28 - 38 Tuong Tac Khong Cong Hoa Tri

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Bài giảng thứ nhất

tương tác
KHÔNG
cộng hóa trị
Đỗ Văn Thanh Nhân
Bài viết giới thiệu các tương tác không cộng hóa trị (liên kết hydrogengen, tương tác van der Waals, các
tương tác � - �, cation - �...) và áp dụng chúng để giải thích một số tính chất vật lí cơ bản (nhiệt độ nóng
chảy, nhiệt độ sôi, độ tan).

Liên kết hydrogen Liên kết hydrogen có ảnh hưởng rất lớn đến sự bền
vững cấu trúc, tính chất vật lí, tính chất hóa học cũng
Liên kết hydrogen là tương tác hút được hình thành như hoạt tính sinh học của chất, chẳng hạn như nước
giữa hai tiểu phân theo dạng A‒H···B, với A, B là và các cặp base chứa nitrogen trong ADN. Nếu
các nguyên tố có độ âm điện rất cao, và B phải sở trong hệ thống đang xét tồn tại liên kết hydrogen thì
hữu cặp e không liên kết. Liên kết hydrogen thường nó sẽ lấn át tất cả những tương tác không cộng hóa
chỉ hạn chế trong N, O, F nhưng nếu B là một anion trị khác. Ảnh hưởng của liên kết hydrogen đến độ
(như Cl-) thì nó cũng phần nào tạo được liên kết bền cấu trúc cũng như lí tính và hóa tính sẽ được
hydrogen. Liên kết hydrogen được biểu diễn bằng khảo sát cụ thể hơn ở những phần sau.
những đường chấm (···) hay những liên kết nét đứt
(---). Liên kết hydrogen có thể đối xứng hoặc không đối
xứng. Trong liên kết hydrogen đối xứng thì nguyên
Me Me Me tử H nằm ở trung điểm khoảng cách giữa hai nguyên
O H F tử còn lại, điều này tuy hiếm nhưng không phải là
O H
Me không có, chẳng hạn liên kết F‒H···F- đều có độ dài
O Me
120 pm. Loại thường gặp hơn là liên kết hydrogen
O H O bất đối xứng, trong đó độ dài liên kết A‒H << H···B.

Me Me Liên kết hydrogen được giải thích theo hai cách: (i)
có thể dựa trên sự tương tác tĩnh điện của hydrogen
O H O
vốn mang một phần điện tích dương và nguyên tử
B vốn mang một phần điện tích âm hay (ii) có thể
Hình 1: Liên kết hydrogen giải thích dựa trên sự tạo thành orbital phân tử trong
đó ba hợp phần A, H và B mỗi bên đóng góp một
Liên kết hydrogen được chia ra làm ba loại: tựa cộng orbital nguyên tử để tạo thành một liên kết mới ba
hóa trị, tựa tĩnh điện và thuần tĩnh điện theo như bảng tâm 4e (Liên kết A‒H bỏ ra 2e, 2e còn lại đến từ cặp
dưới đây. Trong đó liên kết hydrogen yếu (thuần tĩnh e của B). Trong số 3 MO được tạo thành thì có 1
điện) là thường gặp nhất. MO liên kết, 1 MO không liên kết và 1 MO phản
liên kết. Với 4e thì sẽ có 2e điền vào MO liên kết
Mạnh Vừa Yếu
và 2e điền vào MO không liên kết. Do MO phản
Loại liên kết Tựa cộng Tựa tĩnh Thuần tĩnh
hóa trị điện điện liên kết không có electron nào nên có thể thấy rằng
sự tạo thành MO dẫn đến sự bền hóa liên kết
Độ dài liên kết 120 - 150 150 - 220 220 - 320 hydrogen (xem hình 2).
hydrogen (pm)
Có thể xác định số liên kết hydrogen cực đại của
một phân tử dựa trên số nguyên tử hydrogen nối
Góc liên kết 175 - 180 130 - 180 90 - 150 trực tiếp với N, O, F và số cặp electron tự do trên
các nguyên tử trung tâm. Từ đó có thể rút ra NH3 ,
Năng lượng liên 14 - 40 4 - 15 <4 H2O và HF có thể tạo thành tối đa 4 liên kết
kết (kcal/mol)
hydrogen. Điều này đúng với NH3 và H2O (hình 3),
nhưng HF chỉ có thể tạo thành hai liên kết hydrogen,
Bảng 1: Phân loại liên kết hydrogen. có nghĩa là hai cặp electron của F không tham gia
vào sự tạo thành liên kết. Có thể giải thích được điều
này dựa vào sự tổ hợp MO của phân tử HF (hình 4).

Tương tác không cộng hóa trị • 29


Liên kết hydrogen trong HF được xác định là liên
kết mạnh, như vậy góc liên kết phải xấp xỉ 180o.
Tức hai cặp electron trên hai orbital không liên kết
vốn dĩ là 2 MO � nằm thẳng góc so với mặt phẳng
liên kết sẽ không thể tham gia tạo thành liên kết
hydrogen. Như vậy chỉ còn một cặp electron trên
MO 2s vốn có tính đối xứng phù hợp sẽ có khả năng
tạo được liên kết hydrogen với phân tử HF kế tiếp
theo hướng trục liên kết.
Dựa theo thuyết MO cũng có thể giải thích được sự
tạo thành liên kết hydrogen loại C‒H···� như trong
Hình 2: Giản đồ MO của liên kết hydrogen có phức giữa methane và benzene như hình 5.
dạng A–H···B. H H H
H
H H C H C
C H H H
H H

O
O H H H
H H
H O O
H
H O H H
H O Hình 5: Liên kết hydrogen trong phức chất giữa
H
O H
H H H methane và benzene.
H O
O
H Thử thách 1: Trong số các phân tử và ion:
CH2Br2, F-, CH2O, Ca2+, H3As, (C2 H5)2O , phân
tử và ion nào có thể tạo liên kết hidro với phân
Hình 3: Liên kết hydrogen trong nước. tử nước? Hãy giải thích và viết sơ đồ mô tả sự
hình thành liên kết đó. (Trích đề thi HSGQG
2004, bảng A)
HF
Tương tác van der Waals
H-orbital �� c¸c F-orbital
Giữa các phân tử luôn tồn tại một loại liên kết yếu
thường được gọi là tương tác van der Waals lần đầu
tiên được van der Waals nghiên cứu vào khoảng
cuối thế kỷ 19 khi ông nghiên cứu về bản chất của

các khí. Về bản chất, tương tác van der Waals chính
là tương tác đẩy giữa các đám mây điện tử vốn đã
chất đầy điện tử của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên
tử). Tương tác đẩy này xảy ra khi các nguyên tử
� (hoặc nhóm nguyên tử) đến gần nhau trong một
khoảng cách nhất định gọi là khoảng cách van der
Waals.
Trong một phân tử thì các nguyên tử được coi như
có dạng khối cầu cứng với một sự cắt vát về hướng
liên kết như trong mô hình khối cầu dạng đặc.
Hình 4: Giản đồ MO của HF. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai hạt nhân nguyên tử
đồng nhất không liên kết với nhau được gọi là

Tương tác không cộng hóa trị • 30


khoảng cách van der Waals. Khoảng cách ngắn nhất chưa hẳn đã có dạng khối cầu lí tưởng nên ở những
này sẽ đạt được khi lực hút và lực đẩy giữa các hướng không liên kết khác nhau sẽ cho những kết
nguyên tử cân bằng nhau. Một nửa khoảng cách giữa quả tính bán kính khác nhau. Điều này được thể hiện
nguyên tử này và nguyên tử kế cận nó ở thời điểm rõ qua những kết quả nghiên cứu đối với phân tử
cân bằng (hình 6) được gọi là bán kính van der Waals. chloro ở trạng thái khí và trạng thái rắn ở hình 7.
Bán kính van der Waals được ứng dụng để giải thích
rất nhiều trường hợp về những đặc điểm bất thường
trong các cơ cấu phân tử. Chẳng hạn như đối với
sự đẩy

các nguyên tử ở trong phân tử có tổng khoảng cách


giữa chúng nhỏ hơn nhiều so với tổng bán kính van
der Waals thì người ta quy ước sẽ có tồn tại một
tương tác không nối giữa chúng. Ví dụ trong phân
tử 2,2’,6,6’ - tetrachlorobiphenyl thì ở trong cấu
dạng ưu đãi một vòng benzene sẽ bị xoắn ra khỏi
mặt phẳng phân tử để làm giảm tương tác đẩy giữa
các nguyên tử chloro ở vị trí ortho khi chúng ở một
bán kính van der Waals cấu dạng mà cả hai vòng benzene đều ở trong cùng
một mặt phẳng do lúc đó tổng khoảng cách giữa các
nguyên tử chloro này nhỏ hơn bán kính van der
Waals giữa chúng (hình 8). Ảnh hưởng của bán kính
hút
sự van der Waals đến cấu trúc và hướng phản ứng các
hợp chất hữu cơ sẽ được bàn kỹ hơn ở phần sau.

rvdW

2rcộng hóa trị

● ●

2rvdW Hình 7: (a) Hình ảnh mật độ electron trong phân tử


chlorine cho thấy rằng những nguyên tử chloro
● ● trong phân tử Cl2 không ở dạng khối cầu mà phần
nào đó trở nên phẳng ra ở phía cuối của nguyên tử.
Như vậy phân tử sẽ có hai bán kính van der Waals.
Hình 6: Cách xác định bán kính cộng hóa trị (rcov)
Một là bán kính van der Waals nhỏ r2 = 190 pm theo
và bán kính van der Waals (rvdW) trong một phân tử
hướng trục liên kết và một bán kính lớn r1 = 215 pm
hai nguyên tử.
theo hướng vuông góc với trục liên kết. (b) Hình
Bán kính van der Waals là một cái nhìn định tính về ảnh của mặt phẳng phân tử (100) trong tinh thể
kích thước hiệu lực của nguyên tử (hay nhóm nguyên chloro. Trong tinh thể thì tổng hai khoảng cách liên
tử) trong không gian do hai hạt nhân của hai nguyên hệ r1 + r1 và r1 + r2 lần lượt có giá trị là 342 và 328
tử liên kết với nhau không thể lại gần hơn tổng bán ppm nên hai bán kính sẽ là 171 pm và 157 pm là
kính hóa trị của chúng. Sự gần đúng này cho kết quả những giá trị nhỏ hơn so với phân tử Cl2 tự do ở
tính chưa thực sự phù hợp. Bán kính Van der Waals trạng thái khí. Điều này chứng tỏ rằng trong trạng
chưa bao giờ có giá trị của nó là một hằng số do nó thái rắn phân tử đã bị “nén” chặt lại bằng những lực
phụ thuộc vào lực để giữ các phân tử liên kết lại với tương tác nội phân tử.
nhau. Thêm vào đó các nguyên tử trong một phân tử
Tương tác không cộng hóa trị • 31
Cl
Cl

Cl
Cl

Hình 9: Mô tả các tương tác hút van der Waals, lần


lượt là tương tác cảm ứng, định hướng, khuếch tán.
Do sự phân bố không đồng đều xác suất có mặt của
các điện tử giữa các nguyên tử trong phân tử (chẳng
hạn phân tử HCl, phân tử CO) nên hầu hết các phân
tử đều bị phân cực. Chính vì thế việc các phân tử
định hướng sao cho các cực khác dấu tương tác với
Hinh 8: Cấu dạng ưu đãi của 2,2’,6,6’-
nhau chính là tương tác định hướng. Tương tác này
tetrachlorobiphenyl, với quy ước màu xanh lá cây là
chỉ thể hiện ở các chất có moment lưỡng cực lớn.
của các nguyên tử chloro, màu trắng của hydrogen
và màu xám của carbon. Những phân tử không có cực cũng bị phân cực hóa
dưới tác dụng của điện trường của phân tử có cực.
Kết quả tính bán kính van der Waals của môt số
Sự phân cực này gọi là sự phân cực hóa cảm ứng và
nguyên tử dựa trên các dữ kiện tinh thể học được cho
tương tác giữa các phân tử do hiện tượng phân cực
ở bảng 2.
hóa cảm ứng trên được gọi là tương tác cảm ứng.
Bán kính van Tương tác này thường không quan trọng, và trong
Nguyên tố der Waals nhiều trường hợp được bỏ qua.
(pm)
H 109 Mặt khác, các hạt cấu tạo nên phân tử, nguyên tử
C 175 cũng như chính phân tử, nguyên tử luôn luôn ở trạng
N 161 thái chuyển động nên trong quá trình chuyển động
này, sự phân bố điện tích trở nên bất đối xứng, do
O 156
đó gây nên sự phân cực tức thời và sự tương tác giữa
F 144
các nguyên tử, phân tử phân cực này là nguyên nhân
Cl 174
thứ ba của tương tác van der Waals. Tương tác này
Br 185 được gọi là tương tác khuếch tán, đóng vai trò chính
I 200 trong lực hút giữa các phân tử không cực.

Bảng 2: Bán kính van der Waals của một số Thử thách 2: Phân loại các chất sau đây theo
nguyên tử theo các dữ kiện tinh thể học. bản chất của lực tương tác giữa các đơn vị cấu
trúc trong mạng tinh thể: Cu, kim cương, MgO,
Tương tác van der Waals giữa các phân tử không chỉ
glucose, I2, Pb, BN, NaH.
thể hiện dưới dạng tương tác đẩy, mà nó còn là tương
tác hút được thể hiện qua ba dạng: tương tác định
hướng, tương tác cảm ứng và tương tác khuếch tán
(hình 9). Sự solvate hóa
Khi một phân tử có cực hay ion hòa tan vào dung
môi phân cực sẽ xảy ra hiện tượng ion hay phân tử
có cực được bao quanh bởi những điện tích trái dấu.
Nếu tương tác này đủ lớn để phá vỡ liên kết giữa
các phân tử hay liên kết trong hợp chất ion thì chất
phân cực (hay ion) sẽ tan được trong dung môi đó

Tương tác không cộng hóa trị • 32


(hình 10). Nhiệt sinh ra từ quá trình hòa tan này được
gọi là nhiệt solvate hóa. Các kết quả thực nghiệm cho
thấy rằng nhiệt solvate hóa tỉ lệ với bán kính ion, bán
kính càng bé nhiệt solvate hóa càng mạnh cho thấy
tương tác tĩnh điện ion - lưỡng cực trong trường hợp
này là một tương tác mạnh (xem bảng 3).
Dung môi
Clathrate

Hình 11: Lồng clathrate của dung môi khi tương


tác với hydrocarbon.

Một số tương tác yếu khác


Tương tác lưỡng cực - lưỡng cực
Tương tác lưỡng cực, lưỡng cực xuất hiện khi các
vector moment lưỡng cực của liên kết định hướng
cùng chiều nhau. Trong trường hợp đó sẽ xuất hiện
Hình 10: Sự solvate hóa ion Na+ trong nước tương tác đẩy lưỡng cực như hình 12.
(hydrate hóa).

M+ ΔHo bán kính ion


(kcal/mol) (Å)
Li+ -122 0.60
Na+ -98 0.95
K+ -81 1.33
Rb+ -76 1.48
F- -144 1.36
Cl- -82 1.81 Hình 12: Tương tác lưỡng cực - lưỡng cực
Br- -79 1.81 Tương tác cặp ion
I- -65 2.16
Tương tác cặp ion là tương tác giữa các ion (có thể
Bảng 3: Mối tương quan giữa bán kính ion và nhiệt cùng dấu hay trái dấu) ở một khoảng cách xa hơn
hydrate hóa.
khoảng cách tối thiểu để tạo thành liên kết. Tương
Những phân tử không phân cực ít tan trong những tác này phụ thuộc nhiều vào môi trường xung quanh
dung môi phân cực nhưng tương tác giữa các phân các ion (thường ở trong các “lồng” dung môi) như
tử trong trường hợp này thắng thế nên các phân tử ở hình 13.
có xu hướng tụ họp lại. Lúc này các phân tử dung
môi có xu hướng tạo thành lồng clathrate bọc quanh
phân tử. Lúc này entropy của dung môi giảm làm sự lé ra che phñ
0 - 2 kcal/mol 2 - 3 kcal/mol
phân tán hydrocarbon vào dung môi sẽ bất thuận lợi
về mặt entropy nên sự tụ hợp của nó sẽ chiếm ưu thế
(xem hình 11).

Hình 13: Tương tác cặp ion

Tương tác không cộng hóa trị • 33


Tương tác cation -
H H
Tương tác cation - � chủ yếu mang tính tĩnh điện,
phụ thuộc mạnh vào bán kính cation (hình 14). 4.96 - 5.025 Å H
Tương tác này thường được sử dụng trong việc thiết
kế các loại thuốc có khả năng truyền dẫn ion qua tế
3.3 - 3.8 Å
bào.
mÆt - mÆt: -2.48 kcal/mol c¹nh - mÆt: -2.46 kcal/mol

Na+ H

3.4 - 3.6 Å

1.6 - 1.8 Å

lÖch t©m: -1.48 kcal/mol

Hình 15: Các loại tương tác � - � và năng lượng


tương tác tương ứng.

H
�� N
Cl O O
Cl N
H
��
H3 CO CF3
Hình 14: Tương tác cation - �. phenylindanone dÉn xuÊt cinchona alkaloid
Tương tác -
tương tác hydrogen
Tương tác � - � hay xuất hiện giữa các hệ thống
tương tác � - � tương tác tĩnh điện
thơm. Tương tác này được cho là sự tổ hợp giữa
tương tác van der Waals, tương tác kị nước và tương
tác tĩnh điện. Ba kiểu tương tác � - � thường gặp là:
“mặt - mặt”, “cạnh - mặt” và “lệch tâm” (xem hình
15). Trong đó tương tác mặt - mặt ít thuận lợi nhất
tương tác � - �
bởi có sự tương tác bất lợi giữa các bề mặt cùng tích
điện âm, tương tác “cạnh - mặt” thường gặp hơn, còn Hình 16: Các tương tác ảnh hưởng đến hoạt tính
tương tác “lệch tâm” chiếm ưu thế lớn khi giảm mật xúc tác của dẫn xuất cinchona alkaloid. Các tương
độ điện tích trên một trong hai vòng. Tương tác “lệch tác xuất hiện là: liên kết hydrogen, tĩnh điện
tâm” hay gặp trong nước và trong các hệ thống thơm (electrostatic) và � - �.
có cấu trúc phức tạp.
Tương tác cho - nhận
Một ví dụ cụ thể về các tương tác yếu được sử dụng
Tương tác cho - nhận xuất hiện giữa hai phân tử có
hiệu quả trong tổng hợp hữu cơ là sự alkyl hóa bất
HOMO cao (chất cho) và LUMO thấp (chất nhận)
đối xứng phenylindanone bằng xúc tác là dẫn xuất
được định hướng phù hợp, lúc này ngoài việc xuất
của cinchona alkaloid với %ee lên đến 94% (hình
hiện tương tác hóa trị thì còn có cả tương tác tĩnh
16), tức một trong hai đối phân có hàm lượng 97%,
điện. Kết quả dẫn đến sự tạo thành phức chuyển
đối phân kia chỉ 3%.
dịch điện tích (hình 17).

Tương tác không cộng hóa trị • 34


���� ���nB

����
NC CN

NC CN

nB

n B+�� ���
Hình 18: Cấu trúc B sẽ xếp khít vào mạng tinh
thể hơn cấu trúc A.
Hình 17: Phức chuyển dịch điện tích giữa cao hơn propane (-182,5 oC so với -189,7oC). dù
tetracyanoethylene và hexamethylbenzene. rằng khối lượng phân tử nhỏ hơn nhiều.
Nhiệt độ sôi
Ảnh hưởng của các tương tác không
cộng hóa trị đến tính chất vật lí của Nhiệt độ sôi là nhiệt độ ở đó một chất chuyển từ
phase lỏng sang phase khí do lúc đó áp suất hơi bão
hợp chất hữu cơ. hòa của chất lỏng đạt cân bằng với áp suất ngoài.
Nhiệt độ nóng chảy Với nhiệt độ sôi thì yếu tố xếp khít vào mạng tinh
Quá trình nóng chảy là sự truyền nhiệt vào các phân thể không còn đóng vai trò quan trọng nên chỉ còn
tử chất rắn làm chúng chuyển động hỗn loạn, kết quả ba yếu tố gồm tương tác van der Waals, độ phân cực
là sự chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ ở phân tử và liên kết hydrogen. Trong đó với các hợp
đó xảy ra sự chuyển đổi này chính là nhiệt độ nóng chất ít phân cực (như các hydrocarbon) thì để sự sôi
chảy. xảy ra cần phải vượt qua tương tác van der Waals
giữa các phân tử. Với các chất ít phân cực thì tương
Có bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến nhiệt độ nóng
tác này phụ thuộc nhiều vào hình dạng phân tử,
chảy của chất hữu cơ: tính đối xứng, phân cực, liên
trong đó những phân tử phân nhánh cao có dạng gần
kết hydrogen và khối lượng phân tử. Trong đó ba yếu
như hình cầu nên tương tác van der Waals nhỏ, còn
tố sau ảnh hưởng đến tương tác liên phân tử, những
những chất ít phân nhánh có diện tích bề mặt lớn,
tương tác này càng mạnh càng làm tăng nhiệt độ
tương tác van der Waals lớn. Ví dụ nhiệt độ sôi của
nóng chảy.
ba đồng phân pentane lần lượt là 36oC cho n-
Ở trạng thái rắn, các phân tử tồn tại ở dạng cấu trúc pentane, 28oC cho iso-pentane và 9,4oC cho neo-
mạng tinh thể. Mạng tinh thể càng chặt khít càng bền pentane.
vững, như vậy phân tử hữu cơ phải có đối xứng phù
Với các phân tử có cực thì tương tác định hướng
hợp để xếp chặt khít vào mạng tinh thể. Điều đó dẫn lưỡng cực đóng vai trò chủ yếu. Ví dụ CH3F và C2H6
đến hệ quả phân tử càng đối xứng, nhiệt độ nóng đều có khối lượng phân tử gần bằng nhau, nhưng
chảy càng cao. Do với cấu trúc đối xứng thì phân tử methyl fluoride có nhiệt độ sôi cao hơn hẳn (-78oC
càng trở nên gần hình cầu, mà hình cầu luôn xếp chặt so với -89oC) do tồn tại định hướng lưỡng cực như
khít nhất vào mạng tinh thể (hình 18). Ví dụ trong hình 19.
ba đồng phân pentane thì neo-pentane có nhiệt độ
H H H H
nóng chảy lớn nhất (-17oC), còn n-pentane có nhiệt
C F C F
độ nóng chảy thấp nhất (-130oC). H H H
C F
H
C F
H H H H
Trong bốn yếu tố đã nêu thì yếu tố gây ảnh hưởng
lớn nhất chính là liên kết hydrogen, bởi khi hiện diện
Hình 19: Tương tác định hướng lưỡng cực trong
nó sẽ lấn át tất cả các tương tác còn lại, và tính đối
methyl fluoride.
xứng cũng có một ảnh hưởng không nhỏ. Chẳng hạn
methane có đối xứng cầu sẽ có nhiệt độ nóng chảy
Tương tác không cộng hóa trị • 35
Với liên kết hydrogen thì sự hiện diện liên kết
Thử thách 4: Cho dãy hợp chất sau:
hydrogen nội phân tử làm giảm nhiệt độ sôi, chẳng
hạn trong dãy ba đồng phân của nitrophenol như
trong hình 20. O O O

H A B C
O H
O O
H
O- O- O OH O
O- N N
N O O O
O O O OH
3-nitrophenol 4-nitrophenol D E G
2-nitrophenol
tsôi = 215 o C tsôi = 263 o C tsôi = 279 oC
a) So sánh (có giải thích) moment lưỡng cực của
Hình 20: Nhiệt độ sôi của các đồng phân nitrophenol A, B, C về độ lớn.

Lí do được giải thích là liên kết hydrogen nội phân b) So sánh (có giải thích) nhiệt độ nóng chảy,
tử trong 2-nitrophenol khiến tương tác liên phân tử nhiệt độ sôi của dãy hợp chất trên.
giữa các phân tử 2-nitrophenol giảm đi nên không (Trích đề thi HSGQG 2013, ngày 1)
tốn nhiều năng lượng để chuyển phân tử từ trạng thái
lỏng sang trạng thái hơi.
Độ tan Tương tác không cộng hóa trị trong
Một chất tan được trong một dung môi xác định nếu cơ thể sống
tương tác giữa chất và dung môi lớn hơn tương tác
Trong các đại phân tử (protein, enzyme…) tồn tại
giữa chất với nhau. Vấn đề này đã được phân tích ở
các “hốc”. Lúc này sẽ có sự tạo thành một số liên
tương tác kị nước và solvate hóa. Từ đó rút ra kết
kết giữa phân tử hữu cơ và các hốc tương tác, từ đó
luận “Những chất có độ phân cực tương tự nhau
dẫn đến sự ức chế hoạt động của một đại phân tử
thì tan được trong nhau”.
nào đó (hoặc kích thích nó hoạt động mạnh hơn).
Bên cạnh đó độ tan của chất phụ thuộc nhiều vào Fischer (Nobel Hóa học 1902) cho rằng phân tử phải
nhiệt độ, khi tăng nhiệt độ thì độ tan của chất hữu cơ khớp với hốc tương tác mới hiệu quả (như ổ khóa
thường tăng. và chìa khóa), nếu không khớp sẽ không hoạt động
như mong muốn. Sự tương hợp này cũng là lí do tại
Thử thách 3: Có ba hợp chất: A, B và C. Hãy sao các phân tử enzyme có hoạt tính chọn lọc cao,
so sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong dung môi bởi với một hình dạng hốc nhất định sẽ chỉ có một
không phân cực của B và C. loại phân tử nhất định khớp với hốc ấy. Nhưng thực
tế một số enzyme có thể xúc tác cho nhiều phản ứng
khác nhau nên mô hình ổ khóa - chìa khóa không
HO HO
thực sự tốt. Một mô hình phù hợp hơn được đưa ra,
O O đó là cấu trúc của hốc không thực sự lí tưởng, chỉ
khi phân tử hữu cơ chui vào hốc thì hốc sẽ tối ưu
A B hóa hình dạng để nó khớp với phân tử chất hữu cơ
đó (hình 21).

O
OH

(Trích đề thi HSGQG 2007)

Tương tác không cộng hóa trị • 36


Hình 21: Mô hình ổ khóa - chìa khóa và
mô hình tối ưu hóa hốc.

Khi một phân tử đi vào hốc nó sẽ tương tác với các


amino acid tạo thành enzyme qua nhiều liên kết khác
nhau (hình 22) giữ phân tử lại trong hốc.
Hình 23: Thuốc không thể vào được hốc do tương
tác không gian bất lợi

Hình 22: Tương tác giữa phân tử hữu cơ khi vào hốc
tạo thành bởi các đại phân tử, lúc này hốc sẽ co lại
để tương tác giữa các phân tử trở nên cực đại.
Đây là một nguyên lí rất quan trọng khi thiết kế
thuốc, vì khi thuốc vào cơ thể sẽ tương tác với một
vị trí nhất định của đại phân tử để ức chế nó, hoặc
kích thích nó hoạt động mạnh hơn. Chính vì thế việc
hiểu rõ các tương tác có thể xảy ra khi đưa thuốc tiếp
cận vị trí đó sẽ giúp cho việc tạo thành một loại thuốc Hình 24: Chỉ duy nhất một đối quang khớp với hốc,
hiệu quả hơn (hình 23). đối quang còn lại không tạo ra được nhiều tương tác
Cũng cần phải chú ý đến lập thể của phân tử hữu cơ, với các phân tử hữu cơ trong hốc nên tương tác
bởi chỉ có duy nhất một đồng phân mới tương tác tối không tốt bằng.
ưu với hốc, còn đối phân còn lại thì không (hình 24).
Điều này sẽ dẫn đến các phản ứng phụ, và đôi khi
đối phân còn lại là một chất độc.

Tương tác không cộng hóa trị • 37


Mở rộng kiến thức: Đại cương liên Loại liên kết
Khoảng năng
lượng / kcal·mol-1
kết cơ
Các liên kết hóa học yếu - liên phân tử và van
Liên kết cơ, vốn là một khái niệm mới chỉ xuất hiện der Waals
vào khoảng 20 năm về trước, được định nghĩa là khi
các phân tử đủ lớn để đan xen vào nhau trong không Lực phân tán ≤1
gian, và việc phá vỡ các cấu trúc đan cài đó chỉ có Tương tác lưỡng cực-lưỡng
0.5 - 2
thể thực hiện được khi phá vỡ liên kết hóa học có cực
mặt trong cấu trúc ấy. Các liên kết cơ thường gặp Liên kết hydrogen 1 - 10
nhất trong catenane và rotaxane (hình 25). Liên kết halogen 1 - 40
Ghép cặp ion 2 - 50

Các liên kết hóa học mạnh - cộng hóa trị và ion

Liên kết phối trí (M-X) 10 - 100


Liên kết cộng hóa trị hữu
60 - 100
Hình 25: Mô tả cấu trúc catenane và rotaxane. cơ (C-X)
So với các liên kết đã xét trước đó thì liên kết cơ là Mạng tinh thể ion 250 - 4000
yếu nhất (xem bảng 4).
Liên kết cơ ≈ những liên kết hóa học yếu nhất
Các nghiên cứu về liên kết cơ tuy chỉ xuất hiện vào
những năm cuối thế kỷ 20, nhưng vai trò của nó trong Bảng 4: Năng lượng liên kết của những loại
cơ thể sống rất quan trọng, chẳng hạn các catenane liên kết đã biết.
DNA (26a), hay catenane enzyme (26b).
Xét về mặt bản chất, liên kết cơ chỉ là một nhánh của
liên kết van der Waals, được hình thành khi hai phân
tử ở khoảng cách xa hơn bán kính van der Waals giữa
chúng, nhưng khi chúng đan cài vào nhau thì chỉ có
thể phá vỡ liên kết cơ này bằng cách phá vỡ liên kết
hóa học của các cấu trúc đại phân tử tạo thành chúng.
Liên kết cơ tuy mới, nhưng nó mở ra một tiềm năng
rất lớn để phát triển các máy móc kích cỡ nano. Các
Hình 26: Hình ảnh một catenane DNA (a) và cấu
nghiên cứu về máy móc kích thước nano dựa trên
trúc tinh thể của enzyme peroxiredoxin III (b)
liên kết cơ đã giành được giải Nobel Hóa học 2016.

Jean-Pierre Sauvage Sir J. Fraser Stoddart Bernard L. Feringa

Chân dung 3 nhà nghiên cứu đã dành giải Nobel Hóa học 2016 nhờ
"thiết kế và tổng hợp các cỗ máy phân tử"

You might also like