Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

QUAN HỆ PHÁP LUẬT DÂN SỰ

I. Khái niệm quan hệ pháp luật dân sự


1. Khái niệm và đặc điểm
a. Khái niệm:
- là những quan hệ xã hội (những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân)
được các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh
b. Đặc điểm:
 Những đặc điểm chung của quan hệ pháp luật
- Vì quan hệ pháp luật dân sự cũng là 1 dạng của quan hệ pháp luật nên
nó cũng mang đầy đủ đặc tính của quan hệ pháp luật
 Những đặc điểm riêng:
- Chủ thể tác giả vào các quan hệ dân sự rất đa dạng
- Các chủ thể luôn bình đằng với nhau về địa vị pháp lý
- Lợi ích là tiền đề trong phần lớn các quan hệ dân sự
- Chủ thể tác giả quan hệ pháp luật dân sự được tự do ý chí
- Biện pháp cưỡng chế đa dạng
2. Thành phần của quan hệ pháp luật dân sự
a. Chủ thể:
- Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là những “người” tham gia vào
quan hệ đó và có các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó
 Các loại chủ thể:
- Cá nhân: là loại chủ thể được tham gia vào mọi quan hệ pháp luật dân
sự nếu đáp ứng đủ điều kiện về năng lực chủ thể. Đây được coi là chủ
thể thông thường
- Pháp nhân: là loại chủ thể luôn có NLPLDS và NLHVDS đầy đủ. Tuy
nhiên chỉ được tham gia vào các quan hệ liên quan đến tổ chức và hoạt
động của pháp nhân
 Đặc điểm:
- Chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự rất đa dạng như: cá
nhân, pháp nhân,…
- Có thể là chủ thể độc lập, phụ thuộc
- Chủ thể mang quyền luôn được xác định, chủ thể mang nghĩa vụ có thể
là một người cụ thể hoặc là tất cả những người còn lại
b. Khách thể:
- Khách thể của quan hệ pháp luật dân sự là những lợi ích vật chất và
những lợi ích tinh thần mà các chủ thể hướng tới khi tham gia vào một
quan hệ cụ thể
 Các nhóm khách thể:
- Tài sản: Theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015, tài sản bao gồm: vật,
tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản.
- Vật: phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:
+ Phải là một bộ phận của thể giới vật chất.
+ Con người có thể chiếm giữ được nó.
+ Phải mang lại cho con người một lợi ích nhất định.
- Tiền: là loại tài sản đặc biệt có giá trị trao đổi với các loại hàng hoá
khác, phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Do nhà nước ban hành.
+ Có giá trị lưu hành
- Giấy tờ có giá: là loại tài sản đặc biệt do Nhà nước hoặc các tổ chức
phát hành theo trình tự nhất định như: Công trái, trái phiếu, cổ phiếu ...
- Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền có thể chuyển giao trong
lưu thông dân sự, bao gồm cả quyền sở hữu trí tuệ, đó là: quyền đòi nợ,
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, quyền đối với tác phẩm, quyền sở
hữu công nghiệp,... (Điều 115, BLDS 2015)
c. Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự:
- Là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia vào
các quan hệ đó
 Quyền dân sự:
- là cách xử sự được phép của người có quyền năng
 Nghĩa vụ dân sự:
- là cách xử sự bắt buộc của người có nghĩa vụ
3. Phân loại quan hệ pháp luật dân sự
a. Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh: gồm 2 loại
- Quan hệ tài sản: Ví dụ: quan hệ sở hữu, quan hệ mua bán tài sản, quan
hệ thừa kế tài sản, quan hệ bồi thường thiệt hại …
- Quan hệ nhân thân: Ví dụ: quyền tác giả, quyền kết hôn, quyền ly hôn

b. Căn cứ vào tính xác định của các chủ thể: gồm 2 loại
- Quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối: chủ thể quyền được xác định, còn
các chủ thể khác đều là chủ thể nghĩa vụ. Nghĩa vụ của các chủ thể
nghĩa vụ được biểu hiện là dạng nghĩa vụ không hành động (tức là
không thực hiện bất cứ hoạt động nào xâm phạm tới quyền của chủ thể
quyền)
- Quan hệ pháp luật dân sự tương đối: là quan hệ pháp luật mà tất cả các
bên tham gia quan hệ pháp luật đều được xác định cụ thể, trong đó chỉ
rõ cá nhân, tổ chức có những quyền và nghĩa vụ pháp lí đối với nhau,
chẳng hạn quan hệ hợp đồng, quan hệ hôn nhân gia đình...
c. Căn cứ vào nguồn gốc và cách thức thực hiện quyền: gồm 2 loại
- Quan hệ vật quyền: quyền của chủ thể mang quyền luôn gắn với một
vật nhất định. Chủ thể mang quyền chỉ bằng hành vi của mình tác động
vào vật để thoả mãn các quyền của mình mà không cần thông qua hành
vi của người khác.
Vd: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản ...
- Quan hệ trái quyền: Chủ thể mang quyền phải thông qua hành vi của
người khác để thoả mãn quyền của mình
4. Căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự
a. Khái niệm sự kiện pháp lý
- Là sự kiện xảy ra trong thực tế mà pháp luật dự liệu, quy định làm phát
sinh các hậu quả pháp lý (có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan
hệ pháp luật dân sự)
b. Phân loại sự kiện pháp lý:
 Hành vi pháp lý:
- Là sự kiện pháp lý xảy ra theo ý chí của các chủ thể nhằm làm phát sinh
hậu quả pháp lý
 Đặc điểm:
- Đây là loại sự kiện pháp lý phổ biến nhất
- Thể hiện ý chí của các chủ thể
- Các chủ thể phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình
 Phân loại:
- Hành vi hợp pháp: là hành vi có chủ định của các chủ thể phù hợp với
các quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Ví dụ: giao kết
hợp đồng
- Hành vi bất hợp pháp: là hành vi được thực hiện trái với các quy định
của pháp luật, các nguyên tắc chung của pháp luật và đạo đức xã hội
 Xử sự pháp lý
- Là hành vi không nhằm làm phát sinh hậu quả pháp lý nhưng do quy
định của pháp luật hậu quả pháp lý được phát sinh
 Sự biến pháp lý:
- Là những sự kiện xảy ra không phụ thuộc vào ý muốn của con người
nói chung và những người tham gia vào quan hệ dân sự nói riêng
 Phân loại:
- Sự biến tuyệt đối: là những sự kiện xảy ra do thiên nhiên, hoàn toàn
không phụ thuộc vào ý muốn của con người
- Sự biến tương đối: là những sự kiện xảy ra do hành vi của con người tác
động vào nhưng không phải là hành vi của chủ thể quan hệ
 Thời hạn
- Là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc các bên thoả thuận mà
khi thời hạn này phát sinh hoặc chấm dứt sẽ làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự
II. Cá nhân – chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự
- Cá nhân là chủ thể đầu tiên, nguyên sinh của các quan hệ xã hội là
“tổng hòa các mối quan hệ xã hội”. Dể tham khảo vào các quan hệ xã
hội nói chung, quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có tư cách chủ thể
để tác giả vào các quan hệ dân sự. Đây là năng lực chủ thể được tạo
thành bởi nluc pháp luật và nluc hành vi
1. Năng lực pháp luật của cá nhân
- Là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và có nghĩa vụ dân sự”
(khoản 1 Điều 16 BLDS 2015)
a. Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân
- Năng lực pháp luật của cá nhân do nhà nước quy định trong các văn bản
pháp luật, do đó nó mang bản chất giai cấp
- Mọi cá nhân đề bình đẳng về năng lực pháp luật, khoản 2 Điều 16
BLDS 2015
- Nhà nước không cho phép công dân tự hạn chế năng lực pháp luật của
chính họ và của cá nhân khác. Điều 18 BLDS 2015 quy định
- Tính bảo đảm của năng lực pháp luật dân sự: nhà nước đang tạo mọi
điều kiện để biến những quyền khách quan trở thành những quyền chủ
quan của cá nhân
b. Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
- Quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài
sản
- Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ
quan
c. Tuyên bố mất tích, tuyên bố là đã chết
- Là việc Toà án tuyên bố về sự biệt tích của một người nhất định khi
người đó đã vắng mặt hai năm, mặc dù đã thông báo, tìm kiếm nhưng
vẫn không có tin tức gì về sự sống còn của người đó, trên cơ sở yêu cầu
của người có quyền và lợi ích liên quan
Điều kiện tuyên bố:
- Đã biệt tích hai năm liền trở lên, không có một tin tức nào về người đó
còn sống hay đã chết.
- Đã thông báo tìm kiếm trên các phương tiện thông tin đại chúng mà vẫn
không có tin tức gì về người biệt tích
- Người có quyền, lợi ích liên quan yêu cầu Toà án tuyên bố người đó
mất tích
Hậu quả:
- Năng lực chủ thể: tạm thời bị đình chỉ
- Tài sản: trở thành tài sản vắng chủ và được quản lý theo quy định của
pháp luật về quản lý tài sản của người vắng mặt, của người bị tuyên bố
là mất tích tại các Điều 65, 66, 67, 69 BLDS 2015
- Hôn nhân: bị tạm dừng quan hệ hôn nhân, nếu vợ hoặc chồng của người
bị tuyên bố là mất tích có yêu cầu xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho
ly hôn (ly hôn vắng mặt)
Huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất tích và hậu quả của việc huỷ bỏ
 Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức chứng tỏ người đó
còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi
ích liên quan, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố người đó
mất tích
 Hậu quả:
- Năng lực chủ thể: được khôi phục, các giao dịch còn thời hạn sẽ tiếp tục
được thực hiện.
- Tài sản: Người bị tuyên bố mất tích trở về có quyền yêu cầu người quản
lý tài sản trả lại tài sản cho mình sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.
- Nếu chưa ly hôn thì quan hệ hôn nhân vẫn tiếp tục, nếu đã ly hôn thì
quyết định ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật
d. Tuyên bố là đã chết
- Sau 3 năm kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của toà án
- Biệt tích đã 5 năm liền trở lên và không có tin tức là còn sống hay đã
chết
- Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm kể từ ngày chiến tranh kết thúc
- Bị tai nạn, thảm họa, thiên tai mà sau 2 năm không có tin tức là còn
sống
Hậu quả của việc tuyên bố chết:
- Tư cách chủ thể của người bị tuyên bố đã chết chấm dứt kể từ thời điểm
quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật
- Quan hệ nhân thân: quan hệ về hôn nhân, gia đình và các quan hệ nhân
thân khác của người đó được giải quyết như đối với người đã chết
- Quan hệ tài sản: được giải quyết như đối với người đã chết; tài sản của
người đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế
Huỷ bỏ quyết định tuyên bố một người đã chết:
- Khi một người bị tuyên bố là đã chết trở về hoặc có tin tức xác thực là
người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có
quyền, lợi ích liên quan, toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên
bố người đó là đã chết
 Hậu quả:
- Tư cách chủ thể: được phục hồi
- Quan hệ nhân thân của người đó được khôi phục, trừ các trường hợp
sau:  Nếu vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì
việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật.
- Quan hệ tài sản: người đó có quyền yêu cầu những người đã nhận tài
sản thừa kế trả lại tài sản, phần hiện còn
2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
- Là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện
quyền, nghĩa vụ dân sự
a. Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
 Năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Độ tuổi: từ đủ 18 tuổi trở lên
- Không bị tuyên bố mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự
+ Năng lực hành vi dân sự một phần
 Không có năng lực hành vi
 Mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự
- 1 người bị coi là mất nluc hành vi dân sự khi có quyết định của toà án
tuyên bố người đo mất nluc hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ
chức giám định
- Hạn chế nluc hành vi dân sự:
 Nghiện ma túy hoặc các chất kích thiccsh khác dẫn đên phá tan tài sản
 Có yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu
quan
 Có quyết định của tòa án
 Tư cách chủ thể: phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật,
trừ trường hợp các giao dịch nhỏ pvu nhu cầu sh hàng ngày
 Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
- Đủ độ tuổi từ 18 trở lên
- Nhận thức và làm chủ hành vi khó khăn
- Có yêu cầu
- Có kết luận xác nhận của giám định pháp y
- Có quyết định có hiệu lực tòa án
3. Giám hộ:
- Là việc cá nhân, tổ chức hoặc cơ quan nhà nước được pháp luật quy
định hoặc được cử để thực hiện việc chăm sóc và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của người được giám hộ (Điều 46 BLDS 2015)
a. Người được giám hộ
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ, không xác định được cha,
mẹ hoặc cha mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự, bị toà án hạn chế quyền của cha, mẹ hoặc cha, mẹ
không có điều kiện chăm sóc, giáo dục người chưa thành niên đó và nếu
cha, mẹ có yêu cầu
- Người mất năng lực hành vi dân sự
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi
b. Người giám hộ
 Giám hộ đương nhiên:
- Là hình thức giám hộ do pháp luật quy định
- Người giám hộ đương nhiên chỉ có thể là cá nhân
- Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên: (Điều 52
BLDS 2015)
- Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự:
(Điều 53 BLDS 2015)
 Giám hộ được cử:
- Áp dụng khi người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân
sự không có người giám hộ đương nhiên theo quy định tại Điều 52
và Điều 53 và người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
- UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ cử
người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ
- Cá nhân, cơ quan, tổ chức đều có thể trở thành người giám hộ được
cử
 Điều kiện của người giám hộ:
 Người giám hộ là cá nhân:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Có tư cách đạo đức tốt
- Có điều kiện cần thiết bảo đảm thực hiện việc giám hộ
 Cơ quan, tổ chức:
- Có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám hộ
- Có điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám
hộ
 Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ:
 Nghĩa vụ:
- Csoc, giáo dục
- Đại diện
- Qly tài sản
- Bảo vệ quyền, lợi ích
 Quyền:
- Sử dụng tài sản của người được giám hộ để csoc, chỉ dùng cho
người được giám hộ
- Được thanh toán các chi phí
- Đại diện cho người được giám hộ
 Thay đổi người giám hộ:
- Người giám hộ không còn đủ các điều kiện
- Người giám hộ là cá nhân chết hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích
- Người giám hộ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ giám hộ
- Người giám hộ đề nghị được thay đổi và có người khác nhận làm
giám hộ
 Chấm dứt việc giám hộ:
 Các trường hợp chấm dứt:
- Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Người được giám hộ chết
- Cha, mẹ của người được giám hộ đã có đủ điều kiện để thực hiện
quyền, nghĩa vụ của mình
- Người được giám hộ được nhận làm con nuôi
4. Nơi cư trú của cá nhân:
- Là nơi mà cá nhân thường xuyên cư trú hoặc đăng ký tạm trú
 Ý nghĩa của việc xác định nơi cư trú của cá nhân:
- Là nơi cá nhân thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước
với tư cách là công dân
- Là nơi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký và lưu trữ các
giấy tờ về hộ tịch có liên quan đến cá nhân (đăng ký khai sinh, khai
tử …)
- Là nơi cơ quan nhà nước có thẩm quyền tống đạt các giấy tờ có liên
quan đến cá nhân
- Là địa điểm thực hiện nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ khi các bên
không có thoả thuận về địa điểm này và đối tượng của nghĩa vụ là
động sản (Điều 277)
- Là căn cứ để toà án tuyên bố một cá nhân mất tích hay đã chết
- Là địa điểm mở thừa kế khi cá nhân chết (khoản 2 Điều 611)
- Là nơi toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nếu đó là nơi cư
trú của bị đơn dân sự.

You might also like