ĐỀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ I 2023 2024

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG

KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023–2024)


Môn: Văn - Chương trình: Lớp 12CB
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ
mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể
hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người.
Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành
động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì
việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách
nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ
ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình thì sớm muộn gì, bạn
cũng sẽ thất bại.
Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống
với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi
làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của
mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh
phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc
sống như bạn khao khát.
(Trích Không gì là không thể – George Matthew Adams, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh,
2019, Tr.103, 104)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. (0.75 điểm)
Câu 2.Theo tác giả, trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác, trách nhiệm nào được xem
là cao cả và nặng nề nhất? (0.75 điểm)
Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào là “sống dấn thân” ? (1.0 điểm)
Câu 4. Lời khuyên “Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng
lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?(0.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1 (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ
của anh/chị về ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
Câu 2 (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, nhà thơ Tố Hữu viết:
Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu...
(Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 110)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
---HẾT---

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023–2024)
Môn: Văn - Chương trình: Lớp
12CB
HƯỚNG DẪN CHẤM
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án
và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn như sau: lẻ 0,25 làm tròn thành 0,3; lẻ 0,75 làm tròn 0,8 điểm.
B. Đáp án và biểu điểm
PHẦN CÂU Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3.0
1 Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Nghị luận. 0.75
2 Theo tác giả, Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì 0.75
trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất.
3 “Sống dấn thân” có nghĩa là: 1.0
- Sống hết mình, năng động, không ngại khó khăn gian khổ, không sợ thất
bại.
- Biết vượt ra khỏi vùng an toàn, dám mạo hiểm để thành công.
- Hãy biến mình thành nhà thám hiểm, hãy khám phá những vùng đất mới,
những điều chưa ai làm, hãy mở lối đi riêng, hãy là người dẫn đường.
- Tuy nhiên việc “sống dấn thân” phải gắn liền với ước mơ khát vọng thực
tế chứ không phải là sống với mơ ước viễn vông xa rời thực tế. Muốn dấn
thân phải có tri thức và năng lực.
(Lưu ý: Học sinh nêu ý riêng, sâu sắc, thuyết phục và hợp lí thì vẫn đạt
điểm tối đa.)
4 Lời khuyên“Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu
trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình” trong đoạn trích có ý 0.5
nghĩa:
- Giúp bản thân nhận ra làm việc gì cũng cần phải biết cố gắng, biết nỗ lực,
siêng năng chăm chỉ, miệt mài lao động. Hơn nữa cần phải chịu trách
nhiệm với lời nói, hành động của mình, gắn liền chữ tín với công việc.
- Nhận ra những thiếu sót của bản thân: chưa nỗ lực, chưa trách nhiệm;
nhận thấy điều đó giúp ta thay đổi bản thân để sống đúng với trách nhiệm
và nghĩa vụ của mình.
- Là động lực thúc đẩy bản thân phải biết cố gắng, nỗ lực không ngừng
nghỉ trong học tập và lao động để biến ước mơ thành hiện thực, sống phải
có ý chí, quyết tâm.
- Biết đấu tranh loại bỏ thói vô trách nhiệm, thói lười biếng của bản thân;
làm sai phải biết nhận trách nhiệm, chịu trách nhiệm trước lời nói và hành
động, sống phải có lòng tự trọng.
(Lưu ý: Học sinh nêu ý riêng, sâu sắc, thuyết phục và hợp lí thì vẫn đạt
điểm tối đa)
II LÀM VĂN 7.0
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2.0
150 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc sống có trách
nhiệm.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0.25
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo một cách hoặc kết hợp các cách:
diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng – phân – hợp; bảo đảm
yêu cầu về cấu trúc đoạn văn.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, triển khai vấn đề 1.0
nghị luận theo nhiều cách để làm rõ ý nghĩa của việc sống có trách nhiệm;
bảo đảm hợp lí, thuyết phục, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Có thể theo hướng sau:
– Sống có trách nhiệm có nghĩa là phải ý thức đúng đắn về trách nhiệm của
mình trên mọi cương vị, vị trí công việc mà không ỷ lại, dựa dẫm hay đùn
đẩy trách nhiệm cho người khác.
– Sống và làm việc hết mình, nỗ lực không ngừng nghỉ; sống với khát vọng
được cống hiến cho gia đình và xã hội; biết chịu trách nhiệm trước lời nói
và hành động.
– Sống có trách nhiệm là lối sống cao đẹp, thể hiện nhân cách cao cả,
hướng đến người khác. Đó cũng là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa
của dân tộc ta. Bởi vậy, người sống có trách nhiệm luôn thành công và luôn
có một cuộc sống hạnh phúc, được người khác yêu mến, kính trọng, giúp
đỡ. Ngược lại, kẻ sống vô trách nhiệm thường chỉ nhận được thất bại và sự
thiếu tôn trọng từ mọi người.
- Phê phán những bạn trẻ sống thiếu trách nhiệm, ỷ lại, dựa dẫm, đùn đẩy
trách nhiệm cho người khác.
- Bài học cá nhân: Phải luôn sống có trách nhiệm với công việc, bản thân,
gia đình và xã hội.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, từ ngữ, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.25
Thể hiện suy nghĩa sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận;
có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ “Ta với mình … bâý nhiêu?”. Từ 5.0
đó, nhận xét về tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.25
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.5
Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ; tính dân tộc trong thơ Tố Hữu.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
Học sinh có thể triển khai vấn đề thành nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các
yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Tố Hữu, tác phẩm Việt Bắc và vấn đề 0.5
nghị luận.
* Cảm nhận đoạn thơ
- Nội dung: 1.75
+ Người ra đi khẳng định sự đồng điệu, hòa quyện trong tình cảm giữa
người đi và người ở lạị; mãi mãi, gắn bó, thuỷ chung với Việt Bắc. Việt
Bắc là cái nôi cội nguồn của cách mạng làm sao dễ dàng quên.
+ Người ra đi luôn nhớ người dân Việt Bắc, nhớ chính bản thân mình,
không đánh mất giá trị của người cách mạng, không quên gìn giữ phẩm 0.5
chất kiên trung và khẳng định tình nghĩa dành cho Việt Bắc là vô hạn,
không bao giờ cạn. Câu thơ rất sâu nặng, nghĩa tình. 0.25
- Nghệ thuật: Tác giả khai thác thành công thể thơ lục bát, sử dụng linh
hoạt đại từ “mình- ta”, vận dụng thành công các biện pháp tu từ. Ngôn ngữ
thơ bình dị, giàu nhịp điệu. Giọng điệu thơ trữ tình, ngọt ngào. 0.5
- Đánh giá chung: Đoạn thơ thể hiện lời tâm tình của người ra đi dành cho
người ở lại, từ đó cho thấy nghĩa tình son sắt của cách mạng dành cho Việt
Bắc.
* Nhận xét tính dân tộc trong thơ Tố Hữu
- Trong văn học, tính dân tộc được hiểu là đặc tính biểu hiện bản sắc dân
tộc, được thể hiện qua nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Về
nội dung, tính dân tộc phản ánh những vấn đề nóng bỏng liên quan đến vận
mệnh dân tộc, những khát vọng, tình cảm và ý chí của một dân tộc. Về
hình thức, tác phẩm đó tiếp thu tinh hoa nghệ thuật của dân tộc.
- Trong đoạn thơ, nội dung tính dân tộc thể hiện tình cảm nhớ thương,
nghĩa tình sâu nặng, thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” của người
cách mạng dành cho Việt Bắc trong cuộc chia tay tưởng tượng nhân sự
kiện chính trị trung ương Đảng và Chính Phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại
Thủ đô Hà Nội. Nghệ thuật thơ mang tính dân tộc được biểu hiện qua việc
sử dụng thể thơ lục bát, đại từ “mình-ta”, giọng điệu trữ tình ngọt ngào, các
biện pháp tu từ truyền thống,…
- Tính dân tộc tạo nên ý nghĩa, giá trị đặc sắc của đoạn thơ nói riêng và bài
thơ "Việt Bắc" nói chung trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Tính dân tộc
còn góp phần cho thấy phong cách thơ Tố Hữu.
d. Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩa sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận;
có cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
TỔNG ĐIỂM 10.0

--- HẾT ---

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023–2024)


Môn: Văn - Lớp 12NC
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)


Đọc đoạn trích
Cuộc đời không phải lúc nào cũng là những ngày xuân ấm áp. Bóng tối có thể sẽ bao phủ trước lúc
bình minh mang ánh sáng hạnh phúc đến tâm hồn ta. Cuộc đời sẽ có những đau đớn tuyệt vọng, và ta
cần biết cách đón nhận chúng. Nỗi tuyệt vọng trong quá trình hồi sinh có thể là biểu hiện của sự từ bỏ
lối sống tiêu cực để học cách sống tích cực hơn. Chúng ta vốn không phải là những con người hoàn
hảo mà chỉ đang trên con đường học làm người hoàn hảo. Vì vậy ta cần có những trải nghiệm để thực
sự giao hòa với cuộc sống này. Nếu tìm cách phủ nhận cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm hồn, ta sẽ
vô tình ngăn mình chạm đến những niềm vui ngọt ngào nhất.
Cuộc sống luôn ẩn chứa sự sắp đặt tuyệt diệu trong những sự việc dường như là khó khăn nhất. Vì thế
hãy tin tưởng rằng luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm, luôn có bài học quý cùng những phép tải lặng
lẽ sau những khó khăn, luôn có sự tự do sau những tháng ngày tâm hồn bị bó buộc và luôn có sự bình
yên sau những nhiễu động. Tất cả những trải nghiệm mà chúng ta vấp phải trong cuộc sống đều mang
lại những ý nghĩa nhất định nào đó. Và hãy nhớ rằng ngay cả khi tầm mắt của ta không thể thấu tỏ thì
vũ trụ này vẫn sinh sôi.
( Trích Quên hôm qua, sống cho ngày mai, Tian Dayton, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
2018, tr.110 - 111)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0.75 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, việc tìm cách phủ nhận những cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm hồn sẽ gây
nên tác hại gì? (0.75 điểm)
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của biện pháp tu từ ẩn dụ trong hai câu văn sau: “Cuộc đời không phải
lúc nào cũng là những ngày xuân ấm áp. Bóng tối có thể sẽ bao phủ trước lúc bình minh mang ánh
sáng hạnh phúc đến tâm hồn ta”(1.0 điểm)
Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: “Cuộc sống luôn ẩn chứa sự sắp đặt tuyệt diệu
trong những sự việc dường như là khó khăn nhất.” không? Vì sao? (0.5 điểm)

II. LÀM VĂN (7.0 điểm)


Câu 1. (2.0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150) chữ trình bày
suy nghĩ về sự cần thiết của việc nhìn nhận những điều không hoàn hảo.
Câu 2. (5.0 điểm)
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
(Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2016, tr. 89)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về tính bi tráng trong thơ Quang Dũng.
---HẾT---
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023–2024)
Môn: Văn - Lớp 12NC

HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án
và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn như sau: lẻ 0.25 làm tròn thành 0.3; lẻ 0.75 làm tròn 0.8 điểm.
B. Đáp án và biểu điểm
Phần Đáp án và biểu điểm Điểm
I ĐỌC - HIỂU (3.0 điểm)
1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận 0.75
2 Theo tác giả, nếu tìm cách phủ nhận cảm giác đau đớn tuyệt vọng nơi tâm 0.75
hồn, ta sẽ vô tình ngăn mình chạm đến những niềm vui ngọt ngào nhất.

- Tạo sự sinh động, giọng điệu suy tư; tăng tính tạo hình, gợi cảm, hàm 1.0
3 súc.
- Nhấn mạnh sự khó khăn, đau khổ là điều tất yếu trong cuộc sống; hãy
bình tĩnh đón nhận, vượt qua và hạnh hạnh phúc sẽ đến.
- Bày tỏ quan điểm của bản thân: có thể đồng tình, không đồng tình, đồng 0.5
tình một phần.
- Lí giải hợp lí, thuyết phục.
Gợi ý: Học sinh có thể đồng tình với nhận định của tác giả.
Lí giải:
+ Trong khó khăn, con người sẽ nỗ lực tìm ra cách giải quyết vấn đề.
4
+ Thử thách sẽ phát huy những giá trị vốn có của cá nhân, giúp con người
khám phá được năng lực của bản thân.
+ Khó khăn giúp ta vượt qua giới hạn của bản thân, biến ước mơ thành
hiện thực.
( Học sinh lí giải ý kiến, cần đưa ra lí lẽ hợp lí, thuyết phục, đảm bảo tính
nhân văn. Học sinh nêu được 2 ý trở lên).
II LÀM VĂN (7.0 điểm)
1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn 2.0
(khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết của việc nhìn nhận
những điều không hoàn hảo.
a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn. 0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng –
phân – hợp, mốc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Sự cần thiết của việc nhìn nhận 0.25
những điều không hoàn hảo.
c. Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn 1.0
đề nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ sự cần thiết của việc nhìn
nhận những điều không hoàn hảo.
Có thể theo hướng:
- Nhìn nhận những điều không hoàn hảo là thừa nhận những điều còn
thiếu sót, chưa hoàn thiện trong con người và cuộc sống.
- Nhìn nhận những điều không hoàn hảo giúp con người:
+ Thoát khỏi cảm xúc tiếc nuối, thất vọng; tin tưởng hơn vào cuộc sống,
con người và vào chính mình.
+ Nhìn nhận mọi vấn đề theo hướng lạc quan, khi gặp khó khăn, trở ngại
có cái nhìn tích cực thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn.
+ Có thêm động lực, tự tin, cố gắng hướng về phía trước.
- Phê phán.
- Khẳng định vấn đề.
- Bài học nhận thức và hành động.
d. Chính tả: Đảm bảo những quy tắc về chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25
e. Sáng tạo, cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận. 0.25
2 Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ. Từ đó, nhận xét về tính bi tráng trong 5.0
thơ Quang Dũng.

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận 0.25


Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài. Phần Mở bài biết
dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều
đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài
khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá
nhân.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận 0.5
Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ được trích từ bài thơ
Tây Tiến (Quang Dũng).Từ đó, nhận xét về tính bi tráng trong thơ Quang
Dũng.
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn
chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về
cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau:
* Giới thiệu vài nét về tác giả Quang Dũng, tác phẩm Tây Tiến, vấn đề 0.5
nghị luận
* Cảm nhận đoạn thơ
- Nội dung: 1.75
+ Phẩm chất anh hùng, sự hi sinh bi tráng của những người lính Tây Tiến:
Họ đã chiến đấu và hi sinh, sẵn sàng cống hiến cả tuổi thanh xuân của
mình cho độc lập tự do của tổ quốc.
+ Sự hi sinh của người lính đã được tác giả lí tưởng hóa như hình ảnh
những tráng sĩ xưa: “áo bào”, “khúc độc hành”;sông Mã thay lời núi sông
cất lên lời điếu bi hùng tiễn đưa người lính
=> Dù trong hoàn cảnh khó khăn những người lính Tây Tiến vẫn có
những nét lãng mạn, hào hoa. Họ mang vẻ đẹp kiêu hùng, sẵn sàng hi sinh
cho tổ quốc.
- Nghệ thuật:
+ Bút pháp lãng mạn kết hợp hiện thực, đậm chất bi tráng
+ Sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh thơ sáng tạo giàu sức gợi tả, liên tưởng. 0.5
+ Giọng thơ thay đổi theo dòng cảm xúc.
+ Sử dụng nhiều từ Hán Việt nhằm tăng sắc thái trang trọng cho đoạn
thơ.
+ Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, sáng tạo.
* Đánh giá chung
Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp bi tráng của người lính Tây Tiến. Họ đã sống
anh dũng, chết vẻ vang vì độc lập tự do của Tổ quốc. 0.25
* Nhận xét tính bi tráng trong thơ Quang Dũng
- Trong văn học tính bi tráng thể hiện ở việc không tránh né hiện thực,
miêu tả cái bi, tức cái gian khổ, đau thương của hiện tại. Ở đây, cái bi
không mang nghĩa bi lụy mà đó là sự hào hùng; là cái chết nhưng 0.5
không ủy mị, yếu đuối mà ngược lại đó là chết thật oai phong, lẫm liệt; cái
chết ấy như đi vào cõi bất tử. Cái bi được biểu hiện bằng giọng điệu anh
hùng ca.
- Qua đoạn thơ, ta cảm nhận sâu sắc sự tàn khốc của chiến tranh. Nhưng
vượt lên trên tất cả mọi khó khăn gian khổ, mất mát, hi sinh, người lính
vẫn dũng cảm, hiên ngang, anh hùng chiến đấu và hi sinh vì độc lập tự do
của Tổ quốc. Sự hi sinh của những người đồng đội đã được Quang Dũng
đã diễn tả không hề bi lụy, đau thương mà mang đậm tinh thần bi tráng.
- Tính bi tráng tạo nên ý nghĩa, giá trị đặc sắc của đoạn thơ nói riêng và
bài thơ "Tây Tiến" nói chung trong thơ ca cách mạng Việt Nam. Tính bi
tráng góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo của hình tượng người lính Tây
Tiến, thể hiện rõ nét phong cách thơ Quang Dũng.

d. Chính tả, dung từ, đặt câu: đảm bảo chuẩn chính tả, chuẩn ngữ pháp của 0.25
câu, ngữ nghĩa của từ.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc; có ý tưởng riêng phù hợp với vấn 0.5
đề nghị luận; có cách lập luận diễn đạt mới mẻ.
Tổng điểm 10.0
---HẾT---

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023-2024)


Môn: NGỮ VĂN - Chương trình: Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HS


I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản:
ÔNG ĐÙNG (ÔNG KHỔNG LỒ)
Nghệ Tĩnh cho đến nay vẫn còn lưu hành những mẩu chuyện về ông Khổng Lồ - mà bà con gọi là ông
Đùng. Chuyện ông Đùng được kể từng mẩu không thành truyện. Xếp những mẩu ấy lại chưa hẳn đã
thành một sự tích mặc dầu nó thường gắn liền với núi với sông cụ thể. Trước hết ông Đùng có một cơ
thể vĩ đại […]. Có thể hình dung nhân vật ông Đùng ngày ấy đã đi lại nhiều nơi trên đất nước Hồng
Lam, bước những bước dài từ ngọn núi này sang ngọn núi kia. Cũng như nhiều anh hùng thần thoại
khác, ông Đùng xứ Nghệ là nhân vật chất phác vô tư. Tuy nhiên những hoạt động của ông ít nhiều đều
có tính mục đích.
Để sửa sang lại đất nước, ông Đùng rứt những sợi tóc của mình bện thành quang để gánh đất đá lấp
biển. Từ phía tây, ông quảy hai hòn thả xuống phía đông, chặn ngoài biển Đông, cứ như bây giờ là
cửa Hội. Vì hai hòn đá vừa cao vừa dài, biển không thể nhận chìm được nên ngày nay ta vẫn còn thấy
đó là Song Ngư. […].
Ông Đùng còn kéo những hòn đá, hòn đất lẻ tẻ xếp thành dãy dài dãy ngắn to nhỏ không chừng, nên
mới có những dãy Đại Ngàn, dãy Thiên Nhẫn, dãy Đại Huệ… Có lần, một bà tiên thấy vậy mới đố ông
trong một đêm dẫn dắt làm sao chụm lại gần nhau cho được một trăm ngọn. Để trổ tài, đêm ấy ông
Đùng ra sức, mới quá canh tư mà chín mươi chín ngọn đã kéo về và đắp xong. Sợ thua cuộc, bà tiên
liền giả làm tiếng gà gáy. Sợ lộ chuyện để cho Trời biết thì không hay, ông Đùng bèn bỏ dở công việc
đã làm, đi thẳng. Do đó mà dãy Hồng Lĩnh ngày nay chỉ có chín mươi chín ngọn. Còn một ngọn chưa
kịp xây tuy đã kéo về còn nằm bên kia sông Lam, đó là núi Quyết (cũng có người cho đó là núi Rum
tức Lam Thành).
Để chặn nước lũ, ông Đùng còn gánh đất đổ xuống một nơi bây giờ là hòn núi Rum (Hưng Nguyên).
Chuyến gánh ấy có một ít đất lọt sảo rơi xuống ở gần đó, bây giờ là hòn núi Đất. Ông còn định gánh
đá về chặn lên đỉnh cho nước khỏi trôi, nhưng gánh chưa đến nơi thì không may lần này quang lại đứt
nữa, đá văng ra, bây giờ chúng ta có hòn đá Mượu trên đỉnh Lam Thành Sơn.
(Dẫn theo Văn học Việt Nam - Văn học dân gian - Những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị (chủ
biên), NXB Giáo dục, 2000, tr.18 - 19)
Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, ông Đùng có hình dạng và phẩm chất ra sao? (0.5
điểm)
Câu 2. Theo văn bản, những việc ông Đùng đã làm xuất phát từ mục đích nào? (0.5 điểm)
Câu 3. Tác giả dân gian miêu tả công việc của ông Đùng nhằm lí giải điều gì? (1.0 điểm)
Câu 4. Nêu tác dụng của các chi tiết kì ảo trong văn bản. (1.0 điểm)
Câu 5. Qua hình tượng ông Đùng, người xưa thể hiện quan niệm, nhận thức như thế nào về thế giới tự
nhiên? Từ đó, nhân dân gửi gắm những khát vọng và thái độ, tình cảm gì? (1,5 điểm)
Câu 6. Cách lí giải quá trình tạo lập thế giới của người xưa là một trong những điều làm nên vẻ đẹp
“một đi không trở lại” của thần thoại. Cách lí giải ấy qua văn bản trên có còn sức hấp dẫn đối với em
không? Vì sao? (1,5 điểm)
B. PHẦN RIÊNG (HS chỉ làm 1 phần ứng với mỗi lớp chuyên hoặc không chuyên)
PHẦN DÀNH CHO HS CÁC LỚP KHÔNG CHUYÊN
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về tinh thần tự học của học sinh ngày nay.
PHẦN DÀNH CHO HS LỚP CHUYÊN
II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)
Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu nói sau: “Biết mình không biết là
một bước tiến dài dẫn đến sự hiểu biết” (Benjamin Disraeli).

----------- HẾT ----------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (2023-2024)
Môn: NGỮ VĂN - Chương trình: Lớp 10
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án
và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến theo quy định hiện hành.
B. Đề và đáp án
PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM
I. ĐỌC Câu 1. Trong cái nhìn của con người thời cổ đại, ông Đùng có hình dạng vĩ đại, 0.5
HIỂU khổng lồ và mang phẩm chất chất phác, vô tư.
Câu 2. Theo văn bản, những việc ông Đùng đã làm để sửa sang lại đất nước, trổ 0.5
tài và ngăn chặn nước lũ.
Câu 3. Tác giả dân gian miêu tả công việc của ông Đùng nhằm lí giải sự hình 1.0
thành núi sông, các địa danh ở vùng Nghệ Tĩnh xưa.
Câu 4. Tác dụng của các chi tiết kì ảo trong văn bản là: 1.0
- Thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện.
- Tạo nên sự li kì hấp dẫn cho câu chuyện.
- Góp phần khắc họa ngoại hình và sức mạnh phi thường của ông Đùng trong
quá trình tạo lập núi sông.
- Thể hiện trí tưởng tượng kì diệu của người cổ đại.
Câu 5. 1.5
- Qua hình tượng ông Đùng, người xưa quan niệm vạn vật đều có linh hồn. Thế
giới tự nhiên là một thế lực siêu nhiên chi phối thế giới và cuộc sống của con
người,…
- Họ gửi vào hình tượng khát vọng nhận thức, lí giải và chinh phục thế giới tự
nhiên.
- Họ còn thể hiện sự sùng bái, tôn kính đối với thế giới tự nhiên.
Câu 6.
- Qua văn bản trên, người xưa đã lí giải quá trình tạo lập thế giới bằng trí tưởng 0.25
tượng, hư cấu độc đáo của mình.
- HS bày tỏ cụ thể quan điểm cá nhân. 0.25
- HS có lí giải theo ý riêng, thuyết phục, sâu sắc và hợp lí. 1.0
II. VIẾT Anh/Chị hãy một viết bài văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ về tinh thần tự học 4.0
(Dành cho của học sinh ngày nay.
học sinh a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0.25
không Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
chuyên) khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Tinh thần tự học của học sinh ngày nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần
bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ,
lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý: 0.5
* Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận.
* Bàn luận. 2.25
- Giải thích: Tinh thần tự học là ý thức tự rèn luyện, trau dồi bản thân, thu nhận
kiến thức và hình thành kĩ sống.
- Biểu hiện của người có tinh thần tự học: Luôn cố gắng, nỗ lực học tập, tìm tòi
những cái hay, cái mới, không ngừng học hỏi ở mọi lúc mọi nơi; có ý thức tự
giác, không để người khác phải nhắc nhở về việc học tập của mình;…
- Vai trò, ý nghĩa của tinh thần tự học: Tự học giúp khắc sâu kiến thức và vận
dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống; giúp người
học thêm hứng thú học tập, trở nên năng động, sáng tạo, không phụ thuộc vào
người khác;…
- Giải pháp nâng cao tinh thần tự học: xác định rõ mục tiêu học tập, lập kế hoạch
học tập, luôn kiên trì và quyết tâm;…
- Đánh giá, mở rộng.
* Bài học cá nhân.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có
cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
II. VIẾT Anh/Chị hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu nói sau: 4.0
(Dành cho “Biết mình không biết là một bước tiến dài dẫn đến sự hiểu biết” (Benjamin
học sinh Disraeli).
chuyên
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0.25
Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0.25
Vai trò của sự tự ý thức cái không biết và nỗ lực hoàn thiện bản thân của mỗi cá
nhân, trước hết trên lĩnh vực tri thức.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được vấn đề cần
bàn luận, nêu rõ lí do và quan điểm của bản thân, hệ thống luận điểm chặt chẽ,
lập luận thuyết phục, sử dụng dẫn chứng thuyết phục.
Sau đây là một hướng gợi ý: 0.5
* Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. 2.25
* Giải thích:
- Biết mình không biết: Tự nhận thức được sự thiếu hụt, sự yếu kém, khiếm
khuyết của bản thân, đặc biệt ở lĩnh vực tri thức.
- Bước tiến dài dẫn đến sự hiểu biết: Là quá trình con người nỗ lực tìm cách lấp
đầy sự thiếu hụt nhằm chiếm lĩnh tri thức, hoàn thiện bản thân.
- Câu nói của chính trị gia người Anh - Benjamin Disraeli đề cao vai trò của sự
tự ý thức cái không biết và nỗ lực hoàn thiện mình của mỗi cá nhân, trước hết
trên lĩnh vực tri thức.
* Bàn luận:
- Tri thức không có giới hạn nên con người cần phải học hỏi không ngừng suốt
cả cuộc đời.
- Sự hiểu biết của con người là kết quả của một quá trình dài phấn đấu, đi từ
chưa biết đến biết.
- Mỗi chúng ta cần biết vượt lên chính bản thân, thừa nhận sự không biết của
mình để tiến bộ. Việc thừa nhận sự không biết của bản thân là cơ hội để nâng
cao, hoàn thiện chính mình.
- Muốn tiến bộ thực sự, con người không thể dừng lại ở chỗ thừa nhận sự không
biết của bản thân. Điều quan trọng là phải biết lập kế hoạch và hành động để phá
vỡ các giới hạn hiện tại của tri thức, tạo ra những hiểu biết mới để phát huy tận
độ năng lực của bản thân nhằm đáp ứng mọi yêu cầu cũng như đòi hỏi của thời
đại.
- Đánh giá, mở rộng.
* Bài học cá nhân.
d. Chính tả, ngữ pháp 0.25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0.5
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có ý tưởng riêng phù hợp với vấn đề nghị luận; có
cách lập luận, diễn đạt mới mẻ.
Lưu ý chung:
1. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi
câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
2. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài
đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
3. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.

TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV


KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (2023 – 2024)
Môn: Ngữ văn - Lớp 11
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

A. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC HS


I. ĐỌC (6,0 điểm)
Đọc văn bản:
BỐN PHÚT MỘT DẶM
Triết gia Arthur Schopenhauer từng nhận xét rằng: “Đa số người ta giới hạn tầm nhìn của mình theo
giới hạn của người khác. Một vài người không như thế. Hãy theo họ”. Một ý tưởng hay. Cuộc sống
bạn chứng kiến lúc này không nhất thiết cũng là cuộc sống của tương lai. Bạn có thể nhìn sự việc bằng
đôi mắt sợ hãi, đầy hạn chế và nhiều ảo tưởng sai lầm. Một khi biết chùi sạch những vết bẩn trên mắt
kiếng mà bạn đang đeo để nhìn ra thế giới, mọi chuyện khác hẳn. Hàng loạt khả năng mới mẻ xuất
hiện. Hãy nhớ: ta vẫn nhìn thế giới không phải theo kiểu của nó, mà theo kiểu của ta. Ý tưởng này đã
thay đổi đời tôi cách đây hơn mười năm khi còn là một luật sư khốn khổ đang tìm một cuộc sống tốt
đẹp hơn.
Trước năm 1954, người ta tin rằng không vận động viên chạy nào có thể vượt qua giới hạn bốn phút
một dặm. Nhưng sau khi Roger Bannister phá vỡ kỷ lục ấy, nhiều vận động viên khác đã liên tiếp phá
vỡ nó – chỉ trong vòng vài tuần. Tại sao vậy? Bởi vì Roger Bannister đã cho mọi người thấy điều có
thể xảy ra. Họ có được ví dụ tham khảo mới. Và với lòng tin đó, họ đã làm được điều không thể.
Vậy rào cản “bốn phút một dặm” của bạn là gì? Thứ vớ vẩn nào mà bạn đã tự huyễn hoặc mình rằng
bất khả thi? Bạn đã tạo ra giả định sai lầm nào về điều bạn không thể có, không thể làm, không thể trở
thành? Suy nghĩ sẽ tạo nên thực tại. Lòng tin sẽ thực sự trở thành lời tiên báo những gì mình làm được
(bởi vì lòng tin hướng dẫn hành động – và bạn không bao giờ hành động theo cách trái ngược với điều
mình tin; tầm cỡ cuộc đời phản ánh tầm cỡ suy nghĩ). Nếu tin rằng điều gì đó không thể xảy ra, bạn sẽ
không bao giờ hành động để nó thành hiện thực. Kiểu suy nghĩ “điều bất khả thi” sẽ tự động thể hiện.
Những giới hạn trong nhận thức sẽ trở thành dây xích trói buộc không cho bạn đạt tới sự hoàn thiện
mà lẽ ra bạn sẽ đạt tới. Bạn giỏi hơn giới hạn đó nhiều. Bác sĩ giải phẫu thần kinh nổi tiếng Ben
Carson nhận ra điều đó khi nói rằng: “Chẳng hề có người trung bình nào hết. Chỉ cần bạn có một
khối óc bình thường, bạn có thể trở thành người vượt trội”.
(Trích Điều vĩ đại đời thường, Robin Sharma, Phạm Anh Tuấn dịch, Nhà xuất bản Trẻ, 2021, tr.63-64)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Xác định luận đề của văn bản. (0,5 điểm)
Câu 2. Chỉ ra hai luận điểm được triển khai trong văn bản. (0,5 điểm)
Câu 3. Chỉ ra một yếu tố tự sự được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)
Câu 4. Tác giả đã thể hiện thái độ như thế nào đối với vấn đề được nêu trong văn bản? (1,0 điểm)
Câu 5. Những câu nghi vấn liên tiếp được đặt ra: “Vậy rào cản “bốn phút một dặm” của bạn là gì?
Thứ vớ vẩn nào mà bạn đã tự huyễn hoặc mình rằng bất khả thi? Bạn đã tạo ra giả định sai lầm nào
về điều bạn không thể có, không thể làm, không thể trở thành?” có tác dụng gì? (1,5 điểm)
Câu 6. Anh/Chị có đồng ý với quan niệm của tác giả: “Những giới hạn trong nhận thức sẽ trở thành
dây xích trói buộc không cho bạn đạt tới sự hoàn thiện mà lẽ ra bạn sẽ đạt tới” không? Vì sao? (2,0
điểm)

B. PHẦN RIÊNG (HS chỉ làm 1 phần ứng với mỗi lớp chuyên hoặc không chuyên)
PHẦN DÀNH CHO HS CÁC LỚP KHÔNG CHUYÊN
II. VIẾT (4,0 điểm)
Nhà triết học Friedrich Engels từng nói: Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
PHẦN DÀNH CHO HS LỚP CHUYÊN
II. VIẾT (4,0 điểm)
Nhà triết học W. Goethe từng nói: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách
trưởng thành trong bão táp.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
-----------HẾT----------
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HV KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
(2023 – 2024)
Môn: Ngữ văn - Lớp: 11

HƯỚNG DẪN CHẤM


A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách chấm đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án
và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và
được thống nhất trong Tổ bộ môn của trường.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến theo quy định hiện hành.
B. Đề và đáp án
PHẦN ĐÁP ÁN ĐIỂM
I Câu 1. Luận đề: Vượt qua những giới hạn trong cuộc sống. 0,5
Câu 2. Các luận điểm: 0.5
- Đừng để người khác hoặc chính bản thân đặt ra giới hạn cho mình.
- Con người có thể vượt qua những giới hạn nếu có niềm tin vào khả năng của
mình.
Câu 3. Yếu tố tự sự: Trước năm 1954, người ta tin rằng không vận động viên 0,5
chạy nào có thể vượt qua giới hạn bốn phút một dặm. Nhưng sau khi Roger
Bannister phá vỡ kỷ lục ấy, nhiều vận động viên khác đã liên tiếp phá vỡ nó –
chỉ trong vòng vài tuần.
Câu 4. Thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản: đồng tình với quan điểm đừng 1,0
để người khác hoặc chính bản thân đặt ra giới hạn cho mình; tin tưởng vào khả
năng vượt qua những giới hạn của con người.
Câu 5. 1,5
Tác dụng của những câu nghi vấn liên tiếp:
- Tác động vào tư tưởng, tình cảm của người đọc, nhắc nhở người đọc phải nhìn
nhận lại những rào cản, giới hạn mà bản thân tự đặt ra hoặc không dám vượt
qua. Từ đó, khích lệ, động viên mỗi người vượt qua những giới hạn đó.
- Tạo giọng điệu hùng hồn, tha thiết, tăng tính hùng biện, tính thuyết phục.
Câu 6. 2,0
- HS bày tỏ quan điểm: đồng tình; không đồng tình; vừa đồng tình vừa không
đồng tình.
- HS nêu lí do để bảo vệ quan điểm của mình.
GV căn cứ vào câu trả lời của HS để cho điểm. Có thể trả lời theo hướng sau:
- Đồng tình với quan điểm của tác giả vì:
+ Những giới hạn trong nhận thức sẽ làm cho con người sợ hãi, hèn nhát, không
tin tưởng vào năng lực bản thân, không dám hành động để thực hiện ước mơ,
khát vọng của mình.
+ Những giới hạn trong nhận thức cũng làm con người hài lòng với những gì
mình đã có, hình thành lối sống an phận, tẻ nhạt, thủ tiêu ý chí phấn đấu, nỗ lực
vươn lên để trở nên vượt trội, hoàn thiện hơn.
+ Vượt qua những giới hạn trong nhận thức, bạn sẽ đạt tới sự hoàn thiện, bởi lúc
đó, chúng ta phát huy hết khả năng của mình, không ngừng học hỏi, đổi mới,
sáng tạo, không ngại dấn thân để thực hiện lí tưởng của mình.
II Phần dành cho lớp không chuyên: 4,0
Nhà triết học Friedrich Engels từng nói: Trang bị quý nhất của con người là
khiêm tốn và giản dị.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0,25
Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Trang bị quý nhất của con người là khiêm tốn và giản dị.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
Thí sinh có thể triển khai trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm
sáng tỏ cho quan điểm của mình theo nhiều cách, bảo đảm hợp lí, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một hướng gợi ý:
* Giới thiệu: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của
người viết về vấn đề.
* Giải thích:
- Khiêm tốn: có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không
tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.
- Giản dị: đơn giản một cách tự nhiên trong phong cách sống.
- Câu nói của Friedrich Engels khẳng định khiêm tốn và giản dị là hai phẩm chất
đáng quý của con người; những đức tính ấy góp phần làm nên nhân cách và giá
trị đích thực của con người.
* Bàn luận:
- Khiêm tốn là trang bị quý nhất của con người:
+ Khiêm tốn sẽ giúp cho con người luôn có ý thức phấn đấu, hướng con người
không ngừng vươn lên để hoàn thiện bản thân.
+ Người có đức tính khiêm tốn sẽ được mọi người quý trọng.
- Giản dị là trang bị quý nhất của con người:
+ Giản dị làm nên vẻ đẹp đích thực của con người trong lòng mọi người.
+ Giản dị sẽ giúp con người dễ hòa đồng với xã hội.
* Phản biện các ý kiến trái chiều
* Khẳng định quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất,
giải pháp phù hợp.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Phần dành cho lớp chuyên: 4,0
Nhà triết học W. Goethe từng nói: Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh
lặng, còn tính cách trưởng thành trong bão táp.
Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận 0,25
Có đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển
khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,5
Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng, còn tính cách trưởng thành trong
bão táp.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm 2.5
Thí sinh có thể triển khai trình bày hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng để làm
sáng tỏ cho quan điểm của mình theo nhiều cách, bảo đảm hợp lí, phù hợp với
chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Sau đây là một hướng gợi ý:
* Giới thiệu: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của
người viết về vấn đề.
* Giải thích:
- Trí tuệ là khả năng nhận thức của lí tính, giúp con người đạt đến một trình độ
hiểu biết nhất định.
- Trưởng thành là sự phát triển vươn tới sự hoàn thiện.
- Tĩnh lặng thể hiện sự suy tư, trầm lắng.
- Bão táp chỉ những khó khăn, thử thách trong cuộc đời.
- Câu nói của W. Goethe khái quát quá trình trưởng thành của trí tuệ và tính
cách. Để có trí tuệ, con người phải suy nghĩ trong tĩnh lặng nhưng để trưởng
thành trong tính cách con người phải trải qua những khó khăn, thử thách.
* Bàn luận:
- Trí tuệ con người trưởng thành trong tĩnh lặng:
+ Học hỏi vốn là một quá trình tư duy lâu dài, bền bỉ và diễn ra xuyên suốt cuộc
đời mỗi một con người.
+ Quá trình tiếp nhận tri thức của con người phải nghiền ngẫm, suy xét để hiểu
biết và vận dụng phù hợp.
- Tính cách trưởng thành trong bão táp:
+ Trải qua nhiều phong ba bão táp và giông tố của cuộc đời, con người sẽ rèn
luyện được bản lĩnh kiên cường và có tính cách mạnh mẽ, độc lập.
+ Nếu luôn được sống trong sự bao bọc, chở che, con người sẽ trở nên yếu mềm,
thiếu bản lĩnh, không tự đứng vững bằng đôi chân của mình và dễ dàng đầu
hàng, buông xuôi trước sóng gió cuộc đời.
* Phản biện các ý kiến trái chiều
* Khẳng định quan điểm của người viết về vấn đề; đưa ra những đề xuất,
giải pháp phù hợp.
d. Chính tả, ngữ pháp 0,25
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo 0,5
Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn phong trôi chảy.
Lưu ý chung:
1. Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết đối với từng ý nhỏ, chỉ nêu mức điểm của các
phần nội dung lớn nhất thiết phải có.
2. Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm với những bài viết đáp ứng đầy đủ những yêu cầu đã nêu ở mỗi
câu, đồng thời phải được triển khai chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, có cảm xúc.
3. Khuyến khích những bài viết có sáng tạo. Chấp nhận bài viết không giống đáp án, có những ý ngoài
đáp án, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
4. Không cho điểm cao đối với những bài chỉ nêu chung chung, sáo rỗng.
5. Cần trừ điểm với những lỗi hành văn, ngữ pháp và chính tả.

You might also like