(123doc) - Thuc-Tap-Tong-Hop-Cong-Ty-Cp-San-Xuat-Da-Granite-Phu-Minh-Trong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 81

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG & QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------------------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP


Cơ sở thực tập: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ GRANITE

PHÚ MINH TRỌNG

Sinh viên thực hiện :


Lớp :
Giảng viên hướng dẫn : Th.S HỒ XUÂN HƯỚNG

Bình Định, tháng 5/2018


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan báo cáo thực tập tổng hợp tại cơ sở thực tập “Công ty CP
sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng” trong thời gian qua là do chính em thực hiện,
các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong báo cáo là trung thực. Những thông
tin tham khảo trong bài báo cáo đều được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Nếu
không đúng như đã nêu trên, em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về báo cáo của
mình.
Bình Định, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Người cam đoan
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô
trong khoa TCNH & QTKD lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gửi đến giáo
viên hướng dẫn Th.S Hồ Xuân Hướng người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em
hoàn thành bài báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các phòng ban của Công ty CP
sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm
hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.
Cuối cùng em xin cảm ơn các anh chị phòng ban của Công ty đã giúp đỡ,
cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành bài thực tập của mình.
Trong quá trình thực tập tại Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng,
bản thân em đã cố gắng nắm bắt, trang bị thêm hiểu biết mới nhưng vì thời gian có
hạn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn ít nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, lỗi sai trong bài báo cáo này. Vậy nên em kính mong nhận được sự
góp ý kiến của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện bài báo cáo, có điều kiện bổ
sung, nâng cao kiến thức của mình tốt hơn.
Bình Định, ngày 25 tháng 05 năm 2018
Người thực hiện

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ
GRANITE PHÚ MINH TRỌNG...............................................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú
Minh Trọng................................................................................................................2
1.1.1 Tên và địa chỉ của Công ty...........................................................................2

1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý......................................................5

Hình 1.1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty...........................................6


Hình 1.2: Sản phẩm đá ốp lát Granite bề mặt đánh bóng các loại..............................8
Hình 1.3: Sản phẩm đá ốp lát Granite băm các loại...................................................8
Hình 1.4: Sản phẩm đá Granite khò lửa các loại........................................................9
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty.........................................................10
Bảng 1.1 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-
2017......................................................................................................................... 12
Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2015 – 2017) 16
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017...................17
Bảng 1.4: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 - 2017.............................18
Hình 1.6: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017.................18
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của Công ty theo khu vực thị trường giai đoạn 2015
– 2017...................................................................................................................... 21
Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Công ty (2015 – 2017)......22
2.1.2.1. Chính sách sản phẩm – thị trường.......................................................23

2.1.2.2. Chính sách giá.....................................................................................25

Bảng 2.3: Gía một số sản phẩm chính của Công ty.................................................26
2.1.2.3. Chính sách phân phối..........................................................................27

Hình 2.1: Hình thức phân phối trực tiếp..................................................................27


Hình 2.2: Hình thức phân phối gián tiếp..................................................................27
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ qua các hình thức kênh phân phối (2015 – 2017)..........28
2.1.2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng..............................................................28

2.1.2.5. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty...............................................29

Bảng 2.5: Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong năm 2017....................................30
Bảng 2.6: Gía cả một số mặt hàng của Công ty CP Phú Tài....................................30
Bảng 2.7: So sánh một số chỉ tiêu so với đối thủ cạnh tranh....................................31
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của Công ty (2015 – 2017)...........................................32
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng thời gian lao động tại Công ty (2015 – 2017)............33
Bảng 2.10: Bảng năng suất lao động của Công ty (2015 - 2016).............................36
Hình 2.3: Quy trình tuyển dụng lao động thực tế của Công ty.................................37
Bảng 2.11: Chi phí đào tạo lao động cho Công ty...................................................39
Bảng 2.12: Tổng quỹ lương của Công ty (2015 – 2017)..........................................42
Hình 2.4: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty.........................................................45
Hình 2.5: sơ đồ lập kế hoạch sản xuất.....................................................................47
Bảng 2.13: Định mức tiêu hao NVL một số sản phẩm chính của Công ty...............48
Bảng 2.14: Tình trạng tài sản cố định......................................................................49
Bảng 2.15: Bảng so sánh công suất và thời gian thực tế so với công suất và thời gian
làm việc theo chế độ................................................................................................50
Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán................................................................51
2.4.3. Chứng từ và sổ sách kế toán......................................................................53

Hình 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” tại công ty......54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................63

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Nội dung đầy đủ


1 BH & CCDV Bán hàng và cung cấp dịch vụ
2 BHTN Bảo hiểm thất nghiệp
3 BHXH Bảo hiểm xã hội
4 BHYT Bảo hiểm y tế
5 BQ Bình quân
6 BTC Bộ tài chính
7 CP Cổ phần
8 CBCNV Cán bộ công nhân viên
9 DT Doanh thu
10 DTT Doanh thu thuần
11 ĐVT Đơn vị tính
12 GTGT Giá trị gia tăng
13 GVHB Giá vốn hàng bán
14 HTK Hàng tồn kho
15 KPCĐ Kinh phí công đoàn
16 KCS Kiểm nghiệm sản phẩm
17 KCN Khu công nghiệp
18 KTĐ Khai thác đá
19 LĐPX Lao động phân xưởng
20 LN Lợi nhuận
21 LNST Lợi nhuận sau thuế
22 NSLĐ Năng suất lao động
23 NPT Nợ phải trả
24 NV Nhân viên
25 NVL Nguyên vật liệu
26 QĐPX Quản đốc phân xưởng
27 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
28 TSDH Tài sản dài hạn
29 TSNH Trách nhiệm hữu hạn
30 TSCĐ Tài sản cố định

31 TSBQ Tài sản bình quân


32 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
33 TNCN Thu nhập cá nhân
34 TT Thông tư
35 TM Thương mại
36 VCSH Vốn chủ sở hữu
37 VCSHBQ Vốn chủ sở hữu bình quân
38 VAT Thuế giá trị gia tăng
DANH MỤC CÁC BẢNG
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ
GRANITE PHÚ MINH TRỌNG...............................................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú
Minh Trọng................................................................................................................2
Hình 1.1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty...........................................6
Hình 1.2: Sản phẩm đá ốp lát Granite bề mặt đánh bóng các loại..............................8
Hình 1.3: Sản phẩm đá ốp lát Granite băm các loại...................................................8
Hình 1.4: Sản phẩm đá Granite khò lửa các loại........................................................9
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty.........................................................10
Bảng 1.1 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-
2017......................................................................................................................... 12
Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2015 – 2017) 16
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017...................17
Bảng 1.4: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 - 2017.............................18
Hình 1.6: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017.................18
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của Công ty theo khu vực thị trường giai đoạn 2015
– 2017...................................................................................................................... 21
Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Công ty (2015 – 2017)......22
Bảng 2.3: Gía một số sản phẩm chính của Công ty.................................................26
Hình 2.1: Hình thức phân phối trực tiếp..................................................................27
Hình 2.2: Hình thức phân phối gián tiếp..................................................................27
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ qua các hình thức kênh phân phối (2015 – 2017)..........28
Bảng 2.5: Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong năm 2017....................................30
Bảng 2.6: Gía cả một số mặt hàng của Công ty CP Phú Tài....................................30
Bảng 2.7: So sánh một số chỉ tiêu so với đối thủ cạnh tranh....................................31
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của Công ty (2015 – 2017)...........................................32
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng thời gian lao động tại Công ty (2015 – 2017)............33
Bảng 2.10: Bảng năng suất lao động của Công ty (2015 - 2016).............................36
Hình 2.3: Quy trình tuyển dụng lao động thực tế của Công ty.................................37
Bảng 2.11: Chi phí đào tạo lao động cho Công ty...................................................39
Bảng 2.12: Tổng quỹ lương của Công ty (2015 – 2017)..........................................42
Hình 2.4: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty.........................................................45
Hình 2.5: sơ đồ lập kế hoạch sản xuất.....................................................................47
Bảng 2.13: Định mức tiêu hao NVL một số sản phẩm chính của Công ty...............48
Bảng 2.14: Tình trạng tài sản cố định......................................................................49
Bảng 2.15: Bảng so sánh công suất và thời gian thực tế so với công suất và thời gian
làm việc theo chế độ................................................................................................50
Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán................................................................51
Hình 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” tại công ty......54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................63

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT ĐÁ
GRANITE PHÚ MINH TRỌNG...............................................................................2
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú
Minh Trọng................................................................................................................2
Hình 1.1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty...........................................6
Hình 1.2: Sản phẩm đá ốp lát Granite bề mặt đánh bóng các loại..............................8
Hình 1.3: Sản phẩm đá ốp lát Granite băm các loại...................................................8
Hình 1.4: Sản phẩm đá Granite khò lửa các loại........................................................9
Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty.........................................................10
Bảng 1.1 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-
2017......................................................................................................................... 12
Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2015 – 2017) 16
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017...................17
Bảng 1.4: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 - 2017.............................18
Hình 1.6: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017.................18
Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của Công ty theo khu vực thị trường giai đoạn 2015
– 2017...................................................................................................................... 21
Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Công ty (2015 – 2017)......22
Bảng 2.3: Gía một số sản phẩm chính của Công ty.................................................26
Hình 2.1: Hình thức phân phối trực tiếp..................................................................27
Hình 2.2: Hình thức phân phối gián tiếp..................................................................27
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ qua các hình thức kênh phân phối (2015 – 2017)..........28
Bảng 2.5: Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong năm 2017....................................30
Bảng 2.6: Gía cả một số mặt hàng của Công ty CP Phú Tài....................................30
Bảng 2.7: So sánh một số chỉ tiêu so với đối thủ cạnh tranh....................................31
Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của Công ty (2015 – 2017)...........................................32
Bảng 2.9: Tình hình sử dụng thời gian lao động tại Công ty (2015 – 2017)............33
Bảng 2.10: Bảng năng suất lao động của Công ty (2015 - 2016).............................36
Hình 2.3: Quy trình tuyển dụng lao động thực tế của Công ty.................................37
Bảng 2.11: Chi phí đào tạo lao động cho Công ty...................................................39
Bảng 2.12: Tổng quỹ lương của Công ty (2015 – 2017)..........................................42
Hình 2.4: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty.........................................................45
Hình 2.5: sơ đồ lập kế hoạch sản xuất.....................................................................47
Bảng 2.13: Định mức tiêu hao NVL một số sản phẩm chính của Công ty...............48
Bảng 2.14: Tình trạng tài sản cố định......................................................................49
Bảng 2.15: Bảng so sánh công suất và thời gian thực tế so với công suất và thời gian
làm việc theo chế độ................................................................................................50
Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán................................................................51
Hình 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” tại công ty......54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................63
1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của thực tập tổng hợp
Thực tập tổng hợp là cơ hội giúp cho sinh viên có thể vận dụng những lý
thuyết đã học ở trường vào thực tiễn, bên cạnh đó sinh viên chúng em có thể được
cọ sát, học hỏi tích lũy kinh nghiệm, tìm hiểu làm quen các vấn đề thực tế ở các
doanh nghiệp. Từ đó, rút ra kinh nghiệm cho bản thân và bổ sung kiến thức của
mình để có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Ngoài việc hoàn thành chuyên đề thực tập tổng hợp, báo cáo này còn giúp
em củng cố và hệ thống lại những kiến thức đã học. Qua đó làm quen với vấn đề
thực dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá các hoạt động chủ yếu của Công
ty. Đưa ra một số đề xuất, nhận xét đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của công ty, góp
phần giải quyết các vấn đề mà công ty đang hướng đến.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu

Bài báo cáo phân tích quá trình hình thành, phát triển và các hoạt động tại
Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng.
 Phạm vi nghiên cứu

Phân tích tình hinh hoạt động kinh doanh của Công ty CP sản xuất đá
Granite Phú Minh Trọng trong phạm vi 3 năm, từ năm 2015 đến 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Báo cáo thực tập tổng hợp áp dụng phương pháp thống kê, tập hợp phân tích
số liệu, dùng công cụ thống kê tập hợp tài liệu, số liệu công ty sau đó tiến hành
phân tích, sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy được sự biến động của
các đối tượng nghiên cứu để từ đó rút ra nhận xét.
5. Bố cục
Kết cấu báo cáo thực tập tổng hợp được chia làm 2 phần chính:
Phần1: Giới thiệu khái quát chung về Công ty CP sản xuất đá Granite
Phú Minh Trọng.
Phần 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Công ty CP sản xuất đá
Granite Phú Minh Trọng.
2

PHẦN 1

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN


XUẤT ĐÁ GRANITE PHÚ MINH TRỌNG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty CP sản xuất đá Granite
Phú Minh Trọng
1.1.1 Tên và địa chỉ của Công ty
- Tên Công ty: Công ty Cổ phần sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng.
- Tên giao dịch: PMT
- Địa chỉ: Lô H9-H10, Khu Công Nghiệp Phú Tài, Tp. Quy Nhơn, Tỉnh Bình
Định
- Trụ sở chính: Lô A15b – Khu Công Nghiệp Phú Tài, TP. Quy Nhơn, Tỉnh
Bình Định
- Số điện thoại: (056) - 3741.779 - Fax : (056) - 3641.222
- Email: pmtbinhdinh@vnn.com.vn - Web: pmtgranitenotes.com.vn
- Mã số thuế: 4100431631
- Giấy CNĐKKD số: 3503000017 do Sở Kế hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình
Định cấp lần đầu vào ngày 18/12/2001 và thay đổi lần thứ mười một vào
ngày 11/08/009.
- Logo của Công ty:

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty


Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng là một doanh nghiệp ngoài
quốc dân hoạt động theo luật doanh nghiệp. Công ty được thành lập theo giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3503000017 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
Bình Định cấp ngày 18/12/2001 và thay đổi lần thứ mười một vào ngày 11/08/2009.
Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng là Công ty chuyên khai thác
đá và chế biến các loại sản phẩm từ đá Granite, có nhà máy đặt tại KCN Phú Tài vị
3

trí thuận tiện về việc giao thông, đường sắt nằm trên trục quốc lộ 1A xuyên suốt
quốc gia.Vì vậy, thuận tiện cho việc phát triển sản xuất, mở rộng thị trường, giao
lưu hàng hóa. Qua quá trình khảo sát nghiên cứu tiềm năng của tỉnh Bình Định và
các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên. Xuất phát từ yếu tố trên từ tháng 12 năm 2001
các sáng lập thành viên cùng thành lập công ty để hoạt động kinh doanh theo
nguyên tắc tự quản, tự định đoạt doanh nghiệp.
Từ khi thành lập đến nay, Công ty đã từng bước ổn định và phát triển. Cơ
cấu tổ chức bộ máy ngày càng được mở rộng và nâng cao. Trong quá trình sản xuất
kinh doanh bằng nguồn vốn góp và vay ngân hàng Công ty đã đầu tư dây chuyền
sản xuất đá dăm và công nghệ tiên tiến để sản xuất đá ốp lát nhằm đáp ứng nhu cầu
sản xuất trong nước và xuất khẩu. Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng
có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản mở tại ngân hàng.
Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và chế biến các sản phẩm từ đá, phong
phú về màu sắc kích thước và chủng loại.
Công ty ngày càng phát triển, đi từ sản xuất nhỏ đến sản xuất vừa với
phương pháp lúc đầu chủ yếu là lao động thủ công kết hợp máy móc thiết bị đến
dây chuyền công nghệ hiện đại, sản phẩm ngày càng đa dạng chất được khách hàng
công nhận. Mặc hàng của công ty lúc đầu chủ yếu là khai thác những sản phẩm có
sẵn trong tự nhiên phục vụ nhu cầu trong nước và ngoài tỉnh. Hiện nay sản phẩm đã
có mặt trên nhiều nước như: Canada, Nhật Bản, Đức,… Không những thế công ty
không ngừng đẩy mạnh phát triển, phát huy thế mạnh sẵn có, năng động sáng tạo
trong kinh doanh, phát triển sản xuất Công ty đã và đang khẳng định chỗ đứng của
mình trong và ngoài nước.
1.1.3. Quy mô hiện tại của Công ty
Tính tới thời điểm (ngày 31/12/017) Công ty CP sản xuất đá Granite Phú
Minh Trọng có:
 Vốn điều lệ: 19 tỷ đồng

 Tổng tài sản: 130.226.071.119 đồng

o Tài sản ngắn hạn: 87.503.979.767 đồng

o Tài sản dài hạn: 42.722.091.352 đồng

 Tổng số lao động: 160 người


4

Dựa vào các đặc điểm trên ta thấy Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh
Trọng được đánh giá là Công ty có quy mô vừa, đây là loại hình doanh nghiệp được
sử dụng phổ biến ở nước ta hiện nay. Loại hình này giúp cho các doanh nghiệp dễ
dàng hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh
Trọng

1.2.1. Chức năng của Công ty


Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 3503000017 do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bình Định cấp ngày 18/12/2001 và thay đổi lần thứ mười một vào
ngày 11/08/2009. Công ty hoạt động theo ngành nghề kinh doanh, khai thác chế
biến xuất khẩu đá, xây dựng cơ bản nội địa sản xuất, mua bán các loại đá để đáp
ứng cho nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu, nhằm mục tiêu mang lại lợi
nhuận cho Công ty và góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.Trên cơ sở thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh. Thúc đẩy phát triển cơ
sở hạ tầng tạo ra của cải cho xã hội, đồng thời tạo việc làm ổn định cho người lao
động.
1.2.2. Nhiệm vụ của Công ty
- Sử dụng hiệu quả, tối ưu hóa lợi nhuận từ các nguồn vốn, đất đai và các
nguồn lực khác đồng thời chịu trách nhiệm dân sự về toàn bộ tài sản của Công ty.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. Thực hiện
kinh doanh theo đúng pháp luật và quy định của Nhà nước.
- Đăng ký khai thuế và nộp thuế đầy đủ, thực hiện nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, phương pháp
quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Đổi mới công nghệ để phục vụ cho công tác quản lý và sản xuất kinh doanh
nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động, chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần, các chế độ bảo hiểm, vệ sinh an toàn lao động cho cán bộ
công nhân viên trong Công ty.Thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy, công
tác bảo vệ môi trường sinh thái.
1.3. Bộ máy tổ chức của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng
5

1.3.1. Mô hình tổ chức cơ cấu bộ máy quản lý

Đại hội đồng cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám Đốc

Phó Giám Đốc

Phòng Kế Hoạch Phòng Hành Chính Phòng Tài chính –


Kế toán
Kinh Doanh - Nhân Sự

Tổ Trưởng Khai
Quản Đốc Nhà Máy Bộ Phận KCS
Thác Đá

Công Nhân KTĐ

QĐPX QĐPX QĐPX QĐPX QĐPX QĐPX


Cưa Gang Cưa Đánh Thủ công Cắt Quy
Đĩa Saw Chùm Mỹ nghệ Cách
Bóng

LĐPX LĐPX LĐPX LĐPX LĐPX LĐPX


Cưa Gang Cưa Đánh Thủ công Cắt
Saw
Đĩa Chùm Bóng Mỹ nghệ Quy
Cách
Chú thích: Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Quan hệ kiểm soát
6

Hình 1.1: Mô hình bộ máy tổ chức quản lý của Công ty


(Nguồn:Phòng Hành chính – Nhân sự)
1.3.2. Chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất, thông qua định
hướng phát triển của Công ty, quyết định mức cổ tức hàng năm, quyết định mức cổ
tức hàng năm, bổ sung điều lệ của Công ty. Bầu, miễn nhiệm bãi nhiệm thành viên
Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát; quyết định tổ chức giải thể Công ty.
- Hội đồng quản trị: Là cơ quan có quyền lực cao nhất, được quyền bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc. Tất cả quyết định của Giám đốc về hoạt
động chung của Công ty đều phải thông qua Hội đồng quản trị
- Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm
trước pháp luật trong việc điều hành quản lý mọi hoạt động của Công ty theo chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ của Công ty.
+ Tham gia quan hệ giao dịch, ký kết hợp đồng, đồng thời chịu trách nhiệm
trước Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên về kết quả hoạt động kinh doanh
của Công ty. Là người quyết định các chủ trương, chính sách, mục tiêu chiến lược
của Công ty.Ban hành cơ chế quản lý nội bộ công ty
- Phó Giám đốc: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong công tác chỉ đạo
các hoạt động của Công ty. Là người quản lý và thực hiện các quyết định cũng như
điều hành theo ủy nhiệm của Giám đốc. Trực tiếp phụ trách phòng kế hoạch kinh
doanh.
- Phòng Hành chính - Nhân sự: Giúp giám đốc phụ trách công tác quản lý
CBCNV, theo dõi công tác các bộ, quản lý nhân sự, lập kế hoạch lao động về tiền
lương, giải quyết chính sách về bồi dưỡng, đào tạo, tuyển chọn khen thưởng…và
vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động.
+ Quản lý và xây dựng cấp bậc tiền lương, thưởng phù hợp với trình độ và
năng lực sản xuất của cán bộ công nhân viên.
- Phòng Tài chính – Kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế
toán, thống kê của Công ty. Lập kế hoạch cân đối tài chính, tổ chức tốt công tác
hoạch toán kế toán thu nhập, xử lý và trích các hoạt động kinh tế toàn Công ty. Lập
báo cáo kế toán theo chế độ hiện hành, báo cáo tài chính, tổ chức công tác kiểm kê,
quản lý, sử dụng vốn hợp lý. Báo cáo lên Giám đốc kết quả kinh doanh của Công
ty một cách kịp thời giúp cho Giám đốc có những quyết định phương án kinh doanh
7

tối ưu, đồng thời giúp Giám đốc điều hành và quản lý hoạt động kinh tế tài chính có
hiệu quả cao.
- Phòng kế hoạch kinh doanh: Có nhiệm vụ khai thác các nguồn hàng,
điều chuyển về công ty và phân phối giữa các cửa hàng, đại lý. Thực hiện công tác
khảo sát thị trường tìm hướng phát triển mặt hàng kinh doanh, xây dựng chính sách
kế hoạch và phát triển thực hiện. Phòng kế hoạch kinh doanh còn tổ chức và xây
dựng mạng lưới lưu thông, phân phối vật tư, lập báo cáo tình hình kinh doanh và kế
hoạch phát triển nộp lên cấp trên.
- Quản đốc nhà máy: Là người quản lý điều hành tất cả cán bộ sản xuất của
nhà máy và cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với người lãnh đạo cấp trên
trong trường hợp các thành viên của từng phân xưởng không hoàn thành nhiệm vụ
đề ra, hoặc thực hiện không đúng nội dung công ty đề ra.
+ Quản lý, giám sát và kiểm tra công tác ký thuật công nghệ trong sản xuất.
Xây dựng định mức kỹ thuật và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất trong
Công ty. Nghiên cứu cải tiến về công nghệ các sản phẩm mới phục vụ cho sản xuất.
Cải tiến sản phẩm, màu sắc để tạo ưu thế cạnh tranh đáp ứng thị hiếu khách hàng.
Quản lý, kiểm tra thử nghiệm, thí nghiệm phục vu sản xuất và nghiên cứu, tư vấn kỹ
thuật cho khách hàng.
- Bộ phận KCS: Là bộ phận dùng để kiểm nghiệm sản phẩm hàng hóa sản
xuất từ đá Granite, nghiệm thu trước khi đóng gói xuất bán, hoặc đóng gói nhập
kho.
- Tổ trưởng phân xưởg: Là người có trách nhiệm quản lý trực tiếp các công
nhân sản xuất từ phân xưởng của mình và chịu trách nhiệm đối với quản đốc phân
xưởng trong trường hợp công nhân không hoàn thành trách nhiệm hoặc không thực
hiện đúng nội dung được giao.
1.4. Đặc điểm sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất
1.4.1. Đặc điểm sản phẩm
Công ty có nhiều loại sản phẩm đa dạng, khác nhau từ các loại đá với nhiều
tính năng, công dụng hữu ích phục vụ nhu cầu của thị trường. Ngoài các sản phẩm
như đá ốp lát Bazan băm mặt các loạt, đá Marbe, sản phẩm bao bì gỗ... thì sản phẩm
chủ yếu của Công ty là từ đá Granite.Sau đây là một số hình ảnh, tính năng và đặc
điểm của 1 số loại sản phẩm đặc trưng được chế biến từ đá Granite.
8

 Đá Granite đánh bóng: Đá có 1 mặt được mài nhẵng, sáng như gương, có
độ phản ánh sáng tốt, có khả năng chống bám bẩn tốt, rất dễ lau chùi. Thường dùng
cho những nơi đòi hỏi tính sang trọng như nhà hàng, khách sạng, phòng khách...

Vàng Bình Định đậm Vàng Bình Định nhạt Tím Phù Cát

Trắng suối lau Trắng Mỹ An Đỏ Bình Định

Hình 1.2: Sản phẩm đá ốp lát Granite bề mặt đánh bóng các loại
Đá Granite băm: Đá băm là sản phẩm đá tự nhiên phổ biến có tác dụng
chống trơn trượt. Đá băm sau khi khai thác và xử lý có nhiều dạng như băm mặt,
làm cho mặt đá bị nhám. Thường dùng để lát sân vườn, đền thờ ...

Vàng Bình Định đậm Vàng Bình Định nhạt Trắng Mỹ An

Hình 1.3: Sản phẩm đá ốp lát Granite băm các loại


Đá Granite khò lửa: Mặt đá được nung ở nhiệt độ cao làm cho các vân đá vỡ
ra, làm cho đá thay đổi màu sắc và trở nên thô nhám hơn. Với đặc điểm thô nhám
này, người ta thường ốp sàn ở những khu vực dễ bị ẩm ướt chống trơn, trượt.

Vàng Bình Định nhạt Trắng suối lau Trắng Mỹ An


9

Hình 1.4: Sản phẩm đá Granite khò lửa các loại

 Đặc tính của các loại đá Granite:

• Chống thấm, chống ẩm và chịu nước.Chống cháy, cách âm tốt.

• Chống trầy sướt, chống mốc chịu được sự tiếp xúc bề mặt nhiều tại
các khu vực đông người, bền, đẹp cùng thời gian.Dễ dàng lau chùi,
luôn giữ vẻ bóng đẹp.
• Có thể ngăn chặn nhiệt vào mùa hè và giữ nhiệt trong mùa đông.

• Đá Granite tự nhiên an toàn đối với sức khỏe con người khi sử dụng.

Với những ưu điểm của mình mà đá Granite được sử dụng rộng rãi trong
nhiều lĩnh vực như: Trang trí mặt bàn ăn, mặt bếp, quầy bar. Trang trí ngoại
thất, ốp tường và hàng rào, lát sàn.Trang trí cầu thang bộ, cầu thang máy...
1.4.2. Quy trình và thuyết minh về công nghệ sản xuất

Hệ thống cung cấp

Đá khối

Phân xưởng gangsaw Phân xưởng cưa đĩa Phân xưởng cưa chùm

Phân xưởng
đánh bóng
Phân xưởng thủ
Công mỹ nghệ
Phân xưởng
Cắt quy cách
Nhập kho
Bộ phận
Bao bì đóng gói
KCS
Xuất bán
10

Hình 1.5: Sơ đồ tổ chức sản xuất của Công ty


(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh)

 Thuyết minh quy trình sản xuất


Hệ thống cung cấp
Cung cấp các loại đá phục vụ cho quá trình sản xuất (đá khối màu vàng, đen,
đỏ, tím …), ngoài ra còn có các nguyên vật liệu cũng tham gia vào quá trình sản
xuất : Segment, lưỡi cưa, đá mài, … có thể lấy từ mỏ của Công ty hoặc mua ngoài
về sản xuất. Trong đó đá khối là nguyên vật liệu chủ yếu.
Đá khối: Có dạng khối và kích thước lớn nhất là 2,2m x 3m x 2m được khai
thác từ mỏ công ty hoặc mua ngoài loại này dùng cho máy cưa dàn, loại nhỏ dùng
cho máy cưa đĩa hoặc dùng cho phân xưởng thủ công.
Cưa xẻ thành tấm lớn
Được thực hiện bởi 3 dàn máy cưa, cưa dàn ( cưa gangsaw), cưa đĩa cưa
chùm. Đá khối được định vị cố định đưa lên xe gồng và đưa lên dàn máy cưa dàn và
cưa đĩa. Cưa dàn gồm nhiều loại cưa cưa loại gangsaw sản xuất tại ý, cưa đĩa gồm
các lưỡi cưa đĩa hình tròn có đường kính từ 1m – 2.8m để cưa đá khối ra thành
những tấm có kích thước khác nhau.
Mài bóng
Sau khi cưa xẻ đá khối thành những tấm lớn từ máy cưa dàn và máy cưa đĩa,
những tấm đá đó được vận chuyển đến nhà máy để mài bóng. Máy mài bóng có
nhiều đầu mài bóng, đánh những tấm đá thô thành những tấm đá bóng, có độ mịn,
phẳng, đẹp có độ bóng phải đạt từ 70% - 80% so với mặt kính. Những tấm đá được
đánh bóng gọi là bán thành phẩm, có thể bán ra ngoài hoặc đưa ra máy cắt quy
cách, hoặc đưa ra phân xưởng thủ công mỹ nghệ để sản xuất ra những sản phẩm đá
thô đẹp đem bán ra thị trường tiêu thụ.
Máy cắt quy cách
Sau khi những tấm đá được đánh bóng được đưa ra bằng hệ thống con lăn và
cẩu kẹp đưa ra những tấm đá sang máy cắt quy cách. Máy cắt những tấm đá thành
những tấm đá vuông theo những quy cách khác nhau tùy theo đơn hàng của khách
hàng, tạo ra những sản phẩm đá cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
1.5. Khái quát kết quả và hiệu quả kinh doanh của Công ty CP sản xuất đá
Granite Phú Minh Trọng
1.5.1.Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn
2015 – 2017
11

Qua bảng 1.1 về tình hình biến động tài sản – nguồn vốn của Công ty giai
đoạn 2015 – 2017 ta rút ra nhận xét:
12

Bảng 1.1 Tình hình biến động tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015-2017
(ĐVT: Đồng)

So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016


STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Mức +/- % Mức +/- %
TÀI SẢN _ _ _ _ _ _ _
1 TÀI SẢN NGẮN HẠN 88.004.470.754 90.934.815.554 87.503.979.767 2.930.344.800 3,33 -3.430.835.787 -3,77
Tiền và các khoản
1.1 tương đương tiền 8.263.806.352 5.975.195.135 2.585.070.297 -2.288.611.217 -27,69 -3.390.124.838 -56,74
1.2 Các khoản thu ngắn hạn 22.022.929.322 29.158.692.037 24.245.134.503 7.135.762.715 32,40 -4.913.557.534 -16,85
1.3 Hàng tồn kho 57.163.813.546 54.994.568.750 59.448.421.882 -2.169.244.796 -3,79 4.453.853.132 8,10
1.4 Tài sản ngắn hạn khác 553.921.534 806.359.632 1.225.353.085 252.438.098 45,57 418.993.453 51,96
2 TÀI SẢN DÀI HẠN 37.210.701.550 39.509.894.372 42.722.091.352 2.299.192.822 6,18 3.212.196.980 8,13
2.1 Tài sản cố định 32.701.552.420 36.261.868.205 40.175.345.078 3.560.315.785 10,89 3.913.476.873 10,79
2.2 Tài sản dở dang dài hạn 2.646.025.573 1.804.411.281 2.352.494.423 -841.614.292 -31,81 548.083.142 30,37
2.3 Tài sản dài hạn khác 1.863.123.557 1.443.614.886 194.251.851 -419.508.671 -22,52 -1.249.363.035 -86,54
TỔNG TÀI SẢN 125.215.172.304 130.444.709.926 130.226.071.119 5.229.537.622 4,18 -218.638.807 -0,17
NGUỒN VỐN _ _ _ _ _ _ _
1 NỢ PHẢI TRẢ 108.858.224.581 118.879.201.931 114.039.277.015 10.020.977.350 9,21 -4.839.924.916 -4,07
1.1 Nợ phải trả dài hạn 80.868.802.726 86.789.780.076 78.089.855.160 5.920.977.350 7,32 -8.699.924.916 -10,02
1.2 Nợ phải trả ngắn hạn 27.989.421.855 32.089.421.855 35.949.421.855 4.100.000.000 14,65 3.860.000.000 12,03
2 NGUỒN VỐN CSH 16.356.947.723 11.565.507.995 16.186.794.104 -4.791.439.728 -29,29 4.621.286.109 39,96
TỔNG NGUỒN VỐN 125.215.172.304 130.444.709.926 130.226.071.119 5.229.537.622 4,18 -218.638.807 -0,17
(Nguồn: Phòng kế toán)
13

Về tài sản: Quy mô tài sản có sự biến động tăng giữa hai năm 2015 – 2016
nhưng sang năm 2017 giảm xuống. Năm 2015 tổng tài sản là 125.215.172.304 đồng
sang năm 2016 tăng thêm 5.229.537.622 đồng tương ứng tăng 4,18%. Trong năm
2016 vì tình hình Công ty ổn định do đó mở rộng để tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Năm 2017 giá trị giảm đi 218.638.807 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 0,17%
so với năm 2016. Vì trong thời gian này đang khó khăn nên Công ty thu hẹp sản
xuất kinh doanh. Biểu hiện cụ thể qua TSNH và TSDH như sau:
 TSNH của Công ty có sự biến động tăng giảm theo từng năm cụ thể từ năm
2015 – 2017: Năm 2014 tổng TSNH của Công ty đạt 88.004.470.754 đồng nhưng
đến năm 2016 tăng lên đáng kể 90.934.815.554 đồng, tăng 2.930.344.800 đồng với
tỷ lệ tương ứng 3,33%. Năm 2017 TSNH có xu hướng giảm, đạt 87.503.979.767
đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,77%. Nguyên nhân của việc giảm TSNH của Công ty
là do những năm gần đây kinh tế khó khan việc hoạt động của các bạn hàng không
ổn định nên việc thu nợ từ khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn.
 TSDH nhìn chung có xu hướng tăng, cụ thể năm 2015 – 2016 như sau: vào
năm 2015 TSDH là 37.210.701.550 đồng đến năm 2016 tăng 2.299.192.822 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 6,12%. Năm 2017 tiếp tục tăng lên, giá trị tăng thêm là
3.212.196.980 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,13%. TSDH tăng lên do tài sản cố
định tăng điều này tạo điều kiện phát triển và tăng khả năng cạnh tranh cho Công ty.
 Về nợ phải trả: Năm 2015 là 108.858.224.581 đồng đến năm 2016 thì tăng
lên 118.879.201.931 đồng, tăng so với năm 2015 là 10.020.977.350 đồng tương ứng
9,21%, lý do chủ yếu là việc Công ty vay tiền để mở rộng quy mô sản xuất như mua
máy móc thiết bị, xây dựng mở rộng nhà xưởng… Năm 2017 giảm xuống còn
114.039.277.015 đồng giảm so với năm 2016 4.839.924.916 đồng tương ứng với tỷ
lệ giảm 4,07% việc giảm này là một dấu hiệu tốt cho Công ty giảm bớt áp lực thanh
toán.
 Về vốn chủ sở hữu: Có sự biến động qua các năm cụ thể: Năm 2016 đạt
11.565.507.995 đồng tức giảm so với năm 2015 là 4.791.439.728 đồng tương ứng
tỷ lệ giảm 29,29% sang năm 2017 tăng lên 16.186.794.104 đồng tức tăng
4.621.286.109 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 39,96%.
Như vậy quy mô của Công ty có sự mở rộng ở năm 2015 đến năm 2017
trong đó TSNH giảm, TSDH có xu hướng tăng. Bên cạnh đó có sự chuyển biến tích
cực của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh của Công ty.
14

1.5.2. Tình hình biến động kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhìn vào bảng 1.2 là bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công
ty giai đoạn 2015 – 2017 ta rút ra nhận xét về doanh thu, chi phí và lợi nhuận của
Công ty như sau:
 Phân tích doanh thu

Cụ thể năm 2015 về doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt
37.372.518.002 đồng. Đến năm 2016 tăng lên 40.786.389.002 đồng, tăng so với
năm 2015 là 3.413.871.000 đồng tương đương với tỷ lệ tăng 9,13%. Nguyên nhân
khiến cho doanh thu tăng là do giá vốn hàng bán năm 2016 tăng 3.782.584.247
đồng tương ứng tỷ lệ 11,64% so với năm 2015 và năm 2017 tăng 32,87% so với
năm 2016. Do Công ty tiến hành thay đổi phương thức sản xuất và áp dụng công
nghệ mới vào quá trình sản xuất nên chất lượng sản phẩm chất lượng được nhiều
đơn đặt hàng từ khách hàng hơn.
Doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty không được khả quan, năm
2015 đạt 976.906.777 đồng đến năm 2016 thì tăng 913.415.948 đồng tương ứng tỷ
lệ tăng 93,5%. Nguyên nhân là do năm 2016 doanh thu thuần tăng nên lãi từ tiền
gửi ngân hàng tăng lên và lãi thu từ hoạt động bán hàng trả chậm, trả góp. Nhưng
đến năm 2017 chỉ đạt 274.288.654 đồng giảm gần hết so với năm 2016 giảm
1.616.034.071 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 85,49%. Nguyên nhân là do năm 2017
TSDH tăng cần nhiều vốn để phục vụ quá trình mua máy móc thiết bị nên tiền trong
ngân hàng giảm xuống dẫn đến lãi tiền gửi ngân hàng giảm làm cho doanh thu giảm
mạnh.
Đối với khoản thu nhập khác năm 2016 đạt 636.356.364 đồng tăng so với
năm 2016 là 12.986.364 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 2,08% spo với năm 2015 và năm
2017 chỉ đạt 198000000 đồng. Khoản thu nhập này là từ hoạt động bán các đá vụn
trong quá trình tạo ra thành và hoạt động thanh lý từ TSCĐ của Công ty.
 Phân tích chi phí

Chi phí sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng trong quản lý kinh tế
của công ty, nó gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngoài việc sản xuất và cung cấp ra
thị trường chất lượng sản phẩm cao thì đòi hỏi Công ty phải tìm cách tiết kiệm chi
phí, thu hồi vốn nhanh, mang lại lợi nhuận
15

Chi phí tài chính năm 2015 là 2.197.180.862 đồng đến năm 2016 tăng lên
2.226.287.966 đồng tăng so với năm 2015 với tỷ lệ 1,32% tương ứng tăng
29.107.104 đồng. Sang năm 2017 chi phí tài chính giảm xuống còn 1.346.917.216
đồng, giảm so với năm 2016 879.370.750 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 39,5%.
Nguyên nhân là do chi phí lãi vay giảm vì Công ty tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi để
kinh doanh do đó tiền lãi vay giảm xuống làm cho chi phí tài chính cũng giảm theo.
+ Chi phí bán hàng hàng là khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động
tiêu thụ hàng hoá. Năm 2016 là 467.189.843 đồng tăng so với năm 2015 là
69.891.119 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 17,59%. Nguyên nhân tăng là ngoài chi
phí cho nhân viên bán hàng như tiền lương, phụ cấp…Công ty phải chịu các khoản
chi phí phát sinh từ việc phải bảo hành sản phẩm, hàng.Nhưng sang năm 2017 giảm
còn 155.839.782 đồng giảm 311.350.061 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 66,64% so với
năm 2016. Nguyên nhân là do công ty thay đổi phương thức xây dựng giá bán tại
các kho tập trung, thuê các đơn vị vận chuyển về các vùng tiêu thụ bằng hình thức
áp dụng giá bán tại kho của công ty và khách hàng tự vận chuyển hàng về.
+ Để một doanh nghiệp phát triển bền vững thì đòi hỏi việc quản lý doanh
nghiệp đó phải được thực hiện tốt do đó Công ty đầu tư khá nhiều vào chi phí quản
lý doanh nghiệp. Năm 2016 đạt giá trị 2.045.240.570 đồng tăng nhẹ so với năm
2015 là 20.764.367 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 1,03 %. Sang năm 2017 giảm xuống
còn 1.113.670.257 đồng, giảm đi 931.570.313 đồng tỷ lệ giảm tương ứng là 45,55%
tuy nhiên vẫn giữ tỷ trọng cao trong tổng chi phí.
 Lợi nhuận của Công ty

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận sau thuế có sự biến
động qua các năm. Cụ thể lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2015 là
1.236.649.115 đồng sang năm 2016 tăng thêm 424.940.111 đồng tương ứng tỷ lệ
tăng 34,36%. Năm 2017 tiếp tục tăng, đạt giá trị là 2.364.482.866 đồng với tỷ lệ
tăng 42,30% tương ứng tăng 702.893.640 đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng qua
các năm, năm 2016 là 1.713.806.144 đồng tăng so với năm 2015 394.023.941 đồng
tương ứng 29,86%, đến 2017 giá trị này tăng thêm 19,62%. Điều này cho thấy hoạt
động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả và được sự tín nhiệm từ khách hàng.
Qua phân tích trên chi phí là vấn đề lớn mà doanh nghiệp cần quan tâm nhất,
Công ty cần giảm thiểu các khoản chi phí để nâng mức lợi nhuận đạt hiệu quả kinh
doanh. Công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng, bán được nhiều sản phẩm làm tăng
doanh thu và kết quả lợi nhuận sau thuế tăng hiệu quả.
16

Bảng 1.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2015 – 2017)
(ĐVT: Đồng)

So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016


STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Mức +/- % Mức +/- %
1 Doanh thu BH & CCDV 37.372.518.002 40.786.389.002 52.908.128.637 3.413.871.000 9,13 12.121.739.635 29,72
2 Các khoản giảm trừ DT 0 0 0 0 0,00 0 0,00
3 DTT về BH & CCDV 37.372.518.002 40.786.389.002 52.908.128.637 3.413.871.000 9,13 12.121.739.635 29,72
4 Giá vốn hàng bán 32.493.819.875 36.276.404.122 48.201.507.170 3.782.584.247 11,64 11.925.103.048 32,87
5 LN gộp về BH & CCDV 4.878.698.127 4.509.984.880 4.706.621.467 -368.713.247 -7,56 196.636.587 4,36
6 DT hoạt động tài chính 976.906.777 1.890.322.725 274.288.654 913.415.948 93,50 -1.616.034.071 -85,49
7 Chi phí tài chính 2.197.180.862 2.226.287.966 1.346.917.216 29.107.104 1,32 -879.370.750 -39,50
Trong đó: chi phí lãi vay 2.197.180.862 2.226.287.966 1.346.917.216 29.107.104 1,32 -879.370.750 -39,50
8 Chi phí bán hàng 397.298.724 467.189.843 155.839.782 69.891.119 17,59 -311.350.061 -66,64
9 CP quản lý doanh nghiệp 2.024.476.203 2.045.240.570 1.113.670.257 20.764.367 1,03 -931.570.313 -45,55
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.236.649.115 1.661.589.226 2.364.482.866 424.940.111 34,36 702.893.640 42,30
11 Thu nhập khác 623.370.000 636.356.364 198.000.000 12.986.364 2,08 -438.356.364 -68,89
12 Chi phí khác 167.990.650 155.687.910 0 -12.302.740 -7,32 -155.687.910 -100,00
13 Lợi nhuận khác 455.379.350 480.668.454 198.000.000 25.289.104 5,55 -282.668.454 -58,81
14 Tổng LN kế toán trước thuế 1.692.028.465 2.142.257.680 2.562.482.866 450.229.215 26,61 420.225.186 19,62
15 Thuế TNDN 372.246.262 428.451.536 512.496.573 56.205.274 15,10 84.045.037 19,62
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.319.782.203 1.713.806.144 2.049.986.293 394.023.941 29,86 336.180.149 19,62
(Nguồn: Phòng Kế toán)
17

1.5.3. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA):
Lợi nhuận sau thuế
ROA = x 100% (1.1)
Tổng tài sản bình quân
- Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Lợi nhuận sau thuế
ROE = x 100% (1.2)
Vốn chủ sở hữu bình quân

- Tỷ suất doanh lợi doanh thu (ROS):

Lợi nhuận sau thuế


ROS = x 100% (1.3)
Doanh thu thuần

Bảng 1.3: Các chỉ tiêu kinh doanh của Công ty giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

DTT đồng
33.702.989.919 37.372.518.002 40.786.389.002 52.908.128.637
LNST đồng
998.745.459 1.319.782.203 1.713.806.144 2.049.986.293
VCSH đồng
13.026.421.187 16.356.947.723 11.565.507.995 16.186.794.104
VCSH BQ đồng -
14.691.684.455 13.961.227.859 13.876.151.050
Tổng tài
đồng
sản 119.307.377.196 125.215.172.304 130.444.709.926 130.276.071.119
Tổng tài
đồng -
sản BQ 125.215.172.304 127.829.941.115 130.360.390.523
ROA % - 1,05 1,34 1,57
ROE % - 8,98 12,28 14,77
ROS % 2,96 3,53 4,20 3,87

(Nguồn: Phòng Kế toán)


18

Bảng 1.4: Tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 - 2017
So sánh năm So sánh năm
Chỉ Năm Năm Năm
206/2015 2017/2016
tiêu 2015 2016 2017
Mức +/- % Mức +/- %
ROA
(%) 1,05 1,34 1,57 0,29 27,62 0,23 17,16
ROE
(%) 8,98 12,28 14,77 3,3 36,75 2,49 20,28
ROS
(%) 3,53 4,20 3,87 0,67 18,98 -0,33 -7,86

(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Hình 1.6: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
Qua bảng 1.4 là bảng phân tích các tỷ số lợi nhuận và biểu đồ hình 1.4 của
Công ty giai đoạn 2015 – 2017 ta thấy tình hình biến động các tỷ số về khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp ROA, ROE, ROS đều lớn hơn 0 chứng tỏ doanh nghiệp
làm ăn kinh doanh có lãi cho thấy Công ty đang phát triển và làm ăn thuận lợi, cụ
thể:
Chỉ tiêu ROS: Đây là một trong những chỉ tiêu được quan tâm nhiều khi các
nhà đầu tư muốn đầu tư vào doanh nghiệp đó. ROS cho biết trong 100 đồng doanh
thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.. Năm 2015 ROS = 3,53% có
nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 3,53 đồng lợi nhuận sau thuế và năm
19

2016 thì có 4,20 đồng lợi nhuận sau thuế tăng 0,69 đồng so với năm 2015 tương
ứng với tốc tăng 18,98%. Sự biến động này cho thấy các sản phẩm của Công ty có
cải thiện đáng kể về chất lượng, bên cạnh đó chiến lược tiêu thụ sản phẩm của Công
ty có hiệu quả. Đến năm 2017 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 3,87 đồng lợi
nhuận sau thuế giảm 0,33 đồng giảm nhẹ so với năm 2016 với tốc độ giảm là
7.86%. Ở năm 2017 việc giảm doanh lợi doanh thu không phải là một dấu hiệu
chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của Công ty bị giảm sút vì cả doanh thu và lợi nhuận
đều tăng nhưng lợi nhuận tăng chậm hơn so với doanh thu do mới mở rộng quy mô
hoạt động nên công suất sản xuất chưa cao, chi phí quản lý, chi phí khấu hao còn
lớn.
Chỉ tiêu ROA: Chỉ tiêu này thể hiện tính hiệu quả của quá trình tổ chức, quản
lý hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả chỉ tiêu cho biết bình quân cứ 100 đồng
tài sản được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận. Năm 2015 ROA của Công ty là 1,05 điều này cho thấy cứ 100 đồng
tài sản thì nhà đầu tư thu được 1,05 đồng lợi nhuận. Năm 2016 ROA của Công ty là
1,34% tăng so với năm 2015 là 0,29% với tốc độ tăng 27,62%. Đến năm 2017 thì
ROA tăng lên 1,57% tăng 0,23% so với 2016. Điều này thể hiện sự sắp xếp, phân
bổ và quản lý tài sản trong Công ty ngày càng hợp lý và hiệu quả. Tuy nhiên tỷ số
này vẫn còn tăng chậm, Công ty cần tăng khả năng quản lý tài sản để nâng cao kết
quả hoạt động kinh doanh đem lại nguồn lợi nhuận cao hơn nữa.
Chỉ tiêu ROE: Cho biết cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ số này có sự biến động tăng qua các năm. Cụ thể năm
2015, ROE = 8,98% tức là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu đầu tư tạo ra 8,98 đồng lợi
nhuận sau thuế. Năm 2016 ROE tăng lên so với năm 2015 3,3% sang năm 2017 chỉ
số này tiếp tục tăng lên 14,77% với tốc độ tăng 20,28%. Chỉ tiêu này càng cao, cho
thấy các nhà quản trị càng có lợi thế trong việc đi huy động vốn trên thị trường tài
chính để hỗ trợ đầu tư vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN.
Qua phân tích các chỉ số về tỷ suất sinh lợi ở trên có thể thấy rằng , Công ty
sử dụng hiệu quả nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản, tài chính của Công ty đang tăng
dần qua các năm, điều này chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty đang dần ổn định và phát triển theo chiều hướng tốt.Tuy nhiên, tốc độ tăng
vẫn còn thấp Công ty cần có những chính sách để tăng chất lượng sản phẩm, tăng
khả năng bán hàng nhằm tăng doanh thu và lợi nhuận nhằm nâng cao các chỉ tiêu
trên.

PHẦN 2
20

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CP SẢN


XUẤT ĐÁ GRANITE PHÚ MINH TRỌNG
2.1. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và công tác Marketing
2.1.1. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong những năm gần
đây
2.1.1.1. Tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý
Theo tiêu thức này thì Công ty thường xác định theo khu vực địa lý mà Công
ty có thể vươn tới để kinh doanh. Công ty tập trung chủ yếu vào thị trường trong
nước. Đối với những khách hàng trong nước Công ty có chính sách làm việc trực
tiếp với khách hàng của mình. Đối với khách hàng nước ngoài Công ty thực hiện
bán hàng qua các đại diện nước ngoài tại Việt Nam.
Qua bảng 2.1 cho thấy, tại thị trường miền Trung là thị trường tiêu thụ mạnh
nhất, luôn chiếm tỷ trọng lớn của Công ty trong suốt 3 năm qua. Cụ thể, năm 2015
doanh thu 15.853.769.057 đồng đến năm 2016 doanh thu đạt 18.896.347.286 đồng
tăng so với năm 2015 3.042.578.229 đồng tương ứng 19,19%. Năm 2017 tiếp tục
tăng thêm 8.887.600.176 đồng so với năm 2016 tương đương tỷ lệ tăng 47,03%.
Đây là thị trường chính của Công ty, nguyên nhân do thị hiếu của người tiêu dùng
thay đổi, họ có xu hướng chuyển sang các sản phẩm làm từ thiên nhiên. Nắm bắt
được nhu cầu đó Công ty đã tăng cường chính sách Marketing để thu hút khách
hàng và tăng doanh thu lên đáng kể.
Thị trường miền Nam là thị trường đứng thứ của Công ty. Năm 2015 doanh
thu đạt 8.677.367.371 đồng, năm 2016 doanh thu tại thị trường này đạt
9.376.552.714 đồng. Sang năm 2017 doanh thu tăng thêm 699.577.419 đồng so với
năm 2016 với tỷ lệ tương ứng là 7,46%. Do thị hiếu sử dụng mỗi năm khác nhau ,
thị trường miền Nam ưa chuộng sản phẩm mới . Vì vậy Công ty đã nhân cơ hội đó
đưa ra các sản phẩm mới ra thị trường để thu hút khách hàng.
Ngoài những thị trường chính của Công ty, thị trường miền Bắc và nước
ngoài cũng góp một phần nhỏ vào tổng doanh thu của Công ty. Thị trường này là
những thị trường nhỏ lẻ nên Công ty ít có sự đầu tư về công tác nghiên cứu thị
trường cũng như Marketing, đa phần chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng nên Công ty
cần phát triển thị trường này.
21

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh năm 2016/2015 So sánh năm 2017/2016
STT Thị trường
Tỷ Tỷ Tỷ
Doanh thu trọng Doanh thu trọng Doanh thu trọng Mức +/- (%) Mức +/- (%)
(%) (%) (%)

1 Trong nước 33.683.685.364 90,13 35.846.448.628 87,89 45.823.964.058 86,61 2.162.763.264 6,42 9.977.515.430 27,83
Miền Bắc -
1.1 (Hà Nội) 9.152.548.936 24,49 7.573.548.628 18,57 7.963.886.463 15,05 -1.579.000.308 17,25 390.337.835 5,15
Miền Trung
(Bình Định,
1.2 Đà Nẵng) 15.853.769.057 42,42 18.896.347.286 46,33 27.783.947.462 52,51 3.042.578.229 19,19 8.887.600.176 47,03

Miền Nam
1.3 (Tp HCM) 8.677.367.371 23,22 9.376.552.714 22,99 10.076.130.133 19,04 699.185.343 8,06 699.577.419 7,46

2 Nước ngoài 3.688.832.638 9,87 4.939.940.374 12,11 7.084.164.579 13,39 1.251.107.736 33,92 2.144.224.205 43,41

TỔNG 37.372.518.002 100 40.786.389.002 100 52.908.128.637 100 3.413.871.000 9,13 12.121.739.635 29,72

Bảng 2.1: Tình hình kinh doanh của Công ty theo khu vực thị trường giai đoạn 2015 – 2017
(ĐVT: Đồng)

(Nguồn: Phòng Kế toán)


22

2.1.1.2. Tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Công ty

Bảng 2.2: Doanh thu tiêu thụ theo nhóm sản phẩm của Công ty (2015 – 2017)
(ĐVT: Đồng)
So sánh năm So sánh năm
Sản Phẩm Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Mức +/- % Mức +/- %


Vàng Bình 12.539.648.6 15.968.440.4 17.659.228. 1.690.788.5
Định 84 65 973 3.428.791.781 27,34 08 10,59
Tím Phù 9.468.368.4 8.738.746.3 10.853.759. 2.115.012.9
Cát 64 48 275 -729.622.116 -7,71 27 24,20
Trắng Suối 6.682.648.25 5.809.562.4 9.662.475. 3.852.912.9
Lau 7 37 383 -873.085.820 -13,06 46 66,32
Trắng Mỹ 4.724.727.4 6.976.483.5 9.132.763. 2.251.756.04 2.156.280.1
An 86 26 636 0 47,66 10 30,91
Đỏ Bình 3.957.125.11 3.293.156.2 5.599.901. 2.306.745.1
Định 1 26 370 -663.968.885 -16,78 44 70,05
37.372.518.0 40.786.389.0 52.908.128. 12.121.739.6
TỔNG 02 02 637 3413871000 9,13 35 29,72
(Nguồn: Phòng Kế toán)

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu tiêu thụ của các loại sản phẩm không
ngừng tăng lên qua các năm, đặc biệt là loại đá Vàng Bình Định luôn chiếm tỷ trọng
cao trong tổng doanh thu của Công ty. Sản phẩm Vàng Bình Định là mặt hàng
truyền thống của Công ty, trong những năm gần đây doanh thu tăng lên không
ngừng. Năm 2016 doanh thu đá Vàng Bình Định đạt 15.968.440.465 đồng tăng so
với năm 2015 là 27,34% đến năm 2017 tiếp tục tăng thêm 10,59%, lượng tiêu thụ
tăng lên đáng kể đạt 17.659.228.973 đồng. Chứng tỏ đá Vàng Bình Định là sản
phẩm đang được khách hàng ưa chuộng vì vậy Công ty cần đầu tư mua máy móc
thiết bị mới, hiện đại; nâng cao tay nghề để tạo ra các sản phẩm chất lượng cao giữ
uy tín đối với khách hàng. Ngoài đá Vàng Bình Định thì nhìn chung doanh thu của
các sản phẩm khác như Tím Phù Cát, Trắng Suối Lau, Trắng Mỹ An, Đỏ Bình Định
cũng có xu hướng tăng qua các năm. Điều này cho thấy Công ty đã luôn chủ động
tìm kiếm khai thác và mở rộng thị trường thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tăng dần qua
mỗi năm. Doanh thu tăng lên cho thấy chất lượng sản phẩm về mẫu mã, kiểu dáng
được khách hàng ưa chuộng nhiều hơn, chứng tỏ Công ty đã không ngừng vươn lên
tự khẳng định mình, các phòng ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên đã thể hiện tính
nhạy bén trong môi trường kinh doanh và mang lại kết quả cao cho Công ty.
23

2.1.2. Thực trạng công tác Marketing của Công ty


2.1.2.1. Chính sách sản phẩm – thị trường
 Chính sách sản phẩm

Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng là một Công ty chuyên sản
xuất và cung cấp sản phẩm đá Granite với quy mô lớn. Lĩnh vực sản xuất chính của
Công ty là kinh doanh sản xuất, mua bán các sản phẩm từ đá Granite, khai thác đá
Granite. Các sản phẩm từ đá dùng để trang trí cầu thang, trang trí nội thất, ốp tường,
hàng rào; trang trí mặt bàn, mặt bếp, quầy bar… Trong bối cạnh hiện nay, đối thủ
cạnh tranh ngày càng nhiều, Công ty luôn phấn đấu đưa ra các chiến lược mới, lâu
dài để có thể đứng vững trên thị trường. Và chính sách sản phẩm là một trong
những chiến lược quan trọng và hàng đầu của Công ty.
 Về sản phẩm: Công ty vẫn duy trì các mặt hàng đá trang trí nội thất, đây
là sản phẩm chủ lực. Chủng loại đa dạng về kích cỡ, mẫu mã với những kiểu thiết
kế khác nhau để khách hàng có thể tùy ý lựa chọn theo mục đích sử dụng. Hàng
năm Công ty đều nghiên cứu và đưa ra các loại sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng và tăng hiệu quả cạnh tranh cho Công ty. Công ty có 2 thành phẩm
chủ yếu là slaw và sản phẩm cắt quy cách.
 Về danh mục sản phẩm: Công ty hiện tại đang kinh doanh chủ yếu các
loại đá Granite:
- Vàng Bình Định
- Tím Phù Cát
- Trắng Suối Lau
- Trắng Mỹ An
- Đỏ Bình Định
 Đặc điểm sản phẩm: Các sản phẩm của Công ty đa phần là các mặt hàng
đá Granite trang trí nội thất cho nên các sản phẩm đều được chú trọng về mẫu mã,
kiểu dáng, các họa tiết, hoa văn, điêu khắc đòi hỏi phải tinh xảo và đẹp mắt cho nên
hiện nay việc đầu tư vào thiết kế mẫu mã, kiểu dáng được đặt lên hàng đầu. Ngoài
ra Công ty còn sản xuất theo mẫu đặt của khách hàng. Sản phẩm của đá Granite có
rất nhiều loại, mặc dù cùng nguồn nguyên liệu là đá nhưng tùy vào cách gia công,
chế biến mà làm cho đá thay đổi đặc tính ban đầu của nó và cho ra các sản phẩm có
tính năng khác nhau.
24

 Về chất lượng sản phẩm: Sản phẩm đá của Công ty đang xuất bán ra thị
trường đều đòi hỏi rất khắc khe về chất lượng. Công ty quan tâm đến các yếu tố như
độ bền, hệ số an toàn, tuổi thọ của sản phẩm, đảm bảo đúng thiết kế và phù hợp
trong điều kiện từng vùng. Các sản phẩm phải có màu sắc đồng đều, làm từ đá chất
lượng, sản phẩm ổn định theo mẫu, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kích thước,
kiểu dáng. Ngoài ra một số loại đá trang trí nội thất khác như đá tủ bếp, đá cầu
thang, đá tường… cho nên đòi hỏi các sản phẩm phải có màu sắc đa dạng và sang
trọng. Thực hiện hiệu quả việc quản lý nguyên vật liệu, đầu tư đầu vào.
Đối với máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm, do có quy mô sản
xuất lớn nên Công ty có thể đầu tư những dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng
bộ nhằm sản xuất sản phẩm có chất lượng cao. Xác định cơ cấu sản phẩm hợp lý, cơ
cấu sản phẩm phải phù hợp với quy mô của thị trường, không ngừng nghiên cứu
đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao.
 Về cải tiến, đổi mới sản phẩm: Sản phẩm đặc thù của Công ty là sản
phẩm được lựa chọn đa số dựa trên thị hiếu của khách hàng. Do đó, Công ty rất
quan tâm đến việc cải tiến, đổi mới sản phẩm để thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của
khách hàng. Hằng năm, Công ty luôn dành ra một khoản chi phí để nghiên cứu và
phát triển ra sản phẩm mới, cải tiến sản phẩm cũ hay thiết kế một sản phẩm mới
hoàn toàn, tạo ra nhiều sản phẩm với mẫu mã đa dạng, thu hút khách hàng.
 Dịch vụ cung ứng cho khách hàng: Đây là vũ khí cạnh tranh của Công
ty, các dịch vụ như bão hành, sửa chữa, hình thức thanh toán, giao hàng tận nơi…
luôn luôn được Công ty đảm bảo thực hện một cách tốt nhất để làm hài lòng khách
hàng. Các dịch vụ này sẽ càng phong phú cùng với mức độ cạnh tranh trên thị
trường.
 Chính sách thị trường

Thị trường tiêu thụ ngoài nước của Công ty còn hạn chế một số nước như
Nhật Bản, Pháp, Canada… Công ty chỉ tập trung ở thị trường trong nước và một số
tỉnh thành: TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Bình Định… Trong đó, thị trường
mục tiêu của Công ty những năm gần đây tập trung vào thị trường miền Trung và
miền Nam là chủ yếu. Đây là thị trường mà khách hàng đòi hỏi về chất lượng, kiểu
dáng cũng như mẫu mã của sản phẩm. Bên cạnh đó, nó cũng là thị trường có rất
nhiều đối thủ cạnh tranh nhắm tới và luôn mong muốn giành được. Vì vậy Công ty
rất xem trọng vào việc phân khúc thị trường theo 2 hình thức vị trí địa lý và tâm lý
25

khách hàng. Phát triển tkhoong những thị trường trong nước mà còn ở nước ngoài,
đưa sản phẩm với mẫu mã đẹp, chất lượng cao tới tay người tiêu dùng.
Qua đó, thị trường mục tiêu của Công ty là các khách hàng trong và ngoài
nước (chủ yếu trong nước), những người có thu nhập trung bình trở lên,và các
doanh nghiệp, các tổ chức.
2.1.2.2. Chính sách giá
 Mục tiêu định giá

Việc xác lập chính sách giá một cách đúng đắn là một nội dung quan trọng
trong chiến lược marketing với Công ty nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi,
có hiệu quả và chiếm lĩnh thị trường. Yếu tố giá là một nhân tố quan trọng góp phần
dẫn đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng và là một vũ khí cạnh tranh được
Công ty sử dụng khá tốt trong việc phát triển thị trường mục tiêu của mình.
 Phương pháp định giá

Để có một chính sách giá cả hợp lý cần phải căn cứ vào tình hình thị trường,
chi phí sản xuất, sức cạnh tranh; Công ty phải lập bảng giá và niêm yết giá cho từng
loại sản phẩm và cho từng loại khách hàng. Nếu không có sự đồng ý của ban lãnh
đạo tuyệt đối không được bán giá cao hoặc thấp hơn giá niêm yết.
Đối với sản phẩm bị lỗi, tồn lâu ngày hoặc đã giao cho khách hàng nhưng
chất lượng sản phẩm không đạt theo yêu cầu của hợp đồng, khách hàng yêu cầu
giảm giá thì Giám đốc quyết định giảm giá nhưng giá không vượt quá 15% so với
giá niêm yết. Xây dựng giá khuyến mãi cho khách hàng như mua khối lượng sản
phẩm lớn được giảm giá hay thực hiện các đợt giảm giá theo thời kỳ. Gía bán khách
vãng lai hơn khách hàng thường xuyên là 7%. Gía bán cho khách hàng công trình
cao hơn khách hàng thường xuyên là 2% (chưa gồm chi phí vận chuyển và lắp đặt).
Đưa ra một số mức giá không những phù hợp với chi phí của Công ty mà
còn phù hợp với mức giá của các đối thủ cạnh tranh.
 Công ty xác định giá bán sản phẩm dựa vào phương pháp định giá “cộng
lãi kế hoạch vào giá thành”.
Gía bán = Gía thành + Lãi kế hoạch + Thuế (nếu có) (2.1)
Trong đó:
Gía thành = CP tồn đầu kỳ + CP phát sinh trong kỳ - Sản phẩm dở dang cuối
kỳ. (2.2)
26

LNST
Lãi kế hoạch = x 100 (2.3)
Doanh thu thuần BH & CCDV
Ngoài ra, Công ty còn vận dụng linh hoạt chính sách giá qua các thời kỳ
khác nhau như: định giá theo đối thủ cạnh tranh, định giá theo sản phẩm…
Công ty chọn phương pháp cộng lãi vào giá thành vì nó có những ưu điểm:
+ Đơn giản, dễ tính chi phí sản xuất là đại lượng mà Công ty hoàn toàn kiểm
soát được và nắm chắc hơn mức cung – cầu sản phẩm trên thị trường.
+ Nếu tất cả các doanh nghiệp trong cùng một ngành đều sử dụng phương
pháp này thì giảm thiểu sự cạnh tranh về giá. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp
phương pháp này cũng chưa hợp lý, vì nó bỏ qua sự ảnh hưởng của cầu và nhận
thức về giá của khách hàng, khó có thể dung hòa sự cạnh tranh về giá.

Bảng 2.3: Gía một số sản phẩm chính của Công ty


(ĐVT: Đồng)

LOẠI ĐÁ
STT
(Khổ <= 60cm) ĐƠN GIÁ BÁN (đồng/m2)
35
1 Vàng Bình Định 0.000
25
2 Tím Phù Cát 0.000
38
3 Trắng Suối Lau 0.000
24
4 Trắng Mỹ An 0.000
40
5 Đỏ Bình Định 0.000

(Nguồn : Phòng Kế toán)

Đá khổ lớn = Đơn giá + 100.000/m2


Đối với mặt tiền = Đơn giá + 50.000/m2 bao gồm vật tư : keo dán, bách…
Giá trên bao gồm chi phí vận chuyển, nhân công lắp đặt, chưa bao gồm VAT,
và không có bất cứ khoản chi phí phát sinh nào thêm.
Công ty xem xét chính sách giá cả như một công cụ tác động đến sản lượng
sản phẩm tiêu thụ. Ta thấy tùy theo thu nhập của từng nhóm khách hàng khác nhau
mà Công ty sẽ áp dụng mức giá cho phù hợp để đạt được lượng tiêu thụ mong
27

muốn. Những sản phẩm có giá trị cao như Đỏ Bình Định, Vàng Bình Định… phục
vụ cho nhóm khách hàng có thu nhập cao, khó tính trong việc lựa chọn sản phẩm.
2.1.2.3. Chính sách phân phối
Chính sách phân phối là một hệ thống nhằm đưa sản phẩm, dịch vụ hoặc giải
pháp đến tay người tiêu dùng vào thời gian, địa điểm và hình thức mà người tiêu
dùng mong muốn. Nó quyết định cung cấp cho khách hàng đúng sản phẩm, đúng
thời gian, đúng vị trí nhằm đạt hiệu quả cao nhất với tối thiểu hóa chi phí.
Hiện nay công ty sử dụng kết hợp 2 hình thúc phân phối là phân phối trực
tiếp và phân phối gián tiếp phục vụ cho quá trình đưa sản phẩm đến với khách hàng
một cách nhanh nhất và tiết kiệm nhất.

Công ty Người tiêu dùng

Hình 2.1: Hình thức phân phối trực tiếp


(Nguồn: Phòng kinh doanh)

Hình thức phân phối trực tiếp: Đây là hình thức tiêu thụ trực tiếp, người
tiêu dùng mua sắm trực tiếp thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Kênh này có
khối lượng sản phẩm tiêu thụ thấp song có ý nghĩa rất quan trọng bởi đối thoại trực
tiếp với người tiêu dùng, thông tin được hoàn toàn chính xác, Công ty có điều kiện,
cơ hội quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của mình. Góp phần củng cố uy tín của Công
ty trên thị trường. Đối với các doanh nghiệp trong nước, Công ty vẫn sử dụng kênh
phân phối trực tiếp. Công ty xây dựng kênh phân phối trực tiếp, doanh nghiệp mua
sản phẩm thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm và giải đáp thắc mắc của khách
hàng một cách trực tiếp tạo lòng tin của khách hàng vào sản phẩm của Công ty.

Đơn vị nhập Nhà bán lẻ


khẩu sản phẩm

Công ty
Đại lý trong nước Người tiêu dùng

Hình 2.2: Hình thức phân phối gián tiếp


(Nguồn: Phòng kinh doanh)
28

Hình thức phân phối gián tiếp: Thông qua đơn vị xuất khẩu và nhà bán lẻ
cùng với đại lý trong nước Công ty đã đưa ra sản phẩm của mình đến tay người tiêu
dùng hoặc đến những thị trường mà Công ty chưa có khả năng vươn tới. Đây là
kênh tiêu thụ mà công ty khó theo dõi và quản lý. Do tính chính xác của những
thông tin phản hồi của kênh này không cao và ít chính xác nên Công ty không thích
ứng kịp thời với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường.

Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ qua các hình thức kênh phân phối (2015 – 2017)
(ĐVT: Đồng)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


Hình thức
kênh phân Tỷ Tỷ Tỷ
phối Doanh thu trọng Doanh thu trọng Doanh thu trọng
(%) (%) (%)
Trực tiếp 8.093.907.681 21,66 12.783.639.210 31,34 12.410.289.237 23,46
Gián tiếp 29.278.610.321 78,34 28.002.749.792 68,66 40.497.839.400 76,54
Tổng 37.372.518.002 100,00 40.786.389.002 100,00 52.908.128.637 100,00

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Năm 2015 kênh phân phối trực tiếp doanh thu đạt 8.093.907.681 đồng chiếm
21,66% trong tổng doanh thu trong khi đó kênh phân phối gián tiếp chiếm tới
78,34% trong tổng doanh thu. Năm 2016 kênh phân phối gián tiếp tiêu thụ giá trị
đạt 12.783.639.210 đồng chiếm 31,34% trong tổng doanh thu trong khi đó kênh
phân phối gián tiếp chiếm tới 75,41% trong tổng doanh thu. Năm 2017 kênh phân
phối trực tiếp giảm so với năm 2016 là 373.349.973 đồng và kênh phân phối gián
tiếp tăng so với năm 2016 là 12.495.089.610 đồng. Nguyên nhân là do Công ty
quyết định lựa chọn kênh phân phối gián tiếp giúp Công ty có thể bán ra một số
lượng sản phẩm trong một thời gian ngắn chứ không nhỏ lẻ như phân phối trực tiếp.
 Danh sách một vài khách hàng trung thành với Công ty như Công ty TNHH
Xuất Nhập Khẩu Tiên Tiên, Công ty TNHH Xuân Nguyên, Công ty TNHH TM và
Dịch Vụ Hoàng Việt Á…
2.1.2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng
+ Quảng cáo: Quảng cáo tạo ra một hình ảnh lâu bền cho sản phẩm, và thu
hút khách hàng. Hiện nay, hình thức quảng cáo chủ yếu của Công ty là gửi hình ảnh
các sản phẩm qua mạng tới khách hàng và quảng cáo trên các loại báo,tạp
chí.Thông qua mạng Internet, đây là hình thức giới thiệu gián tiếp và khuếch trương
29

các sản phẩm.Tuy nhiên trong khâu quảng cáo này Công ty còn khá yếu, cụ thể
Công ty thiếu chương trình quảng cáo trên truyền hình, đây là kênh quảng cáo có
hiệu quả nhất. Nguyên nhân là do quảng cáo truyền hình đòi hỏi chi phí cao hơn, Vì
vậy để tăng hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển của Công ty, cần tăng thêm
chi phí quảng cáo.
Ngoài ra Công ty còn tham gia nhiều hội chợ triển lãm, in ấn các biểu tượng
nhà máy lên áo, mũ để tặng cho khách hàng, chụp ảnh catologe… để giới thiệu sản
phẩm của mình với khách hàng. Công ty đã xây dựng trang web riêng để giới thiệu
sản phẩm của mình để khách hàng biết rõ hơn về thông tin sản phẩm.
+ Quan hệ công chúng: Hàng năm, Công ty tham gia các hội thảo, hội chợ.
Ngoài ra, Công ty còn tham gia ủng hộ các hội từ thiện với sự đóng góp không nhỏ
về vật chất lẫn tinh thần như xây dựng nhà tình nghĩa, trẻ mồ côi không nơi nương
tựa , nhà ảnh hưởng lũ lụt…
+ Khuyến mãi: Công ty có hình thức giảm giá cho khách hàng truyền thống
và những khách hàng mua với khối lượng lớn.
+ Marketing trực tiếp: Công ty giao dịch thông qua nhiều hình thức như: tư
vấn, giới thiệu qua điện thoại, fax, mail… thường được áp dụng cho những khách
hàng truyền thống. Bên cạnh đó Công ty còn gửi mẫu sản phẩm cùng với bản thuyết
minh đến với khách hàng để khách hàng có thể thuận tiện trong quá trình mua sản
phẩm.
+ Bán hàng cá nhân: Cử nhân viên kinh doanh có kinh nghiệm đi gặp gỡ đối
tác, xúc tiến việc ký kết hợp đồng và bao tiêu sản phẩm. Hằng năm cho nhân viên
của mình đi học thêm các nghiệp vụ về bán hàng để nâng cao khả năng bán hàng.
2.1.2.5. Một số đối thủ cạnh tranh của Công ty
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, các
doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì cần phải xem xét, cân
nhắc cẩn thận đối thủ cạnh tranh của mình.Đối thủ cạnh tranh của Công ty là những
đơn vị, công ty sản xuất các mặt hàng đá Granite đã cạnh tranh trên mọi phương
diện giá cả, chất lượng, hình thức thanh toán. Tại Bình Định có khoảng 55 doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế biến đá Granite có quy mô lớn như:
Công ty TNHH Đá Đông Á, Xí nghiệp 380 – Công ty CP Phú Tài... đã tạo ra môi
trường cạnh tranh gay gắt, Công ty gặp phải nhiều khó khăn, thách thức hơn.
30

Bảng 2.5: Phân tích các đối thủ cạnh tranh trong năm 2017
(ĐVT: Đồng)

TÊN CÔNG TY DOANH THU LỢI NHUẬN

XÍ NGHIỆP 380- CÔNG TY CP PHÚ TÀI 338.562.000.000 32.121.600.000

CÔNG TY TNHH ĐÔNG Á 73.047.399.124 3.378.338.548


CÔNG TY CP SX ĐÁ GRANITE PHÚ
MINH TRỌNG 52.908.128.637 2.049.986.293

(Nguồn: Phòng Kế toán

Qua bảng số liệu ta thấy: Doanh thu của Công ty CP sản xuất đá Phú Minh
Trọng năm 2017 là 52.908.128.637 đồng thấp nhất so với hai đối thủ cạnh tranh còn
lại là Công ty TNHH Đông Á và Xí nghiệp 380. Lợi nhuận của Công ty năm 2017
đạt giá trị 2.049.986.293 đồng cũng đứng sau hai đối thủ cạnh tranh của mình. Vì
vậy, Công ty cần mở rộng hơn về uy tín, chất lượng sản phẩm để phát triển nâng cao
tính cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Bảng 2.6: Gía cả một số mặt hàng của Công ty CP Phú Tài
(ĐVT: Đồng/m2)

STT TÊN HÀNG GIÁ


1 Hồng Gia lai 260.000
2 Hồng Vân Canh 245.000
3 Hồng Ca Cao 235.000
4 Trắng Phù Mỹ 260.000
5 Trắng Suối Lau 245.000
6 Đen An Khê 420.000
7 Đỏ Ruby 320.000
( Nguồn: Phòng Kế Toán Công ty CP Phú Tài)

Ta thấy Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng và hai đối thủ cạnh
tranh tương đối giống nhau về mặt hàng và chất lượng sản phẩm tuy nhiên ta thấy
giá của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng thấp hơn so với các đối thủ
cạnh tranh, điều này mang lại lợi thế cho Công ty, Công ty cần phải chú trọng hơn
vào các chương trình quảng cáo khuyến mãi, phân phối sản phẩm để tăng số lượng
tiêu thụ sản phẩm, mang hình ảnh Công ty đến với nhiều người tiêu dùng và không
ngừng nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách
hàng.. Bên cạnh đó cần chú trọng đến các kênh phân phối, khả năng của bộ phận
bán hàng để đem lại lợi thế cạnh tranh cho Công ty.
31

Bảng 2.7: So sánh một số chỉ tiêu so với đối thủ cạnh tranh
Chỉ tiêu Phú Minh Trọng Xí nghiệp 380 Đông Á
Thị trường Trong nước, nước ngoài Trong nước, nước ngoài Trong nước
Các loại đá Granite ốp Sản xuất đá Granite, gỗ, Các loại đá ốp
lát bề mặt mài bóng, lâm sản, vật liệu xây lát bề mặt mài
Loại sản phẩm chính
băm, khò lửa dựng, hàng thủ công mỹ bóng
nghệ
Trung bình,
Giá cả Trung bình Trung bình
cao
Chất lượng sản phẩm Tốt Tốt Tốt
Quảng cáo, các hình
thức xúc tiến sau bán Quảng cáo,
Quảng cáo, quan hệ
Xúc tiến bán hàng, marketing trực marketing trực
công chúng….
tiếp, thiết lập mối quan tiếp,…
hệ đối với khách hàng…
- Chất lượng sản phẩm Có nhiều năm hoạt động - Chất lượng
tốt. trong ngành,có khả năng sản phẩm tốt
bao quát thị trường
- Thị trường tiêu thụ ổn - Chính sách
-Thị trường mở rộng và
định,ổn định. giá hợp lý,linh
Điểm mạnh ổn định
- Có được sự tín nhiệm -Chủng loại sản phẩm đa hoạt
của khách hàng về sản dạng, chất lượng sản - Năng lực sản
phẩm phẩm được nâng cao xuất lớn

- Phát triển sản phẩm - Các chính sách xúc


- Phát triển sản
còn hạn chế tiến bán không đa dạng
phẩm mới còn
- Tốc độ tăng trưởng - Độ mạnh thương hiệu hạn chế
Điểm yếu chậm hơn so với đối thủ chưa cao
- Thị trường
-Uy tín thương hiệu - Giá sản phẩm còn cứng tiêu thụ hẹp
chưa mạnh nhắc và đối cao

2.2.1. Cơ cấu lao động của doanh nghiệp


32

Bảng 2.8: Cơ cấu lao động của Công ty (2015 – 2017)


(ĐVT: Người)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


Chỉ tiêu
SL % SL % SL %
Từ 18-34 90 50 90 54,55 90 56,25
Từ 35-55 60 33,3 54 32,73 45 28,13
Phân theo độ Từ 55-60 20 11,11 12 7,27 20 12,5
tuổi
Trên 60 10 5,56 9 5,45 5 3,12
Tổng cộng 180 100 165 100 160 100
Chưa đào tạo 15 8,33 18 10,91 16 10
Đào tạo nhưng chưa
cấp chứng chỉ 90 50 83 50,30 80 50
Sơ cấp nghề 10 5,56 13 7,88 16 10
Theo trình độ
Trung cấp 20 11,11 10 6,06 10 6,25
chuyên môn
Cao đẳng 20 11,11 16 9,69 13 8,13
Đại học 18 10 19 15,53 20 12,5
Trên Đại học 7 3,89 5 3,03 5 3,12
Tổng cộng 180 100 165 100 160 100
Lao động nữ 45 25 40 24,24 35 21,88
Theo giới tính Lao động nam 135 75 125 75,76 125 78,12
Tổng cộng 180 100 165 100 160 100
(Nguồn: Phòng Kế hoạch)

Qua bảng 2.8, ta thấy số lượng lao động của Công ty qua 3 năm có sự giảm
xuống rõ rệt cho thấy năng suất lao động ngày càng tăng, giảm thiểu được chi phí
nhân công, Công ty đang từng bước hoàn thiện cơ cấu lao động là một dấu hiệu tốt
cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty đang phát triển.
 Về mặt phân công lao động theo độ tuổi

Ta thấy năm 2017, tổng lao động bình quân của Công ty là 160 người, so với
năm 2016 thì số lao động đã giảm đi điều này rất hợp lý với chủ trương. Lao động
là lao động trẻ ở độ tuổi từ 18 tuổi đến 34 tuổi chiếm tỷ trọng 56,25% và từ 35 đến
55 tuổi chiếm 28,13%. Đây là một lực lượng lao động trẻ là một lợi thế của Công ty.
 Về mặt phân công theo trình độ chuyên môn

Lao động của Công ty phần lớn đã qua đào tạo để nắm bắt kiến thức, đáp
ứng cho nhu cầu quá trình sản xuất hiệu quả. Trình độ cao đẳng, đại học và sau đại
học có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2015 lao động đại học là 18 người đến năm
33

2017 là 20 người. Điều này cho thấy sự ổn định trong bộ máy và hợp lý trong công
tác thực hiện chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động, để tránh tình trạng chảy
máu chất xám, lao động bỏ qua công ty đối thủ cạnh tranh Hằng năm, Công ty tăng
cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỹ thuật, tinh
thần đoàn kết và trách nhiệm của người lao động. Mở rộng sản xuất, đầu tư thêm
máy móc thiết bị hiện đại để tăng cường năng suất lao động. Do vậy, lượng lao
động thuê theo trình độ chuyên môn cũng tăng dần qua các năm.
 Về mặt phân công lao động theo giới tính của Công ty ta có thể thấy do
đặc điểm của ngành nghề sản xuất đá nên tỷ lệ lao động nam luôn chiếm tỷ trọng
cao hơn so với lao động nữ. Tại năm 2017 lao động nam là 125 người chiếm
78,12% trong khi đó lao động nữ là 25 người chiếm 21,88%.
2.2.2. Phương pháp xây dựng định mức lao động
Định mức lao động tại công ty là cơ sở để kế hoạch hóa lao động, tuyển
dụng, bố trí, tổ chức và sử dụng lao động phù hợp với công việc, nhiệm vụ sản xuất
kinh doanh của công ty, là cơ sở để xây dựng, đánh giá tiền lương và trả lương gắn
với năng suất chất lượng và kết quả công việc của người lao động, góp phần đưa
công tác tiền lương của công ty đi vào nề nếp.Công ty xây dựng định mức lao động
theo phương pháp mức biên chế. Công thức tổng quát như sau:
Lđb = Lyc + Lpv + Lbs + Lql (2.4)
Trong đó:
Lđb: là lao động định biên của doanh nghiệp, đơn vị tính là người
Lyc: là định biên lao động trực tiếp sản xuất, kinh doanh
Lpv: là định biên lao động phụ trợ và phục vụ
Lql : là định biên lao động quản lý
Lbs : là định biên lao động bổ sung để thực hiện chế độ ngày , giờ
nghỉ theo quy định của pháp luật lao động đối với lao động trực tiếp, phụ trợ và
phục vụ
2.2.3 Tình hình sử dụng thời gian lao động

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng thời gian lao động tại Công ty (2015 – 2017)
(ĐVT: ngày)
34

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


1 Tổng số ngày của năm dương lịch 365 365 365
2 Tổng số ngày nghỉ lễ và chủ nhật 62 62 62
3 Tổng số ngày làm việc theo chế độ 303 303 303
Tổng số ngày vắng mặt: 16 13 12

4 - Nghỉ phép năm 13 10 10


- Nghỉ ốm đau, thai sản, hộp hội công tác 3 3 2
5 Số ngày làm việc thực tế 287 290 291
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Công ty quy định thời gian làm việc của tất cả CBCNV thực hiện theo đúng
quy định hiện hành của Nhà nước.Ca sáng từ 7h-11h - Ca chiều từ 13h-17h (Không
vượt quá 8h/ngày hoặc 48 giờ/tuần).
Cứ một năm làm việc, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường
được nghỉ 12 ngày, làm việc trong điều kiện nặng nhọc, độc hại được nghỉ 14 ngày.
Người làm việc chưa đủ 12 tháng thì được tính tương ứng với số tháng đã làm, cứ
một tháng được nghỉ một ngày.Sau 5 năm làm việc liên tục người lao động được
nghỉ thêm 1 ngày phép năm ( tính từ ngày nhận việc của người lao động).
Người lao động có tổng thời gian nghỉ cộng dồn do tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp quá 6 tháng hoặc nghỉ ốm quá 3 tháng thì thời gian đó không được tính
để hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm.Người lao động được nghỉ ốm đau, thai sản,
điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp… được nghỉ làm việc theo chứng nhận
của bác sĩ và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo Điều lệ BHXH. Nghỉ lễ theo
quy định của Nhà Nước.
Nếu phải tăng ca hay làm việc vào ngày nghỉ sẽ được chấm công và thù lao
theo quy định của Luật lao động hiện hành. Nguyên nhân của việc tăng ca là do các
đơn hàng cần hoàn thành sớm hơn thời hạn so với kế hoạch sản xuất đã đề ra.
2.2.4. Năng suất lao động
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động có thể hoàn
thành một sản phẩm trong một đơn vị thời gian nhất định hoặc thời gian lao động
hao phí để hoàn thành một sản phẩm. Năng suất lao động tính bằng giá trị là tổng
doanh thu (doanh số) trong năm tính trên bình quân đầu người.
35

Năng suất lao động bình quân 1 giờ (W giờ) là chỉ tiêu phản ánh khả năng thực
chất của lao động. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ tay nghề, ý
thức lao động, chất lượng nguyên vật liệu, chất lượng máy móc thiết bị, tổ chức sản
xuất của Công ty...
DTT
Wgiờ = (2.5)
Số lao động trung bình x Số ngày làm việc BQ x Số giờ làm việc BQ
Trong đó: DTT = Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch
vụ + Doanh thu tài chính + Doanh thu khác
Năng suất la động bình quân ngày (Wngày) ngoài các yếu tố giống năng suất
lao động bình quân ngày thì còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian lao động một
ngày (Số giờ làm việc bình quân của một công nhân trong ngày).
DTT
Wngày = (2.6)
Số lao động trung bình x Số ngày làm việc BQ
Năng suất lao động bình quân năm (W năm) là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối
cùng về sử dụng năng suất, thời gian và số lượng lao động. Thường được kết hợp
với các chỉ tiêu khác để đánh giá toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty
DTT
Wngày = (2.7)
Số lao động trung bình
Qua bảng 2.11 là bảng năng suất lao động của Công ty giai đoạn 2015 –
2017 ta thấy,năng suất lao động của Công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm
2016 năng suất lao động bình quân năm đạt 247.190.236 đồng/năm/người tăng
39.565.136 đồng/năm/người tương đương với 19,06% so với năm 2015 đến năm
2017 năng suất lao động bình quân năm là 330.675.804 đồng/năm/người và tăng
đến 83.485.568 đồng/năm/người tương đương với 33,77%.
Qua phân tích ta thấy, chỉ tiêu số công nhân sản xuất giảm xuống và NSLĐ
tăng lên chứng tỏ Công ty đã hợp lý trong việc sa thải nhân viên và đầu tư vào máy
móc thiết bị. Điều này chứng tỏ trình độ tay nghề của người lao động ngày càng
cao, hàm lượng kỹ thuật công nghệ, máy móc đầu tư càng nhiều và tình hình sử
dụng thời gian lao động của Công ty hợp lý.
36

Bảng 2.10: Bảng năng suất lao động của Công ty (2015 - 2016)

So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016


Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
(+/-) % (+/-) %

Doanh thu thuần đồng 37.372.518.002 40.786.389.002 52.908.128.637 3.413.871.000 9,13 12.121.739.635 29,72
Số lao động
trung bình người 180 165 160 -15 -8,33 -5 -3,03
Số ngày làm việc
bình quân ngày 287 290 291 3 1,05 1 0,34
Số giờ làm việc bình
quân giờ 8 8 8 0 0,00 0 0,00

NSLĐ BQ giờ đồng/giờ /người 90.429 106.548 142.043 16.118 17,82 35.495 33,31

NSLĐ BQ ngày đồng/ngay/ người 723.432 852.380 1.136.343 128.948 17,82 283.963 33,31

NSLĐ BQ năm đồng/năm/người 207.625.100 247.190.236 330.675.804 39.565.136 19,06 83.485.568 33,77

(Nguồn: Phòng Kế toán)


37

2.2.5. Tuyển dụng lao động


Nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp là con
người, tức là toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Vì vậy, chiến lược tuyển
dụng lao động trở thành chiến lược then chốt trong việc vận hành doanh nghiệp.
Quy trình tuyển dụng lao động diễn ra như sau:

Xác định nhu Chuẩn bị tuyển Thông báo


cầu tuyển dụng dụng tuyển dụng

Thử việc Phỏng vấn Thu nhận hồ


tuyển chọn sơ

Ra quyết định
tuyển dụng

Hình 2.3: Quy trình tuyển dụng lao động thực tế của Công ty
(Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự)

Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng


Bộ phận nào có nhu cầu tuyển dụng đề xuất nhu cầu tuyển dụng nhân lực
đến bộ phận nhân lực. Nhân viên phụ trách nhân lực có trách nhiệm tổng hợp nhu
cầu cần tuyển dụng và lập kế hoạch tuyển dụng trình lên cấp trên phê duyệt.
Bước 2:Chuẩn bị tuyển dụng
+ Thành lập hội đồng tuyển dụng, quy định rõ về số lượng, thành phần và
quyền hạn của hội đồng tuyển dụng
+ Nghiên cứu các văn bản, quy định của Nhà nước và tổ chức, doanh nghiệp
lien quan đến tuyển dụng.
+ Xác định tiêu chuẩn tuyển chọn: Tiêu chuẩn chung đối với tổ chức, tiêu
chuẩn đối với cá nhân thực hiện công việc.
Bước 3: Thông báo tuyển dụng
+ Thông qua trên báo, đài, internet, các trung tâm giới thiệu việc làm.
+ Trên trang web tuyển dụng của Công ty, dán thông báo trước cổng Công ty
Thông báo tuyển dụng nên ngắn gọn, rõ rang và đầy đủ những thông tin cơ
bản cho ứng viên như yêu cầu về trình độ, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất và đặc
điểm cá nhân…
38

Bước 4: Thu nhận hồ sơ


Sau khi thông báo tuyển dụng lao động, nhân viên phụ trách tuyển dụng tiến
hành nhận hồ sơ lao động xin việc tại phòng tổ chức nhân sự.
+ Hồ sơ xin việc gồm những giấy tờ sau đây theo mẫu thống nhất của nhà
nước: Đơn xin việc, sơ yếu lý lịch có chứng thực, giấy chứng nhận sức khỏe, mức
độ lành nghề, đạo đức, nguyện vọng...Thông qua nghiên cứu hồ sơ có thể loại bớt
một số ứng viên hoàn toàn không đáp ứng các tiêu chuẩn công việc để giảm bớt chi
phí tuyển dụng cho Công ty.
Bước 5:Phỏng vấn tuyển chọn
Sau khi xem xét và duyệt những hồ sơ đạt yêu cầu, Công ty thông báo đến
những lao động được xét tuyển, đến và phỏng vấn để Công ty xét tuyển.Phỏng vấn
được sử dụng nhằm loại bỏ những ứng viên không đạt tiêu chuẩn, hoặc yếu kém rõ
rệt hơn những ứng viên khác mà khi nghiên cứu hồ sơ chưa phát hiện ra.
Bước 6: Thử việc
Mặc dù đã được tuyển dụng, nhưng các ứng viên phải trải qua giai đoạn thử
thách, đó là giai đoạn thử việc. Đây là khoản thời gian mà ứng viên được tiếp xúc
thực tế, là cơ hội để thể hiện khả năng, trình độ của mình có đáp ứng được nhu cầu
công việc hay không. Từ đó nhà tuyển dụng đưa ra quyết định cuối cùng.
Bước 7 :Ra quyết định tuyển dụng
Sau thời gian thử việc, nhà tuyển dụng ra đưa ra quyết định cuối cùng để
chọn những ứng viên phù hợp nhất với công việc và loại bỏ những ứng viên không
đáp ứng được yêu cầu trong công việc. Sau khi quyết định tuyển dụng, công việc
cuối cùng trong quy trình tuyển dụng đó là ký kết hợp đồng, giải thích và trả lời các
câu hỏi của ứng viên về các chế độ của Công ty để ứng viên hiểu rõ.
 Ưu, nhược điểm trong quá trình tuyển dụng

+ Ưu điểm: Việc tuyển dụng mới sẽ giúp tìm kiếm được một lượng nhân viên
mới phù hợp với công việc mà Công ty cần, giúp bổ sung đầy đủ lượng công nhân
cần thiết cho công việc.
+Nhược điểm:Trong quá trình đánh giá có thể bỏ sót những nhân viên có
năng lực nhưng thiếu những kỹ năng giao tiếp. Chi phí tuyển dụng cao hơn so với
việc tuyển dụng nguồn lực từ nội bộ Công ty; ứng viên phải mất thời gian để làm
quen dần với công việc, việc thường xuyên tuyển dụng các nguồn lực bên ngoài sẽ
gây thất vọng cho nhũng người trong tổ chức vì họ sẽ không có cơ hội thăng tiến.
39

2.2.6. Đào tạo lao động


2.2.6.1. Các hình thức đào tạo
 Đào tạo lao động trực tiếp:

Công ty sử dụng phương pháp kèm tại chỗ với những lao động trực tiếp mới
được tuyển vào. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện. Người lao động dễ quan
sát, học hỏi, ghi nhớ…thường được phân công theo kết hoạch đào tạo giữa những
người lành nghề, có kỹ năng cao với những công nhân có trình độ tay nghề thấp.
Cách thức đào tạo diễn ra theo hình thức người hướng dẫn kèm cặp, hướng dẫn tại
chỗ trên máy móc, thiết bị cho những công nhân cần được đào tạo biết cách vận
hành và những công việc khác. Trong quá trình làm việc, các công nhân sẽ quan sát,
học tập, và thực hiện lại công việc theo người hướng dẫn.
Đào tạo bồi dưỡng nghề: áp dụng cho tất cả nhân viên kỹ thuật và công
nhân theo hợp đồng lao động, bồi dưỡng nghề theo chuyên môn.Đối với các công
nhân làm lâu năm, có kinh nghiệm, lành nghề sẽ được đào tạo chuyên sâu về vận
hành các công nghệ mới áp dụng vào quá trình sản xuất của Công ty và đào tạo về
kiến thức nguyên vật liệu từ chính các đối tác cung cấp máy móc, nguyên vật liệu
của Công ty.
 Đào tạo lao động gián tiếp:

Cử đi học bồi dưỡng, bồi dưỡng nghiệp vụ mới, khuyến khích cán bộ học
cao học nâng cao trình độ. Tập trung phát triển lực lượng trưởng phó phòng ban, cử
kế toán trưởng tham gia các khóa học, đào tạo chứng chỉ kế toán, nâng cao chuyên
môn, khả năng làm việc nhóm. Luân chuyển và thuyên chuyển công việc.
2.2.6.2. Ngân quỹ đào tạo

Bảng 2.11: Chi phí đào tạo lao động cho Công ty
(ĐVT: Đồng)

So sánh năm So sánh năm


Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016
Mức +/- % Mức +/- %
Lao động
trực tiếp 45.236.720 60.146.355 72.965.210 14.909.635 32,96 12.818.855 21,31
Lao động
gián tiếp 20.752.390 25.543.952 29.534.105 4.791.562 23,09 3.990.152 15,62
Tổng 65.989.110 85.690.307 102.499.315 19.701.197 29,86 16.809.007 19,62
(Nguồn: Phòng Kế toán)
40

Nhìn vào bảng trên ta thấy chi phí đào tạo lao động trực tiếp của Công ty
chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí đào tạo lao động, chi phí đào tạo lao động trực tiếp
năm 2016 là 10.217.385 đồng tăng 2.000.984 đồng so với năm 2015 tương ứng với
tăng 24,35%, năm 2017 tiếp tục tăng lên 29,29% so với 2016. Nguyên nhân tăng là
do Công ty chú trọng đến đội ngũ lao động nhiều hơn muốn tăng trình độ tay nghề
của người lao động nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.
Tùy vào chiến lược của Công ty mà mỗi năm hình thức đào tạo lao động sẽ
khác. Có như thế Công ty mới thích ứng được với những thay đổi của nhu cầu thị
trường và Công ty sẽ tránh được tình trạng đào tạo bừa bãi không đúng với mục tiêu
đưa ra. Đào tạo lao động phù hợp sẽ tiết kiệm được chi phí cho Công ty và giúp cho
Công ty có những nhân tài phù hợp với từng bộ phận chuyên môn, giúp Công ty
hoàn thành được mục tiêu đề ra.
2.2.6.3. Hiệu quả của đào tạo
Hiệu quả đào tạo không phải chỉ là con số, chứng chỉ cuối khóa, kết quả
quan trọng nhất của công tác đào tạo phải là kết quả thực hiện công việc. Kết quả
này chỉ đạt được khi người được đào tạo áp dụng những gì học được từ khóa đào
tạo và thực hiện công việc.
Với những chính sách đào tạo lao động của Công ty, Cán bộ nhân viên trong
Công ty đã có thêm được những kiến thức và kinh nghiệm cũng như kỹ năng làm
việc để qua đó ứng dụng và phát huy tốt nhất những khả năng, nâng cao chất lượng
lao động, rút ngắn việc hoàn thành công việc một cách nhanh chóng. Nâng cao khả
năng lãnh đạo, điều phối công việc, luôn có những lớp kế cận tiếp thu và phát huy
thêm nữa những thành tựu mà Công ty đã đạt được, càng phát triển vững chắc trên
thị trường. Đối với lao động là những công nhân khai thác, chế biến ở phân xưởng.
Qua những lần đào tạo đó lao động công nhân sẽ nắm bắt được thêm những kỹ
năng, tay nghề để vận hành những máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật mới, ứng
dụng trong công việc khai thác, chế biến sản phẩm, tạo ra những sản phẩm ngày
một chất lượng.
Đối với cán bộ quản lý sau khi được đào tạo tác phong làm việc của các nhân
viên có sự thay đổi, họ làm việc linh hoạt nhạy bén hơn, sắp xếp công việc hợp lý
hơn tránh tình trạng việc dồn việc.
2.2.7. Tổng quỹ lương của Công ty
41

Tổng quỹ lương của Công ty là toàn bộ các khoản tiền mà Công ty phải trả
cho người lao động làm việc và phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh trong
từng thời kỳ của Công ty.
2.2.7.1. Các thành phần của tổng quỹ lương
Qũy lương của Công ty bao gồm các thành phần sau:
+ Tiền lương trả cho công nhân viên theo thời gian làm việc
+ Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên thoeo sản phẩm hay công
việc hoàn thành
+ Tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên trong thời gian nghĩ việc vì
thời tiết, cúp điện, thiếu vật tư...
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được nghĩ phép theo quy định
+ Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên được điều đi công tác
+ Các khoản phụ cấp theo quy định
2.2.7.2. Phương pháp xác định quỹ lương
VKH = VTT + VGT + VBS (2.8)
Trong đó:
VKH: Tổng quỹ lương theo kế hoạch
VTT: Qũy lương bộ phận trực tiếp là khoản tiền trả cho lao động trực tiếp
VGT: Qũy lương bộ phận gián tiếp là khoản tiền trả cho lao động gián tiếp
VBS : Qũy lương bổ sung là các khoản tiền dự phòng đau ốm nghỉ việc…
VTT, VGT,VBS được xác định như sau:
 Qũy lương bộ phận lao động trực tiếp:
VTT = ∑ VTLi x Qi (2.9)
Trong đó: VTLi : Đơn giá tiền lương cho sản phẩm loại i.
Qi : Số lượng sản phẩm hoàn thành loại i.
 Qũy lương bộ phận lao động gián tiếp:
VGT = LĐB x VTLBQ x 12 (2.10)
Trong đó:
VGT : Qũy lương kế hoạch bộ phận lao động trực tiếp.
LĐB : Lương lao động biên theo kế hoạch
VTLBQ: Đơn giá tiền lương kế hoạch bình quân tháng/CNV theo
kế hoạch.
VTLBQ = VTLBQHS+VPCBQ (2.11)
Trong đó:
VTLBQHS : Tiền lương tính theo hệ số cấp bậc bình quân.
VPCBQ : Tiền lương phụ cấp bình quân.
VTLBQHS = TLmin x HCBBQ (2.12)
Với : TLmin : Mức lương tối thiểu chung của Công ty.
42

HCBBQ : Hệ số cấp bậc bình quân của Công ty.


 Qũy lương bổ sung (VBS): Xác định căn cứ vào quỹ lương của năm trước
và quy mô lao động hiện tại của Công ty để xác định một tỷ lệ cụ thể cho các năm
tiếp theo.

Bảng 2.12: Tổng quỹ lương của Công ty (2015 – 2017)


(ĐVT: Đồng)

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


Tổng quỹ lương 6.600.586.917 5.779.810.508 5.191.911.059
Bộ phận trực tiếp 5.954.802.700 5.297.271.023 4.851.410.021
Bộ phận gián tiếp 454.208.709 367.790.197 215.410.021
Bộ phận bổ sung 191.575.508 114.749.288 125.091.017
(Nguồn: Phòng Kế toán)

2.2.8. Đơn giá tiền lương


Như ta đã biết, mỗi sản phẩm có một mức độ hao phí lao động khác nhau nên
việc xác định đơn giá tiền lương của công nhân là khác nhau ở những sản phẩm
khác nhau. Đơn giá tiền lương của Công ty được xác định:

VTLKi = Ti x LBQ x (1+Ki) x t (2.13)


Trong đó:
VTLKi : đơn giá tiền lương cho sản phẩm i.
Ti : định mức lao động cho sản phẩm i.
LBQ : lương bình quân giờ công lao động
Ki : hệ số phụ cấp đối với sản phẩm i
Ngoài ra, Công ty còn áp dụng tính đơn giá tiền lương theo giờ.
VĐG = Vgiờ x Tsp (2.14)
Trong đó:
VĐG : Đơn giá tiền lương
Vgiờ : Tiền lương giờ
Tsp : Mức lương của đơn vị sản phẩm hoặc sản phẩm quy đổi.
Việc xác định đơn giá tiền lương góp phần giúp Công ty dễ dàng trong
việc hoạch toán tiền lương cho công nhân.
43

2.2.9. Các hình thức trả công lao động ở Công ty


2.2.9.1. Hình thức tính lương theo thời gian.
Áp dụng cho bộ phận lao động gián tiếp, trả lương lao động theo thời gian làm
việc, cấp bậc hoặc chức danh và thang lương theo nhà nước quy định.
Mức lương Hệ số quy Phụ cấp (nếu
Tiền lương tháng = x x + (2.15)
tối thiểu định có)
Ăn ca
Mức lương tối thiểu Công ty áp dụng là 1.150.000 đ/tháng.
 Hệ số như sau:

- Giám đốc: hệ số từ 4,98 đến 5,6


- Phó giám đốc, kế toán trưởng: hệ số từ 4,32 đến 4,6
- Nhân viên gia nhận, thủ kho: hệ số từ 1,47 đến 4,48
- Kỹ thuật viên: hệ số từ 1,46 đến 2,81
- Nhân viên văn thư, phục vụ: hệ số 2,31
 Hệ số phụ cấp chức vụ:

+ Trưởng phòng: 0,3


+ Phó phòng: 0,2
Hệ số phụ cấp trách nhiệm:
+ Tổ trưởng: 0,1
+ Thủ quỹ: 0,2
Hệ số phụ cấp độc hại thì tùy theo mức độ ảnh hưởng đến quá trình lao động
của công nhân viên mà xí nghiệp tính. Tiền ăn ca thì có tiền lương làm thêm vào
ngày thường và làm thêm vào ngày nghĩ, lễ, tết.
Tiền lương làm thêm vào ngày thường:

Lương chính x 1.5 x ngày công thêm giờ


Lương thêm giờ = (2.16)
26

Tiền lương làm thêm vào ngày nghĩ, lễ, tết.

Lương chính x 2 x ngày công thêm giờ


Lương thêm giờ = (2.17)
26
44

Ưu điểm: dễ tính toán.

Nhược điểm: tính tự giác người lao động thấp.

Dựa vào số năm kinh nghiệm và thành tích công tác để xác định bậc lương
của mỗi người. Thông thường cứ công tác 2 năm thì nâng 1 bậc lương trừ trường
hợp công tác tốt thì được nâng 1 bậc lương sớm hơn quy định.

2.2.9.2. Hình thức tính lương theo sản phẩm


Áp dụng cho bộ phận lao động trực tiếp, trả lương cho người lao động tính theo
số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lượng sản
phẩm công việc.

Số lượng sản phẩm Đơn giá tiền lương một


Tiền lương tháng = trong tháng x đơn vị sản phẩm (2.18)

Do kết cấu sản xuất của Công ty bao gồm nhiều tổ nên hình thức trả lương
khoán cho mỗi tổ là căn cứ vào chủng loại sản phẩm, số lượng sản phẩm mỗi loại
được sản xuất và đơn giá tiền lương cho từng bộ phận ứng với mỗi sản phẩm. Hình
thức trả lương này còn là một cách để Công ty làm cho người lao động quan tâm
đến công việc nhiều hơn cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm.

Ưu điểm: Dễ kiểm tra, kích thích công nhân sản xuất. Công nhân tích cực
tham gia hoạt động sản xuất, năng suất lao động của một công nhân được tận
dụng một cách tối đa. Phát huy được sáng kiến trong quá trình sản xuất.Tinh
thần tự giác làm việc cao.
Nhược điểm: Khó kiểm soát vì số lượng công nhân đông, công nhân làm
việc cẩu thả để làm được nhiều sản phẩm. Chất lượng của sản phẩm không được
nâng cao. Có thể tạo ra nhiều phế phẩm trong quá trình sản xuất.
2.3. Phân tích công tác quản lý sản xuất
2.3.1. Hình thức và kết cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp
2.3.1.1. Hình thức tổ chức sản xuất
Hệ thống sản xuất của Công ty được phân chia thành các xưởng chính theo
sản phẩm được sản xuất. Mỗi xưởng đảm nhận gia công một số công đoạn sau đó
mỗi tổ gia công một đến hai công đoạn của sản phẩm. Vì vậy hình thức tổ chức sản
xuất của Công ty là chuyên môn hóa công nghệ. Qúa trình sản xuất thành một dây
45

chuyền khép kín cho những sản phẩm tạo ra những đường luân chuyển thẳng dòng
trong khi gia công chế biến.
Theo hình thức này tổ chức sản xuất trở nên đơn giản, chu kỳ sản xuất được
rút ngắn giảm tối đa thời gian chờ giữa các công đoạn, chuyên môn hóa lao động
sau nên dù trình độ tay nghề của người lao động thấp nhưng vẫn đảm bảo năng xuất
lao động cao, cho phép Công ty có thể tiết kiệm được chi phí trên lương lao động
trực tiếp.
2.3.1.2. Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty

Quản đốc nhà máy

Quản đốc phân xưởng

Bộ phận sản xuất Bộ phận phục vụ

Cưa, bổ Bộ phận hoàn thiện Tổ kỹ thuật Tổ phụ trợ

Sửa Kho Bảo


Xử lý bề Cắt quy Bao bì, chữa bãi, vệ, vệ
mặt cách hoàn thiện bốc dỡ sinh

Chú thích: : Quan hệ trực tuyến


: Quan hệ phối hợp

Hình 2.4: Sơ đồ kết cấu sản xuất của Công ty


(Nguồn: Phòng sản xuất)
Mỗi công nhân hoặc nhóm công nhân chịu trách nhiệm về một khâu (máy
móc) trong chuỗi sản xuất của Công ty. Trọng điểm của hình thức này là việc đảm
bảo nguyên nhiên vật liệu, bảo dưỡng thiết bị để cho máy móc có thể hoạt động liên
tục trong thời gian dài. Tại Công ty máy chạy trung bình 9 giờ/ngày, từ 7 giờ sang
đến 17 giờ 30 phút chiều.
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật của các bộ phận
46

Quản đốc nhà máy: Hoạch định, tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đề ra,
tham mưu cho giám đốc và ra quyết định các công việc có liên quan đến sản xuất
của Công ty.
Quản đốc phân xưởng: Kiểm tra, giám sát việc thực hiện ké hoạch sản xuất.
Bộ phận sản xuất chính: Biến nguyên vật liệu thô thành sàn phấm hoản
chỉnh. Gồm các bộ phận nhỏ sau:
 Cưa, bồ: xẻ đá block nguyên khối thánh các khối có rãnh nhỏ, các miếng đá
phăng xen kẽ với các rãnh vừa được cưa và được dính với nhau bởi phần đá chưa
được cưa. Bổ phần đá chưa được cưa này để lấy các miếng đá phẳng.
 Xừ lý bề mặt: Từ miếng đá phẳng hàng các thao tác băm, khò, đánh bóng
để được thành phẩm Slab (Slab: miếng đá phẳng được mài nhẵng 1 mặt).
 Cắt quy cách: Đo, cắt các thành phẩm Slab theo các chỉ sổ được yêu cầu để
tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu câu cùa khách hàng.
 Bao bì, hoàn thiện: Đóng gói các sản phẩm đã hoàn chỉnh hoặc đóng kiện
các thành phẩm Slab.
Bộ phận sản xuất phụ và phụ trợ: là những bộ phận không trực tiếp tham
gia tạo ra sản phẩm nhưng nếu thiếu các bộ phận này thì hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, các bộ phận này gồm: bộ phận kỹ
thuật và bộ phận phụ trợ. Đảm bảo quá trình sản xuất được thực hiện liên tục. Gồm
các bộ phận nhỏ sau:
 Bộ phận sửa chữa: Bảo quản và sửa chữa các loại máy móc, công cụ dụng
cụ, điện, nước phục vụ cho sản xuất.
 Bộ phận kho bãi và bốc dỡ: Sắp xếp, vận chuyển, bốc dỡ, thống kê các
nguyên liệu và sản phẩm. Đảm bảo hàng hóa được lưu chuyển hợp lý trong xưởng
sản xuất.
 Bộ phận vệ sinh và bảo vệ: Đảm bảo vệ sinh trong xưởng sản xuất. Bộ
phận bảo vệ có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát các chuyến xe lưu chuyển hàng từ
ngoài vào trong và từ trong ra ngoài của xưởng sản xuất.
Giữa các bộ phận sản xuất chính, các bộ phận phụ và phụ trợ có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Nếu không có bộ phận phụ và phụ trợ thì các hoạt động sản xuất
sẽ bị gián đoạn và các bộ phận chính không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ
ảnh hưởng đến kết quả Công ty,
47

2.3.3. Phương pháp lập kế hoạch sản xuất


2.3.3.1. Lưu đồ

Yêu cầu khách hàng

Lập kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất

OK

Triển khai

Theo dõi Theo dõi thực hiện


hợp đồng

Báo cáo

Theo dõi thực hiện


Điều chỉnh
hợp đồng

Hình 2.5: sơ đồ lập kế hoạch sản xuất


(Nguồn: Phòng sản xuất)
2.3.3.2. Mô tả
a/ Lập kế hoạch
Phòng kế hoạch kinh doanh tiếp nhận đơn hàng trực tiếp từ khách hàng hoặc
từ lãnh đạo để lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng. Căn cứ lập kế hoạch bao gồm:
- Các yêu cầu của khách hàng (yêu cầu của hợp đồng)
- Tình hình thực hiện các đơn hàng tại thời điểm lập kế hoạch
- Năng lực sản xuất của Công ty
b/ Xem xét và phê duyệt
Trưởng phòng kế hoạch kinh doanh xem xét và phê duyệt kế hoạch sản xuất
cho từng đơn hàng.
48

c/ Triển khai
Kế hoạch sản xuất được phân phối cho quản đốc phân xưởng, quản lý sản
xuất, bộ phận thống kê và các tổ sản xuất liên quan để tổ chức thực hiện.
d/ Theo dõi và báo cáo
Thông tin sản xuất được ghi chép và cập nhật trực tiếp vào các sổ theo dõi tại
các công đoạn theo quy định (sổ theo dõi công đoạn cưa, bổ, công đoạn cắt, công
đoạn đánh bóng).Căn cứ vào các yêu cầu của khách hàng, tình hình thực hiện của
đơn hàng, tiến độ thực hiện các đơn hàng, trưởng phòng kế hoạch kinh doanh điều
chỉnh bổ sung kế hoạch cho phù hợp, có thể là:
- Lập kế hoạch sản xuất mới, thay thế cho kế hoạch sản xuất cũ. Khi phân
phối thu hồi bản cũ để lưu lại. Họp với các bộ phận hàng quan điều chỉnh, bổ sung
trực tiếp vào kế hoạch sản xuất hoặc đơn hàng để triển khai.
2.3.4. Định mức tiêu hao, tình hình sử dụng, bảo quản nguyên vật liệu
của doanh nghiệp
 Định mức tiêu hao nguyên vật liệu

Bất kỳ quá trình sản xuất nào cũng không thể tránh việc hao phí nguyên vật liệu.
Do vậy, vấn đề đặt ra là sản xuất phải làm sao để hao phí nguyên vật liệu nhỏ nhất.
Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Công ty đã trực tiếp chỉ đạo phòng kỹ thuật mà trực
tiếp là các cán bộ công nhân kỹ thuật thực hiện việc kiểm tra lập kế hoạch định mức
tiêu hao nguyên vật liệu đối với những sản phẩm chủ đạo của Công ty.
Bảng 2.13: Định mức tiêu hao NVL một số sản phẩm chính của Công ty

STT Loại đá Kích Thước m3/sản phẩm


1 Vàng Bình Định 0,8x0,6x0,07 0,035
2 Tím Phù Cát 0,3x0,3x0,003 0,02
3 Trắng Suối Lau 0,6x0,6x0,03 0,018
4 Trắng Mỹ An 0,8x0,6x0,07 0,022
5 Đỏ Bình Định 0,5x0,7x0,06 0,015

(Nguồn: Phòng Kế toán)


 Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
Nguyên vật liệu chính:Công ty chuyên khai thác và chế biến đá Granite nên
nguyên vật liệu chính của Công ty lấy từ các mỏ và các đối tác khác.
Nguyên phụ liệu: Guốc mài, gỗ thanh dài, ốc vít, bulong...
Nhiên liệu: Xăng, dầu xe, dầu máy...
49

 Tình hình bảo quản nguyên vật liệu


Vì nguyên vật liệu chính của Công ty là đá Granite, với tính chất khó hư hỏng
khi tiếp xúc với môi trường ngoài trời nên việc bảo quản khá dễ dàng. Tại khu sản
xuất có bãi chứa nguyên vật liệu ngoài trời, đến khi có nhu cầu sản xuất thì vận
chuyển vào.
2.3.5. Cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty
+ Cơ cấu tài sản cố định
Kết cấu tài sản cố định là tỷ trọng của từng loại, từng bộ phận tài sản cố định
chiếm trong toàn bộ TSCĐ xét về mặt giá trị ta có bảng sau:

Bảng 2.14: Tình trạng tài sản cố định

Thời
Thời
Tỷ gian
Nguyên giá gian sử Mức khấu hao Giá trị còn lại
Tên tài sản trọng đã sử
(đồng) dụng (đồng) (đồng)
(%) dụng
(năm)
(năm)
1.Nhà
xưởng, đất 12.846.875.678 23,06 20 16 642.343.783,90 12.204.531.894,10
đai, kiến trúc
2.Máy móc
thiết bị 36.425.798.756 65,39 10 8 3.642.579.875,60 32.783.218.880,40
3.Phương
tiện vận tải 6.087.455.512 10,93 8 6 760.931.939,00 5.326.523.573,00
4.Thiết bị và
tài sản quản
lý 304.853.167 0,55 5 4 60.970.633,40 243.882.533,60
5.TSCĐ
khác 43.579.664 0,08 9 3 4.842.184,89 38.737.479,11
TỔNG 55.708.562.777 100,00 52 37 5.111.668.416,79 50.596.894.360,21

(Nguồn: Phòng Kế toán)


Khấu hao cơ bản TSCĐ, mức khấu hao TSCĐ được xác định theo phương
pháp đương thẳng. Trong đó:
Gía trị còn lại = Nguyên giá – Gía trị khấu hao
Gía trị khấu hao = Mức khấu hao x thời gian đã sử dụng
Nguyên giá
Mức khấu hao = (2.19)
50

Thời gian sử dụng


+ Tình hình sử dụng tài sản cố định
Thời gian làm việc của máy móc hiện tại phụ thuộc vào thời gian làm việc
của người lao động và thời gian cần thiết bảo quản sửa chửa máy móc thiết bị để
cho máy móc thiết bị luôn ở tình trạng sẵn sàng làm việc.
Tại Công ty thời gian làm việc của máy móc cao hơn rất nhiều so với thời
gian thiết kế do đó việc bảo quản nâng cấp máy móc thiết bị sửa chữa phải được
chú trọng. Công suất của máy móc thiết bị phụ thuộc vào công suất thiết kế của máy
móc, trình độ thành thạo và quá trình cung cấp nguyên vật liệu để đảm bảo cho máy
hoạt động tốt mà không bị gián đoạn.
Như vậy, Công ty cần thường xuyên nâng cấp, sửa chữa và giảm thời gian
hoạt động của TSCĐ để TSCĐ được hoạt động tốt hơn, đảm bảo thời gian tuồi thọ
cao hơn khi Công ty sử dụng vượt quá công suất và thời gian làm việc của TSCĐ.

Bảng 2.15: Bảng so sánh công suất và thời gian thực tế so với công suất và thời gian
làm việc theo chế độ

Tên nhóm TSCĐ Chế độ Thực tế


1. Nhà cửa 365 ngày/năm, 24 giờ 360 ngày/năm, 24 giờ
2. Máy móc thiết bị 2 ca/ngày, 4 giờ/ca 3 ca/ngày, 4 giờ/ca
3. Phương tiện di chuyển 30 tấn 32 tấn
4. Thiết bị dụng cụ quản lý 320 ngày/năm , 8 giờ/ngày 360 ngày/năm , 8 giờ/ngày
5. TSCĐ khác 280 ngày/năm, 12 giờ/ngày 285 ngày/năm, 12 giờ/ngày

(Nguồn: Phòng Kế toán)


2.4. Phân tích công tác kế toán tại Công ty
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh cũng như điều kiện và
trình độ quản lý, công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình phân tán. Phòng kế
toán công ty là nơi tập trung xử lý và tổng hợp số liệu kế toán của công ty. Công ty
cổ phần sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng tổ chức bộ máy kế toán đơn giản để
thuận tiện cho việc theo dõi của ban giám đốc.
Phòng kế toán công ty có nhiệm vụ chủ yếu là tập hợp các tài liệu kế toán,
thực hiện các nghiệp vụ kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết đối với các nghiệp vụ kế
toán tài chính có liên quan đến hoạt động của toàn công ty.
51

Mọi công tác kế toán của công ty được triển khai thực hiện đều do kế toán
trưởng thực hiện dưới sự chỉ đạo của công ty.

Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp

Thủ quỹ Kế toán thanh toán Kế toán NVL

Hình 2.6: Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán


( Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

 Nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng: Là người tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán và
toàn bộ các mặt công tác của phòng, là người quản lý về mặt tài chính của công ty.
Kế toán trưởng có quyền dự các cuộc họp của công ty bàn và quyết định về các vấn
đề thu chi, kế hoạch kinh doanh, quản lý tài chính, đầu tư, mở rộng kinh doanh,
nâng cao đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên.
- Kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp làm công việc theo dõi công tác hạch
toán nội bộ, kê khai các loại thuế hàng tháng, năm theo quy định của Nhà nước: lập
tờ khai thuế, quyết toán các loại thuế của công ty theo quy định: thuế GTGT,
TNDN, TNCN…, làm báo cáo kết quả kinh doanh.
- Kế toán NVL: theo dõi tình hình biến động vật tư, tổ chức ghi chép, phản
ánh chính xác, số lương, chất lượng thực tế của từng loại vật liệu nhập, xuất, tồn
kho, vật liệu sử dụng cho sản xuất.
- Kế toán thanh toán: theo dõi các bộ phận tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền
vay ngân hàng, tiền lương, các chế độ theo lương, công nợ phải trả người bán.
- Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt của công ty, thực hiện thu chi tiền
mặt khi có chứng từ, hóa đơn thanh toán hợp lệ. Căn cứ vào phiếu thu, chi của kế
52

toán thanh toán để đối chiếu vào sổ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tính số tiền tồn
quỹ. Đối chiếu tiền mặt tồn quỹ thực tế với số tồn quỹ trên sổ kế toán.
2.4.2. Phân loại chi phí ở Công ty
Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh trọng phân loại chi phí theo khoản
mục như sau:
 Chi phí sản xuất, bao gồm:

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp vào sản phẩm hàng hóa như: Gỗ sơ chế các
loại, ốc vít, đinh bắn, vít ren gỗ,..
Chi phí nhân công trực tiếp: là các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp có
tính chất lương, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ) và phải
khác cho công nhân trực tiếp sản xuất.
Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí được sử dụng ở các phân
xưởng, bộ phận kinh doanh như tiền lương và các trích theo lương của quản đốc,
nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định thuộc phân xưởng, chi phí
vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phát
sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất...
 Chi phí ngoài sản xuất, gồm có:

Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ và
dự trữ sản phẩm sản phẩm hàng hóa, dịch vụ như tiền lương và phụ cấp lương trả
cho nhân viên bán hàng, tiếp thị , vận chuyển, bảo quản, chi phí khấu hao phương
tiện vận tải, chi phí vật liệu, bao bì, dịch vụ mùa ngoài, bảo hành sản phẩm, quản
cáo chi phí khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các chi phí cho bộ máy quản lý công ty, các
chi phí liên quan đến hoạt động chung của công ty như khấu hao TSCĐ cho bộ máy
quản lý; chi phí công cụ dụng cụ, các chi phí khác phát sinh ở phạm vi toàn doanh
nghiệp như lương và các phục cấp lương trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng
quản lý, chi phí vật liệu đồ dùng văn phòng, các khoản thuế, lệ phí, bảo hiểm, chi
phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng doanh nghiệp; chi phí giao dịch, tiếp khách,
công tác phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ khó đòi,..
Cách phân loại chi phí này giúp cho công ty tính được giá thành các sản
phẩm, đồng thời xác định ảnh hưởng của sự biến động từng khoản mục đối với toàn
bộ giá thành sản phẩm nhằm khai thác khả năng tiềm tàng trong nội bộ doanh
53

nghiệp để hạ thấp giá thành; cung cấp thông tin để kiểm soát việc thực hiện chi phí
theo định mức; cung cấp thông tin để định mức chi phí, xác định giá thành định
mức.
2.4.3. Chứng từ và sổ sách kế toán
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ tổng hợp
ghi theo trình tự thời gian trên sổ “Đăng ký chứng từ ghi sổ” và ghi theo nội dung
kinh tế trên sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ được kế toán lập trên cơ sở chứng từ kế toán hoặc bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại. Chứng từ ghi sổ được đánh số liệu liên tục trong
từng tháng hoặc cả năm, có chứng từ kế toán đính kèm và phải được kế toán trưởng
duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
Trình tự ghi sổ:
Hằng ngày, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi kế toán tiền mặt ghi vào sổ quỹ
tiền mặt. Căn cứ vào phiếu nhập kho, hóa đơn kiêm phiếu xuất kho kế toán hàng
hóa ghi vào sổ, thẻ chi tiết các đối tượng có liên quan.
Từ các chứng từ ghi sổ ta tổng hợp lên sổ Cái. Sổ Cái là mẫu số được lập
theo quy định của nhà nước sử dụng theo dõi tổng hợp từng tài khoản, căn cứ đối
chiếu với bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối tháng kế toán căn cứ vào chứng từ ghi sổ ghi vào sổ đăng ký chứng từ
ghi sổ, sổ cái và sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết.
Cuối quý kế toán căn cứ vào sổ cái tiến hành lập bảng cân đối số phát sinh
đối chiếu với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và từ bảng tổng hợp chi tiết sau khi đã đối
chiếu sổ cái, kế toán lập báo cáo tài chính.

Chứng từ gốc

Sổ quỹ Sổ hoặc thẻ kế


Bảng tổng hợp
toán chi tiết
các chứng từ gốc

Sổ đăng kí chứng
Chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp
từ ghi sổ
chi tiết
54

Sổ Cái

Bảng cân đối


Số phát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Chú thích:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng, cuối quý:
Quan hệ đối chiếu:

Hình 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” tại công ty
(Nguồn: Phòng Kế toán)
 Các chính sách áp dụng tại công ty

• Niên độ kế toán: từ ngày 01/01/N đến ngày 31/12/N

• Kỳ kế toán: quý

• Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: đồng Việt Nam

• Chế độ kế toán công ty áp dụng: theo thông tư 200/2014/TT – BTC


ngày 01/01/2015
• Hình thức kế toán áp dụng: Chứng từ ghi sổ

• Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: giá gốc

• Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: theo giá thực tế nhập

• Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường
xuyên
• Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp đường thẳng

• Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp trực tiếp


55

2.4.4. Phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành thực tế đối với một
số sản phẩm chủ yếu
Tuỳ thuộc vào khả năng quy nạp chi phí vào các đối tượng kế toán tập hợp
chi phí sản xuất, kế toán sẽ áp dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất một cách
phù hợp.
Phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp:
- Phương pháp tập hợp trực tiếp áp dụng đối với các chi phí có liên quan trực
tiếp đến đối tượng kế toán tập hợp chi phí đã xác định và công tác hạch toán, ghi
chép ban đầu cho phép quy nạp trực tiếp các chi phí này vào từng đối tượng kế toán
tập hợp chi phí có liên quan.
- Phương pháp này yêu cầu kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách
cụ thể, tỉ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu, tổ chức hệ thống tài khoản, hệ thống sổ
kế toán… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, chỉ có như vậy mới
đảm bảo các chi phí phát sinh tập hợp đúng theo các đối tượng một cách chính xác,
kịp thời và đầy đủ.
Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí gián tiếp:
- Phương pháp phân bổ gián tiếp được áp dụng khi một loại chi phí có liên
quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp trực
tiếp cho từng đối tượng được.
- Theo phương pháp này, trước tiên căn cứ vào các chi phí phát sinh kế toán
tiến hành tập hợp chung các chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng theo địa điểm
phát sinh hoặc nội dung chi phí. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể phải
lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó cho từng đối
tượng liên quan.
- Trường hợp này phải lựa chọn tiêu chuẩn hợp lý để tiến hành phân bổ chi
phí cho các đối tượng liên quan theo công thức:

x Ti (2.20)

Trong đó:
• Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i.
56

• ∑C : Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp cần phân bổ.

• ∑Ti : Tổng đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ.

• Ti : Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i.

- Đại lượng của tiêu chuẩn dùng để phân bổ (một số tác giả gọi là đơn vị
công) được lựa chọn tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Độ tin cậy của thông tin
về chi phí thuộc vào tính hợp lý của tiêu chuẩn phân bổ được lựa chọn.
 Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc
chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất
kinh doanh thực tế đạt được.
 Công thức tính tổng quát giá thành:

Tổng giá thành Gía trị sản Chi phí Gía trị sản
sản phẩm = phẩm dở + sản xuất - - phẩm dở (2.21)
dang trong kỳ dang cuối
kỳ
Bảng 2.16: Giá thành thực tế một số sản phẩm của Công ty năm 2017

Tên sản Số lượng Tổng giá thành Gá thành đơn vị


STT phẩm Màu (m2) ( đồng) (đồng)
1 Đá tấm K90 Vàng BĐ 988,23 262.570.735 265.698
2 Đá tấm K90 Trắng Suối Lau 420,68 117.980.127 280.451
3 Đá tấm K90 Tím Phù cát 321,90 56.400.099 175.210
4 Đá tấm K90 Trắng Mỹ An 479,34 86.422.605 180.295
5 Đá tấm K90 Đỏ Bình Định 234,50 74.956.753 319.645
TỔNG 2.444,65 598.330.318 1.221.299
(Nguồn: Phòng Kế toán)

2.5. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động của Công ty CP sản xuất đá
Granite Phú Minh Trọng
2.5.1. Những ưu điểm
Trong những năm qua, Công ty đã đáp ứng được nhu cầu của người tiêu
dùng nên sản phẩm đá Granite đã liên tục tăng trưởng , mức tiêu thụ năm sau cao
hơn năm so với năm trước, mang lại lợi nhuận cao. Điều này chứng tỏ hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty tương đối ổn định và hiệu quả, tạo được việc làm
và thu nhập, nâng cao đời sống của cán bộ nhân viên của Công ty. Trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty đã được những thành tích đáng khích lệ, cụ
thể đó là:
57

 Thị trường tiêu thụ: Thị trường tiêu thụ của Công ty tương đối rộng khắp
trong và ngoài nước, Công ty luôn tìm cách tích cực mở rộng thị trường, thường
xuyên tham gia các hội chợ triển lãm và cử cán bộ đi nước ngoài thăm dò thị
trường.
 Chính sách sản phẩm: Sản phẩm của Công ty có mẫu mã đa dạng, nhiều
kích cỡ khác nhau, rất thuận lợi cho khách hàng trong việc tìm kiếm lựa chọ sản
phẩm. Công ty đã đa dạng hóa về mẫu mã, kích thước sản phẩm nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước và nước ngoài. Công ty không ngừng củng cố và đẩy
mạnh vị thế của mình trên thị trường với cơ sở sản xuất tiên tiến, hiện đại, sản phẩm
của công ty luôn đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính nhất.
 Chính sách phân phối: Công ty đang từng bước hoàn thiện hệ thống phân
phối ngoài nước, tăng cường đầu tư cho các hoạt động xúc tiến hỗ trợ bán hàng.
Hiện nay sản phẩm đã có mặt trên nhiều nước như: Thái Lan, Canađa, Nhật Bản,
Đài Loan, Ấn Độ…Hệ thống website của công ty luôn được cập nhật các sản phẩm
cũng như chương trình khuyến mãi để khách hàng dễ theo dõi.
 Chính sách lao động: Công ty có chế độ lương, thưởng, chế độ đãi ngộ,
bảo hiểm cho người lao động hợp lý, cách chấm công công khai, minh bạch, chính
sách đào tạo hợp lý. Giúp cho người lao động an tâm và có động lực trong quá trình
làm việc, năng xuất lao đọng tăng lên tiết kiệm chi phí đáng kể. Đội cũ cán bộ nhân
viên trẻ, công nhân viên hơn 100 người với sự nhiệt huyết, trách nhiệm và không
ngừng nâng cao tay nghề.
Sản xuất: Trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng nguồn vốn góp và vay
ngân hàng Công ty đã đầu tư dây chuyền sản xuất đá dăm và công nghệ tiên tiến để
sản xuất đá ốp lát nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và xuất khẩu.Công ty
đã bố trí hợp lý trên cơ sở dự báo nhu cầu của thị trường, của những đơn đặt hàng.
Bên cạnh những thành tích đạt được còn có sự đóng gớp của tập thể cán bộ
công nhân viên của Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng đã biết vận
dụng một cách khoa học, sang tạo cơ chế thị trường vào sản xuất, tạo ra những sản
phẩm mới có chất lượng cao được khách hàng ưa chuộng.
Từ những cơ sở trên, Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng đã
đứng vững trên thị trường và làm ăn có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao góp phần
xây dựng và làm giàu cho đất nước cũng là nhờ vào sự cố gắng không ngừng của
Ban lãnh đạo và nhân viên trong Công ty. Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh
Trọng đã tạo dựng được uy tín với đối tác, bạn hàng đồng thời luôn là Công ty năng
58

nổ trong việc đóng góp ngân sách Nhà nước và tạo công ăn việc làm cho người lao
động.
2.5.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nhất định Công ty cũng còn không ít những mặt
hạn chế:

- Chính sách xúc tiến bán hàng: Công ty tiêu thụ được sản phẩm nhưng chính
sách tiêu thụ sản phẩm cảu Công ty chưa được đẩy mạnh. Công tác nghiên cứu thị
trường, xúc tiến bán hàng và các dịch vị kèm theo của Công ty còn rất bị động,
không thực hiện thường xuyên còn hạn chế về nâng lực cán bộ, hạn chế về ngoại
ngữ.

- Chính sách giá: Gía cả sản phẩm hiện tại còn cao cho nên sản phẩm được
tiêu dùng hạn chế trong bộ phận khách hàng có thu nhập cao, ít được sử dụng rộng
rãi.

- Kế toán: Công ty áp dụng hình thức “chứng từ ghi sổ’’, tuy đơn giản nhưng
việc ghi chép của kế toán bị trùng lặp, thường dồn vào cuối tháng nên gây khó khăn
cho kế toán trong việc ghi chép. Để áp dụng hình thức ghi sổ này đòi hỏi trình độ
của các kế toán viên tương đối đồng đều.

Công ty kiểm tra chất lượng theo KCS (kiểm tra chất lượng ở sản phẩm cuối
cùng), không còn phù hợp trong giai đoạn hiện nay bởi những nhược điểm của nó

tổn thất do sự sai hỏng sản phẩm lớn, gây thiệt hại cho doanh nghiệp, mất uy tín của
công ty sản phẩm của công ty.

Hệ thống website mới chỉ đưa thông tin về sản phẩm chứ chưa cho phép mua trực
tuyến.
Quy trình sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng nên hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty không đồng đều.
Việc tuyển dụng lao động vẫn còn hạn chế, mang tính chất chủ quan của
người tuyển dụng nên nhiều trường hợp lao động tuyển vào không đáp ứng được
yêu cầu về trình độ chuyên môn của công việc.
Cũng như nhiều doanh nghiệp khác, chế độ trả lương theo sản phẩm mà
Công ty đang áp dụng có nhiều ưu điểm song vẫn tồn tại những nhược điểm, đó là:
những công nhân làm việc chạy theo số lượng không quan tâm chất lượng sản phẩm
cũng như bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị…
59

2.6. Các đề xuất hoàn thiện


Ý tưởng:

- Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước, ngoài
nước, tăng cường các hoạt động quảng bá thương hiệu, xúc tiến tiêu thụ sản
phẩm.
- Sản phẩm: Công ty cần phát triển cơ cấu mặt hàng, tránh đơn điệu, đa
dạng hóa mẫu mã sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty. Công ty nên
áp dụng hình thức kiểm tra chất lượng theo quá trình.

 Phương hướng đề xuất hoàn thiện.

- Cố gắng phát huy những ưu điểm đã đạt được.


- Củng cố và mở rộng thị trường trên cả mặt đầu vào và đầu ra.
- Tích cực đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã bằng cách
cải tiến, đổi mới máy móc thiết bị.
- Đẩy mạnh sản xuất kinh doanh nhằm tăng doanh thu, tạo ra nhiều lợi nhuận
góp phần nâng cao đời sống cho các bộ công nhân viên.
- Hạ giá thành một cách hợp lý để phù hợp thu nhập của người tiêu dùng.
- Thúc đẩy quá trình tiêu thụ bằng các chiến lược sản phẩm và chính sách
marketing.
 Biện pháp

Trải qua quá trình thực tập 1 tháng tại Công ty CP sản xuất đá Granite Phú
Minh Trọng theo vốn kiến thức nắm được và sự hiểu biết của em, em có một số ý
kiến đóng góp cho Công ty mình để có thể giúp công ty ngày càng hoàn thiện hơn.
Trong điều kiện thị trường cạnh tranh ngày càng gắt gao và đầy rủi ro như hiện nay
làm thế nào để Công ty phát huy được các thế mạnh của mình và đáp ứng được nhu
cầu khách hàng một cách tốt nhất, em xin đề ra một số giải pháp sau:
- Mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm
Bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều muốn thu lại được lợi nhuận tốt
nhất, muốn có được lợi nhuận thì phải tiêu thụ được nhiều sản phẩm đồng nghĩa với
việc mở rộng thị trường.
+ Trong nước:
60

Hiện nay hệ thống kênh phân phối của Công ty chỉ tập trung chủ yếu ở thị
trường Bình Định mà chưa mở rộng ra các thị trường khác nên dẫn tới lượng tiêu
thụ chưa cao, sản phẩm của Công ty chưa được nhiều người biết đến.
Công ty cần có nhiều chương trình hơn để quản bá hình ảnh, chất lượng và
mẫu mã của sản phẩm đến thật nhiều khách hàng mới như: giảm giá, mua hàng có
quà tặng, tặng quà cho khách hàng thân thiết của Công ty,…
+Nước ngoài:
Thị trường mục tiêu của Công ty chủ yếu là thị trường trong nước, Công ty
cần mở rộng thị trường sang các nước như: Mexico, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
Tập trung đầu tư để nâng cao trình độ của đội ngũ tiếp thị có khả năng phát
hiện nhanh, chính xác nhu cầu của thị trường trong nước và nước ngoài. Xây dựng
các trung tâm thiết kế mỹ thuật sản phẩm cho ngành chế biến đá có đủ điều kiện tạo
ra nhiều mẩu mã, chủng lọai hàng hóa và xúc tiến công tác tuyên truyền, giới thiệu
sản phẩm.
- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.
Thị trường tiêu thụ đá là một thị trường rộng lớn có xu hướng ngày càng tăng
và nhiều biến động, do vậy các doanh nghiệp hoạt động trong ngành này phải luôn
thận trọng với những sự thay đổi của nó. Vì vậy công tác nghiên cứu thị trường
được coi là một khâu quan trọng để hoạt động kinh doanh được ổn định.
Công ty đang có chiến lược phát triển thị trường hiện tại và thâm nhập vào
các thị trường mới nên Công ty cần chú trọng đến công tác nghiên cứu thị trường để
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, thông tin về đối thủ cạnh tranh, các chế độ
nhà nước của thị trường cần thâm nhập,…
Để thực hiện tốt biện pháp Công ty cần hoàn thiện hệ thống marketing bằng
cách tổ chức một bộ phận chuyên thu thập thông tin marketing thường ngày. Các
thông tin thu thập được nhóm nghiên cứu thị trường tiến hành xử lý, đánh giá từ đó
đưa ra chiến lược phát triển cho Công ty và trả lời ban lãnh đạo các vấn đề mà họ
quan tâm.
- Tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin
Chủ động thiết lập mạng thương mại điện tử để giải quyết có hiệu quả những
vấn đề phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, các doanh nghiệp
nên áp dụng mạnh mẽ mạng lưới Internet thông qua việc cập nhật thường xuyên
những thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành,
công tác nghiên cứu thị trường, tiếp thị sản phẩm, quy định của nước nhập khẩu
hàng hóa của từng doanh nghiệp.
61

Tổ chức tốt hệ thống thông tin nội bộ doanh nghiệp, xây dựng các ngân hàng
dữ liệu phục vụ hoạt động sản xuất - kinh doanh. Công việc này đòi hỏi sự thiết kế
tổng thể bao gồm từ các biểu mẫu báo cáo, cách thức lưu trữ, truy cập và xử lý
thông tin đến các phương tiện lưu giữ và truyền tải thông tin.
Tổ chức mua bán trực tuyến trên Website.
- Xây dựng các nguyên tắc trả lương theo sản phẩm hiệu quả
Xây dựng được hệ thống định mức lao động, kinh tế kỹ thuật, căn cứ khoa
học, chính xác.
Kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm phải chặt chẽ, để sản phẩm làm ra đáp
ứng được yêu cầu đã đưa ra.
- Làm tốt công tác tuyển mộ và nâng cao chất lượng tuyển chọn
Chọn lọc hồ sơ kỹ càng tránh tình trạng có nhiều hồ sơ ảo.
Hướng dẫn thử việc và đánh giá thử việc một cách chặt chẽ để lựa chọn đúng
người đúng việc.
- Phát triển trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá
nhân người lao động
Các doanh nghiệp cần đầu tư thỏa đáng để phát triển quy mô bồi dưỡng lại và
đào tạo mới lực lượng lao động, đội ngũ trí thức có chất lượng cao trong các doanh
nghiệp. Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh, trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ khoa
học, kỹ sư, công nhân kỹ thuật để khai thác tối ưu nguyên vật liệu, năng suất máy
móc, thiết bị công nghệ tiên tiến,…
Đặc biệt là cán bộ quản trị, giám đốc phải được tuyển chọn kỹ càng, có trình
độ hiểu biết cao. Giám đốc là nhà lãnh đạo kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động kinh
doanh có hiệu quả nên giám đốc phải có kiến thức về công nghệ, khoa học, về giao
tiếp xã hội, về tâm lý, kinh tế,… tổng hợp những tri thức của cuộc sống và phải biết
vận dụng kiến thức vào tổ chức, ra quyết định những công việc trong thực tiễn hoạt
động của doanh nghiệp
KẾT LUẬN

Việc đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty đòi hỏi cần có tính tổng hợp cao, kết hợp với phân tích chi tiết thông qua nhiều số
liệu, chỉ tiêu để so sánh. Trong mỗi lĩnh vực kinh doanh đều có đặc thù riêng, có
62

chức năng và nhiệm vụ cụ thể. Do đó khó có thể đánh giá và so sánh cùng nhau
được mà chỉ có thể đánh giá tình hình và kết quả của Công ty dựa vào số liệu
những năm gần đây. Vì vậy, việc phân tích đánh giá chỉ bó hẹp trong phạm vi những
số liệu về tình hình hoạt động của Công ty qua các chỉ tiêu: Vốn, lao động, số lượng
sản phẩm tiêu thụ, năng suất lao động bình quân, doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi
nhuận.
Cùng với số liệu thực tế nhận được cùng với những kiến thức đã được trang
bị ở trường và một số kiến thức đã được học hỏi được trong thời gian thực tập ở
Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng, em đã đi vào nghiên cứu thực
trạng hoạt động kinh doanh của Công ty. Qua thời gian thực tập tại Công ty em có
cơ hội quan sát cách làm việc, môi trường làm việc trong thực tế và nhận thấy Công
ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng trong những năm qua đã đạt được những
thành tích đáng kể, xong vẫn còn nhiều hạn chế và cần được quan tâm nhằm đưa
Công ty phát triển bền vững hơn.
Mặc dù đã có cố gắng, song do thời gian thực tập có hạn và còn nhiều hạn
chế về kiến thức lý luận và thực tế nên quá trình tìm hiểu và trình bày bài báo cáo
khó tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của Ban lãnh đạo Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng cùng thầy
cô trong khoa TC-NH & QTKD để bài báo cáo và kiến thức của em được hoàn
thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Th.S Hồ Xuân
Hướng cùng Ban lãnh đạo Công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo
tổng hợp này.
Bình Định, Ngày 25 tháng 5 năm 2018
Sinh viên thực hiện
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Nguyễn Thị Kim Ánh (2017), Bài giảngQuản trị nguồn nhân lực, Tài
liệu lưu hành nội bộ-Trường Đại học Quy Nhơn.
2. Th.S Đặng Thị Thanh Loan (2017), Bài giảng Quản trị sản xuất và tác
nghiệp , Tài liệu lưu hành nội bộ-Trường Đại học Quy Nhơn.
3. Lê Dzu Nhật (2017), Bài giảng Quản trị Marketing, Tài liệu lưu hành nội bộ-
Trường Đại học Quy Nhơn.
4. Đặng Hồng Vương (2018), Bài giảng môn Phân tích hoạt động kinh doanh,
Tài liệu lưu hành nội bộ-Trường Đại học Quy Nhơn.
5. Ts.Hà Thanh Việt (2003), Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB
Đại học Kinh tế Quốc dân.
6. Các bài viết trên Internet.

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY CP SẢN XUẤT ĐÁ
GRANITE PHÚ MINH TRỌNG (2015 – 2017)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017


TÀI SẢN

A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 88.004.470.754 90.934.815.554 87.503.979.767


I. Tiền và các khoản tương đương tiền 8.263.806.352 5.975.195.135 2.585.070.297
1. Tiền 8.263.806.352 5.975.195.135 2.585.070.297
2. Các khoản tương đương tiền
II. Đầu tư tài sản ngắn hạn
1. Chứng khoán kinh doanh
2. Dự phòng giảm giá kinh doah
3. Đầu tư nắm giữ đến đáo hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 22.022.929.322 29.158.692.037 24.245.134.503
1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng
2. Trả trước cho người bán ngắn hạn
3. Phải thu nội bộ ngắn hạn
4. Phải thu theo tiến độ kế hoạch HĐ xây
dựng
5. Phải thu về cho vay ngắn hạn
6. Phải thu ngắn hạn khác
7. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*)
8. Tài sản thiếu chờ xử lý
IV. Hàng tồn kho 57.163.813.546 54.994.568.750 59.448.421.882
1. Hàng tồn kho 57.163.813.546 54.994.568.750 59.448.421.882
2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
V. Tài sản ngắn hạn khác 553.921.534 806.359.632 1.225.353.085
1. Chi phí trả trước ngắn hạn
2. Thuế GTGT được khấu trừ
3. Thuế và các khoản thu Nhà nước
4. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính phủ
5. Tài sản ngắn hạn khác

B - TÀI SẢN DÀI HẠN 37.210.701.550 39.509.894.372 42.722.091.352


I. Các khoản phải thu dài hạn
1. Phải thu dài hạn của khách hàng
2. Vốn kính doanh ở các đơn vị trực thuộc
3. Phải thu dài hạn nội bộ
4. Phải thu dài hạn khác
5. Dự phòng phải thu khó đòi
II. Tài sản cố định 32.701.552.420 36.261.868.205 40.175.345.078
1. Tài sản cố định hữu hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
2. Tài sản cố định thuê tài chính
- Nguyên giá
- Gía trị hao mìn lũy kế
3. Tài sản cố định vô hình
- Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
III. Bất động sản đầu tư
- Nguyên giá
- Gía trị hao mòn lũy kế
IV. Tài sản dở dang dài hạn 2.646.025.573 1.804.411.281 2.352.494.423
1.Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dài
hạn
2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang
V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
1. Đầu tư vào công ty con
2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh
3. Đầu tư dài hạn khác
4. Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác 1.863.123.557 1.443.614.886 194.251.851
1. Chi phí trả trước dài hạn
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại
3. Tài sản dài hạn khác
TỔNG TÀI SẢN
125.215.172.304 130.444.709.926 130.226.071.119

NGUỒN VỐN
C - NỢ PHẢI TRẢ 108.858.224.581 118.879.201.931 114.039.277.015
I. Nợ ngắn hạn 27.989.421.855 32.089.421.855 35.949.421.855
1. Phải trả cho người bán
2. Người mua trả tiền trước
3. Thuế và các khoản nộp Nhà nước
4. Phải trả người lao động
5. Chi phí phải trả
6. Phải trả nội bộ
7. Phải trả theo tiến độ kế hoạch HĐ xây dựng
8. Phải trả ngắn hạn khác
9. Dự phòng phải trả ngắn hạn
10. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
11. Giao dịch mua bán lại trái phiếu Chính
phủ
II. Nợ dài hạn 80.868.802.726 86.789.780.076 78.089.855.160
1. Phải trả dài hạn người bán
2. Chi phí phải trả dài hạn
3. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh
4. Phải trả nội bộ dài hạn
5. Vay và nợ dài hạn
6. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả
7. Dự phòng phải trả dài hạn khác
8. Qũy phát triển khoa học và công nghệ
B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 16.356.947.723 11.565.507.995 16.186.794.104
I. Vốn chủ sở hữu 16.356.947.723 11.565.507.995 16.186.794.104
1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu
2. Thặng dư vốn cổ phần
3. Quyền chọn quyền chuyển đổi trái phiếu
4. Vốn khác của chủ sở hữu
5. Cổ phiếu Qũy (*)
6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái
7. Quỹ đầu tư phát triển
8. Qũy đầu tư phát triển
9. Qũy hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp
10. Qũy khác thuộc vốn chủ sở hữu
11. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối
- LNST chưa phân phối kỳ trước
- LNST chưa phân phối kỳ này
12. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
II. Nguồn vốn kinh phí và quỹ khác
1. Nguồn vốn khinh phí
2. Nguồn vốn kinh phí đã hình thành tài sản
cố định
TỔNG NGUỒN VỐN
125.215.172.304 130.444.709.926 130.226.071.119

(Nguồn: Phòng Kế toán)


Phụ lục 2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty CP sản xuất Phú Minh Trọng giai đoạn 2015 – 2017
(ĐVT: Đồng)

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

1 Doanh thu BH & CCDV 37.372.518.002 40.786.389.002 52.908.128.637


2 Các khoản giảm trừ DT 0 0 0
3 DTT về BH & CCDV 37.372.518.002 40.786.389.002 52.908.128.637
4 Giá vốn hàng bán 32.493.819.875 36.276.404.122 48.201.507.170
5 LN gộp về BH & CCDV 4.878.698.127 4.509.984.880 4.706.621.467
6 DT hoạt động tài chính 976.906.777 1.890.322.725 274.288.654
7 Chi phí tài chính 2.197.180.862 2.226.287.966 1.346.917.216
Trong đó: chi phí lãi vay 2.197.180.862 2.226.287.966 1.346.917.216
8 Chi phí bán hàng 397.298.724 467.189.843 155.839.782
9 CP quản lý doanh nghiệp 2.024.476.203 2.045.240.570 1.113.670.257
10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 1.236.649.115 1.661.589.226 2.364.482.866
11 Thu nhập khác 623.370.000 636.356.364 198.000.000
12 Chi phí khác 167.990.650 155.687.910 0
13 Lợi nhuận khác 455.379.350 480.668.454 198.000.000
14 Tổng LN kế toán trước thuế 1.692.028.465 2.142.257.680 2.562.482.866
15 Thuế TNDN 372.246.262 428.451.536 512.496.573
16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.319.782.203 1.713.806.144 2.049.986.293
(Nguồn: Phòng Kế toán)
Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA CÔNG TY CP SẢN XUẤT ĐÁ
GRANITE PHÚ MINH TRỌNG

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên : Đặng Thị Thu Hằng

Lớp : QTKD K38B

Địa chỉ thực tập : Công ty CP sản xuất đá Granite Phú Minh Trọng

1. Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên :

- Mức độ liên hệ với giáo viên hướng dẫn

…………………………………………………………............................................

………………………………………………............................................................

- Tiến độ thực hiện:

……………………………………………………………………..................

2. Nội dung khóa luận tốt nghiệp:

- Thực hiện các nội dung khóa luận tốt nghiệp:


………………………………………………...

- Thu nhập và xử lý các số liệu thực tế: …………………………………………....

- Khả năng hiểu biết về thực tế và lý thuyết: …………………………………........

3. Hình thức trình bày: …………………………………………………………...

4. Một số ý kiến khác:…………………………………………………………......

5. Đánh giá của giáo viên hướng dẫn: ………………………(…./10)

Bình Định, ngày …… tháng…… năm


2018

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

You might also like