Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

A.

Sơ đồ mạch điện điều khiển mô hình lạnh cơ bản

Hình 1: Sơ đồ mạch điện điều khiển mô hình lạnh cơ bản


Nguyên lý hoạt động của mạch điện:
- Bật công tắc COMP tiếp điểm đóng lại, máy nén bắt đầu hoạt động. Máy nén
Được mắc nối tiếp với một rơle áp suất, bình thường thì tiếp điểm của rơle áp
suất đóng máy nén làm việc bình thường. Khi áp suất đột ngột tăng cao vượt
quá giá trị đặt của rơle thì rơle tác động mở tiếp điểm để cắt máy nén ra khỏi
hệ thống.
- Bật công tắc F1 tiếp điểm đóng lại, quạt dàn bay hơi quay.
- Bật công tắc F2 tiếp điểm đóng lại, quạt dàn ngưng tụ quay.
- Khi bật công tắc đảo chiều thì môi chất sẽ đi ngược lại với chiều ban đầu.
- Bật công tắc từ FS1 đến FS10 các sự cố lần lượt xảy ra.
Hình 2: Sơ đồ mạch điện của máy nén
Nguyên lý làm việc của máy nén:
- Khi cấp nguồn sẽ có dòng chạy qua tiếp điểm 1 và 2 của rơle quá dòng làm quạt
máy nén quay.
- Dòng qua tiếp điểm 2 của rơle đi đến bộ quá tải sau đó qua cuộn làm việc (CR)
của động cơ vào tiếp điểm M qua cuộn dây và tiếp điểm 1 của rơle quá dòng. Cuộn
dây của rơle có dòng điện lớn hút lõi thép do đó sẽ có dòng chạy qua cuộn khởi
động (CS) của động cơ. Động cơ sẽ được khởi động nhờ tụ điện mắc nối tiếp với
cuộn khởi động. Sau khi động cơ khởi động xong, dòng khởi động giảm, dòng qua
cuộn dây của rơle không còn đủ lực hút lõi thép của rơle nữa. Khi đó sẽ không còn
dòng chạy qua hai tiếp điểm S và L của rơle, cuộn khởi động động cơ được ngắt ra
và động cơ làm việc bình thường.
B. Sơ đồ mạch điện mô hình máy điều hòa 2 cụm

Hình 3. Sơ đồ mạch điện điều khiển máy điều hòa 2 cụm


Nguyên lý làm việc của mô hình:
- Khi nhấn nút power trên Remote mạch điều khiển xuất tín hiệu điều khiển làm
quay quạt dàn ngưng tụ và động cơ đóng mở cửa sổ dàn ngưng (Louver Motor), khi ta
setup nhiệt độ bằng remote điều khiển thì bộ phận nhận tín hiệu hồng ngoại và chỉ
thị tiếp nhận tín hiệu sau đó truyền về mạch điều khiển. Ở đây mạch điều khiển tiến
hành xử lý và phân tích. Trên mạch điều khiển có 1 rơle (RY01) làm trì hoãn thời
gian hoạt động của máy nén cũng như dàn ngưng. Một sensor sẽ cảm biến nhiệt độ
môi trường được kết nối với mạch điều khiển. Khi nhiệt độ của môi trường bằng với
nhiệt độ đặt thì mạch điều khiển xuất tín hiệu cho rơle cắt máy nén và dàn ngưng ra
khỏi hệ thống làm cho máy nén không hoạt động và quạt ngừng quay.
- Sau một khoảng thời gian nhiệt độ trong phòng tăng lên, sensor sẽ cảm biến
nhiệt độ trong phòng đưa về mạch điều khiển và tiến hành so sánh. Mạch điều khiển
sẽ ra tín hiệu làm rơle đóng máy nén và dàn ngưng hoạt động bình thường, chu kì
cứ lặp đi lặp lại.
- Cầu chì nhiệt độ có nhiệm vụ bảo vệ quá tải về nhiệt cho các thiết bị trong mạch điều
khiển khi nhiệt độ tăng cao.
C. Sơ đồ mạch điện mô hình tủ lạnh

Hình 4. Sơ đồ mạch điện mô hình tủ lạnh


Nguyên lý hoạt động của mạch điện:
- Khi cấp nguồn bộ định giờ bắt đầu hoạt động và máy nén được cấp nguồn quạt
dàn lạnh bắt đầu quay. Tuy nhiên điện trở xả tuyết và điện trở giải đông sẽ không
hoạt động do dòng chạy qua rất nhỏ, máy nén sẽ hoạt động do dòng chạy qua máy
nén lớn. Sau một khoảng thời gian (khoảng 8 đến 12 giờ) bộ định giờ ngắt máy nén
và cấp nguồn cho điện trở xả tuyết hoạt động. Hoạt động của điện trở xã tuyết còn
tùy thuộc vào nhiệt độ buồng đông. Bình thường tiếp điểm của cảm biến nhiệt mở,
nếu nhiệt độ chưa đạt thì cảm biến nhiệt không đóng lại do đó điện trở xã tuyết vẫn
chưa hoạt động ngược lại khi nhiệt độ đã đạt thì tiếp điểm đóng lại và bắt đầu xả
tuyết. Cầu chì nhiệt có nhiệm vụ bảo vệ cho 2 điện trở xả tuyết và điện trở giải
đông, khi điện trở quá nóng hoặc không xả tuyết được thì nhiệt độ tăng cao cầu chì
đứt. Điốt trong mạch có nhiệm vụ kéo dài thời gian xả tuyết. Sau thời gian xả tuyết
bộ định giờ cắt điện trở xả tuyết và cấp nguồn cho máy nén và quạt dàn lạnh hoạt
động trở lại.
- Khi mở tủ công tắc đóng lại đèn tủ lạnh sáng lên.
- Rơle nhiệt độ làm nhiệm vụ bảo vệ động cơ quá tải về nhiệt. Trong trường hợp
động cơ khởi động quá lâu mà cũng không khởi động được hoặc lốc máy nhiệt độ
cao quá 1000C, rơle nhiệt mở tiếp điểm, cắt động cơ ra khỏi lưới điện.

Hình 5. Sơ đồ mạch khởi động


Nguyên lý hoạt động mạch máy nén:
- Khi động cơ được cấp điện, dòng điện chỉ chạy vào cuộn dây chính, động cơ
chưa được khởi động, lúc này dòng điện tăng (5 đến 7 lần dòng điện định mức), lực
điện từ của rơle lớn và hút tiếp điểm đóng lại để cấp điện cho cuộn dây phụ qua tụ
khởi động CS. Dòng điện qua cả hai cuộn dây làm động cơ khởi động.
- Khi động cơ đạt 2/3 tốc độ định mức, dòng điện qua cuộn dây của rơle đã giảm
nhiều, lực hút điện từ không còn đủ để giữ tiếp điểm do đó tiếp điểm tự mở ra, cuộn
dây khởi động Cs bị ngắt động cơ tiếp tục làm việc với cuộn dây chính.
Hình 6. Sơ đồ mạch bảo vệ máy nén
Nguyên lý hoạt động mạch bảo vệ máy nén:
- Trong mạch điện một pha rơle bảo vệ đƣợc mắc nối tiếp với máy nén. Rơle bảo
vệ bao gồm thanh hoặc đĩa lưỡng kim nối tiếp với điện trở nung.
- Ở điều kiện làm việc bình thường, nhiệt độ của thanh lưỡng kim không cao do
đó tiếp điểm của rơle đóng lại máy nén làm việc bình thường.
- Khi động cơ (máy nén) quá tải, nhiệt lượng tỏa ra lớn. Do đó thanh lưỡng kim
nóng lên, cong về phía trên để ngắt tiếp điểm.
- Tiếp điểm này ở dạng tự đóng lại: khi ngắt không còn dòng điện qua điện trở
nên sau một khoảng thời gian (trên 2 phút), tiếp điểm tự đóng lại do thanh lưỡng
kim nguội máy nén hoạt động lại bình thường.

You might also like