Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ÔN TẬP ĐỊA LÍ 7

I. Trắc nghiệm: Bài 15, bài 16, chủ đề chung 2. Đô thị: Lịch sử và hiện tại.
II. Tự luận
Nội dung 1: Trình bày sự phân hóa tự nhiên ở Trung và Nam Mỹ theo chiều bắc–nam và đông -tây.
* Sự phân hóa tự nhiên theo chiều bắc – nam.
Đới khí hậu Đặc điểm khí hậu Cảnh quan
Xích đạo Nóng ẩm quanh năm Rừng mưa nhiệt đới
Cận xích đạo Một năm có 2 mùa: Rừng thưa nhiệt đới
+ mùa mưa, mùa khô rõ rệt
Nhiệt đới Nóng, lượng mưa giảm dần Rừng nhiệt đới ẩm -> xa van, cây bụi,
từ đông->tây hoang mạc
Cận nhiệt + Mùa hạ: nóng + Nơi mưa nhiều: Rừng cận nhiệt, thảo
+ Mùa đông: ấm nguyên rừng.
+ Nơi mưa ít: bán hoang mạc, hoang mạc
Ôn đới Mát mẻ quanh năm Rừng hỗn hợp, bán hoang mạc.
* Sự phân hóa tự nhiên theo chiều đông – tây.
- Ở Trung Mỹ + Phía đông và các đảo: mưa nhiều -> rừng mưa nhiệt đới phát triển.
+ Phía tây: khô hạn -> chủ yếu là xa van, rừng thưa.
- Ở Nam Mỹ:
Phía đông Ở giữa Phía tây
- Sơn nguyên bào mòn, đồi núi - Đồng bằng rộng và bằng phẳng, - Miền núi An-đét cao trung
thấp. bao gồm các đồng bằng (ĐB): bình 3000-5000m, gồm nhiều
+ Sơn nguyên Guy-a-na: nóng Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn,La Pla-ta, dãy núi, xen giữa là các thung
ẩm, rừng rậm rạp. Pam-pa. lũng và cao nguyên.
+ Sơn nguyên Bra-xin: khô hạn, + ĐB A-ma-dôn: nóng ẩm, mưa
rừng thưa, xa van là chủ yếu. nhiều, rừng mưa nhiệt đới, động
thực vật phong phú.
+ ĐB khác: mưa ít, chủ yếu là
xa van, cây bụi.

Nội dung 2: So sánh cấu trúc địa hình Bắc Mỹ và Nam Mỹ


- Giống nhau: Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa
và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.
- Khác nhau:
Bắc Mỹ Nam Mỹ
Phía đông Có dãy núi già A-pa-lát Chủ yếu là sơn nguyên
Ở giữa Đồng bằng thấp dần từ bắc xuống nam Đồng bằng thấp nối nhau
Phía tây Hệ thống Coóc-đi-e chiếm ½ diện Hệ thống An-đét chiếm 1 phần nhỏ Nam
diện tích Bắc Mỹ Mỹ nhưng cao đồ sộ hơn.

Nội dung 3: Trình bày đặc điểm dân cư, đô thị hóa, văn hóa Mỹ Latinh của Trung và Nam Mỹ.
* Đặc điểm dân cư
- Cư dân Trung và Nam Mỹ có nhiều nguồn gốc khác nhau :
+ Người Anh Điêng thuộc chủng tộc Môn-gô-lô-ít cổ.
+ Người Âu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it ( đến từ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha)
+ Người gốc Phi thuộc chủng tộc Nê-grô-it.
->Thành phần chủng tộc rất đa dạng.
- Phần lớn dân cư Trung và Nam Mỹ là người lai.
* Vấn đề đô thị hóa
- Trung và Nam Mỹ là khu vực có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thế giới.
-Tỉ lệ dân đô thị cao, chiếm khoảng 80% số dân (năm 2020).
- Quá trình đô thị hóa mang tính tự phát -> nảy sinh các vấn đề như : thất nghiệp, ô nhiễm môi
trường, tệ nạn xã hội…
* Văn hóa Mỹ la-tinh
- Sự pha trộn văn hóa của các tộc người đã hình thành ở Trung và Nam Mỹ một nền văn hoá Mỹ
Latinh độc đáo. Có rất nhiều lễ hội đặc sắc như Ca-na-van, Ô-ru-ô…
- Ngôn ngữ chính là tiếng Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thuộc ngữ hệ La-tinh.

Nội dung 4: Cho bảng số liệu dưới đây.


DIỆN TÍCH RỪNG A-MA-DÔN Ở BRA-XIN GIAI ĐOẠN 1970 – 2019
Năm 1970 1990 2000 2010 2019
2
Diện tích (triệu km ) 4,0 3,79 3,6 3,43 3,39
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019.
b) Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019.
c) Nêu nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn.
d) Nêu một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn.
Hướng dẫn
a) Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện diện tích rừng Amazon ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH


RỪNG A-MA-DÔN Ở BRA-XIN GIAI ĐOẠN 1970-2019
Triệu km2
5
4 3.79
4 3.6 3.43 3.39
3
Diện tích
2

0 Năm
1970 1990 2000 2010 2019

b) Nhận xét sự thay đổi diện tích rừng A-ma-dôn ở Bra-xin giai đoạn 1970 – 2019.
- Diện tích rừng A-ma-dôn giai đoạn 1970-2019 liên tục giảm.
+ Năm 1970 diện tích rừng là 4 triệu km2, năm 2019 giảm còn 3,39 triệu km2, diện tích rừng mất đi là
0,61 triệu km2.
c) Nguyên nhân của việc suy giảm rừng A-ma-dôn:
- Con người đã khai phá rừng A-ma-dôn để lấy gỗ, lấy đất canh tác, khai thác khoáng sản, làm đường
giao thông...
- Cháy rừng do con người hoặc tự nhiên.
d) Một số biện pháp bảo vệ rừng A-ma-dôn:
- Tăng cường giám sát hoạt động khai thác rừng.
- Trồng phục hồi rừng.
- Tuyên truyền và đẩy mạnh vai trò của người dân bản địa trong việc bảo vệ rừng.

( Các bạn HS lưu ý bài vẽ biều đồ:


+ Biểu đồ gồm: Tên biểu đồ, vẽ biểu đồ, ghi chú biểu đồ.
+ Trục hoành: Các năm chú ý chia khoảng cách, đơn vị “Năm” ở mũi tên trục.
+ Trục tung: Chia các giá trị đơn vị đều nhau, đơn vị “Triệu km2” nằm ở mũi tên trục.)

You might also like