Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 69

Chương 1

Tổng quan về Xếp


hạng tín nhiệm
ThS. Trần Anh Tuấn
Khoa Ngân hàng
Trường Đại học Ngân hàng Hồ Chí Minh
Email: tuanta@hub.edu.vn
Nội dung chương 1

1. Các định nghĩa và thuật ngữ về rủi ro tín dụng


2. Quan điểm về xếp hạng tín nhiệm
3. Chấm điểm tín dụng
4. Đối tượng sử dụng kết quả xếp hạng
5. Phân loại hoạt động xếp hạng tín nhiệm
6. Các khái niệm khác
7. Quy trình xếp hạng
8. Các số liệu thống kê
Các định nghĩa và thuật ngữ
Định nghĩa rủi ro tín dụng

qA credit risk is the risk of default on a debt that


may arise from a borrower failing to make
required payments.
(Basel Committee on Banking Supervision, 2000)

qRủi ro tín dụng là rủi ro vỡ nợ đối với khoản


nợ mà phát sinh từ việc người vay không thanh
toán được yêu cầu trả nợ.
(Ủy ban Basel về giám sát hoạt động ngân hàng, 2000)
Rủi ro tín dụng bao gồm

• Rủi ro vỡ nợ (Default risk) là khả năng người vay


không có khả năng thanh toán các nghĩa vụ nợ đã
cam kết.
• Rủi ro thu hồi (Recovery risk) là khả năng số tiền thu
hồi được nhỏ hơn toàn bộ số tiền còn nợ
• Rủi ro số tiền trả nợ (Exposure risk) là khả năng số
tiền chịu rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng bao gồm

• Rủi ro chuyển hạng (migration risk) là khả năng liên


quan đến sự suy giảm chất lượng tín dụng và giá trị
thị trường của một tài sản theo thời gian.
• Rủi ro thay đổi biên độ tín dụng (Credit spread
risk) là khả năng spread tín dụng có thể thay đổi khi
các điều kiện thị trường bất lợi, và các nhà đầu tư
yêu cầu các phần bù rủi ro tăng lên.

Credit Spread (bond) = (1 – Recovery Rate) * (Default Probability)


Định nghĩa vỡ nợ
§Một tổ chức được xem là vỡ nợ trong các
trường hợp sau:
qKhông thanh toán gốc và / hoặc lãi theo các
điều khoản hợp đồng của nghĩa vụ được xếp
hạng; hoặc
qBị phá sản, quản lý, tiếp nhận, thanh lý hoặc
các biện pháp cắt giảm hoặc ngừng hoạt động
kinh doanh khác của người phát hành / người
có nghĩa vụ;
qThực hiện cơ cấu nợ, trong đó các chủ nợ
được đề nghị nhận các chứng khoán với các
điều khoản và kỳ hạn được cơ cấu lại
Hạng tín nhiệm là gì?
ØHạng tín nhiệm thể hiện quan điểm của công
ty xếp hạng về khả năng và mức độ sẵn sàng
đáp ứng đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài
chính của một tổ chức phát hành (S&P)
ØHạng tín nhiệm cũng có thể nói lên chất lượng
tín dụng của một khoản nợ riêng lẻ, chẳng hạn
như trái phiếu công ty hoặc trái phiếu đô thị, và
khả năng nó có thể vỡ nợ.
Xếp hạng tín nhiệm là gì?
Hạng tín nhiệm
• Mỗi tổ chức xếp hạng áp dụng phương pháp luận
riêng của mình để đo lường mức độ tín nhiệm và
sử dụng thang điểm đánh giá cụ thể để công bố ý
kiến xếp hạng.
• Thông thường, hạng tín nhiệm được biểu thị dưới
dạng các loại chữ cái, chẳng hạn như từ ‘AAA’
đến ‘D’ để thông báo ý kiến của tổ chức xếp hạng
về mức độ rủi ro tín dụng tương đối.
• Xếp hạng tín dụng dựa trên cả thông tin công khai
và không công khai…
• … nhưng các tổ chức xếp hạng không xác minh
tất cả thông tin mà nó thu được
Chất lượng tín dụng
Cấp độ đầu tư và cấp độ đầu cơ

• Các thứ hạng “AAA” hoặc “AA” (chất lượng tín


dụng cao) và thứ hạng “A” và “BBB” (chất lượng
tín dụng trung bình) được xem là cấp độ đầu tư
(investment grade).
• Các thứ hạng còn lại như “BB’, “B”, “CCC” (nhóm
chất lượng tín dụng thấp) được xem là cấp độ
đầu cơ (speculative grade) và thường được gọi là
các trái phiếu “rác” (junk bonds).
Cấp độ đầu tư

• Thuật ngữ “cấp độ đầu tư” trước đây được dùng


để chỉ trái phiếu và các chứng khoán nợ khác mà
các cơ quan quản lý ngân hàng và những người
tham gia thị trường coi là khoản đầu tư phù hợp
cho các tổ chức tài chính.
• Giờ đây, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi để
mô tả các tổ chức phát hành và các khoản nợ có
mức độ tín nhiệm và chất lượng tín dụng cao.
Cấp độ đầu cơ

• Ngược lại, thuật ngữ “cấp độ phi đầu tư” hoặc


“cấp độ đầu cơ” thường dùng để chỉ chứng khoán
nợ mà tổ chức phát hành hiện có khả năng trả nợ
nhưng phải đối mặt với những bất ổn đáng kể,
chẳng hạn như kinh doanh bất lợi hoặc hoàn cảnh
tài chính có thể ảnh hưởng đến mức độ tín nhiệm.
Bài tập thảo luận
• Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo thứ hạng
dựa trên bảng xếp hạng của S&P. Bạn có nhận
xét gì về thứ hạng này?
(https://tradingeconomics.com/country-
list/rating)
§ Mỹ § Nga
§ Đức § Thái Lan
§ Trung Quốc § Việt Nam
§ Nhật Bản § Venezuela
§ Singapore § Cuba
Bài tập thảo luận
• Hãy sắp xếp các quốc gia sau theo thứ hạng
dựa trên bảng xếp hạng của S&P. Bạn có nhận
xét gì về thứ hạng này?
(https://tradingeconomics.com/country-
list/rating)
§ Mỹ AA+ § Nga NR
§ Đức AAA § Thái Lan BBB+
§ Trung Quốc A+ § Việt Nam BB+
§ Nhật Bản A+ § Venezuela N/A
§ Singapore AAA § Cuba N/A
Chấm điểm tín dụng
Credit Scoring
Xếp hạng vs chấm điểm tín dụng

Ø Đối với các tập đoàn, xếp hạng tín dụng được
thực hiện dựa trên dữ liệu định lượng và định tính,
kết hợp với các đánh giá của chuyên gia.
Ø Đối với lĩnh vực bán lẻ, chấm điểm tín dụng
(Credit Scoring) được sử dụng để đánh giá tín
nhiệm của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp
nhỏ
Đặc điểm mô hình chấm điểm
• Hệ thống tính điểm có tính phân biệt càng
cao thì khách hàng càng được xếp hạng cụ thể từ
rủi ro cao đến rủi ro thấp.
• Điểm tín dụng thường được phân thành các nhóm
đồng nhất. Các nhóm này được xem là có mức độ
rủi ro tương đồng.
• Người ta xác minh chất lượng tín dụng của
các danh mục này bằng cách phân tích tổn
thất tín dụng thực tế được thu thập dựa trên các đối
tượng đã được phân loại.
Giống nhau giữa xếp hạng và chấm điểm

ØCả điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng đều cung
cấp đánh giá rủi ro tín dụng.
ØSử dụng cho mục đích quản trị danh mục tài sản
và ước tính vốn kinh tế (theo Basel 2)
ØKhi điểm số được tập hợp thành các phân khúc
đồng nhất, kết quả của chấm điểm có thể chuyển
thành hạng tín nhiệm.
Ví dụ về sự chuyển đổi
Khác nhau giữa xếp hạng và chấm điểm
Xếp hạng tín nhiệm Chấm điểm tín nhiệm
§ Dành cho tập đoàn lớn § Dành cho thị trường
và các loại trái phiếu bán lẻ
§ Dựa trên các yếu tố chủ § Dựa trên kết quả thống
quan và khách quan kê dữ liệu lớn
§ Tốn nhiều thời gian để § Tốn ít thời gian thực
thực hiện hiện
§ Dành để công bố ra § Thường sử dụng mục
công chúng, mục đích đích nội bộ
phát hành trái phiếu
Bài tập cá nhân

• Hãy tìm và liệt kê một số tổ chức xếp hạng trong


và ngoài nước mà anh/chị biết?
• Mô tả các thông tin được công bố trong trang web
của một tổ chức xếp hạng.
• Có một công ty nào đảm nhận vai trò đánh giá xếp
hạng chính công ty xếp hạng đó không ạ hay nói
cách khác là ai đánh giá xêp shangj tín nhiệm cho
S&P?
Tổ chức XHTN tại các quốc gia
Country Name
Australia Australian Rating
International Standard & Poor’s
International Moody's Investors Service
Europe Central European Rating Agency
Europe Fitch/IBCA
Japan Nippon Investors Service
Japan Japan Credit Rating Agency Ltd
Taiwan Taiwan Ratings Corporation
India Credit Rating Information Services of India
China Shanghai Far East Credit Rating Co Ltd.
Russia RUS Ratings
26
Đối tượng sử dụng kết quả
xếp hạng
Nhà đầu tư (Investors)

• Các nhà đầu tư cá nhân thường sử dụng xếp


hạng tín dụng để so sánh rủi ro tín dụng của
các tổ chức phát hành và các trái phiếu khi đưa
ra quyết định đầu tư.
• Ví dụ, các nhà đầu tư cá nhân có thể sử dụng
xếp hạng tín dụng để đánh giá việc mua trái
phiếu địa phương hoặc trái phiếu công ty dựa
trên khả năng chấp nhận rủi ro.
Nhà đầu tư (Investors)

• Các nhà đầu tư tổ chức, bao gồm quỹ tương hỗ,


quỹ hưu trí, ngân hàng và công ty bảo hiểm,
thường sử dụng xếp hạng tín nhiệm để bổ sung
phân tích tín dụng của riêng họ về các trái
phiếu cụ thể.
• Ngoài ra, các nhà đầu tư tổ chức có thể sử dụng
xếp hạng tín dụng để thiết lập các ngưỡng rủi
ro tín dụng và xây dựng cẩm nang đầu tư.
Các trung gian tài chính (Intermediaries)

• Các ngân hàng đầu tư đóng vai trò trung gian


đối với việc chuyển vốn từ các nhà đầu tư đến
các tổ chức phát hành.
• Họ có thể sử dụng hạng tín nhiệm như các giá
trị chuẩn (benchmark) để đánh giá rủi ro tín
dụng tương đối của các trái phiếu, để định giá
cho các trái phiếu phát hành riêng lẻ, và để
giúp xác định lãi suất mà các trái phiếu này
phải chịu.
Các trung gian tài chính (Intermediaries)
• Các ngân hàng đầu tư có thể xem xét các tiêu
chí của cơ quan xếp hạng khi muốn hiểu cách
tiếp cận của cơ quan xếp hạng đó đối với việc
xếp hạng các trái phiếu.
• Các ngân hàng đầu tư cũng có thể đóng vai trò
là người thu xếp các khoản nợ. Với tư cách này,
họ có thể thành lập các tổ chức có mục đích đặc
biệt (SPVs) để đóng gói tài sản, chẳng hạn như
các khoản thế chấp bán lẻ và các khoản vay sinh
viên, thành chứng khoán hoặc các công cụ tài
sản có cấu trúc, sau đó họ chào bán cho các nhà
đầu tư.
Các nhà phát hành (Issuers)
• Các tổ chức phát hành, bao gồm các tập đoàn,
tổ chức tài chính, chính phủ quốc gia, tiểu bang,
địa phương, sử dụng xếp hạng tín dụng để
cung cấp góc nhìn độc lập về mức độ tín
nhiệm và chất lượng tín dụng của các trái phiếu
do họ phát hành.
• Các tổ chức phát hành cũng có thể sử dụng xếp
hạng tín dụng để giúp truyền đạt chất lượng
tín dụng tương đối của các trái phiếu, do đó mở
rộng phạm vi các nhà đầu tư.
Các nhà phát hành (Issuers)

• Ngoài ra, xếp hạng tín dụng có thể giúp họ dự


đoán mức lãi suất sẽ được cung cấp cho các
trái phiếu phát hành mới của họ.
• Theo nguyên tắc chung, một công ty phát hành
hoặc một trái phiếu càng có uy tín, thì mức lãi
suất mà công ty phát hành phải trả càng thấp.
• Ngược lại, nhà phát hành có mức độ tín nhiệm
thấp hơn thường sẽ trả lãi suất cao hơn để bù
đắp rủi ro tín dụng lớn hơn mà các nhà đầu tư
yêu cầu.
Các doanh nghiệp và các định chế tài chính
(Businesses and financial institutions )

• Các doanh nghiệp và tổ chức tài chính, đặc biệt


là những doanh nghiệp tham gia vào các giao
dịch nhạy cảm với tín dụng, có thể sử dụng
xếp hạng tín nhiệm để đánh giá rủi ro đối tác,
là rủi ro tiềm ẩn mà một bên trong thỏa thuận có
thể không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài
chính của mình.
• Ví dụ, khi quyết định có cho một tổ chức cụ thể
vay tiền hay lựa chọn một công ty sẽ đảm bảo
việc thanh toán khoản nợ trong trường hợp vỡ
nợ, một doanh nghiệp có thể cân nhắc rủi ro đối
tác.
Các doanh nghiệp và các định chế tài chính
(Businesses and financial institutions )

• Ý kiến của tổ chức xếp hạng tín dụng có thể giúp


các doanh nghiệp chứng minh mức độ rủi ro tín
dụng của họ đối với các tổ chức tài chính đã đồng
ý bảo đảm một số nghĩa vụ tài chính nhất định
giúp họ và để đánh giá khả năng tồn tại của các
quan hệ đối tác tiềm năng và các mối quan hệ
kinh doanh khác
Phân loại xếp hạng
Dựa vào thời gian dự báo (Time horizon)
qXếp hạng theo thời điểm (Point in Time Ratings)
đánh giá tình hình hiện tại của nhà phát hành
bằng cách tính đến các tác động theo chu kỳ và
các tác động lâu dài.
qXếp hạng theo chu kỳ (Through the Cycle
Ratings) tập trung chủ yếu vào thành phần vĩnh
viễn của rủi ro vỡ nợ và gần như độc lập với
những thay đổi theo chu kỳ về mức độ tín nhiệm
của khách hàng.
Dựa vào thời gian dự báo (Time horizon)
Dựa vào sự tự nguyện của đối tượng xếp hạng

q Xếp hạng tự nguyện hoặc theo yêu cầu


(Solicited Rating/Requested Rating) là việc xếp
hạng được khởi tạo theo yêu cầu của đối tượng
được xếp hạng, ví dụ, nhà phát hành trái phiếu.
q Xếp hạng không tự nguyện (Unsolicited
Rating/Unrequested Rating) là việc xếp hạng
được khởi tạo từ chính công ty xếp hạng, không
cần thông qua sự đồng ý của bên được xếp hạng.
Ví dụ, xếp hạng các quốc gia, xếp hạng khách
hàng vay.
Dựa vào đối tượng được xếp hạng
qXếp hạng nhà phát hành (Issuer Ratings) là
xếp hạng khả năng thanh toán của nhà
phát hành/bên đi vay khi đến hạn. Việc xếp
hạng thường liên quan đến yếu tố rủi ro vỡ
nợ PD.
qXếp hạng công cụ nợ (Issue Ratings) là xếp
hạng về khả năng một công cụ nợ có được
thanh toán đúng hạn hay không. Ngoài yếu
tố về rủi ro vỡ nợ (PD) của nhà phát hành,
thì cần xem xét đến yếu tố rủi ro tổn thất
(LGD) và rủi ro giá trị chịu rủi ro (ED/EAD).
LGD = (1 - Recovery Rate) * Exposure at Risk (EAD)
Vay 1ty, mua xe 1ty, tra no 1ty+100tr, ban xe duoc 500tr
Þ600tr
ÞEAD = 1ty100tr
ÞRecovery rate = 500tr/1100tr OR 110tr/1100tr~10%
Dựa vào chủ thể thực hiện xếp hạng

qXếp hạng bên ngoài (External Credit ratings)


việc xếp hạng được thực hiện bởi các tổ chức độc
lập/bên ngoài. Đây là những tổ chức có hệ
thống xếp hạng và các chuyên gia nổi tiếng
trong ngành. Ví dụ: S&P, Moody, Fitch…
qXếp hạng nội bộ (Internal Credit ratings) việc
xếp hạng được thực hiện bởi hệ thống xếp hạng
nội bộ trong tổ chức và được sử dụng cho các
mục tiêu nội bộ.
Dựa vào quy mô của thang đo xếp hạng

• Xếp hạng tín dụng quy mô toàn cầu (Global Scale Credit
Ratings) đánh giá mức độ tín nhiệm tương đối của nhà
phát hành và công cụ nợ so với nhà phát hành và công cụ
nợ khác trên toàn cầu. Nó được sử dụng chủ yếu bởi các
nhà đầu tư toàn cầu, những người có quyền lựa chọn đầu
tư vào bất kỳ quốc gia nào.
• Xếp hạng Tín dụng Quy mô Quốc gia (National Scale Credit
Ratings) cung cấp thứ tự xếp hạng rủi ro tín dụng trong
nước. Do tập trung vào chất lượng tín dụng trong phạm vi
một quốc gia, xếp hạng tín dụng quy mô quốc gia không
thể so sánh giữa các quốc gia.
Dựa vào quy mô của thang đo xếp hạng

• Xếp hạng tín dụng quy mô khu vực (Regional


Scale Credit Ratings) có các thuộc tính giống như
xếp hạng tín dụng quy mô quốc gia ở chỗ không
thể so sánh với các quy mô khu vực hoặc quốc
gia khác và là thứ tự xếp hạng tương đối trong
khu vực và loại trừ rủi ro chủ quyền trực tiếp có
tính chất chung hoặc hệ thống.
Các khái niệm khác

• Trần xếp hạng (Credit Ceiling)


Đo lường rủi ro chuyển tiền (transfer risk) và
rủi ro chuyển đổi (convertibility risk): Rủi ro về vốn
và kiểm soát hối đoái bị áp đặt bởi các cơ quan
thẩm quyền, nhằm ngăn cản / cản trở các công ty
khu vực tư nhân trong việc thực hiện các nghĩa vụ
liên quan đến ngoại tệ.
Triển vọng xếp hạng (Rating outlook)
Theo dõi hạng tín nhiệm (Rating watches)
Xếp hạng đối với tổ chức phi tài chính
Xếp hạng đối với ngân hàng
Quy trình xếp hạng tín nhiệm
Quy trình xếp hạng của Fitch Ratings (1)
Quy trình xếp hạng của Fitch Ratings (2)
Thông tin yêu cầu bao gồm:
§ Báo cáo tài chính 3 năm gần nhất và dự toán 3 năm tiếp
theo
§ Tổng quan về hoạt động kinh doanh (thị phần, sản phẩm,
khách hàng, nhà cung cấp…)
§ Chiến lược kinh doanh (chiến lược tăng trưởng)
§ Chiến lược tài trợ và chính sách tài chính
§ Báo cáo chi tiết về các mối quan hệ ngân hàng và khả
năng tiếp cận các nguồn tín dụng
§ Báo cáo chi tiết về tình trạng thanh khoản
Không có bảng câu hỏi tiêu chuẩn, nhưng xếp hạng ban
đầu yêu cầu xem xét tất cả các khía cạnh của hoạt động
kinh doanh
Để có kết quả tốt nhất, nhà phát hành có nghĩa vụ cung cấp
càng nhiều thông tin càng tốt một cách rõ ràng nhất.
Hội đồng xếp hạng tín nhiệm
§Nhà phân tích chuẩn bị các tài liệu để trình cho
Hội đồng xếp hạng, bao gồm khuyến nghị xếp
hạng
§Hội đồng xếp hạng tín nhiệm có tối thiểu năm
thành viên, bao gồm:
ØChủ tịch hội đồng, có vai trò đảm bảo các hoạt
động tuân thủ các chính sách và quy trình của tổ
chức
ØÍt nhất một thành viên 'độc lập'
ØCác thành viên khác đến từ cùng lĩnh vực và /
hoặc cùng khu vực địa lý
§Hội đồng ra quyết định dựa trên sự đồng thuận
Phổ biến kết quả xếp hạng

• Sau khi Hội đồng xếp hạng ra quyết định, nhà


phân tích trao đổi với tổ chức phát hành về kết
quả, bao gồm cơ sở lý luận và các vấn đề nhạy
cảm quan trọng
• Nhà phát hành có thể xem xét bình luận hành
động xếp hạng và cung cấp phản hồi về tính chính
xác thực tế và về các thông tin không công khai
• Mục tiêu của quá trình này là có thể thống nhất
nội dung công bố xếp hạng công khai tại các
bước kế tiếp
Kháng nghị xếp hạng và Rút hạng
• Nếu một tổ chức phát hành không đồng ý với xếp hạng ban
đầu hoặc bất kỳ hành động xếp hạng nào tiếp theo do Hội
đồng xếp hạng thống nhất, họ có thể khiếu nại quyết định
• Do các yêu cầu pháp lý liên quan đến việc công bố xếp
hạng, tổ chức phát hành phải khiếu nại quyết định xếp hạng
bằng văn bản trong vòng vài giờ sau khi nhận được quyết
định và trình bày trường hợp kháng cáo của mình trong
vòng 24 giờ (theo Fitch)
• Để khiếu nại được cơ quan xếp hạng chấp nhận và có cơ
hội thành công, nó phải dựa trên:
ØThông tin mới, quan trọng mà Hội đồng xếp hạng chưa xem
xét
Ø Chứng tỏ cơ quan xếp hạng đã mắc sai lầm nghiêm trọng
trong phân tích của mình
Kháng nghị xếp hạng và Rút hạng

• Xếp hạng công khai có thể bị hủy bỏ trong trường


hợp sau:
ØNếu cơ quan xếp hạng không thể duy trì việc
giám sát xếp hạng do tổ chức phát hành ngừng
tham gia và các thông tin khác không đủ
ØNếu trả hết nợ
ØNếu nhà phát hành vỡ nợ
Giám sát xếp hạng

§ Cơ quan xếp hạng yêu cầu tiếp cận với đầy đủ thông tin
để giám sát liên tục hạng tín nhiệm của tổ chức phát
hành. Nếu công ty không cung cấp thông tin đó một
cách công khai và / hoặc riêng tư, hạng tín nhiệm có thể
sẽ bị cơ quan xếp hạng thu hồi.
§ Cơ quan xếp hạng có quyền thực hiện hành động xếp
hạng bất kỳ lúc nào. Một hành động xếp hạng có thể là:
ØThay đổi xếp hạng theo một hoặc nhiều khía hoặc danh
mục xếp hạng.
ØThay đổi triển vọng xếp hạng.
ØĐưa đối tượng vào danh sách theo dõi.
Giám sát xếp hạng

§Các cuộc họp đánh giá có thể diễn ra một lần


hoặc hai lần một năm đối với một công ty ít thay
đổi và trong một lĩnh vực ổn định.
§Các cuộc đánh giá có thể thường xuyên hơn,
được kích hoạt bởi một sự kiện quan trọng tại
công ty hoặc các yếu tố bên ngoài trong ngành
hoặc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động
của công ty
Các số liệu thống kê
Sự chuyển hạng

• Sự dịch chuyển của hạng tín nhiệm ở chiều lên


và xuống theo từng lớp trong thang xếp hạng (ví
dụ: từ A đến BBB); hoặc
• Chuyển động ở cấp độ điều chỉnh, thay đổi trong
từng lớp xếp hạng (ví dụ: từ A đến A-)

Những thông tin này được sử dụng bởi các nhà


đầu tư để đánh giá tính ổn định hoặc biến động của
hạng tín dụng trong và giữa các lĩnh vực đầu tư
mang lại thu nhập cố định (fixed-income sectors)
MỐI QUAN HỆ GIỮA HẠNG TÍN NHIỆM
VÀ MA TRẬN CHUYỂN HẠNG
• Ma trận chuyển hạng (credit migration matrix) là
bảng báo cáo khả năng chuyển hạng từ một
danh mục xếp hạng này sang một danh mục
khác trong một khoảng thời gian nhất định
(thường là theo năm)
• Ma trận chuyển hạng thường được sử dụng để
tính giá trị tổn thất của danh mục trong mô hình
Creditmetrics của JP Morgan.

64
66
67
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA XHTN ĐỘC LẬP

• Thời gian được chọn để đánh giá và ảnh hưởng


của chu kỳ kinh tế
• Sự tương đồng về ngành và địa lý
• Ảnh hưởng của chuyển hạng đến giá trái phiếu
• Ảnh hưởng của chuyển hạng đến giá cổ phiếu

68
Cảm ơn đã lắng nghe

You might also like