Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Huỳnh Ngọc Thiên Hà - ĐH Dược 15

THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM


1. ĐẠI CƯƠNG VỀ NHỊP TIM & LOẠN NHỊP TIM
- Bình thường: 60-80 nhịp/ phút.
- Loạn nhịp: > 95 nhịp/ phút.
- Nhịp tim hay loạn nhịp đều liên quan tới quá trình di chuyển của những ion qua
màng tế bào.
1.1 Nhịp tim:
 Các yếu tố làm tăng nhịp tim:
- Thần kinh giao cảm và các chất tác dụng giao cảm.
- [Ca++] cao ở dịch ngoài tế bào cơ (tim).
- Hormon thượng thận và hormon tuyến giáp.
 Các yếu tố làm giảm nhịp tim:
- Thần kinh phó giao cảm và các chất tác dụng kiểu phó giao cảm.
- [K+] cao ở dịch ngoài tế bào cơ (tim).
- Sức cản ngoại vi cao.
1.2 Loạn nhịp tim:
1.2.1 Một số khái niệm:
- Loạn nhịp tim: nhịp quá nhanh hoặc quá chậm.
- Ngoại tâm thu: nhịp tim đều nhưng thỉnh thoảng có nhịp phụ.
- Loạn nhịp tuần hoàn: nhịp loạn xạ không theo nhịp điệu.
1.2.2 Nguyên nhân sinh loạn nhịp:
- Rối loạn tính tự động của nút xoang hoặc những cấu trúc sát dưới nút xoang:
gây loạn nhịp chậm, nhịp xoang nhanh hay ngoại tâm thu.
- Rối loạn dẫn truyền hoặc do những ổ tự động phát nhịp bất thường phát ra
xung động khác nhau.
2. THUỐC CHỐNG LOẠN NHỊP TIM
2.1 Cơ chế tác dụng:
Tác động vào yếu tố điều hòa nhịp tim:
(1) Lưu thông Na+, K+ và Ca++ qua màng tế bào cơ tim
(2) Điện tim (nút và các bó dẫn truyền)
2.2 Phân loại
2.2.1 Theo cơ chế tác dụng:
(1) Thuốc ức chế kênh Na+ nhanh (làm ổn định điện thế nghỉ của màng TB
cơ tim)
1
Huỳnh Ngọc Thiên Hà - ĐH Dược 15
 Tác dụng:
- Kéo dài thời gian khử cực.
- Làm chậm dẫn truyền nhĩ-thất, dẫn truyền ngoại nút.
 Đại diện: quinidin sulfat, lidocain, flecainide acetat
(2) Thuốc ức chế β - adrenergic: atenolon, propranolol..
(3) Thuốc giảm lưu thông K+, giảm dẫn truyền nút, bó (giảm dẫn truyền
tim)
 Tác dụng: Kéo dài thời gian khử cực màng tế bào cơ tim → giảm nhịp tim.
 Đại diện: Amiodaron, Flecainid, Acecainid.
(4) Thuốc ức chế kênh calci (các CCB)
 Tác dụng:
- Giảm lượng Ca++ vào nội tế bào cơ.
- Làm chậm quá trình khử cực, kéo dài tâm trương (giãn cơ tim).
- Chỉ định chung thuốc CCB:
• Đau thắt ngực: Diltiazem ưu thế giãn động mạch vành.
• Tăng huyết áp (HA): Giãn động mạch toàn thân, hạ HA.
• Loạn nhịp tim: Verapamil ưu thế hơn các CCB khác.
2.2.2 Theo tác dụng dược lý:
- Tác dụng trên loạn nhịp nhĩ: quinidin; amiodaron; verapamil, thuốc chọn lọc
β - adrenergic.
- Tác dụng trên loạn nhịp thất.

You might also like