Bài tập cá nhân KTCT

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

NỘI DUNG 3
I. Tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ. 3
1. Nguồn gốc, bản chất của tiền tệ 3
2. Quy luật lưu thông tiền tệ 3
II. Hiện tượng lạm phát tiền giấy 4
1. Nguyên nhân của hiện tượng lạm phát tiền giấy 4
2. Giải pháp 5
III. Kết luận 7

TÀI LIỆU THAM KHẢO 8


LỜI NÓI ĐẦU
Trước tiên em xin gửi lởi cảm ơn đến trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân đã
đưa môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin vào trong chương trinh giảng dạy. Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – cô Nguyễn Thị Hào đã dạy
dỗ, rèn luyện và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian
vừa qua. Trong thời gian được tham dự lớp học của cô, em đã được tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích, học tập được tinh thần làm việc hiệu quả, nghiêm túc. Đây
thực sự là những điều rất cần thiết cho quá trình học tập và làm việc sau này của
em.
Bộ môn Kinh tế chính trị là môn học thú vị, vô cùng bổ ích đối với mỗi sinh
viên. Tuy nhiên, vì thời gian học tập trên lớp không nhiều, mặc dù đã cố gắng
nhưng chắc chắn những hiểu biết và kỹ năng về môn học này của em vẫn còn nhiều
hạn chế. Do đó bài luận của em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và những chỗ
chưa chuẩn xác, kính mong cô xem xét và góp ý giúp bài luận của em được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

1
NỘI DUNG
I. Tiền tệ và quy luật lưu thông tiền tệ.
1. Nguồn gốc, bản chất của tiền tệ
Tiền tệ là kết quả của quá trình phát triển sản xuất và trao đổi hàng hóa, là
sản phẩm của sự phát triển các hình thái giá trị từ thấp đến cao, từ hình thái giản
đơn đến hình thái phát triển cao nhất là hình thái tiền tệ. Quá trình này bao gồm:
 Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị: Đây là hình thái ban đầu của
giá trị xuất hiện trong thời kì sơ khai của trao đổi hàng hóa. Khi đó, việc trao
đổi các hàng hóa với nhau mang tính ngẫu nhiên. Người ta trao đổi trực tiếp
hàng hóa này với hàng hóa khác.
 Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản
đơn, một hàng hóa được đặt trong mối quan hệ với nhiều hàng hóa khác. Giá
trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở giá trị sử dụng của nhiều hàng hóa đóng
vai trò vật ngang giá chung nhưng vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng.
 Hình thái chung của giá trị: Việc trao đổi trực tiếp trở nên không còn thích
hợp nữa, mà phải qua một bước trung gian khi trình độ sản xuất hàng hóa
phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa phong phú hơn. Trình độ sản xuất
này thúc đẩy hình thành hình thái chung của giá trị.
 Hình thái tiền: Lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển,
sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, nhiều vật ngang giá
chung sẽ gây trở ngại cho việc trao đổi. Do đó, đòi hỏi khách quan là cần có
một loại hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất.
Về bản chất, tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát
triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa,được tách ra trong thế giới hàng hóa để làm
vật ngang giá chung cho tất cả các hàng hóa, nó đo lường và biểu thị giá trị của
hàng hóa và biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa.
2. Quy luật lưu thông tiền tệ
Để thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, ở mỗi thời kỳ cần phải đưa
vào lưu thông một khối lượng tiền tệ thích hợp. Số lượng tiền cần cho lưu thông
hàng hoá được xác định theo một quy luật gọi là quy luật lưu thông tiền tệ. Vậy quy
luật lưu thông tiền tệ là quy luật xác định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông
hàng hóa ở mỗi thời kỳ nhất định.

2
Khi tiền chỉ thực hiện chức năng phương tiện lưu thông thì số lượng tiền cần
thiết cho lưu thông được xác định bằng công thức tổng quát:
P .Q
M=
V
Trong đó M là số lượng tiền cần thiết cho lưu thông trong một thời gian nhất
định, P là mức giá cả, Q là khối lượng hàng hóa dịch vụ đưa ra lưu thông, V là số
vòng lưu thông của đồng tiền.
Như vậy, khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với tổng số giá
cả hàng hóa được đưa ra thị trường và tỷ lệ nghịch với tốc độ lưu thông của tiền tệ.
Đây là quy luật lưu thông tiền tệ. Quy luật này có ý nghĩa chung cho mọi hình thái
kinh tế - xã hội có sản xuất và lưu thông hàng hóa.
Khi lưu thông hàng hóa phát triển, việc thanh toán không dùng tiền mặt trở
nên phổ biến thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định như sau:
P .Q−( G1+G 2 ) +G 3
M=
V
Trong đó P.Q là tổng giá cả hàng hóa, G1 là tổng giá cả hàng hóa bán chịu,
G2 là tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau, G3 là tổng giá cả hàng hóa đến kỳ
thanh toán, V là số vòng quay trung bình của tiền tệ. Quy luật lưu thông tiền tệ tuân
theo các nguyên lý sau:
Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá
quyết định. Tiền đại diện cho người mua, hàng đại diện cho người bán. Lưu thông
tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ.
Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ,
quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ. Bên cạnh đó, cơ chế lưu thông tiền tệ còn phụ
thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh
tiền của ngân hàng…quy luật cạnh tranh, quy luật cung - cầu làm giá hàng hoá vận
động, xoay quanh giá trị, thoát ly khỏi giá trị thì quy luật lưu thông tiền tệ là quy
luật giữ mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền.
II. Hiện tượng lạm phát tiền giấy
1. Nguyên nhân của hiện tượng lạm phát tiền giấy
Trong lưu thông, tiền đúc hao mòn, hàm lượng thực tế của nó tách rời hàm
lượng danh nghĩa. Sự tồn tại của vàng làm tiền đúc hoàn toàn tách khỏi thực tế giá

3
trị của nó. Vì vậy, tiền giấy có khả năng làm chức năng tiền thay cho vàng. Việc
phát hành tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.
Quy luật đặc biệt của lưu thông tiền giấy là: Việc phát hành tiền giấy phải
được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng - lẽ ra
phải lưu thông thực sự. Nếu tiền giấy vượt quá giới hạn của chúng thì trong thế giới
hàng hóa tiền giấy bây giờ chỉ đại biểu riêng cho cái số lượng vàng có thể đại diện
được, nghĩa là đại biểu cho số lượng vàng do những quy luật nội tại của thế giới
hàng hóa quyết định. Nếu phát hành tiền giấy tương đương với lượng tiền kim loại
cần thiết trong lưu thông, thì sức mua của tiền giấy sẽ bằng với sức mua của tiền
kim loại mà nó đại diện.
Ví dụ, lưu thông hàng hóa cần 10 tỷ đồng tiền vàng, nhà nước phát hành
đúng 10 tỷ đồng tiền giấy thay cho tiền vàng, thì sức mua của 1 đồng tiền giấy
ngang với sức mua của 1 đồng tiền vàng. Nếu như nhà nước lại phát hành 20 tỷ
đồng tiền giấy, thì tiền giấy sẽ mất giá một nửa, 1 đồng tiền giấy chỉ còn đại diện
cho 0,5 đồng tiền vàng, do đó một hàng hóa có giá cả là 1 đồng tiền vàng bây giờ
tính theo tiền giấy sẽ có giá cả tăng lên gấp 2 lần là 2 đồng. Đó là chưa kể, trường
hợp lạm phát quá cao khiến tiền giấy hoàn toàn bị mất giá.
Nếu phát hành tiền giấy vượt quá khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông sẽ
gây ra sự sụt giá của tiền giấy và làm tăng giá, hiện tượng này được gọi là lạm phát.
Năm 2008, Zimbabwe trở thành nước siêu lạm phát tồi tệ thứ 2 trong lịch sử, chỉ
sau Hungary thời hậu chiến. Giá cả tăng gấp đôi sau mỗi 25 giờ. Zimbabwe cho in
tờ tiền mệnh giá cao nhất 100 nghìn tỷ USD những tờ tiền này cũng chỉ đủ mua vé
xe buýt trong tuần. Không những thế, tỷ lệ lạm phát hàng tháng ở Zimbabwe đạt
3,5 triệu %. Một quả trứng có giá 50 tỷ đô la Zimbabwe. Một ổ bánh mì bằng giá
của khoảng 12 chiếc xe hơi mới 10 năm trước đó.
Năm 2021, lạm phát ở Việt Nam ở mức 1,84%, thấp nhất kể từ năm 2015 và
thấp hơn nhiều so với mức lạm phát chung của toàn cầu là 3,8%. Bước sang năm
2022, lạm phát ở Việt Nam đạt mức 3,15%. Tuy ở trong giai đoạn lạm phát thế giới
tăng cao, Việt Nam vẫn duy trì được mức lạm phát dưới mức kì vọng.
2. Giải pháp
Đối với mỗi một quốc gia việc kiểm soát lạm phát, lạm phát tiền giấy để bảo
vệ nền kinh tế luôn được đặt lên hàng đầu. Có rất nhiều cách để kìm chế lạm phát
tiền giấy được áp dụng bao gồm:
 Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông:
4
 Ngừng phát hành tiền vào trong lưu thông nhằm giảm lượng tiền đưa
vào lưu thông trong xã hội.
 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
 Nâng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi.
 Ngân hàng trung ương áp dụng nghiệp vụ thị trường mở nhằm bán các
chứng từ có giá cho các ngân hàng thương mại.
 Ngân hàng trung ương bán vàng và ngoại tệ cho các ngân hàng thương
mại.
 Giảm chi ngân sách: giảm chi tiêu thường xuyên và cắt giảm đầu tư
công.
 Tăng tiền thuế tiêu dùng nhằm giảm bớt nhu cầu chi tiêu cá nhân trong
xã hội, tăng hàng hóa dịch vụ cung cấp trong xã hội.
 Cải cách tiền tệ
 Điều hành tỷ giá linh hoạt.
 Phối hợp đồng bộ với các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để
ổn định thị trường ngoại tệ.
 Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng nhằm cân bằng với tiền trong lưu thông
 Khuyến khích tự do mậu dịch.
 Giảm thuế.
 Các biện pháp cho hàng hóa nhập khẩu.
Năm 2023, nhằm kiểm soát lạm phát đạt mục tiêu Quốc hội đề ra mức kì
vọng 4%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số giải
pháp sau:
 Theo dõi chặt chẽ diễn biến giá cả, lạm phát trên thế giới, kịp thời cảnh báo
các nguy cơ ảnh hưởng đến giá cả, lạm phát của Việt Nam để có các biện
pháp ứng phó phù hợp nhằm đảm bảo nguồn cung, bình ổn giá trong nước.
 Chuẩn bị đầy đủ nguồn hàng nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu của
người dân, nhất là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ
tiêu dùng thiết yếu.
 Đối với mặt hàng xăng dầu, cần phải đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong
nước, không để xảy ra gián đoạn nguồn cung.
 Cần kiểm soát giá nguyên vật liệu đầu vào, tăng cường sử dụng nguồn
nguyên liệu trong nước dần thay thế nguồn nhập khẩu.

5
 Quyết định mức độ và thời điểm điều chỉnh giá các loại dịch vụ do Nhà nước
quản lý phù hợp, tránh gây cộng hưởng lạm phát chi phí đẩy, tạo ra lạm phát
kỳ vọng của nền kinh tế.
 Chính phủ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận
trọng, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ
mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, đặc biệt cần đảm bảo
cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn tín dụng cho nền kinh tế nhưng không chủ
quan với rủi ro lạm phát.
 Tăng cường công tác thông tin, truyền thông nhằm đưa thông tin kịp thời,
minh bạch, tạo sự đồng thuận trong dư luận đối với công tác điều hành giá
của Chính phủ, ổn định tâm lý người tiêu dùng và ổn định kỳ vọng lạm phát.
III. Kết luận
Dựa trên những lý luận về tiền tệ, ta thấy được nguồn gốc, bản chất, của tiền
tệ và quy luật lưu thông tiền tệ, mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới lượng
tiền trong lưu thông được làm rõ.
Áp dụng vào thực tế tình hình nền kinh tế, quy luật lưu thông tiền tệ giải
thích được nguyên nhân dẫn đến lạm phát, lạm phát tiền giấy và là cơ sở để xây
dựng những biện pháp, giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu lạm phát. Việt Nam đã,
đang và sẽ tiếp tục triển khai những giải pháp hiệu quả cũng như học hỏi, rút kinh
nghiệm từ thế giới để kiểm soát tình hình lạm phát một cách tối ưu nhất.

6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin
(Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận chính trị), NXB Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội.
[2] Minh Huệ (2023), Giải pháp nào điều hành chính sách tiền tệ trong năm
2023?, Tạp chí điện tử Thuế nhà nước
[3] Minh Phương (2008), Zimbabwe: Đất nước của siêu lạm phát, Báo điện tử
VOV
[4] Phạm Quốc Trung, Phạm Thị Túy (2013), Vận dụng học thuyết lưu thông
tiền tệ của C. Mác trong điều tiết nền kinh tế ở Việt Nam hiện nay, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[5] Thùy Linh (2023), Bức tranh kiểm soát lạm phát năm 2023, Cổng Thông tin
điện tử Bộ Tài Chính
[6] Tổng cục Thống kê (2023), Xu hướng giảm dần của lạm phát trong 7 tháng
năm 2023, Trang Thông tin điện tử Tổng cục Thống kê
[7] Vũ Văn Ninh (2008), Một số giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, Tạp chí Cộng sản

You might also like