TLDC-Bài tập

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP (Tâm lý đại cương)

Bài tập chương 1


1. Ở Đức năm 1825, có đăng tin về Kaxpa Haode ngay từ nhỏ đã bị nhốt trong hầm
kín và anh ta sống ở đó rất nhiều năm, chỉ ăn những thứ người ta ném xuống. Về
mặt thể lực anh ta yếu hơn những đứa trẻ được thú vật nuôi, nhưng về trí tuệ thì
không khác gì đứa trẻ được thú vật nuôi.
Phân tích tri thức tâm lý học thể hiện trong trường hợp trên. Giải thích tại sao?
2. Hãy phân tích quan điểm của cá nhân về lý do tồn tại nhiều trường phái nghiên cứu
trong lịch sử phát triển của Tâm ý học.
3. Thực hành quan sát đối tượng nào đó xung quanh (bạn bè, người thân, người bán
hàng, công chức tại công sở, kẻ phạm tội…) và đánh giá về tâm lý của đối tượng đó.

Bài tập chương 2


1. Các-Mác có viết: : “Một con nhện làm động tác giống như động tác của người
thợ dệt, và con ong với những ngăn tổ sáp của mình còn khéo léo hơn một nhà kiến
trúc rất nhiều. Nhưng điều quan trọng là về bản chất thì hành động đó của người
thợ dệt, hoặc của nhà kiến trúc khác xa so với ở con nhện và con ong”. Hãy giải
thích?

2. V.I. Lênin đã nói: “Khi tìm hiểu con người, không nên căn cứ vào những lời
người ta tự nói về bản thân mà phải căn cứ vào việc họ làm của họ. Người lãnh
đạo muốn tìm hiểu kỹ về nhân viên của mình, hãy quan sát công việc của họ”.
Bằng những hiểu biết về hoạt động, hãy giải thích câu nói trên dưới góc độ tâm lý
học.

3. Hai câu “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” và “Gần bùn mà chẳng hôi tanh
mùi bùn” có đối lập nhau không? Vì sao?

Bài tập chương 3


1. Lý thuyết của Socrate nhà triết học cổ Hy Lạp khoảng 2500 năm trước đây: Hành động
của con người do hai hệ thống chỉ đường, đôi mắt giúp chúng ta khi đi đường không rơi
xuống rãnh, nhưng bộ óc mới giúp chúng ta không lầm lạc.
- Bằng kiến thức tâm lý học hãy phân tích lý thuyết của Socrate. Qua lý thuyết này Socrate
muốn nhắc con người điều gì? Tại Sao?
- Hãy rút ra phương pháp học tập cho bản thân?
2. Thử đánh giá trí nhớ của bản thân bằng cách: Lần đầu kề tên 5 đồ vật bất kỳ; lần thứ
hai đọc lại tên của 5 đồ vật đó và thêm một đồ vật nữa; lần thứ ba lại thêm 1 đồ vật nữa…
(Có thể chia thành 2 nhóm để thi đua với nhau. Nhóm nào đọc sai sẽ bỉ thua).
3. Hãy rút ra kết luận về sự khác nhau cơ bản giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý
tính? Mối quan hệ giữa chúng?
4. Vì sao trong cùng một tình huống cần giải quyết, quá trình tư duy của mỗi cá nhân
khác nhau lại khác nhau?
5. Thực hành phương pháp tư duy “Công não”, và “Chọn đối tượng tiêu điểm” .
6. Lập bản đồ tư duy về một chương, một phần hoặc một nội dung, bài học cụ thể trong
chương trình.

Bài tập chương 4


1. Tìm những câu nói, ca dao, tục ngữ… thể hiện nội dung các quy luật của tình cảm.
2. Phương pháp xây dựng , duy trì, củng cố những xúc cảm, tình cảm?
3. Vì sao xúc động thường có hại? Phương pháp kiềm chế, làm chủ xúc động?
4. Vận dụng kiến thức Tâm lý học để giải thích mối quan hệ giữa nhận thức, tình cảm
và hành động trong câu: “Ngậm bồ hòn làm ngọt”.

Bài tập chương 5


1. Bill Gates là một tỷ phú trong lĩnh vực công nghệ thông tin đã từng nói: “Một
người biết học tập, tư duy và nỗ lực ý chí, tương lai của anh ta vô cùng sáng sủa”.
Bằng kiến thức tâm lý học hãy bình luận câu nói trên của Bill Gates. Rút ra bài học
cho bản thân.
2. Bằng kiến thức tâm lý, hãy bình luận câu nói: “Có chí thì nên”. Rút ra bài học
gì cho cá nhân.
3. Theo quan điểm riêng của ban, động vật có ý chí không? Vì sao?
4. Sinh viên thường phản ứng một cách khác nhau đối với sự thất bại trong hoạt
động nhằm đạt tới một mục đích nào đó. Ví dụ, khi giải bài tập có những sinh viên
sau lần thất bại thứ nhất đã cố gắng giải nó lần thứ hai, thứ ba, lại có những sinh
viên, thì ngược lại, sau lần thất bại đầu tiên chỉ muốn giải bài tập dễ hơn.
Có thể giải thích sự khác nhau đó trong hành vi của học sinh bởi cái gì? đặc điểm
nhân cách là cơ sở của sự khác nhau đó được gọi là gì? Hãy nêu những con đường
có thể làm biến đổi hành vi của những sinh viên thuộc loại thứ hai trên đây.
5. Tìm những tấm gương sáng về ý chí trong xã hội. Đưa ra những nhận xét, bình
luận của bản thân về những trường hợp đó.

Bài tập chương 6


1. Bằng kiến thức Tâm lý học, hãy giải thích câu nói của Bác Hồ: Ngưòi có đức
mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức là người
vô dụng.
2. hãy bình luận câu nói: “Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh
biết anh là người như thế nào?”.
3. Khi nói về nhân cách con người, Hồ Chí Minh có nói:
“Hiền dữ đâu phải là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên”
Hãy bình luận câu nói trên của Bác Hồ dưới góc độ tâm lý học. Đưa ra quan điểm
của cá nhân.
4. Tìm những câu ca dao, tuc ngữ nói về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành
và phát triển nhân cách.
5. Nhân cách có chết đi cùng với cái chết thể xác? Quan điểm của bạn về vấn đề
“ĐA NHÂN CÁCH”.
6. Xác định kiểu khí chất của bản thân qua trắc nghiệm MBTI (Trắc nghiệm miễn
phí) tại địa chỉ: aroma.vn/mbti. Kiểu khí chất cùa bạn phù hợp với loại công việc
nào?

You might also like