Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP TUẦN HỌC SỐ: TRIẾT HỌC MAC-LENIN

Câu 1: vì sao triết học Mác cho rằng sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát
triển xã hội? Hãy chứng minh bằng thực tiễn công cuộc đổi mới ở việt nam hiện nay?
- Khái niệm sản xuất: Sản xuất là hoạt động không ngừng sáng tạo ra giá trị vật chất và
tinh thần nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người. Quá
trình sản xuất diễn ra trong xã hội loài người chính là sự sản xuất xã hội – sản xuất và
tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Gồm 3 phương diện không tách rời nhau: Sản xuất
vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra bản thân con người; trong đó:
- Sản xuất vật chất: Là quá trình mà trong đó con người sử dụng công cụ lao động tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên
để tạo ra của cải xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
- Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội bởi vì:
• Sản xuất vật chất là nhu cầu khách quan của sự tồn tại và phát triển của xã hội khi
loài người tách khỏi giới động vật.
• Sản xuất vật chất là cơ sở nền tảng để con người sáng tạo ra các mặt của đời sống
xã hội sáng tạo ra các giá trị văn hóa tinh thần cho xã hội.
• Sản xuất vật chất quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao quyết định sự
tiến bộ xã hội.
Ví dụ:
+ Công nhân các nhà máy làm việc để tạo ra những nhu yếu phẩm càn thiết phục vụ cho
đời sống.
+ Phát minh các thiết bị điện tử để cải tạo, nâng cấp chất lượng cuộc sống.

➢ Thực tiễn công cuộc đổi mới của nước ta hiện nay:
- Vào những thế kỉ trước từ thời kì đồ đá, trước công nguyên hay sau công nguyên đời
sống vật chất của con người vẫn chưa được đảm bảo mặc dù đã có sự cải tạo về công
cụ sản xuất. Năng suất lao động vẫn chưa hiệu quả. Song, ngày nay nhờ việc sản xuất
vật chất tiến bộ hơn trước, con người đã tập trung vào việc nghiên cứu máy móc, các
thiết bị điện tử, công cụ sản xuất...để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm giúp cho
cuộc sống con người được cải tạo, phát triển tốt hơn.
Câu 2: Đảng và nhà nước ta đã vận dụng như thế nào trong thực tiễn về mối quan hệ
biện chứng giữa LLSX với QHSX?
- Phương thức sản xuất là sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất với 1 trình độ nhất định
và quan hệ sản xuất tương ứng.
- Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa người lao dộng và tư liệu sản xuất tạo ra sức
sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên
theo nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất.

➢ Mối quan hệ giữa LLSX với QHSX:


- QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì thúc đẩy LLSX phát triển và ngược
lại nếu không phù hợp sẽ kiềm hãm sự phát triển của LLSX.
- LLSX nào thì QHSX đó và khi LLSX thay đổi thì QHSX cũng phải thay đổi theo cho
phù hợp.
- Sự tác động qua lại của QHSX đối với LLSX: tích cực, tiêu cực

➢ Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng trong thực tiễn về mối quan hệ biện chứng giữa
LLSX và QHSX:
- Trước thời kì đổi mới: Giai đoạn này kinh tế nước ta vẫn đã lạc hậu này càng gặp
nhiều khó khăn sau cuộc chiến tranh nhiều gian khổ. Lực lượng sản xuất nước ta thời
kỳ này còn thấp và chưa có nhiều điều kiện để phát triển, trình độ của người lao động
thấp, hầu hết không có chuyển môn, tay nghề, phần lớn lao động chưa qua đào tạo,
lao động chủ yếu là nông nghiệp bằng những dụ cụ thô sơ như cuốc, xẻng...
- Sau thời kì đổi mới: Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, biện pháp để đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển lực lượng san xuất, tạo “cốt vật
chất” cho quan hệ sản xuất mới. Đảng và Nhà nước ta cũng đã ban hành nhiều chinh
sách và pháp luật dễ hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng
xã hội chủ nghĩa về sở hữu, tổ chức quản lý và phân phối. Trong những năm đổi mới,
nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để tăng cường, mở rộng hợp
tác quốc tế...

You might also like