BaiTap Cương vị Ngôn ngữ học của Từ

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

+ tiêu chí tự do /ràng buộc để xác định từ - chỉ áp dụng trong ngôn ngữ có hình thái

học, có sự đối lập hình thái học và cú pháp học; tiếng Việt không có hình thái học,
không có sự đối lập HTH và CPH, nên việc áp dụng tiêu chí TD/RB chỉ có tính tham
khảo, chứ không hoàn toàn phù hợp;

+ Dưa hấu: Hấu có một nghĩa –nghĩa phân biệt; trong Dưa hấu, thì nó là yếu tố phụ có
quan hệ với yếu tố chính là Dưa. Vì vậy, Hấu là từ, và Dưa hấu là một cụm từ chính
phụ; Việc kết hợp được, ràng buộc duy nhất với từ Dưa không ảnh hưởng đến tư cách
từ của Hấu.

+ Vô lý: Vô thường không dùng một mình, nhưng vẫn mang nghĩa. Việc nó kết hợp
được với nhiều từ cho thấy nó là yếu tố chính, và có tư cách của một từ. Vô lý là một
Cụm từ_cụm động từ, có quan hệ cú pháp: Động từ + bổ ngữ;

2.1.2.2. Về tiêu chí “tự do/ràng buộc”


Phần này làm rõ: tiêu chí “tự do hay ràng buộc” (viết tắt là TD/RB) được hiểu và
áp dụng không nhất quán trong tiếng Việt thế nào? Thực chất, tiêu chí TD/RB là hệ quả
của sự đối lập giữa mối quan hệ hình thái học và cú pháp học. Tiêu chí ràng buộc là
một đặc tính của mối quan hệ hình thái học bên trong từ - mà chỉ có trong ngôn ngữ
biến hình, và không có trong tiếng Việt. Vậy tiêu chí TD/RB có thể áp dụng để xem xét
tư cách của từ trong một ngôn ngữ không có quan hệ hình thái học như tiếng Việt
không?

2.1.2.2.1. Tính TD/RB có nguồn gốc từ quan hệ hình thái học của nhiều ngôn ngữ châu
Âu, và được nhiều tác giả áp dụng vào việc xác định cương vị của từ.
Tiêu chí này cũng được nhiều nhà Việt ngữ học như Phan Ngọc, Nguyễn Tài
Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Trọng Khánh,… áp dụng trong tiếng Việt. Nguyễn
Trọng Khánh (2008), khi bàn về từ Hán Việt, căn cứ vào việc khảo sát hình thức, kết
cấu và chức năng, ý nghĩa của từ chỉ coi là từ ngữ Hán Việt khi trong thành phần cấu
tạo của nó có mặt loại hình tiết gốc Hán không có hoạt động tự do (tr.10-11). Ông dựa
trên quan điểm của Phan Ngọc (“[...] đơn vị cấu tạo tiếng Việt là âm tiết, còn gọi là chữ
(mỗi âm tiết lúc viết, viết thành một chữ). Về hình thức, nó là âm tiết, về chức năng nó

1
đóng vai một hình vị, chúng tôi gọi nó là hình tiết”) (tr.10), để phân chia “hình tiết Hán
Việt” làm hai loại: Hình tiết Hán Việt có thể hoạt động tự do trong câu (Khi nó hoạt
động tự do trong câu, người Việt không chú ý tới nguồn gốc của nó nữa, mà coi nó như
thuần Việt, Việt hóa hoàn toàn, ví dụ: vạn, ức, triệu, ngu, nịnh, nhung, nỉ,…), và hình
tiết Hán –Việt không thể hoạt động tự do trong câu (Người Việt cảm thấy chúng là
không thuần Việt, ngoại lai. Chúng chỉ có thể làm thành một bộ phận tạo thành của từ.
ví dụ, nhân (người), quốc (nước), gia (nhà), thảo (cỏ), thảo trong cam thảo, thảo mộc,
thảo dân, thảo lư,… không thể nói: Bò ăn thảo) (tr.11). Nguyễn Thiện Giáp, khi bàn về
hư từ và những từ chỉ xuất hiện với một hay hai, ba từ nhất định, đã cho rằng phải bổ
sung thêm một quy tắc để không nhầm từ với tiền tố, hậu tố, chẳng hạn: “một hình thái
có thể đứng giữa 2 hình thái tự do là một hình thái tự do”. Từ đó, ông kết luận và trong
tôi và anh, hấu trong dưa hấu ngon, au trong đỏ au lên, có cương vị của từ (1985,
tr.189). Nguyễn Tài Cẩn (1975) coi tiêu chí TD/RB chỉ là một trong những tiêu chí để
phân định từ: “Tiếng độc lập là loại tiếng không bị ràng buộc vào một hay một số tổ
hợp nào nhất định: nó có thể tách ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tham gia vào sự
thành lập tất cả những tổ hợp mà điều kiện ý nghĩa và từ loại cho phép. Tiếng không
độc lập, trái lại, là loại tiếng chỉ chuyên làm thành tố của một hay một số tổ hợp nhất
định. Nó không thể thoát ra khỏi tổ hợp chứa đựng nó để tự do tham gia vào sự thành
lập những tổ hợp khác, mặc dầu nhiều khi xét về ý nghĩa và từ loại thì hình như không
có gì cản trở” (tr.25). Cao xuân Hạo thì phủ nhận vai trò của tiêu chí TD/RB trong việc
xác định cương vị ngôn ngữ học của từ (tiếng) trong tiếng Việt. Quan điểm này sẽ được
làm rõ trong những phần tiếp theo.
Tiêu chí TD/RB được áp dụng khá phổ biến trong việc phân định từ tiếng Việt.
Chúng tôi mới chỉ đề cập đến một số tác giả tiêu biểu, để cho thấy tiêu chí này được áp
dụng một cách không nhất quán, không rõ ràng, và không có khả năng xác định được
cương vị từ tiếng Việt, đặc biệt là những trường hợp đến nay vẫn còn gây tranh luận,
như nai (nai lưng), vô (vô lý), bất (bất hiếu)…

2
Trong bài “Về cương vị ngôn ngữ học của ‘tiếng’”, Cao Xuân Hạo (1998) đã
bàn rất cặn kẽ về mọi khía cạnh liên quan đến cương vị từ trong tiếng Việt. Ông đã
phân tích mối quan hệ giữa quan hệ cú pháp và quan hệ hình thái học trong các ngôn
ngữ châu Âu, để chỉ ra rằng: tính TD/RB “chỉ là hệ quả bên lề của sự đối lập giữa hai
quan hệ này”. Tính ‘tự do’ là thuộc tính của mối quan hệ cú pháp giữa các từ bên trong
ngữ (phrases), tính ‘ràng buộc’ là thuộc tính của mối quan hệ hình thái học giữa các
hình vị bên trong từ (words).
Việc xác định từ và hình vị dựa vào tiêu chí TD/RB có liên quan đến các tác giả
thuộc phái miêu tả, tiêu biểu là Bloomfield. Ở thời kỳ đầu, phương pháp luận cơ bản
của trường phái miêu tả: chỉ căn cứ vào sự sắp xếp, gạt ra ngoài mọi sự suy xét về
nghĩa, về chức năng, về cấu trúc, v.v. Bloomfield cho rằng: “từ là hình thái tự do nhỏ
nhất”, là phát ngôn ngắn nhất (Cao Xuân Hạo, 1998, tr.184). Giai đoạn sau, khi nhận
thức rõ rằng từ là đơn vị ngôn ngữ chưa được lập thức có tính phổ quát, các tác giả
thuộc trường phái miêu tả đã áp dụng tiêu chí TD/RB một cách linh hoạt hơn. Họ nhận
ra rằng: tiêu chí TD/RB không quyết định đến cương vị của từ, không phải là phương
tiện để phân định từ, và khi bàn đến từ họ gạt bỏ những chuẩn tắc đã đề ra để dùng
những chuẩn tắc khác rất xa lạ với phân bố luận. Bloomfield (1914), khi bàn về từ, ông
cho rằng việc phân định từ phải rút ra từ cấu trúc của ngôn ngữ đang xét. Bloomfield và
các tác giả thuộc phái miêu tả đã xác định từ một cách độc lập hơn. Tiêu chí TD/RB
được nhiều tác giả thuộc xu hướng này áp dụng, thường được hiểu là: “Phân biệt giữa
khả năng xuất hiện trong một số bối cảnh hạn chế và khả năng xuất hiện trong bất kỳ
bối cảnh nào mà sự kết hợp không gây thành một tình trạng phi lý về nghĩa, hay một cái
gì tương tự thế” (CXH, 1998, tr.188). Tuy nhiên, tiêu chí này khó vận dụng và thường
phải bổ sung những quy tắc phụ để xem xét mỗi ngôn ngữ cụ thể.

2.1.2.2.2. Như ở phần trên đã đề cập, tính TD/RB xuất phát từ quan hệ hình thái học
trong các ngôn ngữ châu Âu. Vì vậy, vấn đề là phải xác định được: thế nào là quan hệ
hình thái học? thế nào là quan hệ cú pháp học? Tại sao quan hệ hình thái học lại là đặc

3
thù của các ngôn ngữ châu Âu? Và tại sao không thể áp dụng tiêu chí tự do/ràng buộc
vào xác định tư cách của từ trong tiếng Việt?
Trong Language, Bloomfield (1914) đã dành hai chương (chương 13 & chương
14) để nói về hình thái học và các loại hình hình thái học trong các ngôn ngữ, đặc biệt
là trong tiếng Anh. Nói đến hình thái học của một ngôn ngữ là nói đến những cấu trúc
(constructions) mà trong đó các hình thái ràng buộc (bound forms) xuất hiện trong số
các thành tố. Theo đó, có thể nói rằng hình thái học bao gồm cấu tạo của từ và các bộ
phận (parts) của từ (tr.207). Cú pháp học (syntax) nghiên cứu cấu tạo của ngữ đoạn
(phrases). Trong nhiều trường hợp, cụm từ có thể khó phân biệt với từ ghép (compound
words), nhưng nó luôn có quan hệ cú pháp và các thành tố của nó là tự do (words).
Nhìn chung, so với cú pháp học, thì hình thái học có cấu trúc phức tạp hơn, có
đặc điểm biến thể nhiều hơn, và không theo quy tắc. Các thành tố của nó có giới hạn, và
kết hợp theo nguyên tắc khắt khe, đặc thù để liên kết thành một phức hợp. Các ngôn
ngữ khác nhau về hình thái học hơn là về cú pháp học. Vì vậy, khó có thể dựa trên hình
thái học mà phân loại các ngôn ngữ. Nhưng hình thái học giúp phân biệt được ngôn
ngôn ngữ phân tích tính (analytic) mà nó sự dụng ít các yếu tố ràng buộc với ngôn ngữ
tổng hợp tính (synthetic) sử dụng nhiều các thành tố ràng buộc. Hình thái học và cú
pháp học đã được nhiều tác giả làm rõ, nên chúng tôi chỉ khẳng định lại một số điểm
nêu trên và tóm tắt mối quan hệ giữa hai phạm trù này:

Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa cú pháp học và hình thái học

Quan hệ cú pháp Quan hệ hình thái học

Cấu Là quan hệ giữa các Là quan hệ giữa các thành tố để cấu tạo từ
trúc từ (gồm hai từ trở (một từ): đó là quan hệ giữa căn tố với
của lên) để tạo một ngữ những phụ tố, vĩ tố làm thành một đơn vị
các (phrase) mang những đặc trưng rõ ràng gọi là từ.
thành (Cao Xuân Hạo, 1998, tr.189)
tố
4
Bản Là quan hệ giữa các Là quan hệ giữa các thành tố cấu tạo từ.
chất hình thái tự do; Là trong đó có ít nhất một yếu tố ràng buộc;
các
thành sự kết hợp của những yếu tố ràng buộc không thực nghĩa.
tố những yếu tố thực (CXH, 1998, tr.189-191)
nghĩa, hoặc được tri
giác như thực nghĩa.
[20, tr.189-191]
Chức Là quan hệ nghĩa, Quan hệ này có tính chất thuần túy hình
năng có mối tương quan thức, và giữa các yếu tố kết hợp không
của
các về chức năng, chẳng thấy có một tương quan gì về chức năng
thành hạn, quan hệ chính ngoài một quan hệ chính-phụ về phương
tố
phụ. diện nghĩa –mà không phải lúc nào cũng
rõ ràng. (CXH, 1998, tr.189 -191)
Trật tự -Sự kết hợp giữa các - Cách kết hợp giữa các đơn vị hình thái
của yếu tố tự do thường học tuyệt nhiên không tuân theo những
các
thành tuân theo quy tắc, quy tắc, ví dụ, quy tắc về trật tự từ.
tố như quy tắc về trật - Trật tự từ của hình vị làm từ tố trong các
tự từ. ngôn ngữ có hình thái học không bao giờ
- Trật tự từ trong được người bản ngữ tri giác (CXH, 1998,
quan hệ cú pháp tr.189-191)
được người bản ngữ
tri giác: ngược,
xuôi,…
Mối Các thành tố tự do Thường thường, một hình vị chỉ có thể
quan có thể được nhận được nhận diện và hiểu nghĩa khi nào được
hệ giữa
âm và diện và hiểu nghĩa đặt đúng vị trí của nó trong từ, trừ khi nó
nghĩa khi đứng độc lập. đồng thời cũng là một từ và/hay khi nào nó
của
5
thành làm thành một âm tiết có biên giới rõ ràng
tố và cố định; và chỉ khi nào đó là một từ căn
làm thành một âm tiết không khác lắm với
từ tương ứng về ngữ âm thì mới có thể
nhận diện được. (CXH, 1998, tr.189-191)
Có cả trong ngôn Chỉ có trong các ngôn ngữ tổng hợp tính.
ngữ tổng hợp tính
và phân tích tính.

Bảng tổng hợp trên thể hiện sự đối lập phức hợp gồm nhiều tiêu chí của mối quan
hệ hình thái học và cú pháp học. Như vậy, có thể kết luận: (i) Quan hệ hình thái học chỉ
có trong ngôn ngữ biến hình; (ii) Quan hệ cú pháp học giữa các thành tố bên trong ngữ
xác định cương vị từ của các thành tố đó; (iii) Tiêu chí TD/RB chỉ có giá trị để xem xét
cương vị của từ trong một ngôn ngữ mà tồn tại sự đối lập giữa hình thái học và cú pháp
học.
Tiêu chí TDRB không thể áp dụng để xác định cương vị của từ trong tiếng Việt
– một ngôn ngữ không có hình thái học, không tồn tại sự đối lập giữa hình thái học và
cú pháp học. Vậy, muốn chứng minh nai lưng, vô lý, bất hiếu là ngữ, thì phải làm rõ
được quan hệ cú pháp giữa các thành tố (nai và lưng, vô và lý, bất và hiếu). Và phải làm
rõ thêm: tính ‘ràng buộc’, trật tự từ, tính ‘chặt/lỏng’ không ảnh hưởng đến cương vị của
từ (nai, vô, bất). Phần tiếp theo chúng tôi sẽ tiếp tục làm rõ về cương vị ngôn ngữ học
của nai, vô, bất.

2.1.2.3. “Tiếng” có cương vị ngôn ngữ học như từ


Trong tiếng Việt, tiếng có đầy đủ tư cách của từ và tương đương với từ trong
ngôn ngữ biến hình. Điều này đã được nhiều nhà ngôn ngữ học làm rõ. Trong phần
dưới đây, chúng tôi làm rõ thêm: tiếng có đầy đủ cương vị ngôn ngữ học của từ, và
quan hệ cú pháp cũng xác định tư cách của từ.

6
Cao Xuân Hạo (1998) đã đã kiến giải rất thuyết phục một loạt vấn đề: quan niệm
về từ trong ngữ học đại cương; quan niệm về từ và hình vị của các nhà Việt ngữ học;
thực chất của quan điểm TD/RB ; và đặc biệt, ông đã làm rõ được cái làm nên cương vị
ngôn ngữ học của từ (tiếng).
Cương vị ngôn ngữ học của tiếng trong tiếng Việt đã được nhiều nhà Việt ngữ
học làm rõ ở những mức độ khác nhau và nhìn chung đều thống nhất: “về phương diện
tâm lý ngôn ngữ học, đơn vị tiếng trong tiếng Việt còn một vị trí tương đương với từ
trong các ngôn ngữ châu Âu: nếu trong các ngôn ngữ này đơn vị được người bản ngữ
phân xuất và nhận diện một cách rõ ràng nhất là từ, thì trong tiếng Việt đơn vị đó là
tiếng” (Nguyễn Tài Cẩn, 1975; Hoàng Tuệ & Hoàng Minh, 1975; Nguyễn Thiện Giáp,
1978, 1984). Cao Xuân Hạo xác định cương vị ngôn ngữ học của tiếng trong tiếng Việt
từ mọi phương diện, đó là: tiếng có kích thước ngữ âm của một đơn vị mang nghĩa nhỏ
nhất; tiếng được người bản ngữ phân xuất, nhận diện rõ ràng nhất; tiếng có cấu trúc
chặt chẽ, cố định như từ trong tiếng châu Âu; tiếng được tri giác như một đơn vị có diện
mạo toàn vẹn (CXH, 1998, tr.179-183).
Một sự nhầm lẫn mà nhiều nhà Việt ngữ học mắc phải khi xác định cương vị từ
trong tiếng Việt là dựa vào tiêu chí TD/RB. Cao Xuân Hạo đã làm rõ được vấn đề này
khi chỉ ra: tiêu chí TD/RB là “một hệ quả bên lề, không tất yếu, của sự phân biệt giữa
hai mối quan hệ cú pháp và hình thái học giữa các đơn vị ấy trên trục kết hợp. Mối liên
quan một đối một giữa sự phân biệt này và sự phân biệt giữa hai cấp độ từ và hình vị là
một điều hiển nhiên mà không có một nhà ngữ học nào hồ nghi” (CXH, 1998, tr.189).
Nói chính xác hơn, tiêu chí TD/RB là một đặc tính của mối quan hệ hình thái học – một
mối quan hệ chỉ có trong ngôn ngữ biến hình, không có trong tiếng Việt – để xác định
bản chất của hình vị. Chính Bloomfield, khi nghiên cứu những ngôn ngữ không biến
hình như tiếng Việt, cũng từ bỏ những chuẩn tắc đề ra ban đầu của mình và phủ nhận sự
có mặt của hình thái học trong những ngôn ngữ này. Cao Xuân Hạo đã đưa ra một ví dụ
khá thú vị, nhưng nó thể hiện được đặc thù của tiếng (từ) trong tiếng Việt: một âm tiết
(một từ) của tiếng Việt, nếu chẳng may đồng âm với một tiếng tục, thì dù có được dùng
7
theo một nghĩa không tục, nó cũng được tri giác như một tiếng tục. Trái lại, một từ ‘tục’
của tiếng Pháp như con không bao giờ được người bản ngữ nhận ra trong conte,
compte, condor,…nếu sự trùng hợp không được nêu bật lên bằng một trò chơi chữ hay
một cái gì tương tự (CXH, 1998, tr.182). Thực tế này cũng phù hợp với nhận định của
Ahlgren (1975): con người nói chung quen nhận diện từ chứ không quen nhận diện hình
vị.
2.1.2.4. Quan hệ cú pháp xác lập cương vị ngôn ngữ học của từ
Quan hệ cú pháp là quan hệ giữa các thành tố tự do, giữa các từ, trong tiếng
Anh và tiếng Việt đều như vậy. Quan hệ cú pháp là thuộc tính bản chất của ngữ, là yếu
tố quyết định để xác định cương vị của từ trong ngữ, và cũng là nguyên nhân làm cho
việc khu biệt giữa ngữ (phrases) và từ ghép (compound words) là điều khó thực hiện
triệt để.
Khi bàn đến từ ghép và đoản ngữ, Nguyễn Tài Cẩn (1975), tuy phân biệt ái
quốc, vô ích là từ ghép phụ nghĩa, với cấu tạo: một thành tố trực tiếp làm nòng cốt +
một thành tố phụ. Nhưng, ông thừa nhận từ ghép và đoản ngữ, tuy khó phân biệt,
nhưng đều giống nhau ở chỗ có quan hệ cú pháp “Trong từ ghép và đoản ngữ bao giờ
cũng có những đường ranh giới tách chúng ra thành bộ phận, và giữa các bộ phận này
bao giờ cũng có thê phát hiện ra được: hoặc một loại quan hệ ngữ pháp này hoặc một
loại quan hệ ngữ pháp nọ”. Hà Quang Năng (2006) cho rằng: “các quan hệ đẳng lập
và chính phụ, vốn là các quan hệ cú pháp trong cụm từ tự do. Nhưng trong quá trình
sử dụng, các cụm từ tự do có chứa các quan hệ cú pháp này – do thỏa mãn những điều
kiện nhất định đã biến đổi, đã được cố định hóa, từ pháp hóa để trở thành từ ghép”
(tr.30). Ông phân loại ái quốc, vô ý, hữu ý, giải sầu, độc thân, khó lòng, bất công,…là
từ ghép chính phụ có trật tự xuôi (tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau). Như
vậy, hai tác giả này, cũng như nhiều nhà Việt ngữ học khác, tuy chỉ quan niệm ái quốc,
vô ý, là từ nhưng đều thừa nhận trong chúng có quan hệ cú pháp chính phụ và có trật tự
từ. Từ điển Hoàng Phê (2006), không rõ dựa trên cơ sở nào, phân loại bình tâm là ĐT,
bình quyền là TT, trong khi chúng giống nhau về kết cấu, chức năng, quan hệ cú pháp
8
nội tại. Nếu dựa trên quan hệ cú pháp, hoàn toàn có thể xác định bình tâm, bình quyền
là những ngữ – có kết cấu: vị từ kết hợp với yếu tố bổ ngữ.
Có quan hệ cú pháp là đặc điểm bản chất nhất, đủ để kết luận những đơn vị như
ái quốc, vô lý,… là ngữ. Nhưng thực tế cho thấy đặc điểm này vẫn chưa đủ để xóa đi sự
hoài nghi về một ranh giới giữa ngữ và từ ghép trong quan niệm của nhiều nhà Việt ngữ
học. Cũng trong bài “Về cương vị ngôn ngữ học của tiếng”, Cao Xuân Hạo (1998) đã
bàn thấu đáo vấn đề này, đặc biệt ông làm rõ hai trường hợp sau – có liên quan mật
thiết đến vấn đề mà chúng tôi đang bàn:
(i) Các tiếng ‘Hán - Việt’ được dùng trong những tổ hợp 2 tiếng theo những quy
tắc kết hợp của cú pháp Hán.
(ii) Các tiếng (thuần Việt) không dùng một mình mà bao giờ cũng đi sau một (hay
hai) tiếng nhất định, như (dưa) hấu, (đậu) nành, (đỏ) au, (xe) cộ, (áo) xống,... (tr.192)
Ông đã chứng minh mối quan hệ của những tiếng kể trên với các tiếng kèm theo
nó chính là mối quan hệ cú pháp và quan hệ cú pháp này xác định tư cách từ của chúng.
Về trật tự của các yếu tố trong những tổ hợp Hán Việt, như: một vị từ + bổ ngữ
chỉ đối tượng hay chỉ kết quả của nó (Vd, Ái quốc, phản phong, vô lý, nhận diện,..); vị
từ tình thái + vị từ bổ ngữ của nó (Vd, Khả ái, bất tiện, tất thắng,..) đều trùng với trật
tự trong các tổ hợp thuần Việt tương ứng, và mối quan hệ cú pháp ở bên trong các tổ
hợp đó cũng có thể thấy rõ không kém, ít nhất là khi các tổ hợp đó đủ thông dụng để
người không biết chữ nho cũng hiểu nghĩa. Ông cho rằng trật tự từ trong tổ hợp Hán
Việt, trật tự ngược hay trật tự xuôi, cũng chỉ tạo nên cái ấn tượng của sự kết hợp chặt
hay lỏng, chứ không ảnh hưởng đến cương vị, đến quan hệ cú pháp của các yếu tố
trong từ Hán Việt, không làm nên những nét đặc thù riêng của từ Hán Việt. Các yếu tố
vẫn có tư cách như các thành tố tự do, vẫn là từ và có quan hệ cú pháp y như từ thuần
Việt tương ứng. Ông đưa ra một ví dụ: nếu người bản ngữ không hiểu đại như định
ngữ của bác, họ sẽ không thấy có gì là ngược cả. Bằng chứng là những tổ hợp Hán
Việt sau vốn gồm toàn những yếu tố tự do, mà vẫn mang đủ những nét đặc thù của
những tổ hợp Hán Việt: thực tài, kỳ thú, tuyệt sắc, v.v. (so sánh: Trong khi đó thì trật tự
9
từ của hình vị làm từ tố trong các ngôn ngữ có hình thái học không bao giờ được người
bản ngữ tri giác cho nên họ không thể so sánh nó với trật tự cú pháp để thấy có cái gì
ngược hay xuôi cả) (CXH, 1998, tr.192-194). Về tính tự do hay ràng buộc của các yếu
tố Hán Việt, ông cho rằng: nói chung, nó không có một tác dụng gì đáng kể đối với
quan hệ cú pháp giữa các yếu tố được kết hợp, đối với thái độ cú pháp và cấu trúc ngữ
nghĩa của tổ hợp, với màu sắc đặc thù của nó, cũng như đối với cảm thức và hành vi
của người bản ngữ trong khi sử dụng hay tri giác nó. Ông đã chỉ ra những lý do rất
hiển nhiên để củng cố cho khẳng định của mình: các yếu tố Hán cổ được đưa vào
tiếng Việt đều vốn là từ và trong ngôn ngữ mới nó vẫn giữ cương vị từ. Vì một lý do
dễ hiểu là 2 thứ tiếng vốn đều dùng âm tiết làm vỏ âm thanh cho từ và đều không phân
biệt hình vị với từ. Thành thử không có lý do gì buộc ngôn ngữ đi mượn phải thay đổi
cương vị của những từ mình mượn về; Những cấu tạo có nguồn gốc dân gian, trong đó
sử dụng không phân biệt các yếu tố ‘tự do’ và ‘ràng buộc’, mà có sức sản sinh nhất có
lẽ là bất và vô: cho thấy rằng người Việt không biết chữ Hán nhưng vẫn có thể phân
tích được quan hệ cú pháp dựa trên sự tương ứng Hán Việt đã được xác lập tự nhiên
trong quá trình học tiếng mẹ đẻ, và phân xuất được những yếu tố ‘ràng buộc’ nhất (ví
dụ, Bất cần, bất kể, vô lo, vô kể, vô lối, vô ngần, vô chừng,...) (CXH, 1998, tr.194).
Với các hình thức ràng buộc tuyệt đối - những thành tố mà cách phân định của
phái miêu tả liệt vào loại hình thái ràng buộc, nhưng lại có một thuộc tính riêng là chỉ
có thể đi kèm theo một hình thái duy nhất (hoặc cũng có khi vài ba) - ông cũng chứng
minh: ràng buộc với một từ hay nhiều từ không tạo nên sự khác biệt về chức năng cú
pháp, về cương vị ngôn ngữ học của từ. Một từ có khả năng kết hợp với một từ không
hề khác một từ có khả năng kết hợp được với năm trăm từ về cương vị ngôn ngữ học.
Số lượng của những chu cảnh cho phép nó xuất hiện không quyết định sự khác biệt về
chức năng cú pháp, không đủ để coi nó như hậu tố hay vĩ tố. Ông đã phân tích những
ví dụ rất điển hình, như: hình thái ràng buộc dưa trong dưa hấu (so sánh với hình thái
tự do chuột trong dưa chuột): hấu (có một nghĩa) và chuột (có nhiều nghĩa), tức đều
có nghĩa cả, đều võ đoán. Vậy, hấu là định ngữ, là một từ; Về những yếu tố TDRB sau
10
một số vị từ (TT) – những trạng ngữ chỉ mức tối cao: sáng trưng/choang (so sánh với:
sáng rực/bừng/lòe – đỏ rực/bừng/lòe). Yếu tố ràng buộc tuyệt đối trưng, choang về
bản chất, chức năng, không có gì khác yếu tố tự do rực, bừng, lòe. Có thể nói, kết luận
của ông rất thuyết phục: sự khó phân biệt các yếu tố có nghĩa biểu thị rõ ràng (béo
nứt) với những yếu tố chỉ có nghĩa ấn tượng (sáng trưng) không đủ rõ rệt để làm mất
đi thuộc tính chung của loại tổ hợp này về ngữ nghĩa và thái độ cú pháp; không cho
phép ta phân biệt chúng thành yếu tố ràng buộc và yếu tố tự do (CXH, 1998, tr.195).
Chúng tôi thống kê được khá nhiều hình thức có chứa yếu tố được cho là ràng buộc,
như: bày vai, bẳn tính, bụ sữa, cửa quyền, bảnh trai, đĩ tính, đích danh, điển trai, đỏm
dáng, inh tai, khái tính, kiệm lời, kinh niên, lõa thể, lợm giọng, lửng dạ, nặc danh, ngất
trời, nhàm tai, oi khói, phong tình, quắc thước, rác tai, rách việc, sáo mép, sấp mặt,
sốt vó, táo gan, trứ danh, trữ tình, v.v. Chúng tôi cho rằng những hình thức này là
những ngữ, và những yếu tố đứng trước được coi là ràng buộc này có tư cách của từ,
của vị từ. Chúng có kết cấu: vị từ + yếu tố bổ ngữ. Tư cách bổ ngữ của yếu tố sau cũng
được chúng tôi xác định để củng cố thêm rằng tính ràng buộc không ảnh hưởng đến
bản chất của ngữ đoạn.
Kết hợp chặt/ lỏng được nhiều nhà Việt ngữ học đã xem như một đặc điểm để
phân biệt từ ghép và ngữ. Diệp Quang Ban, Đinh Văn Đức, Hà Quang Năng và đặc biệt
là Nguyễn Tài Cẩn (1975) đã coi tính chặt/ lỏng này như một trong những tiêu chí để
vạch ranh giới từ ghép và đoản ngữ: “đối diện giữa một bên là tổ hợp có cấu tạo chặt, và
một bên là tổ hợp có cấu tạo lỏng”. Cao Xuân Hạo thì cho rằng: tính chặt/ lỏng chỉ giúp
tạo sắc thái hàm nghĩa tu từ, và làm cho tổ hợp định danh có vẻ chặt hơn. Kết hợp chặt
cũng không làm cho tổ hợp trở thành một từ, không ảnh hưởng đến cương vị từ của các
thành tố. Cao Xuân Hạo đưa ra một so sánh: 2 yếu tố ‘Hán Việt’ bất và vô với hai yếu tố
‘thuần Việt’ là không và không có, vốn tương đương với nhau về ngữ pháp (đều là
những vị từ tình thái trong bản ngữ cũ của mình). So sánh 2 cặp câu: Xóm này bất an
không có gì khác nhau lắm về nghĩa so với Xóm này không yên. Nhưng đến khi so sánh:
Xóm này bất an hơn (không yên bằng) không đồng nghĩa với Xóm này không yên hơn.
11
Không có sự khác nhau về nghĩa giữa bất và không, giữa vô và không có. Mà do tầm tác
dụng của hơn trong ngữ đoạn. Không thể vì bất an chặt hơn không yên mà có thể nói
rằng bất an là ‘một từ’ (CXH, 1998, tr.195). Trong Cấu trúc tham tố của tính từ tiếng
Việt (PHH, 2013), chúng tôi đã làm rõ ở một mức độ về tư cách ngữ của mát tay, ấm đầu,
vô lý, bất hiếu,…và thấy rằng tính chặt/ lỏng không ảnh hưởng gì đến quan hệ cú pháp
bên trong những ngữ này.
Trên đây, những kết cấu: mát tay, bình tâm, nai lưng, vô lý, bất hiếu,…đã được
bàn và làm rõ được những khía cạnh sau:
- Tính TD/RB không ảnh hưởng đến cương vị của từ trong tiếng Việt: nai, bất,
vô,… đều có tư cách của từ.
- Quan hệ cú pháp bên trong xác định tư cách ngữ của Mát tay, bình tâm, nai
lưng, vô lý, bất hiếu,… và xác định cương vị từ của các thành tố trong ngữ.
- Việc xác định khả năng làm bổ ngữ của yếu tố sau trong những kết cấu Mát
tay, bình tâm, nai lưng, vô lý, bất hiếu,… sẽ củng cố tư cách ngữ TT của chúng, và
cương vị từ của các thành tố bên trong ngữ.
- Xác định TT trong ngữ đoạn chức năng – ngữ TT – sẽ hiểu đầy đủ hơn khả
năng hành chức của TT, khả năng kết hợp của TT với yếu tố sau – có tư cách bổ ngữ.

12

You might also like