Quản lý thể thao đại cương- Chương 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

Trường Đại học Tôn Đức Thắng

Khoa Khoa học thể thao

QUẢN LÝ THỂ THAO ĐẠI CƯƠNG


Mã môn học: D03041
Bộ môn: Quản lý thể thao

Giảng viên: TS. Lê Quang Trạng


Chương 2:
Quản lý thể dục thể
thao tại Việt Nam

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 2
Nội dung Chương

2.1 Xu thế cải tiến tổ chức TDTT

2.2 Khái quát về các tổ chức TDTT Việt Nam

2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược TDTT

2.4 Quản lý GDTC & thể thao trường học

2.5 Quản lý TDTT quần chúng

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 3
2.1 Xu thế cải tiến tổ chức TDTT

Cải tiến thể chế tổ chức

• Cơ cấu tổ chức quản lý hành chính nhà nước về TDTT được tinh giảm,
một mặt thu gọn nhưng đạt hiệu quả cao, mặt khác tách quản lý hành
chính nhà nước với quản lý sự nghiệp.

• Đa số các công tác sự vụ giao cho các đơn vị sự nghiệp và tổ chức xã hội
thực hiện; cơ quan hành chính nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm
vụ trọng điểm mang tầm quản lý vĩ mô.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 4
2.1 Xu thế cải tiến tổ chức TDTT

Cải tiến phương thức quản lý

• Phương thức quản lý TDTT cũng bắt đầu chuyển hướng từ phương
thức hành chính nhà nước sang phương thức kết hợp hành chính nhà
nước-xã hội, từ phương thức đơn thuần tập trung sang phương thức kết
hợp giữa tập trung và phân tán đa dạng hóa.

• Quản lý hành chính dần tách khỏi quản lý sự nghiệp.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 5
2.1 Xu thế cải tiến tổ chức TDTT

Cải tiến nguồn thu kinh phí.

• Nguồn kinh phí trước đây chỉ dựa vào ngân sách nhà nước, nay cải tiến,
hình thành các nguồn kinh phí từ hệ thống các ngành nghề, tổ chức xã hội,
doanh nghiệp, cá nhân cùng đầu tư

• Nguồn kinh phí đa dạng thu từ các doanh nghiệp TDTT, tận dụng nguồn lực
xã hội, khai phá chức năng của kinh tế thể thao, theo con đường doanh
nghiệp hóa, bù cho kinh phí Nhà nước cấp.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 6
2.1 Xu thế cải tiến tổ chức TDTT

Cải tiến cơ cấu vận hành.

• Hoàn thiện từng bước chế độ khen thưởng đặc biệt về vật chất; thực
hiện chế độ chuyển nhượng VĐV;

• Xác định giá trị dịch vụ lao động thể thao theo quy luật cung cầu của
thị trường.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 7
2.2 Khái quát về các tổ chức TDTT Việt
Nam

Tổ chức TDTT nhà nước ở Việt Nam

• Cấp trung ương: Tổng cục TDTT thuộc Bộ VH, TT & DL;

• Cấp tỉnh, thành: Sở VH, TT & DL;

• Cấp quận, huyện: Phòng văn hóa – thông tin.

• Ngành Quân đội và Công an nhân dân: Phòng TDTT.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 8
Nguồn: Website Tổng cục thể dục thể thao
22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 9
2.2 Khái quát về các tổ chức TDTT Việt
Nam
Tổ chức TDTT phi lợi nhuận:

• Các tổ chức TDTT sự nghiệp công ích

• Các tổ chức TDTT sự nghiệp có thu (dịch vụ công)

• Các tổ chức xã hội về TDTT

• Ủy ban Olympic Việt Nam

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 10
2.2 Khái quát về các tổ chức TDTT Việt
Nam

Tổ chức doanh nghiệp TDTT của Việt Nam:


• Công ty tư nhân – cổ phần sản xuất hoặc mua bán sản phẩm TDTT ở
trung ương và địa phương.
• Các công ty tổ chức thi đấu, tổ chức sự kiện thể thao, tiếp thị thể thao và
quảng cáo thể thao.
• Các CLUB bóng đá, bóng rổ, bóng bàn,…chuyên nghiệp
• Các trung tâm, Club dịch vụ luyện tập TDTT.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 11
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT
Khái niệm:
• Chiến lược: bao gồm một hệ thống quan điểm chủ đạo, định hướng quản lý,
những phương pháp và biện pháp cơ bản nhằm thực hiện những mục tiêu
quản lý đề ra.
• Quy hoạch: sự phân bố và sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch
vụ đời sống trên một địa bàn lãnh thổ cho một thời kỳ trung hạn hoặc dài hạn,
nhưng có chia giai đoạn để cụ thể hóa chiến lược trên lãnh thổ theo thời gian
và là cơ sở để lập các kế hoạch từ 1-5 năm.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 12
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT

Quản lý chiến lược: là quá trình đảm bảo thu được lợi ích thích hợp từ chiến lược của
Tổ chức TDTT.

Quản lý chiến lược thông thường bao gồm 05 bước:

1. Phân tích môi trường

2. Xác lập phương hướng

3. Xác định chiến lược

4. Thực thi chiến lược

5. Kiểm tra chiến lược

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 13
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT

1. Phân tích môi trường:

Phân tích môi trường là nghiên cứu thực trạng môi trường của tổ chức, tìm ra những nhân tố
môi trường có khả năng ảnh hưởng rõ rệt tới ngành.
• Nhân khẩu học
• Chính trị - xã hội
• Pháp luật
• Kỹ thuật – ngành nghề
• Quốc tế
• Nội bộ

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 14
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT

2. Xác lập phương hướng:

Xác lập phương hướng tổ chức là căn cứ sứ mệnh của tổ chức, nguyên
nhân và mục đích tồn tại của tổ chức để đưa ra mục tiêu, chỉ tiêu của
chiến lược tổ chức tối thiểu cho 05 năm trở lên.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 15
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT

2. Xác lập phương hướng:

Quan điểm:

• Phát triển TDTT là yếu tố quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước.

• Phát triển đồng bộ thể dục, thể thao trong trường học, lực lượng vũ trang.

• Thực hiện xã hội hóa các hoạt động TDTT, kết hợp việc kinh doanh TDTT với
công tác cung ứng dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 16
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT
2. Xác lập phương hướng:
Mục tiêu
• Mục tiêu tổng quát
• Mục tiêu cụ thể

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 17
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT
3. Xác định chiến lược:

Tiêu chí phát triển:

• Nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao quần chúng;

• Phát triển thể chất và hoạt động thể dục, thể thao trường học;

• Phát triển thể thể dục, thể thao trong lực lượng vũ trang;

• Nhiệm vụ phát triển thể dục, thể thao thành tích cao và thể thao chuyên nghiệp.

• Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các Liên đoàn/Hiệp hội TDTT

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 18
2.3 Quy hoạch chiến lược và quản lý chiến lược
TDTT

4. Thực thi chiến lược và kiểm tra chiến lược: là thực hiện bốn kỹ
năng cơ bản của quá trình quản lý chiến lược để đưa chiến lược vào
đời sống thực tiễn.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 19
2.4 Quản lý GDTC & thể thao trường học

Khái niệm Quản lý Giáo dục Thể chất và Thể thao Trường học (gọi
tắt là Quản lý GDTC và thể thao trường học): là việc áp dụng các quy
luật cơ bản của lĩnh vực thể dục, thể thao và giáo dục để tận dụng mọi
nguồn tài nguyên nhân lực, vật lực, thông tin và phương pháp nhằm
thực hiện các hoạt động tổng hợp đối với công tác thể dục, thể thao
trường học, như kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và giám định.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 20
2.4 Quản lý GDTC & thể thao trường học

Nhiệm vụ quản lý GDTC và thể thao trường học


Các nhiệm vụ quản lý chung về thể dục, thể thao trường học ở các cấp
học.
• Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam

• Tăng cường chất lượng dạy và học thể dục chính khoá

• Phát triển hoạt động thể dục, thể thao ngoại khoá

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 21
2.4 Quản lý GDTC & thể thao trường học

• Ban hành Nghị định về phát triển thể dục, thể thao trường học, như
một nội dung giáo dục con người phát triển toàn diện, phát triển nhân
cách, kỹ năng sống, kỹ năng vận động cơ bản

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 22
2.4 Quản lý GDTC & thể thao trường học

Thể chế quản lý GDTC và thể thao trường học


• Có đội ngũ giáo viên thể dục, thể thao chất lượng cao.
• Kiên toàn thể chế quản lý thể dục, thể thao trường học.
• Làm rõ mục tiêu quản lý TDTT và xây dựng phương pháp quản lý
khoa học.
• Hoàn thiện hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy - huấn luyện và chất
lượng giảng dạy - huấn luyện.
• Các phương pháp quản lý thể dục, thể thao trường học.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 23
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Khái niệm Quản lý TDTT quần chúng.

• Thể dục, thể thao quần chúng là hoạt động TDTT phổ cập
của nhân dân tự nguyện tham gia trong thời gian nhàn rỗi với
mục tiêu rèn luyện thân thể, tăng cường sức khỏe và tiêu
khiển giải trí.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 24
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Thể dục, thể thao quần chúng được phân loại rất rộng như:

• Phân theo địa bàn và đối tượng dân cư.

• Phân theo lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ.

• Căn cứ phương thức vận hành, phân chia TDTT quần chúng vận hành
theo phương thức phúc lợi công (phi lợi nhuận) và TDTT quần chúng
vận hành theo phương thức dịch vụ (kinh doanh TDTT).

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 25
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Đặc điểm quản lý TDTT quần chúng

TDTT quần chúng vận hành theo 3 nguyên tắc Đảm bảo hài hòa lợi ích
"cá nhân - tổ chức xã hội hoặc kinh doanh – quốc gia”.

• Đảm bảo hài hòa giữa sản phẩm tự nhiên và sản phẩm công.

• Đảm bảo xử lý tốt quan hệ giữa “cá nhân, tổ chức xã hội và kinh
doanh, Chính phủ."

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 26
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Một số đặc điểm của quản lý thể dục, thể thao quần chúng

• Tính đa dạng của mục tiêu quản lý

• Tính trừu tượng và ranh giới quản lý

• Tính phức tạp của hệ thống quản lý

• Tính xã hội của thể chế quản lý

• Tính hạn chế của quá trình quản lý

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 27
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Những mục tiêu cụ thể của quản lý thể dục, thể thao quần chúng:

• Tăng tỷ lệ người tập TDTT so với dân số.

• Tăng kinh phí đầu tư cho TDTT quần chúng.

• Tăng cường sân bãi, dụng cụ.

• Bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ và hướng dẫn viên.

• Phát triển thể chất nhân dân.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 28
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Một số nguyên tắc quản lý thể dục thể thao quần chúng:
• Nguyên tắc khuyến khích, chuyển đổi từ động cơ đến hành vi của
người tập.
• Nguyên tắc khả thi, không làm hình thức cho qua chuyện.
• Nguyên tắc linh hoạt.
• Nguyên tắc dựa vào pháp quy (đặc biệt đánh đất cho TDTT quần
chúng, quy chuẩn các công trình xây dựng cho TDTT quần chúng ...).
• Nguyên tắc hỗ trợ, đặc biệt hỗ trợ cho những vùng miền còn khó khăn
về kinh tế.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 29
2.5 Quản lý TDTT quần chúng

Nội dung quản lý TDTT quần chúng

Hệ thống quản lý TDTT quần chúng ở nước ta bao gồm:

• Quản lý nhà nước và quản lý sự nghiệp TDTT quần chúng;

• Quản lý xã hội về TDTT quần chúng.

22-Nov-22 D03041-C2: Quản lý thể dục thể thao tại Việt Nam 30

You might also like