ĐỀ ÔN 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ ÔN 2

PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM


1/ Trong nguyên tử, hạt mang điện tích dương là:
A. Electron. B. Nơtron. C. Proton. D. Không có hạt nào.
2/ Cấu hình electron của nguyên tử sodium (Z = 11) là:
A. [He]2s1. B. [Ar]4s1. C. [Ne]3s1. D. [Kr]5s1.
3/ Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình e lớp ngoài cùng là [Ne] 3s2 3p5. Tính chất hóa học cơ bản của
X là:
A. Phi kim. B. Kim loại. C. Khí hiếm. D. Không xác định.
4/ Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố vào bảng tuần hoàn:
(a) Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
(b) Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một hàng.
(c) Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp vào một cột.
(d) Số thứ tự của ô nguyên tố bằng số hiệu của nguyên tố đó.
Số nguyên tắc đúng là:
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4
5/ Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s23p4. Hóa trị cao nhất của A với oxygen là:
A. 6. B. 4. C. 7. D. 5.
6/ Nguyên tử nguyên tố A có cấu hình e lớp ngoài cùng là 2s22p3. A có công thức oxide cao nhất là:
A. A2O6. B. A2O5. C. A2O7. D. A2O3.
10 1
7/ Cấu hình electron nguyên tử copper (Cu): [Ar]3d 4s .Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn là:
A. Chu kì 3, nhóm IA. B. Chu kì 4, nhóm IB.
C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 4, nhóm VIIIB.
+ 10
8/ Cation R có cấu hình electron [Ar]3d . Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học là
A. chu kì 4, nhóm IA. B. chu kì 3, nhóm VIIIB.
C. chu kì 4, nhóm IB. D. chu kì 3, nhóm IIA.
9/ Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được
sắp xếp theo chiều giảm dần tính kim loại:
A. N, Si, Mg, K. B. K, Mg, Si, N. C. K, Mg, N, Si. D. Mg, K, Si, N.
10/ Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
A. NaOH; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SiO3. B. H2SiO3; Al(OH)3; H3PO4; H2SO4.
C. Al(OH)3; H2SiO3; H3PO4; H2SO4. D. H2SiO3; Al(OH)3; Mg(OH)2; H2SO4.
11/ Hai nguyên tố A và B ở hai chu kì liên tiếp nhau trong cùng một nhóm của bảng tuần hoàn và có tổng
số proton bằng 16. Hai nguyên tố A, B lần lượt là
A. B, Al. B. Mg, Ca. C. Be, Mg. D. N, O
12/ Hòa tan 7,5 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm thổ nằm ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm IIA trong bảng
tuần hoàn tác dụng với dung dịch acid HCl thu được 12,395 lít khí (đkc) và dung dịch X. Hai kim loại là
(Cho M: O=16; H=1; Be=9; Mg=24; Ca=40, Sr=88; Ba=137)
A. Be, Mg B. Mg, Ca C. Ca, Sr D. Sr, Ba
13/ Trong phân tử CaO, điện hóa trị của Ca và O lần lượt là
A. 2+ và 2-. B. 2+ và 2+. C. 2- và 2-. D. 2- và 2+.
14/ Liên kết trong phân tử HCl thuộc loại
A. liên kết ion B. liên kết cộng hóa trị có cực.

1
C. liên kết cộng hóa trị không có cực. D. liên kết phối trí (cho - nhận).

15/ Số electron và số proton trong ion SO24 là


A. 48 electron và 48 proton. B. 50 electron và 50 proton.
C. 48 electron và 50 proton. D. 50 electron và 48 proton.
16/ Trong phân tử NH4NO3 thì số oxi hóa của 2 nguyên tử nitơ lần lượt là
A. +1 và +1. B. –4 và +6. C. –3 và +5. D. –3 và +6.
17/ Sơ đồ biểu diễn sự hình thành ion nào sau đây viết đúng?
A. Al + 3e → Al3+. B. Cl → Cl-+1e. C. Al → Al3++ 3e. D. O → O2- + 2e.
18/ Công thức cấu tạo đúng của phân tử SiO2:
A. Si=O=O B. O-Si-O C. O=Si=O D. O=Si-O
19/ Chất khử là chất
A. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
B. cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
C. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.
D. nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.
20/ Cho các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaOH + HCl →NaCl + H2O B. CaCO3 → CaO + CO2
C. CaO + H2O → Ca(OH)2 D. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.
21/ Cho phản ứng: aMg + bHNO3 → cMg(NO3)2 + dH2O + eNO. Hệ số a, b, c, d, e là các số nguyên, tối
giản. Tổng (a + b) bằng
A. 11. B. 15. C. 16. D. 18.
22/ Cho 8,1 g kim loại Aluminium tác dụng vừa đủ với m (g) khí chlorine tạo ra 40,05 gam AlCl3? Tính m
(Cho M: Al=27; Cl=35,5)
A. 21,3 gam B. 31,95 gam. C. 13,95 gam. D. 23,1 gam.
23/ Hòa tan 3,6 gam Mg vào dd HNO3 đặc dư, thu được muối Mg(NO3)2, nước và V lít khí NO2 (đktc,
sản phẩm khử duy nhất). Biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đktc 250C, 1 bar). Giá trị của V (Cho M: O=16;
H=1; N=14; Cu=64)
A. 6,27 B. 8,96. C. 4,48. D. 7,437.
24/ Sản xuất gang trong công nghiệp bằng các sử dụng khí CO khử Fe2O3 ở nhiệt độ cao theo phản ứng
sau: Fe2O3 + 3CO   2Fe + 3CO2. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là
0
t

A. Fe2O3. B. CO. C. Fe. D. CO2.


PHẦN 2: TỰ LUẬN
25/ Nguyên tố A có 5e lớp ngoài cùng. Oxide cao nhất của nó chứa 43,66% A về khối lượng. Tìm tên
nguyên tố A.
26/ Cân bằng phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron. Cho biết chất khử, chất oxi hóa, quá
trình khử và quá trình oxi hóa.
a) Fe + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O
b) KMnO4 + HBr → KBr + MnBr2 + Br2 + H2O

You might also like