BTL DT01 Nhóm01

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA




BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN


ĐỀ TÀI

TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC


MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ
DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

LỚP DT01 --- NHÓM 01 --- HK HÈ 203


NGÀY NỘP 18/07/2021

Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Minh Hương


Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên Điểm số
Nguyễn Đức An 2010102
Nguyễn Quỳnh Anh 2010121
Trần Nguyễn Duy Anh 2012614
Trịnh Thế Anh 2010880
Võ Nguyễn Hoài Bảo 2012676

Thành phố Hồ Chí Minh – 2021


Danh mục viết tắt

BC Biện chứng

KTCT Kinh tế Chính trị

NLTD Năng lực tư duy

NLTDBCDV Năng lực tư duy biện chứng duy vật

TD Tư duy

1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................4
Chương 1. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.............................................................4
1.1 Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin...........................................4
1.1.1 Những điều kiện lịch sử cho sự ra đời của triết học Mác........................4
1.1.2 Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học
Mác 7
1.1.3 Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen
thực hiện.........................................................................................................11
1.1.4 Giai đoạn V.I.Lênin phát triển triết học Mác.........................................12
1.2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin.....................................15
1.2.1. Khái niệm Triết học Mác – Lênin.........................................................15
1.2.2. Đối tượng của Triết học Mác – Lênin..................................................16
1.2.3. Chức năng của Triết học Mác – Lênin..................................................17
Chương 2. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC PHÁT
HUY NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN TRONG THỜI
ĐẠI NGÀY NAY..................................................................................................18
2.1 Khái niệm biện chứng và năng lực tư duy biện chứng theo quan điểm của
Triết học Mác - Lênin.........................................................................................18
2.1.1 Phương pháp biện chứng.......................................................................18
2.2.2 Năng lực tư duy biện chứng...................................................................19
2.2 Đánh giá năng lực tư duy biện chứng của sinh viên trong thời đại ngày
nay......................................................................................................................22
2.2.1 Những mặt tích cực................................................................................22
2.2.2 Những hạn chế nhất định.......................................................................23
2.3. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của triết học Mác – Lênin trong việc
phát triển năng lực tư duy biện chứng của sinh viên hiện nay............................25
2.3.1. Tình huống............................................................................................25
2.3.2. Phân tích mặt hạn chế...........................................................................25
2.3.3. Giải pháp...............................................................................................26
KẾT LUẬN.................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................32

2
PHẦN MỞ ĐẦU

Trong hoạt động thực tiễn và nhận thức, con người luôn cần có thế giới quan và
phương pháp luận khoa học chỉ dẫn. Triết học là môn học trực tiếp cung cấp cho
chúng ta những tri thức ấy. Không những có ý nghĩa to lớn trong lịch sử mà ngày nay
Triết học Mác- Lênin vẫn luôn giữ một vị thế quan trọng. Cùng với sự phát triển nhanh
chóng của công nghệ, sự ra đời của các phát minh khoa học đã giúp cho tri thức con
người tăng lên theo cấp số nhân. Để không bị thụt hậu so với khu vực và thế giới cần
phải cập nhật thông tin cần thiết, mở rộng tri thức, tiếp nhận những tinh hoa mới.
Muốn vậy, con người đặc biệt là thế hệ sinh viên phải được trang bị, phát huy vai trò
của năng lực tư duy biến chứng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn. Hơn nữa,
trong thời đại công nghệ số, con người luôn phải đối diện với nhiều nguồn tin. Lợi
dụng sự thiếu hiểu biết, một số thế lực phản động tìm cách đưa tin sai sự thật, xuyên
tạc Đảng và Nhà nước. Trước những thách thức đó đòi hỏi chúng ta phải nâng cao
nhận thức, phát triển tư duy biện chứng; xem xét sự vật không tách rời hoàn cảnh, điều
kiện tồn tại cụ thể, qua đó đánh giá sự vật một cách chặt chẽ, chính xác. Ngoài ra, việc
học tốt Triết học còn giúp cho sinh viên Bách Khoa nói riêng, sinh viên Việt Nam nói
chung có những quan điểm đúng đắn và phương pháp biện chứng duy vật để tiếp thu
các môn khoa học khác một cách hiệu quả. Trên cơ sở đó sinh viên có điều kiện phát
huy năng lực phục vụ cho học tập, nghiên cứu......

Nhận thức được tầm quan trọng đó, nhóm chúng em đã dựa trên phương pháp
luận biện chứng duy vật, phương pháp Tổng hợp & Phân tích để nghiên cứu đề tài
“Triết học Mác- Lênin và vai trò của triết học Mác- Lênin đối với việc nâng cao
năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên hiện nay”. Việc nghiên cứu đề tài này
không những giúp chính chúng em nâng cao nhận thức mà còn là nguồn tài liệu bổ ích,
đưa ra phương pháp luận khoa học phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu sau này.

Đề tài thực hiện gồm 4 phần, đó là: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận, Tài
liệu tham khảo. Trong phần nội dung được chia làm hai chương: Triết học Mác- Lênin
(Chương I) & Vai trò của triết học Mác- Lênin đối với việc phát huy năng lực tư duy
biện chứng cho sinh viên trong thời đại ngày nay (Chương II).

3
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN

1.1 Sự ra đời và phát triển của triết học Mác – Lênin

1.1.1 Những điều kiện lịch sử cho sự ra đời của triết học Mác

Điểu kiện kinh tế xã hội

Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong điều
kiện cách mạng công nghiệp:

Đầu tiên Triết học Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX. Sự phát
triển rất mạnh mẽ của lực lượng sản xuất do tác động của cuộc cách mạng công nghiệp,
làm cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được củng cố vững chắc là đặc điểm
nổi bật trong đời sống kinh tế - xã hội ở những nước chủ yếu của châu Âu.

Thứ hai là sự phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất làm cho quan hệ sản xuất
tư bản chủ nghĩa được củng cố, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển
mạnh mẽ trên cơ sở vật chất - kỹ thuật của chính mình, do đó đã thể hiện rõ tính hơn
hẳn của nó so với phương thức sản xuất phong kiến.

Thứ ba là sự phát triển của chủ nghĩa tư bản làm cho những mâu thuẫn xã hội
càng thêm gay gắt và bộc lộ ngày càng rõ rệt. Hơn hết các cuộc cách mạng tư tưởng
nêu ra đã không thực hiện được mà bất công xã hội lại tăng thêm, đối kháng xã hội
thêm sâu sắc, những xung đột giữa vô sản và tư sản đã trở thành những cuộc đấu tranh
giai cấp.

Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử với tính cách một lực lượng
chính trị xã hội độc lập:

Đầu tiên giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình
thành và phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng chế độ
phong kiến. Giai cấp vô sản cũng đã đi theo giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh lật đổ
chế độ phong kiến.

Thứ hai là trong hoàn cảnh lịch sử đó, giai cấp tư sản không còn đóng vai trò
là giai cấp cách mạng. ở Anh và Pháp, giai cấp tư sản đang là giai cấp thống trị, lại

4
hoảng sợ trước cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nên không còn là lực lượng cách
mạng trong quá trình cải tạo dân chủ như trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên
trong lòng chế độ phong kiến, vốn đã khiếp sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm
gương Cách mạng tư sản Pháp 1789, nay lại thêm sợ hãi trước sự phát triển của phong
trào công nhân Đức. Nó mơ tưởng biến đổi nền quân chủ phong kiến Đức thành nền
dân chủ tư sản một cách hoà bình. Vì vậy, giai cấp vô sản xuất hiện trên vũ đài lịch sử
không chỉ có sứ mệnh là "kẻ phá hoại" chủ nghĩa tư bản mà còn là lực lượng tiên
phong trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.

Thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản là cơ sở chủ yếu nhất cho sự ra đời triết
học Mác.

Sự xuất hiện giai cấp vô sản cách mạng đã tạo cơ sở xã hội cho sự hình thành lý
luận tiến bộ và cách mạng mới. Đó là lý luận thể hiện thế giới quan cách mạng của giai
cấp cách mạng triệt để nhất trong lịch sử, do đó, kết hợp một cách hữu cơ tính cách
mạng và tính khoa học trong bản chất của mình; nhờ đó, nó có khả năng giải đáp bằng
lý luận những vấn đề của thời đại đặt ra. Lý luận như vậy đã được sáng tạo nên bởi
C.Mác và Ph.Ăngghen, trong đó triết học đóng vai trò là cơ sở lý luận chung: cơ sở thế
giới quan và phương pháp luận. "Giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khi vật
chất của mình, giai cấp vô sản cũng thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình"1

Điều kiện về nguồn gốc lý luận và những tiền đề khoa học tự nhiên

Nguồn gốc lý luận

Đầu tiên để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm cao của trí tuệ nhân loại,
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Thứ hai Triết học cổ điển Đức, đặc biệt với hai nhà triết học tiêu biểu là
Hêghen và Phoiơbắc, là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết học Mác.

Thứ ba C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng là những người theo học triết học
Hêghen. Sau này, cả khi đã từ bỏ chủ nghĩa duy tâm của triết học Hêghen, các ông vẫn
đánh giá cao tư tưởng biện chứng của nó.

1
C.Mác và Ph. ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 589.

5
Thứ tư là sự hình thành tư tưởng triết học ở Mác và Ăngghen diễn ra trong
sự tác động lẫn nhau và thâm nhập vào nhau với những tư tưởng, lý luận về kinh tế và
chính trị - xã hội.

Thứ năm là việc kế thừa và cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu
xuất sắc là A. Xmit và Đ. Ricacđô không những làm nguồn gốc để xây dựng học
thuyết kinh tế mà còn là nhân tố không thể thiếu được trong sự hình thành và phát triển
triết học Mác.

Cuối cùng là Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi
tiếng như Xanh Ximông và Sáclơ Phuriê là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ
nghĩa Mác. Đương nhiên, đó là nguồn gốc lý luận trực tiếp của học thuyết Mác về chủ
nghĩa xã hội - chủ nghĩa xã hội khoa học.

Vì vậy, cần tìm hiểu nguồn gốc lý luận của triết học Mác không chỉ ở nguồn gốc lý
luận về triết học mà cả trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác.

Tiền đề khoa học tự nhiên

Trước nhất cùng với những nguồn gốc lý luận trên, những thành tựu khoa
học tự nhiên là những tiền đề cho sự ra đời triết học Mác. Điều đó được cắt nghĩa bởi
mối liên hệ khăng khít giữa triết học và khoa học nói chung, khoa học tự nhiên nói
riêng.

Sau cùng là trong những thập kỷ đầu thế kỷ XIX, khoa học tự nhiên phát
triển mạnh với nhiều phát minh quan trọng. Những phát minh lớn của khoa học tự
nhiên làm bộc lộ rõ tính hạn chế và sự bất lực của phương pháp tư duy siêu hình trong
việc nhận thức thế giới. Khoa học tự nhiên không thể tiếp tục nếu không "từ bỏ tư duy
siêu hình mà quay trở lại với tư duy biện chứng, bằng cách này hay cách khác" 2.
Ăngghen đã nêu bật ý nghĩa của ba phát minh lớn đối với sự hình thành triết học duy
vật biện chứng: định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tế bào và thuyết
tiến hóa của Đácuyn. Với những phát minh đó, khoa học đã vạch ra mối liên hệ thống
nhất giữa những dạng tồn tại khác nhau, các hình thức vận động khác nhau trong tính

2
1 C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr. 490.

6
thống nhất vật chất của thế giới, vạch ra tính biện chứng của sự vận động và phát triển
của nó.

Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ chủ nghĩa Mác ra đời như một tất yếu lịch sử
không những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp công
nhân, đòi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà còn vì những tiền đề cho sự ra đời lý
luận mới đã được nhân loại tạo ra.

Những nhân tố chủ quan trong sự hình thành triết học Mác

Triết học Mác không chỉ được hình thành nhờ những yếu tố khách quan mà những
nhân tố chủ quan cũng góp phần quan trọng trong việc đình hình và phát triển triết học
Mác.

Đầu tiên là việc Mác và Ăngghen đều là những người xuất phát từ tầng lớp trên
của xã hội đương thời, song cả hai ông đều nguyện hy sinh bản thân mình vì hạnh
phúc cảu nhân loại. C. Mác và Ăngghen đều tích cực trong các hoạt động thục tiễn từ
đấu tranh trên báo chí, đến các phong trào công nhân, với việc sống và cảm nhận được
sự bất công giữa những ông chủ tư bản và người lao động cả hai đã vô cùng cảm thông,
đồng cảm. Do đó họ nguyện hy sinh, nguyện đấu tranh gian khổ vì lợi ích cũng như là
sự bình đẳng của những con người thống khổ, trên hết còn là nguyện vọng muốn cải
tạo lại thế giới, gải phóng nhân loại khỏi những áp bức và bất công.

Thứ hai là việc cả hai Ông đều đứng trên lập trường của giai cấp công nhân và vì
thế họ đã đưa ra được quan niệm duy vật lịch sử mà những người bị ảnh hưởng bởi
giai cấp cũ chưa thể nhìn nhận và tạo ra được những điều khác biệt như hai ông.

1.1.2 Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác

Thời kỳ hình thành tư tưởng triết học với bước quá độ từ chủ nghĩa duy tâm và
dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản (1841-1844)

Ở Mác, việc nghiên cứu triết học trở thành niềm say mê của nhận thức nhằm
giải đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ, vươn tới tự do và sự hoàn

7
thiện con người. Năm 1837, Mác đến với triết học Hêghen nhằm tìm ở đó những kết
luận có tính chất cách mạng và vô thần, đồng thời tham gia "phái Hêghen trẻ" .

Tháng 4-1841, Mác nhận bằng Tiến sĩ triết học. Trong luận án tiến sĩ với đề tài
Sự khác nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya,
tuy Mác vẫn là người theo triết học duy tâm của Hêghen, song ông coi nhiệm vụ của
triết học là phải phục vụ cuộc đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng con người, phá bỏ
hiện thực lỗi thời theo tinh thần cách mạng của phép biện chứng.

Phriđơrich Ăngghen (28-11-1820 – 5-8-1895) sinh ra trong gia đình chủ xưởng
dệt ở thành phố Bacmen. Khi còn là học sinh trung học, Ăngghen đã căm ghét sự
chuyên chế và độc đoán của bọn quan lại, ông đã kiên trì tự học, nuôi ý chí làm khoa
học và hoạt động cải biến xã hội bằng cách mạng.

Tinh thần dân chủ cách mạng và vô thần của Ăngghen thể hiện rõ ngay trong
bài báo đầu tiên của mình Những bức thư từ Vesphali, công bố tháng 3 năm 1839.
Trong đó ông đã phê phán những chủ xưởng sùng đạo, đồng thời thể hiện rõ thiện cảm
với công nhân.

Sự chuyển biến bước đầu chỉ thực sự diễn ra trong thời kỳ Mác làm việc ở báo
Sông Ranh. Tháng 5-1842 ông bắt đầu làm cộng tác viên; tháng 10 năm đó trở thành
biên tập viên và đóng vai trò linh hồn của tờ báo, làm cho nó trở thành cơ quan của
phái dân chủ cách mạng.

Thực tiễn đấu tranh trên báo chí đã làm cho tư tưởng dân chủ cách mạng ở Mác
có nội dung rõ ràng hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích của "quần chúng nghèo khổ bất
hạnh về chính trị và xã hội". ở Mác, lúc này tư tưởng cộng sản chủ nghĩa chưa hình
thành. Bác lại lời buộc tội của một tờ báo bảo thủ cho là báo Sông Ranh tuyên truyền
chủ nghĩa cộng sản, Mác khẳng định rằng, báo Sông Ranh "không chấp nhận cả tính
hiện thực lý luận đằng sau những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa dưới hình thức hiện nay
của chúng, và do đó, lại càng ít muốn thực hiện chúng trên thực tiễn" 3 . Tuy nhiên, ông
cho rằng, đối với hiện tượng "có ý nghĩa châu Âu" như vậy "không thể căn cứ vào ảo

 Phái Hêghen trẻ, một môn phái triết học gồm những người có tư tưởng cấp tiến vô sản, sử dụng phương pháp
biện chứng của triết học Hêghen để phê phán thần học và chế độ phong kiến Đức. Nó đóng vai trò tích cực trong
việc chuẩn bị tư tưởng cho cuộc Cách mạng tư sản Đức 1848.
3
C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr. 172.

8
tưởng hời hợt trong chốc lát để phê phán mà chỉ có thể phê phán sau một sự nghiên
cứu cần cù, sâu sắc" .

Như vậy, qua kiểm tra lý luận trong thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa
hiện thực, xác lập lý tưởng tự do trong thực tế đã làm nảy nở khuynh hướng duy vật ở
Mác. Vì thế, sau khi báo Sông Ranh bị cấm (từ ngày 1 tháng 4 năm 1843), Mác đặt ra
cho mình nhiệm vụ duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hêghen về
xã hội và nhà nước, đồng thời phát hiện những động lực thật sự để biến đổi thế giới
bằng cách mạng. Trong khi phê phán tư tưởng của Hêgel, Mác đã ủng hộ chủ nghĩa
duy vật của Phoiơbắc. Song Mác vẫn cảm thấy những mặc yếu trong tư tưởng của
Phoiơbắc, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị nóng hổi. Và chính những điều
nói trên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến xu hướng duy vật của Mác.

Cuối tháng 10 năm 1843, Mác sang Pari. ở đây không khí chính trị sôi động và
được tiếp xúc với nhiều đại biểu trong phong trào công nhân đã dẫn đến bước chuyển
dứt khoát của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.

Sự chuyển biến dứt khoát của Mác từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng
sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản được thể hiện đặc biệt rõ rệt khi C.Mác
đã phân tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật lịch sử, ý nghĩa to lớn và cả mặt
hạn chế của cuộc cách mạng tư sản mà ông gọi là "cuộc cách mạng bộ phận" hay "sự
giải phóng chính trị", đã phác thảo những nét đầu tiên về cuộc cách mạng vô sản được
gọi là "cuộc cách mạng triệt để" và khẳng định rằng "cái khả năng tích cực" của cuộc
cách mạng triệt để thực hiện sự "giải phóng con người" đó "chính là giai cấp vô sản".

Mác cũng nhấn mạnh sự thống nhất biện chứng giữa lý luận cách mạng và thực
tiễn cách mạng. Theo Mác, gắn bó với cuộc đấu tranh cách mạng, lý luận tiên phong
có ý nghĩa cách mạng to lớn và "trở thành một sức mạnh vật chất". Mác chỉ rõ: "Giống
như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng
thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình".

Giai đoạn đề xuất những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Thời gian từ năm 1844 đến năm 1848 là quá trình Mác - Ăngghen từng bước
xây dựng những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

9
Trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 đã nêu ra những vấn đề
về bản chất con người.

Tác phẩm Gia đình thần thánh do Mác và Ăngghen viết chung được xuất bản
tháng 2-1845 đã xác định tư tưởng về vai trò của hệ sản xuất trong đời sống, về vai trò
của cách mạng vô sản.

Tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, được Mác và Ăngghen viết chung vào cuối năm
1845 - đầu năm 1846 có thể xem như là tác phẩm chín muồi đầu tiên của chủ nghĩa
Mác . Thông qua việc phê phán các trào lưu triết học và chủ nghĩa xã hội đương thời ở
Đức, Mác và Ăngghen đã trình bày quan niệm duy vật lịch sử một cách hệ thống và
nhiều nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản khoa học như những hệ quả của quan
niệm duy vật lịch sử.

Trong tác phẩm Sự khốn cùng của triết học (1847) và Tuyên ngôn của Đảng
Cộng sản (tháng 2-1848), chủ nghĩa Mác được trình bày như một chỉnh thể các quan
điểm lý luận nền tảng với ba bộ phận hợp thành của nó. Trong Sự khốn cùng của triết
học, Mác tiếp tục đề xuất các nguyên lý triết học, chủ nghĩa cộng sản khoa học và đặc
biệt là, như chính Mác sau này đã nói, "chứa đựng những mầm mống của học thuyết
được trình bày trong bộ Tư bản sau hai mươi năm trời lao động".

Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản là văn kiện có tính chất cương lĩnh đầu tiên của
chủ nghĩa Mác, tuyên ngôn đã trình bày rõ ràng, sáng sủa nhất về thế giới quan mới là
chủ nghĩa duy vật cả trong lĩnh vực xã hội, phép biện chứng với tư cách là học thuyết
toàn diện về sự phát triển, lý luận đấu tranh của giai cấp vô sản. Với tác phẩm này triết
học Mác đã hình thành và được tiếp tục bổ sung phát triển trong suốt cuộc đời của hai
ông trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và khái quát các thành tựu khoa học.

Giai đoạn Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học

Từ sau Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, học thuyết Mác tiếp tục được bổ sung
và phát triển trong sự gắn bó mật thiết hơn nữa với thực tiễn cách mạng mà Mác và
Ăngghen vừa là những đại biểu tư tưởng vừa là lãnh tụ thiên tài của phong trào công
nhân. Bằng hoạt động lý luận của mình, Mác và Ăngghen đã đưa phong trào công

1
nhân từ tự phát thành phong trào tự giác và phát triển ngày càng mạnh mẽ; và chính
trong quá trình đó, học thuyết của các ông cũng không ngừng được phát triển.

Các tác phẩm chủ yếu của Mác như Đấu tranh giai cấp ở Pháp, Ngày mười tám
tháng Sương mù của Lui Bônapáctơ, Nội chiến ở Pháp, Phê phán Cương lĩnh Gôta...
cho thấy việc tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào công nhân có tầm quan
trọng như thế nào trong sự phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác nói chung và triết học
Mác nói riêng.

Trong khi đó, Ăngghen đã phát triển triết học Mác thông qua việc khái quát các
thành tựu khoa học và phê phán các lý luận triết học duy tâm, siêu hình và cả những
quan niệm duy vật tầm thường ở những người tự nhận là người mácxít nhưng lại
không hiểu đúng thực chất của học thuyết Mác. Với những tác phẩm chủ yếu của mình
như Chống Đuyrinh, Biện chứng của tự nhiên, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư
hữu và của nhà nước, Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
v.v.. Ăngghen đã trình bày học thuyết Mác nói chung, triết học Mác nói riêng dưới
dạng một hệ thống lý luận. Ngoài ra cũng cần chú ý rằng, những ý kiến bổ sung, giải
thích của Ăngghen sau khi Mác qua đời đối với một số luận điểm của các ông trước
đây cũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển học thuyết Mác.

1.1.3 Thực chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng triết học do Mác và Ăngghen
thực hiện

C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư
duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hòa với chủ
nghĩa duy tâm và phép siêu hình.

Triết học Mác đã khắc phục sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện
chứng trong lịch sử phát triển của triết học.

Với sự ra đời của triết học Mác, vai trò xã hội của triết học cũng như vị trí của
triết học trong hệ thống tri thức khoa học cũng biến đổi.

Triết học Mác là thế giới quan khoa học của giai cấp công nhân, một giai cấp
tiến bộ và cách mạng nhất, một giai cấp có lợi ích phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân
dân lao động và với sự phát triển xã hội. Sự kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác với

1
phong trào công nhân đã tạo nên bước chuyển biến về chất của phong trào, từ trình độ
tự phát lên tự giác.

Triết học Mác cũng đã chấm dứt tham vọng ở nhiều nhà triết học duy tâm coi
triết học là "khoa học của các khoa học" đứng trên mọi khoa học. Mác và Ăngghen đã
xây dựng lý luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội.

1.1.4 Giai đoạn V.I.Lênin phát triển triết học Mác

Hoàn cảnh lịch sử V.I.Leenin phát triển triết học

Sự hình thành giai đoạn Leenin trong triết học Mác gắn liền với các sự kiện
quan trọng trong đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội. Đó là sự chuyển đổi của chủ nghĩa
tư bản sang chủ nghĩa đế quốc, giai cấp tư sản ngày càng bộc lộ rõ tính chất phản động,
chúng điên cuồng dùng bạo lực trên toàn bộ các lĩnh vực trong đời sống của nhân dân.

Chính sự biến đổi vô cùng lớn về kinh tế- xã hội, nhiệm vụ cấp thiết lúc này là
phải nghiên cứu giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa tư bản, soạn thảo các sách lược
đấu tranh mới mẻ,…Những nhiệm vụ đó được V.I.Lênin giải quyết một cách trọn vẹn
trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng.

Trong thời đại mà chủ nghĩa đế quốc điên cuồng chống phá điên cuồng trên lĩnh
vực tư tưởng, lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Vì thế việc bảo vệ chủ nghãi
Mác nói chung và triết học Mác nói riêng cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới đã
được V.I.Lênin xác định là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.

V.I.Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác
và triết học Mác trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ
nghĩa xã hội

Thời kì 1893-1907, V.I.Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác nhằm thành
lập đảng Mácxít ở Nga và chuẩn bị cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất.

Từ những năm 80 của thế kỉ XIX chủ nghĩa Mác băt đầu được truyền bá vào
Nga. Lênin đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác vào các phong trào công nhân. Trong
giai đoan này Lênin đã cho ra đời nhiều tác phẩm như: Những” người bạn dân” là thế
nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ- xã hội ra sao? (1894), Chúng ta từ

1
bỏ di sản nào? (1897), làm gì? (1902),vv…Hơn thế Leenin còn đấu tranh chống chủ
nghĩa duy tâm, phương pháp siêu hình đồng thời bảo vệ phát triển phép duy vật biện
chứng.

Thời kì 1907-1917 là thời kì V.I.Lênin phát triển toàn diện triết học Mác và
lãnh đạo phong trào công nhân Nga, chuẩn bị cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Việc nghiên cứu những vấn đề triết học được Lênin tiến hành vào những năm
Chiến tranh thế giới lần thứ nhất nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức giai đoạn độc quyền
nhà nước của chủ nghĩa tư bản và giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn cách
mạng vô sản. Tác phẩm Bút ký triết học - gồm những ghi chép và nhận xét của Lênin
khi đọc các tác phẩm của nhiều nhà triết học được thực hiện chủ yếu trong những năm
từ 1914 đến năm 1915, cho thấy ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu về phép biện chứng,
nhất là ở triết học Hêghen. Lênin đã tiếp tục khai thác cái "hạt nhân hợp lý" của triết
học Hêghen để làm phong phú thêm phép biện chứng duy vật, đặc biệt là lý luận về sự
thống nhất của các mặt đối lập. Tinh thần sáng tạo của tư duy biện chứng cũng đã giúp
cho Lênin có những đóng góp quan trọng vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác và
triết học xã hội như vấn đề nhà nước, cách mạng bạo lực, chuyên chính vô sản, lý luận
về đảng kiểu mới, v.v.. Luận điểm của Lênin về khả năng thắng lợi của chủ nghĩa xã
hội bắt đầu ở một số nước, thậm chí ở một nước riêng lẻ, được rút ra từ sự phân tích
quy luật phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, đã có ảnh hưởng rất lớn tới tiến
trình cách mạng ở nước Nga cũng như trên toàn thế giới.

Từ 1917-1924 là thời kì Lênin tổng kết kinh nghiệm thực tiễn cách mạng, bổ
sung hoàn thiện triết học Mác, gắn liềm với việc ghiên cứu các vấn đề nghiên cứu chủ
nghĩa xã hội.

Đầu tiên trong khi lãnh đạo công cuộc xây dựng những cơ sở ban đầu của
chủ nghĩa xã hội, Lênin tiếp tục có những đóng góp mới quan trọng vào việc phát triển
triết học Mác. Đồng thời ông đã nêu lên những mẫu mực về sự thống nhất giữa tính
đảng với yêu cầu sáng tạo trong việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác.

Hai là để bảo vệ chủ nghĩa Mác, Lênin không chỉ phê phán không khoan
nhượng đối với mọi kẻ thù của chủ nghĩa Mác, mà còn kịch liệt phê phán những người
nhân danh lý luận của Mác trên lời nói nhưng thực tế là chủ nghĩa xét lại, hoặc ít ra đã

1
xa rời học thuyết của Mác. Đồng thời, Lênin chú trọng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn
cách mạng và dựa vào những thành quả mới nhất của khoa học để bổ sung, phát triển
di sản lý luận của Mác và Ăngghen để lại. Với tinh thần biện chứng duy vật, xem chân
lý là cụ thể, có khi Lênin đã phải thay đổi một cách căn bản đối với một quan niệm nào
đó của mình về chủ nghĩa xã hội, không chấp nhận mọi thứ biểu hiện của chủ nghĩa
giáo điều. Chính vì thế mà một giai đoạn mới trong sự phát triển của chủ nghĩa Mác
nói chung, triết học Mác nói riêng đã gắn liền với tên tuổi của V.I.Lênin và được gọi là
triết học Mác - Lênin nói riêng, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.

Thời kì từ 1924 đến nay, triết học Mác Lênin tiếp tục được các Đảng Cộng sản và
công nhân bổ sung phát triển.

Từ sau khi Lênin mất đến nay, triết học Mác- Lênin tiếp tục được các đảng
cộng sản bổ sung và phát triển. Các đảng cộng sản và các phong trào công nhân đã có
nhiều vấn đề quan trọng, bậc nhất đó là bổ sung thêm vào chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Hơn hết là triết học

Mác – Lênin là nhân tố quan trọng trong quá trình xây dựng và đi lên của các nước
xây dựng theo đường lối chủ nghĩa xã hội.

Tiêu biểu nhất là ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt
Nam đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào các điều kiện cụ thể ở Việt
Nam tiêu biểu nhất chính là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa
xã hội trên cả nước.

Ngày nay, hơn bao giờ hết, yêu cầu bổ sung và phát triển lý luận của triết học
Mác - Lênin là rất cấp thiết. Bởi đặc điểm của thời đại ngày nay là sự tương tác giữa
hai quá trình cách mạng - cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội, đã tạo
nên sự biến đổi rất năng động của đời sống xã hội. Trong những điều kiện đó, quá
trình tạo ra những tiền đề của chủ nghĩa xã hội diễn ra trong các xã hội tư bản chủ
nghĩa phát triển được đẩy mạnh như một xu hướng khách quan. Tính chất biện chứng
của sự tiến hóa xã hội diễn ra trong những mâu thuẫn và thông qua các mâu thuẫn của
chủ nghĩa tư bản cũng là một trong những nguồn gốc nảy sinh những khuynh hướng
sai lầm khác nhau, thậm chí đi tới "xét lại" trong phong trào cộng sản và công nhân thế
giới.

1
Chúng ta không thể đổi mới thành công nếu xa rời lập trường của chủ nghĩa
Mác - Lênin, rơi vào chủ nghĩa xét lại.

Ví dụ cụ thể về vấn đề trên Đảng cộng sản Việt Nam đã kên định vận dụng, bổ
sung phát triển tư tưởng của V.I.Lênin trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Thứ nhất, tư tưởng của V.I. Lê-nin là cơ sở lý luận, được vận dụng kiên định
và sáng tạo, từng bước định hình con đường và bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội phù
hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Thứ hai, tư tưởng của V.I. Lê-nin về NEP là cơ sở nền tảng để Đảng ta phát
triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa - sự phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lê-nin vào thực tiễn Việt Nam trong bối cảnh mới.

Thứ ba, các nguyên lý của chủ nghĩa Mác, đặc biệt là tư tưởng của V.I. Lê-
nin được Đảng ta vận dụng, phát triển vào xây dựng, củng cố liên minh giai cấp và đại
đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội.

Thứ tư, tư tưởng của V.I. Lê-nin về Đảng Cộng sản kiểu mới đã được vận
dụng sáng tạo, đem lại những thành tựu trong xây dựng và củng cố vai trò Đảng Cộng
sản cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội ở Việt Nam - nhân tố quan trọng hàng
đầu bảo đảm cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đi đến thắng lợi.

Thứ năm, Đảng ta vận dụng tư tưởng của V.I. Lê-nin trong xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là trong nhận diện và xử lý mối quan hệ
giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ.

1.2. Đối tượng và chức năng của triết học Mác – Lênin

1.2.1. Khái niệm Triết học Mác – Lênin

Triết học Mác - Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã

hội và tư duy - thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và các lực lượng xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải
tạo thế giới.

1
Triết học Mác – Lênin là triết học duy vật biện chứng theo nghĩa rộng. Đó là hệ
thống quan điểm duy vật biện chứng cả về tự nhiên, xã hội và tư duy; là sự thống nhất
hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong triết học
Mác – Lênin, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng thống nhất hữu cơ với nhau. Với
tư cách là chủ nghĩa duy vật, triết học Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất của
chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học – chủ nghĩa duy vật biện chứng. Với tư cách
là phép biện chứng, triết học Mác – Lênin là hình thức cao nhất của phép biện chứng
trong lịch sử triết học – phép biện chứng duy vật.

1.2.2. Đối tượng của Triết học Mác – Lênin

Triết học Mác - Lênin xác định đối tượng nghiên cứu là giải quyết mối quan hệ

giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng và nghiên cứu những quy
luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Triết học Mác - Lênin chỉ ra các quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế
giới – cả trong tự nhiên, trong lịch sử và cả trong tư duy. Triết học Mác – Lênin đồng
thời giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa biện chứng khách quan và biện chứng chủ
quan. Cả thế giới khách quan, quá trình nhận thức và tư duy của con người đều tuân
theo những quy luật biện chứng. Các quy luật biện chứng của thế giới về nội dung là
khách quan nhưng về hình thức phản ánh chủ quan. Biện chứng chủ quan là sự phản
ánh của biện chứng khách quan

Vượt qua những hạn chế lịch sử của các hệ thống triết học khác, triết học Mác –
Lênin xác định đối tượng nghiên cứu của mình bao gồm không chỉ những quy luật phổ
biến của tự nhiên nói, mà còn bao gồm cả những quy luật phổ biến của bộ phận tự
nhiên đã và đang được nhân hóa – tức các quy luật phổ biến của lịch sử xã hội. Do đó,
đối tượng của triết học Mác – Lênin bao gồm cả vấn đề con người. Triết học Mác –
Lênin xuất phát từ con người, từ thực tiễn, chỉ ra những quy luật của sự vận động, phát
triển của xã hội và của tư duy con người. Mục đích của triết học Mác – Lênin là nâng
cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm phục vụ lợi ích con
người

1
1.2.3. Chức năng của Triết học Mác – Lênin

Cũng như mọi khoa học, triết học Mác - Lênin cùng một lúc thực hiện nhiều
chức năng khác nhau, song chức năng thế giơi quan và chức năng phương pháp luận
là hai chức năng cơ bản của triết học Mác - Lênin.

Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người

trong thế giới đó. Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Triết học Mác -
Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho
con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực, xét đoán mọi sự vật, hiện tượng và
xem xét chính mình. Nó giúp cho con người có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản

chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

Thế giới quan duy vật biện chứng còn giúp con người hình thành quan điểm
khoa học định hướng mọi hoạt động, giúp con người xác định thái độ và cả cách thức
hoạt động của mình. Trên một ý nghĩa nhất định, thế giới quan cũng đóng một vai trò
của phương pháp luận.

Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con
người, là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.

Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học để đấu tranh với

các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học. Với bản chất khoa học và
cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp
công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh
với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.

Chức năng phương pháp luận

Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có
vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu. Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ

1
thống phương pháp. Triết học Mác - Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận
chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng được thể hiện trước hết là phương

pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học. Phương pháp luận duy vật biện chứng
trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho
hoạt động nhận thức và thực tiễn.

Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù,

quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học,
đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

Vì thế mà triết học Mác - Lênin có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong điều kiện
hiện nay, triết học Mác - Lênin vẫn giữ được tính khoa học và đúng đắn, vẫn giữ
nguyên giá trị định hướng cho những người cách mạng; nó giúp cho Đảng Cộng sản
và nhân dân Việt Nam nhận thức đúng các vấn đề của thời đại có liên quan chặt chẽ
đến đổi mới tư duy lý luận. Đồng thời là cơ sở lý luận và phương pháp để tư duy đúng
đắn về con đường phát triển của cách mạng Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả nhấn
mạnh rằng, nắm vững các vấn đề cơ bản của triết học và không ngừng hoàn thiện
phương pháp tư duy có ý nghĩa vô cùng to lớn trong đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy
lý luận.

Chương 2. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG VIỆC
PHÁT HUY NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN TRONG
THỜI ĐẠI NGÀY NAY

2.1 Khái niệm biện chứng và năng lực tư duy biện chứng theo quan điểm của
Triết học Mác - Lênin:

2.1.1 Phương pháp biện chứng:

Phương pháp biện chứng là phương pháp:

Thứ nhất, nhận thức đối tượng ở trong các mối liên hệ với nhau, ảnh hưởng
nhau, ràng buộc nhau.

1
Thứ hai, nhận thức đối tượng ở trạng thái vận động biến đổi, nằm trong
khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của các sự vật,
hiện tượng mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải
quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

Như vậy phương pháp biện chứng thể hiện tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Nó thừa
nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái "hoặc là... hoặc là..." còn có cả
cái "vừa là... vừa là..." nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó lại vừa không
phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau lại vừa gắn bó
với nhau.

Phương pháp biện chứng phản ánh hiện thực đúng như nó tồn tại. Nhờ vậy,
phương pháp tư duy biện chứng trở thành công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức
và cải tạo thế giới.

2.2.2 Năng lực tư duy biện chứng:

Tư duy (TD) là hoạt động của dạng vật chất sống có tổ chức cao, phức tạp; là
hoạt động cơ bản, riêng biệt của loài người. Vấn đề TD luôn được các nhà triết học
quan tâm nghiên cứu từ thời cổ đại đến nay, nó trở thành nội dung quan trọng trong sự
phát triển triết học. TD chính là trình độ cao của quá trình nhận thức, là sự phản ánh
khái quát, gián tiếp, tích cực và sáng tạo về thế giới.

“Năng lực tư duy là tổng hợp những khả năng ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng, trừu
tượng hóa, khái quát hóa và xử lí tri thức trong quá trình phản ánh, tái tạo, phát triển
và vận dụng chúng vào những tình huống thực tiễn nhất định” [1; tr 18]. NLTD giữ vai
trò quan trọng trong nhận thức khoa học; là khả năng nắm bắt và vận dụng những tri
thức vào cuộc sống; là năng lực phản ánh bằng liên tưởng, phát hiện và xử lí thông tin
trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể; là một lực lượng tinh thần đang nhận thức,
một cơ chế đang vận động, sự tổng hợp của các quy luật tư duy trên cơ sở quy luật của
đời sống hiện thực...

NLTD có vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức thế giới của con người,
giúp con người tư duy và sử dụng thành thạo toàn bộ trí lực để nhận thức bản chất,
phương thức tồn tại của sự vật. Ngoài ra, NLTD còn giúp cụ thể hóa những nhận thức

1
đó cũng như khả năng vận dụng tri thức vào việc giải quyết những vấn đề của hoạt
động thực tiễn để chỉ đạo hành động cụ thể của con người thành hoạt động thực tiễn.

NLTD thuộc về năng lực của từng người, từng lĩnh vực và có thể được biểu hiện
thành từng kiểu, từng cấp độ như: NLTD sáng tạo, NLTD lí luận, NLTD khoa học,
NLTD biện chứng.

Tư duy biện chứng duy vật (TDBCDV) là sự thống nhất giữa thế giới duy vật và
phương pháp luận biện chứng; tạo nên sự khác biệt về chất so với các loại hình TD
khác. NLTDBCDV có vai trò đặc biệt quan trọng đối với chủ thể nhận thức và hoạt
động thực tiễn. NLTDBCDV đòi hỏi chủ thể nhận thức phải có tri thức khoa học sâu
rộng, biết vận dụng linh hoạt, mềm dẻo những tri thức đó vào giải quyết những vấn đề
cụ thể của thực tiễn. Nhưng, để có khả năng vận dụng những tri thức ấy vào giải quyết
những vấn đề cụ thể, đòi hỏi chủ thể nhận thức phải hiểu biết sâu sắc và nắm vững
được phép biện chứng duy vật, có năng lực tổng kết thực tiễn cũng như tính logic và
tính biện chứng của vấn đề đó. Có vậy, chủ thể mới phát triển được NLTDBCDV của
mình. Như vậy, NLTDBCDV là tổng hợp những phẩm chất tâm, sinh lí, trí tuệ của chủ
thể và sự thống nhất biện chứng giữa vốn tri thức và sự nắm vững, vận dụng một cách
chủ động, nhuần nhuyễn,sáng tạo các tri thức khoa học và phương pháp luận biện
chứng duy vật, khả năng tổng kết thực tiễn cũng như các thao tác tư duy logic phù hợp
nhằm phát hiện và giải quyết đúng đắn, linh hoạt, hiệu quả những vẫn đề trong nhận
thức và thực tiễn đang đặtra. Trong dạy học KTCT Mác - Lênin, chủ thể tư duy phải:
nắm vững các khái niệm, nguyên lí, phạm trù, quy luật kinh tế của lí luận KTCT Mác -
Lênin và vận dụng linh hoạt, sáng tạo những nguyên lí, phạm trù, quy luật kinh tế ấy
vào nhận thức và giải quyết những vấn đề bức thiết của thực tiễn kinh tế đặt ra.

TDBCDV xóa bỏ triệt để những hạn chế của TD siêu hình, phê phán phương
pháp biện chứng duy tâm của Heghen. TD siêu hình luôn có định kiến với mâu thuẫn,
đi tìm nguồn gốc của sự vận động ở bên ngoài đối tượng. Ngược lại, TDBCDV thừa
nhận sự tồn tại phổ biến của mâu thuẫn, coi mâu thuẫn nằm ngay trong bản thân sự vật
là nguồn gốc của sự vận động và phát triển của nó.

Đặc tính của TDBCDV:

2
TDBCDV mang tính khách quan: TDBCDV đòi hỏi phản ánh một cách chân
thực những thuộc tính, những mối liên hệ, những quy luật vận động, phát triển của bản
thân sự vật. Như vậy, tính khách quan trong sự xem xét sự vật vừa là một đặc trưng cơ
bản, lại vừa là đòi hỏi của phương pháp TDBCDV.

TDBCDV phản ánh thế giới một cách toàn diện: đòi hỏi xem xét tất cả các
mặt, các mối liên hệ của sự vật trong điều kiện thời gian, không gian cụ thể.

TDBCDV phản ánh xu hướng phát triển không ngừng của các sự vật, hiện
tượng: TDBCDV do biện chứng khách quan quy định nên các phạm trù, khái niệm
của TDBCDV phải mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển để phản ánh biện chứng khách
quan của sự vật, hiện tượng.

TDBCDV có tính thực tiễn cao thể hiện sự thống nhất giữa nhận thức và
thực tiễn: Mọi tri thức của con người muốn được khẳng định là chân thực đều phải
thông qua thực tiễn kiểm nghiệm. Do đó, TD của con người cũng phải vận động, biến
đổi theo cho phù hợp với thực tiễn.

TDBCDV mang bản chất khoa học, cách mạng, có tính phê phán và chiến
đấu cao : Với TDBCDV, không gì là cố định, bất biến; mọi sự vật, hiện tượng, mọi
quá trình diễn ra trong vũ trụ luôn vận động, biến đổi, chuyển hóa, phát triển không
ngừng. TDBCDV mang bản chất khoa học, cách mạng; luôn đấu tranh, kế thừa, loại
bỏ các hình thức TD trong lịch sử

TDBCDV đòi hỏi phải tuân theo nguyên tắc đi từ trừu tượng đến cụ thể:
Đây là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng giúp chủ thể TD quán triệt cái cụ
thể và tái tạo lại nó.

Tính kế thừa, chọn lọc là một đặc điểm riêng biệt của TDBCDV so với TD
siêu hình: Sự khác biệt cơ bản giữa TD siêu hình và TDBC còn thể hiện ở chỗ, TD
siêu hình luôn định kiến, phủ nhận mâu thuẫn; TDBCDV thừa nhận sự tồn tại phổ biến
của mâu thuẫn, coi mâu thuẫn là nguôn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật.
Thừa nhận sự tồn tại khách quan của mâu thuẫn là tư tưởng cơ bản, hạt nhân của
TDBCDV.

2
Thực tiễn đang đòi hỏi con người Việt Nam nói chung và SV nói riêng phải nỗ
lực học hỏi để nâng cao NLTDBC góp phần vào việc hình thức tư duy lí luận khoa học
cho SV, làm cơ sở động lực cho nhận thức và hành động. Từ đó, giúp SV học tập và
nghiên cứu khoa học tốt hơn, nhìn nhận, đánh giá vấn đề đầy đủ, chính xác, biện
chứng, sáng tạo và linh hoạt vào các hoạt động của thực tiễn.

2.2 Đánh giá năng lực tư duy biện chứng của sinh viên trong thời đại ngày nay

Nói đến sinh viên Việt Nam tức là nói đến một thế hệ trẻ đầy sức sống và sức
sáng tạo. Về mặt số lượng, sinh viên là một lực lượng không nhỏ. Về mặt chất lượng,
sinh viên là lớp người trẻ được đào tạo toàn diện và đấy đủ nhất, bao gồm các chuyên
ngành học trên khắp các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, khoa học,..chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố: chuyên ngành theo học, sự phân bố môi trường, khu vực sinh sống và
học tập…

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của Công nghệ Thông tin, sinh viên ngày nay có cơ
hội nắm bắt và chiếm lĩnh khoa học công nghệ. Song tồn đọng không ít mặt tiêu cực,
đòi hỏi sinh viên phải trang bị cho mình nhiều kỹ năng, quan trọng trong đó là “Năng
lực tư duy biện chứng” để biết cách phân biệt thế giới thực và ảo; xem xét sự vật
không tách rời hoàn cảnh, điều kiện tồn tại cụ thể, qua đó đánh giá sự vật một cách
chặt chẽ, chính xác, đúng đắn; tránh rơi vào sai lầm mò mẫm, phỏng đoán chủ quan.

2.2.1 Những mặt tích cực

Năng lực nhận thức và vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật ở sinh
viên Việt Nam ngày càng đầy đủ hơn. Khả năng vận dụng các nguyên tắc của tư duy
biện chứng vào học tập, nghiên cứu, rèn luyện thực hành,...ngày càng được nâng cao.
Điều đó thể hiện ở chỗ, hầu hết sinh viên nắm được các nguyên lý cơ bản của tư duy
biện chứng, từng bước thay đổi cách học, cách làm bài, từ đó nâng cao vốn kiến thức
chuyên môn. Ví dụ: Sinh viên Bách Khoa biết linh động trong cách tìm phương pháp
học phù hợp với điều kiện hoàn cảnh. Như trong mùa dịch Covid, không thể lên giảng
đường mà học tập thông qua các buổi học online. Sinh viên đã tự giác học, xem trước
bài giảng, tận dụng những giờ họp mặt qua internet để giải đáp các thắc mắc, biến
một buổi học khô khan trở thành các buổi thảo luận sôi nổi. Vừa tăng thêm kiến thức,
vừa giúp sinh viên có một “sân chơi” bổ ích, gắn kết giữa giảng viên với người học.

2
Năng lực “tư duy logic”4 ngày một phát triển hơn. Phần lớn các trường Đại học
hiện nay đều trang bị những tri thức về thế giới quan, phương pháp luận mang tính
quy luật chung nhất, bao quát nhất trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội... giúp sinh
viên có cơ sở phân biệt khái niệm triết học với khái niệm của các khoa học khác. Trên
cơ sở đó sinh viên có tư duy logic hơn; biết vận dụng, nắm bắt sự việc, hiện tượng;
biết cách chứng minh, lý giải hay bác bỏ những giả thuyết chưa thuyết phục.

Năng lực tổng kết thực tiễn của sinh viên ngày một nâng cao. Năng lực này là
điều kiện giúp sinh viên gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành. Trên cơ sở đó,
sinh viên có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa khoa học, vận dụng tri thức vào
thực tiễn nghiên cứu, làm việc. Ví dụ: “Trong thời điểm nghỉ phòng dịch, nhóm sinh
viên Đại học Bách Khoa Hà Nội sáng chế áo làm mát cho các y bác sĩ” 5

Năng lực thu nhập và xử lý thông tin ngày càng cao. Phát huy được tư duy biện
chứng giúp sinh viên nhận thức được sự việc xảy ra từ hai mặt, có cái nhìn đa chiều,
đa dạng. Từ nhận thức đó, sinh viên có thái độ, hành vi đúng đắn trong việc tiếp nhận
và xử lý thông tin. Một ví dụ thực tiễn như sau: “ Trong một buổi học tiếng Trung ở
một trường Đại học ở Việt Nam, một cô giáo đang thuyết giảng, trình chiếu một hình
ảnh có liên quan đến “ đường lưỡi bò”, hai em sinh viên đã mạnh dạn cắt ngang và
gạch bỏ phần hình ảnh đó, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Quốc gia Việt Nam là bất
khả xâm phạm”

2.2.2 Những hạn chế nhất định

Năng lực tư duy logic trong học tập và rèn luyện ở một bộ phận sinh viên còn
kém. Hạn chế về năng lực tư duy logic thể hiện trên một số nội dung bao gồm: năng
lực tư duy khái niệm; năng lực xây dựng, chuyển đổi giá trị của phán đoán và suy luận
trong tổng hợp tri thức cũ, xác lập tri thức mới; năng lực xây dựng giả thuyết, chứng
minh, bác bỏ trong nghiên cứu khoa học, thực tiễn, Ở một số sinh viên năng lực này
còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu mà họ phải có.

4
Tư duy logic là khả năng chủ thể sử dụng các hình thức và quy luật tư duy, để nghiên cứu sự vật hiện tượng trong trạng thái xác định, đem
lại tri thức chân thực.
5
Dương Tâm. (09/06/2021). Sinh viên Bách Khoa Hà Nội sáng chế áo làm mát cho các y bác sĩ. Truy cập từ https://vnexpress.net/sinh-vien-
bach-khoa-ha-noi-sang-che-ao-lam-mat-cho-y-bac-si-4291122.html

2
Một số sinh viên còn hạn chế về năng lực tư duy biện chứng và khả năng vận
dụng phương pháp luận biện chứng. Nhiều sinh viên vi phạm các nguyên tắc của tư
duy biện chứng dẫn tới sai lầm, dập khuôn, máy móc, thiếu khách quan, thiếu toàn
diện.

i) Sinh viên hiện nay khi học thế giới quan và phương pháp luận triết học của
chủ nghĩa Mác - Lênin, họ chỉ mới biết học thuộc lòng những gì giảng viên truyền
đạt, chưa hiểu sâu sắc bản chất của những tri thức đã học để có thể rút ra được ý
nghĩa thực tiễn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng hoàn cảnh cụ thể trong học tập
và sinh hoạt.

ii) Một số sinh viên còn phạm phải sai lầm khi vận dụng các nguyên tắc của
phép biện chứng duy vật vào học tập và nghiên cứu khoa học. Nghĩa là năng lực tư
duy biện chứng của họ còn hạn chế, điều đó đã làm cho nhiều sinh viên hiện nay
không hiểu và nắm vững nguyên tắc khách quan nên trong cách nghĩ, cách làm của họ
còn biểu hiện sự liều lĩnh, vội vàng không xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, điều kiện
hiện có của gia đình, của bản thân nên rơi vào ảo tưởng.

Một bộ phận sinh viên còn mắc sai lầm trong tư duy (như còn duy tâm, siêu hình,
bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, tư duy không logic..). Sinh viên mắc bệnh tư duy kinh
nghiệm biểu hiện trong học tập, nhận thức về nghề nghiệp và hoạt động thực tiễn,
Bệnh tư duy siêu hình biểu hiện rõ ở việc phân biệt đối xử giữa các môn học, coi trọng
môn này,xem nhẹ môn khác. Một bộ phận sinh viên còn chưa nắm vững lý luận,
phương pháp luận khoa học, còn mò mẫm, cảm tính, đôi khi không tuân thủ các quy
định khách quan, áp đặt suy nghĩ chủ quan. Thậm chí còn có sinh viên chưa tuân thủ
nguyên tắc nghiên cứu, mắc lỗi mập mờ, thiếu xác thực.

Khả năng tổng kết thực tiễn, định hương học tập còn nhiều hạn chế. Điều đó thể
hiện ở chỗ một số sinh viên còn yếu về khả năng xác định đúng và trúng vấn đề; năng
lực khái quát hóa, trừu tượng hóa, đi sâu vào bản chất vấn đề còn thấp. Họ mắc một số
lỗi trong tư duy và học tập như: thiếu chủ động, thiếu khách quan, phiến diện.

Một số sinh viên chưa khai khác và phát huy triệt để vai trò của tư duy biện
chứng và những yếu tố ảnh hưởng tơi năng lực tư duy biện chứng. Trong quá trình
nghiên cứu, học tập, một số sinh viên vẫn chưa khai thác và phát huy vai trò của các

2
yếu tổ chủ quan và khách quan như: sự nổ lực, cố gắng; chưa mày mò nghiên cứu các
nguồn tri thức từ sách vở, tài liệu trên internet; còn thiếu nghiêm túc trong quá trình
học tập và rèn luyện.

Một số ví dụ thực tiễn chứng minh sự hạn chế của sinh viên trong việc vận
dụng và phát triển tư duy biện chứng:

 Trong đại dịch Covid 19, nhiều sinh viên vì chưa có kiến thức nên vẫn khá chủ
quan, cho rằng việc phòng chống dịch là không quá quan trọng, thản nhiên trốn
cách ly, khai báo y tế gian dối hay tung tin sai sự thật. Một số khác lại quá dại dột
tin tưởng những điều không có thật như: “ cầu nguyện có thể hết bệnh”, “ dùng
thuốc cảm thôi cũng có thể giết chết Covid”.....

 Khi tìm hiểu về kiến thức lịch sử, trên các trang mạng có quá nhiều nguồn tin
mang tính phản động, xuyên tạc Đảng và Nhà nước, một số nhỏ sinh viên còn hạn
chế trong việc vận dụng năng lực tư duy biện chứng nên đã tin vào những tin
không chính thống, bị rủ rê, lôi kéo thực thi những việc làm trái với pháp luật, nhà
nước Việt Nam.

2.3. Những giải pháp nhằm phát huy vai trò của triết học Mác – Lênin trong việc
phát triển năng lực tư duy biện chứng của sinh viên hiện nay

2.3.1. Tình huống:

Sinh viên trường trường Đại Học Bách Khoa TPHCM với đặc thù là học khối tự
nhiên – thiên về tư duy logic. Vì vậy khi học thế giới quan và phương pháp luận triết
học của học phần những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, hầu như sinh
viên xem đây là một môn xã hội, chính trị học nên cố gắng học thuộc lòng những gì
giảng viên truyền đạt mà chưa hiểu sâu sắc bản chất của những tri thức đã học để có
thể rút ra được ý nghĩa thực tiễn, vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào từng hoàn cảnh cụ
thể trong học tập và sinh hoạt.

2.3.2. Phân tích mặt hạn chế:

Sinh viên chưa thật sự xác định đúng đắn tầm quan trọng của môn học, cho rằng
đây là môn học chung, môn học phụ, tri thức khô khan, khó hiểu, không thiết thực với
cuộc sống, học cũng không giúp gì cho chuyên môn của họ. Vì thế, nhiều sinh viên

2
không hứng thú, say mê học tập, coi việc học nó là bắt buộc, gò ép, chống đối, có thái
độ học tập chưa nghiêm túc nên két quả học tập còn thấp, chủ yếu đạt điểm trung bình
và trung bình khá, kết quả khá, giỏi rất ít.
Một số sinh viên còn phạm phải sai lầm khi vận dụng các nguyên tắc của phép
biện chứng duy vật vào học tập và nghiên cứu khoa học. Nghĩa là năng lực tư duy biện
chứng của họ còn hạn chế, điều đó đã làm cho nhiều sinh viên hiện nay không hiểu và
nắm vững nguyên tắc khách quan nên trong cách nghĩ, cách làm của họ còn biểu hiện
sự liều lĩnh, vội vàng không xuất phát từ hoàn cảnh thực tế, điều kiện hiện có của gia
đình, của bản thân nên rơi vào ảo tưởng.

2.3.3. Giải pháp:

 Thứ nhất, cần phát huy vai trò của giảng viên và người học

 Vơi giảng viên:

Giảng viên triết học phải biết kết hợp giữa giảng dạy lý luận vơi giáo dục tư
tưởng chính trị. Thông qua khoa học chuyên ngành, sinh viên được trang bị các tri
thức và kỹ năng nghề nghiệp chuyên môn. Thông qua triết học sinh viên có hiểu biết
căn bản về chính trị, về đảng phái, về dân chủ pháp quyền…Giảng viên triết học
không chỉ dừng lại ở việc trang bị kiến thức khoa học đơn thuần mà còn có mục đích
giáo dục tư tưởng chính trị cho sinh viên. Trên cơ sở đó mới rèn luyện và phát triển
năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên.

Giảng viên triết học phải là người có chuyên môn sâu, rộng. Giảng viên cần
làm chủ được kiến thức, am hiểu về triết học, các tác phẩm kinh điển do Mác –
Ăngghen, Lênin viết, lôgic học cũng như có kiến thức liên ngành rộng. Đồng thời phải
có khả năng nắm bắt và giải quyết linh hoạt sáng tạo những tình huống thực tiễn nảy
sinh. Giảng viên triết học cũng cần phải có những phẩm chất đạo đức, lập trường tư
tưởng vững vàng, có vốn sống thực tế cao.

Giảng viên triết học phải có năng lực sư phạm cao. Vì giảng viên triết học phải
truyền thụ một lượng kiến thức lớn mang tính khái quát và trừu tượng cao nên để dạy
triết học hiệu quả góp phần phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên thì
giảng viên triết học không những cần giỏi về chuyên môn mà phải biết sử dụng nhuần

2
nhuyễn các phương pháp dạy học giúp sinh viên biết tìm tòi, khám phá tri thức, biến
tri thức đã học thành tri thức của bản thân.

 Vơi người học:

Sinh viên cần có phương pháp học tập đúng đắn. Tìm hiểu tài liệu trước khi lên
lớp. Khi tìm hiểu tài liệu sinh viên cần tìm hiểu những khái niệm cơ bản. Sau đó rèn
luyện thói quen phân tích, đánh giá một cách tổng quát nội dung tri thức đó, tiến tới
tập đặt ra những câu hỏi có tính chất phản biện.

Trên lơp sinh viên cần tập trung nghe giảng, làm rõ những điều bản thân chưa
hiểu khi đọc tài liệu. Nghe giảng viên giảng những tri thức, thông tin liên quan đến nội
dung bài học và những tri thức thực tiễn trong cuộc sống. Sinh viên cần chủ động chép
bài trên lớp. Nhờ tìm hiểu trước tài liệu mà sinh viên đã hình dung một cách căn bản
cấu trúc của vấn đề mà giảng viên sẽ trình bày.

Sinh viên phải tích cực tham gia các buổi thảo luận. Một buổi thảo luận có vai
trò rất quan trọng đối với việc đào sâu tư duy và mở rộng kiến thức cho sinh viên. Tất
cả những vấn đề mà sinh viên chưa có cơ hội tìm hiểu cặn kẽ trong giờ giảng thì buổi
thảo luận là thời điểm để sinh viên được trình bày và giải đáp các thắc mắc. Sinh viên
phải tích cực tham gia thảo luận, tự tin nêu ra những vấn đề mới, những vấn đề thực
tiễn liên quan đến nội dung môn học để cùng trao đổi thảo luận với giảng viên và các
bạn.

Sinh viên có ý thức vận dụng tri thức triết học Mác – Lênin để giải quyết các
vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống. Hứng thú của sinh viên đối với
môn học cũng xuất phát từ việc sinh viên nhận thấy ý nghĩa quan trọng và giá trị thực
tiễn của môn học đối với cuộc sống của mình. Do đó, sinh viên nên rèn luyện thói
quen vận dụng tri thức triết học vào việc nghiên cứu chuyên môn, học tập cũng như
giải quyết những vấn đề thực tiễn để nâng cao trình độ tư duy của bản thân.

 Thứ hai, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học triết học Mác
– Lênin

 Đổi mơi nội dung chương trình:

2
Mang tính thực tiễn cao, đảm bảo tính hệ thống, tính khách quan, tính chính
xác, hướng vào việc trang bị thế giới quan, phương pháp luận và nâng cao năng lực tư
duy cho sinh viên.

Đảm bảo nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong từng bài, từng
chương; khắc phục tình trạng chỉ nặng về lý luận, chỉ chú ý tới việc trình bày kiến
thức một cách chung chung, khó hiểu.

Chú ý tới các trào lưu triết học ngoài mácxit, có thái độ khách quan, khoa học,
chỉ ra cả những yếu tố hợp lý và chưa hợp lý của các trào lưu này để sinh viên có thể
so sánh đánh giá. Bên cạnh đó, nội dung chương trình cũng phải cần chú ý hơn nữa
tới phần lịch sử triết học vì có hiểu phần lịch sử triết học mới có thể nắm bắt triết học
Mác - Lênin một cách dễ dàng.

Biên soạn giáo trình nên mang tính đặc thù cho từng đối tượng, từng ngành
khoa học khác nhau đặc biệt là phần ví dụ minh họa phải gắn liền với từng chuyên
ngành, chuyên môn người học. Như vậy, mới phát huy tác dụng của môn học với
người học.

 Đổi mơi phương pháp dạy học

Đổi mới phương pháp dạy học triết học Mác – Lênin không có nghĩa là vứt bỏ
hoàn toàn phương pháp dạy học truyền thống mà phải biết kế thừa, chọn lọc những ưu
điểm của nó, biết sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học khác nhau để kích thích
khả năng tư duy độc lập, sáng tạo của sinh viên. Do đó, đổi mới phương pháp dạy học
cần thiết phải tích cực hóa phương pháp thuyết trình, phương pháp dạy học khái niệm,
tăng cường trực quan, nêu vấn đề, xêmina – thảo luận và chú trọng rèn luyện phương
pháp tự học. Phương pháp dạy học tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập
cho người học, cốt lõi là phương pháp tự học, không chỉ là một biện pháp nâng cao
hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học – dạy cho người học phương pháp tự
học để có thể học suốt đời.

 Thứ ba, tăng cường dạy học các môn khoa học hỗ trợ tư duy đặc biệt là lôgic
học

2
Theo quan niệm truyền thống lôgic học là khoa học về những quy luật và hình
thức cấu tạo của tư duy chính xác. Ph.Ăngghen cho rằng, nhờ có lôgic học mà tư duy
của con người ngày càng chặt chẽ, chính xác, nắm bắt đúng nội hàm của khái niệm
một cách nhanh chóng. Do vậy, lôgic học có vai trò vô cùng quan trọng trong tư duy
con người, nếu sinh viên không được nghiên cứu lôgic học sẽ khó khăn trong việc rèn
luyện tư duy biện chứng linh hoạt, sáng tạo.

 Thứ tư, rèn luyện cho SV kĩ năng tìm kiếm bằng chứng để bảo vệ cái đúng

GV cần chuẩn bị kĩ các dạng câu hỏi, các tình huống phù hợp như: các câu hỏi
đòi hỏi họ phải giải quyết mâu thuẫn ngay trong bản thân của vấn đề, hoặc phải so
sánh vấn đề, chứng minh các vấn đề, giải thích các hiện tượng mới, hệ thống và khái
quát các vấn đề... Hiệu quả của giờ học có thể phụ thuộc vào khả năng đặt câu hỏi
đúng lúc và đúng cách của GV. Những vấn đề nêu ra có thể cho phép SV trả lời bằng
nhiều cách khác nhau, nhưng yêu cầu họ phải có suy nghĩ độc lập theo một cách tiếp
cận và phương pháp nhất định. Theo đó, GV phải gợi mở, dẫn dắt SV trả lời đúng
hướng về cả nội dung và phương pháp. Đồng thời, GV không nên cắt ngang ý kiến của
SV mà cần tôn trọng, tạo điều kiện và khuyến khích họ tích cực tham gia giải quyết
vấn đề. Trong từng bước, GV phải tạo cho SV thói quen lập luận chặt chẽ, có căn cứ.
Các câu hỏi được đặt ra lần lượt, có thứ tự nhằm hướng tới sự phân tích các đối tượng
từ cụ thể đến trừu tượng. Các lập luận và giải thích phải tập trung vào tư duy có phê
phán; thông qua mô hình, cấu trúc, các ví dụ cụ thể, người học sẽ nắm được các khái
niệm trừu tượng.

 Thứ năm, tạo cơ hội cho sinh viên tranh luận thông qua hình thức trao đổi,
thảo luận trên lớp

Thảo luận là một hình thức học tập quan trọng sau bài giảng. Hiện nay, chúng
ta đang tổ chức các buổi thảo luận theo hai cách thức: Cách thứ nhất, xây dựng sẵn các
chủ đề thảo luận trong chương trình môn học. Sau bài giảng, GV hướng dẫn các vấn
đề thảo luận cho SV làm công tác chuẩn bị và chỉ định người phát biểu trung tâm. Khi
tiến hành thảo luận, GV dựng lại các vấn đề, gợi ý cho SV tranh luận và cuối buổi thảo
luận, GV kết luận những vấn đề đặt ra trong quá trình thảo luận. Cách thứ hai, xây
dựng chủ đề thảo luận theo cụm bài giảng trong một học phần. SV nghiên cứu bài, tự

2
đề xuất các vấn đề thảo luận và chủ động chuẩn bị. Khi tiến hành thảo luận, GV hướng
dẫn SV tranh luận các vấn đề đã nêu, cuối buổi kết luận những vấn đề chính nêu ra.

Đối với phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập được
giải quyết không phải bởi từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, hợp tác của các
thành viên trong một nhóm. Chính trong quá trình học tập chung đó SV được trao đổi,
thảo luận, được khẳng định mình trong nhóm, tạo bầu không khí dân chủ trong lớp học,
đồng thời, họ được rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề,
sự hợp tác tương hỗ lẫn nhau, tạo nên ý thức cộng đồng và tính kỉ luật. Theo đó, không
những tư duy phản biện của SV được rèn luyện mà kĩ năng làm việc hợp tác của họ
cũng được nâng cao. Với cách dạy như vậy, vừa có thể khắc sâu kiến thức, vừa bồi
dưỡng tư duy sáng tạo, tư duy biện chứng cho SV, GV hướng dẫn SV đi từ những kiến
thức đã biết đến giải quyết nhiệm vụ mới một cách tự nhiên, không gượng ép, áp đặt
và họ sẽ có niềm tin, hiểu được con đường để đi đến kiến thức mới.

 Thứ sáu, định hướng SV loại bỏ những thông tin sai lệch, không liên quan

Biết nhận ra những thiếu sót, sai lầm trong lập luận là một trong những điểm
quan trọng của người có tư duy biện chứng. Phát hiện và khắc phục sai lầm là việc làm
thường xuyên, luôn diễn ra trong quá trình học tập. Những sai lầm này có thể nằm
trong chính lập luận của bản thân người học, cũng có thể ở lập luận của người khác mà
người học được tiếp cận. Để phát hiện và khắc phục sai lầm trong quá trình học tập,
SV phải xem xét, đánh giá, chỉ rõ được cơ sở của những lập luận đúng, đồng thời biết
loại bỏ những lập luận sai hoặc không có căn cứ.

Trong các giờ lên lớp, GV nên dành thời gian để SV trình bày ý tưởng hoặc
cách giải quyết vấn đề của họ. Trong những cách giải quyết mà SV đưa ra có nhiều
cách đúng, nhưng cũng có thể có cách sai. Trong bất kì trường hợp nào cũng cần tôn
trọng ý kiến của SV, đồng thời tạo điều kiện để họ tự kiểm tra lập luận của mình, và
GV cũng cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cách lập luận đó bằng cách đặt hỏi “tại
sao?”. Qua ý kiến của SV này, GV cần cho SV khác trao đổi, đánh giá để không
những SV đó nhận ra sai lầm mà cả những SV khác cũng biết và tránh sai lầm đó.

3
KẾT LUẬN

Một là, qua quá trình nghiên cứu về triết học Mác – Lênin có thể thấy rằng đây
là một trong những công trình nghiên cứu khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, tạo nên
nhiều ảnh hưởng cả về mặt vật chất lẫn tinh thần cho các thế hệ sau này.

Hai là, Triết học Mác - Lênin trang bị cho con người các hệ thống khái niệm,
phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy
khoa học, là tư duy ở cấp độ phạm trù quy luật.

Ba là, Triết học Mác- Lênin ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực tư duy biện chứng
của mỗi sinh viên, đây là sức mạnh không thể thiếu của mỗi con người trong nhận thức
và hoạt động thực tiễn. Là đòi hỏi bắt buộc của thực tiễn xã hội đối với các sinh viên
trong thời đại hiện nay.

Bốn là, để nâng cao năng lực tư duy của sinh viên thông qua rèn luyện phương
pháp biện chứng duy vật, giảng viên cần xác định trọng tâm, nắm vững nội dung và
phương pháp dạy học, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, thường xuyên kiểm
tra sinh viên dưới nhiều hình thức, định hướng vận dụng trong cuộc sống bản thân.
Rèn luyện phương pháp biện chứng duy vật cho sinh viên, sẽ góp phần quan trọng vào
việc xây dựng năng lực nhận thức biện chứng, nâng cao năng lực tư duy biện chứng và
giải quyết tốt các vấn đề cuộc sống, học tập, làm việc một cách khoa học của họ sau
này.

Năm là, bản thân sinh viên cần có phương pháp học tập đúng đắn. Trên lớp cần
tập trung nghe giảng, làm rõ những điều bản thân chưa hiểu khi đọc tài liệu, tích cực
tham gia các buổi thảo luận. Và cần phải có ý thức vận dụng tri thức triết học Mác –
Lênin để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong học tập và thực tiễn cuộc sống.

Cuối cùng, sau khi hoàn thành việc nghiên cứu tiểu luận. Chúng em cũng nhận
ra được trách nhiệm của bản thân phải học tập thật nhiều, tự rèn luyện cho bản thân
khả năng tư duy biện chứng để có thể vận dụng hiệu quả trong tương lai.

3
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Th.S Nguyễn Công An.(06/05/2019). Phát huy năng lực tư duy biện chứng cho
sinh viên thông qua việc dạy và học thế giơi quan và phương pháp luận triết
học Mác - Lênin. Truy cập từ http://vienkhxhnv.vinhuni.edu.vn/dao-
tao/seo/phat-huy-nang-luc-tu-duy-bien-chung-cho-sinh-vien-thong-qua-viec-
day-va-hoc-the-gioi-quan-va-phuong-phap-luan-triet-hoc-mac-lenin-91745
2. Nguyễn Trọng Chuẩn, & Đỗ Minh Hợp (1998), Quan niệm của Hegel về bản
chất của triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Bá Dương. Về đặc trưng của tư duy biện chứng duy vật. Tạp chí Triết
học, số 5/2001.
4. GS.TS. Phạm Văn Đức ( Chủ biên), Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Hà Nội,
2019.
5. TS. Nguyễn Thị Minh Hương (Chủ biên),& TS. Lê Đức Sơn, Tài liệu học tập
môn Triết học Mác-Lênin, ISBN – 978 – 604 – 73 – 8064 – 0, Nxb. Đại học
Quốc gia TPHCM, 2021.
6. Dương Quỳnh Hoa (24/4/2017). Năng lực tư duy biện chứng- Một số vấn đề
cần quan tâm. Truy cập từ: https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/so-
dac-biet-thang-6/57-nang-luc-tu-duy-bien-chung-mot-so-van-de-can-quan-tam-
3954.html
7. Hoàng Thúc Lân. (2012). Phát triển năng lực tư duy biện chứng cho sinh viên
Đại học Sư Phạm Việt Nam hiện nay. Truy cập từ
http://luanan.nlv.gov.vn/luanan?a=d&d=TTcFlGyIjcwu2012.1.6&e= vi-
20--1--img-txIN-------
8. Thảo Phương. (08/07/2021). Thực trạng lối sống sinh viên hiện nay và những
giải pháp để khắc phục. Truy cập từ https://123docz.net/document/870799-
thuc-trang-loi-song-sinh-vien-hien-nay-va-nhung-giai-phap-de-khac-phuc.htm
9. Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt Kì 2 tháng 5/2018, tr 273-275; 257,
https://tapchigiaoduc.moet.gov.vn/vi/magazine/download/?download=1&catid=
338&id=6077

3
10. Nguyễn Xuân Thắng. (15/07/2020). Giá trị tư tưởng, lý luận và sức sống của
chủ nghĩa Mác trong thời đại ngày nay. Truy cập từ
https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/gia-tri-tu-tuong-ly-luan-va-suc-song-
cua-chu-nghia-mac-trong-thoi-dai-ngay-nay-323349/
11. Nguyễn Hữu Vui (1998), Lịch sử triết học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Bộ Giáo dục đào tạo. (2019). Giáo trình Triết học Mác-Lênin, NXB: Chính trị
quốc gia, Hà Nội ( Bản dự thảo)
13. Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), giáo trình triết học ( Dùng trong đào tạo trình
độ thạc sĩ, tiến sĩ các ngành KHXH và NV không chuyên ngành triết học), NXB.
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia về các môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh (1999), Giáo trình triết học Mác –
Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.

3
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành bài báo cáo, nhóm chúng em đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, đặc biệt là sự tận tình chỉ bảo từ
phía cô Nguyễn Thị Minh Hương - Giảng viên trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy bộ
môn Triết học Mác - Lênin cho nhóm chúng em. Chính lòng nhiệt huyết của cô đã
giúp chúng em có thêm niềm đam mê và hứng thú với môn học. Từ đó làm tiền đề để
chúng em học tập tốt hơn trong tương lai.
Cuối cùng, nhóm em xin gửi đến cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc sắc nhất.
Cảm ơn cô vì đã đồng hành cùng chúng em trong suốt học kỳ qua. Chúc cô có thật
nhiều niềm vui và sức khỏe để mãi là “ người bạn trân quý”, cùng chúng em bước tiếp
trên những chặng đường tiếp theo !
The End

3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH
TRỊ

BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM VÀ BẢNG ĐIỂM BTL
Học phần: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN (MSMH: SP1031)
Lơp: DT01 Tên nhóm:01 HK:203 Năm học: 2020-2021

Đề tài: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN ĐỐI VỚI VIỆC
NÂNG CAO NĂNG LỰC TƯ DUY BIỆN CHỨNG CHO SINH VIÊN HIỆN NAY

Nhóm Điểm
STT Mã số SV Họ Tên Nhiệm vụ được phân công Ký tên
đánh giá BTL
1 2010102 Nguyễn Đức An Mục lục, 2.3 chương II A
2 2010121 Nguyễn Quỳnh Anh Đề cương, Mở đầu, 2.2 Chương II A
3 2012614 Trần Nguyễn Duy Anh 1.1 chương I, Tài liệu tham khảo A
4 2010880 Trịnh Thế Anh 2.1 chương II, Kết luận A
5 2012676 Võ Nguyễn Hoài Bảo 1.2 Chương I, Tổng hợp file B
Họ và tên nhóm trưởng: Nguyễn Quỳnh Anh Số ĐT:0383343294 Email: anh.nguyenquynh1904@hcmut.edu.vn
Nhận xét của GV: .........................................................................................................................................................................................................................
NHÓM TRƯỞNG
GIẢNG VIÊN Cột 6: Nhóm tự đánh giá các thành viên theo loại A,B,C,D.
(Ký và ghi rõ họ, tên)

TS. Nguyễn Thị Minh


Hương
SV in và nộp báo cáo cho GV khi nộp BTL; GV đánh giá, chấm điểm & nộp báo cáo về Bộ môn

Nhóm điền vào tất cả các cột, trử cột số 7 (Điểm BTL) cô sẽ điền
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Nguyễn Quỳnh Anh

You might also like