Bài tập lớn tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 62

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÁO CÁO GIỮA KỲ HỌC PHẦN


TÍCH HỢP CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI
NHÓM 1

Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Đức Huy


Bộ môn: Hệ thống điện
Trường: Điện – Điện tử

HÀ NỘI, 07/2023
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

HỌ VÀ TÊN MSSV

Phan Văn Long 20181209

Đinh Tiến Luận 20181212

Nguyễn Thế Anh 20181081

Triệu Đức Tùng 20181300

Hoàng Nhật 20181238

Nguyễn Đức Thảo 20181271

Nguyễn Trần Minh Trang 20181282


MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH VẼ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
CHƯƠNG 1. MÔ PHỎNG BỘ PLL 7
1.1 Lý thuyết về Phase Locked Loop (PLL) 7
1.1.1 Định nghĩa Phase Locked Loop 7
1.1.2 Nguyên lý hoạt động 7
1.1.3 Ứng dụng 8
1.2 Mô phỏng 9
1.2.1 Giới thiệu các mô hình 9
1.2.2 Thay đổi thông số điều khiển của và đánh giá đáp ứng của bộ PLL. 12
1.2.3 Thay đổi thông số điều khiển Kp 14
1.2.4 Thay đổi thông số điều khiển Ki 16
1.2.5 Thay đổi thông số điều khiển Kd 17
1.2.6 Tổng kết bộ số điều khiển tối ưu 17
CHƯƠNG 2. MÔ PHỎNG BỘ BIẾN ĐỔI NGUỒN ÁP 18
2.1 Cơ sở lý thuyết 18
2.2 Mô Phỏng 21
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG BỘ BIẾN ĐỔI abc-dq0 22
3.1 Cơ sở lý thuyết 22
3.2 Giả thiết và tính toán lý thuyết 23
3.3 Mô phỏng bộ biến đổi abc-dq0 24
3.4 Kết quả mô phỏng 25
CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG ĐÁP ỨNG TĂNG ĐIỆN ÁP/CÔNG SUẤT ĐỐI VỚI NHÀ
MÁY ĐIỆN MẶT TRỜI 26
4.1 Giới thiệu về mô hình mô phỏng 26
4.2 Mô phỏng đáp ứng tăng/giảm bức xạ 27
4.3 Mô phỏng setpoint điện áp 32
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Sơ đồ Phase Locked Loop 7
Hình 1.2 PLL IC ON Semiconductor HC4046A 8
Hình 1.3 Mô hình bộ TCR 9
Hình 1.4 Mô hình bộ PLL 9
Hình 1.5 Sơ đồ mô phỏng bộ PLL 1 pha 10
Hình 1.6 Khối PLL trong Simulink 10
Hình 1.7 Thông số của khối PLL 11
Hình 1.8 Đáp ứng của bộ PLL với thông số mặc định 12
Hình 1.9 Đáp ứng của bộ PLL khi thay đổi góc pha ban đầu của PLL 13
Hình 1.10 Đáp ứng của PLL khi Kp=200 14
Hình 1.11 Đáp ứng của PLL khi Kp=250 15
Hình 1.12 Đáp ứng của PLL khi Kp=500 15
Hình 2.1 Sự khác nhau giữa việc sử dụng SVC và không sử dụng SVC 18
Hình 2.2 Nghịch lưu nguồn áp cầu ba pha 19
Hình 2.3 Dạng điện áp 6 xung đầu ra 19
Hình 2.4 Sơ đồ điều khiển SPWM 20
Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý thực hiện SPWM 20
Hình 2.6 Sơ đồ mạch lực 21
Hình 2.7 Điện áp dây khi chưa qua bộ lọc 21
Hình 2.8 Điện áp và dòng điện ở tải 21
Hình 3.1 Tọa độ dq0 22
Hình 3.2 Mô hình mô phỏng trong Matlab/Simulink mô tả bộ chuyển đổi abc-dq0 24
Hình 3.3 Thông số sóng sine 24
Hình 3.4 Dòng điện 3 pha và dòng điện Id, Iq 25
Hình 4.1 Mô hình điện mặt trời 100kW power_PVarrray_grid_det 26
Hình 4.2 Thông số tấm pin 26
Hình 4.3 Đặc tính V-I, V-P của PV 27
Hình 4.4 Mô hình tấm pin 27
Hình 4.5 Nhiệt độ và cường độ sáng trong khối Signal Builder 28
Hình 4.6 Bức xạ mặt trời trong trường hợp mô phỏng 1 29
Hình 4.7 Công suất PV trong trường hợp mô phỏng 1 30
Hình 4.8 Bức xạ mặt trời trong trường hợp mô phỏng 2 30
Hình 4.9 Công suất PV trong trường hợp mô phỏng 2 30
Hình 4.10 Bức xạ mặt trời trong trường hợp mô phỏng 3 31
Hình 4.11 Công suất PV trong trường hợp mô phỏng 3 31
Hình 4.12 Bức xạ mặt trời trong trường hợp mô phỏng 4 31
Hình 4.13 Công suất PV trong trường hợp mô phỏng 4 31
Hình 4. 14 Điện áp 1 chiều trong 4 trường hợp mô phỏng 32
Hình 4.15 Điện áp kết nối lưới của PV trong các trường hợp thay đổi setpoint điện áp
33
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Thông số của sóng sin 12


Bảng 1.2 Thông số của khối PLL 12
Bảng 1.3 Tổng kết kết quả mô phỏng PLL khi thay đổi Kp 16
Bảng 1.4 Tổng kết kết quả mô phỏng PLL khi thay đổi Ki 16
Bảng 4.1 Các trường hợp mô phỏng 29
CHƯƠNG 1. MÔ PHỎNG BỘ PLL

1.1 Lý thuyết về Phase Locked Loop (PLL)

1.1.1 Định nghĩa Phase Locked Loop


Phase Lock Loop (PLL) là một hệ thống mạch điện được điều khiển tạo ra một tín
hiệu ngõ ra có pha liên quan đến pha của tín hiệu ngõ vào. Vòng khóa pha cho các tần
số không quá cao được tích hợp thành vi mạch CMOS là CD4046 và NE565.

Hình 1.1 Sơ đồ Phase Locked Loop


Y(s): Tín hiệu vào, E(s): Lỗi pha, C(s): Lỗi pha đã lọc,
fout : tín hiệu ra tấn số trước khi chia tần.

1.1.2 Nguyên lý hoạt động


Có nhiều loại khác nhau, đơn giản nhất là mạch điện tử lập ra vòng phản hồi bao gồm:
− Mạch so pha ("phase detector" hay "phase comparator"), so sánh tín hiệu vào với
tín hiệu cùng tần số từ VCO tạo ra, cho ra kết quả là lỗi pha hoặc lệch pha.
− Mạch lọc lỗi pha tùy chọn, để làm trơn ở mức phù hợp, và thường phải có khuếch
đại DC.
− Mạch VCO (voltage controlled oscillator, mạch "dao động điều khiển bằng điện
áp"), là dao động có tần số điều khiển được, được điều khiển bằng tín hiệu "lỗi
pha" theo cách phù hợp, tạo ra một tín hiệu tuần hoàn thường là xung vuông.
− Mạch chia tần tùy chọn, chia tần số từ VCO nếu VCO phát xung ở tần số cao hơn
tần của tín hiệu vào.
Tín hiệu vào thường được khuếch đại và hạn chế biên độ để đạt dạng gần vuông khi
đưa vào vòng khóa pha. Lỗi pha càng lớn thì VCO càng chỉnh tần số để về mức tần và
pha phù hợp với tín hiệu vào. Việc giữ pha tín hiệu ngõ vào và ngõ ra trong bước khóa
cũng ngụ ý giữ tần số ngõ vào và ngõ ra như nhau. Do đó, ngoài việc đồng bộ hóa các
tín hiệu, một vòng lặp đã khóa pha có thể theo dõi một tần số ngõ vào.
Khi bố trí VCO gồm có mạch dao động ở tần số cao gấp 2N lần rồi chia tần đến tần số
tín hiệu ngõ vào, thì có thể lấy ra một tần số là bội số của tần số tín hiệu ngõ vào, tức
là PLL làm việc như một mạch nhân tần. Thuộc tính này được sử dụng để đồng bộ
đồng hồ nhịp máy tính, giải điều chế, và tổng hợp tần số.

1.1.3 Ứng dụng


Vòng khóa pha được sử dụng rộng rãi trong phát thanh, viễn thông, máy tính và các
ứng dụng khác của kỹ thuật điện tử. Chúng được sử dụng để giải điều chế một tín hiệu,
phục hồi tín hiệu từ một kênh truyền thông bị nhiễu, và nhân tần một tần số ngõ vào
(tổng hợp tần số), hoặc phân phối chính xác xung nhịp trong các mạch logic kỹ thuật
số như bộ vi xử lý.
Hiện nay một phần mạch khóa pha tín hiệu được tích hợp trong mạch tích hợp duy
nhất, nên kỹ thuật này được sử dụng rộng rãi trong các thiết bị điện tử hiện đại, với tần
số ra từ một phần nhỏ của một hertz lên đến nhiều gigahertz.

Hình 1.2 PLL IC ON Semiconductor HC4046A

1.2 Mô phỏng

1.2.1 Giới thiệu các mô hình

1.2.1.1Mô hình bộ tạo điện xoay chiều bằng TCR

Hình 1.3 Mô hình bộ TCR


Bộ tạo điện xoay chiều TCR gồm 2 thyristor: thuận, nghịch, được điều khiển đóng mở
bằng góc ga và gar. Để có được góc ga và gar, cần biết được góc pha của hệ thống, có
được thông qua bộ khóa pha PLL dưới đây.

1.2.1.2Mô hình của bộ PLL


Mô tả: bộ PLL dò tần số và góc pha của một tín hiệu sin nhờ sử dụng một bộ giám sát
tần số bên trong. Hệ thống điều khiển thay đổi tần số bên trong để sự lệch pha bằng 0.

Hình 1.4 Mô hình bộ PLL

Hình 1.5 Sơ đồ mô phỏng bộ PLL 1 pha


Về các phần tử của bộ khóa pha:
− VA: giá trị điện áp tham chiếu đầu vào.
− -K-: khâu khuếch đại, mục đích để quy đổi giá trị điện áp tham chiếu sang hệ đơn
vị tương đối pu.
− Khối PLL:
Hình 1.6 Khối PLL trong Simulink
− Đầu vào gồm giá trị điện áp tham chiếu, đầu ra gồm:

● Tần số đo được,

● Tốc độ biến thiên góc pha theo thời gian,

● Dạng sóng sin (wt) và cos (wt).

− Thông số của khối PLL bao gồm:

Hình 1.7 Thông số của khối PLL

● Tần số tối thiểu Minimum frequency (Hz)


● Đầu vào ban đầu Initial inputs gồm góc pha và tần số

● Hệ số điều chỉnh: [Kp Ki Kd]:


o Kp: hệ số khuếch đại, liên quan đến thời gian đáp ứng, độ quá điều
chỉnh của bộ PID.
o Ki: hệ số tích phân, liên quan đến thời gian đáp ứng nhanh hay chậm.
o Kd: hệ số vi phân, liên quan đến nhiễu.

1.2.2 Thay đổi thông số điều khiển của và đánh giá đáp ứng của bộ PLL

1.2.2.1Với các thông số mặc định


Bảng 1.1 Thông số của sóng sin

Biên độ điện áp 35 kV

Góc pha (độ) 0

Tần số (Hz) 50

Bảng 1.2 Thông số của khối PLL

Tần số tối thiểu (Hz) 45

Góc pha, tần số ban đầu [30 50]

Các hệ số điều chỉnh [Kp Ki Kd] [180 3200 1]

Thời gian chạy mô phỏng 0.25s.


Ta thu được đáp ứng của bộ PLL như sau:
Hình 1.8 Đáp ứng của bộ PLL với thông số mặc định
Với các thông số mặc định, đáp ứng của bộ PLL có các đặc điểm sau:
− Tần số: quá trình quá độ diễn ra trong 0.22s, dao động với ∆f cực đại xấp xỉ
50.2Hz.
− Góc pha: tại thời điểm t=0, góc pha là 30°, dao động với giá trị từ 0-2π, với tần số
khi ổn định là 50Hz.

1.2.2.2Với góc pha và tần số ban đầu của khối PLL


− Thông số của sóng sin: không đổi
− Thay đổi góc pha của bộ PLL:

Góc pha, tần số ban đầu [0 50]

Thời gian mô phỏng 0.25s.


Ta thu được đáp ứng của bộ PLL như sau:
Hình 1.9 Đáp ứng của bộ PLL khi thay đổi góc pha ban đầu của PLL
Với việc thay đổi góc pha ban đầu của bộ PLL, ta thu được đáp ứng như sau:
− Tần số: thời gian quá độ là 0.05s.
− Góc pha: tại thời điểm t=0, góc pha là 0°, dao động với giá trị thay đổi 0-2π, với
tần số 50Hz trong suốt thời gian dao động.
Qua mục a, và b ta rút ra một số nhận xét như sau:
− Trong một chu kỳ đầu tiên, bộ PLL luôn giữ tần số bằng tần số ban đầu của chính
nó, do tại khoảng thời gian đó, bộ PLL chưa dò được tần số của nguồn sin.
− Sự lệch pha giữa góc pha ban đầu của PLL và của nguồn sin càng nhỏ thì biên độ
dao động của quá trình quá độ càng nhỏ.
− Khi độ lệch giữa góc pha ban đầu của PLL và của nguồn sin khác 0, tần số đầu ra
của PLL trong quá trình quá độ đều > 50Hz.

1.2.3 Thay đổi thông số điều khiển Kp

1.2.3.1Kp=200
Thời gian mô phỏng 0.5s, đáp ứng của bộ PLL như sau:
Hình 1.10 Đáp ứng của PLL khi Kp=200
− Tần số: thời gian quá độ là 0.3s.

1.2.3.2Kp=250

Hình 1.11 Đáp ứng của PLL khi Kp=250


Thời gian mô phỏng 0.5s, đáp ứng của PLL là:
− Tần số: thời gian quá độ là 0.325s.

1.2.3.3Kp=500
Thời gian mô phỏng t=1s, đáp ứng của PLL là:
Hình 1.12 Đáp ứng của PLL khi Kp=500
− Tần số: thời gian quá độ 0.85s.

1.2.3.4Kp=100
− Tần số: thời gian quá độ 0.425s.

1.2.3.5Tổng kết
Bảng 1.3 Tổng kết kết quả mô phỏng PLL khi thay đổi Kp

Kp Thời gian quá độ (s) fmax (Hz) fmin (Hz)

150 0.22

155 0.18 49.720 50.3075

160 0.18 49.726 50.3037

180 0.22

200 0.30

250 0.325

500 0.85

Giá trị Kp có thể lựa chọn 1 trong 2 giá trị 155, 160 vì trong 2 trường hợp này quá
trình quá độ của PLL diễn ra nhanh nhất.

1.2.4 Thay đổi thông số điều khiển Ki


Bảng 1.4 Tổng kết kết quả mô phỏng PLL khi thay đổi Ki
Ki Thời gian quá độ (s) fmax (Hz) fmin (Hz)

3200 0.225 50.240 49.755

3250 0.25 50.245 49.755

3500 0.21 50.260 49.7535

4000 0.16 50.2815 49.752

4150 0.16 50.287 49.75

4250 0.16 50.290 49.751

Từ bảng trên ta thấy, với thông số Ki=4000, thì thời gian quá độ là nhỏ nhất, đồng thời
biên độ dao động max nhỏ nhất với các trường hợp thời gian quá độ 0.16s. Vì vậy, Ki
= 4000 là tối ưu.

1.2.5 Thay đổi thông số điều khiển Kd


Khi thay đổi thông số Kd càng xa khỏi giá trị mặc định thì dao động của đáp ứng tần
số trong quá trình quá độ càng mạnh. Vì vậy, để tối ưu giữ giá trị mặc định là Kd=1

1.2.6 Tổng kết bộ số điều khiển tối ưu


Từ các phần c, d, e, bộ số tối ưu cho bộ điều khiển PID là [ Kp Ki Kd] = [ 155 4000 1]
CHƯƠNG 2. MÔ PHỎNG BỘ BIẾN ĐỔI NGUỒN ÁP SỬ
DỤNG PWM

1.Yêu cầu thiết kế inverter 1 pha:


- Điện áp đầu vào: DC380 V
- Điện áp đầu ra: AC220 Vrms – 50Hz
- Tải RL:
+ R = 2.5 (ohm)
+ L = 5 (mH)

+
2. Tính toán thiết kế lý thuyết
- Bước 1: Tính toán hệ số điều chế (ma)

- Bước 2: Lựa chọn tần số chuyển mạch PWM (Fsw)


+ Fsw là tần số của khâu phát xung răng cưa.
+ Do công suất nhỏ nên chọn Fsw là 10 kHz.
- Bước 3: Tính toán L (tụ lọc)

+ L > 0.9 mH => Chọn L = 0.9 mH


- Bước 4: Tính toán C (tụ lọc)
+ Yêu cầu đảm bảo tiêu chuẩn điện áp:

+ Lựa chọn C > 84.67 uF


+ Lọc sóng hài: Trong sóng điện áp đầu ra ngoài thành phần sóng cơ bản tần số
50 Hz còn chứa các thành phần sóng hài bậc cao có tần số là bội số của tần số
sóng răng cưa
 Thiết kế bộ lọc để lọc bớt những song hài bậc cao này.

+ Lựa chọn bộ lọc LC với tần số cắt


+ Bộ lọc LC sẽ không cho tín hiệu có tần số lớn hơn tần số cắt của chính nó đi
qua:


(Hệ số 1/10 là hệ số dự trữ để đảm bảo loại bỏ đa số sóng hài bậc
cao)
Như vậy cùng với Thông số L đã tính ở trên ta tính được: C >
28.1 uF
 Như vậy kết hợp cả 2 phần tiêu chuẩn điện áp và sóng hài ta chọn C = 85
uF.
- Bước 5: Hiệu chỉnh
+ Do có sự sụt áp của điện áp đầu ra trên cuộn cảm L nên ta tăng điện áp DC
lên hoặc tăng hệ số điều chế để đảm bảo điện áp đầu ra đạt giá trị cho phép.
+ Ta tiến hành hiệu chỉnh tăng ma = 0.86 (Do tăng ma lên khá nhỏ lên các giá
trị L,C thay đổi không đáng kể).

Hình 1. Kết quả tính toán trên lý thuyết được xây dựng trên excel
3. Kết quả mô phỏng trên phần mềm Matlab/Simulink
- Trong mô phỏng bộ biến đổi nguồn áp sử dụng PWM, 2 bộ biến đối chính được sử
dụng trong bài mô phỏng là: PWM đơn cực (Unipolar Pulse Width Modulation-
UPWM) và PWM đơn cực (Sine Pulse Width Modulation- SPWM).
- SPWM đơn giản nhất, chỉ sử dụng một xung cho mỗi chu kỳ. Cách thức hoạt động
của SPWM là điều chỉnh độ rộng của xung duy nhất này để điều khiển đầu ra. Tỷ lệ
thời gian mà tín hiệu được hoạt động (mức cao) so với thời gian không hoạt động
(mức thấp) trong xung được điều chỉnh để tạo ra các mức tín hiệu khác nhau. Khi độ
rộng của xung tăng lên, tín hiệu đầu ra cũng tăng và ngược lại.
- UPWM chỉ sử dụng một chiều dương hoặc một chiều âm để biểu diễn tín hiệu. Trong
UPWM, tín hiệu đầu ra được biểu diễn bằng cách điều chỉnh độ rộng của các xung
trong một chu kỳ. Tỷ lệ thời gian mà tín hiệu được hoạt động (mức cao) so với thời
gian không hoạt động (mức thấp) trong mỗi xung được thay đổi để điều khiển đầu ra.

Hình 2. Mô phỏng Matlab/Simulink sử dụng UPWM

Hình 3. Mô phỏng Matlab/Simulink sử dụng SPWM


Hình 4. Thông số hệ số điều chế ma
+ Trong tính toán lý thuyết, ma tính được bằng 0.82. Tuy nhiên trong quá trình mô
phỏng có xảy ra sụt áp, do vậy ma được lựa chọn bằng 0.86 (Hình 3).

Hình 5. Thông số IGBT/Diode

Hình 6. Thông số tải RL


Hình 7. Thông số L của tụ lọc

Hình 8. Thông số C của tụ lọc


3.1. Kết quả mô phỏng Matlab/Simulink sử dụng UPWM
Hình 9. Kết quả mô phỏng sử dụng UPWM

Hình 10. Kiểu điều khiển sử dụng UPWM


Hình 11. Dạng sóng điện áp đầu ra sử dụng UPWM

Hình 12. Dạng sóng dòng điện đầu ra sử dụng UPWM


Hình 13. Dạng sóng điện áp trước tụ lọc sử dụng UPWM

Hình 14. Phân tích Fourier điện áp đầu ra sử dụng UPWM


3.2. Kết quả mô phỏng Matlab/Simulink sử dụng SPWM

Hình 15. Kết quả mô phỏng sử dụng SPWM


Hình 16. Kiểu điều khiển sử dụng SPWM

Hình 17. Dạng sóng điện áp đầu ra sử dụng SPWM


Hình 18. Dạng sóng dòng điện đầu ra sử dụng SPWM

Hình 19. Dạng sóng điện áp trước tụ lọc sử dụng SPWM


Hình 20. Phân tích Fourier điện áp đầu ra sử dụng SPWM
3.3. Nhận xét về kết quả mô phỏng Matlab/Simulink sử dụng UPWM và SPWM
- Như được hiển thị trong các kết quả mô phỏng sử dụng UPWM và SPWM, kết quả
cho thấy rằng điện áp hiệu dụng, dòng điện hiệu dụng, công suất tác dụng và công suất
phản kháng của phụ tải là như nhau.
- Khác biệt giữa UPWM và SPWM là chất lượng điện áp. Kết quả cho thấy chất lượng
điện áp khi sử dụng UPWM tốt hơn so với SPWM do tính chất chất đối xứng của
UPWM nên thành phần sóng hài khi sinh ra sẽ ít hơn. Do vậy chất lượng điện áp được
cải thiện. Điều này được thể hiện rõ trong 2 hình 13 và hình 19. Khi sử dụng UPWM,
chỉ số THD thu được bằng 0,06% so với 0,36% khi sử dụng SPWM.
- Kết quả mô phỏng so với kết quả tính toán trên lý thuyết có sự khác nhau khi chạy.
Tuy nhiên các kết quả thu được trong quá trình mô phỏng có sự sai số nhỏ so với kết
quả tính toán lý thuyết
CHƯƠNG 3. MÔ PHỎNG BỘ BIẾN ĐỔI Power grid

 Dự a trên ví dụ power_bridge, sử a đổ i mô hình để nghiên cứ u đá p ứ ng củ a lướ i điện khi


phụ tả i thay đổ i. Giả i thích kết quả thu đượ c.
Hình: Mô tả mô hình hệ thống mô phỏng mẫu

Giải thích sơ lược về mô hình:


Mô hình hệ thống mô phỏng là bộ chuyển đổi PWM AC-DC-AC. Nguồn điện áp 60
Hz cung cấp cho tải 50 Hz, 50 kW thông qua bộ chuyển đổi AC-DC-AC. Điện áp
600V, 60 Hz thu được ở cuộn thứ cấp của máy biến áp Sao/Tam giác trước tiên được
chỉnh lưu bằng cầu 3 pha 6 diode. Điện áp DC đã qua bộ lọc chỉnh lưu được đặt lên
biến tần hai cấp IGBT tạo ra điện áp xoay chiều 50 Hz. Biến tần IGBT sử dụng bộ
điều chế độ rộng xung (PWM) ở tần số sóng mang 2 kHz. Mạch được rời rạc hóa tại
thời điểm lấy mẫu là 2 µs. Sau đó điện áp được đưa qua bộ lọc LC để cung cấp cho
phụ tải. Đầu vào bộ điều áp Voltage regulator được lấy tín hiệu từ bộ đo lường điện áp
3 pha Vabc của phụ tải, so sánh với giá trị tham chiếu V ref để điều khiển phản hồi điện
áp phía đầu ra của bộ PWM.
Việc sử dụng IGBT: IGBT là một trong những phát triển tốt nhất các nhóm transitor
công suất. Nó là thiết bị phổ biến nhất được sử dụng trong lĩnh vực của truyền động
AC và DC, đạt mức công suất của một vài trăm kW. Bộ biến đổi công suất nhắm vào
các ứng dụng hệ thống điện đang bắt đầu sử dụng IGBT nhờ vào khả năng xử lý điện
năng ngày càng tăng và tổn hao truyền dẫn tương đối thấp.
Việc sử dụng PWM: Ưu điểm chính của PWM đó là tổn hao công suất trên các thiết bị
đóng cắt (Chuyển mạch) rất thấp. Khi khóa chuyển mạch tắt thì không có dòng điện
nào đi qua, và khi bật thì nguồn sẽ được đưa sang phụ tải, thì hầu như không có sụt áp
trên thiết bị chuyển mạch. Tổn hao công suất, là tích của điện áp và dòng điện, do đó
trong cả hai trường hợp gần như bằng không. PWM cũng hoạt động tốt với điều khiển
kỹ thuật số, mà vì tính chất bật/tắt, ta có thể dễ dàng thiết lập chu kỳ làm việc cần
thiết. Một ưu điểm khác của PWM đấy chính là việc giảm thiệu sóng hài bậc thấp, còn
sóng hài bậc cao thì sẽ được loại trừ bằng cách xử dụng bộ filter.
Dựa vào thiết bị IGBT, phương pháp này điều khiển cho phép các thiết bị chuyển
mạch được đóng và ngắt với tốc độ cao hơn đáng kể so với tần số cơ bản. Các dạng
sóng đầu ra được cắt nhỏ và độ rộng của xung kết quả là điều chế. Bộ nghịch lưu này
dùng công nghệ để tổng hợp dạng sóng sin từ một nguồn điện áp DC với tần số ngắt
khoảng vài kHz. Điện áp sóng hài có thể được khử bằng các bộ lọc nối về phía AC của
VSC. VSC kiểu này dùng giá trị điện áp V DC cố định. Điện áp tạo ra bởi VSC được
thay đổi bởi sự điều biến của bộ điều biến PWM.

Thông số cài đặt của phụ tải ở ví dụ mẫu

Hình: Sub system của bộ LC filter

Hình: Sub system của bộ điều áp Voltage regulator


Hình: Thông số cài đặt Kp và Ki của bộ điều áp Voltage regulator

Hình: Sub system của bộ Discrete Virtual PLL 50 Hz


Hình: Sub system của bộ Discrete PWM Generator

Hình: Bảng thông số cài đặt giá trị phụ tải khi công suất tác dụng là 50kW
Kết quả chạy mô phỏng ví dụ mẫu

Hình: Dòng điện qua diode và IGBT khi công suất tác dụng của phụ tải là 50kW ở ví
dụ mẫu

Hình: Các thông số điện áp 1 chiều trên tụ, điện áp Vab của inverter, điện áp Vab của tải
và giá trị của bộ điều áp Voltage regulator khi công suất tác dụng của phụ tải là 50kW
ở ví dụ mẫu
Hình: Giá trị điện áp và dòng điện đo từ lưới ở ví dụ mẫu

Hình: Giá trị điện áp và dòng điện đo từ lưới ở ví dụ mẫu (tiếp)

Sửa đổi mô hình


Để nghiên cứu đáp ứng của lưới điện khi phụ tải thay đổi, ta cần thêm block grid và
grid scope để hiển thị giá trị điện áp và dòng điện từ phía lưới.
Ngoài ra, mô hình mẫu chưa đặt giá trị khởi đầu điện áp của tụ điện, nên điện áp ban
đầu trên tụ điện bằng 0. Điều này sẽ khiến cho giá trị dòng điện ban đầu chạy qua
diode của bộ chỉnh lưu bằng cầu 3 pha 6 diode sẽ tăng vọt lên, có thể gây hỏng diode.
Nên ta đặt giá trị điện áp ban đầu của tụ là 800 V.
Do ví dụ mô phỏng lại nguồn áp VSC, tính chất của nguồn điện là nguồn có điện áp ra
không đổi, không phụ thuộc vào tải và tính chất của tải. Nguồn áp được mắc song song
đầu ra nguồn DC với tụ điện đủ lớn, hoàn toàn có thể hở mạch, không được ngắn
mạch.

Hình: Mô tả mô hình hệ thống mô phỏng đã sửa đổi

Hình: Thêm block grid và grid scope để hiển thị giá trị Vgrid và Igrid
Hình: Đặt giá trị điện áp ban đầu của tụ là 800 V

Hình: Dòng điện qua diode và IGBT khi công suất tác dụng của phụ tải là 50kW ở ví
dụ đã sửa đổi
Hình: Các thông số điện áp 1 chiều trên tụ, điện áp Vab của inverter, điện áp Vab của tải
và giá trị của bộ điều áp Voltage regulator khi công suất tác dụng của phụ tải là 50kW
ở ví dụ đã sửa đổi

Hình: Giá trị điện áp và dòng điện đo từ lưới ở ví dụ đã sửa đổi

Nhận xét:
 Dò ng điện qua diode 1 và 3 (pha A) đú ng theo lí thuyết
 Dò ng điện qua IGBT đú ng theo lí thuyết

 Điện á p trên tụ điện ổ n định
 Điện á p trên inverter có dạ ng xung vuô ng PWM theo đú ng lí thuyết
 Điện á p củ a phụ tả i ở dạ ng só ng sin, có chú t dao độ ng do khô ng lọ c đượ c hết só ng hà i bậ c
cao
 Giá trị modulation index củ a bộ Voltage Regulator đượ c đặ t là 0,8. Nhờ bộ điều khiển PI
và PLL, giá trị đạ t đượ c nhanh chó ng và giữ ổ n định
 Điện á p đầ u cự c máy phá t có dạ ng só ng sin và đượ c giữ ổ n định

TH1: Tăng công suất tác dụng của phụ tải 20kW

Hình: Dòng điện qua diode và IGBT khi công suất tác dụng của phụ tải là 70kW

Hình: Các thông số điện áp 1 chiều trên tụ, điện áp Vab của inverter, điện áp Vab của tải
và giá trị của bộ điều áp Voltage regulator khi công suất tác dụng của phụ tải là 70kW
Hình: Giá trị điện áp và dòng điện đo từ lưới khi công suất tác dụng của phụ tải là
70kW

Nhận xét:
 Dò ng điện qua diode 1 và 3 (pha A) đú ng theo lí thuyết, giá trị tă ng lên do dò ng điện từ
lướ i tă ng
 Dò ng điện qua IGBT đú ng theo lí thuyết, giá trị tă ng lên do dò ng điện từ lướ i tă ng
 Điện á p trên tụ điện có chú t dao độ ng nhẹ nhưng nhanh chó ng ổ n định tạ i giá trị 800V
 Điện á p trên inverter có dạ ng xung vuô ng PWM theo đú ng lí thuyết
 Điện á p củ a phụ tả i vẫ n giữ nguyên giá trị và ở dạ ng só ng sin, có chú t dao độ ng do khô ng
lọ c đượ c hết só ng hà i bậ c cao
 Giá trị modulation index nhanh chó ng tiến tớ i giá trị đặ t 0,8 và giữ ổ n định
 Điện á p đầ u cự c máy phá t có dạ ng só ng sin và đượ c giữ ổ n định, dò ng điện cung cấ p từ
lướ i tă ng lên do điện á p đượ c giữ cố định, cô ng suấ t tiêu thụ củ a phụ tả i tă ng lên

TH2: khi giảm công suất tác dụng của phụ tải 30kW
Hình: Bảng thông số cài đặt giá trị phụ tải khi công suất tác dụng là 20kW

Hình: Dòng điện qua diode và IGBT khi công suất tác dụng của phụ tải là 20kW
Hình: Các thông số điện áp 1 chiều trên tụ, điện áp Vab của inverter, điện áp Vab của tải
và giá trị của bộ điều áp Voltage regulator khi công suất tác dụng của phụ tải là 20kW

Hình: Giá trị điện áp và dòng điện đo từ lưới khi công suất tác dụng của phụ tải là
20kW

Nhận xét:
 Dò ng điện qua diode 1 và 3 (pha A) đú ng theo lí thuyết, giá trị giả m đi do dò ng điện từ
lướ i giả m
 Dò ng điện qua IGBT đú ng theo lí thuyết, giá trị giả m đi do dò ng điện từ lướ i giả m
 Điện á p trên tụ điện có chú t dao độ ng nhẹ nhưng nhanh chó ng ổ n định tạ i giá trị 800V
 Điện á p trên inverter có dạ ng xung vuô ng PWM theo đú ng lí thuyết
 Điện á p củ a phụ tả i vẫ n giữ nguyên giá trị và ở dạ ng só ng sin, có chú t dao độ ng do khô ng
lọ c đượ c hết só ng hà i bậ c cao
 Giá trị modulation index nhanh chó ng tiến tớ i giá trị đặ t 0,8 và giữ ổ n định
 Điện á p đầ u cự c máy phá t có dạ ng só ng sin và đượ c giữ ổ n định, dò ng điện cung cấ p từ
lướ i giả m đi do điện á p đượ c giữ cố định, cô ng suấ t tiêu thụ củ a phụ tả i giả m đi
CHƯƠNG 4. MÔ PHỎNG ĐÁP ỨNG DỪNG TĂNG ĐIỆN
ÁP/CÔNG SUẤT ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN GIÓ/MẶT TRỜI

Mô phỏng đáp ứng tăng điện áp đối với nhà máy điện gió.
I. PSCAD
1. Nhu cầu điều chỉnh đáp ứng điện áp ở nhà máy điện gió
Các quy trình điều chỉnh cơ bản trong các hệ thống điện thông thường (EPS) được cung cấp
bởi các máy phát điện đồng bộ để duy trì sự cân bằng năng lượng giữa sản xuất và nhu cầu
cũng như chất lượng năng lượng được yêu cầu cung cấp cho người tiêu dùng. Sự tăng trưởng
công suất phát của các nguồn năng lượng tái tạo (RES) được lắp đặt trong các EPS làm tăng
khả năng cân bằng năng lượng, nhưng đồng thời, nó mở rộng khu vực phát điện có thể được
coi là ảnh hưởng tới điều khiển trung tâm do phát điện không ổn định và quán tính thấp của
hệ thống. Việc duy trì xu hướng tăng tỷ trọng RES trong cân bằng năng lượng và công suất
tổng thể sẽ khiến các nhà vận hành hệ thống cần phải thay đổi phương thức kiểm soát vận
hành của toàn bộ hệ thống điện và đưa các nguồn này vào việc cung cấp các dịch vụ điều độ
hệ thống ,
Mô hình đã được phát triển bằng phần mềm PSCAD và bao gồm các tổ máy phát điện tuabin
gió và hệ thống điều khiển của chúng cho phép chúng phản ứng với những thay đổi về tần số
và điện áp trong hệ thống điện. Mô hình dành riêng cho việc nghiên cứu hành vi của hệ thống
điện theo quy định (sự kết hợp của WF với hệ thống điện), Các mô-đun thành phần từ thư
viện PSCAD đã được sử dụng trong mô hình, chẳng hạn như mô hình tua-bin gió. Nó cho
phép các biến lập trình cho các loại gió khác nhau (gió thổi, nhiễu loạn) làm đầu vào và điều
chỉnh công suất tuabin bằng cách thay đổi góc tấn công của các cánh quạt; tuy nhiên, nó
không tính đến hiệu ứng Wake Effect.
2. Nguyên tắc điều chỉnh tần số và điện áp
a) Điều chỉnh tần số
Điều chỉnh tần số về cơ bản được thực hiện bởi nguồn thông thường và nhằm mục đích kiểm
soát việc sản xuất năng lượng tích cực trong quá trình thay đổi tần số. Ở trạng thái ổn định,
công suất do các nguồn năng lượng tạo ra bằng công suất tiêu thụ của các phụ tải; tức là, EPS
đang ở điểm cân bằng. Bất kỳ thay đổi nào về công suất được tạo ra hoặc tiêu thụ đều dẫn đến
vi phạm cân bằng công suất. Sau đó, việc điều chỉnh tần số sơ cấp được thực hiện cục bộ bởi
bộ điều tốc của các máy phát đồng bộ theo đặc tính fP tĩnh của chúng, điều này dẫn đến một
điểm cân bằng mới nhưng cho một tần số khác. Để khôi phục tần số về giá trị trước khi xảy ra
nhiễu, quá trình điều chỉnh thứ cấp được thực hiện.
Việc điều chỉnh tần số trong nhà máy điện gió với máy phát điện đồng bộ có thể được thực
hiện bằng phương pháp điều khiển góc nghiêng của cánh tuabin, nên được gọi là điều khiển
bước. [4. Nó ảnh hưởng đến mô-men xoắn cơ học của tua-bin và kết quả là làm thay đổi quá
trình tạo ra năng lượng hoạt động. Để có được khả năng điều chỉnh về cả biến thể tần số
dương và âm, cần phải duy trì dự trữ điều tiết công suất, tức là hạn chế phát điện trong WF.
b) Điều chỉnh điện áp
Các phương pháp trực tiếp và gián tiếp để điều chỉnh điện áp được sử dụng trong EPS. Các
phương pháp trực tiếp liên quan đến việc thay đổi mức điện áp ở các cực của máy phát điện
hoặc tỷ lệ biến đổi của máy biến áp điện. Các phương pháp gián tiếp bao gồm thay đổi dòng
công suất phản kháng trong hệ thống.
Có thể điều chỉnh điện áp cho tất cả các loại tổ máy tua-bin-máy phát điện và toàn bộ WF
bằng cách sửa đổi hệ thống điều khiển hoặc kết nối các thiết bị bổ sung. Ba chế độ hoạt động
của hệ thống điều khiển WF được xác định: hoạt động với hệ số công suất không đổi tgϕ, điều
chỉnh điện áp trực tiếp tại điểm kết nối WF với EPS (Điểm khớp nối chung, PCC) và điều
khiển công suất phản kháng được cung cấp vào lưới điện như là một chức năng của điện áp.
Tất cả các chế độ hoạt động này có thể được thực hiện cho các máy phát DFIG và PMSG.
Chúng có thể làm việc với một giá trị đặt của công suất phản kháng, điện áp hoặc hệ số công
suất. Điều này đòi hỏi phải sửa đổi hệ thống điều khiển bằng cách thêm một vòng điều khiển
bổ sung vào hệ thống điều khiển điện áp. Có thể tăng thêm phạm vi công suất phản kháng do
trang trại tạo ra thông qua việc sử dụng các thiết bị chuyên dụng để bù công suất phản kháng,
ví dụ, bộ bù tĩnh (STATCOM). Sự kết hợp như vậy được sử dụng trong trường hợp kết nối
mạng rất kém và để cải thiện khả năng đi qua điện áp thấp (LVRT)

Hình 1. Sơ đồ khối của mô hình đơn vị tuabin-máy phát điện tham khảo
Sử dụng quán tính ảo, WF có thể góp phần làm giảm động lực biến đổi tần số ở trạng thái ban
đầu sau nhiễu loạn. Tuy nhiên, để có được chức năng này, trang trại điện gió cần vận hành với
một lượng điện dự trữ nào đó để có thể góp phần cân bằng điện trong trường hợp phụ tải tăng.
Người vận hành hệ thống có thể giới hạn việc phát điện dưới mức có thể đạt được trong các
điều kiện thời tiết nhất định bằng cách sử dụng POSD tín hiệu. Dự trữ năng lượng cũng cần
thiết nếu WF tham gia vào quy định thứ cấp tần số. Quy định này bắt đầu sau khi tín hiệu điều
khiển OPF được cung cấp. Sau đó, công suất WF được hiệu chỉnh tùy thuộc vào độ lệch tần
số để tần số trở về giá trị danh định.
Quá trình điều khiển trong các tổ máy phát điện tua-bin được thực hiện bằng phương pháp
điều khiển bước, điều này gây ra giới hạn mô-men xoắn cơ học của tua-bin đến giá trị yêu cầu
Tm. Hệ thống điều khiển góc β được kích hoạt khi có bất kỳ thay đổi nào về giá trị tham
chiếu của công suất tác dụng do hoạt động của hệ thống điều khiển hoặc quyết định của người
vận hành hệ thống điện. Việc điều chỉnh góc β cũng bảo vệ tua-bin gió khỏi quá tải cơ học có
thể xảy ra khi tốc độ gió cho phép bị vượt quá. Trong mô hình mô phỏng, công suất PMAX
tương ứng với tốc độ quay định mức của tuabin bằng 2,3 rad/s
Hình 2. Điều khiển công suất chủ động của tổ máy tuabin-máy phát
3. Mô hình điều khiển điện áp
Trong hệ thống được xem xét, nhà máy điện thông thường với một máy phát đồng bộ tương
đương tạo thành một phần tử cân bằng công suất và năng lượng, do đó nó đảm nhận vai trò
của EPS tương đương. Mô hình đơn vị máy phát tua-bin được xây dựng bằng cách sử dụng
các mô-đun sau từ thư viện PSCAD: “Máy đồng bộ”, “Máy kích thích”, “Bộ ổn định hệ thống
điện” và “Bộ điều chỉnh hơi nước”. Bộ điều chỉnh hơi điều khiển dòng hơi vào tuabin. Một hệ
thống kích thích tĩnh duy trì giá trị điện áp không đổi trên các cực của máy phát. Để hạn chế
dao động của công suất đầu ra, nhóm tác giả đã sử dụng một bộ ổn định hệ thống điện tác
động lên hệ thống kích từ, phụ thuộc vào sự thay đổi tốc độ quay của trục máy phát. Sơ đồ
khối của hệ thống tua-bin-máy phát điện được thể hiện trong Hình 3

Hình 3. Một sơ đồ khối của đơn vị máy phát tuabin tương đương. Sơ đồ khối của tổ máy
tuabin-máy phát điện tương đương
Bộ điều khiển VF được thiết kế để duy trì điện áp và tần số thông qua điều khiển vòng kín,
được áp dụng trong các lưới điện thụ động (passive grids). Tuy nhiên, VF inverter không có
khả năng chia sẻ công suất cùng với các nguồn điện khác, do đó không thể hoạt động ở lưới
điện chủ động (active grids). Mô hình chung của bộ điều khiển VF có thể được mô tả như một
nguồn áp điều khiển được mắc nối tiếp với một tổng trở ngoài Z, với V là điện áp đầu ra và
CV là vòng điều khiển điện áp (Hình 3).
Hình 4. Mô hình chung của bộ điều khiển VF
Bộ điều khiển PSL được thiết kế dựa trên bộ điều khiển VF nguyên bản, tuy nhiên có thêm
những đặc tính của động cơ đồng bộ như khả năng chia sẻ công suất (power-sharing), hỗ trợ
lưới (grid-supporting) và tự đồng bộ với lưới. Mô hình chung của bộ điều khiển PSL được thể
hiện ở Hình 4, với PSL là vòng điều khiển công suất tác dụng và QCL là vòng điều khiển
công suất phản kháng.

Hình 5. Mô hình chung của bộ điều khiển PSL


Ở chế độ xác lập, đặc tính của vòng điều khiển PSL có thể được biểu diễn bằng phương trình:

−1
ω−ω 0= ( P−P0 )⇔ Δ ω=−K p ΔP
ω0 D P

với K p là hệ số độ dốc của đặc tính điều chỉnh tần số, ω là tần số hệ thống sau điều chỉnh, ω 0
là tần số hệ thống định mức, P0 là công suất tác dụng của inverter trước khi điều chỉnh, P là
công suất tác dụng của inverter sau điều chỉnh, Δ ω là độ thay đổi công tần số, ΔP là độ thay
đổi công suất tác dụng của inverter.
Đặc tính của vòng điều khiển QCL tuân theo đặc tính độ dốc Vol-Var của máy phát đồng bộ
và được biểu diễn bằng phương trình:

V −V 0=−K q (Q−Q0 )⇔ ΔV =−K q ΔQ

với K q là độ dốc của đặc tính điều chỉnh điện áp, V là điện áp sau điều chỉnh, V 0 là điện áp
trước điều chỉnh, Q0 là công suất phản kháng của inverter trước khi điều chỉnh, Q là công suất
phản kháng của inverter sau khi điều chỉnh, Δ V là độ thay đổi điện áp, ΔQ là độ thay đổi
công suất phản kháng của inverter.

Hình 6. Hệ thống điều chỉnh công suất tuabin hơi

3. Mô phỏng Điều chỉnh điện áp trong phần mềm PSCAD


Báo cáo này mô phỏng điều chỉnh tăng giảm điện áp ở một mô phỏng Nhà máy điện gió bằng
phần mềm PSCAD. Sơ đồ mô phỏng được thể hiện trên Hình 8.

Hình 7. Sơ đồ mô phỏng AC voltage controller


Hình 8. Mô hình mô phỏng trong PSCAD

Hình 9. Mô hình điều khiển Id và Iq


Hình 11 so sánh điện áp tham chiếu và điện áp đầu ra của các IBR tại nút 1. Có thể thấy rằng
giá trị điện áp giả lập từ bộ GFM inverter bám tương đối tốt với điện áp tham chiếu. Các nút
IBR khác cũng có dạng điện áp tương tự.
Hình 10. So sánh điện áp tham chiếu (trên) và điện áp giả lập (dưới)
Hình 10 thể hiện đáp ứng điện áp đối với sụ thay đổi chỉ số đầu vào
II. Matlab

1. Mô hình nhà máy điện gió/điện mặt trời: Mô hình tua bin gió nối lưới
Một trang trại gió 9MW bao gồm 6 tuabin gió có công suất là 1,5 MW kết nối với
hệ thống lưới phân phối 25 kV, được cấp từ nguồn cân bằng 120kV thông qua máy
biến áp và 30 km truyền tải.

Hình 4.1. Mô hình tuabin gió nối lưới


Tuabin gió sử dụng máy phát điện cảm ứng nguồn kép (DFIG) bao gồm máy phát
điện cảm ứng rotor và một bộ điện tử công suất chuyển đổi AC/DC/AC IGBT dựa trên
bộ điều chỉnh độ rộng xung PWM-Pulse. Cuộn dây stato kết nối trực tiếp với lưới 50
Hz trong khi rotor được đưa vào tần số thay đổi thông qua bộ chuyển đổi AC/DC/AC.
Công nghệ DFIG cho phép trích xuất năng lượng tối đa từ gió đối với tốc độ gió thấp
bằng cách tối ưu hoá tốc độ tuabin, trong khi giảm thiểu các ứng suất cơ học trên
tuabin khi gió lớn.
Trong ví dụ này, khi tốc độ gió duy trì ở 15m/s, hệ thống điều khiển sử dụng bộ
điều khiển mô men xoắn để duy trì tốc độ 1,2 pu. Công suất phản ứng được tạo ra bởi
tuabin gió được quy định ở 0 MVAR. Công suất phát là 1 pu là công suất định mức
của hệ thống và tốc độ rotor là 1,2 pu.

Hình 4.2. Mô hình tuabin gió DFIG


Bộ chuyển đổi AC/DC/AC được chia làm hai phần: bộ chuyển đổi phía rotor (C rotor)
và bộ chuyển đổi phía lưới (Cgrid). Crotor và Cgrid là các bộ chuyển đổi có nguồn điện áp
sử dụng các thiết bị điện tử công suất (IGBTs) để tổng hợp điện áp xoay chiều từ
nguồn điện áp DC. Một tụ điện được kết nối phía DC hoạt động như nguồn điện áp
DC. Một cuộn cảm L mắc nối tiếp giữa C grid với lưới điện. Cuộn dây rotor ba pha được
kết nối với Crotor bằng vòng trượt, chổi than và cuộn dây stato ba pha được kết nối trực
tiếp với lưới điện. Công suất mà tuabin gió thu được sẽ được máy phát điện cảm ứng
chuyển thành công suất điện và nó được truyền lên lưới bởi cuộn dây stato và rotor. Hệ
thống điều khiển tạo ra lệnh góc pitch và lệnh điện áp lần lượt là V r và Vgc cho Crotor và
Cgrid để điều khiển công suất của tuabin gió, điện áp thanh cái DC và công suất phản
kháng tại cái đầu nối lưới.
Dòng công suất được minh họa trong hình, mô tả nguyên lý hoạt động của máy
phát điện cảm ứng nguồn kép tuabin gió.

Hình 4.3. Nguyên lý hoạt động của tuabin gió DFIG


Trong đó Pm là công suất cơ được tuabin gió nhận được và truyền tới rotor. P s, Qs,
Pr, Qr lần lượt là công suất đầu ra của stato và rotor. P fc, Qgc là công suất tác dụng và
công suất phản kháng của Crotor và Cgrid. Tm là mômen cơ của rotor. Tem là mômen điện
từ do máy phát tác dụng lên rotor. là tốc độ quay của rotor và là tốc độ quay của
từ thông trong khe hở không khí của máy phát, tốc độ này được đặt tên là tốc độ đồng
bộ, nó tỷ lên với tần số của điện áp lưới và số cực của máy phát.
Công suất cơ và công suất phát của stato được tính như sau:

(7)

Và (8)

Trong đó . Nói chung giá trị tuyệt đối của độ trượt thấp hơn nhiều so với
1 nên Pr chỉ bằng phần nhỏ của Ps.
Công suất phát được điều khiển theo một đặc tính tốc độ - công suất được xác định
trước còn được gọi là đặc tính theo dõi (tracking characteristic). Ví dụ về đặc tính này
được minh hoạ bằng đường cong ABCD chồng lên các đặc tính công suất cơ của
tuabin thu được ở các tốc độ gió khác nhau.
Tốc độ thực của tuabin và công suất cơ tương ứng của đặc tính tương ứng được sử
dụng là công suất tham chiếu cho vòng điều khiển công suất. Đặc tính theo dõi được
xac định bởi bốn điểm A, B, C và D. Từ tốc độ bằng không tới tốc độ của điểm A,
công suất tham chiều bằng không. Giữa điểm A và B, đặc tính theo dõi là một đường
thẳng, tốc độ của B phải lướn hơn tốc độ tại điểm A. Giữa B và C, đặc tính theo dõi là
quỹ tích của công suất cực đại của tuabin (công suất cực đại của tuabin so với đường
cong tốc độ của tuabin). Đặc tính theo dõi là một đoạn thằng từ C tới D. Công suất tại
điểm D là 1 pu và có tốc độ lớn hơn tốc độ của C. Ngoài điểm D là công suất quy
chiếu, điều bằng 1 pu. Công suất phát thực tế được đo tại các điểm kết nối chung
(PCC) được cộng vào tổng tổn thất điện năng và được so sánh với công suất chuẩn thu
được từ đặc tính theo dõi.
Trong menu khối “Tuabin gió DFIG” có các mục hiển thị “Đặc tính công suất
tuabin gió”, Các đường cong Cp của tuabin được hình thị trong hình 1. Công suất
tuabin, tỷ số của tốc độ cánh quạt và tốc độ gió thực tế và các giá trị C p được hiện
thị trong hình 2 dưới dạng hàm của tốc độ gió.

Hình 4.5. Đặc tính công suất tuabin gió


2. Kết quả mô phỏng
Mô phỏng MATLAB/SIMULINK của trang trại điện gió DFIG được hiển thị trong
Hình . Mô hình được phân tích trong vòng 15s. Với các thông số thay đổi là 30 km và
120 km đối với đường dây truyền tải; 6 m/s và 15 m/s đối với tốc độ gió thay đổi. Với
mô phỏng này đã phân tích được tác động của set point điện áp, sự thay đổi của tốc độ
gió tới công suất phản kháng, công suất tác dụng, điện áp và tần số của tuabin gió và
tại điểm kết nối chung (PCC).

2.1. Mô phỏng đáp ứng tăng set point điện áp


Ở phần này, đường dây truyền tải dài 30km và tốc độ gió 15 m/s được xét cho tất
cả trường hợp tăng set point điện áp.
a. UPCC ref = 1 p.u
Ta có thể thấy công suất tác dụng trong thời gian quá độ nâng lên tới 12 MW và
sau đó cố định ở 9 MW sau 8s. Điện áp ổn định về 1 p.u sau 2s, cùng với thời gian
công suất phản kháng cố định về giá trị -1.1MW. Điều này chứng tỏ tại chế độ xác lập,
tuabin gió hấp thụ công suất phản kháng từ lưới điện.
Tốc độ rotor tăng lên 1,22 pu sau 2s và ổn định về 1,2 pu sau 15s, nhìn chung
không có sự thay đổi quá lớn. Bên cạnh đó, góc pitch cũng ổn định về 5 o sau 6s. Các
thông số này phụ thuộc chinh vào tốc độ gió nên không đổi khi ta thay đổi set point
điện áp trong các trường hợp phía dưới.

Hình 4.6. Kết quả mô phỏng với điện áp tham chiếu tại PCC là 1 p.u

b. UPCC ref = 1.05 p.u


Hình 4.7. Kết quả mô phỏng với điện áp tham chiếu tại PCC là 1.05 p.u
Sau khi ta tăng set point lên 1.05 p.u, ta nhận được kết quả như Hình. Về cơ bản, công
suất tác dụng không có gì thay đổi so với trường hợp U PCC_ref = 1 p.u. Điện áp ổn định
về 1.05 p.u sau 2s. Tuy nhiên, công suất phản kháng trong trường hợp này phát lên
lưới với mức 0.9 MW và ổn định sau 2s thay vì tiêu thụ 1.1 MW như ở trường hợp
trước đó.
c. UPCC ref = 1.5 p.u

Hình 4.8. Kết quả mô phỏng với điện áp tham chiếu tại PCC là 1.5 p.u
Tăng set point lên 1.5 p.u nhưng U PCC chỉ lên được 1.12 pu do trong bộ điều khiển
phía lưới (RSC – Roto Side Control) có giới hạn dòng qua bộ inverter là 1.2 lần. Do đó
Q sẽ bị giới hạn trong khi P vẫn phát theo tốc độ gió. Và khi đó sẽ có giới hạn về
setpoint điện áp. Trong trường hợp này, có khoảng 4 MW công suất phản kháng được
phát lên lưới.
2.2. Mô phỏng đáp ứng tăng/giảm tốc độ gió
Trong kịch bản này, ta xét tốc độ gió thay đổi như trong Hình 4.9 thời gian mô phỏng
là 15s. Sau đó, ta thu được kết quả như Hình 4.10.

Hình 4.9. Đồ thị tốc độ gió

Hình 4.10. Kết quả mô phỏng thay đổi tốc độ gió


Ta có thể thấy, điện áp không đổi và giữ ổn định tại 1 p.u với sự thay đổi tốc độ gió
đã cho tại Hình 4.9. Cùng với đó là tuabin gió luôn tiêu thụ một lượng công suất phản
kháng 1.1 MW gần như không đổi trong toàn thời gian mô phỏng.
Công suất tác dụng, tốc độ roto phụ thuộc vào tốc độ gió, vì thế hai đại lượng này biến
thiên theo tốc độ gió cho trước. Tại tốc độ gió 8 m/s, P output chỉ còn đạt tới 5 MW . Và
với tốc độ gió lớn hơn hoặc bằng 15 m/s thì P output luôn phát ở công suất định mức là 9
MW. Tần số vẫn luôn được ổn định trong rải dao động cho phép vì tuabin gió nối trực
tiếp với nguồn swing sau 30 km truyền tải.

CHƯƠNG 5. GRID FORMING INVERTER

1. Giới thiệu về công nghệ tạo lưới (grid forming - GFM)


Sự thâm nhập sâu rộng của các nguồn năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời đã đặt
ra nhiều bài toán hóc búa liên quan đến ổn định hệ thống điện. Các nguồn năng lượng tái tạo
thường được kết nối với lưới điện thông qua bộ biến đổi điện tử công suất (inverter), từ đó
làm thay đổi những đặc tính của lưới điện truyền thống vốn chỉ bao gồm các nhà máy phát
đồng bộ. Thông thường, các inverter nối lưới sử dụng công nghệ điều khiển bám lưới (grid
following – GFL) (Hình 1). Công nghệ này sử dụng bộ PLL (phase-locked loop) để đồng bộ
các nguồn năng lượng tái tạo với lưới điện thông qua việc đo đạc điện áp và tần số lưới điện
tại điểm kết nối (point of common coupling – PCC).
Việc điều khiển GFL inverter sẽ là điều khiển công suất phản kháng và công suất tác dụng.
Thông thường, GFL inverter hoạt động ở chế độ công xuất cực đại và giữ cố định công suất
phản kháng (grid-feeding mode). Ngoài ra, GFL inverter còn có thể hoạt động ở chế độ hỗ trợ
lưới (grid-supporting mode) để điều chỉnh điện áp theo đường đặc tính Vol-Var. Có thể thấy
rằng công nghệ GFL có một đặc điểm là phải được kết nối với lưới điện hiện hữu. Sự ổn định
của bộ điều khiển phụ thuộc rất nhiều vào điện áp và tần số tại điểm kết nối, phụ thuộc vào
quá trình điều chỉnh hai thông số này từ đơn vị điều độ hệ thống điện và những sự cố trong hệ
thống.

Hình 1. Sơ đồ khối của grid following inverter


Trái ngược với GFL inverter, inverter tạo lưới (grid forming – GFM) được thiết kế để điều
chỉnh điện áp và tần số, hoạt động như một nguồn áp lý tưởng để định hình lưới điện (Hình
2). Hoạt động của GFM inverter tương tự như một máy phát đồng bộ, vì thể nó có thể tự hoạt
động độc lập mà không cần lưới điện hiện hữu. Do đó, GFM inverter có khả năng hoạt động
hiệu quả hơn dưới các điều kiện bất ổn định của lưới điện so với GFL inverter. Tuy nhiên,
một bất lợi lớn của GFM inverter là có dòng điện ngắn mạch cao hơn nhiều so với GFL
inverter, tương tự như máy phát đồng bộ. Trên phương diện điều chỉnh tần số, các bộ GFM
inverter có thể phân phối công suất với nhau thông qua bộ PSL (power synchronization loop)
nhằm mục đích mô tả lại độ dốc của đường đặc tính điều chỉnh tần số của các máy phát đồng
bộ.

Hình 2. Sơ đồ khối của grid forming inverter


2. Mô hình điều khiển của GFM inverter
Bộ điều khiển của GFM inverter thông thường sẽ bao gồm hai vòng điều khiển chính là điều
chỉnh điện áp và một vòng điều khiển tần số. Những kiến trúc điều khiển đã được nghiên cứu
có thể chia thành ba loại:
 Điều khiển điện áp/tần số (VF controller)
 Điều khiển đồng bộ nguồn (PSL controller)
 Điều khiển dao động ảo (VOC controller)
Bộ điều khiển VF được thiết kế để duy trì điện áp và tần số thông qua điều khiển vòng kín,
được áp dụng trong các lưới điện thụ động (passive grids). Tuy nhiên, VF inverter không có
khả năng chia sẻ công suất cùng với các nguồn điện khác, do đó không thể hoạt động ở lưới
điện chủ động (active grids). Mô hình chung của bộ điều khiển VF có thể được mô tả như một
nguồn áp điều khiển được mắc nối tiếp với một tổng trở ngoài Z, với V là điện áp đầu ra và
CV là vòng điều khiển điện áp (Hình 3).

Hình 3. Mô hình chung của bộ điều khiển VF


Bộ điều khiển PSL được thiết kế dựa trên bộ điều khiển VF nguyên bản, tuy nhiên có thêm
những đặc tính của động cơ đồng bộ như khả năng chia sẻ công suất (power-sharing), hỗ trợ
lưới (grid-supporting) và tự đồng bộ với lưới. Mô hình chung của bộ điều khiển PSL được thể
hiện ở Hình 4, với PSL là vòng điều khiển công suất tác dụng và QCL là vòng điều khiển
công suất phản kháng.

Hình 4. Mô hình chung của bộ điều khiển PSL


Ở chế độ xác lập, đặc tính của vòng điều khiển PSL có thể được biểu diễn bằng phương trình:

−1
ω−ω 0= ( P−P0 )⇔ Δ ω=−K p ΔP
ω0 D P

với K p là hệ số độ dốc của đặc tính điều chỉnh tần số, ω là tần số hệ thống sau điều chỉnh, ω 0
là tần số hệ thống định mức, P0 là công suất tác dụng của inverter trước khi điều chỉnh, P là
công suất tác dụng của inverter sau điều chỉnh, Δ ω là độ thay đổi công tần số, ΔP là độ thay
đổi công suất tác dụng của inverter.
Đặc tính của vòng điều khiển QCL tuân theo đặc tính độ dốc Vol-Var của máy phát đồng bộ
và được biểu diễn bằng phương trình:

V −V 0=−K q (Q−Q0 )⇔ Δ V =−K q ΔQ

với K q là độ dốc của đặc tính điều chỉnh điện áp, V là điện áp sau điều chỉnh, V 0 là điện áp
trước điều chỉnh, Q0 là công suất phản kháng của inverter trước khi điều chỉnh, Q là công suất
phản kháng của inverter sau khi điều chỉnh, Δ V là độ thay đổi điện áp, ΔQ là độ thay đổi
công suất phản kháng của inverter.
Mô hình điều khiển PSL bằng droop control được thể hiện ở Hình 5. Ngoài ra, trong họ mô
hình điều khiển PSL còn có mô hình LPF Droop Control (Hình 6) và VSG Control (Hình 7)
có khả năng cung cấp quán tính ảo (virtual inertia) cho hệ thống nhằm mục đích hạn chế tốc
độ dao động tần số khi xảy ra mất cân bằng giữa nguồn và phụ tải. Thành phần quán tính ảo
1
ω̇
ω p được thể hiện trong phương trình đặc tính của LPF Droop Control như sau:

1
ω̇+(ω−ω0 )=P0 −P
ωp
Hình 5. Droop control cho tần số và điện áp

Hình 6. Low-pass filter (LPF) droop control

Hình 7. VSG control

3. Mô phỏng GFM inverter trong phần mềm Matlab/Simulink


Báo cáo này mô phỏng lưới điện 4 nút với toàn bộ các nguồn điện đều là IBR (inverter-based
resouces) trên phần mềm Matlab/Simulink. Sơ đồ một sợi của lưới được thể hiện trên Hình 8.
Mô hình mô phỏng trong phần mềm được thể hiện ở Hình 9.
Hình 8. Sơ đồ một sợi của lưới điện 4 nút

Hình 9. Mô hình mô phỏng trong Matlab/Simulink

Thông số của đường đây được thể hiện ở Bảng 1.


Bảng 1. Thông số đường dây

Nút Nút cuối Điện trở (Ω Điện cảm (mH)


đầu )

1 2 0.35 1.85

1 4 0.23 3.18
2 3 0.23 3.18

Hình 10 là mô hình điều khiển của một IBR trong phần mềm Simulink. Droop control loop
được sử dụng để phân bố công suất đều từ cả bốn IBR khi xảy ra mất cân bằng công suất. Các
tham số của mô hình được điều chỉnh phù hợp để điện áp và tần số của bộ Voltage Source
Inverter bám sát nhất so với giá trị tham chiếu.

Hình 10. Mô hình điều khiển IBR


Để đánh giá đáp ứng tần số của các IBR, lưới điện được mô phỏng trong 10 giây với kịch bản
được phụ tải được thể hiện ở Bảng 2.
Bảng 2. Kịch bản phụ tải

Thời gian (s) Phụ tải nút 1 Phụ tải nút 3 (W)
(W)

0 21,000 24,000

5 42,000 48,000

10 42,000 48,000

Hình 11 so sánh điện áp tham chiếu và điện áp đầu ra của các IBR tại nút 1. Có thể thấy rằng
giá trị điện áp giả lập từ bộ GFM inverter bám tương đối tốt với điện áp tham chiếu. Các nút
IBR khác cũng có dạng điện áp tương tự.
Hình 11. So sánh điện áp tham chiếu (trên) và điện áp giả lập (dưới)
Hình 12 thể hiện đáp ứng tần số của hệ thống đối với sự thay đổi công suất phụ tải tại giây thứ
5 của quá trình mô phỏng. Có thể thấy đáp ứng tần số khá tốt, tuy nhiên không thể đưa tần số
về giá trị định mức là 50Hz do chưa có quá trình điều chỉnh tần số thứ cấp.

Hình 12. Đáp ứng tần số của hệ thống


Hình 13 biểu diễn dạng điện áp và dòng điện của các IBR tại thời điểm thay đổi công suất phụ
tải. Có thể thấy rằng điện áp có biên độ gần như không đổi, còn dòng điện có biên độ tăng lên
do phụ tải tăng, phù hợp với quy luật điều khiển của GFM inverter.

Hình 13. Điện áp và dòng điện của IBR tại thời điểm thay đổi công suất phụ tải

You might also like