Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Cấu tạo quy phạm pháp luật dân sự

Quy phạm pháp luật dân sự được cấu tạo bởi các phần: giả định, quy định và chế
tài. Quy phạm pháp luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân sự không
đồng nghĩa với nhau. Có thể một điều luật chứa đầy đủ các cấu thành của quy
phạm song cũng có thể chỉ có một bộ phận (giả định, quy định, chế tài). Cũng có
thể chế tài được quy định ở phần khác, thậm chí ở văn bản pháp luật khác. Cũng
cần lưu ý, quy phạm pháp luật dân sự và điều luật trong văn bản pháp luật dân sự
không đồng nghĩa với nhau. Có thể một điều luật chứa đầy đủ các cấu thành của
quy phạm song cũng có thể chỉ có một bộ phận (giả định, quy định, chế tài), cũng
có thể chế tài được quy định ở phần khác, thậm chí ở văn bản pháp luật khác.
Phần giả định: Là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh,
tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì
các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần
nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
Phần quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu.
Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều
kiện mà phần giả định đã đặt ra.
Phần chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng
đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được
nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ
thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Phân tích quy phạm pháp luật hình sự:
Quy phạm pháp luật hình sự được thể hiện qua các quy định của luật hình sự hay
nói cách khác là qua các điều luật. Giữa quy phạm pháp luật hình sự và điều luật
của luật hình sự có sự khác nhau. Một điều luật quy định về tội phạm cụ thể mới
chỉ thể hiện nội dung cơ bản của một quy phạm pháp luật hình sự mà chưa phải là
một quy phạm pháp luật hình sự hoàn chỉnh. Một quy phạm pháp luật hình sự hoàn
chỉnh luôn bao gồm nội dung của điều luật về một tội phạm cụ thể và nội dung các
điều luật quy định về những vấn đề chung của tội phạm.
Đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính
Quy phạm pháp luật là qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung. Giống như các qui
phạm pháp luật khác, qui phạm pháp luật hành chính có hiệu lực bắt buộc thi hành
đối với các đối tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế
nhà nước. Những qui phạm này xác định hành vi của cacù đối tượng có liên quan:
được làm gì, không được làm gi và làm như thế nào. Các qui tắc xử sự này được
ban hành theo thủ tục, trình tự chắt chẽ theo pháp luật. Khi có một quan hệ pháp
luật hành chính cụ thể tương ứng phát sinh, qui tắc xử sự chung trên sẽ là căn cứ để
ra văn bản áp dụng. Tuy vậy, dù có hay chưa có văn bản áp dụng, qui phạm pháp
luật trên vẫn tồn tại và không mất đi giá trị pháp lý trừ khi hết hiệu lực.
- Ðược ban hành bởi những cơ quan nhà nước và cán bộ nhà nước có thẩm quyền ở
các cấp khác nhau với, mục đích cụ thể hóa các quy phạm pháp luật hành chính
của các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan nhà nước cấp trên. Vì các văn
bản pháp luật do các cơ quan quyền lực nhà nước ban hành trong lĩnh vực quản lý
hành chính mới chỉ quy định một cách chung nhất nên chúng đòi hỏi phải được cụ
thể hóa trong từng lĩnh vực của quản lý hành chính.

You might also like