Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

Câu 1: Qua lớp Bồi dưỡng LLCT lớp Đảng viên mới, đồng chí liên hệ tình hình

thực tế tại chi bộ trong sinh hoạt và bản thân đối với thực hiện các nội dung chủ yếu
xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, sự suy thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên đã và đang gây nên bức xúc của toàn xã hội, đã làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối
với Đảng và đang trở thành nguy cơ hiện hữu uy hiếp đến sự tồn vong của Đảng, của chế độ.
Ngay từ Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) Đảng ta đã tiến hành chỉnh đốn Đảng, đấu tranh
không khoan nhượng với những biểu hiện suy thoái, biến chất nêu trên. Và nhận thức tầm
quan trọng của công tác xây dựng Đảng về đạo đức trong tình hình mới nên đến Đại hội XII
của Đảng, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề cập một cách chính thức xây dựng Đảng về đạo
đức vào trong Văn kiện của Đảng; trong đó đề cập cụ thể đến các nhiệm vụ xây dựng Đảng
về đạo đức.
Trước khi liên hệ với việc thực hiện các nhiệm vụ này đối với bản thân và tại Chi bộ
đang công tác thì cần làm rõ về các nhiệm vụ chủ yếu trong xây dựng Đảng về đạo đức trong
giai đoạn hiện nay. Các nhiệm vụ này bao gồm:
Một là, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; coi đó là công việc thường xuyên của các tổ chức đảng, các cấp chính quyền, các tổ chức
chính trị - xã hội, địa phương, đơn vị gắn với chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
- Vấn đề học tập và làm theo Bác đã được tiến hành lâu dài trong lịch sử Đảng ta. Trong
suốt quá trình đấu tranh cách mạng, Đảng ta đã vận dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
- Ngày 15-5-2016, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Bộ Chính trị khóa. XII đã
ban hành Chỉ thị số 05 -CT/TW “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh”. Chỉ thị xác định đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức
và đạo đức, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm
chất, ngang tầm nhiệm vụ; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống và những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hoá” trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
® Như vậy, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đề ra trong Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-
2016 của Bộ Chính trị là biện pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng Đảng về đạo đức hiện
nay.
Hai là, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân, lối sống
cơ hội, thực dụng, bè phái, “lợi ích nhóm”, “nói không đi đôi với làm”
- Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, Đại hội XII yêu cầu trước hết là phải “Đổi mới công tác
tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên. Đấu tranh,
ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy
lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa". Tăng cường đấu tranh làm thất bại mọi âm
mưu, hoạt động, "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch; chủ động, ngăn chặn, phản bác
các thông tin, quan điểm xuyên tạc, sai trái, thù địch”.
- Trong nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cần “Kiên quyết phòng, chống tham
nhũng, lãng phí với yêu cầu chủ động phòng ngừa, không để xảy ra tham nhũng, lãng phí; lý
nghiêm các hành vi tham nhũng, lãng phí, bao che, dung túng, tiếp tay cho các hành vi tham
nhũng, lãng phí, can thiệp, ngăn cản việc chống tham nhũng, lãng phí”.
Ba là, xây dựng và thực hiện tốt các quy định để phát huy vai trò gương mẫu trong rèn luyện
phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách, tác phong, lề lối công tác của cán bộ, đảng viên, nhất
là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị
- Nêu gương là một phương pháp cơ bản trong giáo dục đạo đức, lối sống. Thực hiện Quy
định số 101-QD/TW về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo
chủ chốt các cấp quán triệt các nội dung nêu gương gồm 7 lĩnh vực: về tư tưởng chính trị; về
đạo đức, lối sống, tác phong; về tự phê bình và phê bình; về quan hệ với nhân dân; về trách
nhiệm trong công tác; về ý thức tổ chức kỷ luật và về đoàn kết nội bộ
Bốn là, thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát của tổ chức đảng, giám sát
và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về
phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên
Việc thực hiện quy định chung về kiểm tra, giám sát của Đảng và thực hiện vai trò giám sát,
phản biện của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân về phẩm chất đạo
đức, lối sống của cán bộ, đảng viên nhằm: Phát huy ưu điểm, phát hiện gương cán bộ, đảng viên
tiêu biểu, điển hình tiên tiến trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức để nhân rộng, biểu dương,
khen thưởng kịp thời. Kịp thời nắm bắt và giúp cán bộ, đảng viên nâng cao ý thức, trách nhiệm
trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Giáo dục và ngăn ngừa vi phạm đạo đức của cán bộ, đảng
viên; xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm đạo đức theo quy định.
* Liên hệ thực tế với bản thân và Chi bộ đang công tác về các nhiệm vụ chủ yếu của xây
dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn hiện nay
- Đối với Chi bộ bản thân đang sinh hoạt:
Thứ nhất, tôi nhận thấy Chi bộ…nơi tôi đang sinh hoạt rất chú trọng đối với việc giáo
dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên thuộc Chi bộ mình.
Cụ thể, Chi bộ đã quán triệt 100% cán bộ, đảng viên tham gia học tập các nghị quyết của
Đảng về giáo dục đạo đức, chính trị, tư tưởng, như Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về
văn hóa; Nghị quyết Trung ương 6, lần 2 (khóa VIII); Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX);
Nghị quyết Trung ương 5, 6 (khóa X); đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về
xây dựng Đảng, trong đó nhấn mạnh vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất là: Kiên
quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên để củng cố niềm tin của đảng viên và
nhân dân đối với Đảng.

Thứ hai, Chi bộ luôn luôn đổi mới đổi mới hình thức, phương pháp giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên trong Chi bộ.
Và bản thân tôi sinh hoạt trong chi bộ cũng nhận thấy rằng việc đổi mới này đã mang lại
hiệu quả tích cực hơn trước nhiều lần.
Chi bộ rất chú trọng việc đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ chí
Minh. Các buổi sinh hoạt chuyên đề về nội dung này thực sự đã làm cho cán bộ, đảng viên
thật sự thấm nhuần tấm gương của Người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, từ đó,
triệt để thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí... bằng các tiêu chí, chuẩn mực đạo đức
cụ thể. Đảng bộ phường cũng đã tổ chức rất thành công Hội thi Tuyên truyền về thực Chỉ thị
05-CT/TW gắn với Nghị quyết Trung ương 4, Khoá XII.
Đảng bộ phường Thanh Bình nói chung và Chi bộ… nói riêng đã phát động các phong
trào thi đua, xây dựng các mô hình, tấm gương của tập thể, cá nhân tiêu biểu trong rèn luyện,
tu dưỡng đạo đức cách mạng. Tạo sự chuyển biến thực sự về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên trong Chi bộ cũng như trong toàn Đảng bộ.
Thứ ba, Chi bộ luôn phát huy tinh thần tự học, tự rèn đạo đức cách mạng của cán bộ,
đảng viên và tạo điều kiện thuận lợi để cán bộ, đảng viên tự học, tự rèn.
Cụ thể, Chi uỷ nơi tôi đang sinh hoạt đã tạo môi trường thuận lợi, chú trọng phân công,
giao nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên để có điều kiện cọ sát, rèn luyện, thử thách. Và Chi uỷ
đã quán triệt quan điểm: Nếu lười học nhất là lười học lý luận, lười suy nghĩ, không thường
xuyên tiếp nhận, cập nhật những thông tin mới, những tri thức mới cũng là một biểu hiện suy
thoái về đạo đức.
Thứ tư, Chi bộ mà tôi sinh hoạt đã rất nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình.
Thứ năm, Chi bộ luôn chú trọng tăng cường kiểm tra, giám sát đối với việc giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng, về tự học, tự rèn nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng
viên trong Chi bộ. Và thực tế, tôi nhận thấy rằng việc kiểm tra, giám sát quá trình rèn luyện,
tu dưỡng phấn đấu, về tự học, tự rèn của cán bộ, đảng viên đã tạo điều kiện cho cán bộ, đảng
viên trong Chi bộ thường xuyên làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, chấp hành nghiêm
kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thêm vào đó, Đảng bộ phường Thanh Bình nói chung và Chi bộ… nói riêng đã tích xây
dựng môi trường công tác của cơ quan, đơn vị, trong sạch, tích cực làm cho cán bộ, đảng
viên có nếp sống lành mạnh, có đạo đức trong sáng; cấp trên làm gương cho cấp dưới, cán
bộ, đảng viên nêu gương cho quần chúng, nói và làm đi đôi với nhau.
Thứ sáu là, Chi bộ …đã làm rất tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời nêu gương người
tốt, việc tốt. Có chế độ, chính sách thoả đáng với những người có thành tích tốt; kiên quyết
xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng pháp luật đối với những cán bộ, đảng viên vi phạm kỷ
luật, hoặc có biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống.
- Đối với bản thân:
Tôi nhận thức rất rõ rằng, để thực hiện các nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức thì
trước hết người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, phải trong sáng, trung thực,
trách nhiệm. Và làm được điều này sẽ góp phần xây dựng Đảng ta trong sạch, đạo đức và văn
minh.
Chính vì vậy, bản thân tôi luôn ý thức tự giác rèn luyện, học tập, tu dưỡng để nâng cao
bản lĩnh chính trị, đạo đức, lối sống với phương châm suốt đời phụng sự Tổ quốc và nhân
dân, lấy ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân làm lý tưởng hành động.
Bên cạnh đó, bản thân tôi luôn chú trọng đến công tác tự phê bình và phê bình. Tôi
luôn thể hiện trách nhiệm của bản thân trong công tác này, không làm qua loa, lấy lệ.
Trong sinh hoạt đảng cũng như trong mọi hoạt động ở cơ quan tôi luôn thể hiện thái
thực sự cầu thị, biết lắng nghe ý kiến phê bình của người khác để sau mỗi lần phê bình và tự
phê bình trưởng thành hơn về nhận thức, tư tưởng, có tinh thần đoàn kết, ý thức tích cực
trong đấu tranh chống những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân.
Bản thân tôi luôn nghiêm túc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Và tôi quan niệm rằng không học và
làm theo Bác từ những điều bình dị nhất để hoàn thiện bản thân trong cuộc sống hằng ngày,
trong mối quan hệ với đồng nghiệp, trong giao tiếp với nhân dân và trong thực hiện nhiệm vụ
mà cơ quan giao phó.
Ngoài ra, thực hiện tinh thần Nghị quyết Trung ương 4, khoá XII, bản thân tôi tự soi
mình vào 27 biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, biểu hiện tự diễn
biến, tự chuyển hoá trong nội bộ mà Nghị quyết đã chỉ ra để tự răn mình, tự sửa mình.

Câu 2: Đồng chí hãy trình bày trách nhiệm của người Đảng viên đối với tổ
chứccơ sở Đảng và chi bộ. Liên hệ với bản thân chi bộ mà đồng chí công tác?
Mỗi đảng viên phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định.Chất lượng của
từng đảng viên góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ,đảng bộ. Nâng cao sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở đảng, của chi bộkhông thể tách rời việc nâng cao chất lượng đảng viên. Ngược
lại, đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh tạo điều kiện để mỗi đảng viên thựchiện tốt vai
trò và nhiệm vụ của mình, giữ vững tư cách người đảng viên.Vì vậy, đảng viên cần nêu cao
trách nhiệm xây dựng đảng bộ, chi bộ.
a) Đảng viên phải đóng góp tích cực với đảng bộ, chi bộ trong việc lãnhđạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị của cơ sở, đơn vị.
Để thực hiện yêu cầu này, đảng viên cần:
– Thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nâng cao
trình độ lý luận chính trị, phương pháp công tác khoa học.Thường xuyên học tập những
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, những tinh hoa văn hóa của nhân loại, những kiến thức mới
của thời đại để không ngừng làm giàu trí tuệ của mình, từ đó góp phần cùng tổ chứcĐảng
hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơsở.
– Nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, những chủ trương, nhiệm vụ của cấp uỷ và chínhquyền địa phương (tỉnh, thành; huyện,
quận…).
– Hiểu rõ tình hình thực tế ở cơ sở, đơn vị, những vấn đề đang đặt ra cầngiải quyết.
– Thường xuyên suy nghĩ, góp phần đề ra chủ trương và các giải phápđúng đắn, sát
hợp, có tính khả thi của đảng bộ, chi bộ để thực hiện tốtnhiệm vụ chính trị của đơn vị.
– Gương mẫu thực hiện nghị quyết và chấp hành sự phân công của đảng bộ, chi bộ;
tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình thựchiện có hiệu quả các chủ trương,
nhiệm vụ do đảng bộ, chi bộ đề ra.

b) Đảng viên phải góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức cơ sởđảng có sự
thống nhất cao về chính trị và tư tưởng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống.
Để thực hiện yêu cầu trên, đảng viên cần:
– Thực hiện chế độ học tập bắt buộc theo quy định của Đảng. Mọi cán bộ,đảng viên
phải thực hiện nghiêm túc “chế độ học tập lý luận chính trịtrong Đảng”. Trên cơ sở nâng
cao nhận thức, kiên định những quan điểmcó tính nguyên tắc của Đảng.
– Gương mẫu, tự giác rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo
đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư“;khắc phục chủ nghĩa cá nhân.
Không làm những việc trái với quy định của Đảng, xa lạ với bản chất người đảng viên cộng
sản. Không thamnhũng, làm ăn phi pháp; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phívà
các biểu hiện tiêu cực trong Đảng và trong nhân dân.
– Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểuhiện thiếu
kiên định về tư tưởng chính trị, giúp đồng chí nhận rõ và khắc phục những nhận thức, tư
tưởng không đúng. Phê phán và bác bỏ nhữngquan điểm sai trái, thù địch.
– Phát huy tự do tư tưởng, tham gia thảo luận, tranh luận tìm ra chân lý,lẽ phải. Thực
hiện đúng quyền được phát biểu ý kiến trong tổ chức, được bảo lưu ý kiến và chấp hành nghị
quyết của Đảng. Không được truyền bánhững quan điểm trái với quan điểm, đường lối của
Đảng.
c) Đảng viên phải đóng góp tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ vữngmạnh về tổ chức,
thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Để thực hiện yêu cầu này, đảng viên cần:
– Phát huy dân chủ, tích cực thảo luận và tham gia quyết định các chủtrương, nhiệm
vụ của đảng bộ, chi bộ, đồng thời thực hiện đúng nguyêntắc thiểu số phục tùng đa số, cá
nhân phục tùng quyết định của tập thể.
– Thường xuyên rèn luyện, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ,đảng bộ;
tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật củaĐảng.

– Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình. Khắc phục tình trạngtự phê bình một
cách hình thức, chiếu lệ, không dũng cảm nêu ra và sửachữa khuyết điểm. Không nể nang,
xuê xoa trong phê bình, nhưng cũngkhông được lợi dụng phê bình để vu cáo, đả kích cá
nhân, gây rối nội bộ.
– Ra sức chăm lo, giữ gìn đoàn kết nội bộ trên cơ sở đường lối, chínhsách, nghị quyết của
Đảng và các quy định của Điều lệ Đảng; kiên quyếtđấu tranh với mọi biểu hiện chia rẽ, bè
cánh, cục bộ do kèn cựa, tranhgiành chức quyền, lợi lộc.
– Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; kiên quyết chống lại mọiâm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, làm suy yếu, hạ thấp đi đếnxóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tham
gia đấu tranh với những phần tử bất mãn, cơ hội chống đảng và những biểu hiện lệch lạc, trái
quan điểm,đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Liên hệ bản thân với chi bộ công tác:
Tại chi bộ phóng viên (Đảng bộ báo Tiền Phong) nơi tôi công tác, thôngqua sinh hoạt
chi bộ hằng tháng đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò, vịtrí, tầm quan trọng của chi bộ góp
phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sứcchiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ
đảng viên.
Ngoài việc duy trì sinh hoạt định kỳ, chi bộ đã thực hiện sinh hoạt chuyênđề mỗi quý
một lần như các chuyên đề về học tập và làm theo tấm gươngđạo đức Hồ Chí Minh; những
vấn đề cán bộ, đảng viên, quần chúng đặc biệt quan tâm như việc đấu tranh, phòng chống
tham nhũng, lãng phí, tiêucực và các tệ nạn xã hội; chi bộ đã cơ bản bám sát nguyên tắc, quy
địnhtrong Điều lệ Đảng, sự chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp ủy đảng. Nội dung sinh hoạt
được cấp ủy, bí thư chuẩn bị trước nên trong sinh hoạtcơ bản đã tập trung vào nội dung cần
bàn.
Câu 3: Theo đồng chí, cần phải rèn luyện, phấn đấu những gì và phấn đấu
nhưthế nào để xứng đáng với danh hiệu người Đảng viên Đảng Cộng sản

Để trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, người vào Đảng phảicó đủ các điều
kiện: Động cơ vào Đảng đúng đắn, có giác ngộ chính trị,thừa nhận và tự nguyện thực hiện
Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,nhiệm vụ của đảng viên; hoạt động trong một tổ chức cơ
sở đảng và phảilà người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm; mỗi đảng viên phải gắn mìnhvới tổ
chức đảng, coi tổ chức đảng là chỗ dựa vững chắc cho mình thựchiện nhiệm vụ đảng viên.
1 – Xác định động cơ vào Đảng đúng đắn:
Bước đi theo con đường của Đảng là bước đi trong không gian lý tưởngcủa toàn dân
tộc. Tôi không đến với Đảng vì những gì quá cao siêu, vì dùở đâu, vị trí nào, tôi nghĩ mình
vẫn làm việc và cố gắng làm việc tốt. Nhưng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, không
chỉ là mục tiêu phấnđấu, mà hơn thế, trong quá trình phấn đấu, tôi trưởng thành và sống
cótrách nhiệm hơn.
Phấn đấu vào Đảng phải xuất phát từ động cơ trong sáng, với thanh niênlại càng mang
ý nghĩa cống hiến, chứ không phải lợi dụng vào Đảng đểlàm “bình phong”, làm “chỗ dựa” để
tiến thân. Vào Đảng không phải làđể tranh giành quyền lợi, thỏa mãn tham vọng cá nhân.
Tuy nhiên, vàoĐảng không phải ai cũng toàn diện, không có khiếm khuyết mà quantrọng là
xác định rõ vai trò, trách nhiệm của một người đảng viên để rènluyện và trưởng thành hơn.
Không được vào Đảng không có nghĩa là thôi phấn đấu, thôi rèn luyện, thôi cống hiến. Do đó
tôi nghĩ rằng muốn trởthành Đảng viên phải thực sự có quyết tâm phấn đấu, có tinh thần
giácngộ cách mạng cao.
Phấn đấu vào Đảng như là một nghĩa vụ, một trách nhiệm để được đónggóp, cống
hiến nhiều hơn cho tập thể, cho nhân dân và rộng hơn là choquốc gia, dân tộc. Khi nhận thức
đúng đắn ta sẽ có động cơ đúng, có sứcmạnh bên trong là động lực hướng dẫn hành động,
thôi thúc ta sống, hoạtđộng có lý tưởng cao đẹp cho Đảng và cho chính mình. Giữ vững
phẩmchất của một đảng viên, khó khăn sẽ không làm ta lùi bước, vững vàngtrước những thử
thách của mặt trái cơ chế thị trường, trước cám dỗ củatiền bạc, chức quyền.

Phấn đấu vào Đảng là để được đứng trong một tổ chức của những ngườicùng chung
chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân giầu,nước mạnh, công bằng, dân chủ,
văn minh. Vào Đảng là phải dấn thântheo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh, phấn đấu
đi theo con đườngmà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn. Cái được lớn nhất khi vàoĐảng
là được phục vụ cách mạng, được phục vụ nhân dân, được Đảng vànhân dân tin cậy, yêu
mến.
Xây dựng động cơ vào Đảng có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là trong điềukiện Đảng
cầm quyền và lãnh đạo theo cơ chế thị trường, mỗi đảng viênđều phải đối mặt với biết bao
khó khăn, thử thách. Nếu người vào Đảngkhông xác định cho mình động cơ đúng đắn sẽ
không vượt qua đượcnhững thử thách, khó khăn đó.
Trở thành đảng viên là vinh dự, tự hào nhưng trên hết là trách nhiệm;trách nhiệm tiếp
tục cống hiến, cống hiến không phải là cái gì đó quá caosiêu, mà trước hết đơn giản là phải
hết sức cố gắng trong học tập và côngtác, là phấn đấu hết mình để chiếm lĩnh tri thức, nâng
cao trình độ chuyênmôn.
2 – Rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng:
Bản lĩnh chính trị thể hiện ở nhận thức đúng đắn, kiên định với mục tiêu,lý tưởng đã
lựa chọn, thể hiện khí tiết của người cách mạng đó là “giàusang không thể quyến rũ, nghèo
khó không thể lay chuyển, uy vũ khôngthể khuất phục”.
Để thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, người phấn đấu vào Đảng cầnđứng vững
trên lập trường của giai cấp công nhân, trước khó khăn thửthách không nao núng tinh thần,
không mờ nhạt phương hướng chính trị,có thái độ, chính kiến rõ ràng, kiên định.
Bản lĩnh chính trị được hình thành chủ yếu bằng sự nỗ lực của bản thântrong quá trình
học tập, nắm vững lý luận Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, đó là nền tảng tư tưởng của
Đảng.
Đạo đức cách mạng là kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện suốt đời;như Bác Hồ
đã dạy: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời xa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền
bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố.Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện
càng trong”.

Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là phủ định vai trò, lợi íchcá nhân. Lợi
ích cá nhân được tôn trọng khi nó không trái với lợi íchchung của cộng đồng. Đường lối của
Đảng là kết hợp hài hòa giữa 3 lợiích: lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. Đảng
luôn luôn tôntrọng và quan tâm đến lợi ích cá nhân, đồng thời kiên quyết chống chủnghĩa cá
nhân, ích kỷ, đặt lợi ích cá nhân mình lên trên, lên trước lợi íchtập thể và toàn xã hội. Việc gì
có lợi cho cách mạng, cho nhân dân thì khómấy, kể cả hy sinh cũng làm. Việc gì có hại cho
cách mạng, cho nhân dânthì nhỏ mấy cũng hết sức tránh.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn luôn
quan tâm đến việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất đội ngũđảng viên. Sự giác ngộ lý tưởng
cộng sản, lòng trung thành với sự nghiệpcách mạng của Đảng, của giai cấp công nhân, suốt
đời hy sinh phấn đấuvì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sảnlà phẩm chất hàng đầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra cho mỗi đảngviên cộng sản.
Người căn dặn mỗi đảng viên “không một phút nào được quên lý tưởngcao cả của
mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập cho chủnghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi
trên đất nước ta và trên toàn thế giới”; phải biết đặt lợi ích của giai cấp, của dân tộc lên trên
lợi ích của cá nhân,luôn vững vàng trước mọi khó khăn, vô luận trong hoàn cảnh nào
cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết; nếu khi “lợi ích chung của Đảngmâu thuẫn với
lợi ích riêng của cá nhân thì phải quyết hy sinh lợi ích củacá nhân cho lợi ích của Đảng”.
Mỗi đảng viên phải ra sức tu dưỡng, rèn luyện để nâng cao đạo đức cáchmạng, quét
sạch chủ nghĩa cá nhân. Nếu để cho chủ nghĩa cá nhân ámảnh, chi phối, người đảng viên sẽ
mất dần tư cách, đi tới tự tước bỏ danhhiệu cao quý của mình. Vì vậy, muốn giữ được tư
cách, đảng viên nhấtthiết phải ra sức học tập, tu dưỡng, tự cải tạo để tiến bộ, nếu không sẽ
bịxã hội tiến bộ sa thải.
3 – Nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao:
Đảng viên phải hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phấn đấu trở thànhngười sản xuất,
công tác, chiến đấu và học tập giỏi.

Để trở thành đảng viên, người đang phấn đấu vào Đảng phải hoàn thànhtốt nhiệm vụ
công tác của mình và nhiệm vụ của tổ chức đảng, đoàn thểgiao cho.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy rằng: “Đảng yêu cầu cán bộ và đảng viênchẳng những
thạo về chính trị, mà còn phải giỏi về chuyên môn, khôngthể lãnh đạo chung chung”. Muốn
vừa thạo về chính trị, vừa giỏi vềchuyên môn, mỗi đảng viên phải ra sức “học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin vàđường lối, chính sách của Đảng, học tập văn hoá, kỹ thuật và nghiệp vụ;không
ngừng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng và năng lực công táccủa mình”.
4 – Gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạt độngđoàn thể, công tác xã
hội:
Đảng viên phải giữ vững và phát huy truyền thống của Đảng, là gắn bómật thiết máu
thịt với nhân dân, trước hết thể hiện sự gắn bó với quầnchúng ở nơi làm việc và nơi cư trú
của mình.
Muốn trở thành đảng viên, người phấn đấu vào Đảng phải gắn bó với tậpthể, với nhân
dân, với đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác, với bàcon làng xóm, khối phố; tôn trọng,
chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau.
Phấn đấu vào Đảng phải nhiệt tình tham gia sinh hoạt đoàn thể mà bảnthân là thành
viên, phải thể hiện rõ vai trò, khả năng lãnh đạo, tập hợpquần chúng, phải phát huy tính tiền
phong, gương mẫu và những phẩmchất cần thiết để trở thành đảng viên của Đảng, nếu là
đoàn viênTNCSHCM thì phải là đoàn viên ưu tú.
Người muốn vào Đảng phải chú trọng mở rộng quan hệ xã hội, tích cựctham gia công
tác xã hội, gương mẫu và vận động gia đình, người thântham gia các phong trào ở địa
phương. Muốn làm cho quần chúng phấnkhởi, tin tưởng, người đảng viên “phải nâng cao
tinh thần phụ trách trướcĐảng và trước quần chúng, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân. Phải
yêukính nhân dân, phải thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân.
Phải nắm vững quan điểm giai cấp, đi đúng đường lối quần chúng, thànhtâm học hỏi
quần chúng, kiên quyết dựa vào quần chúng, giáo dục và phát động quần chúng tiến hành
mọi chủ trương, chính sách của Đảng vàcủa Nhà nước. Phải thật thà, ngay thẳng, không được
giấu dốt, giấukhuyết điểm, sai lầm. Phải khiêm tốn, gần gũi quần chúng, không được kiêu
ngạo…Phải luôn chăm lo đến đời sống của quần chúng. Phải “chícông, vô tư” và có tinh thần
“lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đảng ta tuy nhiều người, nhưng khi tiếnđánh thì chỉ
như một người. Đó là nhờ có kỷ luật. Kỷ luật của ta là kỷ luậtsắt, nghĩa là nghiêm túc và tự
giác”. Người yêu cầu mọi đảng viên phải rasức góp phần xây dựng và giữ vững sự đoàn kết
nhất trí trong Đảng. Bởilẽ, đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công. “Nhờ đoàn kết
chặtchẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổquốc, cho nên
từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức vàlãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu
tranh tiến từ thắng lợi này đến thắnglợi khác”, tất cả cán bộ, đảng viên, dù ở cương vị khác
nhau, làm công táckhác nhau, cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ, “giữ
gìnsự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
5 – Tích cực tham gia xây dựng Đảng ở cơ sở:
Tham gia xây dựng tổ chức Đảng ở cơ sở trong sạch, vững mạnh là tráchnhiệm của
người phấn đấu vào Đảng.
Tích cực hưởng ứng các phong trào, các hoạt động triển khai thực hiệnchủ trương,
nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ đề ra với tinh thần chủ động,sáng tạo, nỗ lực, phấn đấu cao
nhất. Góp phần tích cực đưa những chủtrương, nhiệm vụ đó vào cuộc sống, tạo ra bước phát
triển mới của cơ sở,đơn vị, nhất là về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện
đờisống của người lao động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy lùinhững biểu hiện
tiêu cực.
Chủ động nắm bắt tình hình thực tế, nắm bắt tình hình tư tưởng của quầnchúng nhân
dân, kết quả thực hiện chủ trương, chính sách, nghị quyết củaĐảng, kịp thời phản ánh, đề
xuất với tổ chức Đảng.Tích cực và mạnh dạn tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của
tổchức đảng và đội ngũ đảng viên, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo vàsức chiến đấu của
tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.
Tham gia ý kiến khi được hỏi về việc giới thiệu những đảng viên ưu tú,đủ tiêu chuẩn
để tổ chức đảng xem xét, bầu vào cấp ủy; giới thiệu nhữngquần chúng ưu tú có đủ điều kiện
để tổ chức đảng xét kết nạp.
Tham gia góp ý kiến đối với hoạt động chính quyền và đoàn thể, góp phần xây dựng
cơ sở chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tích cực và kiên quyết đấu tranh bảo vệ Đảng, giữ vững ổn định chính trị – xã hội ở
cơ sở, đơn vị. Góp phần làm thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn phá hoại của các phần tử xấu,
các thế lực thù địch lợi dụng dân chủ đểxuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo,
bôi nhọ cán bộ, đảngviên tích cực, trung thực; kích động, chia rẽ đoàn kết, gây rối nội bộ.

Bài 6. TĂNG CƯỜNG QUỐC PHÒNG AN NINH, BẢO VỆ VỮNG CHẮC TỔ


QUỐC, GIỮ VỮNG MÔI TRƯỜNG HÒA BÌNH, ĐẢM BẢO ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ,
TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI.
Câu 1. Phân tích tính tất yếu khách quan và quá trình hình thành chính sách hội nhập
quốc tế của Đảng ta?
Cơ sở của hội nhập kinh tế
Ngày nay, các quốc gia trên thế giới trong quá trình phát triển đã từng bước tạo lập
nên các mối quan hệ song phương và đa phương nhằm từng bước tham gia vào các liên kết
kinh tế quốc tế với những mức độ khác nhau, nhằm đưa lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên.
Chính các liên kết kinh tế quốc tế là sự biểu hiện rõ nét củahai xu hướng khu vực hoá và toàn
cầu hoá đang diễn ra hết sức sôi động và đặc biệt quan trọng trong những năm gần đây.
Toàn cầu hoá kinh tế là hình thành một thị trường thế giới thống nhất, một
hệ thống tài chính tín dụng toàn cầu, là việc phát triển và mở rộng phân công lao
động quốc tế theo chiều sâu, là sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học – công
nghệ giữa các nước trên quy mô toàn cầu, là việc giải quyết các vấn đề kinh tế – xã
hội có tính chất toàn cầu như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường sinh thái nhằm mục đích hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, tiến tới
tự do hoá hoàn toàn những di chuyển nói trên giữa các nước thành viên trong khu
vực.
Tác động của hội nhập kinh tế quốc tê đối với Việt Nam
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu khách quan trong thế giới ngày nay. Đối
với các nước đang và kém phát triển (trong đó có Việt Nam) thì hội nhập kinh tế
quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước khác
và có điều kiện phát huy hơn nữa những lợi thế so sánh của mình trong phân công
lao động và hợp tác quốc tế.
Có thể nói sự hội nhập của nền kinh tế các nước trong khu vực đang đưa lại những
lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng trong các nước
thành viên. Đặc biệt là nước ta thì mở cửa và hội nhập với các nước trong khu vực
và trên toàn thế giới đang là xu thế tất yếu. Chính sự hội nhập này đã đem lại cho
Việt Nam nhiều lợi ích đáng kể. Cụ thể:
Thứ nhất
Tạo lập quan hệ mậu dịch mới giữa các nước thành viên, mở rộng hơn nữa khả
năng xuất, nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với các nước, các khu vực khác trên
thế giới.
Thứ hai
Hội nhập khu vực còn góp phần chuyển hướng mậu dịch, sự chuyển hướng này diễn
ra phổ biến khi hình thành liên minh thuế quan vì khi đó các điều kiện cơ bản giữa các nước
thành viên trong liên minh sẽ trở nên thuận lợi hơn, hấp dẫn hơn
Thứ ba
Hội nhập vào khu vực, thực hiện tự do hoá Thương Mại tạo điều kiện cho nước ta
có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu vốn, công nghệ, trình độ quản lý…từ các quốc gia
khác trong liên minh. Về lâu dài tự do hoá Thương Mại góp phần tăng năng suất lao động,
tăng trưởng kinh tế, tự do hoá Thương Mại giúp tăng trưởng kinh tế bằng hai cách: tăng xuất
khẩu và tăng năng suất cận biên của 2 yếu tố sản xuất là vốn và lao động.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế chủ yếu trên đây, cũng cần phải thấy rằng việc hội
nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực với các hình thức liên kết đa dạng từ
thấp đến cao đang đặt ra cho nước ta những thử thách mới cần phải ứng xử cho
phù hợp với quá trình tự do hoá Thương Mại. Những thử thách đó là :
Phải nhanh chóng điều chỉnh lại các cân đối trong nền kinh tế trên cơ sở xoá bỏ
những hạn chế về Thương Mại như thuế quan, hàng rào phi thuế quan.
Vấn đề việc làm và giải quyết thất nghiệp.
Cải cách hệ thống tài khoá, đặc biệt là những trường hợp thuế quan mậu dịch có tỷ
trọng đáng kể trong nguồn thu ngân sách và do đó làm nảy sinh những khó khăn
trong quá trình cân đối ngân sách của chính phủ.
Cần phải thiết lập khuôn khổ pháp lý chung ( luật chơi chung) đối với các nước
thành viên.
Vấn đề giải quyết công bằng, bình đẳng trong xã hội và giữa các nước trong nội bộ
khu vực.
=>Như vậy, việc hội nhập vào nền kinh tế các nước trong khu vực, hình thành các
dạng liên kết kinh tế quốc tế luôn đưa lại cho nước ta những thuận lợi và những
khó khăn, những lợi ích kinh tế khác nhau. Vì vậy, chúng ta cần tính toán cân nhắc,
lựa chọn để đưa ra những quyết định thích hợp trong quá trình hội nhập nhằm đạt
được hiệu quả kinh tế cao.

Quá trình hình thành chính sách hội nhập quốc tế của Đảng ta.
a, Vê hội nhập kinh tế quốc tế
Ngay sau khi thành lập nước Việt nam dân chủ cộng hòa, nhà nước ta chủ trương tham
gia các thể chế kinh tế. Lời kêu gọi trong thư gửi Liên hợp quốc tháng 12/1946 của Chủ tịch
Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn sàng thực thi chính sách
mở cửa và hợp tác trong mọi lĩnh vực:
a) Nước Việt Nam dành sự tiếp nhận thuận lợi cho đâu tư của các nha tư bản, nha kỹ thuật
nức ngoài trong tất cả các ngành kỹ nghệ của mình.
b) Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay va đường sá giao thông cho việc buôn
bán và quá cảnh quốc tế.
c) Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của
Liên hợp quốc”.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, trong đó có chiến tranh kéo dài và cục diện đối đầu
hai cực trên thế giới, nước ta bị bao vây cấm vận nhiều năm, quan hệ kinh tế quốc tế của
nước ta chủ yếu là với các nước xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1978, nước ta tham gia liên kết,
hợp tác kinh tế quốc tế trong khuôn khổ của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) gồm một số
nước xã hội chủ nghĩa đứng đầu là Liên Xô; nhưng với cơ chế hoạt động của SEV, tác động
của quá trình này đối với nền kinh tế nước ta chỉ một chiều và chưa tạo sự thay đổi lớn cho
nền kinh tế.
- Từ đại hội VI (1986), khi bắt đầu tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng ta
chủ trương “… tham gia sự phân công lao động quốc tế; …. Tranh thủ mở mang quan hệ
kinh tế và khoa học – kỹ thuật với các nước thế giới thứ 3, các nước công nghiệp phát triển,
các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi”.
Tư đại hội VII, đại hội VIII của Đảng, đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị TW 4
khóa VIII, Đảng ta nhấn mạnh: “chủ động các điều kiện cần thiết về cán bộ, luật pháp và
nhất là các sản phẩm mà chúng ta có khả năng cạnh tranh để hội nhập thị trường khu vực và
thị trường quốc tế. Tiến hành khẩn trương vững chắc việc đàm phán hiệp định thương mại
với Mỹ, gia nhập APEC và WTO. Có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết
trong khuôn khổ AFTA”.
Tại đại hội IX Đảng ta chủ trương “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực”.
Sau đại hội IX, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành nghị quyết số 07-NQ/TW về hội nhập kinh
tế quốc tế. Nghị quyết TW9 khóa IX đã nhấn mạnh mục tiêu cần phải “Chủ động và khẩn
trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết đa phương, song
phương nước ta đã ký kết và chuẩn bị tốt điều kiện để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế
giới WTO”.
Đại hội X xác định phải “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.
b, Chủ động hội nhập quốc tế
Đại hội XI đã xác định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”. Đại hội XII tiếp tục
xác định: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển; đa dạng hóa, đa phương hóa trong quan hệ ngoại giao; chủ động và tích cực hội nhập
quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy, là thanh viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”; vì lợi
ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh
Đại hội XII yêu cầu: “Triển khai mạnh mẽ định hướng chiến lược chủ động và tích
cực hội nhập quốc tế. Bảo đảm hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và cả hệ thống
chính trị, đẩy mạnh hội nhập trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy
tối đa nội lực, gắn kết chặt chẽ và thúc đẩy nâng cao sức mạnh tổ hợp năng lực cạnh tranh
của đất nước; hội nhập kinh tế là trọng tâm; hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận
lợi thuận lợi cho hội nhập kinh tế; hội nhập là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, chủ động
dự báo, xử lý linh hoạt mọi tình huống, khổng để rơi vào thế bị động, đối đầu bất lợi”
Như vậy, sau 20 năm đổi mới, từ nhận thức đúng đắn tính tất yếu khách quan và
những vấn đề của toàn cầu hóa, Đảng ta đã xác định rõ chủ trương hội nhập quốc tế và khu
vực.
Câu 2. Phân tích quan điểm chỉ đạo và tiến trình hội nhập quốc tế của Đảng ta?
Quan điểm chỉ đạo
Thứ nhất, hội nhập quốᴄ tế, tham gia ѕự phân ᴄông, hợp táᴄ quốᴄ tế giúp nền kinh tế
đất nướᴄ gia nhập ᴠào ᴄhuỗi ѕản хuất toàn ᴄầu, хáᴄ định đượᴄ ᴠị trí ᴄủa mình, trên ᴄơ ѕở đó,
tìm kiếm ᴄáᴄ giải pháp để đi tắt, đón đầu quá trình ᴄông nghiệp hóa, ᴄó điều kiện đi thẳng
ᴠào hiện đại hóa, từ đó rút ngắn khoảng ᴄáᴄh ᴠề trình độ phát triển ѕo ᴠới ᴄáᴄ nướᴄ kháᴄ.
Thứ hai, hội nhập quốᴄ tế thúᴄ đẩу ᴠiệᴄ thu hút ᴠốn, kỹ thuật từ bên ngoài ᴠào làm
tăng nguồn lựᴄ tổng thể, góp phần gia tăng đáng kể tăng trưởng GDP ᴄủa đất nướᴄ. Tính
ᴄhung tới naу, ᴄả nướᴄ ᴄó 23.594 dự án FDI ᴄó hiệu lựᴄ ᴠới tổng ѕố ᴠốn đăng ký là 306,3 tỷ
USD.
Thứ ba, ᴠới ᴠiệᴄ hội nhập đầу đủ ᴠào ᴄáᴄ thể ᴄhế kinh tế thế giới ᴠà khu ᴠựᴄ ѕẽ tạo
điều kiện để ᴄhia ѕẻ kinh nghiệm ᴠề quản lý, ᴄhiến lượᴄ đầu tư phát triển, giảm thiểu ᴄáᴄ rủi
ro, góp phần tháo gỡ ᴄáᴄ khó khăn do ᴄáᴄ táᴄ động tiêu ᴄựᴄ từ bên ngoài như khủng hoảng
kinh tế, хu hướng bảo hộ.
Thứ tư, hội nhập quốᴄ tế tạo điều kiện ᴄho ᴄáᴄ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nướᴄ
ngoài để thử ѕứᴄ ᴄạnh tranh, nâng ᴄao trình độ quản lý, ᴄhuуển giao khoa họᴄ, ᴄông nghệ.
Thứ năm, hội nhập quốᴄ tế tạo điều kiện thuận lợi ᴄho ᴠiệᴄ хuất khẩu lao động để
người lao động đượᴄ tiếp thu những phong ᴄáᴄh làm ᴠiệᴄ, tổ ᴄhứᴄ ѕản хuất. Điều nàу không
ᴄhỉ góp phần giải quуết ᴠiệᴄ làm, giảm thiểu thất nghiệp mà ᴄòn góp phần tạo nguồn nhân
lựᴄ ᴄhất lượng ᴄao ᴄũng như tăng thu nhập ᴄho người lao động ᴠà tăng thu ᴄho ngân ѕáᴄh.
Thứ ѕáu, hội nhập quốᴄ tế ᴠề ᴠăn hóa, giáo dụᴄ, khoa họᴄ ᴄông nghệ giúp ᴄho ᴠiệᴄ
tiếp thu tinh hoa ᴠăn hóa nhân loại, góp phần làm ᴄhuуển biến tíᴄh ᴄựᴄ đối ᴠới ᴄông táᴄ giáo
dụᴄ, у tế, quản lý хã hội, phòng ᴄhống biến đổi khí hậu, bảo ᴠệ môi trường… Tất ᴄả những
điều nàу trựᴄ tiếp hoặᴄ gián tiếp góp phần thúᴄ đẩу ѕự phát triển nhanh, bền ᴠững kinh tế -
хã hội ᴄủa đất nướᴄ.
Tiến tình hội nhập quốc tế
Năm 1991, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Từ đó, sự có mặt
của những nhà đầu tư Trung Quốc tại khu vực phía Nam đã góp phần quan trọng phát triển
quan hệ kinh tế thương mại giữa 2 nước, với kim ngạch thương mại song phương tăng từ
mức 37 triệu USD năm 1991 lên mức hơn 51 tỷ USD trong năm 2016, tức tăng hơn 1.300
lần.
Năm 1995, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ. Sau đó 3 năm, Văn phòng
Thương mại Mỹ đầu tiện tại Việt Nam đã bắt đầu hoạt động tại TP.HCM, đặt tại
Khách sạn New World, hấp dẫn đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân Mỹ kéo đến Việt
Nam đầu tư.
Năm 1995 cũng là năm Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN, sự kiện ghi dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập khu vực và thế giới của
đất nước.
Năm 1998, Việt Nam gia nhập diễn đàn Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương APEC,
dấu mốc góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên diễn đàn quốc tế. Công viên phần mềm
Quang Trung tại TP.HCM được thành lập sau giai đoạn này đã thu hút nhiều doanh nghiệp
công nghệ trong và ngoài nước hoạt động, trong đó có HP và IBM.
Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới
WTO. Và ngay trong năm 2007, Việt Nam đã thu hút hơn 15 tỷ USD vốn FDI. Hai năm tiếp
theo tiếp tục là giai đoạn bng nổ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Đặc biệt, TP.HCM khi đó
xuất hiện hàng loạt dự án về bất động sản.
Năm 2015, hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP; Việt
Nam ký kết Tuyên bố Kuala Lumpur về việc thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế.
Bất chấp sự khó khăn từ những rào cản thương mại, Việt Nam đã vươn lên khẳng định
vị thế và sức mạnh tiềm năng của mình trên thị trường thế giới. Tính đến nay, Việt Nam đã
đạt được một số thành tựu quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thế giới.
Tính đến năm 2020, Việt Nam đã được 71 quốc gia công nhận là nền kinh tế thị
trường. Việt Nam đã ký kết và thực hiện 12 FTA, kết thúc đàm phán 1 FTA, và đang đàm
phán 3 FTA khác.
Trong 30 quốc gia đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, có 8/10 thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam, chiếm 60,7% tổng giá trị xuất khẩu; 9/10 thị trường nhập khẩu chính,
chiếm 74,7% tổng giá trị nhập khẩu; 76,7% tổng lượng du khách và 74% tổng vốn FDI vào
Việt Nam.
Hội nhập kinh tế quốc tế được chú trọng trên mọi mặt, chuyển từ “tham dự” sang
“tham gia” vào xây dựng, định hình các thể chế ở khu vực cũng như toàn cầu. Cụ thể là Việt
Nam đã tham gia xậy dựng cộng đồng ASEAN vững mạnh, đoàn kết, hợp tác và tự cường.
Đặc biệt, Việt Nam đảm nhiệm tốt vai trì nước chủ nhà trong tổ chức các Hội nghị quốc tế,
trong đó Việt Nam đã tổ chức thành công Năm APEC Việt Nam 2017, đã tranh thủ tốt vị trí
nước chủ nhà, khẳng định được vai trò và khả năng của Việt Nam trong việc xử lý những vấn
đề quốc tế và khu vực; Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại Việt Nam đc đánh giá là hội nghị khu
vực thành công nhất trong lịch sử 27 năm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới; Hội nghị Thượng
đỉnh Mỹ - Triều lần 2 cùng nhiều sáng kiến hợp tác cụ thể tại các diễn đàn đa phương cho
thấy vai trò và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trong khu vực và thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra nguồn lực vô cùng to lớn cho sự phát triển kinh tế ở
Việt Nam. Nó giữ vai trò quyết định trong việc khẳng định vị thế của Việt Nam trên thị
trường quốc tế và kết nối liên minh giữa Việt Nam với các quốc gia khác nói chung, các quốc
gia đối tác nói riêng hướng tới mục tiêu lâu dài, ổn định, bền vững.
Câu 3. Nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh hội nhập quốc tế cảu Việt Nam trong những năm
tới? – Trang 178 đến 181
Bài 8. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CẢU ĐẢNG VÀ CÔNG TÁC
XÂY DỰNG ĐẢNG Ở CƠ SỞ.
Câu 1:Phân tích nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng?

Những nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của Đảng


1. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để xây dựng Đảng cộng sản trở thành 1 tổ chức chiến đấu
chặt chẽ ,vừa phát huy sức mạnh của mỗi Đảngviên và của tổ chức Đảng.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức quann trọng bậc nhất của Đảng. Đây là hai mặt
có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau trong mộtnguyên tắc. Dân chủ để đi đến tập trung,
là cơ sở của tập truung, chứ không phải là dân chủ theo kiểu phân tán, tùy tiện, vô tổ chức.
Tập trung trên cơ sở dân chủ, chứ không phải tập rung quan liêu, theo kiểu độc đoán, chuyên
quyền.
Mối quan hệ giữa tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Người cho rằng: tập thể lãnh đạo
và cá nhân phụ trách luôn luôn đi đôi với nhau. Tậpthể lãnh đạo là dân chủ, cá nhan phụ
trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung.
Nội dung cơ bản của nguyên tắc này bao gồm:
Một là, cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách.
Hai là, cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh
đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên.
Ba là, cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội
cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình
đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
Bốn là, tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục
tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn
Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
Năm là, nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn
một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên
được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu
và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành
nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ
có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý
kiến thuộc về thiểu số.
Sáu là, tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song
không được trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và
nghị quyết của cấp trên.
2. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình
Đây là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là quy luật phát triển của Đảng. Theo HCM, tự
phê bình và phê bình trước là để soi vào mình, để thấy rõ mình hơn, như hàng ngày soi
gương rửa mặt, cốt để phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm, để tư tưởng và hành động
đúng hơn, tốt hơn,tiến bộ hơn, làm việc có hiệu quả hơn, tăng cường đoàn kết nội bộ hơn. Đó
là vũ khí để rèn luyện đảng viên.
HCM xem tự phê bình và phê bình không chỉ là vũ khí xây dựng nôi bộ mà còn là nghe
thuật cách mạng, Đảng không những luôn luôn dùng mà còn còn khóe léo dùng phê bình và
tự phê bình. Để tự phê bình có hiệu quả, trước hết cái tâm phải trong sáng, cái đầu phải tỉnh
táo, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” (Di chúc, 15/5/1965)

*Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh,
mục đích của tự phê bình và phê bình là: Làm cho phần tốt tăng lên, phần xấu bị mất dần đi;
làm cho các tổ chửc Đảng luôn luôn trong sạch, vững mạnh. Tự phê bình, phê bình để tăng
cường đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng; để các tổ chức đảng và đảng viên luôn luôn
hoàn thiện mình, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ Tổ quốc và nhân dân giao cho.
- Tự phê bình và phê bình phải được tiến hành thường xuyên, như người ta rửa mặt hằng
ngày.
- Tự phê bình phải thành khẩn. Thành khẩn, thành tâm, không “giấu bệnh sợ thuốc” sẽ
giúp cho việc tự phê bình có kết quả tốt. Phê bình phải trung thực, “không đặt điều”, “không
thêm bớt”. Tự phê bình và phê bình phải kiên quyết, “ráo riết”, không nể nang. Tự phê bình
và phê bình phải có tính chất xây dựng, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”1.
3. Nguyên tắc đoàn kết trên cơ sở Cương lĩnh chính trị và Điều lệ Đảng
- Đoàn kết trong Đảng là truyền thống cực kỳ quý báu và là nguyên nhân thắng lợi của
cách mạng.
- Đoàn kết trong Đảng phải dựa trên cơ sở Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng.
- Muốn đoàn kết, phải thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, thường xuyên và nghiêm
chỉnh tự phê bình và phê bình, thường xuyên tu dưỡng đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa
cá nhân và các biểu hiện tiêu cực khác.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thực hiện đoàn kết là trách nhiệm của toàn Đảng. “Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình”2.
4. Nguyên tắc gắn bó mật thiết với nhân dân

1
2
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp của phong trào yêu nước, phong trào công
nhân và chủ nghĩa Mác - Lênin. Đảng không có lợi ích nào khác là vì Tổ quốc, vì nhân dân.
Gắn bó với nhân dân, vì lợi ích của nhân dân mà phấn đấu là mục đích hoạt động của Đảng.
Đảng sinh ra trong lòng dân tộc, được nhân dân cưu mang, giúp đỡ mà tồn tại và phát
triển. Đảng với dân như cá với nước. Gắn bó mật thiết với nhân dân Đảng mới có lực lượng.
Bài học thực tiễn của cách mạng Việt Nam là khi Đảng có dân là có tất cả.
- Gắn bó mật thiết với nhân dân là một phương thức để xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh. Nhân dân yêu quý Đảng gọi Đảng là Đảng ta; đồng thời đặt yêu cầu cao với
cán bộ, đảng viên của Đảng, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.
- Gắn bó với nhân dân yêu cầu Đảng phải thường xuyên có mối liên hệ trực tiếp với
nhân dân ở tất cả các cấp, các ngành. Đảng phải luôn luôn xuất phát từ lợi ích chính đáng
của nhân dân để phấn đấu. Có vậy nhân dân mới yêu quý và tin theo.
5. Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật
- Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền. Đảng xây dựng Nhà nước, tổ chức ra
hệ thống chính trị, nhưng không làm thay Nhà nước trong quản lý xã hội.
- Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân; do nhân dân và
vì nhân dân. Nhà nước bán hành Hiến pháp và pháp luật để quản lý toàn xã hội. Đảng là
một tổ chức chính trị trong xã hội, cho nên hoạt động của Đảng phải tuân theo những quy
định chung của Hiến pháp và pháp luật. Trong hệ thống chính trị Đảng có vai trò lãnh
đạo, đồng thời là thành viên của hệ thống chính trị.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước không phải bằng mệnh lệnh hành chính, mà bằng quan
điểm, đường lối, bằng công tác cán bộ và hoạt động của tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ,
đảng viên của Đảng trong các cơ quan nhà nước.
- Nguyên tắc Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật yêu cầu tổ chức
đảng và mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất kỳ cương vị nào cũng phải gương mẫu, tự giác,
nghiêm túc thực hiện các quy định của Hiến pháp, pháp luật, đồng thời có trách nhiệm vận
động quần chúng thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Câu 2: Phân tích vai trò, hình thức hoạt động, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Đảng?
Vai trò của tổ chức cơ sở đảng
- Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng vì:
+ Xét trong hệ thống tổ chức của Đảng thì tổ chức cơ sở đảng là tổ chức đảng nhỏ nhất,
số lượng nhiều nhất và gắn liền với các tổ chức hành chính, kinh tế ở cơ sở! Vì vậy, tổ chức
cơ sở đảng là ‘‘nền tảng”, là “gốc rễ” của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Chi bộ là
gốc rễ của Đảng”3 và "... chi bộ là nền tảng của Đảng, của cách mạng ở xã...”4. “Đảng mạnh
là do các chi bộ mạnh”5 và “Các chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”4.
+ Trong hoạt động lãnh đạo toàn diện của Đảng, tổ chức cơ sở đảng vừa là nơi trực tiếp
thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời
cũng là nơi tham gia tổng kết thực tiễn, kinh nghiệm, góp phần phát triển và hoàn thiện
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó, liên hệ mật thiết với nhân dân. Trong mối liên hệ
giữa Đảng với nhân dân, vai trò của tổ chức cơ sở đảng là những “sợi dây chuyền” trực tiếp
nối liền Đảng với dân. Nói về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tác dụng của chi
bộ là cực kỳ quan trọng, vì nó là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng’'5.
- Tổ chức cơ sở đảng là hạt nhân chính trị ở cơ sở, bởi vì:
+ Đảng là một thành viên của hệ thống chính trị, nhưng là thành viên giữ vị trí, vai trò
lãnh đạo hệ thống đó, bảo đảm cho mọi hoạt động ở cơ sở theo đúng định hướng chính trị
của Đảng. Tổ chức đảng cơ sở là hạt nhân chính trị ở cơ sở.
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Mỗi chi bộ ta phải là một hạt nhân vững chắc, lãnh đạo
đồng bào thi đua yêu nước, cần kiệm xây dựng nước nhà” 6, Rằng “Mỗi chi bộ của Đảng
phải là một, hạt nhân lãnh đạo quần chúng ỏ cơ sở”
+ Tổ chức cơ sở đảng là nơi giáo dục, tổ chức, động viên nhân dân thực hiện có hiệu quả
Cương lĩnh, đưòng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ
chính trị tập trung nhất là “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
+ Chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở là trung tâm đoàn kết, quy tụ, tập hợp được mọi lực lượng
ở cơ sở thành một khối thống nhất ý chí và hành động, tạo ra sức mạnh tổng hợp thực hiện
thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của cơ sở.
==> Tổ chức cơ sở đảng còn là cầu nối giữa Đảng với quần chúng nhân dân, là mắt
khâu trọng yếu để duy trì mối liên hệ của Đảng với nhân dân; là tổ chức gần dân nhất, trực
tiếp lãnh đạo nhân dân và nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân để phản
ánh với Đảng. Dân tin Đảng, theo Đảng hay không là nhờ ở vai trò rất quan trọng, trực tiếp
của TCCSĐ, của cán bộ đảng viên tại cơ sở.
Hình thức hoạt động của tổ chức cơ sở đảng
- Đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập 5
năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.

3
4

5
6
- Đại hội thảo luận văn kiện của cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm
kỳ vừa qua; quyết định nhiệm vụ nhiệm kỳ tới; bầu cấp uỷ; bầu đại biểu đi dự đại hội đảng
bộ cấp trên.
- Đảng uỷ cơ sở có từ chín uỷ viên trở lên bầu ban thưòng vụ; bầu bí thư, phó bí thư
trong số uỷ viên thường vụ; dưới chín uỷ viên chỉ bầu bí thư, phó bí thư. Đảng uỷ, chỉ uỷ cơ
sở họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.
- Đảng bộ cơ sở họp thường lệ mỗi năm hai lần; họp bất thường khi cần. Chi bộ cơ sở
họp thường lệ mỗi tháng một lần; họp bất thường khi cần.
Về nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng
- Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề ra chủ trương,
nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả,
- Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; thực
hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự
phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường
xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ, đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách
mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng
viên.
- Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc
phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng
pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhấn dân.
- Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ lợi ích
chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp
luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra, giám sát tổ chức đảng và đảng
viên chấp hành Điều lệ Đảng.
Câu 3: Nêu những nội dung công tác xây dựng Đảng ở cơ sở trong giai đoạn hiện nay?
Nội dung công tác xây dựng Đảng ở cơ sở
1. Nhiệm vụ chủ yếu của công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong giai đoạn hiện nay
Đại hội XII của Đảng đã xác định các nhiệm vụ chủ yếu của công tác xây dựng tổ chức
cơ sở của Đảng trong giai đoạn mới như sau:
- Tập trung củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
Đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp, tạo chuyển biến về chất lượng hoạt động của các
loại hình tổ chức cơ sở đảng nhất là tổ chức đảng trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp và
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
- Kiện toàn tổ chức, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở.
- Xây dựng đội ngũ đảng viên thật sự tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, hiểu
dân, học dân, có trách nhiệm cao trong công việc, có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức
cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và năng lực hoàn thành nhiệm vụ, vững vàng trước mọi
khó khăn, thách thức, phấn đấu cho mục tiêu, lý tưởng của Đảng
-Tiếp tục đổi mới, tăng cường công tác quản lý, phát triển, sàng lọc đảng viên, bảo đảm
chất lượng. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng trong công nhân. Kiên quyết đưa ra khỏi
Đảng những người vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Tổng kết việc thực hiện Quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đảng viên
làm kinh tế tư nhân và việc thí điểm kết nạp những người là chủ doanh nghiệp tư nhân đủ
tiêu chuẩn vào Đảng.
b. Nội dung chính của công tác xây dựng Đảng ở cơ sở
Một là, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng.
- Từ chỗ khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tổ chức cơ sở đảng, cần phải thường
xuyên chăm lo củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức cơ sở Đảng. Những năm qua, toàn Đảng đã tập trung chỉ đạo xây dựng tổ chức cơ sở
đảng, chú ý hơn tới việc xây dựng, kiện toàn tổ chức cơ sở đảng ở vùng sâu, vùng xa,
bước đầu đã quan tâm xây dựng tổ chức đảng ở các công ty tư nhân và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài. Đã có những bước tiến quan trọng trong việc xác định vị trí, vai
trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng để ngày càng phù hợp hơn
trong điều kiện mới. Hệ thống tổ chức cơ sở đảng không ngừng được củng cố, phát triển,
phát huy tốt vai trò hạt nhân lãnh đạo chính trị tại cơ sở, trực tiếp góp phần thực hiện
thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng.
- Trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng cần thực hiện
các yêu cầu sau đây:
+ Phải dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ
sở đảng, làm cho tổ chức này thực sự trong sạch, vững mạnh; làm tốt công tác giáo dục
chính trị, tư tưởng, quản lý, giám sát đảng viên về năng lực hoàn thành nhiệm vụ và phẩm
chất đạo đức, lối sống; đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong Đảng.
+ Tất cả các đảng bộ, chi bộ cơ sở đều phải nâng cao nhận thức và thực hiện đúng chức
năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị, các tổ chức
kinh tế, sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở. Tiếp tục đổi mới nội
dung Và phương pháp để đánh giá đúng chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên.
+ Thực hiện tốt nguyên tắc dựa vào dân để xây dựng Đảng từ cơ sở. Có cơ chế để nhân
dân tham gia ý kiến vào việc xây dựng các nghị quyết, quyết định của tổ chức đảng, chính
quyền cơ sở trực tiếp liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân; bố trí cán bộ chủ
chốt của hệ thông chính trị cơ sở, để nhân dân tham gia giám sát tổ chức đảng, chính quyền
và cán bộ, đảng viên.
+ Đổi mới phương thức lãnh đạo, từ việc ra nghị quyết, xây dựng và thực hiện quy chế
làm việc, xây dựng đội ngũ cán bộ... đến việc lãnh đạo các cuộc bầu cử, bảo đảm phát huy
dân chủ, thực hiện đúng nguyên tắc, tiêu chuẩn.
+ Nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh
đạo. Thực hiện đồng bộ các biện pháp củng cố tổ chức cơ sở đảng, chú trọng địa bàn xung
yếu, vùng sâu, vùng xa, các đảng bộ, chi bộ yếu kém; nâng cao tính chiến đấu, tính giáo dục,
đề cao tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng. Kiện toàn đội ngũ cấp uỷ, bí thư chi bộ;
bồi dưỡng, tạo nguồn, thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức cơ sở; đề cao trach nhiệm
quản lý, kiểm tra, giám sát đảng viên của chi bộ. Đảng viên có cương vị càng cao, càng phải
gương mẫu chấp hành sự quản lý của chi bộ.
- Để xây dựng, củng cố các tổ chức cơ sở đảng, cần thực hiện tốt các chủ trương và biện
pháp sau:
+ Đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp uỷ, sinh hoạt chi bộ.
+ Phân công, hướng dẫn, kiểm tra đảng viên chấp hành nhiệm vụ, phát huy vai trò tiên
phong gương mẫu; giữ mối liên hệ mật thiết với quần chúng nơi công tác, với chi bộ và nhân
dân nơi cư trú.
+ Chú trọng và tăng cường công tác phát triển đảng, sớm khắc phục tình trạng một số cơ
sở, địa bàn chưa có đảng viên, tổ chức đảng. Việc kết nạp đảng viên phải coi trọng chất
lượng, tiêu chuẩn, đặc biệt là tiêu chuẩn giác ngộ lý tưởng của Đảng, đạo đức, lối sống, năng
lực hoàn thành nhiệm vụ; trọng tâm hướng vào thế hệ trẻ, công nhân, nông dân, trí thức,
quân nhân, cán bộ, con em các gia đình có công với cách mạng. Coi trọng giáo dục, rèn
luyện đảng viên dự bị, đảng viên trẻ.
+ Đổi mới việc phân tích, đánh giá chất lượng các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên. Có
những tiêu chí cụ thể để đánh giá đúng thực chất; khắc phục tình trạng nể nang, dễ dãi, chạy
theo thành tích. Thường xuyên sàng lọc đảng viên, kiên quyết đưa những người không đủ
tiêu chuẩn ra khỏi Đảng bằng các hình thức thích hợp. Khai trừ những đảng viên thoái hoá
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu, cố tình vi phạm kỷ
luật Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vận động ra Đảng hoặc xoá tên khỏi danh sách đảng
viên đối với những đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, không làm tròn
nhiệm vụ đảng viên, đã được tổ chức đảng giúp đỡ mà không tiến bộ.
Hai là, nâng cao chất lượng đảng viên.
Cần nắm vững các yêu cầu sau đây để có những biện pháp chấn chỉnh, xây dựng, nâng
cao chất lượng đội ngũ đảng viên của Đảng trong các tổ chức cơ sở đảng.
Về tư tưởng chính trị: tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân
tộc; tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng; hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được
giao. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, không dao động trước những khó khăn, thách thức.
Có ý thức giữ vững và nêu cao vai trò lãnh đạo của Đảng.
- Về trình độ năng lực: có hiểu biết cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ để đủ sức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Có năng lực vận động và lãnh
đạo quần chúng tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước.
- Về phạm chất đạo đức lối sống: có tinh thần trách nhiệm cao, gượng mẫu đi đầu trong
công tác. Xử lý hài hoà các lợi ích, đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết. Liên hệ
mật, thiết với nhân dân. Có lối sống trong sạch, lành mạnh, có kỷ cương, kỷ luật. Không,
quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tiêu cực khác.
Câu 4: Phân tích trách nhiệm của Đảng viên trong công tác xây dựng Đảng ở cơ sở? -
(Khả năng cao sẽ ra trong bài thu hoạch)

Tổ chức cơ sở đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam bao gồm các chi bộ, đảng bộ cơ sở, là tổ
chức đảng nhỏ nhất và có số lượng đông nhất.Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định tổ
chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở.

Nhiệm vụ xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng đảng viên có nội dung
chính: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, và nâng cao chất
lượng đảng viên. Mỗi đảng viên phải hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng nhất định. Chất
lượng của từng đảng viên góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ, đảng bộ. Đảng bộ, chi bộ
trong sạch, vững mạnh sẽ tạo điều kiện để đảng viên thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ, giữ
vững tư cách người đảng viên. Vì vậy, Đảng viên cần nêu cao trách nhiệm xây dựng đảng bộ,
chi bộ.

Đảng viên phải đóng góp tích cực với đảng bộ, chi bộ trong việc lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị cơ sở, đơn vị. Đòi hỏi người đảng viên phải:

- Thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại, những kiến thức mới của thời đại,… từ đó góp
phần củng tổ chức Đảng, hoàn thành tốt nhiệm vụ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở cơ
sở.

- Nắm vững và thực hiện nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
những chủ trương, nhiệm vụ của cấp ủy và chính quyền địa phương.

- Hiểu rõ tình hình thực tế ở cơ sở những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết.
- Thường xuyên suy nghĩ, góp phần đề ra chủ trương và các giải pháp đúng đắn, sát hợp, có
tính khả thi của đảng bộ, chi bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị.

- Gương mẫu thực hiện nghị quyết và chấp hành sự phân công của đảng bộ, chi bộ; tích cực
tuyên truyền, vận động nhân dân và gia đình thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ
do đảng bộ, chi bộ đề ra.

Đảng viên phải góp phần tích cực vào việc xây dựng tổ chức cơ sở đảng có sự thống
nhất cao về chính trị và tư trưởng, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức, lối sống.

- Đảng viên phải thực hiện nghiêm túc “chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng” trên cơ
sở nâng cao nhận thức, kiên định những quan điểm có tính nguyên tắc của Đảng.

- Gương mẫu, tự giác rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị; phẩm chất, đạo đức
cách mạng; khắc phục chủ nghĩa cá nhân. Không làm những việc trái với quy định của Đảng,
xa lạ với bản chất người đảng viên cộng sản. Không tham nhũng, làm ăn phi pháp; kiên quyết
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực.

- Kiên quyết đấu tranh với những nhận thức lệch lạc, mơ hồ, những biểu hiện thiếu kiên định
về tư tưởng chính trị, giúp đồng chí nhận rõ và khắc phục những nhận thức, tư tưởng không
đúng. Phê phán và bác bỏ những quan điểm sai trái, thù địch.

- Phát huy tự do tư tưởng, thảo luận, tranh luận tìm ra chân lý. Thực hiện đúng quyền được
phát biểu ý kiến, được bảo lưu ý kiến và chấp hành nghị quyết của Đảng. Không được truyền
bá những quan điểm trái với quan điểm, đướng lối của Đảng.

Đảng viên phải đóng góp tích cực xây dựng đảng bộ, chi bộ vững mạnh về tổ chức, thực
hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng viên cần:

- Phát huy dân chủ, tích cực thỏa thuận và tham gia quyết định các chủ trương, nhiệm vụ của
đảng bộ, chi bộ, đồng thời thực hiện đúng nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục
tùng quyết định của tập thể.

- Thường xuyên rèn luyện, tự giác đặt mình trong sự quản lý của chi bộ, đảng bộ; tham gia
đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng.

- Thực hiện nghiêm chế độ tự phê bình và phê bình.

- Ra sức chăm lo, giữ gìn đoàn kết nội bộ; kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện chia rẽ, bè
cánh, cục bộ do kèn cựa, tranh giành chức quyền, lợi lộc.

- Làm tốt công tác bảo vệ chính trị nội bộ Đảng; kiên quyết chống lại mọi âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng và những biểu hiện lệch
lạc, trái quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

* Liên hệ bản thân: Là một ĐV, tôi luôn hiểu sự phấn đấu nâng cao chất lượng Đảng viên
của bản thân góp phần tạo nên chất lượng của chi bộ mình. Vì vậy, Bản thân tôi thực hiện
nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những chủ trương, nhiệm
vụ, thường xuyên học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chế độ học tập lý
luận chính trị trong Đảng, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trau dồi kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm. rèn luyện đạo đức, tác phong, bản lĩnh chính trị của người Đảng viên
hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng và nhà nước giao cho.

- Tham gia đầy đủ các kỳ sinh hoạt chi bộ, tuân thủ kỷ luật của Đảng. Trong các cuộc họp
nêu cao tinh thần tự phê bình, phê bình. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và
đoàn kết với đồng nghiệp. Trong chi bộ đoàn khoa không có hiện tượng chia rẻ, bè phái.

- Ở địa phương, gia đình bản thân luôn cố gắng vận động tuyên truyền những người xung
quanh hiểu và làm theo các đường lối chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, cùng xây
dựng khối đoàn kết khu dân cư. Người thân trong gia đình chủ yếu sinh sống bằng nghề buôn
bán, bản thân luôn nêu cao tinh thần vận động người thân không làm ăn phi pháp, không lãng
phí,

- Là 1 đảng viên, phó bí thư chi đoàn, tôi luôn cảnh giác trước mọi âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch, những phần tử bất mãn, cơ hội chống Đảng, nhất là các thông tin trên mạng
XH, nhắc nhở các đoàn viên trong chi đoàn, đồng nghiệp, quần chúng ở nơi dân cư cảnh giác
trước những thông tin không được rõ rang trên mạng XH.

Ngoài những điều trên bản thân luôn thực hiện tốt 4 nhiệm vụ của người Đảng viên ĐCSVN.

Bài 9. TĂNG CƯỜNG XÂY DỰNG, CHỈNH ĐỐN ĐẢNG.

Câu 1: Phân tích kết quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nhiệm kỳ khóa XII?

- Từ trang 221 - 228.

Câu 2: Phân tích những nhiệm vụ, giải pháp xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch,
vững mạnh toàn diện trong những năm tới. Liên hệ với chi bộ, đảng bộ đồng chí đang
sinh hoạt?

- Từ trang 232 đến 242.

Thực hiện đúng quy định của Đảng trên tất cả các mặt; phải có phương lãnh đạo phù
hợp và thuyết phục được nhân dân; phải triệt để chống chủ nghĩa cá nhân; phải chống các
biểu hiện tiêu cực như bảo thủ, địa phương chủ nghĩa, thụ động, ỷ lại…; biết lấy lợi ích
chung đặt lên trên lợi ích riêng; mạnh dạn đổi mới, sáng tạo trong hoạt động, công tác…;
từng đảng viên phải tiên phong, gương mẫu trong công tác, sinh hoạt và thực hành đạo đức
cách mạng…

==> Hiện nay, để xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh, Trung ương và địa phương
có nhiều quy định, hướng dẫn nhưng tựu trung cũng phải thực hiện tốt các định hướng nêu
trên và vận dụng phù hợp trong điều kiện cụ thể của mình. Trong nhiệm vụ này, trách nhiệm
của từng đảng viên là rất lớn và từng người phải thực hiện tốt vai trò của mình thì chi bộ mới
tốt, mới trong sạch, vững mạnh; trái lại mỗi người lại cho rằng việc đó là của cấp ủy, của bí
thư, của người khác thì chẳng những bản thân không thể trở thành đảng viên tốt mà còn tác
động xấu đến việc làm cho chi bộ ngày càng tốt.

*Liên hệ chi bộ, Đảng bộ đang sinh hoạt.

- Là Đảng viên, phó bí thư chi đoàn, Trong công tác công xây dựng và chỉnh đốn Đảng tại
nơi Đảng bộ đang sinh hoạt tự thấy:

+ Trước hết, cần thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ xây dựng Đảng của mình.
Trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, phải lấy chất lượng, hiệu quả, tiến độ làm đầu, sau
nữa cần không ngừng cải tiến phương thức và năng suất làm việc; trên hết là bảo đảm phục
vụ nhân dân một cách tốt nhất, đóng góp nhiều nhất cho cơ quan, đơn vị, địa phương.

+ Cần quan tâm thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ chứ không được thụ
động, chỉ làm phần việc mình được giao. Đó là bản thân chấp hành nghiêm các nguyên tắc,
Điều lệ, quy định, hướng dẫn của Đảng, của cấp trên; đồng thời phải giám sát, nhắc nhở sự
chấp hành của các đảng viên khác; trong trường hợp cần thiết phải góp ý, cảnh báo, thậm chí
chất vấn, phê bình, kể cả với cấp ủy, với bí thư chi bộ…Chẳng hạn, tới kỳ sinh hoạt mà bí
thư chi bộ chưa triệu tập sinh hoạt chi bộ thì không nên chờ mà phải nhắc.

+ Phải thực sự gương mẫu. Bản thân không thể “soi” vào các khuyết điểm, hạn chế của
người khác mà không tự soi mình để khắc phục các tồn tại của mình; bản thân không thể đòi
hỏi người khác tốt mà mình không tự nâng cao về mọi mặt; bản thân không thể chỉ có phê
bình mà không tự phê bình; bản thân không chỉ có làm theo gương người khác mà tự mình
còn phải làm gương cho chính mình và cho người khác…

Bài 10
PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN ĐỂ XỨNG ĐÁNG VỚI DANH HIỆU ĐẢNG VIÊN ĐẢNG
CỘNG SẢN VIỆT NAM
Câu 1. Phân tích vị trí, vai trò của đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam?
Người đảng viên có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp cáchmạnh cũng
như công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minhtừng khẳng định: Để lãnh
đạo cách mạng, Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chibộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên
đều tốt.
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội XI của Đảng cũngkhẳng
định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội
tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đạibiểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dântộc”. Người đảng viên ĐCS VN có vị trí và
vai trò rất quan trọng là chiến sỹ,người xây dựng, người lãnh đạo và là người phục vụ. Cụ thể
vị trí, vai trò củangười đảng viên được thể hiện như sau:
a. Đảng viên là chiến sỹ cách mạng trong đội quân tiên phong của giai cấp công nhân
Việt Nam, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam.
Trước hết, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam,
nên từng đảng viên của Đảng phải là chiến sĩ cách mạng tiên phongcủa giai cấp công nhân,
phấn đấu vì lợi ích của giai cấp. Toàn bộ sức mạnh, nănglực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng đều được tạo thành từ từng người đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Để lãnh
đạo cách mạng, Đảng phải mạnh.Đảng mạnh là do chi bộ tốt. Chi bộ tốt là do các đảng viên
đều tốt”.
Thứ hai, Đảng Cộng sản Việt Nam đồng thời là đội tiên phong của nhân dân laođộng và
của dân tộc Việt Nam. Vì vậy, đảng viên là người tiên tiến nhất trongnhân dân lao động và
của dân tộc. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kỳ đều bắt nguồn từ việc Đảng
giải quyết đúng đắn mối quan hệ mật thiết giữa giai cấp và dân tộc, mỗi người đảng viên của
Đảng luôn luôn phấn đấu vì lợi ích của giai cấp và dân tộc.
Thứ ba, Đảng là đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và cả dân tộc, nhờ đó mà Đảng được cả dân tộc gọi là Đảng ta. Mỗi đảng viên đều đặt lợi ích
của giai cấp và dân tộc lên trên hết, trước hết.
Thứ tư, Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành Đảng cầm quyền, được toàn dân thừa nhận là
đội tiên phong lãnh đạo nhân dân, nên mỗi đảng viên là người tiên phong, gương mẫu trước
quần chúng nhân dân.
b. Đội ngũ đảng viên là những người có trách nhiệm góp phần xây dựng đường lối,
chủ trương, chính sách của Đảng; đồng thời có trách nhiệm tổ chức thực hiện mọi đường
lối, chủ trương, chính sách đó.
– Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cách mạng Việt Nam bằng việc định ra đường lối, chủ
trương, chính sách lớn; công tác cán bộ và vai trò gương mẫu của đội ngũ đảng viên.
– Đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Đường
lối của Đảng là kết tinh trí tuệ của toàn Đảng. Mỗi đảng viên của Đảng đều có trách nhiệm
trong việc xây dựng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng qua tham gia xây dựng các
nghị quyết của Đảng từ cơ sở trở lên.
– Sau khi có đường lối đúng đắn, việc bảo đảm cho đường lối được thực hiện thắng lợi trong
thực tế có vai trò quan trọng. Đảng viên phải nêu cao vai trò tiên phong gương mẫu trong
việc chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm tấm
gương tốt cho quần chúng noi theo. Nhân dân ta có câu “đảng viên đi trước, làng nước theo
sau”. Điều đó vừa nói lên lòng tin yêu của quần chúng đối với đảng viên, vừa nói lên yêu cầu
gương mẫu trước quần chúng của đảng viên.
c. Đảng viên dù ở cương vị nào, cũng vừa là người lãnh đạo, vừa là người phục vụ
quần chúng.
– Đảng viên là người lãnh đạo, bởi vì đảng viên có giác ngộ lý tưởng của Đảng, đem tư
tưởng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tuyên truyền cho
quần chúng trong cơ quan, đơn vị, trong cộng đồng, cho gia đình mình và bằng hành động
của mình tập hợp lôi cuốn họ thực hiện. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Mỗi đảng viên là
một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của
Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành”.
– Đảng viên là người đầy tớ của nhân dân, bởi vì mục tiêu lý tưởng của Đảng ta là giải phóng
dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, vì
vậy đảng viên của Đảng suốt đời phấn đấu để phục vụ cho lý tưởng của Đảng, vì hạnh phúc
của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Mỗi người đảng viên, mỗi người cán bộ từ trên
xuống dưới đều phải hiểu rằng: mình vào Đảng để làm đày tớ cho nhân dân”. Người nhấn
mạnh: “làm đàytớ cho nhân dân chứ không phải là quan nhân dân”.
– Là người lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân, đảng viên không tựhạ thấp trình
độ nhận thức, phẩm chất chính trị của mình, không theo đuôi quầnchúng, mà luôn luôn đứng
vững trên lập trường, quan điểm của Đảng để lãnh đạo, giáo dục quần chúng, nâng cao trình
độ của quần chúng, tổ chức cho quầnchúng hành động cách mạng.
Là đảng viên mỗi người đều phải phấn đáu theo lời dạy của V.I. Lênin phải bảo
vệ tính vững chắc, tính kiên định, tính trong sạch của Đảng và phải cố gắng làmcho danh
hiệu và ý nghĩa của đảng viên ngày càng cao hơn lên mãi.
d. Đảng viên là người kiên định bảo vệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng.
– Trong cuộc đấu tranh chống các thế lực thù định, đặc biệt chống chiến lược
“diễn biến hoà bình” hiện nay, việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là yếu
tố có tính quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch
sử của sự nghiệp đổi mới đã khẳng định tính đúng đắn của đường lối đổi mới do Đảng ta
khởi xướng và lãnh đạo.
– Đảng viên, người chiến sĩ tiên phong của giai cấp công nhân có trách nhiệm bảo vệ Đảng,
bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, đấu tranh có hiệu quả với các biểu hiện của tư tưởng
cơ hội, hữu khuynh, xét lại hoặc giáo điều, bảo thủ, làm cho Đảng ta luôn luôn vững vàng,
kiên định, có sức chiến đấu cao.
*Liên hệ bản thân:
Bước vào Đảng tôi hiểu bản thân mình không chỉ sống cho riêng mình mà sống vì lý
tưởng. Hiểu được vị trí, vai trò của người Đảng viên, luôn nhắc mình phảitrở thành một chiến
sĩ cách mạng trong đội quân tiên phong. Là đảng viên, là một cán bộ công tác trong môi
trường giáo dục, tôi luôn phấn đấu trau đồi phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, phát triển
chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc, trong lao động luôn cố gắng là một cán bộ
gương mẫu, với đồng nghiệp, các đoàn viên, sinh viên trong trường, luôn cố gắng gương mẫu
tiên phong trong các phong trào và đặt lợi ích của tập thể lên trước hết.
Là một đảng viên tôi sẽ luôn chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước, cố gắng làm tấm gương tốt cho quần chúng noi theo. Cùng với chi bộ
đóng góp ý kiến trong việc xây dựng các nghị quyết của chi bộ,góp ý các dự thảo… của
Đảng, nhà nước.
Là Đảng viên, là cán bộ làm việc trong môi trường giáo dục, bản thân giác ngộ lý tưởng
của Đảng đem tư tưởng, đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật tuyên truyền tới quần
chúng nhân dân. Luôn nhắc nhở bản thân là: mình vào Đảng để làm đầy tớ cho nhân dân.
Bản thân luôn nêu cao tinh thần đấu tranh chống các thế lực thù địch, chiến lược “diễn biến
hòa bình”.
==> Tóm lại, trong giai đoạn cách mạng hiện nay, giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đảng viên và công tác đảng
viên có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì vậy mà việc nâng cao vai trò, vị trí của người đảng
viên càng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Càng có đông đội ngũ đảng viên tốt, Đảng ta sẽ
càng có nhiều sức mạnh và nhiều điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện chiến lược phát
huy nhân tố con người nói chung, cũng như trong công tác cán bộ nói riêng trên lĩnh vực xây
dựng Đảng, để không ngừng xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch và vững mạnh, xứng
đáng với vai trò lãnh đạo cách mạng mà lịch sử và dân tộc đã trao cho để xây dựng một nước
Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội.

Câu 2. Trách nhiệm gắn bó với quần chúng nhân dân, thực hiện công tác dân vận của
đảng viên được thể hiện như thế nào?
Để thực hiện tốt trách nhiệm với nhân dân, mỗi đảng viên tùy thuộc vào vị trí
công tác, điều kiện cụ thể của địa phương, đơn vị cần nâng cao trách nhiệm gắn bó với
nhân dân. Cụ thể, cần thực hiện một số yêu cầu sau:
- Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân, có trách nhiệm với nhân dân.
+ Trọng dân: Mỗi người đảng viên cần phải kính yêu nhân dân, tôn trọng quyền làm
chủ của nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ "vác mặt làm quan cách mạng",
không được hách dịch, nhũng nhiễu nhân dân.
Trọng dân thể hiện ý thức phục vụ nhân dân của đảng viên, là điểm khác biệt cơ bản
nhất giữa phong cách cách mạng với các phong cách quan liêu, mệnh lệnh kiểu phong
kiến, gia trưởng, coi thường dân, tự cho mình đứng trên dân, ban phát ơn huệ cho dân.
+ Gần dân: Cán bộ, đảng viên phải gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng
về mọi mặt. Chính nhờ gần dân mà nắm được tâm tư, tình cảm của dân, được dân ủng
hộ mới hoàn thành nhiệm vụ. Là thủ trưởng ở một cơ quan, đơn vị phải gần gũi, chan
hoà với anh chị em nơi công tác. Còn ở nơi cư trú phải có quan hệ tốt với nhân dân
xung quanh, tham gia các hoạt động ở nơi cư trú, khi đó sẽ được dân quý, dân yêu,
dân ủng hộ. Như Hồ Chí Minh đã nói: tất cả đảng nên phải “… lắng nghe ý kiến và
nguyện vọng của nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của nhân dân” 7. "Việc gì cũng phải
học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng... Đưa mọi vấn đề cho dân
chúng thảo luận và tìm cách giai quyết"8.
+ Hiểu dân: tức là phải hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, những yêu cầu và những bức xúc
của dân, cả những điều dân nói ra và còn để trong lòng. Đây là vấn đề rất hệ trọng.
Cán bộ không hiểu dân thì Đảng và Nhà nước như người bị tịt mắt, bịt tai, rất nguy
hiểm! Để hiểu dân phải đi sâu, đi sát quần chúng, chia sẻ với họ, tìm hiểu hoàn cảnh
của họ. Chỉ có vậy mới “nghe” được những lời nói chân thành từ họ.
+ Học dân: vì trí tuệ và vì sức mạnh của dân là vô tận. Hồ Chí Minh thường dạy cán
bộ phải “học dân chúng” để “nâng cao dân chúng”. Muốn "học dân", trước hết phải
khiêm tốn, biết lắng nghe, không được tự cho mình cái gì cũng giỏi, cái gì cũng biết.
V.I.Lênin đã từng lên án gay gắt bệnh "kiêu ngạo cộng sản". Đối với cán bộ, chúng ta
cần phải nâng cao khả năng tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học từ nhân dân.
+ Có trách nhiệm với nhân dân: Trách nhiệm của mỗi đảng viên đối với nhân dân
được bắt nguồn từ nguyên lý: “Nước lấy dân làm gốc”, “Sự nghiệp cách mạng là do
nhân dân tiến hành”, “Nhân dân là người làm ra lịch sử”... Cán bộ, đảng viên phải “hết
lòng, hết sức phục vụ nhân dân”, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Mỗi đảng viên
là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng
và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành" 9. Người cũng đã căn
dặn: cán bộ không phải là “quan cách mạng” mà là “người đày tớ thật trung thành của
nhân dân”. “Có trách nhiệm với dân” là phải tận tâm, tận lực vì lợi ích của nhân dân,
chăm lo đến lợi ích thiết thân của nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên, lên
trước, theo tinh thần đội viên chưa no, cán bộ không được kêu đói.
Để làm tốt công tác dân vận, phải đặc biệt quan tâm đến việc vận động quần
chúng tham gia các tổ chức chính trị - xã hội. Ngay khi về nước, Hồ Chí Minh đã
thành lập Mặt trận Việt Minh, tập hợp tất cả các giai cấp tầng lớp vào tổ chức Việt
Minh. vận động “không trừ một ai”, nhờ đó đã tạo ra cao trào Cách mạng Tháng Tám,
giành chính quyền về tay nhân dân.
Trong công tác vận động nhân dân phải lấy thuyết phục làm chính, đó là vấn đề
có tính nguyên tắc. Phải kiên trì giáo dục, thuyết phục quần chúng, làm cho quần
chúng hiểu rõ chủ trương, chính sách để mọi người tự giác chấp hành. Việc tổ chức
động viên quần chúng cần gắn với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, an
ninh, quốc phòng, chăm lo lợi ích thiết thực của nhân dân, đồng thời nâng cao giác
ngộ chính trị cho quần chúng trong các tổ chức Mặt trận, đoàn thể, các hội quần
chúng, đưa quần chúng vào các hoạt động trong phong trào cách mạng phù hợp với
trình độ của từng đối tượng nhân dân.

- Nêu gương cho quần chúng noi theo.


Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt.
Bởi, Đảng lãnh đạo quần chúng không chỉ bằng đường lối, chính sách mà còn thông
qua vai trò gương mẫu tiên phong trong nhận thức, trong hành động và trong đạo đức,
lối sống, tác phong của từng đảng viên.
Theo Hồ Chí Minh, trong mọi phong trào, mọi nhiệm vụ, cán bộ, đảng viên đều phải
tiên phong, gương mẫu làm trước, tiến trước để quần chúng noi theo. Sự gương mẫu
của đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của
Đảng thành hiện thực. Người nhấn mạnh: "Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ,
địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng... muốn cho
quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thế người đảng viên, từ việc làm, lời nói
đến cách ăn, phải thế nào cho dân tin, dân phục dân yêu”.

Câu 3. Nội dung phấn đấu, rèn luyện của đảng viên trong giai đoạn hiện nay?

Đầu tiên, xác định đúng động cơ vào Đảng một cách đúng đắn:

– Vào Đảng, Đảng viên sống và làm và làm việc theo lý tưởng cách mạng, chấp nhận hy sinh
bản thân nếu Nhà nước cần. Sống và phấn đấu theo con đường mà Đảng cộng sản Việt Nam
đã lựa chọn

– Đảng viên vào Đảng là xác định vì mục tiêu chung của xã hội chứ không còn là chỉ vì cái
tôi ích kỷ riêng của cá nhân. Được đứng trong một tổ chức của những người yêu nước, muốn
xây dựng một xã hội tốt đẹp, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh

Thứ 2, xác định rõ quan điểm về lập trường giai cấp, bản lĩnh chính trị:

Trong giai đoạn mở cửa phát triển kinh tế, hòa nhập hiện nay, mục tiêu, nhiệm vụ chính trị
cụ thể của người đảng viên Việt Nam là phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, đẩy
mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta vươn ra toàn cầu, thực hiện
thành công công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa

Ba là, về phẩm chất đạo đức, lối sống, phong cách:

Nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng là trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con
người; cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng, luôn xứng
đáng với người lãnh đạo và người đầy tớ trung thành của nhân dân

Những chuẩn mực đạo đức mà người đảng viên cần có là lòng yêu nước sâu sắc, tôn trọng và
hết lòng phục nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có thái độ
tích cực ủng hộ xu thế đổi mới, tham gia vào công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng; thống
nhất giữa lời nói và việc làm.

Bên cạnh tự rèn luyện những phẩm chất tốt cho mình, đảng viên thế hệ trẻ cần có sự dũng
cảm lên tiếng để vạch trần, phê phán những cái xấu trong xã hội, nhưng mưu toán tính toán
xấu của một bộ phận người

Bốn là, gắn bó với tập thể, có quan hệ mật thiết với quần chúng:

– Gốc của Nhà nước là dân. Là một Đảng viên thì cần giữ vững và phát huy truyền thống của
Đảng coi dân là gốc, dân là chủ, phải luôn gần gũi với nhân dân

– Thế hệ trẻ ngày nay cần năng động, gắn bó, giúp đỡ với quần chúng ở nơi làm việc, với
đồng nghiệp, bạn bè trong đơn vị công tác; với bà con làng xóm, khối phố có sự tôn trọng,
chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau và giúp đỡ phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách” của dân tộc

– Đảng viên vừa là người lãnh đạo của quần chúng nhân dân nhưng đồng thời là người phục
vụ quần chúng nhân dân. Đảng viên là người dẫn đầu nhân dân, hướng dẫn nhân dân thực
hiện những công việc vì mục đích chung phát triển đất nước, dân giàu, nước mạnh. Bên cạnh
đó, Đảng viên còn thực hiện mọi công việc vì nhân dân. Đảng viên hoạt động trong các cơ
quan nhà nước do nhân dân bầu ra, nhân dân giám sát, chịu trách nhiệm trước quần chúng
nhân dân.

Thứ 5, tích cực tham gia xây dựng Đảng cơ sở:

– Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính
trị ở cơ sở.

– Ở xã, phường, thị trấn có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức cơ sở đảng (trực
thuộc cấp uỷ cấp huyện). Ở cơ quan, doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp, đơn vị quân
đội, công an và các đơn vị khác có từ ba đảng viên chính thức trở lên, lập tổ chức đảng (tổ
chức cơ sở đảng hoặc chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở); cấp uỷ cấp trên trực tiếp xem xét,
quyết định việc tổ chức đảng đó trực thuộc cấp uỷ cấp trên nào cho phù hợp; nếu chưa đủ ba
đảng viên chính thức thì cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu đảng viên sinh hoạt ở tổ chức cơ
sở đảng thích hợp.
– Trách nhiệm của Đảng viên là tham gia góp công sức lớn trong việc xây dựng tổ chức
Đảng ở cơ sở một cách vững mạnh. Bản thân Đảng viên, đặc biệt là thế hệ trẻ phải luôn tích
cực hưởng ứng các phong trào, triển khai hoạt động của chi bộ đề ra; tiến hành đề xuất những
nhiệm vụ, chủ trương mới nhất là về phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, cải thiện đời
sống của người lao động, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, đẩy lùi những biểu hiện tiêu
cực

– Mạnh dạn đưa ra ý kiến và tham gia góp ý kiến đối với sự lãnh đạo của tổ chức đảng, góp
phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội
ngũ đảng viên

Thứ 6, không ngừng tự phấn đấu, rèn luyện để xứng đáng với danh hiệu người Đảng
viên cộng sản:

– Trước hết mỗi người đảng viên phải rèn luyện bản thân mình theo con đường đúng đắn,
đức tính theo đúng chuẩn mực của đạo đức xã hội và quy định của pháp luật. Cụ thể là:

+ Tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có
ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới
trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

+ Có ý thức vì cộng đồng, vì tập thể dân tộc, phấn đấu vì cái chung

+ Rèn luyện lối sống lành mạnh, đức tính “cần – cù – liêm chính” của một người Đảng viên;
trung thực

+ Tích cực thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn cao

+ Rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực.

You might also like