Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Một sản phẩm trải qua một chu kì sống gồm có 4 giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng,

bão hòa và suy thoái. Với lịch sử phát triển cả chục năm với mỗi sản phẩm, thì các sản
phẩm được phát triển cũng như được sở hữu bởi công ty Facebook ban đầu và hiện giờ
đổi tên thành Meta hầu như không còn nằm trong thời kỳ giới thiệu, ra mắt thị trường
nữa. Cụ thể:

Facebook: Được thành lập từ năm 2004, trải qua gần 20 năm tồn tại và phát triển,
Faceboook từ một mạng xã hội nhỏ trong giới trẻ sinh viên đại học Mỹ đã dần có được vị
thế to lớn và chỗ đứng vững chãi trong lĩnh vực công nghệ trên toàn cầu. Có thể thấy
Facebook đã đi qua thời kỳ tăng trưởng bùng nổ và cũng đã đạt đến giai đoạn bão hòa với
mức tăng trưởng bình thường nhưng thị phần cực kỳ cao, minh chứng cho điều đó là số
lượng người dùng đông đảo nhất trong các mạng xã hội trên toàn cầu. Tuy nhiên, vụ bê
bối về rò rỉ thông tin người dùng năm 2018 đã làm Facebook mất đi người dùng của mình
vào tay các đối thủ cạnh tranh Twitter, TikTok,... Và Mask Zuckerberg đã có động thái
đổi tên công ty thành Meta vừa để đối phó với lùm xùm vừa để tuyên bố hướng đi mới
trong tương lai sẽ hướng đến vũ trụ ảo Metaverse. Thế nhưng, việc đặt cược vào vũ trụ ảo
Metaverse sẽ khó có thể giúp Meta cải thiện doanh thu trong ngắn hạn.

Mặc dù đến nay Facebook vẫn giữ được vị trí mạng xã hội có lượng người sử dụng
lớn nhất vì những sự sụt giảm người dùng do bê bối là không quá đáng kể so với số lượng
người dùng khổng lồ của ứng dụng này, nhưng một loạt các sự kiện kể trên xảy ra như
một dấu hiệu hay lời cảnh tỉnh đến các lãnh đạo của Meta rằng Facebook cũng có thể có
khả năng phải đối mặt với giai đoạn suy thoái trong tương lai.

Instagram: Được phát hành lần đầu năm 2010 và được mua lại bới Meta năm
2012, Instagram cũng giống như Facebook, từ tăng trưởng mạnh mẽ đến đứng vững trên
thị trường với hơn 1 tỷ người dùng tính đến nay. Bước vào thời kỳ bão hòa, Instagram
chủ yếu phải đối mặt với sự cạnh tranh đến từ các đối thủ trong ngành, nổi bật có sự trỗi
dậy của TikTok những năm gần đây chính là mối đe dọa lớn đối với Instagram và
Snapchat với những sự thay đổi mới mẻ thu hút người dùng.

Facebook Messenger, WhatsApp: Hai ứng dụng tin nhắn của Meta với lượng người
dùng khổng lồ lên đến con số hàng tỷ có thể nói là đang trong cùng trường hợp với hai
“người anh em” của mình, đạt đến giai đoạn bão hòa trong chu kỳ một sản phẩm. Nhìn
chung, Messenger và WhatsApp chiếm ưu thế rất lớn về số lượng người dùng so với các
đối thủ cạnh tranh, trừ WeChat với 762 triệu người sử dụng ở Trung Quốc, nơi Messenger
không thể hoạt động, và 150 triệu người sử dụng hàng ngày Snapchat, người dùng chủ
yếu liên quan với tin nhắn hình ảnh và chia sẻ câu chuyện chứ không phải là tiện ích cốt
lõi thì còn một "kẻ thù" khó vượt qua là tin nhắn SMS. Để vượt qua SMS, Facebook cần
phải đưa Messenger có mặt ở mọi nơi. Và đây cũng là một trong những lý do khiến
Facebook mạnh tay đầu tư cho các dự án mang internet tới những nơi xa xôi trên thế giới.

Chiến lược Marketing cũng là công cụ quan trọng để đối phó với sự bão hòa của
sản phẩm. Meta đã làm rất tốt trong việc đa dạng hóa các sản phẩm của mình và tiếp cận
đến được đông đảo khách hàng ở nhiều phân khúc, sự thú vị và giá trị đem lại của các sản
phẩm từ Meta cũng là những lý do cho lượng người sử dụng khổng lồ. Meta cũng đã từng
áp dụng chiến lược marketing sản phẩm rất thông mình đó là buộc người dùng Facebook
di động phải dùng Messenger nếu muốn nhận được các tin nhắn. Nhiều người dùng đã có
phản ứng tức giận. Họ phàn nàn về sự rườm rà của Facebook khi "đẻ" ra thêm ứng dụng.
Nhưng rốt cuộc mọi người vẫn buộc phải chấp nhận sự rườm rà này và Messenger nhanh
chóng leo lên vị trí số 1 trong bảng xếp hạng các ứng dụng được tải về nhiều nhất. Kết
quả là Messenger đã tăng gấp đôi số lượng người sử dụng trong vòng 20 tháng để đạt mốc
1 tỷ người sử dụng sau 5 năm ra mắt.

Cho đến nay, đối với các sản phẩm của mình, Meta rất khó để có được sự tăng
trưởng vượt bậc, giờ đây, điều công ty chú trọng chính là sự ổn định và giảm quá trình
bão hòa. Chiến lược sản phẩm phổ biến nhất là chiến lược sáng tạo, tuy cũ nhưng luôn là
chiến lược hiệu quả nhất. Giai đoạn sản phẩm bị bão hòa cũng là lúc mức độ cạnh tranh
giữa các đối thủ trong ngành được đẩy lên cao, vẫn là những sản phẩm quen thuộc đã
được tung ra thị trường lâu năm nhưng khi tạo ra những sáng tạo mới mà không làm thay
đổi bản chất của sản phẩm sẽ giúp thu hút khách hàng cũng như giữ chân người tiêu dùng
lâu năm. Meta luôn cần phải đổi mới để theo kịp xu hướng thi trường và không làm người
tiêu dùng thất vọng, Meta đã cho tích hợp thêm nhiều tính năng bằng cách sao chép tương
tự từ các công ty đối thủ vào các sản phẩm của mình, việc này giúp Meta chạy theo kịp
những thay đổi của thị hiếu người dùng tuy nhiên cũng về nhiều những ý kiến trái chiều.
Tóm lại, việc sáng tạo điều mới là cách hiệu quả để Meta luôn giữ vứng vị thế.

Cùng với đổi mới đó là không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm
cũng như củng cố về độ an toàn, các chính sách quyền riêng tư để không tiếp tục mất
điểm trước người dùng và đưa đến những sản phẩm tốt nhất dành cho người tiêu dùng.

You might also like