đề 6 lạnh nặng thường

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển trong tất cả các ngành, các lĩnh
vực. Đặc biệt là ngành cơ khí. Ngành cơ khí là một trong những ngành then chốt
thúc đẩy sự phát triển của đất nước trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa.
Muốn đạt được điều đó vấn đề đặt ra ở đây là phải có trang thiết bị công nghệ và
nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có trình độ và chuyên môn kỹ thuật mới có thể
phân tích tổng hợp các yêu cầu kỹ thuật đặt ra của bản vẽ để từ đó đưa ra đường lối
công nghệ hợp lý phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Hiện nay ngành cơ khí của nước ta đang phát triển khá nhanh nhưng so với thế
giới chúng ta còn kém họ rất xa do chúng ta chưa biết áp dụng “Quy Trình Công
Nghệ“ vào trong sản xuất. Chúng ta sản xuất rất nhiều nhưng về chất lượng sản
phẩm chưa tốt. Vì vậy cần có một quy trình công nghệ hợp lý đối với các loại máy
khác nhau để tăng năng xuất lao động cũng như chất lượng sản phẩm.

Và đây là qui trình công nghệ chế tạo bánh răng liền trục. Qui trình công nghệ
này trình bày những vấn đề cơ bản từ quá trình chế tạo phôi, lập qui trình công
nghệ, thiết kế và chế tạo, quá trình kiểm tra yêu cầu kỉ thuật của sản phẩm.

Do thời gian có hạn chế và sự hiểu biết về kiến thức của em còn hạn chế nên
trong quá trình thực hiện bài tập còn nhiều thiếu sót. Kính mong các Thầy chỉ dẫn
thêm cho bài tập của em hoàn thành tốt hơn.

Em xin chân thành cảm ơn Thầy: ……………… đã hướng dẫn em hoàn thành bài
tập này.
BÀI CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ SỐ: 6- SẢN PHẨM BÁNH RĂNG LIỀN TRỤC RĂNG THẲNG
NỘI DUNG :
- Chương 1: Giới thiệu chung về sản phẩm bao gồm: Các đặc điểm cơ bản và
ứng dụng của sản phẩm trong thực tế.
- Chương 2: Lựa chọn vật liệu chế tạo cho sản phẩm và trình bày các đặc tính
cơ bản của vật liệu bao gồm: Thành phần hóa học, cơ tính, lý tính, hóa tính, ...
- Chương 3: Lựa chọn phương pháp chế tạo sản phẩm và mô tả trình tự gia
công với sản phẩm cụ thể đã chọn, tính toán thồng số cắt gọt chính cho một số
nguyên công cơ bản
- Chương 4: Lựa chọn phương pháp xử lý nhiệt cho sản phẩm đã chọn
- Chương 5: Kết luận

Chương 1: Giới thiệu chung về sản phẩm bao gồm: Các đặc điểm cơ bản và ứng
dụng của sản phẩm trong thực tế.
Thông số yêu cầu
Đường kính đỉnh răng 150mm
Chiều dày bánh răng 80mm
Đường kính trục chân răng 80mm
Đường kính chân ren 40mm
Chiều dài trục 300mm

 Bánh răng là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cơ vận hành của một
chiếc xe hay một máy móc công nghiệp. Bánh răng là một bộ phận trong hệ
thống truyền động của các máy móc cơ khí, nó có hình dạng là một hình tròn
với cấu tạo có các răng rãnh liên tiếp nhau. Chúng thường được sử dụng
theo cặp. Có thể từ 2 tới 3,4 cặp bánh răng. Chúng có tác dụng để truyền
động: truyền chuyển động quay giữa các trục song song hay vuông góc với
nhau; biến chuyển động quay tròn thành chuyển động tịnh tiến; ngoài ra, dựa
vào tỉ lệ các răng mà có thể tạo ra số vòng quay như ý muốn của trụ bị động
từ trục chủ động.
 Ta phải chế tạo bánh răng liền trục là bởi vì trong bộ truyền bánh răng, bánh
chủ động thường có số răng nhỏ nên đường kính nhỏ. Nếu trục lắp bánh
răng nhỏ đó lại có đường kính không nhỏ lắm thì đường kính trục và bánh
răng có thể xấp xỉ nhau. Khi đó, lỗ trên bánh răng này và thêm rãnh then
nữa, sẽ có thể khiến cho chiều dày vật liệu tại chân răng và rãnh then không
đủ đảm bảo bền. Lúc đó cần làm bánh răng liền trục. Các bánh răng liền trục
rất hay gặp ở các trục vào của hộp giảm tốc, vì các bánh răng cấp nhanh
thường dùng module nhỏ, số răng nhỏ nữa sẽ làm cho bánh răng rất nhỏ, chỉ
lớn hơn trục chút ít.

 Bánh răng là một trong những yếu tố rất quan trọng để có thể tạo nên sự
truyền động chính xác trong quá trình hoạt động của máy. Chính vì vậy, khi
thực hiện quy trình gia công bánh răng liền trục thì cơ sở gia công cần đảm
bảo tính chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất. Điều này sẽ giúp cho các sản
phẩm bánh răng liền trục có thể hoạt động tốt với vai trò của mình trong
máy. Hơn thế nữa thì việc đảm bảo sự chính xác đến từng chi tiết của bánh
răng sẽ giúp bảo vệ được tuổi thọ của hệ thống máy rất hoàn hảo.
Chức năng nhiệm vụ của trục răng.
- Trục là chi tiết máy dùng để nâng đỡ các chi tiết quay và để truyên mô
men xoắn. Hoặc đồng thời thực hiện hai nhiệm vụ trên.
- Trục răng thuộc chi tiết dạng trục mà trên đố có bánh răng liền với trục.
chúng có các bề mặt cơ bản cần gia công là mặt tròn xoay, các bề mặt này
dùng để gia công răng và các bề mặt lắp ghép với ổ lăn và các chi tiết truyền
động khác.
Ưu nhược điểm của trục răng.
- Ưu điểm: làm giảm giá thành chế tạo, do không phải tăng số bề mặt lắp
ghép có yêu câù cao về độ chính xácgia công và phai dùng mối ghép then
hoặc then hoa để truyền mô men từ trục sang bánh răng.
- Nhược điểm: phải chế tạo bánh răng và trục cùng một vật liệu, trong khi
yêu cầu về đặc tính vật liệu của mỗi chi tiết naỳ khác nhau. Ngoài ra thay
thế bánh răng khi mòn phải thay luôn cả trục.

Bánh răng liền trục được dùng rất nhiều trong các máy, từ đồng hồ, khí cụ
cho đến các máy hạng nặng; có thể truyền công suất từ nhỏ đến lớn, vận tốc
từ thấp đến cao. Muốn làm việc được thì các bánh răng phải có các thông số
cơ bản giống nhau.

• Trong bài tập này, em xin được giới thiệu cách chế tạo bánh răng
thẳng liền trục chịu tải thường ăn khớp ngoài kích thước vừa:
Chương 2: Lựa chọn vật liệu chế tạo cho sản phẩm và trình bày các đặc tính cơ
bản của vật liệu bao gồm: Thành phần hóa học, cơ tính, lý tính, hóa tính, ...

Mác thép: SNC236, SNC415, SNC631, SNC815, SNC836, S45C, C45,


CT45, CT3, S30….

Tiêu chuẩn: JIS/ G4103

Đặc điểmcủa thép tròn hợp kim:

Thép SNC ( thép Ni- Cr ) là thép hợ p kim có độ dẻ o dai, độ cứ ng cao.

Ứng dụng:Thép tròn hợp kim SNC836

 Thép SNC đượ c sử dụ ng trong sả n xuấ t rèn và dậ p nguộ i và mặ t


cắ t củ a các bộ phậ n điề u chỉnh quan trọ ng cỡ lớ n hơn, chẳ ng hạ n
như trụ c khuỷ u, thanh nố i, tấ m, bánh ră ng, trụ c, ố c vít và như vậ y.

 Thép SNC chủ yế u đượ c sử dụ ng để sả n xuấ t trong các điề u kiệ n


tả i trọ ng đòi hỏ i độ bề n cao, độ cứ ng cao và độ dẻ o dai cao củ a trụ c
chính và yêu cầ u hoặ c trọ ng tả i củ a trung tâm tả i trọ ng, mài mòn bề
mặ t, biế n dạ ng nhiệ t củ a trụ c, tả i trọ ng và va đậ p vớ i tố c độ cao và
dướ i nhiề u truyề n bánh ră ng làm việ c, điề u chỉnh trụ c vít, trụ c cam.

Thành phần hóa học:


Thành phần hóa học: Thép tròn hợp kim SNC631, SNC815, SNC836

Thành phần hoá học (%)


Mác thép P S
C Si Mn Cr Ni Mo
< <

SNC631 0.27 ~ 0.35 0.15 ~ 0.35 0.35 ~ 0.65 0.03 0.03 0.60 ~1.00 2.50 ~3.00 -

SNC815 0.12 ~ 0.18 0.15 ~ 0.35 0.35 ~ 0.65 0.03 0.03 0.70 ~1.00 3.00 ~3.50 -

SNC836 0.32 ~ 0.40 0.15 ~ 0.35 0.35 ~ 0.65 0.03 0.03 0.60 ~1.00 3.00 ~3.50 -
Tính chất cơ lý tính: Thép tròn hợp kim SNC631, SNC815, SNC836

Độ bền kéo đứt Giới hạn chảy Độ dãn dài tương đối
Mác thép
N/mm² N/mm² (%)
SNC631 830 -685 18
SNC815 980 - 12
SNC836 980 785 15

Chọn SNC815

Chương 3: Lựa chọn phương pháp chế tạo sản phẩm và mô tả trình tự
gia công với sản phẩm

Vì bánh răng liền trục có đặc điểm là bánh chủ động thường có số răng nhỏ
và đường kính nhỏ. Chính vì vậy nên khi trục lắp bánh răng nhỏ có đường
kính không nhỏ lắm thì đường kính trục và bánh răng có thể xấp xỉ nhau.
• Chọn phôi
Phôi được xác định theo kết cấu của chi tiết, vật liệu, điều kiên, dạng sản
xuất cụ thể của từng Nhà máy xí nghiệp. Chọn phôi tức là chọn phương
pháp chế tạo xác định lượng dư, kích thước và dung sai của phôi .
Việc xác định phương pháp tạo phôi hợp lý sẽ đảm bảo tốt yêu cầu kỹ thuật
của chi tiết, kích thước của phôi phải đảm bảo đủ lượng dư cho quá trình gia
công. Hình dáng của phôi càng giống hình dáng của chi tiết bao nhiêu thì
càng giảm được lượng dư gia công, yêu cầu này cho phép giảm số lần chạy
dao, giảm thời gian gia công, tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm.
Ta chọn phôi là cột thép SCM440 trụ tròn.
Phương pháp chế tạo đảm bảo các yêu cầu về độ chính xác khi làm việc:
+ Đảm bảo độ chính xác động học.
+ Đảm bảo độ chính xác tiếp xúc.
+ Đảm bảo làm việc êm.
+ Khe hở mặt bên.
Do tính hóa tốt và khả năng gia công cao của SCM440, trong bài tập này, để
chế tạo sản phẩm bánh răng liền trục, em chọn phương pháp gia công cắt
gọt. Để chế tạo chi tiết này, em sẽ thực hiện các nguyên công sau:
Nguyên công 1: cắt phôi
Do thép 40x trên thị trường có dạng thanh có nhiều đường kính khác nhau, nên để
tạo phôi ta chỉ cần chọn thanh có đường kính thỏa mãn rồi cắt một đoạn dài
310mm để gia công tiện sau này. Ở đây, em chọn thanh đường kính 150mm.

Đường kính đỉnh răng 150mm


Chiều dày bánh răng 80mm
đường kính trục chân răng 80mm
Đường kính đỉnh ren 40mm
chiều dài trục 300mm
Nguyên công 2: Phay hai mặt đầu khoan tâm .
- Đường kính phôi gia công 150 (mm)
- Chiều dài gia công : 300 (mm)
- Số cấp độ trục chính dao phay 6 cấp
- Số vòng quay trục chính mang dao phay 125; 179; 479; 712 (vg/ph)
- Lượng chạy dao của dao phay điều chỉnh vô cấp 20 ¸ 400 (mm)
- Lượng chay dao công tác đầu khoan 20 ¸ 300 (mm/ph)
- Công suất động cơ điện 13 kw
 Đồ gá:
- phôi được gá đặt trên khối V dài và chặn một măt đầu khống chế 5 bậc tự do
- mặt trụ ngoài f 147 được làm chuẩn thô để
- gia công mặt đầu và tạo chuẩn tinh thống nhất là hai lỗ tâm
Bước 1: Phay hai mặt đầu
Phay hai mặt đầu đạt kích thước chiều dài chi tiêt: l = 310±0.3 (mm)
Độ vuông góc hai mặt đầu và đường tâm trục không lớn hơn 0.02 mm
Bước 2: Khoan tâm .
Độ không đồng tâm của hai lỗ tâm không > 0.01 mm
L1 chiều dài chuẩn bị cắt: L1 = 3 mm
L chiều dài lỗ tậm ; L = 14 mm

Nguyên công 3: Tiện thô tiện tinh nửa trục.


Bước 1: Tiện thô mặt trụ ngoài F150

Bước tiện thô mặt trụ ngoài từ kích thước phôi F 146 đạt kích thước F 143
Với hệ thống máy 1A62 có độ cứng vững tin cậy của hệ thống và công suất
cắt lớn. Bước tiện thô độ nhám bề mặt không cao Ra > 3.2 mm.
Chọn chiều sâu cắt t = 2.5 mm
Bước 2: Tiện thô đạt kích thước f100.
Tiện thô từ f143 đạt kích thước f100.
Chiều dài L = 300±0.3 ( mm.)
Bước 3: Tiện thô f 80
Tiện thô từ f 100, đạt kích thướcf80, đạt kích thước chiều dài L=150±0.3
mm
Bước 4: Tiện thô f40
Tiện thô từ f60 đạt kích thước f40, chiều dài đạt 40 mm

Bước 5: Tiện thô đoạn trụ

Tiện thô trụ từ kích thước f 92 đạt độ côn 1:10, chiều dài đoạn trụ: l=150±
0,1
Do đoạn trụ kích thước ngắn l=150 mm nên khi gá đặt để gia công ta đánh
lệch đài gá dao một góc a =5o6’ tương ứng với độ côn trên trục là 1:10
Bước 6: Tiện tinh mặt trụ f40
Tiện tinh đạt kích thước f40
Bước 7: Tiện tinh mặt trụ

Bước 8: Tiện vát mép các mặt đầu bậc trục.

o Nguyên công 4: Tiện thô, tiện tinh nủa trục còn lại.
Bước 1: Tiện tinh F150
Đạt kích thước F150 mm, chiều dài L = 150±0.1
Bước 2: Tiện thô F100mm.
Bước 3: Tiện thô F80mm.
Bước 4: Tiện tinh F80mm
Tiện tinh từ F100 đạt kích thước F80, chiều dai cổ trục L = 60mm
Buớc 5: Tiện vát mép các đầu bậc trục.
Đạt kích thước 3x45 độ ở các đầu bậc trục

o Nguyên công 5: Phay rãnh then.


Dụng cụ cắt :
Dao phay ngón chuôi côn gắn mảnh HKC có kích thước
Đường kính dao D=20,7 mm
Chiều dài dao L =107 mm
Chiều dài phần cắt l =22 mm
Số răng dao z= 6 răng
Đồ gá :
Chi tiết đuợc định vị trên hai khối V ngắn khống chế 4 bậc tự do. Một mặt
đầu của bậc trục tì vào khối V khống chế một bậc tự do chống di chuyển dọc
trục
Mặt chuẩn định vị chi tiết là mặt trục ngoài F100 đã được gia công tinh.
Mặt côn để gia công rãnh then đựoc tì vào một chốt tì, tránh công sôn trong
quá trình cắt.

o Nguyên công 6: Phay lăn răng.

o
o
o Nguyên công 7 : Mài sửa lỗ tâm.
o Nguyên công 8: Mài các cổ trục và mặt trụ
o Nguyên công 9: Làm sạch răng.
Làm sạch răng bằng phương pháp chạy rà bánh răng
o Nguyên công 10 : Tổng kiển tra.
Bước 1: Kiẻm tra kích thước chiều dài các đoạn trục.
Dụng cụ kiểm tra: thước cặp 1/10; 1/20
Chi tiết được gá trên hai mũi tâm máy tiện khống chế 5 bậc tự do
Bước 2: Kiểm tra độ đồng tâm giữa các F80 f40, bề mặt trụ.
Dụng cụ đo: Đồng hồ so dộ chính xác đến 0.01mm
Bước 3: Kiểm tra thống số hình học hình dáng răng.
Tuỳ theo điều kiện chính làm việc của bánh răng ta kiểm tra bánh răng theo
yêu cầu sau đây là một số phương pháp kiểm tra cơ bản của bánh răng trục
Kiểm tra sai lệch bước pháp tuyến chung.

Chương 4: Lựa chọn phương pháp xử lý nhiệt, bề mặt cho sản phẩm đã chọn
Bề mặt thường ko cần xử lí
Xử lý nhiệt bằng cách tôi dầu
Trong chế tạo cơ khí, xử lý nhiệt đóng vai trò quan trọng vì không những
nó tạo cho chi tiết sau. Khi gia công cơ những tính chất cần thiết mà còn
làm tăng tính công nghệ của vật liệu. Vì vậy có thể nói nhiệt luyện là khâu
quan trọng không thể thiếu được đối với chế tạo cơ khí và là một trong
những. Yếu tố công nghệ quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm
cơ khí.
Quá trình tôi thép trong dầu trải qua 3 giai đoạn sau:
-Sôimàng
-Sôibọt
- Truyền nhiệt đối lưu
a. Sôi màng
Thời điểm chúng ta đưa kim loại vào dầu, lúc kim loại được nhúng vào dầu
thì sẽ thấy xuất hiện một lớp màng gọi là “ màng khí “ giữa bề mặt kim loại
và dầu nhiệt luyện. Dựa vào hệ phụ gia làm ướt bề mặt cũng như sự đồng
đều của bề mặt kim loại sẽ quyết định trực tiếp tới sự ổn định của lớp
màng khí cũng như khả năng làm cứng.
b. Sôi bọt
Ở giai đoạn thứ 2 này, lớp màng khí sẽ tan biến tại 1 điểm nhiệt độ dẫn
đến quá trình sôi bọt. Và trong giai đoạn sôi màng này thì tốc độ truyền
nhiệt được diễn ra mãnh liệt nhất. Hệ số truyền nhiệt có thể cao gấp 2 lần
so với quá trình sôi màng.
c. Truyền nhiệt đối lưu
Khi thép và kim loại đã được giảm nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ sôi
của dầu tôi thép. Sự đối lưu và dẫn nhiệt sẽ khiến quá trình làm lạnh chậm,
tốc độ giảm nhiệt ở giai đoạn này cũng chậm và phụ thuộc theo độ nhớt
dầu cũng như mức độ phân hủy của dầu. Độ nhớt càng thấp thì tỷ lệ
truyền nhiệt càng nhanh và trái lại độ nhớt càng cao thì tỷ lệ ấy càng chậm.
Chương 5: Kết luận
Với việc phân tích, phân loại như trên ta có thể thấy công dụng to lớn
của bánh răng liền trụ trong cuộc sống hiện đại ngày nay.Vì vậy nó luôn
được sử dụng rộng rãi trên thế giới bởi những ưu điểm vượt trội của nó.
• Dễ dàng trong việc lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa.
• Đơn giản trong việc bảo trì và vận hành.
• Hiệu quả trong việc kiểm tra và điều chỉnh

• Sau một thời gian làm việc khẩn trương dưới sự hướng dẫn chỉ bảo
của thầy giáo:…………… đến nay bài tập của em đã hoàn thành đúng thời
hạn đảm bảo các nhiệm vụ được giao.
Qua quá trình làm bài tập đã giúp em làm quen với những công việc cụ
thể của người kỹ sư cơ khí, phương pháp làm việc độc lập, sáng tạo, khoa
học, kỷ luật, đồng thời đồ án đã giúp bản thân tôi củng cố thêm các kiến
thức đã được học cũng như học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm
quý báu.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do thời gian, khả năng, và kinh nghiệm thực
tế còn hạn chế nên đồ án chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong được thầy chỉ bảo cho em để em ngày càng hoàn thiện bài tập của
mình và tích luỹ bổ sung kiến thức, kinh nghiệm cho bản thân.Và cuối cùng
em xin cám ơn thầy giáo ....... đã tận tình hướng dẫn cho em hoàn thành đồ
án này.
Em xin chân thành cảm ơn !

You might also like