Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Hội thảo: QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TRONG TÌNH HÌNH SẢN

XUẤT HIỆN NAY: Thách thức và Cơ hội

Phần 1: KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM


Bảng dưới đây là kết quả thảo luận nhóm của các anh/chị tham gia hội thảo trong
2 ngày 04 và 05/01/2023. Better Work Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp
cân nhắc một số nguyên tắc sau khi áp dụng các phương án lao động:

- Doanh nghiệp nên phân tích hiện trạng, xác định rõ nguyên nhân gây khó khăn
để lựa chọn một hoặc kết hợp nhiều phương án lao động phù hợp
- Cần cân nhắc tổng thể các yếu tố như: mặt bằng lương, cạnh tranh lao động, kỹ
năng nghề, hoàn cảnh thực tế, sự cống hiến của NLĐ, văn hóa, giá trị cốt lõi của
doanh nghiệp trước khi lựa chọn một phương án nào.
- Better Work Vietnam KHÔNG khuyến khích/đề nghị/đề xuất doanh nghiệp thực
hiện một biện pháp nào. Việc thực hiện 01 hay kết hợp các phương án là do
doanh nghiệp và NLĐ thỏa thuận trên cơ sở tự nguyện và không trái luật
- Doanh nghiệp cân nhắc ưu và nhược điểm của từng phương án kết hợp với các
nguyên tắc khi áp dụng đã đề cập.

Nhóm 1: Phương Thuận lợi Khó khăn


án Phép Năm
Người sử dụng lao ‒ Không phát sinh vấn đề ‒ Chỉ giải quyết được nhu cầu
động (NSDLĐ) về tài chính mới ngắn hạn
‒ Giải quyết nhu cầu giãn
sản xuất ngắn hạn
‒ Không cần thỏa thuận với
người lao động
‒ Giữ được lao động
Người lao động ‒ Vẫn có thu nhập để trang ‒ Không còn phép để sử
(NLĐ) trải cuộc sống. dụng khi cần thiết
‒ Vẫn giữ được việc làm
‒ Vẫn được tham gia bảo
hiểm

Nhóm 2: Ngừng Thuận lợi Khó khăn


việc
NSDLĐ ‒ Giữ được lao động trong ‒ Phát sinh chi phí lương, bảo
thời gian có thể chi trả hiểm và các chi phí khác
được lương ngừng việc ‒ Phải thỏa thuận được với
NLĐ
NLĐ ‒ Vẫn có thu nhập để trang ‒ Thu nhập bị giảm sút
trải cuộc sống. ‒ Tâm lý lo lắng
‒ Vẫn giữ được việc làm
‒ Vẫn được tham gia bảo
hiểm

Nhóm 3: Chấm dứt Thuận lợi Khó khăn


HĐLĐ
NSDLĐ ‒ Không chịu chi phí lao ‒ Phải chi trả trợ cấp thôi
động việc/mất việc
‒ Giải quyết được nhu cầu ‒ Mất lực lượng lao động có
phải cắt giảm lao tay nghề, gắn bó, hợp tác
động/tái cơ cấu/… ‒ Mất chi phí tuyển dụng,
đào tạo lại
‒ Phải thỏa thuận với từng
người lao động khi hợp
đồng chưa hết hạn
NLĐ ‒ Nhận được trợ cấp thôi ‒ Mất nguồn thu nhập ổn
việc/mất việc/bảo hiểm định
thất nghiệp… để trang ‒ Mất việc làm, phải tìm việc
trải trong thời gian tìm mới
việc mới. ‒ Khó xin việc trong thời gian
khủng hoảng
‒ Nếu thời gian làm việc
ngắn (< 12 tháng) thì không
được nhận trợ cấp thôi việc
‒ Tâm lý lo lắng

Nhóm 4: Tạm hoãn Thuận lợi Khó khăn


HĐLĐ
NSDLĐ ‒ Không chịu chi phí lao ‒ Phải đạt được thỏa thuận
động và bảo hiểm (tùy số với từng người lao động
ngày tạm hoãn hợp đồng ‒ Có khả năng mất lực lượng
trong tháng) lao động có tay nghề, gắn
‒ Vẫn giữ được quan hệ lao bó, hợp tác
động (trên giấy tờ) ‒ Mất chi phí tuyển dụng,
đào tạo lại
NLĐ ‒ Vẫn giữ được quan hệ lao ‒ Không có thu nhập trong
động với NSDLĐ thời gian tạm hoãn
‒ Không có chế độ bảo hiểm
nếu nghỉ hơn 14 ngày làm
việc trong tháng
‒ Tâm lý lo lắng
Nhóm 5: Nghỉ Thuận lợi Khó khăn
không hưởng
lương
NSDLĐ ‒ Không chịu chi phí lao ‒ Phải đạt được thỏa thuận
động và bảo hiểm (tùy số với từng người lao động
ngày nghỉ không hưởng ‒ Có khả năng mất lực lượng
lương trong tháng) lao động có tay nghề, gắn
‒ Vẫn giữ được quan hệ lao bó, hợp tác
động (trên giấy tờ) ‒ Mất chi phí tuyển dụng,
đào tạo lại
NLĐ ‒ Vẫn giữ được quan hệ lao ‒ Không có thu nhập trong
động với NSDLĐ thời gian nghỉ không
hưởng lương
‒ Không có chế độ bảo hiểm
nếu nghỉ hơn 14 ngày làm
việc trong tháng
‒ Tâm lý lo lắng

Phần 2: HỎI – ĐÁP


STT Hỏi Đáp

1 Doanh nghiệp (DN) có thể ứng Theo khoảng 4 điều 113 về Nghỉ hằng
phép của người lao động (NLĐ) năm trong Bộ luật Lao động (BLLĐ) thì
cho năm tiếp theo không? Nếu có NSDLĐ có trách nhiệm quy định lịch nghỉ
thì khi NLĐ nghỉ việc DN có thể hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của
trừ lại số tiền tương ứng với số NLĐ và phải thông báo trước cho NLĐ
ngày phép đã nghỉ không? biết. Người lao động có thể thỏa thuận
với NSDLĐ để nghỉ hằng năm thành
nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm
một lần. Trong trường hợp NSDLĐ đồng
ý cho NLĐ nghỉ gộp thì cần làm rõ với
NLĐ khi thỏa thuận về việc hoàn trả phép
năm đã nghỉ như thế nào.
2 Theo quy định ở khoảng 3 điều 99 Trong bộ luật vì lí do kinh tế thì được hiểu
của BLLĐ về Tiền lương ngừng là do khủng hoảng kinh tế hoặc suy thoái
việc, nếu vì sự cố về điện, nước kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơ
mà không do lỗi của người sử quan hay quy định cụ thể nào để xác
dụng lao động hoặc do thiên tai, định tình huống hiện tại là khủng hoảng
hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, hay suy thoái kinh tế. Và việc ảnh hưởng
địch họa, di dời địa điểm hoạt do không có/ít đơn hàng diễn ra ở mỗi
động theo yêu cầu của cơ quan DN là khác nhau.
nhà nước có thẩm quyền hoặc vì
lý do kinh tế thì hai bên thỏa
thuận về tiền lương ngừng việc.
Như vậy, trong bối cảnh hiện nay,
DN có thể thỏa thuận với NLĐ để
trả lương ngừng việc vì lí do kinh
tế như đã đề cập không? Nếu có
thì DN cần thực hiện thủ tục gì để
chứng minh là DN không có đơn
hàng vì lí do kinh tế?
3 DN áp dụng trả lương ngừng việc Theo điểm b khoảng 3 điều 99 về Tiền
theo khoảng 3 điều 99 như thế lương ngừng việc, trường hợp phải
nào cho phù hợp? Trong 14 ngày ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền
làm việc đầu tiên, DN có thể trả lương ngừng việc do hai bên thỏa
lương tối thiểu vùng và từ ngày thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương
thứ 15 trở lên thì không trả lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không
có được không? Và 14 ngày đầu là thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Như
14 ngày liên tục hay là các ngày vậy tiền lương từ ngày thứ 15 tùy thuộc
cộng dồn trong nhiều tháng. Nếu kết quả hai bên thỏa thuận.
là các ngày cộng dồn trong nhiều Thời gian căn cứ trả lương ngừng việc là
tháng, thì sau khi đã nghỉ cộng căn cứ theo từng trường hợp/ từng đợt
dồn đủ 14 ngày rồi, thì những ngừng việc một. Luật không có quy định
ngày nghỉ ngừng việc tiếp theo đó việc cộng dồn các ngày nghỉ ngừng việc.
không trả lương thì có phù hợp Do đó, sau khi xử lý xong đợt này mà nếu
với quy định của pháp luật không? có đợt tiếp theo thì doanh nghiệp áp
dụng lại từ đầu.
4 Nếu nhà máy áp dụng nghỉ không Luật không quy định cụ thể, DN có thể
lương thì các bước thực hiện như tham khảo thêm kết quả thảo luận nhóm
thế nào để đảm bảo phù hợp với như lập kế hoạch, thương lượng với công
quy định của pháp luật? đoàn/NLĐ được sự đồng ý của từng
người lao động.

5 Nếu trong tháng làm việc NLĐ có Căn cứ khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã
10 ngày lương làm việc và 4 ngày hội 2014 quy định NLĐ không làm việc và
nghỉ hưởng lương ngừng việc thì không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm
DN có phải đóng BHXH cho NLĐ việc trở lên trong tháng thì không đóng
không? bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này
không được tính để hưởng bảo hiểm xã
hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế
độ thai sản. Trong trường hợp này NLĐ
có hưởng lương từ người sử dụng lao
động (lương cho ngày làm việc, và lương
của các ngày ngừng việc) tổng cộng 14
ngày nên DN và NLĐ cần tham gia BHXH.
Tham khảo thêm Điều 30, khoản 6,
Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH
6 Nếu DN áp dụng nghỉ không Bộ luật không có quy định chi tiết việc
hưởng lương nhưng giữ lại tất cả này, DN cần cân nhắc vào thỏa thuận của
các loại trợ cấp, phụ cấp, còn mình với từng NLĐ căn cứ vào thiện chí
lương thì tính theo số ngày làm san sẻ gánh nặng với DN trong bối cảnh
việc theo HĐLĐ thì có được này, sự cống hiến, kỹ năng cũng như
không? những yếu tố khác để quyết định. Vì vậy,
điều này tùy thuộc vào sự thỏa thuận của
DN và NLĐ.
7 Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng DN cần có sự đồng thuận từ từng NLĐ,
lao động thì DN có chi trả bất cứ dựa trên thỏa thuận của 2 bên, khi không
khoản nào cho NLĐ không? Như hưởng lương từ 14 ngày làm việc trong
vậy ngay cả BHYT thì DN không tháng trở lên thì NSDLĐ không cần tham
tham gia cho NLD thì có được gia BHXH, NSDLĐ có thể mua bảo hiểm
không? hộ gia đình để hỗ trợ khi NLĐ bị ốm đau
ngắn hạn.

8 Khi DN tạm hoãn HĐLĐ thì NLĐ sẽ Toàn bộ thời gian nghỉ thai sản theo quy
không được tính và trả phép năm định của pháp luật được tính là thời gian
cho thời gian này, như vậy những làm việc để tính phép năm.
NLĐ đang nghỉ thai sản có được NLĐ đang nghỉ thai sản thì không thể
tính phép năm trong giai đoạn tạm hoãn HĐLĐ được.
này không?
9 Trường hợp tạm hoãn hợp đồng DN cần thống nhất với từng người lao
với 1 bộ phận chứ không phải động về các điều khoản tạm hoãn vì
toàn bộ NLĐ trong DN, DN có phải không có quy định điều khoản tạm hoãn
tổ chức thực hiện việc này thông là giống nhau cho tất cả NLĐ, DN cân
qua đối thoại hay có thể thống nhắc tay nghề và đóng góp của NLĐ khi
nhất với NLĐ? thỏa thuận tạm hoãn. Doanh nghiệp nên
có tiêu chí rõ ràng và tuyên truyền với
người lao động để thực hiện công bằng.

You might also like