Cau Hoi On Tap 12 Hoa 7b374

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN HÓA HỌC

Câu 1. Este X được tạo bởi ancol metylic và axit fomic. Công thức của X là
A. HCOOC2H5.
B. HCOOCH3.
C. CH3COOC2H5.
D. CH3COOCH3.
Câu 2. Tên gọi của CH3COOCH3 là
A. etyl axetat.
B. metyl propionat.
C. propyl axetat.
D. metyl axetat.
Câu 3. Công thức phân tử nào sau đây là của este no, đơn chức, mạch hở?
A. C3H8O2.
B. C3H6O2.
C. C3H6O4.
D. C3H7O2.
Câu 4. Hợp chất nào sau đây là este?
A. CH3OH.
B. CH3CHO.
C. CH3COOH.
D. CH3COOCH3.
Câu 5. Xà phòng hóa este CH3COOCH3 trong dung dịch NaOH, thu được muối
CH3COONa và ancol có công thức là
A. CH3COOH.
B. CH3OH.
C. C2H5COONa.
D. C2H5ONa.
Câu 6. Chất nào sau đây tan kém nhất trong nước?
A. HCOOH.
B. CH3CH2OH.
C. CH3COOH.
D. HCOOCH3.
Câu 7. Cho các phát biểu về este như sau:
(1) Hầu hết là chất lỏng dễ bay hơi.
(2) Nhiều este có mùi thơm, an toàn đối với người.
(3) Được dùng trong công nghiệp thực phẩm và mĩ phẩm.
(4) Poli(metyl metacrylat) được dùng làm chất hóa dẻo và dược phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 8. Axit nào sau đây là axit béo?
A. Axit axetic.
B. Axit glutamic.
C. C. Axit stearic.
D. Axit ađipic.
Câu 9. Chất béo Triolein có công thức là
A. (C17H31COO)3C3H5.
B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5.
D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 10. Chất thuộc loại đisaccarit là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. xenlulozơ.
D. Tinh bột.
Câu 11. Chất không tan được trong nước lạnh là:
A. Glucozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 12. Trong mật ong đường fructozơ chiếm khoảng
A. 10%. B. 20%.
C. 30%. D. 40%.
Câu 13. Nhỏ dung dịch iot vào mặt cắt củ khoai lang thấy xuất hiện màu
A. hồng nhạt.
B. tím.
C. xanh tím.
D. vàng nhạt.
Câu 14. Hòa tan kết tủa Cu(OH)2 bằng dung dịch glucozơ, thu được dung dịch màu
A. xanh lam. B. tím.
C. nâu đỏ. D. vàng nhạt.
Câu 15. Đường mía có thành phần chính là
A. glucozơ. B. fructozơ.
C. saccarozơ. D. amilozơ.
Câu 16. Amin CH3CH2NH2 có tên gọi là
A. metylamin. B. propylamin.
C. etylamin. D. đimetylamin.
Câu 17. Trong các chất sau, chất nào là amin bậc một?
A. (CH3)3N.
B. CH3NHCH3.
C. CH3NH2.
D. CH3CH2NHCH3.
Câu 18. Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí có mùi khai?
A. Etylamin. B. Axit axetic..
C. Glyxerol. D. Ancol etylic.
Câu 19. Trong các chất: NH3, CH3CH2NHCH3, CH3CH2NH2, CH3NH2 chất có tính
bazơ mạnh nhất là:
A. NH3.
B. CH3CH2NHCH3.
C. CH3CH2NH2.
D. CH3NH2.
Câu 20. Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ tăng dần từ trái sang phải là
A. C6H5NH2, CH3NH2, (CH3)2NH.
B. (CH3)2NH, (CH3)2NH2, C6H5NH2.
C. C6H5NH2, (CH3)2NH, CH3NH2.
D. CH3NH2, C6H5NH2, (CH3)2NH.
Câu 21. Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3–COOH.
C. HCOOH .
D. CH3-NH2.
Câu 22. Dung dịch của chất nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành hồng đỏ
A. Glyxin (H2N-CH2-COOH).
B. Lysin (H2N - [CH2]4 - CH(NH2) - COOH).
C. Axit glutamic (HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH).
D. Anilin (C6H5NH2).
Câu 23. Có ba chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3NH2. Để nhận ra
dung dịch của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây?
A. NaOH.
B. HCl. C. CH3OH/HCl.
D. Quỳ tím.
Câu 24. Cho các phát biểu sau:
(a) Các este thường có mùi thơm đặc trưng.
(b) Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng vì chứa gốc axit béo no.
(c) Các amin đều có tính bazơ.
(d) Nhúng quỳ tím vào dung dịch glyxin (H2NCH2COOH), quỳ tím chuyển thành màu
xanh.
Số phát biểu đúng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 25. Dung dịch aminoaxit X có dạng (H2N)x-R-(COOH)y. Khi nhúng giấy quỳ tím
vào dung dịch X, để quỳ tím chuyển sang màu đỏ thì giá trị của x và y tương ứng là
A. 1 và 2. B. 1 và 1.
C. 1 và 0. D. 2 và 2.
Câu 26. Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch lên men cho
A. CH3-COOH. B. H-COOH.
C. CH3-OH. D. C2H5-OH.
Câu 27. Có các nhận định sau:
(1) Lipit là một loại chất béo hòa tan trong nước.
(2) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit.
(3) Chất béo là các chất lỏng.
(4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường.
(5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.
Các nhận định đúng là
A. (1), (2), (4), (6). B. (1), (2), (4), (5).
C. (2), (4), (6). D. 3, (4), (5).
Câu 28. Hợp chất nào sau đây là amino axit?
A. CH3NH2. B. HCOOH
C. H2NCH2COOH. D. C2H5NH2.
Câu 29. Xà phòng hoá hoàn toàn 8,8 gam etyl axetat, thu được m gam ancol. Giá trị
của m là
A. 4,6. B. 9,2. C. 6,8. D. 3,2.
Câu 30. Số đồng phân este có công thức phân tử C4H8O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 31. Xà phòng hoá hoàn toàn 7,4 gam metyl axetat, thu được m gam ancol. Giá trị
của m là
A. 6,4. B. 9,2. C. 6,8. D. 3,2.
Câu 32. Số đồng phân este có công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33. Đun nóng một lượng chất béo X cần vừa đủ 40 kg dd NaOH 15%, giả sử phản
ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) glixerol thu được là
A. 13,8. B. 6,975. C. 4,6. D. 8,17.
Câu 34. Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3
(dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là
A. 16,2 gam. B. 10,8 gam. C. 21,6 gam. D. 32,4 gam.
Câu 35. Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 80%, khối lượng
glucozơ thu được là
A. 360 gam. B. 270 gam. C. 288 gam. D. 300 gam.
Câu 36. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dd chứa m kg axit nitric (hiệu suất
phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là
A. 30. B. 10. C. 21. D. 42.
Câu 37. Cho nước brom dư vào anilin thu được 16,5 g kết tủa. Giả sử hiệu suất phản
ứng là 100%. Khối lượng anilin trong dung dịch là
A. 4,5 g. B. 9,30 g. C. 4,65 g. D. 4,56 g.
Câu 38. Cho m gam H2NCH2COOH phản ứng hết với dung dịch KOH, thu được
dung dịch chứa 16,95 gam muối. Giá trị của m là
A. 16,95. B. 11,25. C. 13,05. D. 22,50.
Câu 39. Cho 7,5 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch
NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 9,9 gam.
B. 9,8 gam.
C. 7,9 gam.
D. 9,7 gam.
Câu 40. Cho 15 gam axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) phản ứng hết với dung dịch
NaOH. Sau phản ứng, khối lượng muối thu được là
A. 9,9 gam.
B. 9,8 gam.
C. 7,9 gam.
D. 19,4 gam.

You might also like