Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

8.

Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874:\
Notes: aaaaa: nội dung chèn vào powerpoint, tóm tắt bài học
aaaaaa: câu hỏi dẫn dắt vào bài học, giải thích thêm
a. Quan quân triều đình kháng chiến:
(?) Khi Pháp đánh Bắc Kì triều đình nhà Nguyễn đối phó ra sao?
- Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội: 100 nghĩa binh triều đình dưới sự chỉ huy của viên
chưởng cơ ở Ô Quan Chưởng đã chiến đấu anh dũng và hi sinh đến người cuối cùng.
- Trong thành, Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc quân sĩ chiến đấu dũng cảm.
(Nguyễn Tri Phương là người từng được triều đình cử chỉ huy chống Pháp tại mặt trần Đà
Nẵng, kế sách vường không nhà trống, xây thành, đắp lũy của ông lúc đó đã khiến thực dân
Pháp sa lầy tại Đà Nẵng. Lần thứ hai, ông được triều đình cử vào Gia Định, ông đã xây dựng
lại đồn Chí Hòa để chặn giặc, nhưng lần này đại đồn của ông không chịu nổi sức công phá
bởi vũ khí đại bác của Pháp, vì vậy đại đồn thất thủ. Lần thứ 3 vào năm 1872, ông được triều
đình cử đi giữ Tuyến sát tổng sứ đại thàn, thay mặt triều đình đi xem xét việc quân sự ở Bắc
Kì, lầm tổng đốc thành Hà Nội, khi Pháp tới Hà Nội khiêu chiến, quan quân triều đình tỏ ra
lúng túng, bị động, vũ khí thô sơ, mặc dù chiến đấu anh dũng, song thành Hà Nội vẫn thất
thủ, Nguyễn Tri Phương bị đúng đạn ở bụng, ông mất tại đây).
- Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh lính đã chiến đấu và hi sinh anh dũng tại ô
Quan Trưởng
- Trong thành: Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu và hi sinh.
-> Nguyễn Tri Phương hi sinh, thành Hà Nội thất thủ, quân triều đình nhanh chóng tan
rã.
b. Phong trào kháng chiến của nhân dân:
(?) Trước cuộc xâm lược trắng trợn của thực dân Pháp, nhân dân Bắc Kì đã kháng chiến như
thế nào?
Trong suốt cuộc kháng chiến chống Pháp, nhà Nguyễn không một lần hiệu triệu nhân dân mà
nhân dân tự động kháng chiến.
+ Ngay từ khi Pháp chưa đánh thành Hà Nội nhân dân Hà Nội đã bất hợp tác với giặc, bỏ
thuốc độc xuống giếng nước ăn, đốt kho đạn của địch ở ven sông Hồng, không bán lương
thực, thực phẩm cho giặc.
+ Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội tiếp tục kháng chiến. Các sĩ phu văn thân yêu
nước đã lập nghĩa hội, bí mật tổ chức chống Pháp, nhân dân các tỉnh anh dũng chiến đấu ->
buộc Pháp phải rút về thành cố thủ tại các tỉnh lị. Cùng lúc đó, quân Pháp tại Hà Nội bị quân
ta bao vây uy hiếp, Pháp phải bỏ Nam Định về ứng cứu cho Hà Nội và bị ta phục kích tại Cầu
Giấy, giết chết Gác-ni-e làm nên chiến thắng Cầu Giấy vang dội (21/12/1873).
- Ngay khi Pháp đặt chân đến Hà Nội, nhân dân ta chủ động kháng chiến không hợp tác
với giặc.
- Khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân Hà Nội và nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ
vẫn tiếp tục chiến đấu -> buộc Pháp phải rút về các tỉnh lỵ cố thủ.
- Ngày 21/12/1873, quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận -> Thực dân
Pháp hoang mang, chủ động thương lượng với triều đình.
- Năm 1784, triều đình kí với thực dân Pháp điều ước Giáp Tuất, dâng toàn bộ 6 tỉnh Nam
Kì cho Pháp.
-> Hiệp ước gây nên làn sóng bất bình trong nhân dân -> Phong trào kháng chiến kết
hợp giữa chống thực dân với chống phong kiến đầu hàng.

You might also like