N I Dung Ôn Thi VH Nga-Slav Phil403n (Các L P Thư NG)

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 29

NỘI DUNG ÔN THI HẾT HỌC PHẦN

VĂN HỌC NGA – SLAV (PHIL 403 N)

1. Giới thiệu được 4 thể loại nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX (thơ; kịch; tiểu thuyết; truyện
ngắn), mỗi thể loại nêu tên được 3 tác gia; mỗi tác gia nêu được một tác phẩm tiêu biểu.
2. Pushkin: Vốn văn hóa bác học và dân gian từ thời thơ ấu; Đặc điểm thơ trữ tình Pushkin (đặc
điểm phong cách nghệ thuật, những chủ đề chính trong thơ trữ tình, “nỗi buồn sáng trong”,
những điểm tựa tinh thần thường thấy trong vận động ý thức của nhân vật trữ tình, bài thơ Con
đường mùa đông, Tôi yêu em); Đặc điểm văn xuôi Pushkin, truyện Người coi trạm, Con đầm
Pích.
1. PUSHKIN
Pushkin là “khởi đầu của mọi sự khởi đầu” trong văn học Nga (M. Gorky). Nhà thơ vĩ đại, cây
bút văn xuôi xuất sắc, nhà cách tân sân khấu Pushkin là cây cầu nối văn học Nga trong quá khứ với
hiện tại và hướng tới tương lai, là người mở cánh cửa cho văn học Nga hoà nhập và chiếm lĩnh
những đỉnh cao văn hoá thế giới.
I.VỐN VĂN HÓA BÁC HỌC VÀ DÂN GIAN TỪ THỜI THƠ ẤU
1. Vốn văn hóa bác học
- Bố của Pushkin là một sĩ quan về hưu, là một người phục vụ trong quân đội nhưng lại có ham
mê rất lớn đối với nghệ thuật. Chính vì vậy, ông đã sưu tầm tất cả những tác phẩm nổi tiếng của
nền văn học Nga cũng như văn học phương Tây.
 Thư viện lớn gần nhất Mascova lúc bấy giờ
 Pushkin có cơ hội được đọc rất nhiều tác phẩm
 Mở ra nhãn quan mới, mang cho ông ước mơ và những trải nghiệm mới
- Ngôi nhà của Pushkin là nơi diễn ra những cuộc tọa đàm của các nhà thơ, nhà văn lớn của nước
Nga
 Được lắng nghe những bài thơ mới; những cuộc trao đổi về học thuật; những bài viết phê
bình văn học
 Không khí ấy khiến nhà văn càng yêu mến văn học
2. Vốn văn hóa dân gian
- Ảnh hưởng của bà nhũ mẫu:
+ Mẹ của Pushkin không bao giờ quan tâm đến ông => Bà nhũ mẫu như một người mẹ, là chỗ
dựa tinh thần của Pushkin
+ Bà nhũ mẫu xuất thân từ tầng lớp nông nô
+ Những câu chuyện cổ tích, những truyền thuyết, những bài hát ru
 Đem đến cho nhà văn cảm quan về tiếng Nga, yêu tiếng Nga hơn và cách tân ngôn
ngữ Nga
 Bà nhũ mẫu là người đem đến cho Pushkin nền văn hóa dân gian của nước Nga
- Ảnh hưởng của ông lão bộc:
+ Người đã đưa Pushkin đến với lịch sử của nước Nga qua những câu chuyện lịch sử của TK
XVII, XVIII qua cách kể hay tuyệt vời
 Lịch sử nước Nga chính là lịch sử bắt nguồn từ những người nông nô
II. ĐẶC ĐIỂM THƠ TRỮ TÌNH PUSHKIN
Thơ Puskin mang nặng tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng tâm trạng ấy luôn hướng đến sự
cân bằng hài hòa đến kì lạ. Trong thơ Puskin có bầu trời nhưng bầu trời, nhưng bầu trời ấy bao giờ
cũng hòa vào mặt đất

Đặc trưng lớn nhất của thơ Puskin: những nỗi buồn trong sáng xuất phát từ sự ý thức được
những quy luật vận động của cuộc sống, điểm tựa cội nguồn, hơi ấm tình người, khát vọng sáng tạo
không tắt ở trong lòng mình

1. Đặc điểm phong cách nghệ thuật: Ông được xem là “mặt trời của thi ca Nga”.
 Kết cấu
- Mang tính đối xứng được thể hiện ở sự hài hòa giữa các đối cực. Các đối cực ấy là những
xúc cảm của một chủ thể động, được thể hiện qua sự vận động tâm tưởng nhân vật trữ tình và sở
trường của Puskin là hóa giải mâu thuẫn với các đối cực tâm trạng để đạt tới cảm xúc hài hòa.
- Cảm xúc sầu buồn là tâm trạng xuyên suốt các trang thơ nhưng tác giả đã trang bị để nỗi sầu
buồn ấy không còn đáng sợ nữa. Màu sắc, hình ảnh,âm thanh trong thơ Puskin thường mang nặng
tâm trạng của nhân vật trữ tình, nhưng tâm trạng ấy thường hướng tới sự cân bằng, hài hòa đến kì lạ.
- Câu thơ đầu – cuối trong thơ ông luôn giằng xé, ông thích sử dụng kết cấu đối xứng để
tạo nên sự hài hoà
- Nếu như văn chương cổ điển sự hài hoà là một kiệt ác >< Puskhin, sự hài hoà là hướng thế
giới bất cân xứng về sự hài hoà.
 Hàm súc, cô đọng: Tính phương Đông >< phương Tây: mạch cảm xúc trào ra. Puskhin muốn cô
đọng, gợi nhiều hơn nói
 Ngôn từ giản dị, trong sáng
- Chỉ sử dụng mỹ từ khi cần phong cách hoá. Bình thường, đưa lời thơ gần với văn
xuôi, mà vẫn giữ được là thi ca “tôi yêu em”
2. Đề tài
 Thơ viết về đề tài tự do
- Puskhin khẳng dịnh ông là “ca sĩ của tự do”, “gieo giống tự do”.
- Ông không chấp nhận ràng buộc. Vì sự tự do mới hưng thịnh, nô lệ mới siêu vong
 Thơ viết về vẻ đẹp nội tâm của con người
- Cái nhìn nhân văn về con người: vừa trần thế vừa cao cả
3. “Nỗi buồn sáng trong”, những điểm tựa tinh thần thường thấy trong vận động ý thức
của nhân vật trữ tình
Những điểm tựa tinh thần
- Ý thức về cội nguồn: cội nguồn gắn với mái ấm
- Quy luật vận động của đời sống:
 dòng thời gian có thể xua đi bất hạnh để hạnh phúc và tình yêu đọng lại
 Dựa vào cấu trúc thời gian – không gian tâm tưởng: không phải sự thoát li thực tại mà
trở lại thực tài “bầu trời luôn hoà với mặt đất” – quan hệ biện chứng cái cao cả với cái
trần thế.
- Ý thức về hơi ấm tình người: tình yêu, tình bạn, kết nối người với người

III. ĐẶC ĐIỂM THƠ TRỮ TÌNH QUA MỘT SỐ BÀI THƠ
(1) CON ĐƯỜNG MÙA ĐÔNG
1. Hoàn cảnh ra đời
- Pushkin bị đày ở phương Bắc
- Sau thất bại của khởi nghĩa Tháng Chạp năm 1825
 Nỗi buồn chung của đất nước
2. Nhan đề :
- Mùa đông: biểu tượng lạnh giá
- Con đường: vận động theo quy luật để chiến thắng nỗi buồn
3. Phân tích:
“Xuyên qua sương mù gợn sóng Chán ngán, buồn quá… Ngày mai, Nhina
Mặt trăng nhô ra, Ngày mai, quay về với em yêu
Trăng buồn bã dội ánh sáng Tôi sẽ lặng người bên lò sưởi,
Lên cánh đồng u buồn. Ngắm em không chán mắt

Trên đường mùa đông buồn tẻ Kim đồng hồ tích tắc


Xe tam mã vun vút lao đi, Quay hết vòng đều đều của nó,
Lục lạc đơn điệu Và xua đám người tẻ ngắt,
Mệt mỏi rung lên. Nửa đêm, không rẽ chia ta.

Có gì vang lên thân thiết Buồn quá, Nhina: đường tôi đi tẻ ngắt,
Trong các khúc hát ngân nga của xà ích: Bác xà ích lặng lẽ thiu thiu,
Khi thì niềm vui rộn rã Tiếng lục lạc đơn điệu,
Khi thì nỗi buồn tâm tình… Mặt trăng mờ sương”.

Không một ánh lửa, mái lều.


Rừng sâu và tuyết… Ngược chiều tôi
Chỉ có cột sọc chỉ đường
Chạy tới…

Đề tài, Nỗi buồn. Tuy nhiên, trong nỗi buồn ấy luôn có sự vận động hướng tới ngày mai,
chủ đề luôn có ý thức chiến thắng nỗi buồn , vươn tới điều tốt đẹp hơn.
TÍNH KẾT CẤU ĐỐI XỨNG
ĐỐI - Mở đầu bằng hình ảnh mặt trăng “xuyên qua” những lớp sương mù, là cảnh
XỨNG thiên thiên
CỦA BÀI - Kết thúc bằng hình ảnh khuôn trăng mờ sương, cũng là cảnh thiên nhiên
THƠ - Khổ thơ thứ 4 đóng vị trí bản lề, đặt ra sự đối lập giữa không gian trước mắt
và viễn cảnh ấm áp trong lòng nhà thơ. Để rồi sang khổ thơ thứ 5, nỗi buồn
vẫn còn nhưng điểm rơi của câu thơ đã trở thành "ngày mai", "Nina", "em yêu
thương", "lò sưởi", "nhìn em không chán mắt", "đôi ta". Dường như, hình
dung này đi liền với ý thức về sự vận động, về kết quả có được nếu kiên trì đi
tới cuối con đường.
=> Tính chất đối xứng, bao chứa và dung hòa các đối cực này là đặc trưng thơ
Puskin nói riêng và văn học Nga nói chung.
=> Bóng tối che đi ánh sáng, nỗi buồn đẩy đến cực điểm nhưng không khép kín vì:
buồn ấy không bi lụy bởi nhân vật ý thức được những khó khăn, đó là quy luật vận
động của cuộc sống
HAI ĐỐI CỰC TÂM TRẠNG CỦA NHÂN VẬT TRỮ TÌNH Ở ĐẦU BÀI
THƠ:
(1) Tâm trạng u buồn, cô đơn, tẻ nhạt:
- Được thể hiện ở những cảm nhận về thế giới bên ngoài
 Thiên nhiên: sử dụng động từ mạnh như “xuyên”, “dội”; dùng nhiều từ miêu
tả: “lớp sương mù gợn sóng”, “mặt trăng nhô ra.. buồn bã dội ánh sáng”
=> Không gian được mở rộng cao, sâu hơn.
 Con người: hình ảnh chiếc “xe tam mã”: lao nhanh nhưng lại mang âm thanh
“đơn điệu” của lục lạc cùng sắc thái “mệt mỏi rung lên” => nhấn mạnh vào
không gian vắng lặng, lạnh lẽo, cô đơn, buồn tủi.
- Được thể hiện trực tiếp qua cảm nhận của nhân vật trữ tình: liên tiếp sử dụng
những từ bộc lộ tâm trạng: “buồn bã”, “u buồn”, “đơn điệu”, “mệt mỏi”, “đơn
độc”, “buồn tẻ”, “sầu đau”, “tẻ ngắt”, “sầu lắm”...
(2) Tâm trạng tích cực hơn khi tìm được điểm tựa tinh thần
- Điểm tựa tinh thần từ hiện thực: tiếng “khúc ca ngân dài cửa người xà ích”, “thân
thuộc”, “lúc thì trảy hội tưng bừng/ lúc thì là nỗi buồn tâm tình..”. Gợi liên tưởng về
những thăng trầm lịch sử, những dấu ấn văn hóa được đúc kết trong câu ngân dài của
người xà ích.
- Điểm tựa tinh thần từ mộng tưởng: Hình ảnh người thương và mái ấm: “được quên
mình nơi lò sưởi/ được ngắm nhìn em không chán mắt”, được tận hưởng trọn vẹn
từng giây từng phút bên “em yêu thương”, không gì có thể chia cắt chúng ta: “kim
đồng hồ vang tiếng/ Sẽ quay hết vòng quay đều đặn của mình/ Và xua đi xa lũ người
tẻ ngắt/ Nửa đêm không rẽ chia đôi ta”
=> Hai cực đối lập: tâm trạng buồn, cô đơn, lẻ loi đến cùng cực, thấm đẫm cả vào
cảnh vật >< tâm trạng hướng đến ánh sáng, tình yêu, hạnh phúc
HÌNH ẢNH ĐỐI XỨNG:
- Lặp lại những hình ảnh: mặt trăng, sương mù, người xà ích
- Những hình ảnh đối lập:
 Âm thanh vắng lặng của không gian >< âm thanh của khúc ngân dài của
người xà ích
 Âm thanh ngân dài >< âm thanh thiu thiu ngủ của người xà ích
 Gam màu lạnh tối của rừng sâu và tuyết >< gam màu ấm sáng của lò sưởi,
mái ấm
Hòa giải - Tâm trạng u buồn, cô đơn, mệt mỏi đến cùng cực của nhân vật trữ tình: điểm nhìn
mâu trên cao (khổ 1: hình ảnh lớp sương mù gợn sóng, mặt trăng nhô ra buồn bã dội ánh
thuẫn sáng…) chuyển xuống thấp (khổ 2: hình ảnh con đường mùa đông với cỗ xe tam mã
giữa 2 đối lao nhanh mang theo âm thanh đơn điệu, mệt mỏi…)
cực tâm - Tâm trạng bớt u buồn bởi đã tìm được điểm tựa tinh thần là khúc ca ngân dài của
trạng người xà ích: điểm nhìn vẫn ở tầm thấp, được kéo gần hơn vì âm thanh được mô tả
(Mạch rất rõ từng sắc thái của nó => Lúc này, sắc thái tâm trạng đối lập bắt đầu xuất hiện
vận động - Nhân vật trữ tình đẩy điểm nhìn ra xa hơn: “không một ánh lửa, không một mái lều
tâm thẫm đen…/ Rừng sâu và tuyết..”: ánh sáng không còn, mái ấm không có cho thấy
tưởng của Tâm trạng cô đơn, lẻ loi, phiêu bạt “chỉ có những cột sọc chỉ đường”
nhân vật => Nhân vật dần có ý thức về chốn dừng chân, về mái ấm, là tiền đề để có những mơ
trữ tình) tưởng ở khổ sau
=> Lúc này, ta thấy được hai đối cực tâm trạng đan xen nhau: sự cô đơn, lẻ loi, mệt,
mỏi và nỗi lòng hướng về mái ấm, quê hương luôn thường trực, càng cô đơn lại càng
khao khát có nơi để trở về…
- Nhân vật đã chuyển đổi dòng tâm tưởng từ hiện thực sang mơ tưởng về “ngày mai”
được sống trọn vẹn trong tình yêu, bên “Nhina”, được cảm nhận mái ấm, nơi mà
“đồng hồ vang tiếng/ sẽ quay hết vòng quay đều đặn của mình…”, “nửa đêm không
chia rẽ đôi ta” => Khát vọng tình yêu, được giải thoát khỏi hiện thực cô đơn, u buồn
hiện tại => Điểm tựa tinh thần lớn nhất của nhân vật trữ tình, hòa giải hai cực tâm
trạng đối lập, tạo sức mạnh để nhân vật tiếp tục cuộc hành trình ở khổ cuối
- Nhân vật quay về với hiện thực, điểm nhìn đan xen lúc gần lúc xa với hình ảnh bác
xà ích, khuôn trăng, với âm thanh lặng yên thiu thiu và tiếng lục lạc => Khổ cuối
như sự tổng kết, gợi liên tưởng về hình ảnh nhân vật tiếp tục chuyến hành trình
nhưng đã có động lực tinh thần để đương đầu với nỗi cô đơn

IV. ĐẶC ĐIỂM VĂN XUÔI PUSHKIN


(1) Kết cấu đối xứng lồng trong kết cấu đa tầng tạp nên sự hàm súc, chặt chẽ, có sức gợi lớn
(2) Kết cấu tương phản
(3) Tính thần hòa giải
Đây là khởi đầu cho hình tượng con người nhỏ bé trong văn học Nga:
- Hình tượng con người nhỏ bé hiện lên nghèo đói về vật chất và bị lăng nhục về tinh
thần, thường là những người công chức nhỏ ở bậc cao cấp của xã hội
=> Không chỉ đồng cảm xót thương mà còn mang niềm hy vọng những con người nhỏ bé ấy
trở thành những người khổng lồ gánh vác sứ mệnh của dân tộc
=> Pushkin đặt con người nhỏ bé trong con người cộng đồng
- Con người nhỏ bé có sự tiêu cực bên trong gắn với tâm lí nô lệ, văn học Nga mong
muốn con người ấy rũ bỏ đi tâm lí nô lệ để trở nên lớn lao
- Giai đoạn đầu của VH Nga, con người nhỏ bé gần như chưa có ý thức cho đến tác
phẩm “Những người nghèo” họ mới có ý thức về nỗi đau, về số phận của mình, xuất hiện
kiểu nhân vật bi kịch
* NGƯỜI COI TRẠM: SAMSON VƯRIN
- Công việc của ông là coi sóc công việc ở trạm giao thông, nằm ở bậc công chức thấp nhất, bị xâm
phạm, rày la thậm chí là cả đánh đập
=> Kết cấu đa tầng được tổ chức trong một chỉnh thể hài hòa, ngắn gọn, chính xác.
- Độc thoại nội tâm ngắn và nhanh, hài hòa cân đối với lời kể, có sức gợi lớn trong từ ngữ tạo nên
kết cấu tương phản song hành, đối xứng hài hòa trong tác phẩm
- Người coi trạm nghèo đói trong đồng lương của mình, bị lăng mạ nặng nề về tinh thần.
- Lời người kể chuyện nhấn mạnh về việc không đánh giá con người qua vị trí công việc, Samsa
Vưrin đã già những hết sức vồn vã, hiếu khách, có một cô con gái tên Dunhia, toàn bộ cuộc sống
của ông đều xoay quanh, dồn tụ vào con gái.
=> Điểm sáng hội tụ trong con người ông: Điểm sáng về nhân cách, về tình yêu thương dành cho
con gái
- Dunhia được nhận xét là một cô gái dễ dãi trong lúc yêu đương và chi tiết 4 bức tranh treo tường
dường như báo trước bi kịch với chủ đề “Đứa con lầm lạc trở về”.
- Một thời gian sau, mọi thứ thay đổi, căn phòng ở trạm giao thông hiện lên: rèm cửa xộc xệch, bình
hoa héo, 4 bức tranh ảm đạm, u ám, Samson thì ốm yếu, già khọm hẳn đi
=> Samson đã mất đi nguồn sáng của sự sống, Pushkin sử dụng kết cấu tương phản, căn phòng bây
giờ hiện lên đối lập hoàn toàn với căn phòng ban đầu.
- Samson uống rượu và kể lại câu chuyện của mình: Có một thanh niên quý tộc giàu có tên là
Minski, chàng dừng lại ở trạm giao thông và quyết rũ con gái ông. Khi biết tin con gái mình bỏ đi
cùng chàng trai, ông đã vô cùng luống cuống đuổi theo, ông không tin rằng con gái mình có thể có
được hạnh phúc với chàng quý tộc.
- Họ dừng chân ở khách sạn, ông cầu xin chàng thanh niên buông tha cho con gái của mình bởi ông
biết rằng con mình có thể bị bỏ rơi bất cứ lúc nào. Nhưng lời cầu xin của ông không được chàng
quý tộc kia chấp nhận, anh ta dúi cho ông tiền. Ông không hề ý thức được mình bị đút tiền cho đến
khi ông ý thức được thì đã bị người khác cướp đi mất
=> Ông không quan tâm đến những thứ xung quanh, không màng đến tiền bạc mà chỉ hết mực lo
lắng cho cô con gái của mình
- Ông tiếp tục đuổi theo họ đến nhà, giả làm người đưa thư lẻn vào nhà. Khi gặp ông, cô con gái đã
ngất đi, chàng quý tộc Minski đúng lúc đó bắt gặp và đã quát, ném ông ra ngoài.
=> Lần thứ 2 người kể chuyện gặp ông, ông đã trở nên mất sức sống, tiều tụy, sa đà vào uống rượu
- Lần thứ 3, người kể chuyện đến thấy một cái lều và hỏi vợ người hàng rượu, bà ta liền trả lời do
uóng rươu quá nhiều nên ông đã chết. Thực chất nguyên nhân cái chết của ông không phải do uống
quá nhiều rượu
- Nguyên nhân cái chết của ông chính là chết vì ý thức về khoảng cách giai tầng. Trong lần 2 gặp
người kể chuyện ông đã nói rằng “Thà chết trước mặt tôi còn hơn là chết bờ, chết bụi”. Ông chết vì
ý nghĩ của chính mình về khoảng cách giai tầng, ông không bao giờ tin rằng con gái mình có thể
sống hạnh phúc bên chàng trai quý tộc kia.
- Người kể chuyện bảo cậu bé dắt ra mộ, cậu bé kể có một mệnh hệ phu nhân với 2 đứa con trở về,
khóc sụp trên nấm mồ của ông => đó chính là cô con gái Dunhia trở về - bức tranh “đứa con lầm lạc
trở về”. Đối lập với trong kinh thánh, đứa con trở về không toàn vẹn, lành lặn nhưng giống với đó là
sự đau khổ, suy sụp về tinh thần, trở về khi không còn điểm tựa tinh thần.
- Cuối truyện, có tia hy vọng hay chính là tính chất hòa giải trong tác phẩm của Pushkin:
+ Hình ảnh những đứa trẻ con: Con của người phụ nữ nông dân và con của Dunhia
 Ý nghĩa nhân đạo: sẽ không có đứa trẻ nào phải chết vì khoảng cách hai giai tầng,
Pushkin hướng tới tương lai, đặt vào đó niềm hy vọng về một cuộc sống, xã hội tốt đẹp
hơn
- Tên nhân vật “Samson” đặt theo tên của người khổng lồ trong kinh thánh, những con người
nông dân được tác giả gửi gắm niềm hy vọng rằng một ngày kia những con người nhỏ bé ấy sẽ
vượt thoát trở thành những người khổng lồ, lớn lao.
 Giá trị hiện thực:
o Thể chế tồn tại:con người có thể chết vì ý nghĩ về khoảng cách giữa 2 giai tầng
o Thể chế phi nhân tính: Đánh giá người khác bằng vị trí xã hội chứ không phải nhân
cách
 Liên hệ: So sánh con người nhỏ bé trong truyện ngắn của Pushkin & Gongo
Pushkin Gongo

Giống Hình tượng con người nhỏ bé cùng được xây dựng trên 1 tình huống truyện : con
người nhỏ bé bị đánh cắp đi nguồn sáng của sự sống, bị đánh cắp hạnh phúc nhỏ
nhoi trong đời
Khác: Giọng Người kể chuyện là khách qua Ngôi thứ 3 ẩn danh, thể hiện sự hài hước,
điệu của người đường giễu nhại, châm biếm sâu cay:
kể chuyện
 Thể hiện sự xót thương, +Tiếng cười qua những giọt nước mắt
đồng cảm
 Thể hiện được tinh thần +Tiếng cười chế nhạo
hòa giải: an ủi người coi +Tiếng cười xót thương
trạm, niềm tin hy vọng
vào thế hệ sau này  Thể hiện sự xót xa về thế giới,
con người nhỏ bé bị tha hóa đến
trống rỗng, thảm hại đến tột cùng
 Lời cảnh báo: quả báo cho thế
giới không để cho con người làm
con người “ Akaki làm hồn ma
ám ảnh cả đất nước nga

CON ĐẦM PICH


- Thiên về giải pháp bạo lực
- Có nhan đề là tên một quân bài (Q pích – cách gọi trong bộ bài Tây)
=> Mô hình hóa cuộc sống: Đứng đầu là quân A, K – quân vua, Q – các mệnh phụ, J – quan
lại chạy việc; đánh số từ 1 đến 10 -binh lính, quần chúng
* Tóm tắt TP: Nhân vật chính trong truyện là Gherman, một sĩ quan công binh trẻ tuổi vốn là
con của một người Đức tới lập nghiệp ở Nga. Là một người biết kiềm chế, sống chừng mực,
tiết kiệm và chăm làm, Gherman kiên quyết chì sống bằng đồng lương và không động đến
vốn liếng nhỏ mà người cha để lại cho anh. Khả năng kiềm chế đã giúp cho Gherman, dù
đam mê bài bạc và từng ngồi thâu đêm bên chiếu bạc, nhưng chưa một lần động đến một
quân bài. Một hôm, Gherman nghe tay sĩ quan Tomsky kể câu chuyện vê bí quyết của ba
quân bài bày mươi năm trước đã giúp bà anh ta, một nữ bá tước, thắng ba canh bạc lớn.

Lợi dụng tình cảm của Lizaveta, cô gái bất hạnh, con nuôi mà cũng như người hầu của bà bá
tước, Gherman đột nhập được vào phòng của bà ta và cầu xin bí quyết của ba quân bài.
Nhưng bà bá tước sợ hãi đã đột từ. Ba ngày sau, Gherman đến đám tang bà bá tước và kinh
hoàng khi thấy xác chết nháy mắt giễu cợt mình. Tối hôm đó dường như hồn ma bà bá tước
hiện về cho anh bí quyết của ba quân bài với điều kiện sau ba ván thắng, anh sẽ không được
chơi bài nữa và phải chăm lo cho Lizaveta. Gherman thu thập toàn bộ vốn liếng để chơi ba
ván bài “long trời lở đất”. Hai ván đầu với quân 3 và quân 7, Gherman thắng. Ván thứ ba,
Gherman đinh ninh trong tay mình là quân Xì (A) hóa ra lại là một quân đầm Pich (Qa), hình
vẽ trên quân bài “giống bà bá tước một cách kì dị” và cũng “nháy mắt cười giễu cợt” anh ta.
Gherman thua sạch và hóa điên.
1. Nhân vật German:
- Tên gọi Gợi liên tưởng đến nước Đức qua phát âm, con của 1 người Đức tới lập nghiệp
ở Nga và bị Nga hóa => mang tính cách Đức và Nga
=> Cách miêu tả nhân vật kiệm ngôn
 Người Đức sống thiên về lí trí, luôn biết kiềm chế trong,mọi tình huống, sống một
cách chừng mực, luôn điều độ, tiết kiệm => luôn phải tính toán
 Cần cù, chăm làm
 Người Nga sống đam mê, tham vọng lớn lao, kì vĩ, hết sức phóng túng, ghét nhất
sự trói buộc quy tắc => tưởng tượng, mơ ước
 Thích ước mơ hơn là lao động cần cù
 Hai tính cách đối lập, trái ngược nhau: Cách sống chừng mực >< Cách sống phóng túng
- 2 tính cách hội tự trong nhân vật German tạo ra mâu thuẫn quyết liệt => Mâu thuẫn, điều tệ
hại ngấm trong tâm hồn con người
- Khái quát nhân vật: German là một con người ở Đức tới lập nghiệp ở Nga, để lại 1 khoảng
vốn nhưng anh không muốn phụ thuộc vào ai, chỉ dùng đồng lương của mình.
- German vốn sẵn máu mê cờ bạc nhưng chưa bao giờ động vào quân bài, chỉ ngồi xem =>
nếp sống chừng mực đang cố gắng kiềm chế nhưng nó đang trực chờ bung ra.
- German được nghe kể về giai thoại với 3 quân bài huyền bí của bà bá tước => German cho
rằng đó là một câu chuyện cổ tích => yếu tố tưởng tượng, gaiir phóng niềm đam mê, tham
vọng, ước mơ đổi đời của German
* BÍ QUYẾT 3 QUÂN BÀI:

4. Nhicolai Gogol: truyện ngắn Chiếc áo khoác; hài kịch Quan thanh tra.
a. Tác giả: Nhicolai Gogol

b. Hài kịch Quan thanh tra


- Được xay dựng ko chỉ để giễu nhại đám quan lại tỉnh lẻ
- Càng ít giường thì càng tốt
- Những gã địa chủ máu mặt xuống ngày rình mò, vợ con gái thị trưởng thì mơ mộng hão
huyền – trưởng gỉa học làm sang
- Thị trưởng nhận mật báo có thanh tra về, “có đốt đuốc cả ngày cx ko tim được một người tử
tế”
- Nhân vật tình cờ đến, đám chính quyền mời anh ta đến nhà thị trươnhr, đi thăm thú khắp nơi
như một viên quan lớn – khát vọng được thoả mãn
- Nhân vật từ gượng gạo -> nhập vai -> nhập vai quá đà, ai cx chăm chú lắng nghe anh ta, anh
ta khoác lác anh ta đi du lịch ntn, anh ta khoác lác anh ta là con lớn, “người ta mời làm vụ
trưởng mà toi còn ko làm”, “người ta cầu xin tôi hết vc nọ đến vc kia”, “tuyên bố lẽ ra người
ta mời tôi làm đạo nguyên soái”
 Nhân vật lấp đầy tồn tại trống rỗng của mình bằng sự trống rỗng vật chát khác
- Nhân vật rát biết tạn dụng tình huống, khi đến hối lộ thì ngượng ngịu -> đòi ông có tiền ko
thì cho tôi vay, đòi tiền hối lộ.
 Nhân vật tha hoá, trống rỗng của cả ước mơ.
- Nhân vật tỏ tình vs cô con gái thị trưởng, trong khi đó vẫn tính toán bà vợ thị trương hay
hơn. Đánh vào ước mơ của thị trưởng = giống vs sự trống rỗng của tát cả mọi người trong
tỉnh lẻ đó. Khát khao người ta bt đến lớn đến thế.
- Nhân vật luôn lo lắng sự quả báo: thị trưởng chăm đi nhà thờ, nhân vật thanh tra là nỗi sợ
quả báo
- Nhân vật sợ hãi khi người hầu nhắc nhở, tuyên bố thị trưởng sắp xếp cho anh ta đi thăm ngi
bác giàu sụ - hồi 4 bién mất
- Đến hồi 5, mn đến chúc mừng, đỉnh cao của khoái cả. Đúng lúc ấy, đọc đc lá thư nhân vạt
gửi cho ngừoi bạn làm báo rẻ rách đó. Kể về những ngày đc cung phụng, bình giá đám quan
lại một cách tệ hại
- Màn kịch cuối cùng, tuyên bố quan thanh tra đã tới thị trấn. Lời tuyên bố là tất cả nhân vật
kinh hoàng, chuyển thành lớp câm
- Cuối vở kịch là tát cả những nhan vật đờ ra như kịch câm – quan thanh tra thật – sức mạnh
vô hình trừng phạt cuộc sống tệ hại, cuộc sống cua những bóng ma
- Vở hài kịch kết thúc, có quả báo là có sự thây đổi
- Xung đột cái tồn tại trông rỗng của con người như thoi tật đáng chế giễu, rồi thế nào cx nhận
quả báo
- “Các vị đang cười giuễ chính các vị đó”
Nhân vật chính trong vở hài kịch này là Khlestacov. Dù anh ta không phải nhân vật đầu tiên và
xuất hiện xuyên suốt trong vở kịch giống như thị trưởng, song dường như anh ta lại là nhân vật
tượng trưng cho “bóng ma vô hình” thường xuyên xuất hiện trong thế giới sáng tác của Gogol. Thực
chất, cái bóng ma ấy đã hiện hữu ngay từ đầu tác phẩm thông qua lời nói của thị trưởng: “Thưa các
ngài, tôi mời các ngài đến để thông báo một tin hết sức không vui. Có quan thanh tra đến chỗ chúng
ta.” Như vậy, ta thấy vai trò của Khlestacov – nhân vật đại diện cho cái bóng ma, cho báo ứng và
định mệnh đã bao trùm lên không khí của toàn bộ vở kịch “Quan thanh tra”.
 Xung đột chủ yếu của vở hài kịch
- Xung đột bên trong
- Xung đột bên ngoài:
Xung đột của vở kịch này là xung đột cuộc sống, giữa cuộc sống đang có (xung đột giữa
XH Nga và chế độ chuyên chế nông nô: chế độ thối nát với đám quan liêu, tham nhũng) với cuộc
sống đúng nghĩa, cuộc sống mà con người cần phải có. Ta thấy điều này được tác giả khắc họa
hết sức rõ nét thông qua hình tượng nhân vật Khlestacov. Khi chấp bút về nhân vật này, Gogol đã
dành cho anh ta những lớp kịch chỉ toàn độc thoại. Ta xem xét lớp V của hồi I: “Kể ra nếu nó không
cho mình ăn gì thì cũng nguy. Đói quá, thực ra chưa bao giờ đói như thế này. Hay là đem cầm tạm
một cái áo nào? Không, thà nhịn đói còn hơn, sau này ta về nhà với bộ áo may ở thủ đô Pêtecbua
chứ! Tiếc thật, lão Iôkhim không cho mình thuê một cỗ xe ngựa; được cưỡi xe về nhà, thực là oai
khiếp đi ấy chứ, rồi tạt vào đỗ sịch ở gần trước thềm một thằng cha địa chủ láng giềng nào đó, trước
xe có đèn lồng, thằng Ôxip thì ngồi đằng sau, ăn mặc quần áo đầy tớ nhà quan. Mình tưởng tượng
lúc ấy cả bọn chúng kinh ngạc hỏi nhau: “Ai đấy nhỉ, cái gì đấy nhỉ” Rồi thằng hầu mặc áo vàng
chóe vào. Y thẳng người bắt chước thằng hầu: “Có ông Ivan Alexandrovich Khlestacov ở Petecbua
đến, các ngài cho nghênh tiếp.” Bọn chúng nó thô lỗ đần độn hiểu sao cho được câu “các ngài cho
nghênh tiếp!” Ở nơi chúng, mỗi khi có thằng địa chủ ngốc nghếch nào đến thì nó chạy sồng sộc như
gấu ấy vào thẳng phòng khách. Rồi mình tiến lại gần một cô ả xinh như mộng đào nào đó: “Thưa
quý nương, tôi rất...” xoa hai tay và cộc giày đánh bốp một cái. Khạc, phù, nhổ, đói quá, bụng cứ
cồn cào cả lên.” Hiện thực cuộc sống và cuộc sống lí tưởng đã xung đột nhau gay gắt trong chính
dòng mơ tưởng của nhân vật Khlestacov. Những tưởng tượng và ước vọng về một cuộc sống sang
trọng, sung túc không phải chỉ thuộc về riêng mình anh ta, mà có lẽ nó thuộc về thời đại, về con
người. Thế nhưng trớ trêu thay, cuối cùng Khlestacov bị hiện thực trần trụi giáng xuống một cú tát –
anh ta tỉnh khỏi ảo mộng của mình vì cơn đói, cũng như cuộc sống của người dân Nga thời bấy giờ -
khó khăn chất chồng khó khăn, trái ngược hoàn toàn với cuộc sống chân chính họ đáng có.
 Phân tích nhân vật Khlestacov.
- Ngoại hình: Trước hết, Khlestacov được tác giả miêu tả trong phần lời chỉ dẫn là “thanh niên
23 tuổi, mảnh khảnh, gầy còm, cũng hơi ngốc nghếch, là anh chàng bạ đâu nói đấy. Một
trong số công chức vào loại đoảng vị, không được việc gì.”
- Nghề nghiệp: Xét về mặt nghề nghiệp, anh ta là công chức thuộc tầng lớp 14 trong xã hội
Nga thời bấy giờ, cũng chính là con người “nhỏ bé”, “trống rỗng”.
- Quan niệm sống của anh ta là: “Sống trên đời chỉ cốt hái được những bông hoa khoái lạc”,
cho nên anh ta khinh ghét chính cái thân phận nhỏ bé và rỗng tuếch của mình. Để chối bỏ
thực tại ấy, dù anh đã tiêu hết số tiền của cha, đến mức không thể trả nổi tiền cho các bữa ăn
thì anh ta vẫn giữ nếp sống sang trọng như một người giàu có: quát nạt, hách dịch với tên
hầu, ham mê bài bạc, đòi ăn những bữa ăn sang trọng, “đi chơi lu bù, nào lên xe xuống ngựa,
nào hàng ngày sai lấy vé và xem hát”,... Tuy nhiên, ở những phút giây xuất hiện đầu tiên,
anh ta không cách nào phủi bỏ đi hiện thực rằng bản thân không có một xu nào dính túi, dù
căm ghét nhưng vẫn phải ăn món súp và món thịt anh ta luôn miệng chê kinh khủng. Song
ngay khi vô tình được đám người thị trưởng khoác cho một chiếc áo lộng lẫy mang tên “ngài
thanh tra”, anh ta không chút do dự vơ vội lấy nó, dùng nó bọc đi thân phận nhỏ bé, hèn kém
trước kia của mình. Ta thấy rõ ràng nhân vật Khlestacov có sự vận động trong thái độ và
hành động của anh ta, đi từ chỗ sợ hãi, rụt rè vì sợ bị bỏ tù đến chỗ hống hách, trịch thượng
vì được khoác áo quan to. Anh ta ngu dốt, tham lam, ham hưởng lạc, chẳng được tích sự gì,
đã vậy còn huênh hoang, khoác lác không chớp mắt (anh ta nhận mình là tác giả của nhiều
tác phẩm nổi tiếng, nhận mình có mối quan hệ với Pushkin,...) Vậy tại sao đám người thị
trưởng lại nhận lầm một người như thế là quan thanh tra? Chính bởi ở Khlestacov hội tụ đầy
đủ những đặc điểm của bộ máy quan lại thời bấy giờ. Thân phận quan thanh tra của anh ta là
giả nhưng tầng lớp anh ta đại diện hoàn toàn phản ánh sự thực.
- Có thể nói Khlestacov chính là nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Theo Vũ
Đức Phúc, “Nhân vật Khlestacov có 2 tính chất. Trước hết, y là một công chức vô dụng, tiêu
biểu cho đa số công chức công chức trong bộ máy của Nga hoàng. Mặt khác, tuy là “quan
thanh tra giả” nhưng chính y đại diện cho quan thanh tra thật, loại quan lớn huênh hoang,
khoác lác, ba hoa nhưng đầu óc rỗng tuếch, chẳng được việc gì.” Bên cạnh những điều đã
nói trên, Khlestacov còn đại diện cho bóng ma, cho nỗi sợ hãi của từng nhân vật trong vở
hài kịch. Anh ta được miêu tả là tuổi còn trẻ, ngốc nghếch, dáng người gầy còm mảnh
khảnh. Với một ngoại diện như vậy, chính tên thị trưởng thoạt tiên cũng không đánh giá cao
anh ta. Cho nên thứ các nhân vật trong truyện sợ hãi ở đây không phải những gì thấy được ở
Khlestacov thông qua vẻ bề ngoài, mà chính là sự ám ảnh về thân phận quan thanh tra mà
anh ta mang đến. Nghề nghiệp quan thanh tra ở đây mang ý nghĩa hình tượng cao, không
chỉ đơn thuần phản ánh thời sự, mà quan thanh tra còn là nhân vật thực hiện cuộc kiểm
tra, rà soát, thẩm định tội lỗi của con người. Khi đối diện với nỗi sợ hãi quan thanh tra,
các nhân vật trong vở kịch đồng thời đối diện với tòa án và bản xét xử tội trạng của chính
bản thân mình.
5. F.DOSTOEVSKY: TIỂU THUYẾT TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT
a. Tác giả
b. Tác phẩm
1. Vấn đề “tội ác và hình phạt”
A. TỘI ÁC
- Trong tiếng Nga: Tội ác có nghĩa là vượt qua một ngưỡng giới hạn “nhân tính”, vượt qua giới
hạn về đạo đức và thẩm mĩ
- Nhân vật Raskolnikov chia thế giới thành 2 loại người
• Người bình thường: chịu sự chi phối, cam chịu trong giới hạn của ý thức đạo đức và thẩm mĩ =>
người hạ đẳng
• Người phi thường: hiếm đến mức 100 người mới có vài người, có khả năng ở ngoài mọi giới
hạn => những kẻ mạnh, kẻ có quyền, người có thể đổi thay thế giới
 Những người dù là phải bước qua cả xác người, qua cả máu thì vẫn cho phép mình để vượt qua
giới hạn, khẳng định tư tưởng của mình
 Vd: Napoleon: con người bước qua ranh giới. Đặt một đại đội pháo, ko phân biệt xấu hay ác, bỏ
mặc cả quân đội, quan trọng là chiến thắng
- Xuất phát từ tình thương đối với những con người nhỏ bé, Raskolnikov đứng về phía loại người
thứ 2 để khẳng định quyền vượt qua mọi giới hạn, phạm tội không chỉ về pháp lí mà con về tinh
thần (TỘI ÁC LỚN NHẤT: cho mình cái quyền được dẫm đạp lên người khác, được phép sử dụng
sinh mạng của ngkh)
- Tư tưởng cho phép con người phạm tội ác mà không áy náy với lương tâm (phạm tội ác => thể
hiện quyền lực => kẻ mạnh)
- R muốn thử nghiệm xem mình thuộc loại người nào => giết người xem bản thân có áy náy vs
lương tâm ko
 Thử nghiệm tư tưởng bằng máu người khác đã thể hiện một cái tôi cá nhân vị kỉ và kiêu hãnh =>
TỘI ÁC LỚN NHẤT
- Tuy nhiên, bản chất R là một con người giàu tình thương đồng thời là con người CÓ Ý THỨC
ĐẠO ĐỨC VÀ THẨM MĨ => MÂU THUẪN => ÁY NÁY => HÌNH PHẠT
B. HÌNH PHẠT VÀ SỰ CỨU RỖI
- Sự giằng xé nội tâm giữa ý thức của con người vị tha với con người vị kỉ
- Sự dằn vặt về tội lỗi của mình, R luôn phải sống lại khoảng khắc phạm tội
- Cảm giác bị cô lập
• Tự cô lập mình với mọi người xung quanh bởi cảm giác tội lỗi, trở nên xa lạ với mọi người (mẹ
và em gái) => thiếu tình thương
• Bị cô lập: ở nơi đày ải, vì cái tôi vị kỉ nên bị những người tù xa lánh (a xa lánh mng, mng xa
lánh anh)
- Những “cuộc đối thoại tra tấn” với hệ thống nhân vật chung đôi
• Nhân vật chung đôi bóng tối: Những con người phạm tội ác nhưng ko một chút áy náy => đối
lập hệ tư tưởng => những cuộc tra tấn đối vs R
• Nhân vật chung đôi ánh sáng: bsi tâm lí, Sonya => sự cứu rỗi
2. Nhân vật tư tưởng Raskolnikov
a. Hoàn cảnh
Raskolnikov là chàng sinh viên nghèo, quần áo rách mướp, không đủ tiền học, tiền thuê nhà và nhiều
ngày không có miếng ăn nào vào bụng.
Anh ta sống trong một phòng xép thuê lại ở áp mái một ngôi nhà năm tầng. Căn phòng “dài độ sáu
bước”, “thấp đến nỗi người nào hơi cao một chút bước vào là thấy rờn rợn, cứ lo cộc đầu vào trần”.
Raskolnikov gọi căn phòng ấy là “cái tủ”, “chuồng chó”, người bạn của anh ta thì gọi đó là “buồng
tàu thủy”, còn mẹ của anh ta lên thăm con lại nhận thấy nó “giống như quan tài”
b. Bi kịch ý thức
Mâu thuẫn trong hệ tư tưởng đã làm thành cuộc đấu tranh giằng xé khủng khiếp của ý thức phân mảnh
giữa con người vị tha và con người vị kỉ trong nhân vật Raskolnikov.
Nhân vật Raskolnikov là một chàng trai đầy sức trẻ đầy tri thức và những xung lực cao cả. Tuy nhiên
anh ta lại mất khả năng hội nhập với cộng đồng là cái cần thiết cho một đời sống đạo đức lành mạnh.
Tên của anh ta cũng góp phần nói lên nét tính cách đó: Raskolnikov xuất phát từ raskol – ly khai, chia
rẽ, Raskolnikov là hậu duệ của những kẻ mộng mơ, những người dưới hầm anh ta như con rùa rúc
mình trong mai và nung nấu trong lòng những ý tưởng dị thường.
Sau khi gây án xong Raskolnikov đã phải trải qua hai trạng thái tâm lý đối nghịch nhau là một tính
toán để che dấu tội ác và lẩn trốn pháp luật, một lại muốn tự vạch
trần tội ác của mình để chuộc lỗi. Khi bị gọi lên đồn cảnh sát, Raskolnikov như đã trút được gánh
nặng khi biết lý do bị gọi lên là vì việc nợ tiền thu nhà chứ không phải vì tội ác của mình bị lật tẩy, tuy
nhiên anh lại có ý muốn đến ghé bên tai viên cảnh sát trưởng để kể lại toàn bộ tội ác của mình. Nhưng
sau đó, anh ta đã chọn cách im lặng và tiếp tục che giấu tội lỗi của bản thân.
Bi kịch của nhân vật còn được thể hiện rõ trong cảm giác bị cô lập, bị cắt rời ra khỏi mọi người. Anh
trở nên xa lạ với mọi người, mẹ và em gái lên thăm nhưng anh cũng không thể lại gần đủ sức để ôm
hôn họ.
Có những lúc nặng nề nhất khiến Raskolnikov tuyệt vọng và phải thốt lên rằng: Ta muốn được một
mình, một mình, một mình song sau đó anh ta vẫn đi ra phố tìm chỗ đông người nhất để đi và không
hiểu sao lại thèm khát được nói chuyện với mọi người như vậy.
Raskolnikov thực hiện hành động giết người, anh ta đã vượt ra khỏi giới hạn tự do được pháp luật cho
phép, anh đã vượt ra khỏi bản chất người, vì thế bị bứt ra khỏi cuộc sống bình thường của con người
và chìm sâu vào trong mặc cảm tội lỗi
Anh ta cảm thấy như bị nhát kéo lìa khởi những người xung quanh cô đơn hỏang loạn, kiệt quệ tinh
thần – tình trạng đó ngày càng trở nên không thể chịu đựng nổi. Anh ta cần có sự trừng phạt để xoa
dịu những đau đớn tinh thần. Sự trừng phạt đem lại sự giải tỏa cho anh.
Raskolnikov thì luôn cố gắng xóa tất cả những giấu vết có thể có, anh đi như mộng du, không định
hướng, và tâm thức đưa Raskolnikov trở lại hiện trường vụ án để kiểm chứng lại, Raskolnikov bước
vào căn hộ, kéo chuông, nhìn căn phòng và bài trí của nó, cư xử thất thường, kỳ lạ đến không hiểu
nổi.
Bị thôi thúc bởi cảm giác tội lỗi, từ trong vô thức Raskolnikov luôn phải sống lại khoảnh khắc phạm
tội. Sau khi giết người Raskolnikov như người mất trí, lần đến nhà mụ già cầm đồ thẫn thờ giật
chuông cửa nhìn lại nơi xảy ra tội ác. Những kẻ phạm tội thường có tâm lí quay lại nơi gây án để trấn
an mình. Trong cơn mê sảng Raskolnikov lại giết mụ già thêm một lần nữa và có cảm giác giết mãi
mà mụ già vẫn mãi không chết, lại còn nhăn nhở cười giễu cợt anh
=> Dostoievsky cùng hướng đến đó là sự trừng phạt dai dẳng và khốc liệt diễn ra trong chính tâm hồn
kẻ phạm tội, sự tự trừng phạt. Người ta không thể nào sống bình yên, thanh thản vì ám ảnh khủng
khiếp của tội lỗi. Những kẻ sát nhân đều trở nên bất an, mê loạn, phải lo lắng, phải bồn chồn, phải sợ
hãi, sầu não, ưu phiền.
Raskolnikov rủa mình là con bọ vì đã đến để được thương hại nhưng lại vẫn thầm mong Sonya mãi
bên mình dù vẫn nặng nề khi gặp mặt, con người không thể sống
thiếu tình thương của đồng loại – điều này đã đi ngược với lí thuyết về kẻ mạnh của Raskolnikov
Bi kịch còn thể hiện rõ thông qua cuộc đối thoại đầy tra tấn của Raskolnikov với những nhân vật
chung đôi của anh:
+ Nhân vật chung đôi bóng tối: căm ghét Luzhin với lí thuyết yêu hơn tất cả một mình mình, bởi tất cả
trên đời được thiết lập trên quyền lợi của cá nhân, vậy mà Raskolnikov lại không thể không cảm thấy
lí thuyết của hắn cũng có nhiều điểm giống ư tưởng của mình: cũng là một sự vượt giới hạn đạo đức
dẫn đến việc con người ta có thể đem ra mà cắt cổ
+ Raskolnikov cũng không thể làm được như Sivdrigailov, kẻ chỉ nghĩ tới mình mình.
Đến cuối cùng, Raskolnikov tự bên trong luôn bị thôi thúc ra đầu thú và anh ta đột nhiên thú tội trước
viên cảnh sát Zamiotov, như con thiêu thân lao vào ngọn lửa anh ta tìm đến viên dự thẩm Porfiri trong
vô thức và muốn ông ta vạch tội mình. Anh ta đã nhận tội và nhận án đi đày.
Tuy nhiên, ở nơi đày ải ấy, anh ta vẫn bị dằn vặt vì cái tôi của mình. Chính điều đó làm những người
tù khổ sai xa lánh anh.
4. Nguyên nhân dẫn đến bi kịch của nhân vật Raskolnikov
Trong Tội ác và hình phạt, Raskolnikov rơi vào tâm trạng hoảng loạn khi chưa tiếp nhận được hành
động quái dị của mình, không hiểu tại sao lại đã làm như thế, rồi lại lo lắng rằng tội lỗi của mình sẽ bị
phát hiện, người ta đến bắt mình đấy. Tâm thần suy kiệt đến mức bệnh hoạn của Raskolnikov luôn
phải căng thẳng tìm cách đối phó với sự điều tra, với bất cứ ai tiếp cận với mình. Những xung đột
trong tâm hồn các nhân vật thật sự là khủng khiếp, đến mức khó mà chịu đựng nổi. Nó đẩy con người
vào trạng thái suy kiệt, mất hết sức lực, và rơi vào tình trạng bị hủy hoại. Họ rơi vào bi kịch, họ bị
trừng phạt. Hơn thế nữa những bất ổn về tinh thần của họ không chỉ ở việc thừa nhận tội lỗi mà còn ở
việc họ nhận thức như thế nào về tội lỗi này. Cả Raskolnikov nhận thấy tội lỗi của mình, có những giây
phút hối hận, nhưng thực chất trong Raskolnikov luôn vẫn cho là mình đúng, vẫn cố tìm những lý lẽ
để biện hộ cho hành động của mình.
Anh ta bám víu vào tín điều bệnh hoạn của mình: Kẻ phi thường có quyền gây đổ máu mà không bị
lương tâm cắn rứt, sai lầm của anh ta là đã thất bại trong cuộc thử nghiệm, đã không chứng tỏ mình là
kẻ phi thường.
Anh ta cho rằng nỗi thống khổ của anh ta là do lòng tự hào bị tổn thương. Raskolnikov, như nhân vật
ấy tự giải thích, giết người để chứng minh cho bản thân rằng mình là một “siêu nhân” đã vượt qua
luân lý hèn nhát của người thường. Raskolnikov luôn mơ ước trở thành Napoléon mới. Theo đuổi
tham vọng làm chúa tể nhân gian, Raskolnikov đi tới những tư tưởng tiên báo trực tiếp cho những tư
tưởng kiểu Nietzsche sau này.
Raskolnikov rơi vào xung đột dữ dội giữa giấc mơ về sức mạnh bản thân mình và thế giới loài người.
Hai nhân vật đều sống trong giấc mơ về cái gọi là con người phi thường, nhưng thực tế thì họ chưa đạt
được.
Raskolnikov rõ ràng hơn nữa khi đang sống trong cảnh ngộ thật sự tồi tệ, thảm hại. Hiện thực không
đáp ứng được giấc mơ trong tâm hồn mãnh liệt đã dẫn đến hành động phạm tội
6. Lev Tolstoy: tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình (tính sử thi, biện chứng tâm hồn, nhân vật
công tước Andrey và Natasha).
7. BÀI THƠ THƯ GỬI MẸ CỦA S.ESENIN.
ESENIN - THƯ GỬI MẸ
Esenin được biết đến như một “tài năng nghệ thuật độc đáo” trên thi đàn Nga những năm đầu thế kì
XX
Thơ Esenin rất phong phú về các chủ đề, vì vậy bên cạnh hình tượng thiên nhiên đầy màu sắc thì
nổi bật lên trong thơ của ông còn là hình tượng gia đình, quê hương. Đọc thơ của Esenin viết về chủ đề
này ta như bị cuốn hút bởi những dòng thơ viết về mẹ và đặc biệt là bài thơ nổi tiếng “Thư gửi mẹ ”
(1924).
Bài thơ được viết theo hình thức một bức thư, tưởng chừng như vì đã là thư thì ít nhiều phải tuân
theo khuôn mẫu nhưng với tài năng của mình, Esenin đã mang lại những giá trị về hình thức và nội
dung cho tác phẩm với một hình tượng bà mẹ vô cùng đặc sắc. Bài thơ gồm 9 khổ thơ, mỗi khổ có 4
câu mặc dù có nhiều bản dịch nhưng nhìn chung mỗi bản dịch đều thể hiện được những giá trị vốn có
của tác phẩm.
Hai khổ thơ đầu là phần mở đầu, nó đóng vai trò như một lời tựa cho chính bài thơ. Mở đầu bài
thơ thật lạ - mở đầu bằng tin về sự sống chết cùng với lời chúc của người con khiến cho độc giả trở nên
băn khoăn:
“Mẹ có còn sống chăng thưa mẹ
Con cũng còn sống đây xin chào mẹ của con
Ánh sáng diệu kì vào lúc chiều hôm
Xin cứ toả trên mái nhà của mẹ.”
Khổ thơ như mở ra trước mắt ta một bức tranh phong cảnh đơn sơ mà đầy gợi cảm. Bức tranh ấy
tạo cho ta một thế giới êm ả thanh bình. Thế giới của người con từng trải qua, thế giới ấy có mẹ, có
những gì gắn bó với mẹ và anh. Chính vì vậy “ánh sáng diệu kì” dường như còn là sự cầu mong,
nguyện ước những điều bình yên đến với mẹ, với thế giới ấy. Đặc biệt, khổ thơ xuất hiện hình ảnh “mái
nhà” hay là một “mái nhà gỗ” quen thuộc trong thơ của Esenin. “Mái nhà gỗ” trở thành biểu tượng về
vẻ đẹp vĩnh hằng của thôn quê mà mãi mãi nhà thơ ngưỡng mộ, yêu thương và gắn bó mật thiết với
cuộc sống của con người nơi làng quê Nga. Và trong khổ thơ, biểu tượng ấy đang đắm mình trong “ánh
sáng diệu kì của buổi chiều hôm”
Sang hai khổ thơ tiếp lại tập trung thể hiện “nỗi lo âu quá đỗi” của người mẹ:
“Người ta viết cho con rằng mẹ
Phiền muộn lo âu quá đỗi vì con
Rằng mẹ thường đi đi lại lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.

Trong bóng tối chiều hôm xanh ngắt


Mẹ mãi hình dung chỉ một cảnh hãi hùng
Có kẻ nào vừa đâm trúng tim con
Giữ quán rượu ồn ào loạn đả.”
Với hai khổ thơ này, hình ảnh người mẹ đã hiện dần theo câu thơ. Mẹ hiện lên qua các câu thơ với
tâm trạng bồn chồn, lo âu. Dù đêm tối đã về, dù bóng mẹ nhoà dần hay dù mẹ ở phương trời xa xôi nào
thì mẹ như vẫn nghe thấy rõ sự “ồn ào loạn đả” nơi quán rượu con lâm vào. Chính vì mẹ nghĩ tới, nghe
thấy nên một cảnh tượng hãi hùng hiện lên trong tâm trí mẹ “có kẻ nào vừa đâm trúng tim con”. Câu
thơ thật thảng thốt, truyền một cảm giác nhói đau đến cả độc giả. Bên cạnh sự lo âu ấy, chi tiết “tấm áo
choàng xưa cũ nát” như nhấn mạnh cái nghèo của mẹ. Dường như nỗi lo âu của người mẹ già nghèo ấy
càng làm tăng thêm tình cảm của người đàn bà dành cho con. Nhà thơ Esenin đã nắm bắt và thể hiện
chính xác tâm trạng đó.
Ba khổ thơ tiếp là lời an ủi và tâm tư, tình cảm của người con trai dành cho mẹ. Bằng sự chân
thành và khéo léo của mẹ, nhà thơ dịu dàng trách mẹ:
“Mẹ thân yêu! Xin mẹ cứ yên lòng
Đó chỉ là cơn nặng nề mộng mị
Con có đâu be bét rượu chè
Đến nỗi chết mà không nhìn thấy mẹ”
Và khẳng định:
“Con vẫn như xưa đằm thằm, dịu dàng
Vẫn như xưa chỉ một niềm mong ước
Sớm thoát khỏi nỗi buồn u trĩu nặng
Để trở về với mái nhà xưa.”
Rồi hứa hẹn cầu xin:
“Con sẽ về khi nào độ xuân sang
Mảnh vườn ta trắng cây cành nảy lộc
Chỉ có điều, mẹ nhé, mỗi ban mai
Đừng gọi con như tám năm về trước.”
Những lời an ủi trên không chỉ thấy sự quan tâm của người con dành cho mẹ, mà ở đây ta càn cảm
nhận được sự trưởng thành, từng trải của anh. Những câu thơ diễn tả nỗi thất vọng chua xót, đắng cay
tràn ngập trong tâm hồn người con
Nhưng cũng chính lúc đấy, ý thơ lại chuyển đổi bất ngờ. Hình ảnh người mẹ toả sáng ở khổ thơ
tiếp:
“Chỉ mẹ là niềm vui, ánh sáng diệu kì
Chỉ mình mẹ, giúp đời con vững bước.”
Hai câu thơ thật cảm động, làm hiện lên hình ảnh người mẹ hiền che chở tâm hồn đứa con xa quê.
Việc láy lại cụm “chỉ mẹ là”, “chỉ mình mẹ ” như khẳng định mẹ là người duy nhất có thể mang lại
“niềm vui”, “giúp đời con vững bước”. Hình ảnh “ánh sáng diệu kì” ở câu thơ trên hiện lên như một
thứ ánh sáng lấp lánh, ánh sáng của tình yêu thương thiêng liêng, cao quý và vĩnh cửu. Việc xuất hiện
hình ảnh này làm cho độc giả ngầm hiểu được, Esenin để nâng mẹ lên ngang hàng với Tạo hoá – Đức
Mẹ.
Và khép lại bài thơ bằng việc nhà thơ đã láy lại ý thơ ban đầu, khổ thơ thứ nhất là lời chào thì đến
khổ thơ cuối là lời cầu mong. Cách sáng tác thơ như vậy đã tạo nên một kết cấu vòng tròn cho tác
phẩm. Kết cấu ấy không chỉ phù hợp với hình thức của một bức thư mà còn tô đậm lòng thương mẹ vô
hạn của đứa con tha hương
“Hãy quên đi những lo âu mẹ nhé
Đừng buồn phiền quá đỗi vì con
Mẹ chớ đi đi lai lại trên đường
Khoác tấm áo choàng xưa cũ nát.”
Khổ thơ khép lại bài thơ nhưng dường như lại mở ra cho độc giả bao trăn trở, suy nghĩ về tình cảm
thiêng liêng ấy. Esenin sử dụng nhiều câu thơ theo kiểu câu cầu khiến, kiểu câu này giúp nhà thơ bày tỏ
được lòng kính yêu chân thành, tha thiết của mình. Hơn thế nữa, hình ảnh “tấm áo choàng xưa cũ nát”
lại xuất hiện cuối bài thơ, hình ảnh ấy như tạc vào tâm khảm của con người hình tượng một bà mẹ nông
dân Nga tuy nghèo nhưng tình yêu thương thì mênh mông, bao la vô tận
Như vậy, với những câu thơ trong bài thơ tiêu biểu “Thư gửi mẹ ”, Esenin đã cho ta thấy được tình
cảm to lớn của mình với mẹ, với gia đình. Đây là một trong những chủ đề thành công nhất trong sự
nghiệp sáng tác của ông. Bằng tài năng của mình, Esenin đã làm toát lên vẻ đẹp của bài thơ cả về nội
dung lẫn hình thức. Chính tài năng ấy đã cho chúng ta những khắc khoải về người mẹ, về tình mẫu tử.
Tác phẩm chỉ kết thúc trên trang giấy, còn những giá trị to lớn ấy sẽ luôn sống mãi với thời gian.

8. Tóm lược quan niệm về tình yêu trong thơ Maiakovsky (lấy VD minh chứng).

9. Quan niệm về tình yêu của A.Blok trong bài thơ Danh vọng, vinh quang, bao giá trị..., so sánh
với A.Pushkin?
10. A.Chekhov: Đặc điểm truyện ngắn Chekhov (Người trong bao, Một chuyện đùa nho nhỏ); Ba
đặc điểm cơ bản của thi pháp kịch A.Chekhov và vở Vườn anh đào.
11. Truyện ngắn Một con người ra đời của M.Gorki: sự chuyển đổi vị thế của người kể chuyện,
quan niệm nghệ thuật về con người.
CẢNH NGƯỜI MẸ SINH CON:
- Mùa thu => buồn => không thấy sự sống
- Sự sống bắt nguồn từ con người (cảnh ng mẹ sinh con)
=> ĐỂ TẠO RA MỘT ĐẤT NƯỚC MỚI THÌ CŨNG PHẢI TRẢI QUA NHỮNG KHÓ
KHẮN, GIAN KHỔ => CUỘC CM T10 NGA: thay đồi trật tự xã hội cũ bằng trật tự xh mới:
XH do dân, vì dân
1. Tác giả
2. Tác phẩm
2.1. Những nét cơ bản về tác phẩm

- “Một con người ra đời” (1912) được viết trong bối cảnh nước Nga đang trải qua thời kì ‘’Đêm trước
CMT10’’. Trên cái ranh giới của sự hủy diệt xã hội cũ và sự nảy sinh của một xã hội kới, một vấn
đề bức xúc được đặt râ lúc bấy giờ là vận mệnh nước Nga, số phận nhân dân, con người Nga ra
sao? Gorki thông qua truyện này đã biểu lộ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai.
- Cơ sở của truyện dựa trên sự việc có thật xảy ra với chính tác giả vào cuối mùa hè năm 1982 (năm đói
kém) khi ông đang làm việc tại công trường Kaphaz. Với tài năng sáng tạo nghệ thuật và cái nhìn
nhân văn cao cả, tác phẩm đã vượt ra giới hạn của một truyện ngắn, trở thành ‘’một mẩu’’, ‘’một
mảnh’’, ‘’một lát cắt’’của hiện thực Nga đương thời và mang dang dấp của một bản trường ca
- Tóm tắt truyện: Năm 1892 năm đối kém của nước Nga, thiên nhiên kiệt quệ, con người đói
khổ bỏ vùng Oren tha phương cầu thực trong đám người đi đó có 1 sản phụ gần đến kì sinh đẻ,
chồng chết do ăn nhiều quả Trám rừng, và có cả nhân vật tôi. Họ ra đi nhưng luôn hồi tưởng hối
tiếc về quê hương, ra đi với tinh thần lạc quan, hướng đến tương lai. Trên đường đi người sản phụ
chuyển dạ. Trước sự đau đớn vật vã và lòng nhân ái, nhân vật tôi đã trở thành người đỡ đẻ bất đắc
dĩ, họ cùng vượt qua tình cảnh khốn khổ, thiếu thốn vật chất lẫn tinh thần. Nhưng rồi đứa trẻ cũng
ra đời, nó như một sức mạnh kỳ diệu khơi dậy niềm tin trong họ. Người mẹ vô cùng sung sướng,
tạ ơn Chúa trời. Câu truyện kết thúc bằng cả hình ảnh hân hoan, họ kề vai nhau đi đến chân trời
tương lai, họ đặt niềm tin hy vọng, ước mơ cho đứa con yêu.
 SỰ CHUYỂN ĐỔI VỊ THẾ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN
- Năm 1892, năm đói kém: Gorky quay trở lại với năm đói kém thế kỉ 19, nhấn mạnh hơn vào hoàn
cảnh thực tại của con người khổ đau, đám người bị cái đói xô ra khỏi ruộng đồng đi lang thang
kiếm ăn trên khắp đất nga được gọi là “những người chân đất”
- Hình tượng người kể chuyện:người kể chuyện tự thuật, phản chiếu cuộc đời, con người của
Gorky
* Đoạn 1: từ đầu -> trước đoạn phía trên bụi cỏ : Người kể chuyện là ngừoi suy tưởng, liên tưởng
đến lịch sử, quá khứ huyền thoại của con người, ý niệm về tạo hóa, thượng đế, huyền thoại, tiếp tục
nghĩ về vận mệnh suy tưởng về con người hiện tại
 Quan niệm nghệ thuật về con người của Gorky, sự ra đời của con người mới.
*Đoạn 2: Phía trên nhưng bụi cỏ.Gió núi thổi về thế nào rồi cũng mưa: Ng kể chuyện từ người suy
tưởng sang người quan sát. Nỗi khổ cực về niềm hy vọng về tương lai lẫn nỗi khổ trong hiện tại vậy
nên tiến đến gần đó là đám người “xám xịt, không thể cười..” ( dẫn chứng trong tp) nỗi khổ đau
khiến họ chẳng ra gì
=> Bức tranh hiện thực nghiệt ngã nhưng vẫn thấp thoáng một điều gì đó. “Chị gái đầu trùm khăn
vàng... hoa quỳ nở to trước cơn gió – chi tiết lãng mạn trong bức tranh hiện thực, mang hy vọng
+ “gió núi thổi về... mưa” dự báo về một biến động, sự đổi thay
 Người quan sát còn là người báo hiệu những biến động của tương lai
*Đoạn 3: bắt đầu từ tiếng rên..: Người kể chuyện trở thành người nhập cuộc
- Tiếng rên, tiếng kêu cứu của con người kéo con người xích lại gần nhau
- Người phụ nữ trong cơn đau đẻ không được miêu tả như một con người ( chi tiết ngoại hình, giọng
nói trong đoạn), không chỉ đơn thuần miêu tả hiện thực mà còn mang nghĩa biểu tượng tương ứng với
đoạn suy tưởng của ng kể chuyện trong đoạn 1: con người chưa là con người, khổ đau
- Trong nỗi khổ đau, những con người không dám tin vào lòng tốt của nhau, họ chửi nhau nhưng câu
chửi trong nỗi khổ đau ấy chính là tình thương “tôi thương chị quá chừng” “nước mắt chị bắn lên mắt
tôi”, khi nước mắt họ hòa vào nhau, đứa trẻ cũng ra đời
- Đứa trẻ ra đời cất tiếng khóc “ya ya” – là tiếng khóc đồng thời trong tiêngs nga còn có nghĩa là
“tôi,tôi” => Cất tiếng khẳng định cái tôi, ng kể chuyện mang đứa bé ra tắm lần đầu- nghi thức rửa tội
trong biển cả, tiếng khẳng định ấy đươc ng kể chuyện đáp lại “ừ thì mày, mày...chú mày”. Đây tương
ứng với lời chúc phúc của cha đạo, khuyến khích động viên nó tự do, nổi loại
- Khi mang đứa bé lại cho ng phụ nữ, người phụ nữ cất lời cầu xin, tạ ơn “Lạy đức mẹ...” cùng với hình
ảnh đôi mắt xanh bbiếc=> Nâng hình ảnh ng mẹ lên trở thành đức mẹ, mong cầu tạo hóa sẽ bảo vệ, che
chở cho đứa con của mình
=> Đứa bé nhận được hai lời chúc phúc : hiện đại- truyền thống nhưng đều hướng về đứa trẻ, một sinh
linh mới .
- Họ trò chuyện với nhau rồi ng mẹ chợt nhìn vào đứa bé, cất tiếng cảm ơn ng kể chuyện nhưng ánh
mắt chị nhìn vào đứa bé lúc đó trông như bạc đi, chợt có một thoáng nghĩ đến đứa bé sinh ra trong hoàn
cảnh khó khăn này sẽ sống ra sao. Nhưng cuối cùng chị gạt qua một bên nỗi lo lắng, mơ hồ, nhìn vào
mặt đứa bé, tận hưởng những giây phút hạnh phúc
- Họ giành nhau ít nhiều rồi bế đưa bé sánh vai nhau lên đường, con đường xuất hiện trong cả 3 đoạn
của truyện/ con đường đoạn 3 mang âm hưởng sử thi, gợi sự kết nối giưã con người với con người
- Vạn vật xung quanh như cùng che chở cho đứa bé, nhận thấy nước mắt đau thương đã rửa sạch mắt
chị giờ đây trong đôi mắt ấy cháy lên ngọn lửa biếc của tình thương yêu không bao giờ tắt.
- “ôi sung sướng quá..” cái kết của truyện ngắn, lời nói của người mẹ chính là lời nguyện cầu cho con
người, người kể chuyện hòa vào lời cầu nguyện đó, đứa trẻ vừa được lớn lên trong tình yêu thương của
đồng bào, trong cuộc sống tự do. Cả hai lời cầu chúc của ng kể chuyện và người mẹ đều hiện hữu trong
lời cầu nguyện ở cuối này
- Con người trong hiện tại chẳng ra gì, con người mới sẽ được sinh thành trong cơn đau đẻ của thời đại,
trở thành con người mới xứng đáng chức vị cao cả- chức vị làm người , được hưởng cái đẹp của tạo
hóa,thượng đế ban tặng
- Quan điểm con người còn được thể hiện qua sự chuyển đổi vị thế: Con người phải là người biết suy
tưởng biết suy nghĩ trước, đến người quan sát vừa nhìn thấy bức tranh hiện thực nghiệt ngã vừa đoán
định tương lai và là người tham gia tích cực vào sự kiện của con người trong hiện thực.
=> Hình ảnh con người cộng tác với nhau, tích cực giúp đỡ nhau để kiến tạo nên con người mới
2.2. Nội dung chính của tác phẩm:
 Quan niệm nghệ thuật về con người của Gorki trong ‘’Một con người ra đời’’
- M. Gorki: “Cao cả thay cái chức vụ làm người trên Trái Đất’’. Ngay từ lúc sinh ra, con người
đã mang mầm mống của sự phản kháng “bất mãn với cuộc đời’’, con người tham vọng nhưng bất
lực, đáng thương và cần được vỗ về an ủi.
- “Con người’’ - hai tiếng ấy thật tuyệt diệu, thiêng liêng và nó vang lên mới kiêu hãnh làm sao!
Không được thương hại con người, thương hại con người có nghĩa là làm nhục nó, phải kính
trọng con người
=> quan niệm mới trong văn học => chức vị làm người trên Trái Đất => “Một con người ra đời’’
được sáng tác => sự khẳng định, niềm tin về sức sống của con người mạnh mẽ, sự vượt lên của
người mẹ, sự khẳng định của nhân vật tôi. Một đứa trẻ “oa oa oa’’ – tiếng “oa oa” ấy khẳng định
vị thế của đứa bé trên Trái Đất, khẳng định vị thế đối với đất nước Nga
- Con người ra đời là sự sáng tạo thiêng liêng. Gorki ca ngợi sự vĩ đại của Người mẹ - Đấng sáng tạo ra
cẩ Anh hùng lẫn Nhà thơ.
12. Nghệ thuật tương phản trong bài thơ Đêm đông của Iuri Zhivago (trong tiểu thuyết “Bác sỹ
Zhivago”) của B.Pasternak.
13. Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn ấn tượng chủ nghĩa Hơi thở nhẹ của I.Bunin.
 Cây bút văn xuôi ấn tượng chủ nghĩa
- Tìm cách làm mờ nhoè những đường nét phông nền và tạo dựng 1 ấn tượng về trong khoảnh khắc nhưng
lueu giữ trong vĩnh cửu. Ấn tượng trong khoảnh khắc mong manh, tạo cảm hứng bù đắp về sau
- Mach thời gian đứt quãng, vòng vèo
- Không gian: mở đầu là nghĩa trang – kết thúc cx vậy: cái chết trở thành phông nền
 Sắp xếp ko theo trình tự nhân quả, cắt mạch câu chuyện để luôn luôn trong từng phần của truyện có
chueyenr động vượt qua cái chết hướng tới caí vĩnh cửu
- Cảnh nghĩa địa với nấm mồ, nổi bật lên bức chân dung cô gái trẻ - nữ sinh trung học: nhấn mạnh rằng cô
yêu đời – khắc chế cái chết, chuyển bình diện cái chết sang bi kịch
- Câu chuyện kê về thời thơ ấu của cô: lanh lơi, đẹp lên theo từng giờ, vẻ đẹp khônh chỉ ở ngoại hình (eo
thon, đôi chân cân đối, bộ ngực đầy đặn vừa phải) – tóm lại tất cả những gì ngôn ngữ con ngừoi ko diễn tả được
– phong cách ấn tượng chủ nghĩa tạo nét mơ hồ cho cái chung. Sống nhẹ dạ nhưng cx nhẹ nhõm trong từng hơi
thở
- Cô luôn luôn đổi thay trong từng khoảnh khắc (ko đỏi thay chính mình). Cậu học sinh mê cô ko chịu nổi
sự thay đổi của cô còn cbi tự vẫn
- Bà hiệu trưởng gọi cô lên để nói chuyện, đã bạc, vuốt keo ngay ngắn, bà nói “ko nên để tóc cao như
ngừoi lớn như thế” -> cô hồn nhiên tuyên bố “cô ko có lỗi khi có một mái tóc đẹp”, Người phụ nữ nhắc cô còn
trẻ, mới là một cô bé => cô gái tuyên bố “em ko còn alf cô gái, em đã là đàn bà rồi _ người làm em thành đàn bà
là bạn của ba em, em trai của bà
- Ngừoi kể chuyện kể ngày cô chết. mọt tên sĩ quan si mê khi nghe cô từ chối đã ko chịu được đã bắn cô
- Trong cuốn nhật kí, kể về vc mình trở thành ngừoi đàn bà như thế nào. Thích thú khi ông ta khoác tay
mình, thích thú khi ông ta noi yêu mình, khi ông ta nắm tay, hôn minh. Tác giả dưnhf lại
- Kết thúc bằng câu “mjnhf thấy ghê tởm ông ý”
- Cảnh cuối trở về với tháng tư ở nghĩa trang, hình ảnh bà giáo già suốt đời thần tượng người anh trai =>
chuyển sang cô gái trẻ, nhìn cô gái trẻ với sự nuối tiếc, nhứo về tuổi trẻ và sắc đẹp của cô
 Làm bà ta nhớ lại cuộc trò chuyện cô bé nói vs bạn về cái đẹp của cuộc đời (tay tho… hơn hết là hơi thở
nhẹ như thế này- câu kết của tp)
 Hơi thở lan toả trong gió xuân, hương xuân, trở thành bất tự - khat khao sống hết mình trong từng
khoảnh khắc, neiefm vui sống, vẻ đpej từ bên trong lẫn bên ngoài trở nên bất tử qua tất cả những người tiêpos
xúc với cô
 Tác gỉa chỉ ra nghệ thuạt có thể vượt qua cái chết, bắt đầu nói cái chết với sự bất tự

14. Phân tích và chứng minh truyện Số phận con người của M.Sholokhov như tiểu anh hùng ca (sử
thi ở thể loại nhỏ).
- Được kể vào màu xuân hoà bình đầu tiên 1946
- Giọng kể chậm rãi – đặc trưng cho thể loại sử thi – nhấn mạnh dòng chảy bất tận của cuộc sống
- Hình ảnh con đường khó đi: cuộc chiến khủng khiếp phải trả qua. Người kể chuyện ngắm nhìn những
áng mây trôi: ý niệm về dòng sông, con đường đều là những hình tượng mang tính sử thi
- Sự xuất hiện của nhân vật với thằng bé: 2 nhân vật được miêu tả tương phản với nhau: nếu người đan
ông có đôi tay đen, dáng đi hơi gù như còng lưng xuống gánh nặng số phận, dôi tay và đôi mắt để chống chọi
với số phận >< đứa bé có cặp mắt xanh biếc như da trời – hình tượng con ngừoi bắt đầu cuộc sống.
 Nhân vật Ăngrayxocolop: họ là “xoco” – chim ưng. Nhân vật được miêu tả như con người bình thường,
trải nghiệm khủng khiếp của bão táp lịch sử nhưng vẫn giữ được nhân cách – anh hùng
 Tính chất tiểu anh hùng ca
 Truyện có kết cấu truyện trong truyện: phần bên trong được giữ nguyên qua lời kể của nhân vâth. Nhân
vật sinh 1900- cùng thế kỉ ở miền trung nước Nga, sinh ra ở làng quê. Trong thời gian nội chiến, anh tham gia
nội chiến – khắc hoạ tính cách điển hình. Đói kém => phiêu bạt sang Cuba. Cha mẹ và em gái chết đói =>
khuynh hướng số phận alf bắt con người phải cô độc => con người xê dịch, trốn chạy khỏi nơi bi kịch đó =
giống nhưu bi kịch cổ đại của sêkhôp.
- Nhân vât lên thành phố, gặp một cô gái mồ côi: 2 nhân vật yêu thương kết nối với nhau => trốn chạy là
dùng vũ khí hữu hiệu nhất là kết nối với nhau tình yêu thương để trống lại số phận bi kịch. Có những lúc trong
cs gia đình họ bị chia rẻ: nhân vật say rượu “bò về” với tốc độ “nguyên thuỷ”=> ngườ vợ không phàn nàn, trách
móc, dìu người chồng vào nhà, thủ thi vào tai chồng
- Thái độ đồng cảm và yêu thương lại gần nhau, một lời trách móc đẩy người ta ra xa => nhân vật đã ân
hận khi thấy thái độ của vợ, buổi sáng vợ nói “đừng say nhiều nhé anh yêu” => sự đồng cảm và yêu thương =>
Nhan vật tự hứa không uống rượu nữa
- Ho có những đứa con. Ẳnge tự hào về thằng bé giỏi toán và hai đứa bé gái ngoan hiền
- Cuộc sống đi vào quỹ đạo hạnh phúc: người vợ tậu được con dê, ngi ta phân 2 vc mảnh đất 600m2, trên
đầu có mái nhà che nắng che mưa => hạnh phúc con người dường như chỉ cần thế
- Nhân vật kể bằng 2 điểm nhìn: điểm nhìn “ở đây ..bây giờ” – báo trước một bi kịch.
- Chiến tranh bắt đầu (trước ctanh vệ quốc – trong- sau)
 Chiến tranh nổ ra
- Cảnh tiễn người chồng ra trận: 2 đứa bé gái khôgn cầm được nước mắt, những đứa con từ nay vắng bố,
người vợ gục đầu vào vai. Mắt đờ đẫn như người bị mất chí => người ra đi mang theo phần hồn của người ở lại.
người phụ nữ luôn muốn áp vào những ngừoi chồng: hình ảnh cuối cùng đọng lại trong tâm chí ngươi chồng.
 Cắt chia người đi thương
- Sự đông cảm kết nối giưa tiền tuyến và hậu phương
- Tình huống trung tâm trong ctranh: Ăngre phải lái xe vượt qua con đường chiến tuyến, trung bom, ngất
đi. Khi bọn Đức đến, anh ngồi lên đứng thẳng dậy, con người vật vờ ấy muốn chống lại, giữ vững nhân cách
kiên cường
- Bọn Đức ( không có chúa- ko cho tù đi vệ sinh, ra ngoài) dẫn tù binh giam trong nhà thờ bị bom làm tốc
mái. Ăngre chứng kiến 2 cảnh trái ngược: bác sĩ quân y bị bắt đã chữa cho Ẳnge khỏi sái tay, có kẻ phản bội tố
cáo. Ăngre bóp chết kẻ phản bội “lần đầu tiên tôi giết người, hắn là người mình, hắn là tên phản bội” – kẻ li
khai luon bị trừng phạt vì chia cắt con người
- Bỏ trốn nhằm hướng mặt trời mọc mà chạy: ý nghĩa biểu tượng, phương Đông, muốn kết lại với quân
mình, với ánh sáng.
- Bọn Đức muốn bắt con ngươi cô độc. Bọn Đưc giải đoàn người sang đất Đức, từ 150 còn 50 người. ở
trại tập trung lại có những kẻ li khai. 4 ngày; con số trong kính thánh (4 ngày, 4 tấc khối đá)
- Ăngre chia tay những người trong trại, nhìn lên trời từ biệt những vì sao, từ biệt vợ và con. Cái tên chỉ
huy gọi Angray là cái tên chung của Nga. Hỏi thằng ivan 4 thước khối đất mà nhiều ư => ăngray trả lời đầy
hiên ngang, kiên cường giưc vũng nâhn cách. Nhân vâttj uống 3 cốc rượu, như một sự thử thách. Cố gắng ăn
uống như một con người, thầm nhủ “cm cố gắng đến mấy cx ko biến t thành súc vật” => Chỉ huy tha chết, đưa
cho Ăngray một khúc bánh mì, một cục thịt mỡ => mừng quýnh lên quên cảm ơn => nghĩ tới anh em (để chia
đồ ăn): sức mạnh người Nga chiến thắng phát xít Đức: tinh thần cộng đồng
- Cùng lúc Hồng quân liên xô chiến thắng phát xít Đức – sự kiện đời tư nhân vật ứng với sự kiện lịch sử
- đặc điểm của nhân vật sử thi
- Khi mặt trần đã lui về phía Tây, anh vẫn được giao công việc lái xe. Ăngre nhìn thấy bọn Đức uống
rượu, chuốc rượu thằng Đưc, lột đồ để xuyen qua bom đạn trở về - tận hưởng mấy ngày phép viết thư cho gia
đình. Khi nhận lại lá thư nét chữ không phải những người thân. Người hàng xóm thông báo, 1 năm sau khi
Ăngray đi thì quả bom rơi trúng, vợ 2 đứa con gái chết.
- 2 năm trời, ăngray trò truyện với vợ và 2 đứa con thực chất alf đã chết
- 9/5/1945: ngày kết thúc chiến tranh, một vị trung tá đến thông báo con trai hi sinh: kết thúc chiến tranh.
Ăngray nhìn vào quan tài và không nhận ra con trai mình
 Kết thúc ctranh, số phạn cướp đi tất cả những gì than thương nhất
- Trong một lần vào quán rượu, Ăngray hỏi chuyện và nhận cậu bé làm con, hai con nguòi xa lạ kết nối
với nhau – che chở cho nhau. Trong đêm đầu tiên, ngủ được đôi chút sau chiến tranh, thỉnh thoảng bật dậy tận
hưởng thời gian chăm sóc cho người khác. Thằng bé luôn được so sánh với chim sẻ. Ăngray được ss với chim
ứng => kí ức chiến tranh ko dễ phôi phai. Ăngray đêm đêm vẫn trò chueyenj vs vợ và các con, hiện ra trong
giác mơ đứng sau hàng rào dây thép gai, tỉnh dậy thì tháy giọt nước mắt chảy, cố để nước mắt không ảnh hưởng
đến thế hệ tương lai
- Ăngray lái xe, đâm vào con bò, ăngray bị tước bằng lái
- 2 cha con dắt nhau đi khắp nước Nga
 Hình ảnh màu xuân, con đường xuất hiện:
- Nhìn theo 2 người, người kể chuyện tác giả thầm nghĩ 2 con người như 2 hạt cát bé bỏng ko biến cuốn
vào đâu, thằng bé sẽ đủ sức đương đầu với thử thách – dòng chảy tiếp nối, dòng chảy bất tận của cuộc sống
- Dứa bé giơ đôi tay chào: người kể chuyện cảm tưởng nhu móc vuốt sắc nhọn bóp lấy tim tôi: âm hưởng
bi kịch hoà vào âm hưởng sử thi.
 Giải pháp sử thi cho tình huống bi kịch: con người có vũ khí hữu hiệu đó là kết nối tình yêu thương.
Phẩm chất quan trọng nhất của nhân vật anh hùng là khả năng kết nối
15. Đặc trưng thể loại truyện ngắn trữ tình trong Lẵng quả thông của Pautovsky.

- Cô bé mồ côi xách lẵng quả thông nặng


- Ngừoi soạn nhạc có tên giống người cha, thay ngừoi cha đỡ cô khỏi gánh nặng cuộc đời
- Ông không chỉ đỡ lấy gánh nặng từ vc đỡ lấy lẵng quả thông mà còn hứa một món quà – hưa hẹn sự chờ
đợi món quà kì diệu đó. Cô bé tiếp tục sống vui tươi, yêu đời => món quà khẳng định hướng tới niềm vui,
tương lai
- Soạn nhạc ông có những khán gỉa đầu tiên là con vật, đồ vật, ông muốn nhạc cất lên từ những thư sbinhf
thường, nghèo nàn và đơn sơ của cuộc sống.
- Bản nhạc tên là ngày mới – cùng tên với cô bé.
- “cháu là bình minh, là ánh sáng, là hạnh phuc” niềm hạnh phcus giúp con ngừoi cất minh lên
trên những nhỏ nhặt đời thường. Niềm vui sướng gióng như những hạt bụi quý – tự lấy những cảm
hứng từ cuộc sống từ những cái tưởng như rác rưởi, bình dị, đon sơ của cuộc đơuf
 Tính trữ tình
- Toàn bộ tác phẩm với thiên nhiên đậm màu sắc lãng mạn: vùng Nauy
- Con người tìm đến với nhau đồng cảm với nhau
- Sự kết nối giữa bà dì và ông chông bà ta vs cô bé
- Tiếng nhạc cuốn tát cả vào niềm vui sống vào ngày mới
 Khiến con người ko chìm đắm trong nhỏ nhặt đời thường, mà là khả năng cất mình lên khỏi nhỏ
nhặt đời thường, chát thơ của nó
 Đậm tính ấn tượng, kp bút pháp ấn tượng chủ nghĩa, tgia vẫn nhấn vào những đường nét, ông
tạo từ những đường nét làm nổi bật tâm trạng đầy chất thơ
 So sánh với “Những cánh buồm đỏ thắm”
- Ước mơ khiến cô đủ kiên cường để nuôi dưỡng ước mơ đến với hạnh phúc
- Khẳng định đẻ có ước mơ phải có những con người tự tạo dựng uóc mơ
- Chàng thành niên tự tạo dựng ước mơ, làm thuyền trưởng.
 Nghị lực, kiên cường

You might also like