24 Mieu Ta Va Bieu Cam Trong Van Tu Su

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch dạy học: Ngữ Văn 8

Tiết 24
Ngày soạn: 09/10/2022
Ngày dạy: 13/10/2022
MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
Thời lượng: 01 tiết.
I. MỤC TIÊU
Qua bài học, HS rèn luyện phát triển các năng lực và bồi dưỡng các phẩm chất
sau:
1. Phẩm chất: Có tình yêu đối với môn học.
2. Năng lực: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng
lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ
a) Đọc:
- Vai trò của yếu tố kể trong văn bản tự sự.
- Vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu lộ tình cảm trong văn bản tự sự.
b)Viết:
- Nhận ra và phân tích được tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài
văn tự sự.
- Sự kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong làm văn tự sự.
c) Nói – nghe
– Kĩ năng nói: Biết trình bày một câu chuyện bằng lời văn của mình có kết hợp
yếu tố miêu tả và biểu cảm.
– Kĩ năng nghe: Nghe và nhận biết được văn bản có kết hợp yếu tố miêu tả và
biểu cảm.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC


1. Phương tiện dạy học:
- Giáo viên nghiên cứu SGK và các tài liệu tham khảo.
- Soạn bài, hệ thống các câu hỏi, dự kiến các tình huống.
- Máy chiếu, máy tính.
2. Hình thức tổ chức dạy học:
Phương pháp: Kích thích tư duy, dạy học nhóm, giải quyết vấn đề, gợi mở vấn
đáp. Vấn đáp, phân tích, gợi mở, học theo góc.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, hỏi và trả lời, thảo luận nhóm, động não.
3. Chuẩn bị bài của HS:
- Soạn bài, đọc và trả lời câu hỏi.
- Dụng cụ học tập: bút, bảng nhóm, phiếu học tập…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt


và kết quả dự kiến
1. KHỞI ĐỘNG
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật : động não.
* Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số.
Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi
Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch dạy học: Ngữ Văn 8

* Kiểm tra bài cũ:


A. Là dùng lời văn của mình kể lại các chi tiết của văn bản một cách ngắn gọn
B. Là dùng lời văn của mình kể về nhân vật chính trong văn bản một cách ngắn gọn .
C. Là dùng lời văn của mình nói về các yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của văn bản một cách
ngắn gọn .
D . Là dùng lời văn của mình giới thiệu một cách ngắn gọn nội dung chính của văn
bản .
(* Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày ngắn gọn, trung thành với
nội dung chính của tác phẩm đó ( bao gồm các sự việc tiêu biểu, nhân vật và các chi tiết
quan trọng ) nhằm phục vụ cho học tập và trao đổi mở rộng hiểu biết về văn học.
* Các bước tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc và hiểu đúng chủ đề văn bản;
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt;
- Sắp xếp các nội dung ấy theo một trình tự hợp lí;
- Viết văn bản tóm tắt.)

* Vào bài mới:


Ở lớp 6 , 7 văn miêu tả , tự sự , biểu cảm được tách rời như là những phơng thức biểu
đạt độc lập . Việc giới thiệu như thế nhằm giúp h/s nắm chắc đặc trưng của từng phương
thức . Trong thực tế , ít có tác phẩm nào lại chỉ dùng một phương thức biểu đạt, phản ánh
mà thường là sự kết hợp, đan cài nhiều phương thức trong một văn bản . Vậy miêu tả ,
biểu cảm được sử dụng như thế nào trong văn bản tự sự ? Chúng ta cùng tìm hiểu bài học
.

2. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ


Hoạt động: Sự kết hợp các yếu tố kể, tả và biểu I. Sự kết hợp các yếu tố kể, tả
lộ tình cảm trong văn bản tự sự và biểu lộ tình cảm trong văn
- Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, dạy bản tự sự:
học nhóm.
- Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, thảo luận nhóm.
GV dẫn dắt : Không thể chỉ ra một ranh giới tuyệt
đối giữa yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. Chúng
thường đan xen nhau, hỗ trợ nhau để làm nổi bật
được chủ đề của văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc đoạn văn ở sgk.
Đoạn trích trên tác giả kể lại những sự việc gì ? Kể lại cuộc gặp gỡ đầy cảm động
của nhân vật '' tôi '' với người mẹ
xa cách lâu ngày .
Sự việc ấy được kể lại bằng những chi tiết nào ? Mẹ tôi vẫy tôi , tôi chạy theo…
mẹ kéo tôi lên xe , tôi oà lên khóc
, mẹ tôi cũng sụt sùi theo
Để kể lại nội dung ấy, tác giả đã sử dụng những Kể: tập trung nêu sự việc, hoạt
PTBĐ nào? động, nhân vật.
Tả: Chỉ ra tính chất, màu sắc,

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch dạy học: Ngữ Văn 8

mức độ sự việc, nhân vật, hoạt


động.
Biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm
xúc, thái độ trước sự vật, hiện
tượng…
Tìm những căn cứ để xác định được yếu tố kể, tả,
biểu cảm?
HD học sinh chia nhóm thảo luận.(Các nhóm lên bốc
thăm nội dung câu hỏi)
Xác định yếu tố tự sự trong đoạn văn? Mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy theo chiếc
xe chở mẹ, mẹ tôi kéo tôi lên xe
xoa đầu tôi, tôi oà lên khóc, mẹ
tôi cũng sụt sùi theo, tôi ngồi bên
cạnh mẹ, quan sát gương mặt mẹ.
Xác định yếu tố miêu tả trong đoạn văn? Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ
hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi không
còm cõi xơ xác, gương mặt mẹ
tôi…hai gò má, đùi áp đùi mẹ…
mẹ tôi.
Xác định yếu tố biểu cảm trong đoạn văn. Hay tại sự sung sướng…sung túc,
tôi thấy những cảm giác ấm
áp….thơm tho lạ thường, phải bé
lại và lăn …..vô cùng.
Lược bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm đoạn văn sẽ
như thế nào?
Nếu bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm, chỉ kể lại
câu văn tả người và sự việc thành một đoạn thì đoạn
văn trên chỉ là đoạn văn kể thuần tuý:
“ Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ
kéo tôi lên xe. Tôi oà lên khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi
ngồi bên mẹ, ngã đầu vào cánh tay mẹ, quan sát
gương mặt mẹ.”
Nhận xét:
- Nếu không có yếu tố miêu tả -> đoạn văn sẽ mất đi
sự sinh động về màu sắc, hương vị, diện mạo, hình
dáng của nhân vật, sự việc, hành động…
Yếu tố biểu cảm giúp cho người viết thể hiện rõ tình
mẫu tử sâu nặng.->buộc người đọc phải xúc động,
trăn trở, suy nghĩ trước sự việc của nhân vật.
Nếu bỏ các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại Đoạn văn sẽ không thành cốt
các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ như truyện.
thế nào?
GV: Cốt truyện là do sự việc và nhân vật cùng với
hành động tạo nên. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm
chỉ có thể bám vào sự việc và nhân vật mới phát
triển được.

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch dạy học: Ngữ Văn 8

Từ bài tập trên, em hãy cho biết: trong văn tự sự, tác -Ở những mức độ khác nhau,
giả còn thường xuyên sử dụng đan xen các yếu tố các yếu tố kể, tả, biểu cảm
nào nữa? Các yếu tố ấy có tác dụng gì? thường được sử dụng trong các
văn bản tự sự.
-Tác dụng của việc sử dụng các
yếu tố tả và biểu cảm trong văn
bản tự sự là làm cho việc kể
chuyện sinh động và sâu sắc
hơn.
3. LUYỆN TẬP
- Phương pháp: phân tích mẫu, gợi mở, vấn đáp, hoạt động cá nhân, dạy học nhóm.
- Kĩ thuật: Động não
Bài 1: HS đọc đề bài II. Luyện tập:
Cho HS thảo luận theo nhóm Bài 1:
Tìm và phân tích các giá trị của chúng -Yếu tố miêu tả : Mặt lão… hu hu khóc
-> Miêu tả bộ dạng lão Hạc -> Tâm trạng
đau đớn, xót xa khi bán cậu vàng.
- Yếu tố biểu cảm : Hỡi ơi!... đáng buồn
-> Cảm xúc của ông Giáo khi nghe tin lão
Hạc xin bả chó của Binh Tư.
Bài 2 : HS tự làm. Bài 2: Viết đoạn văn ngắn kể lại giây phút
đầu tiên gặp lại người thân:
theo gợi ý sau:
- Nên bắt đầu từ chỗ nào ?
- Từ xa thấy người thân ntn ?
( hình dáng , mái tóc ) .
- Lại gần thấy ra sao ? Kể hành động của
mình và người thân , tả chi tiết khuôn mặt ,
quần áo .
- Những biểu hiện tình cảm của hai người
sau khi đã gặp như thế nào ?
( Vui mừng , xúc động thể hiện bằng các
chi tiết nào ? Ngôn ngữ , hành động , lời
nói cử chỉ , nét mặt .... ) .
4. VẬN DỤNG (MỞ RỘNG LIÊN HỆ THỰC TẾ)
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Kĩ thuật: động não.

- Đọc phần đọc thêm (sgk)


- Viết đoạn văn kể về bà trong đó có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm.

5. TÌM TÒI MỞ RỘNG, LIÊN HỆ THỰC TẾ (TỔNG KẾT ĐÁNH GIÁ)


* Tìm đọc các đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm hay.

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi


Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến Kế hoạch dạy học: Ngữ Văn 8

IV- HƯỚNG DẪN HS TỰ HỌC


a. Bài vừa học:
- Vận dụng kiến thức trong bài học để hiểu, cảm thụ tác phẩm tự sự có sử
dụng kết hợp các yếu tố kể, tả, biểu cảm.
- Tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biều cảm.

b. Bài sắp học: Soạn bài: Đánh nhau với cối xay gió
- Tóm tắt phần văn bản trong SGK
- Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm.
- Tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm theo câu hỏi SGK.

Tổ: Ngữ Văn GV: Phan Văn Rơi

You might also like