bàn giao, thời điểm

10 | P a g e
tính tiền thuê...
Chú ý đến quyền cải tạo và giới hạn sửa chữa, mặt bằng, cửa hàng kinh doanh và miễn
trừ trách nhiệm làm thay đổi mặt bằng sau khi hoàn trả. Tránh trường hợp không xem xét
kỹ các điều khoản, về sau dễ xảy ra tranh chấp, kiện cáo...
Lưu ý luôn cả việc mặt bằng tránh chung chủ vì sẽ bị hạn chế thời gian hoạt động của
quán cũng như các lối di chuyển tại quán và không gian dựng xe của khách cũng sẽ có
những bất tiện nhất định
Về đối thủ cạnh tranh :
Đầu tiên chúng ta cần xác định thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu bao gồm các
khách hàng có nhu cầu ,mong muốn của khách hàng mà của hàng kinh doanh có thể đáp
ứng hoặc đang hướng tới
Thứ hai chúng ta cần nắm bắt tâm lý và lắng nghe khách hàng. Cửa hàng luôn cần cập
nhật đổi mới thay đổi xu hướng theo thời gian và từ góp ý của các khách hàng để thay đổi
tích cực hơn vì nếu cứ sử dụng mãi một khuôn mẫu sẽ gây ra sự nhàm chán
Thứ ba cạnh tranh về mọi mặt chứ không riêng gì về giá cả
Thứ tư là nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng
Thứ năm là biết nắm bắt cơ hội và tận dụng phương tiện truyền thông
Về mặt tiếp thị và quảng cáo :
Tận dụng tốt các nền tảng mạng xã hội như facebook,instagram,tiktok để quảng bá các
sản phẩm gà rán,hamburger của cửa hàng...
Booking các bạn hot yutube và tiktok để quảng bá cửa hàng nhưng bên cạnh đó vẫn phải
chú trọng đến chất lượng của sản phẩm
+Áp dụng những chương trình khuyến mãi
Một trong những đặc điểm của ngành thức ăn nhanh thường gọi gà rán, khoai tây chiên,
bánh hamburger cùng với các món khác chứ không chỉ mua riêng lẻ từng món. Do đó,
một chiến lược marketing cho đồ ăn nhanh khác là các cửa hàng thức ăn nhanh chủ yếu
sử dụng các chương trình khuyến mãi combo chủ yếu cho tất cả các sản phẩm của họ,
khiến giá cả của chúng trông ‘hời’ hơn nhiều.
+Xây dựng 1 trang web chuyên nghiệp
Để bán đồ ăn và thu hút sự chú ý của mọi người, chúng ta cần tạo một trang web tuyệt
vời. Tại đây cửa hàng có thể đăng thực đơn, giá cả, chính sách ưu đãi, khuyến mãi, điều
khoản thanh toán và giờ hoạt động. Một trang web cập nhật liên tục tình trạng và hoạt
động của nhà hàng là một chiêu PR gián tiếp hoàn hảo cho cửa hàng, nhà hàng.
Thu hút khách hàng bằng cách phục vụ của nhân viên
Vì chúng ta kinh doanh trong ngành dịch vụ nên dịch vụ là cốt lõi của ngành nhà hàng và
là chiến lược marketing cho đồ ăn nhanh không thể thiếu. Một nhà hàng với dịch vụ tốt
chắc chắn sẽ làm hài lòng tất cả mọi người. Không những vậy, nó còn gián tiếp quảng bá
nhà hàng thông qua hình thức truyền miệng.
Về nguyên liệu phải lựa chọn nguồn nguyên liệu sạch:
Đây là một trong những yếu tố tạo niềm tin và giữ chân khách hàng, do đó cần có nguồn
nguyên liệu ổn định và đảm bảo chất lượng. Hạn chế dùng những thực phẩm không rõ
nguồn gốc. Mặt khác không nên trữ hàng nhiều mà nên lấy mới 2 ngày một lần để hàng
được tươi ngon và đảm bảo dinh dưỡng. Ngoài ra, trước khi tạo ra những món mới, nên

11 | P a g e
cho khách hàng dùng thử để khảo sát mức độ hài lòng của khách.
Đồ dùng để đựng thức ăn, bàn ghế trong quán cũng phải luôn được lau chùi sạch sẽ,
khiến khách hàng có cảm giác thoải mái khi dùng đồ tại cửa hàng. Hoạt động kinh doanh
đồ ăn vặt có hanh thông hay không phụ thuộc phần lớn vào khách hàng trung thành, đồ
ăn phải ngon và sạch thì họ mới có lý do quay lại quán.
6. Kết luận
Trong thế kỉ 21- một thế giới mới đang phát triển và mở ra một kỷ nguyên kinh tế cho
mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo các chuyên gia, trong những năm 2020-2025
là giai đoạn tiềm năng phát triển ngành thức ăn nhanh với mức tăng trưởng từ 5-6%/năm.
Đặc biệt, trong năm 2020 sau đại dịch Covid-19, ngành kinh doanh thức ăn nhanh
(fastfood) là một điểm sáng.
Năm 2020, nhiều cơ sở kinh doanh đã phải đóng cửa và gần như dừng lại hết mọi hoạt
động, kéo theo đó là những hậu quả khôn lường, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Tuy
nhiên, trong tình trạng đó lĩnh vực thức ăn nhanh lên ngôi, với dịch vụ bán mang đi.
Sau giai đoạn đó, người dùng dần có thói quen ăn uống ở nhà nhiều hơn, điều đó giúp
ngành F&B ( Food and Beverage) đồ ăn - đồ uống phát triển mạnh mẽ.
Sau khi phân tích các rủi ro về chiến lược và hoạt động, cho thấy thị trường này đầu rủi
ro tuy nhiên những rủi ro đó là đều thường gặp đối với bất kì cửa hàng/nhà hàng nào mới
mở. Đối với những rủi ro đã được đề ra kế hoạch để khắc phục thì đây là một dự án
không hề tệ và có thể thực hiện.
Chúng ta có thể thấy thị trường đồ ăn nhanh rất phát triển ở các nước lớn và đang du
nhập và phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam, tuy nhu cầu bão hòa nhưng vẫn tồn tại và phát
triển. Với hơn 50% dân số ở độ tuổi 35 và sự phát triển của tầng lớp trung lưu ngày càng
nhiều thì thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam vô cùng màu mỡ và tiềm năng. Những rủi
ro luôn đi kèm với cơ hội, nếu chúng ta biết nắm bắt cơ hội và hạn chế rủi ro thì công ty
sẽ phát triển và đi theo đúng định hướng ban đầu.

12 | P a g e

You might also like