TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU

KHOA HÓA HỌC & CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.

Nguyễn Phúc Hậu – 20034812 – DH20KH

- Thành phố Vũng Tàu 2023 -


Nguyễn Phúc Hậu – 20034812 – DH20KH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và ý
nghĩa của nó đối với việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
ở nước ta hiện nay.

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với tấm lòng yêu nước, thương dân, khao khát giành lại độc lập tự do cho đất nước từ
các nước thuộc địa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước,
học tập từ chiến thắng của các cuộc cách mạng dân tộc tiêu biểu trên thế giới để đúc
kết được phương pháp và áp dụng cho dân tộc Việt Nam. Chính nhờ sự khao khát tìm
tòi, học hỏi và nghiên cứu, Người nhận ra được tình yêu đất nước, yêu độc lập tự do
của nhân dân Việt Nam rất lớn và nhân dân cả nước luôn sẵn lòng cùng nhau đoàn kết
chống lại giặc ngoại xâm. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền
thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại
sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”[1] , từ thực tiễn lịch
sử đó, Hồ Chủ tịch đã khẳng định đoàn kết là một trong các truyền thống quí báu của
dân tộc ta đã được hun đúc trên nền tảng lòng yêu nước nồng nàn của các thế hệ
người Việt Nam.
Để góp phần nhìn nhận lại một lần nữa những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về
đại đoàn kết toàn dân tộc và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam chung tay vận dụng
những tư tưởng của Người trong việc thực hiện tốt tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt
Nam, em xin thực hiện đề tài : “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và
ý nghĩa của Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc đối với việc xây dựng
khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay.” làm bài tiểu luận kết thúc học phần Tư
tưởng Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN TỘC
1.1. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình
thành từ những cơ sở sau đây:
1.1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc
Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn
liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam
đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Hồ Chí Minh
cũng là một người con trong dân tộc Việt Nam nên Người đã sớm hấp thụ và nhận thức
được vai trò của truyền thống yêu nước -nhân nghĩa -đoàn kết của dân tộc. Người
khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn,
nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống
đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành
tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần
chúng
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, dân chính là
người tạo ra lịch sử và liên minh công nông chính là cơ sở để xây dựng lực lượng to
lớn của cách mạng. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là vì chủ nghĩa Mác –
Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. chủ nghĩa Mác-
Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ
ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm
lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính
xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư
tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách
mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào
cách mạng Việt Nam và thế giới
Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn
nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào
cách mạng trên thế giới, nhất là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước
thuộc địa. Đặc biệt là Bác Hồ đã nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của cuộc Cách
mạng Tháng Mười Nga. Những là bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng
công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng, để xây dựng chế độ xã
hội chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp
lực lượng cách mạng, trước hết là công nông.
Ngoài ra, đối với các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Người
đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều
bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng.
Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các phong trào dân tộc dân
chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là cơ sở thực tiễn
cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc
1.2.1. Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách
mạng
Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân
ta. Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà là tư tưởng cơ bản, nhất
quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam. Quan trọng hơn hết, đoàn kết quyết
định thành công của cách mạng, vì đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành
công. Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực
lượng phải quy tụ cả dân tộc thành một khối thống nhất.
Ngoài ra, đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng. Bác
luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên phải thấm nhuần quan điểm coi sức mạnh của
cách mạng là sức mạnh của nhân dân: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần
dân liệu cũng xong". Đồng thời, Người cũng lưu ý rằng nhân dân thuộc nhiều lứa tuổi,
nghề nghiệp, nhiều tầng lớp, giai cấp, nhiều dân tộc, tôn giáo phải đoàn kết nhân dân
vào trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Để làm được việc đó, Người yêu cầu Đảng, Nhà
nước phải có chủ trương, chính sách đúng đắn, phù hợp với các giai cấp, tầng lớp, trên
cơ sở lấy lợi ích chung của Tổ quốc và những quyền lợi cơ bản của nhân dân lao động,
làm "mẫu số chung" cho sự đoàn kết.
1.2.2. Đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng
Chủ tịch Hồ Chí Minh xem dân là gốc, là lực lượng tự giải phóng nên Bác coi vấn đề
đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân để tạo ra sức mạnh là vấn đề cơ bản của cách
mạng. Hồ Chí Minh còn cho rằng, đại đoàn kết dân tộc không chỉ là mục tiêu, nhiệm vụ
hàng đầu của Đảng mà còn là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc. Bởi vì, đại
đoàn kết dân tộc chính là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng, vì quần chúng.
Đảng có sứ mệnh thức tỉnh, tập hợp, đoàn kết quần chúng tạo thành sức mạnh vô địch
trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc cho con
người.
1.2.3. Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không
phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân
biệt già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo. Nói đến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập
hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung. Người đã nhiều lần nói
rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết
để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng
sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh có lập trường giai cấp rõ ràng, đó là đại đoàn
kết toàn dân với nòng cốt là khối liên minh công -nông -trí thức do Đảng của giai cấp
công nhân lãnh đạo. Muốn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc rộng lớn như vậy, thì
phải xác định rõ đâu là nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc và những lực lượng nào
tạo nên cái nền tảng đó. Người coi công nông cũng như cái nền của nhà, gốc của cây.
Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác. "Lực
lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông
là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất"1. Về sau, Người nêu thêm: lấy liên minh
công -nông -lao động trí óc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân. Nền tảng càng
được củng cố vững chắc thì khối đại đoàn kết dân tộc càng được mở rộng, không e
ngại bất cứ thế lực nào có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc.
1.2.4. Đại đoàn kết dân tộc phải biến thành sức mạnh vật chất, có tổ chức là Mặt
trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng
Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là để tạo nên lực lượng cách mạng, để làm cách mạng
xóa bỏ chế độ cũ, xây dựng chế độ mới. Do đó, đại đoàn kết dân tộc không thể chỉ
dừng lại ở quan niệm, ở tư tưởng, ở những lời kêu gọi, mà phải trở thành một chiến
lược cách mạng, trở thành khẩu hiệu hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nó phải
biến thành sức mạnh vật chất, thành lực lượng vật chất có tổ chức và tổ chức đó chính
là Mặt trận dân tộc thống nhất.
Tùy theo từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng
được Mặt trận dân tộc thống nhất có cương lĩnh, điều lệ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
của từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. Các tổ chức Mặt trận ở nước ta đều là tổ
chức chính trị -xã hội rộng rãi, tập hợp đông đảo các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn
giáo, đảng phái, các tổ chức và cá nhân yêu nước ở trong và ngoài nước, phấn đấu vì
mục tiêu chung là độc lập, thống nhất của Tổ quốc và tự do, hạnh phúc của nhân dân.
Để Mặt trận dân tộc thống nhất trở thành một tổ chức cách mạng to lớn, theo Hồ Chí
Minh, nó cần được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thứ nhất, đoàn kết phải xuất phát từ mục tiêu vì nước, vì dân, trên cơ sở yêu nước,
thương dân, chống áp bức bóc lột, nghèo nàn lạc hậu. Hồ Chủ tịch cho rằng, Nước độc
lập tự do mà dân không được hưởng hạnh phúc, độc lập, tự do thì cũng vô nghĩa. Sự
đoàn kết xuất phát từ việc lấy lợi ích tối cao của dân tộc, lợi ích căn bản của nhân dân
lao động làm mục tiêu phấn đấu.
Thứ hai, đại đoàn kết dân tộc phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công – nông
– lao động trí óc. Mở rộng Mặt trận dựa trên cơ sở của khối liên minh cơ bản đó, góp
phần làm cho Mặt trận quy tụ được cả dân tộc, tập hợp được toàn dân, kết thành một
khối vững chắc.
Thứ ba, hoạt động của Mặt trận theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ. Khi có những lợi
ích riêng biệt không phù hợp, Mặt trận sẽ giải quyết bằng việc nêu cao lợi ích chung
của dân tộc, bằng sự vận động hiệp thương dân chủ, tạo ra nhận thức ngày càng đúng
đắn hơn cho mỗi người, mỗi bộ phận về mối quan hệ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng,
cùng nhau bàn bạc để đi đến nhất trí, loại trừ mọi sự áp đặt hoặc dân chủ hình thức.
Thứ tư, khối đoàn kết trong Mặt trận là lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành;
thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Người thường xuyên căn dặn phải khắc phục tình
trạng đoàn kết xuôi chiều, phải nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình để biểu
dương mặt tốt, khắc phục mặt chưa tốt, củng cố đoàn kết nội bộ. Đoàn kết thật sự
nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí.
Hồ Chí Minh luôn luôn nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên
của Mặt trận dân tộc thống nhất, đồng thời là lực lượng lãnh đạo Mặt trận. Nhưng
Người cho rằng, quyền lãnh đạo Mặt trận không phải do Đảng tự phong cho mình, mà
phải được nhân dân thừa nhận. Đảng lãnh đạo Mặt trận trước hết bằng việc xác định
chính sách Mặt trận đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ cách mạng.
Đảng phải dùng phương pháp vận động, giáo dục, thuyết phục, nêu gương, lấy lòng
chân thành để đối xử, cảm hóa, khơi gợi tinh thần tự giác, tự nguyện, hết sức tránh gò
ép, quan liêu mệnh lệnh.
Sự đoàn kết trong Đảng là cơ sở vững chắc để xây dựng sự đoàn kết trong Mặt trận.
Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân sẽ tạo
nên sức mạnh bên trong, để dân tộc vượt qua mọi khó khăn, chiến thắng mọi kẻ thù, đi
tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng.

CHƯƠNG 2. Ý NGHĨA CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH


VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC ĐỐI VỚI VIỆC XÂY
DỰNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở NƯỚC TA
HIỆN NAY.
2.1. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
 2.1.1. Các chính sách của Đảng đối với nhân dân cả nước nhằm phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân tộc
Đối với công nhân, Đảng ta quan tâm về giáo dục đào tạo, bồi dưỡng, phát triển công
nhân cả về số lượng và chất lượn, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, chuyên
môn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động của công nhân;
đảm bảo việc làm, nâng cao thu nhập, chất lượng cuộc sống của công nhân; sửa đổi,
bổ sung các chính sách, pháp luật về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm thất nghiệp, để bảo vệ quyền lợi, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
công nhân. Bên cạnh đó, Đảng ta cũng phát huy vai trò của các tổ chức công đoàn
trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi, lợi ích hợp pháp của công đoàn viên, người lao
động.
Đối với nông dân, Đảng cũng hỗ trợ, khuyến khích nông dân học nghề, chuyển dịch cơ
cấu lao động, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học -công nghệ, tạo điều kiện thuận
lợi để nông dân chuyển sang làm công nghiệp và dịch vụ. Đảm bảo cho việc nâng cao
năng suất lao động và chất lượng cung ứng các dịch vụ cơ bản như điện, nước sạch, y
tế, giáo dục,… góp phần cải thiện đời sống dân cư nông thôn. Đồng thời Đảng ta cũng
thực hiện chính sách “xóa đói giảm nghèo”, khuyến khích làm giàu hợp pháp cho nông
dân.
Đối với đội ngũ trí thức, Đảng ta trọng dụng trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng
lực và kết quả cống hiến. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đãi ngộ và tôn vinh xứng đáng
những cống hiến của trí thức. Có cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút nhân tài của
đất nước. Tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo.
Đối với đội ngũ doanh nhân, Đảng cũng phát huy tiềm năng và vai trò tích cực, sáng
tạo của đội ngũ doanh nhân. Xây dựng, phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh cả về
số lượng và chất lượng, có trình độ quản lý, kinh doanh giỏi, có đạo đức nghề nghiệp
và trách nhiệm xã hội cao. Đồng thời Đảng ta còn có những chính sách bảo vệ quyền
lợi của đội ngũ doanh nhân. Tôn vinh những doanh nhân có nhiều đóng góp cho sự
nghiệp phát triển đất nước.
Đối với thế hệ trẻ, Đảng có tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thế hệ trẻ học tập, nghiên
cứu, lao động, giải trí, phát triển trí tuệ, kỹ năng, thể lực. Khuyến khích, cổ vũ thanh
niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học, công nghệ
hiện đại. Đồng thời phát huy vai trò của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Thu hút rộng rãi thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tham gia các tổ chức do
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh làm nòng cốt và phụ trách.
Đối với phụ nữ, Đảng tạo điều kiện và cơ hội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách
nhiệm của mình trong gia đình và xã hội; đồng thời Đảng cũng tạo điều kiện cho phụ nữ
phát triển tài năng của mình, thực hiện tốt tinh thần bình đẳng giới. Kiên quyết đấu
tranh chống các tệ nạn xã hội và xử lý nghiêm minh theo pháp luật các hành vi bạo lực,
buôn bán, xâm hại nhân phẩm phụ nữ.
Đối với đội ngũ cựu chiến binh, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách tạo điều
kiện, động viên cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời, khuyến khích cựu chiến binh tham gia
làm kinh tế, nâng cao đời sống cũng như tích cực tham gia giáo dục lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa anh hùng cách mạng cho thế hệ trẻ.
Đối với người cao tuổi, Đảng ta cố gắng phát huy trí tuệ, kinh nghiệm sống, lao động,
học tập của người cao tuổi trong xã hội và gia đình. Tiếp tục xây dựng gia đình “ông bà,
cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết,
thương yêu nhau”; giúp đỡ người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa.
Đối với đồng bao dân tộc ít người, Đảng chủ trương nâng cao chất lượng giáo dục –
đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực và chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số, người tiêu biểu có uy tín trong cộng đồng các dân tộc. Tăng cường kiểm tra,
giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và
Nhà nước ở các cấp. Chống kỳ thị dân tộc, nghiêm trị những âm mưu, hành động chia
rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Đối với đồng bào tôn giáo, Đảng luôn quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn
giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công
nhận, theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ đất nước. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiên quyết đấu tranh với những hành vi
lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc hoặc
những hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái quy định của pháp luật.
Đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ giúp đỡ
những đồng bào định cư ở nước ngoài ổn định cuộc sống, phát triển kinh tếgóp phần
tăng cường hợp tác, hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước; được bảo hộ
tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng; tạo điều kiện để đồng bào giữ gìn
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng
về Tổ quốc, đóng góp xây dựng và bảo vệ đất nước.
2.1.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, ủng hộ quốc tế trong công
cuộc đổi mới ngày nay
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, thời cơ và thách thức đan xen lẫn
nhau, vấn đề đoàn kết đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có
những thuận lợi và khó khăn mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, phát huy sự ủng
hộ quốc tế là cơ sở quan trọng để Đảng Cộng sản Việt Nam hoạch định chủ trương,
đường lối đối ngoại và giải quyết các vấn đề quốc tế như sau:
Một là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập, tự chủ, dựa vào sức mình là chính
làm nền tảng để mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, phát
triển bền vững và không làm phương hại đến chủ quyền quốc gia, bản sắc văn hóa dân
tộc. Việt Nam luôn mong muốn cùng các nước xây dựng và củng cố lòng tin chiến lược
vì hòa bình, hợp tác, phát triển trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng
và cùng có lợi. Đồng thời, Việt Nam kiên định nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự
chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa; là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các quốc gia và
là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; không ngừng nỗ lực làm sâu sắc
thêm và xây dựng quan hệ đối tác chiến lược, đối tác hợp tác cùng có lợi với các quốc
gia.
Hai là, tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là cơ sở lý luận quan trọng để Đảng
Cộng sản Việt Nam xác định đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng
hóa quan hệ quốc tế trong bối cảnh mới. Có thể thấy rằng, qua hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ, đến giai đoạn đất nước bước vào công cuộc đổi
mới, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và đoàn kết quốc tế, ngoại giao Việt Nam đã
tranh thủ được sự ủng hộ to lớn về vật chất và tinh thần của bạn bè quốc tế, góp phần
tạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước và phục vụ đắc lực vào cuộc đấu tranh bảo
vệ độc lập dân tộc và công cuộc đổi mới đất nước.
Ba là, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế để tạo ra môi trường quốc
tế hòa bình, ổn định, hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các
nước lớn để tập trung mọi nguồn lực phát triển đất nước. Trong bối cảnh thế giới, khu
vực và đất nước có nhiều biến đổi, thời cơ và thách thức đan xen lẫn nhau, để xây
dựng một thế giới hòa bình, phát triển tốt đẹp, theo Hồ Chí Minh các dân tộc cần xích
lại gần nhau, thông qua tiếp xúc, trao đổi để hiểu biết nhau hơn, tin cậy nhau, cùng
nhau giải quyết các xung đột.
2.1.3. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc trong công
cuộc cùng nhân dân chung tay phòng, chống dịch Covid-19
Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ngày nay, dù đất nước còn bộn bề
khó khăn sau chiến tranh nhưng tinh thần Việt Nam hơn lúc nào hết lại hừng hực
những dòng máu nóng cuồn cuộn chảy trong huyết quản của mỗi người dân với quyết
tâm xây dựng đất nước Việt Nam “đàng hoàng hơn to đẹp hơn” như Bác Hồ từng mong
muốn.
Hơn một năm qua, kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát hồi đầu năm 2020, chưa bao
giờ từ “Đoàn kết” lại được nhắc đến nhiều như vậy và tinh thần đoàn kết của dân tộc
Việt Nam một lần nữa thể hiện sức mạnh, hiệu quả to lớn trong phòng, chống dịch. Bộ
Chính trị, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành, các đoàn thể và toàn dân ta chung
tay, góp sức đối phó với một thứ giặc mới đang hằng ngày, hằng giờ đe doạ đến sức
khoẻ, tính mạng của người dân. Các tầng lớp nhân dân, nhân dân lao động thể hiện
tấm lòng yêu nước và tinh thần “tương thân tương ái” bằng việc thực hiện bằng những
hành động thiết thực hướng tới những nơi xuất hiện dịch bênh như các suất cơm miễn
phí, gửi những món quà ủng hộ tinh thần hay trao cho nhau những lời động viên, hy
vọng một ngày nào đó chúng ta sẽ đẩy lùi được dịch bệnh,… Không những thế, thật
xúc động khi chúng ta chứng kiến nhiều cụ bà tuổi cao, các mẹ liệt sĩ,… chống gậy
mang tiền, quà ủng hộ những người đang làm nhiệm vụ trên tuyến đầu chống dịch.
Ngoài tấm lòng quyên góp tiền mặt, thực phẩm từ nhân dân cho công tác chống dịch,
các doanh nghiệp cũng đã đóng góp hàng trăm tỉ đồng góp sức chống dịch.
Trên tuyến đầu là hàng chục nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ quân đội không
quản khó khăn, nguy hiểm túc trực 24/7 tại vị trí phân công. Lực lượng công an tăng
cường kiểm soát vùng dịch, Hàng nghìn sinh viên các trường y tình nguyện tham gia
chống dịch; hàng nghìn y sĩ, bác sĩ đã nghỉ hưu đăng ký, sẵn sàng tham gia cùng đồng
đội trên tuyến đầu chống dịch; hàng trăm khách sạn, resort tự nguyện trở thành nơi
cách ly... Và trong những ngày chống dịch căng thẳng, Tổ quốc giang rộng vòng tay
đón hàng vạn công dân từ nước ngoài trở về…
Có thể thấy, rất nhiều hoạt động của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân cả
nước thực hiện đều hướng tới mục tiêu cả nước ngăn chặn, tiêu diệt dịch bệnh. Thông
qua đó càng thấy rõ được rằng, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam không phải
ngẫu nhiên mà có được, tinh thần ấy được hun đúc và rèn luyện trong suốt lịch sử đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước của nhân dân ta mà người thắp
nên ngọn lửa đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
2.2. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc của sinh
viên và ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng đó đối với sinh viên ngày nay
2.2.1. Sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc của sinh
viên ngày nay
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, các thiết bị công nghệ không ngừng được cải tiến
và con người chúng ta không thể tách biệt với chúng. Nhưng cho dù công nghệ phát
triển đến đâu, cũng phải cần yếu tố con người vì muốn công nghệ, thiết bị đó vận hành
thì nhất định phải có bàn tay con người chạm vào. Trong công việc rất cần khả năng
làm việc nhóm của tất cả thành viên trong tổ chức đó về một dự án giúp cho công ty tạo
doanh thu và phát triển hơn, đây cũng là lúc tinh thần đoàn kết của mọi người trong
nhóm được phát huy nhất. Trong học tập cũng vậy, tuy sẽ có người không thích làm
việc cùng nhau, có những người luôn tự ti về điểm số nhưng hầu hết sinh viên trong
lớp đều thích giúp đỡ những bạn muốn cải thiện điểm số của mình hay chia sẻ cho
nhau những phần quà khi được lãnh thưởng từ nhà trường, cùng nhau học tập vượt
qua những kỳ thi vô cùng khó khăn.
Hơn hết, trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp hiện nay, không chỉ sinh viên mà
còn hầu hết các học sinh trên toàn quốc ai nấy đều chấp hành tốt các chính sách của
Đảng và Nhà nước để cùng nhau chung tay chống lại dịch bệnh. Ngoài ra, các bạn sinh
viên học sinh bên cạnh việc học tại nhà, có thể phụ giúp ba mẹ làm việc nhà,…; hỏi
thăm người thân, bạn bè cùng xóm để nâng cao tinh thần đoàn kết với nhau, chia sẻ
tình yêu thương đến mọi người, giúp đỡ người khác,… Thật sự khi nói đến sinh viên
nói riêng và tuổi trẻ nói chung, bên trong họ đều luôn chan chứa lòng nhiệt huyết, tận
tâm, trách nhiệm đối với công việc của họ; đồng thời góp phần cho xã hội thêm tươi
đẹp và chung tay phát triển đất nước.
2.2.2. Ý nghĩa của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân
tộc đối với sinh viên ngày nay
Việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc đối với sinh viên vô
cùng có ý nghĩa. Tinh thần đoàn kết đã có từ những năm ông cha ta dựng nước đến
bây giờ, hầu như tinh thần đó đã thấm nhuần trong máu của mỗi con người sinh ra và
mang trong mình dòng máu của dân tộc Việt Nam. Vai trò của tình đoàn kết vô cùng to
lớn, nếu chúng ta không đoàn kết với nhau, có lẽ chúng ta chưa bao giờ được độc lập
và hưởng được tự do như hôm nay. Chính những sinh viên, học sinh, những người
ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của đất nước cần được giáo dục và được truyển dạy
những tấm gương sáng về tình đoàn kết dân tộc trong các cuộc kháng chiến. Tuy ngày
nay là thời bình, nhưng chỉ một chút sơ suất, chúng ta quên đi tình đoàn kết, các thế
lực bên ngoài sẽ lợi dụng điều đó và tấn công chúng ta một lần nữa. Vì vậy, ngày nay
chúng ta phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết của dân tộc, truyền bá tinh thần đó cho
thế hệ tiếp theo, góp phần phát triển đất nước.

KẾT LUẬN
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là sức mạnh, là cội nguồn của mọi thành
công: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”.
Đoàn kết chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, một tinh thần
tạo nên sức mạnh to lớn góp phần vào nhiều thắng lợi vẻ vang giúp nước Việt Nam
được giải phóng và giành lại được độc lập tự do. Công lao rất lớn thuộc về Bác, vì Bác
đã thắp sáng chính lòng yêu nước, thương dân, tinh thần đoàn kết giúp nhân dân, bất
kể đó là ai, già, trẻ, lớn, bé cùng nhau đứng lên đồng lòng chống giặc ngoại xâm. Tinh
thần hào hùng ấy vẫn còn được lưu truyền mãi đến ngàn đời sau, qua nhiều thế hệ,
tinh thần đó càng trở nên vững chắc hơn, mạnh mẽ hơn. Trước những khó khăn, thử
thách, tinh thần “tương thân, tương ái”, hỗ trợ lẫn nhau của nhân dân Việt Nam khiến
rất nhiều người xúc động và đó cũng là tinh thần khiến cả dân tộc ta tự hào, bạn bè
quốc tế ngưỡng mộ.

You might also like