Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 127

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH.........................................................6


1.1. VỊ TRÍ CÔNG TRÌNH...............................................................................................6
1.2. ĐIỀU KIỆN ĐỊA HÌNH, THỦY VĂN, ĐỊA CHẤT................................................6
1.2.1. Đặc điểm địa chất thủy văn.......................................................................................6
1.2.2. Điều kiện địa hình đặc điểm phân bố của các lớp đất...............................................7
1.3. QUY MÔ, ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CÔNG TRÌNH................................................9
1.3.1. Quy mô......................................................................................................................9
1.3.2. Kiến trúc..................................................................................................................10
1.3.3. Kết cấu.....................................................................................................................11
1.3.4. Nền móng.................................................................................................................12
1.4. ĐIỀU KIỆN THI CÔNG..........................................................................................13
1.4.1. Tình hình cung ứng vật tư........................................................................................13
1.4.2. Máy móc thiết bị thi công........................................................................................13
1.5. NHÂN CÔNG...........................................................................................................14
1.6. NGUỒN ĐIỆN..........................................................................................................14
1.7. HỆ THỐNG PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRÊN CÔNG TRƯỜNG............14
1.8. CÔNG TÁC CẤP NƯỚC.........................................................................................14
1.9. CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC..................................................................................14
1.10. GIAO THÔNG CÔNG TRÌNH.............................................................................15
1.11. TRANG, THIẾT BỊ BẢO HỘ, AN TOÀN LAO ĐỘNG....................................15
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG CỌC KHOAN NHỒI16
2.1. LỰA CHỌN BIỆN PHÁP THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI.............................16
2.1.1. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách.......................................16
2.1.2. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách.................................17
2.1.3. Lựa chọn phương pháp thi công cọc khoan nhồi.....................................................18
2.2. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ THI CÔNG.....................................................................18
2.2.1. Chuẩn bị các tài liệu liên quan.................................................................................18
2.3. CHỌN THIẾT BỊ CƠ GIỚI CHO VIỆC THI CÔNG CỌC................................18
2.3.1. Búa rung hạ ống vách..............................................................................................18
2.3.2. Máy khoan tạo lỗ.....................................................................................................19
2.3.3. Chọn máy trộn bentonite.........................................................................................20
2.3.4. Chọn cần cẩu cho việc lắp cốt thép, lắp ống trime để đổ bêtông............................20
2.3.5. Chọn xe vận chuyển vữa trộn và đổ bêtông............................................................21
2.4. QUY TRÌNH THI CÔNG CỌC KHOAN NHỒI..................................................22
2.4.1. Công tác định vị cọc, cân chỉnh máy khoan đất......................................................22
2.4.2. Thi công cọc khoan nhồi..........................................................................................24
2.5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỌC.........................................................................35
2.5.1. Các phương pháp kiểm tra cọc................................................................................35
2.5.2. Chọn phương pháp kiểm tra cho cọc.......................................................................37
2.6. SỰ CỐ VÀ XỬ LÝ SỰ CỐ TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG.........................38
2.7. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CỌC VÀ THỜI GIAN THI CÔNG PHẦN CỌC
NHỒI.................................................................................................................................38
2.7.1. Cọc thử.....................................................................................................................38
2.7.2. Khối lượng cọc........................................................................................................38
2.7.3. Thời gian thi công cọc khoan nhồi..........................................................................40
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG TƯỜNG VÂY.......................42
3.1. TỔNG QUAN VỀ THI CÔNG BẰNG TƯỜNG VÂY BẰNG BTCT.................43
3.2. THI CÔNG TƯỜNG DẪN......................................................................................43
3.2.1. Nhiệm vụ tường dẫn................................................................................................43
3.2.2. Cấu tạo.....................................................................................................................43
3.2.3. Tính toán cốp pha tường dẫn...................................................................................43
3.2.4. Thi công tường dẫn..................................................................................................45
3.3. CHUẨN BỊ BENTONITE GIỮ VÁCH HỐ ĐÀO.................................................47
3.3.1. Pha chế dung dịch bentonite....................................................................................47
3.3.2. Xử lý dung dịch bentonite.......................................................................................47
3.4. THI CÔNG ĐÀO TƯỜNG VÂY............................................................................47
3.4.1. Chọn thiết bị đào......................................................................................................48
3.4.2. Đào tường vây bằng máy đào gầu ngoạm...............................................................51
3.4.3. Kiểm tra việc sụt lở và các biện pháp xử lý việc sụt lở rãnh đào............................52
3.4.4. Công tác làm sạch đáy rãnh đào..............................................................................53
3.4.5. Kiểm tra vách tường vây trong quá trình thi công...................................................54
3.5. LẮP BỘ GIOĂNG CHỐNG THẤM GIỮA CÁC TƯỜNG VÂY.......................55
3.5.1. Mô tả gioăng chống thấm CWS...............................................................................55
3.5.2. Cách lắp đặt.............................................................................................................55
3.6. GIA CÔNG VÀ LẮP ĐẶT LỒNG THÉP..............................................................56
3.6.1. Gia công cốt thép.....................................................................................................56
3.6.2. Tính toán tường trong đất theo phương pháp Sachipana Nhật Bản.........................57
3.6.3. Tính toán chuyển vị đầu tường................................................................................62
3.6.4. Kết quả tính toán bằng phần mềm Msheet..............................................................63
3.6.5. Tính lực căng cáp.....................................................................................................71
3.6.6. Nối cốt thép..............................................................................................................73
3.6.7. Trình tự lắp dựng và hạ lồng thép............................................................................74
3.7. ĐẶT THIẾT BỊ QUAN TRẮC CHUYỂN DỊCH TƯỜNG VÂY........................75
3.8. ĐẶT ỐNG SIÊU ÂM................................................................................................77
3.9. ĐỔ BÊ TÔNG CHO TƯỜNG VÂY.......................................................................77
3.10. THI CÔNG BÊ TÔNG LÓT MÓNG...................................................................77
3.11. THI CÔNG ĐÀI MÓNG........................................................................................78
3.11.1. Công tác cốt thép đài móng...................................................................................78
3.11.2. Tính toán thiết kế cốp pha – sườn đỡ - cây chống.................................................78
3.11.3. Vật liệu sử dụng.....................................................................................................81
3.12. THI CÔNG SÀN TẦNG HẦM..............................................................................82
3.12.1. Biện pháp gia công cốt thép...................................................................................82
3.12.2. Tính khối lượng thép sàn tầng hầm.......................................................................82
3.12.3. Biện pháp đổ bê tông dầm – sàn hầm....................................................................83
3.12.4. Tính toán khối lượng bê tông dầm sàn tầng hầm..................................................84
3.12.5. Chọn xe vận chuyển bê tông..................................................................................85
3.12.6. Chọn máy đầm.......................................................................................................86
CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN.......................87
4.1. TỔNG QUÁT............................................................................................................87
4.2. CHỌN THIẾT BỊ THI CÔNG................................................................................88
4.2.1. Chọn cần cẩu tháp:...................................................................................................88
4.2.2. Chọn vận thăng........................................................................................................89
4.2.3. Máy bơm bê tông.....................................................................................................91
4.3. TÍNH TOÁN CỐP PHA CÂY CHỐNG CHO DẦM, SÀN..................................91
4.3.1. Cấu tạo cốp pha.......................................................................................................91
4.3.2. Tính toán đà ngang đỡ sàn.......................................................................................93
4.3.3. Tính toán đà dọc đỡ sàn...........................................................................................95
4.3.4. Kiểm tra khả năng chịu lực cho chống PAL............................................................97
4.3.5. Chọn cột chống:.......................................................................................................97
4.4. TÍNH TOÁN CỐP PHA – CÂY CHỐNG CHO CỘT..........................................98
4.4.1. Tính toán cốp pha cho cột........................................................................................98
4.4.2. Tính toán cây chống...............................................................................................101
4.5. LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP............................103
4.5.1. Công tác cốp pha...................................................................................................103
4.5.2. Công tác cốt thép...................................................................................................104
4.5.3. Công tác đổ bê tông...............................................................................................105
4.6. LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG DẦM, SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP.................105
4.6.1. Công tác cốp pha...................................................................................................105
4.6.2. Công tác cốt thép...................................................................................................107
4.6.3. Công tác đổ bê tông...............................................................................................107
4.6.4. Công tác bão dưỡng, tháo cốp pha........................................................................108
4.7. TÍNH TOÁN KHỐI LƯỢNG CỐP PHA CHO CẤU KIỆN..............................109
4.7.1. Tính khối lượng cốp pha cột..................................................................................109
4.7.2. Tính khối lượng cốp pha cho dầm sàn...................................................................109
4.8. TÍNH TOÁN XE VẬN CHUYỂN BÊ TÔNG......................................................110
4.8.1. Số lượng xe bê tông cần thiết để thi công cột........................................................110
4.8.2. Số lượng xe bê tông cần thiết để thi công dầm sàn...............................................110
CHƯƠNG 5. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH...................................111
5.1. PHƯƠNG PHÁP LẬP TIẾN ĐỘ BƯỚC 1: CHUẨN BỊ TÀI LIỆU NGHIÊN
CỨU VÀ GHÉP CÁC CÔNG VIỆC BAO GỒM:......................................................111
5.2. SỐ LIỆU KHỐI LƯỢNG THI CÔNG CỦA CÁC CẤU KIỆN........................113
5.3. TÍNH TOÁN ĐIỂN HÌNH.....................................................................................114
5.4. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG...................................................................................115
CHƯƠNG 6. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG..............................119
6.1. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VỀ TAI NẠN ĐIỆN....................................119
6.2. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY VÀ THIẾT BỊ XÂY DỰNG...120
6.2.1. Biện pháp tổ chức..................................................................................................120
6.2.2. An toàn khi làm việc với máy xúc.........................................................................120
6.2.3. An toàn thi làm việc với cần trục...........................................................................121
6.2.4. An toàn khi làm việc với xe và máy di chuyển trên công trường..........................121
6.2.5. An toàn với các thiết bị điện cầm tay....................................................................122
6.2.6. An toàn khi làm việc với kích thủy lực.................................................................123
6.3. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI THI CÔNG PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH......123
6.4. KỸ THUẬT AN TOÀN KHI THI LÀM VIỆC TRÊN CAO.............................124
6.4.1. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao...............................................................124
6.4.2. Nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao...................................125
6.5. PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG................126
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TRÌNH
1.1. Vị trí công trình

- Công trình: khách sạn Liberty central – Lê thánh tôn


1.2. Điều kiện địa hình, thủy văn, địa chất
1.2.1. Đặc điểm địa chất thủy văn
- Tại hiện trường, độ sâu mực nước dưới đất được ghi lại sau khi kết thúc khoan 24h và
được trình bày trong bảng sau:
Bảng 7.1 Độ sâu mực nước ngầm
STT HỐ KHOAN CAO ĐỘ MỰC NƯỚC NGẦM ỔN ĐỊNH
(m)

1 HK1 -1.2

2 HK2 -1

3 HK3 -1.1

1.2.2. Điều kiện địa hình đặc điểm phân bố của các lớp đất
Lớp đất số 01:bùn sét ,xám đen trạng thái nhão.
Lớp đất số 02: Sét nâu-xám trắng trạng thái dẻo cứng –nửa cứng
Lớp đất số 3: Á cát vàng xám trắng trạng thái dẻo

1.3. Quy mô, đặc điểm cấu tạo công trình


1.3.1. Quy mô
- Theo thông tư 03/2016/TT-BXD và Thông tư 07/2019/TT-BXD ( sửa đổi bổ sung TT
03/2016/TT – BXD).
- Công trình dân dụng cấp 2: Là nhà ở có tổng diện tích sàn từ 5.000m2 đến dưới
10.000m2 hay có chiều cao từ 9 đến 19 tầng.
Bảng 7.3 Phân cấp công trình xây dựng theo quy mô kết
1.3.2. Kiến trúc
- Mặt bằng công trình hình L
- Công trình gồm 2 tầng hầm, 1 tầng trệt (sảnh), 12 tầng lầu và 1 tầng mái.
1.3.3. Kết cấu
- Giải pháp kết cấu chính của công trình là kết cấu khung - lõi bằng BTCT
- Hệ kết cấu sàn được chọn là kết cấu sàn dầm
- Cường độ chịu nén tính toán của bê tông B30 ( sử dụng cho hệ khung, sàn)
- Sử dụng bê tông có cấp độ bền B30 với các thông số sau:
 Cường độ chịu nén tính toán Rb = 17 (MPa)
 Cường độ chịu kéo tính toán Rbt = 1,2 (MPa)
 Module đàn hồi của vật liệu Eb = 32,5103 (MPa)
- Sử dụng cốt thép nhóm AIII (Ø ≥ 10 mm) với các thông số sau:
 Cường độ chịu kéo, nén tính toán Rs = Rsc = 365 (MPa)
 Cường độ chịu cắt tính toán Rsw = 290 (MPa)
 Module đàn hồi Es = 2,1105 (MPa)
- Sử dụng cốt thép nhóm AI (Ø < 10 mm) với các thông số sau:
 Cường độ chịu kéo, nén tính toán Rs = Rsc = 225 (MPa)
 Cường độ chịu cắt tính toán Rsw = 175 (MPa)
 Module đàn hồi Es = 2,1105 (MPa)
1.3.4. Nền móng
- Sử dụng cọc khoan nhồi mũi cọc được cắm vào lớp đất số 3.
- Đài liên kết ngàm với cọc và cột.
- Độ sâu chôn đài móng so với mặt đất tự nhiên: Df = -7,6m.
- Độ sâu mũi cọc tính từ mặt đất tự nhiên: Z = 29.9m.
- Chiều dài cọc: Lc= 23 m, đường kính cọc 800mm.
- Đoạn thép chờ 0,7m.
Bê tông:
 Bê tông sử dụng cho kết cấu dùng B30, với các chỉ tiêu sau:
 Khối lượng riêng: = 25kN/m3.
 Cường độ tính toán: Rb = 17MPa.
 Cường độ chịu kéo tính toán: Rbt : 1,2MPa.
 Mô đun đàn hồi Eb = 32,5 x 103MPa.
Cốt thép:
 Cốt thép d ≥10 dùng cho kết cấu dùng loại AIII, với các chỉ tiêu:
 Cường độ chịu nén tính toán: Rs= 365MPa.
 Cường độ chịu kéo tính toán: Rsc= 365MPa.
 Cường độ tính cốt thép ngang: Rsw = 290MPa.
 Mô đun đàn hồi: Es= 2,1x105MPa.
 Cốt thép trơn d <10 dùng loại AI với các chỉ tiêu:
 Cường độ chịu nén tính toán: Rs = 225MPa.
 Cường độ chịu kéo tính toán: Rsc = 225MPa.
 Cường độ tính cốt thép ngang: Rsw = 175MPa.
1.4. Điều kiện thi công
1.4.1. Tình hình cung ứng vật tư
- Vật tư được chuyển đến công trình theo yêu cầu thi công và được chứa trong các kho
bãi tạm để dự trữ.
- Được kiểm tra chất lượng do các đơn vị thi công giám sát thực hiện.
- Vật liệu tận dụng được nguồn vật liệu tại địa phương, nơi công trình được xây dựng,
có giá thành hợp lý, đảm bảo về khả năng chịu lực và biến dạng.
- Vật liệu có có nguồn gốc chứng chỉ xuất xứ và cần phải được đem đi thí nghiệm.
1.4.2. Máy móc thiết bị thi công
 Nhóm vận chuyển ngang:
- Xe tải.
- Máy kéo.
 Nhóm vẫn chuyển đứng:
- Pu lăng xích.
- Cẩu trục tháp.
- Máy tời.
- Cẩu tháp.
 Máy đào:
- Máy khoan cọc nhồi.
- Máy đầm cóc.
- Máy đầm đất.
- Máy gầu thuận bánh xích.
- Máy gầy nghịch bánh xích.
 Máy gia công vật liệu
- Máy cắt sắt.
- Máy uốn sắt.
- Máy duỗi sắt.
 Công tác bê tông
- Đầm bàn chạy xăng.
- Đầm dùi chạy điện.
1.5. Nhân công
- Ngoài nguồn lao động chính có sẵn trong các tổ đội thi công, thì ta vẫn phải thêm nguồn
nhân công từ bên ngoài vào. Vì vậy, việc lựa chọn nhân công phục vụ cho việc thi công
trình phải lựa chọn công nhân có đủ trình độ tay nghề và bên cạnh đó ta cũng phải tổ
chức lớp huấn luyện an toàn lao động 1 tuần 1 lần cho công nhân trong công trình.
- Lực lượng công nhân được chia thành các tổ dưới sự hướng dẫn của các tổ trưởng thi
công để đảm bảo tính chuyên môn hóa cũng như dây truyền trong sơ đồ tổ chức bố trí
nhân lực.
1.6. Nguồn điện
- Nguồn điện được lấy từ lưới điện khu vực.
- Tuy nhiên cần trang bị thêm một máy phát điện dự phòng để đảm bảo vẫn có điện cung
cấp cho công trường khi nguồn điện từ mạng lưới điện quốc gia có sự cố hoặc mất điện.
- Hệ thống dây cấp phải được bố trí thuận tiện cà an toàn nhất.
- Phải có hệ thống chiếu sáng phục vụ cho thi công ban đêm, thi công hầm, móng…
1.7. Hệ thống phòng cháy chữa cháy trên công trường
- Để đề phòng và xử lý cháy, nổ trên công trường Nhà thầu đặt các bình bọt cứu hỏa tại
những địa điểm dễ xảy ra cháy nổ và cử cán bộ kiểm tra nhắc nhở thường xuyên việc
cháy chữa cháy công trường.
1.8. Công tác cấp nước
- Nguồn nước được thủy cục cấp đảm bảo nhu cầu vệ sinh và lưu lượng sử dụng ổn định.
- Ngoài ra sử dụng thêm giếng khoan để sử dụng và đã được kiểm định mẫu nước theo
tiêu chuẩn.
1.9. Công tác thoát nước
- Để đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn lao động và giảm tối đa ảnh hưởng của mưa
đến thi công công trình, xây dựng hệ thống thoát nước như sau: bố trí hệ thống thoát
nước chính chạy dọc theo đường thi công và xung quanh công trình để thu nước mặt.
Nước được dẫn về bể lắng tại vị trí bãi rửa xe, tách hết cặn và rác rồi mới cho thoát và hệ
thống thoát nước của thành phố.
- Nước thoát khu vệ sinh công trường được giữ lại ao lắng sau đó được xử lý theo quy
định.
1.10. Giao thông công trình
- Đường sá công trình: Để đảm bảo an toàn và thuận tiện cho quá trình vận chuyển, vị trí
đường tạm trong công trường không cản trở công việc thi công, đường tạm chạy bao
quanh công trình, dẫn đến các kho bãi chứa vật liệu.
- Làm đường ô tô tạm phục vụ cho việc vận chuyển vật tư, vật liệu vào công trình.
- Giao thông bên ngoài công trình đường chính là Tân Sơn đoạn đường kết nối giữa

đường Phạm Văn Bạch và đường Quang Trung, dài khoảng 3km, có chiều

ngang 16m với 2 làn đường lưu thông 2 chiều. Thuận lợi cho việc cung ứng

vật tư xây dựng.


1.11. Trang, thiết bị bảo hộ, an toàn lao động
- Trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc tại công trường.
- Cung cấp tài liệu và kiến thức về an toàn lao động cho người công nhân.
- Nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh nội qui an toàn lao động tại công trường.
- Bố trí nơi đặt cảnh báo và nội quy an toàn lao động ở nơi dễ quan sát để đảm bảo an
toàn nhất.
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG MÓNG CỌC
KHOAN NHỒI
2.1. Lựa chọn biện pháp thi công cọc khoan nhồi
 Các biện pháp thi công cọc khoan nhồi:
Trong thực tế hiện nay chúng ta có rất nhiều thiết bị và công nghệ để thi công cọc
khoan nhồi, tuy nhiên có ba phương pháp thường được sử dụng trong các phương pháp
thi công là:
 Thi công bằng guồng xoắn.
 Thi công cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách.
 Thi công cọc khoan nhồi không có sử dụng ống vách.
+Phương pháp phản tuần hoàn (khoan thối rửa).
+ Phương pháp bằng gầu xoay.
2.1.1. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi có sử dụng ống vách
- Loại phương pháp này thường được dùng thi công các cọc khoan nhồi tại những công
trình thuộc khu vực có nền đất yếu, điều kiện địa chất, địa hình phức tạp.
- Ưu điểm: Cọc khoan nhồi khi thi công bằng phương pháp có sử dụng ống vách sẽ
không cần lo lắng về việc sạt lở đất trong cọc, sập thành hố khoan, không cần phải sử
dụng dung dịch bentonite. Mặt bằng hiện trường thi công sạch, gọn gàng không bị bẩn.
- Nhược điểm: Máy thi công lớn, cồng kềnh, hao nhiên liệu. Chi phí vận chuyển lớn dẫn
đến giá thành thi công tăng cao.
2.1.2. Biện pháp thi công cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách
- Đây là công nghệ khoan rất phổ biến hiện này trên thị trường.
- Ưu điểm: Thi công nhanh, đảm bảo vệ sinh môi trường và không làm ảnh hưởng đến
các công trình xung quanh.
- Nhược điểm: Chỉ thích hợp với loại đất sét mềm, nửa cứng nửa mềm, đất cát mịn, cát
thô hoặc có lẫn sỏi với cở hạt từ 20-100(mm). Không thể thi công tại các công trình có
địa hình, địa chất phức tạp. Ngoài ra, dễ bị sạt lở thành vách hố khoan, dễ xảy ra xự cố.
- Có hai phương pháp thi công cọc khoan nhồi không sử dụng ống vách như sau:
 Phương pháp khoan phản tuần hoàn (khoan thối rửa):
- Hiện nay phương pháp này vẫn được sử dụng nhưng kém phổ biến ở Việt Nam.
- Đối với phương pháp này thì máy đào sử dụng guồng xoắn để phá đất, dung dịch
bentonite được bơm xuống hố khoan để giữ vách hố đào không bị sạt lở. Mùn khoan và
dung dịch được máy bơm và máy nén khí đẩy từ hố khoan lên, sau đó đưa vào bể lắng để
lọc tách dung dịch bentonite tái sử dụng.
- Ưu điểm: Phương pháp này có giá thiết bị rẻ, thi công đơn giản, giá thành ổn định.
- Nhược điểm: Tốc độ khoan chậm, chất lượng và độ tin cậy chưa cao. Phương pháp
này thường được sử dụng trong các công trình hạ tầng giao thông hoặc các khu vực thưa
dân cư bởi vì thi công bằng phương pháp này điều kiện vệ sinh công trường không được
sạch sẽ.
 Phương pháp khoan bằng gầu xoay
- Theo công nghệ này thì gầu khoan thường có dạng thùng xoay cắt đất và đưa đất ra
ngoài. Cần gầu khoan có dạng ăng-ten thường gồm 3 đến 4 đoạn dùng để truyền được
chuyển động xoay cho gầu khoan từ máy đầu xuống gầu nhờ hệ thống rãnh.
- Vách hố khoan được giữ bằng dung dịch bentonite. Quá trình tạo lỗ cho hố khoan
được thực hiện trực tiếp trong dung dịch bentonie. Trong quá trình thi công khoan chúng
ta có thể thay đổi các gầu khoan khác nhau để có thể phù hợp với nền đất đào và khắc
phụ dị tật trong đất.
- Ưu điểm: Thi công nhanh, việc kiểm tra chất lượng dễ dàng, thuận tiện. Đảm bảo vệ
sinh môi trường và ít ảnh hưởng đến các hộ dân cư hoặc công trình lân cận trong khu vực
gần đó.
- Nhược điểm: Phải sử dụng các thiết bị chuyên dùng giá đắt, giá thành cọc cao. Phương
pháp này đòi hỏi quy trình công nghệ rất chặc chẽ, cán bộ kỹ thuật, công nhân phải thành
thạo, có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
- Hiện nay phương pháp khoan bằng gầu xoay này đang được sử dụng rộng rãi và phổ
biến ở Việt Nam.
2.1.3. Lựa chọn phương pháp thi công cọc khoan nhồi
- Bằng các phân tích ưu điểm và nhược điểm của các loại phương pháp đào lỗ hố khoan
ở mục 8.1.2, chọn sử dụng phương pháp đào bằng gầu xoay kết hợp với dung dịch
Bentonite để thực hiện khoan hố cọc khoan nhồi cho toàn bộ các cọc của công trình.
- Các tiêu chuẩn được tham khảo:
 TCVN 11893 : 2017 Vật liệu Bentonie – Phương pháp thử;
 TCVN 9365 : 2012 Cọc khoan nhồi – Thi công và nghiệm thu.
2.2. Công tác chuẩn bị thi công
2.2.1. Chuẩn bị các tài liệu liên quan
- Tài liệu khảo sát địa chất, dùng đối chiếu với địa chất thực tế khi địa chất được khoan
lên từ gầu xoay để đánh giá và đưa ra các phương án phù hợp khi thi công cọc đại trà.
- Bản vẽ thiết kế cọc khoan nhồi, dùng để tra cứu thông số vật liệu, kích thước cấu kiện.
Đảm bảo vật liệu, kích thước và những thông số khi thi công ngoài công trường phải
trùng khớp với số liệu đã được thiết kế trên thuyết minh và bản vẽ.
- Các kết quả báo cáo đánh giá về vật liệu dùng để chế tạo cọc khoan nhồi như xi măng,
phụ gia, cốt thép, nước, độ sụt cho phép của bê tông cọc,…
2.3. Chọn thiết bị cơ giới cho việc thi công cọc
2.3.1. Búa rung hạ ống vách
- Chọn búa run ICE-416 là búa rung thủy lực 4 quả lệch tâm từng cặp 2 quả quay ngược
chiều nhau, giảm chấn bằng cao su. Búa do hãng ICE (International Construction
Equipment), được chế tạo với các thông số kĩ thuật sau:
Bảng 8.1 Thông số máy run ICE-416.
Thông số máy Đơn vị Giá trị
Momen lệch tâm: kg.m 23
Lực li tâm lớn nhất: kN 645
Số quả lệch tâm: quả 4
Tần số rung: vòng/phút 800, 1600
Biên độ rung lớn nhất: mm 13.1
Lực kẹp: kN 1000
Công suất máy rung: kW 188
Lưu lượng dầu cực đại: lít/phút 340
Áp suất dầu cực đại: bar 350
Trọng lượng toàn đầu rung: kg 5950

Kích thước phủ bì:


+ Dài: mm 1850
+ Rộng: mm 480
+ Cao: mm 2570

2.3.2. Máy khoan tạo lỗ


- Dựa trên các chỉ số về kích thước cọc, dựa trên đặc điểm cơ lý của các lớp đất , căn cứ
vào các thiết bị thi công cọc khoan nhồi hiện có ở nước ta, chọn máy khoan KOBELCO –
SK03 với các thông số kỹ thuật sau tính sau:
Bảng 8.2 Thông số máy khoan KOBELCO – SK03
Thông số máy Giá trị Đơn vị
Trọng lượng 6500 kg
Dài 3050 mm

Kích thước Rộng 2200 mm


Cao (khi di
2850 mm
chuyển)
Chiều cao tháp khoan 5500 mm
Chiều cao tháp tăng cường tối đa 9500 mm
Công suất máy 55 HP
Hệ thống chuyền lực Thủy lực
Đường kính khoan lớn nhất 800 mm
Chiều sâu khoan tối đa 65 m
Chiều dài cần khoan 3 m
- Khoảng cách từ máy đến hố khoan tối đa 4m, do đó để khoan được các hố ở xa thì
phải lót đường bằng các bản thép cho máy khoan đi vào
2.3.3. Chọn máy trộn bentonite
- Máy trộn bentonite vận hành theo nguyên lý khuấy bằng áp lực nước do bơm bê tông,
mã hiệu là BE-15A có các thông số cho trong bảng sau:
Bảng 8.3 Thông số kỹ thuật máy trộn bentonite.
Thông số: Đơn vị Giá trị
3
Dung tích thùng: m 1.5
Năng suất: m3/h 1518
Lưu lượng: lít/phút 2500
2
Áp suất dòng chảy: kN/m 2.5
2.3.4. Chọn cần cẩu cho việc lắp cốt thép, lắp ống trime để đổ bêtông
- Máy cẩu cần dùng trong việc nâng hạ ống vách, lồng cốt thép và các thiết bị thi công
khác. Do đó, máy cẩu cần được lựa chọn sao cho đảm bảo khả năng nâng hạ các cấu kiện
và thiết bị của quá trình thi công trên.
- Khối lượng cần phải cẩu lớn nhất dự kiến là khối lượng max của 3 lồng thép khi đã
ghép lại với nhau của cọc khoan nhồi, bao gồm cốt thép dọc, thép đai xoắn, thép định vị
lồng, ống siêu âm cùng trọng lượng các liên kết.
- Một lồng cốt thép có chiều dài 11,7m và trọng lượng khoảng 0,5 tấn.
- Ống bao thu hồi bentonite để chống dung dịch chàn ra ngoài công trình đảm bảo vệ
sinh.
- Một ống vách có chiều dài 6.0 mét và trọng lượng khoảng 1,2 tấn.
- Tính toán thông số cẩu lắp dựa vào các điều kiện trên:
- Chiều cao cẩu lắp: H cc =h1+ h2 +h3 +h 4
- Trong đó: h1: 0.6 mét (chiều cao ống vách nhô lên mặt đất);
h2: 1.0 mét (khoảng cách an toàn)
h3: 1.5 mét (chiều cao dây buộc)
h4: 11.7 mét (chiều cao lồng thép)
H cc =h1+ h2 +h3 +h 4=0.6 +1+1.5+11.7=14. 8 ( m ) .

▪ Bán kính cẩu lắp: R = 12(m).


 Chọn máy cần cẩu bánh xích SQH400 có các thông số kỹ thuật như sau:
Hình 8.1 Cẩu tháp SQH 400
Bảng 8.4 Thông số cần cẩu SQH400.

Thông số Đơn vị Giá trị


Chiều dài tay cần: m 18.5
Chiều cao nâng lớn nhất: m 25.9
Tầm với của cần: m 925
Sức nâng: Ton 25
2.3.5. Chọn xe vận chuyển vữa trộn và đổ bêtông
- Tính toán thể tích bê tông cần thiết trong một cọc khoan nhồi bằng diện tích mặt cắt
ngang của cọc nhân với chiều dài thiết kế của cọc:
2
π × 0.8
× 23=11.5≈ 12 ( m ) .
3
V c =S c × Lc =
4
 Vậy đối với một cọc khoan nhồi có đường kính 800(mm) và chiều dài phần cọc đổ
bê tông là 23 mét thì ta sẽ cần 12 mét khối bê tông.
- Đối với máy trộn – vận chuyển bê tông cho công trường, ta chọn xe trộn bê tông do
công ty VIMECO-M&T cung cấp. Chọn loại xe có bồn trộn bê tông với dung tích hữu
hiệu thùng xe là 9(m3) bê tông trên một lần vận chuyển, xe có các thông số kỹ thuật:
Hình 8.2 Xe vận chuyển bê tông
Bảng 8.5 Thông số bồn trộn bê tông.
Thông số bồn trộn Đơn vị Bồn trộn loại 9(m3)
Thể tích hữu dụng: m3 9.0
Thể tích rỗng: m3 14.5
Góc nghiêng thùng trộn: độ 15.0
3
Tốc độ nạp: m /phút 3.0
Tốc độ xả: m3/phút 2.0
Phần trăm nguyên liệu còn lại: % 0.5
Tốc độ quay thùng trộn: vòng/phút 014
2.4. Quy trình thi công cọc khoan nhồi
2.4.1. Công tác định vị cọc, cân chỉnh máy khoan đất
- Định vị: Xác định vị trí của các trục, tim cọc của mặt bằng toàn công trường và vị trí
chính xác của các giao điểm của các trục đó. Trên cơ sở đó cùng hồ sơ thiết kế ta xác
định được vị trí tim cốt của từng cọc khoan nhồi.
- Giác móng: Đồng thời với quá trình định vị, xác định các trục chi tiết trung gian. Tiến
hành tương tự để xác định chính xác giao điểm của các trục và đưa các trục ra ngoài
phạm vi thi công móng. Cố định các mốc này bằng cột bê tông chôn sâu xuống đất hoặc
là một điểm cố định không bị mất trong suốt quá trình thi công công trình.
- Xác định tim cọc:
+ Dựa vào mốc giới do chủ đầu tư bàn giao tại hiện trường, căn cứ vào tọa độ gốc và hệ
tọa độ của các cọc thi công. Sau đó, dùng máy toàn đạc điện tử định vị các lỗ hố khoan
chuẩn bị cho việc thi công.
+ Các trục được đánh dấu cẩn thận và được gửi ra các vị trí cố định xung quanh công
trường để thường xuyên kiểm tra tim cọc khoan nhồi trong thời gian thi công và bàn giao
sau này.
+ Tim cọc khoan nhồi được xác định bằng bốn tim A 1, A2, B1 và B2 đặt làm mốc kiểm
tra được đóng bằng các cọc tiêu thép Ø14, chiều dài cọc khoảng 1,5m vuông góc với
nhau và đều cách tim cọc một khoảng cách bằng nhau.
+ Trước khi hạ ống vách cho mỗi lỗ khoan thì phải gửi 4 cọc mốc vuông góc và thẳng
hàng với nhau cách tim cọc từ 2 đến 2,5(m) để hạ ống đúng vị trí.

Hình 8.3 Cách xác định tim cọc khi thi công.
- Sau khi hạ xong ống vách chống sạt lở miệng hố khoan, dùng 4 mốc gửi cùng kết hợp
máy toàn đạc như hình để kiểm tra tim cọc.

Hình 8.4 Các loại máy toàn đạt phổ biến.


2.4.2. Thi công cọc khoan nhồi
Bảng 8.6 Sơ đồ các bước thi công cọc khoan nhồi

Bước 1: Rung hạ ống Bước 2: Khoan


Bước 3: Bơm dung dịch
vách, chống sạt lở miệng tạo lỗ hoàn chỉnh
bentonite để giữ thành.
hố khoan. cho cọc.

Bước 6: Lắp đặt ống Bước 4: Xử lý cặn ở


Bước 5: Gia công, lắp
đổ bê tông, ống siêu đáy hố khoan, đo độ
đặt cốt thép cho cọc.
âm. sâu.

Bước 7: Đổ bê tông và Bước 8: Rút ống Bước 9: Ghi chép số


thu hồi dung dịch vách giữ miệng hố liệu và hoàn tất thi công
bentonite. khoan. cọc.

Bước 1: Rung hạ ống vách chống sạt lở miệng hố khoan.


 Tác dụng của ống vách (casine):
▪ Định vị và dẫn hướng cho hố khoan;
▪ Giữ ổn định cho bề mặt hố khoan và chống sập thành phần trên hố khoan;
▪ Bảo vệ để đất đá, thiết bị không rơi xuống hố khoan;
▪ Làm sàn đỡ tạm và thao tác để buộc nối và lắp dựng cốt thép;
▪ Thuận tiện cho việc lắp dựng và tháo dỡ ống đổ bê tông sau này.
 Quy trình hạ ống vách:
- Sau khi định vị xong vị trí tim cọc khoan nhồi, quá trình hạ ống vách được thực
hiện bằng thiết bị rung. Máy rung kẹp chặt vào thành ống và từ từ ấn xuống, khả năng
chịu cắt của đất sẽ giảm đi do sự rung động của thành ống vách. Ống vách được hạ xuống
độ sâu 6(m). Trong quá trình hạ ống, việc kiểm tra độ thẳng đứng được thực hiện liên tục
bằng cách điều chỉnh vị trí của máy rung thông qua cẩu, ống vách được hạ xuống độ sâu
với đỉnh ống cách mặt đất 0,6(m).
- Chuẩn bị máy rung: Dùng cần cẩu chuyển trạm bơm thủy lực, ống dẫn và máy rung
ra vị trí đến vị trí thi công cọc khoan nhồi.
- Lắp máy rung vào ống vách: Cẩu đầu rung lắp vào đỉnh casine, sau đó cho bơm
thủy lực làm việc. Mở van cơ cấu kẹp để kẹp chặt máy rung với casine. Áp suất kẹp đạt
khoảng 300(bar), tương đương với lực kẹp 100 tấn, cho rung nhẹ để rút casine đưa ra vị
trí tâm cọc.
- Rung hạ ống vách casine: Từ hai mốc kiểm tra, đặt thước để chỉnh cho vách casine
vào đúng tim. Thả phanh cho vách cắm vào đất, sau đó lại phanh giữ. Ngắm kiểm tra độ
thẳng đứng. Cho búa rung chế độ nhẹ, thả phanh từ từ cho vách chống đi xuống, vừa rung
vừa kiểm tra độ nghiêng lệch (nếu casine bị nghiêng, xê dịch ngang thì dùng cẩu lái cho
casine thẳng đứng và đúng tâm) cho tới khi xuống hết đoạn dẫn hướng 2,5m. Bắt đầu
tăng cho búa hoạt động ở chế độ mạnh, thả phanh chùng cáp để casine xuống với tốc độ
lớn nhất.
- Vách chống được rung cắm xuống đất tới khi đỉnh của nó cách mặt đất 0,6(m) thì
dừng lại. Xả dầu thuỷ lực của hệ rung và hệ kẹp, cắt máy bơm. Cẩu búa rung đặt vào giá.
Công đoạn hạ ống được hoàn thành. Ống vách được hạ xuống với sai số của tâm móng
theo cả hai phương không được lớn hơn 30(mm).
Sau khi hạ ống vách dùng thước nivo áp vào thành vách kiểm tra độ thẳng đứng.
 Ghi chú: Khi hạ ống vách nếu áp lực ở đồng hồ lớn thì ta phải thử nhổ ngược lại
và nhổ ống vách lên chừng 2(cm), nếu công việc này dễ dàng thì ta mới được phép đóng
ống dẫn xuống tiếp. Do ống vách có nhiệm vụ dẫn hướng cho công tác khoan và bảo vệ
thành hố khoan khỏi bị sụt lở của lớp đất yếu phía trên, nên ống vách hạ xuống phải đảm
bảo thẳng đứng. Vì vậy, trong quá trình hạ ống vách việc kiểm tra phải được thực hiện
liên tục bằng các thiết bị đo đạc và bằng cách điều chỉnh vị trí của búa rung thông qua
cẩu,
Bước 2: Khoan tạo lỗ hoàn chỉnh cho cọc.
- Quá trình này được thực hiện sau khi đặt xong ống vách tạm.
- Công tác chuẩn bị: Trước khi tiến hành khoan tạo lỗ cần thực kiện một số công tác
chuẩn bị như sau:
+ Đặt ống bao: Đó là ống thép có đường kính lớn hơn đường kính cọc 1,61,7 lần,
cao từ 0,71 mét để chứa dung dịch sét bentonite, ống bao được cắm vào đất từ 0,30,4
mét nhờ cần cẩu và thiết bị rung;
+ Lắp đường ống dẫn dung dịch bentonite từ máy trộn và bơm ra đến miệng hố
khoan, đồng thời lắp một đường ống hút dung dịch bentonite về bể lọc;
+ Trải tấm thép dưới hai bánh xích máy khoan để đảm bảo độ ổn định của máy trong
quá trình làm việc, chống sập lở miệng lỗ khoan. Việc trải tấm thép phải đảm bảo khoảng
cách giữa 2 mép tấm thép lớn hơn đường kính ngoài cọc 10(cm) để đảm bảo cho mỗi bên
rộng ra 5(cm).
+ Điều chỉnh và định vị máy khoan nằm ở vị trí thăng bằng và thẳng đứng, có thể
dùng gỗ mỏng để điều chỉnh, kê dưới dải xích. Trong suốt quá trình khoan luôn có 2 máy
kinh vĩ để điều chỉnh độ thăng bằng và thẳng đứng của máy và cần khoan;
+ Kiểm tra, tính toán những vị trí hợp lý để máy khoan đổ đất từ hố khoan đến các
thiết bị vận chuyển lấy đất mang đi đổ;
+ Kiểm tra hệ thống điện nước và các thiết bị phục vụ, đảm bảo cho quá trình thi
công được liên tục không gián đoạn.
Công tác khoan:
- Hạ mũi khoan:
+ Mũi khoan được hạ thẳng đứng xuống tâm hố khoan, cùng với tốc độ khoảng
1,5m/s. Góc nghiêng của cần dẫn từ 78.5o đến 83o, góc nghiêng giá đỡ ổ quay cần cũng
phải đạt từ 78.5o đến 83o thì cần mới đảm bảo vuông góc với mặt đất.
- Việc khoan hố cọc:
+ Khi mũi khoan đã chạm tới mặt hố khoan, máy bắt đầu quay; Tốc độ quay ban đầu
của mũi khoan chậm khoảng từ 1416 vòng/phút, sau đó nhanh dần từ 1822 vòng/phút.
+ Trong quá trình khoan, cần khoan có thể được nâng lên hạ xuống từ 12 lần để
giảm bớt ma sát thành và lấy đất đầy vào gầu; Nên dùng tốc độ thấp khi khoan (14
vòng/phút) để tăng mô men quay.
- Rút cần khoan:
+ Việc rút cần khoan được thực hiện khi đất đã nạp đầy vào gầu khoan. Từ từ rút cần
khoan lên với tốc độ khoảng từ 0.30.5(m/s). Tốc độ rút khoan không được quá nhanh sẽ
tạo hiệu ứng pít-tông trong lòng hố khoan, dễ gây sập thành. Cho phép dùng 2 xi lanh ép
cần khoan để ép và rút gầu khoan lấy đất ra ngoài.
+ Đất lấy lên được tháo dỡ, đổ vào nơi qui định và vận chuyển đi nơi khác.
 Ghi chú:
- Trong quá trình khoan, dung dịch bentonite luôn được bơm đầy vào lỗ khoan. Sau
mỗi lần lấy đất ra khỏi lòng hố khoan, bentonite phải được bơm đầy vào trong để chiếm
chỗ. Như vậy chất lượng bentonite sẽ giảm dần theo thời gian do các thành phần của đất
bị lắng đọng lại. Mực nước trong hố khoan phải luôn cao hơn mực nước ngầm tĩnh cao
nhất của các tầng nước ngầm chảy qua hoặc lân cận lỗ khoan 1 mét;
- Trong quá trình khoan, người lái máy phải điều chỉnh hệ thống xi lanh trong máy
khoan để đảm bảo cần khoan luôn ở vị trí thẳng đứng. Độ nghiêng của hố khoan không
được vượt quá 1% chiều dài cọc khoan nhồi đã tính toán;
- Khi khoan qua chiều sâu của ống vách giữa miệng hố khoan, việc giữ thành hố được
thực hiện bằng vữa bentonite cho đến đáy hố khoan;
- Hai hố khoan ở cạnh nhau phải khoan cách nhau từ 23 ngày để không bị ảnh hưởng
đến bê tông cọc. Khoan hố mới phải cách hố khoan trước một khoảng ít nhất là L 3d.
- Sau khi khoan xong, dừng khoảng 30 phút đo kiểm tra chiều sâu hố khoan, nếu lớp
bùn đất ở đáy lớn hơn 1 mét thì phải khoan tiếp nếu nhỏ hơn 1(m) thì có thể hạ lồng cốt
thép.
Bước 3: Bơm dung dịch bentonite để giữ thành.
Yêu cầu đối với dung dịch bentonite trong thi công cọc khoan nhồi:
- Bentonite là loại đất sét thiên nhiên, khi hoà tan vào nước sẽ cho ta một dung dịch
sét có tính chất đẳng hướng, những hạt sét lơ lửng trong nước và ổn định trong một thời
gian dài.
- Khi một hố đào được đổ đầy bentonite, áp lực dư của nước ngầm trong đất làm cho
bentonite có xu hướng rò rỉ ra đất xung quanh hố. Nhưng nhờ những hạt sét lơ lửng
trong nó mà quá trình thấm này nhanh chóng ngừng lại và hình thành một lớp vách bao
quanh hố đào, cô lập nước và bentonite trong hố.
- Quá trình sau đó, dưới áp lực thủy tĩnh của bentonite trong hố thành hố đào được
giữ một cách ổn định. Nhờ khả năng này mà thành hố khoan không bị sụt lở đảm bảo an
toàn cho thành hố và chất lượng thi công. Ngoài ra, dung dịch bentonite còn có tác dụng
làm chậm lại việc lắng xuống của các hạt cát… Ở trạng thái hạt nhỏ huyền phù nhằm dễ
xử lý cặn lắng.
Bước 4: Xử lý cặn đáy hố khoan, đo độ sâu.
- Lớp mùn khoan có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc. Vì vậy khi
kiểm tra độ sâu hố khoan cần xác định chiều sâu lớp mùn khoan cần nạo vét.
- Dùng gầu hình trụ có chế độ làm việc gần giống như gầu ngoặm máy xúc lắp vào
máy khoan để nạo vét. Những công việc tiếp theo của thi công cọc nhồi chỉ được phép
tiếp tục khi độ sâu hố khoan đạt đến độ sâu thiết kế.
Bước 5: Gia công, lắp đặt cốt thép.
- Công tác chuẩn bị khung cốt thép:
+ Địa điểm buộc khung cốt thép phải lựa chọn sao cho việc lắp dựng khung cốt thép
được thuận tiện, tốt nhất là được buộc ngay tại hiện trường. Do những thanh cốt thép để
buộc khung cốt thép tương đối dài nên việc vận chuyển phải dùng ô tô tải trọng lớn, khi
bốc xếp phải dùng cần cẩu di động. Ngoài ra khi cất giữ cốt thép phải phân loại nhãn
hiệu, đường kính, độ dài. Thông thường buộc cốt thép ngay tại những vị trí gần hiện
trường thi công sau đó khung cốt thép đươc sắp xếp và bảo quản ở gần hiện trường, trước
khi thả khung cốt thép vào lỗ lại phải dùng cần cẩu bốc chuyển lại một lần nữa. Để cho
những công việc này được thuận tiện ta phải có đủ hiện trường thi công gồm có đường đi
không cản trở việc vận chuyển của ô tô và cần cẩu. Đảm bảo đường vận chuyển phải chịu
đủ áp lực của các phương tiện vận chuyển.
+ Khung cốt thép chiếm một không gian khá lớn nên ta khi cất giữ nhiều thì phải xếp
lên thành đống, do vậy ta phải buộc thêm cốt thép gia cường. Nhưng nhằm tránh các sự
cố xảy ra gây biến dạng khung cốt thép tốt nhất ta ta chỉ xếp lên làm 2 tầng.
+ Khung cốt thép của cọc được chế tạo tại hiện trường. Khung cốt thép được chế tạo
trên các giá đỡ định hình sẵn, mỗi đoạn khung có 3 giá đỡ, các giá đỡ này đặt trên cùng
một độ cao. Để đảm bảo độ dày của lớp bảo vệ 10(cm), thường có gắn ở mặt ngoài của
cốt thép chủ một dụng cụ định vị cốt thép. Dụng cụ định vị cốt thép làm bằng bê tông cấp
độ bền B25 được gắn vào các vị trí xác định trên lồng cốt thép theo thiết kế.
- Biện pháp buộc cốt chủ và cốt đai:
+ Bố trí cự ly cốt chủ như các thông số đã thiết kế cho cọc. Sau khi cố định cốt dựng
khung, sau đó sẽ đặt cốt đai theo đúng cự ly quy định, có thể gia công trước cốt đai và cốt
dựng khung thành hình tròn, dùng hàn điện để cố định cốt đai, cốt giữ khung vào cốt chủ,
cự ly được người thợ điều chỉnh cho đúng.
+ Giá đỡ buộc cốt chủ: Cốt thép cọc nhồi được gia công sẵn thành từng đoạn với độ
dài đã có ở phần kết cấu, sau đó vừa thả vào lỗ vừa nối độ dài.
+ Do vậy việc thi công các khung cốt thép có ngoài yêu cầu về độ chính xác khi gia
công và lắp ráp còn phải đảm có đủ cường độ để vận chuyển, bốc xếp, cẩu lắp. Do phải
buộc rất nhiều đoạn khung cốt thép giống nhau nên ta cần phải có giá đỡ buộc thép để
nâng cao hiệu suất.
- Biện pháp gia cố để khung cốt thép không bị biến dạng:
+ Thông thường dùng dây thép để buộc cốt đai vào cốt chủ, khi khung thép bị biến
dạng thì dây thép dễ bị bật ra. Điều này có liên quan đến việc cẩu lắp do vậy ta phải bố trí
2 móc cẩu trở lên.
+ Có thể cho thêm dầm chống vào trong khung khi cọc có đường kính lớn để gia cố
và làm cứng khung, khi lắp khung cốt thép thì tháo bỏ dầm chống ra. Đặt một cột đỡ vào
thành trong hoặc thành ngoài của khung thép.
- Hạ khung cốt thép xuống hố khoan:
+ Lồng cốt thép sau khi được buộc cẩn thận trên mặt đất sẽ được hạ xuống hố khoan.
Chiều dài cốt thép mỗi cọc cần có là 33.6 mét (bao gồm đoạn cốt thép đã thiết kế cho cọc
là 33 mét và chiều dài đoạn thép neo vào đài móng là 0.6 mét), do chiều dài mỗi thanh
thép là 11.7(m) nên ta cần phải lắp đặt 3 lồng thép cho mỗi cọc. Đoạn nối giữa các lồng
thép sẽ được nối chồng với nhau.
+ Dùng cần cẩu nâng lồng cốt thép lên theo phương thẳng đứng rồi từ từ hạ xuống
trong lòng hố khoan, đến khi đầu trên của lồng cốt thép cách miệng ống vách khoảng 120
cm thì dừng lại. Kiểm tra thường xuyên độ thẳng đứng của lồng thép.
+ Dùng hai ống thép tròn luồng qua lồng thép và gác hai đầu ống thép lên miệng
vách.
+ Tiếp tục cẩu lắp đoạn lồng thép tiếp theo như đã làm với đoạn trước, điều chỉnh để
các cây thép chủ tiếp xúc dọc với nhau và đủ chiều dài nối thì thực hiện liên kết theo thiết
kế.
+ Sau khi kiểm tra các liên kết thì rút hai ống thép đỡ lồng thép ra và cần cẩu tiếp tục
hạ lồng thép xuống theo phương thẳng đứng. Công tác hạ lồng thép đựợc lặp lại cho đến
khi hạ đủ chiều sâu thiêt kế, lồng thép được đặt cách đáy hố đào 10(cm) để tạo lớp bê
tông bảo vệ.
+ Lồng thép được đặt đúng cao độ đài móng nhờ các thanh thép chờ đặt cách đều
theo chu vi lồng thép. Đầu dưới được liên kết với thép chủ còn đầu trên được hàn vào
thành ống vách, các thanh thép này được cắt rời khỏi ống vách khi công tác đổ bê tông
kết thúc.
+ Để tránh sự đẩy nổi lồng cốt thép khi thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi cần đặt ba
thanh thép sắt hình tạo thành một tam giác đều hàn vào ống vách để kìm giữ lồng thép
lại.
+ Phải thả từ từ và chắc, chú ý điều khiển cho dây cẩu ở đúng trục tim của khung
tránh làm khung bị vặn, lệch tâm khung cốt thép so với tim cọc.
Bước 6: Lắp đặt ống đổ bê tông, ống siêu âm.
*Lắp đặt ống siêu âm:
- Ống siêu âm (thường là ống thép đường kính 60mm) cần được buộc chặt vào cốt thép
chủ, đáy ống được bịt kín và hạ sát xuống đáy cọc, nối ống bằng hàn, có măng xông,
đảm bảo kín, tránh rò rỉ nước xi măng làm tắc ống, khi lắp đặt cần đảm bảo đồng tâm.
Chiều dài ống siêu âm theo chỉ định của thiết kế, thông thường được đặt cao hơn mặt
đất san lấp xung quanh cọc 10-20cm. Sau khi đổ bê tông, các ống được đổ đầy nước
sạch và bịt kín, tránh vật lạ rơi vào làm tắc ống.
- Số lượng ống siêu âm cho 1 cọc thường quy định như sau.
2 ống cho cọc có đường kính 600mm.
3 ống cho cọc có đường kính 600-1000mm.
4 ống cho cọc có đường kính D>1000mm.
- Cọc khoan nhồi được thiết kế có D=800mm sử dụng 3 ống siêu âm
2Φ60 + 1Φ144.
* Lắp đặt ống đổ bê tông:
- Mỗi đoạn ống dài 3 mét được nối với nhau bằng các ren, một số ống có chiều dài thay
đổi 0.5 mét, 1.5 mét và 2 mét để việc lắp đặt được linh động, phù hợp với chiều sâu hố
khoan. Đáy ống cuối cùng hình vát, đoạn trên cùng làm le ra tì vào giá đỡ bắc ngang qua
miệng vách casine.
- Chuẩn bị: Tập kết ống tại vị trí thuận tiện cho thi công kiểm tra các ren nối.
- Lắp giá đỡ: Giá đỡ dùng làm hệ đỡ của ống đổ bê tông. Giá đỡ có cấu tạo đặc biệt
bằng hai nửa vòng tròn có bản lề ở hai góc. Với chế tạo như vậy có thể dễ dàng tháo lắp
ống thổi rửa.
- Lắp ống đổ: Ống đổ có đầu vát được hạ đầu tiên, tiếp theo hạ các ống đổ có chiều dài
3 mét, cuối cùng hạ các ống có chiều dài linh động để phù hợp chiều sâu hố đào.
Bước 7: Đổ bê tông và thu hồi dung dịch bentonite.
- Công tác chuẩn bị:
+ Tháo ống, thu hồi dung dịch Bentonite, thay vào đó là máng đổ bê tông trên miệng.
+ Đổi ống cấp thành ống thu dung dịch Bentonite trào ra do bê tông đổ vào chiếm
chỗ.
- Thiết bị và vật liệu sử dụng:
+ Trước khi đổ bê tông cọc khoan nhồi người ta rút ống lên cách đáy cọc 30(cm).
+ Bê tông sử dụng: Công tác bê tông cọc khoan nhồi yêu cầu phải dùng ống dẫn do
vậy tỉ lệ cấp phối bê tông đòi hỏi phải có sự phù hợp với phương pháp này, nghĩa là bê
tông ngoài việc đủ cường độ tính toán còn phải có đủ độ dẻo, độ linh động dễ chảy trong
ống dẫn và không hay bị gián đoạn, loại bê tông có: Độ sụt 18 đến 20(cm).
- Đổ bê tông cọc khoan nhồi:
+ Lỗ khoan sau khi được vét sạch mùn khoan thì tiến hành đổ bê tông. Nếu quá trình
này quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch tại đáy hố khoan. Khi đặc tính của dung dịch
không tốt thì phải thực hiện lưu chuyển dung dịch cho tới khi đạt yêu cầu.
+ Với mẻ bê tông đầu tiên phải sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão,
đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc dung dịch khoan, loại trừ
khoảng chân không khi đổ bê tông.
+ Tùy vào tình hình thực tế tại công trường, sẽ quyết định đổ bê tông từ xe bơm hay
dùng xe chở bê tông chuyên dụng đổ trực tiếp vào phễu.
+ Đối với cọc thí nghiệm, do phải đổ bê tông lên tận mặt đất tự nhiên nên khi đổ
bằng xe chở bê tông chuyên dụng, bê tông dâng lên cách mặt đất khoảng từ một mét thì
ống đổ vẫn ngập trong bê tông từ 34 mét. Dùng cần cẩu nâng ống đổ lên (ống đổ vẫn
ngập trong bê tông tối thiểu 2m) đồng thời nhồi ống đổ liên tục để bê tông trong ống đổ
tạo áp đẩy bê tông trong hố khoan dâng lên phía trên.
+ Bê tông được đổ vào phểu sẽ đẩy nút hãm đi tận đáy hố. Nhấc ống dẫn lên để nút
hãm và bê tông tháo ra ngoài lập tức hạ ống dẫn xuống để đoạn mũi ống dẫn ngập vào
phần bê tông vừa mới tháo ra. Tiếp tục đổ bê tông vào phễu và được đổ liên tục. Bê tông
được đưa xuống sâu trong lòng khối bê tông đổ trước, qua miệng ống tràn ra xung quanh
để nâng phần bê tông lúc đầu lên. Bê tông được đổ liên tục đồng thời ống dẫn cũng cùng
được rút lên dần với yêu cầu ống dẫn luôn chìm vào trong bê tông khoảng 23 mét.
+ Vì vậy bê tông cần phải có độ linh động lớn để phần bê tông rơi từ phễu xuống có
thể gây ra áp lực đẩy được cột bê tông lên trên. Như vậy, chỉ có một lớp bê tông trên
cùng tiếp xúc với nước được đẩy lên trên và phá bỏ sau này. Phần bê tông còn lại vẫn giữ
nguyên chất lượng như khi chế tạo.
+ Khi dung dịch Bentonite được đẩy trào ra thì cần dùng bơm để thu hồi kịp thời về
máy lọc, tránh không để bê tông rơi vào Bentonite gây tác hại keo hoá làm tăng độ nhớt
của dung dịch bentonite.
+ Để tránh hiện tượng tắc ống cần rút lên hạ xuống nhiều lần, nhưng ống bơm vẫn
phải ngập trong bê tông tối thiểu từ 2 đến 3 mét.
+ Ống đổ tháo đến đâu phải rửa sạch ngay. Vị trí rửa ống phải nằm xa cọc tránh nước
chảy vào hố khoan.
+ Để đo độ sâu từ mặt đất tự nhiên đến bề mặt bê tông ta dùng quả dọi nặng có dây
đo.
- Yêu cầu chung:
+ Bê tông cung cấp tới công trường cần có độ sụt đúng qui định 18 đến 20 (cm), do
đó cần phải kiểm tra liên tục các mẻ bê tông từ các xe bê tông đến công trường. Đây là
yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng bê tông;
+ Thời gian đổ bê tông không vượt quá 5 giờ;
+ Ống đổ bê tông phải kín, cách nước, đủ dài tới đáy hố;
+ Miệng dưới của ống đổ bê tông cách đáy hố khoan 30(cm). Trong quá trình đổ
miệng dưới của ống luôn ngập sâu trong bê tông đoạn 2 mét;
+ Không được kéo ống dẫn bê tông lên khỏi khối bê tông trong lòng cọc;
+ Phải chắc rằng bê tông sẽ được đổ liên tục tới vị trí đầu cọc.
- Xử lý dung dịch bentonite thu hồi:
+ Bentonite sau khi thu hồi sẽ lẫn rất nhiều tạp chất, tỉ trọng và độ nhớt lớn. Do đó
dung dịch bentonite lấy từ dưới hố khoan lên để đảm bảo chất lượng để dùng lại thì phải
qua tái xử lý. Nhờ một sàng lọc dùng sức rung ly tâm, hàm lượng đất vụn trong dung dịch
bentonite sẽ được giảm tới mức cho phép.
+ Bentonite sau khi xử lý phải đạt được các chỉ số sau:
 Tỉ trọng: từ 1.051.15 g/cm3.
 Độ nhớt: từ 1845 giây.
 Hàm lượng cát trung dung dịch: < 6%.
* Lắp đặt KINGPOST
- Tọa độ điểm kiểm soát ban đầu được hướng dẫn bởi đơn vị thi công công trình, đơn vị
thi công sẽ đặt tọa độ tại công trường và điểm kiểm soát cao độ theo đúng kết cấu và vị
trí.
- Trắc đạc và xác định khoảng cách X và Y từ tâm cọc đến tọa độ gốc.
- Khi xác định tâm cọc, đơn vị thi công sẽ định vị 2 trục X và Y bằng máy đo kinh vĩ và
đối chiếu với thiết kế.
- Xác định điểm tham chiếu cho việc lắp đặt KingPost.
- Trong quá trính trắc đạc, các hạng mục sau sẽ được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra lại tâm cọc và xác định điểm tham chiếu.
+ Báo cáo phương hướng và vị trí điểm khống chế để kiểm tra lại.
+ Sau khi xác định điểm chuẩn, kiểm tra lại số liệu tọa độ thiết kế.
+ Kiểm tra bằng máy đo kinh vĩ và máy đo cao độ thường xuyên.
+ Sau khi đặt cột cố định với sàn thi công, khảo sát và đánh dấu tâm trục của sàn thi
công.
+ Trong quá trình lắp đặt Kingpost, dựng máy đo kinh vĩ để điểu khiển được hướng
của KingPost.
*Công tác hạ KINGPOST sau khi đổ bê tông
- Đối với công tác hạ Kingpost sau khi đổ bê tông thì các công tác chuẩn bị cũng tương
tự như công tác hạ trước chỉ có điều công tác hạ sau được tiến hành sau khi hoàn tất viếc
đổ bê tông cọc. Cọc đổ bê tông xong ống tremie sẽ được kéo lên và triển khai các công
tác định vị để tiến hành hạ Kingpost.
 Bước 1: Dùng máy toàn đạc xác định 3 mặt biên mà Kingpost chuẩn bị hạ.
 Bước 2: Sử dụng 2 đoạn thép H (0.2m*0.2m*1.6m) đặt vào 2 mặt biên đối diện
của Kingpost và được hàn cố định vào nền platform.
 Bước 3: Xác định mặt biên thứ 3 trên đoạn thép H.
 Bước 4: Sử dụng thép hộp vuông (0.1m*0.1m*1.4m) đặt mặt biên thứ 3 và hàn cố
định vào 2 đoạn thép H để dẫn hướng Kingpost.
 Bước 5: Dùng cẩu dịch chuyển từ từ Kingpost vào khung dẫn hướng và sử dụng
thép hộp vuông thứ 2 (0.1m*0.1m*1.4m) đặt vào mặt biên thứ 4 tạo thành khung
dẫn hướng hạ Kingpost. Sau khi Kingpost được hạ đến cao độ thiết kế vị trí 4
điểm Kingpost sẽ được kiểm tra bằng máy toàn đạc.
 Bước 6: Sau khi kiểm tra tọa độ và cao độ Kingpost đạt chuẩn cần tiến hành hàn
cố định 2 tai Kingpost vào 2 thanh thép hộp vuông (0.1m*0.1m*1.4m) để giữ
Kingpost.
 Bước 7: Sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, hạ kingpost sẽ tiến hành lấp lổ
đầu cọc bằng đất khoan tại công trình cho đến cao độ bằng mặt đất tự nhiên, sau
đó rút ống casing và rào chắn dây phản quang để cảnh báo.
Bước 8: Rút ống vách giữ miệng hố khoan.
- Dùng máy rung để rút ống lên từ từ.
- Để tránh trường hợp ống dẫn kéo lên không theo phương thẳng đứng làm thay đổi tiết
diện cọc cần phải bố trí máy kính vĩ để theo dõi hai phương trong quá trình rút ống.
Bước 9: Ghi chép số liệu và hoàn tất.
- Trong quá trình thi công cọc khoan nhồi từ bước 1 đến bước 9, chúng ta cần phải ghi
chép lại các số liệu như địa chất sau khi khoan hố, các thông số bê tông, độ sụt, cốt thép
làm cọc, số liệu về hố khoan,… để tiện cho việc đối chiếu với số liệu thiết kế.
- Sau khi hoàn thành thi công đổ bê tông cho cọc cần vệ sinh tạm thời công trường để
chuẩn bị cho việc thi công các hố khoan tiếp theo.
2.5. Kiểm tra chất lượng cọc
 Các tài liệu về tiêu chuẩn có thể tham khảo áp dụng:
- TCVN 9393÷2012 Phương pháp thử nghiệm hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc
trục;
- TCVN 9396÷2012 Cọc khoan nhồi – Xác định tính đồng nhất của bê tông- Phương
pháp xung siêu âm;
- TCVN 9397÷2012 Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến dạng nhỏ;
- TCVN 11321÷2016 Cọc – Phương pháp thử động biến dạng lớn.
- TCXDVN 239÷ 2006 Bê tông nặng – Chỉ dẫn đánh giá cường độ bê tông trên kết
cấu công trình
2.5.1. Các phương pháp kiểm tra cọc
- Công tác kiểm tra chất lượng cọc có thể giúp chúng ta đáng giá được tình trạng cọc
hiện tại, độ đồng nhất của bê tông trong cọc và các khuyết tật của cọc nếu có sau đó đưa
ra các giải pháp xử lý cho phù hợp.
- Có nhiều phương pháp để kiểm tra, đánh giá chất lượng cọc khoan nhồi, một số
phương pháp phổ biến hiện nay như sau:
2.5.1.1. Phương pháp thử tĩnh cọc (nén tĩnh):
- Nội dung của phương pháp: Đặt lên đầu cọc một sức nén. Tăng chậm tải trọng lên
cọc theo một qui trình rồi quan sát biến dạng lún của đầu cọc. Khi đạt đến lượng tải thiết
kế với hệ số an toàn từ 2 đến 3 lần so với sức chịu tải tính toán của cọc mà cọc không bị
lún quá trị số định trước cũng như độ lún qui định thì cọc coi là đạt yêu cầu.
- Đây là phương pháp phổ biến và cho kết quả tin cậy nhất về sức chịu tải của cọc.
- Ngoài ra còn phương pháp OSTERBERG: Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều, thực chất
là thí nghiệm nén tĩnh cọc. Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều sử dụng ma sát thân cọc và sức
kháng mũi cọc làm hệ phản lực.
2.5.1.2. Phương pháp siêu âm:
- Nội dung của phương pháp: Phương pháp này đánh giá chất lượng bê tông và khuyết
tật của cọc thông qua quan hệ tốc độ truyền sóng và cường độ bê tông. Nguyên tắc là đo
tốc độ và cường độ truyền sóng siêu âm qua môi trường bê tông để tìm khuyết tật của cọc
theo chiều sâu.
- Kết quả của phương pháp này khá tin cậy về chất lượng của cọc khoan nhồi.
2.5.1.3. Phương pháp khoan lấy mẫu:
- Nội dung của phương pháp: Dùng thiết bị khoan để khoan vào cọc, sau đó lấy mẫu
và thử cường độ bê tông. Khoan lấy mẫu bê tông có đường kính 50-150(mm) từ các độ
sâu khác nhau. Bằng cách này có thể đánh giá chất lượng cọc qua tính liên tục của nó.
- Kết quả của phương pháp này xác định chính xác mẫu tại vị trí khoan nhưng do số
lượng cọc trong công trình nhiều dẫn đến giá thành đắt.
2.5.1.4. Phương pháp thử động:
- Phương pháp này có thể kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp biến dạng nhỏ hoặc
phương pháp thử động biến dạng lớn.
- Nội dung của phương pháp: Cọc thí nghiệm được rung cưỡng bức với biên độ không
đổi trong khi tần số thay đổi. Khi đó vận tốc dịch chuyển của cọc được đo bằng các đầu
đo chuyên dụng. Khuyết tật của cọc như sự biến đổi về chất lượng bê tông, sự giảm yếu
thiết diện được đánh giá thông qua tần số cộng hưởng.
 Nhìn chung các phương pháp động khá phức tạp, đòi hỏi cần có các thiết bị
chuyên môn và chuyên gia có trình độ chuyên môn cao. Ít được sử dụng rộng rãi cho
công trình.
2.5.2. Chọn phương pháp kiểm tra cho cọc
- Chọn kiểm tra cọc bằng phương pháp thử tĩnh cọc (nén tĩnh).
- Ngoài ra các phương pháp kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi đã trình bày bên trên,
sinh viên chọn phương pháp siêu âm phương pháp này đánh giá chất lượng bê tông và
khuyết tật của cọc thông qua quan hệ tốc độ truyền sóng và cường độ bê tông. Nguyên
tắc là đo tốc độ và cường độ truyền sóng siêu âm qua môi trường bê tông để tìm khuyết
tật của cọc theo chiều sâu.
- Thiết bị thí nghiệm cần thiết:
 Một máy chính dùng tạo xung và ghi lại các tín hiệu đo được;
 Một đầu phát và một đầu nhận nối với máy chính bằng 2 cuộn dây;
 Một con lăn đo chiều sâu;
 Một dây đấu với máy tính để chuyển tín hiệu;
 Một phần mềm in số liệu;
 Ống thép đường kính 60(mm), bịt kín đầu, nối với nhau bằng ren hay keo dán,
được đưa vào trong thân cọc ngay trong quá trình đổ bê tông.
- Quy trình thí nghiệm siêu âm:
 Trước khi thí nghiệm cần đổ đầy nước vào các ống siêu âm.
 Dùng đầu rò nặng để rà và thông ống.
 Đầu phát và đầu đo đã được đấu với máy chính thả đều vào 2 ống dẫn đến đáy.
Sóng siêu âm đo được trong suốt quá trình sẽ được ghi lại trong máy với trục Y
là chiều dài cọc và trục X là tín hiệu sóng;
 Cho chạy phát thử nếu thấy tính hiệu thu được tốt thì có thể bắt đầu ghi lại tính
hiệu và đồng thời kéo 2 dây lên. Khi tính hiệu xấu cần điều chỉnh 2 dây kéo đầu
đo lên xuống để thu được tính hiệu ổn định và đều nhau;
 Sau khi kết thúc ở hai lỗ đầu, đầu đo chuyển sang lỗ thứ 3 trong khi đầu phát ở
lỗ thứ 2. Cứ như vậy một cọc sẽ được đo 3 lần;
 Số liệu ghi lại được trong quá trình đo sẽ được xử lý bằng chương trình vi tính;
 Số cọc thí nghiệm từ 1020% tổng số cọc của công trình.
2.6. Sự cố và xử lý sự cố trong quá trình thi công
- Nghiêng lệch hố khoan do khi khoan.
- Khối lượng bê tông nhiều hoặc ít hơn so với tính toán.
- Sụt lở thành hố khoan.
- Lồng thép bị trồi lên hay tụt xuống khi hạ vào hố khoan.
- Trường hợp cốt thép bị trồi lên do lực đẩy động của BT.
2.7. Tính toán khối lượng cọc và thời gian thi công phần cọc nhồi
2.7.1. Cọc thử
- Số lượng theo tiêu chuẩn quy định. Việc thi công cọc đại trà khi đã có quyết định phê
duyệt.
2.7.2. Khối lượng cọc
2.7.2.1. Khối lượng đất khoan tạo lỗ cọc
- Thể tích đất khoan ra khỏi lỗ cọc tính từ độ sâu mũi cọc đến mặt đất tự nhiên là:
2
π ×0,8
×29.9=15 ( m ) .
3
V đđ =Sđđ ,c × Lhk =
4
- Ta có tổng số cọc khoan nhồi trên toàn bộ công trình là 66 cọc, tương đương tổng số
mét khối đất đào ra trong cọc là:
V đđ ,ct =V đđ × N c =15 ×66=990 ( m3 ) .
- Tính năng suất máy xúc đất: sách “Sổ tay chọn máy thi công Nguyễn Tiến Thụ -
trang 32)

Trong đó:
 q: Dung tích gầu, m3 q = 1m3.
 Kđ: Hệ số đầy gầu, phụ thuộc vào loại gầu, cấp và độ ẩm của đất, gầu ngọam
(0,85 ÷ 1).
 Kt: Hệ số tới của đất ( Kt = 1,1 ÷ 1,4).

 Nck: Số chu kì trong một giờ (3600s), .


 Tck = tck.Kvt.Kquay – thời gian của 1 chu kỳ.

 tck : Thời gian của một chu kỳ khi góc quay tck = 23,5s, đất đổ tại bãi.
 Kvt : Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc:

K vt = {1 , 1−khi
1 ,0−khi đổ tại bãi
đổ lênthùng xe

 Kquay : hệ số phụ thuộc vào cần với.


 Ktg : hệ số sử dụng thời gian (Ktg = 0,7 ÷ 0,8).
Ta có:
- Thời gian của 1 chu kỳ: Tck = tck.Kvt.Kquay = 23,5 x 1,1 x 1 = 25,85

- Số chu kỳ trong 1h:


- Năng suất làm việc của máy:

2.7.2.2. Khối lượng cốt thép trong cọc


- Cốt thép được thiết kế trong cọc là 10Ø20 đối với thép chủ cọc, thép đai xoắn bao
quanh thân cọc Ø8@100, thép giá giữ thân cọc Ø14@1000.
- Khối lượng thép trong một cọc đối với thép chủ của cọc bằng diện tích mặt cắt ngang
của cốt thép nhân với chiều dài cọc khi đã cộng đoạn neo cốt thép vào đài, sau đó nhân
với số thanh thép trong cọc.
- Khối lượng cốt thép đai và thép giá trong cọc cũng được tính toán như trên nhưng do
là thép dạng xoắn tròn nên chiều dài một vòng thép được tính bằng công thức: l=2 πR;
với R là bán kính của cọc khoan nhồi.
Bảng 8.7 Khối lượng cốt thép trong cọc 11m.
Chiều dài 1
Đường kính Số thanh Khối lượng
STT Loại thép thanh hoặc vòng
Ø (mm) hoặc vòng thép 1 cọc (kg)
(m)
1 Thép chủ 20 10 11,7 288,99
2 Thép giá 14 12 2,513 36,49
3 Thép đai 8 78 2,513 121,53
Tổng khối lượng cốt thép trong cọc (kg): 447,01
2.7.2.3. Khối lượng bê tông trong cọc
- Tính toán thể tích bê tông cần thiết trong một cọc khoan nhồi bằng diện tích mặt cắt
ngang của cọc nhân với chiều dài thiết kế của cọc:
2
π × 0.8
× 22.3=11.2 ( m ) .
3
V c =S c × Lc =
4
 Vậy với một cọc khoan nhồi có đường kính 800(mm) sẽ cần 11.2m3 bê tông.
Ta có tổng số cọc khoan nhồi trên toàn bộ công trình là 66 cọc, tương đương tổng số mét
khối bê tông cần thiết trong cọc là:
V c , ct=V c × N c =11.2 ×66=739.2 ( m3 ) .
2.7.3. Thời gian thi công cọc khoan nhồi
2.7.3.1. Tính toán năng suất xe vận chuyển bê tông
- Dựa vào số hiệu xe vận chuyển bê tông đã chọn, ta tính được năng suất của xe bằng
công thức như sau: N=q ×n × K t
Trong đó:
 q: là trọng lượng bê tông chuyên chở của xe (mỗi chuyến 9m3 bê tông);
 Kt: là hệ số sử dụng xe theo thời gian, Kt =0.7;
 n: số chuyến xe trong một ca làm việc 8h,
Với:
 Tch: là thời gian một chuyến xe đi và về;
L L
T ch=t c +t d +t v + +
Vđ V v

Trong đó:
 tc: là thời gian xe đứng nhận vữa, tc= 10 phút;
 td: là thời gian xe chờ bơm, đổ bê tông, td= 10 phút;
 tv: là thời gian vận động, tv= 4 phút;
 L: là quãng đường từ trạm cấp bê tông đến công trường, L= 7(km);
 Vđ: là vận tốc xe di chuyển đi;
 Vv: là vận tốc xe di chuyển về;
 Vđ = Vv = 30(km/h) (tốc độ xe di chuyển trong thành phố).
Vậy thời gian một chuyến xe đi và về:
7 × 60 7 ×60
T ch=10+10+ 4+ + =52 ( phút ) .
30 30
 Năng suất bê tông cung cấp trong một ca 7h:
480 3
N=q ×n × K t=9× × 0.7=58.2(m /ca).
52
N 58.2 3
→ Năng suất bê tông cung cấp trong một giờ :n h= = =8 , 31(m /h)
7 7
 Số lượng xe cần thiết đảm bảo phục vụ bê tông trong 1h:
V c 11.2
m= = =2→ Chọn2 xe .
nh 7.7
2.7.3.2. Thời gian thi công cọc
- Thời gian thi công cọc khoan nhồi tuỳ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như quy
trình thi công, năng suất máy thi công, số lượng cọc cần khoan đại trà, khối lượng bê tông
trong một cọc,… Tuy nhiên ta có thể tính toán thời gian thi công cọc khoan nhồi trong
công trình bằng cách xác định thời gian thi công cọc thử từ đó suy ra được tổng thời gian
thi công các cọc đại trà.
- Thời gian thi công cọc thử bao gồm tổng thời gian của các công tác như: Dọn dẹp
mặt bằng, định vị tim cọc, khoan tạo lỗ, gia công cốt thép, chống đỡ vách hố khoan, hạ
lồng thép, đổ bê tông cọc và công tác siêu âm đánh giá mức độ đồng nhất của bê tông
cọc.
- Để tính toán chính xác thời gian thi công cọc khoan nhồi của công trình, ta sẽ tính
toán kỹ hơn ở phần lập tiến độ thi công cho công trình.
CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG TƯỜNG VÂY
- Do công trình có 2 tầng hầm và được sự hướng dẫn của giảng viên nên sinh viên đã
chọn và áp dụng biện pháp thi công tường vây bằng bê tông cốt thép cho luận văn này.
3.1. Tổng quan về thi công bằng tường vây bằng BTCT
- Thi công tường vây thực chất như thi công cọc Barrette. Tường chắn được thi công
thành từng tấm panel riêng biệt, giữa chúng là khớp nối và thường là một gioăng cao su
chắn nước.
- Sau khi đào đất tường vây bằng gàu ngoạm, dùng bentonite để giử thành hố đào hạ lồng
thép, đưa ống tremie vào đổ bê tông theo phương pháp vữa dâng. Thu hồi bentonite để tái
sử dụng.
3.2. Thi công tường dẫn
3.2.1. Nhiệm vụ tường dẫn
- Tường dẫn tạo một hệ thống định vị chính xác về tim và cốt cho tường chắn, giữ ổn
định cho lớp bề mặt của hố đào cần thi công. Khoảng cách giữa các tường dẫn lớn hơn bề
rộng thiết kế tường chắn 5-10cm.
- Tường dẫn phục vụ cho công tác đỡ bộ gá lắp gioăng chống thấm, đỡ và định vị lồng
thép, ống đổ bê tông trong quá trình đổ bê tông, ngăn cản không cho đất bị sạt lở vào hố
đào do quá trình đi lại, do trời mưa,…
3.2.2. Cấu tạo
- Tường nằm trong đất kích thước 300 x 1200mm
- Tường có cấu tạo bê tông cốt thép B = 22.5

Hình 9.1 Cấu tạo tường dẫn


3.2.3. Tính toán cốp pha tường dẫn
3.2.3.1. Tính toán tải trọng ngang tác dụng lên cốp pha
- Chiều cao tường dẫn H = 1,2m.
- Tải trọng ngang tính toán tác dụng lên cốp pha ở độ sâu H;
∑ qtt=nγH +∑ n d q d
Trong đó:
 n: là hệ số vượt tải, n = 1,2.
 γ: khối lượng thể tích của hỗn hợp bê tông đã đầm chặt, γ = 2500 (daN/m3).
 H: chiều cao của mỗi lớp hỗn hợp bê tông, H = 1,2m.
 qd1: tải trọng động do đầm rung, qd1 = 200 (daN/m2) , nd1 = 1,3.
 qd2: tải trọng động do đổ bê tông, qd2 = 400 (daN/m2) , nd2 = 1,3.
→ Tải trọng ngang tính toán tác dụng ở đầu tường dẫn:
tt 2
q 0 =200 x 1 , 3+ 400 x 1 ,3=780(daN /m )
→ Tải trọng ngang tính toán tác dụng ở đáy tường dẫn:
tt 2
q H =1 , 2 x 2500 x 1 , 2+200 x 1 , 3+400 x 1 , 3=4380(daN /m )
3.2.3.2. Tính toán và kiểm tra sườn ngang
- Sườn ngang được làm bằng thép hộp 50x50x2 (mm)
→ Diện tích tiết diện: 5 x 5 – 4,6 x 4,6 = 3,84 (cm2)
3 3
5 x 5 4,6 x 4,6 4
→ Momen quántính tiết diện: − =14 ,77 (c m )
12 12
14 , 77 x 2 4
→ Momen kháng uốntiết diện: =5,908 (c m )
5
- Khoảng cách giữa các sườn đứng: B = 80 (cm)
- Tải trọng ngang tính toán ( coi như phân bố đều) ở cao trình - 0.6m là:
tt 2
q H =0 ,6 x 2500 x 1 , 2+ 200 x 1 ,3+ 400 x 1 , 3=2580 (daN /m )
- Tải trọng phân bố đều trên sườn ngang là: q = 2580 x 0,6 = 1548 (daN/m)
- Sơ đồ tính toán coi sườn ngang là một dầm liên tục với các gối tựa là sườn đứng.
- Momen tính toán được tính theo công thức:
2
q tt l 15 , 48 x 802
M= = =9907 , 2(daNcm)
10 10
- Ứng suất lớn nhất:
M 9907 ,2
=1676 , 8 ( daN /c m ) ≤ 2100(daN /c m )
2 2
σ max= =
W s 5,908

3.2.3.3. Tính toán và kiểm tra sườn đứng


- Sườn đứng được làm bằng thép hộp 50x50x2 (mm)
→ Diện tích tiết diện: 5 x 5 – 4,6 x 4,6 = 3,84 (cm2)
3 3
5 x 5 4,6 x 4,6 4
→ Momen quántính tiết diện: − =14 ,77 (c m )
12 12
14 , 77 x 2 4
→ Momen kháng uốntiết diện: =5,908 (c m )
5
- Sơ đồ tính của sườn đứng là một dầm kê trên hai gối tựa là ba thanh chống, chịu tác
dụng của ngoại lực là các lực tập trung tại các vị trí đặt sườn ngang.
- Các lực tính toán tác dụng lên sườn đứng:
520+1420
P 1= x 0 , 3 x 0 , 8=232 , 8(daN )
2
1420+3220
P 2= x 0 , 6 x 0 , 8=1113 ,6 (daN )
2
3220+ 4120
P 3= x 0 ,3 x 0 ,8=880 , 8(daN )
2
Do các sườn đứng được bố trí ngay ở điểm giao của sườn đứng và sườn ngang cho nên
bằng không, với quan niệm sơ đồ tính như trên sẽ không gây ra momen trong sườn đứng.
3.2.3.4. Tính toán kiểm tra thanh chống
- Lực dọc lớn nhất ở trong thánh chống là: 1113,6 (daN)
- Thanh chống được làm bằng thép hộp 50x50x2 (mm)
→ Diện tích tiết diện: 5 x 5 – 4,6 x 4,6 = 3,84 (cm2)
- Ứng suất nén tiết diện:
1113 , 6 2 2
σ= =290 (daN /c m )<2100 (daN /c m )
3 , 84
3.2.4. Thi công tường dẫn
- Xác định vị trí tường vây→ xác định tường dẫn;
- Đào đất đến độ sâu tường dẫn;
- Đổ bê tông lót→ để khô, vạch dấu xác định chân tường dẫn;
- Ghép cốp pha→ lắp cốt thép cấu tạo (Φ10a200)→đổ bê tông đá 1x2, B22.5
- Dẫn hướng gầu đào trong suốt quá trình đào và đảm bảo tường Barrette được đinh vị
đúng và thẳng đứng. Chống sụt lở đất bề mặt, đảm bảo an toàn cho công trình liền kề.
- Hỗ trợ cho thiết bị thi công tường Barrette (hạ lồng thép, đổ bê tông, đặt gioăng chống
thấm, và các liên kết chống thấm …).
- Tăng cường sự ổn định của hố đào trong suốt thời gian đào.
- Tạo được hệ thống kiểm tra độ tin cậy tường Barrette.

Hình 9.2 Quá trình thi công tường dẫn


- San phẳng nền: San mặt bằng dọc tuyến tường vây sao cho đủ để xây dựng tường dẫn
ở hai bên, các phương tiện, thiết bị thi công đi lại.
- Trắc đạc, định vị tuyến: Tiến hành công tác trắc đạc dọc theo tường vây và tường dẫn
(cắm tuyến, cao độ, vị trí,…).
- Đào đất rãnh tường dẫn: Dùng máy đào gầu ngoạm đào sâu 1.1m so với mặt đất tự
nhiên. Sau khi đào xong thì tiến hành chỉnh sửa hố đào và đổ bê tông lót.
- Gia công lắp đặt cốt thép: Song song với quá trình trên, tiến hành gia công cốt thép ở
bãi gia công. Cốt thép của tường dẫn thường bố trí , phải liên kết dọc nối tiếp
nhau, bảo đảm tường dẫn thành một khối chỉnh thể.
- Lắp đặt cốp pha: Sau khi bê tông lót đã ninh kết thì tiến hành bật mực trên bê tông lót
để định vị trí của tường dẫn và cốp pha tường dẫn. Sau đó, dùng khoan khoan vào bê tông
lót để cắm những đoạn thép đường kính 10mm, dài 150mm làm cừ.
+ Lót tấm ni lon mỏng vào thành đất, lắp dựng cốt thép và cốp pha thành trong, dùng
các con kê đường kính 60mm dày 25mm.
- Đổ bê tông tường dẫn và tháo dỡ cốp pha: Sau đó tiến hành đổ bê tông tường dẫn, sau
khi bê tông đã ninh kết được 24 giờ, tiến hành tháo dỡ cốp pha.
- Lắp đất và chống ngang: Lắp đất lại và chống tường dẫn bằng các thanh gỗ tràm
đường kính 70 đến 100mm, khoảng cách giữa các thanh gỗ khoảng 2m, chống 2 lớp.
+ Tường dẫn sẽ được đập bỏ để tiến hành thi công dầm mũ cũng như công việc đào đất
thi công tầng hầm sau này.
3.3. Chuẩn bị bentonite giữ vách hố đào
- Việc dùng bentonite theo tiêu chuẩn đã quy định.
- Lắp đặt các thùng betonite tại các vị trí thuận lợi cho việc cung cấp và thu hồi trong quá
trình khoan tạo lỗ.
- Kiểm tra thành phần bentonite theo tài liệu xuất xưởng, trọng lượng từng bao, cách pha
chế.
3.3.1. Pha chế dung dịch bentonite
- Làm rõ việc pha trộn theo tỉ lệ vật liệu.
- Trên thùng trộn cơ giới có chia vạch.
- Sau khi trộn xong bentonite và thí nghiệm đạt yêu cầu, bentonite được chuyển vào các
xi lô, cung cấp cho các hố đào, bằng các đường ống.
3.3.2. Xử lý dung dịch bentonite
- Việc thu hồi bentonite phải phải tách các tạp chất, sau khi làm sạch mới được chuyển
vào xi lô để sử dụng lại.
3.4. Thi công đào tường vây
- Để đào rãnh cho tường trong đất, ta phải thực hiện các bước sau;
 Lập sơ đồ trình tự thực hiên các đơn nguyên một cách hợp lý;
 Chọn cơ giới và thiết bị đào rãnh thích hợp;
 Có biện pháp chống sụt lỡ vách rãnh đào và giải pháp xử lý sự cố một cách
có hiệu quả;
3.4.1. Chọn thiết bị đào
3.4.1.1. Thiết bị đào gầu ngoạm
- Khối lượng đất đào được tính toán dựa trên chiều sâu và diện tích mặt bằng thi công
của công trình, ta có:
Vđđ = S x hđ = 34,2 x 50,8 x 8,1 = 14072,6 (m3)
Trong đó:
 S: là diện tích mặt bằng cần đào đất của công trình;
 hđđ: là chiều sâu hố đào tính đến cao độ đáy đài móng.
- Chọn máy đào dựa trên kích thước của hố đào: hđđ = 8,1m.
- Chọn máy đào gầu ngoạm (dẫn động thuỷ lực) mã hiệu: EO-5122A có thông số kỹ
thuật sau: ( Tra bảng theo ‘’Sổ tay chọn máy thi công xây dựng’’ của thầy Nguyễn Tiến
Thụ, trang 37).
Bảng 9.1 Catalog thông số máy đào gầu ngoạm (dẫn động thuỷ lực).
Máy đào gầu ngoạm (dẫn động thủy lực)
Mã hiệu q(m3) R(m) h(m) H(m) Q(T) tck(s)
EO-5123 1 9,3 3,1 8,1 36,5 25
Tính toán năng suất máy đào:

N=q x x N ck x K tg
Kt
Trong đó:
 q: Dung tích gầu, m3 q = 1m3.
 Kđ: Hệ số đầy gầu, phụ thuộc vào loại gầu, cấp và độ ẩm của đất, gầu ngọam
(0,85 ÷ 1).
 Kt: Hệ số tới của đất ( Kt = 1,1 ÷ 1,4).

 Nck: Số chu kì trong một giờ (3600s), .


 Tck = tck.Kvt.Kquay – thời gian của 1 chu kỳ.

 tck : Thời gian của một chu kỳ khi góc quay tck = 23,5s, đất đổ tại bãi.
 Kvt : Hệ số phụ thuộc vào điều kiện đổ đất của máy xúc:

K vt = {1 , 1−khi
1 ,0−khi đổ tại bãi
đổ lênthùng xe

 Kquay : hệ số phụ thuộc vào cần với.


 Ktg : hệ số sử dụng thời gian (Ktg = 0,7 ÷ 0,8).
Ta có:
- Thời gian của 1 chu kỳ: Tck = tck.Kvt.Kquay = 23,5 x 1,1 x 1 = 25,85

- Số chu kỳ trong 1h:


- Năng suất làm việc của máy:

 Năng suất máy đào trong một ca 7h:


3
V ca =N ×t=72 ,33 × 7=506 , 31(m /ca).

 Số ca máy đào cần thiết là:


V đđ 14072, 6
n= = =27 ,79 ( ca ) → chọn n=28 ( ca ) .
V ca 506 ,31
- Tính toán bề rộng theo phương ngang của hố đào:
R2=S 2+l 2o → S=√ R2−l 2o

Trong đó:
 Rmin: là bán kính đào nhỏ nhất, Rmin = 9,3 (m).
 R: là bán kính đào đất theo thiết kế, R = 9,3 (m).
 lo: là bước di chuyển của máy đào theo thiết kế.
l o=R−Rmin =9 , 3−9 ,3=0(m)

 S: là bề rộng một nửa hố đào theo phương ngang tại cao trình -8,1(m);
S= √ R 2−l 2o=√ 9 , 32−0 2=9 , 3 ( m ) → chọn S=10 ( m ) .

Hình 9.2 Máy đào gầu ngoạm


3.4.1.2. Chọn xe vận chuyển đất đào
- Chọn loại xe tải ben mã hiệu: HYUNDAI HD270, có thể tích thùng chứa là 10(m3).
- Khoảng cách bãi đổ là 5(km), vận tốc xe 30(km/h), năng suất máy đào 181,7(m3/h).
Hình 9.3 Kích thước xe ben HYUNDAI HD270.
- Tính toán số lượng xe vận chuyển đất:
 Số lượng xe cần thiết được tính bằng công thức:
T t ch +t dv + t d + t q
m= =
t ch t ch
Trong đó:
 td: là thời gian đổ đất ra khỏi xe, td = 2 phút;
 tq: là thời gian quay xe, tq = 2 phút;
 tch: là thời gian đổ đất đầy lên xe;
q 10
t ch= = ×60=3 ,3 ( phút ) → chọn t ch=4 ( phút )
N 181, 7
 tdv: là thời gian đi và về của xe;
S 2 ×5 ×60
t dv = = =20 ( phút)
V 30
 Tổng thời gian của một chuyến xe: T = 4 + 20 + 2 + 2 = 28(phút).
 Số lượng xe ben dung tích 10(m3) cần thiết cho việc vận chuyển đất đào theo
năng suất một giờ của máy đào là:
T 28
m= = =7 ( xe )
t ch 4

 Vậy số lượng xe ben dung tích 10(m3) cần thiết cho một ca máy đào (8h) là 56 chiếc.
3.4.2. Đào tường vây bằng máy đào gầu ngoạm
- Tường vây được đào bởi gàu ngoạm hình chữ nhật treo trên xe cẩu vận hành bằng dây
cáp. Trong quá trình đào, dung dịch bentonite được giữ trong khoảng không thấp hơn
0.4m từ đỉnh tường dẫn và cao hơn 1.0m trên mực nước ngầm. Độ thẳng đứng của hố đào
được giám sát trực quan thông qua những dây cáp của xe cẩu trong lúc hạ gàu xuống
trong rãnh đào. Độ thẳng đứng của tường nhỏ hơn 1/100.
- Xe cẩu phải giữ khoảng cách tối thiểu từ 4 đến 6m đến hố đào. Bất kỳ di chuyển nào
của xe cẩu sẽ được đốc công giám sát để tuân thủ đòi hỏi này.
- Các loại panen thường được sử dụng là: panen mở, panen đóng và panen kế tiếp.
 Panen mở: chiều dài thiết kế của các panen mở (với hai gioăng chống thấm
CWS) phải phù hợp với chiều dài tối thiểu của gàu đào hoặc có chiều dài bằng
hai lần chiều dài của gàu và một đoạn nhỏ ở giữa.
 Panen kế tiếp: những panen chỉ dùng một gioăng chống thấm CWS thì được gọi
là panen kế tiếp.
 Panen đóng: những panen này được thi công vào giai đoạn cuối dựa trên việc
hoàn tất các panen mở và panen kế tiếp. Panen đóng này không lắp đặt gioăng
CWS.
 Việc thi công các panel liền kề sau panel đã hoàn thành (nếu có) chỉ được thực
hiện như trình tự sau đây;
 Đầu tiên sẽ thi công đào đất ở phía không có gioăng chống thấm (waterstop)
trước, đào đất đến cao độ thiết kế. Kích thước hố đào sẽ bằng kích thước gầu đào.
 Sau đó sẽ chờ cho tới 24h sau khi đã đổ bê tông xong của tấm panen trước, tức là
chờ cho bê tông ninh kết đạt cường độ mới thi công đào đất tiếp đoạn panel còn
lại.
- Kiểm tra độ thẳng đứng và độ ổn định của hố đào;
 Độ thẳng đứng của hố đào được giám sát liên tục dựa vào độ thẳng đứng của dây
cáp gàu đào xem như là con dọi.
 Trong quá trình đào, việc giám sát liên tục được thực hiện bằng thước đo. Bằng
phương pháp này, sự lở đất sẽ nhanh chóng được nhận biết. Thước đo này được
chia từng mét một.
3.4.3. Kiểm tra việc sụt lở và các biện pháp xử lý việc sụt lở rãnh đào.
- Giữ ổn định cho thành rãnh tường trong đất để thành rãnh không sụt lở là nhiệm vụ rất
quan trọng và rất khó khăn, thành rãnh sụt lở không làm những làm chậm tiến độ thi công
mà còn gây ra nhiều hư hỏng khác như: máy đào bị nghiêng lệch, các công trình hiện hữu
lân cận bị ảnh hưởng, hệ thống ống ngầm (cấp thoát nước có thể bị hư hỏng), nếu đã lắp
đặt cốt thép và đang đổ bê tông tường thì bê tông tường có thể bị khuyết hãm vì đất
chiếm chỗ của bê tông. Vì vậy trong thi công tường trong đất, sự cố sụt lỡ thành rãnh đào
là sự cố nghiêm trọng và nguy hiểm nhất.
- Một trong những nguy cơ ảnh hưởng đến sụt lở thành rãnh (vách) hố đào là mực nước
ngầm dâng cao. Mức nước ngầm cao thấp cũng liên quan đến chọn tỉ trọng cho bentonite
và chọn mức dâng của bentonite trong rãnh đào. Trời mưa, nước rơi vào rãnh đào nhiều,
làm loãng bentonite và làm dâng cao mực nước ngầm trong rãnh, vách của rãnh hố đào
lúc này càng dễ sụt lở, lúc này cần phải dâng cao mức bentonite và phải hoán đổi nâng
cao tỉ trọng của bentonite. Mức dâng của bentonite không nên cao quá, chỉ cần bảo đảm
cao hơn từ 0.5m đến 1m là đạt yêu cầu.
- Khi xảy ra hiện tượng sụt lở, một lượng lớn bentonite bị thất thoát cao, độ trên của
bentonite thụt thấp xuống, nhiều bọt khí trong bentonite trào lên và xuất hiện dao động
phần tường dẫn lân cận cũng bị lún sụt xuống. Lượng đất phải sẽ lớn hơn rất nhiều so với
thiết kế. Các thiết bị đào đất gầu ngoạm đều rất khó kéo lên, vì vậy khi có sụt lở nên nâng
thiết bị gầu và đầu khoan lên khỏi mặt đất ngay để đề phòng thiết bị có thể bị chôn vùi.
Tiếp đến phải tìm cách ngăn chặn sụt lở không bị kéo lây sang nơi khác. Giải pháp
thường dùng là bổ sung bentonite và lấp đất trở lại, chờ cho đến khi đất lấp trở lại đã ổn
định… ta mới tiếp tục thi công.
3.4.4. Công tác làm sạch đáy rãnh đào
- Loại 1: Trong suốt quá trình tạo lỗ, đất cát không kịp đưa lên sẽ lưu lại ở gần đáy hố,
sau khi dừng công việc làm lỗ thì lắng xuống đáy lỗ, loại cặn lắng này tạo thành hạt có
đường kính tương đối lớn.
- Loại 2: Những hạt rất nhỏ nổi trong nước tuần hoàn hay nước trong lỗ, sau khi làm lỗ
xong, qua một thời gian sẽ lắng dần xuống đáy lỗ.
 Làm sạch hố đào loại 1:
- Sau khi làm lỗ đến độ sâu dự định, không nâng thiết bị tạo lỗ lên ngay mà tiếp tục
làm thao tác thải đất lên cho đến khi hoàn toàn sạch sẽ cặn lắng ở hố rồi mới tiến hành
đưa thiết bị lên. Sau khi kết thúc thao tác làm lỗ (khoảng 15÷20 phút), thả gầu ngoạm
xuống đáy hố, ngoạm cặn lắng ở đáy hố lên, khi cặn lắng chỉ còn ít thì dùng bơm chìm
thả xuống đáy lỗ vừa khuấy động cặn lặng vừa bơm hút cặn lắng ở đáy hố lên.
 Làm sạch hố đào loại 2:
- Trong quá trình hạ lồng thép vào đáy hố đào, các hạt cát và bùn trong hố tiếp tục
lắng xuống đáy hố. Do vậy khi lắp cốt thép xong phải đo lại chiều sâu hố khoan. Nếu
chiều sâu hố khoan không đảm bảo theo thiết kế thì phải tiến hành công tác thổi rửa hố
đào.
- Ống thổi rửa là ống đổ bê tông cho tường Barrette. Ống được chế tạo bằng thép có
đường kính D200mm và D270mm, chiều dài mỗi đoạn 0,5m; 1m; 2m và 3m. Các ống
được nối với nhau bằng ren vuông ngoài.
- Đoạn mũi ống có 2 loại: loại đáy bằng và loại đáy có cấu tạo vát.
- Việc sắp xếp sàn công tác trên miệng hố đào phải bảo đảm thăng bằng, sàn được
chế tạo có gắn sẵn bộ giá tựa để giữ cố định ống thổi rửa ở chính tâm hố đào. Giá tựa
gồm hai tấm thép được gắn bản lề với sàn công tác và được cắt thành hai nửa vành
khuyên có đường kính bằng đường kính ngoài ống thổi rửa. Hai tấm thép này dễ dàng
thao tác để nâng hạ ống thổi rửa lên xuống. Ống thổi rửa được hạ xuống đáy hố đào đối
với loại vát. Đối với ống loại đáy bằng đặt đáy một đoạn 20cm để hút mùn khoan khi
bơm khí nén.
- Sau khi lắp xong ống thổi rửa thì tiến hành lắp phần trên. Phần này có hai nửa, một
nửa được nối với ống dẫn D150 để thu hồi dung dịch Bentonite về máy lọc. Một cửa để
thả ống dẫn khí có đường kính 25mm xuống cách hố đào khoảng (1÷1,5m). Sau đó tiến
hành bơm khí với áp suất tính toán. Trong quá trình thổi rửa phải liên tục cấp dung dịch
Bentonite vào hố đào để đảm bảo mực nước trong hố không thay đổi. Thổi rửa trong thời
gian khoảng 20÷30phút, dùng thước và dây dọi kiểm tra kích thước hố đào: cách ngắm
cho phép sai số là ±5cm, kích thước cạnh dài cho phép sai số ±10cm và độ nghiêng hố
đào theo cạnh ngắm cho phép sai số 1% so với chiều sâu hố đào.
3.4.5. Kiểm tra vách tường vây trong quá trình thi công
Kiểm tra theo độ sâu:
- Khi kiểm tra độ sâu của hố đào, cứ khoảng đào sâu 5m đo 1 lần kiểm soát chiều sâu
đào.
- Kiểm tra sơ bộ gầu đào có nằm vào đúng vị trí chưa bằng cách kiểm tra tính đối xứng
của gầu đào so với tường dẫn. Người công nhân dùng thước kiểm tra tính đối xứng của
gầu đào, sau đó ra tín hiệu cho người điều khiển để điều chỉnh vị trí của gầu.
- Khi gầu đào chưa đúng vị trí thì người điều khiển máy đào phải thay đổi tầm với của
tay cần để đưa gầu đúng vị trí.
Kiểm tra theo phương đứng
- Ta đánh dấu vạch trên bề mặt tường dẫn, sau đó dùng mia và thước để kiểm tra độ
nghiêng của gầu đào thông qua dây cáp (độ thẳng đứng của gầu đào trong khoan đào do
trọng lượng của nó).
- Kiểm tra sau khi khoan đào đã hoàn thành và trước khi đổ bê tông.
- Việc kiểm tra chiều sâu đáy hố được tiến hành tại 2 đến 3 điểm tùy thuộc vào chiều
rộng của từng khoan đào.
Thu thập mẫu đất nền trong khi đào
- Khi máy đào xuống độ sâu khoảng 5m, ta lấy mẫu đất bỏ vào bịch ny lon trên đó có
ghi thứ tự khoan đào, độ sâu lấy mẫu. Làm như vậy nhằm để theo dõi tình hình địa chất
có tương thích với kết quả khảo sát địa chất trước đó không. Nếu có sai khác thì có biện
pháp dự đoán kịp thời để điều chỉnh biện pháp dự trù thiết bị máy móc, điều chỉnh tiến độ
thi công. Đồng thời cũng để phục vụ cho thi công đào đất tầng hầm sau này.
3.5. Lắp bộ gioăng chống thấm giữa các tường vây
3.5.1. Mô tả gioăng chống thấm CWS
Hệ thống gioăng chặn cho phép ngăn nước giữa các tấm panels tường Barrett Nguyên lý
gioăng chặn CWS:
- Gioăng chặn bao gồm một khuôn thép có đặt sẵn gioăng cao su. Ván khuôn thép sẽ
được gầu đào kéo lên khi thi công panels kế cận và do đó giải quyết được khó khăn gặp
phải đối với việc sử dụng các ống thép tròn có khớp nối.
- Gioăng chặn sẽ ngăn nước thấm qua khe nối của các tấm panels tường Barrette bởi
tính đàn hồi cao và khả năng liên kết tốt với bê tông.
3.5.2. Cách lắp đặt
- Trong khi tái chế dung dịch Bentonite sau khi việc đào hoàn tất, gioăng chặn được lắp
đặt vào đầu cuối panels đã đào, các panels sơ cấp có gioăng ở cả hai đầu và các panels kế
cận có gioăng ở một đầu. Gioăng chặn được hạ xuống lần lượt trong hố đào cho đến khi
gioăng chặn đạt độ sâu cần thiết thấp hơn khoảng (1-3) mét so với cao trình đất đào sau
này hoặc trong lớp đất có độ thấm nhỏ.
- Gioăng chặn là ván khuôn chặn ở đầu cuối. Một gioăng cao su ngăn nước được gắn
vào gioăng trước khi đặt ván khuôn chặn vào trong panen. Gioăng chặn vẫn ở lại tại đầu
cuối của panels trong khi đào panels kế tiếp.
Hệ thống gioăng chặn và gầu ngoạm:
- Vì được treo bằng cáp và hình dạng chữ nhật của gầu ngoạm, gầu ngoạm phù hợp cho
việc sử dụng kết hợp với hệ thống ván khuôn chặn. Dụng cụ đào bị tựa trên ván khuôn
chặn với khoảng cách không đổi trong suốt quá trình đào, nên điều chỉnh được ngay lập
tức bất kỳ sự lệch hướng của gầu đào.
- Hiện nay ở Việt Nam đã sử dụng hai hệ thống gầu đào: Loại gầu cơ khí kiểu cổ điển
và hệ thống gầu thủy lực kiểu mới.
- Khi thi công những công trình xây chen liền sát với khu dân cư, hệ thống gầu đào thuỷ
lực đã thể hiện những ưu điểm của nó như: Không tạo ra chấn động, khi cắt đất giảm
thiểu nguy cơ gây nứt cho công trình liền kề. Không tạo ra tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng
tới sinh hoạt của cư dân xung quanh.
Ưu điểm khi sử dụng ván khuôn chặn
- Việc sử dụng hệ thống ván khuôn chặn mang lại bốn ưu điểm chính cho việc xây dựng
tường chắn đất có chất lượng tốt hơn.
- Việc tháo gỡ ván khuôn chặn thì hoàn toàn độc lập với việc đổ bê tông, cho phép tổ
chức sản xuất tại công trường hiệu quả hơn.
- Tạo sự dẫn hướng cho việc đào panels kế tiếp
- Cho phép lắp đặt gioăng cao su ngăn nước.
- Khi ván khuôn chặn tại cuối panels bên cạnh đang được đào, nó bảo vệ bê tông của
panels của trước đó. Vì vậy kích thước hình học, độ sạch và chất lượng của mối nối là
hoàn hảo.
3.6. Gia công và lắp đặt lồng thép
3.6.1. Gia công cốt thép
- Kiểm tra thông số, kích thước của cốt thép phải đúng với thiết kế trước khi gia công.
- Gia công cốt thép phải tiến hành ở khu vực riêng, xung quanh có rào chắn và biển báo.
- Cắt, uốn, kéo cốt thép phải có thiết bị chuyên dùng, phải có biện pháp ngăn ngừa thép
văng khi cắt cốt thép có đoạn dài hơn hoặc bằng 0,3(m).
- Bàn gia công cốt thép phải được cố định chắc chắn, nếu bàn gia công có công nhân
làm việc ở hai giá thì phải có lưới thép bảo vệ cao ít nhất một mét. Cốt thép gia công
xong phải để đúng nơi quy định.
- Khi nắn thẳng cốt thép cuộn bằng máy phải che chắn bảo hiểm ở trục cuộn trước khi
mở máy, hãm động cơ khi đưa đầu nối thép vào trục cuộn.
- Khi gia công cốt thép và làm sạch gỉ phải trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân
cho công nhân.
- Trước khi chuyển những tấm lưới khung cốt thép đến vị trí lắp đặt phải kiểm tra các
mối hàn, nút buộc. Khi cắt bỏ những phần thép thừa trên cao công nhân phải đeo dây an
toàn, bên dưới có biển báo.
3.6.2. Tính toán tường trong đất theo phương pháp Sachipana Nhật Bản
- Sơ đồ tính toán tường trong đất được thể hiện từ quá trình thi công sau:
 Đào đất đến độ sâu - 3 m (kể từ mặt đất) thì ta đặt một đợt cây chống thứ nhất (tổng
quát thì cây chống ở đây có thể là neo, sàn tầng hầm bêtông cốt thép hoặc hệ các
thanh chống bằng thép hình).
 Đào đất đến độ sâu - 6m thì đặt tiếp đợt cây chống thứ hai.
 Và tiếp tục đào đất đến độ sâu đáy đài – 8,1m kết thúc quá trình đào đất.
- Nền đất gồm nhiều lớp với các chỉ tiêu cơ lý sau đây:
Bảng 9.2 Chỉ tiêu cơ lý của đất
Tên chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị Lớp
1 2 3
3
Dung trọng tự nhiên γw kN/m 18,938 19,22 18,767
Lực dính CII Kpa 13,606 20,78 15,35
Góc ma sát trong ΦII độ 11,81 11,87 17,96
- Ta thấy rằng: thực tế công trình trên mặt đất xung quanh tường đều được chất các vật
liệu hoặc lán trại xây dựng, và có thể có các phương tiện nhẹ đi lại lên trên mặt đất hố
móng công trình, vì thế đã được chất một phần tải trọng phân bố đều q, giả thiết q = 1
T/m2 = 10 kN/m2.
- Tưởng tượng kéo dài lưng tường chắn đến chiều cao h. Từ đó có thể xác định các trị số
áp lực đất theo lý thuyết áp lực đất Raikine, căn cứ vào mực nước ngầm để tính toán áp
lực nước, lấy 1m theo chiều dài thân tường để tính.
* Tính áp lực đất chủ động tác dụng lên chân tường:
Ở độ sâu Z = 3,5m:

(
pa= ( q+ γz ) tg2 450−
Φ
2 )
−2 c .tg 450− (
Φ
2 )
(
¿ ( 10+18 , 83 x 3 , 5 ) tg 2 450 −
16 , 63
2 ) (
−2 x 15 , 66 tg 45 0−
16 ,63
2 )
2
¿ 18 , 79 kN /m
Ở độ sâu Z = 6.5m:

(
pa= ( q+ γz ) tg2 450−
Φ
2 )
−2 c .tg 450− (
Φ
2 )
(
¿ ( 10+18 , 83 x 6 ,5 ) tg 2 45 0−
16 ,63
2 ) (
−2 x 15 , 66 tg 450−
16 , 63
2 )
2
¿ 50 , 14 kN /m
Ở độ sâu Z = 8,1m:

(
pa= ( q+ γz ) tg2 450−
Φ
2 )
−2 c .tg 450− (
Φ
2 )
(
¿ ( 10+18 , 83 x 8 , 1 ) tg 2 450 −
16 , 63
2 ) (
−2 x 15 , 66 tg 45 0−
16 ,63
2 )
=66 ,87 kN /m2

66 , 87
ղ=α = =8 ,25 ; β=0
8,1
* Tính áp lực đất bị động trước tường:
Ở độ sâu Z = 8,1m:

p p=γ X m tg 2 450− ( Φ
2 )
( )
+ 2c . tg 450 −
Φ
2

¿ 18 , 83 x X tg ( 45 − ) +2 x 15 , 66 tg (45 −
2 )
16 , 63
2 0 16 , 63
0
m
2
¿ 10 , 45 X m +23 ,33

Vậy w = 10,45; v = 23,33


* Xác định độ sâu chôn tường, lực dọc thanh chống và moment chân tường:
- Khi xác định chiều sâu tường trong đất ngoài việc tường làm việc một cách bình
thường cần chú ý đến việc hạ sâu thêm để ngăn nước.
- Giai đoạn I: Đào đất đến độ sâu -3,5m (tính từ mặt đất) và đặt hàng thanh chống thứ
nhất. Sau khi đào đất đến độ sâu –3,5m (so với mặt đất), ta tiến hành đặt hàng chống thứ
nhất. Gọi là lực dọc trong thanh chống thứ nhất. Tiếp tục đào đất thì áp lực đất chủ động
tăng dần và áp lực đất bị động giảm dần, do đó xuất hiện lực nén trong hàng thanh
chống này.
- Giai đoạn II: Đào đất đến độ sâu -6,5m (tính từ mặt đất) và đặt hàng thanh chống thứ
hai.
- Lực dọc và moment theo từng giai đoạn đào như sau:
 Giai đoạn đào thứ nhất
+ Sâu 3,5m, một tầng chống. Số thanh chống k = 1, h0k = 3,5m, hkk = h1k = 1m, Nk =
N1, dùng công thức sau tìm Xm:
1 3 1 2
ξ X m− ( ղ h0 k −ς−ξ kk ) X m− ( ղ h 0 k −ς ) hkk X m
3 2

[ ( )]
k−1 k−1
− ∑ N i hik −hkk ∑ N i + 12 ղ h20 k hkk − 12 h0 k =0
1 1

1 1
( 10.45−8.25 ) X 3m− ( 8 ,25 x 3 , 5−23.33−10 , 45 x 1 ) X 2m
3 2

−( 8 , 25 x 3 , 5−23 ,33 ) 1 X m−
[ 1
2 ( 1
)]
x 8 , 25 x 3 , 52 1− x 3 ,5 =0
2
 0,73X3m +2,45X2m – 5,56Xm + 37,92 = 0
 Xm = 1,3m
+ Lực dọc trục sàn chống:
k−1
1 1
N= ղ h20 k + ղ h0 k X m−∑ N i−ς X m− ξ X 2m
2 1 2
1 2 1 2
¿ x 8 , 25 x 3 , 5 +8 , 25 x 3 , 5 x 1 ,3−0−23 , 33 x 1 ,3− x 2 , 2 x 1, 3 =55 ,93 kN
2 2
+ Moment uốn thân tường:
3 ,5 x 18 ,79 1
M 1= x x 3 , 5=38 ,37 kNm
2 3
 Giai đoạn đào thứ 2:
+ Sâu 6,5m, đặt hai tầng thanh chống. Số thanh chống k = 2, h 0k = 6,5m, h1k = 5,5m,
hkk = h2k = 1, Nk = N2, dùng công thức sau tìm Xm:
1 3 1 2
ξ X m− ( ղ h0 k −ς−ξ kk ) X m− ( ղ h 0 k −ς ) hkk X m
3 2

[ ( )]
k−1 k−1
− ∑ N i hik −hkk ∑ N i + 12 ղ h20 k hkk − 12 h0 k =0
1 1

1 1
( 10 , 45−8 , 25 ) X 3m− ( 8 , 25 x 6 ,5−23 , 33−10 , 45 x 1 ) X 2m
3 2

[ 1
2 ( 1
)]
−( 8 , 25 x 6 , 5−23 ,33 ) 1 X m − 55 , 93 x 5 , 5−1 x 55 , 93+ x 8 ,25 x 6 , 52 1− x 6 ,5 =0
2

 0,73X3m + 9,94X2m – 30,32Xm – 140,67 = 0


 Xm = 2,71m
+ Lực dọc trục sàn chống:
k−1
1 1
N= ղ h20 k + ղ h0 k X m−∑ N i−ς X m− ξ X 2m
2 1 2
1 2 1 2
¿ x 8 , 25 x 6 ,5 +8 , 25 x 6 ,5 x 2 , 71−55 , 39−23 ,33 x 2, 71− x 2 ,2 x 2 , 71 =192 ,57 kN
2 2
+ Moment uốn thân tường:

M 2= ( 6 ,5 x250.14 x 13 x 6 , 5)−55 , 93 x 1−192 , 57 x 5 , 5=55 , 47 kNm


 Giai đoàn đào thứ 3:
+ Sâu 8,1m, đặt hai tầng thanh chống kết thúc quá trình đào đất. Số thanh chống k = 3,
h0k = 8,1m, h1k = 7,1m, hkk = h2k = 1, Nk = N3, dùng công thức sau tìm Xm:
1 3 1 2
ξ X m− ( ղ h0 k −ς−ξ kk ) X m− ( ղ h 0 k −ς ) hkk X m
3 2

[ ]
∑ N i hik −hkk ∑ N i + 12 ղ h20 k ( hkk − 12 h0 k ) =0
k−1 k−1

1 1

1 1
( 10 , 45−8 , 25 ) X 3m− ( 8 , 25 x 8 ,1−23 ,33−2.2 x 7 , 1 ) X 2m
3 2

[ 1
2 ( 1
)]
−( 8 , 25 x 8 , 1−23 , 33 ) 7 , 1 X m− (55 , 93+192 , 57)x 7 ,1−1 x (55 , 93+192 , 57)+ x 10 , 45 x 8 , 12 7 , 1− x 8 ,1 =
2

 0,73X3m – 20,67X2m – 309,07Xm +689,90= 0


 Xm = 6 , 17m
+ Lực dọc trục sàn chống:
k−1
1 1
N= ղ h20 k + ղ h0 k X m−∑ N i−ς X m− ξ X 2m
2 1 2
1 2 1 2
¿ x 8 , 25 x 8 ,1 +8 , 25 x 8 , 1 x 2 , 81−( 55 , 93+192 ,57 )−23 , 33 x 2 , 71− x 2 , 2 x 2 ,71 =135 , 96 kN
2 2
+ Moment uốn thân tường:

M 4= ( 8 , 1 x 100
2
x x 8 , 1)−55 ,93 x 1−192 ,57 x 1−135 , 96 x 1=364 , 71 kNm
,76 1
3
*Tính toán cốt thép:
- Sử dụng bê tông B30 có Rb=17 (MPa) và cốt thép A-III (Φ>10) có Rs= 365 (MPa)
- Giả thiết a = 100 (mm).
h0 = h – a = 600– 100 = 500mm
6
M 316 ,54 x 10
α m= 2
= 2
=0,082
γ b R b b h0 0 , 9 x 17 x 1000 x 500
ξ=1−√ 1−2 α m =1−√ 1−2 x 0,027=0,085
ξ γ b Rb b h0 0,085 x 0 , 9 x 17 x 1000 x 500 2
A s= = =1781 ,5 mm
Rs 365
Chọn thép Φ12, có As = 113,1mm2
2 2
πd πx 12 2
A s= = =113 ,1 mm
4 4
A s 1781.5
Số thanh thép :n= = =15 ,75
as 113 , 1
Chọn 16 thanh. Khoảng cách giữa các thanh
3000 3000
s= = =200 mm
n−1 16−1
Vậy chọn thép Φ12a200
113 , 1 x 16 γ b Rb 0 , 9 x 17
Kiểm tra: μmin =0 , 05 % < μ= =0.12 % < μmax =ξ R =0,583 x =2 , 17 %
500 x 3000 Rs 365
3.6.3. Tính toán chuyển vị đầu tường

Lớp
Tên chỉ tiêu Kí hiệu Đơn vị
1 2 3
3
Dung trọng tự nhiên γw kN/m 18,938 19,22 18,767
Lực dính CII Kpa 13,606 20,78 15,35
Góc ma sát trong ΦII độ 11,81 11,87 17,96
- Để tính chuyển vị ta lấy theo trạng thái giới hạn II, với bê tông B30 có
Eb=32,5x103MPa

moment quán tính của một cọc bản thép .


II
γ tb =
∑ γ i h i = 18,938 x 4 , 4 +19 ,22 x 3 ,5+18,767 x 28 ,5 =18 ,83 kN /m3
∑ hi 4 , 4 +3 ,5+ 28 ,5

II
φ tb =
∑ φi hi = 11, 81 x 4 , 4 +11, 87 x 3 , 5+17 , 96 x 28 ,5 =16 , 63
∑ hi 4 , 4+3 , 5+28 , 5

II
C tb =
∑ ci hi = 13,606 x 4 , 4+ 20 ,78 x 3 ,5+15 , 35 x 28 , 5 =15 , 66
∑ hi 4 , 4+3 , 5+28 , 5
Hình 9.4 Biểu đồ quan hệ để tính f theo h2/h1 và φ
- Theo biểu đồ trên hình khi:
h2 20
= =2 , 47 , φ II =16 ,36 tađược f ≈ 5
h1 8 ,1
- Với K = 9000kN/m3, theo công thức:
f γ 5 x 18 , 83
f 1= = =0 ,01 m=1 cm
K 9000
- Độ uốn đàn hồi được tính theo công thức:

(
K a =tg 2 450 +
φ
2) (
=tg 2 45 0+
16 , 63
2 )=0,5549

5
γ K a h1 18 , 83 x 0,5549 x 8 , 15
f 2= = =0 , 02 m=2 cm
30 EJ 30 x 32 ,5 x 106 x 0,018
- Chuyển vị ngang đầu tường là:

f = f1 + f2 = 1 + 2 = 3cm theo Tergaghi >f=


3cm thỏa điều kiện chuyển vị
3.6.4. Kết quả tính toán bằng phần mềm Msheet
Bước 1: Khởi động phần mềm Msheet →chọn Modal thiết lập tính toán:
Bước 2: Chọn contruction → Sheet piling → nhập thông số tường vây
Bước 3: Chọn soid → Surfaces thiết lập cao độ.
Bước 4: Chọn Soid →Layer thiết lập mô phỏng các lớp đất.

Bước 5: Tiếp tục chọn Soid → Profiles thiết lập cao độ cho từng lớp đất.
Bước 6: Chọn Soid → Water level thiết lập mực nước ngầm.
Bước 7: Khai báo trọng lượng riêng của nước: Vào Menu Soil → Water Properties →
nhập thông số trong lượng riêng của nước.

Bước 8: Khai báo thanh chống: Vào Menu Support → Struts → Khai báo đặc trưng 3
thanh chống phía trái của tường
Bước 9: Khai báo các lựa chọn tính toán: Vào Menu Stages → Stages Overview → lựa
chọn khai báo các lựa chọn tính toán:
Hình 9.5 Mô hình hoàn thành
Bước 10: Chọn Calculation → Start → Chạy phần mềm xuất kết quả tính toán

Bước 11: Chọn Results → Moment / Force/…Xuất kết quả tính toán
Hình 9.6 Kết quả Msheet
Từ phương pháp tính cơ học và phần mềm cho ta thấy:
- Momen tính phương pháp cơ học là 364,71kNm và momen tính bằng phầm mềm là
311,5kNm.
- Chuyển vị đầu tường tính bằng phương pháp cơ học là 3cm và msheet bằng 2.44cm.
→Chọn tính toán tường vây theo phương pháp Sachipana ( Nhật Bản ) để tính toán tường
liên tục theo các giai đoạn thi công.
3.6.5. Tính lực căng cáp
DAÂ
Y CAÙ
P
CAÀ
N TRUÏC

MOÁ
C CAÅ
U TÖÏ
CAÂ
N BAÈ
NG

DAÂ
Y CAÙ
P
CAÀ
N TRUÏC
DAÂ
Y CAÙ
P

MOÁ
C CAÅ
U THEÙ
P CHUÛ
DAÂ
Y XÍCH
DAÂ
Y XÍCH
DAÂ
Y XÍCH P ÑAI
THEÙ
ÑOØ
N TREO

C CAÅ
MOÁ
U
NG CHO
Ø
NG CÖÔ
P TAÊ
THEÙ
C CAÅ
MOÁ
U
GIAÙCA NG CHO
Ø
U
Å NG CÖÔ
P TAÊ
THEÙ
Hình 9.6. Mô hình cẩu lắp lòng thép
 Tính Chọn Dây Cáp Treo Vào Đòn Treo:

- Trọng lượng tính toán:

- Lực căng cáp: ;


Trong đó:

: hệ số an toàn kể tính động khi cẩu lắp; lấy ;


m: hệ số kể đến căng không đều của dây cáp; m = 0,8;
: số nhánh cáp; n = 2;

: góc nghiêng của cáp so với phương đứng; lấy ;

 ;
- Tra bảng ta chọn được dây cáp: dây cáp mềm 6x37x1, đường kính cáp 19.50mm,

cường độ chịu kéo , trọng lượng bản thân


 Tính Chọn Dây Cáp Treo Vào Móc Cẩu Tự Cân Bằng

- Lực căng cáp: ;


Trong đó:

: hệ số an toàn kể tính động khi cẩu lắp; lấy ;


m: hệ số kể đến căng không đều của dây cáp; m = 0,8;
: số nhánh cáp; n= 2;

: góc nghiêng của cáp so với phương đứng; lấy ;

 ;
- Tra bảng ta chọn được dây cáp: dây cáp mềm 6x37x1, đường kính cáp 19.50mm,

cường độ chịu kéo , trọng lượng bản thân .


 Tính Toán Kiểm Tra Đòn Treo
Lực tính toán tác dụng lên đòn treo;

;
Chọn đòn treo có chiều dài 4100 (mm) làm bằng thép CCT3, được chế tạo tại nhà
máy. Trên cơ sở cấu tạo xem 2 điểm mốc dây là 2 gối. Khi đó mômen uốn lớn nhất do S 1

và S2 gây ra là: ;
Tính toán các đặc trưng hình học của tiết diện bị giảm yếu do lỗ bulông;

 Trọng tâm: ; ;

 Mômen quán tính x x: ;

 Mômen kháng uốn x x: ;

 Mômen kháng uốn yêu cầu: ;

=> (thỏa)
3.6.6. Nối cốt thép
- Chiều dài nối buộc của cốt thép chịu lực trong các khung và lưới thép cốt thép không
được nhỏ hơn 250(mm) đối với thép chịu kéo và không nhỏ hơn 200(mm) đối với thép
chịu nén.
- Khi nối buộc, cốt thép ở vùng chịu kéo phải uốn móc đối với thép tròn trơn, cốt thép
có gờ không uốn móc.
- Dây buộc dùng loại dây thép mềm có đường kính 1(mm).
- Trong các mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu).
- Khi vận chuyển cốt thép đã gia công cần lưu ý:
 Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép.
 Cốt thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để tránh
nhầm lẫn khi sử dụng.
 Các khung, lưới cốt thép lớn nên có biện pháp phân chia thành từng bộ phận nhỏ
phù hợp với phượng tiện vận chuyển.
3.6.7. Trình tự lắp dựng và hạ lồng thép
- Trình tự lắp dựng và hạ lồng thép phải trải qua các giai đoạn sau;
 Cẩu lồng thép từ bãi gia công đến vị trí lân cận hố đào.
 Tại đây các lồng thép được kê theo thứ tự: lồng 2 nằm trên cùng và cuối cùng là
lồng 1.
 Lắp móc cẩu vào các chi tiết cẩu lắp đã buộc trước đó.
 Nếu thời tiết có mưa lồng thép bị lắm bùn đất thì phải vệ sinh trước khi nâng hạ
đưa lồng thép xuống hố.
 Nâng lồng thép lên khỏi mặt đất (lồng thép ở tư thế nằm ngang). Khi lồng thép
cách mặt đất khoảng 2.0m thì người điều khiển cần trục tiến hành thu dần chiều
dài cáp (thu dần đầu dây có đòn treo) và đồng thời thu dần dây cáp còn lại để đưa
lồng thép sang trạng thái đứng. Trong quá trình chuyển lồng thép sang tư thế đứng
cần trục phải đứng yên. Để cho lồng thép không bị đung đưa khi cẩu lên, đầu dưới
của lồng có thể dùng dây thừng buộc vào cho người công nhân điều khiển.
 Di chuyển lồng thép đến vị trí khoan đào cần lắp dựng.
 Chọn vị trí đứng thích hợp của máy thường thì tâm máy đến mặt trong của khoan
đào là 4.5 đến 5.0m, không nên đứng sát thành hố khoan vì như thế sẽ ảnh hưởng
đến sự sạt lở của hố khoan.
 Sau khi đã chọn được vị trí thích hợp cho máy thì đưa hạ lồng thép từ từ hố đào.
Khi mà đỉnh thép chủ cách đỉnh tường vây khoảng 1.0m thì ra tín hiệu cho người
điều khiển cần trục dừng quá trình hạ, công nhân ở dưới đưa các thanh thép hình I
đã được chuẩn bị trước đó, luồn qua lồng thép, và các thanh thép hình này được tì
lên tường dẫn. Với cách làm như vậy, lồng thép được giữ lại để thực hiện mối nối
với lồng thép tiếp theo. Trong quá trình giữ lồng thép, nó phải được chỉnh sửa cho
đúng vị trí, các mối nối buộc bằng kẽm, chỉnh vị trí của lồng thép dựa vào vạch
sơn đã đánh dấu trên tường dẫn. Tháo cần trục ra để thực hiên công tác tiếp theo.
- Nâng lồng thép ở trạng thái nằm và trạng thái đứng
 Sau khi đã đưa lồng thép số 1 vào vị trí khoan đào. Cần trục quay sang cẩu lồng
thép số 2 và đưa vào vị trí hố đào để thực hiện mối nối với lồng 1.
 Lồng thép số 2: trên các thanh thép cốt dọc có đánh dấu vị trí bằng bút xóa trên
thép chủ với chiều dài nối là 40d (các vị trí nối được đánh dấu lúc gia công lồng
thép). Cần trục hạ lồng thép sao cho dấu vạch trên thép dọc của lồng thép 2 trùng
với đỉnh của lồng thép 1, sau đó tiến hành lắp bu lông U và siết chặt lại, rút các
thanh thép hình ra và hạ dần lồng thép cho đến khi đỉnh lồng thép cao hơn đỉnh
tường dẫn 1200mm thì đưa các thanh thép hình vào vị trí và kê như đã thực hiện
lồng số 1. Sau đó tháo mốc cẩu.
 Phần đoạn thép dài 700mm phía đầu của lồng số 2 từ cao trình mặt đất tự nhiên
xuống 0,7m, trước khi lắp dựng phải được bảo vệ bằng ny lon. Để sau này, phần
bê tông xấu ở đỉnh tường phá bỏ được dễ dàng hơn, đồng thời quá trình vệ sinh nó
cũng tương đối dễ dàng hơn.
Chú ý khi hạ lồng thép mà thấy không xuống thì nhất thiết phải nâng lồng lên để làm
rõ nguyên nhân, có biện pháp khắc phục rồi mới thả tiếp, nếu không lồng thép bị biến
dạng, mặt vách thành đất cũng dễ bị va quẹt sạt lỡ và sinh ra nhiều đất ở đáy hố đào.
3.7. Đặt thiết bị quan trắc chuyển dịch tường vây
 Mục đích: Theo dõi giá trị và trạng thái dịch chuyển ngang của tường vây hoặc đất
trong vùng ảnh hưởng của công trình là cơ sở để Tư vấn và Nhà thầu đánh giá đánh giá
được mức độ, dự báo diễn biến của các dịch chuyển, từ đó có các giải pháp xử lý cho
những vấn đề về dịch chuyển ngang gây ra.
 Thiết bị sử dụng:
- Ống vách: là một ống phía trong có rãnh tạo sẵn, được sản xuất cho mục đích đặc
biệt được sử dụng khi lắp đặt. Ống có ba chức năng:
+ Dẫn hướng cho đầu dò đo nghiêng, cho phép thu các số đo dưới mặt đất.
+ Ống vách biến dạng theo tường vây hoặc nền đất, do đó các số đo nghiêng của
ống vách biểu thị một cách chính xác các dịch chuyển tường vây hoặc đất.
+ Các rãnh tạo sẵn bên trong khống chế hướng của các bánh xe đầu đo nghiêng.
Ống vách được lắp đặt trong hố khoan tương đối thẳng đứng xuyên qua các vùng
nghi ngờ có dịch chuyển hoặc được lắp trong lỗ tạo sẵn của tường vây.
Vị trí ban đầu của ống vách được thiết lập khi đo bằng đầu dò đo nghiêng. Dịch
chuyển của nền đất hoặc của tường vây làm cho ống vách dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu
của nó. Tốc độ, độ sâu và độ lớn của dịch chuyển này được tính toán bằng cách so sánh
số liệu đo ban đầu với các số liệu đo sau đó.
- Đầu đo nghiêng: có bánh xe chạy theo các rãnh dọc trong ống vách. Nó bao gồm
hai tốc kế cân bằng lực. Một tốc kế đo độ nghiêng trong mặt phẳng của các bánh xe. Mặt
phẳng này được gọi là trục A. Tốc kế kia đo độ nghiêng trong mặt phẳng vuông góc với
mặt phẳng của các bánh xe. Mặt phẳng này được gọi là trục B. Các số liệu thường được
đọc ở các khoảng cách đều đặn 0.5m khi đầu dò được kéo từ đáy lên đỉnh của ống vách.
- Cáp điều khiển: được sử dụng để kiểm tra độ sâu của đầu đo nghiêng. Nó đồng
thời là dây dẫn điện và truyền tín hiệu giữa đầu đo và bộ phận lưu giữ số liệu. Cáp điểu
khiển được đánh dấu đều đặn mỗi 0,5m.
- Bộ lưu giữ số liệu Digitilt: Màn hình của bộ lưu giữ số liệu hiển thị kết quả
chuyển dịch thu được từ đầu đo nghiêng. Các kết quả thu được được lưu giữ trong bộ nhớ
hoặc ghi lên giấy. Sử dụng máy GK-604 của hãng Geokon để lưu giữ số liệu quan trắc.
- Đầu đo nghiêng và cảm biến đặt trong ống vách. Để dễ dàng phát hiện, các số đo
nghiêng thường được lấy ở các cự ly 1/2m hoặc 2 feet tính từ đáy lên đỉnh của ống vách.
Trong mọi trường hợp, số đọc nghiêng quan hệ với độ sâu hoặc cao độ.
- Độ lệch ngang: Khi tính toán, các số đọc đầu đo nghiêng được chuyển đổi sang
giá trị khoảng cách theo chiều ngang. Độ lệch tại mỗi khoảng cách được gọi là độ lệch
khoảng cách tăng dần. Tổng độ lệch khoảng cách được gọi là tổng độ lệch thể hiện độ
nghiêng của ống vách.
Các độ lệch cho thấy vị trí của ống vách.
- Dịch chuyễn ngang: Dịch chuyển biểu thị một sự thay đổi vị trí của ống vách, tức
là một sự thay đổi độ lệch. Dịch chuyển được tính bằng cách lấy độ lệch hiện tại trừ đi độ
lệch ban đầu. Độ lệch khoảng cách là sự thay đổi tại một khoảng cách. Tổng dịch chuyển
là tổng của các dịch chuyển khoảng cách.
3.8. Đặt ống siêu âm
- Các ống siêu âm có chiều dài ngắn hơn chiều dài (thường cách đáy cọc 60cm-
100cm)của cọc và được đặt trước vào cọc trước khi đổ bê tông. Ống phải đảm bảo kín
khít, thẳng và liên tục. Đáy ống phải đảm bảo chạm hoặc sát với đáy cọc và được bịt kín
bằng vật liệu chắc chắn không để bê tông xâm nhập hay mất nước. Các vị trí nối ống phải
chắc chắn, kín không để cho nước bê tông xâm nhập vào ống trong quá trình đổ bê tông.
Đầu ống siêu âm phải được bịt kín bằng vật liêu chắc chắn.
- Theo TCVN 9396÷2012 “ Cọc khoan nhồi - Xác định tính đồng nhất của bê tông -
Phương pháp xung siêu âm ” hướng dẫn sử dụng phương pháp xung siêu âm để đánh giá
độ đồng nhất của bê tông cọc. Ống siêu âm được liên kết vào các thép chủ của cọc bằng
phương pháp buộc hoặc dùng các gông thép. Các mối liên kết phải đảm bảo chắc chắn
không cho ống bị dịch chuyển trong quá trình thi công.
- Ống siêu âm phải được kiểm tra tính thông suốt trước khi thí nghiệm. Các ống này được
đổ đầy nước sạch 1h trước khi thí nghiệm. Trong trường hợp mực nước trong ống bị
giảm, phải bù thêm nước.
3.9. Đổ bê tông cho tường vây
- Bê tông được đổ trong dung dịch khoan qua ống đổ theo phương pháp dâng vữa.
- Bê tông khi đổ ra khỏi thùng trộn phải có độ sụt theo tiêu chuẩn hiện hành.
- Ống đổ ngập trong bê tông ít nhất 1,5m.
- Đổ bê tông xong phải rút ống Tremie lên ngay, vệ sinh trước khi đưa vào vị trí quy
định.
3.10. Thi công bê tông lót móng
- Sau khi đào đất và xác định vị trí hố móng xong ta tiến hành đập đầu cọc để lấy cốt thép
neo vào đài móng và tiến hành đổ bê tông lót móng.
Bê tông lót móng đá 10x20 dày 100 M100.
Bảng 9.3 Bê tông lót móng
Bê tông lót móng
Kích thước móng (m) Thể tích
Móng Số lượng
Dài Rộng Cao (m3)
M1 20 5.8 4 0.1 46.4
M2 15 6.4 6.4 0.1 61.44
Tổng 107.84
Tiến hành đổ bê tông lót thủ công tại công trường, sử dụng máy trộn :
- Mã hiệu : JZC – 200
- Dung tích : 200 lít
- Năng suất trộn : 8m3/h
- Tốc độ quay : 26 (vòng/phút)
- Công suất : 4kW
- Trọng lượng : 1,36T

- Thời gian để thi công bê tông lót:


3.11. Thi công đài móng
Bảng 9.4 bê tông đài móng
Bê tông đài móng
Kích thước móng (m)
Số Thể tích
Móng Dà
lượng Rộng Cao (m3)
i
M1 20 5.8 4 1.8 835.2
M2 15 6.4 6.4 2.1 1290.24
Tổng 2125.44
- Đối với bê tông đài cọc : Dùng bê tông sản xuất tại nhà máy B30 (M400)
3.11.1. Công tác cốt thép đài móng
- Gia công cốt thép sẵn tại bãi gia cường cốt thép.
- Cốt thép cẩu đặt xuống đáy móng nằm trên đỉnh cọc để thuận tiện cho việc lắp dựng.
- Bố trí con kê phù hợp để phù hợp cho công tác đổ bê tông.
- Phải tuân thủ lớp thép nằm trên và lớp thép nằm dưới trong một vỉ thép móng.
3.11.2. Tính toán thiết kế cốp pha – sườn đỡ - cây chống
- Sử dụng các tấm cốp pha thép quy định theo tiêu chuẩn. Các tấm cốp pha được cố định
bằng cáp giằng Ø4. Hệ thanh sườn ngang và sườn đứng sử dụng thép hộp có kích thước
50502(mm). Thanh chống dùng thép ống tròn Ø49 (K – 102 chiều cao sử dụng 2,0m -
3,0m).
- Chọn tính toán điển hình cho đài móng cột C26 thuộc khung trục E, có kích thước đài
móng là 461,8(m). Từ đó ta có thể chọn các tấm cốp pha thép có kích thước
3001200x55 để bố trí lắp đặt cốp pha cho đài móng.

Hình 9.7 Công tác cốp pha , sườn và cay chống cho đài móng
Tính toán thanh sườn đứng thép hộp 50x50x2mm.

- Tải trọng tiêu chuẩn :

- Tải trọng tính toán :


Trong đó:
: Trọng lượng riêng của bê tông = 2500 daN/m3
H : Chiều cao mỗi lớp bê tông phụ thuộc váo bán kính đầm dùi H = 0,75m
qd1 : Tải trọng do đổ bê tông gây ra qd1 = 400 daN/m2
qd2 : Tải trọng do đầm rung qd2 = 400 daN/m2
n ; nd : Hệ số vượt tải lấy n = nd = 1,3
Tải trọng tiêu chuẩn :
Tải trọng tính toán :

Tải trọng tiêu chuẩn phân bố đều trên mét dài :


Tải trọng tính toán phân bố đều trên mét dài :

- Mômen tính toán :


- Đặc trưng hình học của thép hộp 50x50x2mm.

- Kiểm tra ứng suất.

- Kiểm tra độ võng.

Tính toán sườn ngang thép hộp 50x50x2


- Sườn ngang đặt cách nhau 500(mm), được xem như dầm liên tục có gối tựa là các
sườn đứng cách nhau 500(mm). Tuy nhiên để đơn giản trong việc tính toán, với mỗi nhịp
ta xem như một dầm đơn giản có sơ đồ tính toán như sau:
▪ Tải trọng tác dụng lên sườn ngang:
q=2475 ×0.5=1237 , 5(daN /m)=12,375(daN /cm)
▪ Momen quán tính đối với phương chịu uốn:
3 3
5 x 5 4,6 x 4,6 4
→ Momen quántính tiết diện: − =14 ,77 (c m )
12 12
▪ Kiểm tra điều kiện võng:
4 4
5 ql 5 12,375× 50
f max= × = × =0,032(cm)
384 EJ 384 2.1× 106 ×14 , 77
l 50
f max=0,032 ( cm )< [ f ] = = =0.125(cm)
400 400
▪ Kiểm tra điều kiện bền:
Momen lớn nhất tại giữa nhịp:
2 2
nq l 1 ,2 ×12,375 ×50
M max = = =4640 , 63(daN . cm)
8 8
Momen kháng uốn:
J x 2. J x 2 ×14 ,77
=3,696 ( c m ) .
3
W x= = =
y max H 8
M max 4640 , 63 2 2
σ= = =1256(daN /cm )<[σ ]=2100(daN /cm )
W 3,693
 Vậy kích thước sườn ngang đã chọn là hợp lý.
Tính toán cây chống:
- Tải trọng tác dụng lên sườn đứng: P = ql = 12,375 x 0.5 = 6,187 (daN/m)
- Áp lực từ thanh sườn đứng tác dụng lên cây chống:
P+0.5 P=6,187+0 , 5 x 6,187=9,2805 ( kN )< [ P ]=20(kN )

 Vậy kích thước thanh chống Ø49 (K -102) đã chọn là hợp lý.
3.11.3. Vật liệu sử dụng
- Đài móng sử dụng hệ thống cốt pha thép của Hòa Phát.
- Thanh sườn ngang và sườn đứng sử dụng thép hộp 50x50x2mm.
- Thanh chống sử dụng ống thép Hòa Phát K-102 có ống thép ngoài là 1,5m và ống thép
trong là 2m, chịu được lực nén tối đa là 2000 (daN).
3.12. Thi công sàn tầng hầm
3.12.1. Biện pháp gia công cốt thép
- Chúng ta có thể gia công cốt thép bằng phương pháp thủ công hoặc kết hợp cùng các
thiết bị cơ giới để tối ưu hoá việc gia công, lắp đặt cốt thép.
- Gia công theo phương pháp thủ công là phương pháp truyền thống, dụng cụ là van,
búa, có ưu điểm là dụng cụ đơn giản, thao tác dễ dàng, rất phù hợp cho các loại thép có
tiết diện nhỏ. Nhược điểm là tốn thời gian, không phù hợp với các loại thép có tiết diện
lớn.
- Gia công theo phương pháp cơ giới, dụng cụ là máy, có ưu điểm là tận dụng được máy
móc, thao tác nhanh, rút ngắn được thời gian gia công, Nhược điểm là đòi hỏi phải có
thiết bị máy móc chuyên dụng.
3.12.2. Tính khối lượng thép sàn tầng hầm

Bảng 9.5 Thống kê cốt thép


3.12.3. Biện pháp đổ bê tông dầm – sàn hầm
- Sau khi lắp đặt hoàn chỉnh tất cả các cốt thép dầm, sàn tầng hầm thì tiến hành công tác
nghiệm thu cốt thép.
- Ta có thể tiến hành đổ bê tông dầm, sàn hầm ngay khi công tác nghiệm thu hoàn tất.
Đối với sàn hầm, ta phải chọn thiết bị bơm bê tông từ xe vận chuyển bê tông. Có thể chọn
máy bơm bê tông tại chỗ hoặc xe bơm bê tông chuyên dụng.
- Trong quá trình đổ bê tông dầm, sàn, ta phải dùng máy đầm dùi để tiến hành đầm dùi,
tránh cho bê tông khi đổ bị bọt khí quá nhiều gây ra hiện tượng rỗng. Đầm khoảng 2 đến
3 lượt, không dầm quá lâu sẽ gây ra hiện tượng phân tầng trong bê tông.
- Có thể dùng thước xây hoặc máy đầm bàn để làm phẳng bề mặt bê tông sau khi đổ.
- Tại các vị trí tiếp giáp giữa sàn và vách tầng hầm, ta phải đặt thép chờ để sau này có
thể nối, neo vào vách tầng hầm. Đồng thời tại vị trí đó, dùng ron chống thấm để tránh
hiện tượng nước ngầm thấm vào bê tông tại vị trí mạch ngừng.
- Mạch ngừng trong kết cấu dầm, sàn không được dừng ở giữa nhịp, trong trường hợp
phải ngừng thi công thì mạch ngừng phải được dừng ở vị trí 1/41/3 so với chiều dài của
cấu kiện.

3.12.4. Tính toán khối lượng bê tông dầm sàn tầng hầm

Hình 9.8 Mặt bằng sơ bộ tiết diện

Bảng 9.6 Khối lượng bê tông dầm tầng hầm


Tên cấu Kích thước Số cấu Khối bê Tổng
Cấu kiện
kiện Dài (m) Rộng (m) Cao (m) kiện tông m3 m3
Dx 34,2 0,4 0,7 2 19,152
Dầm tầng
Dy 50,8 0,4 0,7 2 28,448 54,44
hầm
Dm 34,2 0,2 0,5 2 6,84
Bảng 9.7 Khối lượng bê tông sàn tầng hầm
Tên cấu Kích thước Số cấu Khối bê
Cấu kiện 3 Tổng m3
kiện Diện tích (m ) Dày (m) kiện
2
tông m
Sàn tầng SM 40,08 0,24 2 19,2384
397,5936
hầm SC 1576,48 0,24 1 378,3552
→Từ bảng 2 bảng tính toán số liệu trên, ta có tổng khối lượng bê tông cho dầm và sàn
tầng hầm để tính toán xe vận chuyển bê tông như sau:
V =V d +V s =54 , 4 +397 , 6=452 ( m3 ) .
3.12.5. Chọn xe vận chuyển bê tông
 Đối với xe trộn – vận chuyển bê tông cho công trường, ta chọn xe trộn bê tông
do công ty VIMECO-M&T cung cấp. Chọn loại xe có bồn trộn bê tông với dung tích hữu
hiệu thùng xe là 9(m3) bê tông trên một lần vận chuyển, xe có các thông số kỹ thuật:
Bảng 9.8 Thông số xe bồn trộn bê tông.
Thông số bồn trộn Đơn vị Giá trị
Thể tích hữu dụng: m3 9.0
Thể tích rỗng: m3 14.5
Góc nghiêng thùng trộn: độ 15.0
Tốc độ nạp: m3/phút 3.0
3
Tốc độ xả: m /phút 2.0
Phần trăm nguyên liệu còn lại: % 0.5
Tốc độ quay thùng trộn: vòng/phút 014
- Dựa vào số hiệu xe vận chuyển bê tông đã chọn, ta tính được năng suất của xe bằng
công thức như sau:
N=q ×n × K t

Trong đó:
 q: là trọng lượng bê tông chuyên chở của xe (mỗi chuyến 9m3 bê tông);
 Kt: là hệ số sử dụng xe theo thời gian, Kt = 0.7;

 n: số chuyến xe trong một ca làm việc 8h:


Với: Tch: là thời gian một chuyến xe đi và về;
L L
T ch=t c +t d +t v + +
Vđ V v

Trong đó:
 tc: là thời gian xe đứng nhận vữa, tc= 10 phút;
 td: là thời gian xe chờ bơm, đổ bê tông, td= 10 phút;
 tv: là thời gian vận động, tv= 4 phút;
 L: là quãng đường từ trạm cấp bê tông đến công trường, L= 7(km);
 Vđ: là vận tốc xe di chuyển đi;
 Vv: là vận tốc xe di chuyển về;
 Vđ = Vv = 30(km/h) (tốc độ xe di chuyển trong thành phố).
Vậy thời gian một chuyến xe đi và về:
7 × 60 7 ×60
T ch=10+10+ 4+ + =52 ( phút ) .
30 30
 Năng suất xe bê tông cung cấp trong một ca làm việc 8h:
480 3
N=q ×n × K t=9× × 0.7=58 ,2( m /ca) .
52
 Số lượng xe vận chuyển bê tông cần thiết để đảm bảo phục vụ cho việc đổ bê tông
dầm, sàn hầm trong một ca làm việc 8h là:
V 452
m= = =7 , 76 ≈ 8 → Chọn8 xe .
N 58 ,2
3.12.6. Chọn máy đầm
- Hiện nay có ba phương pháp đầm bê tông phổ biến là đầm trong, đầm ngoài và đầm
cạnh. Chọn sử dụng phương pháp đầm trong cho công trình này.
- Máy đầm dùi là máy đầm điển hình của phương pháp đầm trong, đang được sử dụng
phổ biến vì có thể đầm được các cấu kiện bê tông có chiều dày lớn và cường độ bê tông
yêu cầu sau khi đầm cao.
- Đầm dùi có hai loại là đầm dùi trục mềm và đầm dùi trục cứng, đầm dùi trục mềm
được sử dụng rộng rãi hơn vì tiện lợi và dễ sử dụng.
- Chọn máy đầm dùi cơ điện cầm tay trục mềm có mã hiệu JB-55 (theo trang 363, sách
Sổ Tay Chọn Máy Thi Công – Vũ Văn Lộc), máy có các thông số như sau:
Bảng 9.9 Thông số máy đầm dùi
Thông Số Đơn Vị Giá Trị
Bán kính đầu quả đầm: mm 51
Chiều dài đầu đầm: mm 400
Tần số giao dông trong 1 giây: s-1 182
Lực kích thích: kG 255
Momen quán tính tĩnh: Nm 0.0185
Công suất động cơ: kW 0.27
Đường kính ngoài: mm 51
Chiều dài: mm 600
Khối lượng: kg 10

Hình 9.9 Máy đầm dùi


CHƯƠNG 4. THIẾT KẾ BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN
4.1. Tổng quát
Khi thiết kế biện pháp thi công nhà cao tầng xây chen trong thành phố, cần quan tâm đặc
biệt đến các yếu tố sau đây:
- Vận chuyển vật liệu, trang bị và người theo phương thẳng đứng, phương ngang;
- Đảm bảo kích thước hình học, giàn giáo và an toàn trên cao, chống rơi;
- Thiết bị nâng, cẩu phải ổn định kể cả gió bão trong quá trình thi công, giông và sét,
tiếng ồn và ánh sáng;
- Sự lan toả khí, bụi độc hại với các công trình kỹ thuật hiện có, sự ảnh hưởng mọi mặt
đến công trình hiện hữu lân cận.
4.2. Chọn thiết bị thi công
4.2.1. Chọn cần cẩu tháp:
- Độ cao nâng cần thiết : H
[H] H = hct + hat + hck + htr
Trong đó :
 hct = 52,3 m : chiều cao công trình
 hat = 1.0 m : chiều cao an toàn
 hck = 1.7 m : chiều cao cấu kiện (chọn trường hợp khi sử dụng cần trục để cẩu
dàn giáo)
 htr = 1.0 m : chiều cao treo buộc
[H] H = 52,3 + 1 + 1,7 + 1 = 56m.
Tầm với : R
Công trình có diện tích mặt bằng tầng điển hình thi công với chiều dài 50,8 và rộng
34,2m, sử dụng 1 câu tháp cho công trình cố định, bố trí cần trục ở giữa cạnh 50,8m. Tầm
với để cần trục phải thoải mãn:
Căn cứ vào chiều cao công trình và tầm hoạt động tới vị trí xa nhất của mặt bằng công
trình ta chọn cần trục tháp; Chọn cẩu tháp HPCT – 5015A với các thông số sau:
Bảng 10.1 Thông số cần trục tháp
Chiều cao Tiêu chuẩn (m) 37,5
nâng Tối đa (m) 140
Tầm với tối đa (m) 50
Tải trọng tối đa (t) 6
Tổng công suất (Kw) 32
Bội suất 2 4
Tải trọng nâng (t) 1,5 3 3 3 6 6
Tốc độ làm 2
Tốc độ năng hàng (m/f) 80 40 8,5 40 4,3
việc 0
Tốc độ quay (v/f) 0 - 0,6
Tốc độ xe con (m/f) 0 - 40,5

Hình 10.1 Cẩu tháp HPCT – 5015A


4.2.2. Chọn vận thăng
- Máy vận thăng dùng để vận chuyển vật tư , thiết bị khuôn thép ,vữa ... theo chiều cao .
Sau đó dùng xe cút kít bánh lốp vận chuyển vật liệu đến nơi công tác . Ngoài ra nó còn
vận chuyển người vì thế nó được thiết kế với hệ số an toàn cao và có buồng lưới an toàn.
- Chọn máy vận thăng Hòa Phát có MODEL HP-VTL100.80 loại 1 lồng có các thông
số sau:

Bảng 10.2 Thông số kỹ thuật vận thăng


Hình 10.2 Vận thăng Hòa Phát MODEL HP-VTL100.80
4.2.3. Máy bơm bê tông
- Sử dụng máy bơm bê tông để đồ bê tông cột, sàn, dầm.
- Chọn máy bơm bêtông HBT 40-10-55S có các thông số:
 Năng suất : 40m3//h
 Áp suất bơm bê tông: 5/10mpa
 Tốc độ: 1480r/min
 Áp lực: 32MPA
 Động cơ: 55KW
 Trọng lượng: 4000KG
Hình 10.3 Máy bơm bê tông
4.3. Tính toán cốp pha cây chống cho dầm, sàn
4.3.1. Cấu tạo cốp pha
- Ta tính toán cho tấm cốp pha điển hình kích thước 5001000x55(mm).
- Sử dụng khung giàn giáo PAL do hãng Hoà Phát chế tạo.
- Ưu điểm của giàn giáo PAL:
 Giàn giáo PAL là một chân chống vạn năng bảo đảm an toàn và kinh tế.
 Giàn giáo PAL có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với
những kết cấu nặng đặt ở độ cao lớn.
 Giàn giáo PAL cho phép lắp ghép tạo khối chân với hình vuông hình tam giác
hình thoi mà các loại giáo khác không có được (chỉ tạo được khối hình vuông).
 Giàn giáo làm bằng thép, nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ,
vận chuyển nên giảm giá thành công trình.
Hình 10.4 Giáo chống.
Bảng 10.3 Cao độ và tải trọng cho phép của giáo PAL.
Lực Giới Hạn Của
17500 12000 8000 6000 4500 3500 2500
Cột Chống (daN)
Chiều Cao (m) 6 7.5 9 10.5 12 13.5 15
Số Tầng Tương Ứng 4 5 6 7 8 9 10
4.3.1.1. Sơ đồ tính toán
- Cốp pha sàn tính toán như một dầm liên tục nhiều nhịp nhận các đà ngang làm gối tựa.

Hình 10.5 Sơ đồ tính cốp pha sàn.


4.3.1.2. Tải trong tính toán
- Tải trọng tác dụng lên sàn: (Hệ số vượt tải lấy theo Bảng A.3 TCVN 4453:1995).

Bảng 10.4 Tải trọng tác dụng lên cốp pha dầm sàn

Tải trọng tiêu chuẩn Hệ số Tải trọng tính toán


Tải trọng
(daN/m2) vượt tải (daN/m2)
Trọng lượng bê tông 0,2x2500 = 500 1,2 600
Trọng lượng tấm cốp pha tiêu
11 1,1 12,1
chuẩn
Hoạt tải do người và dụng cụ 250 1,3 325
thi công
Tải trọng do đổ bê tông bằng
400 1,3 520
máy
Tải trọng do đầm rung 200 1,3 260
2
Tổng tải trọng tác dụng lên 1m
1361 1705
cốp pha sàn
- Với bề rộng tấm cốp pha là 500(mm) ta có các giá trị tải trọng:
qstt = qttb = 17050,5= 852,5 (daN/m) = 8,53(daN/m).
qstc = qtcb = 13610,5= 680,5 (daN/m) = 6,81(daN/m).
4.3.2. Tính toán đà ngang đỡ sàn
- Sơ đồ tính: Tính toán đà ngang 60x60x3mm như một dầm liên tục nhiều nhịp nhận các
đà dọc làm gối tựa.

Hình 10.6 Sơ đồ tính sườn ngang


- Lực tác dụng lên sườn chính:
tt tt γ 31 , 88
q dn=q . l dn +n . =1705 ×1+1 ,1 × =1708 , 3(daN /m)=17 , 1(daN /cm)
L 6
tc tc γ 31.88
q dn=q .l dn + =1361 ×1+ =1365 , 8(daN /m)=13 ,66 (daN /cm)
L 6
- Momen quán tính đối với trục X, cụ thể là hình chữ nhật rỗng có:
3 3 3 3
B H −b h 60 ×60 −54 ×54
=371412 ( mm )=37 , 14 ( c m ) .
4 4
J x= =
12 12
- Momen kháng uốn đối với trục X ta có:
J x 2. J x 2 ×37.14
=12 ,38 ( c m ) .
3
W x= = =
y max H 6
Trong đó:
 : Trọng lượng của thanh thép hộp đã chọn,  = 31,88(daN);
 B: Chiều rộng tiết diện đà ngang đã chọn B = 6(cm);
 H: Chiều cao tiết diện đà ngang đã chọn H = 6(cm);
 ymax: Khoảng cách từ điểm xa nhất về hai phía của mặt cắt đối với trục y;
 L: Chiều dài thanh thép hộp. L = 6(m).
4.3.2.1. Kiểm tra điều kiện chịu lực
tt 2
M max qdn .l dd 17 , 1× 1002
≤ [ σ ] =2100 (daN /c m )
2
= =
W 10. W 10× 12 ,38
M max
=1381 ,3 (daN /c m )≤ [ σ ] =2100(daN /c m )
2 2
W
 Vậy chúng ta chọn đà ngang đỡ sàn bằng thép hộp có kích thước 60x60x3(mm) là
đủ khả năng về chịu lực.
4.3.2.2. Kiểm tra theo điều kiện độ võng
tc 4
1 qdn .l dd l dd
f= . ≤ [ f ]=
128 EJ 400
Trong đó:
 J: là momen quán tính của sườn ngang, J = 37,14(cm4);
 E: là modun đàn hồi của thép, E = 21105(daN/cm2).
4
1 13 , 66 ×100 100
f= . 5
≤ [ f ]= =0.25
128 21 ×10 ×37 ,14 400
f =0 , 136 ( cm ) ≤ [ f ] =0.25( cm)
 Vậy chúng ta chọn đà ngang đỡ sàn bằng thép hộp có kích thước 60x60x3(mm) là
thoã mãn điều kiện về độ võng.
4.3.3. Tính toán đà dọc đỡ sàn
4.3.3.1. Sơ đồ tính toán
- Tính toán đà dọc (75x75x3mm) đỡ sàn như một dầm liên tục nhiều nhịp nhận giáo
PAL làm gối tựa.
Hình 10.7 Sơ đồ tính toán đà dọc
4.3.3.2. Tải trọng tính toán
- Lực tập trung từ sườn ngang truyền xuống:
tt tt
Pdd =q dn . l dd=17 , 1× 100=1710 (daN )
tc tc
Pdd =q dn . l dd=13 , 66 ×100=1366(daN )
- Lực phân bố đều do tải trọng bản thân đà dọc:
tt γ 27 , 66
q bt =n. =1.1 × =0.03(daN /cm)
L 1000
tc γ 27 ,66
q bt = = =0.028(daN /cm)
L 1000
Trong đó:
 : Trọng lượng của thanh thép hộp đã chọn,  = 27,66(daN );
 L: Chiều dài thanh thép hộp là 6m.
- Momen quán tính đối với trục X, cụ thể là hình chữ nhật rỗng có:
3 3 3 3
B H −b h 75 ×75 −69 ×69
=747792 ( m m )=74 ,78 ( c m ) .
4 4
J x= =
12 12
- Momen kháng uốn đối với trục X ta có:
J x 2. J x 2 ×74 ,78
=24 , 93 ( c m ) .
3
W x= = =
y max H 6
Trong đó:
 B: Chiều rộng tiết diện đà dọc đã chọn B = 7,5(cm);
 H: Chiều cao tiết diện đà dọc đã chọn H = 7,5(cm);
 ymax: Khoảng cách từ điểm xa nhất về hai phía của mặt cắt đối với trục y.
I II
M max =M max + M max
tt 2
ttq bt × l dd
M max =0.19 xP ×l dd +
dd
10
2
0 , 03 ×100
M max =0.19 x 1710 ×100+
10
M max =32520
4.3.3.3. Kiểm tra điều kiện chịu lực
M max 32520
= ( daN /cm2 ) ≤ [ σ ] =2100 ( daN /cm2 )
W 24 , 93
M max
=1304 , 5 ( daN /cm ) ≤ [ σ ] =2100 ( daN /cm )
2 2
W
 Vậy chọn đà dọc (sườn dưới) đỡ sàn bằng thép hộp có kích thước 60x60x3(mm) là
đảm bảo về khả năng chịu lực.
4.3.3.4. Kiểm tra theo độ võng
tc 4
1 p dn . l dd l dd
f= . ≤ [ f ]=
128 EJ 400
Trong đó:
 J = 74,78(cm4);
 E: là modun đàn hồi của thép, E = 21105(daN /cm2).
4
1 13 , 66 ×100 100
f= . 5
≤ [ f ]= =0.25
128 21 ×10 ×74 ,78 400
f =0 , 068 ( cm ) ≤ [ f ] =0.25( cm)
 Vậy chúng ta chọn đà ngang đỡ sàn bằng thép hộp có kích thước 75x75x3(mm) là
thoã mãn điều kiện về độ võng.
4.3.4. Kiểm tra khả năng chịu lực cho chống PAL
Cây chống đỡ dầm, đà dọc, đà ngang là giáo PAL.
Ta có: [P] = 17500(daN) là lực chống giới hạn tổng của 4 đầu giáo PAL khi lắp ghép 2
tầng:
Pmax là lực chống lớn nhất trong một đầu giáo PAL khi chịu tải trọng tác dụng.
4 Pmax =( 2.14 × P ttdd +q ttbt × l dd ) × 4< [ P ] =17500 ( daN )
4 Pmax =( 2.14 ×1710+ 0,058× 100 ) × 4 < [ P ] =17500 ( daN )
4 Pmax =14660 ,8 ( daN ) < [ P ] =17500 ( daN )

Vậy loại cây chống bằng giáo PAL đủ khả năng chịu lực.
4.3.5. Chọn cột chống:
- Lực tác dụng lên một cây chống:

Với:
 (S: diện chịu tải của cây chống)
 qttcốp pha sàn = 1705 daN/m2 : tải trọng tác dụng lên 1m2 cốp pha sàn.
 Chiều cao tầng htầng = 3,2(m).
 Dùng cột chống Hòa Phát mã hiệu K – 102 có các thông số:
 Chiều dài sử dụng tối đa: 3500mm.
 Chiều dài sử dụng tối thiểu: 2500mm.
 Tải trọng khi nén: 2000daN.
 Tải trọng khi kéo: 1500daN.
Bảng 10.5 Thông số cây chống Hòa Phát
Chiều cao Chiều cao Chiều cao sử Trọng
Tải trọng
ống ngoài ống trong dụng lượng
Loại
Min Max Khi đóng Khi kéo
m m daN
(m) (m) (daN) (daN)
K - 102 1,5 2 2 3,5 2000 1500 10,2
K - 103 1,5 2,4 2,4 3,9 1900 1300 11,1
K - 103B 1,5 2,5 2,5 4 1850 1250 11,8
K - 104 1,5 2,7 2,7 4,2 1800 100 12,3
K - 105 1,5 3 3 4,5 1700 1100 13
K - 106 1,5 2,4 2,4 5 1600 1000 14
4.4. Tính toán cốp pha – cây chống cho cột
4.4.1. Tính toán cốp pha cho cột
Tính toán điển hình cho cột tầng 2 của công trình, có các thông số tiết diện đã tính toán
như: cột biên C50 700800(mm), cột giữa C26 1000x1100(mm). Chiều cao cột tầng 2 là
3 (m).
Chi tiết cột tính toán bao gồm tấm cốp pha thép, gông cột, cây chống thép và cáp neo.
Ta tính toán cốt pha cho cột điển hình:10001100(mm).
Sử dụng tấm ván khuôn cho cột có kích thước 4501500x55(mm).
4.4.1.1. Sơ đồ tính
- Cốp pha cột tính toán như một dầm liên tục, nhiều nhịp, nhận các gông cột làm gối
tựa.

Hình 10.9 Sơ đồ tính toán cho cột


4.4.1.2. Tải trọng tác dụng
Bảng 10.6 Tải trọng tác dụng lên cốp pha cột
Hệ số vượt
ST qtt qtc
Tên tải trọng Công thức tải
T
n daN/m2 daN/m2
Áp lực bê tông
1 qtc1 = γ.H=2500x0,7 1.3 2275 1750
mới đổ:
Tải trọng do
2 qtc2 =200 daN/m2 1.3 260 200
đầm bê tông:
Tải trọng do đổ
3 qtc3 =400 daN/m2 1.3 520 400
bê tông:
4 Tổng tải trọng: q =q1 + max(q2;q3) 2795 2150
4.4.1.3. Tính toán theo điều kiện chịu lực cốp pha
- Kiểm tra cho tấm cốp pha tiết diện 4501200x55(mm).
- Cốp pha cột được tính toán như một dầm liên tục nhiều nhịp, nhận gông cột làm các
gối tựa với khoảng cách đặt gông chọn bằng 80 (cm).
 Tải trọng tính toán lên gông là:
tt tt
q b =q × b=2795 ×0 , 45=1257 , 75(daN /m)

 Mô men lớn nhất trong ván khuôn là:


tt 2
qb .l g
M max = ≤[σ].W
10
 Khoảng cách giữa các gông là: lg (cm) ta chọn bằng lg = 80(cm).
tt 2
M max q b . l g 12 ,6 × 802
= = ≤ [ σ ]=2100
W 10. W 10 × 5.31
M max
=1518 , 64(daN /cm )≤ [ σ ] =2100(daN /cm )
2 2
W
Trong đó:
 [ σ ] = 2100(daN/cm2): là cường độ chịu lực cho phép;
 W: là momen kháng uốn của tấm ván khuôn bề rộng 450 (mm); W = 5,31(cm3);
 Vậy với khoảng cách gông cột lg = 80(cm) thì thoã mãn điều kiện về chịu lực.
4.4.1.4. Kiển tra điều kiện độ võng
- Tải trọng tiêu chuẩn lên gông là:
tc tc
q b =q × b=2150 × 0 , 45=967 ,5 (daN /m)
- Độ võng cho phép:
tc 4
1 qb . l g lg
f= . ≤ [ f ]=
128 EJ 400
Trong đó:
 E: Modun đàn hồi của thép, E = 2.1106(daN/cm2).
 J: Momen quán tính tra bảng ta được: J = 24,12(cm4).
4
1 9 , 7 ×80 100
f= . 6
≤ [ f ]= =0.25
128 2 , 1 ×10 ×24 ,12 400
f =0 .06 ( cm ) ≤ [ f ] =0.25(cm)

 Vậy chọn khoảng cách gông 80 (cm) là đủ điều kiện độ võng


4.4.2. Tính toán cây chống
4.4.2.1. Tải trọng gió tác dụng
- Cây chống xiên cho cột sử dụng cây chống ống thép Hòa Phát.
- Tải trọng gió bao gồm gió đẩy và gió hút tác dụng lên cột, tính toán áp lực gió dựa
trên cao độ tầng 4 của công trình
Hình 10.10 Sơ đồ làm việc của cây chống
- Tải trọng tác dụng là tải trọng gió, phân bố đều lên cột ta quy về tải tập trung tại nút.
Ta có công thức tính toán như sau:
1
q= . n . c . b . k .W o
2
Trong đó:
 Wo: Giá trị áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng áp lực trong TCVN 2737-
1995. Với Wo = 95(DaN/m2) nhưng do địa hình ở thành phố Hồ Chí Minh là
vùng IIA nên giá trị áp lực gió được giảm, Wo = 83(DaN/m2);
 k: là hệ số kể đến sự thay đổi áp lực gió theo độ cao và dạng địa hình. Đỉnh
cột tầng 4 ở độ cao 13.2 (m) (tính theo cao độ đỉnh cột khi đổ bê tông), hệ số
k = 1.207;
 c: hệ số khí động, gió đẩy c = +0.8; gió hút c = -0.6;
 n: hệ số độ tin cậy của tải trọng gió n = 1,2;
 h: chiều rộng cạnh đón gió lớn nhất của cột b = 0,9 (m).
- Ta có áp lực gió đẩy là:
1
q d= × 1 ,2 ×0 , 8 × 0 ,9 x 1.207 ×83=43 , 28(daN /m)
2
- Ta có áp lực gió hút là:
1
q h= ×1 , 2× 0 , 6 ×0 , 9 x 1.207 × 83=32 , 46 (daN /m)
2
- Tổng tải trọng tác dụng:
→ Q=q d +q h=43 ,28+ 32, 46=75 , 74 (daN /m)
- Ta chọn số cây chống chịu áp lực gió cho cột là 2, bố trí ở cao độ lần lượt là 1,3m và
2.6m tính từ vị trí chân cột.
- Quy tải trọng phân bố đều của áp lực gió thành tải tập trung tại nút:
- Cây chống thứ nhất với cao độ ở đỉnh tính từ chân cột là 2,6m:
Q. h1 75 ,74 × 2 ,6
P 1= = =278 , 49(daN)< [ P ]=1800 (daN )
cos (α ) o
cos ⁡(45 )
- Cây chống thứ hai với cao độ ở đỉnh tính từ chân cột là 1.3 mét:
Q. h 2 75 ,74 × 1.3
P 2= = =111 ,51(daN )< [ P ]=1800(daN )
cos (α ) cos ⁡(28 o )

Trong đó: : Góc nghiêng cây chống so với phương ngang.


- Dựa vào sức chịu tải và chiều dài cây chống đơn cho trong bảng ta chọn cây chống
K – 102 ống thép Hòa Phát, các thông số kỹ thuật được tra theo như bảng 10.4.
4.4.2.2. Tính toán kiểm tra ty giằng
- Để giằng và chống phình cho cốp pha cột, chủ yếu dùng các ti giằng thép bố trí tại
mép tấm cốp pha. Các sườn đứng và sườn ngang được bố trí theo cấu tạo nhầm cố định
các tấm cốp pha nên không cần tính toán. Ta chỉ cần tính toán kiểm tra cho ty giằng.
- Chiều cao cốp pha cột bằng 3m
- Tải trọng ngang lớn nhất do gió gây ra: Q = 75,74 daN/m

- Nội lực P trong thanh chống xiên tích bằng công thức:
Trong đó:
 b: hình chiếu thanh chống xiên trên mặt bằng, b = 2m
 c: chiều cao chống 2,6m
 h: chiều cao cột , h = 3m
 l: chiều dài thanh chống, l = 3,5m

Vậy chỉ cầm 1 thanh chống xiên Hòa Phát K-102 là đủ chịu tải ngang của gió. Tuy
nhiên dùng thêm cây chống ngang ở chân cột để giữ ổn định khi đổ và đầm bê tông.
4.5. Lập biện pháp thi công cột bê tông cốt thép
4.5.1. Công tác cốp pha
- Ván khuôn sử dụng cho thi công bê tông cột là ván khuôn và cây chống thép định
hình.
- Chân cột, vách phải để 1 lỗ cửa nhỏ làm vệ sinh trước khi đổ bê tông bằng cách ghép
so le một tấm cốp pha hoặc đục trước lỗ.
- Chân cột được định vị và cố định bằng cách hàn hoặc bằng khung định vị.
- Ván khuôn cột, vách được lắp sau khi đã ghép cốt thép cột.
- Để giữ cho ván khuôn ổn định, ta cố định chúng bằng dàn giáo, các thanh chống xiên
đối với các cột biên ta dùng kết hợp thanh chống xiên và giằng chống tăng đơ để điều
chỉnh cột.
- Để đưa ván khuôn vào đúng vị trí thiết kế cần thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định tim ngang và dọc của cột, vách rồi vạch mặt cắt của cột, vách lên nền, ghim
khung định vị chân ván khuôn;
+ Đối với cột ta dựng 3 mặt ván đã ghép lại với nhau vào vị trí, ghép tấm còn lại, chống
sơ bộ, dọi kiểm tra tim và cạnh, chống và neo kỹ;
+ Đối với vách thì ta dựng từng cạnh một bằng cách ghép hai mặt của chúng lại với
nhau theo đúng thiết kế, lắp dựng đà ngang và bu lông neo vào neo chặt (bu lông neo
được neo chặt thông qua đà ngang bên trong vách được đặt ống nhưa PVC Ø21) rồi đưa
vào đúng vị trí sau đó chống tạm. kiểm tra tim và cạnh, độ thẳng đứng, kích thước thông
thuỷ của cầu thang, chiều dày vách. Tiến lắp các đà dọc và chống ,neo đúng thiết kế;
+ Kiểm tra lại độ thẳng đứng để chuẩn bị đổ bê tông.
4.5.2. Công tác cốt thép
4.5.2.1. Các yêu cầu chung về công tác cốt thép cột – dầm – sàn:
- Cốt thép dùng cho bê tông cốt thép phải đảm bảo các yêu cầu của thiết kế đồng thời
phải phù hợp với TCVN 5574:2018.
- Đối với thép nhập khẩu cần có các chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí
nghiệm kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam.
- Cốt thép có thể gia công tại hiện trường hoặc nhà máy nhưng phải đảm bảo mức độ
cơ giới phù hợp với khối lượng cần gia công.
- Trước khi sử dụng thép phải được thí nghiệm kéo, uốn. Nếu cốt thép không rỏ số
hiệu thì phải qua thí nghiệm xác định các giới hạn bền, giới hạn chảy của thép, mới
được sử dụng.
- Cốt thép dùng cho bê tông cốt thép, trước khi gia công và trước khi đổ bê tông phải
đảm bảo bề mặt sạch, không dính bùn, dầu mở, không có vẫy sắt và các lớp gỉ.
- Các thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do các nguyên nhân khác
không vược quá giới hạn cho phép là 2% đường kính.
- Cốt thép khi đem về công trường phải được xếp vào kho và đặt cách mặt nền 30(cm).
- Nếu để ngoài trời thì nền phải được rải đá dăm, có độ dốc để thoát nước tốt phải có
biện pháp che đậy.
4.5.2.2. Công tác cốt thép cột
- Sau khi gia công và sắp xếp đúng chủng loại cốt thép, ta dùng cần trục tháp đưa cốt
thép lên các sàn của tầng đang thi công.
- Kiểm tra tim, trục của cột và vách, vận chuyển cốt thép đến từng vị trí, tiến hành lắp
dựng dàn giáo, sàn công tác (giàn giáo Minh Khai).
- Đếm đủ số lượng cốt đai lồng trước vào thép chờ cột.
- Tiến hành nối cốt thép chịu lực với thép chờ bằng phương pháp nối từng thanh và
hàn theo đúng yêu cầu. Trục hai thanh thép nối với nhau phai trùng nhau. Khi mối hàn
nguội phải cạo sạch vỉ hàn.
- Nối buộc cốt đai từ dưới lên theo đúng khoảng cách thiết kế, sử dụng sàn công tác để
buộc cốt đai ở trên cao. Mối nối buộc cốt đai phải đảm bảo chắc chắn để tránh làm sai
lệch, xộc xệch khung thép. Chỉnh tim cốt thép sao cho đạt yêu cầu để chuẩn bị lắp dựng
ván khuôn.
- Cần buộc sẵn các viên kê bằng bê tông có râu thép vào các cốt đai để đảm bảo chiều
dày lớp bê tông bảo vệ, các điểm kê cách nhau 60(cm).
4.5.3. Công tác đổ bê tông
- Sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu cột, ta tiến hành cho đổ bê tông cột, dùng xe
bơm bê tông để bơm bê tông từ xe bê tông thương phẩm, vận chuyển lên các cột ở tầng
thi công.
- Trong suốt quá trình thi công đổ bê tông cột, liên tục dùng đầm dùi dài tiến hành đầm
kỹ bê tông đã được bơm sao cho thoát hết bọt khí trong bê tông. Tránh đầm quá lâu làm
bê tông bị phân tầng.
- Sau khi đổ xong bê tông cột này, chuyển cần bơm của xe bơm qua các vị trí cột khác
để tiến hành đổ bê tông tương tự như vừa nêu trên.
- Khi đã hoàn thành công tác đổ bê tông cột, tiến hành chuyển sang công tác bảo dưỡng.
4.6. Lập biện pháp thi công dầm, sàn bê tông cốt thép
4.6.1. Công tác cốp pha
- Vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm làm ván khuôn bị biến dạng.
- Ván khuôn được ghép phải kín khít, đảm bảo không bị mất nước của bê tông sau khi
đổ và đầm bê tông qua các khe hở.
- Phải làm vệ sinh sạch sẽ ván khuôn và trước khi lắp dựng phải quét một lớp dầu chống
dính để công tác tháo dỡ sau này được thực hiện dễ dàng.
- Cột chống được giằng chéo, giằng ngang đủ số lượng, kích thước, vị trí.
- Các phương pháp lắp ghép cốp pha, xà gồ, cột chống đảm bảo theo nguyên tắc đơn
giản và dễ tháo gỡ. Bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ phận tháo sau.
- Cột chống được dựa trên nền vững chắc, không trượt. Phải kiểm tra độ vững chắc của
ván khuôn, xà gồ, cột chống, sàn công tác, đường đi lại đảm bảo an toàn.
- Trình tự lắp dựng:
- Sau khi đổ bê tông cột xong từ 1 đến 2 ngày ta tiến hành tháo dỡ cốp pha cột và tiến
hành lắp dựng cốp pha dầm sàn. Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng
ván khuôn dầm sàn.
- Kiểm tra tim và cao trình gối dầm, căng dây khống chế các tim dầm và xác định cao
trình cốp pha đáy dầm.
- Lắp hệ thống giáo chống, đà ngang, đà dọc. Đặt các thanh đà dọc lên đầu trên của hệ
giáo PAL, đặt các thanh đà ngang lên đà dọc tại vị trí thiết kế, cố định các thanh đà ngang
bằng đinh thép, lắp cốp pha đáy dầm trên những đà ngang đó.
- Tiến hành lắp ghép ván khuôn thành dầm, liên kết với tấm ván đáy bằng tấm góc trong
và chốt nêm.
- Ổn định ván khuôn thành dầm bằng các thanh chống xiên, các thanh chống xiên này
được liên kết với thanh đà ngang bằng đinh và các con kê giữ cho thanh chống xiên
không bị trượt. Tiếp đó tiến hành lắp dựng ván khuôn sàn theo trình tự sau:
+ Đặt các thanh đà dọc lên trên các kích đầu của cây chống tổ hợp;
+ Tiếp đó lắp các thanh đà ngang lên trên các thanh đà dọc với khoảng cách 60(cm);
+ Lắp đặt các tấm cốp pha sàn, liên kết bằng các chốt nêm;
+ Điều chỉnh cốt và độ bằng phẳng của các thanh đà, khoảng cách các thanh đà phải
đúng theo thiết kế;
+ Kiểm tra độ ổn định của ván khuôn;
+ Kiểm tra lại cao trình, tim, cốt của cốp pha khuôn dầm sàn một lần nữa;
+ Các cây chống dầm được giằng giữ để đảm bảo độ ổn định.
4.6.2. Công tác cốt thép
4.6.2.1. Yêu cầu kỹ thuật
- Khi đã kiểm tra việc lắp dựng cốp pha dầm sàn xong, tiến hành lắp dựng cốt thép.
Cần phải chỉnh cho chính xác vị trí cốt thép trước khi đặt vào vị trí.
- Đối với cốt thép dầm sàn thì được gia công ở dưới trước sau đó dùng cần trục tháp
đưa cốt thép lên sàn tầng cần thi công rồi vận chuyển vào vị trí cần lắp dựng.
- Lắp đặt cốt thép phải đảm bảo chừa chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Tránh dẫm đè lên cốt thép trong quá trình lắp dựng cốt thép và thi công bê tông.
4.6.2.2. Công tác lắp dựng
- Cốt thép dầm được đặt sau khi lắp cốp pha đáy dầm, sau khi lắp xong mới tiến hành
lắp cốp pha thành dầm và cốp pha sàn.
- Đặt dọc hai bên dầm hệ thống ghế ngựa mang các thanh đà ngang. Đặt các thanh thép
cấu tạo lên các thanh đà ngang đó. Luồng cốt đai đã được sắp thành từng túm, sau đó
luồng cốt dọc chịu lực vào. Tiến hành buộc cốt đai vào cốt chịu lực theo đúng khoảng
cách thiết kế. Sau khi buộc xong, rút đà ngang hạ cốt thép xuống cốp pha đáy dầm.
- Trước khi lắp dựng cốt thép vào vị trí cần chú ý đặt các con kê có chiều dày bằng
chiều dày lớp bê tông bảo vệ được đúc sẵn tại các vị trí cần thiết tại đáy cốp pha.
- Cốt thép sàn được lắp dựng trực tiếp trên mặt cốp pha. Rải các thanh thép chịu mô
men dương trước, dùng thép 12(mm) buộc thành lưới, sau đó là lắp cốt thép chịu mô
men âm. Cần có sàn công tác và hạn chế đi lại trên sàn để tránh dẫm đè lên thép trong
quá trình thi công.
- Khi lắp dựng cốt thép sàn phải dùng các con kê bằng bê tông có chiều dày bằng lớp
bê tông bảo vệ và buộc vào mắt lưới của thép sàn.
- Sau khi lắp dựng cột thép cần nghiệm thu cẩn thận trước khi quyết định tiến hành đổ
bê tông cho dầm sàn.
4.6.3. Công tác đổ bê tông
- Sau khi hoàn tất công tác nghiệm thu cốp pha và cốt thép dầm sàn, ta tiến hành cho đổ
bê tông cho dầm sàn, dùng xe bơm bê tông để bơm bê tông từ xe bê tông thương phẩm,
vận chuyển lên các cao độ tầng cần thiết ở các tầng thi công.
- Trong suốt quá trình thi công đổ bê tông dầm sàn, liên tục dùng đầm dùi ngắn tiến
hành đầm kỹ bê tông đã được bơm sao cho thoát hết bọt khí trong bê tông. Tránh đầm
quá lâu làm bê tông trong dầm bị phân tầng.
- Sau khi đổ xong bê tông cho dầm và ô sàn này, dần di chuyển cần bơm của xe bơm
qua các vị trí ô sàn, dầm khác để tiến hành đổ bê tông tương tự.
- Khi đã hoàn thành công tác đổ bê tông cho dầm sàn, dùng thước dài thi công công tác
làm phẳng bề mặt bê tông vừa đổ, sau đó khi bê tông chưa đạt đến cường độ cần thiết thì
không được di chuyển hay chất thiết bị lên trên, tránh bề mặt bê tông dầm, sàn bị biến
dạng. Tiến hành chuyển sang công tác bảo dưỡng.
4.6.4. Công tác bão dưỡng, tháo cốp pha
4.6.4.1. Những yêu cầu chung
- Quá trình đông cứng của vữa bê tông chủ yếu được thực hiện bởi quá trình thủy hóa
xi măng. Quá trình thủy hóa này được xảy ra tốt khi ở nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt
độ từ 2028oC, độ ẩm từ 80100%). Bảo dưỡng bê tông chính là làm cho quá trình thủy
hóa của xi măng xảy ra triệt để.
- Bảo dưỡng bê tông phải đảm bảo bề mặt bê tông luôn ướt. Bảo dưỡng bê tông trên
công trường bằng cách tưới nước sạch vào bề mặt của khối bê tông.
- Trong thời gian bảo dưỡng tránh các tác động cơ học như rung động, lực xung kích
tải trọng và các lực động có khả năng gây lực hại khác.
4.6.4.2. Công tác bão dưỡng bê tông
- Công trình đang thi công ở Thành Phố Hồ Chí Minh, thuộc vùng A theo bản đồ phân
vùng khí hậu bảo dưỡng bê tông. Do thi công vào mùa khô nên thời gian bảo dưỡng bê
tông phải tiến hành trong 4 ngày;
- Ngay sau khi đổ bê tông xong phải tiến hành che phủ cho bề mặt bê tông;
- Trên mặt bê tông sau khi đổ xong cần phủ một lớp giữ độ ẩm như bảo tải, mùn cưa,...
để bê tông vừa không chịu tác động của ánh nắng mặt trời vừa không bị bốc hơi nước
nhanh. Tốt nhất khi bê tông đạt cường độ 5(kG/cm 2) (tức là sau 35h đổ bê tông) bắt đầu
tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho bê tông;
- Song song với việc che phủ ta còn phải bảo dưỡng bằng tưới nước và việc tưới nước
được thực hiện theo yêu cầu các tiêu chuẩn. Việc tưới nước phải đáp ứng yêu cầu thoát
nhiệt nhanh khỏi khối bê tông. Vì vậy chu kỳ tưới nước cần đảm bảo sao cho bề mặt bê
tông luôn ướt. Nhiệt độ nước tưới và nhiệt độ bề mặt bê tông không nên chênh nhau quá
15oC;
- Thời gian giữ độ ẩm cho bê tông là 4 ngày. Ba ngày đầu cứ sau 2 tiếng đồng hồ tưới
nước một lần, ngày thứ 4 cứ 310 tiếng tưới nước một lần;
- Khi bảo dưỡng bê tông cần chú ý: Khi bê tông chưa đủ cường độ, tránh va chạm vào
bề mặt bê tông. Việc bảo dưỡng bê tông tốt sẽ đảm bảo cho chất lượng bê tông đúng như
mác thiết kế và giúp cho kết cấu làm việc ổn định sau này.
4.7. Tính toán khối lượng cốp pha cho cấu kiện
4.7.1. Tính khối lượng cốp pha cột
- Tính toán số lượng cốp pha thép điển hình cho cột tầng 3.
Bảng 10.7 Khối lượng cốp pha và bê tông cột tầng điển hình (tầng hầm 2 – tầng 3).
Kích thước hình Trừ Khối lượng 1 Khối lượng toàn
Cấu Số
ST học H cấu kiện bộ cấu kiện
Kiệ cấu
T sàn / Bê Ván Ván
n Dài Rộng Cao kiện Bê tông
dầm tông khuôn khuôn
3 2 3
(m) (m) (m) (m) (m ) (m ) (m ) (m2)
1 C42 0.6 0.7 3 0.24 1.16 7.18 4 4.64 28.70
2 C50 0.8 0.9 3 0.24 1.99 9.38 16 31.80 150.14
3 C26 1 1.1 3 0.24 3.04 11.59 13 39.47 150.70
TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG VÀ VÁN KHUÔN CỘT
75.90 329.54
TẦNG 3
Ghi chú: Kích thước cột giữa C26 là 10001100(mm), cột biên C50 là 800x900(mm),
cột góc C42 là 600x700(mm). Các tấm cốp pha thép được lắp đứng, dọc theo chiều cao
của cột.
4.7.2. Tính khối lượng cốp pha cho dầm sàn
Bảng 10.8 Khối lượng cốp pha và bê tông dầm tầng điển hình (tầng hầm 2 – tầng 3).
Kích thước hình Khối lượng 1 Khối lượng toàn bộ
Số
Cấu học cấu kiện cấu kiện
STT cấu
Kiện Bê Ván Ván
Dài Rộng Cao kiện Bê tông
tông khuôn khuôn
(m) (m) (m) (m3) (m2) (m3) (m2)
1 DM 34.2 0.2 0.5 3.42 34.40 2 6.84 68.80
2 DX 34.2 0.4 0.7 9.58 48.44 2 19.15 96.88
3 DY 52.9 0.4 0.7 14.81 74.62 2 29.62 149.24
TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG VÀ VÁN KHUÔN
55.62 314.92
DẦM TẦNG 3
Bảng 10.9 Khối lượng cốp pha và bê tông sàn tầng điển hình (tầng hầm 2 – tầng 3).
STT Cấu Kích thước hình học Khối lượng 1 Số Khối lượng toàn
cấu kiện bộ cấu kiện
cấu
Kiện Ván Bê Ván
Dài Rộng Cao Bê tông kiện
khuôn tông khuôn
(m) (m) (m) (m3) (m2) (m3) (m2)
1 SM 33.4 1.2 0.24 9.62 16.61 2 19.24 33.22
2 SP 47.2 33 0.24 373.82 38.50 1 373.82 38.50
TỔNG KHỐI LƯỢNG BÊ TÔNG VÀ VÁN KHUÔN SÀN
393.06 71.71
TẦNG 3
4.8. Tính toán xe vận chuyển bê tông
4.8.1. Số lượng xe bê tông cần thiết để thi công cột
- Năng suất xe bê tông cung cấp trong một ca làm việc 8h với thùng dung tích 9(m3):
480 3
N=q ×n × K t=9× × 0.7=68.73(m /ca).
44
 Năng suất xe trong ½ ca làm việc (4h) là: 34.37 (m3/ca).
 Số lượng xe vận chuyển bê tông cần thiết để đảm bảo phục vụ cho việc đổ bê tông
cột tầng 1 trong ½ ca làm việc (4h) là:
V 57 , 1
m= = =1 , 66 ≈ 2→ Chọn2 xe .
N 34 , 37
4.8.2. Số lượng xe bê tông cần thiết để thi công dầm sàn
- Tổng khối lượng bê tông của dầm và sàn tầng 4 là: 448,68(m3).
- Năng suất xe bê tông cung cấp trong một ca làm việc 8h với thùng dung tích 9(m3):
480 3
N=q ×n × K t=9× × 0.7=68 ,73 (m /ca).
44
 Năng suất xe trong ½ ca làm việc (4h) là: 34,37 (m3/ca).
 Số lượng xe vận chuyển bê tông cần thiết để đảm bảo phục vụ cho việc đổ bê tông
cột tầng 1 trong ½ ca làm việc (4h) là:
V 448 , 68
m= = =13 , 5 ≈14 →Chọn 14 xe .
N 34 , 37

CHƯƠNG 5. LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH


* Tài liệu cần có khi lập kết hoạch tiến độ thi công công trình
- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật công trình (bản vẽ kiến trúc, kết cấu,điện, nước và nội thất….).
- Tiên lượng dự toán công trình.
- Thời hạn thi công đã được phê duyệt (ngày khởi công và ngày hoàn thành công trình).
- Các nguồn cung cấp và khả năng cung cấp của các nguồn nhân công, máy móc thiết bị,
vật liệu, điện, nước v.v…
- Các quy trình, quy phạm kỹ thuật, các tiêu chuẩn thiết kế, thi công và các định mức theo
qui định hiện hành.
5.1. Phương pháp lập tiến độ
Bước 1: Chuẩn bị tài liệu nghiên cứu và ghép các công việc bao gồm:
 Tập hợp các tài liệu cần thiết như đã nêu trên, nghiên cứu nắm chắc thiết kế công
trình, tiên lượng chính xác. Các khối lượng công việc phải được tuân thủ theo
định mức;
 Ghép các công việc đơn giản thành công việc tổng hợp để có thể dễ dàng thực
hiện quá trình lập tiến độ thi công (trong đó với các công việc đơn giản phải được
phân tích theo định mức trước khi ghép).
Bước 2: Có 2 cách
1) Xác định thời gian thi công của từng công việc
- Sau khi có bảng tiên lượng chính xác, dựa vào định mức, xác định số công nhân
cần thiết của mỗi công việc độc lập hoặc những công việc đã được ghép.
- Dựa vào tổ, đội công nhân đã chọn, ta có thể xác định được thời gian thi công

của từng công việc bằng công thức sau:


Trong đó:
 Ti: là thời gian thi công của công việc thứ i;
 Q: là khối lượng công việc thứ i đang tính toán;
 di: là định mức lao động cho một đơn vị công việc thứ i;
 Ni: là số lượng nhân công tham gia thi công hoàn thành công việc.
2) Xác định thời gian thi công của từng việc
- Đối với cách này ta cần phải tính số nhân công và số ca máy thi công cho từng
công việc, sau đó sẽ tính được thời gian thi công công việc đó.
- Tính số nhân công thi công cho từng việc bằng công thức:
S×Q
C n= ( công)
T ×Kg

Trong đó:
 Cn: là số công nhân cần thiết để làm việc;
 S: là định mức chi phí thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm;
 Q: là khối lượng công việc thi công;
 T: là số giờ trên một ca làm việc;
 Kg: là hệ số sử dụng thời gian, lấy Kg =0.85.
- Tính số ca máy thi công cho từng việc bằng công thức:
Q
C m= (máy)
Pm × K g

Trong đó:
 Cm: là số ca máy thi công công việc;
 Pm: là năng suất hữu dụng của máy trong một ca làm việc.
- Tính toán thời gian thi công từ số nhân công và ca máy đã tính toán qua công
thức bên trên, từ đó ta tính được thời gian thi công một công việc thứ i như sau:
C n ,ij C
t ij = ( ngày ) ; t ij = m ,ij (ngày )
A × N ij A × M ij
Trong đó:
 tij: là thời gian thi công công việc thứ ij;
 Cn,ij: là số công nhân cần thiết để làm công việc thứ ij;
 Cm,ij: là số ca máy thi công công việc thứ ij;
 A: là số ca làm việc trong một ngày;
 Nij: là số lượng nhân công thi công công việc thứ ij;
 Mij: là số lượng máy thi công công việc thứ ij.
3) Xác định số lượng nhân công máy móc cần thiết
- Biết trước thời gian thi công quy định, cần tổ chức 1 vài dạng công tác chính của
công trình bằng cách ấn định số lượng và kích thước các đoạn công tác phù hợp: →Đi
dần từ công việc chính đến phụ.
- Số đoạn công tác khi thi công dây chuyền thường không thay đổi, nhưng có một số
trường hợp vì các công việc khác, năng suất khác dẫn đến thời gian thi công khác
nhau.
- Mỗi đoạn công tác lại phân ra nhiều tuyến công tác. Trong đó khối lượng của
tuyến tương ứng với năng suất /ca/tổ công nhân.
- Khi biết khối lượng của toàn bộ công tác, mỗi đoạn công tác, mỗi tuyến công tác
(CN, máy móc, vật tư..) tính được thời gian hoàn thành 1 quá trình công tác nào đó.
Bước 3: Xác định trình tự thi công của công việc:
 Nghiên cứu thứ tự khởi công của các công việc dựa vào hai tiêu chí là công việc
khởi công bắt buộc và công việc khởi công không bắt buộc.
 Nghiên cứu thời điển khởi công và thời điểm hoàn thành của các công việc cần thi
công.
 Khoảng cách giữa thời điểm khởi công và hoàn thành của hai công việc liên tiếp
sẽ tồn tại các thời gian gián đoạn như T tc và Tkt (với Ttc là thời gian gián đoạn do tổ
chức, Ttk là thời gian bị gián đoạn do kỹ thuật).
5.2. Số liệu khối lượng thi công của các cấu kiện
- Từ các chương trước, ta đã tính toán khối lượng của các công tác như bê tông, cốt thép,
đất đào, xe vận chuyển bê tông,… Cụ thể, ta liệt kê để tiện cho công tác tính toán như
sau:
Bảng 11.1 Khối lượng công tác
ST Đơn
Tên công tác Khối lượng
T vị
1 Khoan đất cọc thử ( 3 cọc) m3 59.55
2 Gia công, lắp đặt cốt thép cọc thử Ton 3.68
3 Đổ bê tông cho cọc thử m3 46.29
4 Khoan đất cọc đại trà (235 cọc) m3 4664.75
5 Gia công, lắp đặt cốt thép cọc đại trà Ton 289.05
6 Đổ bê tông cho cọc đại trà m3 3626.05
7 Đào đất tầng hầm m3 14072.62
8 Bê tông lót đáy đài móng (35 đài) m3 115.74
9 Gia công, lắp đặt cốt thép đài móng (35 đài): Ton 95.2
10 Đổ bê tông đài móng m3 2279.34
11 Thi công bê tông lót đáy sàn tầng hầm: m3 57.996
12 Gia công, lắp đặt cốt thép sàn tầng hầm: Ton 41.12
13 Đổ bê tông dầm, sàn tầng hầm: m3 521.21

14 Đổ bê tông cột tầng hầm: m3 57.1


5.3. Tính toán điển hình
- Ta tính toán thời gian thi công cho công tác điển hình, từ đó có thể tính toán toàn bộ tiến
độ thi công cho công tác phầm ngầm.
- Gia công, lắp đặt cốt thép cho cọc đại trà, khối lượng cốt thép tính toán là 289,05(T).

+ Tính số công thi công cho từng việc bằng công thức:
Trong đó:
 Cn: là số công nhân cần thiết để làm việc;
 S: là định mức thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm, tra định mức dự toán
thông tư số 10 BXD mã hiệu công tác AF.67120 ta được S = 10.8(công/T);
 Q: là khối lượng công việc thi công dựa vào bảng 12.1, Q = 250(T);
 T: là số giờ trên một ca làm việc, T = 8(h);
 Kg: là hệ số sử dụng thời gian, lấy Kg =0.85.
S ×Q 10.8 ×289 , 05
→ Cn = = =459 ,08 ≈ 460(công)
T × Kg 8 ×0.85

+ Tính toán thời gian thi công:


Từ số nhân công đã tính toán qua công thức bên trên, từ đó ta tính được thời gian thi công
một công việc thứ i như sau:
C n ,ij
t ij = ( ngày )
A × N ij
Trong đó:
 tij: là thời gian thi công công việc thứ ij;
 Cn,ij: là số công nhân cần thiết để làm công việc thứ ij, Cn = 460(công);
 A: là số ca làm việc trong một ngày, chọn A = 2(ca);
 Nij: là số lượng nhân công thi công công việc thứ ij, chọn N = 10.
Cn 460
→ t i= = =23 ( ngày )
A × N i 2 ×10

5.4. Lập tiến độ thi công


Bảng 11.2 Thời gian thi công công tác
Số Thời
Định
Mã Hiệu Đơn công, Số gian
ST Nội dung công Khối mức
Công vị ca máy công thi
T việc lượng dự
Việc tính cần nhân công
toán
thiết (ngày)
I Công tác chuẩn bị
Trình biện pháp
thi công phần
1 ngày 3 2 3
ngầm cho tư
vấn giám sát
Dọn dẹp mặt
bằng (san nền,
2 AB.22111 m2 1980 0.36 119.8 10 12
tạo độ dốc
thoát nước)
Làm láng trại
(văn phòng +
3 ngày 7 10 7
toilet + kho
tạm)
Tập kết thiết bị
thi công (máy
4 ngày 5 5 5
đào, máy cắt
uốn thép,…)
5 Lắp đăt hệ ngày 5 2 5
thống chứa và
xử lý bentonite
II Thi công phần ngầm
Định vị mặt
1 bằng (tim mốc, ngày 2 2 2
cao độ)
Khoan đất cọc
2 AC.31110 m 59.55 1.03 10.31 7 1
thử (3 cọc)
Gia công, lắp
3 AF.67110 đặt cốt thép cọc tấn 3.69 10.80 6.70 3 2
thử
Đổ bê tông cho
4 AF.25110 m3 59.55 0.91 9.11 7 1
cọc thử
Đào đất tường
5 AB.21151 m3 121.54 0.91 18.59 5 4
dẫn
Thi công bê
6 AF.11100 tông lót tường m3 8.21 1.07 1.48 1 1
dẫn
Lắp đặt cốt pha
7 AF.86200 m2 122.4 2.07 42.58 10 4
tường dẫn
Gia công, lắp
8 AF.61300 đặt cốt thép tấn 18.56 28.50 88.88 10 9
tường dẫn
Đổ bê tông cho
9 AF.12100 m3 121.54 2.49 50.86 10 5
tường dẫn
Tháo cốp pha
10 10 2
tường dẫn
Đào đất tường
11 AB.21151 m3 14072.62 0.13 307.47 15 20
vây
Gia công lắp
12 AF.61300 đặt cốt thép tấn 118.29 11.22 223.06 15 15
tường vây
Đổ bê tông cho
13 AF.12100 m3 8443.57 2.30 3263.90 30 109
tường vây
Khoan đất cọc
14 AC.31110 đại trà (235 m3 4664.75 1.030 807.51 12 67
cọc)
15 AF.67110 Gia công, lắp tấn 289.05 10.08 489.68 10 49
đặt cốt thép cọc
đại trà
Đổ bê tông cho
16 AF.25110 m3 4664.75 0.91 713.43 20 36
cọc đại trà
Phá dỡ đầu cọc
17 AA.22410 m3 164.50 0.72 19.91 3 7
khoan nhồi
Đào đất tầng
18 AB.21151 m3 5212.08 0.13 113.88 10 11
hầm 1
Thi công bê
19 AF.36120 tông lót đáy sàn m3 174.08 0.93 27.21 11 2
tầng hầm 1
Gia công, lắp
20 AF.61721 đặt cốt thép sàn tấn 41.12 10.04 69.39 7 10
tầng hầm 1
Đổ bê tông
21 AF.22310 dầm, sàn tầng m3 416.97 1.66 116.33 11 11
hầm 1
Đào đất tầng
22 AB.21151 m3 5212.08 0.13 113.88 10 11
hầm 2
Thi công bê
23 AF.36120 tông lót đáy sàn m3 173.74 0.93 27.16 11 2
tầng hầm 2
Gia công, lắp
24 AF.61721 đặt cốt thép sàn tấn 41.12 10.04 69.39 7 10
tầng hầm 2
Đổ bê tông
25 AF.22310 dầm, sàn tầng m3 416.97 1.66 116.33 11 11
hầm 2
Đào đất để thi
26 AB.21151 m3 2118.06 0.13 46.28 7 7
công đài móng
Thi công bê
tông lót đáy đài
27 AF.11220 m3 115.74 1.23 23.93 5 5
móng, giằng
đài móng
Gia công lắp
28 AF.81120 đặt cốt pha đài m3 405.00 13.61 926.39 20 46
móng (35 đài)
Gia công, lắp
29 AF.61120 đặt cốt thép đài tấn 95.20 7.67 122.72 10 12
móng (35 đài)
Gia công, lắp
đặt cốt thép
30 AF.61521 tấn 31.70 9.24 49.23 7 7
dầm giằng đài
móng
Đổ bê tông
31 AF.31110 dầm giằng, đài m3 2279.34 0.55 210.70 15 14
móng
Tháo cốp pha
32 ngày 10 5
đài móng
Gia công, lắp
33 AF.61431 đặt cốt thép cột tấn 41.12 7.46 51.56 7 7
tầng hầm
Đổ bê tông cột
34 AF.12230 m3 57.10 2.84 27.25 11 2
tầng hầm
Tháo cốp pha
35 cột sàn tầng ngày 5 10 5
hầm
Gia công, lắp
đặt cốt thép
36 AF.61721 tấn 41.12 10.04 69.39 10 7
dầm sàn tầng
trệt
Đổ bê tông
37 AF.22310 dầm sàn tầng m3 416.97 1.66 116.33 15 8
trệt
CHƯƠNG 6. AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG
6.1. Các giải pháp phòng ngừa về tai nạn điện
- Để có thể phòng tránh tai nạn điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng điện. Chúng
ta cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn điện như sau:
 Không sử dụng dây điện trần làm đường dây dẫn điện.
 Phải sử dụng chuôi cấm điện bằng nhựa thay vì chỉ cấm dây điện trần vào ổ điện.
 Sử dụng Aptomat chống giật cho hệ thống điện.
 Thường xuyên kiểm tra dây dẫn và các thiết bị điện.
 Khi phát hiện thiết bị điện rò rỉ phải lặp tức ngắt nguồn điện và tiến hành thay sửa.
 Không để dây điện, ổ điện hay thiết bị điện tiếp xúc với các vật dẫn điện như nước
và kim loại.
 Hãy chắc chắn nguồn điện đã được đóng/ngắt hoàn toàn trước khi tiến hành lắp
đặt, sửa chữa các thiết bị điện, điện dân dụng hay điện lưới.
 Tuân thủ an toàn hành lang lưới điện, giữ khoảng cách nhất định với đường dây
điện cao áp và trạm biến thế.
 Chủ động trang bị các biện pháp phòng tránh tai nạn điện để bảo vệ an toàn cho
người sử dụng điện.
 Ưu tiên sử dụng các thiết bị điện an toàn, phù hợp với dòng điện của gia đình và là
sản phẩm của công ty có thương hiệu uy tính.
 “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Mọi người cần có ý thức cao về việc phòng chống
tai nạn điện trong chính căn nhà của mình ngay từ khi khởi công xây dựng nhà
cửa.
6.2. Kỹ thuật an toàn khi sử dụng máy và thiết bị xây dựng
6.2.1. Biện pháp tổ chức
- Tổ chức tốt việc quản lý máy: Thủ trưởng đơn vị sử dụng quyết định bằng văn bản cho
đơn vị và cá nhân chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng máy. Thực hiện đăng kiểm với cơ
quan chức năng nhà nước những máy thuộc đăng kiểm. Thực hiện bảo dưỡng và sửa theo
định kì kế hoạch.
- Tuyển chọn và sử dụng thợ vận hành đạt tiêu chuẩn:
 Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe do cơ quan y tế cấp.
 Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền cấp.
 Có thẻ hoặc giấy chứng nhận đã được huấn luyện về an toàn lao động.
 Được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với công việc thực hiện.
6.2.2. An toàn khi làm việc với máy xúc
- Không được làm việc dưới tay cầm hoặc gầu của máy xúc
- Luôn quan sát khu vực quanh máy trước khi làm viêc, đảm bảo không có người và
động vật.
- Cấm người đứng trên máy trong quá trình di chuyển hoặc làm việc.
- Không cho máy làm việc dưới đường dây điện, trừ khi có khoảng trống đủ an toàn.
- Rất cẩn thận khi máy đào ngang vì có thể bị lật.
- Khi đào các vị trí mà người lái bị che khuất tầm nhìn thì phải có người ra các tín hiệu.
- Vị trí đập kết sau khi được đào lên phỉa được tính toán bằng các kĩ sư công trường,
phải cách xa mép hố 1 khoảng đủ lớn để không gây sụp lở đất xuống hố.
- Rất cẩn thận khi cho máy lên hoặc xuống dốc, luôn cố gắng tiến thẳng lên hoặc xuống
dốc với tốc độ chậm, không cho máy đi vuông góc hoặc chéo góc so với sườn dốc.
- Không di chuyển máy trên vị trí mương, rãnh đang đào hay các vùng đất không ổn
định.
6.2.3. An toàn thi làm việc với cần trục
- Các thiết bị thông báo tải trọng nâng và cảnh báo quá tải. Thiết bị này phải được nối
với hệ thống tự động ngắt các hoạt động của cần trục khi quá tải.
- Hệ thống phanh luôn đảm bảo làm việc tốt.
- Người sử dụng cần trục cần trau dồi cách sử dụng hàng ngày trước khi làm việc.
- Luôn kiểm tra bulông liên kết thân của cần rục với móng xem có bị gỉ hay ăn mòn
không.
- Đảm bảo hệ thống neo cần trục với công trình luôn ổn định và chắc chắn theo hướng
dẫn của nhà sản xuất.
- Không được vận hành cần trục nếu thấy các bộ phận cảnh báo, dây cáp, xích và thiết
bị khác bị mòn, hỏng hoặc không ổn định.
- Khi vận chuyển hàng phải thông báo cho mọi người xung quanh để họ tránh xa. Cần di
chuyển một cách từ từ và thận trọng.
6.2.4. An toàn khi làm việc với xe và máy di chuyển trên công trường
- Cần duy trì tình trạng mặt đường sao cho ít nhất các ổ gà, ổ trâu, rãnh sâu, gạch đá hay
gỗ vụn,…
- Tránh làm những đường dốc, đặc biệt là tại vị trí giao nhau với hướng vận chuyển trên
công trường. Nếu bắt buộc phải có đường dốc thì phải kiểm tra kỹ càng và đảm bảo
rằng xe, máy có thể vượt qua được.
- Khi xe, máy phải đi gần các mép hố đào, cần chắc chắn rằng hố đó được gia cố, hoặc
có những rào ngăn không cho xe, máy đi lệch khỏi đường dành riêng cho xe hoặc máy
đó.
- Khi đổ ben, nền đất xe đứng phải bằng phẳng. Không cho người trên công trường
đứng gần xe hoặc máy đang làm việc.
- Không chở quá trọng tải cho phép của xe.
- Các vật liệu chở trên xe phải được chằng hoặc buộc gọn gàng, cẩn thận hoặc phải có
thành chắn tránh rơi vãi.
- Xe phải được làm việc sao cho luôn ổn định tại mọi vị trí trên công trường.
- Trong công trường, không chạy xe với vận tốc quá 10km/h, ở chỗ vòng không vượt
quá 5km/h.
- Khi rời xe phải tắt máy và rút chìa khóa điện.
6.2.5. An toàn với các thiết bị điện cầm tay
- Luôn đảm bảo các thiết bị này được bảo quản đúng phương pháp và vẫn còn trong
điều kiện làm việc tốt.
- Sử dụng công cụ hoặc thiết bị phù hợp với công việc của mình.
- Xem xét cẩn thận các thiết bị trước khi sử dụng chúng và không sử dụng những dụng
cụ đã hư hỏng.
- Sử dụng các thiết bị đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Được cung cấp và dùng đúng phương pháp các thiết bị bảo vệ cá nhân đi kèm.
- Người lao động phải được đào tạo và huấn luyện trước khi vào làm việc.
- Vị trí làm việc phải luôn được quét dọn gọn gàng để người lao động không bị vấp hoặc
trượt ngã vào các thiết bị.
- Đối với những máy phát ra tia lửa, tuyệt đối không được dùng trong môi trường có hơi
xăng, gas hoặc bụi than,....
- Khi chuyển thiết bị tới những vị trí làm việc khác không được cầm vào dây điện, vòi
hay ống để lôi đi, cũng như không được giật mạnh.
- Không được để dây điện, vòi hay ống gần các nguồn nhiệt, nơi có xăng dầu hoặc có
các vật sắc nhọn.
- Không cho những người không có trách nhiệm tới gần các thiết bị.
- Luôn giữ thăng bằng cơ thể trong lúc làm việc.
- Hạn chế hoặc không đeo đồ trang sức vì nó có thể bị cuốn vào máy khi làm việc.
- Luôn chú ý tới việc đi giày cách điện với đất.
- Luôn đảm bảo đủ ánh sáng tại nơi làm việc.
6.2.6. An toàn khi làm việc với kích thủy lực
- Dầu bơm vào kích phải được kiểm định, không cháy và phải giữ được các thông số
của nó ở nhiệt độ cao mà khi đó nó có thể bị phát tán ra ngoài môi trường tự nhiên (do
kích bị vỡ vì quá tải).
- Áp lực trong vòi cấp, thoát dầu thủy lực, trong các van, ống cứng, bộ lọc,.... không
được vượt quá giá trị qui định của nhà sản xuất.
- Tất cả các loại kích thủy lực phải có thiết bị báo mức quá áp. Mức này phải được đặt
(như dán, treo) tại vị trí làm việc của kích thủy lực.
- Áp lực dầu phải được tăng hay giảm một cách từ từ.
- Đế của giá kích phải được đặt trên một nền cứng, ổn định và ngang bằng,
- Bảo quản đúng phương pháp là một trong các yếu tố để đảm bảo an toàn: Luôn được
bôi dầu bôi trơn (theo hướng dẫn của nhà sản xuất); đối với kích dùng liên tục thì phải
kiểm tra ít nhất 6 tháng một lần.
6.3. Kỹ thuật an toàn khi thi công phần ngầm công trình
- Người lãnh đạo kỹ thuật thi công các công trình ngầm phải nắm được điều kiện địa chất
thủy văn của công trình thuộc phạm vi quản lý. Khi có sự thay đổi có khả năng gây sự cố
phải tạm thời đình chỉ công việc và tìm biện pháp khắc phục.
- Khi làm việc trong các công trình ngầm phải có ít nhất từ 2 người trở lên và phải tổ
chức kiểm tra chặt chẽ số người ra, vào làm việc trước và sau mỗi ca. Mỗi lần đổi ca,
trưởng ca phải phải kiểm tra kỹ số người làm việc, tình trạng an toàn của nơi làm việc và
ghi đầy đủ vào sổ giao ca.
- Trước khi làm việc mọi người phải chuẩn bị đầy đủ vật liệu chèn, chống cho một ca sản
xuất. Tổ trưởng sản xuất của ca đó phải xem xét lại các thiết bị chống đỡ, các thiết bị an
toàn, trạm kỹ thuật an toàn, cho cây chọc hết đá om tại khu vực làm việc đảm bảo an toàn
mới thi công tiếp.
- Cấm tiến hành công việc khi chưa có biện pháp được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Trước khi thi công gần các đường dây điện ngầm hoặc đường ống chịu áp lực phải cắt
điện hoặc khóa van đường ống lại.
- Khi đào các gương hầm phải chú ý quan sát gương xem có hiện tượng trượt lở không.
Nếu có phải lập tức dừng lại và báo ngay cho cán bộ kỹ thuật thi công, chủ nhiệm công
trình biết để xử lý. Việc đào tiếp phải tiến hành theo hộ chiếu riêng được phó giám đốc
phụ trách kỹ thuật duyệt.
- Khi các vì chống có hiện tượng biến dạng phải chống tăng cường thêm vì chống mới.
Khi thấy vì chống đã hỏng chỉ được tháo từng vì một, trước khi tháo phải gia cố chắc
chắn các vì chống đứng trước và các vì chống đứng sau vì bị hỏng.
- Các thiết bị điện phải có rơ- le tự động ngắt khi có sự cố. Hàng tháng phải kiểm tra chặt
chẽ tình tạng cách điện của các bộ phận dễ bị rò điện. Hàng ngày phải kiểm tra sự hoạt
động của rơ- le rò.
- các công trình ngầm có nguy hiểm về hơi khí, bụi, phải sử dụng thiết bị điện an toàn
phòng nổ phù hợp.
- Công tắc, cầu dao điện phải để nơi thuận tiện, an toàn khi sử dụng. Phải có bảng chỉ dẫn
rõ ràng cho từng thiết bị.
- Phải đảm bảo thông gió tốt bằng các thiết bị thông gió thích hợp.
6.4. Kỹ thuật an toàn khi thi làm việc trên cao
6.4.1. Yêu cầu đối với người làm việc trên cao
- Từ 18 tuổi trở lên.
- Có giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe làm việc trên cao do cơ quan y tế cấp. Định kỳ
6 tháng phải được kiểm tra sức khỏe một lần. Phụ nữ có thai, người có bệnh tim, huyết
áp, tai điếc, mắt kém không được làm việc trên cao.
- Có giấy chứng nhận đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về an toàn lao động do giám
đốc đơn vị xác nhận.
- Đã được trang bị và hướng dẫn sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân khi làm việc
trên cao: dây an toàn,quần áo, giày, mũ bảo hộ lao động.
- Công nhân phải tuyệt đối chấp hành kỷ luật lao động và nội qui an toàn làm việc trên
cao.
6.4.2. Nội quy kỷ luật và an toàn lao động khi làm việc trên cao
- Để ngăn ngừa nguy hiểm, người sử dụng lao động phải có kế hoạch và thực hiện tất cả
các biện pháp đảm bảo an toàn để: tránh rơi các dụng cụ lao động, vật liệu hoặc vật thể
khác; tránh ngã và sơ cứu, cấp cứu khẩn cấp khi ngã cao cho người lao động trong các
trường hợp sau:
 Nơi, khu vực làm việc trên cao: Công trình hoặc kết cấu (kể cả trên mái nhà) hoặc
những nơi khác mà vị trí đứng làm việc (tính từ đáy bàn chân người đứng) có độ cao
từ 2,0 m trở lên với mặt đất, mặt sàn, kết cấu đỡ, đáy hố...;
 Trên các mái nhà và các mái dốc (mái có độ dốc lớn hơn 10 độ)
- Tại các nơi, khu vực làm việc trên cao, ở tất cả các khoảng trống (Ví dụ: mép mái,
quanh các lỗ mở), phải được bảo vệ bằng lan can an toàn với tấm chặn chân phù hợp.
Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can và tấm chặn chân, dây đai an toàn phải được
trang bị và sử dụng.
- Tại các nơi, khu vực làm việc trên cao (bao gồm mái nhà) phải được lắp đặt giàn giáo,
thang leo, đường dốc hoặc các phương tiện an toàn phù hợp khác để người lao động có
thể vào, ra an toàn.
- Nếu việc lắp đặt lan can an toàn không khả thi, người lao động làm việc ở nơi, khu vực
trên cao (kể cả các khu vực cao dưới 2 m nhưng có nguy cơ tai nạn nếu không có biện
pháp bảo vệ), phải được bảo vệ đầy đủ bằng lưới an toàn, tấm (sàn) đỡ an toàn hoặc phải
có sàn công tác hoặc được đảm bảo an toàn bằng dây an toàn cùng với dây cứu sinh được
treo/buộc chắc chắn.
- Nhất thiết phải đeo dây an toàn tại những nơi đã qui định.
- Việc đi lại, di chuyển chỗ làm việc phải thực hiện theo đúng nơi, đúng tuyến qui định,
cấm leo trèo để lên xuống vị trí ở trên cao, cấm đi lại trên đỉnh tường, đỉnh dầm, xà, dàn
mái và các kết cấu đang thi công khác.
- Lên xuống ở vị trí trên cao phải có thang bắc vững chắc. Không được mang vác vật
nặng, cồng kềnh khi lên xuống thang.
- Cấm đùa nghịch, leo trèo qua lan can an toàn, qua cửa sổ.
- Công nhân cần có túi đựng dụng cụ, đồ nghề, cấm vứt ném dụng cụ, đồ nghề hoặc bất
kỳ vật gì từ trên cao xuống.
- Lúc tối trời , mưa to, giông bão, hoặc có gío mạnh từ cấp 5 trở lên không đươc làm
việc trên dàn giáo cao, ống khói, đài nước, cột tháp, trụ hoặc dầm cầu, mái nhà 2 tầng trở
lên.
6.5. Phòng cháy chữa cháy trong quá trình thi công
- Để đảm bảo an toàn cháy trong quá trình xây dựng, đồng thời đảm bảo các hạng mục,
thiết bị cho công trình có chất lượng tốt sau khi đưa vào sử dụng thì đơn vị thi công cần
phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản trong quá trình thì công như sau:
 Ban hành các quy định về an toàn PCCC trong quá trình thi công. Đơn vị trực tiếp
đảm nhận thi công phải có trách nhiệm thông báo, phổ biến đến các cán bộ, công nhân
trên công trường, các công nhân phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn lao động
và PCCC trong quá trình thi công. Thành lập đội PCCC cơ sở và tổ chức huấn luyện
nghiệp vụ cơ bản cho các đội viên để có thể biết cách PCCC và xử lí tình huống kịp thời.
 Phải đảm bảo quy trình và các điều kiện an toàn khi sử dụng điện, các thiết bị điện
trong quá trình thi công.
 Đặc biệt là các hoạt động như hàn, cắt kim loại phải có thiết bị che, chắn để vẩy
hàn nóng đỏ không rơi, bán vào các vật dễ bén lửa gây cháy. Trong thời gian gần đây đã
xảy ra những vụ cháy lớn, gây thiệt hại về con người cũng như tài sản mà nguyên nhân là
do hàn kim loại. Nên việc đặc biệt cẩn thận trong các hoạt động hàn, cắt kim loại là rất
cần thiết.
 Phải có các thiết bị chữa cháy ban đầu để dập tắt đám lửa ngay khi vừa phát sinh
(các bình chữa cháy xách tay).
 Trước, trong và sau khi lắp đặt các thiết bị điện, thiết bị nội thất cho công trình, thì
các bao bì, vỏ hộp dễ bén lửa phải được dọn sạch đề phòng nguy cơ chập điện gây cháy
từ các vật liệu này.
 Phải có biện pháp thông gió đề phòng nguy cơ cháy nổ khi tiến hành sử dụng các
loại sơn, dung môi để sơn cửa hoặc sơn các thiết bị nội thất trong các phòng, khu vực kín
gió.
Tài liệu tham khảo:
[1] Lê Anh Hoàng, Nền và Móng, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội năm 2004.
[2] Phùng Văn Lự, Phạm Duy Hữu, Phan Khắc Trí, Giáo trình Vật Liệu Xây Dựng, NXB
Giáo Dục , 1998.
[3] Võ Bá Tầm, Kết cấu bê tông cốt thép tập 1 (cấu kiện cơ bản), Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015.
[4] Võ Bá Tầm (2013), Kết cấu bê tông cốt thép 2 (phần cấu kiện nhà cửa), NXB Đại
học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
[5] Võ Bá Tầm (2014), Kết cấu bê tông cốt thép 3 (phần cấu kiện đặc biệt), NXB Đại học
quốc gia TP. Hồ Chí Minh, năm 2015
[6] Võ Bá Tầm, Nhà cao tầng bê tông - cốt thép, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí
Minh , năm 2017
[7] Châu Ngọc Ẩn (2005), Cơ học đất, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[8] Châu Ngọc Ẩn (2013), Nền móng, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
[9] Lê Anh Hoàng, Nền và Móng, NXB Xây dựng.
[10] Võ Phán, Hoàng Thế Thao, Phân tích và tính toán Móng cọc, NXB Đại học Quốc
gia TP.Hồ Chí Minh, năm 2013.
[11] TCVN 5574 ÷ 2012, Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
[12] TCVN 2737 ÷ 1995 Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà
Nội.
[13] TCXD 198 ÷ 1997 Nhà cao tầng – Thiết kế bê tông cốt thép toàn khối. Bộ Xây dựng
(2008), Cấu tạo bê tông cốt thép, NXB Xây dựng.
[14] Bộ Xây dựng, Hướng dẫn thiết kế kết cấu nhà cao tầng bê tông cốt thép chịu động
đất theo TCXDVN 375 ÷ 2006, NXB Xây dựng.
[15] TCVN 10304 ÷ 2014 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế, NXB Xây dựng, Hà Nội.
[16] TCVN 9362 ÷ 2012 Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình, NXB
Xây dựng, Hà Nội.
[17] Thông tư 03/2016/TT-BXD và Thông tư 07/2019/TT-BXD ( sửa đổi bổ sung TT
03/2016/TT – BXD).
[18] TCVN 4453 ÷1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi
công và nghiệm thu.
[19] Lê Văn Kiểm, Thiết kế tổ chức thi công, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2011.
[20] Nguyễn Tiến Thụ, Sổ tay chọn máy thi công xây dựng, NXB Xây dựng Hà Nội, năm
2010.
[21] Nguyễn Bá Kế, Thi công cọc khoan nhồi, NXB Xây dựng Hà Nội, năm 2010.
[22] Nguyễn Bá Kế, Xây dựng công trình ngầm đô thị theo phương pháo đào mở, NXB
Xây dựng Hà Nội, năm 2006.
[23] Phạm Huy Chính, Tính toán sử dụng các thiết bị nâng chuyển, NXB Xây dựng Hà
Nội, năm 2008.

You might also like