Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Nhóm 4

Trịnh Phượng Anh - 705103018


Trần Thu Phương - 715103193

Moment lực. Cân bằng của vật rắn


● Vai trò của kiến thức này trong chương trình GDPT
- Trong chương trình vật lí ở THPT, phần cơ học là kiến thức đầu tiên và
có vai trò quan trọng, là hành trang cho HS nghiên cứu các phần kiến
thức khác của Vật lí. Trong chương trình cơ học vật lí ở lớp 10, chương
“Cân bằng vật rắn” là chương quan trọng. Nó có các kiến thức giúp học
sinh giải thích được các hiện tượng gắn với thực tiễn và giúp các em phát
triển năng lực giải quyết vấn đề.
- Khi HS học chương “Cân bằng vật rắn”, các em sẽ hiểu thêm nhiều khái
niệm mới và bổ xung những kiến thức sâu hơn so với kiến thức ở chương
trình THCS. Đó là các khái niệm về Momen lực, Ngẫu lực, các điều kiện
cân bằng, các quy tắc hợp lực, các dạng cân bằng, chuyển động tịnh tiến
của vật rắn, chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định.
-
● Các khó khăn gặp phải và cách giải quyết trong quá trình
tổ chức hoạt động chiếm lĩnh các kiến thức ở các mục
trên.
- Học sinh vẫn gặp khó khăn trong việc chiếm lĩnh tri thức và rèn luyện kỹ
năng tương ứng. Lý do là giáo viên gặp khó khăn nhất định trong việc tổ
chức các hoạt động dạy học đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
- Cách giải quyết :

- Giáo viên nghiên cứu chương trình SGK Vật lí 10, SGV Vật lí 10 và các tài
liệu tham khảo có liên quan đến nội dung kiến thức chương “ Cân bằng và
chuyển động của vật rắn” Vật lí 10.

- Tìm hiểu thực tế dạy và học nội dung kiến thức chương “ cân bằng và chuyển
động của vật rắn” Vật lí 10.

- Vận dụng cơ sở lí luận, thiết kế tiến trình dạy học chủ đề cân bằng của vật rắn
vật lý 10 nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.
- Xậy dựng công cụ đánh giá giờ học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã soạn thảo,phân tích
kết quả thực nghiệm thu được để đánh giá tính khả thi của đề tài, sơ bộ đánh giá
hiệu quả của tiến trình dạy học chủ đề cân bằng của vật rắn vật lý 10 năng lực
giải quyết vấn đề của học sinh. Từ đó, nhận xét, rút kinh nghiệm, sửa đổi, bổ
sung và hoàn thiện để vận dụng linh hoạt mô hình dạy học này vào thực tiễn dạy
học các nội dung kiến thức khác trong chương trình vật lí THPT.

- Để HS tiếp thu kiến thức theo hướng chủ động tích cực và phát huy được n ng
lực giải quyết vấn đề của HS? Với những đặc điểm của dạy học theo chủ đề,
chúng ta có thể trả lời được câu hỏi đặt ra. Trong chương cân bằng và chuyển
động của vật rắn, kiến thức gắn liền với thực ti n, nếu tổ chức dạy học theo chủ
đề kiến thức này, chúng tôi hi vọng có thể kích thích được sự hứng thú, say mê
nghiên cứu khoa học ở HS, tạo điều kiện cho HS phát huy được năng lực giải
quyết vấn đề.

● Kế hoạch bài dạy


BÀI 18: CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CÓ TRỤC QUAY CỐ ĐỊNH - MOMEN LỰC

Môn học/Hoạt động giáo dục: ……….; lớp:………

Thời gian thực hiện:

I.Mục tiêu
1. Về năng lực
● Năng lực vật lý:
● Dùng hình vẽ, tổng hợp được các lực trên một mặt phẳng
● Dùng hình vẽ, phân tích được một lực thành các lực thành phần vuông góc.
● Nêu được khái niệm momen lực, moment ngẫu lực; Nêu được tác dụng của ngẫu lực
lên một vật chỉ làm quay vật.
● Phát biểu và vận dụng được quy tắc momen cho một số trường hợp đơn giản trong
thực tế.

Năng lực chung


● Thảo luận để rút ra được điều kiện để vật cân bằng: lực tổng hợp tác dụng lên vật
bằng không và tổng momen lực tác dụng lên vật (đối với một điểm bất kì) bằng
không.
● Thảo luận để thiết kế phương án hoặc lựa chọn phương án và thực hiện phương án,
tổng hợp được hai lực song song bằng dụng cụ thực hành.
2. Về phẩm chất, thái độ:
● Học sinh có thái độ tích cực, năng động, sáng tạo, cảm thấy hứng thú với bài giảng
cũng như các thí nghiệm.
● Trung thực ghi chép số liệu vào phiếu học tập

II. Chuẩn bị:


Thiết bị dạy học và học liệu
● Bộ thí nghiệm “Khảo sát điều kiện cân bằng của vật rắn có trục quay cố định. Quy tắc
momen lực” bao gồm:

· Bảng thép
· Đĩa momen
· Cuộn dây treo
· Đế chữ H
· Trục
· Quả nặng có móc treo
· Ròng rọc
· Thước có từ tính
● Bài 29 SGK Vật lý lớp 10 nâng cao (T.132-T.136)
● Các rubric đánh giá.
● Phiếu học tập

Phiếu học tập

Lực có tác dụng làm quay vật quanh một trục cố định khi nào?

Gợi ý bằng 4 câu trả lời:


A. Lực có giá nằm ngang trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
C. Lực có giá song song với trục quay
D. Lực có giá cắt trục quay
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Khi có một lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định thì vật sẽ
chuyển động như thế nào? Lực tác dụng thế nào thì vật sẽ đứng yên?

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm về sự quay của vật có trục quay cố định

Mục tiêu Nội dung Sản Tổ chức


phẩm thực hiện

*Mô tả được I. Nhận xét về tác dụng của một lực lên một vật Câu trả *Cho học
hiện tượng tự rắn có trục quay cố định lời của sinh tiến
nhiên bằng học sinh hành thí
ngôn ngữ vật TN: nghiệm
lý và chỉ ra
Cánh cửa ra vào, cánh cửa sổ của lớp học là *Từ thí
các quy luật
những vật có trục quay cố định. Các bản lề của nghiệm
vật lý trong
cửa tạo thành trục quay. Lấy tay đẩy cửa theo giáo viên
hiện tượng đó
những chiều khác nhau với những lực có cùng đặt câu hỏi
-> để nhận xét
độ lớn, ta nhận thấy cửa chịu những tác động
về vị trí trục
khác nhau - Sau khi
quay của đĩa
quan sát thì
momen NX: ta rút ra
*Thu thập, được những
● Các lực có giá song song với trục quay
đánh giá, lựa trường hợp
hoặc cắt trục quay thì không có tác
chọn và xử lí nào cánh
dụng làm quay cánh cửa
thông tin từ cửa sẽ
● Các lực có phương vuông góc với cửa
các nguồn quay?
và có giá càng xa trục quay thì tác dụng
khác nhau để làm quay cửa càng mạnh. - Trong
giải quyết vấn
những
đề trong học
=> Tác dụng làm quay của một lực lên vật rắn trường hợp
tập vật lý
có trục quay cố định từ trạng thái đứng yên ấy thì có
*Ghi lại được không những phụ thuộc vào độ lớn của lực mà nhận xét gì
còn phụ thuộc khoảng cách từ trục quay tới giá
các kết quả từ của lực. về giá của
các hoạt động lực đối với
học tập vật lý trục quay?
của mình ->
để quan sát thí - Khi ta tác
nghiệm sau đó động lực ở
trả lời và giải phía xa trục
thích các câu quay và khi
hỏi ta tác dụng
lực ở gần
trục quay
có -gì khác
nhau
không?

Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm momen lực

Mục tiêu Nội dung Sản phẩm Tổ chức thực


hiện

- Sử dụng được kiến *Nhận xét độ lớn của lực F1 và Học sinh Hướng dẫn
thức vật lí để thực F2, xác định khoảng cách từ trục trả lời câu học sinh làm
hiện các nhiệm vụ quay đến giá của F1 và F2? hỏi, làm thí thí nghiệm
học tập để nhận xét nghiệm và kiểm chứng
định khoảng cách từ - Lực F1 và F2 có độ lớn khác cho kết quả
trục quay đến giá nhau. Nhận thấy: kiểm Đặt câu hỏi
của F1 và F2 ? chứng sau khi nêu
F1/F2 =d2/d1 định nghĩa
- Sử dụng kiến thức
⇒F1 d1=F2 d2 - Hãy sử dụng
vật lí để thực hiện
các nhiệm vụ học tập khái niệm
*Thay đổi phương và độ lớn của
và lựa chọn, sử dụng momen lực để
F1 để thấy được nếu vẫn giữ
các công cụ toán học phát biểu điều
F1d1=F2d2 thì đĩa vẫn đứng yên.
phù hợp trong học kiện cân bằng
Hiện tượng gì xảy ra khi
tập vật lí để nêu định của một vật có
F1d1>F2d2 và ngược lại? Học
nghĩa và viết công trục quay cố
sinh làm thí nghiệm kiểm chứng.
thức mômen lực? định?
Đơn vị mômen lực là *Nhận xét về ý nghĩa vật lí của
- Quy tắc
gì? tích F.d?
momen lực
còn áp dụng
- Tích F.d đặc trưng cho tác dụng cho cả trường
làm quay của lực hợp vật không
có trục quay
- Tích F.d là mômen lực, kí hiệu là
cố định mà có
M, khoảng cách d từ trục quay đến
trục quay tức
giá của lực gọi là cánh tay đòn của
thời.
lực

*Nêu định nghĩa của momen lực?


Đơn vị của mômen lực là gì?

- Momen lực đối với một trục


quay là đại lượng đặc trưng cho
tác dụng làm quay của lực và được
đo bằng tích của lực với cánh tay
đòn của nó

Hoạt động 3: Luyện tập

Mục tiêu Nội dung Sản phẩm Tổ chức thực


hiện

- Học sinh ghi nhận - Trả lời các câu hỏi, làm bài - Học sinh - Học sinh làm
kiến thức khái niệm tập trong SGK và một số bài đưa ra lời bài tập được
momen lực, công trong SBT: giải, đáp án giao và giáo
thức, đơn vị cũng cho từng câu viên có thể gọi
như điều kiện để - Giáo viên giao thêm một số hỏi, bài tập một số bạn lên
cân bằng của một bài tập về Momen lực, cân bằng mà giáo viên bảng chữa bài
vật có trục quay cố của vật rắn có trục quay đưa ra. hoặc đứng lên
định (hay quy tắc giải thích các
momen lực) hiện tượng.

- Giải được một số - Học sinh tự


bài tập từ cơ bản làm những dạng
đến nâng cao liên tương tự ở nhà.
quan đến Momen
lực, cân bằng của
vật rắn có trục quay

- Giải thích được


một số hiện tượng
bằng cách vận dụng
quy tắc momen lực

Hoạt động 4: Vận dụng

Mục tiêu Nội dung Sản phẩm Tổ chức


thực
hiện

- Xác - Giáo - Học sinh nêu ra được một số ứng dụng trong đời - Giáo
định cánh viên yêu sống: viên giao
tay đòn cầu học bài về
của lực sinh đề VD: Ứng dụng của momen lực khi nhai thức ăn cùng nhà cho
trong xuất một nguyên lý hoạt động của cờ lê, giải thích được học sinh:
trường số ứng momen lực áp dụng ở ví dụ này như thế nào?? viết báo
hợp bất dụng của cáo, bài
- Giải thích tại sao Archimedes: “Hãy cho tôi một
kì. Momen thu hoạch
điểm tựa, tôi sẽ cả nâng Trái Đất lên” hay câu hỏi ở
lực trong để thấy
- Vận đời sống mục Em có biết?
được học
dụng quy sinh đã
tắc học hay
momen hiểu thêm
để xác được gì
định các qua bài
lực tác học hôm
dụng lên nay.
vật có
trục quay
cố định.

- Suy ra
được
trường
hợp nhỏ
hơn của
Momen
lực là
nguyên lý
hoạt động
của đòn
bẩy

● Bài tập vận dụng


Bài 1. Thanh kim loại có chiều dài l khối lượng m đặt trên bàn nhô ra một đoạn bằng 1/4
chiều dài thanh. Tác dụng lực có độ lớn 40N hướng xuống thì đầu kia của thanh kim loại bắt
đầu nhô lên, lấy g=10m/s2. Tính khối lượng của thanh kim loại.

Bài 2. Một thanh AB nặng 30 kg, dài 9 m, trọng tâm tại G biết BG=6 m. Trục quay tại O biết
AO=2 m, Người ta phải tác dụng vào đầu B một lực F=100 N xác định khối lượng vật treo
vào đầu A để thanh nằm cân bằng. Xác định độ lớn của lực tác dụng vào O. lấy g=10m/s2.

Bài 3. Thanh AB khối lượng 25 kg, dài 7,5 m trọng tâm tại G biết GA=1,2 m. Thanh AB có
thể quay quanh trục đi qua O biết OA=1,5 m. Để giữ thanh cân bằng nằm ngang thì phải tác
dụng lên đầu B một lực bằng bao nhiêu? Khi đó trục quay sẽ tác dụng lên thanh một lực bằng
bao nhiêu? Lấy g=10 m/s2.

Bài 4. Một thanh gỗ nặng 12 kg dài 1,5 m, một đầu được gắn cố định đi qua điểm A, thanh
gỗ có thể quay xung quanh trục đi qua A, đầu còn lại được buộc vào một sợi dây sao cho
phương của sợi dây thẳng đứng và giữ cho tấm gỗ nằm nghiêng hợp với phương ngang một
góc α. Biết trọng tâm của thanh gỗ cách đầu A khoảng 50 cm. Tính lực căng của sợi dây và
lực tác dụng điểm A của thanh gỗ. Lấy g=10 m/s2.

Bài 5. Một người nâng một tấm gỗ nặng 60 kg dài 1,5 m, Biết lực nâng hướng thẳng đứng lên
trên tấm gỗ hợp với mặt đất nằm ngang một góc α, trọng tâm của tấm gỗ cách đầu mà người
đó nâng 120 cm. Tính lực nâng của người đó và phản lực của mặt đất lên tấm gỗ. Lấy g=10
m/s2.
Bài 6. Một người nâng một tấm gỗ nặng 30 kg dài 1,5 m, lực nâng vuông góc với tấm gỗ và
giữ cho nó hợp với mặt đất nằm ngang một góc α=30o. Biết trọng tâm của tấm gỗ cách đầu
mà người đó nâng 120 cm. Tính lực nâng của người đó.

Bài 7. Một thanh nhẹ gắn vào sàn tại B như hình vẽ. Tác dụng lên đầu A lực kéo F = 100N
theo phương ngang. Thanh được giữ cân bằng nhờ dây AC. Tìm lực căng của dây biết α =
30o.

Bài 8. Thanh nhẹ OB có thể quay quanh trục O. Tác dụng lên thanh các lực F1; F2 đặt tại A
và B. Biết F1 = 20N; OA = 10cm; AB = 40cm. Thanh cân bằng, véc tơ F1; F2 hợp với AB
góc α; β như hình vẽ. Xác định giá trị của F2 trong các trường hợp sau
a/ α = β = 90o
b/ α = 30o; β = 90o
c/ α = 30o; β = 60o

Bài 9. Bánh xe có bán kính R, khối lượng m như hình vẽ. Tìm lực kéo F nằm ngang đặt trên
trục để bán vượt qua bậc có độ cao h. Bỏ qua ma sát.
Bài 10. Tìm lực F để làm quay vật hình hộp đồng chất như hình vẽ, biết m = 10kg quay
quanh tâm O. Cho a = 50cm, b = 100cm.

Bài 11. Thanh gỗ đồng chất AB, khối lượng 20kg có thể quay quanh trục A. Ban đầu thanh
nằm ngang trên sàn. Tác dụng lên B lực nâng F luôn vuông góc với AB. Tìm F để
a/ nâng AB khỏi sàn.
b/ giữ AB nghiên góc 30o so với mặt sàn.

Bài 12. Thanh AB (m = 100g) có thể quay quanh A được bố trí như hình vẽ
m1 = 500g; m2 = 150g, BC =20cm. Tìm chiều dài của AB biết thanh cân bằng.

Bài 13. Treo bốn vật nặng cách đều nhau vào một thanh đồng chất dài 3cm nặng 6kg, trong
đó hai vật ngoài cùng nằm ở hai đầu thanh như hình vẽ. m1 = 2kg; mỗi vật tiếp theo có khối
lượng hơn vật trước 1kg. Cần phải treo thanh tại điểm cách đầu trái một khoảng bao nhiêu để
thanh cân bằng.

Bài 14. Thanh đồng chất đặt trên bàn ngang, nhô 1/4 chiều dài thanh ra khỏi bàn như hình vẽ.
Treo vào đầu nhô ra một vật trọng lượng P’ = 300N thanh bắt đầu nghiêng và mất cân bằng.
Tìm trọng lượng của thanh.
Bài 15. Thanh đồng chất AB có thể quay quanh bản lề A. Hai vật có khối lượng m1 = 1kg,
m2 = 2kg được treo vào B bằng hai sợi dây như hình vẽ. C là ròng rọc nhẹ. Biết AB = AC,
khối lượng thanh là 2kg. Tính α khi hệ cân bằng

Bài 16. Thanh BC nhẹ, gắn vào tường bởi bản lề C, đầu B treo vật có khối lượng m = 4kg và
được giữ cân bằng nhờ dây treo AB. Cho AB = 30cm, AC = 40cm. Xác định các lực tác dụng
lên BC.

Bài 17. Một vật khối lượng 4kg treo vào tường bởi dây BC và thanh AB. Thanh AB gắn vào
tường bằng bản lề A, α = 30o

1/ Tìm các lực tác dụng lên thanh AB nếu:

a/ bỏ qua khối lượng của thanh

b/ khối lượng thanh AB là 2kg

2/ Khi tăng góc α thì lực căng dây BC tăng hay giảm
Bài 18. Thanh AB khối lượng m = 1,5kg, đầu B đựng vào góc tường, đầu A nối với dây treo
AC góc α = 45o. Tìm các lực tác dụng lên thanh.

Bài 19. Thanh AB khối lượng m1 = 10kg, chiều dài L = 3m gắn vào tường bởi bản lề A. Đầu
B của thanh treo vật nặng m2 = 5kg. Thanh được giữ cân bằng nằm ngang nhờ dây treo CD,
góc α = 45o. Tìm các lực tác dụng lên thanh AB biết AC = 2m.

Bài 20. Một thanh AB dài 2m khối lượng m=2kg được giữ nghiêng một góc α trên mặt sàn
nằm ngang bằng một sợi dây nằm ngang BC dài 2m nối đầu B của thanh với một bức tường

đứng thẳng; đầu A của thanh tựa lên mặt sàn. Hệ số ma sát giữa thanh và mặt sàn bằng -
Tìm các giá trị của α để thanh có thể cân bằng.
- Tính các lực tác dụng lên thanh và khoảng cách AD từ đầu A của thanh đến góc tường D
khi α =45o. Lấy g=10m/s2
Bài 21. Dùng cân đòn để cân một vật. Vì cánh tay đòn của cân không thật bằng nhau nên khi
đặt vật ở đĩa cân bên này ta được 40g nhưng khi đặt vật sang đĩa cân kia ta cân được 44,1g.
Tìm khối lượng đúng của vật.

Bài 22.Bán cầu đồng chất khối lượng 100g. Trên mép bán cầu đặt một vật nhỏ khối lượng
7,5g. Hỏi mặt mặt phẳng của bán cầu sẽ nghiêng góc α bao nhiêu khi có cân bằng biết rằng
trọng tâm bán cầu ở cách mặt phẳng của bán cầu một đoạn 3R/8 (R là bán kính bán cầu)

Bài 23.Gió thổi vào xe theo hướng vuông góc với thành bên của xe với vận tốc V. Xe có khối
lượng m = 104kg, chiều cao 2b = 2,4m, chiều ngang 2a = 2m, chiều dài l = 8m. Áp suất gió
tính bởi công thức p = ρv2 với ρ = 1,3kg/m3 là khối lượng riêng của không khí. Tìm V để xe
bị lật ngã.
Note chữa bài:
- Lớp 8 đã được học
- Lớp 10 : yêu cầu thảo luận để thiết kế hoặc lựa chọn và thực hiện phương án tổng hợp
được hai lực song song bằng dụng cụ thực hành
 Bản chất của momen lực không chỉ có tác dụng làm quay
 Lực là nguyên nhân gây biến đổi chuyển động (không phải nguyên nhân gây ra
chuyển động)
 Momen lực gây ra biến đổi gia tốc góc.
 Đối với vật đứng yên, có trục quy cố định, momen lực có tác dụng làm quay vật
quanh trục quay cố định
 Vai trò của momen lực: nếu chỉ xét vật là 1 chất điểm thì vật chỉ có chuyển động tịnh
tiến, nhưng trong thực tế vật có kích thước, khối lượng và có chuyển động quay.
Tương tự với chuyển động tịnh tiến, ta cần phải tìm 1 đại lượng tương tự với lực là
momen lực để gây biến đổi chuyển động quay của một vật.
 Momen lực có định tính (học 1 phần ở cấp 2) và định lượng (học ở lớp 10: công thức
M=F.d)
Câu hỏi vấn đề ở hoạt động 1: Mối quan hệ giữa M, F, d có thể biểu diễn = biểu
thức nào?
 Tình huống: biết là M, F, d có mối quan hệ nhưng ko biết là có mỗi quan hệ
ntn? Từ kiến thức cũ => nhưng tình huống này ko hấp dẫn, học sinh ko
muốn trả lời.
 Tạo tình huống hấp dẫn (tình huống mà học sinh biết
Vd bài kính tiền vọng (cần phải dạy về định luật khúc xạ ánh sáng, phản xạ),
đi từ ứng dụng “ta nhìn thấy bạn, thì bạn cx sẽ nhìn thấy ta, nhưng trong TH
mình muốn thấy bạn mà bạn không thấy ta => thiết kế phương án để đặt
gương hay thiết bị để đổi hướng ánh sáng tới và mình cần biết được mối
quan hệ giữa góc tới và góc phản xạ.

You might also like