Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VẤN ĐỀ 1: ĐÒI ĐỘNG SẢN TỪ NGƯỜI THỨ BA

Câu 9: Ông Dòn có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù hay không có đền
bù? Vì sao?
Ông Dòn có được trâu thông qua giao dịch đền bù. Vì con trâu ông Dòn có được là do
giao dịch với ông Thi, cụ thể ông Thi đổi cho ông Dòn con trâu để lấy sổi. Từ đó, ta có
thể thấy đây là giao dịch mà sau khi hai bên thực hiện đều nhận được lợi ích tương
đương. Do vậy, đây là hợp đồng có đền bù.
Câu 10: Trâu có tranh chấp có phải bị lấy cắp, bị mất hay bị chiếm hữu ngoài ý chí
của ông Tài không?
Trâu có tranh chấp là tài sản bị lấy cắp, bị mất hay chiếm giữ là ngoài ý chí của ông Tài.
Ta thấy việc con trâu bị người khác chiếm hữu là ngoài ý chí của ông Tài vì ông không từ
bỏ quyền sở hữu con trâu (hàng tháng vẫn lên xem trâu), cũng không định đoạt (bán,
tặng, cho) con trâu. Khi ông Thơ dắt con trâu về qua nhà ông Tài, ông nhận ra là trâu,
nghé của mình và nói với ông Thơ nhưng ông Thơ vẫn dắt trâu về sau đó bán cho ông
Thi và được đổi cho ông Dòn, và xảy ra tranh chấp. Như vậy, con trâu có tranh chấp có
thể bị lấy cắp, bị mất hoặc bị chiếm giữ ngoài ý chí của ông Tài.
Câu 11: Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, ông Tài được đòi trâu từ ông Dòn
không? Đoạn nào quyết định câu trả lời?
Theo Tòa dân sự Toà án nhân dân tối cao, ông Tài không được đòi trâu từ ông Dòn.
Căn cứ vào Quyết định số 123/2006/DS-GĐT đoạn: “Tòa án cấp phúc thẩm nhận định
con trâu mẹ và con nghé con là của ông Tài là đúng nhưng lại cho rằng con trâu cái đang
do ông Nguyễn Văn Dòn quản lý nên ông Tài phải khởi kiện đòi ông Dòn và quyết định
chỉ buộc ông Thơ trả lại trị giá cin nghé là 900.000đ, bác yêu cầu của ông Tài đòi ông
Thơ phải trả lại con trâu mẹ là không đúng pháp luật.”
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa dân sự Tòa án nhân dân
tối cao.
Theo Điều 167 BLDS 2015 quy định về quyền đòi lại động sản không phải đăng ký
quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình: “Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người
chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với
người không có quyền định đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù
thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường
hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”. Trong trường hợp này, vì ông Dòn là
người chiếm hữu ngay tình, ông có được con trâu thông qua giao dịch có đền bù và con
trâu bị chiếm hữu ngoài ý chí của ông Tài nên ông Tài có quyền đòi lại con trâu từ ông
Dòn. Do đó, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm là có căn cứ pháp luật nên việc Tòa
dân sự Tòa án nhân dân tối cao hủy bản án dân sự phúc thẩm là chưa hợp lý.

You might also like