Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

PHẦN 1:

NHIỆT ĐỘNG HÓA HỌC

PHẦN LÝ THUYẾT
 Viết biểu thức của nguyên lý 1 của nhiệt động học; Thế nào là nhiệt đẳng áp và
nhiệt đẳng tích ? Cách tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng hoá học.
 Nhiệt dung đẳng áp và nhiệt dung đẳng tích là gì. Công thức tính nhiệt lượng
cần cung cấp để nâng nhiệt độ của hệ từ T1 lên T2
 Viết biểu thức của định luật Kirchhoff nêu lên ảnh hưởng của nhiệt độ đến hiệu
ứng nhiệt của phản ứng. Các bài tập vận dụng có liên quan.
 Viết biểu thức của nguyên lý 2 của nhiệt động học.
 Cách tính biến thiên entropy của phản ứng hóa học.
 Làm thế nào để xét chiều hướng diễn biến của quá trình trong hệ kín, hệ mở
trong điều kiện đẳng nhiệt, đẳng áp. Các bài tập vận dụng có liên quan.
 Điều kiện tự diễn biến và cân bằng của 1 quá trình (hoá học)
 Điều kiện để phản ứng đạt đến cân bằng. Biểu thức toán học nêu lên quan hệ
giữa thế đẳng áp và hằng số cân bằng. Các dạng bài tập có liên quan đến hằng số cân
bằng.
 Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học; sự chuyển dịch cân bằng
 Khái niệm về pha, số cấu tử, bậc tự do. Biểu thức toán học của quy tắc pha.
 Trình bày: giản đồ pha hệ 1 cấu tử (nước); giản đồ pha hệ 2 cấu tử ở trạng thái
lỏng hoà tan có giới hạn vào nhau; giản đồ pha hệ 2 cấu tử, không tạo dung dịch rắn,
không tạo hợp chất hoá học.
 Dung dịch: phân loại và các cách biểu diễn nồng độ.
 Ảnh hưởng của áp suất, nhiệt độ đến độ hoà tan của các khí trong chất lỏng
 Áp suất hơi bão hòa. Tính chất của dung dịch chứa chất tan không điện li và
không bay hơi.
 Thế nào là chưng cất lôi cuốn hơi nước? ứng dụng
 Định luật phân bố? Phương pháp chiết và bài tập có liên quan
 Cơ sở của phương pháp chưng cất ? phương pháp chưng cất hỗn hợp đẳng phí.
PHẦN BÀI TẬP
Câu 1: Với cùng lượng dung môi chiết, hãy viết biểu thức chứng tỏ phương pháp chia
nhỏ
Câu 2: Tính hiệu ứng nhiệt của phản ứng CH3OH(k) + 3/2 O2(k) = CO2(k) +
H2O (k) ở 500oK và 1atm với các số liệu sau:
CH3OH O2 CO2 H2O
Ho298 (KJ/mol) -201,2 0 -393,5 -241,8
Cp (J/mol.độ) 49,4 29,4 37,1 33,6

Câu 3: Cho các dữ kiện sau đối với các chất:


C6H12O6 O2 CO2 H2O (l)
H 0298,S KJ/mol -1274,45 -393,51 -285,84
S 0 J/mol.K 212,13 205,03 213,64 69,94
a. Tính G 0298 đối với phản ứng đốt cháy -D glucose:
C6H12O6 + 6 O2 = 6 CO2 + 6 H2O (l)
b. Giả thiết phản ứng tổng quát cuả sự chuyển hóa đường glucozơ trong cơ thể ở 37 0C
cũng tương tự như phản ứng đốt cháy đường trong không khí, hãy xác định xem phản
ứng chuyển hóa đường trong cơ thể có thuận lợi hơn không?
Câu 4: Hằng số phân bố của SO2 giữa nước và CHCl3 bằng 0,953. Hỏi phải cần bao
nhiêu nước vào 1 lít dung dịch SO2 trong CHCl3 để tách được 25% SO2.
Cáu 5: ở 900K, phản ứng sau:
CO + 3 H2  CH4 + H2O (k) có hằng số Kp = 1,25.10-10. Số mol lúc cân bằng của
CO, H2, H2O (k) bằng nhau và bằng 1. Xác định hằng số cân bằng KC và KX đối với hệ
có thể tích 0,1 lit.
Câu 6: Một hỗn hợp khí gồm 1 mol N2 và 3 mol H2 được gia nhiệt đến 3780C. Tại áp
suất 10 atm, hỗn hợp cân bằng chứa 3,85% (về số mol) amoiac. Xác định KP và KC.
Câu 7: Tính áp suất hơi của dung dịch đường chứa 24 gam đường (C12H22O11) trong
150 gam nước ở 200C nếu ở nhiệt độ này, áp suất hơi của nước nguyên chất bằng 17,54
mmHg.
Câu 8: Hằng số phân bố rượu etylic (C2H5OH) giữa CCl4 và H2O bằng 0,0244. Tính
nồng độ rượu của mỗi lớp, nếu 0,1 mol C2H5OH rượu phân bố giữa 300ml H2O và
500ml CCl4.
Câu 9: Một dung dịch chứa 17,1 gam chất tan không bay hơi trong 500 gam nước
đông đặc ở –0,1860C. Tính khối lượng mol của chất tan và nhiệt độ sôi của dung dịch,
biết rằng chất tan không điện ly. Cho biết Kđ = 1,86 và KS = 0,52.
Câu 10: 45,2 gam đường tan vào 316 gam nước. Tính điểm sôi, điểm hóa rắn của
dung dịch biết các hằng số nghiệm sôi và nghiệm lạnh 0,51 và 1,86.
Câu 11:
Giản đồ pha hệ 2 cấu tử hoà tan vào nhau ở thể lỏng và
không tan ở thể rắn có dạng như hình bên, hỏi:
a. Tại điểm biểu diễn M, hệ có mấy pha. Tính số bậc tự
do và giải thích ý nghĩa của bậc tự do đó.
b. Trong vùng T0ACE và T0BDE, hệ có những pha nào?
c. Khi hạ nhiệt độ ở áp suất P không đổi thì số pha và tỉ
lệ khối lượng của các pha thay đổi như thế nào, hãy mô
tả chi tiết.

PHẦN 2:
ĐỘNG HÓA HỌC

PHẦN LÝ THUYẾT
 Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học (nhiệt động học và động học).
 Động học của phản ứng đơn giản: bậc 0, bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc n.
 Lý thuyết về phản ứng hóa học: Thuyết va chạm, thuyết phức chất hoạt động.
 Năng lượng hoạt hoá là gì? Cách xác định năng lượng hoạt hoá.
 Xúc tác: khái niệm, phân loại, đặc điểm của xúc tác.
 Xúc tác enzyme là gì, các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng xúc tác enzyme ?
 Nồng độ cơ chất ảnh hưởng như thế nào đến vận tốc phản ứng xúc tác enzyme ?
 Phương trình Michaelis Menten nêu lên ảnh hưởng hưởng của nồng độ cơ chất
đến vận tốc phản ứng xúc tác enzyme ? Cách xác định Vmax và KM
 Thế nào là chất hoạt hoá, chất ức chế enzyme. Phân loại ức chế

PHẦN BÀI TẬP


Bài 1: Phản ứng phân hủy H2O2 trong dung dịch nước xảy ra theo động học phản ứng
bậc 1 với chu kì bán hủy bằng 15,86 min. Xác định thời gian cần thiết để phân hủy
99% H2O2.
Bài 2: Hằng số tốc độ của phản ứng bậc nhất bằng 2,06.10-3 min. Xác định phần trăm
lượng chất tham gia phản ứng bị phân huỷ sau 25 phút và thời gian cần thiết để phân
huỷ 95% chất ấy.
Bài 3: Hằng số tốc độ phản ứng phân huỷ HI ở 2800C bằng 7,96.10-7 ph-1; ở 3000C
bằng 3,26.10-6 ph-1. Hãy xác định năng lượng hoạt hoá; hằng số tốc độ ở 2900C và hệ
số nhiệt độ của tốc độ phản ứng.
Bài 4: Khi nghiên cứu phản ứng: CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH
thu được số liệu sau:
T0K 273 293 298
-1 -1
k (min lit mol ) 1,17 5,08 6,56
Hãy tính năng lượng hoạt hoá và chu kì bán huỷ ở 298K nếu dùng:
a) 0,025 mol/l este và NaOH
b) 0,0125 mol/l este và NaOH
Bài 5: Ở 100C phản ứng giữa dung dịch etyl axetat 0,05M với dung dịch NaOH 0,05M
thực hiện được 50% trong 16,8 phút. Xác định thời gian để xà phòng hoá hết một nửa
lượng este ở 350C, biết hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng bằng 2.

PHẦN 3:
HÓA HỌC CÁC HỆ PHÂN TÁN
PHẦN LÝ THUYẾT
 Phân loại hệ phân tán? Thế nào là hệ ưu lưu, ghét lưu. Để hệ ghét lưu tồn tại
trong MTPT, cần phải tác động yếu tố nào?
 Chất hoạt động bề mặt là gì? Cấu tạo chung và phân loại chất hoạt động bề mặt?
 Hấp phụ là gì? Phân loại hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học. So sánh đặc điểm
của 2 loại hấp phụ trên.
 Phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Frendlich và Langmuir. Ý nghĩa và cách xác
định các hằng số trong 2 phương trình trên. Vai trò và ý nghĩa của hấp phụ.
 Nhũ tương là gì? Phân loại và phương pháp điều chế nhũ tương.
PHẦN 4:
ĐIỆN HÓA HỌC
PHẦN LÝ THUYẾT
Nguyên tắc biến hóa năng thành điện năng
Các loại điện cực, thế điện cực
Phương trình Nerst và sức điện động của pin
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện của dung dịch điện ly?
Trình bày cơ sở của phương pháp chuẩn độ dẫn điện

Phần bài tập:


1: Người ta chế tạo một pin hóa học Daniell với: [Ag+] = 0,18M và [Zn2+] = 0,3M.
Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo, viết kí hiệu pin và phương trình phản ứng xảy ra ở trong pin và
tính sức điện động của pin thu được. Biết  0Zn / Zn  0,76V và  0Ag / Ag  0,779V
2 

2. Có pin nồng độ được kí hiệu sau:


(-) Cu  Cu2+ (a = x)  Cu2+ (a = 1)  Cu (+)
Sức điện động của pin đo được là 0,0885 V. Tính x
3. Viết phương trình phản ứng diễn ra trong nguyên tố sau:
(-) Zn  Zn2+  Cu2+  Cu (+)
(-) Cu  CuCl2  AgClr  Ag (+)

You might also like