Bai Giang Dieu Khien PLC - Lap Trinh Va Ung Dung

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

LẬP TRÌNH VÀ ỨNG DỤNG PLC

(Programmable Logic Control)


PGS TS Bùi Văn Hạnh
Trưởng NCM Hàn & CNKL
Trường Cơ khí

Trợ giảng: KS. Nguyễn Kiều Anh Dương


Biên soạn: 2016
Cập nhật: 2023

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PLC
PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình
được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các giải pháp điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập trình để thực hiện một loạt trình tự các
sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào
PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm.

Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên
ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục “lặp” trong
chương trình do “người sử dụng lập ra” chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra
tại các thời điểm đã lập trình.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Thành phần chính của PLC

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
 Input: Các tín hiệu đầu vào (nút bấm, cảm biến, tín hiệu từ từ bộ chuyển
đổi,…) được kí hiệu và đặt số bắt đầu từ X000.
Là tiếp điểm luôn luôn mở khi ở trạng thái bình thường,
đóng khi nhận tín hiệu từ ngõ vào
Là tiếp điểm luôn luôn đóng ở trạng thái bình thường,
mở khi nhận tín hiệu từ ngõ vào
 Output: Các tín hiệu đầu ra từ PLC (đến đèn báo, motor,…) được kí hiệu
và đặt số bắt đầu từ Y000.

Được điều khiển (lên trạng thái ON) khi mạch kín
 Relay: Tiện lợi khi sử dụng đồng thời 2 hoặc nhiều đầu ra trên cùng 1 đầu
vào, kí hiệu và đặt số từ M0
 Thiết bị định thời gian (Relay thời gian, Timer): được kí hiệu và đặt số từ
T0.
 Bộ đếm (Counter): Được kí hiệu và đặt số từ C0.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
PHẦN MỀM LẬP TRÌNH PLC

Phần mềm lập trình PLC Mitsubishi Phần mềm lập trình PLC Delta

Phần mềm lập trình PLC Siemens Phần mềm lập trình PLC Omron

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 2: CÁCH ĐẤU DÂY NGUỒN – TÍN HIỆU NGÕ VÀO – NGÕ RA PLC

Giới thiệu cơ bản về đấu nguồn cho PLC


Theo nguyên tắc cơ bản thì để PLC có thể hoạt động được thì
chúng ta cần phải cấp nguồn cho thiết bị. Nguồn cấp cho thiết bị có
thể là nguồn 1 pha 220V AC hoặc nguồn DC 24V. Lưu ý khi cấp
nguồn cho PLC ta phải cấp đúng điện áp quy định nếu không sẽ gây
hư hỏng cho PLC.
• Đối với PLC có nguồn là 24V DC thì cấp nguồn 220v thì PLC sẽ bị
hỏng ngay lập tức, còn nếu cấp nguồn khoảng từ 30 VDC trên lên
thì cũng sẽ làm hỏng PLC.
• Còn với PLC có nguồn cấp 220 thì khi cấp 24V vào thì PLC sẽ
không lên nguồn cũng không gây hư hỏng gì.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Cách phân biệt và đấu nối nguồn cho PLC

Đối với loại PLC còn nguyên tem thì các chỉ cần tra cứu
nguồn cấp ở tem nhãn này, thường thì nhà sản xuất sẽ thể hiện rất
rõ là điện áp nuôi nguồn cho PLC là 220V AC hay 24V DC. Trong
trường hợp thiết bị không còn tem nhãn, hãy quan sát ở chỗ thường
đấu nguồn là góc phía trên bên tay trái của bạn thường sẽ có 2 dây
như sau trên hình theo mô tả dưới đây:
• Nếu ký hiệu có 2 chân L và N thì đây là dòng PLC cấp nguồn
220v.
• Còn 2 chân + và – thì đây là loại PLC sử dụng nguồn 24V.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Cách đấu dây tín hiệu ngõ vào PLC

Tìm hiểu chức năng ngõ vào của PLC để làm gì ?


Trong thực tế thì ngõ vào của PLC thường có một số chức
năng như sau:
• Dùng để đọc trạng thái nút nhấn RUN- STOP, ON-OFF chạy tới
lui hay dừng khẩn để viết chương trình.
• Kết nối với cảm biến quang, cảm biến tiệm cận để đọc trạng thái
của cảm biến.
• Đọc số xung trên cảm biến tốc độ encoder.
• Kết nối với relay báo lỗi trên một số thiết bị để hiển thị lỗi như
biến tần hoặc servo.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Cách đấu dây ngõ vào của PLC

Các dòng PLC thường có 2 kiểu đấu ngõ vào như sau.
• Đối với dòng PLC ngõ vào chân COM đã được đấu sẵn xuống
nguồn 0V hoặc 24V, tức ngõ vào sẽ có tín hiệu khi được cấp điện áp
0V hoặc 24V. Có nghĩa đối với loại PLC này chỉ đấu được một kiểu
ngõ vào bởi vì chân chung đã đấu cố định sẵn vào 0V hoặc 24V.
• Đối với dòng PLC có chân SS các bạn có thể tùy ý đấu vào +24
hoặc 0V. Nếu SS đấu vào 24V thì PLC dùng kích âm (đấu kiểu
sink), có nghĩa là dùng 0V kích vào chân X thì sẽ có tín hiệu, còn
nếu SS đấu vào chân 0V thì dùng 24V kích vào chân tín hiệu gọi là
kích dương (kiểu đấu source).

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Cách đấu dây ngõ vào PLC Mitsubishi

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đấu ngõ vào PLC Delta dạng sink Đấu dây ngõ vào PLC Delta dạng source

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lưu ý khi đấu nối ngõ vào cho PLC

Cần phải đấu ngõ vào PLC theo đúng sơ đồ quy định của nhà
sản xuất tránh đấu sai có thể gây hư hỏng chân đọc tín hiệu ngõ vào
hoặc gây chập nguồn 24V tích hợp sẵn trên PLC.
• Đấu với nhiều trường hợp kích ngõ ra sử dụng dòng điện nhiều thì
phải sử dụng nguồn 24V bên ngoài, hạn chế sử dụng nguồn 24V
tích hợp sẵn trên PLC.
• Đối với trường hợp đọc xung encoder thì cần đấu vào đúng chân
xung đọc tốc độ cao thì mới đọc chính xác được tốc độ của xung
encoder.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lưu ý khi đấu nối ngõ vào cho PLC

• Khi đấu ngõ vào sai thường không tình trạng PLC không lên
nguồn do bị chập mạch hoặc phát ra tiếng kêu do chập nguồn 24V.

• => Khi đấu dây cảm biến từ tiệm cận điện dung quang màu hay
encoder đo tốc độ với PLC thì cần phải tra kiểu đấu của từng cảm
biến kết hợp với sơ đồ đấu ngõ vào PLC như hình trên để đấu cho
đúng.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Tìm hiểu cơ bản về ngõ ra PLC

PLC được ứng dụng nhiều trong công nghiệp vì khả năng có
thể điều khiển nhiều thiết bị khác trong công nghiệp. Để điều khiển
được các ngoại vi khác thì PLC thường sử dụng ngõ ra của mình để
xuất tín hiệu điều khiển. Những ứng dụng điển hình sử dụng ngõ ra
của PLC để điều khiển bao gồm:
• Điều khiển servo bằng cách phát xung ở ngõ ra.
• Điều khiển van khí nén và thủy lực để đóng mở xi lanh hơi và xi
lanh thủy lực.
• Đóng mở khởi động từ để điều khiển động cơ.
• Khởi động biến tần bằng ngõ ra số.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lưu ý khi đấu dây ngõ ra của PLC

Đối với PLC thì ngõ ra tín hiệu thường có hai dạng là MR
(ngõ ra relay) và MT (ngõ ra transistor). Chính vì vậy mà trước khi
đấu nối các bạn phải kiểm tra thật kỹ mã hàng của PLC để chuẩn bị
sơ đồ đấu nối cho chuẩn xác tránh việc làm hư hỏng chân kích của
ngõ ra.

Dạng ngõ ra MR sử dụng tiếp điểm relay để đóng ngắt tín


hiệu nên thường có tần số ngõ ra tối đa khoảng 1-5Hz trở lại, nếu bạn
đóng cắt lớn hơn tần số này thì có thể ngõ ra sẽ không tác động.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lưu ý khi đấu dây ngõ ra của PLC

Ngõ ra PLC dạng transistor có tần sóng đóng cắt lớn hơn từ
1KHz cho đến 100 KHz( đối với chân phát xung tốc độ cao). Tuy
nhiên khả năng chịu dòng của chân này rất thấp và lưu ý không cấp
điện áp xoay chiều 220V vào chân này vì có thể làm hư hỏng thiết bị
ngay lập tức.

Khi đấu nối ngõ ra dạng transistor hay relay các bạn bắt buộc
phải đấu qua tải, không cấp trực tiếp điện 220V hoặc 24V và ngõ vào
PLC như vậy cũng sẽ khiến cho thiết bị bị hư hỏng.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Hướng dẫn đấu dây ngõ ra PLC

Đối với dạng PLC có ngõ ra dạng relay các bạn đấu nối như
sau: COM và Y sẽ đóng vai trò như một tiếp điểm thường hở của
relay, khi bạn OUT tín hiệu ra Y thì hai điểm này sẽ nối nhau.
Còn loại MT, chân COM và Y sẽ được nối nhau bằng 1
transistor. Khi out ra Y thì transistor sẽ dẫn và chân Y nối với COM,
lúc này sẽ có nguồn chạy qua tải.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đấu nối dây tín hiệu ngõ ra cho PLC Mitsubishi

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đấu dây tín hiệu ngõ ra PLC Delta dạng transistor
Ở kiểu đấu dây ngõ ra PLC Delta dạng transistor thì bạn phải nối chân UP
lên nguồn =24V và chân ZP xuống chân 0V. Lúc này ngõ ra Y thuộc dạng cực
thu hở nên bắt buộc phải nối ngõ ra Y với tải và lên nguồn để sử dụng. Nếu nối
trực tiếp chân Y lên nguồn có thể gây hư hỏng chân ngõ ra.

Việc sử dụng PLC có ngõ ra transistor thường sử dụng cho những ứng dụng
có phát xung ngõ ra tần số cao để điều khiển servo, step hay biến tần.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đấu nối dây tín hiệu ngõ ra cho PLC Delta có ngõ ra relay

Đối với riêng dòng PLC Delta SS2 ngõ relay thì có thể tham
khảo cách đấu dây ngõ ra dạng relay như trên hình, trong đó C0 là
chân chung dùng cho Y0 Y1 Y2, C1 là chân chung dùng cho Y3 Y4
Y5.
PLC Delta dạng ngõ ra relay thường dùng trong một số loại máy
móc chạy đơn giản, tần số bật tắt không quá cao cỡ 1Hz trở xuống.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 3: TÌM HIỂU VÙNG NHỚ DỮ LIỆU THANH GHI BIT TRÊN PLC

Giới thiệu cơ bản về vùng nhớ dữ liệu của PLC


Khi lập trình cho PLC ta phải sử dụng rất nhiều dữ liệu bao gồm
bit và byte để tính toán hay làm bit trung gian để truyền nhận dữ liệu. Bởi
vậy trong PLC cung cấp rất nhiều loại dữ liệu khác nhau để ứng dụng cho
từng trường hợp. Do đó phải nắm rõ quy tắc về vùng nhớ, dữ liệu này thì
mới thuận tiện trong việc lập trình.
Về cơ bản thì trong PLC sẽ chia là 2 kiểu dữ liệu đó là bit và thanh ghi:
• Bit dùng để ghi nhận trạng thái 0 hoặc 1 của các tiếp điểm. Ví dụ như
tiếp điểm ngõ vào X, ngõ ra Y, trung gian M.
• Thanh ghi dùng để lưu giá trị như vùng nhớ D, C( counter), T( timer).

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Về đặc tính của các loại vùng nhớ dữ liệu thì được chia làm 2 loại:
• Loại không bị mất dữ liệu khi bị mất điện gọi là vùng nhớ chốt: một số
vùng nhớ C và D, M loại đặc biệt. Loại còn còn được gọi là Latched hoặc
chốt.
• Loại bị mất giá trị khi mất điện là loại M và D thường.
Ứng dụng của vùng nhớ lưu dữ liệu khi bị mất điện như sau. Ví dụ ta lập
trình máy cần chạy 1000 sản phẩm thì dừng tuy nhiên đang chạy tới 300 sản
phẩm thì bị mất điện, sau khi mở điện lên lại nếu không lưu vào ô nhớ lưu
giá trị khi mất điện thì máy sẽ chạy lại từ 0 đến 1000 thì sai quy trình, vì thế
các bạn phải lưu giá trị này vào vùng nhớ lưu giá trị khi bị mất điện để khi
máy chạy lại sẽ chạy từ 300-1000 mới chính xác.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Vùng nhớ bit
• Vùng nhớ X là vùng nhớ PLC ghi nhận giá trị ngõ vào. Vùng nhớ
này thuộc dạng vật lý và phụ thuộc vào trạng thái của ngõ vào.
• Vùng nhớ Y là vùng nhớ của tín hiệu ngõ ra. Vùng nhớ này sẽ bị
reset sau khi PLC bị mất nguồn.
• Vùng nhớ trung gian M được chia làm hai loại là không lưu khi bị
mất điện và có lưu khi mất điện.
• Vùng nhớ T dạng bit mô tả trạng thái của timer. Ví dụ như T1 tức
là trạng thái của T1 đang On hay Off.
• Vùng nhớ C tương tự như vùng nhớ T.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Thanh ghi
• Vùng nhớ D là vùng nhớ ghi dữ liệu, được chia là hai loại có
nhớ và không nhớ sau khi mất điện.
• Vùng nhớ C đều là vùng nhớ lưu giá trị sau khi bị mất điện.
• Vùng nhớ T tất cả đều mất giá trị khi bị mất điện.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Vùng nhớ thanh ghi bit đặc biệt của PLC
Trong quá trình tính toán và lưu giá trị, phát sinh những bit
hay thanh ghi thường xuyên được sử dụng cho một số tác vụ cố định
nên nhà sản xuất gắn luôn chức năng cố định này vào cho những bit
hay thanh ghi này luôn. Vì vậy mà chúng thường được gọi là thanh
ghi bit đặc biệt.

Để nắm rõ hơn về địa chỉ của những thanh ghi bit đặc biệt
này thì cần phải tham khảo kỹ trong manual của nhà sản xuất để sử
dụng cho đúng, bởi vì nếu vô tình lấy những bit thanh ghi này để xử
lý như những vùng nhớ khác trong quá trình lập trình thì có thể gây
ra lỗi làm cho chương trình không chạy theo yêu cầu.
PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Để nắm rõ hơn về địa chỉ của những thanh ghi bit đặc biệt
này thì cần phải tham khảo kỹ trong manual của nhà sản xuất để sử
dụng cho đúng, bởi vì nếu vô tình lấy những bit thanh ghi này để xử
lý như những vùng nhớ khác trong quá trình lập trình thì có thể gây
ra lỗi làm cho chương trình không chạy được.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 4: VÒNG QUÉT VÀ THỨ TỰ THỰC HIỆN LỆNH CỦA PLC

Vòng quét trong PLC có ý nghĩa là gì ?

Về cấu trúc thực hiện chương trình trong PLC sẽ thực hiện theo
thứ tự từ trên xuống đến cú pháp end (kết thúc chương trình) sau đó quay
ngược lại thực thi từ trên xuống dưới. Quá trình này cứ thế lặp lại từ khi
PLC chuyển từ trạng thái STOP sang trạng thái RUN.

Thời gian thực hiện một vòng quét của PLC phụ thuộc vào số câu
lệnh sử dụng trong một vòng quét. Các bạn có thể dễ dàng tính được thời
gian vòng quét dựa vào số câu lệnh trong chương trình cộng với thời gian
thực thi mỗi câu lệnh trong chương trình là bao nhiêu.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Thứ tự thực thi lệnh trong PLC

Trong thực tế sử dụng PLC thì đa số các lập trình viên đều
sử dụng dụng ngôn ngữ lập trình dạng ladder vì đây là một trong
những ngôn ngữ dựa trên dạng mô tả logic nên rất dễ hiệu và dễ sử
dụng.

Khi viết chương trình thì các lệnh sẽ được thực hiện theo thứ
tự từ trên xuống dưới và từ trái qua phải. Chi tiết tham khảo cấu trúc
lệnh như trong chương trình.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 5: HƯỚNG DẪN MỘT SỐ LỆNH LẬP TRÌNH CƠ BẢN CỦA PLC

Giới thiệu về một số lệnh lập trình cơ bản trong PLC

Một số lệnh lập trình cơ bản trong PLC

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh tiếp điểm thường hở (LD)

 Có hình dạng như hình số 1

 Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, T, C

 Chức năng là đọc trạng thái của tín hiệu bit. Ví dụ tiếp này gắn
với X0 thì khi X0 ON( đèn input sáng) thì sẽ chuyển từ thường
hở sang thường đóng.

 Thường sử dụng khi cần điều kiện và thực thi. Ví dụ như là


nếu tín hiệu X0 ON thì out ra ngõ Y0

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh tiếp điểm thường đóng (LDI)

 Có hình dạng như hình số 2

 Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, T, C

 Chức năng tương tự như tiếp điểm thường mở nhưng ngược lại,
ví dụ tiếp điểm thường đóng gắn với X1 thì khi X1 ON thì tiếp
điểm sẽ chuyển sang thường hở.

 Thường sử dụng khi cần phủ định điều kiện và thực thi. Ví dụ
như tín hiệu X0 ON thì OFF ngõ ra Y0.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh lấy cạnh lên của tín hiệu (LDP)

 Có hình dạng như hình số 3

 Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, T, C

 Chức năng là thực thi khi tín hiệu được gán chuyển trạng thái
từ Off thành On. Ví dụ như khi ta nhấn nút nhấn ON thì lệnh liền
phía sau sẽ được thực thi.

 Thường sử dụng để đọc trạng thái nút nhấn dạng nhả (không tự
giữ). Ứng dụng trong lập trình theo chu trình.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh lấy cạnh xuống của tín hiệu (LDF)

 Có hình dạng như hình số 4

 Gắn được cho vùng nhớ: X, Y, M, T, C

 Chức năng là thực thi khi tín hiệu được gán chuyển trạng thái từ
On thành Off. Ví dụ như khi ta nhấn nút nhấn OFF thì lệnh liền
phía sau sẽ được thực thi.

 Thường sử dụng để đọc trạng thái nút nhấn dạng tự giữ.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh Set tín hiệu (SET)

 Có hình dạng như hình số 5

 Gắn được cho vùng nhớ: Y, M

 Chức năng là bật tín hiệu ở trạng thái Off thành On. Ví dụ như
bật Y0 từ 0 lên 1.

 Thường dùng để xuất tín hiệu ngõ ra, bật cờ quy định bắt đầu
chạy một tác vụ trong chương trình.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh reset tín hiệu (RST)

 Có hình dạng như hình số 6

 Gắn được cho vùng nhớ: Y, M

 Chức năng là tắt tín hiệu ở trạng thái On thành Off. Ví dụ tắt Y0 từ
1 thành 0.

 Thường dùng để tắt tín hiệu ngõ ra, tắt cờ trong khi kết thúc tác vụ
xử lý của một đoạn chương trình.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh đảo trạng thái (INV)

 Chức năng dùng để đảo trạng thái của mạch


ở phía sau.

 Ví dụ: Khi X0 =0 thì Y0 = 1 và ngược lại.

Lệnh lấy tín hiệu sườn lên, sườn xuống (MEP, MEF)

 Lấy tín hiệu sườn lên, sườn xuống của mạch phía trước.

 Thường dùng đọc tín hiệu nhấn nhả, bộ đếm.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lưu ý khi sử dụng một số lệnh lập trình PLC cơ bản

 Cần phải nắm rõ chức năng của lệnh tiếp điểm thường đóng thường hở và
loại lấy cạnh lênh. Điều kiện sau lệnh tiếp điểm thường đóng thường hở sẽ
thực thi liên tục chừng nào tiếp điểm còn đóng, còn lệnh lấy cạnh lên hoặc
cạnh xuống chỉ thực thi một lần duy nhất khi điều kiện có cạnh lên hay
xuống xảy ra.
 Trong một đoạn chương trình có nhiều lệnh set reset cùng một tín hiệu
ngõ vào thì lệnh gần END (kết thúc chương trình) nhất sẽ được thực thi.
 Nếu trong chương trình đồng thực dùng lệnh set reset và lệnh out tín hiệu
ngõ ra theo điều kiện ngõ vào thì lệnh set reset hầu như không có tác
dụng.
 Khi gắn tín hiệu cho các lệnh này các cần lưu ý một số vùng nhớ đặc biệt
nếu sử dụng tới vùng nhớ này có thể khiến cho chương trình PLC bị lỗi
hoặc chạy không đúng như ý đồ của người lập trình.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 6: HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH TIMER ĐỊNH THỜI PLC

Chức năng của Timer định thời trong PLC

PLC thường có nhiều loại Timer khác nhau hỗ trợ cho lập
trình viên xử lý một số tình huống liên quan tới khoảng delay.
Tham khảo chi tiết trong manual của từng loại để biết loại PLC
mình đang sử dụng hỗ trợ những loại Timer nào và số lượng bao
nhiêu.

Ví dụ cột đèn xanh đỏ vàng thì bắt buộc chúng ta phải sử


dụng Timer để cài đặt chính xác thời gian xuất hiện đèn đỏ xanh
vàng phù hợp theo yêu cầu của từng loại ngã ba hay ngã tư.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
PLC tích hợp Timer chia thành 3 kiểu đơn vị thời gian là:

 100ms.
 10ms.
 1ms.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lập trình với bộ timer của PLC
Để sử dụng timer ta cần chuẩn bị 3 thông số như sau:
Tín hiệu kích hoạt cho Timer, dạng bit. Ví dụ như M0
Chọn số thứ tự Timer sẽ sử dụng. Ví dụ T0
Cài đặt thời gian đếm của Timer, giá trị hoặc ô nhớ. Ví
dụ K10.
=> Ví dụ trong GXWorks2 thì ta bấm vào ngõ out rồi
nhập T0 K10

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Tìm hiểu về timer định thời trong PLC

Mô tả hoạt động của ví dụ như hình phía trên:


 Khi M0 On lên 1 thì lúc này giá trị T0 sẽ đếm từ 0=> giá trị
cài đặt là K10, đơn vị đếm ở đây là 100ms do dùng T0.
 Sau khi đủ 10 đơn vị đếm thì T0 sẽ On và Out tín hiệu ra Y0.
=> Với ví dụ này tín hiệu M0 On nhưng sau một khoảng thời
gian delay thì Y0 mới ON.
Lưu ý: Đối với loại Timer thường này khi mất tín hiệu kích
hoạt ngõ vào thì Timer sẽ tự động reset về 0.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 7: HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH LỆNH COUNTER BỘ ĐẾM PLC

Tìm hiểu chức năng của counter bộ đếm trong PLC

Trong thực tế khi viết chương trình cho PLC ta có thể tự thực
hiện một đoạn code có chức năng làm bộ đếm ví dụ như là sử dụng
lệnh lấy cạnh lên của tín hiệu và lệnh cộng 1 vào ô nhớ bất kỳ, tuy
nhiên việc này khiến ta phải sử dụng nhiều lệnh làm thời gian thực
hiện vòng quét của PLC tăng lên.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đối với PLC được chia làm hai loại như sau:

 Loại bộ đếm thường không lưu giá trị khi bị mất điện.

 Lưu được giá trị khi bị mất điện.

Sự khác biệt của counter bộ đếm thường so với bộ đếm xung


tốc độ cao high speed counter đó chính là tần số nhận xung khá
thấp, vì vậy đối với những xung có tốc độ cao để đếm chính xác cần
dùng bộ đếm xung tốc độ cao.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Cách sử dụng lệnh counter bộ đếm trong PLC

Để sử dụng lệnh counter bộ đếm trong PLC Mitsubishi cần viết


theo 3 bước như sau:
 Tín hiệu reset counter về 0, thường dùng tín hiệu X, M hoặc Y.
 Ngõ vào đếm xung bắt buộc là X và giá trị cài đặt của bộ đếm.
 Ngõ ra của bộ đếm để thực hiện lệnh tiếp theo.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Mô tả ví dụ:
 Khi M0 on thì counter C0 sẽ được reset giá trị về 0.
 Khi M1 chuyển trạng thái từ Off => On thì counter sẽ đếm lên.
 Cho đến khi nào C0 = 10 thì tiếp điểm C0 sẽ chuyển từ Off =>
On và out ra ngõ Y0.
Lưu ý: Đối với PLC Mitsubishi, bộ đếm bên trong PLC không tự
reset các bạn cần phải viết thêm đoạn chương trình để reset
counter để bắt đầu lại quá trình đếm.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 8: LẬP TRÌNH BỘ ĐẾM TỐC ĐỘ CAO PLC HIGH SPEED COUNTER

Đếm xung tốc độ cao high speed counter là gì ?


Để đọc một số tín hiệu xung tốc độ cao như tín hiệu cảm
biến vòng quay encoder thì trong PLC thường yêu cầu phải tích hợp
bộ đếm xung tốc độ cao. Tốc độ đếm xung của những bộ này
thường rơi vào khoảng trên 10Khz tức là có khả năng đếm được
10,000 xung trên giây.
Hàm đếm xung tốc độ cao trên PLC chỉ tích hợp trên một số
chân nhất định và phải tham khảo kỹ manual của sản phẩm để cài
đặt chức năng này cho chính xác.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Hướng dẫn sử dụng tính năng high speed counter đếm xung tốc
độ cao trong PLC Mitsubishi

Thứ tự bộ đếm xung tốc độ cao của PLC Mitsubishi

Đầu tiên phải xác định rõ loại xung đếm có 1 hay 2 tín hiệu để
chọn bộ đếm xung cho thích hợp. Có thể tham khảo bảng giới đi quy
định sẵn tín hiệu nào dùng cho bộ đếm nào.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Mô tả bộ đếm xung tốc độ cao trong PLC Mitsubishi

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Trong đó U có nghĩa là đếm lên, D là đếm xuống, U/D có
nghĩa là vừa đếm lên vừa đếm xuống. Bộ đếm có ký hiệu A-B là
đọc được xung encoder loại 2 xung A-B.

Cách sử dụng bộ đếm xung tốc độ cao

 Chọn tín hiệu điều khiển cho bit chọn chiều, bit này =0 thì đếm
lên, =1 thì đếm xuống.

 Reset giá trị bộ đếm để giá trị hiện thời của bộ đếm trở về 0.

 Tín hiệu kích hoạt bộ dếm.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đây là ví dụ chi tiết:

Trong đó thì:
 M0 có chức năng chọn chiều đếm. M0 = 0 thì đếm lên, M0 = 1 thì
đếm xuống.
 Khi M1 On thì bộ đếm C235 reset về 0.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
 M2 ON lên 1 thì khi X0 chuyển trạng thái từ 0=>1 thì bộ đếm sẽ
tăng lên 1 đơn vị.
 Khi C235 đếm đơn 100 xung thì C235 sẽ ON lên và Y0 được bật
lên 1.
Đây là ví dụ cơ bản nhất của đếm xung tốc độ cao loại sử dụng 1
xung và có chọn chiều.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 9: LẬP TRÌNH ĐỌC ENCODER BỘ ĐẾM XUNG TỐC ĐỘ CAO PLC

Encoder là gì ?

Encoder là thiết bị còn có tên gọi là cảm biến vòng quay


thường sử dụng trong một số ứng dụng cần đọc vận tốc của một trục
quay hay vận tốc dài quy đổi từ chuyển động tròn. Trên thực tế thì
encoder được chia làm hai loại đó là encoder tuyệt đối và encoder
tương đối. Loại encoder tuyệt đối có chế độ kết nối và đọc dữ liệu rất
phức tạp và mỗi hãng lại khác nhau nên đối với loại này các bạn nên
tự tìm hiểu, trong phạm vi bài viết này chỉ nói về loại encoder tương
đối.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Về cấu tạo encoder tương đối là những đĩa tròn được khoắt
lỗ để cho ánh sáng lọt qua tạo thành tín hiệu xung. Ví dụ như trên
vòng tròn có khoắt 10 lỗ thì encoder loại này có độ phân giải 10
xung trên vòng. Encoder tương đối thường có 3 tín hiệu là xung A,
xung B giống như xung A nhưng chậm pha hơn 1 góc 90 độ, còn
pha Z mặc định là 1 xung 1 vòng.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Khi sử dụng encoder ta cần quan tâm tới độ phân giải, dạng
ngõ ra và điện áp cấp nguồn của encoder để có thể sử dụng theo đúng
yêu cầu của đề bài.

Đọc encoder bằng bộ đếm xung tốc độ cao trong PL


Việc đấu nối encoder vào PLC thì các bạn phải tham khảo kỹ
trong tài liệu của NSX. Lưu ý chọn loại encoder có điện áp thích hợp
đấu nối cho PLC. Tham khảo cách đấu chi tiết trong catalogue của
loại encoder đang sử dụng, trong tài liệu này sẽ có luôn sơ đồ để đấu
nối.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Ví dụ lập trình đọc xung encoder trong PLC Mitsubishi
 Đấu nối: xung A nối vào chân X0, xung B nối vào X1. Sau khi
đấu nối xong lấy tay xoay encoder xem tín hiệu X0-X1 có nháy
đền liên tục là OK.
 Sau đó viết thử chương trình như sau:

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Trong đó:
 M0 là tiếp điểm để reset trạng thái C251. Lưu ý giá trị C251 ko
bị mất giá trị khi mất điện.
 M1 là tiếp điểm kích hoạt bộ đếm.
Lấy tay quay encoder nếu giá trị C251 thay đổi tăng giảm là đã
thành công trong việc đọc encoder.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 10: LẬP TRÌNH LỆNH PHÁT XUNG TỐC ĐỘ CAO PLC

Bộ phát xung tốc độ cao trong PLC để làm gì ?


Khi lập trình một số dự án điện tự động hóa ta gặp một số
ứng dụng bắt buộc phải điều khiển thiết bị ngoại vi bằng cách phát
xung tốc độ cao với tần số tối đa khoảng 10Khz trở lên như điều
khiển động cơ servo, motor step hay biến tần. Khi đó, cần chọn
loại PLC loại ngõ ra transistor (thường có đuôi MT) và có tích hợp
chân ngõ ra phát xung tốc độ cao.
Trong quá trình sửa chữa máy móc công nghiệp tự động hóa
cũ cũng có thể gặp một số loại PLC ngõ ra relay mà có thể phát xung
được là do loại này đã được cải tiến phần cứng bên trong.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Tìm hiểu về lệnh phát xung tốc độ cao trong PLC
Lệnh phát xung tốc độ cao PLSY( DPLSY) trong PLC Mitsubishi

Lệnh phát xung tốc độ cao PLSY trong PLC Mitsubishi


Trong đó:
 M0 là tiếp điểm kích hoạt quá trình phát xung, nếu đang phát xung
mà M0 chuyển về 0 thì quá trình phát xung dừng lại.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
 Cấu trúc lệnh PLSY( DPLSY) trong PLC Mitsubishi bao gồm 3
thành tố:
 K1000 thứ nhất ( có thể sử dụng vùng nhớ D hoặc giá trị số) là tần
số sẽ phát xung, ở đây giá trị K1000 có nghĩa là 1000Hz (1KHz)
tương ứng với phát xung với tốc độ 1000 xung/giây.
 K1000 thứ hai quy định số xung sẽ phát, có thể sử dụng vùng nhớ
D hoặc nhập trực tiếp giá trị.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
 Y000 quy định chân sẽ phát xung. Lưu ý lại chỉ áp dụng cho những
chân có tích hợp ngõ ra xung tốc độ cao, thường là Y0 và Y1.
 M8029 là cờ hoàn thành việc phát xung, tức có nghĩa là khi lệnh
phát xung phát đủ 1000 xung với tần số 1Khz thì cờ này sẽ chuyển
trạng thái từ 0 thành 1.
Ý nghĩa của đoạn chương trình này là khi M0 On lên 1 thì
PLC sẽ phát 1000 xung ngõ ra với tần số 1Khz và khi phát xung thì
reset M0 về 0.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh phát xung tốc độ cao PLSR( DPLSR) trong PLC Mitsubishi

Lệnh này tương tự như lệnh PLSY nhưng có thêm thời gian tăng giảm
tốc:
 M0 là tiếp điểm kích hoạt việc phát xung.
 K1000 là tần số phát xung ở đây có nghĩa là 1000Hz
 K2000 là số xung sẽ phát, ở đây là phát 2000 xung.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
 K3000 là thời gian tăng giảm tốc cho việc phát xung đơn vị là ms ở
đây có nghĩa là 3000ms ứng với 3 giây. Có nghĩa là tần số phát
xung sẽ tăng từ 0-1000Hz sau đó giảm từ 1000Hz về 0 nhưng vẫn
đảm bảo phát đủ 2000 xung.
 Y0 ngõ ra phát xung.
M8029 cờ ON lên 1 sau khi việc phát xung hoàn thành và reset biến
M0.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lưu ý khi sử dụng lệnh này các bạn cần tuân theo nguyên tắc như
sau:
 Thời gian tăng giảm tốc tối đa của PLC, với PLC Mitsubishi là 5
giây tương ứng với giá trị tối đa nhập vào đây là 5000.
 Khi tăng giảm tốc thì tần số không tăng dạng vô cấp mà tăng theo
hình sau:

Giản đồ phát xung thời gian có tăng giảm tốc PLC Mitsubishi
PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 11: LỆNH LẬP TRÌNH DI CHUYỂN DỮ LIỆU Ô NHỚ PLC

Công dụng của lệnh di chuyển dữ liệu ô nhớ trong PLC ?


Trong quá trình lập trình cho PLC thì việc di chuyển dữ liệu
thường sử dụng rất thường xuyên. Thường sử dụng trong một số
tình huống như sau:
 Copy dữ liệu từ ô nhớ này sang ô nhớ khác.
 Ghi một giá trị cho ô nhớ.
 Di chuyển vùng nhớ
 Đảo giá trị hai ô nhớ cho nhau
Cần nắm rõ cấu trúc của các lệnh di chuyển dữ liệu để sử dụng cho
một cách chính xác.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Tìm hiểu chi tiết về một số lệnh di chuyển dữ liệu ô nhớ trong
PLC Mitsubishi
Lệnh di chuyển dữ liệu ô nhớ đơn
 Cấu trúc lệnh: MOV K3 D10
 Chức năng: ghi giá trị 3 vào ô nhớ D10
 Có thể sử dụng K3 là kiểu số nguyên thường, hoặc H3 là số dạng
hexa.
 Thời gian thực thi khoảng 5 step.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh di chuyển dữ liệu ô nhớ kép
 Cấu trúc lệnh: DMOV K5 D20
 Chức năng ghi giá trị K5 vào ô nhớ kép( bao gồm D20 và d21).
Lưu ý cẩn thận để tránh một số trường hợp sử dụng ô nhớ D21
làm sai chương trình.
 Tương tự như lệnh MOV có thể sử dụng kiểu hex bằng cách nhập
H3.
 Thời gian thực thi khoảng 9 step.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh di chuyển vùng dữ liệu
 Cấu trúc lệnh: BMOV D2 D12 K10
 Chức năng của lệnh này là copy ô nhớ bắt đầu từ D2 tới vùng
nhớ bắt đầu bằng D12.
 Thời gian thực thi lệnh này khoảng 7 step.
Lệnh đảo giá trị hai ô nhớ cho nhau
 Cấu trúc lệnh: XCH D30 D40
 Chức năng của lệnh này là sẽ đảo trí trị của ô nhớ D30 và D40
cho nhau.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Chuyển đổi giá trị ô nhớ thành số BCD
 Cấu trúc lênh: BCD D40 D50
 Chức năng chuyển giá trị trong ô nhớ D40 lưu sang ô D50 dưới
dạng BCD.
Chuyển đổi giá trị ô nhớ từ BCD thành số nguyên
 Cấu trúc lệnh: BIN D60 D70
 Chức năng chuyển giá trị BCD trong ô nhớ D60 về lại giá trị
nguyên và lưu vào D70.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 12: HƯỚNG DẪN LỆNH LẬP TRÌNH TÍNH TOÁN SỐ HỌC PLC

Giới thiệu một số lệnh liên quan tới phép tính toán số học trong PLC
Mitsubishi
Phép tính cộng trong lập trình PLC Mitsubishi
 Cấu trúc lệnh: ADD D0 D2 D4
 Mô tả: thực hiện phép cộng: D0+D2, lưu kết quả vào D4.
Phép tính trừ trong lập trình PLC Mitsubishi
 Cấu trúc lệnh: SUB D6 D8 D10
 Mô tả: thực hiện phép trừ D6-D8, lưu kết quả vào D10.
Phép tính nhân trong lập trình PLC Mitsubishi
 Cấu trúc lệnh: MUL D12 D14 D16
 Mô tả: thực hiện phép nhân D12xD14, lưu kết quả vào D16
 Lưu ý: kết quả của phép tính nhân sẽ là 16 bit, tức là sẽ sử dụng hai thanh
ghi là D16 và D17 luôn.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Phép tính chia trong lập trình PLC Mitsubishi
 Cấu trúc lệnh: DIV D18 D20 D22
 Mô tả: thực hiện phép chia D18/D20, lưu kết quả vào D22.
 Lưu ý: Kết quả phép tính sẽ lưu vào ô nhớ D22, số dư của phép
chia sẽ lưu vào ô nhớ D23.
Lệnh tăng ô nhớ lên 1 đơn vị
 Cấu trúc lệnh: INC D24
 Mô tả: thực hiện tăng giá trị ô nhớ D24 lên 1 đơn vị.
Lệnh giảm ô nhớ đi 1 đơn vị
 Cấu trúc: DEC D26
 Mô tả: giảm giá trị của D26 đi một đơn vị.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
=> Lưu ý là khi sử dụng phép tính nhân và tính chia các bạn phải để
ý tới phần kết quả thường chiếm gấp đôi ô nhớ nên các bạn không
sử dụng vào vùng nhớ này vì có thể làm cho kết quả tính toán và
việc lập trình bị lỗi.

=> Những lệnh tính toán này thực hiện trên số nguyên nên kết quả
của phép chia sẽ được làm tròn số.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 13: HƯỚNG DẪN LẬP TRÌNH LỆNH SO SÁNH PLC

Tìm hiểu lệnh so sánh trong PLC Mitsubishi

Lệnh so sánh giá trị hai ô nhớ trong PLC Mitsubishi

 Cấu trúc lệnh là LD= D20 D22

 Mô tả: Nếu D20 = D22 thì lệnh này sẽ ON tiếp điểm phía sau
lên 1.

 Có thể sử dụng nhiều điều kiện khác nhau cho lệnh này như:
<,>, =<, =>.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh so sánh giá trị ô nhớ trong PLC Mitsubishi cho ra 3 kết
quả
 Cấu trúc lệnh: CMP D0 D2 M0
 Mô tả: so sánh giá trị của hai ô nhớ D0 và D2, nếu D2>D0 thì
M0 được set lên 1, nếu D0=D2 thì M1 được set lên 1, nếu
D2<D0 thì M2 được set là thành 1.
 Lưu ý khi sử dụng lệnh này 3 bit liên tiếp tính từ M0 sẽ
được sử dụng, vì thế các bạn tránh trường hợp sử dụng những
bit này sẽ khiến cho chương trình bị lỗi.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lệnh so sánh 3 giá trị trong PLC Mitsubishi cho ra 3 kết quả

 Cấu trúc lệnh ZCP K100 K200 D8 M10

 Mô tả: so sánh giá trị ô nhớ D8 với hai giá trị K100 và K200. Nếu
D8<K100 thì M10 On lên 1, nếu K100<D8<K200 thì M11 On lên
1, nếu D8>K200 thì M12 On lên 1.

 Tương tự như lệnh CMP thì sử dụng lệnh này cũng sẽ sử dụng 3
bit liên tiếp tính từ M10 nên các bạn cũng cần phải chú ý.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
BÀI 14: CÁCH ĐẤU DÂY KẾT NỐI TRUYỀN THÔNG HMI VỚI PLC

HMI kết nối với PLC để làm gì ?

Trong một số dự án tự động hóa thì thực tế yêu cầu trong quá
trình vận hành thì bắt buộc phải nhập một số thông số cho máy móc,
dây chuyền như tốc độ chạy, số lượng sản phẩm, thời gian chạy, vì
vậy nên khi sử dụng PLC ta thường phải kết nối chúng với một màn
hình cảm ứng dùng trong công nghiệp gọi là HMI.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
HMI ngày nay hỗ trợ rất nhiều tính năng bao gồm như nhập
thông số, dữ liệu để PLC sử dụng trong quá trình điều khiển máy
móc dây chuyền. Có chế độ cảnh báo theo ngưỡng giới hạn, có chế
độ sao lưu dữ liệu theo thời gian thực. Một số loại hmi còn tích
hợp khả năng lưu công thức đối với một số loại máy chạy theo
công thức, chu trình.

Một số loại HMI phổ biến hiện nay trên thị trường có thể
kết nối tốt tới plc Mitsubishi bao gồm: Mitsubishi, Omron, Delta,
Siemens, Weintek Weinveiw Proface Samkoon.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Sơ đồ chân cổng truyền thông trên PLC Mitsubishi
 7 là TX+
 4 là TX-
 2 là RX+
 1 là RX-
 3 là GND
Sơ đồ chân trên cổng truyền thông của HMI Delta
Chức năng chân của HMI Delta là cổng Dsub 9 chân:
 4 là RX+
 9 là RX-
 1 là TX+
 6 là TX-
 5 là GND

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đây là ví dụ áp dụng trên PLC Mitsubishi FX1S và màn hình Delta
DOP-107BV.

Hàn cáp kết nối PLC Mitsubishi với HMI Delta

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Kết nối PLC Mitsubishi với HMI Samkoon

Sơ đồ kết nối HMI Samkoon với PLC Mitsubishi

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Kết nối PLC Mitsubishi với HMI của Weintek

Hàn cáp kết nối PLC Mitsubishi với HMI Weintek

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
KẾT NỐI GIỮA PC VÀ PLC

Kết nối PLC Mitsubishi và PC


1. Cắm cáp kết nối giữa PC và PLC.
2. Mở Device Manager, đến mục Ports, kiểm tra cổng kết nối đến PC

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
3. Trong GX Works2, đến mục Connection Destination => Connection => USB
Serial => COM Port, chọn kết nối từ cổng COM vừa kiểm tra ở bước 2.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
4. Thực hiện Compile (F4) chương trình vừa lập trình. Tìm đến mục Online
=> Write to PLC.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Tiếp theo, đến Clear PLC Memory => Chọn PLC Memory => Execute

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Tiếp tục chọn Select All, bỏ chọn ở mục Global Device Comment (nếu
muốn giữ Comment thì không bỏ chọn).

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Đợi chương trình nạp vào PLC.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Chương trình đã nạp hoàn thành, nhấn Cancel để kết thúc.

Chú ý: Trước khi nạp chương trình từ PC => PLC, chuyển chế độ của PLC về
OFF.
5. Gạt nút chuyển PLC sang chế độ ON. Kiểm tra các hoạt động của tín hiệu ngõ
vào và ngõ ra ở đèn báo mặt của PLC.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Kết nối PLC Delta và PC
1. Cắm cáp kết nối giữa PC và PLC.
2. Mở Device Manager, đến mục Ports, kiểm tra cổng kết nối đến PC

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
3. Chọn Option => Communication Setting => Trong mục COM Port, chọn cổng COM
tương ứng với cổng COM của cáp kết nối hiển thị trong mục Device Manager.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
4. Thực hiện Compile (F4) chương trình vừa lập trình. Tìm đến mục Compiler => Ladder =>
Instruction (Ctrl + F7)

5. Chọn Communication => Transfer Setup. Tại mục Communication Mode, chọn
PC <= PLC => Chọn Ok

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Chú ý: Trước khi nạp chương trình từ PC => PLC, chuyển chế độ của PLC về
OFF.
6. Gạt nút chuyển PLC sang chế độ ON. Kiểm tra các hoạt động của tín hiệu ngõ
vào và ngõ ra ở đèn báo mặt của PLC.

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lập chương trình mới cho PLC
PLC Delta
Trong mục File => New. Ở cửa sổ Select a PLC Model, tại mục Select, chọn dòng PLC đang
sử dụng => Chọn Ok

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Giao diện lập trình của phần mềm WPLSoft

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Lập chương trình mới cho PLC
PLC Mitsubishi
Trong mục Project => New. Ở cửa sổ New Project, tại mục Series và Type, chọn dòng PLC
đang sử dụng => Chọn Ok

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234
Giao diện lập trình của phần mềm GX Works2

PGS TS Bùi Văn Hạnh – NCM Hàn & Công nghệ kim loại – Trường Cơ khí Tel.: 0913507234

You might also like