Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Có một Đà giang đã từng chảy qua trang thơ của Quang Lâm:

“Sông chảy qua, lòng vang lên lời hát


Dòng Đà giang là lạ gió vùng cao”
(Nhớ Sông Đà)
Đó cũng là con sông gợi thương nhớ trong thơ Trần Quang Qúy:
“Sông Đà dâng lên những quả đồi đất đỏ trung du
Tôi ôm dòng sông nghe giai điệu bè trầm ngàn xưa kể chuyện
(Sông Đà)
Sông Đà không phải lần đầu tiên đi vào thơ văn nhưng qua cảm nhận riêng với
mỗi người nghệ sĩ, sông Đà lại được khám phá với những góc nhìn khác nhau. Bởi
lẻ “thế giới không phải được tạo lập một lần mà mỗi một lần người nghệ sĩ
độc đáo xuất hiện là một lần thế giới lại được tạo lập” thế nên cũng là dòng
sông ấy, qua trang văn tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, Đà giang hiện lên như
một công trình mĩ thuật tuyệt vời của tạo hóa với hai vẻ đẹp đầy ấn tượng: hùng vĩ
dữ dội và đằm thắm trữ tình. Con sông của thiên nhiên vốn đã độc lạ, con sông
chảy qua trang văn của Nguyễn Tuân còn độc lạ hơn gấp nhiều lần. Qua ‘NLĐSD’,
NT đã thể hiện cách nhìn độc đáo về vẻ đẹp dòng sông Đà và người lái đò, đặc biệt
là vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình được phác thảo qua đoạn “Con sông Đà gợi cảm……
dòng trên”
Nguyễn Đình Thi từng nhận xét Nguyễn Tuân rằng: “Đây là một nhà văn suốt
đời đi tìm cái Đẹp, cái Thật, tự nhận mình là người sinh ra để tôn thờ Nghệ
Thuật với hai chữ viết hoa”. Sinh thời, Nguyễn Tuân đã luôn trăn trở về cái đẹp
trong suốt cuộc đời cầm bút của mình. “Mục đích đầu tiên và sau cùng của Nghệ
thuật và Văn học theo tôi là mang đến cái hay, cái đẹp cho đời. Mầm mống
của nó không có bất cứ một sự mưu toan nào cả. Hãy cho nó mãi mãi thanh
thản tự do và mãi mãi là hiện thân của điều thiện, của cái đẹp”. (Nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn). Cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân được hiện thân trọn vẹn qua ngòi bút
tinh tế, sắc sảo và tài hoa hơn người của Ông. Từ vẻ đẹp hoài cổ Vang bóng một
thời, những áng văn trữ tình mềm mại trong Tóc chị Hoài, lắng đọng thâm sâu
trong Thiếu quê hương cho đến muôn mảnh trời quê hương yên bình, hùng vĩ, nên
thơ qua tùy bút Sông Đà.
Sông Đà là một dòng sông có nhiều đặc tính rất đặc trưng, đầu tiên là hung bạo,
hùng vĩ, tiếp đó là thơ mộng trữ tình. Vẻ đẹp của Đà giang đã tạo nên những hình
ảnh nổi bật, sáng chói trong làng bút kí Việt Nam nói riêng và làng văn Việt Nam
nói chung. Có lẽ, cái khiến người được in sâu nhất dòng sông này chính là vẻ đẹp
được miêu tả qua đoạn “Con sông Đà gợi cảm… dòng trên”.
Tiếp đó, tác giả đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của đôi bờ sông Đà hoang sơ,
tĩnh lặng. ‘Thuyền tôi trôi trên sông Đà’, một câu văn với toàn những thanh bằng
tạo cảm giác lặng lẽ, nhịp nhàng, nhẹ nhàng lướt đi. Con thuyền không phải đang
‘rẽ nước’ băng băng trên dòng mà là đang ‘trôi’ theo dòng nước. Dường như con
thuyền chỉ là một cọng long vũ nào đấy lướt ngang qua mặt nước sông Đà rồi điềm
nhiên dừng lại trước vẻ đẹp hoang sơ của nó. Người đọc như lạc vào thế giới cổ
tích xa xưa, thế giới của tiền sử. Nguyễn Tuân sử dụng 2 lần từ ‘lặng tờ’, dường
như ông sợ mình sẽ ngủ quên mất trong sự tĩnh tại của không gian và tam hồn, nên
‘lặng tờ’ thứ 2 xuất hiện như một lời nhắc nhở Nguyễn Tuân rằng ông đang ở một
không gian có thực, một không gian mang lại những hồi ức xưa cũ. Sự mơ màng
khiến ông quay về những thước phim từ ‘thời Lý, thời Trần’. Hãi chữ ‘hình như’
mang sắc thái nghi vấn gợi bao nỗi niềm bâng khuâng thương nhớ. Hình nhu đã từ
rất lâu rồi, từ buổi hồn hoang của nhân loại đén những mốc lịch sử xưa xa đời
Trần, đời Lý, … sông Đà vẫn ngủ yên trong cái ‘lặng tờ’ ấy. Tác giả Đỗ Kim Hồi
từng mê mẩn: ‘Câu văn viết toàn thanh bằng, đẹp như một lời thơ. Mà đoạn
văn xuôi ấy sao tôi thấy nó thơ hơn nhiều lắm so với bao nhiêu bài thơ tôi đã
đọc. Chắc phải có người thơ nào thèm muốn tạo được sự lặng lẽ đầy mơ mộng
của một mũi đò lừ lừ trôi giữa đôi bờ hoang dại, cái lặng lẽ tuyệt đối để ru hồn
người vào cái ảo giác về bờ sông tiền sử, về một nỗi niềm cổ tích hay hoài niệm
về thời Lí, thời Lê… Và là cái lặng lẽ mơ màng đến độ con người chờ mong
một sự giật để rũ mình ra khỏi giấc mơ xưa mà không được.’
Câu văn tiếp theo là một sự so sánh đẹp: ‘bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử.
Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa.’ Cách NT so sánh Đà giang
với một bờ tiền sử giống như đang miêu tả sông Đà thành 1 bản lề của lịch sử cổ
đại. nơi hàm chứa những nét hoang sơ và man dại nhất, dường như sông Đà đã
hiện lên bằng tất cả niềm cổ kính. Vẻ đẹp ấy khiến nhà văn ngẩn ngơ như ngư phủ
lạc vào cõi Đào Nguyên. Say đắm đến nỗi mà không thể dứt mình ra khỏi được
nên mới ‘thèm được giật mình vì một tiếng coi xúp-lê’ để đánh thức mình ra khỏi
cảnh mộng. Sông Đà đã dịu dàng một kiểu cách rất trữ tình như sông Hương trong
lời văn của HPNT ‘và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những
dặm dài chói lọi màu đỏi của hoa đỗ quyên rừng’. Những chữ ‘hoang dại như một
bờ tiền sử’, ‘hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích xưa’ thì chỉ có NT mới viết ra được,
giống như NT đã từng nói: ‘Giàu ngôn ngữ thì văn sẽ hay (…) Cũng cùng một
vốn ngôn ngữ ấy, nhưng sử dụng nó sáng tạo thì văn sẽ có bề thế và kích
thước. Dùng chữ như đánh cờ tướng, chữ nào để chỗ nào phải đúng vị trí của
nó. Văn phải linh hoạt. Văn không linh hoạt là văn cứng đơ, thấp khớp.’
Vẫn tiếp tục quan sát và miêu tả, nhà văn đã làm đôi bờ sông nổi lên vẻ đẹp của
thảm thực vật phong phú. Trên bờ cỏ cây hoa lá “một nương ngô nhú lên mấy lá
ngô non đầu mùa mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những
nõn búp… Các từ ngữ ‘non’, ‘nõn búp’, ‘đẫm sương đêm’, ‘áng cỏ sương’ gợi ra
vẻ đẹp của sự sống như đang trỗi mình trong từng lá ngô non, từng ngọn cỏ. Cảnh
vật sao mà tươi non, mỡ màu đầy sức sống. Không chỉ có hoa lá cỏ cây phong phú,
trên bờ còn có ‘đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm’, ‘con hươu
thơ ngộ ngẫng đầu nhung … một tiếng còi sương’. Ở đây cảnh mơ mà người cũng
mơ, dường như là con vật hỏi người hay chính là người đang say trong cảnh mộng
mà tự hỏi mình. Cảnh sông Đà thơ mộng là thế, có những khoảng lặng diệu kì
khiến con người ta rơi vào cảm giác thần tiên. Đúng thế, thế giới sông Đà thật sống
động, vạn vật như đang chìm vào cõi huyề ảo, mộng mơ, như quay lại thời cổ tích,
thời tiền sử khi mà cả cây cỏ đều có linh hồn, tiếng nói. Vẻ đẹp ấy thật đầy chất
thơ, chất họa.
Bao đời nay, sự lặp lại vẫn luôn là nấm mồ của nghệ thuật. Bởi người ta tìm đến
thi ca, nhạc họa vốn để nhìn thấu sự khác biệt, sự độc đáo ẩn sau từng câu chữ, nét
hoa. Chứ không phải đi vào cảm thụ từng tạo tác để thấy được sự đồng dạng giữa
người với người. Do vậy mà những người làm nghệ thuật, đặc biệt là những người
cầm bút, bao giờ cũng là những kẻ khước từ việc xô vào những cánh cửa mà người
khác đã mở. Thế nên Nguyễn Tuân luôn lặn sâu vào bể đời mong cầu tìm ra một
kho báu ẩn danh mà chưa ai tìm ra chìa khóa. Có đôi lúc, sự hoài nghi thôi thúc
ông phải bắt chước người đời, nhưng tự thân ông hiểu được rằng, chỉ có con đường
mà bản thân lựa chọn mới có thể đem lại thành công. Do vậy mà ông chấp nhận lạc
lối trong mê cung chữ nghĩa, mang nỗi buồn với biên độ dài đằng đẵng mà đúc kết
thành văn. Mọi thể cách mà Nguyễn Tuân lồng vào trong tác phẩm đều bí hiểm và
độc đáo như chính con người của ông, cứ như thể nhà văn đã chấp nhận đoạn tuyệt
với sự nhàm chán, do đó mà mỗi ‘tờ hoa’ đều là một sự hé mở đầy sáng tạo của
tâm hồn vốn đầy biến động. Chính cái khác biệt án ngữ trong mỗi cử chỉ, hành
động của Nguyễn Tuân đã khiến cho nhà văn cứ vậy mà thỏa sức đem tiếng lòng
mình gieo trong tấm lòng người những nốt nhạc không tên. Thật đúng khi Anh
Đức nhận xét: ‘Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một
nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại
miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn
bút đều như có đóng một dấu triện riêng’.
Nguyễn Tuân đã sử dụng nhiều bút pháp so sánh, nhân cách một cách linh hoạt
hóa gợi ra nhiều liên tưởng thú vị. Từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh có
sức gợi cảm, kết hợp với sự đa dạng yếu tố ngôn ngữ ở nhiều lĩnh vực như hội họa
âm nhạc, địa lí, … đã làm cho con sông Đà vô tri vô giác trở thành một sinh thể có
tâm hồn lúc thì hối hả, gân guốc, lúc thì chậm rãi, trữ tình.
Một sông Đà, một Nguyễn Tuân- một thiên nhiên kĩ vĩ, mơ mộng, một người
nghệ sĩ tài hoa. Có thể nói đoạn trích nói riêng và tùy bút ‘NLDSD’ nói chung là
tác phẩm tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân.
Nói như PGS.TS Đoàn Ngọc Huy: ‘Nguyễn Tuân như người họa sĩ tài năng,
có nhiều bút pháp linh hoạt, đã tạo nên những tuyệt tác mỹ thuật đầy màu sắc
lung linh, huyền ảo. Có những trang viết lại giàu chất tạo hình, bài trí, phối
cảnh như của nhà điều khắc và diễn viên điện ảnh’. Từ người họa sĩ tài năng ấy,
vẻ đẹp kì vĩ mơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc cứ thế mà hiện ra tươi tắn, duyên
dáng trong cái bao la của cõi trời, của sự trùng điệp núi non, hoa cỏ. Thông qua tác
phẩm, Nguyễn Tuân còn thể hiện rằng “Sông Đà” là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ
mà ông đã thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc
rộng lớn, xa xôi của Tổ quốc, nơi ông đã khám phá ra chất vàng của thiên nhiên
cùng “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn của những người lao động đồng
thời nhà văn bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với
non sông gấm vóc Việt Nam. “Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt
Nam được người Việt Nam ưa chuộng hơn bây giờ, tôi dám tin những văn
phẩm của Nguyễn Tuân sẽ có một địa vị xứng đáng hơn nữa. Chính vì thế, đọc
văn NT, đọc giả bao giờ cũng có cảm xúc, hứng thú kì lạ. Đó là sự thâm trầm
trong ý nghĩa, sự lọc lõi trong quan sát, sự hành văn một cách hoàn toàn Việt
Nam’. (Nhà phê bình Vũ Ngọc Phan).

You might also like