Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

HÔI AN

H Ô I A N

A.Vị trí và lịch sử phố cổ Hội An


1.Vị trí
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ
lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam.
2.Lịch sử
-Phố cổ Hội An được công nhận là một di sản
thế giới UNESCO từ năm 1999.
-Phần lớn những ngôi nhà ở đây là những
kiến trúc truyền thống có niên đại từ thế kỷ
17 đến thế kỷ 19, những ngôi nhà, công trình
kiến trúc tôn giáo phân bố dọc theo những
trục phố nhỏ. Ngoài ra còn lưu giữ một nền
văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú.

B.Kiến trúc
-Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An,
diện tích khoảng 2 km², với những con đường
ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc
ngang theo kiểu bàn cờ.
-Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là
những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc
trưng chiều ngang hẹp, chiều sâu rất dài tạo
nên kiểu nhà hình ống, bố trí theo chiều sâu
và cấu thành không gian kiến trúc gồm 3
phần: không gian buôn bán, không gian sinh
hoạt và không gian thờ cúng.
Ở không gian nhà chính, hệ thống 16 cây cột phân bố 4 x 4 tạo thành phân vị chiều ngang và
chiều sâu theo cấu trúc 3 x 3 gian, trong đó 4 cột trung tâm cao hơn hẳn các cột còn lại. Đây
chính là không gian dành cho buôn bán với gian đầu từ đường vào là chỗ bán hàng, gian kế tiếp
là kho hàng hóa được ngăn bằng vách, gian thứ ba bố trí nhà thờ quay mặt vào bên trong.

Thềm nhà Một ngôi nhà hai tầng vách gỗ có ban


công
C.Tín ngưỡng
-Hội An từng là một trung tâm của Phật
giáo sớm của Đàng Trong với đa số các
ngôi chùa theo dòng Tiểu thừa. Nhiều
ngôi chùa ở đây có niên đại khởi dựng
khá sớm, nhưng hầu hết kiến trúc gốc đã
bị thay đổi bởi lịch sử và những lần trùng
tu.Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật,
tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình
du nhập và phát triển của Phật giáo ở
Đàng Trong.

Chùa Pháp Bảo

D.Địa điểm thu hút khách


-Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu
Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét, bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu
Bồn.Theo sự tích kể lại thì Cầu Nhật Bản được xây dựng vào năm 1593 ( thông tin chưa xác
thực) Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay
được hình thành trong những lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19.Gắn liền với cầu về phía
thượng nguồn là một ngôi chùa rất nhỏ thờ Huyền Thiên đại đế do chúa Nguyễn Phúc Chu
ban tặng vào năm 1719 với ý nghĩa cây cầu của những người bạn từ phương xa đến.

Bến Hội An Cầu Nhật Bản(Chùa Cầu)

D.Đặc sản cao lầu


-Cao lầu được xem là đặc sản của phố
cổ Hội An. Món mì này có sợi mì màu
vàng, được dùng với tôm, thịt lợn, các
loại rau sống và rất ít nước dùng. Sợi
mì màu vàng là do bột được hòa chung
với tro từ một loại cây ở địa phương.
Như cái tên "cao lầu ", thực khách có
thể vừa dùng món ăn, vừa ngắm được
toàn bộ cảnh đẹp của phố phường Hội
An ngay từ trên lầu cao.Theo lịch sử ghi
chép, cao lầu đã xuất hiện từ thế kỷ
17,các thương nhân Trung Quốc và
Nhật Bản thường xuyên lui tới cảng Hội
An, mang theo văn hóa ẩm thực riêng
của nước họ. Theo thời gian được điều
chỉnh khẩu vị phù hợp với người Việt,
cao lầu trở thành đặc sản miền trung.

You might also like