Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HCM
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TẬP TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

SVTH: Nhóm 07

Trần Ngọc Hoàng Anh MSSV: 2005210957 LỚP:12DHTP02


Đặng Thị Ngọc Trâm MSSV: 2005210878 LỚP:12DHTP02
Nguyễn Tường Vy MSSV: 2005211221
LỚP:12DHTP02
Nguyễn Tường Vy MSSV: 2005211047
LỚP:12DHTP02

TP HỒ CHÍ MINH, 2022


MỤC LỤC
MỤC LỤC.....................................................................................................................i
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................iii
1. LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
2. NỘI DUNG.............................................................................................................. 2
2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường.........................................................................2
2.1.1. Khái niệm...................................................................................................2
2.1.2. Mức độ chịu đựng.......................................................................................2
2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường............................................................................2
2.2.1. Ô nhiễm không khí.....................................................................................2
2.2.2. Ô nhiễm nguồn nước..................................................................................6
2.2.3. Ô nhiễm do rác thải nhựa...........................................................................8
3. NGUYÊN NHÂN CHUNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG.........................10
3.1. Nguyên nhân xã hội.........................................................................................10
3.1.1. Chưa hoàn thiện về công nghệ - quy trình sản xuất................................10
3.1.2. Bùng nổ dân số........................................................................................10
3.2. Nguyên nhân con người...................................................................................11
4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG..................11
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................12

i
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.Ô nhiễm do quá trình đốt ..................................................................................4


Hình 2. Ô nhiễm nước do tự nhiên ...............................................................................6
Hình 3. Ô nhiễm nước do nhân tạo...............................................................................6
Hình 4. Ô nhiễm do rác thải nhựa.................................................................................8

ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Tỷ lệ % của bụi theo kích thước trang3


Bảng 2: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ xe ô tô trang5

Biểu đồ 1 : Nồng độ bụi mùa nắng và mùa mưa năm 2012 trang3
Biểu đồ 2 : Biểu đồ nước thải sinh hoạt của các vùng trên cả nước năm 2018
trang7

Biểu đồ 3 : Biểu đồ lượng rác thải nhựa tăng chóng mặt theo từng năm trang9

iii
1. MỞ ĐẦU:

Môi trường sống-cái nôi của nhân loại đang càng ngày ô nhiễm trầm trọng do con
người. Cùng với sự phát triển của xã hội, môi trường đang từng bước bị hủy diệt là
mối quan tâm không chỉ riêng của một quốc gia nào cả. Hình trạng ô nhiễm môi
trường ở nước Việt Nam đặc biệt là các khu công nghiệp và đô thị lớn như thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng đang là mối lo ngại của các cơ quan quản lý nhà
nước về mặt môi trường cũng như toàn thể nhân dân trong khu vực. Ô nhiễm môi
trường đang ảnh hưởng trầm trọng đến sự phát triển kinh tế đất nước nói chung và sức
khỏe người dân nói riêng nhận thấy đây là vấn đề cấp bách, cần thiết với hy vọng kêu
gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường và đây cũng là lý do nhóm chúng em chọn
đề tài này.

1
2. NỘI DUNG

2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường


2.1.1. Khái niệm
Ô nhiễm môi trường là sự có mặt của các chất lạ, độc hại gây nên những biến đổi
nghiêm trọng về chất lượng của các yếu tố của môi trường như đất, nước, không khí…
Vượt qua ngưỡng chịu đựng tự nhiên của sinh thể( dẫn đến biến dạng hoặc chết hàng
loạt) và con người( ốm đau, bệnh tật, suy giảm sức khỏe, thậm chí cả chết người ).
2.1.2. Mức độ chịu đựng
Ngưỡng chịu đựng tự nhiên của các loài sinh vật khác nhau không giống nhau. Đối
với con người, ngưỡng chịu đựng được xác định bằng những tiêu chuẩn môi trường -
là những quy định về chuẩn mực giới hạn cho phép đối với các yếu tố của môi trường
như đất, nước, không khí… làm căn cứ để quản lý môi trường, nhằm đảm bảo sức
sống của sinh thể, bảo vệ sức khỏe, sự sống và khả năng lao động của con người.
2.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
2.2.1. Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển, làm biến
đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiều hướng xấu đối với sự sống. Ô
nhiễm không khí có hai nguồn: nguồn gốc tự nhiên( do núi lửa, cháy rừng, gió bụi, các
quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên,…) và nguồn gốc nhân tạo là do các
hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên.
Ô nhiễm không khí do bụi
Bụi là một tập hợp nhiều hạt, nó có kích thước khác nhau, tồn tại lâu trong không
khí dưới bụi bay, bụi lắng và các hệ khí dung nhiều pha gồm hơi, khói, mù.
Bụi bay có kích thước từ 0,001 – 10 μm bao gồm tro, muội, khói và những hạt rắn
được nghiền nhỏ, chuyển động theo kiểu Brao hoặc rơi xuống đất với vận tốc không
đổi theo định luật Stok. Về mặt sinh học, bụi này thường gây tổn thương nặng cho cơ
quan hô hấp, nhất là khi phổi nhiễm bụi thạch anh( silicose ) do hít thở phải không khí
có chứa bụi đioxit silic lâu ngày.
Bụi lắng có kích thước lớn hơn 10 μm thường rơi nhanh xuống đất theo định luật
Newton với tốc độ tăng dần. Về mặt sinh học bụi này thường gây tổn hại cho da, mắt,
gây nhiễm trùng, gây dị ứng…

2
 Theo nguồn gốc hạt bụi
Bụi hữu cơ như bụi tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa,…)
Bụi thực vật (bụi gỗ, bông, bụi phấn hoa…)
Bụi động vật (len, lông, tóc…)
Bụi nhân tạo (nhựa hóa học, cao su,…)
Bụi kim loại (sắt, đồng, chì,…)
 Theo kích thước hạt bụi

Khi D >10 m: gọi là bụi


Khi D =10 – 0,1 m: gọi là sương mù
Khi D < 0,1 m: gọi là khói

Thao tác Loại bụi  2m 2-5m 5-10m  10m


Tiện Gỗ 48 20.2 20.2 8.0
Phay Kim loại 37 31.5 9.5 2.0
Mài Đá 62 24.5 10.0 3.5
Bảng 1: Tỷ lệ % của bụi theo kích thước

0.5
mg/m3

0.4

0.3

0.2

0.1

0
K01 K02 K07 K03 K05 K08 K09 K10

Mùa nắng 2021 Mùa mưa 2022


QCVN 05: 2009/ BT NMT, Bụi =0,3

Biểu đồ 1: Nồng độ bụi mùa nắng và mùa mưa năm 2012

3
Ô nhiễm do cá c quá trình đố t
Quá trình đốt cho các hoạt động của con người, trước hết phải kể đến các quá trình
đốt nhiên liệu trong quá trình công nghệ phục vụ cho các nồi hơi, máy phát điện, các
quá trình sấy các loại nông sản, rau quả, gỗ,… Sau đó có thể kể đến quá trình đốt phá
rừng, làm rẫy, các quá trình nấu ăn… Tuy nhiên các quá trình này thường gây ít ảnh
hưởng hơn quá trình đốt nhiên liệu phục vụ cho công nghiệp. Nhiên liệu ở đây có thể
kể đến các loại xăng, dầu (DO, FO, mazut,…) các loại than đá, củi, trấu, mùn cưa,…
Tùy theo lượng nhiên liệu, thành phần, tính chất nhiên liệu và thiết bị đốt khi đốt sẽ
sinh ra các hơi khí độc có thành phần, tính chất và nồng độ khác nhau. Nhìn chung các
loại nhiên liệu trên thành phần của khí thải thường chứa các loại như bụi, SOX, NOX,
CO. Ngoài các yếu tố trên còn phải kể đến tình trạng thiết bị, trình độ vận hành của
các công nhân cũng như ảnh hưởng rất lớn đến thành phần nồng độ và tính chất của
khí thải.

Hình 1: Ô nhiễm do quá trình đốt

4
Ô nhiễm do giao thông vận tải
Các loại hoạt động giao thông vận tải của các xe cộ tàu hỏa máy bay tàu thủy cũng
gây ảnh hưởng rất lớn đến ô nhiễm môi trường.
Thông thường các loại phương tiện này cũng sử dụng các loại nhiên liệu như xăng,
đặc biệt là dầu PO, DO, mazut. Thành phần và tính chất của các chất gây ô nhiễm
trong khói thải của các phương tiện cũng giống như các quá trình đốt các loại nhiên
liệu tương tự như trên ngoài ra tiếng ồn cũng là một vấn đề đáng quan tâm trong công
tác bảo vệ môi trường.Lượng khí thải sinh ra tùy thuộc vào tính năng kỹ thuật của các
phương tiện ngoài ra nó còn phụ thuộc vào chế độ vận hành thí dụ lúc khởi động, chạy
nhanh, chạy chậm, khi phanh.

Thành phần Chế độ làm việc của động cơ


khí độc hại(%)
Chạy chậm Tăng tốc độ Giảm tốc độ

Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen

Khí CO 7,0 Vết 2,5 0,1 2,0 Vết

Hydrocarbon 0,5 0,04 0,2 0,02 1,0 0,03

NOx (ppm) 30 60 1050 850 20 30

Bảng2. Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ xe ô tô

Ví dụ: Nhà máy hóa chất Thủ Đức tiêu thụ trong một năm 395.000 tấn dầu FO với
thành phần của lưu huỳnh là 2,9% khối lượng. Hãy tính lượng SO2 sinh ra trong một
năm của nhà máy trên.
GIẢI
Tính lượng lưu huỳnh đốt trong một năm
2,9% khối lượng = 29 kg lưu huỳnh trên một/nhiên liệu

5
Vậy lượng nhiên liệu tiêu thụ trog một năm là
29kg/tấn * 395.000 tấn/năm = 11.455 tấn lưu huỳnh/năm.

6
2.2.2. Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, … bị các hoạt động
của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và các loài sinh vật. Ô
nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục
đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật.
Theo nguồn gốc gây ôn nhiễm thì ô nhiễm môi trường nước gồm 2 loại:
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, gió bão, lũ lụt… đưa vào môi trường
nước các chất thải bẩn, sinh vật có hại kể cả xác chết của chúng.
Hình
2: Ô
nhiễm
nước
do tự
nhiên
Ô
nhiễm
nước

nguồn
gốc nhân tạo: quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải
sinh họat, công nghiệp, nông nghiệp…vào nước.

Hình 3: Ô nhiễm do nhân tạo

7
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước:
Ô nhiễm vô cơ
Ô nhiễm hữu cơ
Ô nhiễm hóa chất
Ô nhiễm sinh học và các tác nhân vật lý.

 Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Do rác thải trong y tế và sinh hoạt: vấn nạn này đã, đang và không ngừng là tác
nhân gây ô nhiễm môi trường nước rất nghiêm trọng. Với lượng bệnh nhân lớn luôn
được tiếp nhận tại các bệnh viện, nếu các cơ sở này không có phương hướng rác thải
dụng cụ y tế đúng cách thì sẽ là mối đe dọa rất lớn cho môi trường
Do điều kiện tự nhiên: lũ lụt, hạn hán, gió bão… là những tác nhân ảnh hưởng
nghiêm trọng đến nguồn nước. Song song với những tác nhân gây ô nhiễm này thì hiện
tượng động thực vật chết cũng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn nước trong tự nhiên, cụ
thể như ao, hồ, sông, suối… đều bị ảnh hưởng.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường nước các lưu vực sông tỉ lệ nước thải trực tiếp
ra các ao hồ hay kênh rạch dẫn ra sông là khá cao. Theo số liệu tính toán, khu vực
Đông Nam Bộ (ĐNB) và đồng bằng sông Hồng (là hai vùng tập trung nhiều lượng
nước thải sinh hoạt nhất cả nước. Kết quả ước tính lượng nước thải sinh hoạt phát sinh
trên một đơn vị diện tích tại các vùng trên cả nước cũng cho thấy áp lực về nước thải
sinh hoạt đối với vùng ĐBSH là lớn nhất, tiếp đến là khu vực ĐNB.

Tỉ lệ đóng góp nước thải sinh hoạt phát sinh


tại các vùng trên cả nước năm 2018

20% 18%

6%

23%

21%

12%

Đồng bằng sông Cửu Long Đồng bằng sông Hồng Trung du miền núi phía Bắc
BTB và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ

8
Biểu đồ 2: nước thải sinh hoạt của các vùng trên cả nước năm 2018
2.2.3. Ô nhiễm do rác thải nhựa
Nhựa hay chất dẻo tổng hợp là sản phẩm không có sẵn trong tự nhiên mà do con
người tạo ra. Chúng có thời gian phân hủy rất lâu, có thể kéo dài đến cả trăm, ngàn
năm (chai nhựa mất tới 450 – 1000 năm mới phân hủy, ống hút nhựa và túi nilon thì
phải mất tới 100 – 500 năm…).
Rác thải nhựa là những sản phẩm nhựa sau khi đã sử dụng và được thải ra môi
trường như: Túi nhựa, chai nhựa, ống hút nhựa, các loại chất dẻo tổng hợp…

Hình 4: Ô nhiễm rác thải do nhựa


Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc mỗi năm cả thế giới có khoảng 300 triệu tấn rác
thải nhựa (trong đó, Việt Nam có khoảng 1,8 triệu tấn) đến từ nhiều nguồn khác nhau
như:
• Rác thải nhựa từ sinh hoạt: Là rác thải phát sinh từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày
của con người như túi nilon, chai nhựa, hộp nhựa,… Đặc biệt, với đời sống ngày càng
bận rộn như hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm thức ăn nhanh, đồ dùng 1 lần
ngày càng cao, kéo theo đó là lượng rác thải nhựa cũng tăng lên theo cấp số nhân.
• Rác thải nhựa từ hoạt động công nghiệp: Rác thải nhựa cũng xuất hiện từ các nhà
máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… trong cả quá trình sản xuất, thi công lẫn quá trình
sinh hoạt của cán bộ nhân viên, công nhân viên.
• Rác thải nhựa từ các khu du lịch, dịch vụ: Các điểm buôn bán, khu vui chơi giải
trí, nhà hàng, khách sạn… cũng là nơi xuất phát của rất nhiều rác thải nhựa.

9
• Rác thải nhựa từ y tế: Do đặc thù của ngành y tế là sử dụng đồ dùng 1 lần để giảm
thiểu nguy cơ lây nhiễm, quy định nghiêm ngặt về an toàn nên lượng rác thải nhựa từ y
tế là rất lớn. Các loại rác thải từ y tế gồm: túi nilon, bao gói vật tư thiết bị y tế, dụng cụ
đóng gói thuốc, hóa chất hay kim tiêm, găng tay, chai, lọ, thuốc…
• Rác thải từ hàng hóa nhập khẩu: Khi nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài, nhất là
nhu cầu mua hàng Trung Quốc tăng cao thì lượng rác thải nhựa từ các túi, hộp nhựa
đựng đồ tăng lên rất nhanh.
Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc, mỗi năm thế giới sử
dụng 500 tỷ túi nhựa và khoảng 40% nhựa được sản xuất dùng để đóng gói. Từ năm
1969 đến nay, lượng nhựa tiêu dùng đã tăng gấp 20 lần và sẽ có tăng nhanh theo cấp
số nhân trong tương lai.
• Việc trong sinh vật biển chứa nhiều mảnh vi nhựa, các rác thải nhựa trôi nổi trên
biển, cũng là nguyên nhân gây phá huỷ hay suy giảm đa dạng sinh học, làm thay đổi
cấu trúc, thành phần của hệ sinh thái biển.
• Ngoài ra, rác nhựa gây ra một bãi rác khổng lồ trên biển, làm ô nhiễm trầm trọng
môi trường biển, khiến nhiều sinh vật biển không còn “nhà” để sống và phát triển.

Biểu đồ cột lượng rác thải nhựa tăng chóng mặt theo từng năm

Thiếu

10
3. NGUYÊN NHÂN CHUNG GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

3.1. Nguyên nhân xã hội


3.1.1. Chưa hoàn thiện về công nghệ - quy trình sản xuất
Sự chưa hoàn thiện của kĩ thuật và công nghệ của nền sản xuất xã hội dưới nền văn
minh nông nghiệp và công nghiệp là một trong những nguyên nhân gây nên và thúc
đẩy ô nhiễm môi trường. Để thỏa mãn nhu cầu ngày căng tăng của con người, nền sản
xuất xã hội đã phải sử dụng một khối lượng tài nguyên thiên nhiên rất lớn và ngày
càng nhiều hơn. Trong điều kiện nền kĩ thuật và công nghệ chưa hoàn thiện và còn
nhiều hạn chế, xã hội buộc phải sử dụng phương thức khai thác tài nguyên thiên nhiên
theo bề rộng, nghĩa là đối với một loại tài nguyên nào đó chỉ dùng một vài tính năng
chủ yếu, rồi thải bỏ, chẳng hạn như than đá, dầu mỏ chỉ dùng làm nhiên liệu. Chính vì
điều đó mà tài nguyên thiên nhiên càng được khai thác nhiều thì các chất thải bỏ độc
hại ra môi trường ngày càng lớn. Hậu quả tất yếu của phương thức sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên theo bề rộng là tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt, môi
trường sống ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn.
3.1.2. Bùng nổ dân số
Tác động đến môi trường của sự gia tăng dân số thế giới có thể mô tả bằng công
thức tổng quát: I=C.P.E
Trong đó:
I: tác động môi trường cuẩ sự gia tăng dân số và các yếu tố liên qua đến dân số.
C: sự gia tăng tiêu thụ tài nguyên trên đơn vị đầu người.
P: sự gia tăng tuyệt đối dân số thế giới
E sự gia tăng tác động đến môi trường của một đơn vị tài nguyên mà con người khai
thác.
Các tác động tiêu cực của tình trạng gia tăng dân số hiện nay trên thế giới nói chung
và sự bùng nổ dân số ở một số quốc gia và khu vực nói riêng biểu hiện ở các khía
cạnh:
Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất, lương thực, thực phẩm, sản
xuất công nghiệp, …

11
Tạo ra các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân hủy của môi trường tự
nhiên trong các khu vực đô thị, khu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

3.2. Nguyên nhân do con người

Quan điểm duy nhân loại lấy con người làm trung tâm từ xa xưa, đặt biệt là trong
thế kĩ XVII – XVIII đã trở thành một quan niệm ăn vào tiềm thức con người. Con
người thống trị tự nhiên nên có thể tùy ý tác đọng lên nó, lấy đi của tự nhiên tất cả
những gì cần thiết cho cuộc sống của minh, và thực tế đã diễn ra đúng như vậy, nhất là
từ khi nổ ra cuộc cách mạng công nghiệp.
Để thoải mãn nhu cầu căng tăng của minh, con người đã khai thác, vơ vét tất cả
những nguồn tài nguyên thiên nhiên để đưa vào sản xuất, bất chấp các quy luật tồn tại
và phát triển của chúng, miễn là thu được lợi nhuận một cách cao nhất, nhanh nhất, khi
mà lợi ích kinh tế trở thành mục tiêu duy nhất và cao nhất của sự phát triển xã hội, một
tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá sự phát triển. Nhưng thực chất thì lợi ích kinh tế
do đâu mà có? Phải chăng con người đã cướp bóc từ thiên nhiên và vay mượn các thế
hệ tương lai. Những khối tài nguyên khổng lồ mà con người đem vào trong sản xuất lẽ
ra phải được coi là cái vốn của sản xuất, thế nhưng trong thực tế, chúng lại được xem
như là thu nhập xã hội, là lợi ích kinh tế mà con người được hưởng thụ. Điều đó cũng
có nghĩa là các thế hệ mai sau không có cơ hội để thỏa mãn các nhu cầu của mình từ
các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên trái đất.

4. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

 Nâng cao ý thức của người dân, vứt rác đúng nơi quy định, không xả rác lung
tung.
 Trồng cây, trồng rừng.
 Chôn lấp và đốt rác thải một cách khoa học.
 Sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường như gió, mặt trời.
 Tái chế rác thải
 Sử dụng sản phẩm hữu cơ
 Hạn chế sử dụng túi nilon.
 Hạn chế sử dụng chất tẩy rửa để ngừa tắc cống thoát nước.

12
 Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
 Thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát môi trường.
 Đầu tư, trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hoàng Kim Anh, Hóa học thực phẩm, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2005.
[2]. Trần Thị Minh Hà (chủ biên), Hóa học thực phẩm, Trường Đại học Công nghiệp
Thực phẩm TP.HCM, 2007

13

You might also like