Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Trước thảm họa mạt thế, Thần nguyên lai là chỉ cần con

người làm điều này

Một nhóm đàn ông, phụ nữ và trẻ em rách rưới và mệt mỏi đi đến cuối con
đường. Trước mặt là biển rộng sóng nước gió vỗ, sau lưng là binh mã đuổi
đến. Những tia sợ hãi và lo lắng hiện lên trong mắt mọi người, tựa hồ có thể
bốc cháy những viên đá. Lúc này, Moses cầm Thần Trượng của ông hướng về
phía biển đỏ, Nước biển trong phút chốc tách ra, mở ra một con đường ở giữa
biển. Giữa những bức tường nước được dựng nên bởi những tia nước bắn tung
tóe, để cho người Israel có thể đi bộ trên mặt đất, băng qua Biển Đỏ gầm thét
và đến bờ biển bên kia. Đằng sau là tiếng móng ngựa cùng tiếng bánh xe lăn
bánh. Moses một lần nữa vạch Thần trượng về phía biển đỏ nước biên đang
tách ra liền nhanh chóng tụ hợp lại, nhấn chìm tất cả những kẻ truy đuổi trong
nước biển. Đây là cảnh tượng Thần tích vượt qua Biển Đỏ được miêu tả trong
sách “Kinh thánh - Cuộc di cư” đến thiên đường Canaan trong truyền thuyết
nơi mà người israel hướng đến. Xin chào mọi người, tôi là Tuyết Lị. Hôm nay
chúng ta sẽ nói về câu chuyện mà mỗi một gia đình ở phương tây đều biết.
Trong câu chuyện này, Thần giáng từ trời xuống “mười tai nạn” để người Ai
Cập cổ tỉnh ngộ. Có phải hay không đây cũng là một khải thị cho con người
tìm nơi tránh nạn khi đối mặt với mọi loại thiên tai nhân họa.

hoàng tử của ai cập 40 năm

Rất lâu trước đây, dịch bệnh nạn đói xảy ra tại Canaan quê hương của người
Israel. Vậy nên họ không thể không lần lượt dọn nhà cùng nhau di cư đến
biên giới Ai Cập, tiếp tục sống cuộc sống chăn thả và trồng trọt.

Vào thời điểm đó, Người Ai Cập gọi họ là người Do Thái. Mà nhóm tộc người
Do Thái này, nhà nhà đều rất biết sinh hài tử. Mấy thế hệ qua đi, tại Ai Cập nơi
nào cũng nhìn thấy người Do Thái. Điều này liền khiến cho người Ai Cập không
vui, nên người Ai Cập bắt người Do Thái lại, bắt họ làm những việc nặng nhọc,
dùng roi da quất đánh họ. Cứ như vậy người Israel run sợ làm trâu làm ngựa
tại Ai Cập. Cuộc sống mỗi ngày trôi qua đều là khổ không nói nổi. Cho đến
khoảng thế kỷ XV (15) Trước Công Nguyên, Pharaoh Ai Cập lúc bấy giờ đã bị
thù hận làm lóa mắt, đã ra lệnh để các bà đỡ giết tất cả các bé trai của người
Do Thái, chỉ để lại các bé gái. Tuy nhiên, trước sinh mệnh nhỏ bé non nớt, đại
đa số các bà đỡ đều không thể hạ thủ được. Pharaoh Ai Cập biết được sau
liền nổi giận lôi đình, hạ mệnh lệnh đem toàn bộ người Do Thái sinh ra bé trai
sơ sinh toàn bộ vứt vào trong sông, cho dù là đánh chết cũng không bị trách
phạt (giết chết bất luận tội), một cái cũng không tha. Chính vào lúc này, Moses
giáng sinh tại một gia đình Do Thái. Vì vậy khi ông vừa ra đời liền gặp phải
Pharaoh Ai Cập hạ lệnh tàn sát, đối diện với cái chết. Nhìn thấy khuôn mặt nhỏ
bé trắng nõn hồng hào này, cha mẹ của Moses từ trong bi thương tỉnh táo lại!
Hai người thương lượng liền bí mật đem Moses ẩn giấu đi, cả nhà cả ngày đều
vây quanh ông, chơi với ông, lo sợ một khi truyền ra tiếng trẻ khóc, liền sẽ đem
đến sự chú ý cho Binh sĩ Ai Cập đang tuần tra bên ngoài.

Cứ như vậy giấu được 3 tháng, Cha mẹ của Moses biết rằng đây không phải là
kế sách lâu dài. Hài tử lớn rồi liền sẽ không giấu được nữa, đến lúc đó vẫn là
phải chết. Thế là họ đặt Moses trong một cái hộp cùng cỏ đuôi mèo, xung
quanh được sơn bằng sơn vecni đá không thấm nước và dầu xung quanh. Rồi
bỏ vào bụi sậy bên sông, dự định để cho ông trôi theo dòng nước. Cha mẹ ông
trong tâm vô cùng không nỡ, “Con à, chỉ phải xem tạo hóa của con, hết thảy
nghe theo mệnh trời vậy.” Chiếc hộp cỏ đuôi mèo chầm chậm quay đi quay lại
giữa đám lau sậy, trôi qua lại, liền trôi đến trước mặt em gái của Pharaoh Ai
Cập đang tắm rửa. Lúc này, Moses nằm thoải mái trong thùng rơm vừa ngủ
dậy. Một đôi mắt to bằng ngọc trai đen lay động nhấp nháy, cũng đang nhìn
chằm chằm công chúa Ai Cập, khoảnh khắc hai người nhìn nhau, trái tim của
công chúa run rẩy, một phương diện là vừa nhìn thấy đứa bé này công chúa
liền nhìn trúng, vui thích từ tận trong lòng. Một phương diện khác, công chúa
ngay lập tức ý thức đến được, đứa bé này là con cháu của người Do Thái, phải
làm thế nào đây. Với trái tim nhân hậu, cô đột nhiên cảm thấy thương xót trong
tâm, liền nói với tì nữ bên cạnh, ngươi nhìn xem đứa bé này thật xinh đẹp, ta
muốn nhận nó làm con trai của ta, liền gọi nó là Moses đi. Moses ý nghĩa
chính là từ trong nước kéo lên. Mà ở một bên em gái của Moshe đang trốn ở
phía sau vẫn đi theo em trai từ xa đã nhìn thấy cảnh tượng này, liền nhanh
chóng chạy đến hỏi, “Công chúa điện hạ, ngài có gì cần giúp đỡ không? Có cần
hay không tìm sữa mẹ cho tiểu hoàng tử này. Vì vậy, sau khi đi vòng quanh,
Moses lại về tới vòng tay của mẹ, bú dòng sữa ngọt ngào của mẹ ông mà lớn
lên.

Công chúa Ai Cập đối xử với Moses như con ruột của mình, Moses thay đổi
bản thân và trở thành hoàng tử của Ai Cập. Nhận được nền giáo dục tốt nhất
trong cung điện. Moses có được tất cả kiến ​thức về Ai Cập, ông học thức uyên
bác, tài năng trác việt. Ông sống cuộc sống hoàng tử Ai Cập trong suốt 40
năm. Nhưng trong tâm ông chưa bao giờ quên thân phận thật sự của mình,
đến từ người Hebrew(người do thái) con dân của Chúa. Có một ngày, Moses
nhìn thấy một binh sĩ Ai Cập đang đánh đập người anh em do thái của ông.
Đột nhiên liền xung động lên thất thủ đánh chết binh sĩ Ai Cập kia. Về sau sự
việc này truyền đến tai của Pharaoh. Moses thấy tình thế không ổn đành phải
bỏ chạy.
Bốn mươi năm con chiên chăn cừu.
Moses chạy trốn đến vùng hoang dã Miến Điện (Myanmar), có các bộ tộc du
mục đang sinh sống ở đó. Moses không còn lựa chọn nào khác, nên đành ở lại
đây lấy vợ sinh con. Ngày bình thường giúp cha vợ là linh mục chăn cừu trong
đồng hoang. Cứ như vậy sinh sống 40 năm, suốt 40 năm gió mưa ấy, Moses
học hiểu được các phẩm tính tốt đẹp như nhẫn nại, từ bi và khiêm tốn. Mọi
người đừng quên Moses trước kia là hoàng tử Ai Cập. Ông vốn là rất kiêu
ngạo, nếu không cũng sẽ không vừa đánh liền đánh chết một sĩ binh Ai Cập.
Nhiệt huyết của ông, kiêu ngạo của ông, tự ngã của ông đều bị năm tháng
từng chút một ma diệt rớt.

Moses dần dần minh bạch hiểu ra, trong trời đất này nếu không có sự giúp đỡ
của Thần, chỉ dựa vào cơ thể máu thịt của con người, cho dù là có được hùng
tài ngạo thế, thì cũng không làm được gì. Ngay khi ông không còn hùng tâm
tráng chí muốn làm vua trong người thường, cũng không tiếp tục tự cho mình
là đúng có thể dựa vào tài năng thông minh của bản thân. Lúc này, an bài của
Thần đã đến, Thiên Chúa muốn bắt đầu thuyết giảng.

Người được Thiên Chúa lựa chọn.

Một ngày khi Moses 80 tuổi, ông chăn cừu chăn đến vùng núi Hà Liệt sơn,
nghe nói đây là một ngọn núi Thần. Trong ngọn lửa đỏ rực đang cháy phừng
phực, một cánh đồng gai lớn đang bị thiêu đốt, trong tâm Moses tự hỏi, “Ngày
hôm nay tiết trời khô ráo, cỏ gai gặp lửa liền bị đốt thành tro bụi ngay tức khắc,
nhưng tại sao nó lại cháy lâu như vậy, ta phải qua đó nhìn xem.” Ông không
dám đến gần, tháo bỏ giày dưới chân, bởi vì nơi ông đang đứng là Thánh địa.
Thiên Chúa liền hiện ra đứng trong ngọn lửa, quang mang vạn trượng, Moses
không thể không che mặt lại. Thiên Chúa nói với Moses, con dân của ta đang
ở Ai Cập nhận hết khổ cực, ta đã nhìn thấy rồi, âm thanh ai thán của họ, ta
cũng nghe thấy rồi. Ta đã đáp ứng với tổ tiên của họ, cứu họ thoát khỏi tay của
Ai Cập. Dẫn dắt họ đi đến một vùng đất trù phú tràn đầy tốt đẹp, rộng lớn.
Vì vậy ta đã phái ngươi đến gặp vua Ai Cập Pharaoh, để ngươi dẫn dắt con dân
ta thoát khỏi Ai Cập.” Moses nghe thấy nữa tin nữa ngờ, liền hỏi “Tại sao lại là
tôi, tôi là người gì, có khả năng thuyết phục được vua Pharaoh Ai Cập, lại còn
có thể dẫn dắt người Hebrew thoát khỏi Ai Cập.” Thiên Chúa nói với ông, “Ta
tất cùng ngươi đồng tại”, một cây gậy gỗ Moses dùng để chăn cừu, trải qua gia
trì của Thiên Chúa, đã trở thành một Pháp khí toàn năng. Moses là người được
Thiên Chúa lựa chọn. Thiên Chúa tất cần ban cho ông Thần lực, trợ giúp ông
hoàn thành sứ mệnh của Thần. Moses đã chuẩn bị xong rồi, trong tâm ông
tràn đầy chính niệm tin tưởng vào Thiên Chúa. Thế là ông rời khỏi nơi hoang dã
này, tiến cung gặp vua Pharaoh Ai Cập.
Ai Cập mười tai nạn
Moses thỉnh cầu vua Pharaoh, để cho con dân của Thần người Hebrew được
rời khỏi Ai Cập. Nhưng Pharaoh hoàn toàn không nghe, cũng không tin rằng
đây là ý chỉ của Thần, nên không cho phép thả người. Vì vậy dưới sự giúp đỡ
của Thiên Chúa, Moses triển hiện ra 10 lần Thần Tích. Đối với người Ai Cập mà
nói đều là tai nạn, hơn nữa một lần so với một lần càng tàn khốc. Ông hướng
Thần hướng xuống nước, nước liền biến thành máu. Dòng sông bốc mùi hôi và
cá trong nước chết. Khiến người Ai Cập không thể uống nước trong sông.

Ông lại để cho ếch xanh lên bờ, tràn đầy trên mặt đất, tiến vào cung điện của
Pharaoh, đê chúng leo lên giường làm ổ và leo lên cơ thể người. Ông hướng
Thần Trượng xuống đất, khắp nơi liền xuất hiện con chấy rận, khiến cho người
Ai Cập ưa thích sạch sẽ không thể chịu nổi. Ông lại cho một đàn ruồi bay vào
trong cung điện Pharaoh, và nhà của những người hầu cận của Pharaoh trên
khắp Ai Cập, bay đi khắp các nơi trên Ai Cập. Tuy không làm người chết nhưng
khiến người buồn nôn kinh tởm. Ông hướng Thần trượng lên trời, sấm sét và
mưa từ trên trời rơi xuống, và tất cả người dân, gia súc, rau và cây cối trên
cánh đồng đều bị ảnh hưởng. Bầu trời vùng đất Ai Cập trở thành màu đen hắc
ám trong ba ngày. Ông cũng khiến gió đông thổi, thảm họa mưa đá giáng
xuống, và sau đó là cào cào lần lượt bay đến ăn hết trái cây và rau dưa. Thiên
Chúa phân phó Moses, lấy vài nắm tro tàn, đến trước mặt Pharaoh nâng lên
trời, những tro tàn này bay khắp Ai Cập biến thành cát bụi, bám vào thân thể
người và gia súc, khiến trên thân thể họ nổi lên mụn nước, vô cùng thống khổ.
Cho dù là như thế vẫn không đả động được tâm cứng như sắt đá của Pharaoh,
ông một lần lại một lần lặp đi lặp lại. Cuối cùng xem ra Pharaoh chưa thấy
quan tài chưa rơi lệ, vậy là tai nạn thảm khốc chưa từng có giáng xuống. Thảm
họa Trưởng tử cuối cùng đã đến.
Tai nạn trưởng tử.

Mới nửa đêm, ai nấy đều chìm trong giấc mộng ngọt ngào, Thiên Chúa
Jehovah sai thiên sứ đến tiêu diệt tất cả con trai đầu lòng của người Ai Cập.
Từ Pharaoh trên ngai vàng đến tù nhân, những đứa con trai đầu lòng của họ và
tất cả những con vật đầu lòng đều chết trong đêm. Trước khi việc này xảy ra,
Jehovah phân phó Moses thông báo cho tất cả người Hebrew biết. Đêm đó,
mỗi hộ gia đình đều giết thịt cừu. Bôi máu cừu lên khung cửa và ngưỡng cửa
nhà họ để đánh dấu. Thiên sứ của Thần nhìn thấy vết máu cừu sẽ “vượt qua
mà đi”. Đây cũng là nguồn gốc lễ tiết quan trọng nhất của người Do Thái - lễ
“Vượt Qua”. Tại Ai Cập cổ, Trưởng tử được xem như là tôn quý nhất trong một
gia đình, thế nhưng trưởng tử khắp nơi đều chết. Người Ai Cập sau khi thức
dậy tỉnh lại, đấm ngực dậm chân, than khóc không thôi, cả nước khóc tang.
Pharaoh kinh sợ, không thể không ngay trong đêm thả người. Cho đến ngày
hôm đó, người Hebrew đã sống ở Ai Cập hơn bốn trăm năm. Nhưng điều
không ngờ đến là, Pharaoh ngay lập tức liền hối hận. Lại lần nữa ra lệnh quân
đội đuổi theo người Hebrew. Cứ như vậy đuổi đến Biển đỏ. Sau đó là xuất hiện
cảnh tượng được miêu tả ở phần đầu.

Không phải là Thần thoại.


Rất nhiều nhà khảo cổ học đã tìm thấy bằng chứng, xác nhận rằng câu chuyện
xảy ra ở Ai Cập cổ không phải là một câu chuyện thần thoại hão huyền, mà là
một lịch sử có thật đã xảy ra.

khoảng 1200 năm trước Công nguyên, kế vị Pharaoh Ai Cập thực sự không
phải là con trai cả. Tại Ai Cập xác thật đã từng phát sinh mười tai nạn này. Đều
nhất nhất đối ứng với những gì miêu tả trong “Thánh Kinh”. Có thể có người
nghĩ rằng, tai nạn cuối cùng tang tử quá thảm liệt. Thần có phải là quá tàn
khốc hay không. Phàm sự việc gì đều có nguyên nhân của nó. Pharaoh Ai Cập
đã từng hạ lệnh, giết hết tất cả nam hài mới sinh ra của người Hebrew. Và đây
là quả báo xứng đáng với vua Pharaoh. Tất nhiên Thần sẽ không lập tức trừng
phạt vua Pharaoh và đất nước Ai Cập. Người Trung Quốc thường nói “Sự bất
quá tam”, nhưng Thần đã cấp 9 lần cảnh cáo, cũng chính là 9 lần cơ hội. Có
thể thấy tâm thái từ bi, khoan dung, nhẫn nại, thương xót của Thần. Nhưng
Pharaoh vẫn nhất ý cô hành, không chịu tỉnh ngộ, cự tuyệt hy vọng được đắc
cứu của người Ai Cập và bản thân mình. Vậy nên vấn đề là, lẽ nào toàn bộ
người Ai Cập đều có tội sao. Đều nên nhận lấy nỗi đau mất con sao. Mỗi một
mệnh lệnh tàn khốc của người nắm quyền. Bao gồm đem người Hebrew làm
nô lệ phục vụ, cho đến tàn sát tất cả nam hài của họ, đều là dưới tình huống
toàn dân Ai Cập quán triệt chấp hành mới có thể làm ra việc ác hành này. Cho
dù là họ không có tham gia vào làm ác, nhưng ngôn ngữ và tư tưởng của họ
đều có phụ họa theo. Họ trợ giúp làm ác, cũng chính là lựa chọn tương lai cho
chính mình.

Mười tai nạn tái hiện một lần nữa.

Lịch sử lặp đi lặp lại, luôn tương tự nhau khiến người ta phải kinh ngạc.
Pharaoh không tin vào lời cảnh tỉnh của Thần, nhiều lần xem thường, hoàn
toàn không quan tâm đến sinh tử tồn vong của đất nước và người dân. Dạng
thức chính quyền tương tự này chúng ta tựa hồ cũng khá quen thuộc. Trong
tôn giáo có một cách nói, rằng mười tai nạn ở Ai Cập cổ thực sự chỉ là bản
diễn thử của đại kiếp nạn mạt thế trên khắp thế giới. Trước mắt chúng ta, hoặc
có lẽ đã nhìn thấy 9 tai nạn trong 10 tai nạn Ai Cập cổ, có thể sẽ cảm thấy
chẳng qua chỉ có vậy. Những thảm họa đầy rẫy trên thế giới của chúng ta ngày
nay, có cái nào là không muốn mạng người so với tai nạn của Ai Cập cổ. Mặt
trăng máu và mặt trời máu là các điềm báo xấu, các thảm họa như ngày mùa
hạ đổ tuyết, mưa đá, nạn châu chấu, động đất, núi lửa, sóng thần, các bệnh
dịch xuất hiện không ngừng, các trận bão cát lớn, lũ lụt chưa từng có trong lịch
sử và hạn hán, tựa như cơn lốc xoáy của ngày tận thế đang đến trên khắp thế
giới, lở đất, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lương thực, khủng hoảng chiến
tranh, ở Trung Quốc đại lục mọi lúc mọi nơi đều có phong tỏa, kiểm tra, mở
khóa cửa, đóng đinh rào sắt trước cửa với đầy đủ nhân viên. Nếu như nói,
Thiên Chúa Jehovah đã cho Ai Cập cổ 9 lần cảnh cáo, nhưng cũng không
khiến cho họ tin tưởng vào uy lực của Thần, để cho tai nạn trưởng tử giáng
xuống. Như vậy, thảm họa liên tục bạo phát trên toàn thế giới, nếu như vẫn
không thể khiến cho những người rời xa Thần tin tưởng vào uy lực của Thần,
thì họ sẽ đối mặt với điều gì? Con người lẽ nào có biện pháp trốn thoát khỏi tai
nạn tuyệt chủng ư?

Tránh thoát khỏi tai nạn như thế nào?

Lịch sử nói cho chúng ta biết, Người Hebrew không còn lại gì, lại chỉ nhờ vào
ấn ký của máu cừu, và cây Thần trượng trong tay của Moses, đã chạy thoát
khỏi chế độ nô lệ, đi hướng về quang minh. Moses nhờ vào Thần trượng tách
biển đỏ mở đường, đã thành tựu một lần vượt biển vĩ đại nhất trong lịch sử, đã
trở thành biểu tượng tinh thần của rất nhiều dân tộc hướng đến tự do. Đây là
dựa vào sức người làm không được, cũng không thể hình dung ra được. Đây là
Thần tích đang triển hiện tại thế gian, lẽ nào Thần nhận không ra nhà nào là
con dân của ông? Vì sao nhất định cần phải tìm kiếm ấn ký của máu cừu? Bởi
vì Ấn ký này là đại biểu cho con người tôn kính và tuân theo lời của Thần. Một
vị Thánh Nhân nói “Đi trở về con đường thông thiên truyền thống” - Tìm lại các
giá trị truyền thống, tu tâm hướng thiện, kính trời và tin Thần. Có lẽ đây là giải
cứu con người khỏi thảm họa. Các bạn khán giả, các bạn nghĩ sao? Bạn có thể
để lại tin nhắn bên dưới video. Tôi là Tuyết Lị, cảm ơn các bạn đã xem, hẹn gặp
lại lần sau.

https://www.youtube.com/watch?v=QGm1oM-ANUY

You might also like