Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

I.

Tranh chấp ở các vùng nội thuỷ, lãnh hải, thềm lục địa, các đảo, quần đảo
1.1 Vùng nội thuỷ
Tình huống:
Vụ việc tại khu vực vịnh Dung Quất, Quảng Ngãi, Lực Cánh sáh ng phống hợu n à v ệnh v
nh cnh sát biển 2 phát hiện và tiến hành xử phạt đối với hai tàu Charlotte và Pacific Ocean
về hành vi neo đậu, cập mạn trái phép trong nội thủy Việt Nam và việc không có giấy tờ
chứng minh hợp pháp đối với 9.000.000 lít dầu DO trên hai con tàu này. Cụ thể trong vụ
việc trên:
• Vào ngày 04/10/2017, tại vùng biển Quảng Trị, lực lượng phòng, chống buôn lậu, gian
lận thương mại Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 đã tiến hành kiếm tra, tạm giữ 02 tàu
Charlotte và Pacific Ocean có hành vi neo đậu, cập mạn trái phép trong nội thủy Việt Nam.
• Qua kiếm tra, lực lượng chức năng Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biến 2 phát hiện trên 2 tàu
Charlotte và Pacific Ocean có vận chuyển gần 9.000.000 lít dầu DO không có giấy tờ
chứng minh hợp pháp. Do yêu cầu bảo đảm an toàn trong quá trình tạm giữ, BTL Vùng
Cảnh sát biển 2 đã phải di chuyển 02 tàu vi phạm về vịnh Đà Nẵng neo đậu và canh giữ.

Giải quyết tình huống:


Cơ sở pháp lý: Luật Biến Việt Nam năm 2012
Phân tích hành vi vi phạm pháp luật của hai tàu nước ngoài:
Thứ nhất, hai tàu nước ngoài trong sự việc trên có hành vi neo đậu, cập mạn trái phép
trong nội thủy Việt Nam.Đối với các tàu dân sự, pháp luật Việt Nam quy định phải đi đến
địa điểm đã quy định, chờ các lực lượng Biên phòng, Y tế... làm các thủ tục nhập cảnh và
dẫn đường vào cảng. Việc hai tàu Charlotte và Pacific Ocean dừng lại tại nội thủy Việt
Nam không phải do gặp sự cố hàng hải, sự cố bất khả kháng, gặp nạn hoặc vì mục đích
phải cứu giúp người, tàu thuyền hay tàu bay đang gặp nạn và không tuân thủ các thủ tục về
việc xin neo đậu là trái phép, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc
tế.
Thứ hai, các cơ quan chức năng tiến hành xử phạt đối với hành vi vi phạm của hai tàu này
trong trường hợp trên phù hợp với các quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 53
Luật Biển Việt Nam năm 2012 về xử lý vi phạm: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi
phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật,
xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp
luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật"
Như vậy, cơ quan có thâm quyên của Việt Nam có thể tiên hành các biện pháp xử phạt đối
với tàu ngoại quốc vi phạm pháp luật trong trường hợp trên. Tàu thuyền nước ngoài có thể
bị khám xét trên boong, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật của quốc gia ven biên.

Việt Nam xử lý hành vi vi phạm pháp luật của hai tàu nước ngoài:
Khi có căn cứ có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, cơ quan hoặc cá nhân có thẩm
quyền có thể tiến hành khám xét trên boong tàu. Khi tiên hành khám xét, lực lượng chức
năng BTL Vùng Cảnh sát biển 2 phát hiện trên 2 tàu Charlotte và Pacific Ocean có vận
chuyển gần 9.000.000 lít dầu DO không có giấy tờ. Khi đó, cơ quan có thấm quyền được
phép tiến hành các biện pháp ngăn chặn quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Biển Việt Nam
năm 2012: "tàu thuyền được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm có thế bị tạm giữ nhằm
ngăn chặn việc vi phạm pháp luật hoặc để bảo đảm việc xử lý theo pháp luật." Cụ thể, BTL
Vùng Cảnh sát biến 2 đã phải di chuyển 02 tàu vi phạm về vịnh Đà Nẵng neo đậu và canh
giữ trong 2 tháng nhằm phục vụ quá trình điều tra. Sau quá trình điều tra, lực lượng chức
năng đã chứng minh được hành vi vận chuyển dầu DO trên 2 tàu Charlotte và Pacific
Ocean là không có giấy tờ hợp pháp và có thể tiến hành xử phạt vi phạm hành chính theo
quy định tại Điều 53 Luật Biển Việt Nam năm 2012 và điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định
162/2013/NĐ-CP về hành vi "vận chuyển, sang mạn hàng hóa trên biển mà không có hợp
đồng hoặc giấy tờ tương tự theo quy định của pháp luật".
Trong vụ việc trên, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đã tiến hành một cách chính xác,
đúng thủ tục theo quy định của pháp luật Việt Nam và tuân thủ theo các quy định tại Điều
ước quốc tế. Vụ việc trên cho thấy quyền tài phán đối với tàu dân sự trong khu vực nội
thủy của Việt Nam được thực thi một cách triệt để nhằm bảo vệ chế độ bất khả xâm phạm
như đối với lãnh thổ quốc gia của vùng nội thủy, đồng thời bảo vệ vững chắc an ninh quốc
gia.

Phân tích hành vi vi phạm pháp luật của tàu Trung Quốc:
Thứ nhất, hành vi đánh bắt hải sản của tàu Trung Quốc mang số hiệu 16061 trong lãnh hải
Việt Nam là trái với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam năm 2012 thì tàu
cá nước ngoài không được phép tiên hành hoạt động khai thác, đánh bắt thủy hải sản trong
lãnh hải Việt Nam khi chưa được cho phép vì thế hành vi trên của tàu Trung Quốc là trái
pháp luật.
Thứ hai, lực lượng tuần tra của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã xử lý vi phạm của tàu
Trung Quốc đúng với quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 53 Luật Biển Việt Nam năm 2012 về xử lý vi phạm: "Cơ quan, tổ
chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi
thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thê bị truy cứu trách nhiệm hình
sự theo quy định của pháp luật". Như vậy, cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có quyền
tiến hành các biện pháp xử phạt đối với tàu ngoại quốc vi phạm pháp luật trong trường hợp
trên.

Việt Nam xử phạt hành vi vi phạm pháp luật của tàu Trung Quốc:
Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 103/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong hoạt động thủy sản, do tàu Trung Quốc tiến hành khai thác hải sản trong lãnh
hải Việt Nam mà không có giấy phép hoạt động thủy sản sẽ bị phạt tiền và trục xuất ra khỏi
lãnh thổ Việt Nam.

1.2. Vùng lãnh hải


Tình huống:
Vào khoảng 10 giờ 15 phút ngày 04/05/2016, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra
quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo trong phạm vi được phân công, lực lượng tuần tra
của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị phát hiện tàu Trung Quốc mang số hiệu 16061 vào
đánh bắt hải sản trái phép tại vùng biển ở tọa độ 17 độ 16 phút vĩ độ Bắc, 107 độ 16 phút
kinh độ Đông, cách đảo Cồn cỏ (Quảng Trị) khoảng 10 hải lý trong lãnh hải Việt Nam.
Con tàu này sau đó đã bị lực lượng tuần tra của Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã tiến
hành lập biên bản vi phạm, cảnh báo và phóng thích, xua đuổi tàu cá này ra khỏi vùng biển
thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Xử lý tình huống:
Cơ sở pháp lý: Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), Luật Biển Việt Nam năm 2012
Phân tích hành vi vi phạm pháp luật của tàu Trung Quốc: Thứ nhất, hành vi đánh bắt hải
sản của tàu Trung Quốc mang số hiệu 16061 trong lãnh hải Việt Nam là trái với quy định
của pháp luật. Theo quy định tại Công ước Luật Biển năm 1982 và Luật Biển Việt Nam
năm 2012 thì tàu cá nước ngoài không được phép tiến hành hoạt động khai thác, đánh bắt
thủy hải sản trong lãnh hải Việt Nam khi chưa được cho phép vì thế hành vi trên của tầu
Trung Quốc là trái pháp luật. Thứ hai, lực lượng tuần tra của Bộ đội Biên phòng tỉnh
Quảng Trị đã xử lý vi phạm của tàu Trung Quốc đúng với quy định của pháp luật.

III. Trung Quôc vi phạm nghiêm trọng Công ước Liên Hợp Quôc vê Luật Biển năm
1982
Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam
là vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán đối vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam. Hành động này đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi
phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử
của các bên ở Biển Đông. Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và lịch sử khẳng định chủ
quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, Học viện Ngoại giao khẳng định: Vị trí hạ đặt giàn khoan
Hải Dương 981 của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa của Việt Nam. Điểm đặt giàn khoan cách điếm cơ sở là đảo Lý Sơn của Việt Nam 119
hải lý và cách ranh giới bên ngoài 200 hải lý là 80 hải lý, cách đảo Tri Tôn là điểm đảo gần
nhất của quần đảo Hoàng Sa 17 hải lý và cách xa đảo Hải Nam là hơn 180 hải lý. Theo
Điều 57 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biến năm 1982 qui định: Chiều rộng của
vùng đặc quyền kinh tế của một quốc gia ven biển sẽ không vượt quá 200 hải lý; đồng thời
tại Điều 76 của Công ước này cũng qui định rằng: Một trong những cách lựa chọn xác định
chiều rộng của thềm lục địa một quốc gia ven biển tối thiểu là 200 hải lý. Nếu chiểu theo
ranh giới 200 hải lý thì vị trí Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 đã nằm sâu trong
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Lập luận của phía Trung Quốc qua lời phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc: Đây là
vùng biển Tây Sa của Trung Quốc. Nhưng đó chỉ là cách gọi của Trung Quốc đặt tên chồng
lên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam có đầy đủ băng chứng pháp lý và lịch sử
đê khăng định chủ quyền đôi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ những thế kỷ 17
qua các hoạt động chiêm hữu của các đời Vua chúa thời nhà Nguyễn. Và các hoạt động này
tiếp tục được thực thi một cách liên tục, hòa bình qua các tuyên bố chủ quyền hai quần đảo
này là của Việt Nam cho đến ngày nay.
Cũng theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, theo Điều 56 và Điều 76 Công ước của Liên hợp
quốc về Luật Biến năm 1982 qui định chung về quyền chủ quyền và quyền tài phán của
một quốc gia ven biển với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thì Trung Quốc đã vi
phạm những nguyên tắc cơ bản của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 về chủ quyền
và quyền tài phán của Việt Nam, một quốc gia ven biên có quyền chủ quyền đối với tài
nguyên thiên nhiên. Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 nhăm thăm
dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên gắn liền dưới đáy biển ở thêm lục địa nằm hoàn toàn
trong quyền chủ quyền của Việt Nam.
Quyền tài phán của quốc gia ven biển là được cấp phép, cho phép lắp đặt xây dựng các
công trình nối trên biển, trong khi giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc là công
trình nổi trên biển, trắng trợn đưa vào thềm lục địa của Việt Nam, không được sự đồng ý
của Việt Nam, rõ ràng đã vi phạm quyền tài phán của Việt Nam. "Điều 81 trong Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biến năm 1982 cũng chỉ ra rằng: Mọi hoạt động tiến hành
khoan, thăm dò hay vì bất kỳ mục đích gì trong thềm lục địa phải được sự cho phép của
quốc gia ven biển. Soi chiếu những cơ sở pháp lý này, Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ
quyền và quyền tài phán của Việt Nam", Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Anh khẳng định. Coi
thường luật pháp quốc tế.
Năm 1945, sau khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, Hiến chương Liên hợp
quốc ra đời với mục tiêu duy trì hòa bình, ổn định trên thế giới; trong đó có quy định về
hòa bình, giải quyết tranh chấp là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc. Các
quốc gia thành viên không được đe dọa sử dụng vũ lực và cấm đe dọa sử dụng vũ lực.
Trung Quốc là thành viên của Liên hợp quốc. Vậy nhưng, năm 1974 Trung Quốc đã sử
dụng vũ lực chiếm đóng bất hợp pháp tại Hoàng Sa, vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên
hợp quốc.
Không chỉ vi phạm Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc, nguyên tắc cơ bản
của luật pháp quốc tế cũng khẳng định rằng: Các quốc gia có nghĩa vụ sử dụng các biện
pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không được sử dụng vũ lực hay đe dọa dùng vũ lực
để giải quyết tranh chấp. Nhưng những ngày qua, những đoạn video cho thấy: Tàu Trung
Quốc gây hấn, dùng vòi rồng để phun vào các tàu của Cảnh sát biển, tàu kiểm ngư của Việt
Nam, sử dụng các tàu hộ vệ tên lửa, máy bay tuần tiễu; đặc biệt nguy hiểm hơn là những
vũ khí luôn để ở chế độ sẵn sàng nổ súng... Đây hiên nhiên là hành vi đe dọa sử dụng vũ
lực đối với lực lượng chấp pháp có thầm quyền, có quyền tài phán trên vùng biển thuộc
chủ quyền của Việt Nam. Rõ ràng Trung Quốc đã vi phạm hai nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế được qui định tại Điều 2 của Hiến chương Liên hợp quốc là nguyên tắc hòa
bình giải quyết tranh chấp và nguyên tăc cấm đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực.
Không chỉ như vậy Trung Quốc còn vi phạm quyền tự do hàng hải, đe dọa hòa bình, an
toàn hàng hải, hàng không trong khu vực biển của Việt Nam nói riêng và trong khu vực
của Biển Đông nói chung.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, nhìn lại sự kiện ngày 5/5/2014, Cục Hải sự của Trung
Quốc đã ra thông báo số 14034 nói rằng ngoài việc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981,
Trung Quốc sẽ tiến hành "tác nghiệp" tại vùng biển nêu trên trong phạm vi ba hải lý, tàu
thuyên câm đi vào. Trước đó họ đã có thông báo thứ nhất qui định phạm vi tàu thuyền cấm
đi vào chỉ là một hải lý, nhưng sau đó được nâng lên là ba hải lý. Từ những bằng chứng mà
Cảnh sát biển Việt Nam cung cấp thì khi lực lượng Cảnh sát biển mới tiếp cận giàn khoan
Hải Dương 981 từ 7-10 hải lý đã bị các tàu quân sự cũng như tàu hải giám của Trung Quốc
tiến hành đe dọa và tấn công. "Hành động tấn công này cũng có thể xảy ra đối với tàu
thuyền của các nước khác khi đi qua vùng biển này. Biển Đông là khu vực tấp nập xếp
hàng thứ hai trên thế giới và có rất nhiều tuyến giao thương hàng hóa qua lại. Rõ ràng
Trung Quốc đã vi phạm an toàn hàng hải với hành vi ngăn chặn các tàu thuyền qua lại.

Theo Điều 58 và Điều 78 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biên năm 1982, tất cả các
quốc gia, các loại tàu thuyền, các phương tiện bay có thể lưu thông trên biển hợp pháp
nhưng với hành vi triển khai tàu chiến, tàu hải cảnh, hải giám cũng như máy bay tuần tiễu,
Trung Quốc không chỉ vi phạm vào quyên tự do hàng hải của Việt Nam, mà tàu thuyền của
các quốc gia khác trên thế giới cũng bị đe dọa đến an toàn, an ninh hàng hải. Bên cạnh đó,
Công ước luật biển còn nêu chống đâm va đê đảm bảo an toàn hàng hải quốc tế. Những
công ước này qui định cho những quốc gia thành viên, trong đó có Trung Quốc và Việt
Nam. Việt Nam tôn trọng và bảo đảm an toàn hàng hải quốc tế nhưng những hành vi mà
Trung Quốc đã làm trong thời gian qua là không đảm bảo an toàn so với qui định của Công
ước.
Bằng hành động của mình, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng cam kết về ứng xử trên
Biến Đông (DOC) giữa Trung, Quốc và các quốc gia ASEAN, vi phạm thỏa thuận cấp cao
giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc đã đi ngược lại lời nói của mình, đơn phương
đe dọa sử dụng vũ lực, khiêu khích, leo thang trong khi Việt Nam hết sức kiềm chế để bảo
đảm hòa bình trên Biến Đông. Việc Trung Quốc đơn phương hạ đặt trái phép giàn khoan
Hải Dương 981 rõ ràng đã làm phức tạp thêm tình hình và thay đôi nguyên trạng theo
hướng có lợi cho họ. Trong tuyên bố 6 điểm mà lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam -
Trung Quốc đã ký vào năm 2011, có thỏa thuận thể hiện nội dung quan hệ đặc biệt láng
giềng hữu nghị Việt Nam - Trung Quốc gói gọn trong 16 chữ (Láng giềng hữu nghị, hợp
tác toàn diện, ôn định lâu dài, hướng tới tương lai) và tinh thân 4 tôt (Láng giềng tốt, bạn
bè tốt, đông chí tốt, đối tác tốt). Cách hành xử văn minh trong quan hệ quốc tế giữa hai
quốc gia láng giềng là không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Hành vi của Trung
Quốc đã đi ngược lại những gì họ đã cam kết trong Tuyên bố của lãnh đạo cấp cao hai
nước Việt Nam - Trung Quốc. Chỉ bằng hành vi đơn phương khiêu khích trên thực địa, hạ
đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của
Việt Nam, Trung Quốc đã xóa nhòa tất cả những gì tốt đẹp nhất mà nhân dân hai nước đã
dày công vun đắp, vi phạm trắng trợn Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982.

You might also like