Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vấn đề 5: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

TÓM TẮT
Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao
- Nguyên đơn: Anh Nguyễn Hữu Công
- Bị đơn: Chi nhánh điện Cái Bè
- Nội dung: Do dây điện hạ thế bị hở nên khoảng 16 giờ 30 phút ngày 10/5/2003, cháu
Lợi (con của nguyên đơn), bị điện giật chết tại chỗ. Chủ sở hữu đường dây điện trên là
Công ty điện lực 2 – chi nhánh điện Cái Bè đã bán điện cho Tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã
Tân Hưng, huyện Cái Bè (do ông Ri làm Tổ trưởng) và hợp đồng quy định trách nhiệm
bên mua điện phải có nghĩa vụ sử dụng an toàn và chịu trách nhiệm quản lý đường dây
điện nêu trên. Anh Công khởi kiện chi nhánh điện Cái Bè, yêu cầu chi nhánh điện Cái
Bè chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với gia đình anh. Tuy nhiên tại cả hai bản
án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm đều bác bỏ yêu cầu của anh Công do anh Công khởi
kiện không đúng đối tượng. Tòa án nhân dân tối cao nhận định rằng phải xác định rõ
trách nhiệm của chủ sở hữu và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng từ đó giải quyết
theo Điều 623 BLDS 2015 về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Quyết định của Toà án: Hủy Bản án dân sự phúc thẩm và giao vụ việc cho Toà xét xử
sơ thẩm lại.
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định bồi
thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
- Đoạn trong phần Nhận thấy của Quyết định đã cho thấy Tòa án đã vận dụng chế định
bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra là: “… Theo quy định tại Điều
627 Bộ luật dân sự năm 1995 (Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2005) thì chủ sở hữu,
người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi
thường thiệt hại ngay cả khi không có lỗi (trừ các trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn
toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng
hoặc tình thế cấp thiết …). Trong vụ việc này, bên bị thiệt hại hoàn toàn không có lỗi
nên phải được bồi thường; lẽ ra phải làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy
hiểm cao độ là Công ty điện lực 2 và trách nhiệm của bên quản lý, sử dụng đường dây
điện nêu trên là Tổ điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (do ông Trần Văn Ri
làm Tổ trưởng tổ điện) trong việc để rò rỉ nguồn điện làm chết cháu Lợi, để có cơ sở
giải quyết bồi thường thiệt hại cho anh Công do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra,
nhưng Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm lại bác yêu cầu khởi kiện của anh
Công với lý do anh Công khởi kiện không đúng đối tượng là chưa đủ căn cứ (nếu anh
Công khởi kiện không đúng đối tượng thì Tòa án phải giải thích để anh Công làm đơn
khởi kiện cho đúng đối tượng, xác định chính xác bị đơn trong vụ án, để giải quyết
triệt để vụ án).
- Ngoài ra, tại phần Xét thấy của Quyết định cũng cho thấy Tòa án đã vận dụng chế
định bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra: “Như vậy, nguyên nhân
cháu Lợi bị chết là do đường dây điện hạ thế (sau công tơ tổng) bị hở mạch điện.
Trong trường hợp này, nếu anh Công khởi kiện không đúng đối tượng thì Tòa án cấp
sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm phải hướng dẫn cho anh Công khởi kiện đúng đối
tượng. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm nhận định anh Công khởi kiện
không đúng đối tượng để bác yêu cầu khởi kiện của anh Công là không đúng, gây thiệt
hại đến quyền lợi của gia đình anh Công. Khi giải quyết vụ án, Tòa án các cấp cần xác
định rõ đường dây điện đó do ai quản lý, sử dụng; từ đó căn cứ vào Điều 623 Bộ luật
dân sự và Nghị định số 45/2001/NĐCP ngày 02-08-2001 của Chính phủ quy định về
hoạt động điện lực và sử dụng điện để giải quyết.”
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa án xác định đây là bồi thường thiệt hại
do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Việc Tòa án xác định vụ việc trên là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra là hợp lý.
- Do: Trường hợp của vụ việc trong Quyết định hội tụ đủ những căn cứ làm phát sinh
trách nhiệm bồi thường thiệt do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 601 BLDS
2015.
“Điều 601. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc,
chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận
chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm
cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người
này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường
thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường
hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người
đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt
hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc
để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi
thường thiệt hại.”
+ Có thiệt hại thực tế: Cháu Lợi (con anh Công – nguyên đơn) đã chết tại chỗ do bị
điện giật.
+ Sự kiện gây ra thiệt hại do hoạt động của nguồn nguy hiểm cao độ: Nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra thiệt hại trong trường hợp này được xác định là hệ thống tải điện
theo khoản 1 Điều 601 BLDS 2015. Đường dây điện hạ thế bị hở nên khi đường dây
này mắc ngang qua mái tôn nhà ông Dũng đến dây chằng bằng dây sắt xuống đất.
Đường điên trên có chủ sở hữu là Công ty điện lực 2 và được quản lý, sử dụng bởi Tổ
điện 4 thuộc ấp 3, xã Tân Hưng, huyện Cái Bè (do ông Trần Văn Ri làm Tổ trưởng tổ
điện).
- Mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện gây thiệt hại do hoạt động của nguồn nguy hiểm
cao độ với thiệt hại thực tế: Việc đường dây điện hạ thế bị hở đã gây ra cái chết cho
cháu Lợi (nguyên nhân chính gây ra thiệt hại).
 Những căn cứ trên đã cho thấy sự thuyết phục khi áp dụng quy định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo Điều 601 BLDS 2015 trong trường hợp
này.
Câu 3: Tòa dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
không?
- Tòa dân sự cho biết Công ty điện lực 2 là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt
hại tại đoạn “… Trong vụ việc này, bên bị thiệt hại hoàn toàn không có lỗi nên phải
được bồi thường; lẽ ra phải làm rõ trách nhiệm của chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao
độ là Công ty điện lực 2 …”.

You might also like